1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam giáo trình nội bộ cấp cơ sở

152 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 18,16 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BAO CHI & TUYEN TRUYEN

KHOA TU TUONG HO CHi MINH

DE TAI GIAO TRINH NOI BO CAP CO SO

TU TUONG HO CHi MINH VE

CHU NGHIA XA HOI VA CON DUONG QUA DO

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VII

Trang 2

TAP THE FAC GIA

1 ThS Lê Thị Thảo - Chủ nhiệm đề tài

2 TS Doãn Thị Chín 3 Th§ Nguyễn Văn Bằng

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: NGUÒN GÓC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIÊN TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I

1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . - 5 cscccrecsccec 1 2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã

hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : 29

Chương 2: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 43

1 Chủ nghĩa xã hội - con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam43 2 Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội 47

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực chủ nghĩa xã hội 57

Chương 3:TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VE CON DUONG QUA BO

LEN CHU NGHIA XA HOI O VIET NAM .cccccsssssscccsssccscssssssssessssssvecssn 75

1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

'VIỆt ÌNam G1001 TH TH TT HH ng HT HH ng HT HT gang ra 75 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở VIỆt Nam - ch TH TT HH TT ng 1 11 1 gen ru 85 3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi và cách làm trong xây dựng chủ

nghĩa xã hội thời kỳ quá đỘ ¿6S Sàn gynreg 98

Chương 4:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRONG CONG CUOC DOI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 108

1 Thành tựu và hạn chế trong xây đựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước đổi

THỜI QC 96 90081909 090960158055 108

2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh « LỰ

Trang 4

ĐÈ TÀI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ

1 Tên học phần: 7 tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2 Mã số môn học

3 Phân loại môn học: chuyên ngành bắt buộc 4 Số đơn vị học trình: 3 đơn vị học trình- 45 tiết

5 Mục tiêu học phần: |

- Về kiến thức: Học phần này trang bị cho sinh viên chuyên ngành những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; những nội dung cơ bản và ý nghĩa, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH trong giai đoạn hiện nay

_¬ Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực nắm bắt, phân tích, đánh giá và chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong công tác Có năng lực độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và

thực tiễn về CNXH

- Về thái độ: Giúp sinh viên hiểu biết sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về

CNXH, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thấy được

trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần vào tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

6 Mô tả vắn tắt học phần: Ngoài phần mở đầu, học phần này được xây

dựng thành 7 chương nhằm giới thiệu nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh CNXH và con

đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng vào trong công cuộc đôi mới đất nước hiện nay

Trang 5

+ Tiêu luận, kiêm tra: Ì tiệt

8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

PGS,TS Nguyễn Quốc Bảo | Khoa TT Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng

2 | Ths Nguyễn Văn Bang Khoa TT Hé Chi Minh | Lịch sử

Ths Lê Thị Thảo Khoa TT Hồ ChíMinh | Hỗ Chí Minh học

9, Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong các học phần Lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giai phóng dân tộc

10 Nội dung môn học

- Nội dung tông quát và phân bỗ thời gian:

Chương 1: Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (5)

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (12 tiết)

Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam (15 tiết)

Chương 4: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đôi mới đất nước hiện nay (§ tiết)

- Nội dung chỉ tiễt:

TT Nội dung Tổng Trong đó

số tiết | Lý | Thảo | Tiểu thuyết | luận, | luận, bài tập | kiểm

tra

Chương | Nguôn gốc, quá trình hình thành và phát 5 3 2

triên tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và

con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hỗ Chí 3 2 1

Trang 6

Minh về CNXH và con đường quá độ lên

CNXH ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá

độ lên CNXH ở Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 12 CNXH - con đường phát triển tất yêu của cách mạng Việt Nam

Quan diém của Hỗ Chí Minh về đặc trưng

của chủ nghĩa xã hội

Quan điềm của Hồ Chí Minh vê mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 15 Quan điểm của Hỗ Chí Minh về thời kỳ quá độ

Quan điêm của Hỗ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi và

cách làm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ

Chương Vận dụng tư tưởng Hỗ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH trong công cuộc đổi mới đất nước hiện

nay

Thành tựu và han ché trong quá trình xây dung CHXN ở nước ta trước đổi mới

3.2 Xây dựng CNXH và con đường quá độ lên

CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7

11 Phương pháp giảng dạy và học tập: - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp tự nghiên cứu 12 Tổ chức, đánh giá môn học: TT | Cách thức đánh giá Trọng số Kiêm tra điều kiện 0,3 2 | Thao luan Thi hết môn 0,7 13 Phương tiện vật chất đảm bảo: - Bang, phan - May chiéu

- Đĩa phim tư liệu về Hồ Chí Minh

14 Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu bắt buộc: |

1 Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa

học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí

Minh, NXB Chính trị quốc gia, HN

2 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, 2009

3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo

trình tư tưởng Hè Chỉ Minh, Nxb Lý Luận, H.2013

4 Hồ Chí Minh (201 1), Toàn zập, 15 tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 5 Vũ Viết Mỹ (2002), Tờừn hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã

hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

6 Nguyễn Duy Quý (1998), Những vấn đề lÿ luận về chủ nghĩa xã hội và con

Trang 8

7 Mạch Quang Thắng (2010), Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng

Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội

- Tài liệu tham khảo

8 Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (2000), Tu ưởng Hỗ Chí Minh về độc

lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội

9 Hoàng Chí Bảo (2012), Từ thực tiên đổi mới đến nhận thức lý luận mới

về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1986 - 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10 Nguyễn Đức Bình (2003), Vẻ chủ nghĩa xã hội và con đường di lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11 Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (1997), Những quan điểm cơ bản của C Mác - Ph Ăngghen - V.I Lênin về chủ

nghĩa xã hội và thời lẹỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

12 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 1,3,4,7, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân

thứ IV- XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15 V.I Lênin (2006), Toàn rập, Tập 2 - Tập 45, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

15 Câu hỏi ôn tập:

1 Nguồn gốc tư tưởng, lý luận với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về

chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2 Nguồn gốc thực tiễn với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa

xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4 Phân tích và chứng minh chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất

yêu của cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 9

6 Phân tích quan điềm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội

7 Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam

8 Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

9 Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi và cách làm trong xây _ dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang 10

Chương 1

NGUON GOC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẾN TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON DUONG

QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hệ thống những quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc điạ, nông nghiệp lạc

hậu Hệ thống quan điểm, lý luận đó được hình thành trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin và tỉnh hoa trí tuệ của dân tộc và nhân loại vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam

a Nguôn gốc tư tưởng, lý luận

* Truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng được hình thành và phát triển trước hết trên cái nền tỉnh hoa văn hóa của dân

tộc Việt Nam Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử, nền văn hóa đó đã được bồi

đắp qua bao nhiêu thế hệ, có bản sắc riêng, trở thành nguồn sống mãnh liệt giúp dân tộc ta vượt qua bao gian nguy, thử thách

Truyén thong lịch sử của dân tộc Việt Nam Lịch sử Việt Nam là lịch sử

Trang 11

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử một dân tộc anh hùng, bền bỉ và

kiên cường chinh phục thiên nhiên, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để sinh tồn và phát triển Dân tộc ta đã trải qua hàng chục cuộc kháng chiến lớn bảo

vệ Tổ quốc chống các đội quân xâm lược Tan, Tay Han, Nam Han, Téng,

Nguyên, Minh, Thanh đến các để quốc thực dân phương Tây và hàng nghìn cuộc khởi nghĩa giành độc lập, tự do

Vào giữa thế kỷ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đã suy yếu, mục nát, mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp nông

dân Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, đề quốc Pháp là một kẻ

thù mới, là một nước tư bản chủ nghĩa, có đội quân xâm lược nhà nghề, có trang bị võ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, có nền kinh tế mạnh Vì lợi ích hoàng tộc,vì muốn giữ ngai vàng mà triều đình nhà nguyễn đã phản

bội dân tộc, đầu hàng thực dân Pháp

Sau khi đã cơ bản hoàn thành xong việc đặt ách cai trị trên đất nước ta,

bọn đế quốc pháp đã bắt đầu tiến hành bóc lột nhân dân Việt Nam bằng

những cuộc khai thác thuộc địa Từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, mất hắn chủ quyền, độc lập, thống nhất, tự do Xã hội Việt Nam vốn đã bị chế độ phong kiến làm cho trì trệ bao nhiêu

thế kỷ, lại bị chế độ thực dân kìm hãm trong sự bế tắc với nền kinh tế lạc hậu,

què quặt Trước bối cảnh đó, dẫn đến hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt

Nam: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; mâu

thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với gia cấp địa chủ phong kiến Hai mâu thuẫn này gắn liền với nhau, xã hội Việt Nam muốn phát triển đi lên, phải đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn trên, đánh đỗ chủ nghĩa đế quốc không tách rời việc xóa bỏ chế độ phong kiến Đấu tranh giành độc lập dân tộc đi đôi với đấu tranh giành dân chủ, tự do Nhiệm vụ chống đề quốc dé giành độc lập dân tộc và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến để giành ruộng

đất, tự do dân chủ cho nhân dân luôn luôn làm tiền đề, điều kiện cho nhau

Trang 12

vậy, độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Việt Nam là một quốc gia hình thành sớm (nhà nước Văn Lang ra đời, từ 700- 258 trước Công Nguyên), Việt Nam không trải qua thời kỳ phát triển

của chế độ chiếm hữu nô lệ Quan hệ nô tỳ, chế độ nô lệ gia trưởng có phát

triển nhưng trong một mức độ nhất định nào đó, quan hệ đó chưa bao giờ trở thành qua hệ chỉ phối, thống trị xã hội, nô tỳ chưa bao giờ giữ vai trò là lực

lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, một số người giàu có trong xã hội vẫn

chưa tách khỏi sản xuất hay ít ra hoạt động lao động sản xuất chưa phải là một công việc thấp kém chỉ dành cho thường dân hay nô tỳ và sự phân hóa giàu nghèo chưa thật sự sâu sắc Điều này đã dược Nguyễn Ái Quốc chứng mỉnh trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ: “nêu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liéng gì lớn; nếu nông dan chỉ sống bằng cái tối thiêu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì xa hoa;

nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hè biết

công cụ bóc lột của họ là máy móc Sự xung đột về quyền lợi của họ được

giảm thiểu”!

Hơn nữa, chế độ phong kiến Việt Nam không trải qua chế độ lãnh địa với qua hệ lãnh chúa - nông nô, cũng không trải qua thời kỳ phân quyền cát cứ lâu dài Điều này đã tác động tích cực đến tính đoàn kết cộng đồng dân tộc Dân tộc Việt Nam ngay từ khi dựng nước đã phải liên tục đứng lên chống giặc ngoại xâm Để chiến thắng được kẻ thù hùng mạnh, phải huy động

sức mạnh cả dân tộc cả về sức mạnh vật chất lẫn sức mạnh tỉnh thần Đó là

nền tảng tạo nên truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường và đoàn kết dân tộc Việt Nam là một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là nghề bản địa Nghề nông lấy đất và nước làm nền tảng, do vậy vẫn đề sở hữu ruộng đất là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu Thời kỳ mở nước, ruộng đất tư hữu chưa xuât hiện, toàn bộ ruộng đât cày cây cùng với rừng núi, sông ngòi,

Trang 13

ao hồ trong phạm vi công xã đều thuộc quyền sở hữu của công xã Vùng đồng bằng, chế độ công điền công thổ của làng vẫn tồn tại phổ biến mãi đến thế kỷ thứ XV Ruộng đất của công xã được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng, trong đó, đơn vị sản xuất chủ yếu là gia đình nhỏ Ngoài ruộng đất phân chia cho các thành viên cày cấy, công xã còn có thể giữ một bộ phận ruộng đất để canh tác chung nhằm sử dụng cho những chi phí công cộng Cách phân chia ruộng đất lúc bấy giờ mang tính chất bình đẳng, dân chủ của cộng đồng công xã Dưới chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước, đứng đầu tượng trưng là vua Với sự tiến triển theo thời gian, chế độ sở hữu ruộng đất, ở làng công xã Việt Nam cũng hình thành nhiều thành phần sở hữu: có ruộng quan điền (ruộng của nhà nước giao cho làng quản lý hoặc cho quan lại được phong lộc điền để hưởng tô thuế), ruộng công điền của làng xã (do làng quản lý và phân phối hoa lợi); ngoài ra còn ít ruộng

của họ tộc, ruộng của chùa và ruộng tư Như thế, chế độ công điền là một

hình thức sở hữu tồn dân, kiểu cơng xã

Q trình tư hữu hóa ruộng đất ở Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí

Minh chỉ rõ trong bài Phong trào cộng sản quốc tế: “Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đã đai Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần Điều đó không hề ngăn cản một số người trở nên giàu có, vì còn ba phần tư đất đai khác có thể mua bán, nhưng nó có thể cứu nhiều người khác thoát khỏi cảnh bần cùng” Như

vậy, chừng nào chế độ công điền còn tồn tại, cứ ba năm chia lại một lần, bất

kỳ ai cũng được nhận một phần như nhau thì chừng đó mối liên hệ cá nhân- cộng đồng được gắn kết bởi chế độ ruộng công, vẫn còn được duy trì Như vậy, chế độ công điền và những tàn dư của công xã nông thôn Việt Nam đã

tồn tại kéo dài cho đến giữa thế ký XX và đó chính là cơ sở kinh tế- xã hội đã

tạo nên tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt của người dân Việt Nam

Trang 14

Do nghề trồng lúa nước đòi hỏi phải tôn trọng thời tiết, canh tác theo đúng lịch nông nghiệp Do vậy, để bảo vệ cuộc sống và sản xuất nông nghiệp, từ rất sớm người Việt cổ đã tự nguyện liên kết với nhau trong cuộc chỉnh phục thiên nhiên, đắp đê phòng lụt Cùng với sự cố kết trong đấu tranh chống

giặc ngoại xâm, sự đoàn kết tự nguyện trong chống thiên tai, lũ lụt được coi là

những yếu tố hình thành sớm quốc gia, dân tộc

Nếu chế độ công điền là cơ sở tạo nên mối quan hệ cộng đồng ở cấp làng xã thì công cuộc trị thủy là nhân tố quan trọng hình thành nên tỉnh thần cô kết cộng đồng ở cấp quốc gia Chủ nghĩa yêu nước, tỉnh thần đoàn kết cộng đồng, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong hoạn nạn khó khăn, là thang giá trị cao nhất của truyền thống Việt Nam đồng thời là một nhân tố cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở Việt Nam Truyền thống đó là cơ

sở thuận lợi để Hồ Chí Minh tiếp thu, phát triển và đưa chủ nghĩa xã hội vào

nước ta

Chính những truyền thống tốt đẹp của văn hóa và con người Việt Nam là một trong những căn nguyên dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội Bởi chủ nghĩa xã hội mang trong bản thân nó bản chất nhân văn và văn hóa, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt văn hóa và giải phóng con người

Truyền thong văn hóa của dân tộc Việt Nam Nói đến văn hóa Việt

Nam trước hết là nói đến chủ nghĩa yêu nước, lòng yêu nước đó được hình thành và phát triển cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, tình yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và nó là nhân tố hàng đầu trong bảng giá tri tinh thần của người Việt Nam Lòng yêu nước đó đã ăn sâu bám rễ vào mỗi người dân Việt Nam và nó đã được nâng lên tầm chủ nghĩa Yêu nước ở

mỗi thời kỳ lịch sử có những biểu hiện khác nhau nhưng đều thống nhất ở

Trang 15

những câu hát, những câu hò, câu ca dao, tục ngữ, câu vè Chủ nghĩa yêu

nước đó đã biến thành hành động cụ thể, đó là sẵn sàng xả thân, hy sinh vì

nghĩa lớn, vì độc lập tự do của dân tộc

Lịch sử dân tộc đã ghi danh tất cả anh hùng dân tộc, những người có công lớn trong việc đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập cho dân tộc, từ Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ tất cả những anh hùng dân tộc đó mãi mãi là một tắm gương sáng ngời về tỉnh thần yêu nước

_ của dân tộc Việt Nam

Nhìn lại lịch sử dân tộc chúng ta thấy nhân dân ta liên tục phải đứng lên

chống lại ách đô hộ của giặc ngoại xâm lược, để bảo vệ và khẳng định chủ

quyền, lãnh thô của dân tộc Việt Nam, đúng như Nguyễn Trãi đã từng nói

trong Đại cáo Bình ngô: “Từ Triệu, Đình, Ly, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đề một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có” Kẻ thù dò có hung hăng, tàn bạo đến đâu thì cũng không bao giờ khuất phục được lòng yêu nước của người dân Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là một sức mạnh không những làm cho dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù mà còn giúp dân tộc Việt Nam đứng vững trước những gian nguy, thách thức của thời đại

Trong bài Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ II

của Đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc ta: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tỉnh thần ay lại sôi nỗi, nó

kết thành một nàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ Cướp nước” Ngay từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp, | sự lầm than nô lệ của nhân dân ngay trên chính quê hương của mình Và cũng

ngay từ nhỏ Người đã tiếp nhận tỉnh thần yêu nước từ chính gia đình, quê

Trang 16

hương mình, Nguyễn Tất Thành luôn khắc ghi câu nói chủ phụ thân mình: yêu nước thì phải tìm đường cứu nước Như vậy, chính chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc Nguễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và Người đã tìm được con đường giải phóng dân tộc mình đó là con đường: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Cũng từ chủ nghĩa yêu nước Người đã đến chủ nghĩa Mác- Lênnin, đến với chủ nghĩa xã hội và đưa chủ nghĩa xã hội vào Việt Nam Như sau này trong bài Con Đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Lênin, Người đã từng nói: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”

Thứ hai, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc,

đoàn kết, tương thân tương ái Ngay từ buỗi đầu dựng nước tỉnh thần nhân

nghĩa đã được hình thành và phát triển trong quá trình giữ nước và phát triển

đất nước Tỉnh thần nhân nghĩa, tương thân tương ái được thể hiện ở tình yêu

thương con người trong chiến tranh hoạn nạn, trong khốn khó, trong lao động sản xuất Người Việt quen sống gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau, hay “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” Truyền thống đó luôn được giữ vững trong nhân dân ta, được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy, Người nhẫn mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Người đã đúc kết thành một triết lý của cách mạng Việt Nam:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết

Thành cơng, thành công, đại thành công”

Nguyễn Trãi đã từng nói: “Việc nhân nghĩa cốt để yên dân”, và ông còn chỉ rõ hơn: “Phàm mưu việc lớn phải lẫy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” Như vậy, nhân nghĩa là cái gốc của mỗi người dân Việt Nam, và tỉnh thần nhân nghĩa là một tỉnh thần tốt đẹp nằm trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Truyền thống đó đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và

kết thừa, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là nhằm hướng tới xây dựng chế độ xã

Trang 17

Cơ sở khoa học dé luận giải những biến đổi của lịch sử, sự thay thế các

thế các chế độ xã hội, sự ra đời của lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của

Mác là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Với học thuyết này, quan niệm

duy vật về lịch sử được thể hiện sâu sắc trong các phân tích của Mác,

Angghen về sự chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội khoa học Bằng học thuyết này, các ông đã chỉ ra sự diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thay vào đó sẽ là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của nó |

Với tư cách là một học thuyết khoa học, chủ nghĩa xã hội có quá trình hình thành và phát triển Tiền đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định để chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển, đạt trình độ cao, và chính phương thức sản xuất này đã sản sinh ra giai cấp vô sản công nghiệp Sự ra đời và không ngừng lớn mạnh của giai cấp vô sản là điều kiện quan trọng nhất đóng vai trò quyết định sự ra đời của chủ nghĩa Mác, trong đó có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học

Với việc ra đời của khái niệm hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã cung

cấp cho khoa học xã hội cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về xã hội Sự thay

thế khái niệm xã hội nói chung bằng khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cho

phép chúng ta hình dung rõ các yếu tố cầu thành xã hội, các giai đoạn phát triển của xã hội, đồng thời thấy được nguyên nhân vận động và phát triển của xã hội nói chung

Hình thải kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dung để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của

lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tằng tương ứng được xây dựng trên kiểu quan hệ sản xuất đó

Trang 18

đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của mỗi hình thái và bằng học

thuyết hình thái kinh tế- xã hội, Mác đã chỉ ra xã hội loài người tuần tự trải

qua 5 hình thái kinh tế- xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, ứng với mỗi hình thái

kinh tế- xã hội là một xã hội tương ứng

Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội xét đến

cùng là do lực lượng sản xuất quyết định Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với nó nữa, sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa hai mặt của phương thức sản xuất Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ mới của lực lượng sắn xuất phát triển Khi một quan hệ sản xuất mới ra đời đồng nghĩa với việc một phương thức sản xuất mới ra đời, một phương thức sản xuất mới ra đời đồng nghĩa với việc

một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời cao hơn hình thái kinh tế xã hội cũ

Giá trị lý luận không thể bác bỏ của học thuyết hình thái kinh tế - xã

hội không những ở tính khoa học mà còn ở tính cách mạng Khi phân tích quy

luật vận động của một hình thái nhất định, học thuyết này đã chỉ ra những

mâu thuẫn ở bên trong và chính sự vận động của mâu thuẫn này cuối cùng dẫn đến sự chuyên hóa từ một trạng thái này sang một trạng thái khác, từ một trật tự quan hệ xã hội này sang một trật tự quan hệ xã hội khác Khi chứng

minh tính tất yếu của trật tự xã hội hiện thời (trật tự của chế độ tư bản chủ

nghĩa), C.Mác cũng chứng minh luôn cả tính tất yếu của một trật tự cao hơn

mà hình thái tư bản chủ nghĩa nhất định phải chuyển sang Hình thái kinh tế -

xã hội cũng giải thích rõ những quy luật đặc thù chỉ phối sự phát sinh, tồn tại, phát triển và diệt vong của một cơ thê xã hội nhất định và sự thay thế nó bằng một cơ thể khác cao hơn

Trang 19

xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo,và do đó hình

thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao

hơn, tiến bộ hơn Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải

theo ý muốn chủ quan Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái

kinh tế - xã hội nối tiếp nhau Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động

và phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển

của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”!,

Sau này, Lênin đã giải thích: “Chỉ có đem những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một qúa trình lịch sử - tự nhiên Và dĩ nhiên không có một quan điểm như thế thì không thể có một khoa

học xã hội được””,

Đề khẳng định sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội

là một quá trình lịch sử tự nhiên dựa trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, xã hội vận động theo quy luật không những không phụ thuộc vào ý thức, ý chí, ý định của con người, mà ngược lại còn quyết định cả

ý chí, ý thức của con người Hoạt động của con người là theo đuôi mục đích của bản thân, nhưng không thể hoạt động tùy tiện, mà phải tuân theo những

quy luật khách quan Mỗi hình thía kinh tế - xã hội được coi như một cơ thể

xã hội, tự phát triển theo những quy luật vốn có của nó, một cơ thể xã hội riêng biệt, có những quy luật riêng về sự ra đời của nó, về hoạt động của nó và bước chuyển của nó lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tức là

chuyển thành một cơ thể xã hội khác |

Thứ hai, các quy luật của xã hội, như quy luật về sự phù hợp giữa

quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, giữa kiến trúc thượng tang với cơ sở hạ tầng, giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội đều thể hiện xu

hướng vận động của xã hội trong phạm vi không gian và thời gian

Trang 20

lực lượng sản xuất phát triển, từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất bảo đảm

cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong từng

giai đoạn là một trong những nguyên lý cơ bản của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành hiện thực Và từ thất bại của “chính sách cộng sản thời chiến”, Lênin đã đưa ra “Chính sách kinh tế mới” (NEP), hình thành lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ các nước tư bản phát triển trung bình, nơi mà giai cấp vô sản chưa phát triển đầy đủ và những người sản xuất tiêu nông còn chiếm đại bộ phận trong dân cư Đồng thời cũng từ đó, Lênin đã bé sung thêm quan điểm của Mác- Ăngghen về khả năng các nước lạc hậu có thể rút ngắn con đường phát triển của mình, đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với những điều kiện nhất định, hoàn

cảnh cụ thể, đặc thù của từng quốc gia dân tộc

Tổng hợp những quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lênin có thể thấy

được những đặc trưng thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội:

Thứ nhất, xóa bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập

chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa để giải phóng sức sản xuất xã hội

C.Mác - Ăngghen khẳng định, mọi cuộc cách mạng xã hội nhằm lật đỗ

chế độ cũ và thiết lập chế độ xã hội mới bao giờ cũng phải đặt “vấn đề sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản không kế nó đã phát triển đến trình độ

nào”! Tuy nhiên, theo các ông, chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ hoàn toàn chế độ sở hữu, “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xoá bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản Tức là, chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu những sản phẩm xã hội dé nô dịch lao động của người khác”

Kế thừa những tư tưởng của Mác -Ănghen, Lênin nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa Mặc dù không gọi

' Mác- Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1993, t4, tr 646

Trang 21

việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, song ông cũng cho rằng chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ của quần chúng nhân dân lao động Vì vậy, để giải phóng người

lao động, cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ

công hữu về tư liệu sản xuất là mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, có một nên đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và

công nghệ hiện đại |

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng mỗi phương thức sản xuất đều có một cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng, phản ánh

trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của nó, thể hiện rõ nhất ở sự phát triển của

lực lượng sản xuất (trực tiếp là công cụ lao động) Chủ nghĩa xã hội sinh thành với tính cách là sự phủ định biện chứng của chủ nghĩa tư bản sẽ có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và hoàn thiện hơn hắn nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng mở rộng sản xuất một cách vô hạn

Theo các nhà kinh điển, chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản, vào thế kỷ XVIII - XIX, chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị thống trị và chi phối nhiều nước trên thế giới, nó thâu tóm cả nền sản xuất

rộng lớn, làm phá sản nhiều tầng lớp dân cư, do đó quan hệ sản xuất dựa trên

sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã trở thành xiềng xích đối với sự phát triển

của lực lượng sản xuất xã hội Vì vậy, xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ

nghĩa, xác lập sở hữu xã hội chủ nghĩa để giải phóng và phát triển lực lượng

sản xuất của xã hội là một tất yếu khách quan Tính tất yếu của sự xuất hiện

Trang 22

đó, chủ nghĩa xã hội tạo ra động lực mới là thi đua Thi đua là một hình thức nhân đạo chứ không dã man như cạnh tranh”Ì,

Những tư tưởng trên đây được Lênin đưa ra ngay sau cách mạng Tháng

Mười, tức là trong thời kỳ Chính sách cộng sản thời chiến Những tư tưởng

đó sau này được Lênin điều chỉnh, sửa chữa trong Chính sách kinh tế mới Tỉnh thần của NEP là chú trọng giải phóng mọi tiềm năng của sản xuất xã hội, coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực, là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển, do đó cẦn phải thực hiện những biện pháp mở rộng thị trường: tự do lưu thông, trao đổi sản phẩm như vậy sẽ kích thích hàng hóa phát triển, tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh

Thứ tư, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

Phân phối theo lao động là cách thức phân phối trong giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa- chủ nghĩa xã hội Phân phối theo lao động

không có nghĩa là mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm là hưởng hết bấy

nhiêu Trái lại, tổng sản phẩm đo lao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho cả tiêu dùng cá nhân, cho cả tích lũy tái sản xuất mở rộng và cho cả tiêu dùng công cộng của xã hội

Nguyên tắc phân phối theo lao động buộc người có sức lao động phải lao động, thê hiện sự công bằng dưới chủ nghĩa xã hội Đây là cách phân phối thích hợp nhất cần thực hiện trong chủ nghĩa xã hội, vì: Mộ /à, trong chủ nghĩa xã hội của cải làm ra chưa đạt tới mức dồi dào, lao động còn là nghĩa vụ, là phương tiện để sinh sống chư chưa trở thành nhu cầu bặc nhất của đời sống như đưới chủ nghĩa cộng sản Ha¡ là, chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển chưa phải là dựa trên những cơ sở riêng của bản thân nó, mà là vừa thoát

thai từ xã hội cũ, cho nên vẫn còn dấu vết của xã hội cũ Ba là, dưới chủ nghĩa

xã hội vẫn còn những người trến tránh lao động, muốn làm ít hưởng nhiều,

tránh việc nặng, tìm việc nhẹ Như vậy, phân phối theo lao động thể hiện sự

công bằng và bình đẳng về lao động và hưởng thụ

Trang 23

Thứ năm, chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi ápbức, bóc lột,

tạo mọi điều kiện cho con người phát triển toàn diện

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, vẫn đề giải phóng con người là đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội Mục tiêu cao nhất, lý tưởng cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột về kinh tế,

nô dịch về tinh thần, với việc xóa bỏ chế độ tư hữu thiết lập chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất, xóa bỏ đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người Sự thay thế của các chế độ xã hội trước chỉ là sự thay thế của hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng thực sự giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột Việc xóa bỏ tình trạng người bóc lột người tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ tình trạng

dân tộc này đi áp bức, nô dịch dân tộc khác; góp phần tạo nên sự bình đẳng

giữa các dân tộc Chủ nghĩa xã hội không chỉ giải phóng con người khỏi mọi

sự áp bức, nô dịch, mà còn tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện,

phát huy mọi khả năng vươn lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Bản chất nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là hướng tới mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, tạo điều kiện cho con người tự do phát triển

Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội

Sự ra đời của các giai cấp bắt nguồn từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Nói cách khác, chế độ tư hữu là nguyên nhân của sự phân chia xã hội thành các giai cấp Vì vậy, việc thủ tiêu chế độ tư hữu sẽ thủ tiêu tình trạng

phân chia xã hội thành giai cấp

Theo Lênin, nói tới bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội thì cần hiểu rằng,

Trang 24

Thứ bảy, Nhà nước XHCN- nhà nước kiểu mới đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện nhiệm vụ: mọi quyên lực thuộc về nhân dân

Sau khi đã đạt được những điều kiện nói trên, khi sự đối kháng giai cấp không còn nữa thì chức năng chính trị của nhà nước sẽ dẫn dẫn tiêu vong

Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước kiểu mới Nhà nước thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích, quyền lực và ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động Nhà nước đó thực hiện chức năng chuyên chính vô sản trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ quá độ, nhà nước đó nhằm xác lập, bảo vệ nền dân chủ vô sản, đem lại dân chủ cho quần chúng nhân dân lao động Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội khác biệt về nguyên tắc và bản chất so với tất cả các nhà nước trước đó ở chỗ chức năng trấn áp không còn là phổ biến và cũng không phải duy nhất, nó hướng chủ yếu vào lĩnh vực tổ chức và xây dựng xã hội mới, làm

cho xã hội chủ nghĩa tỏ rõ tính ưu việt của nó bởi chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đó mới là chức năng chủ yếu, là bản chất quan trọng của nhà nước xã

hội chủ nghĩa Quan điểm của các nhà kinh điển về nhà nước về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang soi sáng cho chúng ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội nêu trên được xem là

những phương hướng phát triển tất yếu của CNXH nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với CNTB Tuy nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng không xem cách tiếp cận của mình là duy nhất Để tránh cho những người đi sau không rơi vào rập khuôn, giáo điều, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trước khi nêu lên các biện pháp xây dựng và cải tạo XHCN

có thể áp dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến nhất, hai ông đã căn dặn:

“Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy tất nhiên sẽ khác nhau rất al

nhiêu” Nhiệm vụ của những người mácxit ở các nước khác nhau là phải phát triên nó trong những điều kiện lịch sử mới của dân tộc và thời đại mình

Trang 25

Tóm lại, những cơ sở lý luận trên là một trong những nguồn gốc quan trọng dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và

hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Lý luận Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội, chủ

nghĩa cộng sản là nguồn gốc quyết định nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con dường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tuy nhiên, theo Lênin: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã

hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ

nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”!

b Nguồn gốc thực tiễn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ bắt nguồn từ cơ sở lý luận mà hệ

thống quan điểm, tư tưởng đó của Người được hình thành còn là sự đòi hỏi

khách quan của chính thực tiễn dân tộc và xu thế phát triển tất yếu của thời đại Tư tưởng đó ra đời là do nhu cầu khách quan, sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế ky XX

* Thực tiên xã hội Việt Nam

Thực tiên xã hội Việt Nam nữa cuối thé ky XIX dau thé kỷ XX Do có vị

trí địa lý trọng và thuận lợi về kinh tế, chính trị, quân sự, giao thông nên Việt Nam đã trở thành tầm ngắm của đế quốc phương Tây, cụ thể là thực dân

Pháp Triều đình Nguyễn đớn hèn đã nhanh chóng chấp nhận đầu hàng Việt

Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Việc chúng ta mất nước vào cuối thế kỷ XIX không phải là một định mệnh lịch sử, trách nhiệm đó thuộc về triều đình nhà Nguyễn Sau khi lật đỗ được triều đại Tây Sơn, chính quyền

Trang 26

nhà Nguyễn đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại cực kỳ phản động:

tăng cường đàn áp bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan tỏa cảng ở bên

ngoài; cự tuyệt mọi để án cải cách Khi đứng trước vận mệnh của dân tộc thì nhà Nguyễn đã đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích quốc gia dân tộc, trong thì sợ nhân dân, ngoài thì bạc nhược với kẻ thù, lúc đầu có chống cự yếu ớt,

sau đã từng bước nhân nhượng cầu hòa và cuối cùng là cam chịu đấu hàng để giữ lây ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc

Sau khi hoàn thành xong việc xâm lược nước ta, thực dân Pháp tiến

hành luôn công cuộc khai thác thuộc địa nhằm vơ vét sức người, sức của và

bóc lột tàn nhẫn nhân dân ta trên mọi lĩnh vực Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho dân tộc ta sơ xác, tiêu điều cả về sức người lẫn sức của, làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, từ một xã hội phong kiến độc

lập thuần nhất chuyển sang một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, sự biến đổi

đó thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

Chính sách khai thác thuộc địa thâm độc của thực dân Pháp đã làm biến

đổi sâu sắc cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam, bên cạnh những giai cấp cũ vốn có trong lòng xã hội phong kiến, xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp công nhân, tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, đặc biệt là sự ra đời của giai cấp công nhân thuộc địa cùng với sứ mệnh lịch sử của

nó, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, xóa bó ách áp bức của chủ nghĩa thực dân

và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và tự do, cơm áo cho nhân dân

Thực tiễn xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cở bản sau: mâu thuẫn

giữa nông dân và địa chủ phong kiến; mâu thuẫn giữ toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Yêu cầu đặt ra lúc này là phải giải quyết

triệt để hai mâu thuẫn cơ bản trên Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế

kỷ XX đã xuất hiện các đường lối cứu nước sau theo khuynh hướng phong

kiến, tư sản Các đường lối trên đã hoàn toàn thất bại trước nhiệm vụ dân

tộc Sự thất bại của các phong trào yêu nước đã dặt ra một nhu cầu khách bức

Trang 27

vạch ra được một đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lại

thắng lợi cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và mở ra một con

đường mới phát triển đất nước trong tương lai đảm bảo vững chắc cho nền

độc lập dân tộc

Như vậy, lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặt ra cho

dân tộc ta ba nhiệm vụ: đánh thắng thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc; lật

đỗ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày; canh tân đất nước để đưa nước ta đuôi kịp các nước phát triển trên thế giới Phải canh tân đất nước theo một đường lối tiến bộ để đem lại cuộc sống 4m no, hạnh phúc cho nhân dân và

đảm bảo vững chắc nền độc lập dân tộc, như Hồ Chí Minh sau này chỉ rõ nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập ay

chẳng có ý nghĩa gì Dân chỉ biết rõ giá trị của độc lập, tự do khi dân được ăn

no, mac 4m Do vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải

phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người * Thực tiên thể giới

Thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước — chủ nghĩa đế quốc Chủ nghĩa đế quốc là một hiện tượng quốc tế, một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa liên kết với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu Hầu hết các dân tộc

nhỏ yếu, lạc hậu đều bị nô dịch và phụ thuộc Chủ nghĩa đế quốc ra đời, kéo

theo một hệ thống thuộc địa của chúng được hình thành trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây Đa số các nước Mỹ La Tỉnh đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Các nước châu Phi khi còn đang trong thời

kỳ bộ tộc đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp Châu Á là mảnh đất màu mỡ,

mới được khai phá nên trở thành điểm đến của các đế quốc tàn bạo Trung Quốc là “miếng bánh ngọt” bị thực dân Anh mở đầu quá trình xâm lược, sau đó là các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản tranh nhau phân chia nước này

Quá trình xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc không chỉ tạo nên

Trang 28

thống mới của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và hệ thống các

nước thuộc đại Bên cạnh mâu thuẫn cũ là: tư sản và vô sản, mâu thuẫn giữa

các nước tư bản với nhau Thì mâu thuẫn giữa hệ thống thuộc địa với chủ nghĩa để quốc là mâu thuẫn chung của thời đại, là mâu thuẫn gay gắt nhất, sâu

sắc nhất không thể điều hòa được, đòi hỏi phải giải quyết

Trước bối cảnh như vậy, nên cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là hành động riêng lẻ của một nước này chống lại sự xâm lược của nước khác như trước, mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống sự cai trị tàn ác của chủ nghĩa đề quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế

Trước bối cảnh thế giới đầy biến động, phong phú và phức tạp như vậy

là một điều kiện thuận lợi để Hệ Chí Minh nghiên cứu, khảo sát các cuộc

cách mạng điển hình trên thế giới

Người đã bôn ba khắp các châu lục để quan sát, tìm hiểu, nghiên

cứu các cuộc cách mạng, các chế độ xã hội điển hình từ cách mạng Mỹ, cách

mạng Pháp, công xã Pari (1871) đến cách mạng Tân Hợi (1911), cách mạng

tháng Mười Nga (1917); từ chế độ dan chủ tư sản Anh, Mỹ, Pháp đến chế độ

dân chủ vô sản ở nước Nga Xôviết Sau 10 năm tìm tòi, nghiên cứu Người đã đến với chủ nghĩa Mác — Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn là con đường cách mạng vô sản, con đường đó gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh đã khang định rằng con đường cách mạng Việt Nam không thể là con đường cách mạng tư sản vì cách mạng tư sản là cách mạng không triệt để, cách mạng rồi nhưng nhân dân lao động vẫn phải chịu cảnh

khổ nhục, bị áp bức bóc lột

Trang 29

phạm vi toàn thế giới Cách mạng Tháng Mười đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý

luận trở thành hiện thực Nó có tác dụng hết sức to lớn trong việc thức tỉnh nhân dân thuộc địa khắp năm châu vùng dậy đấu tranh, giành độc lập tự do cho dân tộc mình Trong bài Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng

triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người

chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”,

Cách mạng Tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã chiếu rọi ánh sáng vào con đường giải phóng các dân

tộc bị áp bức, và mở ra thời đại mới là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên

chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã có một

thời gian rất dài sống ở đất nước Xôyiết, thấy được hiệu quả tích cực của

Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin và được tận mắt chứng kiến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Xôviết nên Người hiểu rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà cuộc cách mạng vô sản đem lại “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc cái hạnh phúc tự

do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ

nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”? Người đã khẳng định: “Chúng ta đã

hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh

rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ dễ trong tay một bọn ít người

Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”

Như vậy, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng, về đường lỗi của các sĩ phu

và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã khảo sát thực tiễn thế giới, đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam là một sự lựa chọn đúng đắn,

' Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđủ, t.15, tr.387

Trang 30

Người đã khắng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”' Đây là đòi hỏi khách quan

của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX c Vai trò chủ quan Hồ Chi Minh

Vai trò chủ quan Hồ Chí Minh với việc hình thành tư tưởng của

Người về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam được thê hiện đậm nét ở những phẩm chất, trí tuệ sau:

Hồ Chí Minh là con người thông mình, sắc sảo, tư duy độc lập tự chủ, sang tao

Ngay từ nhỏ Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đã bộc lộ tư chất thông minh, bản lĩnh kiên định, tư duy độc lập sáng tạo, tinh thần ham học hỏi để

hiểu biết cái mới Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trên thế giới trong hồn cảnh cụ thể, thơng qua lăng kính chủ quan của mình để nhìn nhận, đánh giá và tìm cách giải quyết Ngay từ nhỏ, Nguyễn Sinh

Cung đã được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình về “đạo lý làm người”, đặc biệt là của người cha Tư tưởng cứu nước, cứu dân ở Người sớm được hun

đúc và ngày càng khơi dậy mạnh mẽ Hồ Chí Minh là người có khả năng tiếp thu rất nhanh với cái mới, ý muốn đánh đuổi thực dân Pháp để cứu nước không chỉ riêng có ở Nguyễn Tất Thành, mà có ở phần đông trong thế hệ trẻ lúc bấy giờ Nhưng nét đặc biệt của Nguyễn Tất Thành là có sự so sánh, lựa chọn các ngả đường cứu nước, để từ đó tìm ra cách đi và lối đi đúng cho mình Chỉ riêng việc không đi theo phong trào Đông Du mà lựa chọn con đường sang Pháp và các nước phương Tây đã chứng tỏ Hồ Chí Minh là con người có đầu óc phân tích, phê phán, so sánh, tư duy độc lập tự chủ

Lần đầu tiên đến cảng Mác xây, Nguyễn Ái Quốc thấy “Ở Pháp cũng có người nghèo khổ như bên ta” rồi có người gọi mình bằng “ông”, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: người Pháp tốt và lễ phép hơn người Pháp ở Đông

Trang 31

Dương Nhận thức ấy lại được nâng lên ở tầm cao hơn khi Người có điều kiện

tiếp xúc với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động ở các thuộc địa và Người thấy nhân dân lao động ở đâu cũng cực khổ như nhau và bọn bóc lột thì ở đâu cũng tàn ác như nhau Trong bài Đoàn kết giai cấp, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Vậy là dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có

một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”! |

Ngay đến việc tiếp thu vận dụng chủ nghĩa Mác — Lê nin, Hồ Chí Minh

cũng trên hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam để vận dụng sao cho phù

hợp, và cũng chính từ thực tiễn đó, Người đã bổ sung, phát triển làm phong phú thêm kho tàng chủ nghĩa Mác — Lên nin nói chung và lý luận Mác -Lê nin trên nhiều nội dung quan trọng trong đó có sáng tạo về chủ nghĩa xã hội

Hà Chí Minh là con người lòng yêu nước thương dân sâu sắc, khát vọng cứu dân, CỨu nước

Ngay từ rất sớm, Người đã có chí hướng đuôi giặc, cứu nước, cứu dân

thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được

nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bắc ái Và từ thưở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì 4n dang sau những chữ ấy Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”” Và Người đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, làm đủ các ngành nghề khác nhau để tìm một con đường cứu nước mới đúng đắn, tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát khỏi gông xiềng, áp bức của thực dân

Cuộc đời Hồ Chí Minh không ngừng đấu tranh, phấn đấu cho mục tiêu là: độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, giải phóng con người khỏi

mọi áp bức bất công Người đã từng trả lời tên Bộ trưởng thuộc địa

AnbeXaRô rằng: tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi cần Người đã từng khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muôn, ham muôn tột bậc, là làm sao cho nước ta

_ Hồ Chi Minh, Todn tap, sdd, T.1, tr.287

Trang 32

được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, điều ham

muốn đó chỉ có thể tìm thấy trong chủ nghĩa xã hội Đối với Hồ Chí Minh độc lập tự do phải gắn với ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Người đã từng chỉ rõ như sau: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rết, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của độc lập, tự do khi mà dân được ăn no, mặc đủ”” Điều mong muốn cuối cùng của trước khi ra đi là: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”

Hồ Chí Minh dành tình thương yêu đối với con người, mong muốn giải phóng cho con người triệt để

Đối với Hồ Chí Minh, moi van dé suy cho cùng là: vấn đề ở đời và làm

người, ở đời và làm người là phải thương nước thương dân, thương nhân loại cần lao đang bị áp bức và Người khẳng định lòng thương của tôi đối với nhân loại không bao giờ thay đổi Vì vậy, cả đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là nhằm mục đích giải phóng con người một cách triệt để Trong bài Đạo đức cách mạng, Người nói: “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người” “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho con người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người,

niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” Vì vậy, theo Người: “Không có chế độ nào

Trang 33

Như vậy đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là

một xã hội tốt đẹp — cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt văn hóa và giải phóng

con người, là một xã hội mà mọi người ở đó sống với nhau bình đẳng thật sự,

tự do phát huy năng lực của mình, một xã hội đầy tình người, chứa đựng chủ nghĩa nhân văn cao cả

Chủ nghĩa yêu nước bắt gặp chủ nghĩa Mác — Lênin - hình thành tư

tưởng Hà Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Thời điểm có bước ngoặt trong cuộc đời Nguyễn Ái Quốc và cho tiến trình cách mạng Việt Nam là khi Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin qua tiếp nhận Sơ thảo lần thứ nhát những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng hai số liên tiếp 16 và 17 trên báo Nhân dao (LHumanité) của Đảng cộng sản Pháp tháng 7- 1920 Trong Luộn cương, Lênin đã phê phán một cách sâu sắc sự giả dối của nền dân chủ tư sản, về những lời lẽ giả tạo trong Hòa ước Vécxây của các đề quốc phương Tây về

“quyền dân tộc tự quyết” Từ đó Lênin đã đặt ván đề dân tộc đi đôi với vấn đề

thuộc địa và cần tăng cường sự đoàn kết khắp nơi trong cuộc đấu tramh cách mạng của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến với quân chúng nhân dân lao động ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản; việc ủng hộ cách mạng giải phóng dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của những người cộng sản; vấn đề bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Như vậy, Luận cương của Lênin đã giải đáp những yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam đặt ra: bằng con đường nào có thể giải phóng được dân tộc khỏi ách thực dân, đem lại cuộc sống tự do, âm no cho nhân dân

Như vậy, từ Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rằng chỉ có giải

Trang 34

chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước của các phong trào, khuynh hướng đấu tranh, yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nước ta Con đường cứu nước theo con đường cách mạng vô sản, đòi hỏi kết hợp chặt chẽ đấutranh dân tộc với đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc rồi tiến lên giải

phóng xã hội, kết hợp biện chứng mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

trong tiến trình cách mạng Việt Nam Lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong qúa trình cứu nước, xây dựng và phát triển đất nước của

Hồ Chí Minh là sự lựa chọn của lịch sử, của nhân dân Việt Nam đã được thực

tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh, kiểm nghiệm là đúng đắn, sáng tạo 2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

d Giai đoạn từ 1911- 1930: tìm thấy con đường cứu nước theo con đường cách mạng vô sản, tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được hình thành về cơ bản

* Tix 1911- 1920, thoi ky này tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản

Ngày 5- 6- 1911, tàu Amiran Latúsơ Toơrêvin rời bến cảng Sài Gòn đi Mácxây mang theo một người thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, thương

dân, ôm ấp một khát vọng lớn là đi tìm hiểu nền văn minh thế giới để trở về giúp

đồng bào mình Một giai đoạn mới, một bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành — người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết

Trang 35

Háclem để tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, cuộc đấu tranh chống áp bức giai cấp và kỳ thị chủng tộc của người da đen

Giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành đến Anh, tại đây, Nguyễn Tất Thành đã lao động và học tập và tham gia Hội những người lao động hải ngoại ở Luân Đôn, hàng ngày theo dõi tin tức về diễn biến của chiến tranh Cuối 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng xã hội Pháp, một chính đảng

_duy nhất của nước Pháp bênh vực các thuộc địa, là tổ chức duy nhất theo đuôi

lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”

Nhân dịp Hội nghị các nước đề quốc họp ở Vécxay, những người yêu nước Việt Nam tại Pháp cùng thảo ra một bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm gửi tới Hội nghị ký tên là Nguyễn Ái Quốc Bản Yêu sách chỉ đề nghị với chính phủ Đồng minh nói chung và Chính phủ Pháp nói riêng giải quyết một số quyền tự do tối thiêu nhất cho nhân dân An Nam, song Yêu sách 8 điểm gửi đến Hội nghị Vécxay không được Hội nghị chấp nhận nhưng có tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong và ngoài nước, lần đầu tiên một người Việt Nam đã đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra trường quốc tế, đòi những quyền bình đẳng, tối thiểu cho nhân dân An Nam Từ thực tế đó, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bộ mặt của chủ nghĩa Wilson chỉ là một trò giả dối, Người đã rút ra kết luận: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp lớn Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”!,

Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm thấy con đường cứu nước Bước chuyển biến cơ bản quyết định khi Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thdo Ian thứ nhất

những luận cương về vấn dé dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin Trong

Luận cương, Lênin đã nhân mạnh chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tat ca các nước gần gỗi nhau đê tiên hành cuộc đâu tranh cách

Trang 36

mạng chung nhằm lật đỗ bọn địa chủ và giai cấp tư sản các đảng cộng sản

phải trực tiếp ủng hộ phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa Từ đó

Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc Tế III

Như vậy, thông qua hoạt động thực tiễn và lý luận, nhận thức của Hồ

Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc, nhuần nhuyễn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và từng bước giải phóng xã hội Kết hợp chặt chẽ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng của nước ta, cũng như trong từng giai đoạn của cách mạng

| Từ năm 1921 đến năm 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Đảng

Cộng sản Pháp, Người đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện

đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Đây cũng là thời kỳ hình

thành tư tưởng lý luận về con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc, con đường gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

* Tỳ 1921- 1930, hình thành cơ bản về con đường Cách mạng Việt

Nam - đường lỗi kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Từ 1921- 1924, Người hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp,

tham dự Đại hội lần I, II Đảng Cộng sản Pháp, thành lập Hội Liên hiệp thuộc

địa, ra báo Le Paria làm cơ qua ngôn luận của Hội, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của báo, vạch trần tội ác của thực dân Pháp trên các thuộc địa nói chung và Đông Dương nói riêng Người đã có nhiều đóng góp

quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và

thuộc địa, đây là thời kỳ hình thành tư tưởng lý luận về con đường cứu nước,

con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Tháng 6/1923, Người bí mật rời Pháp đến Liên Xô để tham dự các Đại hội quốc tế: Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội V

Trang 37

lao động Việt Nam với nhân dân lao động Xô viết và thế giới Bên cạnh đó, Người còn tận mắt chứng kiến những thành tựu của nhà nước Xô viết non trẻ

trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa giáo dục

Trong những ngày ở Liên Xô, Người đã có điều kiện hoàn thành Bản

án chế độ thực dân Pháp Tác phẩm đã lên án tội ác của thực dân Pháp không

chỉ ở Đông Dương mà ở khắp hệ thống thuộc địa của Pháp trên tất cả các mặt

kinh tế, chính trị, pháp lý hành chính, thể chất và tỉnh thần, một mâu thuẫn

gay gắt không thể điều hòa được, chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh; tác

phâm nêu lên sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa vùng nên đấu tranh từ

Đông Dương đến Xyri; và cuối cùng tác phẩm nêu lên phương hướng dau tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc theo đường lối của Quốc tế Cộng sản, tác phẩm còn khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, cũng như ở những nước thuộc địa khác là bộ phận gắn bó hữu cơ với cách mạng vô sản thế giới

Từ cuối 1924 — 1927, Người hoạt động ở Trung Quốc Tù đây bắt đầu thời kỳ mới trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người - thời kỳ chuẩn bị về tư tưởng- chính trị cho sự ra đời một đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng tổ chức cách mạng tuần tự theo từng bước, từ tiếp xúc đến tìm hiểu những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở miền Nam Trung Quốc lập ra nhóm bí mật làm hạt nhân, sau đó lập ra tô chức cách mạng Tháng 6/ 1925, Hói Việt Nam Cách

mạng Thanh niên ra đời, công bỗ chương trình, điều lệ của mình, nói rõ mục

Trang 38

hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu lý luận Mác — Lênin, tư tưởng của Người

về cách mạng giải phóng dân tộc, vì mục tiêu dân tộc độc lập tiến tới tự do

hạnh phúc cho nhân dân (chủ nghĩa xã hội) ngày càng được xác định

Năm 1927, với sự ra đời của tác phẩm Đường cách mệnh, lý luận về

đường lối cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tiếp tục được bỗ sung và phát triển Tác phẩm đã giới thiệu tính chất, nội dung

các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: Cách mệnh Mỹ 1776, Cách mệnh

Pháp 1789 và cách mệnh Nga 1917 Từ sự phân tích đó Người đi đến kết luận về những cuộc cách mạng đó, mặc dù có ý nghĩa to lớn trong lịch sử nhân loại, vẫn là những cuộc cách mạng không để Theo Người, chỉ có Cách mạng

Tháng Mười Nga là triệt để nhất, từ đó Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách

mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga - đi từ

mục tiêu độc lập dân tộc đến chủ nghĩa xã hội

Cuối 1929 đầu 1930, giai cấp công nhân đã có bước phát triển rõ rệt, tuy

sỐ lượng không lớn, nhưng là giai cấp tiến tiến nhất trong xã hội, lại bị ba tầng áp bức bóc lột nhất nên có tỉnh thần cách mạng triệt để nhất Sự lớn mạnh của

phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức tiền thân của Đảng, đòi hỏi cần có một đảng cộng sản chân chính lãnh đạo để đưa cách mạng tiến lên những bước mới Thay mặt Quốc tế Cộng sản, ngày 3/2/21930 Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội Nghị hợp nhất ba tô chức cộng sản, thống nhất lấy tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” Đây là sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp cách mạng nước ta Đường lỗi cách mạng Việt Nam thể hiện qua

các văn kiện Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tốt, Điễu lệ văn tắt, Chương

Trang 39

Như vậy, qua các tác phẩm nỗi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp,

Đường cách mệnh, Cương lĩnh chính trị đâu tiên của Đảng, tư tưởng lý luận của Nguyễn Ái Quốc về sự kết hợp giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

đã hoàn thành cơ bản, là nội dung chủ đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của đường lối cách mạng Việt Nam, đi từ độc lập dân tộc đến tiến lên chủ nghĩa xã hội Nếu như năm 1921, Người đã có nhận thức “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”', thì năm 1930 tư tưởng đó đã trở thành đường lối chiến lược của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa mà cốt lõi là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Đây là lý luận cách mạng không ngừng của

Mác — Lênin, được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam

Đường lối đó do Hồ Chí Minh vạch ra được Hội nghị thành lập Đảng (1930)

tiếp nhận trở thành nguồn cỗ vũ mạnh mẽ đối với giai cấp công nhân, nông dân và cả toàn dân tộc được tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng và Hồ Chí Minh

đầu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

b Giai đoạn từ 1930- 1945: tiễn hành cuộc cách mạng tw sản dân

quyên làm tiền đề đi tới chú nghĩa xã hội

Đây là giai đoạn khảo nghiệm và phát triển tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong thời gian này, Người đã vượt qua tất cả khó khăn, thử thách để giữ vững lập trường tư tưởng cách mạng

Năm 1935, tình hình thế giới đã có sự biến chuyển nên Quốc tế Cộng

sản đã có sự nhận thức lại Tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã phê

phán khuynh hướng tả khuynh, mở rộng mặt trận thống nhất vì hòa bình, chống phát xít, bác bỏ luận điệu tả khuynh trước đây, chủ trương làm “làm

cách mạng công nông” Về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa

thuộc địa là: bước đầu tiên hiện nay là làm cách mạng giải phóng dân tộc, chống ách đế quốc, do đó cần lập mặt trận dân tộc thống nhất chống chủ nghĩa đề quốc trên cơ sở liên minh công nhân với nông dân

Trang 40

Đáp ứng yêu cầu cá nhân và được sự đồng ý của Quốc tế Cộng sản,

Người đã từ Mátxcơva trở về miền Nam Trung Quốc (1939- 1940) tìm cách

liên lạc với Đảng Cộng sản Việt Nam Cuối tháng 1/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta Vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, khi

bị địch bắt, khi bị tổ chức nghỉ ngờ, lúc cận kề với cái chết, Người vẫn kiên

định con đường cách mạng đã chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, và đối với một nước thuộc địa nửa phong kiến thì trước hết phải giành

được độc lập cho dân tộc, làm tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội; và Người

luôn luôn hướng về Tổ quốc, hướng về đồng bào làm thế nào để đem lại tự do

cho họ, khi tình hình thê giới thay đổi thì Hồ Chí Minh quyết định về nước để

đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo cán bộ, nhân dân làm cách mạng

Lấy danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng tại Pác Bó (5-1941) Hội nghị đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, chỉ rõ triển vọng của phong trào cách mạng thế giới và khẳng định: Nếu cuộc đề quốc chiến tranh lần trước đã

đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đề quốc chiến tranh lần này

sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước thành công Hội nghị có những quyết định quan trọng về chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam về nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong giai đoạn mới

quyết định thành lập mặt trận Việt Minh để thực hiện chính sách đại đoàn kết

dân tộc, coi liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận Thực tiễn đó đã

chứng minh: tư tưởng kết hợp sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc, trước hết là giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và

thực chất là trở lại với Chánh cuong văn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ tóm tắt,

Chương trình tóm tắt tháng 2/1930, do Hồ Chí Minh soạn thảo

Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta, công tác tuyên truyền, vận động cách mạng, tổ chức xây dựng lực lượng; kết hợp nhuần nhuyễn giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, kết hợp đúng đắn giữa hai nhiệm vụ chiến

Ngày đăng: 24/11/2021, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w