Trong các luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, một số tác giả cũng cónghiên cứu về các vấn đề liên quan đến TTSP ở một số địa phương như: Trần Tiến Dũng 2011 “Biện pháp xây dựng tập thể sư
Trang 1CAO THỊ HỒNG THẮM
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
TẬP THỂ SƯ PHẠM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số
Người hướng dẫn: PGS.TS PHAN MINH TIẾN
Trang 2liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Cao Thị Hồng Thắm
Trang 3ơn sâu sắc đến trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Các thầy, cô của khoa Khoa học xã hội trường Đại học Quy Nhơn và các thầy, cô các trường, các viện nghiên cứu và viết luận văn.
Đặc biệt cám ơn PGS.TS Phan Minh Tiến người hướng dẫn khoa học
đã tận tình chỉ bảo các kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm trong suốt quá trình nghiên cứu, giúp tác giả tự tin và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cám ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn cùng các quý thầy cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thầy cô giáo ở các trường Tiểu học thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Vì điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu đề tài có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp, giúp đỡ để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận văn.
Tác giả luận văn
Cao Thị Hồng Thắm
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tập thể là đơn vị nền tảng của xã hội, là một tổ chức chặt chẽ và hoạtđộng cho sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của tập thể có ảnh hưởng mangtính quyết định đến sự phát triển của cá nhân, tổ chức Điều khiển sự pháttriển của một tập thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnhđạo Trình độ phát triển của tập thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả côngviệc, tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho các thành viên trong tập thể
Trong các trường học, tập thể sư phạm (TTSP) là lực lượng chủ yếu vàđóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường, nơithực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT Trong
đó, lao động của người thầy (cô) giáo, của TTSP có ảnh hưởng to lớn
Makarenkô cho rằng “ Sự tồn tại của tập thể các nhà sư phạm phải lớn hơn tập thể học sinh, truyền thống của tập thể thầy giáo phải sâu sắc hơn, đẹp đe hơn của từng tập thể học sinh, đó là một nguyên tắc quan trọng trong giáo dục nếu muốn công tác giáo dục có hiệu quả” [7] Vì vậy, công tác xây dựng,
phát triển TTSP là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường
Trong thời đại ngày nay, GD&ĐT đóng vai trò hết sức quan trọng đốivới sự phát triển của mỗi quốc gia Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT màNghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội
Đảng lần thứ XII tiếp tục đề ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
Trang 5nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh me về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” Để thực hiện
thành công Nghị quyết 29-NQ/TW, thì mỗi nhà trường cần phải có TTSPvững mạnh, đoàn kết, có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạođức nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ đó tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ để phát triển nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường
Trong công tác quản lý, việc xây dựng một TTSP vững mạnh là yếu tố
cơ bản trong mỗi nhà trường hiện nay TTSP chính là môi trường có đủ điềukiện thuận lợi để mọi cán bộ giáo viên, nhân viên phát triển toàn diện vềphẩm chất và năng lực của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo, làm cho nhà trường không ngừng phát triển
Trong những năm qua công tác xây dựng TTSP đã được hiệu trưởngcác trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định quan tâm, chú trọng Tuynhiên, việc xây dựng TTSP chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm nên công tácnày vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả Mặt khác, cùng với sựphát triển nhanh về quy mô, số lượng trường lớp đã làm cho đội ngũ cán bộ,giáo viên trẻ hóa, có nhiều khoảng cách chênh lệch về độ tuổi, về trình độchuyên môn nghiệp vụ, về tư tưởng và nhận thức khác nhau trong TTSP nênviệc xây dựng một TTSP đồng thuận, thống nhất về tư tưởng, thái độ và hànhđộng còn gặp những khó khăn nhất định
Từ thực tế trên, việc xây dựng TTSP ở trường TH hiện nay là yêu cầucấp thiết trong công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường Với mong muốnnâng cao hiệu quả của công tác xây dựng TTSP tại các trường TH nói chung
và các trường TH thành phố Quy Nhơn nói riêng, chúng tôi nghiên cứu đề tài
Trang 6“Quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lýxây dựng TTSP ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằmgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển các trường TH,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3 1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình xây dựng TTSP ở trường TH
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác xây dựng TTSP của Hiệu trưởng các trường TH thànhphố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
4 Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác xây dựng TTSP ở các trường TH thànhphố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã được chú trọng và đạt kết quả nhất địnhsong vẫn còn những hạn chế, bất cập Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân thuộc công tác quản lý của các cấp quản lý trường TH.Nếu xác lập được cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng thì có thể đề xuấtđược các biện pháp quản lý xây dựng TTSP khoa học hợp lý và khả thi, gópphần nâng cao chất lượng GD & ĐT ở các trường TH hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý xây dựng TTSP ở trường TH.
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng TTSP và quản lý công tác xây dựng TTSP ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng TTSP ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trang 76 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu tại 16 trường TH trên địa bàn thành phốQuy Nhơn, tỉnh Bình Định
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống hóa các tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng các phương pháp: quan sát khoa học, điều tra bằng phiếu hỏi,phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm nhằmkhảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý xây dựng TTSP ở các trường THthành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
7.3 Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Mở đầu
+ Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng tập thể sư phạm ở
trường TH.
- Chương 2:Thực trạng quản lý xây dựng tập thể sư phạm ở các
trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Chương 3: Các biện pháp quản lý công tác xây dựng tập thể sư
phạm ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
Trang 8Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY
DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhóm, tập thể là một trong những nội dung quan trọng thu hút được sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học nhân vănkhác nhau, đặc biệt là nhà nghiên cứu Triết học, Tâm lý học, Giáo dục họctrên thế giới
Con người tồn tại và hoạt động gắn bó với một nhóm xã hội Trong quátrình hoạt động, con người nảy sinh nhu cầu phối hợp, kết hợp các hành động
để cùng hướng đến mục đích chung vì vậy nhóm xã hội được hình thành.Nhóm xã hội là một khái niệm rộng và là khái niệm cơ bản, nó kéo theo mộtloạt các khái niệm liên quan như: tổ chức, tổ chức xã hội, tập thể…
Khi đề cập đến tập thể, C.Mac Ph.Angghen đã khẳng định: “Chỉ trong tập thể, con người mới có được những phương tiện cho phép phát triển toàn diện tư chất của mình Và khi đó, chỉ trong tập thể có tự do cá nhân” [30].
Tác phẩm “Tâm lý học tập thể và phân tích cái tôi” của Sigmund Freud
(1856-1939, Áo) đã tìm hiểu mối quan hệ trong nhóm, nghiên cứu đặc điểmtâm lý của nhóm
Tác giả Frederich Winslow Taylor (1856-1915, Mỹ) về thuyết quản lýtheo khoa học, ông muốn có sự cải cách trong quản lý, tổ chức quản lý nhàmáy từ không chuyên nghiệp sang chuyên nghiệp Không chỉ chú ý đến tổchức công việc hiệu quả mà Taylor còn quan tâm đến mối quan hệ đầy phứctạp và linh hoạt giữa con người và con người trong tổ chức
Elton Mayo (1880-1949, Úc) là một nhà nghiên cứu vấn đề tâm lý họctrong quản lý Từ những nghiên cứu thực nghiệm, Hawthorn và Mayo đã đưa
ra các quan hệ không chính thức có vai trò rất lớn trong quan hệ của nhómchính thức Mayo là một trong những người đầu tiên nghiên cứu nhóm không
Trang 9chính thức Ông đã chỉ ra vị trí và vai trò của cơ cấu không chính thức trongnhóm chính thức Điều đó cảnh tỉnh các nhà quản lý phải quan tâm đến vấn
đề này trong quá trình tổ chức hoạt động của nhóm
Nhóm, tập thể được đi sâu nghiên cứu khi tâm lý học quản lý trở thànhmột ngành khoa học Các nhà tâm lý học quản lý nghiên cứu một cách toàndiện, sâu sắc các vấn đề của nhóm, tổ chức, tập thể, đó là những vấn đề như:Cấu trúc tổ chức, các giai đoạn phát triển của tổ chức, văn hóa tổ chức, bầukhông khí tổ chức, môi trường tổ chức, xung đột và quản lý xung đột trong tổchức, dư luận trong tổ chức,…
Nhà giáo dục nổi tiếng A.s Makarenco đã viết: “Một nền giáo dục đúng đắn được tổ chức bằng phương thức là tạo được tập thể thống nhất mạnh me, có nhiều ảnh hưởng, " [29] Theo ông, tập thể là một cơ thể xã
hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó Sứcmạnh của các thành viên khi đã liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chứcthì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả tập thể mạnh hơn rất nhiều lần so vớitổng sổ sức mạnh của các thành viên, và ông đã đề cao vai trò trung tâm củahiệu trường trong TTSP
Ở Việt Nam, nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học cũng đã tìm hiểu vànghiên cứu vấn đề về nhóm, tập thể Tác giả Vũ Dũng bàn đến tập thể bằngviệc đi sâu nghiên cứu các vấn đề cấu trúc nhóm, lãnh đạo nhóm….Tác giảNguyễn Đức Minh tập trung nghiên cứu các điều kiện phát triển của một tậpthể và quá trình xây dựng tập thể Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt
đề cập đến vai trò phát triển cá nhân của tập thể: “Trong tập thể, mỗi cá nhân
se tìm được những phương tiện và điều kiện để phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của mình”; “Sự phát triển của tập thể và sự phát triển của cá nhân là hai quá trình quy định lẫn nhau” [21].
Vấn đề TTSP cũng được nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên
Trang 10cứu và thực hiện Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu công phu, có giá trịthực tiễn lớn, như các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã đề cập khá sâu
sắc về giáo dục nhân cách trong tập thể:“Tập thể chân chính tuyệt nhiên không chèn ép, không xoá bỏ cá nhân mà phát triển cá nhân Trong tập thể mỗi cá nhân se tìm được những phương tiện và điều kiện để phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của mình Sự phát triển của tập thể và sự phát triển của cá nhân là hai quá trình quy định lẫn nhau” [20].
Trong các luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, một số tác giả cũng cónghiên cứu về các vấn đề liên quan đến TTSP ở một số địa phương như: Trần
Tiến Dũng (2011) “Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tại trường của Hiệu trưởng các trường trung học Phổ thông tỉnh Quảng Bình”; Lê Thị Hoàng Diễm (2011) “Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tích cực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre”; Lê Thị Diệu Hương (2013) “Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tích cực tại Trung tâm Đào tạo
từ xa – Đại học Huế; Huỳnh Xuân Mai (2019) “ Quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên” đã nói lên được tầm quan trọng của công tác xây dựng TTSP trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở GD&ĐT.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp để QL mộtTTSP Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã làm phong phú kho tàng lýluận của khoa học QL và có giá trị rất lớn trong việc giúp các nhà QL giáo dụchoàn thành tốt hơn nhiệm vụ quản lý của mình Tuy nhiên, các luận văn tậptrung giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể ở một số địa bàn nhất định Riêng
vấn đề “Quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường
tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” chưa được tác giả nào
nghiên cứu
Trang 111.2 Một số khái niệm cơ bản
cá nhân ít nhất nhưng thoả mãn nhiều nhất” [28].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nóichung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”
Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung Tâm Từ Điển Ngôn Ngữ Hà Nội xuấtbản năm 1992, quản lý có nghĩa là:
+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định;
+Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định Tác giả Trần Kiểm thì cho rằng: Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức
để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của một tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”.
Tuy có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau, song nhìn tổng thể,
có thể thống nhất: Quản lý là những tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đề ra.
Trang 121.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý và quản lý giáo dục tồn tại song hành với nhau Khái niệmquản lý giáo dục được hình thành trên sơ sở khái niệm quản lý và được hiểutheo cấp độ vĩ mô và vi mô
Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục cấp vĩ mô là quản lý một nềngiáo dục hay hệ thống giáo dục; còn quản lý giáo dục cấp vi mô là quản lýtrường học hay tổ chức giáo dục cơ sở
- Ở cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản
lý đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ cấp độ cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu câu của xã hội”.
- Ở cấp độ vi mô: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp, qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng trong xã hội và ngoài nhà trường nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”.
Tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [12].
Tác giả M.I.Konzacov cho rằng: “Quản lý giảo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những
Trang 13qui luật chung của xã hôi cũng như những qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [27].
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là những tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (một hệ thống giáo dục, một
tổ chức giáo dục cơ sở) nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội.
1.2.3 Tập thể sư phạm
Tập thể sư phạm là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vàocác hoạt động giáo dục ở trường học (kể cả nhân viên phục vụ, bảo vệ và cha
mẹ học sinh) trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu
Tập thể sư phạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sưphạm bao gồm CBQL, GV, NV của nhà trường với người đứng đầu là hiệutrưởng TTSP là cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, cóphương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường, phù hợp vớimục tiêu của xã hội
Để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường, mọi thành viên cùnghoạt động chung Trong quá trình hoạt động chung, các thành viên có quan hệphụ thuộc nhau về trách nhiệm Đồng thời, giữa các thành viên có sự phốihợp, sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động để hoàn thànhnhiệm vụ của mình
Trong TTSP, giáo viên là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất, làmnhiệm vụ dạy học và giáo dục Chất lượng giáo dục trong nhà trường là sựđóng góp chung của TTSP nó không chỉ tuỳ thuộc vào tinh thần trách nhiệm
và năng lực của từng CBGV - NV mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp giáo dục.Trong một TTSP có nhiều CBGV - NV tốt sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh
và một tập thể vững mạnh sẽ tạo sự tiến bộ của từng người Nhà sư phạm
Makarenco cho rằng:“ truyền thống của tập thể thầy giáo phải sâu sắc hơn,
Trang 14đẹp đe hơn của từng tập thể học sinh, đó là một nguyên tắc quan trọng trong giáo dục nếu muốn công tác giáo dục có hiệu quả Đây là nguyên tắc quan trọng, vì chính những giá trị tốt đẹp của đội ngũ thầy cô giáo se có tác dụng định hướng đến sự hình thành các giá trị ở tập thể học sinh” [29].
Xuất phát từ sự phân tích trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: TTSP bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường, là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức thực hiện quá trình dạy học, giáo dục học sinh thành những người lao động đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
1.2.4 Xây dựng tập thể sư phạm
Chúng ta đang tổ chức thực hiện “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo” nên một bước chắc chắn trong quá trình đó là phải sớm xây dựngTTSP trở thành TTSP tích cực, có như vậy nhà trường mới thực hiện được tốtnhất chức năng giáo dục và đào tạo cao cả của mình
Công tác xây dựng TTSP bao gồm: xây dựng văn hóa tổ chức tích cực,xây dựng môi trường làm việc tích cực, xây dựng bầu không khí tâm lý tíchcực
Để có được TTSP vững mạnh, tích cực, hiệu trưởng phải xây dựng kếhoạch, tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện kếhoạch đó
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công việc chung, đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho mỗi thành viên phát triển toàn diện, hài hòa về mọi mặt.Xây dựng TTSP là quá trình tác động hợp lý, có hệ thống, có tính sư phạmcủa hiệu trưởng đến TTSP để thúc đẩy TT phát triển ngày càng cao
1.2.5 Quản lý xây dựng tập thể sư phạm
Quản lý nhà trường là một chuỗi tác động hợp lý, mang tính tổ chức, sưphạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và học
Trang 15sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động
họ cùng hợp tác, phối hợp tham gia vào hoạt động của nhà trường để hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo củanhà trường
Xây dựng TTSP trong nhà trường là quá trình tác động có hệ thống của hiệu trưởng và các nhà quản lý của nhà trường đến TTSP, nhằm xây dựng và thúc đẩy nó phát triển ngày càng cao góp phần nâng cao hiệu quả công việc và tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi thành viên trong TTSP.
1.3 Lý luận về tập thể sư phạm ở trường tiểu học
1.3.1 Vai trò, vị trí của tập thể sư phạm ở trường TH
TTSP nói chung và TTSP ở trường TH nói riêng có vai trò quan trọngđối với sự hình thành và sự phát triển nhân cách học sinh và sự phát triển của
xã hội
1.3.1.1 Tập thể sư phạm vừa là môi trường vừa là điều kiện để mỗi thành viên trong tập thể phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của mình.
“Chỉ trong tập thể, mỗi cá nhân mới có được các phương tiện giúp cho
cá nhân đó có khả năng phát triển toàn diện những tư chất của mình, và khi
đó, chỉ trong tập thể mới có tự do cá nhân Nhờ đó, mỗi người se là một nhân cách độc đáo, sáng tạo, phong phú và cũng nhờ đó, tập thể trở nên phong phú, đa dạng” [31].
Nhà giáo dục học vĩ đại người Nga, A.X Makarenco đã nói: “Một nhà giáo trẻ nhất, một nhà giáo không có kinh nghiệm nhất làm việc trong một tập thể thống nhất do một nhà lãnh đạo lành nghề và tốt bụng đứng đầu se làm được nhiều hơn bất kỳ một nhà giáo có kinh nghiệm và tài giỏi nào nhưng đi ngược lại với lợi ích tập thể sư phạm Không có gì nguy hiểm hơn chủ nghĩa cá nhân và không có gì ghê gớm hơn, nguy hại hơn sự hiềm khích trong tập thể sư phạm” [29].
Trang 16Trong TTSP, mỗi CBGV - NV có điều kiện thuận lợi và phương tiệnhữu hiệu trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tay nghề Chỉ cótrong tập thể, nhiều phẩm chất quan trọng trong nhân cách như: tinh thần tậpthể, tinh thần tích cực phục vụ xã hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hợptác, thói quen sống hoà hợp với người khác, thói quen tự phê bình và phê bình mới được phát huy Đặc biệt, TTSP càng tích cực càng có vai trò to lớntrong việc giúp đỡ mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình và hoàn thànhtốt nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nhà trường.
Đối với nhà giáo, trường TH không chỉ truyền thụ kiến thức mà phảicho dạy học sinh “cách học”, làm cho học sinh thấu hiểu: “học để biết, học để
làm, học để sống, học để chung sống” Người GV tất yếu phải thường xuyên
rèn luyện và học tập không chỉ bằng sách vở mà cả ngay chính trong TTSPcủa mình
1.3.1.2 Tập thể sư phạm là yếu tố quyết định sự phát triển của nhà trường
Trong phạm vi một nhà trường, TTSP là nhân tố số một quyết định sựphát triển nhanh hay chậm của nhà trường ấy Bởi vì, đó là lực lượng thammưu đắc lực nhất cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch, mục tiêuphát triển và là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra
TTSP là lực lượng giáo dục chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọihoạt động, là người trực tiếp và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chứcđiều khiển, lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển nhân cách con ngườimới ở học sinh phù hợp với mục đích giáo dục nói chung và mục tiêu trongcấp học nói riêng Vì thế, chất lượng giáo dục trong nhà trường cao hay thấpkhông những tuỳ thuộc vào tinh thần và năng lực của mỗi GV mà còn tuỳthuộc vào sự phối hợp giáo dục của TTSP
Đồng thời, TTSP là lực lượng chủ đạo để tạo điều kiện thuận lợi để ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể địa phương và các
Trang 17đoàn thể của nhà trường cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, pháttriển nhà trường Sự phối hợp đó được phát huy để tạo nên sức mạnh nhiềuhay ít tùy thuộc vào mức độ tích cực của TTSP Vì vây, việc xây dựng TTSPchính là phương tiện lãnh đạo chính trị - sư phạm của Hiệu trưởng.
Tác giả Hà Thế Ngữ đã khẳng định:“ TTSP, với ý nghĩa toàn vẹn, là điều kiện quyết định đối với sự phát triển và củng cố nhà trường Vì nó giúp hiệu trưởng giải quyết các vấn đề bậc nhất trong nhà trường là dạy học và giáo dục " [20].
1.3.1.3 Tầm quan trọng của tập thể sư phạm đối với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục
Giáo dục là quốc sách hàng đầu Đảng ta khẳng định "Giáo dục là nền tảng, động lực của sự phát triển đất nước ” và là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân, toàn xã hội Do vậy, những người làm công tác giáo dục nói chung,tập thể sư phạm trường THPT nói riêng có vai trò to lớn đối với sự phát triểncủa xã hội Bởi lẽ lực lượng này đảm nhận một mắc xích quan trọng trong hệthống giáo dục quốc dân, một bậc học nền tảng cho sự trưởng thành của họcsinh
Nhân cách, phẩm chất năng lực, đạo đức và lý tưởng của TTSP sẽ ảnhhưởng to lớn và trực tiếp đến sản phẩm mà họ đào tạo ra - đó chính là nhữngcon người - những công dân xây dựng xã hội mai sau Tạo dựng nhân cáchtốt cho học sinh là góp phần vào việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồidưõng nhân tài cho đất nước Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của đất nước,nhân tài là nguyên khí của quốc gia Không có nhân lực, không có nhân tài
chắc chắn xã hội không phát triển, đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
TTSP là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chứcquá trình dạy học và giáo dục Mỗi thành viên trong TTSP không chỉ là ngườithầy, nhà khoa học, nhà tư tưởng, người cung cấp tri thức, mà còn phải
Trang 18là người hướng dẫn học sinh tìm đến với tri thức, khoa học bằng con đường ngắn nhất
Do đó, xây dựng TTSP không chỉ là vấn đề mang tính lý luận mà còn có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển giáo dục
1.3.1.4 Xây dựng tập thể sư phạm là niềm tin, niềm hy vọng đối với cha mẹ học sinh
Dù yếu tố gia đình, yếu tố xã hội đều góp phần hình thành và phát triểnnhân cách cho con người Tuy nhiên, giáo dục trong nhà trường đóng vai tròquyết định Ai cũng hiểu “không thầy đố mày làm nên”, vì thế, các nhà giáohay tập thể sư phạm luôn chiếm một vị trí xứng đáng trong xã hội và trongsuy nghĩ của mọi người qua mọi thời đại
Bác Hồ từng nói:“Người thầy giáo tốt - xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” [23].
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao qúi bậc nhất trong các nghề cao quí nghề dạy học là nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo , vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Một TTSP tâm huyết và mẫu mực ảnh hưởng lớn đến sự phát triển vàhoàn thiện nhân cách cho học sinh, để lại dấu ấn tốt đẹp trong mỗi học sinhcủa mình
Các bậc cha mẹ học sinh luôn đặt niềm tin, hy vọng vào TTSP trongviệc dạy dỗ và giáo dục con em của họ Vì thế, mỗi hiệu trưởng nhà trườngphải cố gắng phát huy tính tích cực của từng CBGV - NV để xây dựng TTSPngày càng phát triển
1.3.2 Các chức năng của tập thể sư phạm
Việc xây dựng TTSP đáp ứng được yêu cầu trong thời đại hiện nay và
Trang 19thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo mà Bộ GD&ĐT đã đề ra là việc làmhết sức cần thiết, không những tập thể đoàn kết nhất trí mà còn phải năngđộng sáng tạo, tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại áp dụng công nghệthông tin trong công tác quản lí, giáo dục và giảng dạy.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng, TTSP có 3 chức năng chính sau đây:
Chức năng tổ chức: Thể hiện trong việc thu hút và tập hợp tất cả mọi
thành viên trong nhà trường vào một tổ chức có kỷ luật, có dư luận lànhmạnh, mọi hoạt động tiến hành trong một quy định chung có nề nếp vì mụctiêu giáo dục Thực hiện tốt chức năng này là môi trường thuận lợi để CBGV
- NV phấn đấu rèn luyện nâng cao ý thức, thái độ, năng lực làm việc của bản thân góp phần xây dựng tập thể sư phạm
Chức năng giáo dục: TTSP là môi trường, phương tiện để giáo dục với
mục đích giúp giáo viên nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, nănglực chuyên môn và hoàn thiện nhân cách Hình thành niềm tin, đạo đức, tìnhcảm tập thể, tinh thần hợp tác Mọi thành viên trong TTSP được giúp đỡ đểhình thành và phát huy tài năng, được giáo dục những phẩm chất cao quý nhưlòng nhân từ, vị tha, hợp tác, tính kiềm chế
Chức năng động viên: TTSP là môi trường hoạt động và giao lưu của
những thầy cô giáo với nhiều độ tuổi khác nhau; tâm sinh lý, hoàn cảnh, điềukiện sống khác nhau; tay nghề chuyên môn khác nhau, là cơ hội hết sức thuậnlợi để giáo viên thi đua học tập, tu dưỡng TTSP là nơi để mỗi CBGV - NVthể hiện được tay nghề chuyên môn, năng lực bản thân Trong TTSP có nhữngtấm gương vượt trội, những tác động khích lệ của đồng nghiệp là nguồn độngliên lớn để mỗi thành viên phấn đấu nhiều hơn vì mục tiêu chung
1.3.3 Cấu trúc của tập thể sư phạm
TTSP trường TH là một tổ chức xã hội bao gồm những nhóm người
(Giáo viên, nhân viên, các nhà quản lý) làm việc cùng nhau theo những cách
Trang 20thức khác nhau (giảng dạy theo khối lớp, quản lý, lãnh đạo và hỗ trợ) Các
nhóm này họp thành một TTSP Trong bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng nhưtrong TTSP đều tồn tại hai loại cấu trúc: cấu trúc chính thức và cấu trúc khôngchính thức
1.3.3.1 Cấu trúc chính thức
Các nhóm chính thức là hệ thống tổ chức chính thức được xã hội, nhànước và các thành viên trong tập thể công nhận thông qua các văn bản mangtính pháp quy Những nhóm người được liên kết bằng một loại nhiệm vụ, mộtmục tiêu chung của nhà trường như các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, tổvăn phòng, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật, ban tư vấn, hội cha mẹhọc sinh, Ban thanh tra nhân dân, Sự gắn bó và liên kết chung của các nhómnày là công việc và kỷ luật hành chính, có sự phân công chặt chẽ về tráchnhiệm và quy định rõ ràng về quyền hạn
Trong tập thể khi người lãnh đạo phân công nhiệm vụ, chức năng củatừng thành viên rõ ràng đó là cơ sở để phát triển các mối quan hệ lành mạnhtrong tập thể, là tiền đề xây dựng bầu không khí thân thiện, tích cực, góp phầnnâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân Chính vì vậy, cơ cấu chínhthức là điều kiện quan trọng để tổ chức và điều hành các hoạt động của tậpthể, biểu thị các mối quan hệ về công việc của người lãnh đạo
1.3.3.2 Cấu trúc không chính thức
Là hệ thống các nhóm được hình thành bằng con đường không chínhthức trong tập thể Nhóm được hình thành một cách tự nhiên bởi các thànhviên có cùng sở thích, mối quan tâm, quan điểm sống, có cùng chung lợi
ích, (như nhóm GV dạy giỏi, nhóm thể dục - thể thao, nhóm văn nghệ ), cấu
trúc không chính thức được hình thành thông qua quan hệ giao tiếp trực tiếpgiữa cá nhân trong TTSP, trong quá trình làm việc, do gần nhau về quan niệmsống, về sở thích cá nhân, tính cách
Trang 21Có thể chia cơ cấu không chính thức thành ba nhóm:
- Cơ cấu không chính thức dạng mở: Là nhóm tích cực giúp đỡ nhau
trong công tác, học tập, tham dự vào hoạt động phong trào đa dạng, phongphú, có ảnh hưởng tốt tới các hoạt động chung của tập thể, có mục đích phù hợp với lợi ích tập thể
- Cơ cấu không chính thức dạng khép kín: Là những nhóm có mục tiêu
hoạt động mang tính tiêu cực, mờ ám như nói xấu cán bộ lãnh đạo, gây rối,bất mãn, gây mất đoàn kết, Uy tín của người đứng đầu trong nhóm khôngchính thức thường tạo ra chỗ dựa chuyên môn, tinh thần Việc ngăn ngừanhững ảnh hưởng không có lợi từ các nhóm không chính thức dạng này lànhiệm vụ cần thiết và không dễ dàng của nhà quản lý
- Cơ cấu không chính thức dạng trung gian: Được hình thành do tình
cảm riêng tư, cùng sở thích,…dạng này có thể biến đổi thành nhóm mở hoặcnhóm kín
Mỗi loại nhóm không chính thức đều có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển và sức mạnh của tập thể trong sự phối hợp thực hiện những quyết định,
kế hoạch, mệnh lệnh quản lý Có thể là những ảnh hưởng tích cực nhưng cóthể là ảnh hường tiêu cực cản trở sự phát triển của tập thể Cơ cấu khôngchính thức xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan, không phụ thuộc ý muốnchủ quan của người quản lý Nhu cầu kết bạn, lập nhóm là nhu cầu không thểthiếu của con người, nó luôn biển đổi một cách linh hoạt, không rõ rệt, hoặcrất khó phát hiện Do đó nhà quản lý cần có khả năng quan sát, nắm bắt, xử lýthông tin tốt, để hiểu rõ tập thể và quản lý hiệu quả hơn
1.3.4 Các giai đoạn phát triển của tập thể và vấn đề xây dựng tập thể sư phạm
Sự phát triển của TTSP từng giai đoạn khác nhau gắn liền với phương thức lãnh đạo phù hợp nhằm xây dựng và đưa tập thể tiến lên
Trang 22Tập thể là một tổ chức sống động và luôn phát triển Kể từ lúc bắt đầudựng nên một tập thể cho đến khi nó đạt tới một trình độ cao, tập thể trải quanhững giai đoạn phát triển khác nhau, với những thay đổi về chất trong nội
bộ Những giai đoạn đó như thế nào và phương thức lãnh đạo thích hợp vớimỗi giai đoạn ấy là gì, đó là điều mà nhà lãnh đạo cần nắm được để có thểđưa tập thể của mình phát triển không ngừng Thông thường, quá trình pháttriển của tập thể, được chia thành bốn giai đoạn như sau:
1.3.4.1 Giai đoạn đầu tiên (hay giai đoạn ban đầu)
Đây là giai đoạn hình thành tập thể, có thể gọi là giai đoạn ra đời
Tập thể mới hình thành, các thành viên mới biết nhau, chỉ có mối quan
hệ bên ngoài, chưa phối hợp đồng bộ Các cá nhân chỉ thực hiện những côngviệc được giao theo trách nhiệm của mình, chưa chủ động tham gia vào mọihoạt động chung của tổ chức
Nhà quản lý cần chú ý xây dựng các hệ thống tổ chức, thiết lập kỷ luậtchặt chẽ, chú ý các biện pháp cương quyết, chú ý sự gương mẫu, có thể ápdụng phong cách độc đoán cần đặt ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng cho cácthành viên và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện sử dụng biện pháp mệnh lệnh,chỉ thị dựa vào nội quy, điều lệ của tổ chức, của cơ quan Đồng thời, ngườilãnh đạo phải cố tìm ra cho được những phần tử tích cực để dựa vào họ, traocho họ những công tác nhất định và bồi dưỡng, giúp đỡ họ thực hiện tốt cácviệc đó
Trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”, Bác hồ đã căn dặn: “Bất kỳ việc gì (thí dụ việc chỉnh đốn Đảng) người lãnh đạo phải có một số người hăng hái làm việc trung kiên cho sự lãnh đạo Nhóm trung kiên này phải mật thiết liên hợp với quần chúng, công việc mới thành…”, “Nhóm trung kiên đó phải do công tác và tranh đấu trong đám quần chúng mà nảy nở ra, chứ không phải tự ngoài quần chúng, xa cách quần chúng mà có được…”[25].
Trang 231.3.4.2 Giai đoạn phân hóa (hay cấu trúc hóa)
Trong giai đoạn này, người lãnh đạo đã xây đựng được bộ máy tổ chứcbao gồm cơ cấu tổ chức chính thức và các đoàn thể Các thành viên trong tậpthể sau một thời gian đã bắt đầu quen biết nhau, hợp tác với nhau nhưng ởmức độ chưa cao
Tập thể bắt đầu phân hóa, các thành viên trong tập thể được phân ratheo các đối tượng: tiên tiến, trung bình và chậm tiến Những phần tử tích cựchình thành đội ngũ cốt cán xung quanh người lãnh đạo Một số khác giữ thái
độ “trung bình chủ nghĩa”, họ thực hiện nhiệm vụ một cách thụ động, khôngsai sót, yếu kém nhưng cũng không nhiệt tình, tích cực Một số đối tượngkhác lại tỏ ra dửng dưng, thậm chí tiêu cực; không có sự thống nhất và tự giáctrong hoạt động, chưa thực sự đoàn kết nhất trí; tính tích cực, phối hợp trongcông việc chưa cao
Như vậy, ở giai đoạn hai diễn ra quá trình phân hóa về tổ chức – xuấthiện các nhóm người tích cực, trung bình và chậm tiến Trong giai đoạn nàyngười lãnh đạo đóng vai trò vừa là cố vấn vừa là người tổ chức trực tiếp.Trong giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện các nhóm không chính thức Nhà quản
lý phải có những phương pháp lãnh đạo linh hoạt, mềm dẻo đối với từng lựclượng trong tập thể
Phương thức lãnh đạo của giai đoạn này là phát huy ảnh hưởng của cácthành viên tích cực để lôi kéo các thành viên trung bình và tiêu cực Ngườilãnh đạo tìm cách động viên bồi dưỡng, gần gũi lôi cuốn dần các thành viênthụ động; ủng hộ các thành viên tích cực, các tổ chức chính thức, chú ý pháttriển đội ngũ cốt cán, giúp họ hăng hái tham gia vào các hoạt động chung.Đồng thời với việc sử dụng nhóm tích cực, hăng hái làm trung kiên cho sựlãnh đạo, cần phải đấu tranh, ngăn ngừa, hạn chế tác dụng của những ngườitiêu cực và lôi cuốn những người trung bình đi theo chiều hướng tích cực với
Trang 24toàn bộ tập thể nói chung vẫn dùng biện pháp nêu yêu cầu là chủ yếu; có sựbàn bạc tập thể với đội ngũ cán bộ cốt cán, các phần tử tích cực để tận dụngđược trí tuệ và sức mạnh của họ.
1.3.4.3 Giai đoạn tập thể phát triển
Đây là giai đoạn mà đa số thành viên trong tập thể có thái độ tích cựcđối với nhiệm vụ Các thành viên thụ động và chống đối đã nhích dần lạinhững thành viên tích cực Mọi thành viên trong tập thể đã có sự nhất trí caotrong tư tưởng cũng như hành động
Tập thể xây dựng được bầu không khí tốt đẹp, có khả năng tự quản, tựđiều chỉnh Dư luận tập thể lành mạnh phát huy được tác dụng điều chỉnh thái
độ, hành vi các thành viên
Các thành viên trong tập thể đã có những yêu cầu lẫn nhau về tráchnhiệm và nghĩa vụ Bản thân mỗi thành viên tự đặt ra được cho mình nhữngyêu cầu phát triển riêng Đội ngũ cán bộ chủ chốt đã vững mạnh, hoạt độngđồng bộ và có khả năng tập hợp các thành viên
Đến giai đoạn này, người lãnh đạo phải kết hợp hài hòa hai phong cáchlãnh đạo độc đoán và dân chủ
Người lãnh đạo là nhân vật cố vấn, tham mưu cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
tổ chức và thực hiện các quyết định thông qua các tổ chức chính thức của tập thể.Người lãnh đạo cần tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên tham gia đóng góp
ý kiến trước khi ra quyết định về các vấn đề Các hoạt động tự quản, nâng caotrình độ chất lượng của hoạt động trong tổ chức cần được mở rộng
1.3.4.4 Giai đoạn tập thể phát triển cao
Giai đoạn phát triển thứ tư của tập thể còn gọi là giai đoạn tự quản haytổng hợp bậc cao Đây là lúc mà mọi thành viên đã ý thức được đầy đủ và sâusắc mục đích của tập thể và chuyển thành nhu cầu bên trong của bản thân.Các thành viên có sự thống nhất lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể
Trang 25Trong tập thể có sự nhất trí cao về quan điểm, tư tưởng; có sự tương trợ phổbiến không chỉ trong công tác mà cả trong đời sống của cá nhân Tập thể đề racác tiêu chuẩn đạo đức cao, tiên tiến, mọi người biết đấu tranh giải quyết hợp
lý những va chạm trong công tác và trong sinh hoạt trên tinh thần đoàn kết,xây dựng lẫn nhau
Ở giai đoạn này dư luận tập thể luôn đúng đắn và mạnh mẽ, truyềnthống của tập thể đã hình thành và luôn được củng cố Tập thể hiểu rõ từngngười và đề ra yêu cầu phù hợp với từng cá nhân
Trong giai đoạn này, phong cách lãnh đạo phải thật sự tiên tiến, đáp ứngyêu cầu phát triển của tập thể ở trình độ cao
Người lãnh đạo phải chuyển sang phong cách dân chủ trong quản lý.Các quyền hạn pháp lý được sử dụng một cách hạn chế, thay vào đó là tinhthần tự giác, tinh thần trách nhiệm của các thành viên
1.4 Nội dung xây dựng tập thể sư phạm ở trường tiểu học
1.4.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống quy chế hoạt động trong tập thể sư phạm
Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu tráchnhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo cácquy định của pháp luật và của Điều lệ trường TH, là người quyết định và chịutrách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trường Tuy nhiên, các tổ chứcĐảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ chuyên môn, là các tổ chức chínhthức có vai trò rất quan trọng trong công tác phát triển nhà trường và thựchiện mục tiêu giáo dục Hiệu trưởng phải hoàn thiện các tổ chức này, đồngthời xây dựng qui chế hoạt động và phối hợp, tạo dựng sự thống nhất giữa các
tổ chức trong nhà trưòng Trên cơ sở đó, tạo nên giá trị và sức mạnh củaTTSP
Xây dựng một đội ngũ những người cộng sự có năng lực, đoàn kết tin
Trang 26tưởng lẫn nhau Giới thiệu các cá nhân tích cực, có năng lực phù hợp vào các
vị trí chủ chốt cho các đoàn thể, tổ chức Xác định cụ thể về quyền hạn vàtrách nhiệm cho từng người
Xây dựng được mối quan hệ hợp tác trong quá trình hoạt động và quan
hệ phối hợp với đoàn thể trong nhà trường một cách phù hợp Tạo điều kiệnphát huy tốt vai trò của từng người, từng bộ phận, từng tổ chức trong việcgiảng dạy và giáo dục học sinh
Quy chế hoạt động giúp tổ chức tạo được một hệ thống pháp quy vĩ mô,tạo ra nội lực mạnh mẽ, thúc đẩy tổ chức phát triển
Nhà trường cần xây dựng một hệ thống quy chế hoàn thiện, đề ra cácnguyên tắc hoạt động, nguyên tắc quản lý nội bộ để tránh sự chồng chéo trongquản lý, đảm bảo cho mọi hoạt động cùa đơn vị vận hành một cách nhịpnhàng, hiệu quả
Quy chế trong nhà trường phải rõ ràng cụ thể Phải được xây dựng quichế một cách có hệ thống, từ những quy định chung cho toàn thể nhà trường,các bộ phận riêng và đến các cá nhân trực thuộc từng bộ phận Điều này giúpcho mỗi cá nhân biết được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân trong tậpthể là gì? Điều gì được phép làm? Điều gì không được phép làm? Trách nhiệm
và quyền hạn ra sao? Tránh tình trạng mơ hồ về nhận thức trách nhiệm vàquyền hạn Đây được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triểncủa tập thể, đánh giá tính tích cực của tập thể
Hiện nay, các trường TH thường có các loại quy chế chủ yếu: Quy chế thi đua, khen thưởng; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp,
Quy chế hoạt động phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy địnhcủa pháp luật nhà nước, của cấp quản lý mà tổ chức trực thuộc và đặc điểm,đặc thù của đơn vị đó
Trang 271.4.2 Xây dựng môi trường làm việc tích cực và định hướng dư luận
lành mạnh
a Môi trường làm việc tích cực
Môi trường làm việc tích cực chính là tạo được bầu không khí ở môitrường lam việc, hệ thống trạng thái tâm lý tương đối ổn định, đặc trưng củamỗi tập thể Nó không đơn thuần là tổng thể các đặc điểm tâm lý cá nhân màđược hình thành trên cơ sở từ các mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trongtập thể
Để tạo môi trường lành mạnh, thân ái, người lãnh đạo cần chú ý đến vaitrò kiến tạo nên các quan hệ không chính thức trong tập thể, tạo nên sự tươnghợp tâm lý giữa các cá nhân, điều này phụ thuộc rất nhiều vào uy tín củangười lãnh đạo Tạo điều kiện cho các cá nhân hiểu biết nhau, từ đó tăngcường sự cảm thông chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau Vì vậy, phải tăng cường thôngtin, trao đổi tiếp xúc giữa các thành viên trong tập thể
Các giá trị chuẩn mực đạo đức đóng vai trò to lớn đến sự tương hợptâm lý giữa các cá nhân Bầu không khí tâm lý tích cực là mọi người cảm thấylạc quan, vui vẻ khi làm việc trong tập thể, muốn gắn bó lâu dài với tập thể.Mọi người hiểu biết, quan tâm, giúp đỡ nhau với thiện chí tích cực, phấn khởi,hăng say làm việc
Sự nhận xét, phê bình luôn mang tính xây dựng Sự tiếp xúc thoải máigiữa các thành viên Mọi người được tự do, dân chủ trong tư tưởng, hànhđộng Kỷ luật không phải là bắt buộc mà là tự giác, là nhu cầu của mỗi cánhân
Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh, khi vắng mặt, tập thểvẫn hoạt động bình thường Dư luận tập thể lành mạnh điều chình mạnh mẽ ýthức và hành vi của mọi thành viên Coi trọng đúng mức lợi ích cá nhân, thúcđẩy sự phát triển cá nhân, thống nhất hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích
Trang 28chung Việc xây dựng một bầu không khí tâm lý lành mạnh, đoàn kết, thân ái
là nhiệm vụ của nhà quản lý và mỗi thành viên của tập thể
b Định hướng dư luận lành mạnh
Hiệu trưởng phải thực hiện các chức năng điều tiết các mối quan hệtrong tập thể, điều chỉnh các mối quan hệ trong tập thể thông qua những tácđộng lên hành vi của các cá nhân Trên cơ sở đánh giá, phán xét các sự kiện,hiện tượng dư luận tập thể góp phần xây dựng các chuẩn mực, hướng dẫn cácviệc nên làm, không nên làm Đồng thời, phải động viên, khuyến khích hoặcphê phán, công kích những biểu hiện đạo đức hành vi của các cá nhân, cùanhóm người trong tập thể Nó còn có tác dụng phòng ngừa các hành vi phạmpháp, buộc các cá nhân phải đi theo khuôn khổ vả chuẩn mực xã hội
Để định hướng dư luận tập thể lành mạnh cần phải có những thông tin
sự kiện thật chính xác Hình thành thái độ đúng đắn, khách quan về hiệntượng, tạo sự phát ngôn đúng mức, trên cơ sở hợp pháp, hợp lý, hợp tình.Điều khiển và điều chỉnh dư luận tập thể để làm áp lực xóa bỏ tiêu cực, kiêntrì thuyết phục để luôn có dư luận lành mạnh
Dư luận tập thể là những nhận định, đánh giá, phán đoán của các thànhviên trong tập thể về một sự kiện, sự vật nào đó trong tập thể hoặc trong xãhội Sự hình thành dư luận trước tiên phụ thuộc vào tính chất của sự kiện,hiện tượng gây ra dư luận đó Sự hình thành dư luận còn phụ thuộc vào mức
độ chuẩn bị tư tưởng của các cá nhân trước sự kiện đó
Quan điểm, lập trường, cách sống, cách suy nghĩ của con người ảnhhưởng đến tính chất của dư luận Vì vậy, trang bị, bồi dưỡng, nâng cao nhậnthức, hiểu biết, xây dựng định hướng giá trị, chuẩn mực đạo đức, thái độkhách quan, đúng đắn cho các thành viên là nhiệm vụ quan trọng của ngườiquản lý trong việc hình thành dư luận tích cực trong tập thể Số lượng và chấtlượng thông tin ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành dư luận Nếu thông
Trang 29tin không đầy đủ, không rõ ràng thì phán đoán sẽ mơ hồ, sẽ dẫn đến dư luậnkhông chính xác, hình thành tin đồn Nếu thông tin đầy đủ, chính xác thì sẽhình thành dư luận theo chiều hướng tích cực và đúng đắn.
1.4.3 Xây dựng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đối với từng thành viên và tập thể sư phạm
Mỗi thành viên xác định được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của bản thân,không ngừng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, tác phong xứng đáng là tấm gươngsáng “về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo Từng thành viêntrong tập thể tích cực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ Mỗi người có ý thức tự phê bình, mạnh dạn nhận khuyết điểm đểsửa chữa Nhu cầu về sự tiến bộ của bản thân mỗi người trở thành thiết yếu
Các thành viên biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tậpthể Luôn chủ động, tự giác, hết lòng, hết sức vì công việc chung Say mêsáng tạo trong công việc giảng dạy và giáo dục Mỗi thành viên có ý thứcphải liên đới trách nhiệm đối với công việc chung, tự kết hợp với nhau trongmọi hoạt động Các thành viên đều có ý thức tự quản, tổ chức kỷ luật trởthành nhu cầu của các cá nhân
Từng thành viên trong tập thể đều hết sức cố gắng giảng dạy và giáodục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm Kết quả họctập của học sinh ngày càng đi lên, đạo đức học sinh ngày càng tiến bộ
Mọi thành viên tin tưởng và phấn khởi khi thực hiện nhiệm vụ Quan
hệ giữa các thành viên với Hiệu trường gần gũi, thân mật, cùng hướng tớiviệc thực hiện mục tiêu, kế hoạch của nhà trường
1.4.4 Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể
a Hệ thống các chuẩn mực
Chuẩn mực của một tổ chức hay tập thể là một hệ thống các quy định
mà mọi thành viên của nó đều phải thi hành và phấn đấu thực hiện
Trang 30Một tập thể là một xã hội thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực qui tắchoạt động, những giá trị do con người tạo ra Hệ thống chuẩn mực của tổchức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần cùa một tổ chức Nóbiểu hiện thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, phong cách lãnh đạo; quảnlý cho đến bầu không khí tâm lý, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử đượcxem là tốt đẹp và được mọi người trong tổ chức chấp nhận Như vậy, hệthống chuẩn mực của tổ chức quy định hành vi của mọi thành viên trong tổchức, đồng thời đem lại cho tổ chức một bản sắc riêng.
Tổ chức của hệ thống chuẩn mực đó là biểu hiện bên ngoài gồm nhữngthứ có thể nhìn thấy, nghe thấy, quan sát được như là: cách ăn mặc, trang phụccủa các thành viên, cách bài trí văn phòng, các lễ hội của tổ chức, nghi thứctập thể, các hình thức sử dụng ngôn ngữ, khẩu hiệu, xưng hô, Ngoài racòn phải chú ý đến phần ngầm định bên trong bao gồm: các giá trị thể hiện,các ngầm định nền tảng như niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạngthái cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân Những ngầm định này xemnhư những qui định có tính đương nhiên và tạo nên một sợi dây vô hình kếtnối các thành viên trong tập thể và làm nền tảng cho các suy nghĩ, hành độngcủa các thành viên trong tập thể
Chuẩn mực có vai trò hình thành một hệ thống ứng xử thống nhất củacác thành viên trong tập thể Chuẩn mực là cơ sở để các cá nhân tự đánh giá
về nhận thức và các hành vi ứng xử của mình
Đối với bất cứ một tập thể sư phạm nào, nếu các chuẩn mực được thựchiện một cách nghiêm túc, tức là những người lãnh đạo biết tổ chức duy trì vàthường xuyên kiểm tra thực hiện chuẩn mực tập thể thì tính thống nhất trongnhận thức và hành động của tổ chức và tính tổ chức biểu hiện càng rõ
b Giá trị của tập thể
Giá trị của một tập thể chứa đựng yếu tố riêng biệt Có tập thể đề cao
Trang 31các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa con người trong tập thể Có tập thểlại đề cao tính cộng đồng, trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc Có tậpthể đề cao các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hay khả năng, nănglực Có tổ chức lại đề cao giá trị lợi nhuận Giá trị là cái có ý
nghĩa đối với xã hội nói chung và đối với một nhóm xã hội, một cá nhân nóiriêng Khi được nhận thức, đánh giá, lựa chọn thi giá trị trở nên một trongnhững động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định Nói đếngiá trị cuả một tập thể là nói đến giá trị riêng, bản sắc riêng trên nền tảngnhững giá trị chung
Giá trị trong tổ chức, tập thể được phân chia làm hai loại Loại thứ nhất,
là các giá trị mà tập thể hình thành và vun đắp trong quá trình xây dựng vàtrưởng thành Loại thứ hai là những giá trị mới mà nhà quản lý và các thànhviên mong muốn tập thể có được và từng bước tạo lập nhằm đem đến sự pháttriển mới cho tập thể phù hợp yêu cầu của xã hội Định hướng giá trị cho cácthành viên là công tác quan trọng để xây dựng giá trị của tập thể
Định hướng giá trị được hiểu theo mỗi cá nhân hay cộng đồng nào đó
tự định hướng giá trị cho mình, có nghĩa là lựa chọn cho mình một giá trịhoặc hệ thống giá trị nhất định Mỗi cá nhân hay cộng đồng định hướng giá trịcho một người hay một tập thể nào đó có nghĩa là giáo dục giá trị
Trong một tập thể, định hướng giá trị được chọn lựa và gìn giữ, pháthuy bởi các thành viên, nhưng người lãnh đạo luôn đóng một vai trò quan
ưọng Theo tác giả Trần Kiểm: "Trong một tổ chức, người lãnh đạo phải là tâm điểm thống nhất giá trị Người lãnh đạo phải nắm chắc giá trị chung của
tổ chức, đồng thời hiểu các giá trị của các thành viên trong tổ chức và làm chúng thống nhất với giá trị chung Phẩm chất này đòi hòi người lãnh đạo phải biết hóa giải, tháo gỡ những xung đột không thống nhất về giá trị của các thành viên với giá trị của tổ chức”.
Trang 321.4.5 Xây dựng mục tiêu, tầm nhìn và kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường
a Xây dựng mục tiêu, tầm nhìn
Mục tiêu hay tầm nhìn của nhà trường là định hướng phát triển của nhàtrường trong tương lai Mục tiêu của nhà trường chính là cái đích để mọingười cùng vươn tới, tạo nên mạnh tinh thần và động lực cho cho từng cánhân trong tập thể, làm cho mọi người yên tâm, cố gắng, tích cực, toàn tâm ývới công việc Cảnh tượng về tương lai tươi sáng sẽ tạo động lực thúc đẩymọi người cố gắng hoạt động để đạt được mục đích
Tầm nhìn giúp mọi người trong tổ chức nhìn thấy con đường phíatrước và tập trung vào các mục tiêu sẽ dẫn họ tới đích Tầm nhìn giúp cho các
cá nhân và tập thể vượt qua những khó khăn, chướng ngại làm cản trờ thànhcông của tập thể
Vì thế, hiệu trưởng nhà trường phải huy động được mọi tổ chức và cánhân trong tập thể có niềm tin và quyết tâm thực hiện để đạt mục tiêu
b Xấy dựng chiến lược phát triển của nhà trường
Ta có thể hiểu chiến lược như một chuỗi mục tiêu, chuỗi biện phápliên kết với nhau như là một chuỗi nhân quả, trong đó kết quả cuối cùng là cáiđích của sự phát triển (đích của chiến lược phát triển)
Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường có vai trò như một vănbản có tính pháp qui của nhà trường, là một công cụ quản lý hữu hiệu, đóngvai trò định hướng trong việc hoạch định các chính sách phát triển cũng nhưmọi kế hoạch hoạt động nhà trường Trên cơ sở kế hoạch chiến lược các bộphận chức năng xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện mụctiêu đề ra
Khi xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cần phải xácđịnh cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá
Trang 33đúng tình hình thực trạng của nhà trường trong một khoảng thời gian, khônggian xác định, xác lập các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của nhà trường, xác định cácgiải pháp, biện pháp, chương trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.
1.4.6 Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động sư phạm của CBGV - NV
Điều kiện sống và làm việc của CBGV - NV ảnh hưởng lớn đến chấtlượng công việc và nhiệm vụ của họ Cho nên, hiệu trưởng cần có sự quan tâmđúng mức đến vật chất và cả tinh thần cho tập thể Hiệu trưởng phải thực hiệnđúng và đủ các chế độ chính sách cho CBGV - NV như: Nâng bậc lương, cácchế độ nghỉ hè, nghỉ phép, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng,
Lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên quan tâm đến các thành viêntrong tập thể Khi mỗi GV, NV gặp khó khăn phải tổ chức giúp đỡ, động viênkịp thời Phân công công việc vừa sức cho mỗi thành viên và cần chú ý bố tríthời gian thuận lợi để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Các cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường là điều kiện thiếtyếu cho quá trình dạy học và giáo dục Hiệu trưởng cần tăng cường xây dựng,nâng cấp, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường, tham mưu với các cấp lãnh đạovề: Diện tích mặt bằng, các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành,nhà thi đấu đa năng,…để bảo đảm cơ bản về cơ sở vật chất cho công việc củanhà trường Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị dạy học Bảo đảm thiết bị, hóa chất
và nhân sự vận hành tốt các phòng thí nghiệm thực hành Từng bước nâng cấpcác phòng học bộ môn, phòng thiết bị, bổ sung kịp thời các thiết bị hiện đạicần thiết cho quá trình dạy học Tăng cường đầu sách cho thư viện, tổ chứchoạt động thư viện trở thành nơi học tập thường xuyên cho mọi đối tượng
Tổ chức quản lý sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin nhà trường Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, và kịp thời Xây dựng và cải
Trang 34tạo vườn trường để vừa tạo cảnh quan, vừa phục vụ việc họ tập cho học sinh.Chú ý phân công bảo quản và giữ gìn sân chơi, sân tập luyện TDTT Tổ chứcthực hiện tốt hiện phong trào: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực”, biến phong trào trở thành công tác thường xuyên trong hoạt động củanhà trường.
1.5 Hiệu trưởng trường TH với việc quản lý xây dựng tập thể sư phạm
1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường TH
a Chức năng Hiệu trưởng của trường TH
Hiệu trưởng trường TH là một nhà lãnh đạo đồng thời là nhà quản lýnhà trường thực hiện việc: Xây dựng kế hoạch cho mọi hoạt động của tập thể
sư phạm Thiết lập cơ cấu tổ chức của nhà trường, tổ chức thực hiện và điềuhành mọi hoạt động của tập thể sư phạm Theo dõi, kiểm tra, đánh giá mọihoạt động của tập thể; quyết định khen thưởng, đề bạt, kỷ luật đối với các cánhân và tập thể
b Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường TH
Theo điều lệ trường TH, ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
41/2010/TT-(Có hiệu lực ngày 15 tháng 2 năm 2011).
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng là:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân công, quản lí, đánh giá xêp loại; tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định;
Trang 35- Quản lý hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính, tài sản của nhà trường;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổchức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtrong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáodục;
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối vưới cộng đồng
Như vậy, hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, người chịu tráchnhiệm chính về kết quả giáo dục ở trường mình quảm lý Tuy có các Phó hiệutrưởng và các tổ trưởng chuyên môn giúp việc nhưng hiệu trưởng phải thườngxuyên nắm vững và xử lý các thông tin, đảm bảo luôn có những quyết địnhđúng đắn, nhanh chóng, kịp thời
Nhiệm vụ của người hiệu trưởng do các tổ chức cấp trên giao cho hoặc
do chủ thể quản lý tự tiến hành thiết lập ra khi họ dựa vào kế hoạch quản lý đãxây dựng trước nhằm giải quyết một số vấn đề nào đó do thực tiễn đặt ra
Để bảo đảm hiệu quả, chất lượng công việc, người hiệu trưởng khôngnhững phải xác định rõ trách nhiệm của mình mà còn phải biết phân côngtrách nhiệm, biết giao công việc cho người khác
Trang 361.5.2 Nội dung quản lý xây dựng TTSP ở trường TH
1.5.2.1 Công tác lập kế hoạch xây dựng TTSP
Lập kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý,
V.I Leenin đã từng ví “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và
là cái mốc” trong quá trình thực hiện Phát huy được yếu tố tích cực của
TTSP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của nhà trường Vì thế,đây là nhiệm vụ hàng đầu của hiệu trường Nhiệm vụ này cần phải tiến hànhtheo một kế hoạch lâu dài nhưng đòi hỏi thường xuyên và đồng bộ
Kế hoạch là căn cứ pháp lý, là lộ trình phải vạch sẵn cần phải có để xâydựng TTSP Lập kế hoạch xây dựng TTSP cần thực hiện tuần tự các bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng của TTSP trong những nămqua, tìm hiểu về môi trường của địa phương Nghiên cứu định hướng pháttriển của ngành từ trung ương đến địa phương Thu thập đầy đủ các văn bảnpháp lý Từ những thông tin đó, xác định được những thuận lợi, khó khăn cơbản và xác định mục tiêu kế hoạch xây dựng TTSP cho nhà trường
Bước 2: Dự thảo kế hoạch
Khi lập dự thảo kế hoạch cần đánh giá đúng tình hình của TTSP: Cơ cấu
và số lượng đội ngũ CBGV-NV, nhận định được mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ,thách thức và nguyên nhân của chúng; nhận định chính xác các mặt thuận lợi -khó khăn
Xác định nhiệm vụ của việc xây dựng TTSP xuất phát từ tình hình thực
tế của nhà trường, thực tiễn của địa phương và cùa ngành Nhiệm vụ phải chỉ
ra được: Các chỉ tiêu về số lượng, về các tiêu chí, chỉ số chất lượng, chỉ sốkinh phí (phải được lượng hóa) và thời gian thực hiện
Cụ thể, phải tìm hiểu tình hình TTSP về các mặt rút ra kết luận vềTTSP; Đánh giá TTSP đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển của nó
Trang 37Từ những thực tiễn đó, xác định những nhiệm vụ chủ yếu, các mục tiêu ưutiên, các mục tiêu phụ và điều kiện cần thiết.
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy trong TTSP Xây dựng bầukhông khí tâm lý tích cực, tạo dư luận lành mạnh; Xây dựng ý thức, thái độtích cực, trách nhiệm cao đối vói bản thân và công việc tập thể; Xây dựng viễncảnh tương lai và kế hoạch chiến lược của nhà trường; Xây dựng hệ thống cácchuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể; Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ cho hoạtđộng sư phạm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; Xây dựng các chuẩn để đo đạc
và đánh giá kết quả
Bước3: Lấy ý kiến của tập thể
Quá trình thu thập thêm thông tin, khai thác trí tuệ tập thể và thăm dòthái độ đồng tình ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên với nội dung của kếhoạch Tiến trình thực hiện giai đoạn này gồm các công việc phải làm: Thôngqua cấp ủy đảng; Thông qua liên tịch (BGH, Công đoàn, đoàn thanh niên, tổtrưởng, trưởng ban); Đưa về các tổ để lấy ý kiến đóng góp; Thông qua hộinghị công nhân viên chức
Bước 4: Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch
Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưỏng thông qua kế hoạch trongTTSP, báo cáo lên cấp trên và tiến hành tổ chức thực hiện
1.5.2.2 Công tác tổ chức xây dựng TTSP
Để tổ chức xây dựng TTSP cần phân chia toàn bộ công việc thành cácnhiệm vụ để các thành viên hay các bộ phận trong nhà trường thực hiện mộtcách thuận lợi, khoa học và hợp logic Triển khai việc bố trí nhân lực, tài lực,vật lực
Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa cácthành viên hay bộ phận Theo dõi đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổchức và tiến hành điều chỉnh nếu cần
Trang 38Để tổ chức xây dựng TTSP cần phải nâng cao nhận thức cho CBGV
-NV về tầm quan trọng của TTSP đối với sự phát triển của nhà trường đến tất
cả các thành viên Tạo niềm tin cho các thành viên trong tập thể về viễn cảnhtương lai của nhà trường; Lựa chọn nhân sự, phân công nhiệm vụ thật phùhợp với năng lực, sở trường của từng người, tránh tình trạng áp đặt hoặc phâncông theo số lượng; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trongcông việc và tạo sự gắn kết của mọi người với tập thể; Tuyên truyền rộng rãiđến các tổ chức, đoàn thể trong xã hội về công tác xây dựng TTSP Tạo sựđồng thuận và huy động các nguồn lực để thực hiện
1.5.2.3 Công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng TTSP
Kế hoạch đặt ra mới chỉ là bước đầu, để kế hoạch trở thành hiện thực
và đạt kết quả như mong muốn Hiệu trưởng phải biết triển khai kế hoạch với
tư duy linh hoạt, mềm dẻo, đưa ra những quyết định đúng đắn trước mọi hoàncảnh biến đổi và phức tạp của môi trường xã hội Trong công tác xây dựngTTSP hiệu trưởng cần quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời rà soát và sắp xếpđội ngũ cán bộ chủ chốt phù hợp với năng lực sở trường từng người và điềuchỉnh cơ chế hoạt động cho từng tổ chức và cơ chế hoạt động của nhà trường
Hiệu trưởng xác định các nội dung mà mỗi cá nhân, tổ chức phải thựchiện và đạt được để có bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể Chỉ đạođiều chỉnh và định hướng lành mạnh cho các luồng dư luận
Hệ thống chuẩn mực và các giá trị cốt lõi của TTSP phải được xâydựng bằng chính TTSP đó, được các thành viên thừa nhận và thực hiện Hiệutrưởng phải tập trung trí tuệ của tập thể để thực hiện
Ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực của mỗi thành viên trong TTSP
có vai trò quyết định trong công tác xây dựng TTSP, vì thế hiệu trưởng phảiluôn đề cao và tập trung xây dựng
Để có nguồn nhân lực đầy đủ và chất lượng cho việc thực hiện các kế
Trang 39hoạch Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ cho TTSP Thực hiệntốt các hình thức động viên khuyến khích để các thành viên tích cực tham gia
Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận tăng cường các điều kiện hoạt độngcho TTSP, đặc biệt là công tác đầu tư thiết bị dạy học Đồng thời, phải hết sứccoi trọng công tác bảo dưỡng, duy tu cho cơ sở vật chất nhà trường
Định hướng cho các bộ phận, các cá nhân xây dựng kế hoạch, nêu cácchỉ tiêu phấn đấu cụ thể, dựa trên kế hoạch chung của nhà trường Những sailệch, thiếu sót và mâu thuẫn nảy sinh khi thực hiện mục tiêu hoạt động hiệutrưởng cần chú tâm phát hiện và giải quyết kịp thời
Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khuyến khích mọi thành viêntrong tập thể tham gia các hoạt động, Khi tổ chức các họat động chú ý phâncông bố trí đủ số lượng và chất lượng nhân sự, ưu tiên cho phát huy năng lực
sở trường của mỗi cá nhân
1.5.2.4 Công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng TTSP
Trong quản lý công tác xây dựng TTSP công tác kiểm tra, đánh giáđóng vai trò quan trọng Thực hiện tốt công tác kiểm tra - đánh giá giúp hiệutrưởng thực hiện tốt việc ra quyết định quản lý
Để thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng cáctrường hết sức quan tâm và đầu tư nhiều công sức để tìm kiếm các giải phápkhoa học và phù hợp
Trong quy trình kiểm tra - đánh giá cần chú trọng đến việc xây dựngnội dung và tiêu chí kiểm tra - đánh giá khoa học, khách quan, bám sát thực tế
và thật cụ thể Các tiêu chí đánh giá phải lượng hóa được, tạo thuận lợi choquá trình thực hiện; Tạo điều kiện và yêu cầu mỗi cá nhân, bộ phận tự kiểmtra, đánh giá hiệu quả công việc được giao trước khi tập thể đánh giá; Thựchiện tốt công tác phối hợp các lực lượng trong kiểm tra - đánh giá Thành
Trang 40phần chính thông thường là hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởngchuyên môn và các trưởng bộ phận Tuy nhiên, hiệu trưởng cần mở rộngthành phần trong đội ngũ kiểm tra Trong các phong trào nói chung và phongtrào thi đua nói riêng cần bổ sung các giáo viên có kinh nghiệm và đại diệncác đoàn thể trong nhà trường Một số trường hợp nên có đại diện cha mẹ họcsinh.
Tổ chức quán triệt cho lực lượng kiểm tra về mục đích, nội dung, hìnhthức và yêu cầu của mỗi lần kiểm tra đánh giá Tổ chức phù hợp các hình thứckiểm tra - đánh giá đối với từng nội dung, từng đối tượng Các hình thức thựchiện kiểm tra cần đa dạng, ví dụ như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định
kỳ, kiểm tra đột xuất,…
Trong kiểm tra – đánh giá phải lưu ý đến các nguồn thông tin đáng tincậy khác, có biện pháp ngăn ngừa hiện tượng đối phó, bảo đảm kết quả kiểmtra - đánh giá phản ánh thật chính xác mọi công việc Sau mỗi lần kiểm tra -đánh giá, phải tổ chức tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm, nêu giải phápđiều chỉnh các sai lệch
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng TTSP ở trường TH
1.6.1 Yếu tố khách quan
1.6.1.1 Đội ngũ giáo viên
Trong TTSP thì đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu Mỗi thành viên trongtập thể đều có cái chung và cái riêng Cái chung là mục tiêu giáo dục cấp học,
là hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường Cái riêng là phẩmchất, năng lực trình độ của mỗi người Cái chung là cơ sở để gắn kết các cánhân với nhau và với tập thể
Một TTSP tốt khi các thành viên đều tốt Nhiều thành viên tốt sẽ xâydựng được TTSP tốt TTSP tốt là một tập thể đoàn kết vững mạnh Nếu độingũ GV có phẩm chất chính trị tốt, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá