1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm

84 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Công Tác Chủ Nhiệm
Tác giả Lê Thị Huyền Trân
Trường học Trường THPT Nguyễn Hiền
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 13,87 MB

Nội dung

Trước thực trạng trên, là một giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm - người luônđược các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ thứ hai của các embởi sự gần gũi , thấ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_

An Giang, ngày 15 tháng 2 năm 2021

BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ:

- Họ và tên: LÊ THỊ HUYỀN TRÂN Nam, nữ: NỮ

- Ngày tháng năm sinh: 05 - 10 - 1981

- Nơi thường trú: ấp Bình Hoà 1 - xã Mỹ Khánh – TPLX - AG

- Đơn vị công tác:trường THPT Nguyễn Hiền

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân chính trị

- Lĩnh vực công tác: Giáo dục

II.- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:

Từ thực tế tôi đã quan sát ở tại trường THPT Nguyễn Hiền, các em vẫn còn tồn tạirất nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ như tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, thu mìnhtrong các giờ ra chơi tập trung lên mạng chơi game, yêu đương sớm, có những hành vithiếu chuẫn mực với bạn khác giới Có những học sinh cư xử thiếu lễ phép trước thầy côgiáo như: tỏ thái độ thách thức khi bị nhắc nhở, xem thường những quy định của trườnglớp, không chào Nhiều em ý thức kỉ luật yếu, kĩ năng sống còn thiếu dẫn đến các em cónhững ứng xử không lành mạnh trước thầy cô, bạn bè Hơn nữa nhận thấy tính cấp báchcủa việc rèn kĩ năng sống (KNS) cho học sinh trước tình hình chung của xã hội hiệnnay, tôi rất trăn trở làm thế nào để rèn kĩ năng sống cho các em

a Thuận lợi

- Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán

bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh phổ thông, hướng dẫn tích hợp giáodục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổthông

- Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã bước đầulàm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau

- Một số hoạt động giáo dục KNS đã được đa số các trường chú ý thực hiện trongkhuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động

- Giáo dục KNS từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng

đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh

- Hình thức tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu được thực hiện trong một số mônhọc, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm với nội dung khá đadạng

b Khó khăn

- Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa

có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,…) Tổ chức giáo dụcKNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục

Trang 2

không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt độngngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, ) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thựchiện.

- Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâmgiáo dục KNS cho học sinh

- Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin,

sự hội nhập của nhiều nền văn hoá các nước phương Tây, của lối sống thực dụng …Nhậnthức của xã hội chưa cao, chưa chú trọng hợp tác trong giáo dục, văn hoá xã hội thấp trong

đó kĩ năng sống của các em yếu dẫn đến dễ vấp ngã, ảnh hưởng đến sự phát triển nhâncách, đạo đức của học sinh

- Gia đình, cha mẹ các em phải bươn chải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên concái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lí, nhiều phụ huynh có tư tưởng khoán trắngcho nhà trường, “trăm sự nhờ thầy, nhờ cô”, họ chỉ chú trọng đến việc con mình học

có giỏi hay không, có được lên lớp không Họ tìm thầy dạy giỏi cho con học thêm vào mọikhoảng thời gian trống mà quên đi điều quan trọng rằng cái gốc của sự học là học làmngười Bởi vậy ngoài việc học văn hoá, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô

bổ trên mạng, trên điện thoại di động, số còn lại thì sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ

- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm

- Lĩnh vực: Chủ nhiệm

III MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN:

3 Thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay 3.1 Một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa chú trọng giáo dục KNS cho học sinh

Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là cònxem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dụcKNS cho học sinh

Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiệnNghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đếnnăm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dụcphổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạyngười”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”

3.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viênđều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ.Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêucầu này Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nộidung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức

mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứngphó và hòa nhập với cuộc sống

Trang 3

Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn Giáodục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệthống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọinơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từngmôn học và trong các hoạt động giáo dục Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều

và rất đa dạng Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học cácmôn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trảinghiệm

Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghépvào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòngchống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, … tạo nhiều cơ hội vàđiều kiện để triển khai giáo dục KNS

3.3 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh phổ thông

Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạnchế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết

Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng

xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sốngnhư: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha

mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gâyphiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động,

A.Hiện trạng ban đầu trước khi áp dụng:

Trong thời kì phát triển tột bậc của khoa học công nghệ hiện nay, con người chúng

ta đã sáng tạo ra những máy móc, thiết bị hiện đại, tân tiến một cách hoàn hảo, đáp ứngnhu cầu của con người về đời sống kinh tế lẫn xã hội Sở dĩ, ta đề cao nền kinh tế tri thức

về mọi mặt bằng nhiều cách trong đó có sự góp mặt của công nghệ cao là bởi vì việc sửdụng các thiết bị hữu ích đó đã tác động một cách mạnh mẽ, làm bước đà để đóng góp nênnhiều thành tựu to lớn cho toàn nhân loại Song, khi con người gắn liền và sử dụng quámức thì dù những công cụ khoa học đó có lợi hại đến đâu, có hay đến nhường nào thì giờđây nó cũng mang trong mình “con dao hai lưỡi” Như chúng ta đã biết, thời đại ngày nay

là thời kì hội nhập và cùng nhau phát triển hay gọi tắt là thời kì “mở cửa”, vì vậy mỗi quốcgia trên thế giới đều có cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, áp dụng những thànhtựu khoa học kĩ thuật đưa vào cuộc sống.Bên cạnh việc tiếp thu một cách lành mạnh, thìngày nay lại tạo nên một “cơn bão thiết bị thông minh”, mọi người dần rời xa, lãng quênnhững giá trị cốt lõi của cuộc sống mà cứ thế “cắm mắt” vào điện thoại, máy tính thay vìtạo dựng cho chính bản thân mình một cốt cách một lối sống tươi đẹp, tận hưởng “cái đẹp”thực sự của cuộc sống bằng cách không ngừng học tập nhưng không chỉ đơn giản nhưvậy, học ở đây không chỉ gói gọn bằng những lí thuyết trên trang giấy mà còn chính là đạođức là những kĩ năng sống thiết thực Theo như công tác chủ nhiệm, được tiếp xúc nhiềuvới học sinh của lớp, tôi càng nhận thấy nhiều hơn về việc thiếu kĩ năng sống của học sinhđang ngày càng trầm trọng Có thể là nó sẽ không bộc phát ngay bây giờ, nhưng ngày quangày, lầm bước sẽ càng lầm bước, như thế khác gì là phá hủy cả tương lai đất nước khiđào tạo ra những công dân yếu ớt, không có chút kĩ năng sống nào cả Giới trẻ nói chung

và học sinh nói riêng, đang ngày càng chạy theo vật chất mà lãng quên đi giá trị cuộcsống, chẳng những quên đi mà càng làm xấu làm cho cuộc sống của chính mình như mộtcon rô-bốt, làm theo những gì đã lập trình mà hoàn toàn không có hướng đi nào cho cuộcđời của mình Vì thế mà hiện trạng thiếu kĩ năng sống của học sinh cần được đặt lên hàngđầu hiện nay

Trường THPT Nguyễn Hiền nơi tôi đang công tác là ngôi trường luôn có truyềnthống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, do đó ngay từ đầu

Trang 4

năm học chúng tôi đã được ban giám hiệu chỉ đạo triển khai nhiệm vụ rèn kĩ năng sốngcho học sinh Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trongcông tác giảng dạy cũng như trong giáo dục Học sinh của trường thuộc nhiều địa bàn khácnhau, ý thức học tập của các em tương đối tốt nên không cần đến ban quản sinh Được sựcho phép của Sở giáo dục và đào tạo trường tổ chức cho học sinh học hai buổi một ngày.Buổi sáng học thời khoá biểu chính khoá, buổi chiều học theo thời khoá biểu học phụ đạocác môn Toán, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh nên học sinh có điều kiện học tập,vui chơi sinh hoạt tập thể, tránh tình trạng học sinh đến trường một buổi còn mộtbuổi rong chơi lêu lổng Mô hình tổ chức này được toàn thể phụ huynh hoan nghênh,ủnghộ

Từ thực tế tôi đã quan sát ở các em vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề đáng phải suynghĩ như tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, thu mình trong các giờ ra chơi tập trung lênmạng chơi game, yêu đương sớm, có những hành vi thiếu chuẫn mực với bạn khác giới

Có những học sinh cư xử thiếu lễ phép trước thầy cô giáo như: tỏ thái độ thách thức khi bịnhắc nhở, xem thường những quy định của trường lớp, không chào Nhiều em ý thức kỉluật yếu, kĩ năng sống còn thiếu dẫn đến các em có những ứng xử không lành mạnh trướcthầy cô, bạn bè Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn kĩ năng sống cho học sinhtrước tình hình chung của xã hội hiện nay, tôi rất trăn trở làm thế nào để rèn kĩ năngsống cho các em Tập thể lớp 11c10 do tôi phụ trách có 43 học sinh, gia đình các em phầnlớn thuộc vùng ven thành phố, có đủ các thành phần kinh tế, hoàn cảnh gia đình khônghoàn thiện Các em dồi dào về thể lực, trí tuệ nhạy bén, thích tìm tòi, sáng tạo,thích tựkhẳng định mình, có em ngoan hiền, ý thức học tập tốt Nhưng vẫn có một vài học sinhtrầm, ít bộc lộ cảm xúc, một số em chưa ngoan sống ích kỉ, phụ huynh học sinh của lớpchưa thực sự quan tâm chăm lo tới việc học tập, rèn luyện của con em mà chủ yếu tạođiều kiện về kinh tế, quan tâm đến kết quả cuối kì Còn có trường hợp suy nghĩ khoántrắng cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường Nhiều em trong cuộc sống đời thường các

em biết đi xe máy, biết sử dụng điện thoại di động, biết sử dụng máy vi tính, lên mạng và

sử dụng các tiện nghi hiện đại nhưng lại ứng xử chưa có văn hoá trong giao tiếp nơi côngcộng, tham gia giao thông trong khi thiếu hiểu biết về luật giao thông, chưa có ý thức bảo

vệ môi trường Trong tư duy biết cách nhận xét đánh giá người khác qua hành động,ngôn ngữ, cử chỉ…nhưng lại thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi Trong ănmặc các em biết cách chọn trang phục hợp thời trang, trong giao tiếp biết cách làm quen,kết bạn, trong quan hệ biết cách tặng quà, ga-lăng với bạn khác giới nhưng bên cạnh đócác em còn thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, sống thờ ơ với bạnbè, người thân và những ngườixung quanh… Phải chăng các em có kĩ năng sống nhưng lại thiếu nhận thức về việc rèn

kĩ năng sống ?

Trước thực trạng trên, là một giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm - người luônđược các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ thứ hai của các embởi sự gần gũi , thấu hiểu với các em nên tôi nhận thấy tầm quan trọng rất lớn của việc rèn

kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm để những học sinh trong tay mình trở thành conngười “vừa hồng vừa chuyên”, tôi tự nhủ phải rèn kĩ năng sống cho học sinh ở mọi lúc,mọi nơi, nhằm giúp các em có nhiều kiến thức và cách ứng xử phù hợp Mục đích của tôicũng chỉ là làm sao để các em hãy trong trắng, hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình, chútâm vào việc học, trau dồi kĩ năng học tập hiệu quả, sống tốt trong cuộc sống hiện đại ngàynay Mỗi học sinh phải là một con người có nhân cách đàng hoàng, được tôn trọng, đượcthể hiện cá tính sáng tạo của mình một cách hồn nhiên, vô tư nhất

*Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh Trung học Phổ thông:

Trang 5

- Đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển tự ý thức Bên cạnh sự phát triển của tự ýthức và tự đánh giá, tính tự trọng của HSTHPT cũng phát triển mạnh Vì thế, rất cần xâydựng chủ đề tự xác định giá trị cho các em

-Các mối quan hệ giao tiếp của học sinh THPT ngày càng được mở rộng về phạm

vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng Tuy nhiên, kinh nghiệm và giao tiếp củacác em còn hạn chế Nên cần có chủ đề KN giao tiếp để giúp các em biết giao tiếp có hiệuquả với người khác

- Ở lứa tuổi này, đời sống tình cảm, xúc cảm của học sinh rất phong phú, đa dạng,đồng thời áp lực trong quan hệ giới tính, trong học tập để đạt được mục tiêu cùng với rấtnhiều yếu tố khác trong đời sống gia đình, các mối quan hệ trong nhà trường và cộng đồng

có thể gây căng thẳng cho các em Nên cần có chủ đề giáo dục kĩ năng ứng phó với xúccảm, căng thẳng cho HSTHPT -Do thiếu kinh nghiệm và KNS, do suy nghĩ còn nông cạnnên các em có thể có những hành vi bạo lực với người khác khi có mâu thuẫn, xung đột.Một thực tế đang tồn tại khá phổ biến các hiện tượng HS THPT giải quyết mâu thuẫn vớinhau bằng bạo lực, thậm chí các em nữ cũng tham gia Vì vậy, cần giúp các em thay đổinhận thức, thái độ và hành vi để giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, mang tính xâydựng

Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàndiện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh Đảng ta xác định con ngườivừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mớiphát triển toàn diện Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên thế

hệ học sinh không toàn diện Khó ứng phó với thực tế của cuộc sống Nền kinh tế xã hộinước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều vấn đề màđòi hỏi mỗi con người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết hiệu quảnhững vấn đề đặt ra

Và nhà trường phổ thông có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em,truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vàođời Các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còntiếp xúc với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kĩ nănggiải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực Lí thuyết đã chỉ ra rằng con người là tổnghòa của các quan hệ xã hội Mỗi con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương , đachiều Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phứctạp Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quảvới hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần phải có bản lĩnh, có những kỉ năngriêng để xử lí với những đòi hỏi và thử thách hàng ngày Bởi vậy, chúng ta chỉ quan tâmđến việc dạy nội dung kiến thức nói riêng sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩmchất trong công cuộc đổi mới hiện nay

*Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống cho HS trong nhà trường:

- Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp Việc giáo dục kỹnăng sống cho HS bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây

là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinhhoạt thường ngày

- Mặc dù, hiện nay chúng ta trong thời đại Công nghệ-Thông tin và hội nhập quốc

tế, HS có những hiểu biết khá phong phú nhờ truy cập Internet, nhưng kỹ năng sống củacác em còn nhiều hạn chế Ở lứa tuổi bắt đầu " bước vào đời", bắt đầu sống độc lập, làmviệc và sẽ có những va chạm xã hội, các em cũng rất cần được trau dồi kỹ năng sống Mộttrong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực" là việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cung cấp kiến

Trang 6

tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sữ khỏe và an toàn cuộcsống như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối,

kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, biết nấu ăn, tự chăm sóc sức khỏe

- Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có trên 95% các em nhậnthức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năngsống; 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống Hầu hết các em lúngtúng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống.Từkết quả này cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếunhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ,nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”… Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa của từng vùng… sao cho học sinhcảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ khôngchỉ trên sách vở hay những lời nói suông

- Thực tế hiện nay một bộ phận lớn học sinh còn yếu về kĩ năng giao tiếp, kĩ năngsinh hoạt tập thể, kĩ năng hóa giải căng thẳng… thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức, lốisống Đặc biệt kĩ năng sống còn kém, chưa biết ứng xử với lối sống văn hóa và chưa biếtđấu tranh với những văn hóa đồi trụy, phản động, chưa nhận thức được việc phạm tội, viphạm đạo đức của mình, chủ yếu là đua đòi phạm tội một cách hồn nhiên, ít chịu tu dưỡng,rèn luyện, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường Nhiều em có hoàn cảnh kinh tế khánhưng thiếu ý trí vươn lên tự buông thả mình và trượt dài trên con đường vi phạm phápluật, đạo đức Vấn đề học sinh hiện nay thiếu kĩ năng sống, thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỉ,

vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân đang là những càn trở lớn cho sự pháttriển của thanh thiếu niên hiện nay khiến không ít các bậc phụ huynh làm cha làm mẹ phảiphiền lòng vì con, khiến nhà trường phải bận tâm vì những đối tượng học sinh này trong

xã hội phát triển năng động như hiện nay mà đúng ra các em sẽ rất năng động, tự tin khiđược thể hiện mình trong cuộc sống và trong sinh hoạt, học tập Vấn đề khác là nhiều họcsinh có cuộc sống khép kín với thực tại, luôn đắm mình vào thế giới ảo của Internet củathế giới game…., mà quên đi hoặc đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện khả năng tiềm

ẩn của mình trước đám đông và ngoài xã hội Bên cạnh đó các em chưa được sự quan tâmchăm sóc, động viên, giáo dục từ phía gia đình như cha mẹ chỉ biết lao vào kiếm tiền màkhông quan tâm gì đến việc học tập, sinh hoạt và những hoạt động khác của con em mìnhnhư thế nào

- Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên

là không thể thiếu Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục và xã hội cho rằng rất nhiềuhọc sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng để có thể đương đầu và giải quyết các vấn đềtrong cuộc sống Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quantâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp,học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan,chuyên cần, phát triển nhân cách của học sinh

- Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều hết sức cần thiết chotương lai các em và cần được bắt đầu rèn luyện từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất,theo đó hình thành tính cách và nhân cách Do phần lớn thời gian học sinh ở trường học,nơi hàng ngày diễn ra cuộc sống thực của trẻ, thế nên bắt buộc trẻ phải được rèn luyện từtrong nhà trường sau đó mới đến gia đình Nhưng rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ như thếnào cho hiệu quả, thu hút được giới trẻ và các bậc phụ huynh luôn là vấn đề trăn trở củacác nhà trường, của những người làm công tác giáo dục và của toàn xă hội hiện nay.Bác

Hồ của chúng ta đã từng nói:“Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Thật vậy, ngoài việc học tập thì việc rèn luyện

đạo đức của mỗi người học sinh là vô cùng quan trọng Nói đến đức người ta có thể dễ

Trang 7

dàng hiểu đó là những kỹ năng sống sao cho có ích cho bản thân, gia đình và xã hội Kỹnăng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh

- Tôi xin trình bày những điều rút ra từ thực tiễn tôi đã áp dụng cho lớp chủ nhiệmcủa mình trong năm học 2017 -2018 vừa qua, tại lớp 11c10 của trường THPT NguyễnHiền, rất mong được sự chia sẻ của đồng nghiệp cùng đóng góp trong việc giáo dục kĩnăng sống cho học sinh cấp THPT hiện nay Với phạm vi đề tài tôi xin mạnh dạn trình bày

ở đây là: Một số biện pháp giáo dục nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm

B Vấn đề nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu:

1.Tại sao học sinh ngày nay lại không

thường dành thời gian cho kĩ năng sống?

2.Yếu tố dẫn đến việc chểnh mảng trong

rèn luyện kĩ năng của học sinh là gì?

3 Bằng những cách nào để “đánh thức”

sự học hỏi kĩ năng sống?

Rèn luyện kĩ năng sống là một điều cần xuấtphát từ chính nỗ lực của bản thân học sinh vàcần dành cho thời gian ngày qua ngày, cố gắngkhông ngừng, sự chểnh mảng có thể là do bảnthân không dám thử thách và việc đánh thức kĩnăng là một điều yếu tố quan trọng

*Khái niệm “kĩ năng sống”

Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu vàthách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả

(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong

hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ vàhành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (tađang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì

và làm như thế nào)

(*) Theo WHO kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép

cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống Tronggiáo dục, kĩ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhucầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hoá

Rèn kĩ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục

toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: " học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" Giúp học sinh thích ứng

được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường của xã hội hiện nay Thúc đẩynhững hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêucực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Góp phần tích cực cho việc đổimới phương pháp học tập của học sinh

Từ những quan niệm trên có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụthể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của kĩ năng sống là khảnăng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, họctập và làm việc hiệu quả

C.

Thiết kế và phương pháp thực hiện nghiên cứu:

*Giai đoạn 1: Thu nhập dữ liệu và phân tích

+Soạn và phát phiếu câu hỏi gồm có 5 câu bao quanh vấn đề liên quan đến các kĩnăng sống và tìm hiểu rõ nguyên nhân học sinh thường thiếu kĩ năng sống ( mỗi câu sẽ cóphần ghi ý kiến nhằm giúp học sinh bày tỏ quan điểm rõ hơn)

+Bộ câu hỏi sẽ được phát cho lớp tôi chủ nhiệm và cho phụ huynh của các em

+Học sinh không nhất thiết ghi rõ họ tên, những thông tin cá nhân mà chỉ đơn thuầnnêu lên ý kiến, suy nghĩ về kĩ năng sống một cách chân thực và tự nguyện

Trang 8

+Sau khi thu nhập được thông tin thì sẽ thu phiếu khảo sát về và kiểm tra lại cácphiếu câu hỏi đã hoàn thành theo đúng tinh thần khảo sát hay chưa, nếu chưa thì loại bỏcác bài khảo sát làm nhiễu thông tin đi, chất lọc lại thông tin một cách kĩ càng và bắt đầunghiên cứu những vấn đề xoay quanh để đưa ra một đường lối nghiên cứu đa diện.

+ Vì số lượng câu trả lời khác nhau sẽ rất nhiều, ý kiến đa dạng nên tôi sẽ thống kêlại cũng như tóm gọn nội dung các ý kiến, nhìn một cách tổng quát, trong lúc thực hiệnkhông có sự bất công xãy ra, cũng như không gạt bỏ các ý kiến tiêu cực hay sai trái từ các

em học sinh mà tiếp nhận và phân tích rõ hơn lí do

+Những hiểu biết trên sẽ giúp tôi trong nhiều việc như:

 Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn, đa khía cạnh

 Có được những ý kiến hay và sáng tạo trong việc định hướng kĩ năng sốngcho các em học sinh

 Đưa ra những kế hoạch giúp các em tăng hứng thú trong việc rèn luyện kĩnăng sống thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm

 Rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua việc nghiên cứu kĩ năng sống

Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm

*Đối tượng thực nghiệm:

+Học sinh lớp tôi chủ nhiệm: 11c10

+Đối tượng nghiên cứu sẽ được quan sát, theo dõi và áp dụng các phương pháp

* Bảng khảo sát dành cho học sinh:

Câu 1: Em có thường hay quan tâm đến các kĩ năng sống hay không?

A.CóB.Không

Ý kiến khác:

Câu 2: Theo em nghĩ kĩ năng sống có quan trọng không?

A.CóB.Không

Ý kiến khác:

Câu 3: Em đã học được những kĩ năng nào rồi?

A.Kĩ năng giao tiếp

B.Kĩ năng quản lí thời gianC.Kĩ năng thoát hiểmD.Kĩ năng đối đãi

E Kĩ năng kiềm chế cảm xúc

Ý kiến khác:

Câu 4:Nếu cô mở một buổi bàn luận về kĩ năng sống, em có tham gia không?

A.CóB.Không

Trang 9

Câu 5: Em có nghĩ em là một người có kĩ năng sống?

A.CóB.Không

* Bảng khảo sát dành cho phụ huynh:

Câu 1: Anh, chị có thường gắn bó, hỏi han con mình về việc học, vui chơi hay không?

A.CóB.Không

Ý kiến khác:

Câu 2: Anh, chị có thường hay dạy bảo con về các kĩ năng sống hay không?

A.CóB.Không

Câu 3: Theo anh, chị con của mình có mắc những bệnh như trầm cảm hay không?

A.CóB.Không

Câu 4: Con của anh, chị có thường đua đòi, khó dạy hay quát nạt khi ở nhà hay không?

A.CóB.Không

Câu 5: Theo anh chị, con của mình có đủ bản lĩnh để bước vào đời chưa?

A.CóB.Không

Ý kiến khác:

D.Phân tích kết quả khảo sát:

*Kết quả khảo sát học sinh:

Trang 10

Có Không

Ý kiến khác

Thông qua số liệu trên, ta có thể thấy được việc rèn luyện kĩ năng sống đối với học sinh dường như còn khá là xa lạ và không được quan tâm đến nhiều Việc học sinh quan tâm đến chỉ dừng lại ở con số 33% trong khi việc ngược lại đến 43% phần còn lại thì các em dường như xem nó là một việc bình thường và không để ý nhiều đến.

Có Không

Ý kiến khác

Bảng 1.2 Bảng khảo sát câu hỏi 2 dành cho học sinh

Lại là một số liệu đáng lo, số lượng học sinh nghĩ rằng kĩ năng sống quan trọng lại chỉ chiếm 23% thấp hơn cả so với số lượng ước tính của bản thân tôi, việc kĩ năng sống trở nên bình thường hay không cần thiết thực sự cho các em lên đến con số cần phải suy xét là 35%, 34%.

Bảng 1.1 Khảo sát câu hỏi 1 dành cho học sinh

Trang 11

Ý kiến khác

Bảng 1.3 Khảo sát câu hỏi 3 dành cho học sinh

Các kĩ năng của các em dù cho nằm ở tỉ trọng tương đối ổn song lại mất cân bằng và kĩ năng thoát hiểm riêng chỉ 9% là một điều đáng lo, vì xung quanh chúng ta, thiên tai có thể bất ngờ ập đến hay các tình huống nguy hiểm đến tính mạng vẫn tồn tại song song chúng ta Đó đáng lẽ phải là kĩ năng được đặt ở tầm quan trọng để học hỏi và rèn luyện

ấy thế lại chỉ vỏn vẹn con số nhỏ bé ấy.

Có Không

Tiếp tục là việc học sinh không có mấy hứng thú với việc học hỏi kĩ năng sống.

Bảng 1.4.Khảo sát câu hỏi 4 dành cho học sinh

Trang 12

Có Không

Bảng 1.5.Khảo sát câu hỏi 5 dành cho học sinh

Trái ngược với tất cả nghiên cứu trên, tỉ lệ các em học sinh tự cho mình là có kĩ năng sống lại cao hơn là không Đây là một câu hỏi lớn, liệu các em có thực sự hiểu rõ được

kĩ năng sống hay không

*Kết quả khảo sát phụ huynh:

Trang 13

Có Không

Ta thấy được, việc dạy con về kĩ năng sống lại không được chú trọng.

Có Không

Câu hỏi đặt ra là phụ huynh có nghĩ con họ trầm cảm hay không, kết quả thu được trái ngược với hiện trạng trầm cảm, tự kỷ của học sinh hiện nay.

Bảng 2.2.Khảo sát câu hỏi 2 dành cho phụ huynh

Bảng 2.3.Khảo sát câu hỏi 3 dành cho phụ huynh

Trang 14

Có Không

Bảng 2.4 Khảo sát câu hỏi 4 dành cho phụ huynh

Việc hay đòi hỏi vật chất từ ba mẹ là một biểu hiện của việc phụ thuộc vào ba mẹ cùng thái độ không tốt dành cho ba mẹ.

Có Không

Ý kiến

Phụ huynh chọn cách tự định hướng cho con thay vì hướng dẫn và tin vào khả năng của con em.

*Kết luận chung: thông qua khảo sát tôi nhận thấy được những câu hỏi lớn được đặt ra và

cũng như những nguyên nhân bao quanh về 2 khía cạnh chủ quan lẫn khách quan, đồng

Bảng 2.5.Khảo sát câu hỏi 5 dành cho phụ huynh

Trang 15

thời tôi nhận thấy nếu thông qua công tác chủ nhiệm tôi có thể giải quyết được vấn đềthiếu kĩ năng sống của các em.

E Nguyên nhân cần phải giáo dục kỹ năng sống cho các em: do học sinh thiếu

ý rằng hình thức ngoại hình cũng là một yếu tố tác động đến các mối quan hệ trong cuộcsống, giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong một số trường hợp nhưng các em lại quá sa

đà vào việc chăm chút bản thân, chính vì thế mà nó đã “ngốn” đi một khoảng thời gian hơilớn của các em Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho các em không dành thời gian choviệc học hỏi và rèn luyện các kĩ năng sống Mặt khác, không chỉ vì sự phô trương hìnhthức mà nguyên nhân chính khiến các em thiếu kĩ năng sống có thể nói là trầm trọng nhưvậy đó là do bản thân của các em xem nhẹ các kĩ năng sống vì nghĩ nó cần thiết hoặc cóthể là do bản tính tự cao của mình Theo như trường hợp tôi nhận thấy thì số đông học sinhcho rằng kĩ năng sống chỉ là việc không quan trọng có thể bỏ qua hay thậm chí là nókhông có lợi ích gì tác động tích cực đến cuộc sống của các em Đó chính là sai lầm mấuchốt đang “ăn sâu” vào trong tiềm thức của các em Lấy ví dụ cụ thể hằng ngày như mộtviệc bạn nghĩ là quan trọng sẽ được đặt ưu tiên lên hàng đầu và ngược lại nếu nó khôngquá cần thiết thì chúng ta sẽ dễ dàng lãng quên để nó sang một bên rồi cất đi từ nào khônghay biết, thì ở đây cũng thế, việc đánh giá kĩ năng sống ở một tầm mức thấp hơn các việckhác như trao dồi kiến thức, phấn đấu cho ngoại hình bản thân hay các thú vui, những sởthích hằng ngày khác thì lâu ngày, kĩ năng sống cũng sẽ bị lu mờ Còn đáng buồn hơn nữakhi có một số bộ phận lớp trẻ cho rằng mình qua giỏi để học những kĩ năng sống tầmthường đó, các em cho rằng mình có thể tự biến chuyển để giải quyết mọi vấn đề khôngcần phải trải qua học tập, rút kinh nghiệm Chính bởi lối tự cao đó, mà các em đã tự hạichính mình và khiến chính bản thân mình thiếu kĩ năng sống nghiêm trọng Hơn thế nữa,việc các em không có được nhận định đúng đắn thế nào là kĩ năng sống hay làm cách nào

để học được đã làm cho các em lúng túng hoặc học một cách không đúng đắn, khôngchuẩn xác làm các em tốn thời gian, công sức, khiến cho việc học kĩ năng sống trở nênnhàm chán, không có hứng thú để tiếp xúc

Chính vì những nguyên nhân xuất phát từ bản thân đó mà đã khiến tôi đặt ra câuhỏi lớn “Gia đình đã thực hiện được trọn vẹn chức năng giáo dục con cái hay chưa?” Nhưchúng ta đều biết, gia đình là một phần tử của xã hội, là nơi dạy bảo nên những lớp ngườitrong tương lai, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng mà bậc nhất là bậc làm cha làm

mẹ Cũng vì thế mà các em thiếu kĩ năng sống cũng là một phần tác động từ gia đình.Theo bảng thống kê khảo sát thu được thì việc cha mẹ dạy bảo cho con em về kĩ năng sống

là tương đối khá ít, trong khi đó cha mẹ lại có tư tưởng chu toàn quá mức cho con củamình Hiểu rằng, là bậc cha mẹ ai cũng sẽ mong muốn con mình sẽ được sung túc sẽ đượcsống một cách hạnh phúc trọn vẹn nên cha mẹ thường sẽ lo lắng hết mực cho con, nhưng

đó không phải là lí do mà cha mẹ lấy ra để giải thích cho việc không giáo dục con em kĩnăng sống vì sợ con sẽ mệt khi tham gia các lớp huấn luyện hay là dồn những kiến thức vô

bổ vào đầu Nhìn xa hơn về các nước phát triển ở bên phía trời Tây, cách giáo dục của họ

vô cùng cải tiến và triệt để Họ có chăm sóc có chăm sóc con cái cẩn thận nhưng họ khôngquá bảo vệ con, họ cho con cơ hội để sống độc lập, tập cho con tự làm và chịu trách nhiệm

Trang 16

khi đó là một đất nước ít xảy ra thiên tai Từ đó mà chúng ta nhìn nó về phía Việt Nam ta,cha mẹ chưa thực sự tạo điều kiện cho con sống độc lập hay có thể nói là cha mẹ chưa đặtniềm tin vào con của mình, đó cũng chính là nguyên nhân tạo cho các em có tâm thế phụthuộc vào cha mẹ quá mức,không tự trang bị cho mình những điều tất yếu để bước vàođời Một yếu tố khác chúng ta có thể đề cập đến đó chính là việc tư tưởng tiêu cực của cha

mẹ ảnh hưởng lên tử tưởng cho con cái Như tôi đã nói, việc học sinh đang dần xem kĩnăng sống không cần thiết đang tăng lên đó cũng xuất phát là do cha mẹ cũng có cái nhìn ynhư vậy, nên họ đâu thể nào dạy cho con họ cách nhìn khách quan về kĩ năng sống, mọithứ chỉ là chủ quan

Cuối cùng đó chính là do xã hội, như một “domino” nếu như một thẻ bị đổ thì lầnlượt các thẻ còn lại cũng sẽ từ từ từng lớp một đổ xuống, và điều đó cũng là hình ảnhtượng trưng cho việc lan truyền tư tưởng không khả quan về kĩ năng sống Một tế bào giađình cho rằng kĩ năng sống không cần thiết, một tế bào khác nhìn vào xã hội không thấymột cánh tay nào từ tế bào gia đình tiên phong trong việc giáo dục con cái về kĩ năng sốngthì cũng sẽ cứ thế mà im lìm và không dạy dỗ cho con mình, để mọi chuyện đến đâu hayđến đó, dần dần hết gia đình này đến gia đình khác rồi dần dần là cả xã hội Việc tác độnglên nhau như vậy sẽ ảnh hưởng hết sức khôn lường, khó mà đổi mới được Hơn thế nữa,việc “mất bò mới lo làm chuồng” cũng là điều cần nhắc đến, xã hội chưa thực sự để tâmđến nhiều việc giáo dục học sinh kĩ năng trong đời sống trong học tập sinh hoạt hằng ngàyđợi đến khi có sự việc gì đáng tiếc xảy ra mới nôn nao đẩy mạnh và sau một thời gian lạivụt tắt

F Biện pháp đề ra:

Chính vì những nguyên nhân đó đều dẫn đến những hậu quả khó lường ảnh hưởngđến học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước, ngày một lệch lạc trong cuộc sốngnên suy cho cùng cần phải đề ra những giải pháp tối ưu hóa vấn đề trên Để giải quyết vấn

đề này cần nhiều giải pháp đề ra trên nhiều phiến diện ở bản thân, gia đình và xã hội.Nhưng thông qua công tác chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ để triệt tiêu được việc này thì cầnđánh trọng tâm vào học sinh, chính là đánh vào tâm lí vào bản thân của các em Chỉ cầnbản thân tốt hơn thì có thể dẫn truyền nhựng tích cực đó lan sang gia đình, xã hội

Qua công tác chủ nhiệm, tôi đã có những kế hoạch giáo dục các em về kĩ năng sống

thông qua 3 tiêu chí : Gần gũi, Tin tưởng và Thực nghiệm Tôi đề cao 3 điều đó bởi lẽ để

chuyển biến tư tưởng của một ai thì chính bản thân tôi cần phải gắn bó gần gũi và hiểuđược thực sự các em nghĩ gì, các em bị vướng mắc ở đâu, tiếp đến là tin tưởng vào khảnăng của các em Niềm tin là một phương thuốc diệu kì, nó là động lực thúc đẩy rất lớn vàđồng thời lí thuyết sẽ mãi là lí thuyết suông nếu không được đưa vào thực hành vận dụngvào đời sống Chỉ có việc áp dụng vào cuộc sống thực tế của các em thì mới có thể giúpcác em nhìn nhận lại những quá trình mà các em đã trải qua, xem xét lại thật sự về hành vithái độ của mình có đúng mực hay không, nó đã ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và từ

đó các em sẽ có cách nhìn mới hơn, thiết thực và đúng mực hơn Tôi không đề cao bảnchất của chuẩn mực, thang đo mà xã hội xưa nay đã đề ra nhưng mà tôi thiết nghĩ dù các

em có đang sống ở một thế giới hiện đại, nơi sáng tạo vô vàn tri thức, sự hội nhập của cácquốc gia không chỉ về kinh tế mà còn là văn hóa, xã hội, nhưng việc giữ gìn bản sắc dântộc là điều cần thiết, cái nào xấu thì xóa bỏ còn cái đẹp trong đạo đức, nhân cách, “thuầnphong mĩ tục” của người dân Việt Nam thì cần phải duy trì và phát huy Vì vậy mà cốt lõicuối cùng vẫn là hướng dẫn các em cách làm người, làm một

người lương thiện, một con người tốt có ích cho xã hội,và điều đó càng khẳng định đượcvai trò lớn của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em

Với học sinh THPT Nguyễn Hiền, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có những kĩnăng cần thiết ở học sinh THPT là :

Trang 17

1 Kỹ năng tự nhận thức:Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản

thân Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể,

tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềmnăng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân mình; quan tâm

và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căngthẳng Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giaotiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được vớingười khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể cớ những quyết định,những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế vàyêu cầu xã hội Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đếnnhững hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác Để tựnhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp vớingười khác

2 Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản

thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và vănhóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảmxúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết Kĩ năng giao tiếp giúp con người biếtđánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi

mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác Kĩnăng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mốiquan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗichúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rấtquan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệkhi cần thiết một cách xây dựng Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năngkhác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâuthuẫn, kiếm soát cảm xúc Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợicủa những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người kháctrong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ

có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng

3 Kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo:Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết

vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổchức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quanniệm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năngđộng với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi; có tầmnhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn các người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệmtrực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt Tư duy sáng tạo là một KNS quantrọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờhoặc ngẫu nhiên xảy ra Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duysáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp Khi một người biết kết hợp tốtgiữa kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càngđược tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề mộtcách thuận lợi và phù hợp nhất

4 Kĩ năng ra quyết định:Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối

mặt với những tình huống, những vấn đề cần giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa

ra quyết định hành động Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết địnhlựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sốngmột cách kịp thời Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trôngchờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy

Trang 18

- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải

- Thu thập thông tin hoặc vấn đề về tình huống đó

- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có

- Hình dung đây đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giảiquyết

- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó

- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu

- Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có được sựlựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống Ngược lại, nếu khôn có

kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gâyảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bảnthân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liênquan

- Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kĩnăng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tư duy phêphán, kĩ năng tư duy sáng tạo…

- Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề

5 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Trong cuộc sống hàng ngày, con người

thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân Tuy nhiên, có những tìnhhuống có thể gâu căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho ngườikhác và ngược lại Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng cókhi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởngkhông tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người Ở một mức độ nào đó, khi một

cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạosức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công Nhưngmặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng

đó quá lớn, kéo dài và giải tỏa nổi Khi bị căng thẳng, tùy từng tình huống, mỗi người cóthể có cách ứng phó khác nhau Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụthuộc vào cách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó Kĩ năngứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tìnhhuống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căngthẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ vàứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng Chúng ta cũng có thể hạn chế những tìnhhuống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều dộ, có kế hoạch, thường xuyên luyệntập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọingười xunh quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khảnăng của bản thân,… Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:

- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng

- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thầncủa bản thân,… Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:

- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng

-Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thầncủa bản thân

-Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh Kĩnăng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hơp của các KNS khác như: kĩ năng tựnhận thức, kĩ năng xử lý cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kĩ năng tìm kiếm sựgiúp đỡ và kĩ năng giải quyết vấn đề

6 Kĩ năng quản lý thời gian: Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết

sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm

Trang 19

trong một thời gian nhất định Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kếhoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căngthẳng do áp lực công việc Quản lý thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trongnhóm kĩ năng làm chủ bản thân Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sựthành công của cá nhân và của nhóm.

7 Kĩ năng đạt mục tiêu: Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một

khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặcthái độ Kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thântrong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó Muc tiêu có thểđược đặt ra trong một khoảng thời gian ngắn, như một ngày, một tuần (mục tiêu ngắnhạn) Mục tiêu cũng có thể cho một thời gian dài như một năm hoặc nhiều năm (mục tiêudài hạn) Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khảnăng thực hiện được mục tiêu của mình Muốn cho một mục tiêu có thực hiện thành côngthì phải lưu ý đến những yêu cầu sau:

- Mục tiêu phải được thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể; trả lời được những câuhỏi như: Ai? Thực hiện cái gì? Trong thời gian bao lâu? Thời điểm hoàn thành mục tiêu làkhi nào? - Khi viết mục tiêu, cần trách sử dụng các từ chung chung, tốt nhất là đề ra nhữngviệc cụ thể, có thể lượng hóa được

- Muc tiêu đặt ra cần phải thực tế và có thể thực hiện được; không nên đặt ra nhữngmục tiêu quá khó so với khả năng và điều kiện của bản thân

- Xác định được những công việc, những biện pháp cụ thể cần thực hiện để đạtđược mục tiêu

- Xác định được những thuận lợi đã có, những địa chỉ có thể hỗ trợ về từng mặt

- Xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu

và các biện pháp cần phải làm để vượt qua những khó khăn đó

- Có thể chia nhỏ mục tiêu theo từng mốc thời gian thực hiện Kĩ năng đặt mục tiêuđược dựa trên kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩnăng tìm kiếm sự hỗ trợ,…

Cùng với các nội dung giáo dục kĩ năng sống là 12 giá trị của cuộc sống cần giáodục là: tôn trọng, hoà bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, tráchnhiệm, giản dị , khoan dung, tự do và đoàn kết Như chúng ta đã biết, rèn kĩ năng sống chohọc sinh là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình giáo dục ở các trường phổ thông, đây

là một công việc đầy khó khăn phức tạp đòi hỏi người giáo viên làm công tác chủ nhiệmcần phải kiên trì nhẫn nại, từng giờ, từng phút theo dõi mọi hoạt động của học sinh, phảiluôn suy nghĩ về trách nhiệm lớn lao của mình đó là “ Tất cả vì sự nghiệp giáo dục, tất cả

vì học sinh thân yêu” Từ đó cần có những giải pháp cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp.Theo tôi để rèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp, mỗi giáo viên cầnthực hiện những giải pháp sau:

GIẢI PHÁP 1: Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Ngày xưa tôi đi học thầy cô rất quan tâm đến việc giáo dục nề nếp đạo đức , tìnhcảm thầy cô bạn bè, cách ứng xử văn hóa… Hiện nay, áp lực công việc của giáo viên quánhiều, nào là hồ sơ giáo án, nào là dự giờ kiểm tra ,nào là các phong trào thi đua… chiếmnhiều thời gian, công việc quá lớn Nhưng chúng ta đã không vì áp lực công việc mà quantâm giáo dục chuẩn mực, vì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các em… Nhận thứcđược điều đó bản thân tôi không chỉ lo dạy kiến thức mà còn quan tâm đến việc giáo dục

kỹ năng sống cho các em

Trang 20

Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức,xác định giá trị,ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ , tự trọng, tự tin… Đây là nhóm kĩ năng màgiáo viên cần chú tâm rèn luyện cho học sinh thông qua tính cách của mỗi cá nhân, giúpcác em cảm nhận , biết được mình là ai, cả về cá nhân trong mối quan hệ với những ngườikhác và trong tập thể lớp Nhóm kĩ năng sống này giúp các em luôn cảm thấy tự tin vớichính mình trong mọi tình huống ở mọi nơi.

Bất kỳ GVCN nào muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình trước hết phải có tâm, cótấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi vềtâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần

am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Đối với những học sinh

có biểu hiện lệch lạc về nhân cách, giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt nhàtrường cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” các em trở về với “cái thiện”, hay giúpcác em học tập những gương sáng xung quanh mình

Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối quan trọng đểkết nối nhà trường với gia đình và xã hội, được coi là cánh tay đắc lực giúp Giám hiệu nhàtrường chỉ đạo sát sao, kịp thời và phù hợp với thực tiễn của trường Hơn ai hết, giáo viênchủ nhiệm là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh Chẳng hạn như: họcsinh đánh nhau, trốn học, không học bài, yêu đương sớm Do đó, ngay từ đầu năm học, tôithường xuyên chú ý đến cách ứng xử của học sinh qua lời nói, việc làm, kiểm tra việc học,việc thực hiện nội qui trường, lớp của học sinh Từ đó, kịp thời uốn nắn sửa chữa khi họcsinh có thái độ, hành vi đạo đức chưa tốt

Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức,xác định giá trị,ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ , tự trọng, tự tin… Đây là nhóm kĩ năng mà tôiđặc biệt chú tâm rèn luyện cho học sinh thông qua tính cách của mỗi cá nhân, giúp các emcảm nhận , biết được mình là ai, cả về cá nhân trong mối quan hệ với những người khác vàtrong tập thể lớp Nhóm kĩ năng sống này giúp các em luôn cảm thấy tự tin với chính mìnhtrong mọi tình huống ở mọi nơi Và muốn thực hiện được điều này đạt kết quả cao trongrèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp, trước hết tôi đã thực hiệnnhững công việc cụ thể như sau :

+ Có tình cảm thật sự đối với học sinh của mình, quan hệ với học trò như là ngườibạn lớn, vừa gần gũi, yêu thương, quan tâm vừa đáng tin cậy Phải biết chia sẻ mọi tâm tưtình cảm và đặc biệt phải nắm được suy nghĩ, hành động của các em để có hướng giáo dục

cụ thể.Cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh với giáo viên (với tư cách làngười lớn) được dựa trên quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Người lớn phải thực sựtin tưởng vào các em, tạo điều kiện để

các em thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động Tạo điều kiện để nâng cao tinhthần trách nhiệm của các em bằng cách tổ chức các dạng hoạt động khác nhau để lôi kéocác em tham gia vào đó một cách tích cực nhằm giáo dục lẫn nhau và tự giáo dục

+ Ngoài tri thức và tài năng sư phạm, cần có lòng vị tha, biết yêu thương vàquí trọng học sinh của mình, có lối sống lành mạnh để làm gương cho học sinh noitheo bởi làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng

về đạo đức, mẫu mực từng lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyênmôn Nói về sự vị tha và yêu thương thì tôi thấy đều này rất quan trọng và nó sẽ quyếtđịnh sự thành công trong công cuộc giáo dục nhân các cho học sinh Trong quá trình tôilàm công tác chủ nhiệm không ít lần gặp trường hợp học sinh vi phạm, bị ghi sổ đầu bài,tôi nhắc nhở thay vì các em nhận thấy đó là lỗi của mình, vì chưa nổ lực để hoàn thànhnhiệm vụ mà ngược lại các em hay đỗ lỗi cho hoàn cảnh, viện lí do này kia biện minh chocái sai của mình, đôi khi các em con gay gắt trả lời khi tôi hỏi lí do tại sao vi phạm nội quynhà trường Khi đó tôi sẽ không tiếp tục vấn đề mà nhẹ nhàng kêu em vào lớp, và hãy suy

Trang 21

có thời gian bình tĩnh suy nghĩ và thấy cách ứng xử nhẹ nhàng của tôi như thế, cuối giờ emhọc sinh này chủ động xin lỗi, và lúc này tôi chỉ để cho học sinh tự nói về lỗi của mình và

đề ra hướng khắc phục

+ Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi tâm niệm rằng rèn kĩ năngsống cho học sinh là thực sự cần thiết, có tác dụng to lớn trong việc xây dựng mộtmôi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của thời đại hiện nay Nhìn chungthanh niên mới lớn là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời con người Đây là thời

kì lứa tuổi phát triển một cách hài hòa, cân đối, là thời kì có sự biến đổi lớn về chất trongtoàn bộ nhân cách để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập Do đó, việc nhận thứcđầy đủ vị trí của lứa tuổi này để có nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp nhằm đemlại hiệu quả tối ưu trong hoạtđộng giáo dục vô cùng quan trọng

+ Kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu, giáo dục đạo đức,giáo dục kỹ năng sống phải trở thành thói quen của mình Có người từng quan niệm rằngsau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với học sinh hơn ai hết, nên hiểu các em và nắm rõhoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốt của thành công trong giáo dục.Người giáo viên chủ nhiệm phải coi mình là người trồng cây, gieo hạt, phải xác định rõquan điểm “Giáo dục là vạn năng”, phải chống lại quan điểm sai lầm bế tắc trước việc giáodục con cái của một số phụ huynh học sinh theo quan niệm:

“Cha mẹ sinh con trời sinh tính”.

Cần thấm thía lời dạy của Bác Hồ :

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Ở trường trung học phổ thông Nguyễn Hiền, nơi tôi công tác rất chú trọng đến việc bồi

dưỡng, rèn luyện để tăng cường năng lực của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáodục Hàng năm Ban giám hiêụ nhà trường có kế hoạch cụ thể chi tiết để bồi dưỡng thêmnăng lực làm công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ

nhiệm như: việc học tập nội quy, quy định về việc đánh giá xếp loại học sinh, bồidưỡng giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh…

+ Chú ý từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói, tác phong sư phạm cho đến trình độ chuyênmôn để làm gương cho học sinh noi theo Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồngthời tạo một môi trường học tập thân thiện Đối với học sinh, thầy cô giáo luôn là thầntượng của các em Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói đến những cử chỉ hàngngày Hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách họcsinh Vì vậy, tôi luôn trau dồi đạo đức, tác phong, không ngừng học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo

+ Ngoài ra, tôi luôn đặt mình vào vị trí của học sinh, phải hiểu được tâm sinh lýcủa các em để có những phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp cho từng đối tượng họcsinh Cần có sự hòa nhập và hợp tác với các em, giáo viên vừa là các thầy cô, vừa là nhữngngười bạn đồng thời cũng vừa là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để các em có thểchia sẽ những vui buồn và những bế tắc trong cuộc sống, trong học tập, trong các mốiquan hệ bạn bè và xã hội khác

+ Bản thân tôi, tôi cố gắng học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, dùng lời lẽmềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó vớihọc sinh Đặc biệt, tôi thường dùng biện pháp động viên, khích lệ, biểu dương kịp thời đểcác em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi Đó là điềukiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh Bởi lẽ, học sinh khôngthể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt Trong quátrình lên lớp, tôi thường chú ý quan sát những biểu hiện chưa tích cực về thái độ học tập,

Trang 22

những cử chỉ, hành vi của các em để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.Quan tâm gần gũi các

em để động viên các em một cách kịp thời hoặc có biện pháp uốn nắn mỗi khi các em cónhững hành vi sai phạm nhỏ nhất Tôi luôn âm thầm theo dõi và quan sát thái độ và hành

vi của học sinh trong tiết học hay giờ ra chơi, có như vậy khi các em có bất kỳ thay đổi gì

là tôi nhanh chóng nhận ra ngay Khi phát hiện tâm lý học sinh đó có sự thay đổi, ngay lậptức tôi sẽ gọi học sinh đó ra trao đổi riêng để tìm hiểu cặn kẻ nguồn cơn của vấn đề, sau đó

sẽ có những lời khuyên và định hướng trong hành vi cho học sinh đó tự mình giải quyết vàvượt qua vấn đề của mình Tuy nhiên không dừng lại ở đó, mà khoảng 2 – 3 ngày sau tôi

sẽ hỏi về kết quả, nếu vẫn chưa tốt thì tiếp tục định hướng cách giải quyết khác cho đếnkhi bản thân của em vượt qua khó khăn của bản thân

+ Có niềm tin vào sự thay đổi ở các em, không nóng vội trong quá trình giáo dục.Luôn cởi mở, tâm sự, chia sẻ cùng các em mọi nơi mọi lúc

Vì thế học sinh lớp tôi có tình cảm gắn bó rất thân thiết với giáo viên chủ nhiệm.Các em xem tôi như người mẹ, người chị, người bạn có thể tâm sự, chia sẻ mọi suy nghĩ, ýkiến, nguyện vọng kể cả tâm sự cho tôi nghe những tình cảm tươi mới của tuổi học tròmong tìm thấy nơi tôi lời khuyên, lời động viên, an ủi, tìm kiếm chỗ dựa tinh thần hay cảnhững quyết định khó khăn trong cuộc sống Cũng bởi vậy mà trong những năm làm chủnhiệm tôi đều nhậnphần thưởng cao quí nhất mà tôi nhận được đó là sự yêu thương, quýtrọng và niềm tin nơi các em dành cho tôi là những lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật,hay nhân dịp năm mới, nhân các ngày lễ lớn hay những lời động viên mỗi khi cô giáo mệtmỏi,căng thẳng Quả thật các em đã trưởng thành hơn rất nhiều đó là điều mà tất cả cácgiáo viên chủ nhiệm đều mong nhận được là phần thưởng cao quý dành cho tôi mà không

có một danh hiệu hay phần thưởng nào quí giá bằng

GIẢI PHÁP 2: Giáo dục học sinh quý trọng thời gian và sự chuyên nghiệp trong công việc.

Giáo dục các em biết quý trọng thời gian, thực hiện nghiêm túc các quy định củanhà trường và thực sự chuyên nghiệp trong các công việc được giao Giúp các em hiểu rõtrong thế giới phẳng ngày nay khi Đất Nước hội nhập thế giới một cách sâu rộng, khi conngười trở thành công dân toàn cầu thì sự chuyên nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng

và có tính quyết định đến tương lai của các em

*Giờ chào cờ đầu tuần:

Nhà trường đã quy định giờ phải ổn định hàng ngũ để tiến hành chào cờ, tuy nhiên

vì những lý do không chính đáng hoặc vì sự thiếu ý thức kỉ luật mà các em sắp hàng chậmtrễ Và các em hay lợi dụng giờ chào cờ đầu tuần mang theo tập sách để học bài, mangđiện thoại theo chơi game thì thật sự rất nguy hiểm, vì khi còn ngồi ghế nhà trường màthực hiện công việc thiếu tính chuyên nghiệp, sau này khi ra xã hội các em rất khó trụvững trong công việc Chính vì thế trong buổi sinh hoạt lớp đầu tiên tôi sẽ phân tích cụ thể

lí đo vì sao phải tuân thủ và thực hiện tốt giờ sinh hoạt chào cờ, và ý nghĩa của buổi chào

cờ Song song đó tôi đề ra quy tắc và thống nhất trong học sinh, nếu ai làm trái xem nhưmột lần vi phạm nội quy của nhà trường Bên cạnh việc giao ước tôi sẽ quan sát các em, đểcác em thấy rằng các em đang thực hiện một buổi chào cờ rất quan trọng, có làm như vậydần dần sẽ biến thành thói quen tốt cho học sinh

Trang 23

Hoạt động chào cờ hàng tuần

*Hoạt động múa:

Song song đó, nhằm mục đích giáo dục tính chuyên nghiệp cho học sinh của mình,tôi thường cho các em tự thực hiện những công việc phù hợp với khả năng của các em Cụthể như trong hoạt động ca múa nhạc chào mừng ngày 20/11, đa số ở các lớp khác thườnghay mướn người biên đạo bài múa hay mướn giáo viên thanh nhạc tập hát, còn riêng lớptôi, tôi khuyến khích các em nên tự làm, tự luyện tập Ban dầu các em không đồng ý vì sợthua lớp khác, nhưng tôi đã nhẹ nhàng thiết phục các em

Thứ nhất: Đây là hoạt động tri ơn nhà giáo, chúng ta nên tự thực hiện nhằm thể hiệntấm lòng biết ơn của mình

Thứ hai: Mướn người rất tốn kém tiền bạc, mà gia đình các em chủ yếu là lao độngchân tay, kiếm được đồng tiền rất cực khổ, không vì sự thắng thua mà làm mất đi ý nghĩacủa phong trào

Thứ ba: Đây là dịp để chúng ta thử khám phá bản thân về năng khiếu

Thứ tư: Hãy tận dụng thời gian tập luyện trong một tháng này mà rèn luyện kỹ nănglàm việc, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác

Khi tôi đã phân tích cặn kẽ như vậy tất cả các em đều thống nhất

Trang 24

Tập múa

Sơ khảo Công diễn

Trong các buổi lao động trái buổi được nhà trường phân công, tôi luôn quy định giờ

cụ thể và tự cho học sinh đăng kí thực hiện nhiệm vụ và tự mang dụng cụ lao động theo đểthực hiện Tôi luôn đến sớm hơn 20 phút quan sát xem các em có đảm bảo đúng giờ vàmang theo dụng cụ lao động có đúng như đã đăng ký hay không Sau khi hoàn thànhnhiệm vụ, tôi sẽ tập họp các em và cho các em tự nhận xét về việc làm được và chưa làmđược, nếu chưa làm được thì tự bản thân đề ra hướng khắc phục và phải thông qua ý kiếncủa tập thể

*Hoạt động vệ sinh và bảo vệ môi trường:

Trang 25

Tham gia cạo giấy quảng cáo

Trang 26

Tham gia vệ sinh vỉa hè phường Bình Khánh

Trang 27

Lao động vệ sinh tại khu lưu niệm Bác Tôn

Trang 28

Lao động vệ sinh tại khu DT Mỹ Khánh Vệ sinh phòng học

Ý thức rèn luyện kỉ luật cao (tuân thủ giờ giấc, tác phong Công nghiệp), chuyên

nghiệp (chào cờ phải tập trung lắng nghe, không làm việc riêng, vệ sinh tốt), tiết

Trang 29

GIẢI PHÁP 3: Tạo ý thức chấp hành kỉ luật cho học sinh trong nhà trường nói riêng

và ngoài xã hội nói chung

Hiện nay rất nhiều vấn đề trong thực tế như ý thức chấp hành luật giao thông, ýthức tiết kiệm, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành nội quy, quy định … và lớnhơn nữa là ý thức chấp hành pháp luật của người dân Việt Nam nói chung và học sinh nóiriêng còn yếu Nhiều công dân Việt Nam khi làm việc tại các công ty nước ngoài thườngxuyên bị phê bình, kỉ luật thậm chí bị đuổi việc chỉ bởi những lí do tưởng như đơn giản:không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang Còn học sinh của chúng ta thì thườngxuyên vi phạm các nội quy, quy đinh của nhà trường từ đi đứng, nói năng, ứng xử…lớn hơn nữa là vi phạm an toàn giao thông, gây rối trật tự xã hội…Bởi vậy, việc đưa

ra những nội quy, quy định của lớp trên cơ sở những nội quy, quy định của nhà trường và

xã hội phù hợp với đối tượng học sinh là cần thiết giúp các em hình thành và rèn luyệntính kỉ luật trong học tập và sinh hoạt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Tuy nhiênnội quy cần linh hoạt, mềm dẻo để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh

Trên cơ sở đó, điều đầu tiên khi nhận lớp tôi tiến hành những phương pháp sau:

- Tìm hiểu đặc điểm tính tình lớp chủ nhiệm

+ Đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh sống của các em + Phân loại học sinh theo các thành phần kinh tế để có biện pháp giáo dục phùhợp

+ Tiếp đến tôi tiến hành phân loại học lực và hạnh kiểm của học sinh qua

học thông qua kết quả của năm học lớp 10

+ Qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi dành thời gian cho các emđược giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với mình về sở thích, ướcmơ…Đây là điều kiện quan trọng giúp phát triển khả năng giao tiếp của học sinh Bởi họcsinh không thể mạnh dạn, tự tin trong môi trường mà người giáo viên gò bó, và áp đặt Từ

đó tôi đánh giá về kĩ năng giao tiếp và khả năng nhận thức của từng học sinh

- Dựa trên những nội quy, quy định của nhà trường tôi cùng các em xây dựng nộiquy của lớp sau đó tổ chức bộ máy tự quản, phân công trách nhiệm của từng thành viênban cán sự lớp

- Bước tiếp theo tôi phân loại học sinh, chia tổ, nhóm sao cho có sự đồng đều vềgiới tính, học lực, hạnh kiểm và hoàn cảnh sống…Đội ngũ cán bộ lớp sẽ tích cực duy trì

nề nếp và nội quy đã đề ra Ban đầu tôi cho học sinh tự ứng cử vai trò ban cán sự lớp, sau

đó tôi đặc biệt chú trọng quan sát, nhận định theo kinh nghiệm kết hợp với việc cho các

em bầu dân chủ để tìm ra đội ngũ cán bộ lớp mới, làm việc hiệu quả và có uy tín với sốhọc sinh trong lớp

Qua giải pháp này các em được rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử, nhận thức và đánhgiá bản thân, rèn tính kỉ luật cho học sinh ngay từ những ngày đầu

Lớp tôi đa số học sinh nhà xa nên hầu như các em phải đi học bằng xe gắng máy,nhưng các em chưa đủ tuổi nên không có bằng lái xe, chỉ được phép chạy xe dưới 50 phânkhối Tuy nhiên có một vài gia đình do tiết kiệm, không muốn mua xe và không ý thứcđược hậu quả nên đã cho con em mình chạy xe có sẵn ở nhà trên 50 phân khối, cho các emgửi xe bên ngoài nên rất khó quản lí Chính vì vậy ngay từ phiên họp phụ huynh đầu nămtôi sinh hoạt thật kỹ về quy định ATGT và những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân họcsinh và người khác Song song đó, mỗi buổi sáng trước khi vào trường tôi thường chạymột vòng bên ngoài trường, quan sát những hàng quán xung quanh trường, nắm bắt kịpthời học sinh nào gửi xe bên ngoài và chạy xe đúng như quy định hay không Nếu pháthiện ngay lập tức trong 15 phút đầu giờ tôi mời lên tìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở, choviết cam kết Nếu có lần thứ hai sẽ mời phụ huynh kiên quyết trao đổi để xử lý triệt để,

Trang 30

trong trường hợp phụ huynh không hợp tác sẽ mời ban giám hiệu và đoàn thanh niên hợptác để giải thích

Trong 15 phút đầu tôi thường cho học sinh đọc một số bài báo của các em tự sưutầm về các vụ án, hay tin tức về an toàn giao thông Nhằm mục đích cập nhật thông tinthời sự và cho các em nhân thức và tự rút ra bìa học kinh nghiệm cho bản thân

GIẢI PHÁP 4: Trang trí “Lớp học thân thiện”:

Trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện - học sinh tích cực” rộng khắp trên cả nước

Cách tiến hành:

- Lên kế hoạch: phân công học sinh mang đất , đóng góp cây xanh

- Sử dụng đồ tái chế làm chậu hoa, vật trang trí trong lớp

- Cùng nhau trồng cây, hoa và trang trí lớp vào thứ bảy cuối tuần

Ý nghĩa:

Ở trong môi trường đó các em được học tập và sinh hoạt trong một bầu không khíthân thiện, gần gũi như gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập vàđem lại hiệu qua cao trong giáo dục Nơi đó trường học, lớp học được các em coi như ngôinhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp

là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó.Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh, tăngcường giáo dục các kĩ năng sống cho các em Trong môi trường phát triển toàn diện đó,học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó đặcbiệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá,tư duy sáng tạo… Chính vì vậy để giáodục,rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thành công tôi luôn quan tâm đến việc trang trí

“Lớp học thân thiện” Đưa cây xanh vào lớp học Theo tôi, lớp học thân thiện phải có câyxanh, bởi lẻ một lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, sẽ giúp các em có mộttâm trạng vui tươi nhẹ nhàng với mỗi ngày đến lớp Nhìn ở phương diện khoa học : cây cỏ

lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể Ở gọc độ đời sốngtinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giản, sảng khoái Qua đógiáo dục các em tinh thần bảo vệ môi trường sống quanh mình

Song song đó việc luân phiên chăm sóc cây cảnh, lau dọn phòng học sạch sẽ phầnnào sẽ rèn cho các em kỹ năng có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khácnhư: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ dùng gọn gàng sạch sẽ Biết tự giác lau bàn ghế, tưới nướccho cây, xếp lại dụng cụ vệ sinh và ghế chào cờ gọn gàng ngăn nắp Làm được như vậyhọc sinh sẽ dần hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh

Trang 31

Trang trí cửa vào lớp Trang trí cuối lớp

Trang 32

Góc tâm trạng Trang trí bàn giáo viên

Trang 34

Các sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa trong học đường

Trang 35

GIẢI PHÁP 5: Tổ chức tiết sinh hoạt lớp hiệu quả.

Thực trạng hiện nay các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên trường rất nhàm chán,chúng ta thường biến tiết sinh hoạt lớp thành một màn tra tấn, mà ở đó giáo viên chúng ta

vì áp lực thi đua mà biến tiết sinh hoạt lớp thành một buổi luận tội học sinh, từ đó đưa racác hình phạt để học sinh không tái phạm, theo tôi đó là một sai lầm Trong tiết SHCN cácGVCN thường tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét các lỗi vi phạm của học sinh, chấnchỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận những trường hợp tái phạm của học sinh.Tiếp theo là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công học sinhthực hiện theo kế hoạch

Theo cách trên giờ sinh hoạt sẽ trở nên nhàm chán, nặng nề vì học sinh tronglớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lí chung sẽ là mắc cỡ,

e ngại,… riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn đó

là tâm lí bất cần sẽ nảy sinh Giáo viên chủ nhiệm sẽ mất cảm hứng để tiếp tục khi lớp cónhiều học sinh vi phạm, thầy cô sẽ dễ rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy, chắc chắn sẽkéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng

Thay vì làm như trên bản thân tôi tiến hành tiết SHCN thành một diễn đàn mà ở đó

là nơi chia sẻ những yêu thương, những buồn vui, và hỗ trợ nhau giải quyết những khókhăn của học sinh Tôi luôn lắng nghe những phản biện của học sinh, phải để cho các emquyền dân chủ, được nói lên tiếng nói của mình, không áp đặt các khuôn mẫu của mình rồibắt học sinh làm theo vì như vậy sẽ làm cho các em mất dần khả năng sáng tạo, thiếu tự tintrong công việc sau này

Công bằng với mọi học sinh trong lớp, thực tế tâm lý một số giáo viên thường cảmtính vì những lý do nào đó mà ta ưu ái một số học sinh nào đó mà vô tình làm tổn thươngcác em học sinh khác trong lớp, điều đó vô tình đã hằn sâu vào trong kí ức các em sự thiếucông bằng trong xã hội, sự thiếu tự tin, mặc cảm dẫn đến các em thường tự ti và sống khépkín, điều đó có tác hại lớn về hình thành nhân cách của các em sau này

Thay đổi tiến trình giờ sinh hoạt chủ nhiệm sao cho tăng tính chủ động của học sinhnhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể chứ không phải vai trò của giáo viên chủnhiệm hay vai trò của lớp trưởng là biện pháp hữu ích trong giờ sinh hoạt lớp nhằm rèn kĩnăng sống cho học sinh

+ Trước hết cần soạn và chuẩn bị kĩ những nội dung cần triển khai trong giờ sinhhoạt , cụ thể hoá những việc làm được và chưa làm được của học sinh để có biện pháp uốnnắn kịp thời

+ Để tạo không khí giáo viên nên ổn định lớp, tạo sự chú ý ở học sinh bằngtrò chơi khởi động,hay một bài hát tập thể rồi mới tiến hành các nội dung giờ sinh hoạt

+ Khi đánh giá, nhận xét giáo viên chủ nhiệm nên cho các tổ nhận xét chéo, chohọc sinh nêu suy nghĩ của mình về những vi phạm của bản thân hoặc của người khác đểcác em có tinh thần phê và tự phê, tạo sự công bằng , khách quan trong tập thể lớp Rènluyện kỹ năng cho HS được phát triển từ dễ đến khó Như mục cùng góp ý trong giờ sinhhoạt, tôi yêu cầu “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trongtuần vừa qua ” Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gươngmặt căng thẳng, sợ hãi vì lần đầu tiên phải nói trước đám đông Nhưng sau vài lần, các

em không còn những cái nhìn ái ngại, dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn,cộng thêm một môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần vàhoà nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởngđộc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng làmviệc đồng đội, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu Với kỹ nănglàm việc đồng đội, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn nhau

Trang 36

trong mọi hoàn cảnh Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trongcuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống.

Biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành một buổi chơi với nhiều trò chơi khác nhau.Các trò chơi này phải được lựa chọn có chủ đích nhằm giáo dục kĩ năng tương ứng chohọc sinh (có thể dựa vào kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp củanhà trường hoặc chủ đềdài hơn do giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp đưa ra) Ngoài việc tổ chức trò chơi tôithường phân công cho học sinh sưu tầm clip mang tính giáo dục cao, thời lượng khoảng 2

Ba phút chiếu cho các bạn xem và khi kết thúc đoạn clip các em sẽ nêu lên thôngđiệp mà mình muốn nhắn nhủ

Việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm sao chotăng tính chủ đông của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnhvai trò của tập thể, để học sinh thấy được và luôn phát huy khả năng phối hợp của nhómtrong khi giải quyết các vấn đề chung

Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính đơn thuần, sẽ làm sai lệchmục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt

- Cách rèn kĩ năng cho học sinh được phát triển từ dễ đến khó

Với cách làm này học sinh sẽ được rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kĩ năngđánh giá người khác, kĩ năng giao tiếp ứng xử, suy nghĩ sáng tạo cũng được phát triển

Cách thức:

Trước tiên, tôi sẽ tổ chức những buổi bàn luận về kĩ năng sống dành cho các em,đây là một tiết học để các em có thể cùng nhau trao đổi, cùng giải đáp tìm hiểu về kĩ năngsống, tạo cơ hội cho các em phát triển kĩ năng tự tin, giao tiếp và ứng xử Tôi sẽ sử dụngtiết Sinh hoạt lớp để giúp các em giải đáp được các thắc mắc trong một thời gian hoạchđịnh chia thành các tiết, các nội dung thực thi trong thời gian dài vừa để tạo điều kiện chocác em bàn luận cùng nhau vừa đảm bảo đúng kế hoạch sinh hoạt lớp trường đề ra Cách

bố trí của buổi bàn luận này rất đơn giản, chỉ cần cho các em ngồi xung quanh, xếp thànhvòng cung, mỗi học sinh có một lượt để thuyết trình trước các bạn Tôi nghĩ rằng, khi các

em đứng trước lớp và rất nhiều cặp mắt nhìn vào các em, các em sẽ dần quen và trở nên tựtin khi nói trước đám đông hơn, tôi muốn cho các em được trải nghiệm, quá trình phấn đấurèn luyện kĩ năng của các em sẽ chắc chắn và song hành

Sau đó là các buổi thảo luận nhỏ, các em được chia thành các nhóm tùy theo sĩ sốlớp, chẳng hạn như lớp tôi là 43 học sinh thì các em sẽ được chia thành 10 nhóm Tôi sẽđặt cho các em những một câu hỏi duy nhất đơn giản dễ hiểu nhưng cần sự trao đổi ý kiếncủa các em, sau đó nhóm sẽ chọn lọc các ý hay rồi sáng tạo ra các sơ đồ tư duy sinh động

và dán lên bảng, tiếp đó thay vì cử đại diện của nhóm lên, tôi sẽ cho nhóm cùng nhautrình bày thể hiện, cùng phối hợp lời nói cử chỉ minh họa tùy vào sự sáng tạo của các em,

đó chính là kĩ năng làm việc nhóm Lớp học là một tập thể và mỗi cá nhân cần phải hòanhập vào tập thể đó, việc cho các em phối hợp với nhau sẽ giúp các em hiểu nhau hơn, từ

đó rèn cho các em được thái độ hợp tác trong công việc trong tương lai, dù trong bất kì nơi

làm việc nào thì việc phối hợp làm việc cùng nhau, thống nhất chặt chẽ sẽ giúp chocông ty hay tổ chức đó vững mạnh Và điều đó cần được học tập từ khi các em ngồi trênghế nhà trường, cho nên việc tạo điều kiện cho các em thực hành sẽ giúp các em rút rađược những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, chẳng phải đó là kĩ năng sống hay sao

Trang 40

Buổi trình bày các chủ đề

Ngày đăng: 13/11/2021, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Khảo sát câu hỏi 1 dành cho học sinh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 1.1. Khảo sát câu hỏi 1 dành cho học sinh (Trang 10)
Bảng 1.2. Bảng khảo sát câu hỏi 2 dành cho học sinh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 1.2. Bảng khảo sát câu hỏi 2 dành cho học sinh (Trang 10)
Bảng 1.4.Khảo sát câu hỏi 4 dành cho học sinh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 1.4. Khảo sát câu hỏi 4 dành cho học sinh (Trang 11)
Bảng 1.3. Khảo sát câu hỏi 3 dành cho học sinh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 1.3. Khảo sát câu hỏi 3 dành cho học sinh (Trang 11)
Bảng 1.5.Khảo sát câu hỏi 5 dành cho học sinh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 1.5. Khảo sát câu hỏi 5 dành cho học sinh (Trang 12)
Bảng 2.1.Khảo sát câu hỏi 1 cho phụ huynh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 2.1. Khảo sát câu hỏi 1 cho phụ huynh (Trang 12)
Bảng 2.2.Khảo sát câu hỏi 2 dành cho phụ huynh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 2.2. Khảo sát câu hỏi 2 dành cho phụ huynh (Trang 13)
Bảng 2.3.Khảo sát câu hỏi 3 dành cho phụ huynh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 2.3. Khảo sát câu hỏi 3 dành cho phụ huynh (Trang 13)
Bảng 2.5.Khảo sát câu hỏi 5 dành cho phụ huynh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 2.5. Khảo sát câu hỏi 5 dành cho phụ huynh (Trang 14)
Bảng 2.4. Khảo sát câu hỏi 4 dành cho phụ huynh - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
Bảng 2.4. Khảo sát câu hỏi 4 dành cho phụ huynh (Trang 14)
Qua bảng so sánh điển hình trên, tôi nghĩ những biện pháp của tôi đề ra là khả thi và có hiệu quả, nói đúng hơn là thông qua công tác chủ nhiệm có thể hoàn toàn giáo dục được kĩ năng sống của các em - SKKN 2020Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
ua bảng so sánh điển hình trên, tôi nghĩ những biện pháp của tôi đề ra là khả thi và có hiệu quả, nói đúng hơn là thông qua công tác chủ nhiệm có thể hoàn toàn giáo dục được kĩ năng sống của các em (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w