HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN KHOA TU TUONG HO CHI MINH
DE TAI TRONG DIEM CAP CO SO
TU TUONG HO CHI MINH VE
DAN TOC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG |
DẪN TỘC THUỘC ĐỊA VÀ SỰ VẬN DỤNG ©
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY HOC VIEN BAO cH ATUYEN TRuyệ |
| SU ~ 4/2 | ne eee
Chủ nhiệm đề tài: Th.s Lê Thị Thảo Thư ký đề tài: Th.s Lê Thị Thúy Bình
Cơ quan chủ trì: Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 2— = yo FN DY FY NV KE
TAP THE TAC GIA
Th.S Lé Thi Thao (Chu nhiém dé tai)
Th.S Dinh Ngoc Tường
Th.S Nguyén Van Bang
Th.S Lé Dinh Nam
Th.S Nguyễn Thị Minh Thùy
Th.S Doan Thi Chin
Nguyễn Thị Mai Lan Th.S Lê Thị Thúy Bình
Th.S Lê Thị Thanh Hoa |
Trang 3MỤC MỤC
MỞ ĐẦU 22c 2H21 2121271111 11112111111011111111 111111 T110 0 T11 g1 01g 1
Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HO CHi MINH VE DAN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC THUỘC ĐỊA 10
In €6 sàäii 00 10
1.2 Cơ sở thực tiẾn - -<- cư 1 135191911 1k9 hưng reo 28
1.3 Vai trò chủ quan của Hồ Chí Minh .-2- 2 2<+2xxee+erserreersree 36
Chương 2 TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC Al
2.1 Khai nim dan tO 41 2.2 Quyền dân tộc thuộc Gig cccsccscscsecscceessasssssssssssssvussssessssessssceneses ¬ 45
2.3 Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp -cscs-csccerkeckerkerrrsves 51 2.4 Môi quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với các quôc gia dân tộc khác trên
thế giỚïi 5s c2 T2 322 2181111111111 11112111 1101111111111 1111 C1111 57
Chương 3 TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH VẺ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DAN TỘC THUỘC ĐỊA . -5-c5¿ Á HH HT TH HH Hàn ke 71
3.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải đi theo
con đường cách mạng VÔ SảH - ¿+22 33* 219351511121 tre 71
3.2 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là khối đại đoàn kết toàn
dân trên cơ sở liên minh công nông -. - 55555553 scsccseexeeeseeeece
- 3,3 Mối quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản thé 2101,
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc .- -+ ¿2252 ©xvx+zxezxerxee 89
3.4 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiễn hành bằng con đường
0198116ốx-1vi0ì.i 8 99
3.5 Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải do chính đảng của giai
Trang 4Chương 4 GIÁ TRỊ VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HO CHi MINH VE
DẦN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI
?097.9)8511300)/.9 0217 T., , 115
4.1 Giá trị lý luận và thực tiễn - -: 5c Sc 222121 1 1122111111211 xe 115
4.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay 5- 5- 140 KET LUAN -a14 Ò 165
Trang 5| MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong dòng chảy lịch sử các vĩ nhân của dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đã khắc hoạ được
chính mình với hai danh hiệu cao quý: anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất Nghị quyết của UNESCO tôn vinh Người “là một
biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời
mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
°! Bởi tư tưởng ấy không chỉ là tài sản tính thần quý báu của
tiến bộ xã hội
Đảng và của dân tộc Việt Nam mà còn là di sản văn hoá của nhân loại trong
thé ky XX, |
Khẳng định đúng tầm giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội lần thứ VII
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và điều lệ
của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
táng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”” Cương lĩnh bỗ sung và phát triển (2011) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tỉnh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và của dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân đân ta giành thắng lợi”
Băng thiên tài trí tuệ và tư duy khoa học sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kế
thừa và phát triển giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc hàng ngàn năm lịch sử với giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa Mác -
Lênin để hình thành nên hệ thống quan điểm toàn điện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc là một nội dung cơ bản cốt lõi trong hệ thống quan điêm đó của Người Chỉ riêng tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải
` UBKHXHVN, Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá, Nxb KHXH, H.1990, t.r.5
Trang 6phóng dân tộc đã bao gồm một hệ thống quan điểm có giá trị trong “Học thuyết giải phóng” của Hồ Chí Minh như khẳng định các quyền của dân tộc
thuộc địa, về mối quan hệ giữa van đề dân tộc và vấn đề giai cấp; khẳng định
về con đường giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người — con đường cách mạng vô sản; về lực lượng giải phóng dân tộc; về phương pháp cách mạng khởi nghĩa vũ trang toàn dân Hệ thống quan điểm đó đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đã soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên giành
được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại |
Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng
về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa giành độc lập tự do nói
riêng giúp chúng ta thấy rõ sự vận động của tư tưởng đó trong thực tiễn và là cơ sở cho những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam Đồng thời, góp phần khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới ngày càng hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giáo dục và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội và nhất là yêu cầu về giáo trình, tài liệu phục vụ
cho đào tạo bậc đại học, chuyên ngành 'Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đòi hỏi cần có sự đi sâu nghiên cứu và làm sáng rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng
dân tộc trên nhiều nội dung quan trọng
Với ý nghĩa, giá trị trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học “T tướng Hỗ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay” nhằm góp một phần nhỏ vào giải quyết yêu cầu cấp bách trên đây
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 7riêng, cho đến nay đã có nhiều công trình, nhiều đề tài khoa học đề cập tới Nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về sự nghiệp, về tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện ở trong nước và nước ngoài
* Sách và các công trình khoa học được công bố ở trong nước
- Về các đề tài khoa học: Trong chương trình khoa học cấp nhà nước
KX02 (1991- 1995) có nhiều đề tài đề cập đến vẫn đề này, đó là KX02.01: 7
tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng Võ
Nguyên Giáp làm Chủ nhiệm; 7w tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp bộ do PGS, TS
Hoàng Trang làm Chủ nhiệm, Viện Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì;
KXOI.07: Hồ Chí Minh với chiến lược đại đoàn kết do PGS, TS Phùng Hữu
Phú làm Chủ nhiệm
- Về sách, có rất nhiều công trình đề cập và nghiên cứu về cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó đáng chú ý là các tác phẩm: PGS Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H.2003; Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh, Về con
đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H.1998; Lê Mậu Hãn - Bùi Đình Phong — Mạch Quang Thắng, Tư tưởng Hà Chí Minh
rọi sảng con đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, Nxb Nghệ An.2000;
PGS, TS Bùi Đình Phong, Giới phóng đân tộc và đổi mới dưới ảnh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H.2004; GS Trần Văn Giàu, Hồ
Chí Minh - v? đại một con người, Nxb CTQG, H.2010; Tìm hiểu một số vấn đỀ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, H.1982 -
Các công trình khoa học trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
+ Tác phẩm Tờm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản năm 1982 đã để cập đến các vấn đề rất cơ bản về con
Trang 8về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về Đảng Cộng sản, về quân sự, về đại đoàn
kết v.v Về tư tưởng, tác phẩm có đoạn viết: "Điều có giá trị xuyên suốt toàn
bộ lịch sử cách mạng Việt Nam là ở chỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra
và thực hiện thắng lợi tư tưởng cách mạng vĩ đại: Không có gì quý hơn độc
lập tự doI"t,
+ Tự tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên GIáp (Chủ biên) Đây là công trình khoa học cấp Nhà nước, có nội dung phong phú, được tác giả dành riêng một phần đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, những vấn đề về chiến lược và sách lược như giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến
lên chủ nghĩa xã hội; về độc lập dân tộc và chế độ dân chủ nhân dân; về Đảng
Cộng sản Điều có tính chất xuyên suốt mà tác giả đã khẳng định: "Tư tưởng
Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận về đường lối chiến lược, sách lược của cách
mạng Việt Nam Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người Nói ngắn gọn là độc lập dân
tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội, hay nói gọn hơn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội"?,
+ Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam đưới ánh sáng tư tưởng
H6 Chi Minh cia PGS Lé Mau Han Day 1a cuốn sách tập hợp những chuyên luận khoa học của tác giả đã được đăng trên các sách và tạp chí khoa học Trong chuyên luận về “Con đường cách mạng Hồ Chí Minh”, tác giả đã đề cập hệ thống quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh - con đường dẫn đến độc
lập, tự do, được hình thành trong thập niên thứ ba của thế kỷ XX như về đối
tượng của cách mạng, con đường của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng chính quốc, về lực lượng cách mạng,
phương pháp cách mạng, Đảng cách mạng Hệ thống các quan điểm lý luận
L Tìm hiểu một số vẫn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.52
? Võ Nguyên Giáp, 7w tưởng Hỗ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, 1.2003, tr 98
Trang 9đó là nội dung tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác -
Lênin được vận dụng và phat triển sáng tạo trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam
trong xu thế tiến triển của thời đại
+ Từ tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thé
ky XX, cha Pham Quốc Thành, Nxb CTỌG, H.2007 Tại cuốn sách này, tác
giả đã trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, hệ thống quan điểm đó được hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX
+ Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người của GS Trần Văn Giàu là công
trình có giá trị, với độ dày 790 trang, tác giả đã trình bày một cách hệ thống
về cuộc đời huyền thoại của Hồ Chí Minh — nhà hiền triết, anh hùng giải
phóng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam
Trong cuốn sách này, tác giả đã giành một chương- Chương 5 đề cập đến những vấn đề về cách mạng giải phóng dân tộc Từ việc phê phán chủ nghĩa
thực dân, xác định nhiệm vụ của cách mạng, trên cơ sở đó chỉ rõ động lực, lực
lượng, phương hướng và phương pháp của cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân Trên những vấn đề cơ bản đó, tác giả khang dinh: day 1a những "Vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc"
* Các bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí: GS Đặng Xuân Kỳ, "Hỗ
Chí Minh với việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác — Lênin", Tạp chí Cộng sản, số 15, 1998; GS, TS Phạm Xanh, “Làm sáng tỏ thêm
những đóng góp của Hồ Chí Minh trong phong trào giải phóng dân tộc”, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 3, 1991; PGS Lê Mậu Hãn, “Con đường cứu nước, giải phóng và phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh với sự hình thành Đảng Cộng
sản Việt Nam”, Tạp chí báo cáo viên - Ban Tuyên giáo Trung ương, 2008; GS
Trang 10lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản (17- 6 đến §- 7- 1924)”, Tạp chí Lịch sử Dang sé 6, 2004
Mỗi công trình nghiên cứu một góc độ, một nội dung khác nhau và đã khái quát được những nét lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Một số bài đã đi vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của tư tưởng đó Tuy nhiên, do khuôn khổ của một bài báo, các tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích, từ đó rút ra giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của tư tưởng đó đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay
- Liên quan đến đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc còn được đề cập đến dưới dạng hình thức đại cương trong giáo trình
quốc gia môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
của Bộ giáo dục và đạo tạo, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh Bên cạnh đó còn chưa kể một số lượng không thể thống kê hết những công trình nghiên cứu về những vấn đề khác nhau trong tư tưởng, cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh trong đó ít nhiều có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
- Ngoài ra còn phải kể đến các công trình của các học giả nước ngoải
nghiên cứu về Hồ Chí Minh Người là một trong số ít lãnh tụ được đông đảo
học giả trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu này đều có chung một quan diém: Hé Chí Minh một người yêu nước, một người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thé giới Hồ Chí Minh là người Việt Nam tiêu biểu cho ý chí quyết thắng trong
cuộc đấu tranh đòi tự do và độc lập dân tộc Chính khát vọng độc lập tự do của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam đã khích lệ các dân tộc thuộc địa
đứng lên đấu tranh giành độc lập
Trang 11chí Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập
tự do và cuộc đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng bị bọn phong kiến và giai cấp áp bức và bóc lột Người đã tìm ra con đường kết hợp giữa tư tưởng
yêu nước của các dân tộc với sự cần thiết phải giải thoát cho họ khỏi sự bóc lột xã hội Sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng xã hội là hai
điều then chốt trong học thuyết của Người"! -
Tác giả David Halberstam trong tác phẩm Hô đã viết: "Lúc sinh thời, ông Hồ Chí Minh không những đã giải phóng đất nước của ông mà thay đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở cả châu Phi lẫn châu Á, mà ông còn làm được điều đáng chú ý hơn: ông đã dùng tới nền văn hóa và tâm hồn của kẻ
địch của ông Đối với Hồ Chí Minh đó là cuộc đời đầy đủ"
Học giả Xôviết E.Cô-bê-lép đã viết về Hồ Chí Minh trong cuốn sách
Đồng chí Hồ Chí Minh: "Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chiến sĩ xuất
sắc khác đấu tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, đã chứng minh cho chân lý bất di bất dịch sau đây: người nào yêu Tổ quốc, yêu nhân dân mình tha thiết thì cũng không khi nào phản bội lại các lý tưởng của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại, chỉ những người theo chủ nghĩa quốc tế một cách kiên định thì mới là người yêu nước chân chính, mới đem lại lợi ích to lớn cho Tổ quốc mình, nhân dân mình'Ẻ
Trong thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô gửi các nhà
lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có
đoạn viết: "Đồng chí Hồ Chí Minh đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời tuyệt đẹp của mình, toàn bộ tài năng của một nhà cách mạng cho sự nghiệp đấu tranh vì tương lai tươi sáng của nhân dân nước mình, vì sự toàn thắng của chủ nghĩa
Mac - Lénin"
` Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hỗ Chủ tịch, Nxb Sự thật, H 1996, tr 76
? Trích: Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hỗ Chỉ Minh trong thời lỳ đổi mới, Nxb LLCT, tr 166
Trang 12Có thê thấy răng, qua các tài liệu này, các tác giả đã đánh giá, khẳng
định vi tri, vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, đó cũng
chính là những đóng góp to lớn của Người đối với phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa và đối với sự phát triển của cách mạng thế giới
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau với nội dung khá
đa dạng Có thể nói, những tư liệu lịch sử, những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên là một trong những luận cứ, cơ sở của đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu |
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài làm rõ cơ sở hình thành, hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa Từ đó rút ra giá trị và sự vận dụng tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
| + Phân tích hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về dân tộc
+ Phân tích hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minhvề cách mạng giải phóng dân tộc
+ Rút ra giá trị lý luận, thực tiễn và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước
hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa thông qua các tác phẩm, văn kiện, các
Trang 13- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc địa ở Việt Nam
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận:
Đề tải được triển khai trên nền tảng lý luận cơ bản là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về cách mạng Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích- tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đối chiếu, so sánh
6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Góp phần làm rõ hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về dân
tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa ở Việt Nam Qua đó, khang định giá trị tư tưởng của Người với vai trò là nền táng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng — tư tưởng cốt lõi trong "học thuyết giải phóng" của
Hồ Chí Minh
- Công trình có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu để phục vụ công tác
nghiên cứu và giảng dạy cho các lớp chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 7 Kêt cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham thảo, đề tài
Trang 14Chương Í
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH
VE DAN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 'THUỘC ĐỊA
1.1 Cơ sở tư tướng, lý luận
1.1.1 Truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam - Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Quốc gia dân tộc Việt Nam đã hình thành sớm trong lịch sử Lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử nối tiếp hàng nghìn năm những cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống thiên nhiên, chống chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang Chính trong cuộc chiến tranh trường kỳ đó đã sớm hình thành nên ý thức cộng đồng, ý thức tập thể và cao hơn nữa là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, được trao từ thế hệ này sang
thế hệ khác, tạo thành truyền thống tốt đẹp về văn hóa và tư tưởng của dân
tộc, nỗi bật là chủ nghĩa yêu nước- chủ nghĩa dân tộc mà cốt lõi là ý chí độc
lập và khát vọng tự do
Tư tưởng yêu nước từ thời Hùng Vương đã nảy nở nhưng phải đến khi
đất nước giành được độc lập thì truyền thống yêu nước mới phát triển rực rỡ gan liền với những tên tuổi tiêu biểu như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi v.v Truyền thống yêu nước không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần mà đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc ta Nó đã trở thành đạo lý, niềm tự hào và là nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị đạo
đức xã hội, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đời sống tỉnh thần của người Việt
Nam qua các thế hệ, là động lực to lớn giúp cho dân tộc ta vượt qua những khó khăn, thử thách và đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, trong đó có cả những kẻ
thù hùng mạnh vào loại bậc nhất trên thế ĐIỚI
Trang 15Bản sắc và giá trị văn hoá của Việt Nam đã thấm sâu vảo trí tuệ, tâm
hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh từ thuở ấu thơ, qua những năm tháng được tắm mình trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành hành trang quý báu đối với Người trên hành trình cứu nước Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đọc những dòng sau đây trong bài Nước An Nam dưới con mắt người Pháp, Hồ Chí Minh phi lại nhận xét của ông Đờ Puvuốcvin: “Chúng ta thấy ở đây cả một nền van minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở tình trạng bán khai Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn trọng tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa
hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh đó
cũng là những đặc điểm về bản tính của người An Nam hình thành từ bao thế hệ ; người An Nam bình thường mà người ta gặp bất cứ ở đâu cũng đều như
A 2 1
vậy cả”
Những truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng của
dân tộc Việt Nam, trở thành nguồn nuôi dưỡng tình thần, nguồn sống mãnh
liệt giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Trong hệ giá trị đó, chủ nghĩa dân tộc là thang giá trị cao nhất,
sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam
trải qua quá trình hình thành và phát triển khác nhau Chủ nghĩa dân tộc truyền thống được nở rộ, phát triển rực rỡ trong điều kiện xây dựng nhà nước phong kiến độc lập, kéo dài cho mãi đến giữa thế kỷ XIX
Nội dung của chủ nghĩa yêu nước qua các giai đoạn được phát triên lên
tâm cao mới, phù hợp với nhu câu tiên hóa của dân tộc và thời đại Nêu giai
đoạn nghìn năm Bắc thuộc, nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là đâu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc, bảo tôn dân tộc, yêu quê hương, xứ
Trang 16
sở, xóm làng, thì từ thế kỷ X đến thế kỷ XTX, nội dung cơ bản là coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bắt khả xâm phạm Đây cũng là biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước, là bí quyết thành công của dân tộc Việt Nam trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược Tổng kết về chủ nghĩa yêu nước - một
trong những nội dung cốt lõi của truyền thống văn hoá của tổ tiên Việt Nam,
trong đó biểu hiện cao nhất là ý chí độc lập và khát vọng tự do, ý thức về chủ quyền quốc gia, niềm tự tôn dân tộc, khối đoàn kết của cộng đồng dân tộc
Năm 1922, Hồ Chí Minh đã viết: “Giở sử đất nước ra mà xem, tỗ tiên đã
treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn Lý Bôn (544)', với một nhúm nghĩa sĩ, đã nỗi dậy và bẻ gãy ách đô hộ của Hán tộc Ngô Quyền (938) đã phá tan đạo quân nước ngoài kéo vào đánh chiếm đất đai Tổ
quôc ta
Dân ta sống trong hạnh phúc và thịnh vượng dưới triều nhà Đinh Năm
980°, Lê Dai Hanh đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của láng giềng hùng mạnh hơn mình gấp bội, ông đã đánh thăng địch, giết chết
tướng địch Do đó đã giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch
Quân Mông Cổ đi đến đâu phá sạch đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của
chúng ta đánh bại (1225) Lê Lợi đã hùng dũng đứng ra lãnh đạo cuộc cách
mạng nước Nam, đập tan chế độ tàn bạo và hạch sách mà những kẻ tự xưng là bảo hộ ta bắt ta chịu
Năm 1407, Tầu (phong kiến) đánh nhau với ta; nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tfự do hơn là nhờ quần đông sức mạnh, nước Nam đã thắng "
Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và khát vọng tự do
được phát huy trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Trong Báo cáo về Bắc
! Lý Bôn, tức Lý Bí, khởi nghĩa năm 542 ? Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống năm 981 > Nha Tran bat dau từ năm 1226
* Hồ Chí Minh, toàn tap, t.1, Nxb CTQG, H 2000, tr.78-79
Trang 17ky, Trung ky va Nam ky nam 1924, Hồ Chí Minh đã viết: chủ nghĩa yêu nước-
chủ nghĩa dân tộc là một "động lực lớn của đất nước" Chính nó đã gây nên
cuộc nỗi dậy chống thuế năm 1908; nó dạy cho những người culi biết phản đối trước thuế tạp dịch và thuế muối; nó thúc đẩy người An Nam làm cách mạng, thanh niên bãi khóa, vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa Người cho rằng, phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời, “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu
A A r7 A ~ ` RK + `» _Ấ ~ 1 A* 2 1
không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhât của đời sông xã hội của họ”
Nhờ ý chí độc lập và khát vọng tự do mà chúng ta đã động viên được cả dân tộc tham gia vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lấy ít đánh nhiều,
chuyển yếu thành mạnh Dựa trên sức mạnh của nhân dân, lấy dân làm gốc,
sáng tạo được nhiều cách đánh thần kỳ, cả nước trở thành anh hùng, bất chấp
gian khổ hy sinh, quyết tâm chiến đấu để giành chiến thắng |
Ý chí độc lập và khát vọng tự do đã khiến mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng
thì tồn dân ln đặt lợi ích đất nước lên trên hết, trước hết, sấn sàng gạt bỏ
mọi lợi ích riêng, đoàn kết dân tộc, bất chấp mọi gian nan, thử thách, kể cả hy sinh tính mạng, của cải vì độc lập của dân tộc
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người khăẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tỉnh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tỉnh thần yêu nước của dân ta Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời
đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,v.v.Chúng ta
Trang 18ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ây là tiêu biêu của một dân tộc anh hùng”"
Khi bàn về hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu
- khẳng định lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam chủ yếu là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc Cho nên tư tưởng chủ yếu của
dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước xuyên suốt lịch sử cỗ kim "Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lắp và chôn vùi món vũ khí tỉnh thần ấy mà tất cả các thế hệ tổ tiên, ông cha đều có góp công quả, máu xương để rèn luyện"?,
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một tầm cao mới: gắn dân tộc với thời đại; chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người.Người nhắn mạnh: “Tính thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “Vệ quốc” của bọn đề quốc phản động Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”” Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước là một động lực vĩ đại, song không phải chỉ trân trọng, kế thừa truyền thống yêu nước là đủ, mà còn phải biết phát huy nó trong cuộc sống Do vậy, bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày, nghĩa là phải ra sức
giải thích, tuyên truyền, tô chức, lãnh đạo, làm cho tỉnh thần yêu nước của tất
Trang 19Sản xuất nông nghiệp từ lâu đã là phương thức sinh tồn chính yếu nhất
của cộng đồng người Việt Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp Trước hết và chủ yếu phải nói đến
tiềm năng đổi dào của đất đai và độ phì nhiêu của nó Bên cạnh những thuận
lợi, thiên nhiên Việt Nam cũng đặt cho con người muôn vàn những khó khăn,
thách thức Khí hậu nhiệt đới gió mùa với những tai biến bất thường (bão tố,
lũ lụt và hạn hán v.v ) đòi hỏi con người phải luôn ln đồn kết mới có thể
khắc phục được Do vậy, nhân dân ta từ rất sớm đã biết tìm ra nhiều cách thức để đấu tranh với thiên nhiên, tiến hành sản xuất, làm ra của cải để bảo tồn và
phát triển cuộc sống của mình Lịch sử dựng nước của dân tộc ta săn liền với truyền thống đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong ý thức của mỗi người dân Việt Nam, sự đoàn kết chặt chẽ trong gia đình, cộng đồng làng - xã, quốc gia, dân tộc v.v đã trở thành tình cảm sâu sắc, thiêng liêng Nó chỉ rõ sự gắn bó bền chặt không tách rời nhau giữa con người với làng xóm, quê hương và với dân tộc Tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng ngày càng được củng cố và phát triển và đã trở thành truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng đoàn kết gắn bó cộng đồng dân tộc càng được thể hiện rõ trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Với tài nguyên
thiên nhiên phong phú, đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam trở thành
một trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa hai vùng Đông và Tây bằng
đường biển Do có những điều kiện thuận lợi như vậy nên kẻ thù đã tiến hành
những cuộc chiến tranh xâm lược nước ta Vì vậy, lịch sử Việt Nam còn là lịch sử của những cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc Việt Nam
nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc
Trang 20kế sách để đánh giặc giữ nước Để đánh thắng kẻ thù xâm lược thì cả nước phải chung sức trong sự nghiệp bảo vệ đất nước Cả nước chung sức cũng là cả nước đồng lòng, chung sức, đồng lòng gắn bó với nhau làm một Với sức mạnh của cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc thì có thể đánh thắng bất cứ kẻ thù nào Nhà Trần ở thế kỷ XIII đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông Nguyên nhân cơ bản của thắng lợi đó như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ là do: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức",
Tran Quốc Tuấn đã nêu bật một chân lý sáng ngời của chiến tranh giữ
nước là đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc Dựa vào dân và đoàn |
két toan dan, doan két trong nội bộ giai cấp thống trị để có sức mạnh chiến thắng kẻ thù đã trở thành một vấn đề trung tâm trong suy nghĩ của ông Để có
được sự đoàn kết và huy động được sức mạnh to lớn của dân vào công cuộc giữ
nước thì phải tiễn hành "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước"” Dưới con mắt của ông, nhân dân chính là nơi chứa chất những tiềm lực về vật chất và tinh thần, ý chí của dân chúng như cội nguồn của sức mạnh bảo đảm vững chắc cho nền độc lập và chủ quyền của đất nước Cũng thời kỳ này, nhà Trần đã xây dựng những đội quân "phụ tử chi binh" Theo như
lời của Trần Quốc Tuấn: "Có thu được quân lính một lòng như cha con một nhà
3 reor z 2 A *“ ` A ^* ` A ~
'”, Dưới ánh sáng của nguyên tắc này, quân đội nhà Trần đã thì mới dùng được
gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến đấu với quân thù
Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh xâm lược, xây dựng lực lượng quân thường trực khá đơng, nhưng khơng đồn kết được toàn dân nên đã thất bại Đúng như Hỗ Nguyên Trùng - con trai Hồ Quý Ly đã nói: "Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi"
` Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.1971, tập 1, tr 215 * Lich st Việt Nam, sđd, tap 1, tr 215
> Lich str Viét Nam, sdd, tap 1, tr 215
* Lich sir Viét Nam, sdd, tap 1, tr 235
Trang 21
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi
đã chỉ ra nguyên nhân thắng lợi là do tập hợp, đoàn kết được lực lượng dân
chúng: "Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng"" Để tạo nên
sức mạnh thì tướng sĩ phải đoàn kết một lòng, gắn bó mật thiết với nhau và
những người lãnh đạo kháng chiến đã từng "thết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con"Z Nguyễn Trãi đã nhìn thấy công lao và sức mạnh
của dân, dân là số đông, là cơ sở của xã hội, là lực lượng có vai trò quyết định tới sự thịnh suy của triều đại
Kinh nghiệm mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc ta cho thay, doan két toàn dân luôn là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp dựng nước
và giữ nước; một dân tộc nhỏ nhưng biết đoàn kết chặt chẽ thì sẽ tạo ra được một sức mạnh to lớn có thé đập tan được ách thống trị của một nước lớn, không có sức mạnh cô kết cộng đồng thì dân tộc Việt Nam không thể tồn tại và phát
triển được Và như vậy, thời nào coi nhẹ kế sách cả nước chung sức, đồng
lòng thì sẽ không có đủ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù
Hồ Chí Minh là người rất am hiểu lịch sử dân tộc Tư tưởng đoàn kết,
gắn bó cộng đồng để tạo nên sức mạnh của dân tộc ta chính là cơ sở để hình thành tư tưởng đại đoàn kết trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
"Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngoài "3 Vi thé, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch
xâm lần
Hồ Chí Minh luôn luôn kiên trì tư tưởng đại đoàn kết và Người chính là tượng
trưng tiêu biểu của khối đại đoàn kết dân tộc Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là
một trong những yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Trang 22
Sự đoàn kết cảng mở rộng, càng chặt chẽ thì lực lượng càng mạnh và thành
công, thắng lợi càng chắc chắn Người khẳng định:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành công, đại thành công'
Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ rằng, để giải phóng dân tộc thì phải tập
hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất |
rộng rãi, bởi đó là nơi thể hiện đầy đủ nhất sức mạnh của quần chúng nhân dân Sự nghiệp dựng nước và giữ nước là sự nghiệp của cả dân tộc Sự nghiệp
ấy chỉ giành được thắng lợi khi cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm nhất trí,
triệu người như một đứng lên chống giặc cứu nước Người khẳng định: "Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"?
Đại đoàn kết theo Hồ Chí Minh là phải thực hiện đoàn kết một cách rộng rãi,
là đoàn kết với tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đáng phái, dân tộc, không phân biệt già trẻ gái trai Ai có tài, có đức, có
sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ
Đoàn kết được mở rộng như vậy nhưng không phải là sự đồn kết vơ ngun tắc hay chung chung, trừu tượng Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thực
hiện đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất nhưng phải trên
nên tảng liên minh công nông, đưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Không những thế, Người còn chú trọng phát huy cái tương đồng, khắc phục cái đị
biệt của các giai cấp, các cá nhân v.v để tạo ra đại đoàn kết Người đặt lợi
ích dân tộc lên trên hết Đó là nguyên tắc tối thượng của chiến lược đại đoàn
kết của Hồ Chí Minh Có như vậy, cách mạng mới tập hợp được nhiều lực lượng, phát huy được sức mạnh chung của toàn dân tộc để chiến thắng kẻ thù
Tư tưởng đại đoàn kết là nét nỗi bật, xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc biệt trong cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết đã trở thành nguồn cô vũ, động viên, tập
Hồ Chí Minh, sdd , 10, ír 607
? Hồ Chí Minh, sđd, t.8, tr 276
Trang 23hợp mọi tầng lớp, mọi cá nhân và cả cộng đồng, làm nên sức mạnh vơ địch của tồn dân ta Sức mạnh đó đã góp phần đưa cách mạng giải phóng dân tộc
đi đến thắng lợi
- lruyền thơng của cha Ơng trong việc vận dụng các hình thức và
phương pháp tiễn hành chiến tranh giữ nước
Trong các cuộc chiến tranh giữ nước trước đây, ông cha ta đã kết hợp
rất linh hoạt giữa mục đích của cuộc kháng chiến với nghệ thuật tiến hành
chiến tranh giữ nước Sự kết hợp đó đã có vai trò rất quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Để đánh thắng kẻ thủ có ưu thế hơn ta về nhiều mặt, ông cha ta đã sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta, giải quyết
thành công vấn đề lấy nhỏ thắng lớn, "lấy ít địch nhiều", tùy thời thế mà vận
dụng mưu lược để thắng địch
Đến thế kỷ XV, dân tộc ta tiếp tục phát huy phương châm chỉ đạo tác
chiến "lấy ít địch nhiều", không thể là một chọi một, không thể bầy thế trận như bên địch để đánh Do đó phương pháp đánh giặc thời kỳ này cũng rất độc
đáo Đó là tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, phát huy tất cả chỗ mạnh của ta
đánh vào mọi chỗ sơ hở của địch, đánh vào chỗ mà địch không ngờ tới, là tạo
điều kiện để chỗ mạnh của địch không thể phát huy, còn chỗ yếu của ta thì được bù đắp, không những thế còn chuyến thành thế mạnh, ít có thể địch
được nhiều, yếu có thể thắng được mạnh Từ thực tế đánh giặc giữ nước,
Nguyễn Trãi đã khái quát thành những điều có giá trị như là quy luật chung của công cuộc dựng nước và g1ữ nước:
"Lây ít địch nhiêu, thường dùng mai phục, Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ""
Trang 24
Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta đánh giặc bằng quân sự kết hợp với chính trị và ngoại giao v.v Đây là yêu cầu khách quan của chiến tranh giữ nước Khắng định tính chất hoàn toàn chính nghĩa của một quốc gia dân tộc có chủ quyền tiến hành chiến tranh chống xâm lược nhằm cố kết lực lượng trong cả nước, thức tỉnh lương tâm của những ai trong hàng ngũ kẻ thù có thể thức tỉnh được; mở lối thoát cho quân giặc khi chúng lâm vào cảnh
khốn cùng Sự kết hợp đó đã tạo cho dân tộc ta một sức mạnh tong hop dé
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Trong các cuộc chiến tranh giữ nước trước
đây, tổ tiên ta đã làm tốt sự kết hợp này Tiêu biểu là Lý Thường Kiệt - người
chỉ huy các trận đánh quyết định số phận quân xâm lược nhà Tống Khi quân - giặc lâm vào tình thế quẫn bách, ông đã chủ động điều đình để mở lối thoát cho quân giặc nhằm chấm dứt chiến tranh trong điều kiện có lợi nhất cho dân
aA
toc
Cùng với đánh địch bằng quân sự và ngoại giao, Lý Thường Kiệt đã
đánh địch băng cả chính trị thể hiện ở bài thơ bất hủ của ông:
"Nam quốc sơn hà Nam dé cu,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư""
Lý Thường Kiệt đã nhân danh cả dân tộc ta khẳng định nước Đại Việt là
một nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền của mình và địa vị của nước Đại Việt không kém bất kỳ một nước nào Bài thơ của Lý Thường Kiệt là sự cảnh cáo nghiêm khắc quân xâm lược, đồng thời biểu thị một niềm tin tat thắng của
dân tộc ta trong sự nghiệp giữ nước và bảo vệ nền độc lập của mình Bài thơ đã được ghi vào lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một nghìn năm bị phong kiên nước ngồi đơ hộ
! Lịch sử Việt Nam, sđd, tap 1, tr.181
Trang 25Đến Nguyễn Trãi, sự kết hợp giữa đánh giặc bằng quân sự, chính trị
và ngoại giao đã đạt đến trình độ mới Một mặt, ông cùng với Lê Lợi hoạch
định quân mưu, mặt khác ông đấu tranh với kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng và lý luận Với ông, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận cũng là nhằm để
đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi |
Bang ly luận sắc bén của mình, Nguyễn Trãi khẳng định nước Đại Việt đã từng là quốc gia độc lập Tư tưởng về quốc gia độc lập được ông trình bảy
ở nhiều nơi nhưng phải đến "Bình Ngô đại cáo" thì tư tưởng đó mới được
trình bày cô đọng và đầy đủ:
| "Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc - Nam cũng khác
Trai Dinh, Ly, Trần nối đời dựng nước,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu"!
Bình Ngô đại cáo đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia riêng biệt,
có lãnh thổ, văn hóa phong tục và lịch sử riêng của mình Điều đó cho thấy, Nguyễn Trãi đã có một quan niệm rất rõ ràng về quốc gia dân tộc, về các yếu tố tạo thành quốc gia dân tộc Dựa trên các yếu tố: lãnh thổ (sông núi, bờ cối), văn hóa (văn hiến), phong tục và lịch sử, ông đã so sánh với quốc gia phong kiến phương Bắc trên từng điểm để thấy sự ngang hàng của hai bên về mọi mặt Và như vậy thì nước Đại Việt phải được độc lập Không những thế, Bình Ngô đại cáo còn khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của dân tộc †a Cũng vì không tôn trọng chủ quyền đó mà quân xâm lược đã hoàn toàn bị
Trang 26
thất bại Bình Ngô đại cáo thực sự là một bản tuyên ngôn độc lập hào hùng
của dân tộc ta ở thế kỷ XV
Từ đó có thể thấy rằng, trong các cuộc kháng chiến trước đây, ông cha ta đã kết hợp giữa mục tiêu của cuộc kháng chiến với những phương pháp đánh giặc linh hoạt và sáng tạo Không những thế, còn đánh giặc bằng sự kết
hợp quân sự với chính trị và ngoại giao nên đã tạo được một sức mạnh to lớn
đề chiên thăng các kẻ thù xâm lược
Nghiên cứu sâu sắc tư tưởng đánh giặc trên đây của dân tộc, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển nguyên tắc "dĩ bất biến ứng vạn
biến" Cái bất biến ở đây là độc lập thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh
phúc của nhân dân Đó cũng là mục đích duy nhất và cũng là ham muốn tột
bậc của Người Để đạt được mục tiêu trên thì phải ứng vạn biến Đó là
mềm dẻo về sách lược, nhạy bén để thay đổi cách thức đấu tranh cho thích
hợp với điêu kiện lịch sử - cụ thê
Để chiến thắng thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối
kháng chiến lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, đã tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ để vừa đánh địch vừa phát triển lực lượng, chuyển hóa
lực lượng của ta từ ít thành nhiều, từ yếu thành mạnh Trong khi đó, quân địch không thực hiện được mục đích đánh mau, thắng mau, không những thế còn
phải bị động đối phó với ta, bị tiêu hao lực lượng, bị mệt mỏi từ đó đi đến suy yếu và nhất định thất bại |
Trong kháng chiến chéng Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã phát huy nhiều cách đánh hay, sáng tạo
mang lại hiệu quả cao Những nét độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến
tranh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với
chiến tranh cách mạng; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược; đánh địch bằng
ba mũi giáp công, vừa đánh vừa đàm v.v Thực tiên hai cuộc kháng chiên
Trang 27chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ xâm lược đã chứng minh rằng, sự kết hợp trên đây là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, đã tạo nên sức mạnh to lớn góp phần đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công
Có thể nói, truyền thống tư tưởng văn hoá Việt Nam mà cốt lõi là ý chí
độc lập và khát vọng tự do là một trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân Phạm Văn Đồng nói:
“Chính sức mạnh của truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử nghìn năm của dân tộc đã /úc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước Đó cũng là động lực trong cuộc hành trình cứu nước, cứu dân của Người Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người””
Và đúng như Người khẳng định: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”
1.1.2 Chủ nghĩa Mác — Lénin
Mác - Ănghen chỉ ra rằng, sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, sự ra đời
tất yếu của chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình là quá trình phát triển liên tục, thông qua nhiều giai đoạn, kể từ khi giai cấp vố sản giác ngộ lợi ích giai cấp, bước lên vũ đài chính trị, tập hợp lực lượng mà nòng cốt là liên minh công, nông, trí thức, thành lập chính đảng của mình, lật đỗ ách thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyên, dân chủ, tự mình đại diện cho dân tộc cho đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản, xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu - cơ sở đẻ ra áp bức
giai cấp và áp bức dân tộc Tư tưởng này của các ông được đề xuất trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), tông kết kinh nghiệm của các cuộc
!L@ Mâu Hãn :Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, Nxb Nghệ An, 2000, tr18-19
Trang 28cách mạng ở châu Âu (1848-1850), kinh nghiệm công xã Pari (1871) trở
thành một hệ thống lý luận, soi đường cho cuộc đầu tranh của quần chúng lao
động bị áp bức Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử quy định, Mác và Ănghen chưa chú ý nhiều đến phương Đông, mới bắt đầu tiếp cận vấn đề dân tộc thuộc địa 6 Ba Lan, Airolen và quan hệ của phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức với phong trào vô sản của các chính quốc
Trong điều kiện đề quốc chủ nghĩa, V.I Lênin tiếp tục nghiên cứu và phát triển sáng tạo lý luận của Mác - Ănghen Lý luận quan trọng của Lênin là trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật mácxít, chỉ ra khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi một nước, nơi mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển đến nắc thang cuối cùng Chính Người đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng đó, lập nên chính quyền Xôviết công nông để đưa đất nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội
Nếu ở giai đoạn trước, Mác và Ănghen chưa quan tâm nhiều đến cách mạng giải phóng dân tộc, thì ở giai đoạn đề quốc chủ nghĩa, Lênin chú ý
nhiều đến vấn đề dân tộc, thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc Cách
mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, của toàn bộ quá trình cách mạng thế giới Tuy nhiên, khi xác định con đường phát
triển của cách mạng thuộc địa, Lênin vẫn nhấn mạnh một chiều đến sự tác động của cách mạng vô sản ở chính quốc đối với cách mạng thuộc địa, cách
mạng thuộc địa phụ thuộc vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc Ngay đối với khả năng giành thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở các nước thuộc địa, lạc hậu, Lênin cũng chưa có một dự báo nào cụ thể
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những hạt nhân hợp lý, đặc biệt là áp dụng
phương pháp biện chứng duy vật để nghiên cứu chế độ thuộc địa, thực dân, đề
xuất các luận điểm lý luận, giải đáp các vấn đề thực tiễn đất nước và dân tộc
mình đặt ra Có thể nói, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng để tổng
Trang 29kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra con đường cứu nước mới, đưa
Người vượt hắn lên phía trước so với những nhà yêu nước đương thời, khắc phục căn bản cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc
Nhờ nhận thức rút ra từ thực tiễn lăn lộn tìm đường cứu nước, nên khi
đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc
địa của V.I Lênin (7/1920), Hồ Chí Minh đã thấy ở đó những lời giải đáp có
sức thuyết phục cho những câu hỏi của mình Trong bài viết Lênin đã nêu ra 12 luận điểm đặc biệt quan trọng đề cập đến những vấn đề như quyền bình đẳng thực sự của các dân tộc, nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản trong khi giải
quyết vấn đề dân tộc và thuộc địa, về Cách mạng Tháng Mười Đặc biệt,
Lênin đã chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc,
cho các nước chậm phát triển Hồ Chí Minh đọc đi, đọc lại nhiều lần, có thể
nói tất cả những vẫn đề mà Người từng trăn trở và dày công tìm kiếm trong bao nhiêu năm đến đây đã được giải đáp Sau này Người nhắc lại cảm tưởng khi đọc Luận cương của Lênin: "Trong Luận cương ấy, có những chữ chính
trị khó hiểu Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phan chính Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phan khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bảo bi doa day đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"! Như vậy, từ khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân '
tộc, đến với chủ nghĩa Mác — Lênin, "tựa như người đi đường đang khát mà
_ có nước uống, đang đói mà có cơm ăn" Người sớm đi đến kết luận: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"?
Từ nhận thức đó, tháng 12/1920, Hồ Chí Minh đã cùng đa số đảng viên
Đảng Xã hội Pháp biểu quyết tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham
Trang 30
_gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Đây là bước chuyển có tính chất quyết định đến sự hình thành tư tưởng của Người về con đường giải phóng dân tộc
vì độc lập tự do Từ đó, Hồ Chí Minh đã từng bước nghiên cứu sâu sắc chủ
nghĩa Mác- Lênin
Hồ Chí Minh khẳng định: "Chủ nghĩa Mác — Lênin là chủ nghĩa cách
mạng và khoa học nhất"! Tính khoa học của chủ nghĩa Mác —-Lênin là ở chỗ nó phát hiện ra các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, quy luật dau
tranh tự giải phóng của những người lao động, quy luật xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Chủ nghĩa Mác — Lên là khoa học
vì nó vừa là kết qủa của sự kế thừa có chọn lọc tỉnh hoa trí tuệ của loài người,
vừa là kết quả tổng kết thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong thời đại tư bản Tính cách mạng của chủ nghĩa
Mác — Lênin là ở chỗ đó là học thuyết nhằm cải tạo thực tại theo hướng tiến
bộ vì hạnh phúc của con người Nó xâm nhập vào giai cấp công nhân và đông
đảo những người lao động, biến thành sức mạnh vật chất cải tạo thế giới Tính
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác — Lênin thống nhất chặt chế với nhau
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận, thế giới quan và nhân sinh quan, là kim chỉ nam cho hành động của Người Chính Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta ổi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản””
Thấy được vị trí vô cùng quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nghiên cứu chủ nghĩa
Mac - Lénin, nam vững linh hồn, các phương pháp biện chứng duy vật của
` Hồ Chí Minh, toàn tập, t.6, Nxb CTQG, H 2000, tr.479 ? Hồ Chí Minh, toàn tập, 10, Nxb CTQG, H 2000, tr.128
Trang 31học thuyết đó chứ không phải trói buộc bởi câu chữ hay những khẩu hiệu sẵn có Những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin được Người trình bày rất rõ ràng, ngăn gọn, dễ hiểu Người dạy, việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin trước hết phải nắm được cái cốt lõi “linh hồn sống” của nó là phương pháp biện chứng, “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”!
Nắm vững bản chất cách mạng và bản chất khoa học của chủ nghĩa
Mac — Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó vào
điều kiện cụ thê của nước ta Đồng thời, Người cũng thấm nhuần sâu sắc quan điểm "không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi và bất khả xâm phạm" mà "phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga"
Hơn bao giờ hết, khi vận dụng chủ nghĩa Mác — Lênin vào cách mạng thuộc địa ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã luôn luôn đứng
vững trên quan điểm thực tiễn, thể hiện một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo
Ngay từ năm 1924, trong Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản, Người đã đưa ra nhận định về phát triển không giống nhau giữa các xã hội phương Đông và phương Tây: Xét về mặt cấu trúc kinh tế - xã hội, xã hội phương Đông bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam không giống các xã hội phương Tây thời trung cổ, hiện đại Việt Nam không trải qua chế độ
chiếm hữu nô lệ Chế độ phong kiến Việt Nam cũng mang đặc điểm khác với
chế độ phong kiến phuơng Tây Xét về mặt giai cấp, tuy đã có phân hóa,
nhưng chưa triệt đê và sâu sắc Sự đôi lập giữa địa chủ và nông dân, tư sản và
Trang 32công nhân về tài sản, về mức sống, phương tiện sinh hoạt chưa lớn, do đó sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái
Quốc đã rút ra kết luận: "cuộc đấu tranh giai cấp ở đó không diễn ra giống như ở phương Tây" Vì vậy, can bé sung "co sở lịch sử của chủ nghĩa Mác
bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có
được"! | oe
Nhu vay, chi nghia Mac —Lénin 1a hoc thuyét về giải phóng giai cấp vô sản được hình thành ở các nước tư bản phát triển nhất của châu Âu, nay đem
vận dụng vào các nước thuộc địa châu Á, nơi còn tồn tại phổ biến các quan hệ
tiền tư bản, lại nhằm mục tiêu trước mắt là giải phóng dân tộc, đòi hỏi phải
được vận dụng với một tỉnh thần sáng tạo rất cao Cơ sở của sự sáng tạo đó là
quan điểm thực tiễn
Như vậy, Hồ Chí Minh đã nắm vững linh hồn của chủ nghĩa Mác-
Lênin, kế thừa có chọn lọc mọi thành tựu của văn minh nhân loại, tiếp thu những hạt nhân hợp lý của các học thuyết khác, cỗ đại và cận đại, Đông và
Tây Nhờ đó, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tổng hòa biện chứng tỉnh
hoa văn hoá nhân loại để hình thành nên tư tưởng của mình, nhà tư tưởng lớn
của cách mạng Việt Nam 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực tiễn thế giới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
được hình thành từ những yêu cầu của thực tiễn thời đại đầu thế kỷ XX Khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và bước lên võ đài đấu tranh chính trị
vào lúc mà chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa để quốc, giai cấp tư sản đã mất vai trò lãnh đạo Chỉ chín nước để quốc
bao gồm "Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Nhật Bản, Hà
Lan, Bỉ với dân số 320.657.000 người với diện tích 11.407.600 kmŸ thống trị
các nước thuộc địa với dân số 560.193.000 người và với diện tích
' Hồ Chí Minh, toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H 2000, tr465
Trang 3355.637.000km”"! chỉ phối toàn bộ tình hình thế giới Chủ nghĩa đế quốc đã
thực hiện được sự thống nhất thế giới dưới sự thống trị của chúng Chủ nghĩa để quốc là một hiện tượng quốc tế, một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh
_ giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch và bóc lột các dân
tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng
Chủ nghĩa đế quốc ra đời làm xuất hiện hệ thống thuộc địa Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với chủ nghĩa dé quốc trở thành mâu thuẫn lớn của thời
đại Vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là
hàng động riêng rẽ của quốc gia này chống lại sự xâm lược và thống trị của quốc
gia khác như trước kia, mà đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa để quốc quốc tế Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một
mắt khâu của hệ thống đế quốc, do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước nếu chỉ tiễn hành riêng rẽ thì không thê nào giành được thắng lợi
Vào đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, phần lớn các nước châu Á,
châu Phi, châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa dé quốc, thực dân; nhân dân các nước thuộc địa bị chúng chà đạp lên những giá trị văn hoá, tỉnh thần, tước đoạt quyền lợi về kinh tế và địa vị xã hội Đối với bọn thực
dân, "tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một đồng xu" Thách thức lớn nhất của thời đại lúc đó là tìm ra phương sách để giải phóng dân tộc
Trong bối cảnh đó, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại nỗ ra và thắng lợi làm rung chuyến thế giới Cách mạng Tháng Mười mở ra một chương mới trong lịch sử loài người Cách mạng Tháng Mười thắng lợi là kết quả vận động của những mâu thuẫn cơ bản đã làm cho chính quyền tư sản sụp đồ và báo trước cách mạng thế giới sẽ làm rung chuyển thế giới Cách mạng Tháng Mười là một
hiện tượng mới trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nó chứng minh chủ
nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản là một xu hướng khách quan
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.277
Trang 34Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, trở thành Bộ tham
mưu chiến đấu của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của Quốc tế
Cộng sản đã tạo điều kiện, tiền đề lý luận và thực tiễn và là chỗ dựa của phong
trào giải phóng dân tộc, thúc đây phong trào này phát triển mạnh mẽ, ngày càng xích lại và kết hợp chặt chẽ với phong trào cách mạng vô sản thế giới
Trong khi nhiều nhà yêu nước ở phương Đông và ở Việt Nam còn
ngưỡng mộ những cuộc cách mạng tư sản Nhật, Pháp, cao lắm là cải tiễn học
thuyết dân chủ tư sản và có thiện cảm với cách mạng Nga thì Hồ Chí Minh đã đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là những cuộc “cách mệnh không đến nơi”, không giải phóng được công, nông và những người lao động Người trân trọng tiếp thu những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây nhưng vẫn
nhẫn mạnh: “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”",
Người khẳng định: trên thế giới bây giờ chỉ có Cách mạng Nga “là đã thành công và thành công đến nơi” Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, “phải nhờ Đệ tam quốc tế” Nói cách khác, con đường cách mạng Việt Nam chỉ có thể là con đường cách
mạng vô sản
1.2.2 Thực tiễn Việt Nam
Trước hết, đó là thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XTX, đầu thế kỷ
%X Dân tộc Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời Với truyền thống anh hùng, bất khuất, đoàn kết một lòng, dân tộc ta từng đánh bại nhiều
kẻ thù xâm lược lớn mạnh để giữ vững nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Coi độc lập dân tộc là bất khả xâm phạm
Việt Nam là nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là chiếc cầu nối giữa
châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải
! Hồ Chí Minh, sđd, t2, tr268
Trang 35đảo, nơi giao điểm của các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc; lại là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Giữa thế kỷ XIX (1858), trước sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thực dân Pháp tiến hành xâm lược đất nước ta Ngày 1/9/1858, chiến hạm của thực dân Pháp đã nỗ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở
đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ lực, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài
nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu
thụ hàng hoá của chính quốc Các cuộc khai thác thuộc địa đã có tác động rất lớn đối với Việt Nam, làm cho nền kinh tế nước ta vốn lạc hậu, trì trệ càng trở nên què quặt, lệ thuộc vào kinh tế chính quốc Việt Nam từ một xã hội phong kiến đơn thuần đã trở thành một xã hội thuộc địa, với sự xuất hiện của các
tầng lớp và giai cấp mới Các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng diễn ra gay gat, trong đó nổi bật là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn để quốc
thực dân xâm lược và tay sai Xã hội phong kiến Việt Nam không còn như chính nó nữa Dưới ách xâm lược của thực dân, nền độc lập dân tộc bị chà
đạp, quyền lợi sống còn của nhân dân bị tước đoạt
Trong lúc triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, từng bước đầu hàng quân xâm lược thì nhân dân Việt Nam đã anh dũng vùng lên kháng chiến tạo thành các phong trào yêu nước mạnh mẽ Các cuộc đấu tranh do các sĩ phu văn thân phong kiến lãnh đạo như Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân.v.v liên tiếp diễn ra Họ tuy giàu lòng yêu nước, căm thù
giặc sục sôi, song trước sau đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối
kháng chiến rõ ràng, không có khả năng thống nhất phong trảo nên các cuộc đấu tranh không giành được thắng lợi Các sĩ phu yêu nước theo đuổi mục tiêu đánh đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước để rồi tiếp tục duy trì chế độ phong kiến đã quá lỗi thời Chế độ ấy đã bắt đầu giai đoạn xuống dốc,
Trang 36Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Duy Tân, dân chủ tư sản phương Tây qua các
'sách báo nước ngoài dần dẫn du nhập vào Việt Nam Cuộc Cách mạng Tân Hợi
(Trung Quốc) với ngọn cờ của chủ nghĩa Tam Dân đầy hấp dẫn đã ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp tới những người yêu nước Việt Nam Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào như Đông Du (1905-1908), Đông Kinh
Nghĩa Thục (1907), Duy Tân (1906-1908), Việt Nam Quang phục hội (1912) Người thì chủ trương dựa vào Pháp đề “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như Phan Châu Tr¡nh, người thì hi vọng dựa vào sự giúp đỡ của Nhat
để đánh đuôi Pháp như Phan Bội Châu Tuy nhiên, các phong trào này chỉ rộ
lên trong một thời gian ngắn rồi đều bị dập tắt trước sức mạnh của kẻ thù Sự
thất bại đó là do điều kiện lịch sử hạn chế, lãnh đạo các phong trào đều chưa
nhận rõ được bản chất của kẻ thù, chưa nhận rõ được nhiệm vụ cơ bản, lực lượng cơ bản của cách mạng Việt Nam, các phong trào đều dựa trên nền tảng tư tưởng đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với đòi hỏi của dân tộc và
xu thé phát triển của thời đại Thực tiễn đó là tiền đề để Hồ Chí Minh suy
ngẫm về những hạn chế lịch sử con đường cứu nước của các bậc tiền nhân và lựa chọn một hướng đi, điểm đến tiếp theo của Người
Hơn thế nữa, sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc còn bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống và hoạt động của Hồ Chí Minh Sinh ra khi dân tộc Việt Nam đang chìm đắm trong cảnh nô lệ dưới ách
thống trị của thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, đặc biệt là sự chứng
kiến của bản thân về những nổi cực khổ, điêu đứng của nhân dân Nghệ - Tĩnh
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ngay tại quê hương
và sau đó là cuộc đàn áp đẫm máu của chúng đối với phong trào nông dân chống
thuế ở miền Trung tất cả đã hình thành ở Hồ Chí Minh lòng yêu nước đây nhiệt
huyết, lòng căm thù bọn cướp nước và bán nước Người đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào Người khâm phục lòng yêu nước của các bậc tiên bơi nhưng khơng hồn tồn tán thành cách làm của một người nào Vì
Trang 37vậy, Hồ Chí Minh “muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi
xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”
Từ năm 1911 đến năm 1917, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, đến nhiều nước dé quốc, tiếp xúc với nhiều dân tộc thuộc địa, hoà mình vào cuộc sống lao động của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Qua thực tiễn lăn lộn trong quần chúng, Người thấy rõ những cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản và vô cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân, nhân dân lao động không kể là da trắng, da vàng hay da đen Người hiểu rõ bản chất đích thực của chủ nghĩa để
quốc, thấu hiểu những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở các nước | thuộc địa và phụ thuộc cùng cảnh ngộ với dân tộc mình |
Khoảng giữa năm 1917, Hồ Chí Minh trở lại nước Pháp Ở đây, Người cùng với một số người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước, nhằm đưa phong trào yêu nước của Việt kiều đi
theo hướng tích cực Năm 1919, Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Xã hội Pháp,
một đẳng tiến bộ lúc đó thường lên tiếng bảo vệ các nước thuộc địa Ngày
18/6/1919, Hồ Chí Minh thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Hội nghị Vécxây bản Yêu sách
của nhân dân An Nam gồm 8 điềm đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền
tự do, dân chủ, quyền bình đăng của dân tộc Việt Nam “Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một “quả bom” làm chan động dư luận nước Pháp Còn Người
Việt Nam cho đó là tiếng sắm mùa xuân” Cũng thời gian ở Pháp, Hồ Chí
Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị như Macxen Casanh, Giăng Lôngghê, Lêông Blum , tiếp xúc với nhiều chính khách: Triều Tiên,
Ái Nhĩ Lan, Ai Cập
Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc được Luận cuong về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (L°Humanité) của Đảng Xã
hội Pháp Cả một quá trình nỗ lực phan đấu, suy nghĩ về vận mệnh đất nước,
rút kinh nghiệm, khảo sát trong nhiều năm tháng về con đường giải phóng dân
Trang 38
tộc, học tập lý luận, tham gia đấu tranh chính trị, vào Đảng xã hội, sát cánh
với giai cấp công nhân và trí thức cách mạng Pháp, với những đồng bào yêu
nước của mình trên đất Pháp, là những tiền đề chuẩn bị cho Hồ Chí Minh gặp
gỡ và tiếp thu Luận cương của Lênin Luận cương của Lênin đã tạo ra bước chuyển biến căn bản trong tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh Giúp Người có lập trường đứt khoát di theo Quốc tế thứ ba, theo con đường mà Lénin va Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến vượt bậc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản
Tiếp đến là thời kỳ Hồ Chí Minh tham gia hoạt động lý luận và thực tiễn cực kỳ sôi nỗi trong Đảng Cộng sản Pháp và trong Quốc tế Cộng sản
Năm 1921, Người đã gặp gỡ nhiều người lao động thuộc địa cùng cảnh ngộ ở Tuynidi, Marốc, Madagátca, Angiêri, liên kết với nhau để thành lập Hội Liên
hiệp thuộc địa nhằm đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa để quốc, thông qua đó, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa, ra báo Người cùng khổ (Le Paria), xuất bản tác phẩm: Bản án chế chộ 'thực dân Pháp Người còn viết rất nhiều bài cho báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp và báo Đời sống công nhân (La Vie ouvrière) - tiếng nói của giai cấp cơng nhân Ngồi ra, người còn tham gia các
hoạt động xã hội khác như viết kịch, sinh hoạt câu lạc bộ, diễn thuyết, Ở
đâu Người cũng vạch trần bản chất phản động, hành động áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân cả ở chính quốc và thuộc địa, kêu gọi sự
đoàn kết trong công cuộc giải phóng
Tháng 6/1923, Hồ Chí Minh đến Liên Xô Ở đây Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất (10/1923) và được bầu làm Uỷ viên chủ
tịch Quốc tế nông dân Tiếp đó, Người tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế
Cộng sản (7/1924) và Đại hội của nhiều tổ chức quần chúng như Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ Từ diễn đàn của các
Hội nghị này, Người nói lên tiêng nói của các dân tộc thuộc địa, bảo vệ những
Trang 39luận điểm của Lênin về vẫn đề dân tộc và thuộc địa, kêu gol su quan tam,
đồn kết của các tơ chức quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng của các dân tộc
thuộc địa Như vậy, trong thời gian ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế
Cộng sản, Hồ Chí Minh đã tích cực đi sâu nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của cách mạng Nga, xây dựng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về những vấn đề chiến lược quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc được hình thành rõ nét
Tháng 12/1924, Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc) Hoạt
động chủ yếu của Người ở Quảng Châu là hướng tới chuẩn bị mọi điều kiện
để xây dựng một đảng mácxít ở Việt Nam và vận động cách mạng ở một số
nước quanh vùng Tháng 6/1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Hồ Chí Minh
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh niên Củng với việc tô chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Người còn mở
lớp huấn luyện chính trị nhằm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho cách mạng, trang bị cho họ những hiểu biết cơ bản về lý luận cách mạng giải phóng trong
thời đại mới, về đường lối và phương pháp cách mạng Những bài giảng của
Người tại lớp huấn luyện được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm Đường
cách mệnh (1927) Thông qua Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã xây dựng
một hệ thống quan điểm khoa học và cách mạng về đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng, chỉ ra phương hướng đi tới thắng lợi của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản,
trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 40phú của Hồ Chí Minh, thông qua các tác phẩm, các bài viết của Người trong
thời kỳ này đã thể hiện sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam
Quá trình sống và hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, chứng kiến thực trạng cuộc sống của những người lao động ở các nước tư bản cũng như ở các
nước thuộc địa, phụ thuộc là một thực tế khách quan đã tác động đến nhận
thức của Hồ Chí Minh, là cơ sở thực tiễn cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đề quốc, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Nó là kết quả của sự tác động biện chứng giữa nhận
thức và hành động, giữa lý luận và thực tiễn
Có thể nói, thực tiễn phong phú của đất nước, của thời đại, của bản thân
cuộc sống và hoạt động mà Hồ Chí Minh từng trải là một trong những nguồn gốc, cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1.3 Vai trò chủ quan của Hồ Chí Minh
Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo nên trên cơ sở những nhân tố khách quan Do đó, sẽ không đầy đủ nếu chúng ta không đề cập đến nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa ở Việt Nam
Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước trên quê hương Nghệ An, gần gũi với nhân dân, lớn lên ở Huế - trung tâm văn hóa chính
trị của đất nước từ đầu thế ky XIX Thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiễn,
xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng có nghị lực kiên cường trong cuộc sống, có ý chí kiên cường vượt gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu Sau này ông đậu Phó bảng nhưng không đi theo con đường làm quan mà dân thân vào cuộc đấu tranh yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả cho mục đích cứu dân, cứu nước, đặc biệt là tư tưởng thương dân, "Ái quốc là ái dân", chủ trương lấy dân