1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10: Thư gửi bà - Năm học 2019-2020

4 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 144,4 KB

Nội dung

Hoạt động 2: Luyện đọc: *GV đọc mẫu lần 1 với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nghỉ rõ giữa các phần của bức thư + tóm nội dung bức thư: Tình cảm sâu sắc của Đức dành cho bà qua các dòng [r]

Trang 1

Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2019

Tập đọc Tiết: 30 Thư gửi bà I/Mục tiêu:

Bước đầu bộc lộ tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiều câu

Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi Hiểu ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của các cháu (Trả lời được các CH trong SGK )

Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư

-GDKNS: Thể hiện sự cảm thông

II/Đồ dùng dạy học:

 1 phong bì có ghi đầy đủ nội dung

 Bảng phụ ghi câu văn cần rèn đọc

III/ Các hoạt động dạy học:

1 Ổn định:

2 Bài cũ: Giọng quê hương

-Giáo viên gọi 3 HS lên bảng kể chuyện

và trả lời câu hỏi

- Thuyên, Đồng vào quán ăn để làm gì?

- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng

ngạc nhiên ?

- Những chi tiết nào nói lên tình thân thiết

giữa các nhân vật với quê hương?

-Nhận xét chung

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài- ghi tên bài.

Hoạt động 2: Luyện đọc:

*GV đọc mẫu lần 1 với giọng nhẹ nhàng,

tình cảm, ngắt nghỉ rõ giữa các phần của

bức thư + tóm nội dung bức thư: Tình cảm

sâu sắc của Đức dành cho bà qua các dòng

thư đầy chân thành

-Hướng dẫn đọc từng câu

+Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1

- 3 HS lên bảng kể chuyện và trả lời câu hỏi

+ Ăn cho đỡ đói và hỏi đường +Có 1 người đến gần xin được trả … họ quên mang tiền theo

+….nghẹn ngào, đôi môi mím chặt bùi ngùi…im lặng nhìn nhau, mắt rướm lệ

-HS nhắc tên bài

-Mỗi em nối tiếp đọc 1 câu

Trang 2

+GV rút từ khó: Đê, cổ tích.

+ GV hướng dẫn đọc từ khó

+Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2

-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn

+GV chia bức thư thành 3 phần:

• Phần 1: Từ đầu… .cháu nhớ bà

lắm

• Phần 2: Tiếp theo ….dưới ánh

trăng

• Phần 3: Còn lại

+GV chú ý cho HS ngắt, nghỉ giọng đúng

ở các câu có dấu chấm, dấu phẩy:

• Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về

quê,/ thả diều cùng anh Tuấn trên

đê/ và đêm đêm / ngồi nghe bà kể

chuyện cổ tích dưới ánh trăng.//

+Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

-GV nhận xét từng HS, uốn nắn kịp thời

các lỗi phát âm theo phương ngữ

-GV giải nghĩa từ:

Đê có nghĩa là gì?

+Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

-Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm

-GV kiểm tra đọc giữa các nhóm

-Giáo viên nhận xét, tuyên dương

-Giáo viên nhận xét chung phần luyện đọc

Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:

GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.

-Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1

-Học sinh lắng nghe -3 học sinh đọc

-3 học sinh đọc

-HS đọc ngắt nhịp câu dài

-HS đọc đoạn

- Đường cao bằng gạch hoặc bằng đất đắp theo

bờ song, bờ biển để ngăn nước

-Học sinh đọc

-Mỗi nhóm hội ý nhanh để cử ra 3 bạn đọc lại bức thư - Tổ chức theo dõi nhận xét

Trang 3

-Đức viết thư cho ai? Đầu dòng bức thư

bạn ghi thế nào?

Nhận xét chốt lại câu trả lời đúng

-Giáo viên: Phần đầu lá thư cần ghi rõ nơi

gưi thư, ngày tháng năm gửi thư và lời

xưng hô với người nhận thư

-Chuyển ý -Tìm hiểu đoạn 2:

-Yêu cầu học sinh đọc thầm

-Đức hỏi thăm bà điều gì?

-Đức kể cho bà nghe những gì?

-GV nhận xét, củng cố lại nội dung đoạn

Giáo viên chốt ý đoạn 2: Đây là nội dung

chính của bức thư hay còn gọi là phần

chính của lá thư –Đức đã hỏi thăm sức

khoẻ của bà, kể cho bà nghe về tình hình

gia đình và bản thân Đức, Đức còn kể cả

những kỉ niệm đáng nhớ khi về thăm bà

vào dịp hè năm ngoái

-Chuyển ý – Tìm hiểu phần còn lại

-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3

-Đức ghi gì ở đoạn cuối bức thư? Dòng

cuối thư bạn Đức viết gì?

-Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của

Đức đối với bà như thế nào ?

-HS nhận xét, củng cố lại nội dung đoạn

cuối thư: Hứa hẹn, chúc sức khoẻ, ghi chữ

kí và tên

-Qua nội dung thư em thấy tình cảm của

Đức đối với bà như thế nào?

-1HS đọc + cả lớp đọc thầm đoạn

-Đức viết thư cho bà Dòng đầu thư bạn ghi “ Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003 ”

-1HS đọc + cả lớp đọc thầm đoạn 2 + Dạo này bà có khỏe không ạ?

+ Gia đình cháu… Từ đầu năm học đến nay… dưới ánh trăng

-Học sinh lắng nghe

-1HS đọc bài + cả lớp đọc thầm đoạn 3

-Cháu kính chúc bà… thăm bà… Trần Hoài Đức

-Tha thiết, sâu sắc

Trang 4

Tổng kết: Qua bức thư ngắn ngủi, đầy

tình cảm cho ta thấy được tâm tình của

người cháu đối với bà thật sâu đậm

-Chuyển ý:

➢ Luyện đọc lại:

-Đưa câu lên hướng dẫn lại cách thể hiện

giọng khi đọc ở các câu: ngắt, nghỉ hơi

đúng chỗ, giọng đọc toàn bài tha thiết, tình

cảm…

-GV đọc mẫu lần 2

-Yêu cầu 1 HS đọc –nhận xét

-Gọi HS đọc thi đua theo nhóm, dãy

-Nhận xét, tuyên dương

4 Củng cố - Dặn dò:

-Em có nhận xét gì về cách viết một lá

thư?(Dòng đầu thư ghi gì?)

-Nội dung chính (phần chính) bức thư hỏi

và kể những gì?

-Phần cuối thư ghi như thế nào?

-GDHS: Mỗi bản thân chúng ta cần biết

kính trọng, yêu quí và quan tâm đến ông

bà Đó chính là món quà tinh thần giúp

ông, bà sống vui, sống khỏe -Đọc bài

nhiều lần, sưu tầm bài thơ viết về tình cảm

của bà và cháu Luyện đọc diễn cảm và trả

lời câu hỏi SGK Chuẩn bị bài: “Đất quí

đất yêu”

- Nhận xét tiết học

-Học sinh lắng nghe

-Học sinh trả lời tự do

-Học sinh cả lớp lắng nghe

-1 học sinh đọc

-Mỗi nhóm cử 1 đại diện thi đua đọc

-Cả lớp theo dõi, nhận xét

-Ghi rõ nơi gửi thư, ngày tháng năm viết thư

-Hỏi thăm sức khỏe, kể tình hình gđ và bản thân,

có thể kể thêm những kỉ niệm đáng nhớ

-Hứa hẹn, chúc sức khỏe, tên và chữ kí người viết

-Lắng nghe

Ngày đăng: 13/11/2021, 07:39

w