_ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHi MINH HỌC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HQC CAP CO SO
TRUYEN THONG VE HON NHAN CO YEU TO NUUC NGOAI TREN BAO MANG BIEN TU VIET NAM HIEN NAY
(Khao sat cac bao: vnexpress.net, viethamnet.vn, giadinh.net.vn)
_ Chủ nhiệm đề tài: BÙI THỊ MINH HAI
Trang 2THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 0 5 222221 112021101113 171111111211111111111111111E11111121 50A 1xcrxerrea 1 1 Tinh cap thiét ctha dé tai occ cesseessesstssssecssecssusssvssscsssessseessscsetentensensenes 1
VWb¡ 00 0c 8n 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu seuvesessusessuseesseceesaeesessesssuceneeen 13
4 Đối tượng, khách thể, phạm v1 nghiên CỨU - 5555 S3<<s<<ss<sss 14 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu seseeseaesseseeseseesesseeeeess 15
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -s-©ceczxeverxevrerrerrerred 18 7 Kết cấu của để tài 2 cs-csse sesessessesscsessusssssesacsussucsusseseeaseeeass 19 Chuong 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA TRUYEN THONG
VE HON NHAN CO YEU TO NUGC NGOAI TREN BAO MANG
ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ¬ 20
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2cscs+zszszsez 20
1.1.1 Hệ thống khái niệm cơ bản 2- 22 22 Se+ve2EkecEkscrecrevrree 20 1.1.2 Lý thuyết nghién COU cccccscssessssecseesscsssssessesstssessessssnesessesseeneaees 28 1.2 CƠ SỞ THỰC TIẾN NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 2 2s: 31
1.2.1 Vai trò của báo mạng điện tử trong truyền thông về hôn nhân có yếu tố nước ¡120 0n 31
1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vân đề hôn nhân có yêu tô 006900149) 0 P80 33
1.2.3 Tình trạng hôn nhân nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 36
Chuong 2: THUC TRANG TRUYEN THONG VE HON NHAN CO YEU
TO NUGC NGOAI TREN BAO MANG DIEN TỬ VIET NAM HIEN
Trang 42.1.2 Hình thức của sản phẩm truyền thông về đề tài hôn nhân có yếu tố 0) v0n1 {021 0P ẻ 43 2.1.3 Đặc điểm nội dung của sản phẩm truyền thông về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo mạng điện tử khảo sát 2 xe xscxee 50
2.2 NHẬN DIỆN HƠN NHÂN NƯỚC NGỒI TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ << Cs SE St TT H71 071 1v 1111871112424 01121 2e 51
2.2.1 Chân dung người kết hơn nước ngồi được phản ánh trên báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nayy G55 2 t2 2 vn ng ng ng ng re 51
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hôn nhân nước ngoài được phản ánh trên báo
mạng điện tử Việt Nam hiỆn ñay G5 S1 1v 3g ng ng 55
- Chương 3: VẤN ĐỀ DAT RA VA MOT SO KHUYEN NGHỊ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THONG VỀ HÔN NHÂN CÓ U TƠ
NƯỚC NGỒI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY .60 3.1 VẤN ĐỀ ĐẶT RA - 2-2<S2s 2< E32271562151311112111217111.cxerrree 60
3.1.1 Sự phản ánh khuôn mẫu chân dung người kết hôn nước ngoài trên
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Ă SĂ SĂSSssisireeeserersee 60
3.1.2 Thiết kế thông điệp truyền thông về hôn nhân nước ngoài nhằm định hướng hành vi hơn nhân nước ngồi - 5 5< s<sssssss+scss<2 62
3.2 MOT SO KHUYEN NGHI NANG CAO CHAT LUONG TRUYEN
THONG VE VAN DE HON NHAN CO: YEU TO NUGC NGOAI
TREN BAO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 65
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý báo chí -+- 2 se sccxerxecszcreee 65
3.2.2 Đối với cơ quan báo chí -2- 2s cszczsvceere server 66
3.2.3 Đối với nhà báo - ¿+ 2s-©cz+x 214 12E150131211115221121171.2Aex.cee 68 3.2.4 Đối với công chúng 2+ ©+s+©S2EtEExEkeEEEEEEEEEEEEErrrkerrkrred 69
3.2.5 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức xã hội 69
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỎ, BẢNG BIEU
Bảng 1.1 Mẫu phân tích nội dung thông điệp truyền thông trên các báo
mạng điện tử khảo sấtt - - -GG 2 1 ve cxe 17
Biểu 2.1 Mức độ phản ánh nội dung của tên bài báo (%) 44 Bảng 2.1 Tỉ lệ nguồn đăng tải của các tin bài s-c - 25 Bảng 2.2 Tương quan giữa các thể loại báo chí của các báo điện tử
KHAO Sat ồ ẻ 46
Biểu 2.2 Hình ảnh minh hoạ trong bài viết . - 2-2 ©cs+zevzsccee 48
Bảng 2.3 Tỉ lệ chuyên mục đăng tải của các tin bài 49
Biêu 2.3 Tỷ lệ nam và nữ người nước ngoài kêt hôn với công dân
Trang 6MỞ ĐẦU
1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Trong đời sống xã hội, hôn nhân là một bộ phận cấu thành không thể
thiếu và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh tồn và phát triển loài người Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các mối quan hệ xã hội đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, các giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học ngày càng được mở rộng Cùng với xu thế đó, hôn nhân của con người cũng không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã có sự giao thoa giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế gidi
Ở nước ta, trước đây hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ
không phổ biến, tuy nhiên trong hai thập kỷ gần đây, đặc biệt khi Việt Nam
tham gia tiến trình hội nhập quốc tế, hôn nhân nước ngoài đã trở thành một hiện tượng được đặc biệt quan tâm trong đời sống xã hội, do tính nhạy cảm và
phức tạp nó đã trở thành điểm nóng, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội
Thực tế việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đã phản ánh nhiều cuộc hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính có được hạnh phúc và cũng có nhiều cuộc hôn nhân qua môi giới với mong muốn lấy chồng nước ngoài nhằm đạt mục đích kinh tế, giúp gia đình thoát nghèo, mong có cuộc sống sung túc hơn song may mắn vẫn có được một gia đình hạnh phúc nơi xứ người Bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp kết hôn trái pháp luật, không theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, không phù hợp với đạo
đức xã hội Việt Nam, nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của tệ nạn buôn bán
người, nhiều cô dâu rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, bị hành hạ cực khể, thậm chí
Trang 7chú ý trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm đã được triển khai Do tính nhạy cảm và phức tạp nên vai trò
của truyền thông đại chúng trong việc định hướng dư luận xã hội về vấn đề
này là yêu cầu cấp thiết có tính thời sự hiện nay Định hướng như thế nào? thông điệp gửi tới xã hội ra sao? để có thể đem lại hiệu quả truyền thông một cách tối ưu nhất là vẫn đề cần được đặt ra và giải đáp
Trong bối cảnh báo chí thế giới phát triển mạnh mẽ với những tiễn bộ của khoa học kỹ thuật, internet, xu hướng phát triển của báo chí truyền thông
Việt Nam cũng có nhiều đổi mới, hiện cả nước có §38 co quan báo chí In với
1.111 ấn phẩm; 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương Báo mạng điện tử ở Việt Nam ra đời muộn, nhưng với các tính
năng hội tụ của báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử đã có nhiều lợi
thế và đạt hiệu quả cao trong truyền thông về vấn đề hôn nhân nước ngoài ở
Việt Nam
Báo mạng điện tử đã phản ánh, đưa tin về tình trạng hơn nhân nước ngồi trong đời sống xã hội Việt Nam một cách phong phú, đa chiều Tuy nhiên để nghiên cứu và tiếp cận vấn đề một cách khoa học, giúp công chúng có cái nhìn sâu hơn, rõ nét hơn về thông điệp hôn nhân có yếu tố nước ngoài được truyền tải trên báo mạng Đồng thời cũng giúp các nhà truyền thông nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu còn tổn tại trong công tác truyền thông về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, bởi lẽ mọi cá nhân đều tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông và
_chịu ảnh hưởng của các thông điệp đến việc hình thành nhận thức, thái độ,
Trang 8Vì vậy nghiên cứu phân tích nội dung tác phẩm báo chí nhằm tìm ra
tính chất của thông điệp truyền thông mà báo chí muốn gửi tới xã hội là điều
cần thiết Đề tai “7i tuyên thông về hôn nhân có yếu tỗ nước ngoai trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” nhằm giải quyết những vẫn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đặt ra
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu về truyền thông đại chúng
2.1.1 Nghiên cứu trên thể giới
- Trong vài thập niên gần đây, “truyền thông đại chúng” thường được đề
cập đến với một vai trò nhất định trong những xã hội hiện đại, có những điều
kiện phát triển mạnh những phương tiện, nhằm truyền tải thông tin một cách rộng rãi ra công chúng Truyền thông đại chúng là một trong ba loại quá trình truyền thông xét theo quy mô và tính chất của một bên là phát và truyền thông tin với một bên là nhận và phản hồi thông tin Thuật ngữ “truyền thông” thường được nhắc đến bởi các kỹ thuật truyền đạt thông tin ngày nay được
ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
_ cứu từ các ngành khoa học khác nhau
Thuật ngữ truyền thông đại chúng lần đầu tiên được dùng trong Lời nói
đầu của Hiễn chương Liên hiệp quốc về Văn hoá Khoa học và Giáo: dục
(UNESCO) năm 1946 Ngày nay truyền thông đại chúng trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như tâm lý học, lịch sử, và báo chí học
Trang 9mã hóa và giải mã, các kênh và phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình truyền thông Trường phái thứ hai là trường phái ký hiệu học (semiotics school), trường phái này quan tâm đến việc làm thế nào các thông điệp tương tác với những người tham gia vào quá trình truyền thông để tạo ra ý nghĩa cho các thông điệp
Nghiên cứu thông điệp truyền thông là một thành tố quan trọng trong tổ hợp hệ thống truyền thông của lý thuyết truyền thông Vì vậy các nghiên cứu lý thuyết truyền thông của các nhà nghiên cứu từ Lasswell, Claude Shannon, Weaver, David Berlo hay Charles Osgood đều chỉ ra rằng “thông điệp” là
thành tố quan trong trong bất cứ mô hình truyền thông nào, và thông điệp nói
lên ý nghĩa, mục đích của nhà truyền thông
Các nghiên cứu đã chứng minh thông điệp trên truyền thông đại chúng chứa đựng nội dung mà nguồn tin muốn thực hiện trong giao tiếp và lý giải được ý nghĩa của các thông điệp đưa ra bởi mục tiêu của các tổ chức truyền thông, thấy được động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội được phản ánh thông qua lăng kính báo chí để trình bày với công luận
2.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Trang 10Các nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận cho những nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng đầu tiên ở Việt Nam là các công trình nghiên cứu của tác giả Mai Quỳnh Nam: “Truyén thong dai chúng và dư luận xã hội”, Tạp chí
Xã hội học, số 1, 1996; “Văn hóa đại chứng và văn hóa gia đình”, Tạp chí Xã hội học, số 4, 2000; “Vẻ đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng”, Tạp chí Xã hội học, số 2, 2000; “V van dé nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại
chúng”, Tạp chí Xã hội học, số 4, 2001; “Truyển thông và phát triển nông thôn”, Tạp chí Xã hội học, số 3, 2003; “Truyễn thông đại chúng: Tương tác
văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3, 2010 Những bài viết trên đã
tập trung nhấn mạnh đến những đặc điểm của truyền thông đại chúng, những quan điểm, lập trường của các nhà xã hội học trên thế giới về truyền thông đại chúng, đồng thời chỉ ra các hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học truyền thông đại chúng
Cùng với những nghiên cứu của tác giả Mai Quỳnh Nam, tác giả Trần Hữu Quang đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành ấn
phẩm về xã hội học truyền thông đại chúng đầu tiên ở Việt Nam là cuốn sách “Xã hội học báo ch?°, năm 2006 Cuỗn sách đi sâu vào những hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học truyền thông đại chúng: xã hội học về
công chúng, xã hội học về nội dung truyền thông, phác họa được những lý thuyết tiếp cận trong xã hội học truyền thông đại chúng làm cơ sở cho những nghiên cứu truyền thông đại chúng sau này
Đề tài “Khảo sát các kênh truyền thông hiện có và tác động của chúng
đối với phụ nữ, trẻ em Việt Nam”, 1999, được thực hiện bởi sự phối hợp
Trang 11Công trình nghiên cứu này được sử dụng phương pháp phân tích nội dung, đặc biệt là phương pháp phân tích diễn ngôn
Đề tài của Viện Xã hội học “Khảo sát về truyền thông môi trường và
bảo vệ môi trường trên một số tờ báo lón", năm 2004, do Trương Xuân Trường làm chủ nhiệm đề tài với nội dung nghiên cứu chính là: khảo sát về
các nội dung môi trường và bảo vệ môi trường được truyền tải; khảo sát về các thê loại báo chí khi thông tin về lĩnh vực này; khảo sát về tác giả viết tin, bài; khảo sát về các khu vực địa lý được thông tin và qua đó đánh giá thông tin đã là một nghiên cứu điển hình về thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Nghiên cứu của khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về “Định kiến giới trong các sản phẩm truyễn thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay”, 2011, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh và nhóm
nghiên cứu đã tìm kiếm và phân tích các vấn đề giới, định kiến giới, khuôn
mẫu giới trong thông điệp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng qua hình ảnh minh họa và ngôn từ được sử dụng
Với chủ đề về đồng tính, luyến ái, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường đã tiễn hành nghiên cứu: “Thông điệp truyền thông về đồng tính
luyén ái trên một số báo in và báo mạng”, 2011 Trong đó nhóm tắc giả đã
đưa ra những phát hiện chính về nội dung thông điệp liên quan đến đồng tính: nội dung thông điệp đã cho biết cộng đồng người đồng tính gồm những al, đặc điểm nhân khẩu học của họ ra sao?
Bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam trên Tạp chí Xã hội học, số 2,
Trang 12được thông báo trong tháng 10 năm 1999 trên 10 tờ báo in và trên 2 đài truyền hình Tác giả bài viết chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: nội dung thông
điệp về số lượng tờ báo có bài liên quan đến trẻ em, về vị trí, về thể loại, về
trang mục; cách đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên truyền hình và báo in; vẫn đề trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên báo hình, báo ïn
Qua quá trình quan sát và tìm hiểu về những nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại chúng trên thế giới và Việt Nam cho thấy hướng nghiên cứu truyền thông là không thể thiếu trong thời đại bùng nỗ thông tin hiện nay Truyền thông đại chúng có phạm vi tác động lớn đến mọi thành viên của các nhóm xã hội, từ trẻ em đến người cao tuổi Do vậy, việc truyền tải thông điệp cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng cần được xem xét thận trọng
nhằm định hướng hành vi, định hướng dư luận xã hội, góp phần hạn chế
những hành vi lệch chuẩn trong xã hội Để làm được điều này, một trong
những khâu rất quan trọng là phải nghiên cứu thông điệp truyền thông 2.2 Tình hình nghiên cứu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài
2.2.1 Nghiên cứu trên thé giới
Hôn nhân, gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và toàn xã hội Ngay từ thế kỷ 19, trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước”, được xuất bản tại Zuirich, năm 1984, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu về vấn đề tình yêu, hôn nhân và
gia đình Hai ông đã đưa ra những quan điểm để thiết lập nên những giá trị đích thực của hôn nhân, gia đình; nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò, vị trí quan trọng của tình yêu chân chính trong xã hội, thể chế gia đình một vợ một chồng
đã tạo nên sự bình dang giữa nam và nữ, vai trò người phụ nữ cũng được đề
cao trong xã hội
Trang 13nhân khẩu, di cư quốc tế, và nhiều chính sách xã hội khác Đặc biệt khi tình
trạng hôn nhân nước ngoài có chiều hướng trở thành trào lưu diễn ra ngày càng mạnh ở các nước Châu Á trong thời gian gần đây Các nghiên cứu về hôn nhân quốc tế chủ yếu đề cập đến hiện tượng hôn nhân quốc tế ở các nước
khu vực Châu Á
Công trình nghiên cứu: “Jncreasing international marriages in Korea: Asocialogical Analysis” (Gia tang hén nhdén quốc tế ở Hàn Quốc: Phan tich xã hội), cha tac gia Yean Ju Lee, University of Hawaii 6/2006 đã trình bày kết qua nghién ctru vé phân tích môi trường xã hội Hàn Quốc trong bối cảnh hôn nhân quốc tế ở Hàn Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, tỉ lệ hôn nhân quốc tế chiếm 13,6 % trong tong số cuộc hôn nhân tại Hàn Quốc, kết quả cũng cho thấy có một tỉ lệ tương đối lớn cơ dâu nước ngồi đến Hàn Quốc từ Việt Nam Đây cũng là chủ đề quan trọng diễn ra trên các phương tiện truyền thông và chính trị ở Hàn Quốc trong những năm gan đây Mục đích của nghiên cứu cũng chỉ ra các chỉ số về thay đổi đặc trưng, cơ cấu dân cư và các tác động của hôn nhân quốc tế tới các vẫn đề nhân khẩu học, quốc tịch, lao động việc làm, ly hôn và vị trí của cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc
Đề tài “7rends oƒ studies on Southeast Asia women married to Korea men”(Nghiên cứu xu hướng phụ nữ châu Á lấy chồng Hàn Quốc) do tác giả
Choong Rai và các cộng sự tại Trường Đại học Ewha Womans thực hiện
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát dữ liệu trên cơ sở tập hợp các bài báo khoa học,
các luận án thạc sĩ, tiến sĩ được công bố trên các tạp chí khoa học của Hàn
Quốc từ năm 2000-2008 Trên cơ sở phân loại các nghiên cứu đã được công bố theo các chủ đề về tiếp biến văn hoá, quan hệ gia đình, nhân quyền, tâm lý, cảm xúc, tích ứng văn hoá và thích nghỉ với cuộc sống của các cô dâu vào
Trang 14này ra sao, mối liên hệ giữa các van đề này như thế nào để nghiên cứu và đánh giá về các xu hướng mà phụ nữ châu Á lấy chồng Hàn Quốc?
Gavin W,Jones “lwernational Marriage in Asia: What do we know, and what do we need to know” Asia Research Institute, National University of Singapore, 1/2012; (hôn nhân quốc tế ở châu Á: Chúng ta biết gi, và những gì chúng ta cần phải biết) của Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Singapore, 1/2012) Nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề hôn nhân quốc tế đã nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong những năm gần đây cá về lý luận và
thực tiễn Đề cập đến trường hợp hơn nhân nước ngồi ở Việt Nam, số liệu
thông kê cho thấy tỉ lệ hơn nhân nước ngồi ở Việt Nam chiếm 3% trong tong số cuộc hôn nhân trong nước, nhưng mang tính chất đối tác “gửi” hơn là đối tác “nhận”
Lucy Williams, Mei-Kuei Yu, “Domestic Violence in Cross-border
Marriage - A Case Study from Taiwan”, International Journal of Migration, Health and Social Care Volume 2 Issue 3/4 December 2006 (bạo lực gia đình trong hôn nhân xuyên biên giới - nghiên cứu trường hợp ở Đài Loan", Tạp chí
Di cư Quốc tế, y tế và chăm sóc xã hội, số 2, 3/4 tháng 12/ 2006) Bài báo đề
cập đến bạo lực gia đình ngày càng tăng trong các gia đình hôn nhân quốc tế ở Đài Loan
Tháng 10/2011 Hội thảo về Hôn nhân và di cư quốc tế “Giobai
Perspectives on Marriage and International Migration”, được tỗ chức ở
Korea, với sự tham dự của 72 đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới Mục
tiêu của Hội thảo là cung cấp một cái nhìn tổng quan về xu hướng hôn nhân
quốc tế hiện nay và mối quan hệ giữa hôn nhân với di cư tự do Hội nghị chỉ
Trang 15Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến hôn nhân quốc tế ở Việt Nam:
Nghiên cứu của tác giả Hong-zen Wang và Shu-ming Chang, “The Commodification of International Marriages: Cross-border Marriage
Business in Taiwan and Viet Nam”, National ChungHsing University,
Tamkang University, Taiwan, Blackwell Publishers Ltd., 2002 (Hang hố hơn nhân quốc tế: Kinh doanh hôn nhân qua biên giới ở Đài Loan và Việt Nam", Đại học quốc gia ChungHsing, Đại học Tamkang, Đài Loan, Nhà xuất bản Blackwell, 2002) đã phản ánh một số nét quan trọng về tình trạng hôn nhân của các cặp vợ chồng Việt - Đài, chủ yếu là hôn nhân giữa những người phụ nữ việt với những người đàn ông Đài Loan thông qua môi giới hôn nhân
For Better or For Worse: Vietnamese International Marriages in the New Global Economy, Rutgers University Press (2008), tác giả Hung Cam
Thai đề cập đến vấn đề hội nhập kinh tế thế giới ảnh hưởng đến xu hướng hôn
nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
Các công trình nghiên cứu về hôn nhân quốc tế cho thấy các nghiên
cứu chủ yếu đề cập đến thực trạng hôn nhân, mô hình, đặc điểm và sự khác
biệt của hình thức hôn nhân quốc tế ở mỗi nước Các nghiên cứu cung cấp cơ sở lý thuyết về hôn nhân quốc tế và tập trung phân tích các xu hướng hôn nhân quốc tế, đặc biệt tập trung nghiên cứu về trào lưu hôn nhân quốc tế tại
khu vực châu Á Chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò, tác động của báo chí
truyền thông, hiệu quả truyền thông hay các nghiên cứu đề cập đến các thông điệp về hôn nhân nước ngoài trên các phương tiện truyền thông đại chúng Vì vậy đây cũng là một hướng nghiên cứu mới cần được quan tâm
2.2.2 Nghiên cứu về hôn nhân có yẾu tổ nước ngoài ở trong nước Trong nền văn hoá phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, hôn
Trang 16của mọi con người đều bắt nguồn từ gia đình, vì vậy, chủ đề hôn nhân gia đình
không chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội Ở nước ta các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình được chú ý từ
rất sớm, điển hình là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như Vũ
Khiêu, Tương Lai, những người đã đặt những viên gạch đầu tiên khơi nguồn ý tưởng cho những nghiên cứu về gia đình sau này Trong tác phẩm “Những
nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
nam 1996 - GSŠ Tương Lai và Rita Liljestrom chủ biên, nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố quan trọng để hiểu biết về đặc tính xã hội và con người Việt
Nam, đó là các thiết chế gia đình với các đặc điểm hình thành, cấu trúc biến
đôi, giá trị và chiều hướng phát triển Nghiên cứu tập trung sâu vào phân tích gia đình nông thôn, vấn đề phụ nữ nông thôn và vai trò của người phụ nữ trong - gia đình Làm rõ vai trò của gia đình trong xã hội Việt Nam, sự vận động và phát triển của nó trước tác động của nền kinh tế thị trường
Cuốn “Gia đình trong tắm gương xã hội học”, xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002, tác giả Mai Quỳnh Nam chủ biên đã tập hợp
các bài viết của các nhà nghiên cứu xã hội học về nhiều vấn đề của gia đình
đang được đặt ra trong xã hội hiện nay, nhằm phác hoạ nên nhiều nét mới về diện mạo của gia đình Việt Nam hiện nay
Hoang Ba Thinh (2005), Bao luc giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, Nxb Thế giới; Lê Thi (2009), Sự ương đông và khác biệt trong quan niệm hôn nhân
gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội
Nguyên Hữu Minh và Trân Thị Vân Anh trong “Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới” là tập hợp các bài viết tổng quát mang tính chuyên sâu về
vấn đề phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình, và trẻ em Một số bài viết đã phân
Trang 17trong bối cảnh hội nhập, những vấn đề đặt ra giữa hôn nhân của phụ nữ Việt
Nam với nam công dân Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; nghiên cứu về
quyền phụ nữ, và vấn đề hoàn thiện pháp luật về lao động nữ khi Việt Nam tham gia WTO
Bên cạnh nghiên cứu lý luận, thì mặt khác các kết quả nghiên cứu luôn
được hiện thực hóa vào cuộc sống và được phi nhận tại các văn bản pháp lý
Văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, để giải quyết về hôn nhân có yếu tố nước ngoài Năm 2000 Luật
Hôn nhân gia đình đã được sửa đổi, Luật đã dành Chương XI quy định những
vấn đề có tính nguyên tắc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Trên cơ sở của các quy định này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng về hôn
nhân có yếu tố nước ngoài lần lượt được điều chỉnh và hướng dẫn thi hành tại
các văn bản: Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002; Nghị định 24/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Có hiệu lực: 15/5/2013); Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31/12/2013 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của: Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi (Có hiệu
lực: 17/2/2014)
Hơn nhân, gia đình là một thiết chế cơ bản của xã hội, do vậy nó chịu sự
Trang 18ngoài ở Việt Nam trong thời lỳ hội nhập quốc tế, Nxb Tư Pháp; và Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài, những vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Tư Pháp
Tác giả Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới (2005) với đề tài
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chong Đài Loan, Nxb Nhà xuất bản Trẻ,
TP Hồ Chí Minh
Ngồi các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, còn có một số luận văn
thạc sĩ nghiên cứu về hôn nhân và gia đình như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Cao Hiến (2011), Trường Đại học Luật, về đề tài: Một số vấn đề
lý luận và thực tiền về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Hước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập; Luận văn thạc sĩ
Luật học của Hoàng Như Thái (2012), Trường Đại học Luật, Vấn đề kết hôn
giữa công dán Việt Nam và người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sảnh với pháp luật một số nước trên thế giới
Điểm các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, các nghiên cứu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài chủ yếu được nghiên cứu ở góc độ chuyên ngành Luật học và xã hội học Đối với các nghiên cứu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên góc độ báo chí truyền thông còn quá ít, mới chủ yếu được nghiên cứu ở khía cạnh vai trò và hiệu quả của truyền thông đối với các hiện tượng xã hội, chưa có các đề tài nghiên cứu phân tích thông điệp truyền thông về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo mạng điện tử ở Việt Nam để tìm ân số cho hoạt động truyền thông về vấn để này ra sao?
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 19chất lượng thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đồng thời góp phần định hướng nhận thức, thái độ và hành vi hơn nhân nước ngồi trong xã hội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài triển khai một số nhiệm Vụ Sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo mạng điện tử
- Khảo cứu và phân tích thực trạng thông điệp phản ánh về hôn nhân có
yếu tố nước ngoài trên các báo mạng điện tử được chọn vào mẫu nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp truyền thông cho
chủ đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo chí trong thời gian tới và định
hướng nhận thức, hành vi hơn nhân nước ngồi cho công chúng trong xã hội
4, DOI TUGNG, KHACH THE, PHAM VI NGHIEN CUU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông về hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
4.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nội dung thông điệp truyền thông về vấn đề hôn nhân
có yếu tố nước ngoài trên 3 trang báo mạng điện tử: vnexpress.net, vietnamnet.vn, giadinh.net.vn Vì vậy, khách thể nghiên cứu là các tin bài về
hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên 3 trang báo mạng điện tử được lựa chọn
mẫu nghiên cứu
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành khảo cứu các tin, bài về chủ để hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên 3 trang báo mạng điện tử vnexpress.net, vietnamnet.vn, giadinh.net.vn
Trang 205 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận đối tượng dựa trên các quan điểm
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; các chủ trương `
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình và về hôn nhân có yếu tổ nước ngoài
_ Đề tài tiếp cận mục tiêu và nội dung nghiên cứu dựa trên các lý thuyết
báo chí - truyền thông để giải thích mối quan hệ giữa nhà báo/nhà truyền
thông - tác phẩm báo chí - công chúng làm căn cứ cho quá trình phân tích nội dung thông điệp truyền thông Đồng thời cũng chỉ rõ cơ chế tác động của báo chí, nội dung thông điệp của báo chí cần phải hướng tới và hiệu quả xã hội mà
báo chí cần đạt được
Đề tài sử dụng lý thuyết truyền thông theo mô hình truyền thông của Claude Shannon dé tiép cAn nghiên cứu
Theo hướng tiếp cận xã hội học báo chí - truyền thông, nghiên cứu xem xét quá trình truyền thông dưới góc độ như một quá trình xã hội, ở đó diễn ra tác động bằng sự liên kết các yếu tố: nguồn tin - thông điệp - người nhận Mặt
khác đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để tiến hành khảo
cứu các tin bài trên các báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát
Vận dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý - một lý thuyết xã hội học chuyên biệt làm cơ sở định hướng phân tích nghiên cứu Vận dụng lý thuyết để giải thích lý do công chúng đưa ra những lựa chọn về loại hình truyền thông, tiêu chí lựa
chọn báo chí để tiếp nhận thông tin, lựa chọn nội dung, thời lượng, chuyên trang,
chuyên mục cũng như giải thích cho lý do hôn nhân nước ngoài của các đối
Trang 215.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
* Phân tích nội dung định lượng:
Phương pháp này được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hố nội dung thơng điệp truyền thông về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên 03 tờ báo mạng điện tử (vnexpress.net, viétnamnet.vn, giadinh.net.vn) dé théng kệ tần suất sử dụng các phạm trù hôn nhân có yếu tố nước ngoài Tác giả đề tài mã hoá và xử lý sản phẩm thông điệp trên báo mạng điện tử khảo sát tiến hành
trong 4 năm từ tháng 1/2010 đến hết tháng 12/2013
* Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu:
- Các tờ báo điện tử được lựa chọn ngẫu nhiên làm mẫu nghiên cứu
nhưng theo tiêu chí:
+ Nội dung báo điện tử phong phú, bao gồm các bài viết về nhiều chủ
đề khách nhau _
+ Có báo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình và báo thông thường |
- Tất cả các bài báo có liên quan, đề cập đến hôn nhân có yếu tố nước
ngoài trong khoảng thời gian lấy mẫu (1/1/2010-31/12/2013) đều được lựa chọn Trong tổng số 4 năm, tác giả đã tìm được 202 bài viết về chủ đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tất cả các bài viết đều được sử dụng vào mẫu nghiên cứu
Trong trường hợp những bài viết trùng nhau hoàn toàn, được đăng tải trên
nhiều báo khác nhau thì sẽ lựa chọn bài nào có đầy đủ thông tin nhất, không lấy
tất cả các bài báo trùng nhau hoàn toàn trong mẫu nghiên cứu Trường hợp giống
nhau nội dung hay tiêu đề nhưng có sự khác biệt về cách phân tích hoặc cách thể
hiện trong bài báo thì đều được chọn trong mẫu nghiên cứu
Trang 22- Tất cả các bài viết về hôn nhân có yếu tổ nước ngoài đều được xem xét kỹ lưỡng trên 3 báo điện tử: vnexpress.net, vietnamnet.vn, giadinh.net.vn
- Tiến hành lập bảng mã hóa nhằm lượng hóa một cách logic các thông tin có được từ các thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài Trong đó, mỗi cột trong bảng sẽ là một khía cạnh được mã hóa, nhan đề của các cột sẽ là r các khía cạnh được mã hóa, các cột sẽ được đánh số Mỗi mẫu sẽ dùng cho? một bài được mã hóa Sau đó, các mã hóa này sẽ chuyển thành đữ liệu dùng cho việc phân tích bằng phần mềm SPSS
Bảng 1.1 Mẫu phân tích nội dung thông điệp truyền thông
trên các bảo mạng điện tử khảo sát STT Báo mạng điện tử Sản phẩm thông điệp | Tỷ lệ % 1 | Báo điện tử ViefNamNet 52 25,7 http://vietnamnet.vn 2_ | Báo điện tử VnExpress 65 32,2 http://vnexpress.net 3 | Bao điện tử Gia đình và Xã hội 85 42,1 http://giadinh.net.vn Ting sé ' 202 100,0
3.2.2 Phương phúp nghiên cứu định tính 5.2.2.1 Phan tích nội dung tài liệu
- Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa lý thuyết cũng như các công trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí và những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích nội dung tài liệu để tìm hiểu nội
Trang 23cứu đi trước có liên quan đến vai trò, tính chất của thông điệp, hoạt động truyền thông về hôn nhân nước ngoai
5.2.2.2 Phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu sẽ được tiến hành phỏng vấn các chuyên gia nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, các nhà quản lý, tổng biên tập các báo, các phóng viên để có những kiến thức về vấn đề nghiên cứu giúp thao tác
hoá các khái niệm, có những số liệu, tư liệu về thực trạng hôn nhân có yếu tố
nước ngoài Đồng thời thu nhận các đánh giá và nhận định về thực trạng phản ánh về hôn nhân có yếu tổ nước ngoài trên báo mạng điện tử hiện nay, mặt khác nhằm so sánh kết luận giữa các nghiên cứu đã có trong thực tế và thực tế phán ánh vẫn đề của báo mạng điện tử
_ Các đối tượng phỏng vấn sâu gồm có:
Nhóm 1: Cac nha báo chuyên nghiệp làm công tác quản lý tại các cơ quan báo chí trong diện khảo sát, đó là: 03 tổng biên tập của 3 báo khảo sát (vnexpress.net, vietnamnet.vn, giadinh.net.vn.)
Nhóm 2: Các phóng viên, biên tập viên của các tờ báo thuộc diện khảo sát: mỗi cơ quan phỏng vấn 02 người (tổng số 06 người)
Nhóm 3: Cán bộ quản lý về hôn nhân nước ngoài ở Bộ Tư pháp (02 người); 02 chuyên gia nghiên cứu về hôn nhân gia đình, đặc biệt là hôn nhân
có yếu tố nước ngoài
6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÈ TÀI 6.1 Ý nghĩa lý luận
Trang 24- Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu truyền
thông, đặc biệt là nghiên cứu về thông điệp trên báo mạng điện tử Là tài liệu tham
khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này 6.2 Ý nghĩa thực tiễn |
- Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn tư liệu thực tế và thông tin khoa học về vấn đề hôn nhân có yếu tổ nước ngoài hiện nay thông qua sự phản ánh thông điệp trên 3 báo mạng điện tử Trên cơ sở đó gợi ý một số khuyến nghị cho các nhà quản lý chính sách, các cơ quan báo chí truyền thông, các nhà báo trong việc đổi mới nội dung tin bải, nâng cao chất lượng truyền thông, đồng
thời có định hướng khoa học khi đưa tin về hôn nhân có yếu tố nước ngoài
- Nghiên cứu góp phần phản ánh thực trạng hơn nhân nước ngồi ở Việt Nam hiện nay Mô tả rõ nét về chân dung đối tượng có hôn nhân nước ngoài, nguyên nhân tác động đến quyết định hôn nhân nước ngoài được phản ánh qua các thông điệp trên kênh truyền là báo mạng điện tử Từ đó giúp các nhà truyền thông đưa thông điệp đến công chúng có hiệu quả hơn, hiện thực hóa
các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống
7 KET CAU CUA DE TAI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nghiên
Trang 25Chương Í
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CUA TRUYEN THONG VE HON NHAN CO YEU TO NUOC NGOAI TREN BAO MANG
DIEN TU VIET NAM HIEN NAY 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐẺ TÀI 1.1.1 Hệ thống khái niệm cơ bản
I.I.1.1 Báo mạng điện tứ
Báo chí là một hình thức hoạt động truyền thông, nhằm cung cấp tin tức cho công chúng, giúp công chúng hiểu biết các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày Các loại hình của báo chí bao gồm: báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử
Theo Từ điển Báo chí Việt Nam (2008), do PGS,TS Tạ Ngọc Tấn chủ
biên, khái niệm Báo mạng điện tử là Báo trực tuyến hay còn được gọi là Báo
mạng internet (tiếng Anh: online newspaper, tiếng Pháp: journaux en ligne),
là một sản phẩm đặc biệt, được sinh ra từ sự kết hợp của ba loại hình báo chí
truyền thống, là một loại hình thông tin đại chúng đa phương tiện Báo trực tuyến sử dụng yếu tô công nghệ cao như một nhân tố quyết định Hoạt động
trong môi trường Internet, báo trực tuyến có ba tính chất đặc thù là tính đa
phương tiện, tính tương tác cao và tính siêu văn bản [30, tr.22,28]
Hiện nay ở Việt Nam Báo điện tử là cách gọi phổ biến, được gắn với
tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử như Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử Trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng
Trang 26định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Quản lý và cung cấp
dịch vụ Internet, trong Điều 12 có ghi “Dịch vụ thông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dung internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo
in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ
cung cấp các loại hình điện tử khác trên internet”
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, trong cuỗn Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản, nhà nghiên cứu cho rằng Báo điện tử là thuật ngữ thông _ dụng ở Việt Nam nhưng có nghĩa chung chung, không hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng, Báo trực tuyến là cách gọi thiên về yếu
tố tin học và chưa được Việt hoá, Báo mạng là cách gọi tắt không xác định rõ
ranh giới giữa khái niệm mạng và mạng internet; thuật ngữ Báo internet dễ gây nhằm lẫn đánh đồng tất cả các trang web trên internet đều là báo mạng điện tử, vì vậy tác giả Nguyễn Thị Trường Giang sử dụng khái niệm Báo mạng điện tử và đưa ra định nghĩa Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet [11, tr.53]
Đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu và giảng dạy báo chí ở các trường
Đại học báo chí trên thế giới đã chỉ ra rằng “Báo mạng điện tử” và “Báo điện
tử” là hai hình thức hoàn tồn khơng giống nhau Thời kỳ đầu, báo trực tuyến được gọi là “Báo điện tử” ra đời từ những năm 50 ở Mỹ, khi người ta gửi các bản tin từ các đài phát thanh địa phương tới các hộ gia đình thông qua các máy fax và gửi văn bản theo cơ chế video từ văn bản qua đường bưu điện đến
máy thu hình Báo mạng điện tử là hình thức báo chí kế tiếp sau báo nói, báo
viết, báo hình nhưng lại có đặc điểm khác hắn so với các loại báo chí truyền thống Báo mạng điện tử sử dụng yếu tố công nghệ cao như là một nhân tố
Trang 27Ở Việt Nam, hiện nay mô hình hoạt động của báo mạng điện tử có hai dạng thức đang tồn tại song hành:
Mô hình thứ nhất là, Báo mạng điện tử thuộc các cơ quan bdo in, dai
phát thanh, đài truyền hình Theo mô hình nảy, tờ báo điện tử chỉ là một ấn
phẩm, một phiên bản hoặc được phát triển từ trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí, hay chỉ là một bộ phận trực thuộc cơ quan báo chí
Mô hình thứ hai là, Báo mạng điện tử mang tính độc lập của cơ quan
báo chí, có chức năng nhiệm vụ thực hiện loại hình báo mạng điện tử riêng
biệt Những tờ báo theo mô hình này hoạt động mang tính độc lập, chuyên nghiệp, công nghệ kỹ thuật hiện đại, có tính tương tác cao
Trong đề tài này, Báo mạng điện tử được hiểu là loại hình báo chí được
xây dựng dưới dạng thức một trang web, được phát hành trên mạng internet bởi
toà soạn điện tử của cơ quan báo chí độc lập, độc giả đọc báo trên các thiết bị điện tử khi có kết nối internet Thông tin trên báo mạng điện tử được cập nhật
thường xuyên, liên tục từ nhiều nguồn khác nhau, cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tỉn tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian
1.1.1.2 Hôn nhân và hôn nhân có yếu tỗ nước ngồi Khái niệm hơn nhân
Trong thực tiễn khoa học Luật Hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và nước ngoài, nhiều khái niệm hôn nhân đã được các luật gia, các nhà nghiên
Trang 28là vợ chẳng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chông” [36 ]
Theo Từ điễn giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà
nội, khái niệm hôn nhân được giải thích là: “sự /iên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận” [ 36]
Trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định tại Điểm 6, Điều §: “hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”
Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khóa XII, kỳ họp lần thứ 7 đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thay thế Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, khái niệm Hôn nhân được quy định chỉ tiết tại Điều 3 “Hồn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”
Như vậy Hôn nhân được xem là một hiện tượng xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bản chất giai cấp, tôn giáo, phong tục, tập quán, nên nội dung các đặc
điểm của hôn nhân ở các nước có điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội khác
nhau là khác nhau song đều có sự tiếp cận nhau về tính chất trong hôn nhân,
nghĩa là hôn nhân mang tính tự nguyện, có sự bền vững trong quan hệ một vợ
một chồng và chịu sự quy định của pháp luật
Căn cứ vào các quy định về hôn nhân trong Luật Hôn nhân và Gia đình
Việt Nam được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung qua các năm, có thể hiểu hôn
nhân theo pháp luật Việt Nam là sự liên kết tự nguyện, bình đẳng, theo qui định pháp luật giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng nhằm chung sống suốt đời vì mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc,
Trang 29Trong dé tai này, khái niệm hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”
Khái niệm hôn nhân có yếu t nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 14, Điều 8 Luật Hôn nhân va gia đình năm
2000 đã ghi “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tơ nước ngồi là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường tru tai Viét Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, cham ditt quan hé a6 theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”
Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014, tại Khoản 25, Điều 3 quy định:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi; quan hệ hơn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm đút quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài `
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nghĩa thứ nhất được ghi trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000, đó là “hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài” (người nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch nước ngoài không phải là người có quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
1.1.1.3 Truyên thông và thông điệp về hôn nhân có yếu tỗ nước ngoài
Trang 30Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung O dang don giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), năm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi Các hành động này được thể hiện qua
nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay ban tỉn truyền hình
Truyền thông là một quá trình mang tính liên tục vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết mà có tiếp diễn sau đó Đây là quá trình trao đối và chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và
không chỉ có một bên cho và một bên nhận mà cả hai bên đều có cho và nhận
Truyền thông dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, đem lại sự thay đối trong nhận thức và hành vi
Như vậy truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ
thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay
đổi trong hành vi và nhận thức Khải niệm thông điệp
Thông điệp là một khái niệm then chốt trong truyền thông Nó nhắn
mạnh đến tính gắn kết giữa người gửi và người nhận Nói tới báo chí là nói tới
thông điệp mà báo chí muốn gửi tới công luận, bởi lẽ hoạt động truyền thông của báo chí là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người
Trang 31khi thông điệp có ý nghĩa và có giá trị với công chúng, đáp ứng được yêu cầu
mong muốn của công chúng |
Thông điệp là một thành tố quan trọng trong quá trình truyền tải thông tin từ tờ báo đến công chúng Trong mỗi bài báo thì thông điệp là tâm điểm,
và nó được xem như là hồn cốt của một bài báo Thông điệp báo chí xuất hiện
dưới nhiều dạng thức và có vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông, có tính kết nói giữa chủ thể và đối tượng tiếp nhận thông tin
Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
năm 2008 định nghĩa “Thông điệp là thư của chính phủ có tính chất ngoại giao, nhự Thủ tướng gửi thông điệp cho quốc hội, Quốc trưởng gửi thông điệp đầu năm tới quốc dân đông bao”
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trong tác phẩm Truyển thông đại chúng,
được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2001 đã nêu ra định
nghĩa: Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối
tượng tiệp nhận Thực chất, thông điệp là tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu
biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống ký hiệu có ý nghĩa thực tế như là phương tiện để Việt hố thơng điệp Nó phải là hệ thống được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận, cùng có chung cách hiểu [29,tr.8,9]
Trong Truyễn thông ly thuyết va kỹ năng cơ bản, tác giả Nguyễn Văn Ding và Đỗ Thu Hang quan niệm, Thông điệp là nội dung thông tin được trao đối từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là tâm tư tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học-kỹ
thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống này phải
được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung các hiểu- tức là có
khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ
Trang 32Tác giả nghiên cứu thống nhất với quan điểm của tác giả Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thu Hang xem thông điệp là nội dung thông tin được trao đối từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp mang tin tức, tư tưởng, quan điểm của người thể hiện qua lời, chữ, tiếng, hình bằng liên kết công nghệ Nhà báo chuyển thông điệp đến công chúng bằng phương tiện truyền thông Truyền thông không chỉ là công cụ vật chất, là công nghệ và kỹ thuật mà truyền thông trước hết là con người Vì vậy Thông điệp báo chí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn phát
Trong đề tài này, Thông điệp được hiểu là một chủ đề nội dung thông
tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận
Khái niệm Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Căn cứ từ cơ sở lý luận của các khái niệm về Thông điệp, Hôn nhân và Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, cũng như cơ sở pháp lý của luật pháp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tác giả nghiên cứu đưa ra khái niệm về Thông
điệp hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hiểu là nội dung thông tin về chủ đề
hôn nhân có yếu tố nước ngoài, cụ thể là hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được truyền tải từ báo chí (báo mạng điện tử) đến công
chúng tiếp nhận
Thông điệp chính là tâm tư tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu
biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học-kỹ thuật được mã hoá theo một hệ
thống ký hiệu nào đó Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu- tức là có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ
viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng
Trang 331.1.2 Lý thuyết nghiên cứu
1.1.2.1 Tiếp cận lý thuyết mô hình truyên thông Claude Shannon
Claude Shannon là nhà toán học, kĩ sư điện tử, mật mã học người Mỹ,
được biết đến là "cha đẻ của lý thuyết thông tin" Mô hình truyền thông hai
chiều được Claude Shannon đưa ra năm 1949 như sau: CO NU? / rg
Theo C.Shannon, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (S) thông qua
các kênh truyền thông đến với người nhận (R) rồi thi thu được hiệu quả (E)
Các yếu tố trong mô hình truyền thông hai chiều của C.Shannon bao gồm: S (Source, Sender): nguồn phát, chủ thé truyền thông
M (Messgage): Thông điệp, nội dung truyền thông
C (Channel): Kênh truyền thông
R (Receiver): Người nhận thông điệp, đối tượng E (Effect): Hiéu qua truyền thông
N (Noise): Nhiéu (yéu t6 gay ra sai số cản trở thong diép)
F (Feedback) phan héi
Trang 34Nguồn tin: là báo mạng điện tử
Kênh thông tin là các trang báo mạng điện tử: vnexpress.net, vietnamnet.vn, giadinh.net.vn
Người nhận tin: là công chúng báo mạng điện tử, đặc biệt là các đối
tượng kết hôn nước ngoài
Hiệu quả: xây dựng các quan hệ hôn nhân lành mạnh, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ trên cơ sở tuân thủ luật pháp, đồng thời góp phần hoàn thiện và hiện thực hoá các chính sách pháp luật về hơn nhân nước ngồi trong đời sống xã hội Hiệu quả về vấn đề này có thê phát triển theo 2 hướng: thứ nhất là tích cực, có nghĩa là công chúng hiểu được thông điệp mà báo chí muốn chuyên tải về chủ đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài; thứ hai là hạn chế, do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà các chủ trương, chính sách pháp luật về hôn nhân nước ngoài chưa đến được với người dân, hoặc các thông điệp không rõ ràng khiến người dân hiểu nhằm hoặc hiểu phiến diện chưa đầy đủ tuỳ theo cách thức mà cơ quan báo chí truyền gửi thông điệp
Thông tin phản hồi là các ý kiến của công chúng trong quá trình thực hiện luật hơn nhân nước ngồi và tình hình thực tế trong đời sống hôn nhân của đối tượng hơn nhân nước ngồi
1.1.2.2 Tiếp cận lý thuyết truyền thông điệp và thuyết phục đỗi trợng Trong điều kiện hình thành và phát triển văn hoá, lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng hay nhóm công chúng, tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử văn
hoá hình thành yếu tố nhận thức: tình cảm hay lý trí Do đó nhiệm vụ của nhà
truyền thông là phải nghiên cứu nắm bắt đặc thù tâm lý tiếp nhận của nhóm
đối tượng cụ thể để có thể thiết kế thông điệp phù hợp Mỗi giai đoạn nhận thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nếu tác động vào hệ thống
Trang 35vi sẽ dễ vào hơn nhưng dễ quên Vì vậy kết hợp cả hai hệ thống trung tâm và
ngoại vi thì sẽ đạt hiệu quả cao trong việc xã hội hố thơng điệp
Các giai đoạn tiếp nhận thông điệp của công chúng theo quá trình:
Nhận biết thông điệp; Nhận thức, hiểu biết thông điệp; Chấp nhận thông điệp;
Tin tưởng thông điệp; Hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp Vì
vậy thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí cần: tính logic của lập luận,
những luận điểm, luận cứ, luận chứng phải rõ ràng, mạch lạc, tường minh Mục đích của thông điệp nhằm tác động vào lý trí của công chúng nên lời văn, ngôn ngữ, phạm trù và các khái niệm phải chuẩn xác, các số liệu
chứng minh phải có sức thuyết phục cao, các luận điểm, luận cứ, luận chứng
phải có tính xác thực
Bố cục thông điệp phải rành mạch, khoáng đạt, nên chia cắt các ý thành
những đoạn ngắn đề có thể làm cho bài viết nhẹ nhàng và dễ tiếp thu
Thiết kế thông điệp nhằm vào tình cảm cần chú trọng đến tình huống, hoàn cảnh, ngoại cảnh truyền thông Tình cảm thường được hình thành do những tình huống và hoàn cảnh xác định Lời lẽ ngôn từ, cách thức diễn đạt gần gũi, thân thuộc với nhóm đối tượng tiếp nhận thông điệp
William J McGuire, một nhà tâm lý học xã hội với các nghiên cứu về
nghệ thuật thuyết phục đã được áp dụng trong khoa học chính trị, quảng cáo và truyền thông đại chúng Nghiên cứu của MeGurre đã thử nghiệm các giai đoạn thay đổi tâm trí của con người và chỉ ra rằng tính thuyết phục phụ thuộc vào hai mặt tiếp xúc và sự chấp thuận của một thông điệp nhất định Theo quan điểm của William McGuire để có khả năng thuyết phục nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng, thì hoạt động truyền thông cần phải trải qua các bước: Tiếp cận thông điệp —> chú ý tới thông điệp —> có mối
Trang 36nhớ thông điệp và không ngừng ủng hộ thông điệp —> có khả năng tư duy về thông điệp —> ra quyết định trên cơ sở tiếp thu thông điệp —> tích cực củng cố hành vi và chấp nhận hành vi trong đời sống
1.1.2.4 Tiếp cận lý thuyết thông điệp thay đỗi hành vỉ
Thông điệp truyền thông thay đổi hành vi là những nội dung thông tin cơ bản được đưa đến các nhóm đối tượng nhằm làm cho các đối tượng chấp
nhận thay đổi hành vi và duy trì bền vững các hành vi đó Hành vi của mỗi
con người tồn tại đưới các trạng thái từ thấp đến cao: từ chưa hiểu vẫn đề, đến hiểu và học kỹ năng, mong muốn giải quyết vẫn đề, thử thực hiện hành vi
mới, thực hiện thành công và duy trì hành vi mới Do đó quá trình chuyển đổi hành vi của mỗi người cũng phụ thuộc vào năng lực thực hiện hành vi, môi
trường và thực tiễn đời sống xã hội
Vì vậy hiệu quả của thông điệp được đo bằng hành động của đối tượng tiệp nhận thông điệp Điều đó phụ thuộc vào bản chất của thông tin, hình thức thể hiện, kênh chuyên tải thông điệp và thời điểm phát thông điệp Do vậy yêu cầu của một thông điệp truyền thông là phải thu hút được sự chú ý của đối tượng, phù hợp với tâm lý và tình cảm của đối tượng, ngắn gọn, rõ ràng,
mang lại lợi ích cho đối tượng, tạo được niềm tin cho đối tượng, đảm bảo tính
nhất quán về nội dung và có lời kêu gọi hành động
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỀN NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
1.2.1 Vai trò của báo mạng điện tử trong truyền thông về hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Trang 37cải biến nhận thức, niềm tin và thái độ của công chúng mà còn là cách thức để
xây dựng vị trí và thương hiệu của tờ báo
Đối với vai trò của báo chí trong việc truyền tải thông điệp truyền thông về hôn nhân nước ngoài có nghĩa là thiết lập thông điệp truyền thông cũng chính là thiết lập mục đích, mục tiêu truyền thông của cơ quan báo chí nhằm giám sát và thực thi có hiệu quả luật pháp về hôn nhân nước ngoài ở Việt Nam, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cấp quản lý Nhà nước và các bên liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt khi kết hơn với người nước ngồi, đồng thời nâng cao nhận thức về hôn nhân gia đình nói chung và hôn nhân nước ngoài nói riêng cho người dân thông qua
nội dung thông điệp mà báo chí truyền tải, để từ đó hướng đến điều chỉnh
hành vi và có hành động đúng trong hôn nhân nước ngoài của người dân Ở Việt Nam trước đây hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ không phổ biến, hôn nhân vẫn mang tính truyền thống trong nội bộ quốc gia Tuy nhiên khi hội nhập kinh tế quốc tế, hôn nhân có yếu tố nước ngồi
khơng cịn là hiện tượng hiếm trong đời sống xã hội, thậm chí có nhiều địa phương hôn nhân nước ngoài diễn ra khá phổ biến, được dư luận xã hội quan tâm, trở thành điểm nóng trong xã hội Mặc dù chúng ta đã có một hệ thống
luật, các chính sách khá đầy đủ về hôn nhân và gia đình, trong đó có các quy định về hôn nhân nước ngoài, song đa số người dân vẫn còn thiếu hiểu biết về những gì là hôn nhân nước ngoài, tình trạng các cô dâu Việt lấy chồng trong thời gian qua đã trở thành điểm nóng trong xã hội, hiện tượng môi giới trái phép vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội trong hôn nhân diễn ra thường xuyên Điều đó có nghĩa rằng vẫn còn một khoảng cách giữa báo chí đến công chúng
Báo chí có vai trò rất lớn trong việc phố biến thông tin bởi sức mạnh
Trang 38truyền tải Thông điệp chỉ dẫn nội dung thông tin, giúp công chúng có nhận thức, hiểu biết, tin tưởng và hành động theo mục đích thông điệp truyền thông
Xã hội thông tin đang phát triển nhanh chóng, mỗi loại hình báo chí luôn có những ưu thế đặc trưng của mình để khai thác, trợ giúp hoạt động tương tác
hiệu quả nhất Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử có thế mạnh nhất
định làm tăng hiệu qủa của thông điệp báo chí về hôn nhân nước ngồi
Truyền thơng có sức mạnh đặc biệt góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về hôn nhân nước ngoài Do vây kiến thức và kỹ năng truyền thông về hơn nhân nước ngồi của các nhà báo là điểm cốt lõi tạo nên sức mạnh này
1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vẫn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, hôn nhân quốc tế đã trở thành một vấn đề lớn, trở thành mối quan tâm chung cho hầu hết các nước trên thế giới bởi sự di cư của người dân, điều đó liên quan trực tiếp đến các vẫn đề chính sách quan trọng của đất nước
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 90 triệu người Hiện nay nhiều công dân Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài tạo thành
các gia đình đa quốc tịch, đa văn hoá, trở thành cầu nối văn hoá Việt Nam và các nước trên thế giới Theo số liệu của Bộ Công an đưa ra tại Hội thảo về kinh
nghiệm phòng, chống tội phạm mua bán người và môi giới hôn nhân trái phép
tại Cần Thơ ngày 30/7/2014 con số về hôn nhân nước ngoài tính từ năm 2008
Trang 39về chính sách xã hội đã nhắn mạnh đến vai trò của gia đình, coi gia đình là tế bào
của xã hội và là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội
Việt Nam
Văn bản pháp lý trong nước đầu tiên của Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Trên cơ sở của các quy định này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng về hôn nhân có yếu tố nước ngoài lần lượt được ban hành Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước mà mở đầu là Hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) vào năm 1980 Trong các hiệp định này vấn đề liên quan tới việc giải quyết quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được ghi nhận
Năm 2000, văn bản pháp luật quan trọng về hôn nhân có yếu tố nước ngoài được thực thi đó là Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Luật đã dành Chương XI quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài
Ngoài ra quan hệ hơn nhân nước ngồi còn được điều chỉnh ở các quy định khác của Luật như các quy định về điều kiện kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giải quyết ly hôn và hệ thống các văn bản khác có liên quan như Bộ
luật dân sự 2005, Luật Quốc tịch 2008, Luật Cư trú 2006, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Ngoài các văn bản luật này, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh tại các văn bản hướng dẫn như: Nghị định
68/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi; Thơng tư 07/2002/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 68/2002/NĐ-CP về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Chỉ thị 03/2005/CT-TTg về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi
Trang 40ngồi; Cơng văn 95/VPCP-KGVX ngày 6/1/2009 của Văn phòng chính phủ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Quyết định §6/QĐ- BTP ngày 14/2/2011 của Bộ Tư pháp về việc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị
03/2005/CT-TTg tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài và tổng kết việc thực hiện Nghị định
68/2002/NĐ-CP, 69/2006/NĐ-CP về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngồi; Thơng tư 16/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 hướng dẫn việc ghi vào sô hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngồi; Thơng báo 133/TB- VPCP ngày 6/6/2011 của Văn phòng chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc về quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Quyết định 288/QĐ-BTP ngày
24/2/2012 về Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành về vẫn đề kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Nghị định 24/2013/NĐ-
CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài (Có hiệu lực: 15/5/2013); Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31/12/2013 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy
định chỉ tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Có hiệu lực: 17/2/2014)
Như vậy, có thể nhận thấy trong hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, phần nội dung về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài đã được ban hành tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ, toàn điện, góp phan quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua Vậy tại sao tình
trạng hơn nhân nước ngồi diễn ra nhiều bất cập, khó kiểm soát, dư luận về