đề tài bình luận và nêu kiến nghị hoàn thiện quy định về cầm giữ tài sản trong bộ luật dân sự năm 2015

12 103 0
 đề tài bình luận và nêu kiến nghị hoàn thiện quy định về cầm giữ tài sản trong bộ luật dân sự năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... nghĩa quy định BLDS 2015, nhà làm luật trao cho bên có quy? ??n quy? ??n quan trọng nắm giữ tài sản để yêu cầu thực quy? ??n 2.5 Quy? ??n nghĩa vụ bên cầm giữ: 2.5.1 Quy? ??n bên cầm giữ: Các quy? ??n bên cầm giữ quy. .. giữ tài sản Cầm giữ tài sản quy định BLDS 2015 từ Điều 346 đến Điều 350 II.1Khái niệm cầm giữ tài sản: Theo quy định Điều 346 BLDS 2015 “Cầm giữ tài sản việc bên có quy? ??n (sau gọi bên cầm giữ)... dung quy định BLDS 2005, hiệu lực đối kháng với người thứ ba khái niệm quy định BLDS 2015 nộ dung, chất vấn đề quy định khoản Điều 323 BLDS 2005: “Trường hợp giao dịch bảo đảm đăng ký theo quy

Ngày đăng: 19/11/2021, 10:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  • I. Khái quát chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và biện pháp cầm giữa tài sản trong BLDS 2015.

    • II. Các quy định định trong BLDS 2015 về biện pháp cầm giữ tài sản

    • Cầm giữ tài sản được quy định trong BLDS 2015 từ Điều 346 đến Điều 350.

    • II.1 Khái niệm cầm giữ tài sản:

    • Theo quy định tại Điều 346 BLDS 2015 “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã có sự thay đổi về cách dùng từ khi quy định về khái niệm cầm giữa tài sản. Điều 346 đã dùng các từ “nắm giữ” và “chiếm giữ” thay cho “chiếm hữu”, “cầm giữ” như trong BLDS 2005. “Chiếm giữ” và “nắm giữ” là hai khái niệm mới được đề cập trong BLDS 2015. “Nắm giữ tài sản” là việc trực tiếp giữ và kiểm soát tài sản của người khác theo thỏa thuận, còn “chiếm giữ tài sản” là việc trực tiếp giữ và kiểm soát tài sản của người khác không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu tài sản nhưng pháp luật cho phép.

    • Việc sử dụng cụm từ “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” thế cho “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận” đã mở rộng phạm vi áp dụng cho cả trường hợp “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định.

    • II.2 Đối tượng của biện pháp cầm giữ:

    • Với định nghĩa được quy định tại Điều 346 BLDS 2015, ta có thể thấy đối tượng áp dụng của biện pháp cầm giữ này khá rộng, gồm mọi loại tài sản (đối tượng được cầm giữ) như trong quy định Điều 105 BLDS 2015. Các loại tài sản được liệt kê trong Điều đó đều có thể trở thành tài sảm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản cầm giữ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 295 BLDS về tài sản bảo đảm:

    • - Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

    • - Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

    • - Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

    • - Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

    • Như vậy, tài sản cầm giữ theo quy định của BLDS 2015 là động sản hiện có, có giá trị lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩ vụ được bảo đảm, thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa vụ hoặc của chủ thể khác và là đối tượng của hợp đồng song vụ

    • II.3 Phạm vi áp dụng của cầm giữ tài sản:

    • Định nghĩa tại Điều 346 BLDS 2015 cho chúng ta thấy một giới hạn gần như khá rộng cho việc áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản, đó là áp dụng kèm với tất cả các hợp đồng song vụ, như là hợp đồng mua bán, trao đổi tài sản, gửi giữ tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ….

    • Nhưng liệu rằng tất cả các hợp đồng song vụ nêu trên đều có thể áp dụng biện pháp cầm giữ không? Xét về mặt pháp lý theo quy định trong Điều 346, điều đó là đúng. Vậy trong trường hợp đối tượng hợp đồng song vụ không phải tài sản mà là công việc phải thực hiện thì thế nào? Ví dụ, đối hợp đồng dịch vụ “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ” Trong hợp đồng song vụ này, ta có thể thấy bên có quyền không có gì để cầm giữ.

    • So sánh với BLDS Pháp, các điều 1612, 1653, 1749, 1948, 2280 đã quy định cụ thể những loại hợp đồng song vụ có thể áp dụng biện pháp cầm giữ, bao gồm hợp đồng gửi giữ tài sản, mua bán tài sản, cho thuê tài sản và cả trường hợp giữa hai bên không tồn tại hợp đồng. Cầm giữ tài sản có bản chất là biện pháp bảo đảm hình thành từ việc nắm giữ để gây sức ép đối với bên có nghĩa vụ, đây là biện pháp bảo đảm khá hữu hiệu vì nó không những có giá trị đối với bên có nghĩa vụ mà còn phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 (theo quy định tại khoản 2 Điều 347 BLDs 2015). Biện pháp bảo đảm này xác lập không cần sự thoả thuận của các bên mà chỉ đơn giản bằng việc nắm giữ tài sản, thậm chí nó được xác lập bất chấp thoả thuận của các bên về việc phải thực hiện nghĩa vụ. Do đó, cần thiết phải giới hạn những loại hợp đồng song vụ phổ biến (như mua bán, trao đổi tài sản, ...) để áp dụng biện pháp cầm giữ để tránh tình trạng mất kiểm soát và ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể khác.

    • II.4 Căn cứ xác lập của biện pháp cầm giữ tài sản:

    • II.4.1 Thời điểm phát sinh cầm giữ tài sản:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan