Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay

63 60 0
Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam, xây dựng gia đình đã bước đầu đạt được những điểm tiến bộ trong công cuộc xây dựng gia đình văn hóa. Nhiều gia đình đã tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Kinh tế hộ gia đình đã đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân; nhiều hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Chăm lo, vun đắp, xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình là giá trị cao đẹp mà mỗi người Việt Nam luôn quan tâm thực hiện và hướng tới. Các giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân luôn được coi trọng… Những thành tựu của công tác xây dựng gia đình đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam, thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bên đó còn tồn tại những khó khăn như ở không ít các địa phương, việc có danh hiệu gia đình văn hóa chỉ là hình thức. Không ít gia đình, khu phố, thôn bản đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, có khuynh hướng nặng theo chỉ tiêu. Không ít nơi tỷ lệ gia đình văn hóa đạt chuẩn rất cao song thực trạng đời sống văn hóa, xã hội lại xuống cấp và diễn biến khá phức tạp..... Và vẫn còn tồn tại thực trạng bạo hành gia đình ở một số các địa phương. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ; những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và đứng trước những yêu cầu cấp thiết của quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc nghiên cứu “Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay” là vô cùng quan trọng. 2. Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay. 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; gia đình văn hoá. Thứ hai, đánh giá thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở nước tathời gian qua. Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;… 6. Kết cấu của đề tài Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay

Ngày đăng: 18/11/2021, 19:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • I. PHẦN MỞ ĐẦU

  • 2. Đối tượng nghiên cứu

  • 3. Phạm vi nghiên cứu

  • 4. Mục tiêu nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Kết cấu của đề tài

  • II. PHẦN NỘI DUNG

  • Chương 1. GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

  • 1.1. Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình

    • 1.1.1. Khái niệm gia đình

    • 1.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội

    • 1.1.2.2. Gia đình là tổ ấm, nơi mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên

    • 1.1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

    • 1.1.3. Chức năng cơ bản của gia đình

    • 1.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

    • 1.1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

    • 1.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

      • 1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội

      • 1.2.2. Cơ sở chính trị - xã hội

      • 1.2.3. Cơ sở văn hoá

      • 1.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan