1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện an sinh xã hội ở việt nam hiện nay

112 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 761,44 KB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VŨ THỊ HỒNG HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành :

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THỊ HỒNG

HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THỊ HỒNG

HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học

Mã số : 8.22.90.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Như Huế

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày…… tháng… năm 20…

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn

Thị Như Huế Số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, khách quan,

khoa học, dựa trên kết quả nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và các tài liệu đã được công bố

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Vũ Thị Hồng

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đầy đủ

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VÀ AN SINH XÃ HỘI 12

1.1 Một số vấn đề lý luận về phân phối sản phẩm 12

1.2 Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội 32

1.3 Vai trò của phân phối sản phẩm trong nền kinh tế 51

Chương 2: Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 56

2.1 Hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm sẽ góp phần thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp và giá trị đạo đức truyền thống 56

2.2 Hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm gắn liền với tăng lương tối thiểu sẽ nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội 71

2.3 Hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng khi thực hiện các chính sách an sinh xã hội 82

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

TÓM TẮT LUẬN VĂN 106

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phân phối sản phẩm là một trong những mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, mặc dù chịu sự quy định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ

tổ chức quản lý sản xuất, nhưng do kích thích trực tiếp vào lợi ích của người lao động nên nó có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi nền sản xuất Nếu phân phối sản phẩm đảm bảo công bằng lợi ích cho người lao động thì người lao động sẽ làm việc với thái độ tích cực, khi đó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Ngược lại, nếu phân phối sản phẩm không đảm bảo lợi ích cho người lao động thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất

Nhận thức rõ vai trò của phân phối sản phẩm đối với nền sản xuất, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng một chế độ phân phối nhằm phát huy vai trò của người lao động và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, đã có lúc việc xây dựng chế độ phân phối ở nước ta không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Những sai lầm đó đã từng bước được khắc phục trong thời kỳ đổi mới Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, trong nhiều trường hợp, chế độ phân phối sản phẩm vẫn còn mang tính bình quân, cào bằng, chưa thực sự thỏa đáng với sức lao động, trình độ của người lao động,… Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người lao động làm việc với thái độ chưa tích cực, trở thành một trong những nhân tố kìm hãm quá trình sản xuất phát triển

Ở Việt Nam hiện nay, phân phối sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Phân phối theo lao động, phân phối theo vốn và các đóng góp khác, phân phối theo quỹ an sinh xã hội là ba hình thức phân phối cơ bản ở nước ta hiện nay Trong đó, hình thức phân phối thông qua quỹ an sinh xã hội ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển và ổn định nền

Trang 8

kinh tế - xã hội Phân phối qua an sinh xã hội sẽ là hình thức phân phối góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống của người lao động Khi có rủi

ro xảy ra với người lao động, hệ thống an sinh xã hội kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước

và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch

vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước Hệ thống an sinh xã hội làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia

sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế

hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới, trong đó

có Việt Nam Việc ngày càng hoàn thiện hơn nữa quan hệ phân phối sản phẩm sẽ có vai trò quyết định đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

ở Việt Nam hiện nay Ngược lại, khi an sinh xã hội phát triển cũng sẽ dẫn đến

sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của quan hệ phân phối sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế một cách bền vững

Với những lý do cơ bản trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quan

hệ phân phối sản phẩm và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành triết học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Phân phối sản phẩm nói chung và phân phối qua an sinh xã hội nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu Trong số đó, có những công trình nghiên cứu bàn về vấn đề phân phối sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với các mặt còn lại của quan hệ sản xuất và có những công trình nghiên

Trang 9

cứu về vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay, có thể phân loại các công trình như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất:

Có những công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất tương đối toàn diện, cả về sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm Điển

hình là công trình “Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở Việt

Nam”[118] do tác giả Phạm Thị Quý chủ biên, được xuất bản vào năm 2000

Trong công trình này, tác giả và các cộng sự của mình đã tập trung làm sáng

tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng, hoàn thiện quan

hệ sản xuất mới ở nước ta, trong đó có vấn đề phân phối sản phẩm

Cũng bàn về quan hệ sản xuất nhưng tác giả Lương Xuân Quỳ (chủ

biên) và các cộng sự lại tiếp cận theo hướng: “Xây dựng quan hệ sản xuất

định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam”[117], công trình này được công bố vào năm 2002 Nhìn chung, các tác

giả này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn Trong đó, nổi bật là các tác giả đã làm rõ nội dung của quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trong phân phối sản phẩm

Hai là, các công trình nghiên cứu về phân phối sản phẩm:

Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tác giả tiếp cận một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân phối sản phẩm, điển hình là các

công trình dưới đây:

“Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã hội”[10] của tác giả Lý

Bân Tuy nhiên, công trình này chủ yếu đề cập đến vấn đề phân phối sản phẩm gắn với thực tiễn Trung Quốc, có nhiều khác biệt so với Việt Nam

Bài báo “Vấn đề phân phối sản phẩm trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay”[92] của tác giả Nguyễn Đức Luận (Tạp chí

Trang 10

Lý luận chính trị và truyền thông, tháng 3 năm 2013) Công trình này khái

quát quá trình đổi mới quan hệ phân phối sản phẩm ở nước ta từ năm 1986 đến nay Chúng tôi nhận thấy công trình này rất gần với hướng tiếp cận của chúng tôi

Như vậy, phân phối sản phẩm đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với những cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau Các công trình này đã phần nào chỉ ra được quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm và việc vận dụng quan điểm đó ở Việt Nam hiện nay

Ba là, các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội:

An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia Vì vậy, ASXH đã và đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong nước và trên thế giới với cách tiếp cận, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến những công trình chủ yếu và các kết quả nghiên cứu chính sau:

Đầu tiên phải kể đến là công trình nghiên cứu của tác giả Mai Ngọc

Cường (chủ biên)“Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020”[26]

Bằng cách tiếp cận hệ thống an sinh xã hội với hai bộ phận: an sinh xã hội đóng - hưởng và an sinh xã hội không đóng góp, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó Trên cơ sở phân tích bối cảnh thế giới và trong nước, quán triệt các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện một số vấn đề chính sách xã hội, trong đó có chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012 - 2020 của Nghị quyết số 15- NQ/TW ngày 01 tháng 06 năm

2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ đã đưa ra, tác giả nêu ra những khuyến nghị một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta những năm tới Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu kinh

Trang 11

nghiệm của một số nước trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội để bạn đọc tham khảo trong nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển an sinh

xã hội ở nước ta trong những năm tới

Cuốn An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực [131] của Mạc Văn

Tiến tập hợp 101 bài viết nghiên cứu, bài trao đổi tại các Hội thảo trong và

ngoài nước của tác giả, cuốn sách chia làm 3 phần: Phần I - Một số vấn đề về

an sinh xã hội, gồm 17 bài, đã đề cập đến nhiều nội dung, nhiều khía cạnh

khác nhau về ASXH, như khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH Phần II -

Bảo hiểm xã hội (BHXH), gồm 55 bài, đề cập đến nguồn gốc, đặc trưng, chức

năng, vai trò của BHXH, tác giả đã nhấn mạnh, BHXH là một bộ phận cơ

bản, quan trọng nhất của hệ thống ASXH Phần III - Phát triển nguồn nhân

lực, gồm 29 bài, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau về nguồn nhân lực hiện

nay ở nước ta

Cuốn Giáo trình An sinh xã hội [59] của tác giả Nguyễn Văn Định đã

cung cấp những kiến thức cơ sở về ASXH Cuốn giáo trình đã nêu ra vai trò của ASXH; bản chất và chức năng của ASXH; hệ thống các chính sách ASXH, như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo, quỹ dự phòng; nêu ra sự cần thiết, các nguyên tắc và nội dung của quản lý nhà nước về ASXH Với những nội dung được trình bày, giáo trình này là tài liệu cơ sở để phân tích những vấn đề lý luận về ASXH và ASXH ở Việt Nam hiện nay

Cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội

ở Việt Nam [25] của tác giả Mai Ngọc Cường đã cung cấp một cái nhìn tổng

quan về khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH Chẳng hạn, về khái niệm

ASXH, tác giả cho rằng, ASXH là một khái niệm mở, có thể tiếp cận phạm trù này theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng, ASXH là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được hưởng an bình, an ninh, an toàn và an

Trang 12

khang trong xã hội; theo nghĩa hẹp, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ… Tác giả ủng hộ cách tiếp cận ASXH theo nghĩa hẹp, vì theo tác giả, cách tiếp cận theo nghĩa hẹp phù hợp với cách tiếp cận của ILO Tác giả cuốn sách đã đưa ra quan điểm nghiên cứu về khái niệm ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật, hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người

bị thiên tai địch hoạ

Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020 [19] của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội đã chỉ ra rằng, hệ thống ASXH thời kỳ 2011 - 2020 gồm 3 tầng lưới có khả năng hỗ trợ lẫn nhau hướng tới mục tiêu bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, không để cho người dân bị bần cùng hóa, bị gạt

ra bên lề xã hội, gồm: Lưới thứ nhất - Phòng ngừa rủi ro, bao gồm nhóm

chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động để chủ động phòng ngừa rủi ro về đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh

doanh hoặc do biến động của môi trường tự nhiên; lưới thứ hai: Giảm thiểu

rủi ro, bao gồm nhóm chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm nông nghiệp để

bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các biến cố trong đời sống,

sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên; lưới thứ ba: Khắc

phục rủi ro, bao gồm nhóm chính sách trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo,

tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát

Trang 13

do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường

tự nhiên, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân Đây thực chất là nội hàm phản ánh khái niệm, nội dung, chức năng ASXH ở nước ta mà luận

án sẽ kế thừa

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo đất nước rất quan tâm đến vấn đề ASXH, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước Để thuận lợi cho nhận thức và hành động, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, các quan điểm chỉ đạo đó đã được trình bày một cách ngắn gọn, hệ thống trong

cuốn sách Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng [124] do Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Viết Thông đồng chủ biên, công trình

đã tập hợp, tuyển chọn các định nghĩa về ASXH của các nhà nghiên cứu, các

tổ chức quốc tế, từ đó làm cơ sở dẫn giải các quan điểm của Đảng ta về ASXH Các tác giả đã nhấn mạnh rằng, ASXH ở nước ta hiện nay được hiểu

là một hệ thống chính sách và giải pháp áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những rủi ro và khó khăn khi gặp phải, dẫn đến mất việc làm hoặc làm suy giảm nghiêm trọng đến quyền thu nhập và cuộc sống Hệ thống ASXH ở nước ta gồm 5 trụ cột cơ bản là hệ thống chính sách, giải pháp và các chương trình phát triển thị trường lao động; phát triển

hệ thống bảo hiểm; thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững; xây dựng thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với ngững người có công; phát triển hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống dịch vụ xã hội

Cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam [135] của Viện Khoa học và

Lao động xã hội (ILSSA) phối hợp với Dự án Hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam,

do Tổ chức GIZ thực hiện dưới sự uỷ quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ) xây dựng, xuất bản năm 2011 Với gần 200 thuật ngữ ASXH sắp xếp theo thứ tự ABC bằng tiếng Việt và song ngữ Việt - Anh, cuốn sách không chỉ đem lại sự thuận tiện trong tra cứu mà còn giúp độc giả

Trang 14

có một cái nhìn tổng quát về mối liên hệ giữa các trụ cột trong hệ thống ASXH ở Việt Nam cùng các chương trình, chính sách có liên quan thông qua

sơ đồ về hệ thống ASXH

Tác giả Dương Văn Thắng với bài Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng

Đại hội XI của Đảng [125] đã cho rằng, “an sinh” là một từ Hán - Việt An -

trong chữ “an toàn”, sinh - trong chữ “sinh sống”, an sinh có thể hiểu là “an toàn

sinh sống” Nói một cách khái lược: Xã hội an sinh là xã hội mà mọi người được

an toàn sinh sống, hay là có cuộc sống an toàn Nói ngắn gọn, ASXH là một tấm lưới che chắn, bảo đảm an toàn cho xã hội và con người, là nhân tố bảo đảm cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững An sinh xã hội là trụ cột của hệ thống chính sách xã hội, Hệ thống ASXH gồm các cơ chế, chính sách, giải pháp nhiều tầng, nấc nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội không bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa bởi tác động tiêu cực của các loại rủi ro An sinh xã hội có ba chức năng chính là phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro và khắc phục rủi ro

Cuốn An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 [112] do Vũ Văn Phúc

chủ biên, đây là một tập hợp các bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề ASXH Mỗi bài viết được tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau về chủ đề ASXH, nhưng đều khẳng định hệ thống ASXH ở nước ta hướng tới mục tiêu góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước

Trong bài Tiếp cận an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trên quan điểm

phát triển bền vững [106], tác giả Nguyễn Thị Nga đã nhấn mạnh rằng, trong

thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH, nhưng tựu trung lại, dù tiếp cận dưới giác độ nào đi chăng nữa, thì về bản chất, ASXH là vấn đề vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, vừa có tính nhân đạo rất sâu sắc Nhà nước có

Trang 15

vai trò quan trọng trong bảo đảm ASXH, đối tượng bảo đảm ASXH là đông đảo các tầng lớp dân cư

Cuốn Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc

thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam [31] của tác giả Nguyễn Văn

Chiều Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính sách

ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, cuốn sách đã phân tích những nội dung cơ bản của chính sách ASXH

và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam

hiện nay Đề tài khoa học cấp Bộ: Đảm bảo an sinh xã hội - Định hướng mô

hình và giải pháp [2], do Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm, đã phân tích

khái niệm và các chức năng, cấu trúc và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống

ASXH, tạo cơ sở lý luận cho việc định hướng mô hình và giải pháp về ASXH ở Việt Nam Đề tài làm rõ những đặc điểm chung và nét đặc thù của từng mô hình, từ đó có thể gợi mở cho Việt Nam

Đề tài cấp Nhà nước: Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã

hội ở Việt Nam giai đoạn năm 2011 - 2020 [172], mã số KX.02.07/11-15, do

Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện, đã phân tích và thống nhất về

cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam, đề xuất các mức chuẩn để xây dựng sàn ASXH, các chính sách trong sàn ASXH Đây là

cơ sở quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về ASXH, vai trò của ASXH ở Việt Nam trong những năm tiếp theo

Trên đây là một số công trình nghiên cứu điển hình về nội dung liên quan đến luận văn mà tác giả đã tiếp cận và nghiên cứu Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt Nam hiện nay vẫn là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Chắc chắn những công trình này sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài của mình

Trang 16

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận về phân phối sản phẩm và an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay, tác giả rút ra ý nghĩa của việc hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

Một là: Phân tích tính tất yếu và nội dung của việc phân phối sản phẩm

và phân phối sản phẩm theo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Hai là: Làm rõ một số vấn đề lý luận về phân phối sản phẩm và an sinh

xã hội

Ba là: Rút ra ý nghĩa của việc hoàn thiện quan hệ phân phối sản phẩm đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ phân phối sản phẩm với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, v.v

Trang 17

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn làm rõ nội dung của quan hệ phân phối sản phẩm và phân phối sản phẩm theo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, rút ra

ý nghĩa đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ việc hoàn thiện quan hệ

phân phối sản phẩm và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện chính sách an

sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho

việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy triết học và những người quan tâm đến vấn đề này

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

gồm 2 chương 6 tiết

Trang 18

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VÀ AN SINH XÃ HỘI

1.1 Một số vấn đề lý luận về phân phối sản phẩm

1.1.1 Khái niệm phân phối sản phẩm

Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin:

“phân phối xác định tỷ lệ theo đó mỗi cá nhân tham dự vào sản phẩm đã sản xuất ra [95, tr861] Việc phân phối sản phẩm cho mỗi cá nhân được xác định

trên cơ sở tỷ lệ tham dự của cá nhân vào sản phẩm sản xuất ra Tất nhiên, tỷ lệ

đó như thế nào lại do bản chất của mỗi xã hội quy định

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần nêu rõ quan

hệ phân phối cũng bao hàm trong phạm vi quan hệ sản xuất, là một mặt của

quan hệ sản xuất: “các quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với

các quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành mặt sau của các quan hệ sản xuất ấy, thành thử cả hai đều cùng có chung một tính chất lịch sử nhất thời ấy” [96; tr634] Mỗi phương thức sản xuất có quy luật phân phối của cải vật

về hình thức Mác nhấn mạnh: "Bất kỳ một sự phân phối nào về tư liệu tiêu

dùng cũng chỉ là hậu quả của sự phân phối chính ngay những điều kiện sản xuất; nhưng sự phân phối những điều kiện sản xuất lại là một tính chất của

Trang 19

chính ngay phương thức sản xuất" [97, tr36-37] Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ăngghen đã phê phán Đuy-rinh khi trộn lẫn một cách giản đơn sản

xuất và trao đổi làm một, lại đặt sự phân phối ở bên cạnh sự sản xuất, coi phân phối như một quá trình thứ hai hoàn toàn bên ngoài và không dính dáng

gì với sản xuất Ăngghen đã chỉ ra rằng : “Song chúng ta đã thấy rằng, trên

những nét chủ yếu của nó, sự phân phối trong mỗi trường hợp đều là kết quả tất nhiên của những quan hệ sản xuất và trao đổi trong một xã hội nhất định, cũng như là của những tiền đề lịch sử của xã hội đó, đến nỗi mà một trong khi chúng ta biết được những quan hệ và tiền đề ấy, chúng ta có thể suy ra một cách chắc chắn phương thức phân phối thống trị trong xã hội đó” [5,

tr258-259] Như vậy, phân phối không phải là một lĩnh vực độc lập đứng bên cạnh sản xuất, quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất

Bản thân quan hệ phân phối có tác động mạnh mẽ đối với sản xuất do

nó có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của người lao động Nếu lợi ích của những người tham gia quá trình sản xuất được đảm bảo, họ sẽ có thái độ tích cực trong quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy nền sản xuất phát triển cả về nhịp độ và quy mô, làm năng động toàn bộ nền sản xuất Ngược lại, nếu quan

hệ phân phối không phù hợp, tức là lợi ích của người lao động không được đảm bảo thì họ sẽ tham gia vào quá trình sản xuất với thái độ không tích cực,

từ đó dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất

Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất Khi lực lượng sản xuất biến đổi và do đó quan hệ sản xuất biến đổi, khi quan hệ phân phối cũng biến đổi Mác coi trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là nhân tố quyết định quan hệ phân phối Sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sở hữu kéo theo sự biến đổi của quan hệ phân phối sản phẩm Theo

C Mác, mỗi một hình thái phân phối đều biến đổi cùng một lúc với phương

Trang 20

thức sản xuất nhất định tương ứng với hình thái phân phối ấy và đẻ ra hình thái phân phối ấy Phân phối là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan

hệ sở hữu và quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất

Phân phối được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Phân phối theo nghĩa rộng là phân phối tổng sản phẩm xã hội, nó bao gồm phân phối các yếu

tố sản xuất và phân phối tư liệu tiêu dùng Phân phối yếu tố sản xuất bao gồm

tư liệu sản xuất, nó có trước sản xuất, đồng thời tiếp tục phát sinh trong quá trình sản xuất Trước khi sản xuất, cần phải phân phối các yếu tố sản xuất cho các ngành và các doanh nghiệp khác nhau để sản xuất các sản phẩm khác nhau Không có sự phân phối các yếu tố sản xuất, thì sản xuất không thể diễn

ra được Tính chất phân phối các yếu tố sản xuất quyết định tính chất phân

phối tư liệu tiêu dùng C Mác đã chỉ rõ:"Bất kỳ một sự phân phối nào về tư

liệu tiêu dùng cũng chỉ là hậu quả của sự phân phối chính những điều kiện sản xuất Ví dụ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên tình hình là những điều kiện vật chất của sản xuất lại nằm ở trong tay những kẻ không lao động, dưới hình thức sở hữu tư bản và sở hữu ruộng đất, còn quần chúng chỉ

là kẻ sở hữu những điều kiện của người sản xuất, tức là sức lao động Nếu những yếu tố của sản xuất được phân phối như thế thì việc phân phối hiện nay về tư liệu tiêu dùng tự nó cũng do đó mà ra Nếu những điều kiện vật chất của sản xuất là sở hữu tập thể của bản thân những người lao động thì cũng sẽ

có một sự phân phối những tư liệu tiêu dùng khác với sự phân phối hiện nay"

[97, tr.36-37] Tới lượt nó, quan hệ phân phối cũng có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu và lực lượng sản xuất, do đó đối với sản xuất, nó có thể làm tăng hoặc giảm quy mô sở hữu, hoặc cũng có thể làm biến dạng tính chất của

quan hệ sở hữu

Các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất, vừa có tính lịch sử Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ, trong bất cứ xã hội nào, sản phẩm lao động cũng

Trang 21

được phân chia thành: một bộ phận cho tiêu dùng sản xuất, một bộ phận để dự trữ và một bộ phận cho tiêu dùng chung của xã hội và cho tiêu dùng cá nhân

Đó chính là sơ đồ phân phối tổng sản phẩm xã hội của C.Mác Ở đây, C.Mác vạch trần tính chất vô căn cứ lý luận của phái Lát-xan về “thu nhập của lao động không bị cắt xén” của người công nhân, C Mác chỉ ra rằng, nếu cách nói “thu nhập của lao động” được hiểu theo nghĩa là sản phẩm của lao động, thì “thu nhập tập thể của lao động có nghĩa là tổng sản phẩm xã hội” Sơ đồ phân phối ở tầm vĩ mô, để đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất, một là cần lấy một phần từ tổng sản phẩm xã hội để thường xuyên bù đắp cho các tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng Hai là, một phần phụ thêm để mở rộng sản xuất

Ba là, xã hội cũng cần phải có quỹ dự trữ để đề phòng các vấn đề có thể xảy

ra như thiên tai, mất mùa, dịch bệnh… Tất cả những khoản ấy là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội Nhưng trước khi phân phối phần còn lại của tổng sản phẩm cho cá nhân, còn phải khấu trừ: một là các khoản chi phí cho quản lý chung, không trực tiếp thuộc về sản xuất Các khoản chi này là

cần thiết mà theo Mác: "So với xã hội hiện nay, phần này sẽ lập tức bị thu hẹp

lại hết sức nhiều và xã hội mới càng phát triển thì phần đó sẽ càng giảm xuống" [97, tr.32], tức là xã hội ngày càng phát triển thì chi phí cho quản lý

ngày càng giảm đi; hai là, còn phải khấu trừ tiếp một phần nữa để thỏa mãn

các nhu cầu chung, cụ thể là chi cho trường học, cơ quan y tế v.v “Phần này

lập tức tăng lên khá nhiều so với xã hội hiện nay, và xã hội mới càng phát triển thì phần đó lại càng tăng lên” [93, tr32] Ba là còn phải khấu trừ trong

tổng sản phẩm xã hội là khoản trích bỏ vào quỹ nuôi dưỡng những người không có khả năng lao động Chỉ sau khi khấu trừ tất cả các khoản ấy mới có thể bắt đầu phân phối vật phẩm tiêu dùng “cho cá nhân những người sản xuất

của tập thể” C.Mác nhận xét: kết quả là “ Thu nhập không bị cắt xén của lao

động” bỗng nhiên đã biến thành“bị cắt xén”, mặc dầu cái mà người sản

Trang 22

xuất…bị mất đi thì với tư cách là thành viên của xã hội, người đó lại nhận được một cách trực tiếp hay gián tiếp” [97, tr.33]

Tính lịch sử của quan hệ phân phối là mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất của quan hệ sản xuất của xã hội đó, bởi quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất và cũng như quan hệ sản xuất, quan hệ phân phối có tính chất lịch sử Quan hệ phân phối cũng như các mặt còn lại của quan hệ sản xuất, lệ thuộc trực tiếp vào trình độ của lực lượng sản xuất, do vậy quan hệ phân phối sẽ thay đổi căn bản khi lực lực lượng sản xuất

có sự thay đổi về chất

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phân phối sản phẩm là một mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, là sự phân chia kết quả của quá trình lao động cho những người tham dự vào quá trình đó theo tỷ lệ mà họ

đóng góp Nó không chỉ chịu sự quy định của lực lượng sản xuất mà còn chịu

sự quy định của quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất Tuy nhiên, do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của người lao động nên

nó có thể tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất

Phân phối sản phẩm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong các học thuyết của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những luận điểm quan trọng về phân phối sản phẩm, nhất là

phân phối sản phẩm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, cùng với những quan điểm về sự cần thiết phải xây dựng chuyên chính vô sản, Mác đã đưa ra các quan điểm quan trọng về vấn đề phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội Trong khi phê phán tác phẩm “toàn vẹn của lao động” của chủ nghĩa Látxan, C.Mác đồng thời cũng chỉ ra những quan điểm về phân phối như thế nào sau khi chủ nghĩa tư bản mất đi và chủ nghĩa cộng sản được xây dựng

Trang 23

thành công C.Mác đặt vấn đề phân phối trong sự liên hệ với trình độ phát triển của sản xuất xã hội Mác cho rằng, trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản tuy nhà nước và pháp luật vẫn còn tồn tại, nhưng để phù hợp với sự phát triển của sức sản xuất thì đòi hỏi xã hội phải thực hiện phân phối làm theo

năng lực, hưởng theo lao động Tức là khi đó người lao động sẽ được hưởng

một cách công bằng với những gì mà mình bỏ ra, làm bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu

Theo V.I.Lênin, cách phân phối theo lao động nói trên là một “bước tiến vĩ đại”, bởi nó khẳng định chế độ người bóc lột người đã bị xóa bỏ, mọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia lao động và được hưởng theo những gì mà mình đã làm ra, làm ít thì hưởng ít, muốn được hưởng nhiều thì phải làm nhiều, đó là công bằng Tuy nhiên sự bình đẳng ấy chưa phải là sự bình đẳng tuyệt đối Bởi vì, mặc dù chế độ người bóc lột người đã bị xóa bỏ, chế độ công hữu đã được xác lập, nhưng về tiêu dùng và phân phối vẫn chưa thực sự bình đẳng Mọi người đều được hưởng theo lao động, nhưng không phải ai cũng có năng lực làm việc như nhau, có người giỏi hơn, có người kém

hơn, gia đình người này đông hơn, gia đình người kia ít hơn Theo C.Mác “đó

là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài” [97, tr35-36] nhưng khi chuyển sang giai đoạn

của xã hội cộng sản, cùng với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được phát triển, trình độ văn hóa được nâng cao, không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn Lúc này lao động trở thành nhu cầu bậc nhất cho sức sống của mọi thành viên trong xã hội Vì vậy, trong lĩnh vực phân phối cũng tất yếu phải chuyển sang

một giai đoạn mới, thực hiên nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu

cầu” [97, tr.36] đó là lúc "tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi

Trang 24

dào" [97, tr.36] là lúc xã hội có thể sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng nhiều đến

mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa Tất nhiên, phải mất một thời gian dài nữa thì nhân loại mới thực hiện được nguyên tắc phân phối đó - một nguyên tắc phân phối gắn với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ rất cao

Có thể khẳng định phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân Mỗi chế độ khác nhau gắn với một phương thức sản xuất khác nhau, vì thế tất yếu chế độ phân phối cũng phải khác nhau Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra những khác biệt của phương thức phân phối dưới chế độ tư bản chủ nghĩa với phương thức phân phối dưới chế

độ xã hội chủ nghĩa Phương thức phân phối dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là

do chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất quyết định, nó

nhằm phục vụ sự làm giàu của chủ nghĩa tư bản, C.Mác viết: “…những điều

kiện vật chất của sản xuất lại thuộc về những kẻ không lao động, dưới hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa và sở hữu ruộng đất, còn quần chúng thì chỉ có những điều kiện sản xuất nằm trong con người họ tức là lao động” [97, tr.37]

còn phương thức phân phối sản phẩm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là do chế

độ sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất quyết định, nó nhằm bảo đảm tái sản xuất mở rộng không ngừng với tốc độ cao và trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động Việc phân phối sản phẩm trong xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ lợi ích cho toàn xã hội, bảo đảm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, bảo đảm củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa Bảo đảm phát triển nền kinh tế với những tỷ lệ cần thiết theo yêu cầu của quy luật phát triển của nền kinh tế quốc dân Bảo đảm

Trang 25

tái sản xuất không ngừng được mở rộng, tạo khả năng thoả mãn nhu cầu cả về

vật chất và tinh thần ngày một tăng lên của toàn xã hội

Tuy đặc trưng cơ bản nhất của phương thức phân phối dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm lợi ích của mọi thành viên trong xã hội, nhưng không có nghĩa là toàn bộ thu nhập quốc dân đều đem chia hết cho các thành viên trong xã hội mà phải dành một phần thích đáng vào việc mở rộng sản xuất và phát triển sự nghiệp công ích Vì thế, việc phân phối phải được tiến hành bằng nhiều lần phân phối, phân phối lần đầu và phân phối lại Phân phối lần đầu dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là việc phân phối thu nhập quốc dân thành những hình thức thu nhập của công nhân viên chức công tác trong những lĩnh vực sản xuất và dưới hình thức thu nhập thuần tuý được để lại dưới hình thức lợi nhuận và một phần nữa là thu nhập thuần tuý được tập trung vào ngân sách nhà nước dưới hình thức thu nhập quốc doanh tiền trích lợi nhuận, tiền trích bỏ vào quỹ bảo hiểm… Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước thay mặt cho nhân dân làm chủ các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân, nên nhà nước tất yếu có tham gia vào quá trình phân phối lần đầu

Đó là một trong những điều khác nhau giữa nhà nước tư sản với nhà nước chuyên chính vô sản Sau khi phân phối lần đầu được tiến hành trong khu vực sản xuất, thu nhập quốc dân còn được phân phối lại

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân xã hội chủ nghĩa là quá trình tăng thêm quỹ tiêu dùng của người lao động bằng cách tăng các quỹ tiêu dùng công cộng Việc tăng quỹ tiêu dùng công cộng này chủ yếu dựa vào thu nhập của nhà nước qua phân phối lại lần đầu như lợi nhuận do xí nghiệp nộp cho nhà nước, thu nhập quốc doanh,… chứ không phải chủ yếu dựa vào thuế đánh vào thu nhập của người lao động như

tư bản chủ nghĩa Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, sự đóng góp của nhân dân lao động bằng thu nhập lần đầu của mình ngày càng giảm và chiếm tỷ lệ

Trang 26

không đáng kể Trong bước đầu của thời kỳ quá độ, quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa là quá trình làm tăng mức thu nhập của người lao động Do đó mới có điều kiện đảm bảo cho đời sống

nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất thì những nguyên tắc, những quan hệ phân phối cũng phải thay đổi theo cho phù hợp và đặc trưng cho quan hệ sản xuất của xã hội mới Theo C.Mác, nguyên tắc phân phối phù hợp đó chính là phân phối theo lao động Nguyên tắc phân phối này được thực hiện ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản với giả định của C.Mác là không có sản xuất và trao đổi hàng hoá

Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên

cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất hoặc hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bằng nhau Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, giá trị mới sáng tạo ra được phân chia cho các giai cấp dựa vào sự đóng góp của các yếu tố sản xuất: Một bộ phận được phân phối cho người sở hữu sức lao động theo giá trị sở hữu sức lao động, một bộ phận khác được phân phối cho người sở hữu tư liệu sản xuất Giá trị mới được phân thành tiền công, lợi nhuận, lợi tức và địa tô Tiền công là thu nhập của người lao động và là hình thức thực hiện của quyền sở hữu lao động, lợi nhuận là thu nhập của nhà tư bản và là hình thức thực hiện của quyền chiếm hữu ruộng đất

C.Mác đã phát hiện ra nguyên tắc có tính phổ biến trong chủ nghĩa tư bản là tiền công ở mức tối thiểu Tiền công là một quan hệ kinh tế diễn ra tại khu vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Theo C.Mác, chi phí sản xuất của lao động đơn giản quy lại thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí để tiếp tục duy trì giống nòi của anh ta, giá cả những chi phí sinh hoạt và chi phí để tiếp tục giống nòi đó là tiền công Tiền công được quy

định như vậy gọi là tiền công tối thiểu

Trang 27

C.Mác và Ph.Ănghen đã sáng tạo và phát triển những mầm mống tư tưởng về phân phối theo lao động của chủ nghĩa xã hội không tưởng và sáng tạo ra lý luận phân phối theo lao động của chủ nghĩa xã hội khoa học Mác khẳng định phương thức phân phối mới đó là lấy lao động làm thước đo để

phân phối Mác đã chỉ rõ:“Phần tư liệu sinh hoạt chia cho mỗi người sản xuất

sẽ do thời gian lao động của người đó quyết định Trong điều kiện ấy, thời gian lao động sẽ đóng một vai trò hai mặt Việc phân phối thời gian lao động theo một kế hoạch xã hội sẽ quy định một tỷ lệ đúng đắn giữa chức năng lao động khác nhau và các yêu cầu khác nhau Mặt khác, thời gian lao động đồng thời cũng dùng để đo phần tham gia cá nhân người sản xuất vào lao động chung do

đó cả cái phần tham dự của anh ta vào bộ phận có thể sử dụng cho tiêu dùng

cá nhân trong toàn bộ sản phẩm” [121, tr.152-153] Như vậy thời gian lao

động là thước đo khách quan của phân phối, thực hiện trao đổi ngang nhau

Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác gồm có hai bộ phận: điều kiện tiền đề để phân phối theo lao động; nguyên tắc và phương thức phân phối theo lao động Trong đó, tiền đề để thực hiện phân phối theo lao động gồm hai mặt có quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau: Một là phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa; Hai là phân phối theo lao động được thực hiện trong điều kiện kinh tế dựa trên chế độ sở hữu…

Dựa trên những điều kiện, tiền đề đó C.Mác đã vạch ra những nguyên tắc và phương thức phân phối theo lao động Theo C.Mác, chủ thể phân phối

là những người lao động, đối tượng phân phối là tư liệu tiêu dùng, căn cứ để phân phối là thời gian lao động, phương thức thực hiện phân phối theo lao

động là phiếu lao động, trong Phê phán Cương lĩnh Gô-ta, C.Mác viết:“Anh

ta nhận của xã hội một cái phiếu chứng nhận rằng anh đã cung cấp một số lao động là bao nhiêu đó (sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta làm cho các quỹ xã hội) và với cái phiếu ấy, anh ta lấy ở kho của xã hội một số lượng

Trang 28

vật phẩm tiêu dùng giá trị ngang với một lượng lao động mà anh ta đã cung cấp”[97, tr34] Ở đây, Mác cũng chỉ ra rằng do có sự khác biệt về lao động

giữa mỗi người, khả năng làm vệc đến đâu thì được hưởng đến đấy, không phải ai cũng như ai, nên sự khác biệt về thu nhập ắt sẽ tồn tại, C.Mác

viết:“Quyền của người sản xuất là tỷ lệ với lao động mà người ấy đã cung

cấp ”[97, tr34] Chỉ đến giai đoạn cộng sản chủ nghĩa mới có thể thực hiện

làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Bởi trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội và ngay cả trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa xã hội cũng chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu và cũng không thể thực hiện phân phối bình quân mà chỉ có thể phân phối theo lao động

Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác thừa nhận tồn tại sự khác biệt về thu nhập và phủ nhận phân phối bình quân Nhưng sự khác biệt này chính là sự công bằng trong phân phối mà không phải là chủ nghĩa bình quân C.Mác đã xác định nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội, đó là phân phối theo lao động Nhưng phương thức phân phối đó được thiết kế trên cơ sở giả định kinh tế hàng hoá đã tiêu vong Nhà nước trực tiếp tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm, vì thế việc áp dụng vào thực tiễn cần phải giải quyết một

số vấn đề cụ thể C.Mác coi trình độ phát triền của lực lượng sản xuất và chế

độ sở hữu là nhân tố quyết định quan hệ phân phối Theo ông, chủ nghĩa xã hội là nấc thang cao hơn chủ nghĩa tư bản bởi có lực lượng sản xuất phát triển, chế độ công hữu đã được thiết lập Lúc này, sự phân phối tư liệu sản xuất phát triển, chế độ công hữu được thiết lập thì sự phân phối tư liệu tiêu dùng cho cá nhân tất yếu phải được phân phối theo lao động

C.Mác cũng nhận xét sự giống nhau giữa phân phối theo lao động và sự

trao đổi hàng hóa:“…thống trị ở đây, cũng vẫn là cái nguyên tắc trong việc

trao đổi những hàng hóa - vật ngang giá: một số lượng lao động dưới một hình thức này được đổi lấy cùng một số lượng lao động dưới một hình thức

Trang 29

khác”[97, tr33] Nhưng điều này không có nghĩa là có thể đồng nhất việc phân

phối theo lao động với trao đổi hàng hóa Đó là những hiện tượng khác nhau

về mặt kinh tế, vì sức lao động trong chủ nghĩa xã hội không phải là hàng hóa Đây cũng được xem như điểm khác biệt giữa xã hội xã hội chủ nghĩa và

xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác nhấn mạnh: “nội dung và hình thức có đổi

khác, vì trong những điều kiện đã thay đổi thì không một ai có thể cung cấp cái gì khác ngoài lao động của mình và mặt khác, vì ngoài những vật phẩm tiêu dùng cá nhân ra thì không còn cái khác có thể trở thành sở hữu của cá nhân được”[97, tr34] Cần đặc biệt chú ý rằng chỉ có vật phẩm tiêu dùng mới

có thể trở thành sở hữu của các thành viên trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Phân tích việc phân phối trong chủ nghĩa xã hội, Mác nhận xét rằng:

“không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả, vì bất cứ người nào cũng

chỉ là một người lao động như người khác”[97, tr34] Nghĩa là trong chủ

nghĩa xã hội, lao động mang tính chất xã hội trực tiếp, vì những thành viên của xã hội đều là chủ nhân các tư liệu sản xuất, họ lao động nhờ tư liệu sản

xuất của xã hội và lao động của mỗi người là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội Sản phẩm do mỗi người tham gia sản xuất làm ra là một bộ phận hợp thành của tổng sản phẩm toàn xã hội Xã hội trả công lao động cho mỗi thành viên theo chất lượng và số lượng lao động của anh ta

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều có quyền bình đẳng đối với tư liệu sản xuất Quyền bình đẳng đó chỉ có thể chuyển hoá thành quyền lợi lao động bình đẳng, lao động trở thành phương tiện mưu sinh, trở thành tiền đề quan trọng để thu được lợi ích kinh tế Như vậy, C.Mác đã xác lập cơ

sở của mối liên hệ nội tại giữa lao động và thu nhập, lao động trở thành điều kiện tất yếu để nhận được thu nhập

Tuy vậy theo C.Mác, phân phối theo lao động về nguyên tắc vẫn là sự

bình đẳng trong “khuôn khổ tư sản” [97, tr34], tức là sự bình đẳng trong xã

Trang 30

hội sản xuất hàng hoá, theo nguyên tắc sự trao đổi hoàn toàn ngang giá Sự bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa quyền của người sản xuất là tỷ lệ với lao động mà người ấy đã cung cấp, sự bình đẳng ấy còn thiếu sót là với một công việc ngang nhau và do đó với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia

Nguyên tắc phân phối theo lao động còn được V.I.Lênin phát triển trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga V.I.Lênin đã nêu một cách

rõ ràng khái niệm phân phối theo lao động: Một là người nào không làm thì không có ăn, hai là số lượng lao động ngang nhau thì hưởng số lượng sản phẩm ngang nhau Do đó, V.I.Lênin đã đề ra phải thực hiện chế độ lao động nghĩa vụ, thông qua đó mới thực hiện được phân phối theo lao động, vì thế

“ai không làm thì không được ăn”[85, tr116], đó là điều lệnh thực tiễn của

chủ nghĩa xã hội phải tổ chức một cách thực tế như thế đó Để phân phối được hợp lý, cần phải tính toán và đôn đáo một cách chính xác, tỉ mỉ nhất, có tinh thần trách nhiệm nhất trong phạm vi toàn dân, tức là thực hiện chế độ giám sát và đôn đốc của công nhân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm

Như vậy, V.I.Lênin chỉ ra rằng trong chủ nghĩa xã hội, việc phân phối sản phẩm tiêu dùng của người lao động không thể được thực hiện theo chế độ phân phối bình quân Tiền lương và tiền thưởng phải liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời được quyết định ở mức hoàn thành kế hoạch sản xuất Ông phê bình nghiêm khắc việc biến thưởng hiện vật thành lối bình quân phụ thuộc vào lương và đề xuất quỹ thường cần được tiến hành phân phối hợp lý, nên dùng để thưởng cho những người làm kinh tế có biểu hiện tinh thần dũng cảm, chăm chỉ có trách nhiệm, tài giỏi và hết lòng trung thành Như vậy, Lênin đã gắn trực tiếp lao động với thành quả lao động và năng suất lao động

Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những

Trang 31

quan điểm quan trọng về phân phối sản phẩm nói chung và phân phối sản phẩm trong thời kỳ quá độ nói riêng Các ông đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc phân phối theo lao động với giả định rằng xã hội không còn sản xuất hàng hóa và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được xác lập Tuy nhiên, thực

tế cho thấy, có rất nhiều vấn đề liên quan đến phân phối sản phẩm trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần được giải quyết

1.1.2 Nội dung của việc thực hiện phân phối sản phẩm ở nước ta hiện nay

Xuất phát từ bản chất của quan hệ phân phối ở nước ta đã hình thành lên một số nguyên tắc phân phối chủ yếu sau

Phân phối theo kết quả lao động

Phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu và rõ nét nhất

ở nước ta hiện nay Xuất phát từ một nền sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì phân phối theo lao động là một hình thức phân phối tỏ ra thích hợp nhất Chính sự công hữu về tư liệu sản xuất này đã thiết lập lên sự công bằng cho người lao động, quyền làm chủ của người lao động Người lao động sẽ được hưởng những thành quả lao động xứng đáng với năng lực sản xuất của mình, giá trị lao động của họ đem lại cho xã hội, đó cũng chính là cơ sở để tiến hành phân phối theo lao động Khi mà nước ta chủ yếu là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể thì phân phối theo lao động là hoàn toàn phù hợp

Hơn nữa, nước ta hiện nay còn tồn tại sự khác biệt rất lớn giữa các thành phần lao động như lao động động trí óc, lao động chân tay, lao động giản đơn…Do xuất phát từ nước nông nghiệp lạc hậu lại đang định hướng lại theo con đường phát triển kết hợp công nông nghiệp - dịch vụ nên có sự pha trộn không đồng đều giữa các thành phần kinh tế vì vậy mà lao động cũng hình thành nhiều loại khác nhau Chính vì vậy mà kết quả lao động cũng rất khác nhau, do đó chúng ta muốn tiến hành phân phối công bằng cho họ thì

Trang 32

cần phải căn cứ vào giá trị mà lao động động của họ đã tạo ra cho xã hội Mặt khác trong xã hội hiện nay còn tồn tại khá nhiều những người có tư tưởng ỉ lại, ăn bám “muốn trút bỏ gánh nặng lao động cho người khác”, trong tình hình đó phân phối theo lao động là giải pháp hợp lý Đất nước ta mới chỉ đang

ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế còn nghèo nàn, sản phẩm quốc dân chưa đủ để phân phát cho mọi người theo nhu cầu, hơn nữa lao động chưa trở thành nhu cầu mà nó vẫn còn là phương thức sinh nhai của mỗi người, trong hoàn cảnh đó thì phân phối theo lao động sẽ thúc đẩy mọi người lao động ngày một tích cực và hăng hái hơn giúp cho sản xuất phát triển

Như vậy, để phân phối theo lao động cần đảm bảo các yêu cầu: Phải căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của mỗi người để trả công cho người lao động, phải trả công bằng nhau cho lao động như nhau, trả công khác nhau cho lao động khác nhau, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc

… Mặt khác phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích vật chất với động viên tinh thần cho người lao động, có vậy mới phát huy khả năng lao động, sáng tạo của mọi người Sau cùng để phân phối theo lao động được công bằng hơn chúng ta cần đấu tranh chống lại hai sai lầm phổ biến đó là chủ nghĩa bình quân và khuynh hướng đòi mở rộng quá mức khoảng cách bậc lương mà không có căn cứ kinh tế Thực hiện tốt phân phối theo lao động ở nước ta hiện nay sẽ mang lại nhiều tác dụng to lớn, nó sẽ góp phần tạo ra công bằng trong

xã hội, khuyến khích người lao động tích cực lao động hết năng lực và không ngừng nâng cao trình độ bản thân, qua đó tạo diều kiện phân bổ lao động hợp

lý giữa các ngành kịnh tế, thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển

Phân phối theo tài sản, nguồn vốn và những đóng góp khác

Nguyên tắc phân phối này cũng rất phù hợp cho thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay khi mà chúng ta đang thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong kinh doanh Phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác

Trang 33

được hiểu là quá trình trả công cho vốn tài sản và những đóng góp khác, nó được thể hiện thông qua lãi, cổ tức, lợi nhuận…Với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay bao gồm chủ yếu là hình sản suất nhỏ lẻ, hộ gia đình chưa thành lập được công ty lớn (vì thiếu vốn) thì hình thức phân phối theo vốn, tài sản cùng những đóng góp khác là một động lực to lớn thúc đẩy huy động vốn trong dân chúng

Chúng ta biết rằng hiện nay, một phần lớn nguồn vốn còn đang nằm rải rác trong tay người lao động, trong những nhà tư bản nhỏ Để huy động nguồn vốn này chúng ta không thể áp dụng các biện pháp cưỡng bức vì nước ta là một nước theo chủ nghĩa xã hội Một biện pháp tỏ ra hiệu quả trong vấn đề này, không có gì khác chính là những biên pháp kinh tế mềm dẻo, khuyến khích nguời dân Muốn dân chúng góp vốn kinh doanh thì nhà nước cần có những chính sách rõ ràng trong việc quy định lãi suất, lợi nhuận… thu được

từ nguồn vốn tài sản đóng góp đó

Huy động được nguồn vốn trong dân, kích thích được người dân mạnh dạn đầu tư sản suất, kinh doanh sẽ là một lợi thế lớn tạo đà cho nền kinh tế phát triển vững mạnh, đó cũng là một trong những mục tiêu chiến lược của

đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Hình thức phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội

Hình thức phân phối này là một trong những hình thức phân phối không thể thiếu trong một đất nước luôn vươn tới sự công bằng, bình đẳng như nước ta Nguyên tắc phân phối này đảm bảo cho mọi người được hưởng một mức phân phối cômg bằng và nó mang tính nhân đạo cao Những người làm việc với năng lực cao hơn, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn

sẽ được hưởng xứng đáng với lao động mình bỏ ra, ngoài phần lương cơ bản

ra còn có khen thưởng Điều đó giúp cho người lao động hứng khởi trong sản xuất, người làm tốt sẽ làm ngày một tốt hơn, người làm chưa tốt thì không

Trang 34

ngừng phấn đấu, rèn giũa mình để có hiệu quả lao động tốt hơn Không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân người lao động, nó còn giúp cho từng nhà máy, từng phân xưởng, đơn vị sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều hơn của cải cho xã hội Phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội mang tinh chất nhân đạo cao Qua hai hình thức phân phối đã xét ta thấy rằng những người có sức lao động, có vốn, hay có đóng góp khác cho quá trình sản xuất xã hội họ sẽ được hưởng những giá trị phân phối nhất định

từ thành quả lao động, đóng góp ấy Vậy còn nhưng người không có khả năng lao động (như người ốm yếu, già cả, mất sức lao động ) thì sao? Quan hệ phân phối trong xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã góp phần đảm bảo cho họ một mức sống ổn định tối thiểu Nhận định về hình thức phân phối này ta thấy rằng nó tạo ra sức phát triển toàn diện cho mọi thành viên trong xã hội, đúng theo quan điểm mà đại hội VII của đảng đã đề ra “coi con nguời là trung tâm của mọi sự phát triển gắn liền chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển xã hội”

Đây không phải là phân phối theo nhu cầu, cũng không phải là phân phối theo lao động mà đây mới chỉ là phân phối của thời kỳ quá độ mà thôi Đây là hình thức phân phối bổ sung cần thiết và quan trọng đối với nguyên tắc phân phối theo lao động Nó thích hợp với việc thoả mãn những nhu cầu công cộng của xã hội Nó có lợi trước hết cho những gia đình mà thù lao lao động tính theo đầu người tương đối thấp Nó không những bảo đảm cho tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có mức sống bình thường tối thiểu mà còn có tác dụng kích thích lao động sản xuất, kích thích sự phát triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội Đây là hình thức phân phối của thời kỳ quá độ,

nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của một đất nước

Ba hình thức phân phối trên là ba hình thức phân phối phổ biến và quan trọng, không thể thiếu đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trang 35

Các quan hệ phân phối này tạo nên các hình thức thu nhập khác nhau giữa các tầng lớp dân cư, phổ biến là các hình thức thu nhập sau:

Thứ nhất: hình thức tiền công, tiền lương:

Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường là quá trình chúng ta dần dần thừa nhận sức lao động là hàng hoá Khi người lao động làm việc cho chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế quốc doanh, người lao động nhận được một khoản thu nhập gắn với kết quả lao động của họ Về nguyên tắc khoản thu nhập đó phải được tương xứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ

đã cống hiến Số thu nhập theo lao động đó dược gọi là tiền lương Hay nói cách khác tiền lương chính là hình thức thu nhập theo lao động Để cho người lao động thực sự yên tâm, từ đó sẵn sàng mang hết sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều quan trọng trước hết là người lao động phải được nhận đủ mức lương và nhận kịp thời, mức lương đó phải ngày một tăng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ Do vậy trong cơ cấu tiền lương thường bao gồm hai phần là tiền lương cơ sở và tiền thưởng Phần tiền lương cơ sở là phần lương tính chung cho người lao động

có trình độ và điều kiện làm việc như nhau, còn phần tiền thưởng là phần tính riêng cho những cá nhân lao động xuất sắc, đây là phần lương có tác dụng khuyến khích người lao động

Tiền lương còn được các nhà kinh tế học thể hiện qua hai phạm trù đó

là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Tiền lương danh nghĩa là phần tiền tệ mà người lao động nhận được phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra Trong điều kiện không có sự biến động trên thị trường giá cả và thị trường tiền tệ thì sự nâng cao tiền lương danh nghĩa cũng đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của người lao động Nhưng trong tình trạng lạm phát, chẳng hạn tiền tệ giảm trong khi giá trị hàng hóa tăng thì khi đó mức tiền lương danh

Trang 36

nghĩa không phản ánh đúng mức thu nhập của người lao động Khi ấy người

ta phải dùng đến tiền lương thực tế Tiền lương thực tế chính là phần giá trị thu được từ những giá trị vật chất, dịch vụ mà người lao động đã có được khi mua chúng bằng tiền lương danh nghĩa Mức tiền lương thực tế phản ánh chính xác nhất đầy đủ nhất thu nhập thực tế của người lao động, nó cho biết đời sống của người lao động được nâng lên hay giảm đi Như vậy tăng thu nhập tiền lương thực tế sẽ làm tăng mức sống của dân cư Rõ ràng tiền lương

có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người lao động, do đó thông qua chính sách tiền lương, có thể tác động mạnh mẽ tới đời sống của người lao động

Thứ hai: Hình thức lợi tức, lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường, cái mà các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm trước hết là lợi nhuận và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện ở lợi nhuận nhiều hay ít Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí bán hàng và phí tổn sản xuất

Trong lịch sử đã có nhiều nhà kinh tế học quan niệm rằng lợi nhuận chính

là sự trả công cho những ai dám mạo hiểm vay vốn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh và dám chấp nhận rủi ro, thậm chí phá sản Để đạt lợi nhuận tất yếu các nhà sản xuất kinh doanh phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, tìm mọi cách để giảm chi phí và thu lợi nhuận cao nhất Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh Chính lợi nhuận đã đưa doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hóa mà người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ các khu vực ít người tiêu dùng Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng rộng rãi và hiệu quả nhất Lợi nhuận tạo điều kiện xúc tác cho thị trường hàng hóa ngày càng hoàn thiện và đa dạng để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh ngoài phần thu nhập là tiền lương, còn khoản thu nhập khác đó là lợi nhuận và phần này

Trang 37

ngày càng tăng lên, chiếm ưu thế trong tổng thu nhập Tổng thu nhập mà mỗi người lao động nói chung và mỗi nhà sản xuất nói riêng vừa phản ánh kết quả lao động của mỗi người, vừa phản ánh kết quả lao động của tập thể với tư cách là một chỉnh thể Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải phát huy tối đa sức sáng tạo của các nhà kinh doanh giỏi và thạo với cơ chế thị trường Đúng vậy, cần không ngừng nâng cao thu nhập, trong đó có lợi nhuận của họ.Việc không ngừng nâng cao thu nhập cho họ đòi hỏi không ngừng cải tiến cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế, trong đó có chính sách phân phối lợi nhuận Việc đưa ra đúng cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận sẽ góp phần hình thành quan hệ “làm chủ thực sự với công việc”

Lợi tức chính là một phần từ lợi nhuận mà các tổ chức kinh tế trả cho người sở hữu tiền tệ (đóng góp cổ phần vào doanh nghiệp) như vậy lợi tức có nguồn gốc từ lợi nhuận, tuỳ theo hình thức mua bán cổ phiếu mà lợi tức được chi trả theo các phương thức khác nhau Lợi tức chính là động cơ để mọi người mua cổ phiếu của doanh nghiệp, thường thì những doanh nghiệp có uy tín sẽ thu hút được mọi người mua cổ phiếu khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu Thông qua hình thức phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể huy động vốn nhàn rỗi để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng nguồn vốn chủ sở hữu

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, đã và đang xuất hiện những công

ty cổ phần, đó là công ty cổ phần nhà nước và công ty cổ phần tư nhân, đều được nhà nước khuyến khích mở rộng

Thứ ba: Hình thức thu nhập từ quỹ tiêu dùng công cộng: đó là phần

thu nhập mà người lao động nhận được từ quỹ tiêu dùng chung của xã hội, những khoản ưu đãi nhất định như trợ cấp, bảo hiểm, các khoản ưu đãi khác

Đó chính là phần thu nhập mà chính phủ trích ra từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho người lao động Đây là hình thức thu nhập phản ánh tính nhân đạo,

Trang 38

quan tâm đến đời sống mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội của đảng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn thu nhập bình quân đầu người chưa cao Các khoản trợ cấp, ưu đãi đảm bảo cho những người không còn khả năng lao động hoặc bị tai nạn lao động một cuộc sống bình thường tối thiểu

Như vậy, cả ba hình thức phân phối trên là ba hình thức phân phối phổ biến và quan trọng, không thể thiếu đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay Các quan hệ phân phối này tạo nên các hình thức thu nhập

khác nhau giữa các tầng lớp dân cư

1.2 Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội

1.2.1 Khái niệm an sinh xã hội

Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở, đi lại… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động, làm ra những sản phẩm cần thiết Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, nghĩa là việc thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời, không phải

khi nào con người cũng có thể lao động để tạo ra được thu nhập Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập hoặc do các điều kiện sinh sống khác Chẳng hạn, bị bất ngờ ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong… mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn Cuộc sống của con người cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống Những điều kiện tự nhiên và xã hội không thuận lợi đã khiến một bộ phận dân cư cần đến sự giúp đỡ nhất định

để bảo đảm cuộc sống bình thường Để tồn tại và phát triển, con người đã

có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục khó khăn Điều này được thể hiện thông qua vai trò của ASXH

Điểm mốc đánh dấu sự hình thành an sinh xã hội là cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của

Trang 39

người lao động gắn chặt với thu nhập do bán sức lao động đem lại Chính vì vậy những rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp hoặc do tuổi già sức yếu đã trở thành mối lo ngại cho những người lao động Trước những rủi ro, bất hạnh thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, một số nước đã khuyến khích các hoạt động tương thân tương ái lẫn nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm phòng khi có biến cố hoặc thực hiện trợ cấp đối với những người làm công ăn lương và thuật ngữ “an sinh xã hội” đã ra đời

Tuy nhiên ở mỗi nước lại sử dụng thuật ngữ này với các cách nói khác nhau như: Bảo đảm xã hội, An toàn xã hội, Bảo trợ xã hội hoặc An sinh xã hội Ở Việt Nam, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “An sinh xã hội”

An sinh xã hội là hình thức tập hợp (có tổ chức) các thành viên xã hội nhằm chống lại những biến cố rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân Nhờ sự tương hợp, đoàn kết trên tinh thần tương thân tương ái, thiện nguyện mà những rủi

ro, biến cố, khó khăn của các cá nhân sẽ được chia sẻ trên phạm vi rộng giúp

họ vượt qua khó khăn Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau

Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ những người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già, đã trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn…);

Trang 40

đồng thời, đòi hỏi giới chủ và nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ

Vào nửa đầu của thế kỷ XIX, những manh nha về ASXH đã xuất hiện với việc Chính phủ Anh công bố “Luật cứu tế mới” năm 1834 Luật này công nhận cứu trợ xã hội là một lưới đỡ thấp nhất trong hệ thống ASXH và lần đầu tiên trên thế giới hệ thống ASXH đã được thực hiện dựa trên luật pháp, được điều tiết bởi luật pháp Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật Đến những năm 80 của thế

kỷ XIX, an sinh xã hội (lúc này là BHXH) đã mở ra hướng mới Sự tham gia

là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên) Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: Mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam

- nữ, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp

Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ASXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và vùng Caribê Ngoài BHXH, các hình thức truyền thống về tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, như những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn… Các dịch

vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, dự phòng y tế tái thích ứng; dịch vụ đặc biệt cho người tàn tật, người già, bảo vệ trẻ em… được từng bước mở rộng ở các nước theo những điều kiện tổ chức, chính trị, kinh tế - xã hội, tài chính và quản lý khác nhau Hệ thống ASXH được hình thành và phát triển rất đa dạng

Ngày đăng: 24/11/2021, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w