Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

22 42 2
Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầuPhần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Thực trạngPhần 3: Kết luận  Lời mở đầuTrong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ngày nay, thất nghiệp đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu, không loại trừ một quốc gia nào từ những nước nghèo đói cho đến những nước đang phát triển hay có nền công nghiệp phát triển.Việt Nam hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu: kinh tế có nhiều bước khởi sắc phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện, cho nên đời sống của người dân cũng được nâng cao…Đồng thời công cuộc đổi mới kinh tế đất nước cũng đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Khu vực Đồng bằng sông Hồng một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Đây là một nơi phần lớn thanh niên tập trung về học tập và làm việc, lực lượng lao động thanh niên ở đây có thể nói là rất lớn. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội, lao động thanh niên ở Việt Nam nói chung cũng như Đồng bằng sông Hồng nói riêng vấp pải không ít những thách thức, đặt biệt trong vấn đề tìm kiếm việc làm.Thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. Vì vậy, thất nghiệp thanh niên luôn được xem là vấn đề quan tâm của xã hội. Nhất là đối với thế hệ sinh viên, khi mà số sinh viên sau khi ra trường bị rơi vào thất nghiệp năm nay luôn cao hơn năm trước. Câu hỏi được đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp thanh niên là do đâu? Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà? Và chúng ta pải làm gì để khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, giải pháp nhằm đặt ra gấp để giải quyết vấn đề lao động trong xã hội cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu thanh niên. Vấn đề này cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đưa ra các chính sách và các biện pháp nhằm mục đích giải quyết tình hình thất nghiệp.Để làm rõ hơn về vấn đề này, em lựa chọn đề tài ‘‘Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận Phần II: Thực trạng thất nghiệp thanh niên tại vùng Đồng bằng sông Hồng Phần III: Một số giải pháp đề xuấtEm cũng xin được cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa là người đã giảng dạy em bộ môn Thị trường lao động và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm việc làm Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO ( International Labour Organization), việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Quan điểm của Nhà nước ta về việc làm được quy định tại Điều 9 của Bộ Luật lao động năm 2019 quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. 1.1.2. Người có việc làm Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. 1.1.3. Thất nghiệp Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO ( International Labour Organization), “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm mới mức tiền công đang thịnh hành.” (PGS.TS. Nguyễn Tiệp, 2011) Ở Việt Nam, khái niệm thất nghiệp được hiểu là những người không có việc làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội việc làm trong giai đoạn tham chiếu. Nói một cách khác, “ người thất nghiệp bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động mà tại khoảng thời gian xác định không có việc làm”, “sẵn sàng làm việc”, và “mong muốn tìm việc” 1.1.4 Thất nghiệp thanh niênNhư vậy, dựa trên khái niệm thất nghiệp nêu trên, có thể xác định được thất nghiệp thanh niên là tình trạng những người trong độ tuổi 15 – 24 có khả năng lao động nhưng không có việc làm và mong muốn tìm kiếm việc làm.1.2. Những hình thức thất nghiệp1.2.1. Thất nghiệp do trì trệ của nền kinh tế: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định người lao động trong lực lượng lao động không kiếm được việc làm...do trì trệ của nền kinh tế.Có người nguyên nhân dẫn đến loại hình thất nghiệp này như: + Suy thoái của các ngành và nền kinh tế + Gia tăng nhanh về dân số, lao động không có biện pháp điều chỉnh hiệu quả +Thiếu lao động chuyên mônkỹ thuật và không vó giải pháp khắc phục hậu quả... +Có các các rào cản kinh tế chưa được tháo gỡ +Các rào cản về hành chính và di chuyển lao động trong nền kinh tế cải cách hành chính không hiệu quả.1.2.2. Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng thất nghiệp xảy ra do sự mất cân đối giữa cungcầu lao động trong một nền kinh tế, một ngành hoặc một địa phương nào đó.1.2.3 Thất nghiệp tạm thời: Là tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển của người lao động giữa các vùng, các địa phương, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.1.2.4. Thất nghiệp tự nguyện:Là tình trạng người lao động không muốn đi làm với mức lương cụ thể trên thị trường lap động1.3. Các tiêu chí đánh giá thất nghiệpCó 4 tiêu chí để đánh giá thất nghiệp thanh niên: 1.3.1. Tỉ lệ thất nghiệp Thanh niênCông thức tính= Số thất nghiệp thanh niên Lực lượng lao động thanh niên x 100%Ý nghĩa: Cứ 100 lao động trong lực lượng lao động thanh niên thì có n lao động thanh niên bị thất nghiệp 1.3.2. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên so với tỷ lệ thất nghiệp của trưởng thànhCông thức tính Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên: Số thất nghiệp người trưởng thànhlực lượng lao động trưởng thành x100%1.3.3.Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên so với tổng số người thất nghiệpCông thức tính=( Số thất nghiệp thanh niên tổng số người thất nghiệp)x100%Ý nghĩa: Cứ 100 người thất nghiệp thì có n người là thanh niên1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên so với tổng số thanh niên Công thức tính=( Số thất nghiệp thanh niênTổng số thanh niên)x100%Ý nghĩa: Cứ 100 thanh niên thì có n người thất nghiệp 1.4. Những tác động của thất nghiệp1.4.1. Tác động của thất nghiệp đến kinh tế Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoáisuy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng, suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do pải hỗ trợ người lao động thiếu việc làm...). Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát. Thất nghiệp cũng là sự mất mát nguồn thu nhập đều đặn, thường xuyên.Đối với nguồn thu nhập thấp, không có điều kiện để tích lũy tiền hoặc hiện vật. Khi thất nghiệp xảy ra cuộc sống của họ sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều khi vì cuộc sống mưu sinh họ bắt buộc pải làm việc ở những nơi thiếu uy tín không phù hợp với trình độ cũng như khả năng, do hiệu suất làm việc thấp họ không đảm bảo được những yêu cầu do công việc đặt ra1.4.2. Tác động của thất nghiệp đến các vấn đề xã hội Thất nghiệp không chỉ là vấn đề về kinh tế mà nó còn là vấn đề xã hội, nạn thất nghiệp là đòn rất mạnh giáng vào tâm lý đời sống của mọi người và từ đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội, thất nghiệp gây ra các hiện tượng tiêu cực như trộm cắp, cờ bạc, sa sút đạo đức,... gây ra tổn thất về con người, xã hội, tâm lý, và sự ổn định về tư tưởng chính trị.1.4.3. Tác động của thất nghiệp đến các vấn đề an ninh trật tự, an sinh xã hội. Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định: hiện tượng bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống,... tăng lên; hiện trượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm,... Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm... Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính tri. PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP THANH NIÊN TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG2.1. Tổng quan về Đồng bằng sông Hồng Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của cả nước; Những nét cở bản về kinh tế xã hội: Quy mô kinh tế và thu ngân sách đứng thứ 2 cả nước, chiếm tương ứng 32% GDP và gần 35%, xuất khẩu hàng năm chiếm trên 32%. Là vùng hội tụ nhiều lợi thế nhất, thuận lợi nhất trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực: Hệ thống giao thông kết nối hiện đại, đồng bộ tốt nhất nước tạo động lực để thúc đẩy liên kết phát triển và chuyển dịch kinh tế của vùng. Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển và là đầu mối kết nối vùng với các vùng kinh tế trong nước, khu vực và thế giới. Trung tâm hàng đầu về cung ứng nguồn nhân lực Nơi tập trung các cơ sở sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ hiện đại với nhiều nhà máy của các tập đoàn, công ty hàng đầu trong và ngoài nước như Samsung, LG, Panasonic, Vinfast... nên thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, phần mềm, công nghiệp phụ trợ và ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, logistics lớn nhất cả nước.Trong những tháng đầu năm, tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid19, các địa phương thực hiện mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.Theo báo cáo của Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, 6 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng đạt 7,59%, cao hơn mức chung của cả nước (6,76%).. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 251,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,5% dự toán năm 2019 của vùng (478,7 nghìn tỷ đồng). Những nét cơ bản về lao động việc làm: Đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích trên 20.973 km² với dân số là 22 triệu người. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (1064 ngườikm2 ) Bảng 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Đồng bằng sông Hồng 2015201620172018Sơ bộ 2019CẢ NƯỚC54.266,054.482,854.819,655.388,055.767,4Đồng bằng sông Hồng12.268,412.217,012.273,312.345,112.438,2Nguồn: Tổng cục Thống Kê, 20152019.Theo số liệu tại bảng 1, Lực lượng lao động tại vùng đồng bằng sông hồng có xu hướng tăng vào năm 2015 đạt 12,268 triệu người đến năm 2019 lên đến 12,438. 2.2. Thực trạng thất nghiệp thanh niên tại Vùng đồng bằng sông Hồng 5 năm gần đây ( 2015 2019)2.2.1. Khái quát tình hình thất nghiệp ở thành thị và nông thôn Lực lượng lao động thanh niên là lực lượng đóng vao trò chính xung kích sáng tạo trong nền kinh tếxã hội hiện nay.Tính đến quý 4 năm 2020, dân số từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt hơn 74,1 triệu người, trong đó 55,1 triệu người thuộc lực lượng lao động (số này không bao gồm người Việt Nam sống ở nước ngoài trong giai đoạn tham chiếu điều tra). Mặc dù tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo, hiện chiếm khoảng 66,9% lực lượng lao động. • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 74,4%. Khác biệt về mức độ tham gia hoạt động kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn tồn tại, xấp xỉ khoảng 11,9 điểm phần trăm (66,9% và 78,8%). • Đến Quý 4 năm 2020, cả nước có gần 54,0 triệu lao động có việc làm và gần 1,2 triệu lao động thất nghiệp. • Tỷ số việc làm trên dân số từ 15 tuổi trở lên là 72,8%. Quý 4 năm 2020, tỷ số việc làm trên dân số thành thị đạt 64,6%, trong khi tỷ số này ở khu vực nông thôn là khoảng 77,5%. • Nếu dựa theo số giờ làm việc, cảTheo Tổng Cục thống kê, Lực lƣợng lao động trung bình cả nƣớc năm 2019 là 55,77 triệu ngƣời, tăng so với năm trƣớc 413 nghìn ngƣời (0,75%). Lực lƣợng lao động bao gồm 54,66 triệu ngƣời có việc làm và hơn 1,1 triệu ngƣời thất nghiệp. LLLĐ nam hiện đạt trên 29,3 triệu người, chiếm 52,7%; LLLĐ nữ đạt gần 26,4 triệu người, chiếm 47,3%. Bảng 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn, Đơn vị: nghìn người Tổng sốNamNữThành thịNông thônTổng số (Nghìn người)201554.266,028.133,326.132,716.913,837.352,2201654.482,828.273,626.209,217.126,237.356,6201754.819,628.513,626.306,017.416,137.403,5201855.388,028.911,426.476,617.864,237.523,8Sơ bộ 201955.767,429.370,626.396,818.094,537.672,9Cơ cấu (%)2015100,051,848,231,268,82016100,051,948,131,468,62017100,052,048,031,868,22018100,052,247,832,367,7Sơ bộ 2019100,0 52,747,332,467,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 20152019Theo Tổng Cục thống kê, Lực lƣợng lao động trung bình cả nƣớc năm 2019 là 55,77 triệu ngƣời, tăng so với năm trƣớc 413 nghìn ngƣời (0,75%). Lực lƣợng lao động bao gồm 54,66 triệu ngƣời có việc làm và hơn 1,1 triệu ngƣời thất nghiệp. LLLĐ nam hiện đạt trên 29,3 triệu người, chiếm 52,7%; LLLĐ nữ đạt gần 26,4 triệu người, chiếm 47,3%.Quá trình đô thị hóa và di cư lao động từ nông thôn đến thành thị đã góp phần làm tăng qui mô LLLĐ thành thị. Tính đến năm 2019, LLLĐ ở thành thị đạt trên 18 triệu người, chiếm 32%, nông thôn gấp đôi trên 36 triệu người chiếm 67,6%. So với năm 2015, LLLĐ thành thị đã tăng 1,181 triệu người.Bảng 2:Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn () chia theo Thành thị, nông thôn, Vùng và Năm 2015201620172018Sơ bộ 2019CẢ NƯỚCTổng số2,342,292,222,192,17Đồng bằng sông Hồng2,772,222,151,971,82Trung du và miền núi phía Bắc1,201,181,021,051,29Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung2,402,742,522,702,47Tây Nguyên1,271,231,051,051,37Đông Nam Bộ2,662,462,682,632,45Đồng bằng sông Cửu Long2,662,892,852,712,90Thành thịTổng số3,563,213,173,103,11Đồng bằng sông Hồng4,323,243,213,002,53Trung du và miền núi phía Bắc3,313,242,712,092,93Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung4,144,284,033,954,09Tây Nguyên2,842,181,981,512,52Đông Nam Bộ3,082,622,822,932,88Đồng bằng sông Cửu Long3,203,743,633,743,86Nông thônTổng số1,901,841,771,741,69Đồng bằng sông Hồng2,201,731,641,441,46Trung du và miền núi phía Bắc0,850,780,690,850,98Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung1,902,171,952,221,86Tây Nguyên0,760,880,690,880,94Đông Nam Bộ2,262,202,452,111,76Đồng bằng sông Cửu Long2,642,622,612,372,60 Nguồn: Tổng Cục Thống KêTính theo vùng kinh tế, năm 2019 Đồng bằng Sông Hồng đứng thứ 4 với tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở nên thất nghiệp chiếm 1.82% số dân trong vùng giảm qua các năm và giảm 0,95% so với năm 2015; tại đây đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,53%, ở nông thôn là 1,46%. Bảng 3:Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và phân theo nhóm tuổi. Tỷ lệ thất nghiệpChung1524254950+Đồng bằng sông Hồng 20191,827,171,230,5020182,027,991,311,0920172,209,981,220,5720162,249,691,320,6520152,429,621,450,77Theo kết quả của Tổng cục thống kê, những người thất nghiệp thường có độ tuổi khá trẻ; trong 5 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng có xu hướng thấp và ổn định. Năm 2015 từ 2,42% xuống cón 1,82% năm 2019 (giảm 0,6%).Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên bị thất nghiệp cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm tuổi khác hàm ý rằng tạo việc làm cho thanh niên đã và đang là thách thức lớn đối với nền kinh tế. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người trên 25 tuổi chiếm rất thấp trong khoảng từ 1,2 đến 1,5%, thì tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ( 1524) rất cao từ 7 đến 10%. Thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi từ 1524 trong năm 2019 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm 38,7% tổng số người thất nghiệp. 2.3 Đánh giá 2.3.1 Mặt đạt đượcTp Hà Nội có nguồn nhân lực dồi dào đây là một lợi thế của tp ,chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao qua các năm,nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực lớn cho thấy được thành phố hồ chí minh có một thị trường lao động rộng lớn, người lao động có thể tìm việc một cách dễ dàng.Mỗi tháng thì trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động tp hcm luôn phân tich tình hình thị trường lao động của thành phố và dự báo nhu cầu tuyển dụng những tháng tiếp theo điều đó đã giúp cho thành phố biết được những biến động của thị trường lao động.Tỷ lệ làm công ăn lương của thành phố chiếm tỷ lệ cao, Thu nhập bình quân của lao động làm việc được cải thiện.Lao động làm công ăn lương được thừa nhận là bộ phận lao động ưu tú, có trình độ, số đông ở độ tuổi trưởng thành và chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ nơi có năng suất lao động và các tiêu chuẩn lao động được đảm bảo hơnMôi trường pháp bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi để thị trường lao động thành phố phát triển 2.3.2Mặt hạn chếBên cạnh những điểm mạnh thì thị trường lao động tại thành phố hà nội còn có những hạn chế Tp hà nội có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa biết tận dụng hết lợi thế đó,tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chiểm tỷ lệ lớn, đào tạo nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, Nhu cầu tuyển dụng của thành phố rất lớn nhưng trình độ của người lao động có tay nghề vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của tuyển dụng dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầuSố lượng đào tạo lớn nhưng chất lượng, trình độ lao động chưa cao, có thể đáp ứng được những công việc đòi hỏi chuyên môn vẫn chưa nhiều. Vì thế thị trường lao động TP thời gian gần đây luôn diễn ra tình trạng mất cân đối về số lượng cũng như chất lượng trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật thuộc nhóm ngành nghề công nghiệp trọng yếu và kinh tế dịch vụ như cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin.Số lao động cung ứng hằng năm cho thành phố nhiều nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của người tuyển dụng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở tp vẫn còn cao3. Giải pháp 3.1Nguyên nhân•Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầuSuy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu còn thấp không sánh kịp với các sản phẩm chất lượng cao của các quốc gia có trình độ phát triển cao. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn lao động dẫn đến lao động mất việc làm.Đây là nguyên nhân chủ yếu, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và xuất khẩu nên khi kinh tế toàn cầu bị suy giảm thì nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn và hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.•Nếp nghĩ có lâu trong thanh niênVới thói quen học để “làm thầy” chứ không ai muốn mình “làm thợ”, hay thích làm việc cho nhà nước mà không thích làm việc cho tư nhân. Với lý do này, nhu cầu xã hội không thể đáp ứng hết yêu cầu của lao động, điều này là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội.Một bộ phận lao động trẻ lại muốn tìm đúng công việc mình yêu thích mặc dù các công việc khác tốt hơn nhiều, dẫn đến tình trạng những ngành cần lao động thì lại thiếu lao động, trong khi đó lại thừa lao động ở các ngành không cần nhiều lao động.•Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấpKinh tế Việt Nam từng bước áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nên đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, thành thạo tay nghề.Trong khi đó đội ngũ lao động ở nước ta chỉ một số ít lao động có trình độ, tay nghề. Tác phong công nghiệp của lực lượng lao động nước ta còn non yếu,thiếu tính chuyên nghiệp; trong khi nền kinh tế đòi hỏi một đội ngũ lao động năng động.NGUYÊN NHÂN 5: TIẾNG ANH HẠN CHẾĐa số sinh viên đều được dạy môn Tiếng Anh trên ghế nhà trường và có trong tay chứng chỉ nào đó nhưng không phải bạn nào cũng có thể sử dụng ngoại ngữ phổ biến này một cách lưu loát trong giao tiếp.Các công ty yêu cầu ứng viên phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh và vận dụng kỹ năng đọc viết trong công việc hàng ngày mà không chỉ là tấm bằng cấp ghi số điểm bạn đạt được.Vì thế, các bạn sinh viên cần tăng cường luyện tập tiếng Anh thực tế càng nhiều để gia tăng cơ hội tìm được công việc tốt lương cao trong tương lai.NGUYÊN NHÂN 6: BỊ ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆCĐừng bao giờ bị động trong quá trình tìm việc vì mức độ cạnh tranh ngày càng cao giữa những sinh viên mới ra trường hàng năm và số lượng người thất nghiệp những năm trước nữa. Nhiều bạn sinh viên chỉ tìm việc qua Internet và gửi hồ sơ đợi nhà tuyển dụng phỏng vấn còn một số thì trông cậy vào mối quan hệ gia đình để tìm việc.Tuy nhiên, hàng ngày, nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc từ nhiều nguồn khác nhau và hồ sơ của bạn sẽ dễ bị “hòa lẫn” trong số đó. Bạn nên chủ động mở rộng mối quan hệ và không ngừng nâng cao kỹ năng của mình theo yêu cầu của xã hội để tạo ra lợi thế nổi bật cho chính mình, gia tăng cơ hội việc làm so với các ứng viên khác.NGUYÊN NHÂN 7: TUYỂN DỤNG CHƯA MINH BẠCHQuy tắc ngầm trong xin việc nhờ vào mối quan hệ và tiền tệ như tại Việt Nam hiện nay chính là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng thất nghiệp. Có những bạn ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường đã được cha mẹ xin cho công việc ổn định mà không cần lo lắng nhiều về xin việc. Cho dù bạn này không có khả năng làm việc tốt thì vẫn có thể tìm được việc nhờ vào sự quen biết của gia đình mình. Trong khi đó, những bạn có gia cảnh bình thường, không có nguồn tài chính và mối quan hệ rộng sẽ phải vất vả và cạnh tranh hơn trong quá trình tìm việc. Quy trình tuyển dụng không minh bạch thế này đã được sự chấp thuận của xã hội lâu nay vì không ai có thể chối bỏ quyền lực của đồng tiền và mối quan hệ rộng.Để không phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, ngay từ khi học Đại Học, Cao Đẳng, các sinh viên nên học hành chăm chỉ, tham gia các chương trình hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng cần thiết. Không những thế, để chuẩn bị hành trang cho tương lai, các bạn cũng nên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành mình theo học. Ví dụ, các bạn học ngành khoa học kinh tế thì có thể tìm các khóa học nghiệp vụ kinh tế như Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự, Marketing hay Logistics …2. Các nguyên nhân chủ quanNgoài những yếu tố khách quan từ nền kinh tế, các yếu tố chủ quan mới là những yếu tố có tác động trực tiếp dẫn đến thất nghiệp của ứng viên.Các yếu tố nằm ở bản thân ứng viên được thể hiện rõ rệt khi các nhà tuyển dụng xem xét CV ứng viên và các vòng phỏng vấn. Ngoài kỹ năng chuyên môn, theo từng loại hình công việc, các nhà tuyển dụng còn đòi hỏi kinh nghiệm thực chiến và kỹ năng phối hợp xử lý tình huống của ứng viên. Dưới đây là các nguyên nhân được liệt kê chi tiết:a. Yếu tiếng anh – Nguyên nhân thứ 3Hiện tại các công việc đòi hỏi người lao động cần có tiếng anh ngày càng nhiều.Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ được các công ty yêu cầu nhiều nhất bởi đó là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Công việc bắt buộc giao tiếp, làm việc đàm phán cùng với người nước ngoài ngày càng nhiều tần suất ngày càng tăng. Mặc khác, kiến thức kinh nghiệm nghề nghiệp của nhiều nước trên thế giới được truyền tải đa phần bằng tiếng Anh. Thiếu đi tiếng Anh, hầu như không thể xử lý hết các yêu cầu từ phía lãnh đạo và đối tác. Cũng như tự hạn chế về sự phát triển của bản thân.b. Không cập nhật mới về yêu cầu của thị trường – Nguyên nhân thứ 4Thế giới vận động và thay đổi hàng ngày hàng giờ, xu hướng phát triển cùng công nghệ tiên tiến ngày càng lớn.Việc cập nhật liên tục xu hướng và thay đổi theo nhu cầu của thế giới là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của ứng viên (ít nhất trong thời điểm hiện tại).Mỗi lĩnh vực sẽ có yêu cầu riêng về: công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng (kỹ năng cứng, kỹ năng mềm) bắt buộc ứng viên phải liên tục cập nhật và nắm bắt theo xu hướng của thị trường lao động.Sự thụt lùi thể hiện rõ rệch khi bạn chỉ đứng yên trước sự chuyển động không ngừng của cả thế giới.c. Yếu về kỹ năng hỗ trợ công việc – Nguyên nhân thứ 5Sự chuyển động của thế giới cũng ảnh hưởng gián tiếp đến các yêu cầu kỹ năng làm việc của người tuyển dụng lên người lao động.Không chỉ là kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng), các kỹ năng hỗ trợ công việc (kỹ năng mềm) cũng vô cùng quan trọng, khi môi trường làm việctương tác công việc dần thay đổi với việc giao thoa nhiều quốc gia.+ Kỹ năng giải quyết vấn đề+ Kỹ năng làm việc nhóm+ Kỹ năng sử dụng công nghệ phát triển+ Kỹ năng tự quản trịViệc thiếu linh động và nhạy cảm biến đổi có thể hạn chế khả năng được tuyển dụng của bạn hoặc bị đào thải sau quá trình thử việc.d. Không cập nhật kiến thức kỹ năng mới theo nhu cầu thị trường – Nguyên nhân thứ 6Kiến thức kỹ năng ngành nghề (kỹ năng cứng) luôn được nâng cao và cập nhật mới theo sự vận động và thay đổi của nền kinh tế.Hạn chế trong việc cập nhật kiến thức và kỹ năng mới sẽ khiến bạn không đủ khả năng làm việc, đáp ứng nhu cầu công ty, việc đào thải có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. . Thiếu sự chủ động (mở rộng quan hệ, tự giác làm việc, tự tìm tòi học hỏi) – Nguyên nhân thứ 7Một trong những yếu tố mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới trong công việc, chính là “mối quan hệ”. Lý do bạn không tìm thấy công ty phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của bản thân chính là thiếu đi mối quan hệ. Bạn không thể tìm thấy công ty phù hợp, nhà tuyển dụng không thể tìm thấy bạn.Việc bạn chủ động trong công việc, tìm tòi học hỏi, thích ứng trong công việc, tạo nên chất xúc tác cho các mối quan hệ tốt bên ngoài môi trường công việc, tạo nên vòng quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh tên tuổi của chính bạn.d. Không chấp nhận thất bại và thiếu nỗ lực – Nguyên nhân thứ 8Những thiếu sót vấp ngã trong công việc là không thể tránh khỏi, nếu mỗi cá nhân không thể chấp nhận thất bại và thiếu sự vận động nỗ lực nâng cấp bản thân. Sự đào thải khỏi môi trường làm việc là điều sớm muộn.Mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, tối ưu điểm mạnh và khắc phục điểm yếu gần như là công việc mỗi ngày để bản thân có được những kết quả mà mình mong muốn.3.2 GIẢI PHÁP GIẢM THẤT NGHIỆP 3.2.1.Chính sách của chính phủ về kinh tế Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tếVề tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu; giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế.Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói riêng với các khoản.Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu. Sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động. Việt Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ nhưng do cơ cấu bố trí chưa hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả. Tăng nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện giao thông… nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời, nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoán thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu côngnghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công nhân.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách ưu đãi, lao động thuộc đối tượng yếu thế.Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.3.2.3 Các chính sách khácTrợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.– Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.– Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.– Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.– Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.– Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.– Hạn chế tăng dân số.– Khuyến khích sử dụng lao động nữ.– Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng. Kết LuậnVấn đề thất nghiệp thanh niên ở Việt Nam nói chung cũng như vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng đang từng bước được khắc phục, đem lại những lợi ích to lớn không chỉ cho nền kinh tế nước ta mà còn cho đời sống của nhân dân, đặt biệt là những người lao động.Trong giai đoạn tới, chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề giải quyết thất nghiệp cần tiếp tục đượcc nhà nước quan tâm. Bên cạnh đó, mỗi người lao động nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung cần không ngừng hoàn thiện , trau dồi bản thân cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và nền kinh tế hội nhập của đất nước.

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:08

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Đồng bằng sông Hồng - Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

Bảng 1.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Đồng bằng sông Hồng Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn,   - Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

Bảng 1.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn, Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2:Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn (*) chia theo Thành thị, nông thôn, Vùng  và Năm - Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

Bảng 2.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn (*) chia theo Thành thị, nông thôn, Vùng và Năm Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2:Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn (*) chia theo Thành thị, nông thôn, Vùng  và Năm - Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

Bảng 2.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn (*) chia theo Thành thị, nông thôn, Vùng và Năm Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3:Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và phân theo nhóm tuổi. - Tiểu luận thị trường lao động Thất nghiệp thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay

Bảng 3.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và phân theo nhóm tuổi Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguồn: Tổng cục Thống Kê, 2015-2019.

  • Theo số liệu tại bảng 1, Lực lượng lao động tại vùng đồng bằng sông hồng có xu hướng tăng vào năm 2015 đạt 12,268 triệu người đến năm 2019 lên đến 12,438.

  • NGUYÊN NHÂN 5: TIẾNG ANH HẠN CHẾ

  • NGUYÊN NHÂN 6: BỊ ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

  • NGUYÊN NHÂN 7: TUYỂN DỤNG CHƯA MINH BẠCH

  • 2. Các nguyên nhân chủ quan

    • a. Yếu tiếng anh – Nguyên nhân thứ 3

    • b. Không cập nhật mới về yêu cầu của thị trường – Nguyên nhân thứ 4

    • c. Yếu về kỹ năng hỗ trợ công việc – Nguyên nhân thứ 5

    • d. Không cập nhật kiến thức & kỹ năng mới theo nhu cầu thị trường – Nguyên nhân thứ 6

    • . Thiếu sự chủ động (mở rộng quan hệ, tự giác làm việc, tự tìm tòi học hỏi) – Nguyên nhân thứ 7

    • d. Không chấp nhận thất bại và thiếu nỗ lực – Nguyên nhân thứ 8

    • 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan