HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÈN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁPLUẬT _
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM
KIEM SOAT DOI VOI HOAT DONG
QUAN LY XA HOI O VIET NAM HIEN NAY
Người thực hiện: TS Trần Quang Hiển
Trang 2PHAN MO DAU
1 Tên học phần: Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay
2 Mã số môn học: CHNP03005
3 Phân loại môn học: Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành cho
chuyên ngành Cao học Quản lý xã hội đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên `
truyền |
4 Số đơn vị học trình: 3 tín chi
5 Mục đích môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên phải nam được những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành sau đây:
- Ly thuyét:
-_ Trang bị cho sinh viên những kiến thức co ban, hệ thống của môn học Theo đó, giúp cho sinh viên nắm được: Một số vấn đề chung về kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội; Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
đối với hoạt động quản lý xã hội; Thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính
nhà nước đối với hoạt động quản lý xã hội; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động quản lý xã hội; Tài phán hành chính đối với hoạt động quản lý xã hội; Kiểm tra, giám sát của Đảng, các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động quản lý xã hội
- Thực hành:
Hình thành kỹ năng cần thiết vận dụng các phương thức kiểm soát trong hoạt động thực tiễn quản lý của mình
6 Vêu cầu:
- Về tri thúc Kết thúc học phần học viên nắm được những kiến thức
chung về kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội; các phương thức kiểm
Trang 3- Về kỹ năng Học viên có được những kỹ năng cần thiết vận dụng tri
thức về các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội để thực
hành quản lý trong hoạt động thực tiễn công tác sau này
- Về thái độ Học viên có thái độ nghiêm túc, cầu thị trong suốt quá trình học tập | 7 Phân bỗ thời gian: - Học phần gồm: 3 tín chỉ (2,5: 0,5)- 52,5 tiết - Trong đó: + Phan lý thuyết: 2,5 tín chỉ (37.5 tiết) + Phần thực hành: 0,5 tín chỉ (15 tiết) 8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học: STT Ho va tén Cơ quan công tác Chuyên ngành
1 TS Trần Quang Hiển | Học viện Báo chí | Các chuyên ngành đào
và Tuyên truyền tạo của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
2 TS Trân Xuân Học Học viện Báo chí | Các chuyên ngành đào
và Tuyên truyền tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
9 Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phân thuộc khối kiến thức cơ sở ngành như: Lịch sử tư tưởng quản lý; Nguyên lý quản lý xã hội; Lý luận co bản về Nhà nước và pháp luật
10 Nội dung môn học:
- Nội dung tông quát và phân bỗ thời gian:
+ Học phần tập trung làm rõ những vấn đề chung về kiểm soát đối với
Trang 4+ Giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân đôi với hoạt động quản
lý xã hội;
+ Thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động quản lý xã hội
+ Giải quyết khiêu nại, tô cáo đôi với hoạt động quản lý xã hội; + Tài phán hành chính đối với hoạt động quản lý xã hội;
+ Kiêm tra, giám sát của Đảng, các tô chức xã hội và công dân đôi với
hoạt động quản lý xã hội
- Nội dung chỉ tiết:
Chương Nội dung Thời lượng (tiết)
mục Lý Thue | Ghi
thuyết | hành | trú
1 Chương 1: Một số vận đề chung về 5 2
kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội L Quan niém và yêu cầu của kiểm soát đối
với hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam
II Nguyên tắc và phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam
2 Chương 2: Giám sát của Quốc hội và Hội| = 5 2
đồng nhân dân đối với hoạt động quản lý xã hội
IL Hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
II Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân và các ban của Hội đồng nhân dân
IH Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước
Trang 5Chương 3: Thanh (tra, kim tra của cơ
quan hành chính nhà nước đối với hoạt động quản lý xã hội
I Kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước
đối với hoạt động quản lý xã hội II Thanh tra nhà nước
Chương 4: Giải quyết khiếu nại, tổ cáo đối với hoạt động quản lý xã hội
I Một số vấn đề chung về khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo
II Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia
quan hệ khiếu nại, tố cáo
II Thâm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo IV Tính tất yêu khách quan, nguyên tắc và thủ tục giải quyết khiêu nại, tô cáo
7.5 3.5
Chương 5: Tài phán hành chính đổi với hoạt động quản lý xã hội L Một số vấn đề chung về tài phán hành chính đối với hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam II Thiết lập và ý nghĩa của Toà hành chính ở Việt Nam II Đối tượng xét xử và thẩm quyền xét xử của Toà hành chính IV Các giai đoạn tố tụng hanh chính 10 3.5
Chương 6: Kiêm tra, giám sát của Đảng,
các tô chức xã hội và công dân đồi với
hoạt động quản lý xã hội
Trang 6L Hoạt động kiêm tra, giám sát của Đảng II Hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ
chức xã hội
IH Hoạt động thanh tra nhân dân
IV Hoạt động kiểm tra, giám sát của công
dân
Tổng số: 52,5 tiết | 37.5 | 15
11 Phuong phap giang day va hoc tap:
Tổ chức giảng dạy thông qua các giờ học trên lớp, kết hợp việc thảo
luận, thực hành kỹ năng quản lý trong giờ học | 12 Tổ chức, đánh giá môn học: Thang điểm đánh giá: 10 TT | Cách thức đánh giá — Trọng số
1 _ | Điểm kiểm tra thường xuyên (KTTX) 0,1
2 Điểm tiểu luận hoặc thực hành nghiệp vụ 0,3 4 |Điểmthkếtthứchọcphần _ 0,6 ĐMH = KTTX x 0,1 + Tiểu luận x 0,3 + Thi hết môn x 0,6 13 Phương tiện vật chất bảo đảm: - Phòng học đủ ánh sáng, điện tích, bàn ghế - Bảng, phan viết; - Máy chiếu;
14 Tài liệu tham khảo:
* Tài liệu bắt buộc
- Tran Quang Hién (2017), Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội ở
Việt Nam hiện nay, Giáo trình lưu hành nội bộ, Khoa Nhà nước và Pháp luật,
Học viện Báo chí và Tuyên truyện, Hà Nội
Trang 7- Trần Quang Hiển (2017), Sách chuyên khảo Pháp chế trong quản lý;
NXE Tư pháp, Hà Nội |
* Tài liệu tham khảo
—— - Trần Quang Hiển (2017), Giáo trình Quản jý hành chính nhà nước;
NXB Tư pháp, Hà Nội
- Trần Quang Hiển (Chủ biên - 2017), Giáo trình Pháp luật đại cương:
NXB Tu phap, Ha Noi |
- Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bỗ sung một số điều của Hiến pháp 1992, 2013 (2014) NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước — Pháp luật (2006)
Giáo trình Các ngành luật cơ bản trong hệ thông pháp luật Việt Nam (quyên 1) NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước — Pháp luật (2006) Giáo trình Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam (quyền
Trang 8MỤC LỤC
Chương I
_ MỘT SỐ VẬN ĐÈ CHUNG VẺ KIỂM SOÁT
DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI Ở VIỆT NAM
I Quan niệm và yêu cầu của kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam
II Nguyên tắc và phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã
hội ở Việt Nam
Chương 2
GIAM SAT CUA QUOC HỘI VÀ HOI DONG NHAN DAN DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI
I Hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
II Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân
IH Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Chương 3
THANH TRA, KIEM TRA CUA CO QUAN HANH CHINH NHA
NUOC DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI
I Kiêm tra của cơ quan hành chính nhà nước đôi với hoạt động quan ly
xã hội
II Thanh tra nhà nước
| Chương 4
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TÓ CÁO
DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI
Trang 9II Thâm quyền giải quyết khiếu nại, tế cáo 76
_IV.Tính tất yếu khách quan, nguyên tắc và thủ tục giải quyết khiếu nại, ˆ 82
tô cáo
Chương 5Š
TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH ĐÓI VỚI 93
HOAT DONG QUAN LY XA HOI
L Một số van dé chung về tài phán hành chính đối với hoạt động quản 93
lý xã hội ở Việt Nam
II Thiết lập và ý nghĩa của Toà hành chính ở Việt Nam 102
II Đối tượng xét xử và thầm quyền xét xử của Toà hành chính 113
IV Các giai đoạn tố tụng hành chính - 124
Chương 6
KIEM TRA, GIAM SAT CUA DANG, CAC TO CHUC XA HOI 148
VA CONG DAN DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI
J Hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng 148
II Hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội 151
IH Hoạt động thanh tra nhân dân 155
Trang 10Chương 1
_MOQT SO VAN DE CHUNG VE KIEM SOAT
DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI O VIỆT NAM
I QUAN NIEM VA YEU CAU CUA KIEM SOAT DOI VOI HOAT DONG
QUAN LY XA HOI
1 Quan niệm về kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội a Khái niệm quản lý xã hội
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Mỗi ngành khoa nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa khác nhau về quản lý
Theo Điều khiển học thì: Quan ly la diéu khién, chi dao mot hé thong
hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình dy vận động theo ý muốn của người quản
ly nham dat được những mục đích đã định trước
Định nghĩa trên thích hợp với mọi trường hợp từ sự vận động của một
co thé sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hoá đến hoạt động của một tô chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước
Như vậy, theo Điều khiển học xem xét quản lý dưới giác độ hành động hay quy trình công nghệ của sự tác động thì đồng nhất quản lý cũng chính là điều khiển Dưới giác độ nảy quản lý có ba loại hình là: quản lý cơ học; quản lý sinh học và quản lý xã hội
Van dé quan ly ma chúng ta quan tâm nghiên cứu ở đây là quan lý xã hội (quản lý nhà nước, quản lý của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội.v.v ) C Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao dong” Nhẫn mạnh nội dung trên, ông viết: “Tất
Trang 11mô tương đôi lớn, thì ít nhiêu cũng đêu cân đên một sự chỉ dao dé dieu hoa ững hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thê sản xuât khác với sự vận động của những khí
quan độc lập của nó Một người độc tâu vĩ câm tự mình điêu khiên lây mình,
ool
còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” Luận điểm trên của Mác có
thể áp dụng với mọi hoạt động chung của con người trong xã hội
Ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lý, bởi vì hoạt
động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại đưới nhiều hình
thức Một trong những hình thức liên kết quan trọng là tổ chức Xét về nội
dung, tổ chức tức là phối hợp, liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện
mục tiêu đã đề ra, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho quản lý Không
có tô chức thì không có quản lý
Lênin cũng đã từng khẳng định vấn đề này, Người viết: “Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà còn phải biết tổ chức
về mặt thực tiễn nữa”
Đề điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con người, chúng ta cần có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những - nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định Cơ sở của sự phục tùng hoặc là uy tín, hoặc là quyền uy Trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định uy tín đóng vai trò là cơ sở quan trọng của sự phục tùng nhưng nhìn chung thì quyền uy vẫn là cơ sở chủ yếu Quyền uy là sự áp đặt ý chí của người này đối với người khác buộc người đó phải phục
tùng Như vậy, quyền uy lây phục tùng làm tiền đề |
Quyền uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu của quản lý Không có quyền uy thì hoạt động quản lý sẽ không có hiệu quả
1 Mac - Angghen toan tap, Nxb Chinh tri quéc gia — Sự thật, Hà Nội, 1993, tập 23, tr 480
Trang 12Quyền uy - ý chí thống trị của người điều khiển - có thể đại diện cho lợi
ích chung và nhằm phục vụ lợi ích chung của các thành viên trong tổ chức
Trong trường hợp này, sự phục tùng quyên uy, tức là sự thống nhất ý chí, được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục, bằng ký luật tự giác của các đối tượng bị quản lý
Ngược lại, khi quyền uy - ý chí thống trị của người điều khiển - có thể chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm người hoặc một cá nhân, khi đó sự thống nhất ý chí và sự phục tùng được bảo đảm chủ yếu bằng bạo lực, cưỡng chế và theo Lênin thì “sự điều khiển có thể mang những hình thức độc tài nghiêm khắc”
Chủ thê của quản lý là con người hay tô chức của con người Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những chủ thể đại diện có quyền uy,
có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của
từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý
Khách thể của quản lý là trật tự quản lý Trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật
Từ những phân tích trên và xem xét quản lý xã hội với tư cách là một hoạt động, có thể định nghĩa: Quản iý xã hội là sự tác động có tổ chức, co
hướng đích của chủ thể quản lý xã hội tới đối tượng, khách thé quản lý nhằm
đạt mục đích đã định trước
Trong định nghĩa trên, cần lưu ý một số điểm sau:
- Quản lý xã hội xuất hiện ở bất kỳ đâu, khi nào nếu ở đó và lúc đó có
hoạt động chung của con người;
- Quản lý xã hội là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối
với các đối tượng, khách thể quản lý;
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý xã hội là điều khiến, chỉ đạo hoạt
Trang 13tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục đích đã
định trước
- Quản lý xã hội được thực hiện bằng tô chức và quyền uy
b Khái niệm kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội
Kiểm soát là thuật ngữ theo nghĩa chung nhất được dùng để chỉ những hoạt động của cá nhân, tổ chức trong và ngồi tơ chức giao nhiệm vụ, quyên
hạn xem xét, đảnh giá, xử lý đối với hành vi thực hiện các quy định chung của
cá nhân tô chức hữu quan
Theo quan niệm này, kiểm soát có những đặc điểm chung với quản lý, đó là sự tác động có tổ chức và mục đích của chủ thể kiểm soát (cá nhân, tổ
chức thực hiện kiểm soát đối với đối tượng kiểm soát)
Nghiên cứu về quản lý xã hội trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không
thể tách rời vấn đề kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội Bởi vì, bản
chất của nhà nước, sức mạnh hiệu lực của Nhà nước và pháp luật xã hội chủ
nghĩa có được phát huy bay không còn phụ thuộc vào việc các cơ quan nhà nước, các tô chức xã hội và mọi công dân tiến hành các phương thức kiểm
soát đối với hoạt động quản lý xã hội của các chủ thể, bảo đảm việc thực hiện
có hiệu quả pháp luật trong thực tế cuộc sống Vì vậy, việc nghiên cứu kiểm
soát đối với hoạt động quản lý xã hội là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn Ở nước ta hiện nay, các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và củng có chế độ xã hội, đảm bảo các mục đích của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội
Việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật, sử dụng pháp luật để quản lý xã
hội luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Dang ta coi trọng Trong mọi
Trang 14quốc của Đảng qua các thời kỳ luôn nhắn mạnh đến việc hoàn thiện hệ thống _ pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thị của các quy định trong văn bản pháp luật; xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan nhà nước |
Ở nước ta, chức năng quản lý chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện, có nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành các quyết định
pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước và điều hành các quá trình phát
triển xã hội trên cơ sở và để thi hành pháp luật Nói cách khác, bộ máy hành
chính nhà nước và các chủ thể khác thực hiện hoạt động quản lý nhà nước
bằng pháp luật Trong quá trình đó đòi hỏi các cơ quan quản lý chấp hành nghiêm chỉnh, thường xuyên, đúng đắn pháp luật nhằm duy trì trật tự, kỷ
cương của nhà nước, quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả Kiểm soát đối với
hoạt động quản lý xã hội là một trong những phương thức, yêu cầu cơ bản trong quản lý xã hội Chủ thể quản lý chỉ có thể thực hiện tốt vai trò quản lý toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nếu thường xuyên được kiểm soát Trường hợp nếu các chủ thể có thâm quyền không thường xuyên tiến hành kiểm soát thì hoạt động quản lý xã hội sẽ không có cơ sở pháp lý bền vững, sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn và không kiểm soát được Vì vậy, các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội nếu được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong quản lý nhà
nước, quản lý xã hội
- Trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, chúng ta đã tạo ra cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các
cơ quan nhà nước để chống các biểu hiện lạm quyền, vi phạm pháp luật Quản
lý nhà nước và xã hội là hoạt động phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước Điều đó đòi hỏi mọi hoạt động
Trang 15tổ chức xã hội và của công dân Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt
động quản lý nhà nước không đổi lập, không cản trở hoạt động quản lý;
ngược lại làm cho hoạt động này trở nên dân chủ và hiệu quả hơn
Như vậy, kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội là hoạt động có tổ
chức, có chủ đích của chủ thể kiểm soát đối với đối tượng kiểm soát nhằm
đảm bảo hoạt động của đối tượng kiểm soát tuân thủ những quy định, được tiễn hành theo đúng dự kiến, từ đó phát hiện những sai sót, vi phạm để đưa ra những biện pháp điều chỉnh cân thiết nhằm sửa chữa những sai sót, giảm bớt những sai lệch và xử lý những vì phạm bảo đảm hiệu quả trong quản lý xã _ hội
Việc kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội có ý nghĩa to lớn, nếu: - Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội được bảo đảm thông qua đường lối chính trị của Đảng cầm quyền Đường lối chính trị của Đảng không
chỉ xác định phương hướng, mục tiêu mà còn xác định phạm vi, nội dung các
_ vẫn đề cơ bản để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật cho hoạt động kiểm
soát trong quản lý xã hội |
- Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội bảo đảm thông qua các
biện pháp xã hội và đạo đức Pháp luật được ban hành không chỉ được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà nó còn chịu sự tác”
động của các biện pháp giáo dục quần chúng, bằng phong trào quần chúng, bằng dư luận xã hội, bằng truyền thống văn hoá và đạo đức của con người trong xã hội Các yếu tố này liên quan mật thiết với nhau tạo nên tông thể các biện pháp để củng cố và duy trì hoạt động kiểm soát trong quản lý xã hội
Trang 16động kiểm toán nhà nước; hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan hành
c Vai trò của kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội
- Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội bảo đảm cho các hoạt
động quản lý xã hội đúng pháp luật, chống các hành vi vô quyền, lạm quyền,
bảo đảm pháp chế và ký luật nhà nước;
- Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội bảo đảm cho hoạt động
của các chủ thể quản lý xã hội được phối hợp nhịp nhàng, hoạt động đồng bộ,
thông suốt, có trật tự, đảm bảo ky luật trong hệ thống xã hội;
- Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội bảo đảm cho các chủ thể quản lý xã hội ngày càng có trách nhiệm và năng động, thực sự trở thành công
bộc của nhân dân;
- Kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội bảo đảm sự liên tục, thống
nhất và chặt chẽ của hệ thống chủ thể quản lý xã hội, bảo đảm gọn nhẹ về cơ
cấu tô chức, hợp lý, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn
d Chú thể, đối tượng, khách thể và mục đích kiểm soát đối với hoạt
động quản lý xã hội
Kiểm soát là một chức năng quản lý và kiểm soát đối với hoạt động
quản lý xã hội được cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể kiểm soát, đối tượng và
khách thê kiểm soát; mục đích kiểm soát
- Chủ thể kiểm soát là chủ thế thực hiện hoạt động kiểm soát như: cơ
quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nhóm và công
dan
- Đối tượng kiểm soát là cá nhân, bộ phận hoặc tổ chức chịu sự kiểm
soát của chủ thể kiểm soát;
- Khách thể kiểm soát là hoạt động bị kiểm soát, thường là những hành
vi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đối tượng bị kiểm soát;
Trang 172 Yêu cầu bảo đảm kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội
* Về thuật ngữ “bảo đảm” Trong Đại từ điển tiếng Việt thì thuật ngữ - “bảo đảm” được giải thích là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết Bảo đảm hoàn thành kế hoạch Bảo
đảm quyền dân chủ Đời sống được bảo đảm”, Nội dung bảo đảm trong trường hợp này được hiểu là thông qua các phương thức kiểm soát như: giám
sát, kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo làm cho hoạt
động của các chủ thể trong quản lý xã hội chắc chắn được thực hiện đúng pháp luật Sự bảo đảm thực hiện đó là những phương thức bảo đảm bên trong của bộ máy nhà nước và ngoải ra còn có sự bảo đảm từ bên ngoài (cá nhân, tổ chức phi nhà nước) đó là hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, tổ chức xã hội, công dân đối với hoạt động của các chủ thể trong quản lý xã hội
* Bảo đảm kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội có nghĩa là bằng
những cơ chế và hoạt động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm
chỉnh, có hiệu quả trong thực tế, hoạt động của bộ máy nhà nước phải thực sự
vì dân, đem lại những tiện ích và thủ tục thực sự đễ hiểu, đơn giản, việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định Do đó, để bảo đảm kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội, các chủ thể cần phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để nhân dân lao động có
đủ điều kiện thực hiện các quyền tự do chân chính của họ khi tham gia quản
lý xã hội
- Xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo
hướng tinh gọn, đủ năng lực Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất
lượng đại biểu Quốc hội, tăng số lượng đại biểu chuyên trách để Quốc hội phải thực sự là cơ quan lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất
Trang 18
nước và thực hiện chức năng giám sát tôi cao; nâng cao chất lượng hoạt động
của Hội đồng nhân dân, phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân; đây
mạnh cải cách hành chính, đổi mới tô chức và hoạt động của Chính phủ, Uỷ
ban nhân dân các cấp theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính thống nhất, thông suốt, hiện đại thực sự là bộ máy điều hành có năng lực và hiệu quả; xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo
đức tốt; phẩm chất chính trị vững vàng: có năng lực, trình độ chuyên môn cao; có kỹ năng tổ chức quản lý điều hành và các kỹ năng mềm khác đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực
- Hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế đân chủ ở cơ SỞ;
phát huy vai trò của Mặt trận Tô quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân _
dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan công quyền,
phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là các hiện
tượng quan liêu, tham những |
- Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai mọi hành vi vi phạm pháp luật
không có sự phân biệt về nghề nghiệp, chức vụ, địa vị xã hội, đương chức hay đã nghỉ hưu; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu
tranh chống vi phạm pháp luật, tiêu cực
| - Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, coi đó là điều kiện tiên quyết để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống thực tiễn
Trang 19thậm chí còn xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền cũng như lợi ích chính
đáng của công dân _ ¬
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước nằm trong khuôn khổ và phạm vi thâm quyền cũng như chức năng mà pháp luật đã quy định Vượt quá giới hạn thâm quyền cũng như tự thu hẹp thâm quyền đều là những hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh
- Yêu cầu về việc ban hành các văn bản pháp luật Các cơ quan nhà nước, người có thâm quyền trong các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thâm quyền có quyền ban hành các văn bản pháp luật mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết những vấn đề thuộc thâm quyền của cơ quan mình Yêu cầu các văn bản pháp luật này không được trái với Hiến pháp Hiệu lực của những văn bản này bị huỷ bỏ, thay thế hoặc chấm dứt bởi văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thâm quyền
II NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC KIÊM SOÁT ĐÓI VỚI
HOAT DONG QUAN LY XA HOI O VIET NAM
1 Nguyên tắc kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội - Nguyên tắc pháp luật hóa
Nguyên tắc pháp luật hóa phải được coi trọng trong kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội Các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản
lý xã hội cần phải được thể chế hoá đầy đủ và chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và phải được các chủ thê thực hiện nghiêm minh, mọi vi phạm phải
bị xử lý trách nhiệm, cần chú trọng quy định rõ ràng theo nguyên tắc tăng nặng trách nhiệm của người có chức vụ so với công dân
- Nguyên tắc thường xuyên |
Trang 20luật trong hoạt động hàng ngày của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; cần
nhấn mạnh đây không phải là biện pháp đặc biệt nhất thời -
- Nguyên tắc toàn diện, hệ thống và thu hút rộng rãi nhân dân tham gia Nguyên tắc toàn điện, hệ thống và thu hút rộng rãi nhân dân tham gia
đòi hỏi các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội phải được tiễn hành toàn diện trong mọi lĩnh vực quản lý: hành chính - chính trị, kinh tế,
văn hoá - xã hội và phải được tô chức thực hiện một cách có hệ thống theo kế hoạch khoa học, bảo đảm mọi điều kiện để công dân có thể tham gia một cách tích cực
- Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả
Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả đòi hỏi khi có hiện
tượng, sự việc vi phạm pháp luật xảy ra thì phải tiến hành ngay các phương thức kiểm soát tương ứng để phòng ngừa, phát hiện các vi phạm, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến vi phạm, áp dụng kịp thời các biện pháp khắc phục
Tính hiện thực và hiệu quả của các phương thức kiểm soát đối với hoạt động
quản lý xã hội chỉ đạt được khi người thực hiện hoạt động quản lý có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp lý, biết dựa vào quần chúng nhân dân trong thực tiễn hoạt động quản lý của mình
- Nguyên tắc công khai, mình bạch
Nguyên tắc công khai, minh bạch tiến hành các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội là đòi hỏi của hoạt động quản lý dân chủ,
nghĩa là phải công khai, minh bạch để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra
chính bản thân hoạt động bảo đảm pháp chế và là hình thức bảo đảm hiệu
quả, tính hiện thực của hoạt động quản lý đó, đồng thời nhằm tăng thêm lòng
tin của dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
2 Các phương thức kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội
Mỗi loại cơ quan nhà nước, tô chức được thành lập để thực hiện những
chức năng nhất định Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối
Trang 21đất nước Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương
là xét xử các tranh chấp về quyền và xử lý vi phạm pháp luật, đồng thời thông
qua hoạt động xét xử giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà
nước khác Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện pháp luật có hiệu quả,
duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý xã hội
Ngoài những chức năng, phương diện hoạt động chủ yếu như trên, các
cơ quan nhà nước, các tổ chức còn thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát,
thanh tra nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý xã hội
Đề bảo đảm kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội, Nhà nước còn thành lập những cơ quan, tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng bảo đảm
kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội - Đó là Toà hành chính, Thanh tra
nhà nước Với quan điểm dân chủ hố, cơng khai trong hoạt động hành chính, pháp luật còn quy định Mặt trận Tổ quốc ở cấp xã, phường, thị trấn và tập thể lao động trong các cơ quan, tô chức nhà nước cũng lập ra tổ chức thanh tra nhân dân để giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác và người có trách nhiệm; công dân tham gia bảo đảm kỷ luật nhà
nước, trật tự an tồn xã hội thơng qua việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo
Như vậy, kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội được tiến hành
bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau - đó là các phương thức kiểm
soát đối với hoạt động quản lý xã hội
Phương thúc bảo đảm kiểm soát đối với hoạt động quản lý xã hội là
tổng thể phương tiện tổ chúc - pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội và công dân sử dụng nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật, thiết lập
Trang 22Hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giảm sát có nội dung, tính
chất, đối tượng tác động, thủ tục tiến hành khác nhau Mỗi hoạt động có vai
trò, ý nghĩa, tác động nhất định đối với việc kiểm soát đối với hoạt động quản
lý xã hội Khi đánh giá về vai trò các loại hoạt động này V.LLênin viết: “Thống kê và kiểm tra là điều chủ yếu dé bao dam sự hoạt động đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội”, rằng: “Kiểm tra con người và kiểm tra việc chấp
hành nhiệm vụ trên thực tế luôn là mau chốt của tồn bộ cơng tác, của chính
trị”, Chủ tịch Hồ Chí MinBï luôn luôn coi trọng công tác thanh tra Người coi “khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, nơi kiểm tra Nếu ba
điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”” Bởi vậy, “Thanh tra là
tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, “Cán bộ thanh tra là tai mắt của
Đảng và Chính phủ, tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”
Ở nước ta, quan niệm về các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán bước đầu đã được quy định trong pháp luật, đã được đề cập trong sách báo lý luận pháp lý và đang được tô chức thực hiện trong thực tiễn hoạt
động quản lý của đất nước | |
- Giám sát là thuật ngữ thường được dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án, các tô chức xã hội và công dân nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong thực tiễn quản lý Bên cạnh đó, giám sát cũng được dùng để chỉ hoạt động của cơ quan công an, chấp hành viên giám sát các đối tượng đang chấp hành án, các đối tượng tình nghỉ
khac.v.v |
Nhu vay, hoạt động giám sát chủ yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực
thuộc, tức là giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát đó không có mối quan hệ trực thuộc trực tiếp theo chiều dọc Trong quản lý để thực hiện
† Lê nin toàn tập, tập 33, tr 124 và tập 45, tr 19
Trang 23chức năng giám sát, pháp luật trao cho một số cơ quan, trong một số trường hợp nhất định những quyền han nhất định như: quyên đình chỉ, quyền bãi bỏ quyết định của cơ quan chịu sự giảm sat
: Kiểm tra là khái niệm rộng được vận dụng theo hai hướng 7Ù nhất,
kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp
dưới khi cần thiết, hoặc kiểm tra một vẫn đề cụ thể nào đó Ở đây hoạt động kiểm tra được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ lệ thuộc vẻ mặt tổ
chức Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên, thủ trưởng cơ quan có
quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt
hại vật chất, hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực tới đối tượng bị kiểm tra như khen thưởng về vật chat, tinh than Thi hai, kiểm tra là hoạt | động của các tổ chức xã hội như: kiểm tra của Đảng, của các tổ chức chính trị
- xã hội đối với các cơ quan nhà nước Vì vậy, hoạt động kiểm tra ở phạm vi này ít mang tính quyền lực nhà nước, chủ thể kiểm tra không được áp dụng
các biện pháp cưỡng chế nhà nước, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp tác
động mang tính chất xã hội
- Thanh tra được dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực Giữa cơ quan thanh tra và đối tượng bị thanh tra thường không có quan hệ trực thuộc; nhưng các cơ quan thanh tra hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp Vì vậy, có thể coi hoạt động của các cơ quan thanh tra hành chính chính là sự thanh tra của thủ trưởng các cơ quan cấp trên
đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực thuộc cấp dưới Trong quá trình thanh |
Trang 24- Kiểm toán Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tinh dung dan, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý,
sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước; trong đó có số lượng lớn nhất là các cơ quan hành chính nhà nước
Ý nghĩa tiến hành hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm phục vụ việc
Trang 25Chương 2
GIAM SAT CUA QUOC HỘI VÀ HỘI ĐÔNG NHÂN DAN DOI VOL HOAT DONG QUAN LY XA HOI
Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là những cơ quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước và giám sát là chức năng Hiến định của các cơ quan này Chức năng giám sát xuất
phát từ địa vị pháp lý của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan
đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu
trách nhiệm trước nhân dân Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ
quan trực tiếp được Nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước, đồng thời thay
mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
Cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức cũng như mọi công dân Thông qua hoạt động giám sát,
Quốc hội và Hội đồng nhân dân trực tiếp chỉ đạo cũng như xem xét mọi mặt
công tác của cơ quan nhà nước, các tổ chức; kịp thời phát hiện những yếu kém, những khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật đã quy
định đối với các đối tượng chịu sự giám sát Trên cơ sở đó cơ quan quyền lực nhà nước đưa ra những kết luận, kiến nghị cần thiết để yêu cầu các cơ quan
nhà nước, các tổ chức có biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm trong hoạt động của mình |
Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phát hiện những vi phạm pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời hoặc yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những vi phạm đó để củng cô pháp chế
Phạm vi, nội dung, quyền hạn, hình thức, phương pháp giám sát của
Trang 26đồng nhân dân được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội và nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác, đặc biệt được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Luật tổ chức Chính quyền địa phương
I HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HOI VA CAC CO QUAN CUA QUOC HOI
Quốc hội Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà
nước Điều 69 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận địa vị pháp lý của Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam `
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vẫn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”
Bên cạnh đó, trong các luật quy định về hoạt động giám sát của Quốc
hội cũng khẳng định rõ chức năng giám sát của Quốc hội: Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biêu Quốc hội
Nội dung hoạt động giám sát của Quốc hội bao hàm việc theo dõi, xem xét tính hợp hiến và hợp pháp đối với nội dung các văn bản quy phạm pháp
luật do các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội ban
hành cũng như tính hợp hiến, hợp pháp đối với việc tổ chức và thực hiện pháp
luật trong thực tiễn của các cơ quan nhà nước đó; Quốc hội còn giảm sát hiệu quả hoạt động, năng lực, trách nhiệm của các đối tượng chịu sự giám sát của
Quốc hội
1 Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động chính như:
- Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc
Trang 27Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo khác
theo quy định S a a "
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội
đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập
- Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề
- Xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập để điều
tra về một vấn đề nhất định
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
- Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám
sắt của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền:
Trang 28- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ
tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội; |
- Ra nghị quyết vẻ việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ;
- Phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
2 Hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội không những có nhiệm vụ giúp Quốc hội, mà còn trực tiếp thực hiện quyền - giám sát thông qua các hoạt động chính như:
- Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do Quốc
hội thành lập và các báo cáo khác quy định trong thời gian giữa hai kỳ họp
Quốc hội do Quốc hội giao hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc
hội
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
Trang 29- Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vẫn quy định
-trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội
- Giám sát chuyên đề
- Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân
- Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
- Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
_—_¬ Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội |
7 Kiến nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn
Căn cứ vào kết quả giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội có các quyền sau:
- Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp
luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần
hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
- Quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp
luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Kiến nghị với Quốc hội hoặc yêu cầu cơ quan, cá nhân có thâm quyền
miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với những người có hành vi
vi phạm pháp luật nghiêm trọng:
- Đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
Trang 303 Hoạt động giám sát cúa Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội _
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động chính sau:
- Thâm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc theo sự phân công của Ủy ban thường vụ
Quốc hội |
- Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Tham phan
Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tôi cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban phụ
trách
- Giám sát chuyên đè
- Tổ chức hoạt động giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân - Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Thâm quyền của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát:
- Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền sửa đổi,
bỗ sung, đình chỉ việc thí hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy
Trang 31- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính
_ phủ, | Chu tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về
những vấn đề Hội đồng, Ủy ban phụ trách;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm,
khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân bị vi phạm 4 Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội:
- Chất vẫn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thú tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiêm sát nhân đân tôi cao, Tông Kiêm toán nhà nước;
- Giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp
luật;
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu quan tâm
Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc
hội có các quyền:
- Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền sửa đổi,
bỗ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy
phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
Trang 32- Đại biểu Quốc hội còn có quyền kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Tính quyền lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với bộ máy
hành chính nhà nước còn thê hiện về mặt tổ chức như quyết định thành lập,
bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ; thành lập mới, chia, nhập, điều chỉnh địa
giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành lập, giải thể đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt |
II HOAT DONG GIAM SAT CUA HOI DONG NHAN DAN VA
CAC BAN CUA HOI DONG NHAN DAN
Với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân,
các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật
của cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám
sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
1 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Theo quy định tại Điều 87 Luật tô chức chính quyền địa phương năm 2015 Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của
Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của các Ban
của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng
nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương
Trang 33+ Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy + Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét trả lời chất vẫn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
+ Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần
thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát;
+ Giám sát chuyên đề;
+ Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Hội đồng nhân dân bầu
- Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân có các quyền sau
đây:
+ Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban
hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân;
+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
+ Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời
chất vẫn khi xét thấy cần thiết; |
+ Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Trang 34Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân _
2 Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, giám sát cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và
công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thông qua các hoạt động: - Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
- Xem xét việc trả lời chất vẫn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành
viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện
kiêm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Giám sát chuyên đề
- Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng
nhân dân
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
- Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
3 Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân
Các Ban của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân
giảm sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, giúp Hội đồng nhân dân giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thị
Trang 35của cơ quan nhà nước câp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng câp
thông qua các hoạt động sau:
- Thâm tra các báo cáo do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân phân công;
- Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Giám sát chuyên đề;
- Giam sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Như vậy, phạm vi giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm toàn diện mọi vấn đề và lĩnh vực quản lý nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị
sự nghiệp trên địa bàn lãnh thể tương ứng bất luận cơ quan, tổ chức, đơn vị đó trực thuộc cấp nào Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân góp phần tích cực vào việc phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức ở địa phương trong việc chấp hành pháp luật Trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thâm quyền _ giải quyết, xử lý kịp thời những sai phạm; đôn đốc các cơ quan thực hiện Nghị quyết của mình cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, bao dam thi hành có hiệu quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của
Hội đồng nhân dân địa phương
4 Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
- Chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân
dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp;
- Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
Trang 36Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân
theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các
vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân
công: tô chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát
II HOAT DONG KIEM TOAN CUA KIEM TOÁN NHÀ NƯỚC
1 Mục đích của Kiểm toán nhà nước
Khoản I Điều 118 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Kiểm toán nhà
nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá - và xác nhận tính đúng dan, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ
pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản của Nhà nước |
Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần
thực hành tiết kiệm, chống tham những, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn
chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
Hoạt động quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú trên mọi lĩnh
vực và là đôi tượng kiêm tra, giám sát của nhiêu cơ quan nhà nước, tô chức xã
hội và công dân Đối tượng kiêm toán của Kiểm toán nhà nước là tất ca các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước; trong đó chủ
thể là đối tượng bị kiểm toán có số lượng lớn nhất là các cơ quan hành chính
nhà nước Nói cách khác, kiểm toán nhà nước chủ yếu tiến hành hoạt động kiểm toán đối với hệ thông các cơ quan hành chính nhà nước về mọi hoạt
động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước 2 Nhiệm vụ cơ bán của Kiểm toán nhà nước
Trang 37- Quyết định kê hoạch kiêm toán hàng năm và báo cáo với Quôc hội,
_ Chính phủ trước khithuc hién; |
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm
vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu;
- Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Tham gia với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính và Ngân sách của
Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét,
thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước Phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước;
- Tham gia với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính và Ngân sách của
Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
lĩnh vực tải chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính;
- Chuyển hỗ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thâm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán
3 Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
Trang 38- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung
cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;
đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được
giao; đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công
dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của
Kiểm toán nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện
và kiến nghị;
- Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến
nghị của Kiểm toán nhà nước;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thâm quyền yêu cầu các đơn vị được
kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp
sai phạm trong báo cáo tài chính và các: sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm
toán nhà nước;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tô chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán; - Đề nghị cơ quan có tham quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức,
cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc
cung cấp thông tỉn, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán
viên nhà nước;
- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết;
- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán
Trang 39- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp
Trang 40Chương 3
THANH TRA, KIÊM TRA CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC DOI VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI
I KIEM TRA CUA CO QUAN HANH CHiNH NHA NUOC DOI
VOI HOAT DONG QUAN LY XA HOI
Kiểm tra là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và của đội ngũ cán bộ,
công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của mình Trong quản lý nhà nước,
kiểm tra là biện pháp quản lý, là hoạt động không thể thiếu trong quả trình quản lý cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể
quản lý có thâm quyền và yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên, liên tục Thông qua hoạt động kiểm tra các chủ thể quản lý vừa phát hiện những điểm tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực
trong quản lý nhà nước Từ đó, các chủ thể quản lý vừa có nhiệm vụ hoàn thiện
các văn bản quản lý vừa có nhiệm vụ cải tiến biện pháp cũng như cách thức quản lý, đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý và thực tiễn đặt ra cho họ
Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước Biểu hiện cụ thể như sau:
- Chủ thể kiểm tra tiến hành hoạt động một cách đơn phương, không
cần có sự đồng ý hay thỏa thuận của bên bị kiểm tra Hoạt động kiểm tra có
thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đối với các đối tượng quản lý
- Chủ thể kiểm tra có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và các chứng cứ liên quan tới các vấn đề và nội dung cần kiểm tra Bên bị
kiểm tra không được từ chối hay cản trở việc thực hiện các yêu cầu nói trên
- Chủ thể có thâm quyền kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng,