I. Tính cấp thiết, phạm vi nghiên cứu đề tài Trong sự phát triển nền kinh tế thị trường, tài sản của thành viên trong xã hội cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị của nó. Các tranh chấp dân sự về tài sản cũng vì đó mà tăng theo. Đặc biệt vấn đề phân chia di sản càng đặc thù hơn trong tranh chấp tài sản. Với bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ về vấn đề phân chia di sản nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, sự công bằng pháp lí trong quan hệ dân sự. Phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật là hai hình thức phân chia đặc trưng cho hai loại thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Phân chia di sản dù ở hình thức nào cũng là yếu tố pháp lí hết sức quan trọng. Phân chi di sản là yếu tố vô cùng phức tạp và có thể xảy ra rất nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề phân chia di sản, em sẽ nghiên cứu về đề tài phân chia di sản theo di chúc. II. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế di sản xuất hiện nhiều trong tạp chí như: tạp chí Khoa học pháp lí của Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ tư pháp, tạp chí Toà án Nhân dân. Ngoài ra còn có những bài luận văn cao học và các bài luận án tiến sĩ cũng lấy đề tài này để nghiên cứu. - Các luận án tiến sĩ: o Phạm Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền của người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực về di chúc. o Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lí luận và thực tiễn”. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lí luận về di sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán, phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản thừa kế. - Luận văn cao học: o Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam”. Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề như: khái niệm người thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp luật. III. Mục đích nghiên cứu Xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản thừa kế là hai mặt của một vấn đề, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà thực tiễn cũng rất quan trọng. Phân chia di sản là một bước không thể thiếu trong thừa kế di sản, nếu không phân chia di sản một cách hợp lí sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỹ sau này trong quan hệ dân sự. Chính vì thế phân chia di sản theo di chúc cũng là một trong hai hình thức phân chia mà được nhà nước quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy pháp luật Việt Nam chúng ta có quy định về phân chia di sản theo di chúc, nhưng phương pháp, cách thức phân chia di sản này cần phải được làm rõ hơn vì tính chất pháp lí của nó là vô cùng phức tạp. Chính các trường hợp khác nhau của phân chia di sản theo di chúc thay đổi trong cuộc sống là vấn đề bất cập mà Bộ luật dân sự nước ta hiện nay vẫn chưa giải quyết được. Nên việc nghiên cứu đề tài này nhằm muốn hoàn thiện hơn về pháp luật nước nhà, đồng thời giúp mỗi chúng ta có thể hiểu rõ và sâu hơn quy định của pháp luật về cách phân chia di sản theo di chúc để nhận thức được quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản.