MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được tầm quan trọng của thiếu vitamin A thông qua dịch tễ học. 2.Trình bày được nguồn cung cấp, vai trò và chuyển hóa của vitamin A trong cơ thể. 3. Xác định được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh. 4. Nêu được các biểu hiệu lâm sàng của bệnh. 5. Nắm được cách điều trị và dự phòng. NỘI DUNG 1. DỊCH TỄ Thiếu vitamin A là một vấn đề y tế cộng đồng lớn ở các nước chậm và đang phát triển, ảnh hưởng đến 190 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến mắt, tăng nguy cơ bị các bệnh nhiếm trùng như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, sởi và có thể dẫn đến tử vong. Việc bổ sung vitamin A có thể làm giảm nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân lên 24%. Tổ chức y tế thế giới đã xếp loại thiếu vitamin A là một vấn đề y tế công cộng ảnh hưởng khoảng 13 trẻ từ 659 tháng vào năm 2013, với tỷ lệ cao ở các nước châu Phi phía nam Sahara (subSahara Africa) (48%) và Nam Á (44%). Ở nước ta, theo thống kê của Viện dinh dưỡng (2008), toàn quốc có 12,3% trẻ dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng (retinol < 0,7mmoll), tỷ lệ cao ở vùng Tây Nguyên (20,9%) và Đồng bằng sông Cửu long (17,2%). 2. NGUỒN CUNG CẤP VÀ CHUYỂN HÓA CỦA VITAMIN A TRONG CƠ THỂ: 2.1. Nguồn cung cấp vitamin A: Vitamin A có trong thức ăn từ 2 nguồn: – Retinol: chỉ có trong thức ăn nguồn gốc động vật, dễ hấp thu. Nội tạng (đặc biệt gan, thận) rất giàu vitamin A, các loại thịt khác và sữa, trứng chứa lượng thấp hơn. – Thức ăn thực vật có nhiều tiền vitamin A (sắc tố carotenoide), khi vào cơ thể chuyển thành vitamin A, khó hấp thu hơn 6 lần so với Retinol. Trong nhóm này thì β carotene có hoạt tính sinh học gấp 2 lần các carotenoide khác. Các rau màu xanh đậm (rau ngót, rau bina, bông cải xanh), các loại củ, quả màu da cam (bí đỏ, khoai lang, carot) có chứa nhiều β carotene. Vitamin A và các carotenoide rất nhạy cảm với oxy trong không khí và ánh sáng, bền vững với nhiệt độ vừa phải, tan trong chất béo, không tan trong nước, tích lũy trong tế bào mỡ của gan nhưng trong thịt và mỡ gia súc thì không đáng kể. 2.2. Chuyển hóa vitamin A: Vitamin A được hấp thu qua ruột non nhờ mỡ, muối mật, và dịch tụy. Phần lớn vitamin A được vận chuyển tới gan và tích lũy ở gan dưới dạng ester trong các tế bào mỡ. Khoảng 80% vitamin A trong thức ăn được hấp thu trong đó 60% tích lũy ở gan, 40% nhanh chóng chuyển hoá và bài tiết theo phân và nước tiểu. Ở người bình thường dự trữ ở gan chiếm khoảng 90% lượng vitamin A trong cơ thể. Khi ra khỏi gan, ester retinin thủy phân thành retinol, kết hợp với một protein đặc hiệu: protein gắn retinol (retinol binding protein: RBP). RBP được tổng hợp ở gan và chỉ giải phóng vào máu dưới dạng kết hợp RBPRetinol. RBP vận chuyển retinol từ gan tới các cơ quan đích. Khi thiếu vitamin A, giải phóng RBP bị ức chế, retinol và RBP trong huyết thanh bị giảm. Thiếu kẽm có liên quan đến chuyển hóa vitamin A và cản trở sự oxy hóa ở võng mạc. 3. VAI TRÒ SINH LÝ CỦA VITAMIN A 3.1.Vitamin A là vitamin tăng trưởng. Vitamin A rất quan trọng với sự phát triển thể chất của trẻ. Vitamin A làm cho trẻ tăng cân nhanh, phát triển về chiều cao, tăng chuyển hóa các chất và giúp quá trình biệt hóa tế bào. 3.2.Vitamin A và thị giác: Ở mắt, vitamin A cần để kết hợp với một protein để tổng hợp Rhodopsin cần cho sự nhìn khi thiếu ánh sáng Trong bóng tối vitamin A (cisretinal) kết hợp với opsin (là một protein) tạo nên sắc tố võng mạc rhodopsin là sắc tố ở võng mạc mắt nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp, giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và transretinal, rồi transretinal vào máu để trở lại cisretinol. Do đó nếu cơ thể thiếu Vitamin A khả năng nhìn trong bóng tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù loà. 3.3.Vitamin A và lớp thượng bì của da, niêm, mắt Vitamin A cần thiết cho quá trình biệt hoá các tổ chức biểu mô, khi thiếu vitamin A sự sản xuất các niêm dịch bị giảm, làm cho lớp thượng bì của các cơ quan (da, các niêm mạc phế quản, dạ dày, ruột… ) dễ bị sừng hoá, bong vảy và tróc ra làm phá vỡ hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện cho nhiễm trùng tại chỗ. Biểu mô giác mạc, kết mạc và và ống dẫn các tuyến lệ bị sừng hoá dẫn đến bệnh khô mắt. Từ kết mạc, sự sừng hóa lan sang giác mạc gây ra nhuyễn giác mạc. 3.4. Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch. Vitamin A có ảnh hưởng đến tế bào miễn dịch như tế bào lympho B và T, bạch cầu đa nhân trung tính cả về số lượng và chất lượng.Tỷ lệ mắc bệnh ỉa chảy, và viêm đường hô hấp ở trẻ thiếu vitamin A nhiều hơn ở trẻ bình thường. Vì thế người ta gọi vitamin A là vitamin chống nhiễm khuẩn. 4. NHU CẦU VITAMIN A Thay đổi theo lứa tuổi và giới hoặc tình trạng của phụ nữ. Trẻ < 1 tuổi : 300 gngày. Phụ nữ cho con bú nhu cầu cao nhất là 850 gngày. Trong cơ thể, cứ 2 g Caroten cho 1g Retinol. Sự hấp thu Caroten ở ruột non không hoàn toàn, khoảng 13. Như vậy cần có 6g Caroten để có 1g Retinol; đối với các Carotenoid khác là 12g. 1 đơn vị quốc tế (UI) tương đương 0,3g Retinol kết tinh. 5. NGUYÊN NHÂN THIẾU VITAMIN A 5.1. Do khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A: cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, do đó nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A là do ăn uống các chất nghèo vitamin A, ăn ít rau và hoa quả, không ăn dầu, mỡ. 5.2. Do rối loạn quá trình hấp thu: – Do rối loạn quá trình hấp thu vitamin A ở ruột: ỉa chảy kéo dài, lỵ, tắc mật. – Do suy gan: gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vitamin A. Vitamin A tan trong mỡ, gan tiết ra mật điều hòa chuyển hóa mỡ giúp chuyển hóa vitamin A. Hơn nữa gan có vai trò tổng hợp vitamin A. – Suy dinh dưỡng proteinnăng lượng : thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. 5.3. Do tăng nhu cầu vitamin A: trẻ càng nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin A vì nhu cầu cao gấp 5 – 6 lần ngườilớn. Trẻ bị sởi, thủy đậu, viêm phế quản, lao, nhiễm trùng tiết niệu… thì nhu cầu vitamin A tăng trong thời gian bị bệnh mà thức ăn không đủ cung cấp. 5.4. Yếu tố nguy cơ: – Tuổi < 5 tuổi, đặc biệt là trẻ < 1 tuổi. – Không bú sữa non, không bú mẹ. Ăn dặm sớm, hay thức ăn dặm không đủ chất. – Nhiễm trùng tái diễn nhất là ỉa chảy kéo dài. – Suy dinh dưỡng nặng. – Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng thấp.