1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chu de dong vat

14 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 21,6 KB

Nội dung

Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của con chim bồ câu - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định của con chim bồ câu Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo biết p[r]

Trang 1

KẾ HOẠCH TUẦN 20

(Từ ngày 15/1 đến ngày 19/1/2018)

HOẠT

ĐỘNG

Thứ hai 15/1

Thứ ba 16/1

Thứ tư 17/1

Thứ Năm 18/1

Thứ sáu 19/1 C.ĐỀ

NHÁNH

CHIM BỒ CÂU

ĐÓN

TRẺ

- Nghe bài hát thiếu nhi

- Trẻ sử dụng các từ mới

- Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết

- Thích hát, sung sướng, tích cực hát, hát một mình, hát với bạn, hát biểu diễn

TC

SÁNG

- Trẻ sử dụng tích cực các từ mới

- Nhận biết một số món ăn thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

-Biết tên,đặc điểm sống ,điều kiện sống ,tác hại môi trường sống ích lợi ,so sánh tốc độ phát triển : VD: Sự nảy mầm của hạt đậu ,để trong bóng tối và ngoài sáng

-Biết tên ,đặc điểm ,điều kiện sống ,tác hại môi trường sống của một số con vật : dê ,trâu ,bò ,lợn gà ,vịt )

-Biết ý nghĩa một số ký hiệu,biểu tượng trong cuộc sống ( cs82)

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 1 số thực vật

- Biết đạt câu hỏi

THỂ

DỤC

SÁNG

Các động tác: Hô hấp 3: Tay 1: Chân3: Bụng 3: Bật 2

Tập kết hợp theo nhạc bài hát

GIỜ

HỌC

*TDCK

Tung bóng lên cao và băt bóng

*MTXQ:

Khám phá

về con chim bồ câu

*LQVT:

Đo dài ngắn của 3 đối tượng

*HĐTH:

Biết tết ba

* GD ÂN

Múa “ Gà trống, mèo con ,cún con”

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

Trẻ Sử dụng các từ mới

- Giao tiếp tiếng việt

-Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động ( cs69)

-Nói được khả năng và sở thích riêng của bản Thân -Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày : không bẻ hoa ,bỏ rác đúng nơi quy định ,tiết kiệm nước khi uống nước ,khi đi vệ sinh ( cs57)

HOẠT

ĐỘNG

VUI

CHƠI

- Góc phân vai : Mẹ con

- Góc xây dựng: Xây dựng trại nuôi gà

- Góc nghệ thuật: Nghe nhạc , biểu diễn văn nghệ

- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

HOẠT - Mở chủ Biết ứng Trẻ tự - Trẻ tự

Trang 2

ĐỘNG

BUỔI

CHIỀU

đề

- Chuẩn bị chủ đề

- Trẻ chơi

tự do mở các góc

xử khi đi lạc ,đứng yên ,khóc

to Không đi theo bất cứ người lạ nào khác

khám phá ,bắt chước âm thanh ,dáng điệu

- Trẻ chơi

tự do mở các góc

khám phá bắt chước

âm thanh ,dáng điệu

- Trẻ chơi

tự do ở các góc

Tổng kết chủ đề

TRẢ

TRẺ

- Nghe bài hát: Nhạc thiếu nhi Thích hát, sung sướng hát, tích cực hát, hát một mình, hát với bạn, hát biểu diễn

………

MẠNG NỘI DUNG – MẠNG HOẠT ĐỘNG

Đặc điểm Quan sát

Trò chuyện Hình Dạng Trò chuyện

Nơi sống Trò chuyện

Quan sát

Thái độ tình cảm của

- Biết quý động vật

……….

MỞ CHỦ ĐỀ: CHIM BỒ CÂU

Cô và cháu cháu hát “ Gà trống cún con mèo con”

*Câu hỏi tạo hứng thú, làm sống lại kinh nghiệm của trẻ:

1.Nhà bạn nào nuôi con chim bồ câu?

2 Chim bồ câu sống ở đâu?

*Câu hỏi tạo nhu cầu và các vấn đề khám phá:

1 Chim bồ câu có đặc điểm gì?( có những phần nào)

2 Các bạn có yêu động vật không?

Vậy muốn biết được điều đó thì ngày mai cô cháu mình cùng tìm hiểu trong hoạt động khám phá về con Chim bồ câu nhé?

*************************

CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ: CHIM BỒ CÂU

- Cô cùng cháu chuẩn bị tranh ảnh

- Cho trẻ thảo luận và lựa chọn tranh ảnh của mình dán để lập bảng

- Cho trẻ bàn bạc xem cần chuẩn bị những gì: tranh vẽ, các loại con gà , kéo, hồ dán

Trang 3

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

Góc chơi Nội dung giáo dục

Góc phân vai *Trò chơi: Mẹ con

*Trò chơi: “Mẹ con”

-Vai và hành động vai:

+Mẹ : Bé đống vai mẹ, nấu ăn, đi chợ, chở con đi học +Con : Học bài

-Từ mới:

- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Nồi, Chảo, sách, bút

- Vai trò của cô: Hướng dẫn trẻ đống được vai mẹ con

Góc xây

dựng

* Xếp chồng: Xếp chồng khối gạch

- Xây dựng: “Xây dựng Trại nuôi gà

- Kĩ năng cần có: Xây

- Biết gọi tên, giới thiệu, mô tả, giải thích cách làm không

đổ các công trình xây dựng + Biết nói ý định của mình với bạn về cách xây

- Học cách chơi cùng nhau khi chia sẻ và hợp tác xây dựng

- Thừa nhận và tôn trọng công việc của người khác + Sử dụng các khối để xây thành trại

- Biết mô tả công trình xây dựng

- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các khối xốp có kích cỡ khác nhau, 1 số cây xanh

- Vai trò của cô: Gợi ý trẻ xây trại,sử dụng nhiều loại hình khối khác nhau

Góc nghệ

thuật

-Bổ sung, nhạc

- Đồ dùng đồ chơi bổ sung : nhạc , các đồ dung của nhạc cụ

-Vai trò của cô: Hướng dẫn trẻ lắng nghe Âm nhạc

Góc học tập Vật mẫu: tranh ảnh

-Từ mới: con mèo

- Đồ dùng đồ chơi bổ sung:

-Vai trò của cô: hướng dẫn xem tranh

Góc thiên

nhiên

- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Bình tưới nước, nước

- Từ mới: Bình tưới

- Vai trò của cô: Gợi ý cách tưới nước

* TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

1/ Hoạt động mở dầu.

- Cô cùng trẻ hát nhún theo nhạc bài “ Gà trống mèo con cún con”

2/ Hoạt động trọng tâm.

- Cô dẫn dắt giới thiệu chúng ta sẽ chơi ở 5 góc, cho trẻ kể tên các góc

Trang 4

- Cô giới thiệu về các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị ở các góc chơi để cho trẻ chơi

- Giới thiệu nội dung chơi ở từng góc và hướng dẫn trẻ chơi gợi mở thêm ý tưởng chơi cho trẻ

- Cho trẻ chọn góc chơi

- Cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích, cô quan sát

- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung, gợi ý, và xử lý tình huống xảy ra

- Cho trẻ quan sát sản phẩm ổ các góc chơi, hỏi tre nội dung chơi, ý tưởng chơi (các chú công nhân xây dựng công trình gì đây, ngôi nhà chú xây có mấy bộ phận, trẻ kể các bộ phận, chú còn xây thêm được gì đây, trẻ kể chi tiết trẻ làm được )

3/ Hoạt động kết thúc.

Cô nhận xét chung buổi chơi và nhắc trẻ cần làm tốt những việc mà trẻ

chưa làm dược ở lần chơi sau

Cho trẻ thu dọn đồ chơi.

************************************

Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2018

TRÒ CHUYỆN SÁNG TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ TRẺ SỬ DỤNG TÍCH CỰC TỪ MỚI

Từ mới: con chim bồ câu

………

THỂ DỤC BUỔI SÁNG HẤP 3, TAY 1, CHÂN 3, BỤNG 3, BẬT 2

I Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết tập theo cô

- Rèn kỹ năng khéo léo tay chân

- Trẻ thích tập thể dục và tập thể dục có ích cho sức khỏe

II Chuẩn bị:

- Động tác đúng

- Sân tập sạch sẽ, an toàn cho trẻ

- Trang phục của cô gọn gàng, dễ vận động

III.Tiến trình hoạt động

1 Khởi động:

- Cho cháu hát “cháu yêu cô chú công nhân”

- Từ 3 hàng dọc cho trẻ hát và di chuyển đội hình đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mép bàn chân, khom người

- Cháu về đứng 3 hàng ngang thực hiện bài tập PTC

2 Trọng động:

 Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”

- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay cầm nơ thả xuôi

- Thực hiện: Trẻ đưa nơ ra phía trước và thổi mạnh để “nơ bay xa”

- Tay 1 : Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)

Trang 5

o TTCB: Đứng thẳng, tay để dọc thân, khép chân.

o Nhịp 1: Bước chân trái lên trên một bước, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiễng gót Tay tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp

o N2: Khuỷu tay ngang vai

o N3: Như nhịp 1

o N4: Về TTCB

o N5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên

 Chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ngang, lên cao)

- TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông

- Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ra ngang, lên cao) Trọng tâm dồn vào chân phải

- Nhịp 2: Về TTCB

- Nhịp 3: Đổi chân phải (như nhịp 1)

- Nhịp 4: Về TTCB

- Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên

 Bụng lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên

- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ, gậy, vòng)

- Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau)

- Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao)

- Nhịp 3: Như nhịp 1

- Nhịp 4: Về TTCB

- Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi chân, nghiêng người sang phải

 Bật 2: Bật tách chân, khép chân

- TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi

- Nhịp 1: Bật tách chân sang 2 bên ( chân rộng bằng vai), tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp

- Nhịp 2: Bật khép chân, tay thả xuôi

- Nhịp 3, 4, 5, 6, 7, 8: Thực hiện như nhịp 1, 2

3.kết thúc: hồi tĩnh

- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng

………

Thứ 2 ngày 15 tháng 1 năm 2017

TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG Mục tiêu - yêu cầu:

- Trẻ biết cách tung bóng lên cao và bắt bóng

- Rèn kỹ năng phối hợp chân tay khi tung bóng và bắt bóng ,rèn cho trẻ tính

tự tin khi thực hiện vận động

- Biết thực hiện vận động nghiêm để đạt yêuầu của cô, biết được khi thực hiện vận động là lúc giúp cơ thể khỏe mạnh và có vóc dáng đẹp

II Chuẩn bị:

- Qủa bóng

- Địa điểm: Lớp học

Trang 6

- TG: 30 phút.

III/TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1; Ôn định

Chúng mình cùng cô tập thể dục nhé để cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai nhé

Từ hàng dọc cho trẻ hát và di chuyển đội hình đi vòng tròn, kết hợp các kiểu

đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mép bàn chân, khom người

- Cháu về đứng 3 hàng ngang thực hiện bài tập PTC

2 Trọng động:

*Hô hấp 3: (2lần x 8 nhịp)

Hít vào thở ra kết hợp với sử dụng đồ vật (Dải lụa, sợi len…), hoặc bắt

chước tiếng kêu của động vật, đồ vật.

* Tay 3: (2lần x 8 nhịp)

- Đứng thẳng, 2 tay để trước ngực

+ Hai cánh tay xoay tròn vào nhau

+ Giơ 2 tay lên cao

+ Hạ 2 tay xuống

* Bụng 3: ( 2lần x 8 nhịp)

- Đứng thẳng, 2 tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai

+ Nghiêng người sang phải

+ Nghiêng người sang trái

+ Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người

* Chân 3: (2lần x 8 nhịp)

- Đứng thẳng, hai tay chống hông

+ Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước

+ Đưa chân về phía sau

+ Đưa sang ngang

+ Đưa chân về vị trí ban đầu Đổi chân làm trụ, tập tiếp

+ Bật: (2lần x 8 nhịp)

- Nhảy tiến về phía trước

bước vào bài học mới

*Hoạt động 2 :Tung lên cao và bắt bóng

+ Cô làm mẫu lần 1: Hoàn chỉnh không phân tích

+ Cô làm mẫu lân 2:

- Cô đứng tư thể chuẩn bị: Chân bằng vai, 2 tay cầm bóng, tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống dùng 2 tay bắt bóng (không làm rơi bóng hoặc ôm bóng sát người) Các thành viên của 2 đội chơi khi tung bóng phải tung thẳng lên trên, không tung qua trái hoặc phải và không tung quá cao

+ Mời đại diện của 2 đội lên thực hiện

- Lần 1: hai trẻ /1 lần

- Lần 2: 4 trẻ lên thực hiện

- Lần 3: Cho 2 tổ cùng thực hiện, tổ chức dưới hình thức thi đua

- Cho trẻ luyện tập 2-3 lần

Trang 7

- Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.

+ Kiểm tra kết quả của 2 đội

- Kết thúc phần thi thứ 2 ban tổ chức thấy các thành viên của 2 đội vượt qua chướng ngại vật rất là giỏi Ban tổ chức thưởng cho 2 đội mỗi đội 2 bông hoa

- Củng cố: Cô hỏi tên bài tập và cho trẻ nhắc lại tên bài tập vừa thực hiện Cho 1 trẻ lên thực hiện lại vận động “ Tung bóng lên cao và bắt bóng”

Hoạt động 3:Chung sức

- Chúng ta đã trải qua 2 phần thi rất hào hứng và sôi nổi Bây giờ chúng ta

hãy cùng bước tiếp vào phần thi thứ 3 đó là phần thi “Chung sức” qua trò

chơi: Đi kiếm thức ăn

- Luật chơi: Phải chui qua những cái cổng chui và lên lấy 1 loại thức ăn phù hợp với đội của mình mang về đội của mình

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội khi có hiệu lệnh bắt đầu 2 bạn đầu tiên sẽ lên chui qua những cái cổng và lên lấy một loại thức ăn rồi mang về rổ của mình, sau đó đi về cuối hàng để bạn tiếp theo lên thực hiện

- Trẻ chơi

- Nhận xét sau khi chơi

- Cho trẻ gắn hoa

- Nhận xét trẻ sau giờ học

- Trao phần thưởng Hội thi

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi chậm 2 vòng quanh sân, hít thở sâu

* Kết thúc: nhận xét, tuyên dương trẻ

………

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TRẺ SỬ DỤNG TÍCH CỰC CÁC TỪ MỚI

TCVĐ :BỊT MẮT BẮT DÊ TCTD : NU NA NU NỐNG

………

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

MỞ CHỦ ĐỀ CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ TRẺ CHƠI TỰ DO Ở CÁC GÓC

………

Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2017

TRÒ CHUYỆN SÁNG NHẬN BIẾT MỘT SỐ MÓN ĂN ,THỰC PHẨM THÔNG THƯỜNG

VÀ ÍCH LƠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

………

HOẠT ĐỘNG HỌC: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

KHÁM PHÁ CHIM BỒ CÂU

Trang 8

I Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của con chim bồ câu

- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định của con chim bồ câu Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo biết phối hợp với bạn khi tham gia trò chơi

- Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú tham gia các hoạt động.Thông qua bài học giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc các con vật

II) Chuẩn bị:

- Giáo án

- Hình ảnh con chim bồ câu

III Tiến hành:

- Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “Em như chim bồ câu trắng

- Cô vừa cho chúng mình hát bài hát gì?

- Trong bài hát có nhắc đến những con vật gì?

- Chúng mình thường thấy những con vật đó được nuôi ở đâu nhỉ?

- Ầ đúng rồi, những con vật đó là những động vật được nuôi trong nhà đấy Hôm nay cô sẽ cho chúng mình tìm hiểu về một số con vật nuôi trong nhà nhé! Chúng mình có thích không?

2) Nội Dung:

*Hoạt động 1: Khám phá chim bồ câu

- Hôm nay cô cho sẽ cả lớp một món quà Cô sẽ mở món quà ấy ra và đố các con biết đó là gì nhé! Cô đố các con đây là con chim gì ( chim bồ câu) -Chim bồ câu của cô có màu gì ( màu trắng ) Ngoài ra chúng có rất là nhiều màu đấy ( màu nâu ,màu đen …)

- Con chim bồ câu gồm có mấy bộ phận và có những bộ phận nào các con hãy chỉ cho cô nhé ! ( đầu , mỏ ,mình ,đuôi ,chân)

-Các con nhìn xem cái mỏ của chúng có đáng yêu không nào !.Chúng dùng cái mỏ của mình để kiếm mồi và ăn thức ăn Đố các con biết thức ăn chủ yếu của chúng là gì ( gạo ,ngô,thóc )

-Mình chim có gì hả các con có hai đôi cánh đúng không Hai đôi cánh của chúng rất to và khỏe để khi chúng vỗ cánh bay xa tít

-Dưới chúng có gì cô chỉ cho trẻ Ah đó là hai đôi chân rất chắc khỏe để chúng tha hồ chạy nhảy.Chim bồ câu đẻ gì ( đẻ trứng )và loài động vật gia

gì ( gia cầm )

Nhà bạn nào nuôi chim cần chăm sóc chúng và làm cho chuồng thoáng mát sạch sẽ ấm áp về mùa đông nhé !

-Giáo dục : Trẻ yêu quý chim và bảo vệ không ném đá bắn phá nghịch chim

* Hoạt động 2 : Thi xem ai nhanh

Trên bảng của cô có bức tranh chim bồ câu Nhiệm vụ của các con nhanh tay

dơ cao khi cô chỉ bộ phận chim bồ câu Cô bao quát nhận xét tuyên dương tr*

Hoạt động 3: Tìm nhà.

Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn trong lớp 1 lô tô in hình con chim hay con thỏ, con mèo,con cá Trên 4 góc tường cô có dán hình củ cà rốt; thóc; con chuột; cây cỏ nhỏ và các sinh vật nhỏ trong nước trẻ đi vòng tròn quanh

Trang 9

lớp, vừa đi vừa hát, khi cô có hiệu lệnh “ Tìm nhà” thì bạn có lô tô con gì phải về đúng nhà là thức ăn yêu thích của loài đó

3: Kết thúc:

- Nhận xét tuyên duong trẻ

- Trẻ hát cá vàng bơi

………

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCĐ: GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

TCVĐ:THỎ VÀ CÁO TCTD: CHƠI THEO Ý THÍCH

………

HOẠT ĐỘNG CHIỀU BIẾT ỨNG XỬ KHI ĐI LẠC ,ĐỨNG YÊN KHÓC TO ,KHÔNG ĐI

THEO BẤT CỨ NGƯỜI LẠ NÀO TRẺ CHƠI TỰ DO Ở CÁC GÓC

Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2017

TRÒ CHUYỆN SÁNG Biết tên đặc điểm, điều kiện sống, tác hại môi trường sống ích lợi so sánh tốc độ phát triển : VD: Sự nảy mầm của hạt đậu ,để trong bóng

tối và ngoài sáng

………

HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁN

ĐO DÀI NGẮN 3 ĐỐI TƯỢNG I/ Mục đích yêu cấu

- Củng cố kỹ năng so sánh độ dài của 2 đối tượng

- Trẻ biết so sánh sắp xếp độ dài ngắn của 3 đối tượng và diễn đạt được mối quan hệ : Dài nhất ,ngắn hơn, dài hơn, ngắn nhất , biết liên hệ thực tế ở xung quanh lớp về các đồ dùng đồ chơi và so sánh chiều dài 3 ĐT

- Luyện kỹ năng quan sát ,so sánh sắp xếp thứ tự chiều dài 3 đối tượng

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, tập trung trong giờ học, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi của bạn

II CHUẨN BỊ

- Vật mẫu: 3 cây bút chì có độ dài khác nhau, 2 bảng giấy có độ dài khác nhau

- Mỗi trẻ có 3 băng giấy có độ dài khác nhau

- Rổ đựng học cụ

- 3 tranh vẽ cho 3 đội

III TIẾN HÀNH

*Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú:

Cho cháu chơi trò chơi:" Bắp cải xanh "

- Trò chuyện về trò chơi

- Cô đưa ra hai băng giấy màu cam và màu xanh:

- Cô có gì đây?

- Băng giấy này là những màu gì?

Trang 10

* Hoạt động 2: Ôn đo chiều dài 2 đối tượng

- Cô làm động tác chồng hai băng giấy lên nhau và chỉ cho cháu thấy một đầu bằng nhau và một đầu dư ra rồi chỉ cho trẻ xem đầu dư ra

- Hai băng giấy này có bằng nhau không các con ?

- Vì sao con biết không dài bằng nhau ?

- Băng giấy màu cam dài hơn băng giấy màu xanh vì cô đặt 2 băng giấy chồng lên nhau thì băng giấy màu cam dôi ra một đoạn so với băng giấy màu xanh

* Hoạt động 3: ĐO độ dài ngắn của 3 đối tượng

- Cô gắn bảng mẫu có 3 cây bút chì có chiều dài khác nhau

- Các con nhìn lên bảng xem cô có 3 cây bút chì có màu gì đây?

- Bút chì nào dài nhất, bút chì nào ngắn nhất ?

- Bút chì màu vàng như thế nào so với bút chì màu đỏ?

- Cô làm động tác so sánh và hỏi trẻ

- Vì sao con biết bút chì màu vàng ngắn hơn bút chì màu đỏ ?

- Bút chì màu vàng như thế nào so với bút chì màu xanh?

- Vì sao con biết bút chì màu vàng dài hơn bút chì màu xanh?

- Cô làm động tác so sánh cả 3 cây bút chì: bút chì đỏ dài nhất, bút màu vàng ngắn hơn, bút chì màu xanh ngắn nhất và ngược lại

- Cô mời một số bạn đứng dậy nhận xét độ dài ngắn của 3 bút chì

- Cô nhận xét, khen trẻ

* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “Dơ nhanh đọc đúng”

- Cô phát cho mỗi trẻ 3 bắng giấy với 3 màu sắc và độ dài khác nhau

- Cho trẻ lấy băng giấy theo yêu cầu của cô

- Lấy băng giấy ngắn nhất

- Lấy băng giấy dài nhất

- Lấy băng giấy ngắn hơn/dài hơn

- Cho trẻ sắp xếp các băng giấy từ ngắn đến dài và nêu nhận xét

+ TC2: “Bé tập làm hoạ sỹ”

- Chia trẻ thánh 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát cho một bức tranh cô vẽ sẵn 2 cây, yêu cầu từng tổ vẽ thêm 1 cây nữa để có cây ngắn nhất ngắn hơn dài nhất và tô màu hoàn thiện bức tranh thành 1 khu vườn mùa xuân

- Cô bao quát, nhận xét, khen trẻ

3/

Kết thúc : Trẻ vui hát “Em yêu cây xanh” và ra sân chơi.

………

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCĐ: SỬ DỤNG LỜI NÓI ĐỂ TRAO ĐỔI VÀ CHỈ DẪN BẠN

TRONG HOẠT ĐỘNG (CS69) TCVĐ: CÁO VÀ THỎ TRÒ CHƠI CHƠI TỰ DO

……….

HOẠT ĐỘNG CHIỀU TRẺ TỰ KHÁM PHÁ ,BẮT CHƯỚC ÂM THANH DÁNG ĐIỆU

TRẺ CHƠI TỰ DO MỞ CÁC GÓC

Ngày đăng: 19/11/2021, 18:40

w