HỌC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HOI KHOA HOC _
y/g
— DE TAI CO SO TRONG DIEM
j \
LIEN MINH GIAI CAP
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MOI O HA NOI HIEN NAY
Trang 2MỤC LỤC
I9)8 (9527 (0N dd 33 ÔÒỎ 1
Chuong 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE LIEN MINH GIAI CÁPVỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6
1 1 Một số vấn đề lý luận về liên minh giai cấp - 2-7252 ©c<5sccecrecceee 6
1.2.Một số vấn đề ly luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới 16
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng nông thôn mới . . -s 18
Chương 2: PHÁT HUY SỨC MẠNH LIÊN MINH GIAI CẤP TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHUNG VAN ĐỀ ĐẶTT RA - 2+ 5c c2sS2S2S2EcrvEEErxrrrrrerrrrxererree 29
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội 29 2.2 Thực trạng liên minh giai cấp với việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội i58 0017 _ 43
2.3 Đánh giá chung về liên minh giai cấp với việc xây dựng NTM 6TP Hà Nội 63 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY SỨC MẠNH LIÊN MINH GIAI CẤP
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 80
3.1 Xây dựng liên minh giai cấp — cơ sở quan trọng cho phát huy hơn nữa sức mạnh của liên minh giai cầp trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội hiện
¡0 80
3.2 Phat huy tốt các mối quan hệ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới 83 3.3 Đây mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật — công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản 88 3.4 Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản và xúc tiễn thương mại 89 3.5.Tăng cường đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông 3.6.Bảo vệ môi trườngtrong quá trình áp dụng các công nghệ, mô hình sản xuất vừa hiện đại, hiệu quả vào phát triển nông thôn mới ở Hà Nội hiện nay 92
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực tế cách mạng Việt Nam suốt thế kỷ XX đã chứng tỏ vấn đề liên minh công nhân, nông dân và trí thức luôn sôi động trong chương trình nghị sự của cách mạng, trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng liên minh công - nông - trí thức
Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang, và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối" Tư tưởng liên minh công nông, trí thức của Hồ Chí Minh được thể hiện, đặc biệt rõ ràng trong
quan điểm trên đây Đã nhiều lần Người nói rõ thái độ của mình và của Đảng
Cộng sản Việt Nam với trí thức Người khẳng định "Cách mạng rất cần trí thức và
chính ra chỉ có cách mạng mới biết trong trí thức 6 và "lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng"
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức chăng những là yêu cầu khách quan về chính trị, làm nền tảng vững chắc cho Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chính quyền, mà còn là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước Nếu các nước phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội cần có liên minh công-nông - trí thức, thì ở các nước kém phát triển nơi nông dân chiếm số đông trong dân cư càng phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa chiến lược của khối liên minh này
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn", đề ra chủ trương, nhiệm vụ hết sức quan trọng là: "Xây dựng nông thôn mới có kết câu ha tang kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội
Trang 4trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường" với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng được khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
Để Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, bức tranh đổi mới làng quê
nông thôn Việt Nam sớm là hiện thực, Chính phủ đã kịp thời triển khai Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị BCH Trung ương 7 (khóa X);Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (viết tắt là
MTQG XDNTM) giai đoạn 2010 - 2020 và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày
8/6/2012 sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình XDNTM;
Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 bé sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG XDNTM Các Bộ, Ngành đã kịp thời
ban hành các Thông tư hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện Chương trình
Thành phố Hà Nội đã khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết và
Quyết định của Chính phủ về chương trình XDNTM với cách làm thận trọng, thực hiện theo lộ trình phù hợp với đều kiện thực tế của địa phương; cùng với việc ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của
Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nhằm cụ thể hóa và tô chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) Ban chấp hành Đảng bộ xây dựng Chương
Trang 5tỉnh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao An nỉnh chính trị và trật tự an tồn xã hội nơng thôn được đảm bảo, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô
văn minh, hiện đạt”
Trong những năm qua với vai trò to lớn của liên minh giai cấp trong xây
dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nỗi bật, là
địa phương dẫn đầu cả nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập chưa phát huy hết được sức mạnh của liên minh giai cấp vì thế tác giả lựa chọn đề tại: “Liên minh giai cấp với việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội hiện nay”
2 Tình hình nghiên cứu
- Liên minh giai cấp và xây dựng nông thôn mới là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tiêu biểu như :
Huỳnh Ngọc Điền (2011), Xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Tân Lập,
huyện Đông Phú, tỉnh Bình Phước; http://www.binhphuoconline.com/2011/07/; Phạm Hà (2011), Xáy dựng nông thôn mới: hướng đi mới cho Quảng Ninh;Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11/2011; Phan Đình Hà (2011), Kinh nghiệm xây
dựng nông thôn mới của Hàn Quốc; Báo điện tử Hà Tĩnh, Số ngày 17/8/2011; Việt Khoa (2011), Xây đựng nông thôn mới ở Tuyên Quang: Kết quả bước đâu;
http://www.tuyenquang.gov.vn; Vũ Kiểm (2011), Xây đựng nông thôn mới ở Thái Bình; Tạp chí Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011; Xuân Quang (2011), Phong trào Saemaul Undong thực hiện thắng lợi tại Hàn Quốc: Sáu bài học kinh nghiệm q⁄⁄; http:/www.baomoi.com/Home/KinhTe/ kinhtenongthon.com.vn; Tô Huy Rứa (2011), Nóng nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiên;http://tohuyrua.wordpress.com; Thanh Tân (2011), Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;http:/Avww.baoyenbaI.com.vn
Trang 6Ttuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu sâu về ý nghĩa, vai trò cũng như luận giải khoa học về vai trò Liên minh giai cấp với việc xây dựng nông thôn mới
đặc biệt làở Hà Nội hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát thực trạng liên minh giai cấp với việc xây dựng nông
thôn mới ở Hà Nội hiện nay, đề tài sẽ góp phần chỉ ra những van đề tồn tại, và
đưa ra những đề xuất nằm nâng cao hơn nữa vai trò liên minh giai cấp với việc
xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội những năm tiếp theo
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ khái niệm; vị trí, vai trò; mục đích, kinh nghiệm của
lien minh giai cấp với xây dựng nông thôn mới
- Đi sâu nghiên cứu thực trạng liên minh giai cấp với việc xây dựng nông
thôn mới ở Hà Nội hiện nay;
- Đưa ra một số vấn đề, đề xuất, góp phần nâng cao chất lượng liên minh giai cấp với việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội những năm tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Liên minh giai cấp với việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội Phạm vi nghiên cứu |
Công trình nghiên cứu thực trạng Liên minh giai cấp với việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội hiện nay
5 Phuong pháp nghiên cứu
Công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thống kê
Trang 76 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
làm 3 chương
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LIÊN
MINH GIAI CẤP VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Chuong 2 PHAT HUY SUC MANH LIEN MINH GIAI CAP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY - THUC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA
Chương 3 : GIẢI PHÁP PHÁT HUY SỨC MẠNH LIÊN MINH GIAI CAP TRONG XAY DUNG NONG THON MOI O HA NOI HIEN NAY
Trang 8Chương 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE LIEN MINH GIAI CAP VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1 1 Một số vấn đề lý luận về liên minh giai cấp
1.1.1 Một số vẫn để lý luận về liên mình giai cấp
1.1.1.1 Khái niệm và cơ sở hình thành liên mình giai cấp
Khải niệm liên minh giai cấp
Liên minh là một khối liên kết các lực lượng vì mục đích chung Liên
minh giai cấp theo đó là khối liên kết giữa các giai cấp vì mục đích chung Chính vì vậy, cơ sở để hình thành liên minh chính là lợi ích và mục đích Tùy vào từng lợi ích và mục đích mà có những liên minh giữa các giai cấp khác nhau Lịch sử đã từng cho thấy liên minh giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc cách mạng tư sản chống phong kiến Tuy nhiên đó là một liên
minh léng lẻo hàon toàn bị chỉ phối bởi lợi ích của giai cấp tư sản và khi đạt được
mục đích thì giai cấp tư sản sẵn sang quay lại đàn áp chính những người từng là đồng minh của mình trong cuộc cách mạng đó Vấn đề căn bản nằm ở chỗ giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nông dân có những lợi ích đối lập nhau,
thậm chí là điói kháng nhất là đặt trong bối cảnh của chế độ tư bản chủ nghĩa
Liên minh giai cấp được chủ nghĩa Mác đề cập và luận giải chính là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Đó là
một liên minh kết hợp đúng đắn các lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
tạo nên sức mạnh tong hop tao nén suc manh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, đem lại lợi ích cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng
cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Cơ sở hình thành liên mình giai cấp
a) Liên minh công nông là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ
nghĩa, tạo nên động lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai câp công
Trang 9nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới;
b) Liên minh công nông xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự
thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Cả hai giai cấp đều là những người lao động bị áp bức vì vậy có cùng mục tiêu, nguyện vọng muốn giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cộng;
c) Liên minh công nông là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp- hai ngành sản xuất chính trong xã hội Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này không thê phát triển được
1.1.1.2 Nội dung của liên minh giai cấp Nội dung chính trị của liên minh
Một là: Mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: độc lập dân tộc và CNXH
Nhưng đạt được mục tiêu, lợi ích chinh trị cơ bản đó khi giá trị tư tưởng cực hiện
liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của ba giai tầng mà phải
trên lập trương tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân Bởi vì, chỉ có phân đấu
thực hiện muc tiêu lí tưởng thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích
chính trị cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là
DLDT va CNXH
Hai là: Khối liên minh chiến lược này do đảng của giai cấp công nhân
lãnh đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực
hiện qua trinh git ving DLDT và xây dựng CNXH thành công Do đó, DCS ttr trung ương tới cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như một nguyên tắc về chính trị của liên minh Trong thời kì quá độ lên CNXH, liên minh công nông trí
thức ở nước ta còn làm nồng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là mặt trận
Trang 10nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tô chức và xây dựng
CNXH
Ba là: Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nôi dung, phương
thức đổi mới hệ thống chính trị trên pham vi cả nước Dưới góc độ của liên minh,
cần cụ thê hóa viêc đổi mới về nội dung tô chức và phương thức hoạt động của
các tô chức chính trị trong giai cấp công nhân, nông dân, trí thức Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “quy chế dân chủ cơ sở”, nhất là ở khu vực nông thôn
Nội dung kinh tế của liên mình
Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vạt chất kỷ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ Nội dung kinh tế liên minh ở
nước ta trong thời kì quá độ được cụ thê hóa ở các điểm sau đây:
Phải xác định thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và sự hợp tác
quốc tế, từ đó mà xác định dúng cơ cấu kinh tế gắn liền với nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, tri thức và của toàn thể xã hội Đảng ta xác định cơ cấu
kinh tế chung của nước ta là: “Công -nông nghiệp-dịch vụ” Trong điều kiện hiện
nay, Đảng ta còn xác định “từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó mà tăng
cường liên minh công — nông - trí thức”
Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức, giữa các lĩnh vực công nhiệp-nông nghiệp-khoa học công nghệ và dịch vụ khác, giữa các địa bàn, vùng miền dân cư trong cả nước; giữa nước ta và nước khác
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện
liên minh Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đôi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ
Trang 11vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả
nước, theo định hướng XHCN
Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà
nước Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh Vai
trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông Các tô
chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước có những chính sách hợp lí thể
hiện quan hệ của mình đối với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển
nông nghiệp và nông thôn, không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội
Đối với tri thức, nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính
sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa
hoc công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ quyên tác giả, về báo chí, xuất bản, về
văn học nghệ thuật hướng các hoạt động của tri thức vào việc phục vụ công-
nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội
Noi dung van hoa, xã hội của liên minh
Liên minh về văn hóa, xã hội thê hiện qua các nội dung cụ thể sau đây Tăng trưởng kinh tế gắn liên với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái
Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của
liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu
trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, công nhân và tri thức
Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ
xã hội trong công nhân, nông dân, tri thức cũng là nội dung xã hội cần thiết; đồng thời nội dung này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lí, lối sống cho
toàn xã hội và thế hệ mai sau
Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài Trước mắt, tập trung vào việc củng cỗ xóa mù chữ đối với nông dân, nhất là ở miền núi Nâng cao kiến
Trang 12tệ nạn xã hội, các hũ tục lạc hậu các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan
liêu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch nông thôn, đô thị hóa công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày
càng thuận lợi và hiện đại Xây dưng các cơ sỏ giáo dục, văn hóa, y tế, thé thao,
các công trình phúc lợi công cộng một cách tương xứng, hợp lí ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Có như vậy nội
dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng XHCN và mới làm
cho công-nông-trí thức củng như các vùng, các miền, các dân tộc xich lại gần
nhau trên thực tế
1.1.1.3 Tính tất yếu của liên mình giai cấp trong cách mạng XHCN
Van dé liên minh giai cấp công nhân vì giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân đấu tranh chống giai cấp tư sản, do Mác, Ăng - ghen phát hiện, xây dựng,được Lê - nin vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng XHCN và bước đầu xây dựng CNXH ở nước Nga, là một nguyên lý căn bản trong lý luận CNXH KHÍTB và xây dựng
thành công xã hội mới, XH XHCN, tiễn lên CNCS thì giai cấp công nhân phải coi
việc xây dựng liên minh công — nông - trí thức là vấn đề có tính chiến lược; nhất
là trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH và đặc biệt hơn đối với các nước tiền tư bản,
bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH
Qua phân tích cơ cầu xã hội TBCN và kinh nghiệm lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân, từ những tốn thất, thất bại trong cuộc đấu tranh đó, các nhà
kinh điển đã chỉ ra rằng, vì đã không tô chức liên minh với “người bạn tự nhiên”
của mình đó là nông dân Lê - nin đã vận dụng và phát triển lý luận về liên minh công nông và các tằng lớp lao động khác của Mác trong giai đoạn CNTB phát
triển cao - giai đoạn ĐQCN, đã tổ chức liên minh và nhờ đó giành thắng lợi trong
Cách mạng tháng Mười vĩ đại Trong hoàn cảnh lịch sử mới, giai cấp công nhân
Trang 13Đảng cộng sản tiếp tục mở rộng liên minh, không chỉ chủ yếu công - nông trước đây mà các tầng lớp lao động, đặc biệt nhấn mạnh hơn vai trò của tầng lớp tri thức
Trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênm, Đảng Cộng sản Việt Nam, do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã vận dụng một cách sáng tạo
nguyên lý đó, từng bước xây dựng được khối liên minh công - nông - trí thức ngày càng vững chắc và góp phần to lớn vào thắng lợi trong trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Từ Đại hội lần thứ II năm 1951, Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò của “liên minh công nhân với nông dân và lao động trí thức”
Tính tất yêu khách quan về sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà kinh điển hay của các ĐCS mà nó đặt trên
cơ sở chín muỗi của những yếu tố, điều kiện khách quan
Khi phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp trong CNTB, C.Mác chỉ ra, ngồi giai cấp cơng nhân là giai cấp đang phát triển mạnh mẽ cùng với nền công nghiệp
hiện đại thì còn các giai cấp và tầng lớp lao động xã hội khác thống nhất với lợi
ích cơ bản của giai cấp công nhân và cùng đối lập với lợi ích cơ bản với giai cấp tư sản Từ những cuộc đấu tranh mang tính đối đầu đầu tiên của giai cấp công
nhân với giai cấp tư sản bịthất bại, theo Mác là do công nhân chiến đấu đơn độc,
chưa liên hệ được với nông dân nên trở thành “bài ca ai điếu” Trong Cách mạng tháng Mười và sau khi giai cấp công nhân đập tan chính quyền của giai cấp thống
trị bóc lột, Lênin khẳng định “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của
liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)”
Công cuộc xây dựng xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH là công
Trang 14lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự nghiệp giải phóng không chỉ cho giai cấp công nhân, mà cho toàn xã hội Trong cơ cấu xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp, trong đó nông dân còn chiếm đa số, tầng lớp trí thức có xu hướng ngày càng phát triển Mỗi giai cấp tầng lớp còn có những đặc điểm, vị
trí kinh tế - xã hội, vai trò khác nhau Để thực hiện được vai trò lãnh đạo tiên
phong của mình, giai cấp công nhân mà đứng đầu là ĐCS phải tổ chức tập hợp được mọi lực lượng xã hội, trong đó chủ yếu là nông dân, trí thức Muốn thế phải nắm bắt được đặc điểm, vai trò, nhu cầu của các giai cấp tầng lớp
Đối với giai cấp công nhân: do vị trí lịch sử quy định, là giai cấp ngày
càng đông đảo theo sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp trong nước cũng như trên thế giới Họ có những đặc điểm riêng có, ưu việt mà không có giai cấp nào có được Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo, đi đầu trong việc giải phóng con người, giải phóng xã hội Giai cấp công nhân phải tô chức lực lượng cách mạng, vì sự nghiệp cách mạng nào cũng là sự nghiệp của quần chúng Việc tìm đến với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là một nhu cầu tự thân |
Giai cấp nông dân là một tập đoàn xã hội đông đảo sinh sống trên địa bàn nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với tư liệu sản xuất đất rừng, sông biển, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu Nông dân có tính hai mặt, vừa là người lao động, đồng thời là người tư hữu nhỏ Trong mọi chế độ xã
hội nông dân không có hệ tư tưởng độc lập, luôn luôn phụ thuộc vào hệ tư tưởng
Trang 15giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, nhưng đa số nông dân vẫn có đời sống còn
thấp kém hơn các giai tầng xã hội khác Mặt khác nông dân lại có vai trò to lớn trong cuộc cách mạng xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Họ là lực lượng sản xuất đông đảo đầy tiềm năng, là nguồn cung cấp nhân lực cho công nghiệp hóa, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho xã hội, thị trường đầy tiềm năng
trong nền kinh tế thị trường của thời kỳ quá độ Giai cấp nông dân đã được giai
cấp công nhân giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, nhu cầu tìm đến với giai cấp công nhân cũng là nhu cầu tự thân của họ, nên là người bạn tự nhiên, gần gũi
nhất của giai cấp công nhân Đây chính là mối quan hệ đồng hành, gắn bó khách
quan tạo ra sự có kết chặt chẽ công — nông
Tầng lớp trí thức, ta thường gọi là đội ngũ trí thức, là một tập đoàn những
người lao động xã hội đặc biệt băng trí óc, phương thức lao động chủ yếu là lao
động trí tuệ cá nhân, tạo ra những sản phẩm khoa học, trí tuệ, tỉnh thần Nói
chung họ là những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng lĩnh vực chuyên môn của mình Họ không phải là giai cấp mặc dù số lượng ngày càng đông, mà chỉ là một tầng lớp vì họ không trực tiếp sở hữu tư liệu sản
xuất, họ chỉ sở hữu trí tuệ, lại xuất thân từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, không có hệ tư tưởng độc lập Dưới các chế độ thống trị trước đây, trí thức bao
giờ cũng bị các giai cấp thống trị nắm lấy, làm công cụ trong tay mình Họ cũng là người bị bóc lột về cơ bản, và cũng luôn có nguyện vọng được giải phóng Cũng như giai cấp nông dân, họ chưa bao giờ tự làm nỗi cuộc cách mạng giải phóng mình thành công Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trí thức cũng đã được giải phống, càng có điều kiện để phát huy vai trò của mình Ở mọi quốc gia, trí
thức là bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ, văn hoá của đất nước Họ có vai trò nghiên cứu khoa học, phát minh sang chế, vận dụng, ứng dụng, chuyển giao các thành
tựu khoa học - công nghệ tiên tiến phù hợp để xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước Họ có nhiều ý kiến đóng góp vào việc hoạch định đường lối,
chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước đê phát triên kinh tê, văn hoá,
Trang 16giáo dục, trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước Trí thức nói chung rất nhạy cảm về mặt chính trị xã hội,
nên khi đã thấy được vị trí vai trò tiên phong, lãnh đạo của giai cấp công nhân thì họ sẵn sàng tự giác đứng về phía công nhân và dân tộc để thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hội chung, trong đó có bản thân mình
Như vậy, cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
đều là những lực lượng lao động sản xuất, lực lượng chính trị - xã hội với những
đặc điểm, vai trò xác định Họ là những giai cấp, tầng lớp đông đảo nhât trong thời kỳ quá độ lên CNXH Đặc biệt đối với các nước tiền tư bản, nông nghiệp lạc hậu quá độ bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH đây là lực lượng cách mạng chủ
yếu Với tư cách là giai cấp lãnh đạo, giai cấp công nhân mà đứng đầu là Đảng
cộng sản phải nắm bắt được những yếu tô khách quan từ các giai cấp tầng lớp, để
tổ chức thành liên minh vững chắc, khi đó không chỉ giành được sự thắng lợi mà
_ cũng “không có thê lực nào phá vỡ nồi”
Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về tính tất yêu của liên minh công - nông - trí thức, không chi trong giai đoạn giành chính quyền, mà còn đặc biệt lưu ý trong giai đoạn xây dựng CNXH “trong thời đại chuyên chính vô sản” Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, cần phải liên minh thì trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới liên minh càng phải được tiếp tục duy trì và củng có “Nguyên tắc cao
nhất của CCVS là duy trì khối liên minh để giai cấp vô sản có thể giữ được vai
trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước” Trên cơ sở đó để giai cấp công nhân thực
hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội mới, như mục tiêu Đảng ta đã đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Vai trò đó chỉ được giữ vững
và thực hiện có kết quả tốt khi tổ chức tốt liên minh công, nông và trí thức Xét về
Trang 17dân tộc và những thành quả của cách mạng XHCN, các giai cấp tâng lớp không
được tách rời nhau hoặc hoạt động tự phát mà phải gắn bó hữu cơ với nhau thành
một khối liên minh vững mạnh Liên minh phải được Đảng cộng sản - đội tiền phong của gia cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức hoạt động, thống nhất cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mới làm cơ sở cho Nhà nước XHCN và nòng cốt
của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Cơ sở gắn kết của các giai cấp tầng lớp công - nông - trí thức ở nước ta còn tất yếu chính trị từ trong cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ Nhờ sự lãnh đao của Đảng, họ đã đoàn kết lại trong mặt trận dân tộc
thống nhất, trong đó liên mỉnh công nông là nòng cốt Lợi ích, niềm tin của công
nhân, nông dân, trí thức đối với Đảng đã được thiết lập vững chắc Bước vào thời kỳ quá độ, mối liên kết chính trị đó tiếp tục được phát huy cao độ hơn Sự phân
tích trên cho thay cơ sở khách quan, là diều kiện chính tri- xã hội để liên minh
công - nông - tri thức ngày càng bền chặt hơn
Lê - nin đặc biệt nhấn mạnh khi chuyển từ giai đoạn giành quyền sang
giai đoạn “ chuyên chính vô sản”, chính trị đã chuyển sang chính trị trong lĩnh
vực kinh tế, liên minh muốn được phát huy và củng cố hơn phải lấy kinh tế làm
cơ sở Phải xuất phát từ yêu cầu khách quan về kinh tế - kỹ thuật của một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, mà nhiệm vụ trung tam la CNH, HDH Do do phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệ hiện đại Về tất yếu kinh tế - kỹ thuật, Lênin chỉ rõ: nếu không có kinh tế nông nghiệp làm cơ sở thì một nước nông nghiệp không thể xây dựng được nền công nghiệp Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ về tính tất yếu này: biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến Tư tưởng đó tiếp tục được thể hiện trong hội nghị trung ương bảy( Khóa IX), trung ương bảy (KhóaX)
Tóm lại, khi liên minh công - nông - trí - thức được thiết lập, củng cố trên cơ sở các điều kiện khách quan đó thì liên minh trở thành nền tảng chính trị - xã hội vững chắc cho sự lãnh đạo của ĐCS, cho Nhà nước Để tập hợp lực lượng
Trang 18rộng rãi quần chúng nhân dân trong khối Đại đoàn kết toàn dân cũng phải lấy liên mỉnh công - nông - trí làm nòng cốt Có liên minh cũng là điều kiên bảo đảm ổn
định chính trị cho công cuộc đổi mới, cải cách của CNXH
1.2.Một số vấn đề lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Lý luận về Nông thôn
1.2.1.1 Khai niém
Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc
trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vẫn đề xã
hội và các thiết chế xã hội Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mỗi quan hệ chặt chẽ với
nhau |
1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của nông thôn
Hệ thống xã hội nông thôn được xác định theo ba đặc trưng cơ bản sau:
- Về các nhóm giải cấp, tầng lớp xã hội: Ư nơng thơn, đặc trưng chủ yếu ở đây là nơng dân, ngồi ra ở từng xã hội còn có các g1a1 cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, và
- Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch
vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp
- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đông: Nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã Đặc trưng này bao gồm rất
nhiều khía cạnh như từ hệ thông dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh than, phong tuc, tap quan, hé gia tri, chuẩn mực cho hành vi, đến khía cạnh dân số, lối sống
gia đình, sinh hoạt kinh tế, ngay cá đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà Ở,
Trang 19
Đó là những đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện nông
thôn Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệ thống xã hội nông thôn
1.2.2.Xây dựng nông thôn mới 1.2.2.1 Khái niệm về nông thôn mới
Theo tỉnh thần Nghị quyết 26-NQ/T.U của Trung ương, nông thôn mới là |
khu vực nông thôn có kết câu hạ tang kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cầu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gan phat triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tỉnh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Với tỉnh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản Thứ nhất là
nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tang hién dai Hai la san xuất bền
vững, theo hướng hàng hóa Ba /à đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân
ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ
Đề xây dựng nông thôn với năm nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí
1.2.2.2 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới
Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam Trước đây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới chính là ở những điểm sau
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí
Trang 20Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước, không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm
Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không
phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng
Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 1.3.1 Kinh nghiệm nước ngoài
1.3.1.1 Hàn Quốc
Hàn Quốc vào đầu thập ký 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau chiến tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần lớn người dân không đủ ăn Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn
hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước Đến năm 1970 vẫn còn 70% 'đân sô sông ở nông thôn, trong sô đó 80% sông trong điêu kiện khó khăn
Sau trận lụt lớn năm 1969, trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mẫu chốt để phát triển nông thôn Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trao “Saemaulundong” (Phong trào đổi mới nông thôn) được đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970 Phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thần Saemaul”
gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác” Cơ sở để hình thành tỉnh thần này
là: “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó
khăn để tiến tới thành công, “7 /e” là ý chí bản thân, tỉnh thần làm chủ, chịu
trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp zác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thé
Sự ra đời kịp thời của “Saemaulundong” vào đúng lúc nông thôn Hàn
Trang 21đạt được những kết quả khả quan Tới năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, phê biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537 USD)
Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa “Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc
1.3.1.2.Trung Quốc
Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn, lần đầu tiên đạt
muc trén 5.000 NDT, tang 8,5% so với năm trước Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ
trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn Việc chỉ đạo của Chính phủ
trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thực hiện khá miễn cưỡng Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thê
(ngân sách nhà nước và địa phương) Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương,
đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy lợi , một phần dùng để xây
nhà ở cho dân Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông
dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là tiền của ngân sách”
Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dẫu mốc Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh
doanh hai tầng kết hợp, lẫy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa tồn
diện thị trường nơng sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợ cấp trực tiếp
Trang 22giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực
Trung Quốc thực hiện hạn chế lẫy đất nông nghiệp Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp của nước này được quy định rất ngặt nghèo Nếu chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng đó và phải nằm trong
chỉ giới đỏ, đảm bảo cả nước ln duy trì 1,§ tỷ mẫu đất nông nghiệp trở lên Tài chính hỗ trợ Tam nông tại Trung Quốc tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập Định
hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp hiện đại,
nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa Trong chính sách tài chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị nông nghiệp và vốn Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ chế hướng
nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ Ngoài ra, bên cạnh
giảm thu phí và thuế với nông dân, Trung Quốc còn có chủ trương, đảm bảo trong
vòng 3 năm xóa bỏ tình trạng các xã, thị tran không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ
bản Đồng thời, thúc đây việc mua đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, băng cách nhà nước trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm (do nhà nước định hướng)
1.3.2 Kinh nghiệm trong nước
1.3.2.1 Xáy dựng nông thôn mới 6 tinh Quang Ninh
Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai, với phương châm: Cùng với sự đầu tư lớn
của nhà nước, các tô chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn thể nhân dân, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, mọi việc phải được dân
biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ Đồng thời không làm thí điểm mà triển khai đồng bộ ở 125 xã nông thôn của 13 huyện, thị, thành phố (trừ thành phố Hạ
Long vì không còn xã) vả thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí Trong đó, lựa
Trang 23chọn 2 xã ở 2 huyện Hoành Bồ và Đông Triều làm mẫu triển khai thâm định, phê duyệt quy hoạch Đề án Nông thôn mới cấp xã để làm mẫu cho các đơn vị khác, rút kinh nghiệm trước khi các huyện phê duyệt trên phạm vi toàn tỉnh
Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, các tiêu chí đạt tương đối cao như: 100% số xã hoàn thành phố cập giáo dục THCS§; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 123/125 xã có điểm bưu điện cấp
xã; 100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 91/125 xã có trên 20% người
dân tham gia bảo hiểm y tế; 89/125 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên
trên 95%; 107/125 xã có an ninh, trật tự xã hội được giữ vững Toàn tỉnh có 28 xã đạt trên 20/39 chỉ tiêu NTM; 69 xã đạt từ 10-20/39 chỉ tiêu; 28 xã đạt dưới 10/39 chỉ tiêu Công tác lập đề án được cấp huyện, cấp xã tích cực thực hiện, đã
có 101 xã hoàn thiện đề án, 59 xã thông qua HĐND cùng cấp, 5 xã đã được UBND huyện phê duyệt; có 87/125 xã đã thông qua phương án quy hoạch tổng thé trung tâm xã lần 1 và quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn lần 2 Dự kiến đến hết ngày 30-9-2011, tất cả các xã sẽ phê duyệt xong quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch trung tâm xã
Như vậy có thể khẳng định với sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân đã huy động được sức mạnh tong hợp trong toàn dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựng NTM Do đó, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, tạo động lực để tỉnh Quảng Ninh về đích sớm so với cả nước
-_1.3.2.2.Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và
hơn 70% lao động làm nông nghiệp Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới đang
được thực hiện tích cực Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái
Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí
Trang 24vào các nội dung như: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong
sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương
Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, mặc dù điểm xuất phát của các
xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhưng các địa phương đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông
thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy
Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ) Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ
tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng
Trong § hình mẫu về nông thôn mới của tỉnh thì Thanh Tân là điểm được xây dựng đầu tiên Đến nay, xã đã xây xong quy hoạch chỉ tiết vùng sản xuất hàng hóa và vùng dân cư ở địa phương, đồng thời chuẩn bị tiếp nhận nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng hệ thống cấp nước sạch Mỗi vùng sản
xuất hàng hóa được bố trí từ 30 đến 100 ha trở lên, trên đó đường bờ vùng thiết kế từ 3,5 đến 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện Hệ thống mương
máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại
Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đây mạnh phát triển y tế, giáo đục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trường
học ở tất cả các cấp học được xây dựng kiên cố Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296
trường mầm non, 242/294 trường tiêu học, 57/274 trường THCS và 7/49 trường
THPT đạt chuẩn quốc gia Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa,
Trang 25nghèo, giải quyết các vẫn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân
Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới,
điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ
thửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang Đó chính là kết quả của công tác dồn
điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở
Thái Bình hiện nay
1.3.2.3 Xây dựng nông thôn mới tại Đăk Lăk
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan, các huyện, thành phố tập trung công tác lãnh chỉ đạo để chương trình được thực hiện đúng
tiến độ và hiệu quả Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, trên thực tế, việc triển khai thực hiện Chương trình xây đựng NTM còn gặp phải rất nhiều khó đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành
và sự tham gia tích cực của người dân Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thì tiến độ
xây dựng NTM chậm so với kế hoạch Đầu tiên phải kế đến là việc lập đồ án quy
hoạch Đến nay, đối với 22 xã điểm thì mới có 3 xã Đăk Mar, Ha Mon (huyén
Đăk Hà), Đoàn Kết (TP Kon Tum) đã phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM, còn 19 xã cũng chỉ dừng lại ở phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch để phê duyệt Hiện nay, toàn tỉnh chưa có xã nào hoàn thành việc lập đề án xây dựng NTM cấp xã theo quy trình Trong tổng số 81 xã
xây dựng NTM, hiện tại, chỉ một số xã cơ bản hoàn thành Đề án đang trình xin ý kiến, thâm định phê duyệt như: xã Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk La (huyện Đăk Hà);
Đăk Kroong, Đăk Môn (huyện Đăk Glei); Sa Sơn, Sa Nghĩa (huyện Sa Thay); Măng Cành, Pờ Ê ( huyện Kon Pléng); Dak Ro Ông, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) Các xã còn lại, mới có 02 xã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch để phê duyệt; một số xã đang tập trung lập đồ án
Trang 26quy hoạch; còn một số xã còn chưa triển khai thực hiện lập đề án, thậm chí có xã
còn giao hết cho đơn vị tư vấn tự điều tra, khảo sát Nguyên nhân dẫn đến tiến
độ xây dựng nông thôn mới chậm ngay từ khâu đầu tiên là do nhận thức của người dân chưa đúng với tỉnh thần của chương trình xây dựng nông thôn mới;
một số xã còn trông chờ, ỷ lại; đội ngũ cán bộ xã yếu cả về trình độ và năng lực
chuyên môn Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, trách nhiệm của ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã và Đảng ủy, UBND các xã chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của xây dựng NTM Công tác phối hợp thực
hiện giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát chưa kip thời
và thường xuyên
Van đề quan trọng nhất hiện nay trong quá trình xây dựng nông thôn
mới tại Đăk Lăk chính là người dân phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của
mình Đây là yếu tố mang tính quyết định vì mục đích của chương trình xây dựng NTM chính là phát huy nội lực, huy động sự tham gia của người dân và kết hợp
với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước Tuy nhiên, trên thực tế, người dân vẫn chưa thực sự quan tâm
1.3.2.4 Xây dựng nông thôn mới ở Bình Phước
Xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên
7.316 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 6.210 hecta, chủ yếu trồng hai loại cây chính là điều và cao su (4.700 ha) Dân số toàn xã có 2213
hộ với 9548 nhân khẩu (hộ dân tộc: 72, với 302 nhân khẩu)
Trước khi thực hiện đề án xây dựng xã nông thôn mới Tân Lập vào tháng
06 năm 2009, xã đã đạt được 4/19 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới bao gồm các tiêu chí về thủy lợi, bưu điện, hộ nghèo và anh ninh trật tự,
đến thời điểm hiện tại xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí, các tiêu chí dự kiến đạt
trong năm 2011 là trường học và cơ sở vật chất văn hóa, các tiêu chí chưa đạt là:
Trang 27vực nông thôn của tỉnh (chỉ tiếu 1,5 lần); (3) Cơ cấu lao động ngành nông lâm
nghiệp chiếm 32,3% (chỉ tiêu < 20%)
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Viện) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ tư vẫn quy hoạch và xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phát huy lợi thế của xã Tân Lập nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân Trong số hơn 40 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Viện đã triển khai xây dựng mô hình thâm canh điều cao sản với quy mô 4,5 ha (03 hộ), mô hình trồng và thâm canh hồ tiêu với quy mô 7,2 ha (20 hộ), mô hình canh tác sẵn bền vững với quy mô 2,0 ha, mô hình chăn nuôi gà thịt tha vườn an tòan sinh học với quy mô 6400 con (22 hộ), mô hình chăn ni lợn an tồn với quy mô 120 con (12 hộ) Trong số các mô hình này, mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn sinh học (Gà Tàu Vàng) đã kết thúc đem lại những hiệu quả thiết thực cho các nông hộ:
Đây cũng là một trong ba mô hình sản xuất được nhân rộng theo đánh giá của Ban quản lý đề án xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tân Lập, hai mô hình còn lại là: Mô hình cây ca cao xen dưới tán điều và mô hình trồng nắm
Thu nhập bình quân đầu người, là một trong những tiêu chí cơ bản của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, chưa đạt được, một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất dẫn đến kết quả trên là do lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại địa
phương chưa được đầu tư đúng mức, tỷ lệ kính phí cho lĩnh vực này chiếm tỷ lệ
rất nhỏ trong tông kinh phí thực hiện đề án 123,665 tỷ đồng Tân Lập là một xã nông nghiệp, cơ cấu lao động cho ngành nông lâm nghiệp theo chỉ tiêu là 20%
thực sự là không phù hợp ở thời điểm hiện tại khi điều kiện áp dụng cơ giới hóa
_ trong sản xuất nông nghiệp tại đây còn hạn chế và đầu tư cho phát triển cơ giới
hóa còn chưa được chú trọng
Nhìn chung chương trình xây dựng xã nông thôn mới tại Tân Lập trong giai đoạn 2009-2011 đã đem lại nhiều kết quả tích cực:
Trang 28-Các công trình hạ tang tang duoc xây dựng mới cải thiện rõ rệt điều kiện đi lại, sinh hoạt, giải trí của nhân dân
_ -Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể từ 9,5 triệu đ./người/năm
(06/2009) lên 18,5 triệu đ.người/năm (06/2011)
-Vệ sinh môi trường được thực hiện tốt, trật tự, an toàn xã hội được tăng
cuong |
- Công tác chăm lo sức khỏe cộng đồng được nâng cấp 1.3.2.5 Xây dựng nông thôn mới tại Yên Bái
Năm 2011 là năm đầu tiên Yên Bái triển khai Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới Tỉnh đã lựa chọn 11 mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới, trong đó UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng 2 mô hình điểm tại
xã Đại Phác, huyện Văn Yên và xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên
Tại hội nghị đánh giá tình hình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới mới đây, Ban chỉ đạo xác định toàn tỉnh chưa có xã
nào đạt đủ 19 tiêu chí, có 50% số xã đáp ứng được tiêu chí về hệ thống điện, 90%
số xã đáp ứng đáp ứng được tiêu chí an ninh trật tự xã hội, 40% số xã đạt các tiêu chí về hệ thống chính trị, y tế, giáo dục Hội nghị cũng đề ra mục tiêu hoàn thành
việc quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi cấp xã; hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới
Đối với Yên Bái, chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương
trình lớn và khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện, đội ngũ cán bộ vẫn còn
nhiều bỡ ngỡ Bên cạnh đó, năng lực của một số lãnh đạo cấp xã cũng hạn chế
Do thời gian ít nên chất lượng đồ án và đề án còn nhiều hạn chế Ngoài ra, sự
chậm trễ và không đồng nhất trong nội dung của các ngành hữu quan đối với việc cụ thể hóa các hướng dẫn thực hiện nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở cơ sở còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố đang có những giải pháp chỉ đạo quyết liệt, trong đó tập trung đầu tư vào những chỉ tiêu chưa đạt, chú
Trang 29trọng tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia xây dựng nông thôn mới
1.3.2.6 Xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang
Thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn moi (NTM), tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn 7 xã để làm điểm bao gồm xã Thượng Lâm, huyện
Lâm Bình; xã Năng Khả, huyện Nà Hang; xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa; xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; xã Đại Phú, huyện Sơn
Dương và xã An Khang, thành phố Tuyên Quang Đánh giá sau một thời gian triển khai tại các xã điểm này cho thấy diện mạo nông thôn đã có những thay đổi đáng kể Đời sống, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đời sống nhân dân được nâng lên Đặc biệt nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân bước đầu có chuyên biến tích cực
Đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã điểm của tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành đề án quy hoạch, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã hoàn thành hội
nghị đánh giá tiến độ xây dựng NTM, rút kinh nghiệm và triển khai chương trình
tới tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh
Một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang là xuất phát từ vấn đề nhận thức, người nông dân vẫn còn mơ hồ về khái niệm xây dựng nông thôn mới, không nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới Không chỉ đối với người dân, thực tế hiện nay ở cơ sở, địa bản trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhiều cán bộ địa phương vẫn rất mơ hồ và lúng túng về phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc chưa thực sự
Vào cuộc
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, trong 129 xã thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, có 4 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 37 xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí, 88 xã còn lại đạt dưới 5 tiêu chí 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn
Trang 30được những tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, vẫn đề quy hoạch tông thê là rất cần thiết, bên cạnh đó chính quyền địa phương cần xác định rõ tiêu chí nào cần ưu tiên làm trước Việc huy động sức dân cần được phát huy trong mọi phong
trào theo phương châm nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ Có như vậy, các tiêu chí
Trang 31Chương 2
PHÁT HUY SỨC MẠNH LIÊN MINH GIAI CÁP TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ˆ
THUC TRANG VA NHUNG VAN DE DAT RA
2.1 Những nhân tổ ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
VỊ trí địa lý
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, có vi tri dia lý-chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn so với các địa phương khác trong cả nước “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị-hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [7]
Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, năm ở phía Tây Bắc vùng
đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: phia Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam,Hòa Bình |
Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QHI2 của Quốc hội về
điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, đã hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây
và chuyên toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến
Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn, Hòa Bình vào Thành phố
Hà Nội, nâng diện tích Hà Nội lên thành 3.348,5 km2; dân số 6,45 triệu nguoi Trong đó, khu vực nông thôn của Hà Nội có diện tích tự nhiên 2.841,8 km2,
chiếm 84,9% diện tích Thành phố, với diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên 192 ngàn ha, dân số trên 4 triệu người, chiếm trên 60% dân số thành phó, nhưng thu nhập bình quân ở khu vực ngoại thành từ 700 đến 800 USTD/người/năm, trong khi ở nội thành là 3.000 USD/người/năm
Trang 32Khu vực nông thôn rộng lớn nhưng nhiều địa phương cơ sở hạ tầng chưa
phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn,
chênh lệch thu nhập giữa khu vực nội thành và nông thôn còn khoảng cách
lớn Diện tích đất nông nghiệp rộng lớn tạo nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hiện đại nhưng gánh nặng từ điểm xuất phát thấp gây khó khăn không
nhỏ đến công cuộc xây dựng nông thôn mới của Hà Nội, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn
Sau đợt mở rộng địa giới nêu trên, Hà Nội có 29 đơn vị hành chính (10 quận, 18 huyện và 01 thị xã), trong 19 huyện, thị xã có 401 xã với 344 xã đồng
bằng, 43 xã vùng đồi gò và 14 xã miền núi Ngày 27/12/2013, Chínhphủ đã ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội Vì vậy, tính đến 01/4/2014, Thành phố Hà Nội có 30 quận/huyện/thị xã Trong đó, nội thành gồm 12 quận, ngoại thành gồm thị xã Sơn Tây và 17 huyện với 584 đơn vị hành
chính cấp xã/phường/thị tran, bao gdm: 177 phường, 386 xã và 21 thi tran
Hà Nội nằm ở vị trí có đường giao thông thuận tiện Từ Hà Nội đi các
tỉnh, thành phố của miền Bắc cũng như của cả nước dễ dàng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Đường hàng không được nối với
nhiều quốc gia và tỉnh, thành trong cả nước Đây là điều kiện thuận lợi để Hà
Nội phát triển mạnh giao lưu buôn bán với các tỉnh, thành và với các nước trên
thế giới Hà Nội còn có vị trí quan trọng trên hai hành lang kinh tế Việt Nam-
Trung Quốc: Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng
Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế
giới của Hà Nội khá thuận lợi, cũng như tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của | khu vực châu A-Thai Binh Duong
Trang 33Khí hậu, địa hình, đất đai
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, thông
qua đó nó tác động đến công tác xây dựng nông thôn mới
Khí hậu của Hà Nội mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa
Mùa đông lạnh, mùa hè nóng âm mưa nhiều Mùa đông lạnh là điều kiện để phát
- triển cây vụ đông có giá trị kinh tế cao Mùa hè nóng âm, mưa nhiều thuận lợi
cho các loại cây ăn quả nhiệt đới phát triển Vùng núi Ba Vì khí hậu có sự khác
biệt, thời tiết đẹp, có các vùng rừng, núi đẹp, thuận lợi phát triển du lịch
Thành phố Hà Nội có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi
thấp và vùng đồng bằng thấp trũng Tài nguyên đất đai trù phú, màu mỡ được phù sa bồi đắp
Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú |
Hà Nội có hệ thống ao hồ có trữ lượng nước khá lớn, hệ thống sông ngòi
dày đặc bao bọc xung quanh và chảy dọc qua địa bàn, do đó rất thuận loitrong
việc điều tiết nước cho sản xuất trồng trọt Hơn nữa, đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại một số vùng úng trũng, trồng lúa khó khăn; phát triển nuôi cá lồng bè trên sông, hồ,
Địa hình đa dạng, khí hậu cận nhiệt đới âm kết hợp với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp sinh
thái, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt có khả năng đi vào sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi mang tính đặc sản có giá trị cao
Bên cạnh những tác động theo hướng tích cực của điều kiện tự nhiên đến
phát triển nông nghiệp của Thành phố nêu trên, còn có một số khó khăn như:
Tình hình thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây biến đổi bất thường, khó
Trang 34nội thành bị ô nhiễm nặng do phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải sinh hoạt, y
tế, chất thải công nghiệp (sông Nhuệ, Tô Lịch, sông Lừ, ) sau đó đồ ra dòng sông lớn hơn làm cho lượng nước tưới đảm bảo cho cây trồng phát triển bị hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xây dựng nông thôn mới
Văn hóa
Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của từng địa phương, từng dân tộc tác động tới kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới Có những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển kinh tế-xã hội và ngược lại, có những phong tục, tập quán lạc hậu, trở thành
vật cản cho sự tiến bộ xã hội Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, trong làm ăn kinh tế, trong khuyến học là những truyền thống tốt đẹp
Có những làng xã, người dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu
quả, có làng khuyến khích người dân làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày
hội làng đã có tác động thúc đây kinh tế phát triển và thu nhập của người dân
ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, những hủ tục như ma chay, cưới xin linh
đình, các tệ nạn mê tín dị đoan, thói quen sống và làm việc mang tính tự nhiên, khơng tính tốn, dự báo là lực cản lớn cho sự tiễn bộ xã hội Vì vậy, các giải
pháp đây mạnh xây dựng nông thôn mới cần xem xét kỹ đến các yếu tố về phong
tục, tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc để đảm bảo tính khả
thi và hiệu quả
Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hóa-nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc cùng các di tích phi vật
thê khác, các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, Những đặc trưng văn hóa Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, đem lại những giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu các sản phẩm này cũng
như phục vụ cho du lịch và các dịch vụ văn hóa khác
Trang 35Tràng, nghề làm giấy lụa, dệt tơ lụa Bưởi, Vạn Phúc, nghề thêu ở Yên Thái, nghề đúc đồng Ngũ Xá, nghề chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà, nghề sản xuất
đồ da ở Kiêu Ky, nón Chuông, kham trai Chương Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi
cho người nông dân tìm kiếm việc làm và chuyển dịch việc làm từ lao động nông nghiệp thuần sang lao động phi nông nghiệp có hoạt độngphụ trong nông nghiệp
Tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch Đây là nơi có thể giải
quyết được việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, xây dựng các thương hiệu đặc sản nỗi tiếng của địa phương Cần nắm rõ được những phong tục, tập quán trong việc xây dựng phương hướng phát triển của từng địa phương
2.1.2.Điều kiện kinh tê -xã hội
Dân số và lực lượng lao động
Thành phố Hà Nội có tổng dân số đến năm 2013 là 7,128 triệu người, trong đó dân số thành thị là 3,024 triệu người, chiếm hơn 42,4% tổng số dân;
Dân số nông thôn là 4,103 triệu người, chiếm gần 57,6%; Mật độ dân số 2.169 người/km2 (Xem bảng 2.1)
Dân số Hà Nội năm 2013 (7,128 triệu người) so với thời kỳ mới giải phóng (530.000 người) tăng gấp 13,5 lần Tốc độ tăng cao chủ yếu từ sau mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng § năm 2008 Sau thời điểm sáp nhập năm 2008, dân số Hà Nội tăng từ 3-4 triệu lên 6-7 triệu người, tương ứng số người sống ở nông thôn tăng lên: năm 2005 số người sống ở nông thôn chiếm
34,7% dân số (=1.103.900/3.182.700), đến năm 2013 tăng lênlà 57,6% (= 4.103.700/7.128.300) Điều đó cho thấy, xây dựng nông thôn mới sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân ở khu vực nông thôn, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự ôn định và phát triển của Thành phố Hà Nội
Trang 36Bảng 2.1: Dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2013 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2013 Dân số trung bình 3.182.700 6.350.000 6.617.900 [7.128.300 Chia theo giới tính - Nam 1.592.800 3.110.300 8.218.800 B.485.900 - Nữ 1.589.900 3.239.700 {3.399.100 B.642.400 Chia theo khu vực - Thành thị 2.078.800 [2.566.300 [2.816.500 3.024.600 - Nông thôn 1.103.900 3.783.700 [3.801.400 (4.103.700
(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 2014)
Về chất lượng dân số, do tỷ lệ sinh giảm và điều kiện chăm sóc y tế
được cải thiện đã tác động tích cực tới chât lượng của dân sô Đặc biệt là cải
thiện cơ câu tuôi của dân sô, làm cho nhóm dân sô trong độ tuôi lao động chiếm đa số trong tổng số dân cư Lực lượng lao động của thành phố Hà Nội
thuộc loại trẻ và liên tục được bô sung bởi sô người đên tuôi lao động nhập cư từ các tỉnh lân cận
Số lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012 là 3.104.165 người, trong đó, số lao động
có độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 57,7%; tiếptheo là
nhóm có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi, chiếm 37,8%; từ 56 đến 60 tuổi chiếm 3,2%;
số còn lại là lao động dưới 15 tuổi và từ 60 tuổi trở lên (Xem bảng 2.2) Bảng 2.2: Lao động thành phố Hà Nội năm 2012
Trang 37L Phân theo độ tuôi + Dưới 15 tuôi 2.431 0,1 L- Từ 15 đến 34 tuổi ~ 1.792.989 57,7 + Tir 35 dén 55 tudi 1.172.262 37,8 + Từ 56 đến 60 tuôi 99.764 3,2 1+ Trên 60 tuôi 36.719 1,2 - Phân theo trình độ chuyên môn đào tạo
+ Chưa qua đào tạo 620.964 20 + Đã qua đảo tạo nhưng không có chứng chỉ 553.034 17,8
+ So cap nghé 266.179 8,6
+ Trung cap, Trung cap nghé 424.559 13,7
+ Cao dang, Cao dang nghé 293.777 9,5 + Dai hoc 790.585 25,5 + Trén dai hoc 82.778 2,7 + Trình độ khác 72.289 2,3
(Nguồn: Cục Thông kê Thành phô Hà Nội, 2014)
Với lực lượng lao động trẻ, Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu
tư, phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành và khu vực kinh tế mới hình
thành Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 31,1%; năm 2011 tăng lên 38,7% và năm 2013 là 46,2% Đây là một lợi thế của Hà Nội trong việc phát
triển những ngành và lĩnh vực cần phải sử dụng lao động có chất lượng cao Tý lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn thấp hơn so với khu
vực thành thị Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn đạt 15,9%, ở thành thị là 57,5%; Con số tương ứng năm 2011 là: 21,4% và 64,7%; Và năm
2013 là: 30,8% và 62,6% Thực trạng này đòi hỏi Thành phố trong giai đoạn
tới, cần chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô nói chung và nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới nói riêng
Trang 38Bảng 2.2 cho thấy, năm 2012, về trình độ chuyên môn đảo tạo của lực
lượng lao động, có 8,6% số người có bằng sơ cấp; 13,7% có bằng trung cấp;
9,5% có bằng cao đẳng, 2,7% có bằng đại học trở lên và tỷ lệ cao nhất là trình
độ Đại học 25,5% Song với 20% SỐ người lao động chưa được đào tạo, vẫn là lao động giản đơn là một thách thức lớn đối với Hà Nội trong việc dap Ứng mục
tiêu phát triển bền vững Lao động với chất lượng thấp đồng nghĩa với việc làm không bền vững, việc trả lương thấp và không đáp ứng được xu thế mới sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý Lao động Hà Nội có tâm lý
kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ôn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng
45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm
Kinh tế Hà Nội tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cầu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực
Bình quân giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
9,4%/năm Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng2,9%/năm, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 9,4%/năm, các ngành dịch vụ tăng 10,1%/năm Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tốc độ tăng trưởng chậm, thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng chung Đặc biệt là ngành nông nghiệp, giá trị tăng thêm liên tục giảm đã làm cho tốc độ tăng trưởng của cả khu vực này giảm xuống
Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất canh tác liên tục bị thu
hẹp Đồng thời, sự biến đối khí hậu gây mưa lớn, rét đậm kéo dài đã ảnh hưởng
trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp
Giai đoạn 2009-2013, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 52,3% năm 2009 lên 53,4% năm 2013) và ngành công nghiệp-xây dựng (từ 41,5% năm 2009 lên 41,7% năm
2013); |
giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 6,2% năm 2009 xuống 4,9% năm 2013)
Trang 39Chia theo thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, do tiến trình cỗ phần
hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nên có xu hướng giảm dần Năm 2009, tỷ trọng kinh tế nhà nước chiếm 44,3% trong tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP), năm 2010 giảm xuống còn 43,5% và đến năm 2013 là 43,6% Tuy tỷ
trọng giảm dần, nhưng kinh tế nhà nước vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, có những đóng góp đáng kê trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Thành phố (Xem bảng 2.3) Bang 2.3: Co cau tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2009-2013 Don vi tinh: % Cơ câu tông sản phẩm 2009 |2010 | 2011 | 2012 |2013 Tổng sô 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 Chia theo khu vực kinh tế
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,2 5,8 5,9 5,5 4,9
- Công nghiệp và xây dựng 4135| 4l1,8| 41,7} 41,5] 41,7
- Dich vu 523| 524| 52,4] 53,0} 53,4
Chia theo thanh phan kinh té
- Kinh tế nhà nước 443| 435| 434| 43,5] 43,6
- Kinh té ngoài nhà nước 37,7| 38,2] 38,5| 38/7| 38,9 - Kinh tê có vốn đâu tư nước ngoài 164| 16/7| 16,6| 16,6| 16,5
- Thuê nhập khẩu 1,6) 1,6; 12| 1,2] 1,0
(Nguồn: Cục Thông kê Thành phố Hà Nội, 2014) Tông sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng nhanh.Thời điểm mới sáp nhập, năm
2008, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người của Hà Nội (cũ) là 42,2
triệu đồng/người, của Hà Tây (cũ) và Mê Linh là 10,8 triệu đồng/người Tính chung của Hà Nội mới là 28,1 triệu đồng/người Năm 2010 tăng lên 37,1 triệu
Trang 402013, chỉ tiêu này tăng 125,3%, cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng cùng thời kỳ
(tốc độ tăng giá tiêu dùngthời
kỳ này là 61,7%)
Các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-thủy sản phát
triển toàn diện
Trong lĩnh vực công nghiệp, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn có nhiều cơ hội tiếp cận đất
dai, phát triển mặt bằng sản xuất hơn, đồng thời có thêm cơ hội tiếp cận nguồn
nhân công giá rẻ, giải quyết được bài toán lao động phô thông Tính đến năm
2013, Hà Nội có 131 doanh nghiệp nhà nước, 97,7 nghìn cơ sở sản xuất ngoài
nhà nước và 410 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất công nghiệp Thêm vào đó là 23 khu công nghiệp và 83 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc phát triển ngành công
nghiệp của Thành phố
Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm đạt trung bình 10,57%/năm Trong 5 năm, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình giao thông, khu đô thị được đầu tư xây dựng góp phần từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đây mạnh thu hút đầu tư, thúc đây tăng trưởng kinh tế Do đó,
bộ mặt Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng
Công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn được đây mạnh: Năm 2013 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 279 nghìn tý đồng (giá hiện hành) (gấp 2,8 lần so năm
2008) |
Các ngành dịch vụ tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng bình quân 10,1%/năm Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô
Hà Nội đã phát huy thế mạnh của một trung tâm thương mại, dịch vụ lớn