*Luyện tập Đến với chương trình “Uống nước nhớ nguồn” của chúng ta hôm nay các bé không chỉ được tham gia vào đo dung tích theo nhóm thôi đâu mà các bé còn được tham gia vào 1 trò chơi p[r]
Trang 1
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tên hoạt động: LQVT
Đề tài: Đo so sánh dung tích của đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
Lớp : A4
Giáo viên: Trần Anh Đào
I Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức:
- 4 tuổi: Trẻ biết thao tác đo dung tích của một vật và biết diễn đạt kết quả đo
- 5 tuổi: Trẻ biết cách đong nước và so sánh dung tích của đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau , diễn đạt được kết quả đo, biết tìm và gắn thẻ số tương ứng với số cốc nước vào cổ chai
2 Kĩ năng:
- 4 tuổi : Trẻ biết thao tác đo và có kỹ năng đo kỹ năng diễn đạt
- 5 tuổi: Trẻ có kỹ năng đong nước vào chai không làm dơi nước ra ngoài
Trẻ có kỹ năng diễn đạt lời nói một cách chọn vẹn, Kỹ năng phối hợp cùng bạn
trong nhóm để đong nước
3 Thái độ:
- Trẻ chú ý trong giờ học, khi tham gia giao thông chấp hành đúng luật đội mũ bảo hiểm, không nô đùa chạy nhảy dưới lòng đường
4 Trẻ đạt: 85- 90% trẻ đạt
II Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 chai 7,5 lít để đựng nước
Một cái phễu, , 2 cái rổ, 1rổđựng thẻ số từ 1 đến 10, 1 rổ đựng 10 viên sỏi
Một xô nước to, 1 cái bàn, 3đồ dùng để múc nước có dung tích khác nhau ( Ca, Cốc, bát)
- Đồ dùng của trẻ: 6 cái bàn đủ cho 6 nhóm mỗi bàn một xô nước, 1 chai nhựa ,
1 cái phễu, 3 đồ dùng để đo nước ( Ca, cốc, bát)
1 bình đựng nước có dung tích là 2 lít nước
III Tiến trình:
1: Giới thiệu bài (3 -5 phút)
- Xin chào tất cả các bạn nhỏ của lớp A3, đã đến với
chương trình “Uống nước nhớ nguồn” của chúng tôi
ngay hôm nay
- Chủ đề của chúng ta hôm nay là chủ đề nước chính
vì vậy mà các bạn đến với chương trình sẽ được so
sánh dung tích của một đối tượng bằng các đơn vị đo
khác nhau
- Trước khi vào phần chính của chương trình “Uống
nước nhơ nguồn” hôm nay ban tổ chức cũng đã chuẩn
bị một số câu hỏi kiểm tra kiến thức của các bé Các
- Trẻ vỗ tay
Trang 2bé đã sẵn sàng chưa?
- 5t:Các bé hãy cho biết các bé biết gì về nước?
- 4t: Có những nguồn nước nào?
- 5t: Nước có tác dụng gì?
- 5t:Theo các con phải làm gì để có nguồn nước sạch?
- 5t:Trong sinh hoạt hàng ngày phải sử dụng nước
NTN?
- Và câu hỏi cuối cùng
- 4t: Nhà các bé thường đựng nước vào đâu?
* Giáo dục: Các bé có biết không trong cuộc sống
hàng ngày con người không thể không có nước, nếu
thiếu nước con người sẽ không sống và tồn tại được,
nước là một nguồn năng lượng rất quý Vì vậy mà
chương trình của chúng ta hôm nay gửi tới một thông
điệp “ Hãy bảo vệ và quý trọng nguồn nước” Các bé
có đồng ý không?
2 Phát triển bài (25 phút)
Đo và so sánh dung tích của đối tượng bằng các
đơn vị đo khác nhau
Và bây giờ là vào phần chính của chương trình “Uống
nước nhớ nguồn” Đó là: Đo và so sánh dung tích của
đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
Các bé đẵ sẵn sàng chưa?
Xin mời các bé hãy đi về nhóm của mình
- Các bé hãy nhìn xem phía trước mặt của ban tổ chức
có gì?
Trên đây cô có 1 chai nước và bây giờ cô đổ chai
nước này ra chậu sau đó cô sẽ dùng các vật đo nay để
đong nước đổ vào chai xem mỗi lần đong có giống
nhau không nhé
- 5t: Ai sẽ lên thực hiện giúp cô?
- 5t: Mời 1 trẻ lên đong nước lần thứ 2 bằng cốc uống
nước (cao) nêu số lần đong và gắn kết quả
- 5t: Cô mời 1 trẻ khác lên đong bằng bát nước
- Vậy sau mỗi lần các bạn đong nước thì kết quả đong
có giống nhau không?
*Trẻ thực hiện đong nước
- Trẻ thực hiện theo nhóm
1 trẻ đong nước , 1 trẻ dữ phễu, 1 trẻ nhặt viên sỏi bỏ
vào rổ để đếm
( Cô đi quan sát và kiểm tra trẻ)
*Cho cá nhân trẻ nhận xét về kết quả đong của 3
lần bằng các dụng cụ đong nước khác nhau và cho trẻ
so sánh kết quả đo
*Cô chốt lại: Các con ạ dụng cụ nào có số lần đong
- Trẻ sẵn sàng ạ
- 5t trả lời 4t nhắc lại
- 4t trả lời ,5t bổ sung
- 5t, trẻ trả lời 4t nhắc lại
- 5t, trẻ trả lời 4t nhắc lại
- 5t, trẻ trả lời 4t nhắc lại
- 4t trả lời ,5t bổ sung
- Trẻ chú ý nghe
- Cả lớp có ạ
- Sẵn sàng
- Trẻ lắng nghe
- 5t trả lời, 4t nhắc lại
- Trẻ lên thực hiện
- 1 trẻ 5t lên thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện theo nhóm
- Trẻ nghe
Trang 3nhiều hơn thì dung tích của dụng cụ đó nhỏ hơn,
dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích của
dụng cụ đó sẽ lớn hơn
* Liên hệ thực tế
Xung quanh trường quay của chúng ta BTC đã
chuẩn bị rất nhiều những đồ dùng đựng nước và đồ
dùng để để đong nước có dung tích khác nhau ai sẽ
giỏi lên tìm và cho ý kiến nào?
( 3 bình khác nhau, 3 dụng cụ đong nước khác nhau
*Luyện tập
Đến với chương trình “Uống nước nhớ nguồn” của
chúng ta hôm nay các bé không chỉ được tham gia
vào đo dung tích theo nhóm thôi đâu mà các bé
còn được tham gia vào 1 trò chơi phối hợp với
đồng đội theo tổ nữa đấy, trò chơi có tên gọi “Thi
xem tổ nào nhanh”
Cách chơi như sau:
Trên đây BTC đã chuẩn bị 3 chiếc bình nước cho
3 đội, mỗi bạn lên chơi phải nhẩy qua một con
mương, sau đó đong một bát nước thật đầy đổ vào
bình rồi cắm nhanh tay một bông hoa vào
sau đó chạy về cuối hàng, bạn khác mới được lên
- Phần chơi này BTC sẽ quan sát xem ai sẽ là người
khéo léo nhất sẽ không làm đổ nước ra ngoài, đội
nào sẽ nhanh nhất…
*Cả lớp chơi thời gian là một bản nhạc
* Nhận xét: Trước tiên BTC muốn tuyên dương
cả 3 đội vì các bé rất khéo léo rất tự tin và đong
nước rất giỏi, một tràng pháo tay cho cả 3 đội
- Bây giời là kết quả kiểm tra của 3 đội
- Đại diện các đội nhận xét chéo
- Cô chốt lại: Cả 3 bình nước này giống nhau về kích
thước nhưng lại có kết quả đong khác nhau
Vì: Dụng cụ đo của 3 đội khác nhau vì vậy có kết quả
đo khác nhau
- Vậy là cả 3 đội đều xứng đáng nhận được 1 tràng
pháo tay thật lớn của chương trình
3 Kết thúc (2 phút )
Trước khi kết thúc chương trình BTC muốn gửi
tới các bé một thông điệp đó là “ Hãy tiết kiệm
nước và bảo vệ nguồn nước quý” các bé có đồng
ý không?( Cho trẻ nhắc lại một lần)
Để kết thúc chương trình xin mời các bé hãy cùng
cất vang bài hát “Uống nước nhớ nguồn”
- Trẻ nghe
- Trẻ lên tìm và nêu cách
đo
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ thực hiện chơi )
- 5t, trả lời 4t nhắc lại
- Trẻ nghe cách chơi luật chơi
- Trẻ vỗ tay
- Cả lớp vỗ tay
- Trẻ hát ra chơi
Trang 4Người soạn: Nguyễn Thị Hiền Lương: MN Nam Cường Thành phố Lào cai