1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phong trào chính trị xã hội quốc tế

196 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 25,47 MB

Nội dung

Trang 1

kự HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

590 / y KHOA QUAN HE QUOC TE

SỐ Boo

DE TAI KHOA HQC CAP CƠ SỞ NĂM 2012

CAC PHONG TRAO _

CHINH TRI XA HOI QUOC TE

Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Phạm Minh Sơn

ri0C WIEN BAO CHI 8 TUYẾN TRUYEN |

SP _ 4042

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu 5

Chương 1 Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế 7

1 Sự hình thành giai cấp công nhân hiện đại và những phong trào đấu 3 tranh độc lập đâu tiên của giai câp công nhân

2 Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác và chính đảng của giai cấp công nhân 22

3 Cách mạng 1848 — 1849 ở Châu Âu và sự thành lập Hội liên hiệp 32

công nhân quôc tê

4 Phong trào công nhân những năm 70-80 thế kỷ XIX Sự thành 53

lập Hội liên hiệp các đảng xã hội chủ nghĩa

5 Phong trào công nhân Nga và Cách mạng Tháng Mười năm 1917 38 6 Quốc tê cộng sản và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế từ

, 79

sau Chiên tranh thê giới lân thứ hai đên nay

Chương 2 Phong trào không liên kết 93

1 Sự ra đời và phát triển của Phong trào không liên kết 93 2 Tổ chức, phương thức hoạt động của Phong trào không liên kết 106

3 Phong trào không liên kết hiện nay và triển vọng của nó 112 4 Việt Nam với Phong trào không liên kết 118 Chuong 3 Phong trao chong mat trái của toàn cầu hóa 120 1 Quan niém vé Phong trao chống mặt trái của toàn cầu hóa 120 2 Sự ra đời và phát triển của Phong trào chống mặt trái của toàn

cầu hóa | “

3 Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa hiện nay 126 4 Việt Nam với Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa 132

Trang 4

Chương 4 Trào lưu cánh tả ở Mỹ-Latinh 135

1 Quan niệm về trào lưu cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh 135

2 Các nhân tố dẫn đến hình thành và thúc đây trào lưu cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh 37 3 Các biểu hiện và đặc điểm của trào lưu cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh " 4 Những vấn đề đặt ra và triển vọng của trào lưu cánh tả ở khu VỰC Mỹ Latinh 8

5 Việt Nam với trào lưu cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh 151

Chương 5 Trào lưu xã hội dần chủ 154

1.Sự ra đời và phát triển của trào lưu xã hội dân chủ 154 2 Những nhân tổ tác động đến trào lưu xã hội dân chủ ở các nước

Tây Âu hiện nay 163

Trang 6

MO DAU

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành

tựu to lớn trong các lĩnh vực hoạt động của đất nước, trong đó có lĩnh vực quan

hệ quốc tế Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bị bao vây, cấm vận về kinh tế, đến nay

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 180 nước, trong đó đã xây dựng quan hệ

đối tác chiến lược với nhiều nước: Trung Quốc, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với

hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với gần 100 nước và vùng

lãnh thô trên thế giới, là thành viên của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực Lần

đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước, các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 206 chính đảng ở 114 quốc gia trên thế giới Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tô chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc

tế, |

Những thành tựu đó, một mặt, đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của

tư duy đối ngoại đôi mới, đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta, mặt khác, thể hiện sự hội nhập nhanh chóng, sâu sắc của Việt Nam vào đời sống quốc tế

Việt Nam đang ngày càng đấy nhanh và đây mạnh tiến trình hội nhập

quốc tế Để đảm bảo tiến trình hội nhập quốc tế toàn điện và bền vững, việc đào

tạo các cán bộ Quan hệ quốc tế có vai trò then chốt Đội ngũ cán bộ quan hệ quốc tế đóng vai trò là cầu nối giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới |

Vai trò đó được cụ thê hoá thành các nhiệm vụ như xây dựng, mở rộng và củng có các quan hệ đối tác; thu thập và tong hợp thông tin phục vụ cho việc hoạch

| định chính sách đối ngoại; quảng bá nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu nhỡng tỉnh hoa văn hoá nhân loại; quảng bá văn

! Theo bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Chính sách công Lý

Trang 7

hoá Việt Nam làm nên táng cho trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế Do

vậy hiện nay nhu cầu đảo tạo, bởi dưỡng đội ngũ cán bộ quan hệ quốc tế, làm

các công tác đối ngoại, nghiên cứu quốc tế của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội trong đất nước là rất lớn

Trong nội dung chương trình đào tạo các chuyên ngành của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, môn học Các phong trào chính trị xã hội quốc tế có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Môn học có mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, hệ thống về một số phong trào chính trị xã hội quốc tế quan trọng hiện nay như Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Phong trào không liên kết, Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa, Trào lưu

cánh tả ở Mỹ-Latinh, Trào lưu xã hội dân chủ Trên cơ sở đó, người học có định

hướng đúng và khả năng vận dụng linh hoạt, có hiệu quả những kiến thức thu nhận

được trong hoạt động nghề nghiệp của mình, có tình cảm và thái độ đúng đắn đối

với các phong trào đó Môn học có thời lượng 3 đơn vị học trình (45 tiết) Phân bổ

thời gian gồm 30 tiết lên lớp và 15 tiết dành cho thảo luận Môn học được kết cầu để có thể triển khai cho sinh viên từ năm thứ hai, sau khi đã được trang bị những

kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề giúp học viên, sinh viên có tài liệu học tập môn học này, chúng tôi biên soạn Tập đề cương bài giảng môn học Các phong trào chính trị xã hội quốc tế Đề cương được biên soạn dựa trên các bài giảng, tài liệu của các giảng viên, cộng tác viên của Khoa Quan hệ quốc tế và các nhà nghiên cứu trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chúng tôi xin bày tô sự cảm ơn các cơ quan, các tác giả mà chúng tôi có sử dụng tư liệu, đặc biệt là Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao

Trong quá trình biên soạn Tập đề cương bài giảng cũng không tránh khỏi các

Trang 8

CHUONG 1

PHONG TRAO CONG SAN VA CONG NHAN QUOC TE

Phong trào công nhân quốc tế là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giải phóng bản thân và giải phóng tòan nhân lọai thóat khỏi áp bức, bóc lột Phong trào cộng sản quốc tế là phong trào của những người cộng sản, của các ĐCS - bộ tham mưu chiến

đấu của giai cấp công nhân Phong trào giải phóng và độc lập dân tộc là phong trào

đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, bị thống trị vùng dậy giành độc lập, tự do và

hiện nay đang đấu tranh để bảo VỆ, củng cô nền độc lập của dân tộc mình

Nghiên cứu phong trào cộng sản, công nhân quốc tế là làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của phong trào công nhân quốc tế, sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, quá trình phát triển cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới là tự giải phóng mình và giải phóng những người lao động khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới không có người bóc lột người Đồng thời, làm rõ những vấn đề của phong trào cộng sản quốc tế, sự ra

đời, các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tô chức, hoạt động, những kinh nghiệm

của phong trào, những bài học lịch sử về công cuộc xây dựng CNXH của các nước

XHCN, kê cả những bài học thành công và thất bại tạm thời của CNXH

Lịch sử đấu tranh của các dân tộc, của nhân nhân lao động, của giai cấp công nhân, những người cộng sản là rất anh dũng, vẻ vang, trải qua quá trình lâu dài Chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng việc nghiên cứu tổng hợp một cách sâu sắc, toàn điện kinh nghiệm lịch sử đã tích luỹ được trong cuộc đấu tranh của giai cấp

công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, nghiên cứu, phân tích sâu

những vấn đề lịch sử và lý luận của phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thế giới trong từng giai đoạn cũng như toàn bộ tiễn trình lịch sử Và hiện nay đang được mở rộng để nghiên cứu một cách có hệ thống

Trang 9

Các ĐCS và công nhân không thể có một đường lối chính trị, đường lối đối

ngoại đúng đắn và thu được thắng lợi trong cuộc đấu tranh nếu không hiểu mối liên hệ lịch sử và tiến trình phát triển của các sự kiện, sự vận động và phát triển của đời

sống chính trị thế giới

Việc học tập, nghiên cứu lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Điều đó góp phần hoàn chỉnh và nâng cao

nhận thức lý luận chủ nghĩa Mác — Lênin — đó là tỉnh hoa, trí tuệ của nhân loại kết

hợp với phong trào công nhân và cộng sản quốc tế Đồng thời giúp làm rõ cơ sở,

căn cứ khoa học để hiểu sâu sắc hơn sự hình thành, phát triển những nguyên lý của

chủ nghĩa Mác — Lênin để từ đó nâng cao lập trường giai cấp, ý thức cách mạng, | nhãn quan chính trị cho người học Những nội dung cơ bản của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có ý nghĩa trực tiếp nâng cao lập trường, quan điểm giai cấp, nhiệt tình cách mạng đối với người học Nó giúp cho người học thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, mục đích đấu tranh của giai cấp công nhân, con đường phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, góp phần làm cho người học có

thêm tình cảm cách mạng, bồi dưỡng thêm nghị lực cách mạng

Nghiên cứu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế còn để giúp chúng ta có cơ sở để hiểu đúng đắn lịch sử Đảng ta và đường lỗi chính sách của Đảng, đặc biệt là đường lối đối ngoại Lịch sử Đảng ta là một bộ phận của lịch sử phong trào cộng sản quốc tế Cách mạng nước ta nói riêng, cách mạng mỗi nước nói chung không thê tách rời cách mạng thế giới, giai cấp công nhân nước ta nói riêng, giai cấp công nhân các nước nói chung là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế Đảng ta rất quan tâm giáo dục ý thức giai cấp, đường lối cách mạng cho giai cấp công nhân và quần chúng lao động "

1 Sự hình thành giai cấp công nhân hiện đại và những phong trào đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân

1.1 Sự hình thành giai cấp công nhân hiện đụi

Giai cấp là những tập đoàn người rộng rãi khác nhau về địa vị trong xã hội, khác nhau về quan hệ của họ với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tô chức xã

Trang 10

hội về lao động, và như vậy là khác nhau về phương thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được sử dụng” Giai cấp sản sinh do sự phân công xã

hội và do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện Mỗi chế độ xã hội phân chia

thành giai cấp có một cơ cấu giai cấp riêng: trong xã hội chiếm hữu nô lệ có 2 giai cấp chủ yếu là nô lệ - chủ nô; trong xã hội phong kiến là địa chủ - chủ nông nô và nông nô; trong xã hội tư bản chủ nghĩa là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân hiện đại là giai cấp những người công nhân làm thuê dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, là con đẻ của nền đại công nghiệp Trong lịch sử xã

hội lồi người, khơng phải khi nào cũng có giai cấp công nhân

C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về

người công nhân trong quá trình phát triển lịch sử: giai cấp vô sản, giai cấp công

nhân, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp lao động, lao động làm thuê, lao động làm

thuê dưới CNTB, giai cấp lao động làm thuê của thế kỷ XIX Các giai cấp nghèo khổ và lao động thì khi nào cũng có, nhưng những người lao động và nghèo khổ có hoàn cảnh, địa vị của những người công nhân thì chỉ xuất hiện từ khi CNTB ra đời Có hai tiêu chí được Mác và Ăngghen nêu ra để xác định giai cấp công nhân hiện

đại:

+ VỀ nghệ nghiệp: đó là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp (nằm trong guồng máy sản xuất

đại công nghiệp) |

+ Về vị trí trong quan hệ sản xuất: đó là những người lao động không có tư

liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc

lột giá trị thặng dư

Tiêu chí quan trọng nhất xác định giai cấp công nhân là nền đại công nghiệp vì sản xuất công nghiệp đại diện cho phương thức sản xuất mới Chỉ có công

nghiệp phát triển mới có lực lượng sản xuất phát triển Trong nền sản xuất đại công

nghiệp, giai cấp công nhân được rèn luyện những phẩm chất tiên tiến: tính ký luật,

Trang 11

tính giác ngộ Đại công nghiệp phân biệt giai cấp công nhân với các tầng lớp khác

trong xã hội, đặc biệt là vô sản lưu manh

Quá trình hình thành giai cấp công nhân đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài từ tầng lớp vô sản đầu tiên đến công nhân công trường thủ công rồi đến giai cấp công nhân hiện đại

Vào thế kỷ XIV - XV, chế độ phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ

nghĩa bắt đầu hình thành ở một số nước châu Âu, chế độ lao động làm thuê dần dần xuất hiện Việc tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa đã tạo ra hai lớp người hoàn toàn đối lập nhau: một bên gồm những người sở hữu tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, một bên gồm những người chỉ sở hữu một tài sản duy nhất là sức lao động Lớp người này bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, trở thành những người “tự do” bán sức lao động để kiếm sống Đó chính là những người vô sản đầu tiên - họ chính là những nông dân bị bần cùng hoá, bị phá sản

Ở các nước châu Âu từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII đã hình thành và phát triển hình thức tổ chức sản xuất công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, do đó đã xuất hiện giai cấp vô sản công trường thủ công

Cùng với chuyên môn hố lao động, cơng trường thủ công tạo ra những người công nhân không được học hành gì cả, không được đào tạo, bởi vì trong những công trường thủ công chắc chắn không tránh khỏi những công việc chỉ cần thao tác đơn giản, cũng do đó mà công trường thủ công còn cho phép bóc lột cả những người có thể lực yếu kém Bên cạnh đó, công trường thủ công cũng mở đ- ường cho việc bóc lột phụ nữ và trẻ em trong sản xuất Một chủ công trường thủ | công ở Anh thé ky XVII da viét: “Họ thọt chân cũng được, miễn là họ có thể phân

loại và tây lông cừu Trẻ con cũng được, miễn là chúng có thể kéo được sợi và

chải được len” Các chủ xí nghiệp thì cho rằng, sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em

có lợi hơn vì tiền công của những người lao động kém chất lượng này ít hơn tiền công của đàn ông từ 2 - 4 lần Cho nên trẻ em được tập làm quen với lao động từ khi lên 8 tuổi, thậm chí sớm hơn nữa, kế cả những đứa trẻ tập tễnh biết đi

Trang 12

Đặc điểm nối bật của giai cấp vô sản công trường thủ công là bị phân tán và ngăn cách trong sản xuất, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Phần lớn công nhân còn mang nặng tâm lý, tư tưởng của người sản xuất nhỏ Sự nô dịch của tư bản đối với công nhân đôi khi được che đậy bởi hiện tượng công nhân vẫn còn chút ít tư liệu sản xuất Do vậy, giai cấp vô sản công trường thủ công chưa trở thành một lực lượng ổn định, độc lập trong xã hội, địa vị làm thuê của họ còn mang tính chất

tạm bợ, nhất thời |

Vi thé giai cấp công nhân trước cách mạng công nghiệp chưa phải là giải cấp công nhân hiện đại theo đúng nghĩa của nó Chỉ có nền đại công nghiệp mới tạo ra

cho giai cấp công nhân với những điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm cho nó phát

triển với tư cách là một giai cấp ôn định, một lực lượng xã hội độc lập

Việc áp dụng máy móc vào sản xuất đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ Đa số nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công đã bị nền đại công nghiệp đánh bại và bị đây vào hàng ngũ giai cấp công nhân Do vậy, giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành một lực lượng xã hội to lớn Ăngghen nhận xét răng: “Đại công nghiệp kéo người công nhân công trường thủ công ra khỏi những điều kiện gia trưởng của họ; họ mất hết mọi tài sản cuối cùng của họ và chỉ khi đó họ mới trở thành người vô sản Giai cấp công nhân là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra”

Trang 13

Ngoài ra, nguồn bỗ sung cho giai cấp công nhân đôi khi được quyết định bởi những nhân tố lịch sử cụ thể, thường là những, sự kiện có tính chất chính trị Chẳng hạn sau khi kết thúc chiến tranh, binh lính giải ngũ sẽ là nguồn bể sung cho giai cấp công nhân hiện dai

- Giai cấp công nhân trong quá trình hình thành ngày càng tập trung ở các

thành phố lớn |

- Tác động trực tiếp đưa tới việc hình thành giai cắp công nhân hiện đại — tác động của cách mạng công nghiệp Điều này thê hiện trên hai mặt sau:

+ Cách mạng công nghiệp làm phá sản nông dân, thợ thủ công, tiểu thương,

tiểu chủ Cách mạng công nghiệp cuối thế ky XVIII dau thé ki XIX voi việc áp

dụng máy móc vào sản xuất đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ

Nông dân thì bị chiếm đắt lập công trường, họ không còn đắt đai để sản xuất, sinh

sống Hàng hoá làm bằng máy, năng suất cao, kĩ thuật cao, giá thành lại rẻ hơn nên đã chèn ép hàng thủ công, làm cho thợ thủ công bị phá sản Tức là cách mạng công nghiệp đã biến những người vốn đang có công ăn việc làm ôn định thành những người thất nghiệp, thành những lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất

+ Cách mạng công nghiệp thu hút những lao động vào guồng máy công nghiệp và biến họ thành giai cấp công nhân Họ hoàn toàn bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và chỉ có thể sống bằng cách bán sức lao động của mình Từ địa vị những

người làm thuê tạm bợ, họ trở thành người làm thuê suốt đời

Chính đại công nghiệp đã tạo điều kiện, tạo tiền đề cho sự hình thành giai

cấp công nhân Trong nền đại công nghiệp, sản xuất càng phát triển thì lực lượng sản xuất càng phát triển, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng tăng, tất yếu dẫn đến đầu tranh của công nhân chống tư sản

Có thể kết luận rằng giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp Quá trình phát triển của giai cấp công nhân hiện đại có sự thay đổi về kết cấu giai

cấp

Khi phân tích giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX, Ăngghen đã chỉ ra ba bộ phận khác nhau là; vô sản công nghiệp, vô sản hầm mỏ, vô sản nông nghiệp Trình

Trang 14

độ chính trị, tư tưởng văn hố của cơng nhân phản ánh mối quan hệ trực tiếp của họ

với công nghiệp |

1.2 Những phong trào đấu tranh độc lập dầu tiên của giai cấp công nhân Từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống giai cấp tư sản Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển từ thấp đến cao, tử tự phát đến tự giác, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ đầu tranh lẻ tẻ, đập phá máy móc đến đấu tranh quy mô lớn

Các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thể hiện quá trình vận

_ động, chuyên biến về chất của giai cấp công nhân, từ chỗ là “giai cấp tự nó” thành

“siai cap cho no” Qua trình này trải qua các giai đoạn sau:

| - Giai cấp công nhân là một khối người thụ động, bị bóc lột

- Giai cấp công nhân với tư cách là nhân tố ngày càng lớn mạnh của cuộc

đấu tranh kinh tế - xã hội

- Giai cap công nhân với tư cách là một lực lượng xã hội có ý thức, là đội tiên phong của những người lao động và là chiến sĩ tích cực đấu tranh để giải

phóng toàn thê loài người khỏi bóc lột, áp bức, bất công

Vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX, những cuộc đấu tranh kinh tế của

giai cấp công nhân diễn ra sôi nỗi và mang tính tất yêu khách quan Những cuộc

đấu tranh này nhằm mục đích đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện

sống và làm việc, phản đối tình trạng lương thực, thực phẩm đắt đỏ, chống chế độ

cúp phạt và những hành vi lừa gạt của chủ tư bản | Tiếp đến là phong trào đập phá máy móc, đốt phá kho tàng, công xưởng, công nhân chống lại việc sử dụng máy móc vào sản xuất Phong trào này diễn ra

trước tiên ở Anh và đặc biệt rằm rộ trong công nhân dệt vào những năm 1811 —

1817 Nguyên nhân đưa đến sự đập phá máy móc trong công nhân là do tư bản lợi dụng ưu thế của máy móc đem lại năng suất lao động cao hơn nhiều so với lao động thủ công để bóc lột và đe dọa sa thải công nhân Nhưng công nhân không thấy nguyên nhân sâu xa đó mà chỉ thấy kẻ trực tiếp làm cho họ khổ, kẻ tranh cướp việc làm của họ là máy móc Đối với công nhân lúc đó, máy móc và công xưởng là

Trang 15

hiện thân của thế lực áp bức họ Vì thế công nhân đã tự phát nỗi dậy đập phá máy móc đề hy vọng giữ được việc làm có đồng lương khá hơn Điều đó cắt nghĩa rằng việc công nhân đập phá máy móc không phải họ chống lại tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chỉ là một hình thức đấu tranh chống tư sản

Phong trào đập phá máy móc đánh dấu một thời kỳ mới trong sự tích cực của giai cấp công nhân đang hình thành và chưa đồng nhất về xã hội

Cùng với các phong trào trên, phong trào bãi công, đình công diễn ra mạnh mẽ ở các nước tư bản chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XIX, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của phong trào công nhân Bãi công tạo ra điều kiện để nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân, làm cho họ nhận rõ sức mạnh của mình và sự cần thiết

phải đoàn kết trong đấu tranh

Cùng với cuộc đấu tranh ngày càng phát triển của giai cấp công nhân, đã

xuất hiện những tổ chức công nhân đầu tiên như: hội thợ bạn, hội hữu ái, các tổ

chức nghiệp đoàn làm cho phong trào công nhân từ chỗ hành động phân tán, rời

rạc đến hoạt động có tổ chức

Năm 1771, Liên đoàn những người làm mũ ở Anh được thành lập Đó là tập hợp những câu lạc bộ của hàng chục thành phố trong cả nước Năm 1775, Liên

đoàn giành thắng lợi lớn trong cuộc đấu tranh buộc bọn chủ phải tăng lương và

chứng nhận yêu sách chỉ thuê người làm là các hội viên của Liên đoàn Năm 1819

ở Pari có 45 hội tương tế, đến năm 1823 là 123 hội, năm 1826 la 184 hội VỚI 17.000 hội viên Các hội này hoạt động không chỉ vì mục đích hữu ái, tương trợ mà

còn lập quỹ bãi công dé ủng hộ phong trào đấu tranh chung của công nhân

Tuy hầu hết các tổ chức công nhân phải hoạt động bí mật nhưng nó đã góp phần quan trọng vào việc đoàn kết lực lượng giai cấp, phối hợp hành động và nâng cao giác ngộ cho công nhân Do đó phong trào công nhân dần dần phát triển thành

phong trào đấu tranh độc lập

Có 3 cuộc đấu tranh lớn trước khi chủ nghĩa Mác ra đời Những phong trào đầu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân là: khởi nghĩa Liông năm 1831

Trang 16

và 1834 ở Pháp, khởi nghĩa Xilêdi năm 1844 ở Đức, phong trào Hiến chương ở

Anh từ năm 1835 đến đầu những năm 50 của thế ky XIX |

+ Cuộc khởi nghĩa của công nhân Liông 1831 và 1834

Liông là thành phố công nghiệp lớn thứ hai ở Pháp, tập trung khoảng 3 vạn công nhân dệt Cuộc sống của công nhân và người lao động ở đây rất khổ cực, họ phải làm việc quần quật tới 15 giờ/ngày (không kế thời gian nghỉ ngơi và ăn uống)

Do công việc vat vả, lại phải làm việc trong môi trường độc hại nên phụ nữ ươm to

thường chết trẻ, bệnh lao là bệnh nghề nghiệp của họ (bệnh lao vốn được coi là

bệnh của những người nghèo) Họ làm việc vất vả nhưng chỉ nhận được đồng I- ương chết đói, mỗi năm chỉ kiếm được 450 phrăng, tức là chỉ tương đương với 1/2 mức sống tối thiểu lúc bấy giờ Lương thấp không đủ sống, lại còn bị cúp phạt hà khắc, trả lương bằng hàng hố nên cơng nhân rơi vào cảnh khốn cùng

Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Liông nỗ ra vào ngày 21/11/1831, mục đích ban đầu là biểu tình đòi bọn chủ xưởng phải thực hiện bản tính công mới.:'Bản tính công này vừa được thông qua tại buổi liên hiệp giữa đại biểu công nhân và chủ xưởng, theo đó mức tháng lương và tiền công được nâng lên chút ít Tuy nhiên sau đó giới chủ lại trở mặt, tuyên bố không thực hiện bản tính công này

Lúc đầu công nhân biểu tình tay không tiến vào Liông, nhưng giai cấp tư sản đã xả súng bắn vào đám đông Công nhân buộc phải dùng đá, gậy gộc đánh lại, người có súng thì bắn trả Họ giương cao lá cờ đen với dòng chữ “Sống có việc làm hay chết trong đấu tranh” Công nhân đã chiếm được thành phố sau 3 ngày chiến đấu quyết liệt, nhưng 10 ngày sau bọn tư sản phản công ð ạt và hết sức tàn bạo với khoảng 2 vạn lính Kết quả là công nhân đã thất bại

Ngày 09/4/1834 đã nỗ ra cuộc khởi nghĩa lần thứ hai của công nhân Liông

dé phan đối đạo luật của chính phủ về việc cắm lập hội Lần này họ giương cao

khẩu hiệu “Cộng hoà hay là chết” - từ khẩu hiệu kinh tế chuyển sang khẩu hiệu

mang tính chính trị Giới tư sản đã phải sử dụng tới 3 vạn quân chính quy và phải sau 6 ngày mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa

Trang 17

- Chưa có tô chức chính trị, không có người lãnh đạo, cuộc đấu tranh chỉ

mang tính tự phát Công nhân khổ quá thì đấu tranh, ban đầu cũng chỉ là biểu tình

đòi thực hiện bản tính công mới, họ cũng không định khởi nghĩa vũ trang Nhưng chính vi bị đàn áp nên cuộc biểu tình mới bùng lên thành khởi nghĩa vũ trang Vì không có người lãnh đạo nên khi chiếm được Liông thì họ lúng túng, không nắm chính quyền mà chỉ đảm nhiệm việc duy trì trật tự trong thành phố Họ chiếm kho

vũ khí, toà thị chính nhưng lại không đụng chạm đến viên quận trưởng và thị tr-

ưởng, cũng không cắt đứt liên lạc giữa chúng với Paris nên chúng đã cầu cứu được quân tiếp viện chiếm lại được thành phố

- Chưa có cương lĩnh đấu tranh Đường đi nước bước như thế nào, mục tiêu dau tranh là gì họ đều chưa xác định được Viên chánh biện Liông lúc bấy giờ đã

báo cáo với bộ trưởng tư pháp rằng: “Họ (tức công nhân) đói ăn nhưng họ không c- ướp bóc, họ căm phẫn nhưng họ không lạm dụng thắng lợi của họ; họ không thừa nhận chính quyền, nhưng không rời bỏ ngọn cờ của chính quyền ấy ” Hành động của công nhân ngay cả khi đã giành được thắng lợi cũng vẫn chỉ là những hành

_ động mang tính tự phát Cho nên như đã nói ở trên, khi chiếm được Liông rồi họ

không biết bước tiếp theo phải làm gì

- Chưa liên lạc được với công nhân các thành phố khác và chưa liên hệ được với nông dân |

Những nguyên nhân thất bại cũng chính là những bài học lịch sử quan trọng

Mặc dù thất bại, khởi nghĩa của công nhân Liông đã để lại ý nghĩa hết sức lớn lao: |

- Liông di tiên phong trong phong trào công nhân cách mạng nước Pháp trước hết vì công nhân tập trung ở thành phố này đông và khá thuần nhất (chủ yếu

là công nhân dệt) Chính vì vậy mà họ dễ tập hợp và thống nhất hành động Cuộc

khởi nghĩa thứ nhất ở Liông chưa có màu sắc chính trị, cuộc khởi nghĩa thứ hai đã có tính chất ủng hộ nền cộng hoà rõ nét Song có thể nói là cả hai cuộc khởi nghĩa đều là những cuộc đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, và với ý nghĩa rộng lớn đó, về khách quan, cả hai cuộc khởi nghĩa đều có tính

Trang 18

chất chính trị, tính chất giai cấp Vì vậy, xét trong lịch sử phong trào công nhân thế giới, cả hai cuộc khởi nghĩa đều là những sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt

- Khởi nghĩa Liông 1831 và 1834 gây ấn tượng sâu sắc trong các giai cấp xã

hội Pháp và nhiều nước khác về tinh thần anh dũng quật khởi của giai cấp công

nhân, báo cho cả châu Âu biết rằng công nhân không muốn phục tùng cái trật tự,

trong đó chế độ sở hữu tư sản toàn quyền chỉ phối lao động và đời sống của họ, rằng những người vô sản có khả năng hành động độc lập với toàn bộ đẳng cấp xã

hội bên trên họ, kế cả giai cấp tư sản

Đối với châu Âu và giai cấp tư sản thời bấy giờ, ngay cả những loạt đại bác trong các thành phố đông dân cư hay sự dũng cảm của những người khởi nghĩa, con số hàng trăm người bị giết và bị thương cũng không làm cho chúng ngạc nhiên Điều làm chúng kinh động chính là cuộc đấu tranh độc lập chống lại cái trật tự pháp chế đang hình thành Tat ca các phe phái của giai cấp tư sản đều phải nhất trí thừa nhận rằng: xã hội tư sản đang đứng trước những mối nguy cần phải loại bỏ

+ Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Xilêdi (Đức) 1844

Phong trào công nhân Đức diễn ra vào đầu thế kỷ XIX Lúc này ở Đức, trật tự phong kiến và nửa phong kiến vẫn tồn tại Dưới hai tầng áp bức của phong kiến

va tu san, doi song của công nhân hết sức khổ cực Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ Họ đòi cắm việc áp dụng máy móc, họ đốt phá nhà xưởng,

kho tàng |

Mở đầu phong trào công nhân có tính chất quần chúng ở Đức thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa Xilêdi Những người thợ dệt Xilêdi sống dưới hai tầng áp bức, một

mặt bị tầng lớp thương nhân, chủ xí nghiệp bóc lột, mặt khác họ lại phải đóng thuế

cho bọn địa chủ địa phương mới có quyền được dệt vải Đặc biệt, đời sống của thợ dệt ở Langhenbilan và Petesvandan cực kỳ vất vả Ở đây có những người thợ đã

chết vì cảnh thiếu đói

Nhưng nếu cái nghèo cứ đều đều như vậy thì có lẽ cũng không có cuộc đấu tranh nào nỗ ra, công nhân đường như đã quen với cái nghèo và cảm thấy nghèo là bình thường Chỉ tới năm 1844, khi tiền công thợ sụt xuống thấp một cách thám hại

Trang 19

trong khi giá lương thực thực phẩm lại tăng cao, cái mức sống nghèo khổ quen thuộc của công nhân giảm xuống rõ rệt thì họ không thể chịu được nữa

Lòng căm phẫn uất ức của họ biểu hiện trong bài hát “Toà án đẫm máu” (sau này Mác gọi là “Tiếng gọi đấu tranh của công nhân Xilêd¡”) Ngày 03/4/1844, một công nhân là Vinhem Méde da hat to bài hát này trước nhà một tên chủ xưởng là Sôvanh Xighê Anh đã bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn Công nhân lập tức tập hợp lại, kéo đến đập phá nhà xưởng, kho tàng của tên chủ xưởng này và cả các chủ xưởng khác, đốt giấy tờ, số ghỉ nợ Chỉ đến khi các đơn vị lớn của quân đội kéo đến đàn

áp, cuộc khởi nghĩa mới bi dập tắt Gần 70 thợ đệt bị bắt và bị tra tắn nhục hình

Mặc dù bị thất bại nhưng khởi nghĩa ở Xilêdi có ý nghĩa to lớn:

- Cuộc khởi nghĩa ở Xilêdi hồn tồn khơng chỉ là “cuộc bạo động vì đói” như nhiều sử gia tư sản khẳng định Đó không đơn thuần là cuộc đấu tranh chống

áp bức mà là cuộc đấu tranh chống CNTB Công nhân ý thức rằng họ là những

người đã rơi vào điều kiện lao động làm thuê, bị bóc lột tàn nhẫn, do đó ho chia sự

phân nộ không chỉ vào đồ vật mà vào chính bọn bóc lột và các quan hệ áp bức thể

hiện qua số sách văn phòng Và mặc dù trong phong trào còn có nhiều cái do sự bạo động tự phát mà ra nhưng cuộc đấu tranh của họ cho thấy họ không phải là

công cụ của bất cứ một giai cấp có của nào, họ đầu tranh bảo vệ lợi ích của mình,

của giai cấp công nhân và về mặt này thì họ ngang tầm với phong trào đấu tranh của những người vô sản Liông và phong trào Hiến chương ở Anh

-Khởi nghĩa Xilêdi đã góp phần đây nhanh quá trình hình thành và phát triển

của phong trào vô sản ở Đức Mác cho đó là hiện tượng mở đầu phong trào công nhân có tính chất quần chúng Tiếp sau khởi nghĩa Xilêdi, cơng nhân trên tồn n- ước Đức hưởng ứng bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống tư sản

+ Phong trào Hiển chương ở Anh (1835 — 1849)

Anh là nước tư bản phát triển sớm cho nên cũng là nơi sinh ra phong trào

công nhân từ rất sớm Công nhân chiếm đa số trong dân cư nhưng lại bị gạt ra khỏi

tất cả các công việc xã hội và chính trị, giai cấp tư sản cầm quyển thi ngoan cố

không chịu để công nhân tham gia vào đời sống chính trị đất nước đề có thể tuỳ ý

Trang 20

áp đặt các hình thức bóc lột có lợi nhất cho mình Tư sản chống lại việc tiếp tục mở rộng quyền bầu cử, chống lại quyền tự đo báo chí đối với công nhân |

Nam 1834, chinh phủ tư sản đã đưa ra nghị viện thông qua một đạo luật mới, theo đó sẽ xoá bỏ chế độ trợ cấp cho người nghèo như trước đây, áp dụng hình thức “cứu trợ” chủ yếu đối với người nghèo là nhà tế bần Theo sự toan tính của các nhà

tư sản, trong các nhà té ban, kỹ luật nhà tù, cảnh đói ăn, cảnh sống tách biệt với gia

đình, lao động thì đơn điệu và nhiều khi chẳng có ý nghĩa gì at sé làm cho công

nhân kinh sợ sự “cứu trợ”, khiến họ chỉ còn cách duy nhất là chấp nhận bất cứ mức tiền công rẻ mạt nào, miễn là không bị rơi vào “ngục tù của người nghèo” Công nhân thì bị đối xử như vậy, trong khi lao động của họ là nguồn duy nhất làm giàu cho xã hội Đời sống sung sướng, xa hoa của các giai cấp cầm quyền cũng là do kết

quả của sự bóc lột người lao động mà có Công nhân cảm thấy mình bị giai cấp tư

sản lừa bịp một cách tàn tệ và ty tiện

Những năm 1830 - 1831, giai cấp tư sản đã lợi dụng sự giúp đỡ của công nhân để chống lại địa chủ phong kiến và lên nắm chính quyền Đến khi nắm được chính quyền rồi thì tư sản lại dùng sự giúp đỡ ấy để chống lại chính công nhân Công nhân bắt đầu đấu tranh cho quyền phô thông đầu phiếu với hy vọng sẽ thiết

lập được một chính quyền do họ lựa chọn, hoạt động phù hợp với ý nguyện của họ

Năm 1835, ở Anh diễn ra phong trào công nhân đòi cải cách tuyển cử, mang tên là phong trào “Hiến chương” và đấu tranh đòi dân sinh Cuộc đấu tranh của công nhân Anh nhằm thực hiện bản “Hiến chương” là một phong trào vô sản đầu tiên trong lịch sử có tính chất rộng rãi, độc lập và có tính tổ chức Phong trào nhanh chóng thu hút được hàng triệu công nhân tham gia Dần dần có nhiều lực lượng xã hội khác cũng hưởng ứng

Từ 1835, công nhân Anh hoạt động trong 2 tổ chức lớn là Hội dân chủ _ London (đứng đầu là Gioocgiơ Uyliam Hacnây) và Đại liên minh miền Bắc (đứng đầu là Phecguyxơ Ơcơno) Hai tổ chức này tự xưng là phái Hiến chương Phái Hiến

chương đã soạn thảo một bản Hiến chương đưa lên nghị viện đòi cải cách tuyển cử

Trang 21

Nội dung bản Hiến chương gồm 6 điểm chính:

1) Doi phé thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi 2) Hàng năm đều tiến hành bầu lại nghị viện

3) Yêu cầu bỏ phiếu kín

4) Đề xuất việc bãi bỏ tiêu chuẩn tài sản để được bầu làm nghj si

5) Đòi trả lương cho các nghị sĩ 4

6) Yéu cau tuyén cử bình đẳng giữa các khu vực

Công nhân đã đấu tranh với khẩu hiệu “chính quyền là công cụ của chúng | ta” và họ tin rằng nếu chiếm được đa số trong nghị viện thì chính phủ sẽ buộc phải thi hành những chính sách mang lại lợi ích cho giai cấp công nhân

Đây là một cuộc đấu tranh có tính chất rộng rãi, độc lập và có tô chức của giai cấp công nhân Hình thức đấu tranh phong phú, quy mô lớn, có lúc đã phát triển thành những cuộc biểu tình khống lỗ lan tràn khắp nước Anh ;

Đại hội đại biểu phong trào “Hiến chương” lần thứ nhất khai mạc ở Luân đôn ngày 4/2/1839 được gọi là đại hội chung của giai cấp công nhân Anh Đại hội đã thông qua bản kiến nghị về cải cách quyền bầu cử

Đầu tháng 5/1839 có 1.280.000 người tham gia kiến nghị Đại hội kêu goi

nhân dân Anh đấu tranh bằng phương pháp hoà bình, đòi bọn thống trị phải thừa nhận bản Hiến chương Bản kiến nghị đã bị quốc hội Anh bác bỏ Phong trào đấu

tranh của công nhân bùng lênmạnhmẽ -

Đến năm 1842, phong trào Hiến chương lại vận động tổ chức lấy được

3.500.000 chữ ký vào bản kiến nghị nhưng cũng không đạt được kết quả Nhiều

cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị liên tiếp nỗ ra ở nhiều nơi Mác coi đây là

thời kỳ đấu tranh tự giác nhất của giai cấp công nhân so với trước đó Angghen nhận xét rằng: “Phong trào Hiến chương - đó là toàn bộ giai cấp công nhân đứng dậy chống lại giai cấp tư sản, đặc biệt tiến công vào chính quyền của giai cấp tư

Trang 22

sản, tiến công vào bức tường pháp luật mà giai cấp tư sân đã xây dựng chung

quanh nó” |

Vào những năm 1847 — 1848, một cao trào mới của phong trào Hiến chương

lại nỗi lên Nhưng một lần nữa bản kiến nghị đòi cải cách quyền bầu cử với 5 triệu

chữ ký đã bị quốc hội tư sản bác bỏ |

Do nhiều lần đưa kiến nghị đều thất bại, phong trào Hiến chương tỏ ra thất vọng, nảy sinh những mâu thuẫn nội bộ và dần dần suy yếu Vì vậy, đến đầu những

năm 50, phong trào Hiến chương rời khỏi vũ đài chính trị

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào là:

- Phong trào đã đánh giá quá cao việc tuyển cử và đầu tranh say sưa cho mục tiêu đó Quá tin ở phương pháp đấu tranh hoà bình, hợp pháp (mặc dù các cuộc đấu

tranh đã mang tính chất chính trị)

- Không có Đảng cách mạng của giai cấp công nhân lãnh đạo Những người lãnh đạo phong trào Hiến chương có những bất đồng về tư tưởng và sách lược, thậm chí họ đã nhượng bộ giai cấp tư sản thống trị Chịu ảnh hưởng của tư tưởng thoả hiệp của tư sản dẫn đến việc phong trào bị chia rẽ

- Giai cấp tư sản Anh một mặt điên cuồng khủng bố, mặt khác ra sức dùng lợi nhuận để mua chuộc công nhân lớp trên, gây chia rẽ phong trào (công nhân quý tộc ra đời)

- Đồng thời, sự phát triển của một nền công nghiệp trong những năm 50 đã làm cho phần lớn công nhân bỏ ra nước ngoài cũng là nguyên nhân làm cho phong trào Hiến chương suy thoái

Phong trào Hiến chương tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lớn thê hiện trên hai

khía cạnh sau: |

- Phong trào đã giáo dục quần chúng, kết tỉnh nguyện vọng của nhân dân

thành một cuộc vận động cách mạng và cũng đã thu được những kết quả cụ thể

(thực hiện chế độ ngày làm việc 10 tiếng từ tháng 6/1847 Điều này đã tạo ra một

Trang 23

tiên lệ lịch sử : lần đầu tiên giai cấp công nhân được giai cấp tư sản nhượng bộ một

điều to lớn như vậy)

- Đây là một phong trào mang tính quần chúng tự giác nhất lúc bấy giờ và là biểu hiện tập trung sự chống đối của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản

Phong trào Hiến chương được coi như màn giáo đầu cho sự phát triển tiếp theo của phong trào công nhân quốc tế

Qua lịch sử hình thành và những bước đi đầu tiên của phong trào đấu tranh

độc lập của giai cấp công nhân, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Xã hội tư bản đầy rẫy mâu thuẫn Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản đã thể hiện mình là kẻ bóc lột, áp bức tàn bạo Cũng chính vì thế mà cuộc đấu tranh

của vô sản chống tư sản xuất hiện ngay khi nó mới ra đời và ngày càng quyết liệt

- Giai cấp công nhân bước lên vũ đài lịch sử khi chưa được giác ngộ day đủ

về vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng qua thực tiễn đấu tranh, giai cấp công

nhân đã chứng tỏ mình là lực lượng chính trị độc lập, là giai cấp triệt để cách mạng

- Sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải

có lý luận khoa học cách mạng soi đường Đó chính là điều kiện khách quan, là tiền

đề xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa Mác - học thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân -

2 Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác và chính đảng của giai cấp công nhân 2.1.Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa ra đời trên những tiền đề khách quan và chủ quan Có 3 tiền đề mang tính khách quan nhưng có ý nghĩa quyết định

+ Tiền đề kinh tế - xã hội: Nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa

hình thành và phát triển mạnh mẽ Chủ nghĩa Mác ra đời vào cuối những năm 40

của thế kỷ XIX Đó là thời kỳ ở Anh, Pháp cùng một số nước khác ở Tây Âu và ở

Mỹ đã hình thành chế độ tư bản chủ nghĩa Cách mạng cơng nghiệp đang hồn thành ở Anh và diễn ra mạnh mẽ ở Pháp Nước Đức vốn đang bị chia cắt nhưng cơ

sở của nên kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đã hình thành và phát triển

Trang 24

Kết quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp của chế độ tư bản chủ nghĩa là việc giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài lịch sử và ngày càng phát

triển mạnh mẽ

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã

hội ngày càng cao và quan hệ chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản

Mặc đù quá trình hình thành xã hội tư bản chưa kết thúc nhưng những mâu

thuẫn của nó đã bộc lộ sâu sắc Sự đối lập về giai cấp giữa vô sản và tư sản đã biểu hiện ngày càng gay gắt Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản đã diễn ra ngày một quyết liệt Điều đó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập Sự phát triển của phong trào công nhân một mặt đòi hỏi phải có lý luận cách mạng khoa học dẫn đường, mặt khác chính nó

cũng đã tạo những điều kiện cho sự ra đời một lý luận khoa học Đó là tiền đề kinh

tế — xã hội có ý nghĩa hàng đầu trong sự ra đời của chủ nghĩa Mác

+ Tiền đề lý luận: Trước khi chủ nghĩa Mắc ra đời, trong lịch sử loài người

đã từng xuất hiện những trào lưu tư tưởng triết học, kinh tế chính trị và CNXH

Chủ nghĩa Mác ra đời trên nền tảng cơ sở của một loạt khoa học và trào lưu tư

tưởng: triết học, kinh tế chính trị học, các học thuyết xã hội chủ nghĩa và cộng sản

chủ nghĩa không tưởng, khoa học tự nhiên Mác đã phê phán, chọn lọc và kế thừa những tư tưởng lý luận của những nhà khoa học trước Mác để biến những tư tưởng

đó từ duy tâm sang tư duy biện chứng Cụ thể là Mác đã tổng hợp những thành tựu

cao nhất của:

- Triết học cỗ điển Đức: Mác tiếp thu phương pháp biện chứng của Héghen, hoc & Phobach cach giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của triết học theo quan điểm duy vật, c

- Kinh tế chính trị học cô điển Anh: tiếp thu lý luận giá trị lao động của Ađam Smith và Ricácđô

Trang 25

CNXH không tưởng đã phê phán xã hội tư bản nhưng không giải thích được

CNTE về mặt lý lúận Họ cũng không tìm ra được lực lượng có khả năng sáng tạo

xã hội mới Họ tìm đến giai cấp công nhân không phải vì họ cho rằng giai cấp này có một sứ mệnh lịch sử mà vì theo họ, vô sản là giai cấp đau khổ nhất của xã hội

Vì vậy mà CNXH không tưởng là trở ngại đối với việc giải quyết những vấn đề cấp

thiết của phong trào công nhân và yêu cầu tất yếu là phải có một học thuyết đúng đắn, một thế giới quan thực sự cách mạng Mác chỉ tiếp thu tư tưởng thủ tiêu chế độ tư hữu dé van dụng vào việc sáng tạo ra học thuyết mới này

Tương ứng với ba nguồn gốc lý luận cơ bản này, chủ nghĩa Mác ra đời với tư cách là sự thống nhất của ba bộ phận cấu thành kế trên Điều quan trọng là từ trong những tư tưởng quá khứ, Mác và Ăngghen đã rút ra được những kết luận

khoa học mà chính những người trước đây hoặc vì bị hạn chế bởi thiên kiến giai

cấp, hoặc vì phạm vi hiểu biết đã không thể nêu lên được

+ Tiền đề khoa học tự nhiên: Khoa học tự nhiên hình thành nền tang của mọi

nhận thức Giới tự nhiên, xã hội loài người, tư duy của con người nói chung đều

vận động theo những quy luật cơ bản Chỉ nhờ sự phát triển khoa học tự nhiên, con

người mới khám phá được một phần quan trọng bí mật của giới tự nhiên, tìm ra những quy luật vận động cơ bản, phố quát của giới tự nhiên Do đó, sự phát triển

của khoa học tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành chủ nghĩa Mác, đặc

biệt là những thành tựu sau:

- Thuyết tế bào của Slâyđen và Svan cho biết mọi vật đều bắt đầu từ những

tế bào nhỏ nhất

- Quy luật bảo toàn và chuyên hoá năng lượng cho biết năng lượng không tự sinh ra, tự mất đi mà chỉ chuyên hoá từ dạng này sang dạng khác

- Thuyết tiền hoá của Đácuyn lý giải nguồn gốc sự sống

Đó là ba phát hiện chủ yếu để tìm ra phép biện chứng của tự nhiên, nó chứng tỏ mọi cái đều có thật chứ không phải là hư vô Nó giúp Mác và Ăngphen khắc phục hạn chế về quan điểm siêu hình để xây dựng phương pháp duy vật biện chứng

Trang 26

Sau này các ông viết "phép biện chứng của tự nhiên" - từ mối quan hệ của tự

nhiên làm một phép ánh xạ vào xã hội, các ông nhận thấy xã hội cũng ton tai những moi quan hé chang chit, chồng chéo, tác động lẫn nhau

Những tiền đề về kinh tế - xã hội, tiền đề về tư tưởng lý luận, tiền đề về sự phát triển của khoa học tự nhiên mang tính duy vật là những tiền đề khách quan chủ yếu cho sự ra đời chủ nghĩa Mác

Những tiền đề khách quan trên cùng với thiên tài về chính trị và trí tuệ của Mac va Angghen da dan dén sự ra đời của chủ nghia Mac — hoc thuyét khoa hoc va cách mạng của giai cấp công nhân Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: chính giai cấp công nhân là người tự giải phóng mình, đồng thời giải phóng cho toàn nhân loại Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Mac va Angghen 1a tim gương sáng ngời cho những người cách mạng noi theo

Qua đấu tranh cách mạng, Mác và Angghen đã thực hiện được bước chuyển

căn bản từ lập trường duy tâm, dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật biện chứng và cộng sản chủ nghĩa Thiên tài của Mác và Ắngghen được giai cấp công

nhân, quần chúng nhân dân lao động thế giới thừa nhận và coi hai ông là người

thầy cách mạng vĩ đại nhất của giai cấp công nhân |

Mac va Ăngghen gặp nhau năm 1843 và đến năm 1844, khi phương hướng tư tưởng đã định hình thì hai ông chính thức cộng tác với nhau Mác và Angghen đã gắn bó với nhau bằng một tình bạn thật đẹp đẽ và đã hợp tác với nhau ngót 40 năm Từ sự thống nhất về quan điểm lý luận và chính trị, Mác và Ăngghen đã thiết

lập sự cộng tác chặt chẽ với nhau ,

Tác phẩm chung đầu tiên của hai ông là cuốn “Gia đình thần thánh”, trong đó thé hiện rõ nét bước ngoặt lớn trong lập trường tư tưởng của hai ông từ quan điểm đuy tâm sang quan điểm duy vật lịch sử

“Gia đình thần thánh” là một tác phẩm chống lại phái Hêghen trẻ mà đại

biểu của nó là anh em nhà Bauơ - những kẻ đại diện cho những kết luận cực đoan

Trang 27

tượng Họ phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển xã hội, họ coi khinh giai cấp công nhân như là một thứ vật chất “không thể nào cải tạo được”, là thô lễ, cản trở tỉnh thần hoạt động Lúc đầu Mác và Ăngghen có ý định chỉ giới

hạn trong một cuốn sách châm biếm nhỏ từ 3 - 5 tờ in Nhưng về sau Mác đã Vượt

xa giới hạn của khối lượng đã định trước Ông sử dụng nhiều đoạn trong các tác phẩm đã chuẩn bị của mình và biến tác phẩm luận chiến chống Bauơ thành một công trình nghiên cứu dày và cặn kẽ Lúc đầu, Mác và Angghen goi tác pham nay là “Phê phán sự phê phán có tính chất phê phán - chống Brunô, Bauơ và đồng bọn”

Song sau đó Mác đặt lại đầu đề cho cuốn sách là “Gia đình thần thánh” hay “Phê phán sự phê phán có tính chất phê phán - chống Brunô, Bauơ và đồng bọn” Thành

ngữ “Gia đình thần thánh” được mượn trong kinh thánh, Mác vẫn sử dụng từ này

trong nhóm của mình khi nói về nhóm anh em nhà Bauơ

“Gia đình thần thánh” là cái mốc quan trọng trong lịch sử hình thành chủ

nghĩa Mác, trong đó một loạt các luận điểm xuất phát của thế giới quan của giai cấp công nhân đã được nêu lên Theo V.I Lênin, trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen

đã “đặt cơ sở khoa học cho CNXH duy vật - cách mạng” khoa học

Năm 1845, Mác viết “Luận cương Phơbách” đánh dấu sự đoạn tuyệt của mình với chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phơbách Năm 1846, Mác và Angghen cùng nhau viết tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Hai ông đã phê phán tính chất phản động của CNXH “chân chính”, xây dựng mầm mống học thuyết chuyên chính vô sản, luận chứng tính chất quốc tế của cách mạng vô sản Tác phẩm này đặt cơ sở lý luận cho việc hình thành CNXH khoa học Năm 1847, Mác viết “Sư khốn cùng của triết học” nhằm phê phán Pruđông — nhà XHCN tiểu tư sản Pháp, qua đó phát triển thêm những lý luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tháng 2/1848, Mác và Ăngghen công bố “Tuyên ngôn của ĐCS” Đây là tác phẩm

lý luận hoàn chỉnh bao gồm cả ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác, đồng thời đây

cũng là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân

Trang 28

nhanh chóng trở thành hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân Nó mở ra khả năng giải phóng giai cấp công nhân về mặt tư tưởng, thúc đây phong trào công

nhân phát triển

Mác và Ăngghen, mặc dù từ hai hoàn cảnh và môi trường khác nhau nhưng

đã cùng đi tới những kết luận khoa học vĩ đại Lịch sử đặt tên tuổi của Mác và

Angghen bên cạnh nhau và coi cả hai ông đều là những người sáng lập ra CNXH khoa học, những người thầy cách mạng của giai cấp công nhân thế giới

Mác đã từng nói về Ăngghen: “Khỏi phải nói Phorết (Ăngghen) là một khối

óc sắc sảo, ông biết rộng vô cùng, quả là một kho bách khoa toàn thư, mà làm việc

có thê bất kỳ lúc nào, ngày cũng như đêm: ngay sau bữa ăn no nê hay khi bụng đói như cào, suy nghĩ, viết lách nhanh như quỷ sứ” Còn Ăngghen đã từng nói về Mác: “Mác là một thiên tài, còn chúng ta giỏi lắm chỉ là những người có tài mà thôi”,

“Đầu tranh là yếu tố tồn tại của cuộc đời Mác”

Y nghĩa cách mạng lớn lao của sự ra đời chủ nghĩa Mác được thể hiện trong câu nói của Lénin: “C6 thé văn tắt nêu công lao của Mác và Ăngghen đối với giai cấp công nhân như sau: Hai ông đã dạy cho công nhân tự nhận thức được mình và có ý thức về mình và đem khoa học thay thế cho mộng tưởng””,

_ Mac Ăngghen đã dày công nghiên cứu, phê phán, kế thừa, chọn lọc những tri thức của loài người và xây dựng, sáng tạo ra học thuyết của mình Hai ơng trực tiếp hồ mình vào phong trào công nhân của Anh, Pháp, Đức và dần dần phản ánh được thực tế của phong trào công nhân, hoàn chỉnh học thuyết của mình gồm ba bộ phận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - thế giới quan cách mạng của giai cấp công nhân, chủ nghĩa duy vật lịch sử — khoa học về những quy luật phát triển của xã hội; Kinh tế chính trị học; CNXH khoa học Hai ông là nhà lý luận thiên tài, nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc của phong trào vô sản thế GIỚI

2.2 Đẳng mình những người cộng sẵn và cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân

Trang 29

Trong quá trình sáng tạo hệ thống lý luận cách mạng của mình, Mác và Angghen di ra strc làm cho lý luận đó trở thành tài sản của giai cấp công nhân

Trên cơ sở quan niệm một cách đúng đắn về vai trò hoạt động thực tiễn, hoạt động trong phong trào cách mạng của quần chứng, Mác và Angghen cho rang ly luận phải là kim chỉ nam cho mọi hành động Vì vậy hai ông đã tham gia tích cực vào việc tổ chức các phong trào công nhân như việc thành lập Hội công nhân Đức ở Brúcxen, liên lạc với nhóm cách mạng trong phái Hiến chương ở Anh Bản thân Mác và Ăngghen đã cùng hợp thành một liên minh với những người dân chủ ở Brúcxen và Mác là phó chủ tịch của hội liên hiệp đó ;

Điều mong muốn của Mác và Ăngghen là làm sao nhanh chóng thành lập được chính đảng của giai cấp công nhân Hai ông thường chỉ rõ: nếu không có một chính đảng của giai cấp công nhân độc lập thì giai cấp công nhân không thể giải

phóng mình được Điều lệ của Hội liên hiệp công nhân quốc tế do Mác thảo ra đã

ghỉ rõ: “Trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hợp của giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp công nhân tự mình tổ chức được thành một chính

đảng độc lập để đối lập với tất cả mọi chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra thì

mới có thê hành động với tư cách giai cấp được”,

Sự hoạt động nỗ lực của Mác và Ăngghen đã đưa đến việc cải tổ “Đồng mỉnh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sin” vào nam 1847,

Năm 1843 Giôdepmôn và Các Sáppơ — thành viên trong ban lãnh đạo của “Đồng minh những người chính nghĩa” đã mời Mác tham gia tổ chức này nhưng

hai ông chưa nhận lời, tuy nhiên hai ông vẫn theo dõi sự hoạt động của tô chức này

và đồng thời có những tác động đề nó phát triển theo hướng có lợi cho phong trào

công nhân Mùa xuân năm 1847, Giôdepmôn - lại đến Brúcxen tìm gap Mac va it

lâu sau tới Pari thăm Ăngghen Thay mặt các đồng chí của mình, Giôđepmôn đã yêu cầu Mác và Ắngghen tham gia đồng minh và mời hai ông tham gia việc cải tô

Trang 30

đồng minh Nhận thấy mọi điều kiện đã cho phép, Mác và Ăngghen nhận lời gia

nhập “Đồng minh những người chính nghĩa”

Tháng 6/1847, Đại hội lan thir I da hop tại Luân đôn để tiến hành cải tổ đồng

mỉnh (có Ăngghen tham dự) Đại hội đã quyết định đổi tên “Đồng minh những người chính nghĩa” thành “Đồng mỉnh những người cộng sản” Điều có ý nghĩa to lớn là Đại hội quyết định thay khẩu hiệu “Tất cả mọi người đều là anh em” bằng khẩu hiệu của chủ nghĩa quốc tế vô sản “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại” Khẩu

hiệu đó lần đầu tiên xuất hiện trong dự thảo điều lệ đã trở thành khẩu hiệu chiến

đầu của phong trào vô sản quốc tế

Việc thành lập “Đồng mỉnh những người cộng sản” — tô chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy chủ nghĩa cộng sản khoa học làm ngọn cờ tư tưởng của mình đã mở đầu cho quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân

Đại hội lần thứ II của “Đồng minh những người cộng sản” họp ở Luân đôn vào cuối thang 11, dau tháng 12 năm 1847, Mác và Ăngghen dự Đại hội với tư cách là đại biểu Đại hội đã thông qua Điều lệ với những nội dung quan trọng như: mục đích của Đồng minh là lật đỗ giai cấp tư sản, giành quyền thống trị cho giai

cấp công nhân, xoá bỏ xã hội tư bản là xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp và

thiết lập một xã hội mới — xã hội không có tư hữu, không có giai cấp Điều lệ quy

định nguyên tắc tổ chức mới, về thực chất dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định điều kiện kết nạp vào Đồng minh không những phải thừa nhận cương lĩnh

_ mà còn phải tích cực hoạt động phù hợp với mục đích của Đồng minh, phải có nhiệt tình và nghị lực cách mạng, không được tham gia mọi “hội chống cộng sản”

Kết quả lớn nhất của Đại hội, như Ăngghen đã nói là: “mọi ý kiến trái ngược

và mọi nghỉ ngờ đã được thanh tốn, và chúng tơi, Mác và tôi được giao nhiệm vụ

thảo bản Tuyên ngôn”, - "¬

Bản Tun ngơn đó được Mác va Angghen hoàn thành vào tháng 2/1848 Đó chính là cuốn “Tuyên ngôn của ĐCS”.-

Trang 31

“Tuyên ngôn của ĐCS” được Mác và Ăngghen trình bày thành 4 chương Ngoài ra mỗi lần xuất bản, hai ông còn viết các lời tựa nêu lên lý do viết Tuyên ngôn, khái quát tính chất lý luận và nhiệm vụ của Tuyên ngôn

Tuyên ngôn được mở đầu bằng “Một bóng ma đang ám ảnh châu  u bóng ma chủ nghĩa cộng sản Tất cả những thế lực của châu Âu cũ: Giáo hoàng và Nga

hồng, Méttecnic và Ghidơ, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức đều đã liên hợp lại thành một “Liên minh thần thánh” đề trừ khử bóng ma đó”

Chương I: Tư sản và vô sản: xác định vai trò lịch sử của hai giai cấp và xác định vai trò thống trị của giai cấp công nhân (trong cuộc đấu tranh này, giai cấp

công nhân phải giành lấy sự thống trị)

Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản: xác định ĐCS là

bộ tham mưu của giai cấp công nhân

Chương II: Văn học Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa: đề cập đến những quan điểm đối lập khác nhau

Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập: đoàn kết, liên minh với các đảng phái khác và đấu tranh làm trong sạch nội bộ, đặc

biệt chống bệnh ấu trĩ tả khuynh |

Trong xã hội từ trước vốn chỉ tồn tại một giai cấp, đó là giai cấp tư sản, giờ có một giai cấp mới không giấu diễm mục tiêu lật đồ giai cấp tư sản, do vậy Tuyên ngôn được tuyên bố như một tiếng sét, là tiếng nói của một giai cấp mới ra đời tuyên bố một cách cơng khai mục tiêu xố bỏ chế độ tư bản và xây dựng một chế

độ xã hội mới

Tuyên ngôn đã trải qua hơn 160 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa to lớn đối với các dân tộc:

- “Tuyên ngôn của ĐCS” là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân, trong đó Mác và Ăngghen đã trình bày một cách sáng tỏ cơ sở lý luận, thế giới quan, cương lĩnh và sách lược của giai cấp công nhân

Tuyên ngôn là cái mốc quan trọng chỉ rõ sự ra đời chủ nghĩa Mác Điểm nỗi

bật là Mác và Ăngghen đã nêu rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân,

Trang 32

vạch ra sự tất yếu của cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản và vai trò của ĐCS - đội tiên phong của giai cấp công nhân Mác và Ăngghen cũng đã nêu lên những nguyên tắc, sách lược của ĐCS và phê phán một cách sâu sắc các trào lưu xã hội chủ nghĩa phản động, bảo thủ và không tưởng, đập tan những lời vu khống, xuyên tạc của giai cấp tư sản đối với những người cộng sản

Tuyên ngôn là sự phát triển chín muỗi của chủ nghĩa Mác được vận dụng trong điều kiện giai cấp công nhân hoạt động

Có một thực tế là lý thuyết chỉ có thể ra đời và được công nhận là đúng đắn

khi nó được vận động, được kiểm nghiệm trong thực tế Nếu giai cấp công nhân không hoạt động thì không thê chứng tỏ tính đúng đắn, khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác

Đây là tác phẩm chứa đựng nội dung về 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác

Trong tác phẩm này, Mác - Ăngghen đã dùng lý luận tông kết những kinh nghiệm

đầu tranh của giai cấp cần lao, những người sáng tạo ra lịch sử Đã giải quyết những vẫn đề căn bản do quá trình phát triển của lịch sử đề ra Chỉ rõ sức mạnh có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

Chính vì vậy mà khi nói tới ý nghĩa của Tuyên ngôn cũng chính là nói tới ý nghĩa sự ra đời của chủ nghĩa Mác và ngược lại

- Tuyên ngôn đã chỉ ra những nhiệm vụ chiến lược cơ bản của giai cấp công

nhân, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các dân tộc, các ĐCS nếu họ muốn

giành và giữ được thắng lợi Các nhiệm vụ đó là:

Thứ nhất, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân là sự nghiệp của bản thân

giai cấp công nhân Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện với điều kiện: giai cấp

công nhân tất cả các nước liên hiệp lại; giai cấp công nhân chỉ có thê tự giải phóng mình bằng cách đồng thời giải phóng cho toàn nhân loại

Thứ hai, giai cấp công nhân chỉ có thể đạt được mục đích của mình bằng con

đường đấu tranh giai cấp, con đường cách mạng bạo lực /

Thứ ba, trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, giai cấp công nhân phải lập ra

Trang 33

Thứ tư, giai cấp công nhân trước hết phải tiêu diệt giai cấp tư sản ở nước

minh

Thứ năm, những người cộng sản có trách nhiệm ủng hộ mọi phong trào cách

mạng chống chế độ đương thời và tìm cách liên minh với các lực lượng dân chủ

tiến bộ, trong đó những người cộng sản phải giữ vững tính độc lập của mình - Với những nội dung khoa học và cách mạng ấy, giai cấp công nhân toàn thế giới đã không ngừng nghiên cứu Tuyên ngôn của ĐCS, coi đó như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình

3 Cách mạng 1848 — 1849 & Chau Au va sự thành lập Hội liên hiệp công

nhân quốc tế (1864 - 1876)

3.1 Cách mạng 1848 - 1849 ở Châu Âu

Một mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân là những cuộc cách mạng đồng loạt nỗ ra ở châu Âu trong những năm 1848 -

1849 Đó là những cuộc cách mạng diễn ra ở Pháp, Đức, Áo, Tiệp, Ba Lan và

nhiều nước khác

Nửa đầu thế kỷ 19, ở nhiều nước Châu Âu, CNTB có bước phát triển nhảy

vọt, chuyền từ công trường thủ công sang sản xuất công xưởng, dùng máy móc, sản xuất hàng loạt Trong khi đó, chế độ quân chủ chuyên chế vẫn còn thống trị

ở nhiều nước (Đức, áo, ý, Tây Ban Nha ), nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản được đặt ra một cách cấp bách Ở Đức và Italia, đất nước bị chia cắt lam can trở

sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, vì vậy, vấn đề quan trọng và thiết thân là việc thống nhất quốc gia dân tộc gắn liền với cách mạng dân chủ tư sản Một số dân tộc khác đang bị nô dịch (Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc ) thì có nhiệm vụ đấu tranh xoá bỏ ách thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc

Cách mạng dân chủ tư sản kết hợp với đấu tranh giải phóng dân tộc là

phương pháp duy nhất để giải quyết tất cả các mâu thuẫn lịch sử đã chín muỗi Sự xuất hiện giai cấp công nhân hiện đại dan dan lam thay đổi tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội Giai cấp tư sản đã mất dần tác dụng

Trang 34

lãnh đạo cách mạng, nhưng ngày càng có nhiều ảnh hưởng đối với vận mệnh phong trào ở mỗi nước

Khủng hoảng kinh tế 1845 - 1846 càng khoét sâu thêm khủng hoảng chính trị vốn đang âm ỉ Khủng hoảng kinh tế diễn ra trước tiên trong nông nghiệp,

tình trạng sâu bệnh, mất mùa gây nên cảnh thiếu đói ở nhiều nước Tiếp đó là

khủng hoảng trong các ngành công thương nghiệp Khủng hoảng gây nên tình trạng thất nghiệp chưa từng thấy trong công nhân, người lao động Tư sản muốn duy trì sự giàu có của mình thì tư sản càng phải tăng cường bóc lột công nhân làm cho công nhân lâm vào cảnh khốn cùng Do đó mâu thuẫn giai cấp do đó càng tăng lên, khủng hoảng kinh tế cũng làm cho khủng hoảng chính trị thêm

sâu sắc |

Lúc này đã có cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân thế giới là Tuyên ngôn của ĐCS soi đường, chỉ lối cho cuộc đấu tranh của công nhân các nước

Hoạt động của Đồng mình những người cộng sản, đặc biệt là vai trò của

C.Mác - Ph.Ăngghen đối với phong trào vô sản, những ảnh hưởng tác động của các nguyên lý cách mạng nêu ra trong Tuyên ngôn của ĐCS đã góp phần làm tăng thêm ảnh hưởng và vị trí của giai cấp công nhân đối với quá trình cách mạng, nhất là ở các nước tiên tiến

Tắt cả những điều đó giải thích vì sao có hiện tượng lịch sử có một không hai “mùa xuân của các dân tộc” năm 1848, làn sóng cách mạng lan rộng khắp

châu Âu |

| + Giai cấp công nhân Pháp trong cuộc cách mạng 1848 - 1849

Tình thế chung của cách mạng đã chín muồi,.song không phải vì thế mà cách mạng đã có thể nhất loạt nỗ ra trên toàn châu Âu Do điều kiện lịch sử

riêng biệt của mỗi nước, tùy theo tình của cuộc đấu tranh giai cấp và những yếu

tố xã hội khác mà quy mô, tính chất và phương hướng của cách mạng ở mỗi

nước có sự khác nhau |

Trang 35

độ quân chủ do vua Lui Philip đứng đầu Cách mạng dân chủ tư sản nỗ ra năm

1848 nhằm tiêu diệt nền quân chủ tháng Bảy, thiết lập nền cộng hòa tư sản

Giai cấp công nhân Pháp được rèn luyện trong các cuộc khởi nghĩa ở Liông 1831 - 1834 đã tỏ ra lớn mạnh và đóng vai trò quyết định trong cách

mạng

Ngày 22/2/1848, quan ching nhân dân Pari mà nòng cốt là những công nhân tiên tiến đã kéo xuống đường biểu tình đòi cách chức thủ tướng Ghidô và đòi tiễn hành cải cách tuyển cử Trong cuộc giao chiến đầu tiên giữa quần chúng

nhân dân và quân đội, cảnh sát, nhiều vệ binh đã chạy về phía nhân dân

Sáng 24/2, khắp thành phố chăng đầy chướng ngại vật Hội viên các đoàn

thê cách mạng bí mật, công nhân và những người dân chủ tiêu tư sản đã đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang của quân chúng

Quân đội của chính phủ bị đánh tan, vua Lui Philip phải thoái vị và chạy trốn sang nước Anh Cách mạng thắng lợi bước đầu Chính phủ lâm thời được thành lập gồm tuyệt đại đa số đại biểu của giai cấp tư sản, hai đại biểu của giai cấp công nhân, còn lại là đại biểu của giai cấp tiêu tư sản Theo nhận xét của Mác: “Chính phủ đó chỉ có thể là một thoả hiệp giữa các giai cấp khác nhau đổ tùng cùng nhau lật đỗ nên quân chủ tháng Bảy, nhưng lợi ích thì vẫn đối địch nhau "5

Trong khi các phần tử tư sản chia nhau quyền bính trong chính phủ lâm thời thì nền cộng hoà vẫn chưa được công bố Trước áp lực đấu tranh của quần chúng, mãi đến chiều 25/2, khẩu hiệu của nước cộng hoà Pháp “Tự do, bình đẳng, bác ái” mới được trưng lên trên các bức tường ở Pari

Sự chia rẽ theo những trường phái, hệ tư tưởng khác nhau khiến cho Chính phủ lâm thời hầu như không có hoạt động gì tích cực Quần chúng nhân dân tiếp tục đưa yêu sách đòi Chính phủ lâm thời phải ra sắc lệnh về quyền lao động “Quyền lao động” theo yêu sách của công nhân không chỉ bao hàm nội

Trang 36

dung yêu cầu như phải có những biện pháp chống nạn thất nghiệp mà còn bao gồm cả quyền được hưởng công bằng các thành quả lao động của mình Công nhân không những phải được đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ mà công việc đó còn phải đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ mà công việc đó còn phải đảm bảo cho họ có một cuộc sống tạm đủ Những đồn cơng nhân đại biểu cho các nghiệp đoàn cũng đưa yêu sách đòi rút ngăn ngày lao động và tăng tiền công sức ép dau tranh của công nhân đã buộc Chính phủ lâm thời phải lập ra một ủy ban chính phủ phụ trách công việc công nhân, đứng đầu là Lui Blăng |

Cuộc đấu tranh của công nhân đã đưa đến những kết quả bước đầu: các chủ xí nghiệp sợ hãi mà phải thỏa mãn một số yêu sách của công nhân, sau đó Chính phủ ra sắc lệnh rút ngắn ngày lao động ở Pari xuống còn 10h/ngày, ở các tỉnh xuống còn l11h/ngày

Nhưng tư sản Pháp không dễ dàng nhượng bộ công nhân như vậy Trong khi ra sắc lệnh giảm giờ làm cho công nhân, chúng cũng đồng thời tìm cách duy trì lợi nhuận thông qua bóc lột của mình bằng cách tăng thuế trực thu đối với nông nhân lên 45% Đây là một biện pháp cực kỳ thâm độc của tư sản Pháp bấy giờ Chúng rêu rao rằng sở dĩ nông dân phải chịu mức thuế cao đến vậy là do Chính phủ không còn đủ ngân sách chỉ phí khi buộc phải giảm giờ làm cho công nhân Với thủ đoạn này, tư sản Pháp đã khoét sâu, khơi rộng mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân, hòng thủ tiêu mối liên mỉnh lợi ích giữa 2 giai cấp chủ yếu trong xã hội Pháp bấy giờ Quả thực là nông dân đã sinh ra thù ốn cơng nhân

Sau khi nắm được bộ máy Nhà nước, cảnh sát, giai cấp tư sản bắt đầu tiến

hành thủ tiêu phong trào dân chủ vô sản Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nỗ ra ở các trung tâm công nghiệp lớn Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt vào cuối tháng 4/1848, khi giai cấp tư sản đang âm mưu xúc tiến cuộc bầu cử bịp

bom

Cuộc bầu cử tiến hành trên cơ sở chế độ bầu cử mới dựa trên những thành

Trang 37

đều có quyền đi bầu cử Bản thân điều này là một thắng lợi lớn của nhân dân

Pháp

Bằng nhiều thủ đoạn xảo trá, gian lận, giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử lập hiến Giai cấp tư sản và thế lực quân chủ phản động vẫn còn giữ được vị trí khá vững vàng, đặc biệt ở cdc tinh Thé 1a “man mo ddu của cách mạng ” đã chấm đứt — như Mác đã nói

Trong số 880 nghị sĩ mới được bầu có 500 người ôn hòa thuộc phái cộng hòa, phe dân chủ chưa có đầy 100 nghị sĩ, trong đó chỉ có một vài người xã hội chủ nghĩa, còn lại là những nghị sĩ thuộc các phe phái khác

Kết quả này hoàn toàn trái ngược với những gi nhân dân mong đợi Những người vô sản vô cùng băn khoăn, căm phẫn trước một thực tế là ngay ở những vùng mà những người vô sản chiếm đa số thì người được bầu làm Nghị sĩ

Quốc hội lập hiến vẫn là các nhà tư sản Vô sản bấy giờ mới vỡ lẽ ra một điều là

chừng nào chính quyền vẫn nằm trong tay tư sản thì một cuộc bầu cử hình thức

không thê đảm bảo cho họ giành được thắng lợi Thất bại này đã phần nào làm

tiêu tan những ảo tưởng của công nhân

Quốc hội lập hiến do tự sản chiếm đa số chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 5/1848 chính phủ lâm thời được thay thế bằng một cơ quan mới là "ủy ban chấp hành" Lui Blăng và Anbe bị gạt ra khỏi chính phủ Bộ lao động bị bãi

bỏ Quốc hội lập hiến còn hạn chế cả quyền đưa kiến nghị Một thời kỳ: đấu

tranh mới lại bắt đầu mà đỉnh cao của nó là cuộc khởi nghĩa Tháng Sáu

Lúc này, giới quân phiệt Phổ ra sức đàn áp cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước Ba Lan ở Pôdơnan và nhiều tỉnh khác của Ba Lan Trước tình hình này ngày 15/5 hàng ngàn công nhân sinh hoạt trong các câu lạc bộ dân chủ đã tổ chức một cuộc biểu tình qui mô lớn đưa yêu sách đòi Quốc hội lập hiến giúp đỡ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Ba Lan, đồng thời chấm dứt chính

sách đối nội phản động ở Pháp

Hàng nghìn công nhân tổ chức tuần hành trên đường phố Pari, tràn cả vào

Trang 38

Quân đội đã ập tới, giải tán cuộc biểu tình, bắt giam một số người lao động như

Raxpay, Anbe và Blăngxki Sau đó chúng công bố một loạt sắc lệnh nhằm đánh vào công nhân Ngày 22/6, công nhân đã dựng chiến luỹ, vật chướng ngại, lập nghĩa quân, đưa yêu sách đòi giải tán Quốc hội lập hiến

Sau cuộc biểu tình này, hàng loạt lãnh tụ của phong trào công nhân bị bắt: Raxpay, Bacbet, Blăngki chính quyền tư sản còn mở những chiến dịch vu

khống, tung tin đồn để công nhân mất lòng tin vào các lãnh tụ chính trị còn lại

Chẳng hạn chúng dùng giấy tờ giả mạo để buộc tội Blăngki đã khai ra các chiến hữu của mình cho cảnh sát của chế độ quân chủ tháng Bảy Tư sản tìm mọi cách chia rẽ giai cấp công nhân, phân hóa họ, gây mất đoàn kết

Ngày 22/6, công nhân Pari dựng chiến lũy, lập nghĩa quân, đưa yêu sách

đòi giải tán Quốc hội lập hiến, đòi được tham dự vào việc lập pháp

Hàng chục ngàn công nhân Pari bừng bừng khí thế phan nộ đã kéo tới

điện Lucxămbua biểu tình với các khẩu hiệu “chế độ cộng hòa muôn nam", "Da đảo chế độ người bóc lột người" Đến chiều tối, đoàn người biểu tình lại càng

dài thêm với những người từ ngoại ô kéo vào Các chiến lũy được dựng lên một cách tự phát và đến ngày hôm sau, cả Pari đã có hơn 500 chiến lũy

Chính phủ tư sản quyết định dùng vũ lực hòng đè bẹp cuộc đấu tranh của quần chúng Đại bác, các đội vệ binh quốc gia được điều từ các tỉnh khác về

Pari Cuộc chiến ở Pari thực sự trở thành một cuộc nội chiến qui mô lớn giữa tư

sản và vô sản Chưa bao giờ công nhân vùng lên với ý chí quật cường đến thế

Bat chap lực lượng mạnh của tư sản, công nhân vẫn giữ vững nhiều chiến lũy và

chiến đấu kiên cường, anh đững Công nhân các ngành nghè, các thành phố cũng lần đầu tiên phối hợp hành động Cùng với cuộc khởi nghĩa ở Pari, công nhân Macxây cũng nỗi dậy, tuy nhiên cuộc khởi nghĩa ở Macxây đã nhanh chóng bị đập tan Công nhân ngành đường sắt đã nỗ lực và ngăn chặn có hiệu quả việc chuyển quân từ các thành phố, các tỉnh khác tới đàn áp cuộc khởi nghĩa Pari,

khiến quân tiễu phạt từ các tỉnh khác có lúc phải đi bộ |

Trang 39

sau 5 ngày giao tranh quyết liệt Những người tham gia khởi nghĩa lần lượt bị bắt Những ngày tiếp sau đó, bộ máy đàn áp của ngành tư pháp tư sản ra sức hoạt động Hàng chục ngàn người bị đi đày, bị kết án khổ sai, bị trục xuất vì ,tham gia khởi nghĩa

Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa tháng Sáu, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do giai cấp công nhân chưa có được sự lãnh đạo thống nhất của một chính đẳng thực sự cách mạng

Xét cho cùng thì cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát để chống lại âm mưu giải tán các xưởng quốc gia Chính phủ tư sản đã đụng đến quyền lợi sát sườn của công nhân: giải tán xưởng quốc gia có nghĩa là họ sẽ mất việc làm đụng đến miếng cơm manh áo của họ, vì thế mà công nhân phẫn nộ biểu tình Các chiến lũy dựng lên cũng là tự phát

Cuộc khởi nghĩa không có một lãnh tụ chính trị nào thực sự tiêu biểu có

thể định rõ đường đi nước bước, mục tiêu đấu tranh cho công nhân Cảnh đói

khổ cùng cực khiến cho mọi tầng lớp cơ bản của giai cấp công nhân Pari cùng đoàn kết cao độ tham gia khởi nghĩa, song như đã nói ở trên, chưa có người giương cao ngọn cờ tập hợp quần chúng nên các tầng lớp khác nhau của vô sản

Pari it nhiều chịu ảnh hưởng của lập trường cải lương

Trong điều kiện năm 1848, cuộc đấu tranh của công nhân Pháp đã thê hiện được tính độc lập về giai cấp, đồng thời cũng thể hiện tính chất cô lập, lẻ

loi khi họ một mình vùng lên chống tư sản mà không có sự hỗ trợ của nông dân, tiểu thị dân

Bên cạnh đó, cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử to lớn Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu là trận giao chiến lớn đầu tiên giữa 2 giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại Đánh giá cuộc khởi nghĩa tháng Sáu của giai cấp công nhân, Mác coi đó là “trận giao chiễn lớn đầu tiên diễn ra giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội hiện

đại Đó là một cuộc đấu tranh để duy trì hoặc tiêu điệt chế độ tư sản ””

” Sdd, tập 1 tr.182

Trang 40

Xác định rõ bản chất xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và khả năng

đóng vai trò là lực lượng chủ yếu cải biến xã hội “Việc bọn tư sản cộng hoà tàn

sat công nhân trong những ngày tháng Sáu năm 1846 ở Pari xác định đứt khoát rằng chỉ riêng giai cấp công nhân mới có bản chất XHCN Tất cả những học thuyết về CNXH phi giai cấp và về chính trị phi giai cấp đều là những lời nhằm nhí vô nghĩa ”'5

Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu trên thực tế còn kéo dài đến tháng 6 năm 1849

mới kết thúc Lịch sử cách mạng Pháp bắt đầu từ tháng Hai năm 1848 đã chia rõ

rệt thành hai thời kỳ: rước và sau tháng Sảu năm 1848

Trước tháng Sáu, Chính phủ lâm thời rồi Quốc hội lập hiến đã phải vô

cùng chật vật đối phó với sự lớn mạnh và những hành động mang tính chất cách mạng, độc lập của giai cấp công nhân Nhưng thời kỳ trong và sau cuộc khởi nghĩa tháng Sáu, hoạt động phá hoại của tư sản làm phân hóa các lực lượng của giai cấp công nhân dẫn đến cách mạng bị thất bại, hoạt động của phong trào

công nhân bị đàn áp, dẫn đến rệu rã dần

Mặc dù vậy, phong trào công nhân ở Pháp những năm 1848-1849 vẫn có ảnh hưởng khá mạnh đến công nhân các quốc gia khác ở châu Âu bấy giờ Kinh nghiệm đúc rút qua hon 1/2 thế kỷ cho các dân tộc ở châu Âu một niềm tin vững chắc: cách mạng Pháp có thể dẫn tới những chuyến biến chính trị to lớn ở cả những nước khác của châu Âu Vì vậy, nên khi biết cuộc khởi nghĩa nỗ ra ở Pari thì quần chúng các nước khác cũng có xu hướng muốn đây nhanh tình hình cách mạng ở nước mình Đó cũng là xu hướng của công nhân Đức

+ Giai cấp công nhân Đức trong cuộc cách mạng 1848-1849

Nước Đức cũng nằm trong hoàn cảnh lịch sử chung của châu Âu cùng với đặc điểm riêng của nước Đức là đất nước bị chỉa cắt về mặt chính trị làm cản trở

sự phát triển kinh tế TBCN, làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt Đặc

điểm nước Đức bấy giờ là đang tồn tại tình trạng cát cứ phong kiến, đất nước

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w