ÿ0Jpm]1—- HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
| _- CHU NGHIA DUY VAT LICH SU TRONG CAC
TAC PHAM CUA C.MAC - PH.ĂNGGHEN VÀ V.LLÊNIN
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Như Huế
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHAI QUAT SU RA DOI VA PHAT TRIEN CUA TRIET
HỌC MÁC — LENIN w ssessssseessssesscesssessssesesssessssvecsssseeesssscessscessssesnnecescnntensasess 7
1.1 Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác . cc-ccccccececeee 7 1.2 Tính tất yếu của sự kế thừa và tiếp tục phát triển quan niệm duy vật
về lịch sử trong giai đoạn Lênin -. + «+s+s+es+ererrretrerrrrerrre 26
1.3 Khái quát giai đoạn C.Mác và Ph Ăngghen đề xuất và giai đoạn Lênin tiếp tục bổ sung quan niệm duy vật về lịch sử -: 29
CHUONG 2: NHUNG NOI DUNG CO BAN CUA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU TRONG MOT SO TAC PHAM CUA C.MAC -
PH.ANGGHEN VA V.I.LÊNIN cscccccererrrrrrrrtrirrrrrrirrrrrrrriee 34
2.1 Quan niém VE CON NQUOL ee ceceeecseceeceeseeseeseesectstssesesssseensseseeseenenes 34
2.2 Quan niém về xã hội và kết cấu xã hội - -sc«+ceei 47 2.3 Quan niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội . - 76
KET LUAN L 100
Trang 3MO DAU
1 Ly do chon dé tai
"Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đứng trên lập trường duy vật biện chứng để nghiên cứu đời
sống xã hội của con người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử Sự ra
đời chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những yếu tố quan trọng tao ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học Mác
Quan niệm duy vật về lịch sử đã được Mác và Ăngghen đề xuất trong một
số tác phẩm, đặc biệt là giai đoạn hình thành triết học Mác 1842 - 1845 Khi
nghiên cứu triết học Mác - Lênin chúng ta không thể không tìm hiểu, nghiên cứu các tác phâm kinh điển Trước đây, Ph.Ăngghen đã từng nhắc nhở những người
mác xít trẻ phải đọc tác phẩm gốc của Mác, không được dựa vào các tài liệu
không phải là nguyên sốc Không đọc được “bản gốc” mà phải đọc qua “bản
dịch” của “bản dịch” đó là một hạn chế cần phải khắc phục Tuy nhiên, không ít
người nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác — Lênin, nhưng lại không trực tiếp đọc chính những tác phẩm kinh điển (dù chỉ là bản dịch), mà chủ yếu là qua những tài liệu giới thiệu, giải thích của người khác Tắt nhiên, những tài liệu này cũng
có những giá trị nhất định nhưng nếu chỉ dừng lại ở mức độ đó, thì khó có thể
nắm được “tỉnh thần đích thực” của các nhà kinh điện
Trong tác phẩm Hệ # ưởng Đức, những quan niệm cơ bản về chủ
nghĩa duy vật lịch sử như con người, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, hình thái
kinh tế xã hội đã được C.Mác và Ph.Ăngghen hoàn thiện Những quan điểm này là sự kế thừa, tiếp tục chủ nghĩa duy vật lịch sử trong các tác phẩm trước đó Hệ tư tưởng Đức là sự phát triển những tư tưởng cơ bản của các tác phẩm Lời nói đâu, Góp phần phê phán triết học pháp quyên Hêghen, Bản thảo kinh
tế - triết học năm 1844, Luận cương về Phoi ơ bắc, Gia đình thần thánh Sau
Trang 4Có thể nói, việc tìm hiểu quan niệm duy vật lịch sử cơ bản của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin thông qua một số tác phẩm kinh điển là việc làm có nghĩa lý luận và thực tiễn Trên cơ sở so sánh, phân tích các quan niệm duy vật lịch sử trong các tác phẩm kinh điển đó, chúng ta sẽ thấy được quá trình tiếp nối những tư tưởng triết học cũng như sự nỗ lực không ngừng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin trong việc giải quyết các vấn đề đời sống xã hội trên lập trường duy vật biện chứng
Với những lý do cơ bản trên, tac gia lua chon “Chu nghia đuy vật lịch sử trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.ILLênin” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tác giả Nguyễn Quang Hưng trong bài viết: “Hệ tư tưởng Đúc trong sự tiến triển quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo” đã đề cập và làm
rõ lịch sử của “Hệ fw tưởng Đức” trong sự tiến triển quan niệm của C.Mắc và
Ph.Ăngghen về tôn giáo, trước hết tac gia đã chỉ ra và phân tích bối cảnh lịch sử hình thành quan niệm của các ông về tôn giáo Tiếp đó, tác giả đã luận giải những luận điểm chủ yếu của các ông về tôn giáo trong “Hệ £ tưởng Đúc” để qua đó, khẳng định đây là tác phẩm đánh dẫu bước đột phá trong quan niệm của các ông về tôn giáo khi coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bị
chỉ phối bởi cơ sở kinh tế xã hội, mang tinh lịch sử cụ thé
Cuốn “Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Angghen, V.LLênin ” do Doãn Chính và Đinh Ngọc Thạch (2003) đồng chủ biên, đã giới
thiệu một cách đầy đủ về bối cảnh ra đời và những nội dung chính yếu của
các tác phẩm C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin Trong đó có giới thiệu một sỐ nội dung về chủ nghĩa duy vật lịch sử
Bài viết: “Hệ đư tưởng Đức - Tác phâm đánh dấu sự ra đời một thế giới
quan mới, một quan niệm mới duy vật về lịch sử” của tác giả Đặng Hữu Toàn
Trang 5sắc để trên cơ sở đó xây dựng một quan niệm mới duy vật biện chứng về thế
giới và về lịch sử nhân loại Khẳng định rằng cái làm nên giá trị trường tồn,
sức sống bền vững và ý nghĩa lịch sử lớn lao của Hệ tưởng Đúc chính là
thế giới quan duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử
Bài viết: “Quan niệm duy vật về lịch sử với tư cách là một hệ thống lý
luận khoa học trong Hệ ứ tưởng Đức” của tác giả Phạm Văn Chung đăng trên tạp chí triết học số 3(178) — 2006 thì khẳng định quan điểm duy vật lịch sử mà C.Mác — Ph.Ăngghen đưa ra trong hệ tư tưởng Đức là hệ thống lý luận khoa học Đồng thời phân tích quá trình hình thành phương pháp tư duy hệ thống ở các ông, làm rõ tiến trình xây dựng và phát triển quan niệm này của
C.Mác và Ph.Ăng ghen về xã hội về lịch sử nhân loại với tư cách một hệ
thống, một chỉnh thể không ngừng vận động phát triển, chứng minh tính hệ thống mà các ông đã xây dựng trong quan niệm duy vật về lịch sử
Cuốn Triết học Mác về lịch sử của tác giả Phạm Văn Chung (Nxb
Chính trị Quốc gia) cũng đã đề cập những tư tưởng duy vật lịch sử trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ph.Ăngghen
Bài viết: “Về một số nguyên lý cơ bản của học thuyết chủ nghĩa cộng
sản khoa học trong Hệ tưởng Đức” của tác giả Trần Ngọc Linh đăng trên
tạp chí triết học số 9(184) — 2006 đã chỉ ra rằng Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày trong Hệ /# tưởng Đức là hệ quả trực tiếp của chủ nghĩa duy vật lịch sử do hai ông phát hiện và xây
dựng Qua đó khẳng định vai trò quyết định của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội, chỉ ra mối qua hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất, Tồn tại xã hội và ý thức xã hội Bên cạnh đó còn luận chứng về tinh tất yếu triệt để của cách mạng vô sản, về vai trò và sứ mệnh lịch sử toàn
thế giới của giai cấp vô sản, luận giải về vẫn đề xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất
Trang 62006 đã phân tích và đánh giá các quan điểm, lý luận của C.Mác — Ph.Ăngghen trong tác phẩm Khẳng định trong tác phẩm này khi đề xuất quan niệm duy vật về lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ con người, cá nhân hiện thực với tất cả những quan hệ, liên hệ phong phú và phức tạp của họ trong đời sống
xã hội với hoạt động lao động sản xuất họ và coi đó là xuất phát điểm nghiên
cứu, với xuất phát điểm đó các ông đã luận giải khoa học về đời sống xã hội của con người, về lịch sử nhân loại và xây dựng nên quan niệm duy vật lịch sử đồng thời phê phán chỉ ra những hạn chế duy tâm, tư biện trong quan niệm của các
nhà triết học Đức hiện đại - như Phoi - ơ - bắc, Bau ơ
Cuốn Giới thiệu kinh điển triết học Mác - Lênin của Khoa Triết học — Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007)
cũng đã khái quát hoàn cảnh ra đời tac phẩm và đề cập đến một cách ngắn gọn những tư tưởng duy vật lịch sử trong các tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyên Hêghen, Bản thảo kinh tế - triết học, Hệ tư tưởng Đúc , Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống người dân chủ - xã
hội như thế nào?
Nhìn chung, những công trình khoa học trên đã phân tích một quan
điểm nào đó của chủ nghĩa duy vật lịch sử hoặc một tác phẩm kinh điển cụ
thể Đây là nguồn tài liệu rất quý để đề tài có thể tham khảo, kế thừa Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khơa học cấp cơ sở, tác giả đã tìm hiểu trên tỉnh
thần so sánh quan điểm duy vật lịch sử trong một số tác phẩm của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích, so sánh một sé quan diém duy vật lịch sử
trong những tác phẩm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện nhiệm vụ sau:
Trang 7- Giới thiệu khái quát về giai đoạn đề xuất các nguyên lý triết học của Mác và Ăngghen cũng như giai đoạn Lênin tiếp tục kế thừa, phát triển quan
niệm duy vật lịch sử
- Phân tích những quan niệm duy vật lịch sử cơ bản trong một số tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu
Nghiên cứu quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác - Lênin
trong các tác phâm của C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Nghiên cứu quan niệm duy vật lịch sử về con người, về tồn tại xã hội,
ý thức xã hội; về hình thái kinh tế - xã hội thông qua một số tác phẩm của
C.Mác và Ph.Ăngghen trong giai đoạn hình thành triết học Mác (1842 - 1845) và một số tác phẩm của V.I Lênin
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử
Đề tài cũng kế thừa và sử dụng một số các kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả đã nghiên cứu và được công bố trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quá trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tông hợp, so sánh
6 Đóng góp mới của đề tài
Trang 87 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm sâu sắc hơn chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác — Lênin
Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập triết học, tác phẩm kinh điển cho sinh viên và những
người quan tâm đến vấn dé này |
8 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương
Trang 9Chương Í
KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIEN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1 Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác
1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời triết học Mác
Triết học Mác xuất hiện ở Tây Âu nơi mà giữa thế kỷ XIX những mâu thuẫn của chế độ tư bản chủ nghĩa đã biểu hiện hết sức mạnh mẽ và gay gat Vào những năm 40 thế kỷ XIX, phương thức sản xuất đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực quan trọng cả ở Đức Phương thức sản xuất này đã
bộc lộ tính chất tiễn bộ lịch tttsử một cách hiển nhiên so với phương thức sản
xuất phong kiến “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy
một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại?' Những thế lực phong kiến đã buộc phải rời khỏi vũ đài và thích ứng với những điều kiện lịch sử mới
Lúc này, nước Anh đã trở thành quốc gia tư bản lớn nhất, lực lượng công nghiệp phát triển rất hùng mạnh Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII, đã tạo nên những chuyền biến căn bản trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Những phát minh kỹ thuật đã dẫn tới sự thay thế lao động bằng máy cho lao động bằng tay; các xí nghiệp hiện đại thay thế cho các công trường thủ công, máy hơi nước thay thé cho suc gió và sức nước Chỉ sau một thời gian ngắn, nước Anh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới vào những năm 40 của thế kỷ XIX Nước Pháp mặc dù còn tàn dư của chế độ phong kiến nhưng tiến khá nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu muộn hơn và bị rào cản nặng nề của chế độ phong kiến nhưng cũng nhanh chóng giành được những thành tựu lớn,
đầu thế kỷ XIX nước Pháp đứng hàng thứ bai trong nền kinh tế thế giới Nước
Trang 10Pháp đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp với những thành tựu tăng vọt: Từ năm 1830 đến 1847, số lượng máy hơi nước tăng lên 9 lần, các ngành khai thác sản xuất than đá, quặng, sắt thép đã tăng lên khoảng 3 lần, trong 12
năm, từ 1835 đến 1847 đường sắt tăng lên 12 lần Nước Đức, mặc dù còn phụ
thuộc vào Anh và Pháp vì về cơ bản nước này vần còn ở giai đoạn công trường thủ công trong quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng sản xuất cũng tăng lên rất nhanh Từ 1800 đến 1840 sản lượng công nghiệp ở Đức tăng
lên tối thiểu là 2,5 lần
Như vậy, dù ở mức độ khác nhau nhưng Châu Âu, đặc biệt Tây Âu đã
trở thành trung tâm của sự phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm
cơ sở cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Điều này đòi hỏi phải
phát triển khoa học kỹ thuật và phương thức tư duy trên cơ sở thế giới quan
triết học mới
Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã vạch rõ mâu thuẫn bên trong vốn có của phương thức sản xuất này Với sự tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cảnh cùng khổ của người dân lao động tăng tỷ lệ thuận với sự giầu có của chủ nghĩa tư bản Ngày lao động của người đân kéo dài 18 tiếng nhưng tiền công được trả bằng phiếu lấy hàng hóa | ở của hàng của chủ thì không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân, dẫn đến việc công nhân chết đói rất nhiều Thêm vào đó, chủ nghĩa tư bản đã cải tiến máy móc, mở rộng sản xuất vật chất và nâng cao năng suất năng lao động, họ tăng cường bóc lột gia1 cấp công nhân bằng cách tăng cường độ lao
động, giảm tiền công, thu hút thêm cả phụ nữ và trẻ em vào sản xuất Của cải
xã hội tăng lên đã không dẫn tới sự bình đẳng xã hội mà còn tăng thêm bất
công xã hội, làm cho sự đối kháng xã hội thêm sâu sắc Giai cấp công nhân
ngày càng đông đảo nhưng tình cảnh của họ ngày càng sa sút, họ trở thành món hàng của nhà tư bản và bị bóc lột hơn bao giờ hết Ngày lao động kéo dài
từ 12h đến 16h và chỉ được lĩnh đồng lương chết đói Lao động của trẻ em và
Trang 11thường xuyên đe dọa do khủng hoảng kinh tế Điều kiện lao động cực khổ và cuộc sống bần cùng ở các khu nhà tối tăm, lụp xụp của công nhân đối lập gay gắt với sự sang trọng, lộng lẫy của các khu tư sản, và cuộc sống xa hoa của giai cấp tư sản Giai cấp tư sản ở thời kỳ này không còn đóng vai trò cách mạng như khi mới ra đời, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giia cấp tư sản không thê tránh khỏi và ngày càng gay gắt, làm bùng nỗ các phong trào dau tranh giai cấp rộng lớn
Năm 1825, ở Anh lâm vào khủng hoảng kinh tế sau đó lan rộng ra lục địa châu Âu, lúc này những nhà tư tưởng phong kiến và những nhà lý luận của giai cấp tư sản đã bị chủ nghĩa tư bản làm cho phá sản đã kêu gọi quay trở về thời đại “hoàng kim cũ” nghĩa là quay trở về chế độ phong kiến Tuy nhiên, không một nhà chính trị hay bác học nào thời kỳ này nhìn nhận thấy
một sự thực là sự cùng khổ của nhân dân lao động gắn liền với chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa tư bản
Sau khi xác lập vị trí thống trị về chính trị của mình thì giai cấp tư sản không còn là một giai cấp cách mạng như khi còn là lực lượng cách mạng chống phong kiến Bây giờ, mâu thuẫn giai cấp vô sản với giai cấp tư sản đã bộc lộ hết sức gay gắt Đây là biểu hiện của mâu thuẫn về mặt kinh tế giữa trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
Trong những năm 30 - 40 thế ký XIX, phong trào công nhân trong những nước lớn nhất ở Tây Âu mặc dù còn tính chất tự phát nhưng ngày càng
trở thành một lực lượng mạnh mẽ, quan trọng trong đời sống chính trị - xã
hội Họ bắt đầu cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của chế độ tư bản
Phong trào hiến chương nước Anh những năm 30 — 40 đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt và sự tham gia của các tầng lớp trí thức và tư sản tiễn bộ Phái hiến chương đòi ban bố và đảm bảo quyền bầu cử cho mọi người lao động, cho rằng giai cấp công nhân phải có nhiều đại biểu của minh trong nghi
Trang 12nhân dân lao động Phong trào này được Lênin đánh giá cao coi như phong trào quần chúng đầu tiên đã hình thành về mặt chính trị và có tính chất cách
mạng vô sản, là “phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thực sự có tính
chất quần chúng và có hình thức chính trị”
Ở Pháp, cuộc đấu tranh chống tư bản phát triển thành một loạt những
cuộc khởi nghĩa vũ trang Năm 1831 và 1834, nỗ ra cuộc khởi nghĩa của công
nhân Liông Bàn về cuộc khởi nghĩa này, một tờ báo tư sản đã viết “cuộc khởi Liông vạch ra bí mật quan trọng tức là vạch ra cuộc đấu tranh bên trong xảy ra trong xã hội giữa giai cấp có của và giai cấp chỉ có hai bàn tay trang”?
Năm 1844, ở Đức cũng diễn ra cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xilédi Điều này cho thấy giai cấp vô sản Đức đã tiến công mạnh mẽ vào giai cấp Tư sản
Trung tâm của phong trào cách mạng chuyên sang nước Đức, trong khi nước này đang phải hoàn thành cuộc cách mạng tư sản Cuộc cách mạng tư sản Đức diễn ra trong những điều kiện lịch sử phát triển hơn so với nước Anh trong thế kỷ XVII và nước Pháp trong thé ky XVIII Giai cấp tư sản Đức khiếp sợ cách mạng và ngày càng biến thành lực lượng phản cách mạng Nó lo sợ trước sự phát triển của giai cấp vô sản Đức và sự thức tỉnh ý thức cách mạng của giai cấp này Nó thỏa hiệp với phong kiến nhằm chống lại phong -trào cách mạng của quân chúng lao động
Thực tiến lịch sử nước Đức lúc bấy giờ đòi hỏi phải hoàn thành cuộc cách mạng tư sản nên giai cắp vô sản Đức đã trở thành lực lượng tiến hành cách mạng với nước Đức Điều này đã làm cho nước Đức trở thành quê hương của chủ nghĩa Mác và hệ tư tưởng của giai cấp vô sản
Những cuộc đấu tranh của công nhân đã cho thấy giai cấp vô sản đã
trưởng thành, họ có thể đứng lên vũ đài chính trị của mình nhưng tính chất
của nó vẫn còn tự phát vì thiếu lý luận khoa học dẫn đường Họ chưa giác ngộ
? V.J.Lênin, Toàn ráp, tập 38, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1977, tr.365
° Trích theo Triết học Mác — sự phát sinh và phát triển của CNDVBC và CNDVLS trong thời kỳ Mác và
Trang 13được địa vị lịch sử của mình, chưa thấy con đường và cách thức để xây dựng
một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn
Các học thuyết xã hội không tưởng không đáp ứng đứng được yêu cầu của phong trào vô sản, không thực hiện được lợi ích căn bản của giai cấp vô sản Yêu cầu tất yếu vào lúc này là phải có một lý luận đúng đắn dẫn đường cho giai cấp công nhân đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh tự giác vì lợi ích của giai cấp mình Từ yêu cầu tất yếu đó, triết học Mác ra đời, triết học Mác ra đời mới đáp ứng được nhu cầu là vũ khí tỉnh thần của giai cấp vô sản, cũng như giai cấp vô sản đóng vai trò là vũ khí vật chất của triết học Mác
1.1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời triết học Mác
Lịch sử tư tưởng nhân loại đã chứng minh rằng, không có một hệ tư tưởng nào ra đời trên mảnh đất trống không mà sự ra đời của nó bao giờ cũng là kế thừa các tư tưởng trước đó Lênin đã chỉ ra rằng nguồn gốc lý luận của
triết học Mác là những thành tựu lớn lao nhất của tư tưởng loài người, bao
gồm: Triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh và kinh
tế chính trị học cỗ điển Anh
Triết học cỗ điển Đức
Triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lý luận quan trọng, cần thiết để chuyến triết học từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sang thế giới quan duy vật biện chứng “ Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật thé ky XVIII, mà thúc đây triết học tiến lên Ông làm cho nó phong phú thêm bằng những
thành quả của triết học cô Đức, đặc biệt là của học thuyết Héghen, hoc thuyét
này đến lượt nó lại đã dẫn tới chủ nghĩa duy vật của Phoi ơ bắc Cái chủ yếu trong những thành quả là phép biện chứng, nghĩa là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức đầy đủ nhất, sâu sắc nhất và hồn tồn khơng có tính chất phiến diện, học thuyết về tính tương đối của tri thức loài người, tri thức này đem lại cho chúng ta sự phản ánh của vật chất đang phát triển vĩnh viễn”"
Trang 14Không thể phủ nhận, Mác và Ăngghen đã kế thừa yếu tố tích cực trong
toàn bộ lịch sử triết học, tuy nhiên trực tiếp nhất là triết học cỗ điển Đức với
hai đại biểu tiêu biểu là Hêghen và Phoi ơ bắc
Đến với Héghen, lan dau tién trong lich str triết học, tư tưởng biện
chứng được xây dựng thành một hệ thống phương pháp biện chứng, quan điểm biện chứng trong việc nghiên cứu hiện thực Thực chất, ngay từ thời cỗ
đại, tư tưởng biện chứng đã xuất hiện mà Hêracơlít đã được coi là ông tô của
phép biện chứng Trong suốt tiến trình lịch sử của nhận thức, việc nghiên cứu
những mối liên hệ, sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng đã được thực hiện nhưng tư duy siêu hình vẫn chiếm vị trí thống trị trong triết học và
khoa học do khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học phát triển Bởi vậy, công lao rất lớn của Hêghen là đã xây dựng thế giới quan biện chứng, phương pháp biện chứng và lôgic biện chứng, mặc dù vẫn trên cơ sở duy tâm Ông đã phê phán phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức về sự vật hiện tượng, từ đó ông tìm ra những nguyên lý, những quy luật cơ bản của phương pháp tư duy biện chứng, rất tiếc phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng “lộn đầu xuống đất” nhưng điều này đã không thể phủ nhận công lao của ông đúng như C.Mác đã nhận xét: “tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêgphen tuyệt nhiên không ngăn cản Héghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở
đằng sau cái vỏ thần bí của nó ”” Nhiệm vụ lịch sử này đã được Mác và
Angghen hoàn thành một cách xuất sắc mà cho đến nay vẫn không có hệ tưởng nào vượt qua được
| Tất nhiên, triết học cổ điển Đức không dừng lại ở học thuyết triết học của Hêghen Nói đến triết học cô điển Đức mà khong kể đến tên tuổi của Phoi
ơ bắc sẽ là một thiêu sót lớn
Trang 15
Phoi ơ bắc có công lao lớn trong việc chống lại chủ nghĩa duy tâm của
Héghen và các nhà triết học khác, chống lại tôn giáo, khôi phục và phát triển
các học thuyết triết học duy vật trước đó Ông cho rằng, hạn chế của Hêghen là ở tính duy tâm của nó trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa con người
và thế giới, tỉnh thần và vật chất, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tỉnh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng siêu nhiên
Theo Phoi ơ bắc, tự nhiên, con người là thực thể duy nhất, không có gì cao hơn hay thấp hơn nó, không có gì trước hay sau nó Ơng coi tơn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và bản chất con người Người ta ai cũng
sợ chết, cần có niềm tin và an ủi Bản chất của thần học, do vậy, chứa đựng
trong nhân bản học, là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú của con người Tôn giáo thê hiện sự mềm yếu, bất lực của con người đối với những
điều kiện xã hội Tôn giáo thực chất chỉ là sự biểu hiện bản chất của con
người đưới hình thức thần bí Ông nói, không phải chúa sáng tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người sáng tạo ra chúa theo hình ảnh cua con nguoi
Về nhận thức, Phoi ơ bắc cho rằng chính giác quan, nơi xuất phát của tư đuy là nguồn gốc của sự hiểu biết về thế giới bên ngoài Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới, và nếu con người có nhiều hơn năm giác quan.thì sự hiểu biết của con người về thế giới cũng không thay đỗi
về nguyên tắc
Từ đây, Phoi ơ bắc đưa ra quan điểm có phần hợp lý về thực tiễn và chỉ, rõ tư duy không tách rời hoạt động cảm tính Tuy nhiên, ông vẫn chưa vượt qua được tư duy siêu hình cũ ở chỗ cho rằng nhận thức chỉ như sự tác động của sự vật trong tự nhiên trong ý thức con người mà không thấy được sự tác
động của con người vào sự vật, không thấy được con người biến đổi tự nhiên và hoạt động thực tiễn là cơ sở của nhận thức bởi ông không thay được hoạt
Trang 16Hơn nữa, khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, ông đã không nhìn thấy hạt nhân hợp lý đó là phép biện chứng mà đã phủ định sạch trơn, vứt bỏ cả phép biện chứng của Hêghen Ông phê phán triết học Hêghen giống như hắt chậu nước có đứa trẻ thì ông hắt bỏ cả đứa trẻ cùng với nước trong
chậu tắm, lẽ ra ông phải giữ lại đứa trẻ vì đó chính là yếu tô tích cực — chính
là phép biện chứng trong triết học Hêghen và chỉ vứt bỏ yếu tố đuy tâm
Như vậy, mặc dù Phoi ơ bắc đã có bước tiến so với các nhà triết học
duy vật trước đó nhưng ông vẫn không thể khắc phục được khuyết điểm, hạn chế trong triết học của họ là phép siêu hình, quan niệm duy tâm về đời sống
xã hội
Mác và Ăngghen đã đánh giá cao công lao của Phoi ơ bắc, đồng thời chỉ ra những hạn chế của ông và khả năng khắc phục những hạn chế đó Hai ông đã thừa nhận rằng, chủ nghĩa duy vật Phoi ơ bắc và phép biện chứng của Hêghen đã trở thành một trong những tiền đề lý luận cho sự ra
đời triết học Mác
Mặc dù Mác và Ăngghen đã kế thừa trực tiếp phép biện chứng của Hêghen và triết học duy vật của Phoi ơ bắc nhưng đây không phải là duy nhất bởi triết học Mác đã tổng kết có phê phán toàn bộ lịch sử nhận thức của loài người như Lênin đã nói: “tất cả những gì đã được tư tưởng của nhân loại
sáng tạo ra, ông đều đã cải tạo; phê phán, sau khi đã đem ra kiêm nghiệm
trong phong trào công nhân và ông đã rút ra kết luận mà những người bị hạn
chế bởi khuôn khé tư sản hoặc bị những thiên kiến tư sản trói buộc không thể làm được”5
Như đã đề cập ở trên, triết học duy vật của Phoi ơ bắc mặc dù tiến bộ
hơn các nhà triết học duy vật thế kỷ 17, 18 nhưng vẫn chưa triệt để Phoi ơ
bắc đã có quan niệm đúng về mặt tự nhiên của con người khi cho rằng con
người không phải là nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đôi, mà là sản
* Trích theo Triết học Mác — sự phát sinh và phát triển của CNDVBC và CNDVLS trong thời kỳ Mác và
Trang 17phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên nhưng ông lại không thấy được bản chất xã hội của con người mà trước hết chính là hoạt động lao
động, hoạt động thực tiễn của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới
Cũng vậy, trong quan niệm về tôn giáo, mặc dù đã chỉ ra được nguồn gốc tâm lý của con người đối với tôn giáo nhưng ông chưa đề cập tới những điều kiện kinh tế - xã hội — một trong những nguồn gốc quan trọng cho sự ra đời tôn giáo
Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa
duy vật cũ, cả phép biện chứng của Hêghen Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa” Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên “hoàn bị và
mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã
hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất
của tư tưởng khoa học”Š
Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ sẽ được khắc phục và triết học duy vật sẽ được hoàn thiện, trở thành triết học duy vật biện chứng với công
lao của Mác và Ăngghen kế thừa những giá trị trong kinh tế chính trị cỗ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh
Kinh tế chính trị học cỗ điển Anh
Các học thuyết kinh tế chính trị của nước Anh cũng là nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng A.Smith (1723 - 1790) là người đầu tiên tuyên bố rằng lao động là nguồn gốc của giá trị, giá trị hàng hóa là do số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết
định Tiếp theo, D.Ricacdo (1772- 1823), trên quan điểm đó, đã vạch ra sự
đối lập giữa lợi ích của các giai cấp trong xã hội tư sản Ông chỉ ra rằng, tiền lương của công nhân càng cao thì lợi ích của các nhà tư bản càng thâp và
Trang 18
ngược lại Quan điểm kinh điển của A.Smith và D.Ricácđô tuy còn bị tính chất
giai cấp tư sản hạn chế, chẳng hạn Ricácđô khẳng định sự đối lập lợi ích các giai cấp là quy luật tự nhiên, hoặc Smith không thấy rõ bản chất của quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng quan điểm của các ông đã đóng gớp một
phần quan trọng Vào sự phát triển học thuyết chính trị kinh tế, làm tiền đề để
Mac, Angghen phát hiện va xây dựng học của mình, cũng như vạch ra bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, đi đến những quan điểm duy vật về lịch str
A.Smith đã xây dựng được một hệ thống các phạm trù kinh tế cơ bản
như phân công lao động, trao đôi, giá tri trao déi, tién công và sử dụng
chúng để phân tích các quy luật trong hoạt động của nền kinh tế Ông đã phân
biệt hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị, xác định giá trị
băng lao động chỉ phí trong sản xuất hàng hóa và việc trao đôi hàng hóa phải tương ứng với lượng lao động chứa đựng trong nó
Bên cạnh đó, A.Smith đã xác định được lượng giá trị là lượng giá trị
trung bình chứ không phải lượng lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa Ông cũng phân chia thành lao động phức tạp và lao động giản đơn và cho răng lao động phức tạp trong cùng một thời gian tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn
A.Smith đã nhận thấy sự khác biệt của thu nhập tư bản với thu nhập của công nhân, theo ông, công nhân chỉ được nhận một phần nào đó-giá trị tạo: ra từ lao động dưới dạng tiền công và bằng một lượng lao động nhất định của
mình, phần tăng thêm do công nhân làm ra thì biến thành lợi nhuận của các
nhà tư bản ˆ
Tới Ricácđô — nhà lý luận giá trị lao động cho rằng lao động quyết định giá trị, điều này đúng không chỉ trong sản xuất hàng hóa giản đơn mà còn đúng cả trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa Ông phân biệt rõ ràng hai thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng là tính có ích của hàng hóa, là điều kiện cần đối với giá
Trang 19Giá trị trao đôi của đại đa số hàng hóa được xác định bang chi phi lao
động sản xuất ra chúng Giá trị trao đổi được ông coi là một lượng tương đối
biểu hiện ở khối lượng hàng hóa khác, do đó trong hàng hóa tồn tại một giá trị
tuyệt đối, nó kết tỉnh trong giá trị Giá trị trao đổi là một hình thái cần thiết và
duy nhất có thê biểu hiện giá trị tuyệt đối của hàng hóa
D.Ricardo đã khẳng định lợi nhuận là kết quả lao động của công nhân
và là kết quả của việc chiêm hữu phân giá trị do họ tạo ra Ông cho rắng khi ˆ -
tiền công tăng lên một cách phổ biến thì tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm xuống Đây
cũng là một quy luật của chủ nghĩa tư bản mà ông đã nhận ra
Trong quan niệm về địa tô, Ricardo đã đạt được thành tựu nỗi bật, ông
giải thích rằng nguồn gốc của địa tô là từ chính lao động đã bỏ vào đất đai
trong điều kiện có chiếm hữu nhất định đưa lại; giá trị sản phẩm của nông
nghiệp được quyết định bởi cho phí lao động ở những mảnh đất xấu nhất
Theo ông địa tô không làm tăng giá cả của sản phẩm nông nghiệp, lúa mỳ dat
không phải vì nhà kinh doanh phải trả địa tô, mà ngược lại chính vì giá lúa
mỳ cao cho nên phải trả địa tô cho chủ đất
Như vậy, các nhà kinh tế chính trị cô điển đã vạch rõ nhiều vấn đề có
tính quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã phân tích
lý luận của họ trên cơ sở một hệ thống các khái niệm và phạm trù kinh tế Họ
_ là những người :đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho việc phân tích các phạm trù
và quy luật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Kế thừa có phê phán những giá trị trong kinh tế chính trị học cổ điển
Anh đã giúp cho Mác và Angghen phát hiện ra cơ sở vật chất của quá trình
lịch sử xã hội mà nếu thiêu chúng thì không thể sáng lập ra quan niệm duy vật -
về lịch sử và sẽ không khắc phục được tính chất không triệt để trong chủ
nghĩa duy vật trước Mắc
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh
Các học thuyết xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không
Trang 20đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành triết học Mác Tính chất không tưởng trong các học thuyết của họ thể hiện ở chỗ họ không tìm ra được cơn đường thực tiễn để thực hiện lý tưởng của mình, cũng như không phát hiện ra
lực lượng xã hội có thể biến lý tưởng đó thành hiện thực Khắc phục những
hạn chế đó, Mác, Ăngghen đã vạch ra biện pháp thực tiễn để xóa bỏ xã hội cũ,
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa; đồng thời khẳng định lực lượng duy nhất
có thê thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa xã hội là giai cấp công nhân Các ông đã khắc phục tính chất mơ hồ, không tưởng của lý luận chủ nghĩa xã hội cũ, biễn lý luận chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học
Xanhximông đã có tư tưởng hợp lý về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về sự phân chia giai cấp trong xã hội, về vai trò của của “giai cấp cơng
nhiệp” Ơng mơ ước xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đó đáp ứng được
những nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội, trước hết là của giai cấp nghèo khổ nhất và đông đảo nhất
Ph.S.Phuriê đã phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc ở nhiều
khía cạnh như “sự nghèo khổ được sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi” Khi phân tích sự phát triển xã hội ông cũng có quan điểm biện chứng, khi dự kiến về xã hội mới ông chú ý tới vai trò của tô chức lao động tập thé va su
thống nhất về lợi ích giữa cá nhân và tap thé Ong coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng chung”
R.Ooen dựa trên học thuyết về bản tính con người làm cơ sở lý luận
cho xã hội tương lai Ông cho rằng, tính cách con người được hình thành thông qua sự tác động qua lại giữa con người với môi trường bên ngoài, trong đó tác động của khách quan có ý nghĩa quan trọng nhất Đối với xã hội mới, ông chủ trương thực hiện chế độ công hữu, lao động tập thể, về quyền lợi và
nghĩa vụ mọi người đều bình đăng Theo ông, ba trở lực cần phải loại bỏ trên
con đường thực hiện lý tưởng về xã hội mới đó là chế đọ tư hữu, hôn nhân tư
Trang 21Như vậy, những nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện
tinh than phé phan chế độ tư bản chủ nghĩa, bênh vực người nghèo khỗ trước
những bắt công của xã hội và đi đến kết luận phải phủ định xã hội tư hữu về
tư liệu sản xuất Các ông đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị về sự phát triển
của xã hội tương lai Chủ nghĩa xã hội không tưởng chứa đựng những yếu tố
nhân đạo Tuy nhiên, họ chưa phát hiện ra con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ tư bản, họ không thể tìm ra lực lượng xã hội tiên phong có thé
thực hiện cuộc cách mạng chính là giai cấp công nhân
Việc cải tạo có tính chất sáng tạo, phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh đã cho phép Mác và Angghen dua ra quan điểm duy vật
lịch sử, phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa và dự kiến một cách khoa học
con đường phát triển và những đặc điểm quan trọng của xã hội mới — xã hội chủ nghĩa
1.1.3 Những tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời triết học Mác
Giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã có những phát hiện mới tạo tiền đề cho việc hình thành các quan điểm duy vật biện chứng của Mác và
Angghen Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên thời kỳ này làm bộc lộ tính hạn chế, chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học đề phát triển tư duy biện chứng hinh-thanh-phép biện chứng duy vật
Những phát hiện này đòi hỏi phải có sự khái quát về mặt triết học để
chỉ ra các mối liên hệ giữa các quá trình diễn ra trong tự nhiên, nhận thức
đúng đắn và toàn diện về bản chất của quá trình phát triển tự nhiên Tuy
nhiên, sự khái quát này không, thể thực hiện trên lập trường của phép biện chứng duy tâm hay chủ nghĩa duy vật siêu hình mà chỉ có thể thực hiện trên cơ sở của phép biện chứng duy vật Mặt khác, phép biện chứng duy vật cũng
chỉ có thể xuất hiện khi khoa học tự nhiên phát triển đến trình độ làm cho việc
Trang 22Cuối những năm 30 thé ky XIX, trong khi nghién cứu sự phát triển của
khoa học tự nhiên, Ắngghen đã chỉ ra “Quan niệm mới về giới tự nhiên đã
được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả những gì cứng nhắc đều bị tan
ra, tất cả những øì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc
biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta
đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và tuần hoàn vĩnh cửu”
Trong số các thành tựu khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX, có ba phát
minh lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành triết học duy
vật biện chứng, đó là định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiễn hóa của Đác-uyn
Học thuyết tẾ bào của Suen và Slayden
Việc phát hiện ra cơ cấu tế bào của động vật và thực vật đã có ý nghĩa
to lớn trong việc xác minh phép biện chứng duy vật về mặt khoa học tự nhiên
Nó chứng minh sự thống nhất của toàn bộ tự nhiên hữu cơ, toàn bộ quá trình lịch sử của sự sống từ hình thức giản đơn nhất tới cơ thể có cấu trúc phức tạp nhất Điều này chỉ ra tính muôn hình muôn vẻ của sự sống và cho phép nhìn vào bản chất sự sống trên quan điểm về mối liên hệ, về sự thống nhất và phát triển nhảy vọt của các hình thức của sự sơng
Định luật bảo tồn và ch uyễn hóa năng lượng của R.May — e
Vật lý học đã có những phát hiện mới chuẩn bị cho việc thừa nhận
những sự liên hệ và chuyên hóa lẫn nhau giữa các hình thức vận động của
vật chất
M.Pharađây - nhà vật lý học Anh đã chứng minh sự thống nhất của các lực và sự chuyền hóa lẫn nhau của chúng trong tự nhiên
U.R.Giơ - Rếp đọc bài diễn thuyết trong đó ông chứng minh tất cả
những cái gọi là lực vật lý trong những điều kiện nhất định chuyển hóa cái
này thành cái kia mà không mất sô
Trang 23
R - May - e, nhà khoa học tự nhiên Đức, T.P.Giu - lơ, nhà vật lý học Anh, E.Kh.Len - Xơ, nhà bác học Nga và L.A.Côn - đỉnh, nhà kỹ sư Đan Mạch đã xác định sự thật về chuyên hóa năng lượng và đến năm 1842 - 1845
R.May - e đã nêu lên định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Định luật này chỉ ra nguyên lý về sự thống nhất, sự liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau giữa
các hình thức vận động khác nhau của vật chất
Thuyết tiễn hóa giống loài của Đác Uyn
Nam 1859, Dac Uyn đã đưa ra thuyết tiễn hóa các giống loài, điều này đã xây dựng lý luận duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các thực thê sinh vat
Học thuyết đã chứng minh một cách khoa học quá trình vận động, biến đổi từ
thấp đến cao của động vật và thực vật thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo Đây là cơ sở để khăng định nguồn gốc về sự hình thành và phát triển của sự sống của các giống loài một cách duy vật - khẳng định này đối lập, bác bỏ quan niệm về sự sáng tạo ra thế giới của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo
Tóm lại, vẫn đề bảo toàn vật chất và vận động được Lô-mô-lô-xốp, nhà
bác học Nga nêu ra năm 1748, sau thời kỳ đó, hóa học, vật lý liên tiếp có những phát hiện mới chẳng hạn của Hans Oersted (Đan Mạch), Faraday (Anh) phát hiện sự liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau của những hiện tượng điện và từ Đến đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, các nhà khoa học: R.Mayer,
T.P.Juler, L.A.Côndinh (Đan Mạch) đã xác- định sự thật về sự chuyên hóa
năng lượng của vật chất và R.Mayer đã phát biểu thành định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lương Quan niệm về chuyên hóa năng lượng chỉ ra rằng tất
cả những cái gọi là lực hoạt động như lực cơ giới, thế năng, nhiệt, điện, từ,
năng lượng hóa học là những hình thức khác nhau của một sự vận động phổ
biến, như vậy toàn bộ sự vận động của tự nhiên quy lại thành một quá trình
Trang 24đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ía cho là ton tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn
bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu” Như vậy, sự phát triển của khoa học tự nhiên vào giữa thế kỷ XIX đã lật
đỗ quan niệm siêu hình cũ, phương pháp siêu hình cuối cùng đã lộ rõ tính chất
vô căn cứ của nó và trở thành xiéng xích kìm hãm sự phát triển của khoa học tự
nhiên Khoa học tự nhiên đã vạch rõ phép biện chứng khách quan vốn có của mọi hiện tượng, quá trình trong tự nhiên Điều này cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa khoa học tự nhiên như Ăngghen nói “với mỗi phát hiện có tính chất mở thời đại ngay cả trong lĩnh vực lịch sử tự nhiên, chủ nghĩa duy vật không tránh
khỏi phải thay đổi hình thức của nó”'" và triết học mà chính Mác và Ángghen đã
khẳng định phép biện chứng trở thành một tất yếu đối với khoa học tự nhiên và các ông đã khái quát về mặt triết học toàn bộ những thành tựu của khoa học tự
nhiên thế ký XIX để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng của mình
1.1.4 Nhân tỗ chủ quan cho sự ra đời triết học Mác
Không thể phủ nhận điều kiện kinh tế xã hội những năm 40 thế kỷ XIX
cùng với tiền đề lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên là những điều kiện, tiền
đề không thể thiếu cho sự ra đời triết học Mác Trong bối cảnh đó nếu thiếu
nhân tế chủ quan là C.Mác và Ph.Ăngghen thì khó có thể khẳng định triết học
Mác sẽ xuất hiện
C.Mác (1818 — 1883) sinh ngày mùng 5 thang 5 nam 1818 6 To - re -
vơ, tỉnh Ranh nước Đức, một vùng phát triển khá mạnh cả về kinh tế chính trị,
chịu nhiều ảnh hưởng của cách mạng vô sản Pháp Cha ông là luật sư giỏi,
học cao hiểu rộng, ông có tình thần cấp tiến, yêu tự do, ủng hộ cách mạng tư
sản Pháp nhưng không có khuynh hướng cách mạng Gia đình Mác là một gia
đình trí thức tiễn bộ, cha ông là một luật sư người Do Thái có học thức cao và
tư tưởng tự do tiến bộ, có ảnh hưởng rất lớn đến Mác
`9, C.Mác và Ph.Ăngghen, 7oàn rập, (20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.471
u Trích theo: Triết học Mác — sự phát sinh và phát triển của CNDVBC va CNDVLS trong thoi ky Mác và
Trang 25Sự giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác đã
làm hình hành và phát triển ở Mác tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự do
Năm I7 tuổi, trong bài luận “Những ý nghĩa của người thanh niên chọn nghề nghiệp" Mác đã thê hiện những tư tưởng nhân đạo và sâu sắc: người ta nên
chọn nghề nào phục vụ được cho nhiều người, con người sẽ đem lại hạnh phúc khi đem lại hạnh phúc cho nhiều người
Năm 1835, Mác vào học luật ở trường đại học bon và qua một năm
chuyền sang học ở trường đại học Béclin Ở đây, ông chuyển sang nghiên cứu
lịch sử và triết học Cha ông muốn ông trở thành luật sư — một viên chức nhà nước nhưng ngay từ thời sinh viên, ông đã chống lại chế độ xã hội đang thống
trị ở Đức hồi đó, thể hiện một thanh niên tài năng, yêu quê hương đất nước, găn hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc chung của mọi người
Với bộ óc thiên tài và lòng khát khao tự do, tiến bộ được thừa hưởng từ
cha mình, C.Mác luôn có thái độ nghiêm túc tiếp thu có chọn lọc những tư
tưởng tiễn bộ của loài người đê vun đắp một thế giới quan khoa học, đầy tính
cách mạng
Bên cạnh đó, Mác còn là người rất may mắn vì đã có một tình yêu của
người vợ hiền, cao thượng, yêu tự do Bà đã có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời
Mác, giúp Mác vượt qua khó khăn để cống hiến cho nhân loại
Ph Ăngghen sinh ngày 28/11/1820-ở thành phố Bác - men trong một gia đình chủ xưởng sợi Mặc dù không được học hết phố thông, phải làm kinh tế sớm theo yêu cầu của cha, một chủ xưởng dệt, nhưng Angghen đã kiên trì
tự học, mặt khác ông được ảnh hưởng lớn của người mẹ - một người phụ nữ
tỉnh tế, có học thức, hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực Ngay khi đang học phổ thông trung học, Ángghen đã tỏ ra căm ghét sự chuyên chế, độc đoán của chính quyền, ông đã mong muốn tham gia các cuộc đấu tranh nhằm cải tạo xã
hội đương thời Những bài báo đầu tiên của Angghen tir nim 1839 đã cho
thấy một tinh thần nhân đạo, tiến bộ theo xu hướng dân chủ cách mạng khi
Trang 26sớm cảm thấy tình hình đang thống trị trong gia đình ông mâu thuẫn sâu sắc với tình hình của đông đảo quần chúng nhân dân Điều này đã được Lênin nói đến “khi còn là học sinh trung học, ông đã căm ghét sự chuyên quyền và độc
đoán của bọ quan lại Việc nghiên cứu triết học dẫn ông đi xa hơn”,
Angghen không được học đại học, ngay cả trung học ông cũng không được bố ông cho học hết và muốn ông sớm trở thành nhà kinh doanh Tới năm 1838 ông được phái đi làm thư ký nhà buôn ở Bơ rô men Ông đã kiên trì
tự học, tham gia hoạt động khoa học, chính trị và tự chọn con đường cách mạng của cuộc đời mình
Quá trình hoạt động kinh tế và tham gia nghĩa vụ quan sự từ 184I1- 1842, Angghen da tự nghiên cứu các van đề triết học, chính trị -xã hội, ông
đã dự thính các bài giảng triết học ở đại học Béclin Trong thời gian này, Ăngghen đã phê phán một cách sâu sắc và mạnh mẽ những tư tưởng thần bí phản động của Sêlinh (nhà triết học duy tâm cổ điển Đức) cũng như tính chat duy tâm của triết học Hêghen Sự chuyển biến thực sự của Ăngghen diễn ra khi ông trực tiếp tiếp xúc với công nhân, tận mắt chứng kiến tình trạng khốn cùng và những nỗi đau khổ của họ Tiếp tục nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, trực tiếp tham gia vào phong trào công nhân, điều đó tạo nên bước chuyển biến căn bản trong thế giới quan và lập
trường chính trị của Angghen |
Với những yếu tổ trên, C.Mác, Ph Ăngghen đã có công lao vô cùng
lớn lao trong việc xây dựng một học thuyết được coi là vũ khí tư tưởng cho
Trang 27Mac va Angghen đã gặp nhau lần đầu vào tháng 11 năm 1842 và từ đó hai ông trở thành đôi bạn thân thiết và vô cùng cảm động như Lênin nhận xét: chuyện cổ tích lịch sử loài người kế lại rất nhiều tình bạn cảm động Nhưng giai cấp công nhân ở châu Âu có thể nói Mác và Ăngghen là những người sáng lập
ra chủ nghĩa xã hội khoa học, tình bạn của họ vô cùng thắm thiết, vĩ đại và cảm động, đã làm lu mờ tất cả các tình bạn cảm động của các tiền nhân trong lịch sử
Ngay cả Mác cũng có lần nói rằng: sở dĩ Mác là Mác bởi vì có Angghen 1a Ăngghen, sở dĩ Ăngghen là Ăngghen bởi vì có Mác là Mác Mặc dù là một thiên tài sáng tạo ra chủ nghĩa Mác, nhưng Ăngghen luôn khiêm tốn tự nhận mình chỉ là “cây vĩ cầm” trong dàn nhạc mà người nhạc trưởng là Mác
Chính tình bạn vĩ đại, nổi tiếng thế giới này đã giúp cho Mác và Ăngghen vượt qua khó khăn, thử thách để cống hiến cho lịch sử tư tưởng nhân loại hệ tư tưởng có giá trị vô cùng to lớn mà cho tới tận ngày nay — hai thé ký đã trôi qua nhưng vẫn chưa có học thuyết nào vượt qua được
Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen là những thanh niên tài năng, đầy
nhiệt huyết, có một tỉnh thần nhân đạo, tiễn bộ sâu sắc, có khả năng tư duy vượt lên trên tầm vóc của thời đại và sự nhạy bén chính trị Năm 1844, Mác
và Ăngghen gặp nhau và chính thức cộng tác với nhau trong hoạt động lý
luận, hoạt động thực tiễn cũng như gắn bó với nhau trong một “tình bạn vĩ đại
và cảm động” Các ông đã cùng nhau sáng lập ra học thuyết lý luận mới khoa
học và cách mạng, đồng thời trở thành hai nhà lãnh tụ và người thầy của giai
cấp vô san thé giới
Như vậy, chủ nghĩa Mắc là san phẩm tất yêu khách quan của khoa học và của triết học trong toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại chứ không phải do ý
muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào, nó là sự phản ánh thực tiễn xã hội,
nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển
hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại
Trong điều kiện kinh tế - xã hội, với những tiền đề lý luận và khoa học
Trang 28được toàn bộ lịch sử, văn hóa tinh thần mà loài người đã có được để xây dựng học thuyết triết học để đáp ứng yêu cầu của nhận thức và cải tạo thực tiễn mà thời đại đặt ra, đúng như lênin đã nhận xét: “chủ nghĩa Mác khơng nảy sinh
ở ngồi con đường phát triển vĩ đại của nền văn minh thế giới Trái lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những van dé ma tu
tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra Học thuyết của ông ra đời là sự kế
thừa thẳng và trục tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong
triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”?
Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội
và tư duy liên kết với nhau một cách chặt chế và vững chắc Chủ nghĩa Mác tuy khác về chất với các hệ thống tư tưởng trước đó, nhưng đã kế thừa được tính hoa của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng qua nhiều thời đại, luôn gan lién với thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử Vì vậy, chủ nghĩa Mác nói
chung và triết học Mác nói riêng là một hệ thống mở, nó đòi hỏi phải luôn được phát triển, bổ sung trên những thành tựu của sản xuất vật chat, nhận thức và thực tiễn
1.2 Tính tất yếu của sự kế thừa và tiếp tục phát triển quan niệm duy vật về lịch sử trong giai đoạn Lênin
1.2.1 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội giai đoạn Lênin
Ở giai đoạn Lênin, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đã có những
thay đổi so véi thoi ky Mac- Angghen
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên phức tạp và gay gắt Không những thế, mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau; mâu thuẫn giữa nhóm nước tư
bản “già” và nhóm nước tư bản “trẻ”; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa
với tư bản để quốc v.v cũng diễn ra căng thẳng: phong trào giải phóng dân
Trang 29
tộc phát triển rộng rãi ở nhiều nước thuộc địa, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc
Sau năm 1905, mặc dù nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, toàn bộ quyền lực chính trị thuộc về Nga hoàng Chế độ quân chủ chuyên chính Nga hoàng chiếm giữ mọi đặc quyền về chính trị và đặc lợi về kinh tế Nước Nga lúc này vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của xã hội phong kiến nông nô nhưng nền kinh tế nước Nga vẫn chuyển mình sang giai đoạn tư bản chủ
nghĩa Cũng do phát triển muộn nên nước Nga vẫn lạc hậu và bị phụ thuộc
vào các nước tư bản phương Tây Những quan hệ tư bản chủ nghĩa đan xen với quan hệ phong kiến già nua lạc hậu đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn gay gắt của thời đại Trung tâm cách mạng của châu Âu chuyển từ Đức sang Nga Trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy triết học Mác đòi hỏi cần phải được bỗ sung và phát triển
Nhận thấy chủ nghĩa Mác ảnh hưởng sâu sắc đến học phong trào công
nhân nói riêng và xã hội xã hội nói chung, các thế lực bảo thủ và phản động
đã tìm mọi cách tân công vào chủ nghĩa Mác Chúng mượn chiêu bài “bảo vệ
chủ nghĩa Mác” để xuyên tạc hoặc bác bỏ những luận điểm triết học Mác và
chủ nghĩa Mác Nỗi bật là các trào lưu tư tưởng lúc này là chủ nghĩa “kinh nghiệm phê phán”, “chủ nghĩa xét lạt”, “ chủ nghĩa Makhơ”,
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên cũng có sự phát
triển mạnh mẽ Những phát minh mới như phát minh ra tia X, tìm ra điện tử, chứng minh cấu tạo của nguyên tử đã làm đảo lộn cơ bản những quan niệm đã có trong vật lý cổ điển, dẫn tới cuộc “khủng hoảng vật lý” làm cho một số nhà khoa học hoang mang dao động, mất phương hướng Điều này đòi hỏi
phải có những khái quát mới về triết học để đáp ứng, phù hợp với những phát
minh của khoa học tự nhiên
Có thể nói rằng, những tư tưởng triết học Mác cần phải được tiếp tục phát triển ở giai đoạn Lênin là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của sự phát
Trang 301.2.2 Vai trò của V.I Lênin dỗi với sự hoàn thiện triết học Mác
V.I.Lênin không những là người tiếp tục triết học Mác trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà còn bổ sung nhiều vấn để lý luận được hình thành trên thực tiễn cách mạng giành và giữ chính quyền ở nước Nga vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác
Lénin sinh 6 Ximbiéc, trong gia đình công chức có khuynh hướng cách
mạng Sau khi tốt nghiệp phố thông trung học 1887, Lênin vào học khoa luật trường đại học Cadan, nhưng do tham gia phong trào sinh viên nên bị bắt, bị
lưu đày và phải chịu sự giám sát của cảnh sát Năm 1891, Lênin tốt nghiệp trường đại học Pêtécbua với tư cách là thí sinh tự do Ở Cadan (1888 - 1889) và Xamara (1889 - 1893) Lênin nghiên cứu lý luận Mácxít và tổ chức nhóm
Mácxít đầu tiên ở Xamara Năm 1893, Lênin đến Pêtécbua, trở thành người
lãnh đạo những người Mácxít Pêtécbua Mùa xuân và mùa hè 1894, Lênin viết tác phẩm “Những người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?” Năm 1895, Lênin thống nhất các
nhóm Mácxít ở Pêtécbua thành “Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp
công nhân” Tháng 12 năm 1895 Lênin bị chính phủ Nga hoàng bắt và đày ở Xibêri Đầu 1900 Lênin ra nước ngoài, lập tờ “7ïa /¿a” - tờ báo Mácxít đầu tiên của nước Nga, làm cơ sở cho sự thành lập đảng Mácxít ở Nga
Năm 1903, tại Đại hội lần thứ 2 Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga,
Trang 31thé hoá lý luận Mác xít dựa trên kinh nghiệm của các cuộc cách mang nga va
phong trào cách mạng thế giới sau khi Mác và Ăngghen mất |
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Lênin đã tập trung xây dung nhà nước Xô Viết, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống các thế lực phản cách mạng, thành lập và trở thành lãnh tụ của quốc té cong san IIL
Giai đoạn này Lênin đã làm phong phú thêm triết học Mác bằng nhiều tư tưởng mới đặc biệt là những biểu hiện mới của các quy luật chung của sự phát triển xã hội trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.3 Khái quát giai đoạn C.Mác và Ph Ăngghen đề xuất và giai đoạn Lênin tiếp tục bỗ sung quan niệm duy vật về lịch sử
1.3.1 Giai đoạn Mác và Angghen hinh thành những quan niệm duy
vật về lịch sử (1842 - 1845)
Các tác phẩm nỗi bật thời kỳ này là “Góp phần phê phán triết học pháp
quyên Hêghen” và “Lời nói đâu"? của nó (1843), “Bản thảo kinh tế- triết học ”
(1844), “Luận cương về Phoiơbắc” (1845); “Gia đình thân thánh” (1845);
tác phẩm “Hệ ứ tưởng Đức” (1845- 1846) Thông qua các tác phẩm này, Mac, Ăngghen tổng kết kết quả nghiên cứu khoa học và xác định cho những
luận điểm cơ bản của lý luận mới, đặc biệt là quan niệm duy vật về lịch sử
Vào tháng Chạp năm 1842 về căn bản Mác vẫn đứng trên lập trường duy tâm Tuy nhiên, với tinh thần dân chủ - cách mạng, Mác đã quyết định xem xét lại toàn bộ nền triêt học đương thời theo tỉnh thần phê phán và đã
từng bước thoát khỏi hạn chế, sai lầm của triết học cũ để hình thành những
quan điểm duy vật
Việc phê phán triết học pháp quyền Hêghen được thê hiện trong tac pham
“Góp phân phê phán triết học pháp quyên Hêghen” (1843), Mác đã chỉ ra sai
lầm của Hêghen khi cho rằng gia đình và xã hội công dân chỉ là những lĩnh vực khác nhau của khái niệm nhà nước Mác cũng phê phán Hêghen chỉ thấy con
người là một tồn tại tự nhiên thuần túy, tồn tại cô lập, tách rời nhau Trên cơ sở
Trang 32Cuối năm 1843 - đầu năm 1844, Mác viết tác phẩm Lời nói đầu của Góp phân phê phán triết học pháp quyên Hêghen Quan niệm về con người và
bản chất con người là tư tưởng triết học duy vật lịch sử nổi bật trong tác
phẩm Thông qua sự xem xét nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, Mác đã chỉ ra đặc trưng bản chất của con người Cũng trong tác phẩm này, Mác đã bàn đến
lực lượng, động lực của cuộc cách mạng xã hội
Trong tác phẩm Bản tháo kinh tế - triết học năm 1844, Mác đã trình
bày những quan điểm kinh tế và triết học của mình thông qua việc phê phán kinh tế chính trị học cỗ điển của Anh và tiếp tục phê phán triết học duy tâm Hêghen; đồng thời ông vạch ra “mặt tích cực” của nó là phép biện chứng
Tác phẩm Gia đình thần thánh do Mác và Ăngghen viết chung được xuất bản tháng 2-1845 Cùng với việc phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của “phái Hêghen trẻ”, đứng đầu là anh em nhà Bauơ, hai ông đã đề xuất một số nguyên lý cơ bản của triết học Mác xít và của chủ nghĩa cộng sản khoa học Tác phẩm Gia đình thân thánh đã chứa đựng “quan điểm hầu như đã hình thành của Mác về vai trò cách mạng của giai cấp vô sản” và cho thấy “Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ “hệ thống” của ông tức là tư tưởng về những quan hệ xã
hội của sản xuất”!
Tac pham Hé tu tudng Đức, được Mác và Ăngghen viết chung vào năm 1845, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành triết học Mác Hệ tư tưởng Đức không chỉ là tác phẩm có quy mô lớn nhất trong thời kỳ hình _ thành triết học Mác mà còn có thể xem như là tác phẩm chín muỗi đầu tiên của chủ nghĩa Mác Thông qua việc phê phán các trào lưu triết học và chủ nghĩa xã hội đương thời ở Đức, Mác và Ắngghen đã trình bày quan niệm duy vật lịch sử một cách hệ thống và nhiều nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học như những hệ quả của quan niệm duy vật lịch sử Trong tác phâm Hệ /⁄ tưởng Đức, các ông đã làm sáng tỏ “thê giới quan mới” của mình
Trang 33
mà những luận điểm xuất phát đã được Mác soạn thảo trong 11 luận đề
vào tháng 4-1845, nay được gọi là Luận cương vê Phoiobắc
Luận cương về Phoiơbắc của Mác được Ăngghen đánh giá là văn kiện
đầu tiên chứa đựng mam mống thiên tài của một thé giới quan mới Tư tưởng xuyên suốt của luận cương là vai trò quyết định của thực tiễn đối với đời sống xã hội; từ đó nêu lên sứ mệnh góp phần “cải tạo thế giới” của triết học Mác (luận đề thứ 11) Với quan điểm thực tiễn đúng đắn; Mác đã vạch ra “khuyết điểm chủ yếu” của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước kia, kê cả chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc; đồng thời cũng phê phán và bác bỏ quan điểm của chủ
nghĩa duy tâm cường điệu tính năng động, sáng tạo của tư duy
Cũng từ quan điểm duy vật biện chứng về thực tiễn, Mác đi tới nhận
thức về mặt xã hội của bản chất con người “trong tính hiện thực của nó, - Mác
viết - bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
Quan niệm duy vật lịch sử xem xét lịch sử xã hội xuất phát từ con
người Trong Hệ tưởng Đức, hai ông khẳng định: “tiền đề đầu tiên của toàn
bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người
sống”'5, Đó là những con người hiện thực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ
Phương thức sản xuất vật chất không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sự
tồn tại thể xác của cá nhân, mà hơn thế “nó là một phương thức hoạt động
nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống ”⁄, Sản xuât vật chât là của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ
cơ sở của đời sống xã hội Do đó, để hiểu được con người, Mác và Ăngghen đã đi sâu tìm hiểu sự sản xuất vật chất của con người trong xã hội
Nghiên cứu biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
(trong tác phẩm này hai ông dùng thuật ngữ “hình thức giao tiếp”), phát hiện
ra quy luật vận động và phát triên của nên sản xuât vật chât của xã hội, triệt
! C.Mác và Ph.Ăngghen: 7oàn ¿ập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr 11
Trang 34hoc Mac đã đi tới nhận thức đời song xã hội bằng một hệ thống các quan điểm lý luận thật sự khoa học Sự thay thế nhau của các hình thức sở hữu
trong lịch sử là cơ sở của sự thay thế nhau của các quan hệ sản xuất, sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội Mác, Ăngghen cũng đồng thời nêu lên học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.v.v
Với tác phẩm Hệ tu tưởng Đức, quan niệm duy vật về lịch sử ở Mác và
Angghen đã hình thành Quan điểm duy vật lịch sử tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc cho sự phát triển tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của Mác và Angghen Tuy vậy, trong Hệ / tưởng Đức, học thuyết về chủ nghĩa cộng
sản được các tác giả của nó trình bày như một hệ quả trực tiếp của phát hiện mới về triết học: quan niệm duy vật về lịch sử Do đó, một số quan điểm về chủ nghĩa xã hội khoa hội được nêu lên nhưng chưa có được sự diễn đạt rõ
ràng; song, điều quan trọng là Mác và Ăngghen đã đưa ra phương pháp tiếp cận khoa học để nhận thức chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản là một lý tưởng cao đẹp của nhân loại, nhưng lý tưởng đó được thực hiện từng bước với những mục tiêu cụ thể nào, bằng con đường nào; điều đó tùy thuộc vào điểm xuất phát và chỉ có qua phong trào
thực tiễn mới tìmra được những hình thức và bước đi thích hợp “Đối
với chúng ta - Mác và Ăngghen viết - chủ nghĩa cộng sản không phải là.một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải
khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái hiện nay””
1.3.2 Giai đoạn Lênin tiếp tục phát triển quan niệm duy vật vé lich sir “Nhiing nguoi ban dan la thế nào và họ đấu tranh chống những người
dân chủ - xã hội ra sao?” là tác phẩm lớn đầu tiên của Lênin được viết năm
1894 Tác phẩm vạch ra bộ mặt thật sự của những người dân tuý, những người “bạn dân” thực ra lại thoả hiệp với chính quyền nga hoàng, chống lại
Trang 35
nhân dân; Lênin chỉ rõ “chủ nghĩa duy vật kinh tê 33.6 chủ nghĩa Mác hợp pháp” “chủ nghĩa chủ quan xã hội học” v.v đều là những học thuyết giải thích một cách tuỳ tiện đối với chủ nghĩa Mác và xuyên tạc chủ nghĩa Mác cả trên bình diện thế giới quan và phương pháp luận; bảo vệ và phát triển những luận điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, Lênin khẳng định phép biện chứng duy vật là phương pháp duy nhất khoa học đề giải thích
lịch sử, theo đó, phải quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì mới
có cơ sở để hiểu quá trình vận động lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế
xã hội trong lịch sử
Tiểu kết chương 1
Triết học Mác ra đời không phải là do ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào mà là tất yếu khách quan Sự ra đời của triết học Mác chịu ảnh hưởng, chịu sự đòi hỏi của điều kiện kinh tế - xã hội của những năm 40 — thế kỷ XX Đó là sự kế thừa và phát triển các tư tưởng tiến bộ, hạt nhân hợp lý
của các nhà tư tưởng trước đó như Hêghen, Phoi ơ bắc, Ri các đô, Xanh xi
mông Triết học Mác ra đời cũng đã được chuẩn bị bởi tiền đề khoa học tự
nhiên như định luật bảo toàn và chuyên hóa năng lượng, thuyết tiến hóa, học thuyết tế bào Trong những điều kiện, tiền đề này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nỗ lực xây dựng triết học Mác nói chung và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói
riêng, làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để nhất, cách mạng nhất
Đến giai đoạn Lênin, điều kiện kinh tế - xã hội đã có sự chuyển biến rõ
rệt và khoa học tự nhiên cũng đạt được những thành tựu rực rỡ Trên hệ tư
tưởng, chủ nghĩa Mác — Lênin cũng ảnh hưởng sâu sắc đến giai cấp công
nhân, đến xã hội Nga Trong bối cảnh này, việc Lênin can bé sung, hoan
thiện và làm sâu sắc thêm triết học Mác là điều tất yếu để đáp ứng yêu cầu
Trang 36Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
TRONG MỘT SO TAC PHAM CUA C.MAC- PH.ANGGHEN VA V.LLENIN
2.1 Quan niệm về con người
Trong tác phẩm “Góp phân phê phán triết học pháp quyên Héghen”’, Mác đã có những tư tưởng ban đầu về con người Phê phán Hêghen coi con
người là một ton tại tự nhiên thuần túy và là những cá nhân ton tai cô lập, tách
rời nhau , Mác cho rằng “tính cá thể đặc thù là tính cá thể của con người, và
những chức năng, lĩnh vực hoạt động của nhà nước là những chức năng của con người, lĩnh vực hoạt động của nhà nước là những chức năng của con
người”, “bản chất của con người đặc thù” “không phải râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm
chất xã hội của nó.” Những chức năng của nhà nước “không phải là cái gì
khác mà là những phương thức tồn tại và hành động của những phẩm chất xã hội của con người Vì vậy hiển nhiên khi những cá nhân là người mang chức năng và quyền lực nhà nước thì những cá nhân đó phải được xem xét căn cứ
”!2_ Như vậy, Mác đã thấy bản chất con người là theo phẩm chất xã hội của họ
phẩm chất xã hội, chứ không phải tính tự nhiên của nó Nếu Hêghen coi cơ sở của xã hội là nhà nước và cái quy định mọi hiện tượng quan hệ xã hội là “ý
niệm hiện thực” của nó thì Mác cho rằng phẩm chất xã hội mới là cái thâm
thấu trong mọi sinh hoạt xã hội Ông nói: “Con người bao giờ cũng vẫn là bản "2° và những tô chức xã hội này lại thê chất của tất cả những tổ chức xã hội
hiện ra là tính phô biến hiện thực của con người, do đó cũng là cái chung của mỌI người Điều này đã giải thích rõ hơn về bản chất của con người hiện thực Xã hội là sự thể hiện bản chất con người, nó được tạo nên bởi tính đồng nhất
của mọi sinh hoạt xã hội mà tính đồng nhất ấy là ở chỗ chúng đều là sản phẩm
của hoạt động của con người Trong tác phẩm này, Mác đã ban đầu nhận thấy
Trang 37
mặt xã hội của bản chất con người và hướng tới xây dựng phạm trù xuất phát để giải thích lịch sử một cách khoa học đó chính là con người hiện thực
Tính chủ thể của con người cũng được Mác nhận thức trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyên Hêghen ” Ông nhận thấy trong xã hội Đức lúc này “những người không cảm thấy mình là người thì sẽ trở thành sở hữu không thê tách rời của những ông chủ của họ, giống như lứa nô lệ hay lứa ngựa mới sinh Những ông chủ cha truyền con nối — đó là mục đích của toàn thể xã hội này” Theo Mác, cái tính người của con người thể hiện ở con
người chính trị, chỉ còn là những con vật chính trị, do trật tự xã hội Đức là
một trật tự, một “thế giới làm mất tính người”, do “nguyên tắc duy nhất của chủ nghĩa chuyên chế là khinh miệt con người, là con người bị làm mất nhân
tính”” Mặc dù tư tưởng này của Mác thể hiện khá rõ tính chủ thể của con
người nhưng những tư tưởng ban đầu này sẽ được tiếp tục phát triển trong các tác phẩm sau của C.Mác và Ph Angghen
Trong tác phẩm Lời nói đầu, Mác cũng đã đòi hỏi phải xem xét bản chất con người một cách hiện thực chứ không phải bản chất hư ao, tinh than Tôn giáo đã “biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng”, cho nên nó bù đắp và đem lại hạnh phúc “hư ảo” cho quần chúng và nhân dân bị áp bức, là “thuốc phiện của nhân dân” Tôn giáo đã tạo ra “vòng hào quang thần thánh”, làm “mặt trời ảo tưởng” xoay quanh con người khi con người không thể, chưa thể tự xoay quanh bản thân minh” Theo Mac, sw thong tri cua ton
giáo chính là biểu hiện của việc con người đã đánh mất mình, đánh mất bản
chất của con người hiện thực mà thay vào đó là bản chất của con người hư ảo, đây là lúc còn người không còn “tự xoay quanh” bản thân mình Ở đây tư tưởng của Mác cũng đã thể hiện năng lực làm chủ, tính chủ thể của con | người Tuy vậy, Mác chưa giải thích rõ cơ sở lịch sử nào làm cho con người
có thê tự xoay quanh mình
Trang 38
Sang đến tác phẩm Bản thảo kinh té - triết học, Mác hiểu con người
chính là một “sinh vật có tính loài”, là “thực thể tự nhiên có tính chất người,
nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là thực thể loài”” C.Mác
viết: “Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ
con người với con người, mới là tồn tại của con người đối với người khác và
tồn tại của người khác đối với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt hiện thực
của con người; chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới biểu hiện ra là cơ sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người Chỉ có trong xã hội, ton tai tu
nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người Như vậy,
xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành của con người với tự nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên, chủ nghĩa tự nhiên đã được thực hiện của con người và chủ nghĩa nhân đạo đã được thực hiện của tự nhiên”?* Điều này chứng tỏ Mác đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa mặt tự nhiên, bản chất tự
nhiên và mặt xã hội, bản chất xã hội của con người Mác cũng khẳng định: “cho nên chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần đầu tiên
thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính loài Sự sản xuất đó là đời
sống có tính loài tích cực của con người Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên
biểu hiện ra là tác phẩm của con người và thực tại của nó Do đó, đối tượng
lao động là sự đối tượng hóa đời sống có tính loài của con người: con người nhân đôi mình lên không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà
còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực và con người ngắm
nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra Cho nên khi tước của con người đối tượng sản xuất của con người, lao động bị tha hóa cũng tước của con người đời sống có tính loài của con người, tính đối tượng có tính loài
thực sự của con người, và biên cái thê hơn của con người so với con vật thành
Trang 39
re wn A re x 2 A
cái tiêu cực đối với con người”” Như vậy, trong tác phâm này, Mác đã thê hiện điểm khác biệt cơ bản của mình với những quan điểm trước ông về con
người và bản chất con người Mác đã chỉ ra rằng, con người hiện thực, con
người xã hội không phải là những con người tồn tại cô lập, trừu tượng và chỉ trong ý thức, mà trước hết là những con người hoạt động, hơn nữa là hoạt động sản xuất Thực chất, quan niệm của Mác về bản chất con người chính là quan niệm tính người của con người nhằm phân biệt con người với động vật Trong Bản thảo, quan niệm của Mác về con người so với tác phẩm trước
như quan niệm về con người xã hội, con người hiện thực đã được cụ thể hóa
với những nội dung sâu sắc hơn Ở đây, con người xã hội, hiện thực không
chỉ được xác định về mặt tự nhiên, sinh vật, là cái tồn tại phân biệt nó với
con vật mà chủ yếu còn được xác định với tư cách là con người hoạt động,
lao động sản xuất Ở tác phẩm Bản thảo, tư tưởng vé con người mang ý nghĩa là tư tưởng xuất phát của toàn bộ nội dung tư tưởng triết học về lịch sử của Mác
Trong tác phẩm Luận cương về phoi ơ bắc, một trong những quan niệm duy vật lịch sử nỗi bật nhất chính là quan niệm về bản chất con người Đến tác phẩm này, Mác đã khẳng định: “bản chất con người không phải là cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”?5 Phân tích quan điểm này ta thấy, Mác đòi hỏi bản chất con người phải được nhìn nhận trong tính hiện
thực của nó, nghĩa là trong điều kiện sinh hoạt, quan hệ hiện thực, trong hoạt
động lao động sản xuất Tổng hòa những mối quan hệ xã hội cần hiểu là bao gồm cả mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người trong xã hội Nếu kết hợp luận điểm này của Mác với những quan niệm về xã hội, về con người, đặc biệt về lợi ích trong tác phẩm trước đó như Bản thảo
kinh tế - triết học thì có thể thấy sẽ không thể hiểu được tổng hòa những mối
Trang 40
quan hệ xã hội nếu không dựa trên quá trình lao động sản xuất, những quan hệ
kinh tế và xem đó là những quan hệ cơ bản So sánh với quan niệm về con người trong tác phẩm /zận cương với các tác phẩm trước ta thấy, quan niệm về bản chất con người ở đây liên quan mật thiết với quan niệm của ông về bản chất con người, về cá nhân con người, về con người nói chung, về xã hội, về lợi ích trong các tác phẩm trước như Góp phan phê phán triết học pháp quyền Hêghen, Bản thảo kinh tế triết học
Đến tác phẩm Hé tu tuéng Đức, con người hiện thực lại tiếp tục được
khẳng định: “sự biến đổi của lịch sử thành lịch sử tồn thế giới khơng phải là
hành vi trừu tượng nào đó của “tự ý thức”, của tính thần thế giới hay của một
con ma siêu hình nào đó, mà là một hành động hoàn toàn vật chất, có thể kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm, một hành động mà mỗi cá nhân — đúng như
những cá nhân đó đang tồn tại trong đời sống thực tế, đang ăn, đang uống và
27 r x 2 ° A ae
”““ Mac van khang định cân phải xem mặc quần áo, - đều là một bằng chứng
xét con người tồn tại trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những
điều kiện sinh hoạt hiện có của họ, chứ không phải như Phoi ơ bắc quan niệm về sự tồn tại của con người trong những điều kiện tự nhiên bất di bất dịch,
không chịu sự tác động của con người
Trong tác phẩm Hệ / tưởng Đức, khi đề cập đến vấn đề này hai ông tập trung phân tích phê phán những quan điểm duy tâm của phái Hê ghen trẻ và những niệm trừu tượng về con người của Phoi ơ bắc, C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày quan niệm về con người hiện thực, đây thực sự là sự tiếp nối tinh thần duy vật về con người trong tác phẩm Bản thảo kinh tẾ - triết
học Có thê nói, sang tác phẩm Hệ tư tưởng Đuúc, vẫn đề con người mặc dù
không được Mác nói nhiều như trong tác phẩm Bản thảo kinh té - triét hoc 1844 va Ludn cuong vé phoi o bac nhung 6 day lần đầu tiên ông khẳng định
con người là xuất phát điểm của nhận thức triết học khoa học về lịch sử, là
xuất phát để nghiên cứu, giải thích lịch sử