1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của đảng cộng sản việt nam

96 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 11,23 MB

Nội dung

Trang 1

¬] THƯ VIỆN cy HỌC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN _ ĐT6-LSĐ )CE ĐƯƠNG KHOA LICH SU DANG 2017 80100490 PGS.TS PHAM XUAN MY (CHU BIEN)

DUONG LOI GIAI QUYET CAC VAN DE XA HOI

CUA DANG CONG SAN VIET NAM (Giáo trình nội bộ)

Các tác giả

- PGS.TS Phạm Xuân Mỹ - TS Vi Ngoc Luong

- ThS Nguyén Thanh Long

- ThS Nguyén Pham Lé Hang

; Đường lối giải quyết Hà Nôi-2017

iit

Trang 3

MUC LUC

MO DAU vest ¬ sessssee 1 Chương I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA ĐÁNG THỜI KỲ TRƯỚC ĐỎI MỚI 2 5255-52 ©5<¿ 4

1.1 Một số khái niệm - sessssresesavscteeceeees 4

1.2 Cơ sở hình thành đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng 7 1.3 Đường lối giải quyết các vẫn đề xã hội của Đảng thời kỳ trước đối mới 20 Chương 2: ĐƯỜNG LÓT GIẢI QUYẾT CAC VAN DE XA HOI CUA DANG THOT KY DOI MOT (1986-2016) 5 33 2.1 Đường lối giải quyết các vấn dé xã hội của Đảng (1986-1996) 33 2.2 Đường lỗi giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng (1996-2016) 41 2.3 Kết quả hoạch định và thực hiện đường lối giải quyết các vẫn đề xã hội của Đảng (1986-2016) tri 60 Chuong 3: NHAN XET, KINH NGHIEM VA DUONG LOI GIAI QUYET CAC VAN ĐÈ XÃ HỘI HIỆN NAY 68

3.1 Nhận xét và một số kinh nghiệm - 2° set kecxeE ve vcvgkở 68

3.2 Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng hiện nay 83 -

Trang 4

MO DAU

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyên, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo, trước hết và quan trọng nhất là đề ra Cương lĩnh, chiến

lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn nhằm thực hiện mục

tiêu, lý tưởng của Đảng Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu

quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội là một bộ phận hữu cơ trong đường lối lãnh đạo toàn diện của

Đảng Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước hình thành các chính sách xã hội,

hiện nay là hệ thống các chính sách an sinh xã hội

Nội dung học phần Đường lỗi giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thông quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các vấn đề xã hội trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời cho đến nay Để phù hợp với dung lượng kiến thức 02 tín chỉ, ngoài Mở đầu, kết cấu giáo trình gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành và đường lối giải quyết các vẫn đề xã hội của Đảng trước đôi mới

Chương 2: Đường lỗi giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng thời kỳ đổi

mới (1986-2016)

Chương 3: Nhận xét, kinh nghiệm và đường lối giải quyết các vấn đề xã

hội của Đảng và hiện nay |

Môn học có yêu cầu nắm vững nội dung cơ bản đường lối giải quyết

các vấn đề xã hội của Đảng qua các thời kỳ, hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử ra đời,

quá trình bố sung, phát triển, kết quả thực hiện đường lối đó để vận dụng phù hợp vào cuộc sống và công tác của mỗi người

Trang 5

cơ sở phương pháp lịch sử và phương pháp logíc là chủ yếu và một số

phương pháp khác Để nghiên cứu môn học, sinh viên cần đọc:

- Văn kiện Đảng Toàn tập Nxb CTQG-ST, HN (7ờ /ập 1 - 1930 đến

tập 64 năm 2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XI của

Đảng, các Nghị quyết Trung ương các khóa về chính sách xã hội;

Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb CTQG-ST, HN 2011 (/ừ zập 1 đến 15) - Đảng CSVN: Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận thuộc Ban Chấp hành Trung ương: Báo cáo tổng kết một số vấn đề ý luận-thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, HN, 2015

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XI: Một số

van dé vé chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 Nxb CTQG, HN 2012

- Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú và tap thé tac gia (2015): 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb CTQG-ST, HN

Giáo trình “Đường lối giải quyết các vấn đê xã hội của Đảng Cộng sản

Việt Nam” được biên soạn trên cơ sở chương trình học phan “Chính sách xã

hội của Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm phục vụ giảng dạy và học tập

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong Học Viện Báo Chí và

Tuyên truyền và là tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng khác Đề phát huy - tính tích cực nghiên cứu, cuối mỗi chương, chúng tôi có nêu các câu hỏi để

thảo luận và ôn tập

Đường lối giải quyết các vẫn đề xã hội là bộ phận hữu cơ trong đường

lối lãnh đạo của Đảng mang đậm tính nhân văn, thể hiện sự ưu việt của xã hội

chủ nghĩa mà Đảng chủ trương xây dựng

Con người là nguồn lực sáng tạo, là mục tiêu, động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cùng với các chính sách kinh tế, văn hóa, đường

lối giải quyết các vấn đề xã hội nhằm chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố

con người, tạo cơ hội cho mọi người phát huy khả năng trong các hoạt động

giáo dục-đào tạo, văn hoá, y tế, thể dục thể thao ; tạo nếp sống lành mạnh,

Trang 6

Ngoài trang bị hiểu biết về cơ sở hình thành, nội dung đường lối giải

quyết các vấn đề xã hội của Đảng, trọng tâm là đường lối giải quyết các vấn

đề xã hội trong thời kỳ đổi mới và hiện nay, học phần Đường lối giải quyết

các vấn đê xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam còn góp phần củng cố lý luận

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,

phương pháp vận dụng vào thực tiễn cách mạng hiện nay

Qua nghiên cứu học phần, người học sẽ có tri thức và phương pháp

luận khoa học để nhận thức và thực hiện chính sách xã hội của Đảng sâu sắc

và toàn diện hơn; góp phần bồi đưỡng nâng cao tư tưởng nhân văn, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con

người; chủ động, tích cực giải quyết những vẫn đề kinh tế, chính trị, văn hoá,

Trang 7

Chicong I

CO SO HINH THANH VA CHINH SACH XA HOI CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRƯỚC ĐÔI MỚI

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

- Xã hội: theo Từ điển T iéng Việt là: 1 hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định được hình thành

trong quá trình lịch sử 2 đông đảo những người cùng sống trong một thời 3 tập hợp những người có địa vị kinh tế-chính trị cùng những lợi ích, hình thức

sinh hoạt như nhau”,

Xã hội theo nghĩa rộng, dùng để chỉ tất cả những gì tác động đến con người, đến xã hội loài người Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế-xã hội Giữa các hình thái kinh tế-xã hội là thời kỳ quá độ đề chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội sau Xã hội theo nghĩa hẹp, dùng để phân biệt các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

- “Vấn đề xã hội” theo nghĩa rộng là những van đề cần đặt ra và giải : quyết với cả xã hội loài người Đây là những vấn đề chung nhất chỉ phối sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội, là những vẫn đề phát sinh trong

quả trình sống, làm việc, học tập và tác động lẫn nhau của con người và của

các cộng đồng người “Vấn đề xã hội” là những vẫn đề xuất hiện không tuân theo quy luật, do hoạt động của con người làm nảy sinh, ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển bình thường của cả xã hội

- “Vấn đề xã hội” heo nghĩa hẹp là những vấn đề nảy sinh trong phát triển

kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của con người Đó là vấn đề việc làm, thu

nhập, bình đẳng xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập, vấn đề đói

nghéo, gia đình, dân số, sinh sản; sức khỏe, dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, môi trường, sinh thái, tội phạm, tệ nạn xã hội.v.v

Trang 8

“Vấn đề xã hội” theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp đều là những vấn đề gây trở ngại, khó khăn cho sự phát triển bình thường của xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống của các thành viên trong xã hội, yêu cầu phải giải quyết thông qua các đường lối, chính sách xã hội Vì vậy giải quyết các vấn đề xã hội sẽ làm cho xã hội phát triển, tạo ra tiến bộ xã hội

Đường lỗi giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tác động trực tiếp vào con người, điều chỉnh quan hệ, lợi ích giữa con người với con người, con người với xã hội Các Đảng cầm quyền đều định hướng chính xã hội bao gồm các phương thức, biện pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển con người và cộng đồng trong những thời điểm nhất định, phù hợp với

khả năng và điều kiện cụ thể của đất nước

_— Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội bao trùm mọi mặt đến cuộc sống con người, lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm trung tâm, là đối tượng tác động nhằm phát triển con người toàn diện Mỗi người, dù thể lực, trí lực và nhân cách riêng nhưng luôn nằm trong quan hệ với cộng đồng Trong hiện thực cuộc sống, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã

hội, là động lực phát triển xã hội

Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân văn sâu sắc và

có tính trách nhiệm xã hội, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi dé tất cả mọi người,

đặc biệt là những người yếu thế so với mặt băng chung của xã hội, trợ giúp,

_ tạo điều kiện cho họ tự vươn lên hoà nhập với xã hội, cộng đồng tạo nên sự ơn định, an tồn và phát triển xã hội

Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội nhằm giải quyết những tác động trở ngại đến hoạt động của con người nên phải có tổ chức, bộ máy, cơ chế,

kinh phí hoạt động và phải được ủng hộ của toàn xã hội |

Duong lối giải quyết các vấn đề xã hội có tính lịch sử, luôn, có tính kế thừa và đỗi mới, phát triển Điều kiện và nhu cầu của con người luôn thay đỗi,

nếu Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội thực thi trong thời gian dài có thê

Trang 9

Chính sách là sách lược, chủ trương, biện pháp cụ thê hóa để thực hiện

chính sách của chủ thể cầm quyền trên một lĩnh vực, trong thời gian nhất

định Chủ thể đề ra chính sách là các tô chức quốc tế, Đảng, cầm quyền định hướng, Nhà nước, các đơn vị, tô chức, doanh nghiệp

Trước đổi mới Đảng ta mới đề cập một SỐ mặt cơ bản của chính sách

xã hội Lần đầu tiên, Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) định

hướng: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con nguoi: diéu

kiện lao động và sinh hoạt, giáo đục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc Cân thể hiện đây đủ trong thực tễ quan điểm của Đảng và Nhà nước vỀ sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chỉnh sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tỐ con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”

Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách

xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế Ngay

trong khuôn khổ của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, là một nhân tố quan trọng dé phat triển sản xuất Do đó, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên

Qua các Đại hội, nhận thức của Đảng về các vấn đề xã hội ngày càng rõ

hơn Từ Đại hội XI của Đảng (1-2011) Đảng ta đưa ra khái niệm an sinh xã hội và chỉ ra chủ trương giải quyết hệ thống chính sách an sinh xã hội An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng

xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, thông qua việc

nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước

Trang 10

1.2 CƠ SO HINH THANH DUONG LOI GIAI QUYET CAC VAN DE

XA HOI CUA DANG

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sưng, phát triển năm 201 1) chỉ rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Méc-Lénin va tự tưởng Hô Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa trí tuệ của nhân loại, năm vững quy luật khách quan, xu thé thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, chính sách cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”' Đây là cơ sở hình thành đường lối của Đảng, trong đó có đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng |

1.2.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất xã

hội của con người

q) Chủ nghĩa Mác-Lênin về mặt xã hội của con người

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người làm ra lịch sử của mình Hoạt động lao động sản xuất là điều kiện tồn tại của con người và là phương

thức để biến đổi xã hội Trong quá trình đó hình thành và phát triển ngôn ngữ

tư duy, xác lập quan hệ xã hội, thúc đây xã hội phát triển Không có hoạt động

của con người thì cũng không tồn tại xã hội, khơng có lịch sử lồi người Con người là sản phẩm của lịch sử đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch

su Trong điều kiện lịch sử nhất định, con người tạo ra giá trị vật chất, tỉnh thần dé tồn tai, phát triển thể lực, tư duy Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội

nên sự phát triển của con người luôn bị quy định các quy luật tự nhiên, tâm lý và các quy luật xã hội chỉ phối Con người mang đặc điểm, bản chất sinh học

tự nhiên, nhưng mặt xã hội mới là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với sinh vật khác Nhu cầu sinh học phải có tính xã hội mới lại mang giá trị

văn minh cho con người, mới thành con người xã hội Bản chất con người

không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Chỉ đặt trong

Trang 11

các mối quan hệ xã hội con người mới bộc lộ bản chất của mình Trong tính hiện thực của nó, bản chất cơn người là tổng hoà những quan hệ xã hội

Con người có vai trò tích cực trong cải tạo hiện thực nhằm đạt tới các

giá trị có tính mục đích Con người tiếp nhận và tác động lại hoàn cảnh bằng

hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vì, phát triển phẩm chất trí tuệ và

năng lực tư duy nhận thức Con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục nhưng có thé thay đổi hoàn cảnh Sự phát triển toàn diện của con người về phẩm chất, năng lực và quan hệ xã hội là thước đo chung cho sự phát triển xã hội trong bất kỳ giải đoạn nào của lịch sử

Đảng cộng sản lãnh đạo cải tạo và phát triển xã hội là để giải phóng con người, phát triển con người toàn diện Đây là yếu tố quyết định, là điểm

xuất phát, là mục tiêu của mọi chính sách của đảng cộng sản Thực hiện chính sách xã hội, chăm lo đến sự phát triển tự do của mỗi người, của tất cả mọi

người là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản xây dựng

b) Tư trởng Hồ Chí Minh về giải quyết các vẫn đề xã hội, xây dựng

con nguoi

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Con người vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của cách mạng; yếu tố quyết định đối với sự thành bại của cách

mạng “uốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"' Cách mạng xã hội chủ nghĩa kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng giai cấp với giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người Đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng con người là nội dung căn bản đầu

tiên, là tiền đề để phát triển con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm giải quyết các vấn đề xã hội là thực hiện sự công bằng giữa người với người về phương diện xã hội “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”

Trang 12

Theo Người công bằng cả nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ Người nào “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng it, không làm thì không được hưởng Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”" Thực hiện tốt công bằng xã hội luôn là vấn đề quan trọng

hàng đầu, là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, sự

đồng thuận xã hội phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh

_ phải tránh tư tưởng cào bằng, bình quân chủ nghĩa “Không nên có tình trạng

người giỏi, người kém, việc khó, việc dé, cũng cộng điểm như nhau Đó là chủ

2 A on

”“, Đê đạt được mục tiêu

nghĩa bình quân Phải tránh chủ nghĩa bình quân

công bằng xã hội, Hồ Chí Minh hướng đến các đối tượng như những người có công với Tổ quốc, người cô đơn, giả yếu, bệnh tật không nơi nương tựa, trẻ _em mồ côi Muốn làm điều đó phải kiên quyết đấu tranh phòng, chống căn

bệnh tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu

Hồ Chí Minh coi nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất,

tỉnh thần và mọi của cải của sự phát triển xã hội, nên phải chăm lo cho hành

phúc của nhân dân Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói,

chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ gia tri cua tu do,

của độc lập khi mà được ăn no, mặc đủ Ngay cuộc họp đầu tiên của Ủy ban

nghiên cứu kế hoạch kiến quốc (10-1-1946), Người đã nói: “Chứng ứa phải

thực hiện ngay: l Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3 Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân có học hành."” Những lợi ích của con người

như được tự do, được độc lập, được ăn no, mặc đủ , chỉ được hiện thực hoá

và đảm bảo vững chắc thông qua cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực Người căn dặn: “Phải luôn luôn nhớ rằng: Điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tê của chúng ta hiện nay là nhăm cải thiện dán đời sông của nhân

Trang 13

dân”' Đây là những phác thảo đầu tiên về đường lối giải quyết các vấn đề xã

hội của Hồ Chí Minh của Đảng

Theo Người, để “thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã

hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được

ám no và hạnh phúc”? thì giải quyết các vẫn đề xã hội phải gắn với phát triển

kinh tế, văn hóa Chỉ trên cơ sở phát triển kinh tế làm nền tảng thì các vấn đề

xã hội mới được đảm bảo, xã hội mới phát triển bền vững, Giải phóng con

người, trước hết là giải phóng họ khỏi cái đói, cái rét, cái dốt Người nói: “Tồi

chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, dong bào ai cũng có cơm ăn

áo mặc, ai cũng được học hành” Đó là lý tưởng chính trị, đạo đức và cũng là

tư tưởng nhân văn, là định hướng của đường lối giải quyết các vấn đề xã hội VÌ Con người

Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội phải gắn chặt với mục tiêu văn hóa Giải phóng con người là giá trị văn hóa cao cả nhất, đó là giá trị văn hóa

lây hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm mục tiêu Văn hóa không thể

đứng ngoài kinh tế, chính trị và xã hội, văn hóa phải soi đường cho quốc dân

đi và lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ, xây dựng

COn người

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết cdc van dé xã hội cần đặc biệt chú ý đến các vùng chiến tranh bị tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu,

các gia đình thương binh liệt sĩ, đồng bào dân tộc ít người, kể cả những

người mắc sai lầm nhưng đã biết hối cải Theo Người, khi chăm lo đến con

người phải tôn trọng cái riêng, cái cá nhân của mỗi người, với tư cách một cá nhân trong cộng đồng Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời ˆ sống riêng của bản thân và của gia đình mình Khi những cái riêng của cá nhân được trân trọng thì cũng có nghĩa là quyền con người được tôn trọng,

` Hồ Chí Minh: Todn tdp, t.12, Nxb.CTQG, HN,2011, tr 221

Trang 14

nhu cầu của con người được đáp ứng, con người dần vươn tới tự do Tuy nhiên, việc tôn trọng cái riêng, cái cá nhân của con người phải gắn liền với lợi ích chung của Tổ quốc, của dân tộc Nếu cái riêng, cái cá nhân của Con người

nằm ngoài lợi ích của cộng đồng, của dân tộc, đi ngược lại với lợi ích chung

của xã hội thì sẽ trở thành chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ và điều đó tất yếu dẫn đến

cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội Tôn trọng những cái riêng, cá nhân của con người là một biểu hiện nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con

người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Tư tưởng Chí Minh về giải quyết các vấn đề xã hội thể hiện triết lý

nhân văn sâu sắc, toàn diện, là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta tiếp tục

thực hiện chính sách xã hội; lẫy phát triển kinh tế làm trọng tâm đồng thời

gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách

phát triển phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, để đạt đến mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

1.2.2 Truyền thống nhân ái dân tộc và yêu cầu của xã hội Việt Nam a) Truyền thông nhân ái của dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá được hình thành và phát triển

qua hàng nghìn năm lịch sử, có bản sắc riêng, trở thành nguồn nuôi dưỡng

tỉnh thần mãnh liệt giúp cho dân tộc vượt qua âm mưu đồng hoá của kẻ thù

Đặc trưng cơ bản của văn hoá Việt Nam là lấy nhân nghĩa làm gốc, trọng đạo lý con người, đề cao trách nhiệm và bổn phận cá nhân với gia đình, làng nước, Tổ quốc Đó là nền văn hoá trọng dân, đề cao dân, lấy dân làm gốc Từ

các bộ luật nỗi tiếng như Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (đời Trần),

Hồng Đức (đời Lê) đều đề cao quyền con người

Nhân ái là tình cảm đạo đức của con người nảy sinh trên những cơ sở,

điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử nhất định Truyền thống

Trang 15

van minh Van lang-Au Lạc, văn minh Đại Việt Trong các nền văn minh đó,

bản sắc nỗi bật là lòng nhân ái, một tình cảm đạo đức lớn, một giá trị văn hoá

rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt

Trong lịch sử, Nho giáo và Phật giáo vào nước ta đã có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng nhân ái, ví như đạo đức truyền thống của người Việt Điều đó được thê hiện qua các quan hệ trong gia đình, xóm làng và cộng đồng xã hội Nhân ái trong quan hệ gia đình thì cha mẹ, con cái luôn lo cho nhau, anh em như chân với tay Trong xã hội thì “thương người như thể thương thân”,

“chín bỏ làm mười”, “nhường cơm, xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “tối lửa, tắt

đèn có nhau”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”

Trong thời phong kiến độc lập, họ Khúc day nghiệp giành được quyền _ tự chủ ở thế kỷ X nhờ thi hành chính sách “Khoan sức dân, giản chính sự, sống an cư, lạc nghiệp” Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (1010) để dân thoát khỏi cảnh lụt lội, để mưu nghiệp lớn, tính kế lâu đài Trần Hưng Dao khuyên

vua Anh Tông: “Lúc thường thì khoan sức cho dân làm kế sâu rễ, bền gốc”

Lê Lợi, Nguyễn Trãi khẳng định: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; “Vì đại nghĩa mà thắng hung tàn Lấy chí nhân mà thay cường bạo”

Thời cận đại, Cụ Phan Châu Trinh đi tiên phong trong bảo vệ nhân

quyền được Hội nhân quyền Pháp ủng hộ Cụ Phan Bội Châu quyết hy sinh xả thân cho quyền độc lập tự do của dân tộc; gắn lòng yêu nước với thương nòi, “chữ tâm cốt phải ai ai cũng đồng”, đồng lòng, đồng chí, đồng tình, đồng minh Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng Nguyễn Thái Học, khi tình thế buộc phải nổi dậy, chưa biết có giành được thắng lợi không nhưng vẫn quyết khởi nghĩa với ý chí “Không thành công cũng thành nhân” Cái nhân ở đây chính là nhân quyền, nhân sinh, nhân đạo, nhân ái, nhân nghĩa vì nhân dân

b) Yêu cầu của xã hội Việt Nam

Trang 16

dân đặt ra những câu hỏi về những vấn đề xã hội thì Đảng phải căn cứ vào thực tiễn xã hội ở từng thời kỳ của đất nước để tìm ra câu trả lời

Việt Nam là đất nước trải dài trên nhiều miền khí hậu và điều kiện tự nhiên khác nhau, lại trải qua nhiều năm chiến tranh nên đời sống nhân dân _ còn nhiều khó khăn Ở mọi thời kỳ cách mạng, thiên tai và chiến tranh luôn

đặt ra nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết

Thực dân Pháp xâm lược, thống trị Việt Nam bằng chính sách “chia để

trị”, thủ tiêu dân chủ, đàn áp đã man, nô địch về văn hóa làm đời sống nhân

dân càng thêm cực khổ Nguyễn Ái Quốc viết: “Chính sách Pháp đối với An Nam bây giờ xấu hơn Anh đối với Mỹ trước, vì Pháp đã vơ vét hết của cải dân `

ta, đã ngăn cam dân ta làm việc này việc khác; nó lại bắt dân ta hút thuốc

phiện và uống rượu Pháp đã ham tiền lại muốn làm mất nòi, mat giéng An

Nam đi” Xã hội Việt Nam biến đỗi, trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong

kiến Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và giữa

nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến rất gay gắt

Giảnh độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng là là hai yêu cầu cơ bản,

là nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc đầu thế kỷ XX

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dù giành được độc lập nhưng

vận mệnh đất nước rất hiểm nghẻo Trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, nạn

đói, nạn dốt và các tệ nạn xã hội hết sức nặng nề Khi chưa kịp giải quyết hậu

quả do chế độ thực dân, phong kiến để lại, cả dân tộc lại phải đương đầu với

cuộc kháng chiến gian khổ chống xâm lược, đời sống nhân dân lại càng thêm

khó khăn, các vấn đề xã hội đặt ra càng nhiều hơn

Thời kỳ 1954 -1975, miền Nam trong xã hội thuộc địa kiểu mới, miền

Bắc hòa bình chưa kịp giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra thì cả nước lại bước

vào cuộc chiến tranh ác liệt chống xâm lược Mỹ Không kế 7.850.000 tấn: bom đạn do đề quốc Mỹ ném xuống nước ta, hủy hoại tài nguyên, hơn 2 triệu người bị chết, hơn 2 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người, trong đó có khoảng 5

Trang 17

vạn trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam; hậu quả của chế độ thực dân mới về mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội hết sức nặng nề

Vừa được thống nhất, từ năm 1975, đất nước lại phải đương đầu với hai

cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phái Bắc, cùng với những sai lầm chủ quan, đất nước phải đối mặt với khó khăn chồng chất Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội hàng chục năm trời, hàng loạt vẫn đề xã hội

mới đặt ra càng đòi hỏi giải quyết cấp thiết

Đất nước trong thời kỳ đổi mới với thế và lực được tăng cường đã giải quyết được nhiều vấn đề xã hội Tuy nhiên hậu quả chiến tranh đù qua hơn 40 năm trước, nhưng hậu quả để lại vẫn còn nặng nề, đối tượng trợ giúp xã hội còn rất nhiều, chưa giải quyết hết được Việt Nam lại thuộc nhóm nước Đông

Nam Á chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, như mưa bão, lũ lụt thường

xuyên, nước biển dâng, gây thiệt hại mỗi năm khoảng trên 1% tong thu

nhập quốc dân (GDP) Xu hướng già hóa dân số nhanh hơn dự kiến đặt ra

những thách thức về chỉ phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe nguol cao tudi và chính sách an sinh xã hội Năm 2009, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm

10% tông số dân số, dự kiến đến năm 2050, người già ở Việt Nam chiến trên 20% dân số) Thực tiễn đó đặt ra những yêu cầu mới thực hiện đường lối

giải quyết các vẫn đề xã hội phải được hoàn thiện hơn

1.2.3 Chính sách xã hội ở một số nước

Từ xa xưa, vấn đề thiên tai và nhân tai luôn có tính chất tồn cầu mà

khơng một quốc gia nào tự mình giải quyết nổi Việc giải quyết các vấn đề xã hội ở mỗi nước đòi hỏi phải tham khảo, phải phối hợp chung tay cùng giải

quyết mới có hiệu quả Trong mọi thời kỳ, nhất là thời hiện đại, để duy trì ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, mọi quốc gia trên thế giới đều ban hành hệ

Trang 18

a) Duong lỗi giải quyết các vẫn đề xã hội ở Trung Quốc

Từ khi giành được độc lập (1949) đến nay, chính sách giải quyết các

vấn đề xã hội của Trung Quốc được chia làm hai thời kỳ: Trước cải cách

(1949-1978) trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, hệ thống Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội có bến hạn chế chủ yếu là phạm vi bao phú hep; cấp độ bảo hiểm đơn nhất, thiếu sự chăm lo của toàn xã hội và các hạng mục bảo hiểm chưa đầy đủ Thời kỳ cải cách (1978 đến nay) hệ thống an sinh xã hội

Trung Quốc bắt đầu được cải cách để thích ứng với quá trình hình thành và

phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc Về cơ bản hệ thống chính sách giải quyết các vấn đề xã hội chủ yếu của Trung Quốc bao gồm: Hệ thống bảo hiểm xã hội: với 5 bộ phận cấu thành là: Bảo hiểm hưu trí; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm tai nạn

lao động và Bảo hiểm thai sản Hệ thống phúc lợi xã hội: bao gồm phúc lợi xã

hội (cứu trợ, cứu tế), trợ cấp công chức, viên chức Hệ thông tu đãi xã hội:

gồm các chế độ đãi ngộ đối với người có công với đất nước

_ Với quan điểm xây dựng xã hội hài hòa, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 thực hiện an sinh xã hội toàn dân và phân cấp trách nhiệm cụ thể

giữa trung ương và địa phương Trung ương xác định khung pháp luật chung về an sinh xã hội, chỉ đạo thực hiện và cung cấp ngân sách, lập và duy trì quỹ rủi ro bảo hiểm xã hội Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm: Tổ chức thực hiện pháp luật về an sinh xã hội; xây dựng chính sách và pháp luật của

địa phương để đảm bảo thực hiện an sinh xã hội ở địa phương; thực hiện

chính sách bảo hiểm trên cơ sở nguồn hỗ trợ ngân sách từ trung ương và ngân

sách địa phương; về trách nhiệm thu, chi các bảo hiểm; thành lập các cơ quan chuyên môn đảm bảo thực hiện chính sách và pháp luật về an sinh xã hội

Trang 19

nông thôn và chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu dân cư nông thôn Do tình hình kinh tế Trung Quốc đã có biến chuyển tốt, nên các chính sách an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả hơn Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế Trung Quốc chưa cân đối, mức độ chênh lệch vùng miền ngày một lớn khiến cho mức độ phân hoá giàu nghèo ở đây càng rõ rệt Phân hoá giàu nghèo ảnh hưởng đến công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân trong phân phối lợi ích xã hội Do vậy, đây là vấn đề được người dân và Chính phủ Trung Quốc hết sức quan

tâm, lo lắng — |

b) Chính sách giải quyết các vẫn đề xã hội ở một số nước khác

~ Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội ở Nhật Ban ra đời từ những

năm 1950 và liên tục được hoàn thiện Nó đang đóng vai trò cực kỳ quan - trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Nhật Bản Những năm gần đây, nhìn

tông thể, hệ thống Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản của Nhật

Bán gồm: |

Một là, chính sách bảo hiểm xã hội gồm: bảo hiểm xã hội (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế) và bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động) Đây chế độ bảo hiểm bắt buộc nhằm

cung cấp tài chính cho người tham gia khi họ bị ốm đau, thương tật, tàn tật,

sinh con, chết, tuôi già, thất nghiệp và các sự kiện được bảo hiểm khác Hiện nay, bảo hiểm hưu trí là chế độ quan trọng nhất trong chính sách bảo hiểm xã

hội của Nhật Bản |

Hai là, chính sách bảo hiểm việc làm, hỗ trợ tiền cho người làm công ăn lương trong trường hợp bị mất việc làm và giúp duy trì việc làm én định

trong xã hội Quỹ bảo hiểm việc làm ở Nhật Bản được hình thành trên cơ sở

Trang 20

Nhà nước Nhật Bản quy định người dân phải tham gia một trong hai loại hình

bảo hiểm này

Bốn là, chính sách trợ giúp xã hội Chính sách này được hình thành trên cơ sở Luật Bảo đảm cuộc sống hằng ngày của Nhật Bản năm 1946 (sửa đôi năm 1950), với hình thức chủ yếu là trợ giúp công cộng và các dịch vụ xã hội để tương trợ cho những người yếu thế trong xã hội

- Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội ở Đức

Ngay từ từ thế kỷ XIX, chính phủ Đức đã ban hành bốn loại bảo hiểm

cơ bản là: Bảo hiểm y tế (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); E Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927)

Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức

khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ

thống bảo hiểm xã hội ở nước Đức Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình

thức bảo trợ xã hội khác như: bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em,- bảo trợ giành cho

người già cũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức

Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu

trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với

mục tiêu là ôn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hưu trí

Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương

châm mang lại sự ôn định về tài chính cho hệ thống bảo hiểm xã hội với việc

tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và

khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí công cộng ở mức 20% vào

năm 2020 và 22% vào năm 2030 | |

- Chính sách giải quyết các vấn đê xã hội ở Pháp

Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội ở Pháp được hình thành từ

năm 1945 và cho đến tận cuối thập kỷ 70, mô hình giải quyết các vấn đề xã: hội áp dụng chủ yếu theo mô hình đó vì trong giai đoạn này nước Pháp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, việc làm đầy đủ, mạng lưới giải quyết các

Trang 21

Vào cuối thập kỷ 1990 giải quyết các vấn đề dành cho người về hưu

mới bắt đầu được chú trọng nhiều hơn Năm 2002, nước Pháp ban hành Luật

quỹ giải quyết các vấn đề xã hội Pháp Hiện nay, các chương trình giải quyết các vấn đề xã hội Pháp hiện nay bao gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm hưu trí và

trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ

cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh - Chính sách an sinh xã hội ở Thụy Điễn

Mô hình an sinh xã hội xuất hiện từ những năm 1930 theo mô hình “xã

hội dân chủ” Giải quyết các vấn đề xã hội Thụy Điển chủ yếu dựa vào thuế

và sự đóng góp, đây là mô hình giải quyết các vấn đề xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả moi ngudi

Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện

đại hoá giải quyết các vẫn đề xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục

tiêu quan trọng là: “lạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ

mang lại thu nhập an sinh”

Có thể nói các chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Thụy Điển từ thập ký 90 trở lại đây gần như đã đi theo hướng “xã hội dân chủ” Nó chủ yếu được dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, nhằm khuyến khích năng suất lao động và việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm xuống

Ngày nay, các hình thức giải quyết các vấn đề xã hội mà Thụy Điển áp

dụng chủ yếu là: Bảo hiểm hưu trí cho người già; Trợ giúp xã hội; Bảo hiểm

thất nghiệp; Chính sách chăm sóc người mẹ cô đơn; Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ em |

- Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội ở Ánh

Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội ở Anh ra đời từ năm 1601 với

đạo luật cứu tế người nghèo Luật quy định nhiệm vụ cung cấp từ thuế địa

Trang 22

quốc gia Anh ra đời (191 1) và tiếp đến là đạo luật bảo hiểm xã hội quốc gia

nhằm tái thiết lại hệ thống dịch vụ xã hội sau chiến tranh thế giới thứ II

Ở Anh, cơ cấu đóng góp vào qUỹ giải quyết các vấn đề xã hội được chia làm 5 nhóm, cụ thể là: | Nhóm I: giới chủ doanh nghiệp và người lao động: Nhóm 2: đóng góp của người tự làm chủ; Nhóm 3: đóng góp của những người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho một số lợi ích;

Nhóm 4: đóng góp của những người tự chủ trên lợi nhuận thuế của họ; Nhóm 5: đóng góp của người chủ cung cấp cho người lao động nhiên

liệu xe hơi hoặc xe hơi xử dụng riêng |

Hệ thống giải quyết các vấn đề xã hội ở Anh bao gồm: bảo hiểm hưu

trí; trợ cấp cho cha mẹ và trẻ em; trợ cấp ốm đau và mắt sức lao động; bảo

hiểm thất nghiện; trợ cấp cho những người đang tìm kiếm việc làm c) Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc

Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (9-2000), bỗ sung trong phiên họp lần thứ 62 (10-2007) phẫn đấu đạt được vào năm 2015 gọi là Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc |

Tam mục tiêu cơ bản của chính sách giải quyết các vấn dé xã hội gồm: 1-Triệt để loại trừ tình trang ban cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn

2-Hồn thành phơ cập giáo dục tiểu học

3-Nâng cao bình đẳng giới và vị thé, năng lực của phụ nữ 4-Giảm tỷ lệ

tử vong ở trẻ em

5-Cải thiện sức khỏe bà mẹ

6-Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác

7-Đảm bảo sự bền vững của môi trường

Trang 23

Tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ban về phát triển xã hội ở Copenhagen Đan Mạch (từ ngày 6 đến ngày 12-3-1995), báo cáo của Chính phủ Việt Nam đã nêu ra 10 nhóm vấn đề xã hội cần phải quan tâm giải quyết để phát triển xã hội Đó là các vấn đề: xã hội trong kinh tế, gia đình, giáo dục,

sức khỏe, an sinh xã hội, môi trường và an ninh xã hội Cụ thé là những vấn

đề sau: (1) giải quyết việc làm; (2) xóa đói giảm nghèo; (3) hòa nhập xã hội; (4) xây dựng gia đình phát triển bền vững; (5) phát triển giáo dục; (6) dân số

kế hoạch hóa gia đình; (7) chăm sóc sức khỏe nhân dân, (8) bảo trợ xã hội; (9)

môi trường: (10) hạn chế và ngăn ngừa các hành vi phạm tỘI

Qua tìm hiểu việc giải quyết các vẫn đề xã hội một số nước trên thế giới và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc cho thấy việc

hoạch định và thực hiện đường lối giải quyết các vấn đề xã hội là yêu cầu

khách quan đối với mọi quốc gia dân tộc và cả cộng đồng thế giới Đó cũng là căn cứ, là cơ sở tham khảo để hoạch định đường lối giải quyết các vẫn đề xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng

1.3 DUONG LỐI GIẢI QUYẾT CAC VAN DE XA HOI CUA DANG THOI KY TRUGC DOI MOI

1.3.1 Giai doan 1930-1945

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933); sự hình thành chủ nghĩa phát xít, Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế; sự biến đối ở nước Pháp, ảnh hưởng của

chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã tác động mạnh mẽ đến chính sách

thống trị của thực dân Pháp và xã hội Việt Nam

Sau sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930), cao trào cách

mạng Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ tnh phát triển mạnh mẽ Cuộc

khởi nghĩa Yên Bái bùng nỗ và thất bại; sự tăng cường đàn áp, khủng bố cách

mạng của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam

Trang 24

được tự do tổ chức b) Nam nữ bình quyên, v.v ; Phổ thông giáo dục theo công nông hođ”" góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng là “lam tu

sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để ải tới xã hội cộng sản”

Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng xác định 10 nhiệm vụ cơ bản

của cách mạng tư sản dân quyên, trong đó có ba nhiệm vụ về thực hiện

Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội là:“ đ) Bỏ các thứ thuế hiện thời,

lập ra thuế lũy tiến e) Ngày làm công tám giò, sửa đổi sự sanh hoạt cho thợ thuyén va quan ching lao khé i) Nam nit binh quyén ””

_ Sau Đại hội lần thứ nhất (3-1935) Đảng đã đưa ra nhiều Nghị quyết van

động các tầng lớp nông dân, binh lính, phụ nữ, thanh niên, các dân tộc thiểu sé, tham gia phong trào chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động

thuộc địa và tay sai, “để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn

sơ Tự do hội hiệp, tô chức, tự do ngôn luận, xuất bản, tự do di lại ngày làm việc Š giờ, các luật lao động cho thợ thuyên ””

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ, Đảng rút vào hoạt động bí

mật và chủ trương chuyên hướng chỉ đạo chiến lược, tiến tới giải phóng dân tộc Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

và thành lập Mặt trận Việt Minh Chủ trương của Đảng lãnh đạo Mặt trận

thực hiện “đ) Cải thiện đời sống cho công, nông binh và các giới thanh niên và phụ nữ e) Bỏ thuế má hiện thời đặt thuế lũy tiễn duy nhất về lợi tức Nam

nữ bình quyền ” Đường lỗi giải quyết các vẫn đề xã hội của Đảng và Mặt

trận Việt Minh vừa ích nước, vừa lợi dân nên được nhân dân tham gia rộng

khắp và có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở

- Có thể nói, đây là giai đoạn hình thành về nhận thức, thể hiện trong đường lối đặt vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu Mặc dầu

đường lối giải quyết các vấn đề xã hội chưa đặt ra trực tiếp, mới ở những | phương hướng phác thảo nhưng nó đã góp phần làm cho đường lối của Dang

Trang 25

toan dién, ding đắn hơn, là nhân tố hàng đầu dẫn đến thắng lợi cách mạng

tháng Tám năm 1945

1.3.2 Giai đoạn 1945-1954

Sau năm 1945, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào dân chủ, hoà bình phát triển mạnh mẽ, tác động có lợi cho cách mạng Việt Nam

Với Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945), nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng trong bối cảnh “vận mệnh đất nước ví như ngàn cân treo sợi tóc” Dang đã đưa đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống giặc ngoại

xâm, chống giặc đói, giặc dốt, khắc phục các tệ nạn xã hội, hậu quả của chế độ phong kiến, thực dân

Thông qua vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng chủ trương tiến

hành chiến dịch xây dựng đời sống mới ở nước Việt Nam độc lập, chống nạn

| mu chit, gido duc tỉnh thần nhân dân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính Theo

Người, giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do,

độc lập cũng không có ý nghĩa gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội

của Đảng lúc này là làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho đân có

chỗ ở; làm cho dân được học hành Tiếp đến, “Làm cho người nghèo thì đủ

ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm Người nào cũng biết chữ, Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước”' Đầu năm 1946, Ban

Trung ương vận động Đởi sống mới được thành lập Cuộc vận động toàn dân xóa bỏ tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu của xã hội cũ; xây dựng nền văn hoá

mới, lối sống mới, phong trào xóa nạn mù chữ nhanh chóng được thực hiện

rộng khắp Những chủ trương trên còn đơn giản, vừa thiết thực, vừa có tầm chiến lược lâu đài, có tính thực tiễn và toàn điện nên nhanh chong di vào cuộc

sông và đạt được hiệu quả bước đâu

Trang 26

Thang 11- 1946, trước hành động ngày càng lấn tới của thực dân Pháp, Đảng đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc “N?iệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng Việt Nam ngày nay là phải dua kháng chiến đến

thắng lợi Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó"”, Đảng khẳng định

cuộc kháng chiến của Việt Nam là chiến tranh nhân đân, chính nghĩa nhằm

giành độc lập va thống nhất thật sự cho dân tộc Phương châm tiến hành kháng chiến là tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính, vừa kháng, chiến, vừa kiến quốc |

Tháng 3 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới gồm 19 câu hỏi và trả lời, chỉ rõ những vấn đề chủ yếu trong xây dựng đời sống mới và giáo dục tỉnh thần của nhân dân Tác phẩm này đến nay vẫn còn có ý nghĩa thiết thực | |

Chính cương của Dang lao động Việt Nam (2-1951) khẳng định chủ trương “phải bài trừ những di tích văn hoá giáo dục thực dân và phong kiến,

phát triển nên văn hoá giáo dục có tính chất: vê hình thức thì dân tộc, về nội

dung thì khoa học, về đổi tượng thì đại chúng”

- Nhận xét: Trong thời kỳ 1945-1954, trong điều kiện Trung ương Đảng và chính quyền cách mạng chuyền lên Việt Bắc, vùng giải phóng chưa rộng khắp, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là lãnh đạo đưa kháng chiến đi đến thăng lợi Tuy vậy từ những ngày đầu còn non trẻ và quá trình kháng chiến gian khổ, Đảng, nhà nước ta đã sớm nhận thức và chỉ giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách theo hình thức dân chủ nhân dân Đó là những chủ trương,

hướng dẫn nhân dân chủ động và tự tổ chức tăng gia sản xuất, tiết kiệm, giải

quyết các vấn đề xã hội tại chỗ Chính sách đồng cam cộng khổ trở thành phong trào rộng rãi Ở hậu phương kháng chiến, mọi người và tổ chức xã hội phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội theo cơ chế tự túc, tự cấp; quan

hệ giữa chủ và thợ được điêu hòa vì nhu câu của cuộc kháng chiên

' Hồ Chí Minh: Toàn tdp, Sdd, t 4, tr.537

Trang 27

Những chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng dù mới thực hiện trong vùng giải phóng, chưa rộng khắp, chưa đầy đủ vì điều kiện kháng chiến> Tuy nhiên chủ trương, chính sách đó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, mang tính chất dân chủ nhân dân đã thể hiện tính chất ưu việt của chế độ mới nên đã thu hút toàn dân quyết tâm kháng chiến, gop phan đưa

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi

1.3.3 Giai đoạn 1954-1975

- Sau năm 1954 hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột phát

triển mạnh mẽ, đưa ra nhiều chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội để chăm sóc ngày càng tốt hơn cho đông đảo nhân dân lao động

_ Đặc điểm lớn nhất bao trùm và chỉ phối việc hoạch định và thực hiện

đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng sau năm 1954 là một Đảng

_ lãnh đạo hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước Miền Bắc

giải phóng bắt tay vào bước quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam

từng bước trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ

Giai đoạn 1954-1960, Đảng lãnh đạo khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội

chủ nghĩa trên các lĩnh vực ở miền Bắc Chủ trương của Đảng chủ yếu là xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ và bước đầu xây dựng và giải quyết các vấn đề xã hội theo mô hình các nước xã hội chủ nghĩa Tư tưởng chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội, chăm sóc đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào ngân sách bao cấp của nhà nước và tập thể Những chủ trương đó ban đầu đã có kết quả

tốt đẹp Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, chăm lo cải thiện đời sống nhân

dân đã có nhiều tiến bộ Năm 1960, cứ 100 người dân có 18 người đi học

(năm 1939 chỉ có 3 người), số giường bệnh tăng lên 2 lần

Từ năm 1965, quân đội Mỹ và các nước phụ thuộc trực tiếp xâm lược

miền Nam đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc Chiến tranh lan rộng cả nước và rất ác liệt Nghị quyết 11

Trang 28

vừa kiên quyết đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa phát huy cao độ vai

trò hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam Nhiệm vụ của cách

mạng miền Nam là kiên quyết chiến đấu chống xâm lược Mỹ và tay sai để giải phóng miễn Nam, bảo vệ miền Bắc Tư tưởng chỉ đạo với toàn Đảng,

toàn dân là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

Để động viên cán bộ, bộ đội và toàn thể nhân dân quyết tâm chống Mỹ, Đảng, Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt, có nhiều chủ trương, giải

pháp và phong trào hành động thiết thực thực hiện tốt đường lối giải quyết các vấn đề xã hội ở hậu phương miền Bắc và vùng giải phóng

Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bao gồm một số nội đung chủ yếu sau:

~ Trước hết là việc ban hành và tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt chính sách thực hiện các chính sách đối với với liệt sĩ, thương binh, bệnh bình, gia đình liệt sĩ, các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên các chiến trường với nỗ lực cao nhất nhiều tô chức, lực lượng, với nhiều hình thức và thiết chế tổ chức linh hoạt, rộng khắp Việc cứu chữa, vận chuyển, điều trị, điều dưỡng thương binh được thực hiện với nỗ lực vượt bậc

của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng đáp ứng yêu cầu của chiến tranh quy mô ngảy càng lớn Hệ thống các chính sách trên được bổ sung, hoàn thiện và xã hội hóa ngày càng sâu rộng ở các địa phương, góp phần én định đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và tình hình xã hội, góp phần động viên cán bộ, chiến sĩ đang chiến đấu trên các chiến trường

- Thứ hai là động viên mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách đối

với gia đình quân nhân tại ngũ, xây dựng hậu phương quân đội vững mạnh

Đảng và Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với quân đội và hậu

Trang 29

động mà không có việc làm” Ngay từ năm 1961, Chính phủ ban hành quy định việc quản lý và thực hiện chính sách đối với gia đình quân nhân làm nhiệm vụ ở chiến trường B, C và bỗổ sung vào các năm: 1965, 1967 (lúc cao điểm có gần 540.000 gia đình với khoảng trên 1,6 triệu thân nhân được hưởng

chế độ trợ cấp B, C)

- Thứ ba, có các chính sách phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân phù hợp với điều kiện chiến tranh ở hậu phương

miền Bắc, vùng giải phóng, vùng địch hậu miền Nam Trên thực tế những

chính sách trên đã đạt những kết quả nhất định, phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước | |

Thứ tư, trong điều kiện chiến tranh, việc giải quyết các vấn đề xã hội

của Đảng chủ yếu theo chế độ bao cấp, đựa vào ngân sách nhà nước và tập

thể, dựa vào viện trợ bên ngoài dé đáp ứng một phần nhỏ các nhu cầu xã hội

thiết yếu

- Nhận xét: Do yêu cầu của chiến tranh, chính sách xã hội bao trùm

nhất của Đảng là chính sách chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và chính sách hậu phương quân đội Chính việc ưu tiên chăm sóc những người trực tiếp chiến đấu và có công với nước đó cùng với công tác tư tưởng, tô chức đã góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội Đây chính là nhân tố chính tri tinh than, phát huy nguồn lực con người ở cả tiền tuyến lớn và hậu phương, đưa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn

Tuy nhiên, việc giải quyết các vẫn đề xã hội được giải quyết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, chưa rộng khắp, đầy đủ đến mọi đối tượng mà tập trung vào chính sách thương binh, liệt sĩ và hậu phương quân đội là chủ -yéu dé kịp thời động viên sức người, sức của cho kháng chiến Chính sách đó

Trang 30

1.3.4 Giai doan 1975-1986

Từ thập nién 70 thé ky XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng thúc đây lực lượng sản xuất thế giới tăng nhanh Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã Tháng 2-1976, các

nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, mở ra cục

diện hoà bình, hợp tác trong khu vực Tuy nhiên Mỹ và các thế lực thù địch

đây mạnh chống phá, tiến hành bao vây cắm vận Việt Nam, hậu thuẫn cho

Khơ me đỏ tiến hành cuộc chiến tranh biên giới ở Tây Nam nước ta Quân đội Việt Nam tiếp tục cùng quân dân Campuchia đã chiến đấu giải phóng thủ đô

Phnôm Pênh, xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979) Từ 17-2 đến

ngày 18-3-1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam Việt Nam “ở frong tình thế vừa có hoà bình vừa phải đương đâu với

một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt"! của chủ nghĩa dé quéc và các thế

lực thù địch

Việt Nam quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội với ba đặc điểm nỗi bật:

Nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Tổ quốc hoà bình, độc lập, thống nhất với nhiều thuận lợi nhưng hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa

thực dân gây ra rất lớn Tình hình quốc tế có một số thuận lợi, Song cuộc đấu

tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới diễn ra gay go, quyết liệt Đó là những tác động to lớn đến xây dựng, phát triển đất nước cũng như việc hoạch định đường lối giải quyết các vấn đề: xã hội của Đảng

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội chủ yêu là:

Trang 31

Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân là vấn đề rất quan trọng, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ, là trách nhiệm cao quý của Đảng, Nhà nước ta, trước hết là của các ngành y tế và thể dục thể thao

Phát động phong trào vệ sinh, thể dục; xây dựng nếp sống mới, vệ sinh phòng bệnh, làm sạch môi trường sống, thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trường học và tô chức tốt việc tiêm phòng, ngăn ngừa và kịp thời

dập tắt các bệnh dịch Thanh toán những bệnh xã hội như sốt rét, lao, hoa liễu

Chủ động đề phòng nạn ô nhiễm môi trường Thực hiện chu đáo công

tác vệ sinh lao động, tích cực phòng và chống có hiệu quả những bệnh nghề nghiệp Giải quyết tốt các di chứng vết thương chiến tranh, nhanh chóng phục hồi chức năng lao động cho những người thương tật

Nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh, sớm phát hiện bệnh; đặc

biệt chú ý chăm sóc sức khoẻ của trẻ em, bà mẹ, đồng bào dân tộc ít người và người già Vận động nhân dân bỏ những tập quán lạc hậu và có hại đến sức

khoẻ, xây dựng nếp sống vệ sinh, lành mạnh

Làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tiếp tục đây mạnh cuộc vận

động sinh đẻ có kế hoạch Tổ chức việc săn sóc và giúp đỡ chu đáo anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng

Quan tâm đầy đủ đến những trẻ em mồ côi, người già neo đơn, những

người tàn tật gặp nhiều khó khăn và những nạn nhân khác của chiến tranh

Đại hội đại biếu toàn quốc V của Đảng (3-1982) diễn ra trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng Những sai lầm trong duy trì mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp quá lâu, cộng với hậu quả đo hai cuộc chiến tranh biên giới làm cho các khó khăn của đất

nước càng thêm gay gắt Về vẫn đề xã hội, Đại hội xác định tiếp tục chăm lo

Trang 32

thuận lợi để cán bộ y tế nâng cao trình độ nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất

chính trị Quan tâm thường xuyên và chấp hành đây đủ chính sách đối với

thương binh và gia đình liệt sĩ Tiếp tục chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng những

người già cả, cô đơn, trẻ mô côi, người tàn tật; những cán bộ lâu năm, già yếu Chăm lo làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em Làm tốt hơn cuộc

vận động sinh đẻ có kế hoạch

- Nhận xét: Trong giai đoạn đầu cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1986), đất nước ta đứng trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng

do nền kinh tế vốn đã yếu kém, bị bao vây, cắm vận và hậu quả của chiến

tranh chống Mỹ, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc, nền kinh tế-xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng hàng chục năm trời Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; tiêu cực kéo dài trong đời sống kinh tế, văn hoá, nếp sống và an toàn xã hội

Nguyên nhân chủ quan dẫn tới tình trạng trên do khuyết điểm, sai lầm

của Đảng, Nhà nước ta về tổ chức và chỉ đạo thực hiện, bao gồm cả công tác kế hoạch và điều hành quản lý; chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá

lớn về quy mô và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn; duy trì quá lâu cơ chế quản

lý hành chính quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ kìm

hãm sản xuất Trong sản xuất và quản lý kinh tế, tư tưởng ý lại rất nặng 1.3.5 Nhận xét chung

a) Thành tựu và ưu điểm

Trong hoàn cảnh chiến tranh, kinh tế yếu kém, hậu quả của chế độ

phong kiến, chế độ thực dân cũ và mới rất nặng nề, thiên tai liên tiếp Đường

lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng thời kỳ trước đổi mới đã đạt được

thành tựu quan trọng:

Đảng đã xác định đúng việc giải quyết các vẫn đề xã hội là bộ phận hữu

Trang 33

có những chủ trương chính sách phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị,

với nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước

Đã góp phần chăm lo đến đời sống vật chất của nhân dân, bảo đảm được sự ôn định của xã hội, phát huy những ưu việt của chế độ mới, tạo ra sức

mạnh chính trị-tinh thần, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, hoàn thành nghĩa vụ

của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước và bảo vệ biên giới, làm tròn nghĩa vụ quốc tế

Trong điều kiện chiến tranh, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội _ của Đảng giành ưu tiên đãi ngộ tốt hơn, trước hết đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, người và gia đình có công với nước; đã hình thành chính sách

hậu phương quân đội, kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang làm tốt nhiệm vụ | |

Đã có những chính sách chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng những người

già cả, cô đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật Hạn chế có kết quả việc đây lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội Sự nghiệp phát triển giáo dục, khoa học kỹ thuật văn học, nghệ thuật từng bước phát triển cả trong kháng

chiến và trong xây dựng công nhân xã hội Những thành tựu trên lĩnh vực này đã góp phần phát triển kinh tế, phục vụ chiến đấu và xây dựng nền văn hoá mới, con người mới | |

Đã từng bước phát huy vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chăm lo phát triển y tế, thé dục, thể thao, giải quyết việc làm, chăm lo bảo vệ bà mẹ và trẻ em, xây dựng con người mới Việt Nam yêu

nước, có ý thức trách nhiệm, gan bó với lợi ích của dân tộc, đất nước Đã từng

bước xây dựng lối sống mới trong cộng đồng dân cư; có nhiều giải pháp chăm lo đời sống của nhân dân, xây dựng gia đình hạnh phúc, hôn nhân bình đẳng,

tiến bộ Sự ôn định xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản

Trang 34

Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng đã bảo đảm được sự ôn định của xã hội đồng thời còn đạt được thành tựu phát triển đáng tự hào trên một số lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, y tế, lối sống, đạo đức, kỷ cương

và an ninh xã hội, hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn Những thành tựu đó nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ mới và sự lãnh

đạo đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vẫn đề xã hội trong điều kiện chiến tranh ké dài, kinh tế chậm phát triển

- Nguyên nhân của những thành tựu đó do bản chất tốt đẹp và những ưu

việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng: do sự lãnh đạo đúng

đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện chiến tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển; do nhân dân ta đoàn kết, phát huy truyền thống nhân ái, quyết tâm khắc phục khó khăn để chiến thắng và vươn lên; do co sự g1úp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới

b) Hạn chế, khuyết điểm

Chưa thực hiện được mục tiêu là ôn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn

định đời sống của nhân dân Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân, viên chức còn nhiều khó khăn Nhiều người lao động chưa có và chưa đủ việc làm Nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được bảo đảm Nông thôn thiếu hàng tiêu dùng thông thường và

thuốc men; nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu

thốn, nghẻo nàn

Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển Công bằng xã hội bị vi phạm Pháp luật, kỷ cương không nghiêm Những hành vi lộng quyền, tham

những của một số cán bộ và nhân viên nhà nước, những hoạt động của bọn

làm ăn phi pháp chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời

Trong xã hội đã hình thành tâm lý thụ động, ở lại vào Nhà nước và tập thé trong giải quyết các vấn đẻ xã hội; chế độ phân phối bình quân, cào bằng không khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt, làm giỏi, v.v Đã hình

Trang 35

kém năng động, chậm phát triển về nhiều mặt Tâm lý, tư tưởng ở lại, bị động,

trông chờ vào trợ cấp của nhà nước và tập thể còn khá nặng ở một bộ phận

nhân dân

- Nguyên nhân của các hạn chế trên do Đảng, nhà nước chưa đặt đúng tầm Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khác, đồng thời lại áp dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và nguyên tắc của Đảng Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu khuynh

Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân Đổi mới toàn diện sự lãnh đạo của Đảng và trong hoạch định, tô chức thực hiện chính sách xây

dựng, phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội đối trở thành đòi hỏi

tât yêu của nhân dân và sự phát triên đât nước trong thời kỳ mới

- CÂU HỎI ÔN TẬP

1, Phân tích cơ sở hình thành và vai trò của đường lối giải quyết các

vấn đề xã hội của Đảng đối với sự phát triển đất nước?

_— 2 Trình bày sự phát triển đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của

Đảng thời k trước đổi mới?

3 Phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong hoạch định và thực hiện đường lối giải quyết các vấn đề xã hội cua Dang thoi ky

Trang 36

Chuong 2

DUONG LOI GIAI QUYET CAC VAN DE XA HOI CUA DANG THOT KY DOI MOI (1986-2016)

2.1 DUONG LOI GIAI QUYET CAC VAN DE XA HOI CUA DANG (1986-1996)

2.1.1 Quá trình hoạch định đường lối giải quyết các vấn đề xã hội

- Những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến xã hội của mọi quốc gia

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đỗ Trung Quốc tiến hành cải cách từ 12-1978 có nhiều chuyển biến

Ở Việt Nam, những năm 1987-1988, khủng hoảng kinh tế-xã hội của

Việt Nam diễn ra nghiêm trọng Chủ nghĩa dé quốc, đứng đầu là Mỹ và các

thế lực thù địch tiếp tục bao vây, cô lập, tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều

mặt, “diễn biến hòa bình” chống Việt Nam Đổi mới đưa đất Việt Nam thoát

khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội là xu thế thời đại và nhu cầu cấp bách đối

với Việt Nam

Đại hội toàn quốc lần thứ VI khởi xướng đường lối đối mới toàn điện

đất nước; đề ra mục tiêu tong quat la én định mọi mặt tình hình kinh tế -xã

hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đây mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo

Đại hội vạch rõ bốn quan điểm về chính sách xã hội:

- Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế

và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi

nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 37

- Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính

sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động

kinh tế Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, là một nhân tố quan trọng để phát triển Do đó, cần có Đường lối giải quyết các vẫn đề xã hội cơ bản, lâu dài và phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên

- Lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, cần có kế hoạch chủ động xây dựng cơ cấu giai cấp của xã hội mới, cụ thể hoá và thực hiện đúng chính sách dân tộc và chính sách tự do tín ngưỡng

-_ Đấu tranh kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực, làm cho những nguyên tắc công bằng xã hội và lối sống lành mạnh trong xã hội được khẳng định trong cuộc sống hàng ngày của xã hội ta

Năm phương hướng chủ yếu thực hiện chính sách xã hội:

Ké hoach hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động: Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên tuyên truyền, phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số đến năm 1990 xuống 1,7% Bảo đảm việc làm cho người lao động Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình và các

thành phần kinh tế khác, kể cả kinh tế tu bản tư nhân

- Thực hiện công bằng xã hội, lối sống văn hóa; bảo đảm an tồn xã hội, khơi phục trật tự, k cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Bảo đảm cho người lao động có thu nhập thoả đáng Tôn trọng lợi ích chính đáng của những kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền, đặc lợi Ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các nguồn thu nhập bất chính Xây dựng nền nếp sống và làm việc theo pháp luật

- Chăm lo đáp ứng các nhu câu giáo dục, văn hóa, bảo vé va tang cường sức khỏe của nhân dân

Trang 38

Từng bước mở rộng quỹ tiêu dùng xã hội trong việc phát triển giáo dục,

y tế, văn hoá và các sự nghiệp phúc lợi khác Chăm sóc sức khoẻ của nhân

dân là mối quan tâm thường xuyên, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, đoàn

thể các cấp, là lợi ích của công dân Quán triệt các quan điểm y học dự phòng,

kết hợp y học hiện đại với y học cỗ truyền và phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhanh chóng củng có mạng lưới y tế, nhất là y tế huyện, quận và cơ sở Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và làm sạch

môi trường, phòng, chống dịch và các bệnh xã hội, nghề nghiệp Phát triển

sản xuất dược phẩm và thiết bị, dung cu y tế Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và

sử dụng đúng các nguồn viện trợ trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhân dân

- Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội

M6 rong va phat trién nhiéu hé thong và hình thức bảo trợ xã hội cho

những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn Tổ chức

tốt hơn việc phục vụ về xã hội, y tế, văn hố, thơng tin cho người về hưu Ưu tiên sắp xếp việc làm, tuyển lao động, tuyển sinh và chăm lo việc học của

thương binh, con liệt sĩ, quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự Tổ chức

nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo thương binh, bệnh binh nặng, thân nhân liệt

sĩ và những người có công với cách mạng già yếu, không nơi nương tựa 7 Chăm sóc tré md côi, người tàn tật, người già cô đơn

Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng,

chính sách và có biện pháp tô chức thực hiện xây dựng gia đình văn hoá mới

Xây dựng một chính sách toàn diện về vấn đề nhà ở, huy động nhiều vốn đầu

tư của Nhà nước, tập thé va nhân dân để phát triển nhà ở -

- Thực hiện đúng chính sách giai cấp và chính sách dân tộc

Trang 39

tới lợi ích thiết thân của mỗi giai cấp và tầng lớp xã hội Bổ sung, cu thé hod

và thực hiện tốt hơn chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng

dân tộc |

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) xác định: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Phương hướng lớn của Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tỉnh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thé va cộng đồng xã hội

Chính sách xã hội xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi,

chữa bệnh và nâng cao thể chất Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho mọi người lao động có việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động

Khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng Cải cách căn bản chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước theo nguyên tắc phân phối theo lao động Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của người mẹ và của thanh, thiếu niên Chăm sóc giáo dục và

bảo vệ trẻ em Phải thật sự coi việc giảm tốc độ tăng dân số là một quốc sách

Thiết lập một hệ thống đồng bộ và đa dạng về bảo hiểm và trợ cấp xã hội Có

_ chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cán

bộ lão thành, những người về hưu Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi Phát triển các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, thể dục, thé thao Khuyén khich va tạo điều kiện để tập thê và nhân dân đầu tư xây dựng nhà ở Tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho

Trang 40

Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội thông nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người “Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tỉnh thân của nhân dân Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực

hiện các chính sách xã hội, thực biện tốt chính sách xố hội là động lực thúc

đây phát triển kinh tế") |

- Phương hướng chủ yếu giải quyết các vấn đề xã hội (1991 -] 995)? Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các

tầng lớp dân cư Cải thiện điều kiện ở, các điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi

trường; phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng

Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm là thực hiện tốt

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, coi trọng phát triển sản xuất và dịch vụ Đổi mới chính sách tiền lương và thu nhập, khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu hợp pháp Đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp

Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng mọi người lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội Quan tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công

với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của toàn dân

Hình thành các tổ chức của người tàn tật và vì người tàn tận, các hội từ thiện, tổ chức việc giúp đỡ người già cô đơn và trẻ mồ côi, người cơ nhỡ

Bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân phải trở thành hoạt

động tự giác của mỗi người, với sự quan tâm của Nhà nước và của toàn xã hội Phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và của nhân dân, theo hướng dự phòng là chính Sắp xếp lại hệ thống y tế, củng cố y tế cơ sở, đặc biệt là ở miền núi Bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, thực hiện tốt dự phòng tích cực ngay trong thời kỳ thai nhi

| Dang CSVN: Van kiện Đảng Toàn táp, Tập 51, Nxb CT1QG, HN, 2007, tr 100

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w