HỌC VIỆN BAO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYN KHOA TRIẾT HỌC RERKKEE
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
TAC PHAM KINH DIEN
C.MAC - PH.ANGGHEN VE TRIET HOC
Cơ quan quản lý : HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN Ï Cơ quan chủ trì : KHOA TRIET HOC
Chủ nhiệm đề tài : PGS, TS BÙI THỊ THANH HƯƠNG
— phe
Trang 2| vy ws
[Ps
THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI
Họ và tên Don vị
PGS,TS Bùi Thị Thanh Hương Khoa Triết học - Học viện Chủ nhiệm
Báo chí và Tuyên truyền
Ths Vũ Thị Hồng Nhung | Khoa Triét hoc - Hoc vién Thanh vién
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1: HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC -.22222221112212225EE 0 5EEE 8
Chương 2: TUYẾN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN 40
Chương 3: CHÓNG ĐUYRINHH - 2G s11 1E SE kreg 62
Chương 4: BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN . .-. 86
Trang 4DE CUONG CHI TIET MON HOC
1 Tén hoc phan: TAC PHAM KINH DIEN MAC — ANGGHEN (Bat buéc) 2 Số đơn vị học trình: 5 đvht = 75 tiết
3 Trình độ: Cử nhân triết học
4 Điều kiện tiên quyết
Các môn triết học Mác - Lênin, lịch sử triết học trước Mác
5 Mục tiêu học phần
Sinh viên năm được hoàn cảnh lịch sử (về kinh tế, chính trị - xã hội, văn
hóa và cuộc đấu tranh tư tưởng) ra đời của mỗi tác phẩm; sự hình thành, phát triển và nội dung các nguyên lý triết học đã được Mác và Ăngghen giải quyết trong mỗi tác phẩm; hiểu được ý nghĩa lịch sử của các tác phẩm
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tìm tòi, phân tích, đánh giá các tác phẩm
kinh điển và các nguyên lý triết học trong đó; rèn luyện phương pháp tổng hợp các nguyên lý trong các tác phẩm theo những “lát cắt” khác nhau
6 Mô tả văn tắt nội dung học phần
Môn học nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử, quá trình phát sinh, phát triển và chín muỗi những tư tưởng triết học của Mác và Ăngghen qua một số tác phẩm
chu yéu: “Hé tw tuong Duc”, “Ti uyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Chỗng
Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Nguôn gốc của gia đình, của chê độ tư
Trang 53 C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tdp, tập 20 , Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1994
4 C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn áp, tập 21 , Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995 7.2 Tham khao:
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin - Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2002
2 Triết học Mác-Lênin - chương trình cao cấp - Học viện Chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh
8 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
Tổ chức học tập và đánh giá sinh viên được thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 2593/QĐÐ-HVBCTT ngày
Trang 6Bài 1: Tác phẩm #Tệ #ø tưởng Đức
1.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cầu 1.1.1 Hoan canh ra doi 1.1.2 Kết cấu tác phẩm 1.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm 1.2.1 Phê phán “Hệ tự tưởng Đức ” 1.2.2 Những quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử 1.3 Ý nghĩa của tác phẩm 10 Bài 2: Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng san | 2.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cầu 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời 2.1.2 Kết cấu tác phẩm
2.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm
2.2.1 Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
2.2.2 Một số nội dung duy vật lịch sử
2.2.3 Phê phán các trào lưu chủ nghĩa xã hội tu sản 2.3 Ý nghĩa của tác phẩm 10 Bài 3: Tác phẩm Chống Đuyrinh
3.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cầu 13.1.1 Hoan canh ra doi
3.1.2 Kết cấu tác phẩm
3.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm
15 10
Trang 73.2.1 Van dé co ban của triết hoc 3.2.2 Phép bién ching 3.2.3 Van dé ly luận nhận thúc 3.2.4 Một số nội dung chủ nghĩa duy vật lịch sur 3.3 Ý nghĩa của tác phẩm
Bài 4: Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
4.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu
4.1.1 Hoàn cảnh ra đời 4.1.2 Kết cấu tác phẩm
4.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm
4.2.1 Vấn đè vật chất và vận động
4.2.2 Phép biện chứng và ba quy luật cơ bản
4.2.3 Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong
Sự hình thành ÿ thức 2.3 Ý nghĩa của tác phẩm
15 10
Bài 5: Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước
Trang 8Bài 6: Tác phẩm L.V.Phobách và sự cáo
chung của triết học cỗ điển Đức 6.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu
6.1.1 Hoàn cảnh ra đời
6.1.2 Kết cấu tác phẩm
6.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm
6.2.1 Đánh giá triết học của Hêghen và ÌPhobách 6.2.2 Vấn đề cơ bản của triết học 6.2.3 Cuộc cách mạng do Mác - Ăngghen thực hiện 4.3 Ý nghĩa của tác phẩm 4 _ Hệ thống, giải đáp 5 5 Tông số 75 4ã 30
11 Hệ thống đề tài tiểu luận
1 Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong tác phẩm “Hệ ## tưởng Đức ”
2 Các vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản ”
3 Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng san”
4 Chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác phẩm “Chong Duyrinh”
5 Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong tác phâm “Chống Duyrinh”
6 Van đề vật chất và vận động trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên ”
Trang 98 Tổng quan về sự vận động của xã hội loài người qua tác phẩm “Nguồn sốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước ”
9, Giá trị và hạn chế của triết học Hêghen và Phơbách — sự đánh giá của
Ăngghen trong tác phẩm “L.V.Phobdch va sw cdo chung của triết học cổ điển
Đức”
10 Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác - Ăngghen thực hiện
(thể hiện qua các tác phẩm)
11 Tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử qua các tác phẩm chủ yếu của Mác — Ăngghen
12 Hệ thống câu hỏi ơn tập
1.Trinh bày hồn cảnh ra đời, đánh giá khái quát tác phẩm “Hệ ứ tưởng
Đức”?
2.Trình bày hoàn cảnh ra đời, đánh giá khái quát tác phẩm “Tuyên ngôn
Dang Cong san”?
3.Trình bày hoàn cảnh ra đời, đánh giá khái quát tác phẩm “Chống
Đuyrinh”?
4.Trình bày hoàn cảnh ra đời, đánh giá khái quát tác phẩm “Biện chứng
của tự nhiên `?
5 Trình bày hoàn cảnh ra đời, đánh giá khái quát tác phẩm “Nguồn gốc _ của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước ”?
6 Trình bày hoàn cảnh ra đời, đánh giá khái quát tác phẩm “7 V.Phơ bách
và sự cáo chung của triết học cô điển Đức ”? |
7 Trình bày khái quát những nội dung triết học chủ yếu trong tác phẩm
tác phẩm “Hệ £w tưởng Đức”? |
Trang 109 Trình bày khái quát những nội dung triết học chủ yếu trong tác phẩm tác phẩm “Chống Duyrinh”?
10 Trình bày khái quát những nội dung triết học chủ yếu trong tác phẩm
“Biện chứng của tự nhiên”?
11 Trình bày khái quát những nội dung triết học chủ yếu trong tác phẩm “Nguôn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước `”?
12 Trình bày khái quát những nội dung triết học chủ yếu trong tác phẩm
Trang 11Chương Ï:
HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC! I Hoan cảnh ra đời của tác phẩm
Hệ tư tưởng Đức được biên soạn vào khoảng tháng 11/1845 đến tháng 4/1846, thời kỳ hình thành triết học Mác Đây là tác phẩm viết chung giữa
Mác và Ăngghen sau cuộc viếng thăm Mác của Ăngghen tại Brúcxen tháng 4
- 1845 Tuy nhiên, tác phẩm không được xuất bản vào thời kỳ Mác, Ăngghen
còn sống Mãi đến năm 1932 mới được xuất bản bằng tiếng Đức và bằng tiếng Nga năm 1934
Mùa xuân năm 1845, sau khi Ăngghen thăm Mác ở Brúexen, cảm nhận
được tình thế cách mạng ở châu Âu, các ông xúc tiến tổ chức tập hợp các lực
lượng hướng tới cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, nhằm thành lập một chính đảng vô sản cách mạng Do đó, đầu năm 1846 đã ra đời "Uỷ ban liên lạc cộng sản", đồng thời Mác, Ăngghen hợp tác với nhóm "Liên minh
những người vì công lý"
Trong thời kỳ này, những người ủng hộ Mác và Ăngghen vẫn còn là thiểu số trong phong trào công nhân, các phe phái của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đủ mọi màu sắc đang chiếm ưu thế Trong nhiều tháng, Mác, Ăngghen dau tranh quyết liệt với các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng tiêu tư sản, tư sản, những người tự nhận là "nhà xã hội chủ nghĩa chân chính" của tổ chức “Liên minh những người vì công lý" Hai ông quyết định phải phê phán triệt
để những quan điểm duy tâm của nền triết học nói riêng và nền tư tưởng nói chung ở nước Đức lúc đó, trình bày một cách chính điện, có hệ thống và tiếp tục phát triển học thuyết triết học mới của mình, đặt cơ sở cho chủ nghĩa xã
Trang 12hội khoa hoc Tac pham Hé tw tưởng Đức, với mục đích đó, thông qua việc
phê phán, vạch trần bản chất hệ tư tưởng đang thống trị nước Đức những
năm 40 của thế ký XIX, Mác, Ăngghen từng bước xác lập những luận điểm có tính chất nền tảng của triết học mới, đặc biệt là những quan niệm duy vật về lịch sử, phân tích một cách khoa học quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội
* Kết cấu của tác phẩm
Tác phẩm là hệ thống những luận điểm cơ bản về thế giới quan mới được trình bày thông qua việc phê phán những quan điểm đối lập của hệ tư tưởng đang thống trị ở Đức Tác phẩm được trình bày thành hai tập :
Tap I Phê phán các trào lưu triết học Đức hồi đó, với các đại biểu là: Phoiơ ắc, Bauơ, Stiếcnơ, tập này gồm Lời nói đầu và 3 chương, mỗi chương phê phán một đại biểu nói trên
Tap Il Phê phán chủ nghĩa xã hội Đúc và các nhà tiên tri khác nhau của nó Tập này gồm 5 chương, nhưng không tìm thấy bản thảo của chương II và chương HI (các nhà nghiên cứu cho răng các ông đã rút ra để đăng
báo)
Vi trí quan trọng nhất của tác phẩm là nằm ở chương I, tap I, trong dé,
Mác, Ăngghen tập trung trình bày những quan điểm về hai nội dung chủ yếu là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã hội khoa học
Nghiên cứu tác phẩm /ệ¿ / ứưởng Đức cần kết hợp với việc nghiên cứu nội dung II luận cương của Mác vê Phoiơbắc
Đặc điểm của việc trình bày tác phẩm: tác phẫm mang tính bút chiến, nên Mác và Ăngghen trích dẫn những tư tưởng phản diện, phân tích và phê
Trang 13chính điện và phản diện, thông qua đó, năm một cách có hệ thống quan điểm triết học mới Mặt khác, các nội dung được trình bày qua các tình huống bút
chiến nên còn chưa thể hiện tính lôgíc rõ nét Thêm vào đó, đây là tác phẩm
đang trong quá trình hình thành triết học Mác, còn chịu ảnh hưởng của phái Hêghen trẻ, cho nên cách diễn đạt cũng trừu tượng, khó hiểu
II Những nội dung cơ bản của tác phẩm
1 Phê phán hệ tự tưởng Đức
Mác, Ăngghen phê phán quan điểm duy tâm của phái Hêghen trẻ và quan niệm trừu tượng về con người của Phoiơbắc
Phê phán phải Hêghen trẻ:
Mở đầu chương I (tập 1) của tác phẩm, Mác, Ăngghen điểm qua tinh
hình hệ tư tưởng Đức đương thời đang chịu ảnh hưởng của triết học Hêghen,
trong đó điển hình là phái Hêghen già và phái Hêghen trẻ Mỗi một phái đều
" +ách riêng một mặt nào đó của hệ thống của Héghen và đem mặt đó chống
lại hệ thống cũng như chống lại những mặt do những người khác tách riêng
ra"?
Phê phán quan điểm duy tâm chủ nghĩa của phái Hêghen trẻ, Mác, Ăngghen chỉ ra: “những người thuộc phái Hêghen trẻ thì phê phán tất cả mọi cái, bằng cách thay thế mọi cái bằng những quan niệm tôn giáo hoặc tuyên
bố rằng mọi cái là có tính thần học Phái Hêghen trẻ cũng như phái Hêghen
già đều nhất trí tin tưởng rằng tôn giáo, khái niệm, cái phổ biến thống trị trong thế giới hiện có „`
Với các đại diện Bauơ, Stiếcnơ phái Hêghen trẻ tự xưng là "Những
nhà triết học cách mạng Đức hiện đại" mang khát vọng giải thoát sự "lầm
? C.Mác, Ph.Ăngghen, 7oàn tap, tap 3, tr27
Trang 14lạc", "tha hóa" của con người khỏi chủ nghĩa giáo điêu băng những cải biến "cách mạng" Hâu hết các đại diện của phái Hêgphen trẻ đêu tự nhận mình là
"vượt qua" được Hêgphen Thực chất thì như Mác, Ăngghen nhận xét:
- Người ta chỉ nhào nặn các phạm trù của Hêghen, gọi chúng bằng
những cái tên có vẻ trần tục hơn, chẳng hạn: "loài", "kẻ duy nhất", "con người" và cái mà họ đòi hỏi chỉ là thay đổi ý thức này thành ý thức
khác nhân danh con người Mác, Ăngghen nhận xét phái Hêghen trẻ rằng, họ
đấu tranh chống lại những câu nói chữ tuyệt nhiên không chống lại thế giới hiện thực đang tổn tại
- VÌ không đủ dũng khí làm cách mạng trong hiện thực nên phái Hêghen trẻ cũng chỉ nói bóng gió về tính tất yếu của sự phát triển, song phát
triển cần hiểu như thế nào trên hiện thực thì họ chưa có lời giải đáp Do đó,
sự khác nhau cơ bản giữa Hêghen và phái Hêghen trẻ chỉ còn lại là: Hêghen
lý tưởng hóa niềm tin, thần bí hóa Nhà nước, xác định lịch sử tôn giáo như
sự vận động của ý thức Còn phái Hêghen trẻ thì quy tất cả về phê phán tôn
giáo (mọi hiện tượng ý thức họ đều quy về tôn giáo), và đó là cách họ chạy
trốn hiện thực
Mác, Ăngghen khẳng định, ở Đức "Không một người nào trong những nhà triết học đó có ý nghĩa tự hỏi xem mối liên hệ giữa triết học Đức với hiện thực Đức là như thế nào, mối liên hệ giữa sự phê phán của họ với hoàn cảnh vật chất của chính bản thân họ là như thế nào"“ Theo các ông, điểm qua các "gương mặt tiêu biểu" của hệ tư tướng triết học Đức như Bauơ,
Stiếcnơ, Phoiơbắc đều là như vậy Bauơ cho rằng tư tưởng là cơ sở của thế
giới hiện tồn, Stiếcnơ thì khẳng định để biến đổi thực tiễn chỉ cần biến đổi ý thức và các khái niệm của các cá nhân mà thôi Vạch rõ ảo tưởng đó, Mác,
Trang 15Angghen chi ra: “ .ngoài những câu nói ra, họ chăng có cái gì khác hơn đê
chồng lại những câu nói ấy, và nếu họ chỉ đấu tranh chống lại những câu nói
của thê giới thôi thì họ tuyệt nhiên chẳng đấu tranh gì chống lại thế giới hiện
thực, hiện tốn ay cả”,
Liên quan đến việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong quan niệm về lịch sử xã hội, phái Hêghen trẻ coi nhân tế tỉnh thần, ý thức quyết
định lịch sử Nhân tố tinh thần (tư tưởng triết học, chính trị, pháp luật, đạo
đức, tôn giáo ) được họ tách ra khỏi lịch sử, biến nó thành lực lượng độc
lập, thúc đây lịch sử
Phê phán quan điểm đó, Mác, Ăngghen cho rang, ban thân ý thức
không có lịch sử tự nó, lịch sử của ý thức con người là lịch sử tồn tại của con người Theo các nhà Hêghen trẻ thì hiện thực đời sống con người và xiỀng
xích trói buộc con người đều do ý thức của bản thân con người Vì thế để xóa bỏ xiềng xích đó chỉ bằng con đường "phê phán trên cơ sở ý thức tự phê phán" Như vậy họ chủ trương thay ý thức thống trị vô lý bằng ý thức phê phán Mác, Ăngghen cho rằng, đó chỉ là cách giải thích cái đang tổn tại theo
cách khác cũng giống như là sự thừa nhận cái đang tồn tại” Các ông khẳng
định, chỉ chống lại những câu nói hay lấy ý thức phê phán để thay cho hiện
thực là không thể được, mà phải từ cơ sở hiện thực để giải thoát hiện thực
Phê phán triết học Phoiơbắc:
Là nhà triết học duy vật vĩ đại của nền triết học cổ điển Đức, Phoiơbắc có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành thế giới quan triết học của Mác và Ăngghen Ông cũng là người duy nhất trong số các học trò của Hêghen được
nhắc đến trong tác phẩm với tư cách là một nhà duy vật Tuy nhiên, cũng
như hầu hết các nhà triết học thuộc phái Hêghen trẻ, triết học duy vật của
Trang 16Phoiơbắc còn hạn chế, chưa triệt để, thể hiện trong triết học nhân bản của
ông Trên tinh thần phê phán cách mạng, trong 11 luận cương về Phoiơbắc và trong tác phẩm này, Mác, Ăngghen đã vạch ra những hạn chế cơ bản của
chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc
Mé dau tac phẩm, trong mục I: Pboiơbắc, sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm, Mác, Ăngghen phân tích sâu sắc và đánh giá
về triết học Phoiơbắc, tuy là người thuộc phái Hêghen trẻ, nhưng Phoiơbắc, với toàn bộ triết học của mình, đã đảo ngược thế giới quan của hệ thống Héghen, xac lập lại vị thế của chủ nghĩa duy vật triết học
Tuy thế, triết học của Phoiơbắc, như Mác, Ăngghen đánh giá, mới
dừng ở trình độ của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII — XVIII, cũng là một chủ
nghĩa duy vật nhìn ngắm tự nhiên trong trạng thái thuần khiết của nó, chưa vạch ra được sự tác động tích cực, có tính thực tiễn của con người vào thế giới Phoiobắc đã khẳng định tính chất thống nhất của con người và tự nhiên,
con người là sản phẩm của tự nhiên, ý thức con người là phản ánh thế giới "cảm giác được", ý thức con người là sản phâm của những cảm xúc tình yêu
mang những đặc điểm có tính "loài" Con người đối với Phoiơbắc là sản phẩm của chính nó, bị tách khỏi đời sống vật chất, hoạt động hiện thực của
nó Con người chỉ là con người tình yêu, tình bạn đã lý tưởng hóa Vì thế theo Phoiơbắc, bản chất con người (cũng như của mọi vật) chính là ở sự tồn
tại của nó.”
Việc xem xét con người tách khỏi những hoạt động thực tiễn của họ là hạn chế căn bản trong triết học nhân bản của Phoiơbắc Thiếu quan điểm
thực tiễn khiến cho Phoiơbắc không xem xét con người trong mối quan hệ với những điêu kiện sinh hoạt, trong môi quan hệ xã hội, trong những điêu
Trang 17
kiện làm cho họ trở thành con người theo đúng nghĩa Ơng « khơng xem
xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt hiện có của họ, những điều kiện làm cho họ trở thành con người đúng như họ đang tồn tại trong thực tế' °Š
Đối với Phoiơbắc, con người là kết quả, sản phẩm ưu tú của tự nhiên,
đồng thời vừa mang bản chất cộng đồng Tuy nhiên, trong bản chất con người, cái sinh học, cái tự nhiên nổi trội, che khuất cái ý thức cộng đồng
Trong Hệ ? tưởng Đức, Mác, Ăngghen cho rằng, ý thức cá nhân và ý thức
cộng đồng bện chặt vào nhau, ý thức cộng đồng thể hiện qua ý thức cá nhân, song ý thức cá nhân không bao hàm đây đủ ý thức cộng đồng xã hội Sự khác nhau ấy chứng mỉnh rằng, con người không thể sống ngoài xã hội, con người được hình thành với tính cách là cá thể người chỉ trong xã hội Mặt khác, do thiếu quan điểm thực tiễn, triết học duy vật của Phoiơbắc chưa qua khỏi quan điểm tự nhiên luận, ông không biết rằng "thế giới cảm giác được" gồm cả thế giới có sẵn (tự nhiên tự nó), cả thế giới như là kết quả của “công nghiệp và của trạng thái xã hội”? Ông chưa hiểu được hoạt động thực tiễn
của con người có tác động cải tạo to lớn đối với thế giới tự nhiên Con người trong quan niệm Phoiơbắc vẫn chỉ “nhìn ngắm” thế giới, từ đó, ông không có được quan điểm lịch sử - cụ thể cũng như không thể đạt được tới quan niệm
duy vật về lịch sử
Do thiếu quan điểm thực tiễn, Phoiơbắc không hiểu được bản chất con
người cho nên, khi xem xét các hiện tượng xã hội, Phoiobắc đi đến chủ
nghĩa duy tâm Về điều này, Mác, Ăngghen nhận xét: "Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ đề cập đến lịch sử; còn khi ông xem xét đến
Trang 18
lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật Ở Phoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa
A x ` z xf 10
duy vật hoàn toàn tách rời nhau" `”
Mác, Angghen xác định rõ lập trường duy vật và lập trường duy tâm khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong quan niệm về con người và
xã hội Quan điểm đuy tâm coi mọi quan hệ giữa con người với nhau, cả hoạt động và những điều kiện tồn tại của họ đều là sản phẩm của ý thức của họ Cho nên, động lực của lịch sử là sự phê phán đối với cá nhân con người
Khác hắn quan điểm đó, quan điểm duy vật, xuất phát từ con người hiện
thực, hoạt động và sống gắn liền với điều kiện tồn tại vật chất, khẳng định ý
thức con người, xét trong toàn bộ lịch sử, ngay từ đầu, " đã là một sản
A ~ ae ` x ` A ` ` ` ` x 11
phâm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tôn tại"ˆ”
Mác, Ăngghen chỉ rỡ, ý thức, tự ý thức, ngôn ngữ đó là những hiện tượng được hình thành trong quá trình hoạt động hiện thực của con người, có cơ sở từ hoạt động vật chất, từ quan hệ giao tiếp của họ Trình độ tư duy của con người phản ánh trình độ phát triển của xã hội Trên cơ sở phân tích phê
phán quan điểm duy tâm và trình bày quan niệm của mình trong việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học trong quan niệm về con người, xã hội, hai
ông xác định sự khác nhau về nguyên tắc giữa chủ nghĩa duy tâm Đức và chủ
nghĩa duy vật mácxít: "Hoàn toàn trái với triết học Đức là triết học từ trên
trời đi xuống đất, ở đây chúng ta từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta
không xuất phát từ những điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung,
chúng ta cũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong ý nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới những con người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển
Trang 19
của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống
ấy"?
2 Quan điểm duy vật lịch sử
2.1 Tiền đề của lịch sử
“Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tổn tại
của những cá nhân con người sống” Trên cơ sở phê phán quan điểm duy tâm của phái Hêghen trẻ và quan niệm trừu tượng về con người của Phoiobắc, Mác, Ăngghen trình bày quan niệm mácxít về tiền đề của lịch sử —
những con người hiện thực Con người cũng đồng thời là điểm xuất phát của
chủ nghĩa duy vật lịch sử Các ông chỉ ra rằng, triết học của các ông lấy con
người làm tiền đề, song quan niệm của các ông khác hẳn với quan niệm của
chủ nghĩa duy tâm Bauơ và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, những bộ phận
quan trọng của hệ tư tưởng Đức
Mác, Ăngghen phê phán phái Hêghen trẻ nói chung và Bauơ nói riêng Phái này cũng lẫy con người làm tiền đề, song đó là con người tự ý thức, con người lý luận, con người trừu tượng Đối với Mác, Ăngghen, tiền đề của lịch
sử là con người hiện thực Đó là con người tồn tại, hoạt động và có biến đổi
Hoạt động tạo ra phương thức sống của con người là hoạt động sản xuất vật
chât; phương thức san xuât biên đôi cũng làm cho con người biên đôi theo Trong phần đầu của tác phẩm, Mác, Ăngghen nêu " tiền đề đầu tiên của mọi sự tổn tại của con người, và đo đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là:
người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử"”!“, Để tổn
tại, để thỏa mãn nhu cầu, con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
của mình Các ông việt " muôn sông được thì trước hêt cần phải có thức
Trang 20
ăn, thức uông hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để
2 ~ ~ A A en ° AK 2 A xX AR a RK 15
thoả mãn những nhu câu ây, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất"'”
Như vậy, hành vi lịch sử đâu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để
thoả mãn những nhu cầu sống thiết yếu, sản xuất ra bản thân đời sống vật
chất Khi nhu cầu đó được thoả mãn lại xuất hiện nhu cầu mới, và sản xuất ra những yếu tố thỏa món những nhu cầu đó là hành vì thứ hai Ngoài hoạt động đáp ứng nhu cầu, hoạt động sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, con người còn
có hành vi cơ bản thứ ba cũng điễn ra ngay từ đầu, đó là cùng với tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tái tạo ra những người khác, sinh
sôi nảy nở, đó là quan hệ chồng vợ, cha mẹ, là quan hệ gia đình Quan hệ gia
đình lúc đầu là quan hệ xã hội duy nhất, về sau do những nhu cầu mới,
những mối quan hệ xuất hiện đa dạng, quan hệ gia đình mới trở thành quan hệ phụ thuộc, chịu sự quy định của sự phát triển sản xuất của xã hội Ba mặt
đó của hoạt động xã hội không phải là ba giai đoạn khác nhau, mà chỉ là ba mặt, ba nhân tố tồn tại đồng thời với nhau ngay từ buổi đầu của lịch sử và hiện vân đang tôn tại
Tư tưởng khẳng định vai trò của con người là tiền đề của lịch sử đã
được thể hiện trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 và Gia đình thần thánh, còn trong Hệ / tướng Đức, Mác, Ăngghen khẳng định lại rằng: "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo,
nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tô chức con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp
, ki oe xi QÁ at ht attra cao nI6 sản xuất chính đời sông vật chât của mình" ”
Trang 21
Con người là tiền đề của lịch sử; lịch sử xã hội thực chất là lịch sử sản xuất vật chất của con người; lịch sử của ý thức xã hội là phản ánh lịch sử
hoạt động hiện thực của con người Con người thông qua hoạt động vật chất
để duy trì đời sống của mình, đồng thời họ sáng tạo lịch sử, sáng tạo ra đời sống tỉnh thần, ý thức của mình trước khi ý thức, đời sống tinh thần của con
người bị biến thành lực lượng chi phối lịch sử Trên quan điểm đó, Mác,
Ăngghen phân tích sản xuất vật chất và vạch ra những quy luật khách quan
của bản thân nên sản xuât và của sự phát triên xã hội nói chung 2.2 Các quy luật vận động của lịch sử
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Mac, Angghen viết: "Như vậy là sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống
của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng
việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa
đó là sự hợp tác của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào,
theo cách nào và nhằm mục dich gi?!”
Một số nhà xã hội học trước Mác cũng đã đề cập đến các yếu tố tất yếu nói trên của đời sống con người, song họ chưa gắn với điều kiện lịch sử cụ thể Trong Hệ f# tưởng Đức, quan niệm khoa học của Mác về lịch sử xã
hội không chỉ thể hiện ở việc thừa nhận sản xuất vật chất là điều kiện thiết
yếu của đời sống con người, các ông còn tiễn xa hơn khi chỉ ra, cùng với
việc sản xuất vật chất còn sản xuất ra các quan hệ xã hội, hình thành hình
Trang 22xuât của xã hội, bởi vì "tông thê những lực lượng sản xuât mà con người đã đạt được, quyết định trạng thái xã hội"!?
Hình thức giao tiếp, (hay quan hệ giao tiếp, tức là quan hệ sản xuất) chịu sự quy định của chính hành vi sản xuất (hành vi này thay đổi thường
xuyên về mặt lịch sử, với tính chất và trình độ nhất định) Đến lượt mình,
những quan hệ giao tiếp với tính cách là cơ sở kinh tế lại chỉ phối thượng
tầng kiến trúc chính trị và tư tưởng.”
Trong Hé tu tuong Đức, những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất (trong tác phẩm là khái niệm hình thức giao tiếp), cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, ý thức
xã hội, chế độ xã hội đã hình thành về cơ bản
Mac, Angghen coi quan hệ sản xuất (quan hệ giao tiếp) và lực lượng sản xuất (có khi các ông gọi là hành vi sản xuất) như là "quan hệ song
trùng" Trong một phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, được quy định bởi lực lượng sản
xuất, lực lượng sản xuất là quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình con người tiến hành sản xuất Mác viết: "Hình thức giao tiếp - cái mà trong tất cả các giai đoạn lịch sử từ trước đến nay đều được quyết định bởi lực lượng sản xuất và đến lượt nó lại quyết định lực lượng sản xuất, - là xã hội công dân xã hội công dân đó là trung tâm thực sự, võ đài thực sự của toàn bộ lịch str"?! Xa Adi công đân được Mác định nghĩa như là tổng thê
Trang 23Trong khi vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ giao tiếp (quan hệ sản xuất) Mác, Ăngghen chỉ rõ sự phân công lao
động xã hội là hình thức biểu hiện của trình độ của lực lượng sản xuất, là
khâu trung gian trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Hai ông viết "Những quan hệ qua lại giữa các dân tộc khác nhau đều
phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi dân tộc đó về mặt lực lượng sản
A ^ A A ` eK AS A 22
xuât, sự phân công lao động va sự giao tiếp nội bộ"
Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động, đó là sự
phân bố lại dân cư, tách rời giữa lao động nông nghiệp với công nghiệp; thành thị và nông thôn, nhờ đó, các liên hệ giữa sự phân công lao động chỉ
tiết khác nhau giữa các cá nhân hợp tác với nhau trong một loại lao động
nhất định cũng phát triển, khi đó, đồng thời cũng xuất hiện cả mối liên hệ
*“ r A A 23
qua lại giữa các dân tộc”
Các ông viết tiếp: "Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân
công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu, nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động cũng quy định những quan hệ
giữa cá nhân với nhau, tuỳ theo quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ
lao động và sản phẩm lao động"”! Điều đó cho thấy các ông đã hình dung khá rõ nội dung của quan hệ giao tiếp trên các mặt quan hệ giữa người với
người vỆ tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động
Ti ché khang định phân công lao động gắn liền với sở hữu, Mác, Ăngghen phân tích sâu sắc về các hình thức sở hữu, những quan hệ giao tiếp
chủ yếu xuất hiện trong lịch sử ở chế độ gia trưởng, chế độ nô lệ, đắng cấp và giai cấp (các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử) Qua đó, các ông
vạch ra nguôn gôc phát sinh của chê độ tư hữu, đông thời chỉ ra răng, mỗi xã
?2Sđd, tr.30
Trang 24hội cụ thê tương ứng với một chê độ sở hữu cu thé; su thay đôi của chê độ sở
hữu là do sự phân công lao động, mỗi bước tiến của phân công lao động là
bước tiên vê hình thức sở hữu; sự xuât hiện của chê độ tư hữu là cơ sở xuât hiện các giai cấp”
Các hình thức sở hữu trong lịch sử:
Hình thức sở bữu bộ lạc là hình thức sở hữu đầu tiên của loài nguodi, 0
hình thức này theo hai ông, phù hợp với giai đoạn chưa phát triển của sản
xuất, lao động săn bắn, hái lượm, trồng trọt, sau đó là khai khẩn đất hoang Trong giai đoạn ấy, sự phân công lao động diễn ra tự nhiên trong gia đình và chỉ mở rộng ở đó Do đó, cơ cấu xã hội gồm tù trưởng, dưới họ là các thành viên và sau đó là nô lệ, chế độ nô lệ tiềm tàng chỉ mở rộng qua sự giao tiếp với các thị tộc, bộ lạc khác dưới hình thức chiến tranh hay trao đổi
Như thế, chế độ chiếm hữu nô lệ đã tiềm tàng, nảy nở từ trong tổ chức
xã hội đầu tiên khi mà sản xuất không ngừng phát triển, phân công lao động không ngừng mở ra trên toàn xã hội
Hình thức sở hữu thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước thời cổ Hình thức sở hữu này theo Mác, Ăngghen ra đời chủ yếu từ tập hợp -
bằng hiệp ước hay bang chỉnh phục - nhiều bộ lạc thành một thành thị"”5
Hình thức sở hữu này là sự kết hợp cả chế độ nô lệ, gia trưởng, vẫn được duy
trì, bên cạnh đó, sở hữu tư nhân về động sản và sau đó cả bất động sản cũng
được phát triển nhưng dưới hình thức phụ thuộc vào sở hữu công xã Mác,
Ăngghen phân tích quan hệ kinh tế trong công xã và chỉ ra rằng, những
người "công dân tích cực" - tức là những người đứng trên cộng đồng của mình, họ có quyền lực với những người nô lệ đã thúc đây sự phát triển của tư
hữu về tư liệu sản xuât Do đó, toàn bộ cơ câu xã hội xây dựng trên chê độ
Trang 25sở hữu công xã và cùng với quyền lực của nhân dân tan rã theo mức độ tư hữu hóa Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các quốc gia, đồng thời quan hệ giai cấp giữa công dân và nô lệ đã phát triển hoàn toàn Chế độ sở hữu công xã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử dai va cũng gọi là sở hữu nô lệ
Có thể thấy Mác, Ăngghen qua sự phân tích đã dự báo thiên tài về quá
trình phát triển lịch sử xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội công xã nguyên
thủy lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn thông qua hình thức xã hội - kiểu
công xã nông thôn, phương thức sản xuất châu Á - trên cơ sở phân tích sự
phát triển của phân công lao động và sự biến đổi của quan hệ sở hữu Các
ông không chỉ khẳng định sự thay đổi của các quan hệ kinh tế - trước hết là quan hệ giao tiếp qui định sự thay đổi cơ cấu xã hội và cuối cùng là thay đổi
cả hình thái kinh tế - xã hội, mà chỉ ra một hình thức phát triển xã hội mang
tính đặc thù của các xã hội châu Á - "phương thức sản xuất châu Á" - hình thức trung gian giữa xã hội nguyên thủy và phong kiến không qua chế độ
chiếm hữu nô lệ
Chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên sở hữu tư nhân dần dần bị tan rã ở La
Mã - qua sự phân tích của Mác, Ăngghen - hồn tồn khơng phải do chiến tranh, cướp bóc của người man rợ (Giéc manh) Đó chính là hình thức bình thường của sự giao tiếp mà người ta sử dụng để tạo ra nhu cầu về tư liệu sản xuất mới, đo sự tăng dân số đòi hỏi
Thay thế hình thức sở hữu nô lệ là hình thức sở hữu phong kiến, hay
Trang 26thành thị có tổ chức phong kiến của thủ công nghiệp, tức hình thức sở hữu
phường hội được hình thành do phân công lao động diễn ra trong lòng nó Sự phát triển của chúng là mầm mống nảy sinh hình thức sở hữu tư sản và quan
hệ giai cấp giữa tư sản và vô sản
Dựa vào những tư liệu lịch sử hết sức sinh động, Mác và Ăngghen đã phân tích sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến như thế nào”” Theo đó, sự phân công lao động diễn ra một
cách tự phát trong các tổ chức phường hội phong kiến đã làm xuất hiện các
giai cấp mới trong lịch sử, giai cấp tư sản và vô sản từ chính những người
lao động của phường hội
Xuất phát từ sự bất bình đẳng về địa vị lao động trong phường hội, sự
phân công lao động lớn diễn ra đã phân hóa sâu sắc Số thợ cả, do bóc lột lao
động của thợ bạn, đã tách ra khỏi lao động trực tiếp, trở thành kẻ thống trị thợ bạn Thợ bạn và thợ học việc về sau tiếp tục bổ sung bằng lực lượng lao
động tự do hay nông nô bỏ trốn khỏi các điền trang, thái ấp và trở thành
những người vô sản, vì vậy, giai cấp tư sản ngày càng được củng cố và phát triển Nhờ mở rộng phân công lao động, sự phân công lao động tiến tới tách
rời giữa sản xuất và thương nghiệp Đồng thời với quá trình phân công lao
động là sự phân hóa xã hội Từ tổ chức phường hội thủ công, sự phân công
lao động đã thúc đây sự ra đời công trường thủ công, tiếp đến bán cơ khí và cuối cùng là công xưởng cơ khí ra đời làm thay đỗi toàn bộ các quan hệ kinh
tế, xã hội Chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời thay thế chế độ phong kiến như
một quá trình lịch sử tất yếu
Hình thức sở hữu trong chế độ tư bản là hình thức thứ tư: sở hữu
sản Mác, Ăngghen viết: “ Nhà nước hiện đại, tức là sự thống trị của giai cấp
Trang 27tư sản, được xây dựng trên / đo của lao động””?.Theo Mác và Ăngghen, lao động tự do này của những người công nhân là thứ “tự do” cần được cải tạo lại, vì nó gắn với sự tước đoạt các phương tiện sản xuất của họ Sự cải tạo lao động tự do đó sẽ dẫn đến lao động tự do thật sự, gắn với hình thức sở
hữu tiếp theo
Tư tưởng về hình thức sở hữu cao hơn — sở hữu cộng sản được thé
hiện ở những trang viết về chủ nghĩa cộng sản” Theo đó, ở giai đoạn này, những người lao động thực hiện quá trình lao động của mình với tính chất sự tự mình hoạt động một cách đầy đủ, không hạn chế, phát triển được tổng thể các năng lực”” Trong điều kiện đó của lực lượng sản xuất, chế độ tư hữu sẽ
bị thủ tiêu và những cá nhân liên hợp sẽ chiếm hữu toàn bộ tổng thể những
lực lượng sản xuất 1,
Các hình thứcsở hữu được phân tích trong tác phẩm, xét về thực chất, chính là các hình thức quan hệ sản xuất trong lịch sử
Trên cơ sở phân tích các hình thức sở hữu trong lịch sử, Mác và Ăngghen đã khẳng định bước đầu quy luật cơ bản của nền sản xuất xã hội,
đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng
sản xuất Quy luật đó được thể hiện qua việc phân tích của hai ông về sự phát triển của sản xuất, của lực lượng sản xuất đã thúc đấy phân công lao
động xã hội, phân bố lại dân cư, ngành nghề, do đó làm xuất hiện các lợi ích đối lập Sự mở rộng phân công lao động xã hội làm thay đổi quan hệ giữa cá nhân với nhau về việc chiếm hữu đối với tư liệu lao động, công cụ lao động
và sản phẩm lao động
Trang 28kiện của sự tự mình hoạt động, và sau đó, là trở ngại đối với sự tự mình hoạt
động, thì làm thành trong toàn bộ sự tiến triển lịch sử, một chuỗi chặt chẽ
những hình thức giao tiếp mà mối liên hệ là ở chỗ người ta thay thế hình thức giao tiếp cũ đã trở thành một trở ngại bằng một hình thức mới phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển hơn, và do đó phù hợp với
phương thức hoạt động tiên tiến hơn của các cá nhân; hình thức mới này à son tour* (đến lượt nó) lại trở thành trở ngại và lại được thay thế bằng một
hình thức khác Vì ở mỗi giai đoạn của sự phát triển lịch sử, những điều kiện ấy là phù hợp với sự phát triển đồng thời của những lực lượng sản xuất, nên lịch sử của những điều kiện ấy cũng là lịch sử của những lực lượng sản xuất
đang phát triển và được mỗi thế hệ mới nắm lấy, và do đó cũng là lịch sử
phát triển của những lực lượng của bán thân các cá nhân” ?2
z A
Từ những căn cứ thực tế của lịch sử, Mác, Ắngghen khắng định: " tất
cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những lực
n33
lượng sản xuất và hình thức giao tiếp" Hai ông cho rằng nếu “ hình thức
giao tiếp phù hợp với một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản
xuất”” thì các cá nhân cảm nhận được trong giai đoạn ấy sự phù hợp với
những điều kiện hoạt động của mình Kết luận của các ông là: cách mạng xã
hội là sự giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ giao tiếp, sự thay thế phương thức sản xuất lỗi thời bằng phương thức sản xuất mới Đây là những đường nét chính của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tâng:
Thông qua việc phân tích bản chất mối quan hệ giữa lực lượng sản xuât và quan hệ sản xuât, Mác, Angghen đê cập đên mỗi quan hệ biện chứng
Trang 29
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Trong tác phẩm khái niệm cơ sở
hạ tầng chưa được các ông sử dụng, khái niệm đó được diễn đạt qua khái
niệm xã hội công dân - một khái niệm đang được sử dụng phổ biến dé chi
các quan hệ kinh tế của xã hội Xã hội công dân (chế độ kinh tế) phản ánh
các quan hệ lợi ích là cơ sở trực tiếp nhất của nhà nước và kiến trúc thượng tẦng tư tưởng Khái niệm xã bội công đán trước đó thường được Hêghen dùng để chỉ các quan hệ kinh tế của xã hội, Mác và Ăngghen trong tác phẩm này vẫn sử dụng cách diễn đạt đó, song các ông đã đi tới thực chất khái niệm
cơ sở hạ tầng Trong quan niệm của các ông, xỡ hội công dân là hình thức giao tiếp xã hội, hay cũng chính là các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu
kinh tế của xã hội
Xã hội công dân - những hình thức giao tiếp (nhỡng quan hệ sản xuất)
là vũ đài của toàn bộ lịch sử, là chiến trường của các lợi ích, nó "bao trùm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất"”Ÿ Theo Mác và Ăngghen, trong mọi thời
đại, xã hội công dân đều là cái "cấu thành cơ sở của nhà nước và của kiến
trúc thượng tầng tư tưởng" Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị Điều đó có nghĩa là giai cấp nảo là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tỉnh thần
thống trị trong xã hội Giai cấp nào chỉ phối những tư liệu sản xuất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tỉnh thần, Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu
hiện dưới hình thức tư tưởng”””
Quan niệm về giai cáp và nhà nHÓc:
3 Sđd, tr.52 % Sđd, tr 52
Trang 30Thông qua việc phân tích các hình thức sở hữu trong lịch sử, Mác,
Angghen chi ra quy luật ra đời của các giai cấp trong lịch sử Giai cấp ra đời
là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất, của sự phân công lao
động xã hội
Nguyên nhân sâu xa của những xung đột giai cấp, của cách mạng xã
hội được Mác, Ăngghen phân tích trên cơ sở mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp không còn phù hợp Nguyên nhân của những xung đột giai cấp bắt nguồn từ những quan hệ kinh tế, trước hết là quan hệ
giao tiếp về tư liệu sản xuất, về sản phẩm lao động Mâu thuẫn xã hội giữa
các giai cấp là phản ánh mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuât
Mác, Ăngghen cho rằng, mỗi cá nhân đều là thành viên của một giai cấp, là thành viên tham gia vào một quá trình sản xuất nhất định, thuộc về một giai cắp nhất định Các ông cũng phân tích sự ra đời của giai cấp vô sản và vai trò của giai cấp vô sản, nêu tư tưởng về vai trò sứ mệnh của giai cấp vô sản Xuất phát từ quá trình sản xuất vật chất để xem xét kết cấu xã hội, xã hội công dân (chế độ kinh tế), cùng với giai cấp, Mác và Ăngghen chỉ rõ quy
luật ra đời của nhà nước trong lịch sử là xuất phát từ đấu tranh giai cấp
không thê điều hòa được
Theo các ông, giai cấp (và nhà nước), nảy sinh từ điều kiện vật chất, từ
những quan hệ kinh tế khách quan mà cá nhân đang bị chi phối bởi điều kiện
vật chất, quan hệ vật chất đó: “những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất theo một phương thức nhất định, đều nằm trong những quan hệ xã hội và chính trị nhất định Cơ cầu xã hội và nhà nước luôn luôn nảy sinh ra từ
quá trình sinh sống của những cá nhân nhất định, không phải của những cá
nhân đúng như bản thân những cá nhân ấy có thê tự hình dung hay đúng như
Trang 31thực, nghĩa là đúng như họ đang hành động, sản xuất một cách vật chất, tức
là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất
nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ””Š
Nhà nước là lực lượng thực tiễn xã hội, là quyền lực của giai cấp thống
trị xã hội Hai ông còn nói tới nhiệm vụ của cách mạng, của giai cấp vô sản trong việc xóa bỏ chế độ bóc lột là phải tiến tới giành lấy chính quyền, lật đỗ nhà nước bóc lột để thực hiện nhân cách của mình Đây được coi là mầm mống quan điểm về chuyên chính vô sản của Mac, Angghen
So với các tác phẩm sau này của Mác và Angghen, trong tac pham Hé tự tưởng Đức những vẫn đề về giai cấp, nhà nước, biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng mới được đề cập ở một mức độ nhất định Một
mặt, là do hoàn cảnh cụ thể và mục đích của các ông tập trung phê phán những quan niệm duy tâm về lịch sử đang thống trị tư tưởng Đức, mặt khác những quan điểm trên đang trong quá trình định hình và hoàn thiện, chỉ trong những tác phẩm sau này mới thực sự chín muỗi
Nguyên lý tôn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Trong khi phê phán quyết liệt tính chất ảo tưởng, duy tâm của phái
Hêghen trẻ, Mác và Ăngghen đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học trong quan niệm về xã hội, thể hiện rõ trong nguyên lý tổn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Phạm trù đồn rại xã hội được các ông coi là tiền đề tồn tại của những cá nhân hiện thực; là điều kiện sinh hoạt vật chất do họ tạo ra; cũng như phương thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho minh “ tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người"
Tôn tại đó mang tính khách quan Mác, Ăngghen cho rằng, sự sản xuất ra những ý niệm, ý thức gắn liền mật thiết với hoạt động vật chất và sự giao
3# Sđd, tr.36
Trang 32tiếp của con người; tư duy của con người, sự giao tiếp tỉnh thần của mỗi con
người xuất hiện là sản phẩm trực tiếp của các quan hệ vật chất của họ Các
ông khẳng định: "Chính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm, v.v của mình, song đây là những con người hiện thực, đang hành động, đúng như họ bị quy định bởi một sự phát triển nhất định của những lực
lượng sản xuất của họ và bởi sự giao tiếp phù hợp với sự phát triển ấy, kể cả
những hình thức rộng rãi nhất của những sự giao tiếp đó””
Như vậy, ý thức, tự ý thức, ngôn ngữ là những hiện tượng được hình
thành trong quá trình hình thành con người và xã hội Toàn bộ những quan
niệm, tư duy, sự giao tiếp tỉnh thần đều là sản phẩm trực tiếp của các quan
hệ vật chất, đều chịu sự quy định của đời sống vật chất: “Ý thức [das
BewuBisein] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý
thức [das BewuBt Sein]
_ Các nhà triết học duy tâm giải thích xuyên tạc điều đó, rằng ý niệm, ý thức chính trị, pháp quyền tôn giáo "tồn tại độc lập" quy định đời sống hiện
thực, rằng lịch sử hiện thực là sự phản ánh lịch sử các hình thái ý thức Mác,
Ăngghen khẳng định " chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất
và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của
mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức"”? Đây là tư tưởng cơ
bản nhất về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Sự phân tích của Mác, Ăngghen về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã dẫn đến quan niệm về đặc điểm của ý thức xã hội trong các xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp: "Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những
+ Sđd, tr.37
*' Sđd, tr.37
Trang 33tư tưởng thống trị Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vá/ chất
thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng /izJ thần thông trị trong xã hội
Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chỉ phối luôn cả những tư liệu sản xuất tỉnh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những
người không có tư liệu sản xuất tỉnh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị
đó chi phối Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự
biểu hiện tỉnh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng"
Nhu vậy, trong tác phẩm Hệ ứ# fưởng Đức, mặc dù chưa đề cập đến khái niệm hình thái kinh tế - xã hội, song Mác, Ăngghen đã chỉ rõ kết cấu của nền sản xuất và của xã hội, chỉ ra những mối liên hệ có tính quy luật của nó, đồng thời chỉ ra sự vận động của các hình thức kinh tế - xã hội trong lịch
sử Điều đó cho thấy, thế giới quan triết học của chủ nghĩa Mác đã định hình
về cơ bản
Thông qua sự phê phán các nhà triết học duy tâm đại diện cho hệ tư
tưởng thống trị Đức, Mác, Ăngghen đi đến kết luận tương đối rõ ràng về
những quan điểm duy vật về lịch sử, đồng thời chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy tâm, siêu hình trong cách thức tiếp cận lịch sử; khái quát quan điểm duy vật về lịch sử, các ông | viết: "Như vậy, quan niệm đó về lịch sử là: phải xuất phát từ chính ngay sự
sản xuất vật chất ra đời sống trực tiếp để xem xét quá trình hiện thực của sản xuất và hiểu hình thức giao tiếp gắn liền với phương thức sản xuất ấy và do
phương thức sản xuất ấy sản sinh ra - tức là xã hội công dân ở những giai đoạn khác nhau của nó - là cơ sở của toàn bộ lịch sử; rồi sau đó phải miều tả
hoạt động của xã hội công dân trong lĩnh vực sinh hoạt nhà nước, cũng như
xuất phát từ xã hội công dân mà giải thích toàn bộ những sản phẩm lý luận
Trang 34khác nhau và mọi hình thái ý thức, tôn giáo, triệt học, đạo đức,v.v., và theo
đõi quá trình phát sinh của chúng trên cơ sở đó; nhờ vậy mà tât nhiên là có thê miêu tả được toàn bộ quá trình (và do đó cũng có thê miêu tả được cả sự tác động qua lại giữa những mặt khác nhau của quá trình đó)"
Quan niệm này về lịch sử là quan niệm “ luôn đứng trên miêng đât
hiện thực của lịch sử; nó không căn cứ vào tư tưởng đê giải thích thực tiên, nó giải thích sự hình thành của tư tưởng căn cứ vào thực tiễn vật chất ”
Qua đây, Mác, Ăngghen chỉ ra quy luật kế thừa trong sự phát triển tự nhiên của lịch sử qua hoạt động của mỗi thế hệ trong lịch sử " mỗi giai đoạn của lịch sử đều gặp một kết quả vật chất nhất định, một tổng số nhất định những lực lượng sản xuất, một quan hệ - được tạo ra trong quá trình lịch sử - của những cá nhân với tự nhiên và với những người khác, quan hệ mà mỗi thế hệ nhận được
của những tiền bối của mình, một khối lớn những lực lượng sản xuất, những tư
bản và những điều kiện, tức là những thứ một mặt bị thế hệ mới làm biến đổi đi,
song mặt khác lại quy định cho thế hệ mới những điều kiện sinh hoạt của chính thế hệ mới và làm cho thế hệ mới có một sự phát triển nhất định, một tính chất
riêng biệt” Như vậy: "Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ
riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những
lực lượng sản xuất do tất cả những thế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đối, và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn
thay đỗi"”,
Theo Mác và Ăngghen, mọi quan niệm trước đây về lịch sử hoàn toàn
Trang 35hoàn tồn khơng hiệu rắng “ con người tạo ra hoàn cảnh đên mức nào thì
` 2 ~ ` A r A 48 ` ~ A ^ r
hoàn cảnh cũng tạo ra con người đên mức ây"”, và những chân động cách mạng hiện tại bị quyết định bởi chính điêu kiện sinh hoạt, yêu tô vật chât
s22
trong xã hội, không phụ thuộc vào những “tỉnh thần tự ý thức” hay “ kẻ duy
nhât” nào
3 Phê phán “chủ nghĩa xã hội Đức” và đề xuất một số nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học
Phê phán “chủ nghĩa xã hội Đức ”:
Chủ nghĩa xã hội Đức, hay như các đại biểu của lý luận này tự xưng là
“chủ nghĩa xã hội chân chính" được Mác và Ăngghen tập trung phân tích ở tập
Il: Phê phán chủ nghĩa xã hội Đức thông qua những nhà tiên trì khác nhau của
z
no
Trong tác phẩm, thông qua các đại biểu điển hình như CácGrun, Stainơ,
Uencớc của “chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức, Mác và Ăngghen đánh giá
một số yếu tố tích cực mà họ tiếp thu từ tư tưởng của Kant, của các nhà lý luận
chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh, Pháp, họ đã nêu lên vấn đề lao động, nhu
cầu, hưởng thụ song họ phê phán XanhXimông, Phuriê là “thô bạo”, “nặng nề ” và muốn phát triển lên nắc thang mới, hoàn thiện hơn Đồng thời các ông
cũng vạch trần bản chất của “chủ nghĩa xã hội chân chính", rằng nó bị cầm tù trong hệ tư tưởng Đức, tức là nó dựa hoàn toàn trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm Hơn nữa quan niệm lý luận này chỉ là sự cóp nhặt, vay mượn của những học thuyết duy tâm đang thịnh hành ở Đức, ở Pháp Mác - Ănggphen viết:
"Họ đem biến một cách hoàn toàn nhất quán những quan hệ của những cá nhân
nhất định nào đó thành những quan hệ của "Con người", họ giải thích tư tưởng
của những cá nhân nhất định ấy về những quan hệ của bán thân những cá nhân
Trang 36
ấy là những tư tưởng về "Con người" Như vậy, họ rời bỏ cơ sở lịch sử thực tế và
chuyển sang cơ sở tư tưởng, và bởi vì họ không biết mối quan hệ hiện thực, cho
nên đối với họ không biết mối liên hệ hiện thực, cho nên đối với họ không có gì trong việc cấu tạo nên một mối liên hệ ảo ảnh bằng cách dựa vào phương pháp
"tuyệt đối” hay một phương pháp tư tưởng nào khác.""?
Lý luận chủ nghĩa xã hội “chân chính” của nước Đức đặc biệt duy tâm, nó lẫy “lòng nhân ái chung thay cho nhiệt tình cách mạng””?, khuynh hướng chính trị của “chủ nghĩa xã hội chân chính Đức" là sự điều hòa giữa chủ nghĩa cộng sản và những quan niệm đang thống trị” Tư tưởng của chủ nghĩa xã hội "chân
chính" Đức còn thể hiện sự chủ quan ảo tưởng ở chỗ kiến tạo một xã hội mới
trên nền tảng một chế độ sở hữu chân chính "kết hợp giữa có tài sản và không có
tài sản" Với tất cả những ảo tưởng, những yếu tố cải lương, những nỗi sợ hãi
trước các cuộc cách mạng thực tế mà đặc biệt là cách mạng Pháp, Mác và Angghen chi ra: chủ nghĩa xã hội "chân chính" Đức không hướng tới giai cấp vô sản mà chủ trương hướng tới đám đông tiểu tư sản, và tìm những đại diện cho mình ở đám nhà văn bắt lực và sa đọa đương thời
Chủ nghĩa xã hội khoa học:
Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ quá rút ra tất yếu từ quan niệm duy _ vật về lịch sử của Mác va Angghen
Dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học những quy luật vận động
khách quan của lịch sử xã hội, Mác, Ăngghen đã vạch ra tính tất yếu của
cách mạng vô sản và sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế xã
hội tư bản chủ nghĩa "tha hóa con người" Các ông đã cải biến quan điểm của
chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học Nói cách
#? Sđd, tr.668 - 669 °° Sdd, tr.669
Trang 37khác, tư tưởng chủ nghĩa xã hội đã được luận chứng trên cơ sở lý luận khoa học và cách mạng về lịch sử xã hội, lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử
Xuất phát từ những tiền đề hiện thực, Mác và Ăngghen nhắn mạnh chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, là một sự vận động hiện thực, cơ
sở của nó là hoạt động thực tiễn của con người Mác, Ăngghen viết: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một rạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một /ý /zởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện
nay Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tổn tại " Mục đích cao nhất của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng lao động bị
đẻ ra
tha hóa, giải phóng giai cấp vô sản Việc giải phóng giai cấp vô sản chỉ có
thể thực hiện bằng một phong trào hiện thực, xóa bỏ thật sự xiềng xích trói
buộc nó chứ không thể chỉ là sự phê phán tư tưởng
Mác, Ăngghen khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện thực tiễn quyết định của chủ nghĩa cộng sản Hai ông chỉ rõ, xóa bỏ sự "tha hóa con người” thì phải có những điều kiện: một là sự tha hóa đó biến khối quần chúng đông đảo trong nhân loại thành khối hồn tồn khơng có sở hữu (tức là giai cấp vô sản) và đồng thời mâu thuẫn giữa giai cấp này với xã
hội tư bản tồn tại thật sự Điều đó phải điễn ra trong “sự tăng lên to lớn của
sức sản xuất”, không những thế, lực lượng sản xuất đó phát triển có tính chất
lịch sử thế giới, phá vỡ tính chất địa phương nhỏ hẹp Đó là tiền đề tuyệt đối
cần thiết vì nếu không có sự phát triển của lực lượng sản xuất thì sự nghèo
nàn lại trở nên phổ biến và khi đó người ta không tránh khỏi rơi vào sự tỉ
tiện trước đây ”
3 Sđd, tr.51
Trang 38Như vậy, lực lượng sản xuất phát triển làm xuất hiện giai cấp vô sản,
làm đậm nét thêm sự áp bức dân tộc, bóc lột tha hóa con người Nhưng cũng
chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại là điều kiện vật chất cần thiết để xóa bỏ áp bức bóc lột” Đặc điểm của cách mạng cộng sản, theo Mác và
Ăngghen, tiền đề để xóa bỏ "tha hóa con người" là phải tạo ra sự phát triển
của lực lượng sản xuất và quan hệ giao tiếp phổ biến (quan hệ sản xuất cộng
sản chủ nghĩa) Vì thế cách mạng vô sản là cuộc cách mạng trên quy mô lịch sử toàn thế giới”
Thay vì cuộc "cách mạng" bằng phê phán tỉnh thần của chủ nghĩa duy tâm về lịch sử, Mác và Ăngghen chỉ rõ đặc điểm của cách mạng cộng sản là xóa bỏ
lực lượng tự phát do lao động của cá nhân tạo ra, thủ tiêu chế độ tư hữu, và cùng
với thủ tiêu chế độ tư hữu sẽ giải phóng mọi cá nhân trên quy mơ lịch sử tồn thế
giới Vì thế chủ nghĩa cộng sản đem lại sự phát triển tự do và toàn diện nhất cho con người”
Về nhiệm vụ của cách mạng vô sản, Mác, Ăngghen đã chỉ rõ: tính chất triệt để của nó, về thực chất là xóa bỏ tha hóa lao động và các quan hệ xã hội tha hóa cơn người, là thể hiện trình độ nhận thức, tính tự giác của con người trong hoạt động của mình "cùng với việc xóa bỏ cơ sở, tức là sở hữu tư nhân, và việc
thiết lập sự điều tiết cộng sản chủ nghĩa đối với sản xuất khiến cho con người đứng trước sản phẩm của bản thân mình không còn cảm thấy như đứng trước
Trang 39Về nguyên nhân và tính tất yếu của cách mạng vô sản, Mác, Ăngghen đã
phân tích quá trình kinh tế - xã hội của nền sản xuất tư bán chủ nghĩa, mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất với quan hệ giao tiếp, biểu hiện thành mâu thuẫn giữa
các giai cấp đối lập trong hệ thống sản xuất đó Giai cấp vô sản bị bóc lột, bị tha hóa, là “ giai cấp sản sinh ra ý thức về tính tất yếu của một cuộc cách mạng
"3#, Đề thực hiện được ý thức về tính tất yếu là
triệt để, ý thức cộng sản chủ nghĩa
lật đỗ chế độ "tha hóa con người" xây dựng một xã hội dựa trên sự "liên hợp phố
biến" của những cá nhân, giai cấp vô sản phải dựa vào những lực lượng sản xuất
nhất định của xã hội tư bán chủ nghĩa làm điều kiện để xóa bỏ tha hóa lao động,
? wn A ° + ° soe A 5
thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp.”
Trong tác phẩm, Mác, Ăngghen chỉ ra ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản với
sự phát triển tự do và toàn diện của con người trên cơ sở phân tích bản chất của
cách mạng vô sản là xác lập sự chiếm hữu tư liệu sản xuất được thực hiện bằng
sự liên hiệp phố biến của những cá nhân, làm cho hoạt động của con người ăn
Trang 40Tóm lại, những tư tưởng đã định hình của Mác và Ăngghen về chủ nghĩa duy vật lịch sử là chủ đề trung tâm của Hệ / tưởng Đức, trong cuộc
đấu tranh với những quan niệm duy tâm, cải lương đủ loại ở Đức lúc bấy giờ Quan điểm duy vật về lịch sử của tác phẩm có thể khái quát như sau:
1) Trong quá trình phát triển của những lực lượng sản xuất có một giai đoạn mà trong đó xuất hiện những lực lượng sản xuất và những phương tiện
giao tiếp chỉ có thể gây tác hại trong khuôn khổ những quan hệ hiện có, và
đã không còn là những lực lượng sản xuất nữa mà lại là những lực lượng phá
hoại (máy móc và tiền) Gắn liền với sự kiện này, xuất hiện một giai cấp buộc phải chịu đựng tất cả gánh nặng của xã hội mà không được hưởng
những phúc lợi của xã hội, một giai cấp bị gạt ra ngoài xã hội nên không
khỏi đối lập một cách kiên quyết nhất với tất cả các giai cấp khác, một giai cấp do đa số thành viên của xã hội họp thành và là giai cấp sản sinh ra ý thức
về tính tất yếu của một cuộc cách mạng triệt dé, ý thức cộng sản chủ nghĩa, ý thức mà đĩ nhiên là sự quan sát tỉnh cảnh của giai cấp đó có thể làm nảy sinh ra trong các giai câp khác;
2) những điều kiện trong đó những lực lượng sản xuất nhất định có thể
được sử dụng, là những điều kiện thống trị của một giai cấp nhất định trong xã hội, giai cấp mà quyền lực xã hội của nó - quyền lực đo sở hữu của nó mang lại, - thường có sự biểu hiện duy tâm - /zc điển dưới hình thức nhà
nước riêng của mỗi thời kỳ, và vì vậy, mọi cuộc đấu tranh cách mạng đều -
nhằm chống giai cấp đã thống trị cho đến lúc bấy giờ;
3) trong hết thảy các cuộc cách mạng trước đây, tính chất hoạt động