1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển chương trình đào tạo đề tài khoa học cấp cơ sở

94 16 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 9,36 MB

Nội dung

Trang 1

Ey

— m® (40

HỌC VIỆN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN meen & -—-

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

PHAT TRIEN CHUONG TRINH DAO TAO

Chi nhiém dé tai: Truong Tuyét Minh

HA NOI - 2016

Trang 2

MUC LUC

i00 0000Đ 6 Bài 1: NHỮNG VẤN ĐẺ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC .11

1.1 Chương trình giáo dục/đảào tạo 5S S sec, 11 1.2 Môn học và chương trình môn học . . - 5= 5 <+<==ss<<<<ss 15

1.3 Phát triển chương trình đào tạO -2- s s+cx+rxeEExvrveesreexee 19

Bài 2: CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC 22222+222+teC2vvrrrrrrrrrrrrrrcee 25

2.1 Cơ sở triết học của xây dựng chương trình 5s 2 se: 25 2.2 Cơ sở xã hội và cơ sở tâm lý của xây dựng chương trình 30

2.3 Cơ sở lý luận dạy học hiện đại 5-5555 S5<< << seccs 34

Bài 3: CÁCH TIẾP CẬN VÀ MƠ HÌNH PHAT TRIEN CHUONG TRINH ĐÀO TẠO HH re 39

3.1 Cách tiếp cận trong xây dựng chương trình 25s se: 39 3.2 Các nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo -. - 44 3.3 Các mô hình phát triển chương trình đào tạo 5-52 54

Bài 4: QUY TRÌNH PHÁT TRIỀN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 64 4.1 Phân tích nhu câu cc2-+2ccvvrettrtrrrtetrrrtrttrrrrrrirrrrerrrred 64

4.2 Xác định mục đích và mục tiêu chương trình đào tạo 66

4.3 Quy trinh t6 chirc x4y dung chuong trinh m6n hoc 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 22-5 SStS2EEEEEEEESEESEEEEEEEESEErErrerrreerees 88

Trang 3

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA CONG HA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM

HO CHI MINH Độc lập — Tự do — Hạnh phúc

- HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN BO MON: NGHIEP VU SU PHAM

DE CUONG MON HOC

1 Tén mén hoc: PHAT TRIEN CHUONG TRINH DAO TAO

2 Mã môn học (nêu có):

3 Số tín chỉ: 02_

4 Mục tiêu môn học

4.1 Mục tiêu chung Học xong môn này, sinh viên đạt được:

e Kiến thức: Những kiên thức lý thuyết cơ bản về chương trình đảo tạo, phát triển chương trình đào tạo;

e Kỹ năng: Phân tích chương trình đào tạo, lập kế hoach giảng dạy, xây dựng chương trình môn học |

e Thái độ: Có ý thức trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất đào đức,

năng lực sư phạm, có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với xây dựng và phát

Trang 4

8 Diéu kién tién quyết

Sinh viên đã được trang bị kiến thức của những môn học Triết học, Tâm lý học và Lý luận dạy học

9 Nội dung môn học - Mô tả văn tắt môn học

Môn học trình bày nội dung cơ bản về phát triển chương trình đào tạo: Những vân để chung về chương trình đào tạo, Cơ sở của việc xây dựng chương trình đào tạo và chương trình môn học; Cách tiếp cận và mô hình phát triển chương trình đào tạo và Quy trình phát triển chương trình đào tạo

- M6 ta chi tiét mon hoc Nội dung Tông SỐ giờ Trong đó LT BI/TL TH/KT Bài 1 Những vẫn đề chung về chương trình đào tạo

1.1 Chương trình đào tạo

1.2 Môn học và chương trình môn học 1.3 Phát triển chương trình đào tạo

5

Bài 2 Cơ sở của việc xây dựng chương

trình đào tạo và chương trình môn học 2.1 Cơ sở triết học

2.2 Cơ sở tâm lý và xã hội

2.3 Cơ sở lý luận dạy học hiện đại

Bài 3 Cách tiếp cận và mô hình phát triển chương trình đào tạo

3.1 Cách tiếp cận trong xây dựng chương trình

3.2 Các nguyên tắc phát triển chương

trình đào tạo

Trang 5

3.3 Cac m6 hinh phat trién chuong trinh

dao tao

Bai 4 Quy trinh phat trién chuong trinh| 10 5 5

dao tao

4.1 Phan tich nhu cau

4.2 Xac dinh muc dich va muc tiéu

chuong trinh dao tao

4.3 Quy trình tổ chức xây dựng chương trình môn học Thực hành 8 0 8 - Thảo luận và ôn tập/kiêm tra 1,5 1 Tổng | 37,5 | 17 | 19,5 1

- Hé thong cdu hỏi ôn tập

1 Những quan điểm mới về chương trình, chương trình đảo tạo và phat triển chương trình

2 Phân tích cơ ở triết học của phát triển chương trình đào tạo

3 Phân tích cơ sở tâm lý và cơ sở xã hội của phát triển chương trình

đào tạo

4 Phân tích cơ sở lý luận dạy học hiện đại về phát triển chương trình

đào tạo và nêu rõ mối quan hệ của lý luận dạy học hiện đại với phát triển

chương trình đào tạo

5 Trình bày những cach tiếp cận phát triển chương trình đào tạo 6 Phân tích cac nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo

7 Phân tích những mô hình phát triển chương trình đào tạo hiện nay 8 Trình bày quy trình phát triển chương trình đảo tạo

Trang 6

10 Vận dụng các nguyên tắc, mô hình và quy trình phát triển chương

trình đào tạo để xác định mục đích, mục tiêu của một chương trình đào tạo cụ

thé

11 Vận dụng các nguyên tắc, mô hình và quy trình phát triển chương

trình đào tao dé xây dựng một chương trình môn học cụ thể

12 Thiết kế chương trình môn học cho một nội dung cụ thê

10 Phương pháp giảng dạy, học tập

Giảng dạy môn học theo phương pháp giảng dạy tích cực, tập trung hường vào người học; trong đó chú ý đến phương pháp thuyết trình có minh

họa, làm việc nhóm, thảo luận và tự học

11 TẾ chức đánh giá môn học

Tổ chức và đánh giá người học được thực hiện theo Quy chế đào tạo

đại học chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 2593/QD-HVBC&TT

ngày 25/10/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền TT Cách đánh giá Trọng số 1 | Kiểm tra thường xuyên 15 2 | Thao luận, thực hành (ThL) 10 3 | Tiêu luận (TL) 25 4 | Thi hết môn 50 ĐMH = KTTX x 15 † ThL x 10+TLx25 + THM x 50 12 Phương tiện, vật chất dam bảo: bang, phan, may chiéu, bảng tờ lit 13 Tài liệu học tập

1.3.1 Tài liệu bắt buộc

1 Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển chương trình đào tạo, Tài

liệu giảng dạy, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội;

2 Trần Khánh Đức (2015), Phát triển chương trình đào tạo, Tập bài

Trang 7

1.3.2 Tai ligu tham khao

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên, Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở dao tao giáo viên phố thông về phát triển chương trình dao tao);

2 Nguyễn Vũ Bích Hiền (2012) Các xu hướng phát triển chương trình đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, Tạp chí Khoa học, số 5

Trang 8

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tai

Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra

những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học, các ngành đảo tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân Thông báo số 242-TB/TW

kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 (Khóa VIL)

và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã đánh giá:

“Chương trình, giáo trình chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa; nhà trưởng chưa gan chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp” LH Thực trạng lạc hậu

về chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình

đào tạo ở các cấp học, nhất là ớ bậc đại học còn nặng về kinh nghiệm, thiếu

đội ngũ chuyên gia có nghề và làm chuyên nghiệp trong lĩnh vực quan trọng

này Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và thực trạng phát triển đại học

của nước ta, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng không ngoài thực trạng chung đó

Chương trình giáo dục/đào tạo (CTĐT) là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường Phát triển CTĐT dựa vào nhà trường và trao quyền phát triển chương trình cho nhiều bên tham gia hiện đang làm một xu hướng

nổi bật ở hầu hết các nước trên thế giới để đảm bảo luôn luôn có một CTĐT có

tính hiện đại Vì vậy, năm được những kiến thức cơ bản về phat triển CTĐT là một

yêu cầu cần thiết đôi với người giảng viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

đại học hiện nay ở nước ta

Mặc dù phát triển CTĐT đại học được quan tâm khá nhiều ở mọi khía cạnh từ việc ai là người thực hiện, quy trình thực hiện, cách thức thức hiện nhưng việc thực hiện phát triển CTĐT như thế nào cho hiệu quả lại chưa được

Trang 9

khung lý luận hoàn chỉnh về phát triển CTĐT đại học làm căn cứ nghiên cứu trong quá trình học tập để trở thành người giảng viên

Đề gop phan thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nâng cao chất lượng đào

tạo giảng viên, giáo viên Lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị Đảng và Nhà nước giao cho, rèn luyện các kỹ năng phát triển CTĐT

cho học viên, sinh viên các khoa thuộc khối Lý luận và các lớp NVSP, đổi

mới công tác đào tạo và bồi dưỡng NVSP của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi biên soạn giáo trình này

2 Tình hình nghiên cứu:

Có nhiều cách giải thích khác nhau về CTĐT, các nghiên cứu đều phải được đặt trong tông hòa các mỗi quan hệ xã hội ở thời điểm lịch sử xã hội (tính lịch sử)

nhất định Từ quan niệm và góc nhìn triết học này, sự đa dạng và phát triển liên tục

các định nghĩa, cách giải thích về chương trình giáo dục/đào tạo là một tất yếu

khách quan Khi đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học công nghệ và thông tin, có thê nhìn nhận chương trình giáo dục/đào

tạo là tập hợp các mục tiêu và hệ giá trị mà người học đạt được thông qua hoạt

động của nhà trường kết nối với một xã hội đang vận hành và phát triển

Tùy vào mục đích và đối tượng nghiên cứu, khi nghiên cứu về phát triển

CTĐT, các nhà giáo dục học đều đưa ra một mô hình riêng Trong đó, có một số

mô hình được áp dụng phổ biến như mô hình của Ralph W.Tyler, mô hình

Hunskin, m6 hinh Taba, m6 hinh Tim Wentling, m6 hinh Oliva

Ở Việt Nam, các quan niệm về CTĐT thường được đưa ra theo cách tiếp

cận phát triển Khi nghiên cứu về CTĐT, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam kế thừa những lý thuyết của các nhà giáo dục học nước ngồi, phát triên, tơng hợp và xây dựng một khung lý thuyết cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh

và thực trạng của giáo dục Vệt Nam

Tài liệu này được biên soạn trên cơ sở của bộ tài liệu tập huấn cán bộ,

Trang 10

Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2015; của Thong tw s6 04/2016/TT-

BGDĐT (Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

các trình độ của giáo dục đại học) và ba bộ tài liệu về Phát triển chương trình

của tác giả Trần Khánh Đức, Nguyễn Đức Chính và Lê Đức Ngọc, những nhà

nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về phát triển CTĐT đại học Việc hình thành kỹ năng nghề cho sinh viên nói chung, kỹ năng phát triển CTĐT cho

sinh viên nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng và cũng là mục tiêu đào tạo của nhà trường sư phạm, các trường có nhiệm vụ đào tạo giảng viên Nội

dung tài liệu này, chúng tôi dành một phần lớn trình bày các cơ sở lý thuyết về phát triển CTĐT, từ đó đề xuất một quy trình tương đối hợp lý cho việc

xây dựng CTĐT và dành một thời gian tương đối lớn cho phần thực hành phát

triển CTĐT trong quỹ thời gian của môn học Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ đáp ứng được yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo và rèn luyện kỹ năng sư phạm trong quá trình đào tạo giảng viên, giáo viên của các khoa thuộc khối Lý luận và các lớp Bồi dLlỡng NVSP của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3 Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ khái niệm về phát triển chương trình đào tạo đại học;

- Khái quát và phân tích những bước cơ bản của việc phát triển chương

trình đào tạo dựa trên nguyên tắc của lý luận dạy học đại học;

- Phân tích những tác động tích cực của việc phát triển chương trình

dạy học đối với giảng dạy ở đại học

- Đề xuất quy trình phát triển chương trình đào tạo, chương trình môn học 4 Nội dung nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Phát triển CTĐT: một số khái niệm, các bước tiễn hành trong phát

Trang 11

- Kỹ năng phát triển chương trình đào tạo và việc hình thành kỹ năng

phat triển CTĐT cho sinh viên, học viên các khoa thuộc khối Lý luận Học

viện Báo chí và Tuyên truyền 5.2 Pham vỉ nghiÊn cứu

Trong thời gian có hạn, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề

tài ở các khoa thuộc khối Lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng với

các kỹ năng phát triển CTĐT cơ bản đang được sử dụng trong các trường đại

học hiện nay

6 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được áp dụng phương pháp luận khoa học dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Việc phát triển chương trình dạy học; quá trình hình thành và phát triển các kỹ năng phát triển chương trình được nhìn nhận, nghiên cứu trong những mối quan hệ nội

tại, luôn luôn vận động và phát triển

7 Phương pháp nghiên cứu

- Tiếp cận vấn đề theo quan điểm phát triển nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận, thực tiễn về phát triển CTĐT

Đề tài được áp dụng các phương pháp mô tả so sánh, phân tích logic để tìm ra những nét đặc trưng tiêu biêu nhất của phát triển chương trình dạy học; Hệ thống hoá lý thuyết về việc phát triển chương trình cần hình thành cho sinh viên, học viên Từ đó lựa chọn và đề xuất quy trình phát triển CTĐT cho sinh viên, học viên các khoa thuộc khối Lý luận và các lớp bồi dưỡng NVSP

của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

8 Ý nghĩa của đề tài

- Hệ thống hóa và mở rộng những vấn đề lý luận về phát triển CTĐT

cho sinh viên, học viên các khoa thuộc khối Lý luận và các lớp bồi dưỡng NVSP của Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

Trang 12

- Cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên thuộc ngành đảo tạo giảng viên lý luận chính trị và các lớp bồi dưỡng NVSP của

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài gdm 4 bai Bài 1: Những vẫn đề chung về chương trình đào tạo

Bài 2 Cơ sở của việc xây dựng chương trình đảo tạo và chương trình

môn học

Bài 3: Cách tiếp cận và mô hình phát triển chương trình đảo tạo Bài 4 Quy trình phát triển chương trình đào tạo

10 Kết quả nghiên cứu

1 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu 2 Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Khoa học, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, nhà

nghiên cứu, các cán bộ, giảng viên trong và ngoài Học viện đã quan tâm,

động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và tham gia nhiệt tình để đề tài hoàn thành Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng đề tài không thể tránh khỏi một số hạn chế

và thiếu sót Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học và các đồng nghiệp

Trân trọng cảm on!

Trang 13

| Bai 1:

NHUNG VAN DE CHUNG VE CHUONG TRINH GIAO DUC

1.1 Chương trình giáo dục/đào tao

1.1.1 Một số quan niệm về chương trình giáo dục/đào tạo

Tùy mục đích và quan điểm, các nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau Từ thế kỷ thứ 4 Tr.CN, các trường học ở Hy Lạp cỗ đại, chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học Plato và Aristotle, thuật ngữ cương trình dùng để miêu tả các môn học giảng dạy trong nhà trường Theo thời gian, tuỳ vào quan điểm triết học, quan điểm về giáo dục trong nhà trường của mỗi

người mà cách hiểu và giải thích về chương trình của các nhả nghiên cứu sẽ

khác nhau Có người giải thích chương trình với 8 tiêu chí: 1) Những kiến thức được giảng dạy trong nhà trường: 2) Tập hợp các môn học;

3) Mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường (dạy, học, những hoạt động trong và ngoài giờ học, các mối quan hệ giữa các cá nhân trong môi trường sư

phạm );

4) Những nội dung được dạy trong và ngoài trường, do nhà trường định hướng;

5) Những hoạt động, kinh nghiệm mà người học trải qua trong trường, và những gì người học thu nhận được qua quá trình học của chính mình trong

trường;

6) Là những môn học hữu ích nhất cho cuộc sống xã hội hiện tại;

7) Là toàn bộ các hoạt động, kinh nghiệm học tập mà nhà tường tổ

chức cho người học để họ có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức chung ở

các môi trường học khác nhau; v.v

8) Là tất cả những kiến thức, kỹ năng mà người học thu nhận được

trong thực tế cuộc sống |

Theo những cách giải thích và quan niệm trên, thi chương trình được

Trang 14

Đến thế kỷ XX, ý nghĩa của thuật ngữ chương trình được mở rộng hơn Tuỳ theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm về phương thức tổ chức triển khai các hoạt động trong chương trình, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, các chuyên gia giáo dục, các nhà xây dựng chương trình đã đưa ra các định nghĩa

về chương trình một cách khái quát, đầy đủ và khác biệt hơn Theo đó,

chương trình được nhìn nhận với góc độ quy mô rộng hơn, nhắn mạnh đến sự

phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học Ronald C Doll (1996) quan niệm: “Chương trình học của nhà trường là

nội dung giáo đục và các hoạt động chính thức và không chính thức; quá

trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được

kiến thức và sự hiểu biẾI, phat trién cdc kỹ năng, thải độ, tình cảm va các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường”U! Một số chuyên gia giáo dục

khác nhìn nhận chương trình với một cách tổng thể từ góc độ người quản lý,

người thiết kế, thực hiện chương trình, và chính vì vậy họ quan tâm nhiều hơn

đến mục đích, mục tiêu, các phương pháp thực hiện để đạt được mục đích,

mục tiêu đó Chúng tôi chú ý quan điểm của, Raph Tyler cho răng: chương trình phải bao gồm 4 yếu tố cơ bản: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương pháp hay qui trình đào tạo; và 4) Đánh giá kết quả đào tạo Và tương tự, bất luận định nghĩa thế nảo về chương trình, tác giả Kelly cho răng 8 chương trình giáo dục cũng cần có 4 yếu tố cầu thành: 1) Ý định của người xây dựng chương trình; 2) Quy trình thực hiện ý định đó; 3) Kinh nghiệm, kiến thức mà người dạy cung cấp cho người học trong khi thực hiện ý định của người thiết kế chương trình; và 4) Một sản phẩm phụ của chương trình giáo dục được thể hiện qua khả năng học tập “ân” của người học

1.1.2 Chương trình giáo dục/đào tạo

Nghiên cứu các quan niệm, định nghĩa về chương trình giáo dục (từ đây chúng tôi gọi là chương trình đào tạo - CTĐT) của nhiều chuyên gia giáo dục,

1 Nguyễn Đức Chính, 2015, Phát triển chương trình đào tạo, tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học

Quốc gia Hà Nội

Trang 15

chuyên gia CTĐT; với sự hiểu biết và kinh nghiệm công tác trong quản lý đào tạo, xây dựng chương trình giáo dục đại học, chương trình môn học; có quan điểm đồng thuận với quan niệm của các tác giả Tìm Wentling, Raph Tyler và Kelly về chương trình giáo dục, chúng tôi quan niệm: “Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể được trình bày có hệ thống cho một hoạt động giáo

duc, dao tạo của một khoá học trong một khoảng thời gian xác định, và thể

hiện 4 yếu tố: 1) Mục tiêu đào tạo thể hiện rõ kết qua dao tao (Learning oufcomes); 2) Nội dụng cân đào tạo (các môn học) và thời lượng của chương trình và mỗi môn học; 3) Quy trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung đào tạo đã được qui định trong chương trình để đạt được mục tiếu đào tạo; và 4) Phương thức kiểm tra — đánh giá kết quả đào tạo”, ngoài ra

cần có hướng dân thực hiện chương trình"

Như vậy, quan niệm về CTĐT không chỉ là cách định nghĩa mà còn thể hiện quan điểm về đào tạo Trên cơ sở CTĐT chung (hoặc chương trình khung) được quy định bởi các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục tô chức xây dựng các chương trình chỉ tiết hay còn gọi là chưong trình giáo dục/đào tạo Chương trình đào tạo là bản thiết kế chỉ tiết quá trình giảng day

trong một khoá đào tạo, phản ánh cụ thể mục tiễu, nội dụng, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho tồn khố đào tạo và cho từng môn học, phan hoc, chương, mục và bài

giảng ”Ì Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo đã được các cấp có thâm quyền phê duyệt

Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng

thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trỉnh tô chức, đánh giá các hoạt động đảo tạo để đạt được mục tiêu đào tạo

Luật giáo dục 2005 chương trình giáo dục được quy định theo điều 6 Chương I: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định

Trang 16

chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo đục, phương

pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả

giáo dục đối với các môn học ở mỗi lop, moi cấp học hay trình độ đào tạo” Theo các bậc học loại hình giáo dục Luật giáo dục 2005 cũng quy định chương trình giáo dục/đào tạo cụ thẻ

1.1.3 Chương trình đào tạo đại học

Điều 41, Luật Giáo dục Việt Nam (2005) quy định: “Chương trình giáo

đục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ

năng, phạm vi và cấu trúc nội dụng giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo đục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với

các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo đục đại học; bảo đảm

liên thông với các chương trình giáo đục khác”

Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng,

trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo, tỷ

lệ phân bổ thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập Căn cứ vào chương trình khung, các trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình đào tạo của trường mình

Thông thường các cơ quan quản lý đào tạo (Bộ Giáo dục & Đào tạo; Tổng cục Dạy nghề) ban hành chương trình khung Chương trình khung là bản thiết kế phản ảnh cấu trúc tông thể về thời lượng và các thành phần, nội dung đào tạo cơ bản (cốt lõi) của chương trình đào tạo, là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành/nghề cụ thể Có thể hiểu chưong trình khung là khung chương trình cộng với phần nội dung cốt lõi của chương

trinh dao tao

Quan diém coi giáo dục — đào tạo là quốc sách hàng đầu được khẳng

định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Giáo dục đảo tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết

định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Giáo dục đại học là bộ phận chủ

yếu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Trang 17

1.2 Mon học và chương trình môn học

1.2.1 Môn học

Môn học là một thành tô cấu thành chương trình đào tạo Trong chương trình đào tạo của ngành học, khóa học nói chung và trong từng khối kiến thức

của chương trình nói riêng, mỗi môn học có vị trí, ý nghĩa vai trò và đặc thù

riêng, cung cấp những kiến thức nhất định cho người học, và thông qua việc truyền tải kiến thức của mỗi môn học các kỹ năng khác được rèn luyện

Theo Đại ?ừ điển tiếng V;ệ¡, môn học là “bộ phận sâm những tri thức về một khóa học, trong chương trình học tập nào đó”, là “khối kiến thức và kỹ năng của mỘt phan chương trình bộ môn cần day - học trong một học kỳ ở bậc đại học”

Theo 7T điển Bách khoa Việt Nam (2002), môn học là “hệ thống (hoặc bộ phận tri thức) vê một lĩnh vực khoa học được sắp xếp theo yêu cầu sư phạm để truyền thụ cho người học, mang các đặc điểm: a) Phan anh cdc su kiện, tri thức, quy luật của khoa học tương ứng phù hợp với mục đích, nhiệm

vu day học và khả năng nhận thức của học sinh; b) Các câu hỏi, bài tập v.v

giúp người học tự kiểm tra luyện tập kỹ năng, kỹ xảo Môn học còn có những yêu câu phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và giáo dục, lô gíc của môn học không rập khuôn theo lôgic khoa học tương ứng mà là sự thống nhất giữa lô gíc khoa học và lô gíc nhận thức chung của người học”

Từ những quan niệm trên, chúng tôi hiểu:

Môn học là khối lượng kiến thức tuong đối trọn vẹn, thuận tiện cho

người học tích luỹ trong quả trình học tập Môn học thường có thời lượng từ

2 - 4 tín chỉ, được bố trí giảng dạy tron ven và phân phối déu trong một học

kỳ Kiến thức trong mỗi môn học phải gắn với một mức trình độ của người

học theo năm học thiết kế

Các nhà nghiên cứu phân loại môn học dựa vào chế độ tích lũy hoặc

dựa vào hình thức và tình chất nội dung:

Trang 18

- Môn học bắt buộc là những môn học có chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo, là các môn học cơ sở để tiếp thu và phát triển các kiến thức của các môn học kế tiếp có trong chương trình, và bắt buộc người học phải tích luỹ để được công nhận

văn bằng |

- Môn học tự chọn (lựa chon có hướng dân): là môn học chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng người học được tự chọn theo hướng

dẫn của cố vẫn học tập, của nhà trường: là cơ sở định hướng hay mở rộng

kiến thức cho chuyên ngành đào tạo |

- Mén hoc chon tuy y: la những môn học có trong chương trình đảo tao

do người học chọn theo sở thích, nhu cầu riêng của các nhân người học, chỉ có giá trị mở rộng kiến thức của ngành hoặc chuyên ngành đảo tạo và để tích

luỹ đủ số tín chỉ quy định của chương trình Môn học bắt buộc A v Môn học có hướng dẫn A Vv Mon hoc tw chon

Hình 1.1: Phân loại các môn học trong chương trình đào tạo

> Dựa vào hình thức và tính chất nội dung, m6n hoc gom 3 loại:

- Môn học lý thuyết: giảng viên và sinh viên làm việc trên lớp, bao gồm thuyết trình, chữa bài tập, thảo luận (xêmina), làm việc theo nhóm có giảng viên hướng dẫn Môn học lý thuyết không phải là chỉ có những giờ học lý thuyết với việc thuyết trình của giảng viên và sự lắng nghe của sinh viên Trong đào tạo theo tín chỉ, sau các giờ lý thuyết, giảng viên cân tô chức các

Trang 19

xémina, gid thao luan nhom, yéu cau sinh viên trình bày các vấn đề mà trong giờ lý thuyết giảng viên đã giao cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, hoặc các

van dé ly thuyét cần được mở rộng, hoặc làm sâu thêm và vận dụng vào thực

tiễn Trong các giờ xêmina giảng viên đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn, định hướng, đánh giá và tổng kết Để chuẩn bị các hoạt động cho giờ thảo luận nhóm, xêmina, người dạy phải chuẩn bị các vấn đề mang tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn cao

- Môn học thực hành: sinh viên phải làm thực hành, thí nghiệm, khảo

sát thực địa, làm việc trong phòng thí nghiệm, v.v Trong các môn học này, sinh viên phải làm việc tương đối độc lập, phát huy tính sáng tạo để vận dụng

những kiến thức tiếp thu được trong môn học lý thuyết vào thực hành, thực

nghiệm, giảng viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết của môn học vào tình huống

gần thực tế hoặc thực tế

- Môn học kết hợp lý thuyết và thực hành: là môn học có một phần

giảng lý thuyết hoặc thuyết trình của giảng viên về vấn đề cốt lõi, cơ bản của

môn học mà sau đó sinh viên sẽ phải tiễn hành làm thí nghiệm hoặc thực hành

những kiến thức, kỹ năng của môn học trong phòng thí nghiệm, khảo sát thực

địa, điền dã

1.2.2 Chương trình môn học

Theo Đại /ừ điển tiếng Việ:, chương trình môn học được giải thích là

“Nội dưng kiến thức và kỹ năng về một môn học ấn định cho từng lớp, cấp học trong từng năm học” | ˆ

Theo 7 điển Giáo dục học, chương trình môn học la: “Van bản Nhà

nước quy định với từng môn học về mục tiêu, yêu cẩu, nội dung, khối lượng

kiến thức và kỹ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cân thiết, phương pháp thịch hợp, phương tiện tương ứng theo từng lớp học, bậc học Chương trình

bộ môn của mỗi lớp (năm) học được trình bày theo trình tự chương, mục, chủ

Trang 20

Trong thực tế hoạt động giáo dục đào tạo các trường đại học, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo hiểu và có những cách gọi khác nhau về thuật ngữ này: chương trình môn học, chương trình chỉ tiết môn học, đề cương môn học, đề cương chỉ tiết môn học Trong khuôn khổ tài liệu học tập nảy, chúng tôi sử dụng thuật ngữ chương trình môn học (CTMH), còn mức độ cụ thể và chỉ tiết của văn bản chương trình phụ thuộc vào các yếu tố khác như phương thức đào tạo yêu cầu Như vậy, chương trình môn học là văn bản quy định mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cho một môn học hay mét hoc phan

Chương trình đào tạo đại học thường gồm 4 - 5 khối kiến thức:

1) Khối kiến thức chung (đại cương); |

2) Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành; 3) Khối kiến thức cơ sở ngành;

4) Khối kiến thức chuyên ngành; 5) Khối kiến thức nghiệp vụ

Mỗi khối kiến thức và các môn học thuộc khối kiến thức đó có vai trò

riêng trong việc đạt chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo, có mối quan hệ qua

lại, tương tác với nhau trong quá trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đang đòi hỏi ngày cảng cao Cán bộ quản lý chương trình cũng như giảng viên phải xác định được vị trí và vai trò của môn học trong

quá trình đào tạo và mối quan hệ của nó với các môn học khác

Xây dựng CTMH cần xác định vị trí của môn học trong chương trình

đào tạo của ngành học, chỉ rõ loại môn học, môn học tiên quyết va mon hoc

kế tiếp của môn học đó, đồng thời cũng cần nêu được cấu trúc môn học, thời

lượng (số tín chỉ) Điều quan trọng là xác định mục tiêu môn học, mục tiêu từng nội dung của môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ bởi lẽ mục tiêu này được xem như là chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng của môn học, làm cái

mốc cho người dạy và người học cùng hướng tới, và làm cơ sở cho quản lý việc kiêm tra - đánh giá kết quả môn học Khác với chương trình môn học

Trang 21

trong niên chế truyền thống, chương trình môn học trong học chế tín chỉ

phải dựa vào cơ sở mục tiêu cụ thể của môn học, phần nội dung môn học, dé chỉ rõ các tài liệu học tập cho môn học, tài liệu học tập cho từng nội dung của môn

học Cũng trên cơ sở mục tiêu môn học, căn cứ số lượng và trình độ của người

học, điều kiện về cơ sở, trang thiết bị phục vụ dạy học, giảng viên lựa chọn và

kết hợp hài hoà các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp 1.3 Phát triển chương trình đào tạo

1.3.1 Khái niệm

Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) là một quá trình liên tục nhằm

hồn thiện khơng ngừng CTĐT, Theo quan điểm này, CTĐT là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bồ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học — kỹ thuật và công nghệ, và cũng là theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động

Một vài quan điểm trong cách tiếp cận khái niệm phát triển CTĐT: > Tim Wentling (1993) quan niệm: phát triển CTĐT là quá trình thiết kế CTĐT Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả CTĐT đầy

đủ từ mục tiêu (chỉ tiết cụ thể), nội đung (kiến thức, kỹ năng, thái độ), phương

pháp đào tạo, các phương tiện hỗ trợ đào tạo, tới phương pháp, cách thức đo

lường, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (đối chiếu với hệ mục tiêu) Tuy

nhiên, CTĐT sau khi được thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi đó luôn được sử dụng ngay trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện CTĐT Khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá tồn bộ CTĐT, thơng tin phản hồi, kết hợp với sự phân tích nhu cầu đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc cải tiễn hoặc thiết kế mới CTĐT cũng sẽ được hoàn thiện, phát

triển không ngừng cùng với quá trình đào tạo Từ đó, ông chia quy trình đào

tạo thành 3 giai đoạn: chuẩn bị, thực thi, đánh giá CTĐT Giai đoạn chuẩn bị

Trang 22

1) Xác định nhu cầu đào tạo

2) Xác định mục tiêu đào tạo

3) Sắp xếp nội dung đào tạo

4) Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật đào tạo

5) Xác định nguồn lực cần cho quy trình đào tạo

6) Sắp xếp, lên kế hoạch cho các bài giảng

7) Lựa chọn, sáng tạo các vật liệu hỗ trợ quá trình đào tạo

8) Lựa chọn, xây dựng các hình thức KTĐG kết quả học tập 9) Thử nghiệm, chỉnh lý CTĐT (trước khi áp dụng đại trà)

Nhiều nhà nghiên cứu xem phát triển CTĐT là một quá trình liên tục bao gồm các 5 yếu tố được bố trí thành một vòng tròn khép kín, biểu hiện

CTĐT như một quá trình diễn ra liên tục: 1) Phân tích nhu cầu; 2) Xác định

mục đích và mục tiêu; 3) Thiết kế; 4) Thực thi; 5) Đánh giá Các yếu tố đó tác

Trang 23

Khái niệm phát triển CTĐT liên quan tới hai đối tượng: Phát triển CT

CTĐT của một khoá đào tạo, một bậc học; Phát triển chương trình của một môn học

1.3.2 Mục tiêu chương trình 1.3.2.1 Khái niệm |

Trong doi sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào trong đó có hoạt động giáo dục đều hướng đến đạt được một kết quả, một mục đích, một kỳ vọng

nhất định Tính mục đích của các hoạt động vừa mang tính định hướng vừa

tạo động lực, động cơ thúc đây hoạt động trong các môi trường, điều kiện và

hoàn cảnh nhất định Theo 7 điển Tiếng Việt thông dụng, thuật ngũ mục tiêu được giải nghĩa là cái đích hướng tới của các hoạt động Không có mục tiêu rõ ràng, không thể đánh giá mức độ thành công của hoạt động, và cũng không

thể nhận biết hoạt động có đi đúng hướng hay không và làm thế nào để điều

chỉnh cho đúng hướng

Từ điển Giáo đục học định nghĩa khái niệm mục tiêu giáo duc la: “M6

hình nhân cách có tính định chuẩn của cả hệ thống giáo dục quốc dân hay

của từng phân hệ giáo dục được xác định trên cơ sở những yêu cẩu của xã

hội về người công dân, về nguôn nhân lực”

Mục tiêu giáo dục không chỉ dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần, hình thành kỹ năng hành nghề mà còn cần phát triển các phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy của người học cũng như sự hình thành và phát triển thái độ, phẩm chất, ý thức nghề nghiệp của người học trong quá trình đào tạo Hoạt động giáo dục rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình, bậc trình độ khác nhau trong hệ thống giáo dục tương ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống của từng cá nhân trong xã hội từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi

trưởng thành được định hướng và xác lập bằng hệ thống các mục tiêu giáo

dục tổng quát và các mục tiêu trung gian (hệ mục tiêu giáo dục)

Trang 24

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dán tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bôi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ t6 quốc”

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục chung (hay còn gọi là mục đích giáo dục),

luật giáo dục cũng đã xác định rõ mục tiêu giáo dục của từng bậc học, từng loại hình giáo dục (phổ thông , nghề nghiệp, đại học, sau đại học v.v)

1.3.2.2 Hệ mục tiêu giáo duc:

Từ mục tiêu giáo dục, về tông thé, sẽ hình thành một hệ mục tiêu giáo

dục từ định hướng, mục đích giáo dục chung đến mục tiêu từng bậc học, loại hình đào tạo, mục tiêu từng khoá đào tạo, mục tiêu từng môn học, phần học

và mục tiêu từng bài học (Xem hình I1)

Trang 25

—_ ; Xác định đặc trưng, tinh chất, bản

Mục tiêu giáo dục tông chất của nền giáo dục) Thể hiện triết

quat/chung mang tinh ly, tư tưởng của giáo dục, nhu cầu xã định hướng chung hay hội về giáo dục như: Nền GD XHCN; còn gọi là mục đích giáo Giáo dục là quốc sách hàng đầu; giáo

dục (Aim) dục vì sự phát triển tiễn bộ của con

người và xã hội Vv

v Theo từng cáo bậc học trong hệ

Mục tiêu giáo dục thống giáo dục : mầm non, phổ

thông, giáo dục nghề nghiệp, Theo cac cap /bậc học gido duc dai hoc vv (General goal) YỲ

Mục tiêu đào tạo , Tài

- Theo cac khoa dao tao, loai —————> Am"

( Goal) hình trường v.v Thê hiện trong chương trình đào tạo

Vv

Muc tiéu hoc tap cu thé Môn học, chương, bài giảng ( thê

(Objectives) » hiện trong tài as day hoc, giao

Trang 26

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung, cần xác định mục tiêu đảo tạo cụ thể cho từng ngành/nghề đào tạo, mục tiêu của các phần học, môn học, bài

học trong chương trình Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên sẽ thiết kế mục tiêu từng chương mục, từng bài giảng cụ thể (thể hiện trong hồ sơ giảng

dạy hoặc giáo án) Các thành phần mục tiêu về kiến thức - kỹ năng, thái độ

sẽ chuyên hoá lẫn nhau tạo ra cho người học một vốn tri thức phong phú vững chắc và các kỹ năng vận dụng thích ứng với các tình huống trong thực tiễn,

tạo ra động cơ học tập đúng đắn v.v

Kiến thức

MỤC TIỂU ĐÀO TẠO

Kỹ năng tư duy và hành động Thái độ

Hình 1.3: Sơ đỗ cấu trúc tam giác mục tiên)

Đây là những mục tiêu khách quan mà người học phải đạt tới dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của người dạy trong toàn bộ quá trình dạy học Mục tiêu

đảo tạo và mục tiêu của từng môn học được xác định một cách đúng đắn, rõ

ràng từng phần học và từng bài học thì người dạy mới có cơ sở định hướng lựa chọn nội dung và các phương pháp dạy — học, hình thức tổ chức thích hợp cho từng nội dung bài giảng kế cả phương pháp đánh giá kết quả học tập

Trang 27

Bai 2

CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TAO VÀ CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC

Xây dựng chương trình giáo dục cần dựa trên 5 cơ sở lý luận nền tảng

là: 1) Cơ sở triết học; 2) Cơ sở về lịch sử; 3) Cơ sở tâm lý học; 4) Cơ sở lý

luận dạy học hiện đại; 5) Cơ sở xã hội Ngoài ra, cơ sở kiến thức về văn hoá,

chính trị và kinh tế cũng được xem là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chương trình

2.1 Cơ sở triết học của xây dựng chương trình

2.1.1 Ý nghĩa của cơ sở triết học trong việc xáy dựng chương trình

Cơ sở triết học được cho là kiến thức trọng tâm cho việc thiết kế xây

dựng chương trình giáo dục vì nó phản ánh ý tưởng, trường phải riêng của các

nhà thiết kế chương trình giáo dục, và ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích, mục

tiêu cụ thể và nội dung cũng như cách thức tô chức các hoạt động của chương trình giáo dục Nghiên cứu cơ sở lý luận triết học không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn mục đích chung của nhà trường và chương trình giáo dục mà trường đang triển khai, mà nó còn giúp chúng ta nhận ra được mối quan hệ

giữa các cá nhân, niềm tin, giá trị cuộc sống và cách chúng ta cảm nhận thế

Ø1ới xung quanh

Trong lĩnh vực giáo dục, cơ sở lý luận triết học cung cấp cho các nhà

giáo dục, đặc biệt các nhà thiết kế chương trình giáo dục hệ thống các nguyên

lý, cũng như tư tưởng chính trong việc tổ chức nhà trường, quá trình giáo dục trong nhà trường đồng thời giúp họ xác định rõ nhà trường tồn tại nhăm mục đích gì, giá trị của nội dung chương trình, người học tiếp nhận nội dung đó như thế nào, và phương pháp dạy học cũng như nguồn học liệu nào cần được sử dụng để triển khai nội dung chương trình Cơ sở triết học còn cung cấp cho

họ hệ thống các chính sách, nhiệm vụ cần thực hiện như xác định mục đích giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, phương pháp triển khai nội dung

chương trình, cũng như quá trình dạy học Cơ sở triết học còn là cơ sở nền

Trang 28

trong việc đưa ra các quyết định cụ thể (nguồn học liệu nào cần phải sử dụng và sử dụng nó như thế nào, những hoạt động nhận thức, phi nhận thức nào cần

được triển khai, đánh giá người học thế nào, sử dụng kết quả đánh giá đó ra sao, những môn học nào cần được chú trọng hơn v.v ) Về ý nghĩa của cơ sở triết học trong việc xác định và đưa ra những quyết định trong quá trình xây dựng chương trình, Thomas Hopkins đã khăng định: “Cơ sé triét hoc da di sâu vào từng quyết định quan trọng trong việc xây dựng chương trình giáo dục và giảng dạy trong nhà trường và sẽ mãi mãi là cơ sở vững chắc cho các quyết định được đưa ra trong khi xây dựng chương trình giáo đục, v.v hấu

như tắt cả các thành tố của chương trình đều dựa trên cơ sở triết học”), Dé xuat cua chuyén gia môn học Hoạt động học tập Mục đích Nghiên cứu thực của GD té cudc séng A A nhà trường Vận dụng cơ sở triệt học Vận dụng tâm lý học tập

Hình 2.1 VỊ trí cơ sở triết học trong mỗi quan hệ với mục đích nhà trường theo quan điển của Ralph Tỳler

? Lê Đức Ngọc (3/2003), Xây dựng chương trình đào tạo và giảng dạy, Tài liệu giảng dạy, Hà Nội

Trang 29

Trong việc xác định mục tiêu dạy học cụ thể, trong mô hình của Ralph

Tyler, cùng với yếu tố tâm lý người học, triết lý giáo dục được so sánh như

“màn lọc” trong việc lựa chọn các mục tiêu giảng dạy cụ thể Vị trí của hai yếu tô quan trọng được cho là “màn lọc” để xác định mục tiêu cụ thể của

chương trình được thê hiện trong hình 2.2

Hình 2.2 Mô hình chương trình của Tyler

(VE)

Nhu vậy, cơ sở triết lý có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chương trình giáo dục, được coi là phương pháp luận giúp các nhà giáo dục nói chung, các nhà xây dựng chương trình nói riêng xác định rõ:

- Các mục đích nhà trường, mục đích trong giáo dục,

- Mục tiêu giảng dạy và các hoạt động trong nhà trường,

- Vai trò của cá nhân trong nhà trường, trong hoạt động giáo dục, mối quan hệ giữa cá nhân với hoạt động tổ chức và triển khai chương trình

- Việc lựa chọn các chiến lược, phương pháp dạy học trong nhà trường

và trong lớp học Việc xác định một triết lý giáo dục để làm điểm tựa cho việc

thiết kế và triển khai chương trình giáo dục là một điều kiện không thẻ thiếu,

đặc biệt quan trọng hơn khi sự thay đổi trong giáo dục ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ XXI

cùng với sự thay đổi của xã hội, của người học, những thay đổi về tri thức

trong kỷ nguyên phát triển của công nghệ thông tin và Internet

2.1.2 Một số triết lý giáo dục cơ bản

Theo nhận thức chung, các triết lý chính về giáo dục thường được xác

định bằng ba đặc tính cơ bản: tính giá trị (cái tốt), tính chân lý (cái đúng) và tính bản chất (cái thực) Trước khi tiến hành hoạch định chương trình giáo

dục, hoạt động dạy học trong nhà trường, cần đặt ra những câu hỏi: Nhà

Trang 30

Lịch sử giáo dục học đã tổn tại nhiều triết lý về giáo dục, mỗi triết lý

đại điện cho một tư tưởng về nhà trường, về chương trình giáo dục Ngoải triết học Mác Lênin, bốn triết lý được cho là các thuyết cơ bán được áp dụng cho giáo dục: 1) Triết lý duy tâm; 2) Triết lý hiện thực; 3) Triết lý thực dụng:

và 4) Triết lý hiện sinh Triết lý duy tâm và triết lý hiện thực được cho là các

thuyết truyền thống, hai triết lý còn lại được coi là thuyết hiện đại

1) Triết lý duy tâm: tư duy là điều duy nhất có thực hoặc qua đó chúng

ta có thê hiểu được mọi sự vật Triết ly nay coi trong yếu tố tỉnh thần, đạo đức

và cho đó là sự giải thích cơ bản về thế giới xung quanh Những nhà giáo dục

theo thuyết duy tâm rất coi trọng tính trật tự và hình mẫu nội dung chương

trình liên quan đến ý tưởng, các khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm “đó, Chương trình giáo dục trong nhà trường có tính hệ thống, lấy kiến thức môn học làm cơ sở và có nhiệm vụ truyền tải kho tàng kiến thức văn hoá của nhân loại Đối với các nhà giáo dục theo thuyết duy tâm, nhà trường có chức năng giới thiệu sự thông thái của các thời đại, nh ững mô hình mẫu mực và giúp cho quá trình phát triển trí tuệ của người học thêm sâu sắc hơn

2) Ti tiết lý hiện thực: (thuyết duy thực): vật chất có cuộc sống thực độc lập với nhận thức của chúng ta Các nhà hiện thực cho rằng tất cả mọi sự vật

đều bắt nguồn từ tự nhiên và phải tuân theo quy luật của tự nhiên Hành vi

của con người là có lý trí khi thì tuân theo các qui luật tự nhiên, khi thì bị kiểm soạt bởi quy luật xã hội Theo các nhà hiện thực, chương trình của nhà trường

_ bao gồm các môn học về thé giới Người dạy truyền đạt cho người học kiến

thức về thực tế của thế giới, người học tiếp nhận một cách thụ động Các thay đổi trong trường học được xem như sự tiến triển đến một trật tự hoàn hảo hơn

Đối với các nhà duy tâm, kiến thức có được qua nghiên cứu các ý tưởng từ bên

ngoài và chân lý được tìm thấy trong nghệ thuật, nhưng các nhà hiện thực lại cho răng hiện thực và chân lý được bắt nguồn từ cả khoa học và nghệ thuật

3) Triết lý thực dụng: chân lý hoặc giá trị của một lý thuyết chỉ có thê

Trang 31

thuyết thực dụng là sự tác động qua lại giữa người học và môi trường học và sự thay đổi liên tục của mối tác động qua lại đó, do vậy, quan điểm của các nhà xây dựng chương trình giáo dục là không có kiến thức cũng như môn học

nào là cố định mà chỉ là tương đối, luôn biến đổi và được cập nhật Việc dạy

học được coi là quá trình khám phá, phát hiện hơn là giải thích, giảng giải, do vậy, ở đây phương pháp dạy và phương pháp học được coi trọng hơn là nội dung vấn đề môn học Các nhà khoa học theo thuyết thực dụng cho rằng việc

dạy và học phải là quá trình hoạt động nhằm tái tạo, xây dựng lại kiến thức

thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học phù hợp Việc học thực sự được bắt đầu khi người học, từng cá nhân hay từng nhóm tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề nội dung môn học, qua đó sẽ làm cuộc sống, xã hội và

thế giới xung quanh biến đổi theo chiều hướng tốt hơn

4) Triết lý hiện sinh: con người là một cá thé duy nhất và đơn độc trong một thế giới vô nghĩa, phải tự chịu trách nhiệm về các hành động của mình

Những người theo thuyết hiện sinh nhìn thế giới theo sự chủ quan cá nhân,cái

tốt, chân lý và hiện thực là do cá nhân xác định Đối với các nhà hiện sinh,

nhà trường là nơi giúp người học hiểu chính bản thân mình, hiểu được chỗ đứng của họ trong xã hội Các nhà hiện sinh cho rằng người học được quyền

lựa chọn cái gì để học và cũng xác định nội dung nào là cần học và những tiêu chuẩn để xác định các nội dung cần học đó Chương trình học cần bao gồm các môn học, những kiến thức hỗ trợ sự lựa chọn của người học Chương

trình cần tập trung vào các hoạt động, thực hành và các phương pháp, nhờ đó người học thê hiện được năng lực cũng như tình cảm, và thể hiện được chính - mình Sự tương tác giữa người thầy và người học tập trung xung quanh việc

giúp đỡ người học phát huy năng lực, chia sẻ tình cảm và sự lựa chọn của cá

nhân Sự thay đổi trong nhà trường, chương trình học được xem như những hiện tượng tự nhiên và cần thiết 4 triết lý giáo đục trên có ảnh hưởng đến

giáo dục nói chung, đến các nhà hoạch định, xây đựng chương trình giáo dục

Trang 32

5) Triết học Mác-Lênin: coi trọng vẫn đề phương pháp luận, quan điểm

tiếp cận dé thực hiện công việc đảm bảo tính khoa học và hiệu quả Triết học

Mác-Lênin đã khẳng định mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan

không nằm bất động, bất biến tách rời nhau, mà trong mối quan hệ hữu cơ, tác

động qua lại theo những qui luật nhất định, luôn vận động trong hệ thống xác

định và không ngừng biến đổi và phát triển Do đó, việc xây dựng chương trình học phải dựa trên cơ sở tiếp cận hệ thống và tiếp cận phát triển Những yêu cầu của thực tế cuộc sông xã hội luôn biến đổi theo chiều hướng tốt lên, đáp ứng yêu cầu phát triển của cá nhân, của thị trường nhân lực lao dong Dé đáp ứng các yêu cầu đó, chương trình giáo dục được xây dựng mềm dẻo, không sơ cứng, cần phải bổ sung, cập nhật khi cần thiết Chương trình giáo

dục phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn cuộc sống xã hội và bất cứ bậc

học nào cũng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản:

- Đảm bảo tính hệ thống, có sự liên hệ, hỗ trợ, bỗ sung cho nhau; - Đảm bảo tính kế thừa, mềm đẻo và phát triển;

- Đảm bảo gan liền với yêu cầu thực của người học, thực tiễn cuộc

sống, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

2.2 Cơ sở xã hội và cơ sở tầm lý của xây dựng chương trình 2.2.I Cơ sở xã hội

Năm 1998, Hội nghị thế giới “Giáo đục đại học vào thế kỷ 21 - Tâm

nhìn và Hành động” đã đưa ra Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học đã đưa ra quan điểm về: sự phù hợp của giáo dục đại học được đánh giá qua sự ăn khớp giữa những gì mà xã hội kỳ vọng và những gì mà nó đang làm Để có

được sự phù hợp đó, các trường và các hệ thống, đặc biệt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với nhu cầu sử dụng lao động, trên định hướng lâu dài về mục tiêu và nhu cầu xã hội Chú trọng đặc biệt đến vai trò phục vụ của GDEĐH đối với xã hội, đặc biệt là các hoạt động hướng tới mục tiêu giảm sự đói nghèo, thiếu khoan dung, bạo lực, huỷ hoại môi trường v.v và các hoạt

Trang 33

nhiệm vụ giáo duc, dao tạo, nghiên cứu và đặc biệt là đóng góp vào việc phat triển và tiến bộ bền vững của tồn xã hội, ln được củng cố và tiếp tục phát

triển, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cung cấp cơ hội học

tập suốt đời cho mọi công dân

Vì thế, việc xây dựng chương trình giáo dục phải đáp ứng các nhu cầu của cá nhân người học và nhu cầu xã hội, đây là hai yếu tố được quan tâm hàng đầu của các nhà thiết kế chương trình Trong đó, nhu cầu cá nhân của

người học chủ yếu là nhu cầu về thể chất, nhu cầu tâm lý xã hội, nhu cầu được giáo dục và nhu cầu phát triển; các nhu cầu xã hội là nhu cầu chính trị,

kinh tế, giáo dục, môi trường và văn hoá Các nhu cầu giáo đục của người học

thay đổi khi xã hội thay đỗi, theo sự thay đổi về thể chất và tâm lý xã hội của

sự trưởng thành và phát triển của người học

Chẳng hạn, khi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mang nặng tính bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, giáo dục đại học phải

đổi mới căn bản trong cách tiếp cận đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình,

phương pháp đào tạo và công tác quản lý đào tạo, quản lý cơ sở giáo dục; cần tính đến mối tương quan giữa lợi ích và nghĩa vụ của nhà nước, của xã hội,

của nhà đầu tư Nền kinh tế thị trường dựa trên tri thức đòi hỏi sản phẩm

của giáo dục đại học, những sinh viên tốt nghiệp, nhiều năng lực mới

Thiết kế và xây dựng chương trình học cần xem xét các nhu cầu của

người học trong mối liên hệ đối với xã hội, các nhu cầu xã hội trong mối liên

hệ với người học Người xây dựng chương trình học phải luôn nhận rõ và phân tích các nhu cầu của cá nhân người học, của xã hội, và sự thay đổi của

các nhu cầu đó do có tác động từ nền kinh tế, thị trường nhân lực lao động và sự hội nhập của đất nước Việc phân tích các nhu cầu sẽ là đầu mối dẫn đến việc tổ chức xây dựng và tô chức thực hiện chương trình Cơ sở xã hội đòi hỏi

các nhà xây dựng chương trình cần phải phân tích:

- Nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của người

Trang 34

- Nhu cầu của cá nhân người học, năng lực người học cần có dé đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường lao động:

- Tính thực tế, phản ánh được các nhu cầu xã hội trong chương trình đào tạo;

- Tham gia thiết kế và xây dựng chương trình học gồm các nhà khoa

học sư phạm, xã hội học, tâm lý học, nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên

2.2.2 Cơ sở tâm lý học

Yếu tố tâm lý có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người nói chung, trong giáo dục nói riêng Việc xây dựng chương trình giáo dục và quá trình giảng dạy cũng chịu sự tác động to lớn của các yếu tố tâm lý Các trường phái tâm lý khác nhau cũng có những quan niệm khác nhau về vai trò của tâm lý học

Tâm lý học hoạt động, một trường phái tâm lý học hiện đại, xác định

vai trò to lớn của hoạt động trong việc hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, phát triển trí tuệ, phát triển kỹ năng, kỹ xảo, cũng như các phẩm chất nhân

cách như tư duy sáng tạo, tính chủ động, năng động, tự chủ v.v của cá nhân

Từ luận điểm này, tâm lý học hoạt động cho thấy việc xây dựng chương trình và truyền tải chương trình theo quan điểm vì người học phải đảm bảo cho

người học được hoạt động thường xuyên, có cơ hội thể hiện tính chủ động, năng động, tạo được động cơ học tập cho người học Như vậy, trong xây dựng cũng như thực thi chương trình giáo dục phải luôn đảm bảo được phần thực

hành phù hợp với nhu cầu người học, tránh lý thuyết, lý luận thuần tuý

Theo đó, việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới của người học phải dựa

trên nền tảng của những cái đã có trong vốn tri thức của người học, phải được rèn luyện dần dần trong những điều kiện phù hợp Việc chuyển biến các kiến thức, tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo, việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cũng

thông qua hoạt động, thực hành của người học

Tâm lý học suy luận cũng cho rằng, học tập là một quá trình hoạt động

Trang 35

nghĩa, các kỹ năng cơ bản phải được học và rèn luyện qua các tình huống thực chứ không tập trung vào từng kỹ năng riêng lẻ

Tâm lý học hiện đại và tâm lý học suy luận quan niệm, việc xây dựng chương trình học và chương trình môn học, việc sắp xếp các nội dung, môn

học trong chương trình phải đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa, hỗ trợ, bố

sung cho nhau Nội dung chương trình cần dam bảo được yêu cầu về lượng kiến thức, phân phối thời gian hợp lý, tránh sự quá tải, căng thắng và đặc biệt

chú trọng tính thực hành của nội dung học

Một yếu tố rất quan trọng mà tâm lý học hiện đại nhấn mạnh, là vai trò của động cơ hoạt động Cấu trúc của hoạt động là cấu trúc chức năng, gồm 6 đơn vị: hoạt động, động cơ, hành động, mục đích, thao tác và phương thức

(phương tiện) có quan hệ chặt chẽ với nhau theo từng cặp: hoạt động - động cơ; hành động - mục đích; thao tác — phương thức (phương tiện) Như vậy,

động cơ chính là những đặc điểm của đối tượng hoạt động, được chủ thể nhận

thức và nó thúc đây hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng Trong việc xây dung và thực thi chương trình học, đối tượng là nội dung, môn học và chương trình

giáo dục; mà cơ sở quan trọng của các nội dung, môn học này là những yêu cầu thực đáp ứng được sự đa dạng ngành nghề trong xã hội Do vậy, việc xây dựng chương trình giáo dục nói chung, chương trình môn học nói riêng, phải ưu tiên cho động cơ của người học và phát huy, duy trì động cơ trong suốt quá trình học, đáp ứng được yêu cầu của người học và phải thoả mãn được đối tượng người học

Dựa trên cơ sở tâm lý học hiện đại, việc xây dựng chương trình học

theo quan điểm /áy người học làm trung tâm cần phải đảm bảo các yêu cầu: - Về khối lượng kiến thức: phù hợp với yêu cầu người học và xã hội, nội dung học phải được sắp xếp theo hệ thống, đảm bảo tính lôgic

- Về kỹ năng, kỹ xảo: dựa trên nguyên tắc thực hành hợp lý và đảm bảo

Trang 36

- Về tính tích cực, chủ động của người học: phát huy và duy trì được

tính ticwhs cực, chú động và động cơ học tập của người học

2.3 Cơ sở lý luận dạy học hiện đại

Việc xây dựng và tô chức thực hiện chương trình giáo dục phải lồng ghép vào nhau trong mối quan hệ giữa thực thi chương trình đào tạo và quá trình dạy học Trong phạm trù lý luận về nội dung dạy học của Lý /uận dạy học, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một nội dung quan trọng Vì vậy, trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, việc xác định cơ sở lý luận dạy học phải xuất phát từ việc phân tích các vấn đề lý luận, quan

hệ giữa các khái niệm lý luận dạy học và nội hàm các khái niệm: 1) Bản chất

và cấu trúc của quá trình dạy học; 2) Quy luật và nguyên tắc dạy học; 3) Lý luận về nội dung dạy học; 4) Lý luận về phương pháp dạy học và hình thức tổ

chức dạy học

Theo Nguyễn Ngọc Quang, quá trình dạy học là hệ thống vẹn toàn, bao gồm hai thành tế cơ bản, quyết định và tương tác với nhau một cách riêng biệt, đó là dạy và học Sự tương tác của hoạt động dạy và hoạt động học tạo ra sự thống nhất biện chứng của quá trình dạy học Tác giả khẳng định, bản chất của quá trình dạy và học là sự thống nhất của dạy và học; xây dựng công nghệ

dạy học xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học; tổ chức tối ưu hoạt động

cộng đồng và hợp tác của dạy và học; thực hiện tốt chức năng kép của dạy và

học; mục đích cuối cùng là làm cho người học tự giác, tích cực tự lực chiếm lĩnh khoa học, phát triển nhân cách toàn diện

Trong lý luận dạy học hiện đại, bản chất của quả trình dạy học được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất ở hai luận điểm: 1) Hoạt động dạy và hoạt động học tuân theo những quy luật cơ bản, có mỗi quan hệ biện chứng thống

nhất, đây là tính hai mặt của quá trình dạy học 2) Hoạt động học là hoạt động

trung tâm và có bản chất là quá trình nhận thức Luận điểm này chỉ ra sự khác

biệt về chât so với quan niệm truyền thông vôn coi “hoạt động dạy là trung

Trang 37

tâm” và hoạt động học là đối tượng và coi bản chất của hoạt động học là hoạt

động tiếp nhận, tích luỹ kiến thức (dựa chủ yếu và trí nhớ)

Lý luận dạy học cũng khẳng định cấu trúc hệ thống của quá trình đạy

học gồm 7 thành tố cơ bản: nhiệm vụ, mục tiễu đạy học; nội dung dạy học;

phương pháp, phương tiện dạy học; kết quả dạy học; kiểm tra - đánh giá kết qua day hoc và môi trường dạy học Trong đó, nội dung dạy học - nội dung của hoạt động học (học cái gì) và nội dung của hoạt động dạy (dạy cái gì) - là

thành tố cơ bản của quá trình dạy học Trong đó, nội dung dạy học lại chứa đựng 3 thành tố cơ bản: chương trình dạy học; kế hoạch dạy học và tài liệu học tập

Xuất phát từ bản chất và cầu trúc của quá trình dạy học, khi tổ chức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chương trình môn học và đặc biệt là việc tô chức thực hiện chương trình, phải xem xét các yếu tố:

- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung hoạt động dạy và hoạt động

học, trong đó nội dưng hoạt động học là trung tam để làm căn cứ xác định hệ

mục tiêu học tập về kiến thức, kỹ năng thái độ, năng lực cần trang bị cho người học Tiếp đó là lựa chọn và sắp xếp nội dung kiến thức cần đưa vào chương trình môn học và chương trình đảo tạo

- Các quy luật tâm lý và đặc điểm nhận thức của người học, bởi lẽ, quá

trình dạy học thực chất là quá trình thiết kế, tổ chức, điều khiển nhằm tích cực

hoá hoạt động nhận thức của người học, nhờ đó người học nắm vững tri thức, kỹ năng và đạt được mục tiêu dạy học

Trong quan niệm truyền thống, việc xây dựng chương trình thường xuất phát từ người dạy để chọn nội dung kiến thức, kỹ năng đưa vào chương

trình đào tạo và chương trình môn học, tách rời nội dung dạy học khỏi mục tiêu, phương pháp, phương tiện dạy học Do đó, việc tiếp nhận và lĩnh hội tri

thức của người học thường mang tính áp đặt, người học chưa được đặt vào

Trang 38

dao tao, chat lượng môn học không cao, người học khó tiếp cận, khó lĩnh hội kiến thức, dẫn đến việc làm giảm hiệu quả đào tạo

Trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chương trình môn học, việc nắm vững và vận dụng các quy luật của quá trình dạy học, cũng như nguyên tắc dạy học là rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc xây dựng chương trình đúng hướng và phù hợp với người học

Dạy học là một quá trình luôn luôn vận động và phát triển mang tính quy luật, phản ánh các mối liên hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa các thành tố cấu trúc cơ bản của quá trình dạy học cũng như giữa quá trình dạy học và môi trường dạy học Nhiều nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã khẳng

định 4 đặc trưng trong dạy học:

1) Tính quy định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với quá trình

dạy học;

2) Tính thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục phát triển trí

tuệ và phát triển nhân cách;

3) Tính thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong một quá trình dạy học; và

4) Tính quy định của mục đích dạy học đối với nội dung dạy học và

phương pháp, phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học

Trong đó, đặc trưng (2) về tính thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là cơ bản của quá trình dạy học, đây chính là mối liên hệ tất yếu, bền vững giữa hai thành tố trung tâm đặc trưng

cho tính hai mặt của quá trình dạy học, nó chi phối và bao trùm các quy luật

khác của quá trình dạy học

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý

luận dạy học, chỉ đạo toàn bộ tiễn trình dạy học và nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học, được khái quát hoá từ thực tiễn dạy học, phản ánh tác động của các quy luật dạy học Do đó, mỗi nguyên tắc dạy học như là một

Trang 39

học sẽ đảm bảo việc thực hiện quá trình dạy học đúng quy luật và đảm bảo

lựa chọn phù hợp nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học và đánh giá được kết quả và hiệu quả của quá trình dạy học Trên cơ sở phân tích mục đích, nhiệm vụ dạy học, dựa vào quy luật của quá trình dạy học,

nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã thống nhất 7 nguyên tắc dạy học như sau:

- Đảm bảo sự thông nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục;

- Đảm bảo sự thống nhất giữa lý thuyết với thực hành, lý luận với thực

tiễn nghề nghiệp;

- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và sự phát triển tư duy trừu tượng, (giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học);

- Đảm bảo sự thông nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo, linh hoạt của tư duy;

- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong qua trình dạy học (tính phân hoá và tính cá biệt);

- Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ thể tích cực của người học và

vai trò chủ đạo của người dạy; |

- Dam bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy

học

Lý luận dạy học hiện đại chỉ ra sự thống nhất giữa nội dung dạy học và

hình thức đào tạo Trong đó, mối quan hệ giữa nội dung dạy học với phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học vừa có mối liên hệ giữa các thành tố

cơ bản của quá trình dạy học, vừa thể hiện mối liên hệ đặc biệt của hai phạm

trù nội dung và hình thức Trong việc xây dựng, thiết kế và thực thi chương

trình đào tạo, chương trình môn học, cần đặc biệt chú ý xem xét và vận dụng

yêu cầu về mối quan hệ giữa nội dung chương trình (từ hệ mục tiêu, kiến thức cơ bản, và kỹ năng nghề nghiệp v.v ) với các phương pháp dạy học phù hợp để truyền tải các nội dung chương trình đến người học

Lý luận dạy học hiện đại, cũng như lý luận dạy học đại học quan niệm

Trang 40

học, bậc học và quan trọng hơn là cần xác định được chuẩn kiến thức, chuẩn

kỹ năng cho một chương trình giáo dục cũng như chương trình môn học Nghĩa là, chương trình giáo dục nói chung, chương trình môn học nói riêng phải được xây dựng đảm bảo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng của chương trình, của ngành học, của môn học

s* Dựa trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại, khi xây dựng và phát triển

chương trình đào tạo, chương trình môn học cần chú ý 3 yêu cầu:

- Đảm bảo chuẩn kiến thức bậc học, chuẩn kiến thức ngành đào tạo, và chuẩn kiến thức môn học;

- Đảm bảo tính cập nhật, hiện đại về nội dung chương trình;

- Đảm bảo các nguyên tắc, quy luật của quá trình dạy học

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w