1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng container xuất nhập khẩu tại cảng SSIT

56 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA- VŨNG TÀUKHOA KINH TẾ – LUẬT – LOGISTICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬNHÀNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNG SSIT

Tình độ đào tạo : Đại HọcHệ đào tạo: Chính Quy

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Chuyên ngành: Logistics và Quản Lý Chuỗi CungỨngNiên Khóa: 2017-2021

GVHD: Ths Đinh Thu Phương

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNG SSIT” là công trình nghiên cứu của riêng em, không sao chép bất kì ai,dưới sự hướng dẫn của Ths ĐINH THU PHƯƠNG Công trình có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là trung thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Em xin chịu mọi trách nhiệm về sự cam đoan này !

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30 tháng 01 năm 2020

Người cam đoan NGUYỄN HOÀNG YẾN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh nói chung và Quý thầy cô chuyên ngành Logistics nói riêng đã luôn tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý giá cho em Đặc biệt em xin cảm ơn cô Ths.ĐINH THU PHƯƠNG, người đã dành rất nhiều tâm huyết để hướng dẫn em hoàn thành bài luận này Trong quá trình thực tập, ban đầu còn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tâm của quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các anh chị trong CÔNG TY LIÊN DOANH DỊCH VỤ CONTAINER QUỐC TẾ CẢNG SÀI GÒN – SP-SSA(SSIT) – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và làm việc thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, nên kinh tế Việt Nam thực sự có những bước chyển biến khới sắc lạc quan, từng bước hội nhập, hòa mình vào kinh té khu vực và thế giới Trong bối cảnh đó, hoạt đọng kinh doanh xuất nhập khẩu đã thể hện rõ ràng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển đúng theo quá trình Công nghiệp hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra.

Với thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển mỗi nước không thể thu mình mà cần phải mở cửa giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới Trước sự biến đổi đó, ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Vậy những vai trò của ngành xuất nhập khẩu đang được thể hiện như thế nào.

Hoạt động xuất nhập khẩu thương mại là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia Chúng ta không thể phủ nhận được những vai tro to lớn mà nghề xuất nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế hiện nay.

Đầu tiên đó chính là tăng trường nền kinh tế về mặt lượng Nhờ vào ngành xuất nhập khẩu là nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao So với giai đoạn trước khi xuất nhập khẩu ra đời và phát triển thì đó chính là sự khác biệt rất lớn nhờ đó mà nền kinh tế Việt Nam đã tăng được nhiều bậc và sánh ngang được với nhiều quốc gia trên thế giới.

Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được với những hình thức kinh doanh mới, tạo thêm công ăn việc làm cho một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động, những người có trình độ cao, tao sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân.

Nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta có thể kết hợp những nguồn lực của chính đất nước, những tiềm năng như tài nguyên, lao động cùng những thiếu hụt như vốn, ký thuật để mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ, kế thừa thành tựu khoa học kĩ thuật kết hợp với tiềm năng tạo nên sự tăng trưởng mạnh cho

Trang 5

nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế của nước ta với những quốc gia

phát triển trên thế giới Do đó tôi chọn đề tài “ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY

TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNGSSIT ” làm khoá luận tốt nghiệp.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động giao nhận hàng container xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công Ty Liên Doanh Dịch Vụ Container Quốc Tế Cảng Sài Gòn – SSA

(SSIT) để tìm ra ưu nhược điểm cũng như khó khăn trong công tác giao nhận tại công ty, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận.

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghhiên cứu: Bài luận nghiên cứu Nghiệp vụ giao nhận hàng container xuất nhập khẩu.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động giao nhận hàng container xuất nhập khẩu tại Công Ty Liên Doanh Dịch Vụ Container Quốc Tế Cảng Sài Gòn – SSA ( SSIT).

4.Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích dữ liệu thứ cấp như báo cáo của phòng ban trong công ty, các dữ liệu từ sách báo, internet Bên cạnh đó kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm: quan sát và thực hành thực tế để đối chiếu lý thuyết.

5.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu gồm các chương sau đây :

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cảng container.

Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng contianer xuất nhập khẩu tại SSIT.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng container xuất nhậptại SSIT.

Trang 6

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm và chức năng

1.1.1 Khái niệm về cảng container

Cảng container là thuật ngữ được chỉ định cho các cơ sở điểm đến trung gian cho phép các công-ten-nơ vận chuyển chuyển đổi phương thức vận tải trên đường đến điểm đến cuối cùng của chúng.

Thông thường, hàng hóa đến một bến container trên một con tàu duy nhất và được phân phối qua nhiều phương thức vận tải để giao cho khách hàng nội địa Nhà ga cũng là một khu vực được chỉ định để bảo trì và cất giữ tạm thời các container vận chuyển Đôi khi, việc dỡ hàng, bốc xếp và lưu trữ hàng hóa bên trong các container này cũng được thực hiện tại đây.

Cảng container là nơi xếp dỡ hàng container từ các phương tiện vận tải thủy (tàu, sà lan…) lên bãi cảng (Container Yard – CY) hoặc các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt.

Cảng Container là một khu vực nằm trong hải cảng lớn, nó có cả cảng phục vụ các loại tàu khác như hàng rời, tàu dầu, tàu khách…Đặc biệt nó được thiết kế giành riêng cho tàu container neo đậu, bốc hạ container và thực hiện tiếp các công việc vận chuyển hàng container vào trong nội địa Có thể chia cảng container làm 3 loại chính và mỗi loại có đi kèm những đặc thù riêng như:

Cảng đầu mối: Là cảng container nước sâu, dành cho các tàu chở hàng có trọng tải

trung bình, chủ yếu phục vụ nội địa, tức hàng được đưa trực tiếp từ các tàu container tới cảng Container nằm tại cảng này lâu hơn nên diện tích và trang thiết bị ở càng này buộc phải lớn hơn nhằm mục đích dự phòng sự tăng đột biến về lưu lượng các container.

Cảng chuyển tải: Là cảng chuyên phục vụ các tàu container chở hàng quốc tế trên

các tuyến chính để chuyển tải hàng hóa sang tàu container khác Tức có nghĩa là container được dỡ từ tàu này lên bờ rồi lại xếp lên tàu container khác để vận chuyển tới điểm đích.

Cảng phục vụ các tàu trên tuyến nhánh (Local Ports): Với mô hình cảng này thì

thường nằm sâu trong nội địa, chuyên phục vụ cho các tàu tuyến nhánh, tàu container nhỏ, có sức chở dưới 100 Teu Nơi này chủ yếu diễn ra các hoạt động

Trang 7

chính như: nâng hạ, giao nhận container hoặc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thông quan hàng hóa.

1.1.2 Chức năng của cảng container

Các bến container có vị trí chiến lược, là điểm trọng yếu của mạng lưới logistic phức tạp Các bến hàng hải tổ chức việc chuyển container từ các tàu viễn dương sang các phương tiện đường bộ, đường sắt và sà lan trên kênh, và ngược lại Chúng thường là một phần của cảng lớn hơn - cảng lớn nhất nằm xung quanh các bến cảng chính Khi việc chuyển tải giữa đường sắt và đường bộ, công trình này được gọi là bến container nội địa Các tàu này nằm trong hoặc gần các thành phố lớn và được kết nối tốt với các container hàng hải bằng đường sắt.

• Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.

• Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá và đón trả hành khách.

• Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá trong cảng • Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

• Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá • Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container • Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.

• Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.

• Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu • Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container • Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.

• Sửa chữa và bảo dưỡng container.

• Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng;

• Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.

• Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng • Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.

Trang 8

• Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

• Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.

1.1.3 Khái niệm về giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.

Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

1.1.4 Vai trò của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong kinh tế thương mại có những vai trò sau đây:

- Tạo điều kiện cho hàng hoá được lưu thông nhanh chóng, đảm bảo vấn đề an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự hiện diện của bên xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình tác ngiệp.

Trang 9

- Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh được tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải, tận dụng một cách tối đa cũng như có hiệu quả tải trọng và dung tích của các phương tiện hay công cụ vận tải và các phương tiện hỗ trợ giao nhận khác.

-Giúp làm giảm giá thành cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

Giảm bớt các loại chi phí không cần thiết cho khách hàng như lưu kho, bến bãi, chi phí đào tạo nhân công.

1.1.5 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác.

Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài.

1.1.6 Vai trò của xuất khẩu

- Phát triển doanh ngiệp - Quảng bá thương hiệu

- Mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước - Giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển

1.1.7 Khái niệm về nhập khẩu

Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.

1.1.8 Chức năng của nhập khẩu

Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi

Trang 10

nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.

1.2 Một số hoạt động chính của cảng container

Bốc xếp hàng hóa: là việc hàng hóa được chuyển từ phương tiện vận tải thủy sang phương tiện vận tải bộ, từ phương tiện vận tải thủy sang phương tiện vận tải khác hay từ phương tiện vận tải biển sang kho và ngược lại bằng thiết bị xếp dỡ của cảng hay của chủ tàu.

Đón trả hành khách: cảng biển là nơi mà đón trả hành khách theo lịch trình đã định sẵn.

Lưu kho/bãi: là việc hàng hóa được bảo quản trong kho/bãi trước khi xếp lên tàu hoặc trước khi giao cho chủ hàng Đây là hoạt động mang lại nhiều doanh thu cho cảng biển

Vận chuyển nội địa: là việc cảng sử dụng các phương tiện vận tải của mình giao hàng tới tận nơi người nhận hàng Đây là hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ door to door.

Hoạt động xếp dỡ tàu: Container được chuyển từ tàu lên bờ (thềm bến) và ngược lại Đây là chức năng chính của hoạt động khai thác bến.

1.3 Ho t đ ng khai thác c ng bi n.ạt động khai thác cảng biển.ộng khai thác cảng biển.ảng biển.ển.

❖ Các tác nghiệp tại cảng:

- Khu vực cầu bến: chuyển tải hàng hoá trực tiếp từ tàu lên bờ và ngược lại - Khu vực kho bãi: nơi lưu trữ kho, bảo quản hàng hóa Nơi đây hàng hóa được

bảo quản trước khi được xếp dỡ lên tàu để vận chuyển hoặc trước khi hàng ra khỏi cảng.

- Khu vực chuyển tải: những vùng nước cảng biển cho phép tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách.

Trang 11

❖ Các phương án xếp dỡ tại cảng - Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi.

- Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/ hạ bãi - Tàu – cẩu bở - xe nâng hạ bãi.

- Tàu – cẩu bờ - đầu kéo – xe nâng hạ bãi.

- Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng (phương án chuyển thẳng) - Tàu – cẩu bờ - xe tải chủ hàng.

- Ngoài ra, nếu xếp/dỡ hàng tại các khu vực chuyển tải là các vùng nước của cảng, còn có phương án: Tàu – cẩu tàu – Salan hoặc ngược lại.

❖ Phân loại hoạt động khai thác cảng

Xếp dỡ hàng hóa: Đây là chức năng vốn có của cảng, hoạt động này thể hiện việc xếp dỡ hàng hóa tại tuyến cầu tàu (tuyến tiền phương) và tuyến bãi (tuyến hậu phương).

Hoạt động xếp dỡ được thực hiện bằng các thiết bị cơ giới có tính chuyên dụng, một số cảng hiện đại xếp dỡ tại bãi có thể được thực hiện theo phương án tự động hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại với hệ thống phần mềm quản lý và khai thác bãi.

Lưu kho, bãi hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa qua cảng cũng là chức năng quan trọng của cảng, để khai thác chức năng này, cảng chuẩn bị diện tích mặt bằng, áp dụng công nghệ quản lý và khai thác bãi khoa học để thực hiện tốt chức năng này phục vụ khách hàng Các bãi của cảng thường được chia ra theo các tiêu thức khác nhau:

• Theo chiều hàng: Bãi xuất, bãi nhập

• Theo lượng hàng chứa trong container: container có hàng; container rỗng • Theo kích thước container”: loại 20’ 40’ hay 60’

• Theo đặc thù hàng hóa chứa trong container: container bách hóa, container đông lạnh,container lỏng, container khí

Thời gian lưu bãi hoặc lưu kho đối với hàng hóa rất khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: các thủ tục liên quan đến hải quan, công nghệ bảo quản và khai thác kho bãi, điều kiện mặt bằng, trang thiết bị, chính

Trang 12

(MTO) Đóng, rút hàng trong container tại kho CFS: Container vận tải đa phương thức gồm hai loại, cont một chủ (FCL- Full Container Load), loại khác là cont chung chủ (LCLLess than Container Load) Đối với trường hợp thứ hai, trước khi xuất tàu (đối với cont xuất) hoặc sau khi dỡ khỏi tàu (đối với cont nhập), cont sẽ phải qua kho CFS thực hiện công đoạn đóng và rút hàng container Hoạt động giao nhận hàng hóa: Hoạt động này liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa ra và vào cảng Hoạt động giao nhận là công đoạn đầu tiên (hàng xuất) và công đoạn cuối cùng (hàng nhập) của toàn bộ quá trình hàng hóa tại cảng để xếp xuống tàu hay dỡ từ tàu Nó là hoạt động quan trọng, mang tính pháp lý về sự chuyển giao trách nhiệm từ người gửi hàng hoặc người nhận hàng (MTO) với cảng, vì vậy cần thiết kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng các thông tin về hàng hóa giao nhận cũng như đối tượng đưa hàng đến giao hoặc nhận với cảng Hoạt động này được diễn ra ở cổng ra vào và tại khu giao nhận trong bãi Để đảm bảo hàng hóa được giao nhận chính xác, an toàn và nhanh chóng, tại nhiều cảng cont trên thế giới đã áp dụng các công nghệ quản lý, khai thác, kiểm tra, kiểm soát tiên tiến tại cổng và khu vực bãi.

Hoạt động khác: Ngoài các hoạt động khai thác cơ bản trên, cảng cont còn có một số hoạt động khác như bảo dưỡng sửa chữa container, vận chuyển nội địa các hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng, cung ứng thực phẩm, nước ngọt, vệ sinh cont, vệ sinh tàu

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng container

- Năng suất xếp dỡ tại bãi: là kết quả trung bình mỗi giờ xếp dỡ được bao nhiêu conatiner cho tổng số cẩu Từ đó có thể ước lượng năng suất xếp dỡ trung bình của mỗi tàu nhanh hay chậm.

- Hiệu quả khai thác cảng container :là thước đo quan trọng trong năng lực cạnh tranh của cảng Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đánh giá các yếu tố then chốt của cảng container ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng để từ đó giúp cảng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Với phương pháp định tính kết hợp với định lượng, sử dụng thang đo likert 5 điểm Kết quả nghiên cứu cho thấy sáu yếu tố: Cơ sở hạ tầng cảng, vị trí cảng, khả năng kết nối nội địa, tính năng động, hoạt động dịch vụ logistics cảng, dịch vụ hàng hải cảng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng từ đó giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng container có các chính sách và quyết định để nâng cao năng lực cạnh

Trang 13

- Sản lượng container thông qua: là tổng số lượng Teu được thông qua mạn tàu trên một đơn vị thời gian Đơn vị tính là teu/thời gian Thời gian có thể được tính là ngày, tuần, tháng, quý hay năm Sản lượng container bao gồm cả hàng nhập tài và xuất tàu Sản lượng càng tăng thì thể hiện khai thác ngày càng tăng.

Các tiêu chuẩn khách quan khác:

- Tiêu chuẩn đơn giản: Hệ thống các mẫu biểu chứng từ giao nhận container phải đảm bảo rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn không đáng có.Các điểm dừng của container để kiểm tra, tiến hành thủ tục trong phạm vi cảng ít nhất nên cần phải giảm thiểu các đầu mối thủ tục.

- Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế: Cần thiết phải khắc phục và hạn chế thấp nhất thời gian chờ đợi của công nhân và thiết bị do việc lập kế hoạch sản xuất thường không chính xác.

Nhân viên và thiết bị xếp dỡ phải được bố trí một cách hợp lý theo các kế hoạch sản xuất.

- Tiêu chuẩn an toàn:

+ Các khu vực dành cho người đi bộ và xe chở container cần phải có sự ngăn cách, biệt lập để đảm bảo an toàn.

+ Đường lưu thông và khu vực tác nghiệp cho thiết bị xếp dỡ trên bãi nên tách riêng với các tuyến giao thông của phương tiện vận chuyển đường bộ.

+ Cần bố trí các tuyến giao thông trong cảng theo đường một chiều và nênhạn chế đến mức thấp nhất các điểm giao cắt giữa các tuyến giao thông.

- Tiêu chuẩn linh hoạt, mềm dẻo:

+ Trong những trường hợp khẩn cấp, các hành động và thủ tục thích hợp cần được đưa ra nhanh chóng, kịp thời

+ Cần có các biện pháp để đối phó xử trí những tai nạn hoặc sự cố liên quan đến hoạt động của máy móc, thiết bị xếp dỡ

+ Trong hoạt động sản xuất cảng, những thay đổi bất thường cần phải được giải quyết hoặc có sự điều chỉnh nhanh nhất có thể.

Trang 14

Kết luận chương

Chương 1 bao gồm các cơ sở lý luận liên đến đến đề tài nghiên cứu, khái quát về cảng container,phân loại cảng container,các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động của cảng container, các hoạt động chính của cảng container và bố cục của đề tài

Trang 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TÌNH GIAO NHẬN HÀNG CONTAINERXUẤT NHẤP KHẨU TẠI CẢNG SSIT.

2.1 Tổng quan về cảng SSIT

Giới thiệu chung về Công ty Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA.

Tên gọi bằng Tiếng Việt: CÔNG TY LIÊN DOANH DỊCH VỤ CONTAINER QUỐC TẾ CẢNG SÀI GÒN – SSA Tên viết tắt: SSIT Địa chỉ: Khu phố Phước Lộc, Phường Phước Hòa, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà

Điểm đón trả hoa tiêu: 10o19’00”N – 107o02’00”E 4.

ĐỊA CHỈ: Xã Phước Hòa, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu SỐ ĐIỆN THOẠI: (+84) 64 393 8888 - SỐ FAX: (+84) 064 393 8889

Trang 16

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

SSIT là một công ty liên doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, theo Giấy Chứng nhận tư (GCNDT) số 491021000018 ngày 3 tháng 10 năm 2006 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp và theo GCNDT điều chỉnh lần 6 được cấp bởi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

SP-SSA International Terminal (SSIT) tọa lạc trên sông Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, SSIT được sở hữu bởi 50% cổ phần của SSA Holding International – Viet Nam (SSA Viet Nam), 38.93% bởi Cảng Sài Gòn (SP) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sở hữu 11.07%.

Công ty SSA Holdings – International Việt Nam, Inc là thành viên của tập đoàn SSA Marine SSA - Marine hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới về dịch vụ khai thác container với hơn 60 năm kinh nghiệm và hiện đang khai thác trên 150 cảng thuộc 12 quốc gia với trên 10,000 lao động, lượng hàng xếp dỡ mỗi năm

lên tới 20 triệu TEU và 50 triệu tấn là các hàng rời và hàng bách hóa khác, kể cả sắt thép, ngũ cốc, ô tô, rau quả…

Cảng Sài Gòn trong hệ thống cảng biển của ngành Hàng hải Việt Nam là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ hàng đầu của quốc gia Với lịch sử hơn 150 năm, có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước, cảng Sài Gòn đã được Chủ tịch Nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động về những thành tích xuất sắc từ năm 1986 đến năm 1995, đóng góp một phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được thành lập vào tháng 4 năm 1995 và là một trong những tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam Vinalines chiếm thị phần lớn trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam cũng như các tuyến thương mại trong khu vực Đội tàu hiện tại của tổng công ty với tổng tải trọng hơn 4 triệu DWT Vinalines cũng là nhà vận hành và khai thác cảng biển và cảng container lớn tại Việt Nam, với hệ thống hơn 15 cảng biển trên toàn quốc.

Hoạt động chính của công ty SSIT là trang bị vận hành và khai thác cảng; cung cấp dịch vụ container như xếp dỡ, lưu trữ hàng hóa tại Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu và các dịch vụ khác theo quy định của Pháp Luật.

Trang 17

Ngày 14/06/2018, công ty SSIT đã tổ chức đón chuyến tàu container quốc tế đầu tiên cập cảng là tàu MSC Rosaria Tàu MSC Rosaria với sức chở 4.860 TEU trọng tải hơn 63.000 DWT, dài 275 m, thuộc sở hữu của hãng tàu Mediterranean Shipping Company S.A (MSC), một trong những công ty vận tải container lớn của thế giới.

2.1.1.2.Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Bảng 2.2 Trang thiết bị của Cảng

Trang 18

Mớn nước cao nhất cho

(Nguồn: Tài liệu công ty SSIT)

Trang 19

❖ Thông số cầu bến

Bảng 2.4 Thông số cầu bến Cảng SSIT

“Nguồn: Tài liệu công ty SSIT”

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Hình 2.5 Bộ máy tổ chức của công ty SSIT

(Nguồn: Tài liệu công ty SSIT)

Trang 20

Phòng tài chính

Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính, lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán…

Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty; thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán; nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng hành chính – nhân sự Phòng hành chính

Chức năng: Quản lý, sắp xếp văn bản, hồ sơ một cách khoa học Tổ chức lưu trữ văn bản, hồ sơ (bản cứng và bản mềm) Cập nhật dữ liệu trong máy tính: thư đi, thư đến, hợp đồng… Tạo các biểu mẫu phục vụ cho công việc quản lý một cách có hệ thống.

Nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp quản lý giao.

Phòng nhân sự

Chức năng: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng Liên hệ với các đơn vị cung ứng dịch vụ tuyển dụng nhân sự để tuyển nhân viên cho công ty Vận hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của công ty Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các phòng ban, đơn vị đúng quy định.

Nhiệm vụ: Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động toàn công ty Theo dõi, cập nhật và quản lý hồ sơ, danh sách lao động công ty Thực hiện

Trang 21

các công việc khác liên quan dưới sự chỉ đạo của trưởng ban nhân sự Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.

Phòng an toàn

Chức năng: Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động.

Nhiệm vụ: Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau:

Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch hằng năm, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

Phòng kỹ thuật

Chức năng: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn công ty Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.

Nhiệm vụ: Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các loại phương tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong toàn công ty Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt Xây dựng phương án thi công, phương án an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các công trình lớn trọng điểm Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập và duyệt phương án thi công, phương án an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với các công trình nhỏ.

Phòng khai thác: Bộ phận kế hoạch, bộ phận vận hành, bộ phận cổng cảngBộ phận vận hành

Chức năng: Khai thác tàu Khai thác bãi.

Nhiệm vụ: Đảm bảo hoạt động khai thác bãi diễn ra suôn sẻ.

Bộ phận kế hoạch, bộ phận cổng cảng

Trang 22

Nhiệm vụ: Đảm bảo việc thiết kế tàu và bãi diễn ra hợp lý và không gặp vấn đề, sai sót trong quá trình thực hiện.

Phòng công nghệ thông tin

Chức năng: Tham mưu và tổ chức, triển khai thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm: Quản lý hệ thống mạng, hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động công việc trong công ty.

Nhiệm vụ: Lắp đặt, cài đặt, sửa chữa, nâng cấp thiết bị tin học, thiết bị mạng; trực tiếp phân bổ kết nối mạng; quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin; tư vấn xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật khi đầu tư thiết bị liên quan đến CNTT; thực hiện thu thập, lưu trữ, xử lý và đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình sử dụng.

Tư vấn triển khai giải pháp phần mềm quản lý, đào tạo cho các phòng ban Thiết kế và dự toán kinh phí xây dựng các hệ thống CNTT đơn vị, triển khai các hệ thống ứng dụng.

2.1.3 Các dịch vụ của cảng

Cảng quốc tế SSIT đảm nhiệm các chức năng sau: - Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.

- Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng - Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.

- Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.

Trang 23

SSIT có một mạng lưới kết nối với các ICD, vận chuyển các container từ cửa ngõ cảng biển nước sâu quốc tế tới TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… Với thời gian chuyển tiếp từ 6 – 8 tiếng • Cát Lái Giang Nam; Cảng SP-ITC.

• Cảng Tân Thuận; Cảng Saigon Hiệp Phước.

2.2 Kết quả giao nhận container xuất nhập khẩu tại cảng SSIT

2.2.1 Sản lượng container xuất nhập khẩu tại cảng SSIT 6 tháng cuối năm 2020

Bảng 2.6: Sản lượng khai thác container 6 tháng cuối năm 2020

Trang 24

Biểu đồ 2.7 Sản lượng khai thác container 6 tháng cuối năm 2020

Theo thống kê cho thấy, sản lượng khai thác container tại cảng SSIT có sự tăng nhanh vào quý 4 của năm 2020 (tháng 10 – tháng 12).

Giai đoạn cuối năm 2020, nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao là diều kiện thuận lợi để SSIT có mức tăng trưởng tốt về sản lượng của các tàu mẹ cập cảng Tính đến hết tháng 11, tổng sản lượng tàu mẹ tại SSIT đạt 475.831 TEU, tăng 134% so với cùng kỳ năm 2019 SSIT hiện có 6 tàu vào cảng hàng tuần, bao gồm 2 tàu đến Hoa Kỳ và 4 tàu đến các nước Châu Á.

2.2.2 Sản lượng xuất nhập khẩu container tại khu vực Cái Mép

Trang 25

Bảng 2.8: Sản lượng các cảng của khu vực Cái Mép năm 2020

Tên CảngSản lượng (Đvt: triệuTỷ trọng (%)

Trang 26

Qua số liệu thống kê như trên ta thấy, sản lượng khai thác container của SSIT trong năm 2020 đạt 1000.000 TEU chiếm 14.7% tỷ trọng trong khu vực Cái Mép Đứng vị trí thứ 3 trong khu vực, sau CMIT và TCIT Mặc dù chỉ đứng vị trí thứ 3 trong khu vực nhưng năm 2020 là năm đạt được bước ngoặt lớn lập kỷ lục 500.000 TEU trong quá trình khai thác tàu mẹ CMA CGM FIGARO đi Bờ Đông Mỹ thuộc tuyến dịch vụ PEX3 của hãng tàu CMA-CGM.

Dự kiến đến cuối năm 2020 SSIT sẽ chào đón tuyến dịch vụ container tàu Nội Á thứ ba và hy vọng tiếp tục có thêm một tuyến dịch vụ container trực tiếp đi Mỹ hoặc Châu Âu cập cảng vào năm 2021.

2.3 Quy trình giao nhận hàng container xuất nhập khẩu2.3.1 Quy trình giao nhận container xuất khẩu

Trang 27

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHẬN CONTAINER HÀNG XUẤT TẠI CỔNG CẢNG

Trang 28

2.3.1.1 Quy trình giao nhận hàng contaier xuất qua cổng cảng

5 nút lệnh khi thực hiên giao nhận container bằng truck :

1 Empty in: Cảng nhận container rỗng hoặc khách hàng trả rỗng tại cảng.

2 Full in: Cảng nhận container hàng thường là nhận container Export để xuất đi tàu 3 Pick empty: Lấy cont rỗng ra khỏi cảng, khách lấy cont rỗng để đóng hang 4 Pick full: Lấy cont hàng, khách hàng tới lấy container Import hạ từ tàu xuống ra cổng cảng.

5.Out Gate: Thực hiện khi hoàn thành việc hạ hoặc lấy cont.Nhân viên cảng kiểm tra Packing list của khách hàng.

- Khi nhận packing list phải kiểm tra những thông tin: + Có đúng tàu sẽ cập tại cảng không ( tên tàu, số chuyến)

+ Kiểm tra số booking, số container, số seal thực tế, trọng lượng hàng trên giấy tờ, + Kiểm tra xem đã đến giờ Closing Time của chuyến tàu đó chưa.

+ Thu các khoản phí liên quan đến việc nhập cont vào cảng Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin chính xác cho việc xuất hóa đơn.

Về phía tài xế, yêu cầu cung cấp các giấy tờ như: bằng lái xe và giấy tờ phương tiện Cấp BAT cho xe.

- Kiểm tra sổ đăng kiểm của xe để xác định: trọng lượng xe được phép chở, hạn đăng kiểm của xe, xe có chở quá tải không đối với trường hợp cont chở double dựa trên phiếu của khách hàng.

- Cho tài xế kí vào nội quy an toàn (trong lần đầu tiên đến cảng) - Kiểm tra VGM cho cont trước khi làm lệnh.

- Kiểm tra container packing list xem những cont hạ hàng là DG, OOG, CONT Lạnh để có hướng xử lý thích hợp nếu là cont lạnh phải cập nhật nhiệt độ hiện tại

Ngày đăng: 24/11/2021, 17:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w