tiểu luận thị trường lao đông

16 350 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận thị trường lao đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI TỈNH TÂY NINH TÓM TẮT Theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế(ILO) thì cho thấy hơn 61% số dân có việc làm của thế giới tương ứng với 2 tỷ người, kiếm sống tại khu vực kinh tế phi chính thức.Tại Việt Nam lao có 53,4% lao động phi chính thức là lao động làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), 32,1% (tương ứng 5,8 triệu người) là lao động tự làm và 11,8% (tương ứng 2,2 triệu người) là lao động gia đình.Hiên nat vấn đề về lao động chưa tính thức đang là vấn đề đáng quan tâm của cả nước trong đó có Tây Ninh. Tỉnh Tây Ninh có nhiều nghiên cứu, chính sách được ban hành kèm theo nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức, nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội và việc làm bền vững. Đề tài đã nêu ra thực trạng, đặc điểm của thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh cùng với đó là các kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng của thị trường phi chính thức còn có mức sống thấp. 1.Giới thiệu Trong cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức sản xuất, kết hợp giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo ra Internet Vạn vật (Internet of Things IoT), có thể kết nối thế giới thực và ảo thông qua hệ thống máy móc và mạng internet. Nhờ có IoT, con người có thể bao quát toàn bộ quá trình sản xuất của công ty trong khi vẫn ngồi ngay tại nhà mình, giảm thiểu rất nhiều chi phí về vận chuyển, giao dịch, tối ưu hóa nghiên cứu phát triển, logistics đến dịch vụ khách hàng. Công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động. Vì vậy buộc người lao động một là thay đổi mình để nâng cao bản thân chuẩn bị hành trang đầy đủ để đón nhận sự đổi mới của cách mạng 4.0 mang lại hoặc người lao động sẽ lựa chọn một con đường “kiếm sống” khác – lao động phi chính thức. Xu hướng làm việc phi chính thức bắt đầu phát triển và đánh vào đối tượng sinh viên khá mạnh và phù hợp với thời gian của họ.Thực tế, việc làm phi chính thức có 1 vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và đóng góp 20% GDP cho thu nhập quốc dân, các công việc chủ yếu là kinh doanh nghiệp vụ chiếm khoảng 20%, sản xuất kinh doanh phục vụ tết có thể ổn định và không ổn định, giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho thành phố. Đối với những người nghèo, bằng cấp hoặc không có bằng cấp, trình độ nghề nghiệp thấp thì những công việc phi chính thức là một sự bắt đầu phù hợp, là cơ hội thiết thực để nâng cao tay nghề, tạo thêm thu nhập cho họ. Trong những năm gần đây, lao động, việc làm phi chính thức (PCT) đang là vấn đề vô cùng quan trọng đang được Chính phủ và các Bộngành quan tâm. Đặc biệt, “Nghị quyết số 10NQTW ngày 03062017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã trở thành đường lối, chủ trương lớn của toàn xã hội. Kể từ đó, có nhiều nghiên cứu, chính sách được ban hành kèm theo nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có khu vực PCT và lao động PCT, nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội và việc làm bền vững. Tỉnh Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ, năm 2018 có 896,8 nghìn người trên 15 tuổi tham gia lao động theo ước tính thì mỗi năm có khoảng gần 2 vạn người bước và độ tuổi lao động và thị trường phi chính thức là một lựa chọn cho “giá đỡ” của họ cho việc tăng thêm thu nhập. Vậy tại tỉnh Tây Ninh thị trường lao động phi chính thức đang diễn ra như thế nào? Đề tài “Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh” nhằm phân tích, đánh giá đặc điểm thực trạng lao động và việc làm phi chính thức tại tỉnh và từ đó nêu ra một vài kiến nghị cho vấn đề. 2.Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh Thị trường phi chính thức là gì? Theo định nghĩa quốc tế Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Các đơn vị này thường hoạt động với tổ chức quy mô nhỏ, quan hệ lao động chủ yếu dựa trên lao động không thường xuyên, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân hơn là những quan hệ qua hợp đồng với những đảm bảo chính thức. Theo Việt Nam Khu vực kinh tế phi chính thức được định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh). Ở Việt Nam, các cơ sở SXKD hoạt động trong khu vực này chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác. Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc) và không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Ở Việt Nam, hầu hết các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức Lao động phi chính thức là những lao động không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và không được tham gia bảo hiểm xã hội đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc Đặc điểm của lao động phi chính thức Đặc Điểm theo quốc tế Các đơn vị sản xuất của khu vực phi chính thức có những đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp hộ gia đình. Tài sản cố định và những tài sản khác không thuộc về đơn vị sản xuất mà thuộc về chủ sở hữu đầu tư. Các đơn vị này không thể đứng ra ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác theo đúng luật định và họ cũng không thể đứng ra tự trang trải nợ với tư cách của mình. Người chủ sở hữu phải tự cân đối thu chi, tự chịu rủi ro. Chi phí sản xuất không phân biệt với chi phí gia đình. Tương tự, việc sử dụng hàng hoá có giá trị như nhà cửa hay xe cộ không phân biệt là dành cho kinh doanh hay mục đích tiêu dùng của gia đình. Theo Việt Nam Lao động phi chính thức dễ nhận diễn qua: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định , thu nhập thấp, thời gian làm việc dài; không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội,… Họ là những người bán hàng rong trên đường, là những tiểu thương nhỏ không đăng ký giấy phép kinh doanh Các loại hình hoạt động trong khu vực phi chính thức Hoạt động đơn lẻ: gồm những nguời bán hàng vặt, hàng rong, cắt tóc, đạp xích lô, đánh giầy, bán vé số… Những người lao động này thường là dân nghèo thiếu khả năng vốn kinh doanh, không được đào tạo. công việc đơn giản, dễ làm, chỉ cần ít vốn cũng tạo ra được chỗ làm việc. Tuy nhiên thu nhập của họ rất thấp, không có tích lũy chủ yếu là kiếm sống hàng ngày. Hoạt động mang tính tập thể tổ chức theo nhóm người nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện được trang bị sơ sài. Quy mô hoạt động thường trong phạm vi hộ gia đình hoặc một số người góp vốn cùng tổ chức hoạt động. Nhu cầu về vốn ở mức độ nhiều ít tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Yêu cầu người lao động có hiểu biết chuyên môn nghề nghiệp . Lao động hoạt động trong loại hình này đã có tích lũy. Loại hình là những đơn vị kinh tế mà hoạt động của nó đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, tính tổ chức và hạch toán trong kinh doanh chặt chẽ hơn. Loại hình này có vốn đầu tư lớn hơn, có trang bị kỹ thuật và kinh doanh ổn định hiệu quả. Yêu cầu người lao động phải có kiến thức chuyên môn. So sánh thi trường lao động chính thức và phi chính thức

CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG–XÃ HỘI KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TIỂU LUẬN HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHI CHÍNH THỨC TẠI TỈNH TÂY NINH Điểm số Cán bộ chấm thi 1 Điểm chữ Cán bộ chấm thi 2 TP HCM, tháng 10 năm 2019 Mục lục TÓM TẮT 1 1.Giới thiệu .1 2.Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh 3 3 Một số kiến nghị cho thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh 11 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI TỈNH TÂY NINH Nguyễn Thị Hải Yến TÓM TẮT Theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế(ILO) thì cho thấy hơn 61% số dân có việc làm của thế giới tương ứng với 2 tỷ người, kiếm sống tại khu vực kinh tế phi chính thức.Tại Việt Nam lao có 53,4% lao động phi chính thức là lao động làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), 32,1% (tương ứng 5,8 triệu người) là lao động tự làm và 11,8% (tương ứng 2,2 triệu người) là lao động gia đình.Hiên nat vấn đề về lao động chưa tính thức đang là vấn đề đáng quan tâm của cả nước trong đó có Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh có nhiều nghiên cứu, chính sách được ban hành kèm theo nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức, nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội và việc làm bền vững Đề tài đã nêu ra thực trạng, đặc điểm của thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh cùng với đó là các kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng của thị trường phi chính thức còn có mức sống thấp 1.Giới thiệu Trong cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức sản xuất, kết hợp giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo ra Internet Vạn vật (Internet of Things - IoT), có thể kết nối thế giới thực và ảo thông qua hệ thống máy móc và mạng internet Nhờ có IoT, con người có thể bao quát toàn bộ quá trình sản xuất của công ty trong khi vẫn ngồi ngay tại nhà mình, giảm thiểu rất nhiều chi phí về vận chuyển, giao dịch, tối ưu hóa nghiên cứu phát triển, logistics đến dịch vụ khách hàng Công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động Trong khi sự đổi mới công nghệ 1 thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động Vì vậy buộc người lao động một là thay đổi mình để nâng cao bản thân chuẩn bị hành trang đầy đủ để đón nhận sự đổi mới của cách mạng 4.0 mang lại hoặc người lao động sẽ lựa chọn một con đường “kiếm sống” khác – lao động phi chính thức Xu hướng làm việc phi chính thức bắt đầu phát triển và đánh vào đối tượng sinh viên khá mạnh và phù hợp với thời gian của họ.Thực tế, việc làm phi chính thức có 1 vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và đóng góp 20% GDP cho thu nhập quốc dân, các công việc chủ yếu là kinh doanh nghiệp vụ chiếm khoảng 20%, sản xuất kinh doanh phục vụ tết có thể ổn định và không ổn định, giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho thành phố Đối với những người nghèo, bằng cấp hoặc không có bằng cấp, trình độ nghề nghiệp thấp thì những công việc phi chính thức là một sự bắt đầu phù hợp, là cơ hội thiết thực để nâng cao tay nghề, tạo thêm thu nhập cho họ Trong những năm gần đây, lao động, việc làm phi chính thức (PCT) đang là vấn đề vô cùng quan trọng đang được Chính phủ và các Bộ/ngành quan tâm Đặc biệt, “Nghị quyết số 10NQ/TW ngày 03/06/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã trở thành đường lối, chủ trương lớn của toàn xã hội Kể từ đó, có nhiều nghiên cứu, chính sách được ban hành kèm theo nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có khu vực PCT và lao động PCT, nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội và việc làm bền vững Tỉnh Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ, năm 2018 có 896,8 nghìn người trên 15 tuổi tham gia lao động theo ước tính thì mỗi năm có khoảng gần 2 vạn người bước và độ tuổi lao động và thị trường phi chính thức là một lựa chọn cho “giá đỡ” của họ cho việc tăng thêm thu nhập Vậy tại tỉnh Tây Ninh thị trường lao động phi chính thức đang diễn ra như thế nào? Đề tài “Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh” nhằm phân tích, đánh giá đặc điểm thực trạng lao động và việc làm phi chính thức tại tỉnh và từ đó nêu ra một vài kiến nghị cho vấn đề 2 2.Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh Thị trường phi chính thức là gì? - Theo định nghĩa quốc tế Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động Các đơn vị này thường hoạt động với tổ chức quy mô nhỏ, quan hệ lao động chủ yếu dựa trên lao động không thường xuyên, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân hơn là những quan hệ qua hợp đồng với những đảm bảo chính thức - Theo Việt Nam Khu vực kinh tế phi chính thức được định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) Ở Việt Nam, các cơ sở SXKD hoạt động trong khu vực này chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc) và không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên Ở Việt Nam, hầu hết các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức Lao động phi chính thức là những lao động không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và không được tham gia bảo hiểm xã hội đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc Đặc điểm của lao động phi chính thức - Đặc Điểm theo quốc tế Các đơn vị sản xuất của khu vực phi chính thức có những đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp hộ gia đình Tài sản cố định và những tài sản khác không thuộc về đơn vị sản xuất mà thuộc về chủ sở hữu đầu tư Các đơn vị này không thể đứng ra ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác theo đúng luật định 3 và họ cũng không thể đứng ra tự trang trải nợ với tư cách của mình Người chủ sở hữu phải tự cân đối thu chi, tự chịu rủi ro Chi phí sản xuất không phân biệt với chi phí gia đình Tương tự, việc sử dụng hàng hoá có giá trị như nhà cửa hay xe cộ không phân biệt là dành cho kinh doanh hay mục đích tiêu dùng của gia đình - Theo Việt Nam Lao động phi chính thức dễ nhận diễn qua: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định , thu nhập thấp, thời gian làm việc dài; không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội,… Họ là những người bán hàng rong trên đường, là những tiểu thương nhỏ không đăng ký giấy phép kinh doanh Các loại hình hoạt động trong khu vực phi chính thức - Hoạt động đơn lẻ: gồm những nguời bán hàng vặt, hàng rong, cắt tóc, đạp xích lô, đánh giầy, bán vé số… Những người lao động này thường là dân nghèo thiếu khả năng vốn kinh doanh, không được đào tạo công việc đơn giản, dễ làm, chỉ cần ít vốn cũng tạo ra được chỗ làm việc Tuy nhiên thu nhập của họ rất thấp, không có tích lũy chủ yếu là kiếm sống hàng ngày - Hoạt động mang tính tập thể tổ chức theo nhóm người nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện được trang bị sơ sài Quy mô hoạt động thường trong phạm vi hộ gia đình hoặc một số người góp vốn cùng tổ chức hoạt động Nhu cầu về vốn ở mức độ nhiều ít tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh Yêu cầu người lao động có hiểu biết chuyên môn nghề nghiệp Lao động hoạt động trong loại hình này đã có tích lũy - Loại hình là những đơn vị kinh tế mà hoạt động của nó đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, tính tổ chức và hạch toán trong kinh doanh chặt chẽ hơn Loại hình này có vốn đầu tư lớn hơn, có trang bị kỹ thuật và kinh doanh ổn định hiệu quả Yêu cầu người lao động phải có kiến thức chuyên môn So sánh thi trường lao động chính thức và phi chính thức 4 - Giống nhau: Thị trường chính thức và thị trường phi chính thức đều là một bộ phận của thị trường tài chính - Khác nhau Tiêu chí Thị trường chính thức Thị trường phi chính thức 1 Sự quản lí của Chính Chặt chẽ Ít chặt chẽ hơn phủ 2 Khả năng tiếp cận Hạn chế, khó khăn và nhiều Dễ dàng và ít ràng buộc nguồn vốn ràng buộc hơn 3 Rủi ro Thấp Cao Thị trường chính thức và thị trường phi chính thức có mối liên hệ mật thiết với nhau Thị trường phi chính thức có vai trò như một kênh hỗ trợ luân chuyển vốn khi qui mô của thị trường chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh - Lao động phi chính thức theo khu vự, giới tính Quy mô và tỷ lệ lao động phi chính thức ở Tây Ninh khá cao, và có xu hướng tăng nhanh trong vòng 5 năm qua: Năm 2018, có 309,1 nghìn lao động phi chính thức trên địa bàn toàn tỉnh (chiếm 46,74% tổng lao động có việc làm) Trong đó: lao động phi chính thức thuộc khu vực chính thức là 91,5 nghìn người (chiếm 29,6% tổng lao động PCT); lao động phi chính thức thuộc khu vực phi chính thức là 217,6 nghìn người (chiếm 70,4%) Giai đoạn 2014-2018, lao động phi chính thức tăng nhanh với tốc độ tăng 6,97%/năm, tăng từ 236,1 nghìn người năm 2014 lên 309,1 nghìn người năm 2018 (tăng 73 nghìn người) Đây là hệ quả của tăng dân số từ những thập kỷ trước làm tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhưng không được bố trí công việc hết ở khu vực chính thức, đã làm tăng mạnh lao động ở khu vực phi chính thức Đồng thời, sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 từ năm 2016 đã ít nhiều có những tác động nhất định lên thị trường lao động tỉnh Tây 5 Ninh, làm xuất hiện một số hình thức việc làm mới (như bán hàng, dịch vụ online, ) góp phần làm tăng mạnh số việc làm phi chính thức Biểu đồ 1 Số lượng lao động phi chính thức chia theo khu vực chính thức/phi chính thức, giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: 1000 người Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động - việc làm, TCTK, 2014-2018 + Theo khu vực thành thị - nông thôn: Lao động phi chính thức tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và tiếp tục xu hướng tăng Năm 2018, tỷ lệ lao động phi chính thức ở nông thôn chiếm 74,7%, cao gấp gần 3 lần so với khu vực thành thị Giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ lao động phi chính ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng nhẹ (3,1 điểm phần trăm (từ 71,6% năm 2014 lên 74,7% năm 2018), nhưng đây cũng là một trong những thách thức đối với các nhà làm chính sách trong việc đảm bảo chất lượng việc làm đối với khu vực này + Theo giới tính: Đa số lao động phi chính thức là nam giới Năm 2018, tỷ lệ lao động lao động phi chính thức nam giới chiếm 55,7%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 44,3% Trong vòng 5 năm qua, cơ cấu lao động PCT theo giới tính không thay đổi nhiều Bảng 1 Cơ cấu lao động phi chính thức chia theo khu vực thành thị/nông thôn và giới tính, 2014-2018 6 Đơn vị:% Chia theo Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Theo khu vực 100,0 100,0 100,0 Thành thị 28,4 32,0 25,3 Nông thôn 71,6 68,0 74,7 Theo giới tính 100,0 100,0 100,0 Nam 55,3 54,2 55,7 Nữ 44,7 45,8 44,3 Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động - việc làm, TCTK, 2014-2018 - Lao động phi chính thức theo Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT): Hầu hết lao động PCT ở Tây Ninh không có trình độ CMKT Năm 2018, toàn tỉnh có gần 275 nghìn lao động không có CMKT, (chiếm 92,2% tổng lao động PCT) Giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ lao động PCT không có CMKT có xu hướng tăng nhẹ, 0,4 điểm phần trăm (từ 91,8% năm 2014 lên 92,2% năm 2018) Bên cạnh đó, tỷ lệ các nhóm lao động PCT có trình độ trung cấp và cao đẳng cũng có xu hướng tăng (với mức tăng tương ứng 0,2 và 0,3 điểm phần trăm) Ngược lại, nhóm có trình độ sơ cấp và đại học trở lên có xu hướng giảm, (với mức giảm tương ứng là 0,5 và 0,4 điểm phần trăm) Qua đây có thể thấy được giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ nhóm lao động PCT có xu hướng gia tăng ở nhóm trình độ trung cấp, cao đẳng tăng, và có xu hướng giảm đi ở nhóm trình độ sơ cấp và đại học trở lên Bảng 2 Cơ cấu lao động phi chính thức theo trình độ CMKT, 2014-2018 7 Đơn vị:% Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 91,8 86,9 92,2 Sơ cấp 5,2 5,4 4,7 Trung cấp 1,6 2,9 1,8 Cao đẳng 0,4 1,0 0,7 Đại học trở lên 1,0 3,8 0,7 Tổng số 100 100 100 Chia theo trình độ CMKT Không có CMKT Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động - việc làm, TCTK, 2014-2018 - Lao động phi chính thức theo vị trí việc làm: Lao động PCT ở Tây Ninh tập trung cao nhất ở nhóm “lao động tự làm” (chiếm đến 46,2% tổng số), tiếp đến là nhóm lao động làm công hưởng lương (chiếm 39,6% tổng số); tiếp đến là nhóm lao động hộ gia đình và chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 12,3% tổng số) Biểu đồ 2.Tỷ lệ lao động PCT chia theo vị thế việc làm, năm 2018 Đơn vị:% Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động - việc làm, TCTK, 2018 - Lao động phi chính thức theo nhóm ngành kinh tế chính, nhóm nghề Lao động PCT tập trung cao nhất ở nhóm ngành Dịch vụ (chiếm 65% tổng số), tiếp đến là ở nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng (33,5% tổng số) và thấp nhất ở nhóm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản Trong nhóm ngành Dịch vụ, lao động 8 PCT chủ yếu làm việc ở các ngành như: “bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, môtô ” 19,5%, “công nghiệp chế biến, chế tạo” - 11,6%, “dịch vụ lưu trú và ăn uống” 9,8%, “xây dựng” - 9,2%, “vận tải kho bãi” - 3% + Theo nhóm nghề: Gần một nửa lao động PCT ở Tây Ninh làm các nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng Năm 2018, có 46,2% lao động PCT làm các nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng; 25,1% là thợ thủ công và các thợ khác có liên quan; 16,9% làm các nghề, công việc giản đơn; 8,7% là thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị; còn lại là các nghề khác Biểu đồ 3 Tỷ lệ lao động PCT chia theo nghề, năm 2018 Đơn vị:% Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động - việc làm, TCTK, 2018 - Thu nhập và thời gian làm việc của lao động phi chính thức Năm 2018, Thu nhập bình quân của lao động PCT của Tây Ninh là 5,15 triệu đồng/tháng, trong đó, thu nhập của lao động PCT ở khu vực chính thức khoảng 6 triệu đồng/tháng, thu nhập của lao động PCT ở khu vực PCT là 4,78 triệu đồng/tháng Thời gian làm việc bình quân của lao động PCT là 44,76 giờ/tuần, trong đó, thời gian làm việc của lao động PCT ở khu vực chính thức là 45,51 giờ/tuần, ở khu vực PCT là 44,45 giờ/tuần Có thể nói, thu nhập bình quân của lao động PCT của tỉnh không phải là thấp Tuy nhiên, nhóm lao động này vẫn là một 9 nhóm đối tượng chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ các chính sách về bảo hiểm, phúc lợi và an sinh xã hội; tính chất công việc của họ cũng không được đảm bảo Biểu đồ 4 Thu nhập và thời gian làm việc của lao động phi chính thức, năm 2018 Đơn vị: 1000 đồng, giờ/tuần Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động - việc làm, TCTK, 2018 Như vậy, quy mô và tỷ lệ lao động PCT ở Tây Ninh đã cao (chiếm gần 50% tổng số lao động có việc làm) và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây sẽ là một thách thức nhằm nâng cao năng suất, chất lượng việc làm để đạt được mục tiêu việc làm bền vững của toàn tỉnh và của cả nước Phần lớn lao động PCT tập trung ở khu vực nông thôn sẽ gây áp lực lớn cho khu vực này, đòi hỏi cần các chính sách việc làm cần phải tập trung mạnh mẽ hơn đối với khu vực này, đặc biệt là các chính sách riêng của tỉnh nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng việc làm cho khu vực nông thôn Với hơn 90% lao động PCT không có CMKT, chủ yếu là lao động tự làm và lao động làm công hưởng lương, làm các nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng, thợ thủ công… trong một số ngành dịch vụ hay công nghiệp chế biến chế tạo, cho thấy 10 lao động PCT đang làm các công việc khá nhỏ lẻ, manh mún, với năng suất thấp, thu nhập không cao, thiếu ổn định và bền vững Đánh giá vấn đề - Ưu điểm Thị trường phi chính thức đã phần nào giải quyết được trình trạng thất nghiệp của Tây Ninh Giúp người nghèo và người không có trình độ học vấn có thu nhập để trang trãi cuộc sống Giúp cho sinh viên có việc làm thêm Tăng khoảng 30 GDP cho cả nước năm 2018 mặc dù không đáng kể -Nhược điểm Lao động phi chính thức ngày càng lớn trên thị trường lao động tỉnh Tây Ninh nhưng thu nhập còn thấp và đời sống chưa được đảm bảo Đặc biệt, LĐ phi chính thức thường làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những lĩnh vực có ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn cộng đồng”, ông Vinh nhấn mạnh Họ chưa khai thác được sự hỗ trợ của các chính sách công Chưa được quy hoạch khu vực buôn bán cho những người làm nghề bán hàng rong Còn gây trở ngại giao thông,cảnh quan đô thị khi lấn chiếm lòng đường 3 Một số kiến nghị cho thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh Đẩy mạnh quá trình chính thức hóa khu vực phi chính thức Hỗ trợ lao động PCT chuyển đổi sang chính thức thông qua khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực PCT chuyển sang khu vực chính thức Hiện nay, Chính phủ và các Bộ/ngành đã ban hành khá đầy đủ các chính sách, thông tư hướng dẫn nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ đất đai, thuế, vốn, mặt bằng sản xuất , tuy nhiên việc thực thi văn bản chưa thật sự hiệu quả Do đó, vai trò của các tỉnh rất quan trọng trong việc đẩy mạnh hiệu quả thi hành các văn bản này Trước 11 hết, cần quân tâm hơn nữa đến lao động PCT nói chung và lao động PCT trong khu vực PCT nói riêng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, trong các ngành dịch vụ như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, ở các nghề như dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng để tiếp tục hỗ trợ họ cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng việc làm, dần dần chuyển đổi sang việc làm chính thức Tăng cường chính sách liên kết phát triển tỉnh Tây Ninh Tăng cường quan hệ lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho lao động PCT ở khu vực chính thức thông qua tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường chế tài đối với những hành động cố tình vi phạm các quy định hiện hành về ký hợp đồng lao động, thực hiện các quy định về an toàn lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động Quan trọng hơn nữa, cần có chế tài nghiêm khắc để xử phạt các chủ sử dụng lao động vi phạm việc ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không đảm bảo tiền lương và thu nhập, chế độ làm thêm giờ và các quyền lợi khác cho người lao động Tuyên truyền pháp luật tăng cường nhận thức và hiểu biết của lao động PCT về pháp luật lao động và các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm và bảo hiểm xã hội Trước hết, tỉnh Tây Ninh cần có chủ trương lồng ghép nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật lao động cho lao động nói chung và lao động PCT nói riêng trong các nội dung tuyên truyền của tỉnh Riêng đối với lao động PCT, cần có các hình thức tuyên truyền phù hợp, đơn giản, dễ hiểu cho những đối tượng lao động này Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền ngoài việc chỉ thông tin trên hệ thống loa phát thanh của xã/phường Đặc biệt, cần có đầu tư thích đáng từ ngân sách của tỉnh cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin này Hỗ trở đào tạo nghề Tăng cường hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho lao động PCT Cần chú trọng hơn nữa đến các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động PCT Mở rộng đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề và nâng mức hỗ trợ để đào tạo nghề hiệu quả hơn cho từng đối tượng Bên cạnh đó, cần thiết kế cả các chương 12 trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn phù hợp với nhu cầu và năng lực học tập của lao động PCT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế địa phương Tập trung nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp để lao động nông thôn có thể áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và thu nhập Đẩy mạnh phát triển chương trình BHXH tự nguyện Tăng cường, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm xã hội cho lao động PCT Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Đảm bảo tính tuân thủ của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của luật Đồng thời, tỉnh cũng hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của lao động PCT về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện Cần đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bảo hiểm xã hội cho cán bộ bưu điện là đại lý thu bảo hiểm xã hội để đạt hiệu quả cao hơn trong việc gia tăng số lượng người tham gia hiểm xã hội tự nguyện hàng năm KẾT LUẬN Lao động phi chính thức chủ yếu là nam tập trung phần lớn là ở nông thôn và chủ yếu là những người không có trình độ chuyên môn Mặc dù phần nào giải quyeets được vấn đề việc làm cho người lao động nhưng thu nhập còn thấp ,trang trãi được hàng ngày nhưng không đủ dư ra, cuộc sống còn lam lũ Không được bảo vệ và đó cũng không phải là kế hoạch lâu dài để phát triển Bên cạnh đó chính quyền vẫn chưa thực sự quan tâm và giải quyết triệt để tình trạng này ở Tây Ninh Tây Ninh vẫn có trình trạng lao động phi chính thức lớn và cần những giải pháp để giải quyết thực trạng đó 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Theo baoquocte.vn, Gần 2/3 lao động thế giới làm việc cho nền kinh tế phi chính thức , truy cập tại:[02/05/2018] 2 Bản tin số 2, năm 2019; lao động phi chính thức tỉnh tây ninh, truy cập tại: [03/2019] 3 Tổng cục thống kê, “Báo cáo lao đọng phi chính thức năm 2016”, truy cập tại:< https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilohanoi/documents/publication/wcms_638334.pdf> 4 Mai Lan,“hị trường chính thức (Official market) là gì? So sánh với thị trường phi chính thức”, truy cập tại:< https://vietnambiz.vn/thi-truong-chinh-thucofficial-market-la-gi-so-sanh-voi-thi-truong-phi-chinh-thuc 20190925174549318.htm>[26/09/2019] 14 ... người lao động phải có kiến thức chuyên môn So sánh thi trường lao động thức phi thức - Giống nhau: Thị trường thức thị trường phi thức phận thị trường tài - Khác Tiêu chí Thị trường thức Thị trường. .. Cao Thị trường thức thị trường phi thức có mối liên hệ mật thiết với Thị trường phi thức có vai trị kênh hỗ trợ luân chuyển vốn qui mơ thị trường thức khơng đáp ứng đủ nhu cầu Thực trạng thị trường. .. bước độ tuổi lao động thị trường phi thức lựa chọn cho “giá đỡ” họ cho việc tăng thêm thu nhập Vậy tỉnh Tây Ninh thị trường lao động phi thức diễn nào? Đề tài “Thực trạng thị trường lao động phi

Ngày đăng: 09/01/2020, 14:16

Mục lục

  • 2.Thực trạng thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh

  • 3. Một số kiến nghị cho thị trường lao động phi chính thức tại tỉnh Tây Ninh

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan