Người phu quét đường được so sánh với những người nghệ sĩ ấy là ở thái độ trong lao động và kết quả thực hiện công việc của mình để khẳng định: Trong bất kì công việc gì, một người dù lĩ[r]
Trang 1PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CÁC MÔN
KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2017 - 2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng Dẫn Chấm gồm 0 trang)
A YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của giáo viên, tránh đếm ý cho điểm Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo
- Các đồng chí giáo viên có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm
B YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 Đổi mới kiểm tra đánh giá trong nhà trường là một nhiệm vụ để
thực hiện đổi mới giáo dục Đồng chí hãy cho biết bản thân đồng
chí đã có những giải pháp nào để đổi mới kiểm tra, đánh giá ở đơn
vị đồng chí (Lưu ý: Không ghi tên đơn vị, tên giáo viên trong bài
làm).
4.0điể m
Giáo viên nêu lên được những giải pháp sau:
+ Đổi mới kiểm tra:
Xây dựng ma trận đề, các câu hỏi đảm bảo các mức độ (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao) Căn cứ vào mức độ phát triển
năng lực của học sinh xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ
yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với
đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu
vận dụng, vận dụng cao
Kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài
kiểm tra; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất
nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày
tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung
cho thư viện câu hỏi của trường
Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang mạng
“Trường học kết nối” Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên
trang mạng “Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học
tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
+ Đánh giá:
- Đánh giá thời điểm (qua các bài kiểm tra định kỳ, thường xuyên)
0,5
0,5 0,5
0,5
Trang 2với đánh giá cả quá trình; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận
xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng
đồng
- Đánh giá HS qua hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập,
vở học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên
cứu khoa học, kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết
trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…)
- Khi chấm bài kiểm tra, phải có phần nhận xét về kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn, sửa sai và động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS
Hướng dẫn HS đánh giá sự tiến bộ của nhau và biết tự đánh giá năng lực
của mình
0,5
0,5
1,0
Câu 2 “Nếu một người được gọi là phu quét đường, hãy quét những
con đường như Mi-ken-lăng-giơ vẽ tranh, hãy quét những con đường
như Bet-tô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như
Sếch-xpia đã làm thơ Người phu quét đường cần phải quét những con đường
sạch tới độ các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian
phải dừng lại và nói rằng: “Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm
thật tốt công việc quét đường của mình”
(Mục sư Martin Luther King) Đồng chí hiểu như thế nào về ý kiến trên?
6.0điể m
1 Yêu cầu về kĩ năng:
Các đồng chí Giáo viên triển khai được kiểu bài nghị luận xã hội, lí lẽ rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng hợp lí Bài viết đảm bảo
kết cấu 3 phần: Mở - Thân – Kết
2 Yêu cầu về kiến thức: Các đồng chí Giáo viên có thể tự do bày tỏ
quan điểm của cá nhân song cần đưa ra được những lí lẽ thuyết phục
Sau đây là một vài gợi ý:
2 2 Thân bài:
a Giải thích:
- “Nếu một người gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ vẽ tranh, hãy quét những con đường như
Bet-tô-ven soạn nhạc, và hãy quét đường như Sếch-xpia đã làm thơ” ->
Câu nói không có ý nghĩa thực so sánh người phu quét đường với
Mi-ken-lăng-giơ, Bet-to-ven, Sếch-xpia Người phu quét đường được so
sánh với những người nghệ sĩ ấy là ở thái độ trong lao động và kết quả
thực hiện công việc của mình để khẳng định: Trong bất kì công việc gì,
một người dù lĩnh nhận bất kể việc nào cũng phải tận tình, say mê, yêu
quý công việc mình đang thực hiện và hiểu được ý nghĩa của công việc
đó đối với xã hội
- “Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới
độ các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian phải dừng
lại và nói rằng: “Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt
0,25
0,25
Trang 3công việc quét đường của mình” Câu nói khẳng đinh: Nếu người phu
quét đường thực hiện công việc của mình với lòng yêu nghề, với hiệu
quả công việc tốt, có đóng góp cho xã hội thì dù là một người lao động
rất nhỏ bé với công việc giản dị, thầm lặng của mình cũng xứng đáng là
người vĩ đại, xứng đáng được mọi người tôn trọng, ngợi ca
=> Ý nghĩa khái quát của câu nói: Mỗi con người dù là ai, dù làm
bất kì công việc nào cũng đều phải hoàn thành tốt công việc của mình
bằng lòng nhiệt huyết, sự say mê cống hiến Khi mỗi con người đã làm
thật tốt công việc của mình họ đều xứng đáng là những con người vĩ đại,
đáng được tôn trọng ngợi ca
0,5
b Bàn luận: Ý kiến bất ngờ, đầy thú vị: So sánh người phu quét
đường -người lao động bình dị với những người nghệ sĩ vĩ đại
- “Nếu một người gọi là phu quét đường, hãy quét những con
đường như Mi-ken-lăng-giơ vẽ tranh, hãy quét những con đường như
Bet-tô-ven soạn nhạc, và hãy quét những con đường như Sếch-xpia đã
làm thơ”: Mỗi con người dù là ai, dù làm bất kì công việc nào cũng đều
phải hoàn thành tốt công việc của mình bằng lòng nhiệt huyết, sự say mê
cống hiến Bởi lẽ:
+ Chỉ khi say mê, hết mình cống hiến người lao động mới dồn
tâm huyết cho công việc của mình và tìm thấy tình yêu, hạnh phúc và ý
nghĩa cuộc đời trong mỗi công việc mình làm dù là công việc nhỏ bé
+ Say mê, tâm huyết là một trong những động lực cơ bản để người
lao động hoàn thành tốt nhất công việc của mình thậm chí nhận thức mỗi
việc mình làm là một hành động sáng tạo để nỗ lực hoàn thành trách
nhiệm, cống hiến, làm đẹp cho đời
+ Khi người lao động thiếu say mê, tâm huyết, không có ý thức
trách nhiệm thì dù làm bất kể công việc gì cũng thờ ơ, vô trách nhiệm
điều ấy không những đem lại bất hạnh cho bản thân anh – không tìm
thấy niềm vui trong lao động hơn thế còn gây tác hại đối với xã hội Cần
lên án những con người như thế
- Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới
độ các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian phải dừng
lại và nói rằng: “Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt
công việc quét đường của mình”
+ Bản thân con người dù ở cương vị nào nhỏ bé hay lớn lao cũng
là con người theo đúng nghĩa thiêng liêng vẫn luôn đáng trân trọng
+ Hơn thế nữa, càng đáng ngợi ca, tôn trọng hơn nếu người lao
động bình thường với những công việc nhỏ bé nhưng cống hiến hết mình
và có được những đóng góp nhất định thậm chí tốt nhất cho xã hội, làm
đẹp cho cuộc đời Họ cũng vĩ đại như những người nghệ sĩ lớn Không
có nghề gì là hèn mọn, chỉ có những kẻ lười biếng là đáng xấu hổ
+ Nếu không tận tâm trách nhiệm trong công việc anh không tạo
được điều gì có ích cho đời dĩ nhiên là sẽ trở thành người sống cuộc đời
thừa, vô nghĩa, cần phê phán
Lưu ý: Học sinh sử dụng các dẫn chứng để chứng minh: nêu
những chân dung người lao động bình thường trong đời sống với những
công việc thầm lặng đang làm việc tận tâm, nhiệt huyết, say mê và trách
0,5
0,5
0,5
0,5 0,5
0,5
Trang 4nhiệm để đóng góp cho xã hội Có thể lấy thêm một vài ví dụ trong văn
học để làm cho bài viết phong phú Ví dụ câu chuyện về anh thanh niên
trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chị lao công
trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu
c Rút ra bài học, liên hệ bản thân:
- Ý kiến hợp lí, thể hiện một tư tưởng nhân văn tiến bộ tôn vinh,
ngợi ca con người: Bất kì ai, bất kì công việc nào trong cuộc sống đều
đáng trân trọng nếu đó là những lao động góp sức mình đóng góp cho
cuộc sống, làm đẹp cuộc đời Ý kiến của mục sư Lu-thơ Kinh khiến mọi
người có quan niệm và thái độ đúng đắn về con người và có thái độ làm
việc tích cực trong cuộc sống
- Liên hệ bản thân
1,0
Câu 3 Chế Lan Viên viết:
"Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa, cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá,
Nó không là anh, nhưng nó là mùa"
(Sổ tay thơ)
Còn Mai-a-cốp-xki cho rằng:
“Làm thơ là cân một phần nghìn mi-li-gam quặng chữ”
Hai quan niệm về việc làm thơ này liệu có trái ngược nhau không?
Bằng việc phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), đồng chí hãy
làm sáng tỏ vấn đề trên
10 điểm
1 Yêu cầu chung: Các đồng chí Giáo viên hiểu đúng đắn vấn đề, nắm
được cách làm bài văn nghị luận văn học, bài viết nêu được ý kiến riêng,
có sức thuyết phục
2 Yêu cầu cụ thể: Các đồng chí Giáo viên có thể trình bày theo nhiều
cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
2 2 Thân bài:
a, Giải thích:
* Quan niệm của Chế Lan Viên:
- Thơ bắt nguồn từ hiện thực:
+ Chất thơ vốn có trong hiện thực: không có mùa thu đẹp đẽ của cuộc đời, không thể có mùa thu của thi ca Theo đó, hiện thực tự bản
thân nó đã là “một nửa” của thơ (“một nửa” và “mùa thu” phải hiểu linh
hoạt theo cả nghĩa đen và nghĩa chuyển lâm thời)
+ Thơ phải bắt nguồn từ cuộc đời, phải hướng tới cuộc đời
- Vai trò của người nghệ sĩ: “một nửa” bài thơ còn lại vẫn phụ thuộc vào người nghệ sĩ
+ Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời, phải làm giàu chất hiện thực cho thơ,
+ Bài thơ vẫn được làm bằng tâm hồn, cá tính sáng tạo và tài năng của nhà thơ
1,0
Trang 5* Quan niệm của Mai-a-cốp-xki:
- Quá trình lao động sáng tạo thực sự của người nghệ sĩ: để có
được một bài thơ với những câu từ hấp dẫn, người nghệ sĩ phải lựa chọn
những từ ngữ tinh túy nhất trong vốn ngôn ngữ chung của cộng đồng
- Hệ quả: ngôn ngữ thơ nói riêng và ngôn từ nghệ thuật nói chung
vừa chính xác, tinh tế, hàm xúc, đa nghĩa vừa giàu sức tạo hình và biểu
cảm
b Bàn luận:
- Hai quan niệm trên không hề mâu thuẫn: đều hướng tới lao động
nghệ thuật và khẳng định tài năng độc đáo của người nghệ sĩ
+ Chế Lan Viên đề cao sự tác động của của hiện thực và mối quan
hệ giữa nhà thơ, thơ ca với cuộc đời Vẻ đẹp của bài thơ bắt nguồn từ
cuộc sống và khả năng quan sát nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ
+ Mai-a-cốp-xki đề cao lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ Vẻ
đẹp và giá trị của bài thơ đến từ những ngôn từ tinh luyện của tác giả
- Kết quả của hai quá trình này sẽ đem đến cho độc giả những vần
thơ, những tác phẩm nghệ thuật đích thực
1,0
c Phân tích; Chứng minh:
* “Đoàn thuyền đánh cá” phản ánh thực tại đời sống: Năm 1958, khi đất
nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền
Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới, Huy Cận có
chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh Từ chuyến đi thực tế
này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm
hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống
mới.
* Hiện thực là cảnh hoàng hôn trên biển và khúc hát ra khơi của đoàn
thuyền đánh cá (hai khổ đầu)
- Nhà thơ mở ra trước mắt người đọc cảnh biển đẹp, kì vĩ, tráng lệ, mênh
mang, không gian bao la, mặt trời đang từ từ xuống biển đỏ như quả cầu
lửa khổng lồ Sóng đan trên mặt nước lung linh ánh vàng như cài then,
sập cửa khép lại nửa chu kì nhật nguyệt Cảnh biển trước hoàng hôn
không nặng nề, tăm tối mà mang vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên tạo vật
trong quy luật vận động của nó Tác giả miêu tả với cảm hứng vũ trụ, nếu
trước Cách Mạng, Vũ trụ ca còn mênh mang trời nước một nỗi buồn ảo
não bơ vơ thì giờ đây niềm vui tràn ngập ấm áp giao thoa trong cảnh và
người
- Nổi bật lên bức tranh thiên nhiên kì vĩ ấy là hình ảnh đoàn thuyền đánh
cá căng buồm lướt sóng ra khơi Tâm trạng náo nức của người lao động
hòa trong khúc hát lên đường đầy khí thế, nhiệt tình và khẩn trương Họ
hát cho buồm căng gió, cho cá bạc đầy khoang, cho cá thu như đoàn thoi
đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
* Hiện thực còn là cảnh biển đêm trăng và cảnh đánh bắt cá của đoàn
thuyền (4 khổ tiếp)
- Khi sóng đã cài then, đêm sập cửa thì hình ảnh vũ trụ lại chuyển sang
một cảnh khác – cảnh biển đêm trăng Không gian bao la lại tạo ra bức
tranh trời nước với những ngôi sao lấp lánh, trăng chan hòa sắc vàng
không gian, mây cao, gió lộng buồm căng thấm đẫm ánh trăng Biển đẹp
5,0
Trang 6và sống động: "Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long", "gõ thuyền đã có nhịp trăng cao".
- Sự giao thoa hai nguồn cảm hứng ở 4 khổ thơ này rất rõ, cảm hứng lãng mạn cách mạng và cảm hứng vũ trụ đã tạo ra cảnh bắt cá của đoàn
thuyền dưới đêm trăng tuyệt đẹp, hùng tráng, mơ mộng: "Thuyền ta lướt gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng" Thật bay bổng,
lãng mạn, con thuyền nhỏ nhoi trước vũ trụ bao la trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, lướt giữa gió, mây, trăng sao và cánh buồm thấm đẫm ánh trăng
- Hình ảnh con người càng khỏe khoắn, lồng lộng giữa biển khơi, ra thăm dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng vừa làm vừa hát khiến công việc đánh bắt cá trên biển vốn đầy nặng nhọc, gian khổ, nguy hiểm thành bài ca lao động hào hứng, vui tươi
- Hình ảnh con người lao động là trung tâm của bức tranh được nhà thơ khắc họa bằng nét bút giàu chất tạo hình Thân hình chắc khỏe, gân guốc,
cơ bắp cuồn cuộn, kéo lên những mẻ lưới trĩu nặng cá bạc, vàng Trăng soi, chiếu xuống mặt biển, sóng xô bóng trăng gõ vào mạn thuyền, tạo nên nhịp sóng lấp lánh ánh trăng như xua cá vào lưới Thiên nhiên – con người giao hòa, tạo nên bức tranh đánh bắt cá trên biển đêm trăng vừa hùng tráng vừa thơ mộng
* Hiện thực còn là cảnh biển bình minh và đoàn thuyền đánh cá trở về trong chiến thắng (khổ cuối)
- Cảnh bình minh lên, mặt trời đội biển xòe những ngón tay hồng xua đi màn đêm còn xót lại Biển trời bao la, sự vận động của thiên nhiên trên biển thật kì vĩ, mát mẻ, trong trẻo, tinh khôi, khoáng đãng Gió khơi lồng lộng đưa đoàn thuyền trở về trong niềm vui chiến thắng cá đầy khoang, khép lại một chu trình lao động vất vả trên biển đêm Con người lúc ra đi đẹp hào hùng đầy hứng khởi thì lúc trở về vẫn trong niềm vui chiến
thắng ấy Ánh dương đã tô điểm cho thành quả của họ thêm rực rỡ: ''Mắt
cá huy hoàng muôn dặm khơi''.
- Sự giao thoa giữa hai nguồn cảm hứng: vũ trụ và cảm hứng cách mạng – ca ngợi người lao động đã tạo cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ, độc đáo, thực mà mộng, biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên
- Đây cũng là niềm vui của nhà thơ trước cuộc sống mới, con người lao động mới Tâm hồn Huy Cận không còn ảo não, bơ vơ trong cái tôi lẻ loi trước vũ trụ mà đã thực sự hòa vào cái ta chung của đất nước, con người
Có thể nói đây là bài thơ hay nhất của Huy Cận trong thời kì đó.
* Nhưng để phản ánh thực tại cũng rất cần đến quá trình lao động sáng tạo thực sự của người nghệ sĩ, bài thơ vẫn được làm bằng tâm hồn, cá tính sáng tạo và tài năng của nhà thơ Đó chính là nghệ thuật tạo nên bài thơ:
- Thể thơ: bảy chữ, bố cục ba phần hợp lí, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…
- Có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng
Trang 7tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng lạc
quan…
- Kết hợp hai nguồn cảm hứng, bút pháp lãng mạn, kết cấu đầu cuối
tương ứng…
d Đánh giá, mở rộng, nâng cao:
- Thơ phải bắt rễ từ cuộc đời, phải hướng tới cuộc đời nên đòi hỏi người
nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời, phải làm giàu chất hiện thực cho thơ
- Nhưng bài thơ vẫn được làm bằng tâm hồn, cá tính sáng tạo và tài năng
của nhà thơ để có được một bài thơ với những câu từ hấp dẫn, người
nghệ sĩ phải lựa chọn những từ ngữ tinh túy nhất trong vốn ngôn ngữ
chung của cộng đồng Đó là trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của người
cầm bút…
1,0
2.3 Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định và đánh giá bài thơ
- Nêu ý nghĩa của nhận định đối với người sáng tác
1
- Điểm các phần, các câu không làm tròn Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu thành phần.