PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM 2
1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt 2
2 Quy định pháp luật về xử lý chất thải rắn sinh hoạt 2
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM 6
1 Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay 6
2 Những bất cập, tồn tại 8
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 14
Trang 2MỞ ĐẦU
Một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự sinh tồn, phát triển của con người, sinh vật và mỗi quốc gia đó chính là môi trường Chính môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội Có thể thấy mọi hoạt động của con người dù là nhỏ nhất vẫn đem đến những tác động nhất định đối với môi trường
Hiện nay, vấn đề môi trường là vấn đề nóng đang được cả thế giới quan tâm đi cùng với các vấn đề toàn cầu khác Với sự hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, sự phát triển mạnh như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật hiện đại chất lượng đời sống của con người ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, chính sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế xã hội cũng mang đến những tác động to lớn đối với môi trường Đặc biệt là việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Lượng chất thải, chất thải rắn thông thường (CTRTT) ngày càng tăng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và đời sống xã hội trong đó có chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) Tuy nhiên, dưới một góc độ nào đó nếu xử lý tốt vấn đề CTRSH nó vẫn sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái tạo phục vụ cho đời sống xã hội hiện nay Điều này càng đặt ra nhiều vấn đề hơn nữa trong việc quản lý, xử lý CTRSH để từ nguồn tác động đến môi trường biến thành nguồn tài nguyên hữu ích cho phát triển kinh tế xã hội
Hiện nay, quy định về xử lý CTRSH mới chỉ quy định ở Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu và quy định ở Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ Điều này gây khó khăn trong việc đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể, chi tiết vì phân loại chưa rõ ràng Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường là vấn đề cần chú trọng hiện nay trong chiến lược phát triển bền vững
Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường hiện nay tại Việt Nam” để làm nội dung thảo luận nhóm
Trang 3NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Tại chương IX, mục 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (LBVMT) và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019) đã định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) như sau: “Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”
Như vậy, có thể thấy CTRSH là chất thải rắn được thải ra từ trong sinh hoạt thường ngày của con người Trong tổng quan quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, CTRSH được xem là chất thải rắn thông thường (CTRTT)
Thành phần CTRSH khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác có thể phân loại dựa vào hai nguồn chủ yếu sau:
Thứ nhất, hộ gia đình, khu thương mại , dịch vụ, công sở, khu công cộng,
các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất, khám chữa bệnh Bao gồm các thành phần như: Chất thải thực phẩm (chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học), giấy, bìa các tông, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gõ, kim loại (nhôm, sắt…), đồ gốm, sành, thủy tinh, chất thải vỏ, lọ thủy tinh không chứa thành phần nguy hại, các loại khác (tã lót, khăn vệ sinh )
Thứ hai, dịch vụ công cộng, bao gồm: vệ sinh đường phố (chất thải thực
phẩm, giấy báo, bìa các tông, giấy loại hỗn hợp,kim loại, nhựa các loại, vải, xác động vật, ) và cắt tỉa cây xanh (cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây )
2 Quy định pháp luật về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Xử lý CTRSH là một bài toán hóc búa đối với các nhà nghiên cứu bởi đây là giai đoạn cuối của quá trình quản lý CTRSH, là giai đoạn đảm bảo cho
Trang 4CTRSH được đưa vào môi trường mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người Xử lý CTRSH bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, tiêu huỷ Xử lý CTRSH là khâu rất quan trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý CTRSH hiệu quả, để giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người
Vì hoạt động xử lý CTRSH là khâu rất quan trọng trong quá trình xử lý chất thải nhất là bắt nguồn từ việc phân loại chất thải Tại Điều 95 LBVMT
2014 quy định “Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý” LBVMT 2014 cũng quy định các chủ thể xử lý CTRTT phải có trách nhiệm lựa chọn công nghệ và chu trình xử lý sao cho phù hợp với từng loại chất thải đã được phân loại Khi thực hiện việc xử lý CTRTT cần tuân thủ các giai đoạn quá trình xử lý Xử lý chất thải hiện nay thường được áp dụng các công nghệ: Phân loại và xử lý cơ học; công nghệ thiêu đốt; công nghệ xử lý hoá lý; trích ly; chưng cất; kết tủa-trung hoà; ô xy hoá khử; công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Tại Điều 97 Luật bảo vệ môi trường 2014 đưa ra quy định về Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý CTRTT như sau: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý Bên cạnh đó, tại các Điều từ 19 đến 22, Điều 24 đến 26, Điều 32 và 33 văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT hợp nhất Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2019 cũng đã quy định chi tiết về xử lý đối với CTRTT
Trang 5Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019) thì: CTRSH phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
CTRSH phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH hoạt được quy định cụ thể tại Điều 19 văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT hợp nhất Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu Việc lựa chọn chủ đầu tư cơ sở xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu Việc lựa chọn chủ xử lý CTRSH để quản lý, vận hành cơ sở xử lý CTRSH được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích Trường hợp cơ sở xử lý CTRSH được đầu tư ngoài ngân sách thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn do mình đầu tư hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác làm chủ xử lý CTRSH theo các quy định của pháp luật
Tuy nhiên, “công nghệ phù hợp” không được quy định rõ về tính phù hợp là như thế nào, đáp ứng được những tiêu chí gì Trong phạm vi nhất định, chưa thể xác định được xử lý bằng công nghệ phù hợp là phù hợp về mặt tài chính của cá nhân, tổ chức hay phù hợp về phương thức xử lý đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường Song, việc lựa chọn công nghệ phù hợp đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi vấn đề kinh phí của các loại công nghệ này là rất cao Phải chăng cần có cơ chế đánh giá phù hợp, quy hoạch tổng quan hợp lý và sự hỗ trợ về mặt ngân sách nhà nước cho các cá nhân, tổ chức này ví dụ như việc hỗ trợ các trại nuôi lợn trong việc xử lý chất thải của lợn làm khí sinh học sử dụng trở lại trong sinh hoạt cho người dân
Điều 22 văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT ban hành năm 2019 cũng đã quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ xử lý CTRSH Tuy nhiên, vấn đề
Trang 6chúng tôi quan tâm là việc lập báo cáo quản lý CTRSH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) như vậy có đảm bảo được về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường hay không Và liệu những sai phạm xảy ra trong quá trình sau khi lập báo cáo sẽ được xử lý như thế nào Vì trên thực tế việc các đơn vị lập báo cáo quản lý CTRSH nhưng sau đó vẫn xảy ra sai phạm trong vấn đề xử lý CTRSH, đặc biệt là những đơn vị thực hiện việc thu gom, tái chế và xử lý chất thải hay tại các lò đốt chất thải rắn
Như vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chưa quy định về quản lý CTRSH hoạt mà chỉ mới quy định về CTRTT và chất thải rắn nguy hại, hiện tại thì quy định về quản lý CTRSH mới chỉ quy định ở Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu và quy định ở Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ Điều này gây khó khăn trong việc đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể, chi tiết vì phân loại chưa rõ ràng.
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
1 Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay
Hiện nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh1
Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTRSH để thu hồi năng lượng phát điện hoặc có kết hợp nhiều phương pháp xử lý Trong các cơ sở xử lý CTRSH, có 78 cơ sở cấp tỉnh, còn lại là các cơ sở xử lý cấp huyện, cấp xã, liên xã
Trên tổng khối lượng CTRSH được thu gom, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt
Về thời điểm đưa vào vận hành, 34,4% các cơ sở chế biến compost và 31,8% bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm 2010 Trong khi đó, chỉ có 4,5% các cơ sở xử lý theo phương pháp đốt được vận hành trước năm
2010 Hầu hết các lò đốt được xây dựng sau năm 2014 Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sang phương pháp đốt trong thời gian gần đây
Việc xử lý CTRSH được tiến hành bằng các phương thức chủ yếu như: chôn lấp, tái chế làm compost, thiêu hủy, đốt chất thải rắn để phát điện, khí hóa, cụ thể như sau:
- Đối với phương thức chôn lấp: Đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam Trong số các bãi chôn lấp hiện nay chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các
Trang 8bãi tập kết chất thải cấp xã Phần lớn bãi chôn lấp tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm dụng diện tích đất lớn, gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác, nhiều trường hợp gây ra sự cố phải xử lý phức tạp và tốn kém
- Đối với tái chế làm compost: Hiện trên cả nước có 37 cơ sở áp dụng công nghệ này Công nghệ này sử dụng phần chất thải hữu cơ để chế biến compost; phần chất thải vô cơ và cặn bã khác phải tiếp tục xử lý bằng phương pháp khác Tuy nhiên, trong khi một số cơ sở có thể sản xuất sản phẩm có sức tiêu thụ khá tốt thì một số khác không tiêu thụ được sản phẩm Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc CTRSH không được phân loại triệt để dẫn đến sản phẩm compost còn chứa nhiều tạp chất nên khó tiêu thụ; sản phẩm compost chủ yếu được dùng cho các cơ sở lâm nghiệp, cây công nghiệp; khoảng cách từ các cơ sở xử lý chất thải đến nơi tiêu thụ khá xa (bên dưới là sơ đồ tái chế làm compost)
- Đối với phương thức thiêu hủy: phần lớn lò đốt được thiết kế, chế tạo trong nước, một số được nhập khẩu từ nước ngoài Đặc điểm của lò đốt là yêu cầu người vận hành phải có trình độ kỹ thuật phù hợp và yêu cầu giám sát chặt chẽ khí thải sinh ra từ quá trình xử lý Theo công nghệ này, CTRSH (sau khi phân loại) được đưa vào lò đốt có buồng đốt sơ cấp (nhiệt độ ≥ 400*C) và thứ cấp để đốt ở nhiệt độ cao (≥ 950*C) tạo thành khí cháy và tro xỉ, giảm được 80 -90% khối lượng chất thải
Trong 381 lò đốt CTRSH, chỉ có 294 lò đốt (khoảng 77%) có công suất trên 300 kg/h, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTRSH (QCVN 61-MT:2016/BTNMT) Nhiều lò đốt, đặc biệt là lò đốt cỡ nhỏ không có hệ thống xử lý khí thải hoặc hệ thống xử lý khí thải không đạt yêu cầu về BVMT Một số lò đốt đáp ứng yêu cầu của QCVN
Trang 961-MT:2016/BTNMT, nhưng khi áp dụng tại các địa phương gặp phải một số vấn đề như CTRSH có nhiệt trị thấp, độ ẩm cao, trình độ vận hành của các công nhân còn yếu kém, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hoặc không vận hành hệ thống xử lý khí thải, dẫn đến không kiểm soát được chất thải thứ cấp phát sinh (đặc biệt là đối với dioxin/furan), do đó không đáp ứng yêu cầu về BVMT
- Đối với phương thức đốt để phát điện: Hiện mới có một số cơ sở áp dụng công nghệ đốt để phát điện, ví dụ như ở Cần Thơ (Khu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai), Quảng Bình (Nhà máy phân loại xử lý CTR, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch) Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ Đây là công nghệ có hiệu quả kinh tế và môi trường do tái sử dụng được nguồn CTRSH để thu hồi năng lượng; tuy nhiên, đòi hỏi đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí vận hành cao nhưng có nhiều ưu thế về xã hội và môi trường
- Đối với phương thức khí hóa: Khí hóa là công nghệ sản xuất cacbua thông qua việc khí hóa chất hữu cơ thành khí có thể đốt được (CO, H2, metan, CO2) và khí bay hơi (hơi nước) bằng việc nhiệt phân chất thải ở nhiệt độ 400-600*C trong điều kiện không có ôxy Một trong những công nghệ đang được áp dụng thí điểm hiện nay là công nghệ điện rác MBT- GRE được áp dụng tại nhà máy điện rác ở KCN Đồng Văn (Hà Nam) và tại Hưng Yên Tuy nhiên, hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường chưa được đánh giá cụ thể
2 Những bất cập, tồn tại
Theo kết quả điều tra, khảo sát thực trạng công tác quản lý CTRSH năm
2019 của Bộ TNMT cho thấy mặc dù việc triển khai các giải pháp quản lý CTRSH đã đạt kết quả nhất định Tuy nhiên, vấn đề xử lý CTRSH vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần sớm được giải quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xử lý CTRSH, cụ thể:
Trang 10Thứ nhất, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chưa quy định về quản lý CTRSH hoạt mà chỉ mới quy định về CTRTT và chất thải rắn nguy hại, hiện tại thì quy định về quản lý CTRSH mới chỉ quy định ở Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu và quy định ở Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ Điều này gây khó khăn trong việc đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể, chi tiết vì phân loại chưa rõ ràng.
Thứ hai, chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; các chương
trình phân loại tại các địa phương còn mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa được chính thức hóa Cơ sở hạ tầng, thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ
Thứ ba, hoạt động tái chế CTRSH còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu
vẫn được thực hiện bởi khu vực phi chính thức ở các làng nghề, gây ô nhiễm môi trường Còn thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường
Thứ tư, phương thức xử lý CTRSH chủ yếu vẫn là chôn lấp, các bãi chôn
lấp chủ yếu tồn tại từ lâu, tiêu tốn quỹ đất; tỷ lệ chất thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp Nhiều cơ sở xử lý CTRSH đã được xây dựng và vận hành nhưng chưa đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường
Thứ năm, trình độ kỹ thuật của công nhân chưa đáp ứng với yêu cầu vận
hành công nghệ xử lý CTRSH