Các thực phẩmcóích trong mùadịchcúm
Để tăng cường sức đề kháng khi dịchcúm đang ngày một lan rộng, TN TT&
GT giới thiệu một số thựcphẩm và cách chế biến đơn giản.
• Nước sả - gừng - mật ong:
Củ sả tươi 10-30g, củ gừng tươi 8-20g, mật ong 10-30g. Củ sả, củ gừng bỏ vỏ
ngoài, rửa sạch, giã nát, hòa với nước, lọc lấy 100-200ml nước. Cho vào nồi cùng với
mật ong, trộn đều, đun nhỏ lửa đến khi sôi. Chia 2-3 lần, uống ấm, trước bữa ăn.
• Canh tần ô thịt heo:
Rau tần ô 500g; thịt nạc dăm 200g; 2 củ hành tím bằm nhỏ; nước mắm, muối,
bột ngọt, tiêu. Rau tần ô rửa sạch, để ráo, cắt khúc. Thịt nạc dăm rửa sạch, xắt lát rồi
bằm nhuyễn, ướp với dầu ăn, hành, nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt. Đun sôi nước, cho
thịt bằm đã ướp (vo viên) vào, nêm lại vừa ăn, cho tần ô vào quậy nhẹ rồi bắc xuống
ngay. Rắc tiêu, ăn nóng.
• Bắp giò heo hầm hạt sen, hoài sơn:
Bắp giò heo (hoặc xương ống heo) 600g cạo rửa sạch, chặt thành miếng, ướp
muối. Hạt sen khô 100g, ngâm nước khoảng 1 giờ, đem luộc sơ với nước sôi, vớt ra rổ,
để ráo. Hoài sơn (củ khoai mài) 20g rửa sạch để ráo. Trần bì (vỏ quít khô) 6g, ngâm
nước cho mềm, cạo bỏ phần trắng ở trong, xắt sợi nhỏ. Táo đỏ 20g rửa sạch. Gừng
tươi 10g, giã nát. Cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập để hầm. Nếu lửa lớn cho sôi mạnh,
vớt sạch bọt rồi để lửa nhỏ, nêm thêm ít muối. Hầm đến khi bắp giò heo và hạt sen
chín mềm. Nếu có hạt sen tươi và hoài sơn tươi thì cho 2 vị này vào khi thịt đã chín
mềm, hầm đến khi hạt sen nở. Múc ra tô dùng nóng. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị,
mạnh gân cốt, an thần, tăng sức đề kháng của cơ thể. Thích hợp với những người suy
nhược cơ thể, ăn ngủ kém, đau lưng, nhức mỏi, tay chân nặng nề, cử động khó khăn.
Mùa dịch cúm, ngoài việc giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường, có thể dùng
cách sau đây để phòng ngừa: đóng kín các cửa sổ, đổ khoảng 5ml giấm ăn + một ít
nước vào 1 chén sứ rồi chưng cách thủy để hơi giấm bốc lên tỏa khắp phòng. Có thể
cho hỗn hợp giấm + nước vào 1 nồi đất hoặc nồi thủy tinh, nồi inox, đặt trên một bếp
điện để nấu cho bốc hơi. Ngày làm 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
Cách phòng ngừa này gọi là thực thố huân chưng, dễ làm mà hiệu quả.
Cũng có thể dùng một trong những dược liệu sau: trái bồ kết khô, lá sả tươi, lá
tràm tươi để đốt xông nhà thường xuyên.
Dưa gang
Dưa gang thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), tên khoa học là Cucurnismelo L. var
conomon (Thumb) makino. Thân thảo leo, có nhiều lông tơ nhỏ, thân nhám, tua cuống
đơn. Lá hơi tròn, xẻ thùy tròn, răng tù, có lông ở hai mặt lá.
Hoa đực và cái cùng gốc, màu vàng tươi. Sau 5 ngày trổ hoa, kết nụ, thành trái
sau 3 ngày đậu. Có nhiều dạng trái, đa số là hình trụ, sọc màu trắng, vàng, xám hay
lục, da bóng láng. Thịt trái (gọt vỏ) màu xanh lá cây sẫm hoặc trắng. Khi trái chín, thịt
hóa dẻo dạng cơm bột như khoai từ. Theo y học Đông phương, dưa gang vị ngọt nhạt,
tính hàn, hoạt chất có lợi cho tràng vị, giải rượu, ngộ độc. Tuy nhiên, người bệnh cảm
sốt hoặc mới chớm khỏi bệnh, phụ nữ vừa sinh con trong tháng, tạng hàn thì kiêng
dùng. Hạt dưa gang trắng ngà, mềm, đậu kết chùm, có khả năng chống dị ứng mề đay,
nổi mẩn, trị các bệnh đường tiết niệu, đặc biệt hạt phơi khô còn chữa được u xơ tuyến
tiền liệt, giảm tối đa sự tăng trưởng ác tính, đồng thời cũng giúp cân bằng 2 hoạt chất
sinh học là DTH và testosterone (hormone sinh dục nam). Gần đây, theo một báo cáo
của Viện Nghiên cứu ứng dụng cây thuốc dân gian của đại học Thanh Hoa (Trung
Quốc), hạt dưa gang kết hợp hạt bí ngô vàng có tác dụng hữu íchtrong việc ngăn chặn
nhiều loại ung thư - được xem là thựcphẩm bổ trợ.
- Dưa gang da vàng: sau khi luộc (trái 2-3 kg) bóc vỏ, đánh tơi dùng với đường
phèn sẽ nhuận trường và giảm béo phì. Làm mặt nạ đắp da mặt giúp xóa nám, tàn
nhang, hồng thắm da.
- Vỏ dưa gang phơi khô dùng chống quáng gà, khô mắt: Dùng 15-20gr vỏ dưa
gang sắc trong 3 chén nước còn 8 phân, uống 2 lần/ngày. Liên tục 7-15 ngày sẽ hiệu
quả.
- Triệt mỡ, giảm cân, phòng bệnh tiểu đường, tim mạch: Vỏ dưa gang kết hợp
vỏ bí ngô, vỏ bầu (mỗi thứ 50gr đã phơi khô), sắc trong 500ml nước còn 100ml. Uống
ngày 1 lần trước khi ngủ.
Ích lợi của hạt xoài
Tinh chất từ hạt xoài có thể giúp ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn có hại. Theo
báo Science Daily, một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Alberta
(Canada) cho thấy tinh chất tannin chiết xuất từ hạt xoài có tác dụng ngăn chặn nhiều
dòng vi khuẩn khác nhau, trong đó có vi khuẩn listeria.
Listeria là loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, người già,
trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch yếu. Năm ngoái, 21 người Canada đã thiệt mạng
do ăn thịt hộp nhiễm listeria. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện trên mở ra khả năng
tận dụng hạt xoài để chế biến một loại chất bảo quản thựcphẩm tự nhiên chống nhiễm
khuẩn listeria.
. Các thực phẩm có ích trong mùa dịch cúm
Để tăng cường sức đề kháng khi dịch cúm đang ngày một lan rộng, TN TT&
GT giới thiệu một số thực phẩm. sáng sớm và chiều tối.
Cách phòng ngừa này gọi là thực thố huân chưng, dễ làm mà hiệu quả.
Cũng có thể dùng một trong những dược liệu sau: trái bồ kết