Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn kỳ thi giáo viên dạy giỏi huyện cấp THcs năm học 2009-2010 Đề chính thức Môn: Địa Lý (Thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 13/08/2009 Câu 1 (4 điểm) a) Đồng chí hãy cho biết việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy có những nguyên tắc nào? (2 điểm) b) Khi hớng dẫn học sinh sử dụng bản đồ cần rèn luyện cho học sinh những kỹ năng gì? (2 điểm) Câu 2 (4 điểm) Cho biểu đồ, đồng chí hãy: a) Nêu tên của Biểu đồ. (1.5 điểm) b) Nhận xét và giải thích nội dung của biểu đồ. (2.5 điểm) Câu 3 (6 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích, dân số thế giới và các châu lục trong các năm 1995 và 2004 Châu lục Diện tích (triệu km 2 ) Dân số (triệu ngời) năm 1995 năm 2004 Toàn TG 135.6 5716 6396 Châu á 44.3 3458 3875 Châu Âu 10.5 727 728 Châu Mỹ 42.0 775 876 Châu Phi 30.3 728 884 Châu Đại Dơng 8.5 28.5 33 a) Tính mật độ dân số toàn thế giới và từng châu lục vào các năm 1995 và 2004. (1.5 điểm) B N b) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1995 và 2004. (3,0 điểm) c) Nhận xét và giải thích sự gia tăng, cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục vào các năm 1995 và 2004. (1,5 điểm) Câu 4 (6 điểm) Hãy so sánh thế mạnh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Hết (Lu ý: Giáo viên dự thi đợc sử dụng SGK Địa lý 9) Họ và tên giáo viên dự thi: SBD Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn Hớng Dẫn chấm bài thi giáo viên dạy giỏi môn địa lý cấp THCS năm học 2009-2010 Câu 1 (4 điểm) a) Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học: - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức các loại bài học, phơng pháp chủ đạo để lựa chọn thiết bị dạy học phù hợp. - Phải xác định rõ mục đích sử dụng. - GV phải xem xét, làm thử thành thạo các thao tác với TBDH trớc khi lên lớp tránh lúng túng, mất thời gian trên lớp. - Đảm bảo cho tất cả học sinh đều đợc quan sát, làm việc với các phơng tiện học tập. - Không lạm dụng TBDH gây quá tải, lối mòn gây mất hứng thú ở học sinh. b) Các kỹ năng bản đồ cần hình thành ở học sinh gồm: - Kỹ năng chỉ bản đồ, đọc đối tợng địa lí trên bản đồ. - Kỹ năng xác định phơng hớng trên bản đồ. - Kỹ năng xác định tọa độ địa lý. - Kỹ năng đo tính khoảng cách trên bản đồ. - Kỹ năng mô tả bản đồ. - Kỹ năng phát hiện mối quan hệ địa lý. 2,0 2,0 Câu 2 (4 điểm) a) Tên biểu đồ: Biểu đồ phân bố lợng ma trên Trái Đất theo vĩ độ. b) Nhận xét và giải thích: - Lợng ma phân bố không đều từ Xích đạo về hai cực. - Ma nhiều ở Xích đạo và vùng ôn đới vì đó là những nơi có khí áp thấp. ở các khu áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ở trên cao, ngng tụ lại gây ma. - Ma ít ở chí tuyến và cực vì ở đó là những khu áp cao, không khí giáng xuống, không khí ẩm không bốc lên đợc nên ma ít hoặc không có ma. - Vùng ôn đới Nam bán cầu ma nhiều hơn ôn đới bắc bán cầu do tỷ lệ đại d- ơng ở NBC nhiều hơn BBC. - Vùng cực Bắc lợng ma nhiều hơn cực Nam do Bắc cực là Đại dơng (Bắc Băng Dơng) còn nam cực là vùng lục địa (Châu Nam cực). 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (6 điểm) a) Tính mật độ dân số trung bình (ngời/km 2 ): Năm 1995 Năm 2004 Toàn TG 42 47 Châu á 78 87 Châu Âu 69 69 Châu Mỹ 18 21 Châu Phi 24 29 Châu Đại Dơng 3 4 1,5 b) Tính tỷ lệ % dân số của mỗi châu lục so với dân số toàn thế giới. Năm 1995 Năm 2004 Toàn TG 100% 100% Châu á 32.7% 60.6% Châu Âu 7.7% 11.4% Châu Mỹ 31.0% 13.7% Châu Phi 22.3% 13.8% Châu Đại Dơng 6.3% 0.5% Vẽ 02 biểu đồ tròn cho 2 năm (biểu đồ năm 2004 có đờng kính lớn hơn năm 1995) có đầu đủ các thành phần của biểu đồ, vẽ đẹp, chính xác. c) Nhận xét - Dân số các châu lục và toàn thế giới đều tăng (trừ châu Âu). - Nguyên nhân chủ yếu do gia tăng tự nhiên (sinh cao hơn tử) - Mật độ DS châu á cao nhất và tăng mạnh nhất do có điều kiện TN thuận lợi, phát triển nền NN cần nhiều lao động và do lịch sử lâu đời. - Mật độ dân số châu Mỹ thấp và tăng khá nhanh do có điều kiện t nhiên thuận lợi nhng là vùng có lịch sử nhập c muộn. - Mật độ dân số châu Phi thấp và tăng nhanh do điều kiện TN không thuận lợi, điều kiện KT - XH thấp kém, mức gia tăng dân số cao. - Mật độ dân số châu Đại dơng thấp và DS tăng chậm do điều kiện TN không thuận lợi, đợc khai thác muộn. - Mật độ dân số châu âu cao và không tăng mạnh do điều kiện tự nhiên thuận lợi, KT phát triển theo hớng CN và DV - Dân số đang già đi. (dẫn chứng số liệu) 3,0 1,5 Câu 4 (6 điểm) * Khái quát chung: * Về vị trí địa lý: - Giống nhau giữa hai vùng: Cùng là vùng núi, tiếp giáp hai nớc láng giềng, cùng tiếp giáp với hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nớc > thuận lợi cho việc giao lu trao đổi hàng hóa - Khác nhau: Miền núi trung du Bắc Bộ giáp TQ, giáp biển > thuận lợi cho việc giao lu trao đổi HH hơn Tây nguyên. * Về điều kiện Tự nhiên: - Giống nhau: cùng là vùng núi, cao nguyên cao đi lại khó khăn nhng có tiềm năng thủy điện dồi dào, có khả năng trong việc phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây CN xuất khẩu có giá trị; có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. - Khác nhau: + Miền núi trung du Bắc Bộ: có tiềm năng lớn về khoáng sản (đa dạng, dồi dào) đang đợc khai thác mạnh mẽ; có khí hậu lạnh nên có thể trồng và XK các cây CN cận nhiệt, dợc liệu, rau quả ôn đới. Tuy nhiên địa hình chia cắt mạnh, rừng bị phá nhiều, thời tiết thất thờng nên gây nhiều khó khăn cho đời sống và sx (lũ quét, xói mòn, sạt lở đất ). + Tây nguyên: Đất đai màu mỡ hơn (đất đỏ badan), địa thế bằng phẳng thuận lợi trồng cây CN với quy mô lớn; diện tích rừng TN lớn > khả năng phát triển Lâm nghiệp tốt; Khoáng sản chỉ có Bô xít là đáng kể nhng trữ lợng tới hơn 3 tỷ tấn > khai thác và luyện kim màu trong tơng lai. Tuy nhiên khí hậu có 1 mùa khô sâu sắc gây thiếu nớc. 0,5 2.5 3.0 . Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn kỳ thi giáo viên dạy giỏi huyện cấp THcs năm học 200 9- 2010 Đề chính thức Môn: Địa Lý (Thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 13/08 /2009 Câu. (Lu ý: Giáo viên dự thi đợc sử dụng SGK Địa lý 9) Họ và tên giáo viên dự thi: SBD Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn Hớng Dẫn chấm bài thi giáo viên dạy giỏi môn địa lý cấp THCS năm học 200 9- 2010 Câu. dụng thi t bị dạy học: - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức các loại bài học, phơng pháp chủ đạo để lựa chọn thi t bị dạy học phù hợp. - Phải xác định rõ mục đích sử dụng. -