1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Triết học: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

5 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU  Lý do lựa chọn đề tài: Ngày nay vấn đề phát triển kinh tế là một mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, của tất cả các nước trên thế giới. Đất nước ta đã đạt được đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã góp phần giải phóng và phát huy năng lực sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng bên cạnh đó phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã bộc lộ nhiều hạn chế: tình trạng phân hóa giàu, nghèo; phân tầng xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa truyền thống,.. Nó đã đặt ra hàng loạt các vấn đề về công bằng xã hội, về việc phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội như thế nào, việc giải quyết các vấn đề trên như thế nào? Để có được sự nhận thức đúng về tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và giải quyết hợp lý những vấn đề do nó đặt ra thì chúng ta nhất thiết phải đứng trên lập trường của thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mà cơ sở nền tảng của nó là phép biện chứng duy vật đặc biệt là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Chính vì vậy, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội” .  Mục đích nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng của mối liên hệ phố biến trong quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nước ta đang trong quá trình quá độ lên CNXH phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Việc nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa hai vấn đề giúp nhận thức rõ hơn về tình hình thực tế của đất nước, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 4 PHẦN NỘI DUNG I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Thế giới vật chất rất đa dạng, phong phú và muôn hình muôn vẻ. Tuy nhiên, thế giới vẫn thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh viễn và tuân theo những quy luật khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng. Song, vấn đề đặt ra là: trong sự thống nhất ấy, các sự vật và hiện tượng có mối liên hệ với nhau hay là tồn tại một cách đơn lẻ? Và trong sự vận động vĩnh viễn đó, thế giới đổi mới không ngừng hay là đi theo một vòng tuần hoàn khép kín, lặp lại cái cũ? Trả lời câu hỏi này có hai quan điểm đối lập nhau: quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình. Phép biện chứng cho rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau và luôn luôn vận động, phát triển. Trái lại, phép siêu hình lại khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại độc lập, tách rời nhau, luôn lặp lại cái cũ, không có sự đổi mới và phát triển. Phép biện chứng duy vật đã giải thích quan điểm của mình một cách hoàn chỉnh trong hai nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của sự vật, hiện tượng. 1.1. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Khi xem xét và phân tích thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội), người ta đã nhận thấy có một đặc điểm nổi bật là: mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, hình thành một màng lưới phức tạp, vô cùng vô tận, tuyệt đối không có một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập, tách rời nhau. Thông qua những mối liên hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau ấy, các sự vật hiện tượng mới có thể biểu hiện sự tồn tại của mình, bộc lộ bản chất và tính quy luật của chúng trong thế giới. Phép biện chứng duy vật gọi đó là mối liên hệ phổ biến hợp 5 quy luật của các sự vật và hiện tượng, đồng thời coi việc nghiên cứu, giải thích mối liên hệ phổ biến ấy một cách khoa học là nhiệm vụ nghiên cứu đầu tiên của mình. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng... Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 1.2. Tính chất của các mối liên hệ Các nhà triết học duy vật biện chứng đã chỉ ra các tính chất cơ bản của các mối liên hệ, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong

Ngày đăng: 15/11/2021, 00:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w