HQC VIEN BAO Cui VA TUYEN TRUYEN KHOA VAN HOA VA PHAT TRIEN
XÂY DỰNG MƠ HÌNH LÀNG VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU KHOA HỌC)
Chú nhiệm đề tài: TS Phạm Ngọc Trung Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh
HOC VIEN BAO CHÍ8 TUYỂN TRUYỆN ,
Trang 2
MỤC LỤC
DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA ĐÈ TÀI DANH MUC CAC TU VIET TAT
PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Tình hình nghiên cứu 3 Mục đích nghiên cứu 4 Nội dung nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu
7 Phương pháp luận nghiên cứu
8 Ý nghĩa của đề tài 9 Câu trúc của để tài
10 Lực lượng nghiên cứu 11 Sản phẩm của đề tài
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm làng
1.2 Khái niệm làng văn hóa
1.3 Khái niệm mô hình làng văn hóa
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRẠNG XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trang 3hóa
2.2 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình làng văn hóa ở nước ta hiện nay 38 2.3 Những nhân tố tác động đến làng quê Việt Nam trong thời đại toàn cầu 61 hóa
2.4 Thực trạng xây dựng mô hình làng văn hóa ở nước ta hiện nay 64
CHƯƠNG3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MƠ HÌNH LÀNG VĂN HÓA 81 Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1 Mô hình làng văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 82
3.2 Mô hình làng văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ 100
3.3 Mô hình làng văn hóa vùng núi Việt Bắc - Tây Bắc — Tây Nguyên 113
3.4 Mô hình làng văn hóa vùng biên giới - hải đảo 129
KÉT LUẬN 134
Trang 4DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
1 TS Phạm Ngọc Trung — Chủ nhiệm đề tài
Trang 5DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Trang 6PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp Với lịch sử 4000 năm phát
triển dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp, văn hóa xóm làng, chúng
ta có quyền tự hào vì đất nước ta là vùng nằm trong cái nôi của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của nhân loại Tổ tiên của người Việt đã tham gia vào quá trình xây dựng nên một nền sản xuất nông nghiệp sớm nhất trên thế
ĐIỚI
Nhờ phát hiện ra tác dụng của cây lúa nước đối với đời sống của con người và nhờ sự lựa chọn cây lúa là loại cây trồng chủ đạo từ thời tiền sử, đã thúc đây quá trình khai thác vùng đầm lầy ven sông, ven biển của người Việt cổ để dần dần xây dựng nên những làng xóm trù phú mà chủ nhân của làng quê đó là những người nông dân cần cù, chịu khó, không quản năng mưa, một năng hai sương lao động ngày đêm tạo lập những cánh đồng màu mỡ nuôi
sông hàng triệu người
Văn minh nông nghiệp, văn hóa xóm làng đã trở thành một hằng số trong văn hóa Việt Nam Quang cảnh nông thôn thanh bình với cánh đồng lúa vàng thẳng cánh cò bay cùng với những nét nhấn vô cùng độc đáo Cây đa — Bến nước - Sân đình đã trở thành kỷ niệm và những giá trị văn hóa thiêng liêng trong tâm trí người Việt Nam qua bao thế hệ
Cái làng quê nhỏ bé và yêu thương ấy cứ lặng lẽ trôi đi theo dòng thời gian Hình ảnh “con trâu đi trước cái cây đi sau” tưởng chừng như không bao giờ thay đổi được khi người nông dân mang nặng tư tưởng tiểu nông, luôn luôn suy nghĩ trên luống cẩy của họ, phải sống trong một không gian được
bao bọc bởi lũy tre làng
Trang 7Trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, Đảng ta cũng luôn luôn nhìn thây và đề cao sức mạnh của giai cấp nông dân, vị trí chiên lược của ngành nông nghiệp, địa bàn trọng yếu của nông thôn
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn càng có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì nông dân chính là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho các ngành, các lĩnh vực ở thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa; Nông nghiệp chính là ngành nghề chủ đạo cung cấp mọi nguồn lương thực, thực phẩm cho các tầng lớp nhân dân ở khu đồ thị, khu công nghiệp; Nông thôn là địa bàn chiến lược, là thị trường rộng lớn thúc đây các ngành sản xuất, chế biến nông phẩm, cung cấp các loại phân bón, giống cây trông vật nuôi cùng các loại hóa chât, máy móc nông, ngư, CƠ
Chúng ta không thể tiễn lên xây dựng một xã hội phồn vinh mà không chú ý tới làng quê xung quanh Chúng ta không thể để cho sự cách biệt giữa nông thôn với thành thị ngày càng sâu sắc và không thể để cho những đô thị nguy nga mọc lên trên sự điêu tản và kiệt quệ của những làng quê trù phú trước đây
Để bảo tồn văn hóa truyền thống trước sự tấn công mạnh mẽ của văn hóa đô thị và văn hóa Âu - Mỹ, từ năm 1997, Bộ Văn hóa — Thông tin (nay là Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch) đã vận động toàn dân xây dựng “Nếp sống
văn mình - Gia đình văn hóa” Năm 1999, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
phát động phong trào “Toàn đân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”° Cuối cùng là cuộc vận động “Toàn dan doan kết xây dựng đời sống văn hóa” được tiễn hành ở các địa phương trên toàn quôc
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ướng Đảng khóa xX đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nghị quyết đã xác định xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 Nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 26-NQ/TW nêu ra, Chính phủ đã có quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu
Trang 8duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đâu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội Qua các thời kỳ, nông dân luôn luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo
Đảng, cùng voi giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức là nền tảng chính trị của cách mạng, đóng góp vô cùng to lớn cả về người và của, vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc
Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sông vat chat va tinh thân của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở đê đảm bảo ôn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đât nước
Muốn cho những Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, muốn cho làng quê Việt Nam phát triển bền vững theo hướng hiện đại, chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra những mô hình phát triển phù hợp với đặc điểm địa lý, nhân văn, khí hậu và thổ nhưỡng ở nước ta
Việc thiết lập được những mô hình phát triển cho các làng quê ở những
vùng văn hóa khác nhau là tiền đề cần thiết để người nông dân tự lực cánh
sinh, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, xây dựng cuộc sống ngày càng phong lưu, từng bước tiên tới âm no, hạnh phúc
2 Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, chưa thấy xuất hiện những công trình khoa học nghiên
Trang 9Trước hết, chúng ta phải kể đến tác phẩm Làng Việt Nam — äa nguyên
và chặt chẽ của Khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH
Quốc gia Hà Nội Đây là cuốn sách tập hợp 24 bài viết của nhiều tác giả, nhà
khoa học Việt Nam, Nhật Bản về những vẫn đề liên quan đến làng xã Việt
Nam Hầu hết các bài viết hướng vào chủ đề tìm hiểu những đặc trưng của
làng Việt truyền thống Trong cuốn sách này, đáng chú ý là một loạt bài viết của GS Phan Đại Doãn về làng quê Việt Nam
Trong bài viết Làng Việt Nam — Cộng đồng đa chức năng và liên kết chặi, GS Phan Đại Doãn cho rằng Làng Việt Nam như một triều đình thu nhỏ, ở đó diễn ra mọi hoạt động về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự, tâm linh tín ngưỡng mà không thể bỏ qua vai trò của làng xã Để đám nhiệm được những nhiệm vụ hết sức nặng nề trên, làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là những dòng họ Trong làng có những mối liên hệ theo nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo, giới tính, lứa tuổi, địa vực láng giềng, xóm, giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng huyết thống Nhưng mối liên hệ họ hàng vẫn là mối liên hệ bền vững nhất Trải qua nhiều nghìn năm đến những thế kỷ gần đây, dòng họ như cảng ngày càng thắt chặt hon, no gan kết các gia đình tiểu nông thành từng khối Luật Gia Long quy định trong gia đình, dòng họ phải chịu trách nhiệm nếu một thành viên nào đó trong họ hàng vi phạm pháp luật
Về một mặt nào đó, sự cô kết dòng họ đã hỗ trợ cho nền kinh tế tiểu
nông phát triển, giúp cho các gia đình tiểu nông khắc phục được một số trở
ngại, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt Trong xã hội, đôi khi quan hệ
dòng họ cũng có mặt tích cực nhất định, nhưng chính sự cố kết dòng họ qua khắt khe, chặt chẽ đã tạo ra quan hệ gia trưởng và tông tộc chủ nghĩa hỗ trợ
đắc lực cho chính quyền thống trị quan liêu còn để lại hậu quả đến ngày nay Trong bài Văn hóa làng Việt Nam, GS Phan Đại Doãn chứng minh làng
đã được hình thành phát triển ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, Sông Mã,
Trang 10tram, con mất nhưng Làng vẫn được giữ vững Điều gì đã làm cho Làng có sức mạnh bền vững và dẻo dai như vậy? Đó chính là văn hóa Làng Văn hóa Làng vẫn tồn tại cho đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đặc thể hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Văn hóa làng còn có cả một hệ thống cơ sở vật chất là đình, chùa, đền, miếu, lũy tre, bến nước, con đò Những yêu tố văn hóa vật thể và phi vật thể nói trên không đứng đơn độc, rời rạc mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản sắc văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau như một đòng chảy không bao giờ ngừng Những thành tố tạo nên tống thể nội dung văn hóa làng là: Gia đình, dòng họ, tín ngưỡng đa thần, hương ước tự trị và mỗi quan
hệ hữu cơ không thé tach roi Nha — Lang — Nước
Cũng trong cuốn sách nêu trên, TS Bùi Xuân Dinh đi sâu tìm hiểu nạn cường hào làng xã thời phong kiến Bằng các thiết chế tổ chức, bằng hương ước, pháp luật và các quan niệm cộng đồng về đạo đức và tín ngưỡng, làng Việt là thiết chế quản lý rất chặt, làm cho mỗi người nông dân hầu như chỉ có thể sông và thi thố trong làng của mình, được coi là thành viên của làng, phải “ăn chịu đóng góp” với làng, tuân thủ các lệ tục của làng Làng không bảo vệ con người với tư cách là công dân của một đất nước Mọi suy nghĩ, hành động hay mọi biểu hiện mang tính chất cá nhân, cá tính - dù hợp pháp nhưng không đồng nhất với lợi ích của làng, với lệ làng đều khó lòng được chấp
nhận Sự quản lý chặt chế và áp đặt ngặt nghèo đến mức có thể coi là “chuyên
chế” đó của làng là cơ sở nảy sinh sự tha hóa quyền lực của bộ máy quản lý làng Sự tha hóa đó đến mức trầm trọng gọi là nạn cường hảo Như vậy, danh từ cường hào ban đầu chỉ các kỳ mục trong làng
Cường hào trước hết là những phần tử thoái hóa, biến chất trong Hội đồng kỳ mục và bộ máy chức dịch, song đa phần thuộc về chức dịch, bởi tính chất phong kiến khá triệt dé của làng xã Những hành vi lũng đoạn của các
chức sắc làng xã là:
Trang 11- Cậy quyền cậy thê đánh người, bất người vô cớ - Đập phá nhà cửa, mồ mả của dân chúng
Cường hào là những kẻ lũng đoạn công quỹ và chiếm đoạt ruộng đất công Dựa vào quyền lực, họ lôi bè kéo cánh để dọa dẫm, vu khống, ức hiếp nông dân Tình trạng này càng trở nên trầm trọng từ giữa thé ky XVII, khi Nhà nước phong kiến TW phải lo đối phó với phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên mạnh mẽ, để mặc cho các làng xã “tự quản”, cũng là để mặc cho
cường hào hoành hành, thao túng
Năm 2009, tác giả Thùy Trang cho xuất bản cuốn sách Văn hóa làng
xã, tín ngưỡng, tục lệ và hội làng Cuốn sách được trình bày thành ba chương:
Văn hóa làng xã, nét đẹp văn hóa làng xã, tín ngưỡng và phong tục làng xã Trong chương I, Thùy Trang đã thể hiện văn hóa làng xã thành các nội dung sau: Lang xa và những đặc trưng cơ bản, hệ thống và tổ chức làng xã, kiến trúc làng xã, đời sống văn hóa làng xã và tâm lý cộng đồng, quan hệ đòng tộc trong văn hóa làng xã, lệ làng và hương ước làng xã, tục lệ cổ truyền làng xã và người phụ nữ trong xã hội phong kiến, văn hóa làng xã trong đời sông nông thôn hiện nay
Tác giả quan niệm làng xã là một đơn vị cư trú và là một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn Việt Nam Trong làng có đủ các giai tầng xã hội sĩ, nông, công, thương, có đình, có chùa, có trường học, từ đó mà văn hóa làng xã có tính đa dạng cao Những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc từ vật chất đến tinh thần xuất phát chủ yếu từ làng xã
Trang 12làng uốn lượn, lũy tre xanh, tiếng sáo diêu dập dìu, vẻ u linh, trâm mặc của cây đa, kiên trúc cô kính của đình làng, công làng
Tác giá Hồ Đức Thọ cho ra mắt bạn đọc cuỗn sách Lệ làng Việt Nam trong tâm thức dân gian năm 2003 Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến một số tục lệ ở 12 tỉnh trong cả nước nhằm cung cấp thông tin cụ thé được rút ra từ các tư liệu cổ và các truyền thuyết lễ hội dân gian để độc giả suy ngẫm, từ đó sẽ chất lọc những tinh hoa của quê hương, niềm tự hào quê hương đề nhân lên trong cuộc sông hiện đại
Trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt từ buổi sơ khai đến chế độ phong kiến và cả trong thời kỳ cận hiện đại, vẫn đề làng xã luôn luôn đóng vai trò hết sức quan trọng Có thể nói rằng từ hạ tầng cơ sở làng xã đã bộc lộ khía cạnh phát triển của xã hội về nhiều mặt, nói khác
đi là vị trí nông thôn Việt Nam, vai trò sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp
và đời sống văn hóa phía sau các lũy tre xanh đã là yêu tố cầu thành xã hội, là động lực đưa đời sống vật chất làng quê vươn lên
Lệ làng được ghi chép trên giấy, khắc vào bia đá hoặc chỉ bằng sự truyền khẩu đều là những quy định về luật lệ, khuôn phép của nước, của làng, cua ca dong họ để mọi thành viên trong cộng đồng thực hiện Những quy định trong lệ làng, trong hương ước là những đúc kết có sự bàn bạc, xét duyệt, là
sự phản ánh trình độ dân trí mà tập tục là những biểu hiện cụ thể về từng mặt Các thành viên có nhiệm vụ thực hiện, sao chép cho lớp người đương đại và các thế hệ tiếp nối theo đó mà hành động, giữ gìn nếp cũ quê hương: “ đất lề quê thói”
Trang 13Lệ làng thời phong kiến thể hiện tính độc lập, tính tự trị tự quản rất rõ nét: Trồng làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng dy thờ
Sắc phong của vua chúa cũng là một tư liệu hết sức quan trọng giúp cho việc nghiên cứu văn hóa làng xã dưới các triều đại phong kiến đạt kết quả cao Năm 2002, tác giá Lê Kim Thuyên đã tập hợp, trình bày hơn 1000 bản sắc phong tục trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện còn tồn tại 967 di tích danh thắng, trong đó có 287 ngôi đình, 122 ngôi đền, 95 ngôi miếu và 325 ngôi chùa Số
lượng tư liệu bằng văn bản ở các di tích bao gồm đầy đủ các thể loại như bia ký, các bảo minh ghi trên các khánh đá, khánh đồng, chuông đồng Các ghi chép được khắc trên các bảng gỗ (mộc bản), các văn bản sắc văn ban cấp và
phong tặng của các đời vua, các bản ngọc phả về các VỊ thần và Thành hoàng
làng, các sách Hương ước, lệ làng, gia phá các dòng họ, các bài ca dao, dân ca, tục ngữ Những văn bản ấy đều có giá trị khoa học cao vì hầu hết là văn bản gôc
Sắc phong là một loại tư liệu đặc biệt, là loại hình văn bản được viết trên giấy của các vị Hoàng để đương triều Chỉ có các vị Hoàng dé mới được ban chiếu chỉ và dùng thể loại “SẮC PHONG” để biểu hiện quyền hành tối thượng của mình Sắc phong là một loại văn bản, một thủ tục hành chính mà
các Hoàng để ban ân huệ cho các bây tÔI
Các bầy tôi được đảm nhận chức vụ trong triều đình hoặc ngoài các tổng, trấn, quận, huyện Các đạo sắc phong này đều thuộc về cá nhân người được dự phong, không liên quan đến sinh hoạt làng xã Với các bậc thần linh được thờ cúng ở các làng xã, Hoàng dé ding chiếu sắc để xác nhận sự thờ
cúng hợp thức cũng như thể hiện quyền uy tối cao của Thiên tử (con trời), là ` ^
Trang 14được thờ cúng ở làng xã Vĩnh Phúc được Hoàng để sắc phong, có thể chia thành một số loại sau đây:
Các vị là thiên thần (thần thiên nhiên) bao gồm các vị thần núi — sơn
thần, thần sông — thủy thần, thần rừng như thần Tản Viên, Tam Đảo hoặc
Bạch Hạc Tam Giang thượng đẳng thần
Có các vị thân là nhân vật thời huyền sử như Hùng Vương cùng các VỊ tướng lĩnh của ngài, cũng có các vị thân linh thuộc giai đoạn chính sử như Hai
Bà Trưng, Lý Nam Đề, Triệu Việt Vương, Trần Nguyên Hãn
Sắc phong của các vị Hoàng để cùng thành tích và lịch sử của các VỊ thần thánh được thờ ở các làng xã cũng là một nguôn tài liệu quan trong dé nghiên cứu về văn hóa làng và những đặc trưng tâm linh, tín ngưỡng của mỗi
cộng đồng làng xã
Tac gia Toan Anh, nam 1969, thong qua Nha xuất bản Hoa Đăng đã
cho ra mắt bạn đọc cuốn sách MÉP CŨ - Tín ngưỡng Việt Nam Trong cuén
sách này, tác gia Toan Ánh không nói rõ hoặc phân tích văn hóa làng một cách bài bản mà tác giả kể lại nét đẹp làng quê thông qua những nếp sinh hoạt đời thường Về mặt tôn giáo của người Việt, ông cho rằng người Việt chúng ta theo nhiều tôn giáo, và đối với tôn giáo nào cũng có sự ngưỡng mộ và tin tướng, một khi đã tin theo Ngoài các tôn giáo dân ta tiếp thu từ bên ngoài, chúng ta còn có phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng của dân tộc và thờ cúng bất kỳ một người nào đã có công lao với dân, với nước Sự thờ cúng này có thể được thực hiện trên quy mô toàn quốc như đối với vua Hùng, Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương, hoặc chỉ thu hẹp ở một vài địa phương và cũng có những nghì lễ chỉ được thực hiện ở một thôn, một xã Theo tác giả Toan Ánh, thờ phụng tổ tiên không phải là một tôn giáo, do đó
không thể gọi là Đạo Ông bà được Là một đạo phải có giáo chủ, giáo điều và
Trang 15những kiến trúc tâm linh của làng xã như: Đình, đền, miễu và cách bày lê, khân vái của người xưa
Trong Nếp cũ Việt Nam, tác giả Toan Ánh đã không quên giới thiệu Lão giáo, Nho giáo, Phật giáo, Đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo Những tôn giáo nêu trên, mặc dù được du nhập vào nước ta ở những thời gian khác nhau và từ những quốc gia khác nhau, nhưng nó đã được bản địa hóa, được hội tụ trong làng quê đất Việt để rồi cùng tạo nên những nét đẹp đế khó phai
mờ
Năm 1974, tác giả Toan Ánh tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuỗn sách Hội hè đình đám Đây là một cuốn sách, tác giả ghi lại những kỷ niệm, những suy nghĩ của mình về những sinh hoạt lễ hội của các lang qué dat Bac
Bốn chữ hội hè đình đám đối với người thành thị tưởng chừng rất xa lạ, nhưng đối với người thôn quê thì thật thân thương, gần gũi Toan Ánh cho rằng hội hè đình đám là những cuộc tô chức hội họp tại các xã thôn nhân dịp làng vào đám và trong dịp làng xóm vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôn giải trí
Trang 16Trong văn hoá tâm linh của người Việt, có một nghi lễ rất độc đáo thể hiện triết lý nhân sinh, đó chính là tục dâng hương và nghỉ lễ thờ cúng Năm
2009, tác giả Gia Lộc đã trình làng cuốn sách VĂN HÓA HƯƠNG Người
Việt Nam dâng hương cúng bái Tổ tiên, Thánh thần vào các kỳ giỗ chạp, tuần, tiết, sóc, vọng Tại các Đình, Đền, Miếu, Phủ hay Chùa đều có dâng hương Nhỏ thì hàng ngày, lớn thì vào các kỳ lễ, tiết hay khi hội hè dân làng vào đám hàng năm Điều ấy phô biến từ xưa tới nay, lâu dần đã trở thành tập tục truyền thông tự nhiên mà con người ta tuân theo một cách có ý thức
Dâng hương không chỉ có ý nghĩa bình thường là đốt hương, thắp hương mà nó còn mang cả ý nghĩa văn hoá và đạo lý Cao hơn nữa, nó còn mang ý nghĩa của một quan niệm triết lý vũ trụ và nhân sinh Không chỉ bao hàm động tác đơn giản là đốt cho thanh hương cháy, mà dâng hương đã trở thành một tục, một lễ dâng hương, trong đó việc dâng hương phải có kỳ, có tiết, có nghi thức vái, lễ, lạy với những đề tế lễ và văn khấn thể hiện ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng thiêng liêng, mẫu nhiệm và thần bí nơi tâm linh con người
Về ý nghĩa triết học và tâm linh, cây hương là sự nối kết giữa trời và đất, giữa âm và đương Khói hương tỏa ra thường có mùi thơm đặc trưng nào
đó nên mới gọi là HƯƠNG Hương đồng nghĩa với mùi thơm, chất thom dé
cúng đường Tam bảo, cúng thần linh nơi chùa, đình, đến, miễu và các bàn thờ
1a tiên |
Dung vé mat tinh thần, đốt hương, nến là một biểu hiện mong muốn sự giao hòa với thần linh Từ thời nguyên thủy, do hạn chế của sự nhận thức mà con người đã sáng tạo ra các vị thần linh Cư dân của một số tộc người cũng sớm định vị cho thần linh là ở tầng trên Con người sớm cho rằng: thần linh đã trực tiếp chỉ phôi tới nhiều mặt của đời sống con người, nên họ đã tìm mọi cách để có thể giao tiếp được với các đầng siêu nhiên
Năm 2005, cuốn sách Làng Việt Nam noi tiéng được phát hành Đây là
cuốn sách tập hợp 51 bài viÊt về các làng quê khác nhau của nhiệu tac gia
Trang 17Trong đó có hai làng thuộc tỉnh Kiên Giang (Nam Bộ) và một làng Phong Lệ thuộc thành phố Đà Nẵng, còn lại 48 làng thuộc xứ Đông, xứ Đoài, Kinh Bắc và trấn Sơn Nam Ở các cuốn sách này, chúng ta thường gặp gỡ các địa danh nổi tiếng trong lịch sử: Làng Đông Ngạc Hà Nội với tập hợp tiến sĩ, trạng nguyên “đông như trẻ chăn trâu”, hoặc Làng Đình Bảng Bắc Ninh với ngôi đình làng có quy mô to lớn nhất nhì Kinh Bắc Những tên tuôi các danh nhân
một thời gắn với Làng Cổ Đường Lâm, Làng Hành Thiện (Nam Định), Làng
Phú Thị (Hà Nội), Làng Nhị Khê, Làng Vân Canh (Hà Tây) cũng được giới
thiệu khá đầy đủ
Làng — đó chính là quê hương, là nơi chôn rau cắt rồn Với lũy tre làng, giếng nước mát, với mái đình cong vút bên gốc đa cô thụ, nơi ây là nơi những người con đi xa luôn nhớ đau đáu hướng về Hàm chứa trong một tiêng giản di ấy là cả một bản sắc văn hoá mà có lẽ khó lòng tìm ra ở một nơi nào khác
Cuén sách Làng Việt Nam nồi tiếng đã giúp cho độc giả ở mọi lứa tuổi tìm hiểu, khám phá những miền đất thân thương, ân sâu trong nỗi nhớ của rất nhiều người Mỗi làng quê được trình bày trong cuốn sách có nét độc đáo riêng: có làng văn hiến, làng danh nhân, có làng khoa bảng, làng cách mạng hoặc làng võ, làng nghề Nhưng làng quê nào của đất Việt cũng nổi lên những cánh đồng xanh ngát, những cánh cò chao nghiêng trong vẻ thanh bình của một miền quê êm a Đẳng sau những vẻ mộc mạc, chân chất quê mùa đó là cả một quá khứ hào hùng, một bề dày lịch sử đáng trân trọng, đáng tự hào
Từ năm 1999, tác giả Vũ Kim Biên đã viết cuốn sách nhan đề: Van hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương Cuốn sách được viết thành 15 chương và 3 phụ lục
Trang 18giả Vũ Kim Biên đã trình bày suy nghĩ: thử gợi ý mô hình làng xã hiện nay Theo tác giả, mô hình làng xã ở nước ta hiện nay phải được xây dựng trên cơ sở tác động của 5 yếu tố cơ bản sau đây:
- _ Vấn đề ruộng đất - Van dé b6 máy
- _ Vấn đề phong tục tín ngưỡng và các tổ chức của dân
- _ Vấn đề luật tục, hương ước
- _ Vấn đề quy hoạch làng xã
Hướng cơ bản mà tác giả Vũ Kim Biên đề xuất là mở rộng dân chủ, trao quyền tự chủ, tự trị cho cộng đồng làng xã để họ có thể kịp thời giải quyết mọi vẫn đề phát sinh trong xã hội
Năm 2009, tiễn sĩ Vũ Mạnh Khoa đã cho ra mat ban doc cuốn sách
Làng nghệ thủ công và Làng khoa bảng thời phong kiến ở đồng bằng Sông Mã Đây là cuốn sách chuyên khảo về làng nghề thủ công và làng khoa bảng ở vùng Bắc Trung bộ Việt Nam
Trong suốt chiêu dải lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, làng xã luôn luôn là nơi cung câp nhân tài, vật lực cho đât nước
Với quá trình hình thành và phát triển lâu đời, làng xã Việt Nam không chỉ là những pháo đài kiên cường trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, mà còn là hạt nhân kinh tê, văn hoá — xã hội của đât nước
Với các nguồn tư liệu, thư tịch trong chính sử, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở TW và địa phương, kết hợp với điều tra thực tế, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề trong các làng xã vùng đồng bằng Sông Mã Cư dân ở đây, ngoài nghề trồng trọt là cơ bản, với đôi bàn tay khéo léo và trí sáng tạo, cư dân ở đây đã tự sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống Từ các cơ sở sản xuất đầu tiên là hộ gia đình, từng bước đã hình thành các làng nghề Qua nhiều thế hệ cùng với quá trình phát triển của lịch sử, các làng nghề ngày càng mở rộng và có vai tro quan
Trang 19trọng trong đời sông kinh tế - văn hoá, xã hội của địa phương, của vùng và
của cả nước
Cư dân vùng này cũng rất hiếu học Việc học trở thành một nhu cầu của cuộc sống, vì trong cộng đồng, con đường học hành là con đường tiến thân, con đường đạt được danh vọng, vinh quang của mỗi người và là niềm tự hào,
vinh dự lớn của mỗi gia đình, dòng họ Trên thực tế, việc học hành, đỗ đạt
không chỉ trang bi kiến thức cho các tầng lớp trong xã hội làm thước đo cho sự phát triển, mà còn góp phần làm rạng danh dòng họ, quê hương, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp
GS Nguyễn Tấn Đắc, dù không phải là nhà khoa học chuyên nghiên cứu văn hoá Tây Nguyên, nhưng vì sự độc đáo của vùng Tây Nguyên và các dân tộc sống trên cao nguyên huyền bí này mà năm 2005, G5 Nguyễn Tan Đắc đã cho công bố cuỗn sách văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên
Đây là cuốn sách đầu tiên khảo cứu về văn hoá vùng Tây Nguyên Tác giả đã trình bày theo trình tự: sự biến động dân số Tây Nguyên, thể chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thức sản xuất, t6 chức xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụ, Y tế giáo dục, văn học nghệ thuật và những hằng số giá trị của văn hoá xã hội Tây Nguyên
Nhìn chung, đời sống văn hoá - nghệ thuật của người Tây Nguyên có những đặc điểm: tính cộng đồng, tính sinh hoạt, tính dan da, tinh thé tuc Trong văn hoá Tây Nguyên còn lưu giữ một số bản sắc độc đáo, biểu hiện cụ thể là: Nền văn minh nông nghiệp ở giai đoạn thấp của cây lúa khô trên nương dãy vùng Cao nguyên; tổ chức Buôn làng ở trình độ tiền giai cấp, tiền Nhà nước, tiền quốc gia với sự chiếm hữu đất đai rừng núi của làng, gia tộc
và gia đình lớn; cấu trúc gia đình thuộc Mẫu hệ hoặc còn đậm nét gia đình
Trang 20Cách tiếp cận và trình bày của GS Nguyễn Tần Đắc về văn hoá Tây Nguyên có thể là tiền đề để xây dựng mơ hình làng văn hố ở khu vực Tây Nguyên với những nét đặc thù nổi bật
Nam Bộ cũng là một vùng có những điều kiện địa lý — khí hậu đặc biệt, từ đó hình thành những phong cách văn boá đặc biệt thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học và nhiều tầng lớp nhân dân
Tiến sĩ Huỳnh Quốc Khánh đã tập trung nghiên cứu lễ hội dân gian ở Nam Bộ Lễ hội dân gian, một trong những loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc trưng mang tính tổng hợp cao về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, các tri thức khoa học kỹ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan, cho tới lối sống, cách sông thê hiện tập trung qua các dạng
thức sinh hoạt lễ và hội do nhân dân tiến hành tại một địa phương, đơn vị ở
vào một thời điểm nhất định nào đó Tác giả cho rằng hệ sinh thái tự nhiên
Nam Bộ có nhiều nét độc đáo mà nó đã ảnh hưởng đến văn hoá Nam Bộ
Vùng đất phương Nam là nơi hội tụ của các nền văn hoá Trong đó,
người Việt, chủ thé quan trong cua tiến trình lịch sử - văn hoá Việt Nam là
một trong những tộc người được hình thành rất sớm ở khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Ngay từ đầu và mãi mãi về sau, với bản sắc và bản lĩnh riêng, văn hóa dân tộc Việt đã vượt qua bao thử thách khắc nghiệt của lịch sử, khăng định sự tồn tại độc lập của mình và không ngừng vận động, phát triển theo hướng tích cực bảo lưu, giữ gìn những vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời luôn luôn năng động khai thác, tiếp thu các giá trị văn hóa từ nhiều phía bên ngoài rồi từng bước biến đổi theo hướng bản địa hóa cho phù hợp với những nhu câu của cuộc sông đặt ra
Trong quá trình phát triển về phương Nam, người Việt vừa mang theo một hành trang văn hóa truyền thống vốn có cội nguồn hàng ngàn năm từ thuở vua Hùng dựng nước hoặc các ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc từ phương Bắc xuống, vừa tiếp tục mở rộng cửa tiếp thu nhiều nguồn văn hóa khác từ phương Nam lên, hoặc từ phương Tây sang thông qua những con
Trang 21đường trực tiếp hay gián tiếp, trong đó bao gồm cả các sắc thái văn hóa của các cộng đồng dân cư bản địa trên đât Nam Bộ
Thông qua nghiên cứu về lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tính đa dạng, phong phú và những thành tựu
mới của văn hóa dân gian gắn với đặc điểm sự vận động, phát triển của văn
hóa cổ truyền người Việt trong quá trình giao tiếp với các nền văn hóa khác nhau để góp phần hình thành nền vùng văn hóa Nam Bộ, từ đó có thể vận
dụng vào các lĩnh vực thực tiễn văn hóa — xã hội hiện nay
`
Nhà xuất bản Đồng Nai, vào năm 1997 đã cho ra mắt bạn đọc cuỗn |
sách chuyên khảo Đình Nam Bộ xưa và nay cua hai tac gia Huynh Ngoc Trang va Truong Ngoc Tuong Cuốn sách có 4 chương:
Chương I: Cái đình trong lịch su
Chương II: Đình Nam Bộ - Sự hình thành và những biến đổi
Chương II: Các vị thần linh được thờ ở đình Nam Bộ
Chương IV: Nghi thức cúng tế và lễ hội của đình Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất mới, do đó việc nó được thừa hưởng những thành tựu văn hóa trước đó là một tất yêu lịch sử Tuy nhiên, tir thé ky XVII - | _XVHI, đất nước ta bị chia cắt ra thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, nên đa sỐ lưu dân đến tụ cư khai khẩn vùng Đồng Nai — Gia Định là dân Thuận — Quảng Bước đầu những người lưu dân đó mang theo những câu hò, điệu ví đượm chất văn hóa dân gian, sau đó, khi nhà Nguyễn thiết lập bộ máy hành
chính cai trị và thiết chế văn hóa chính thông Ở vùng đất này, thì văn hóa bác
học của chế độ phong kiến Nho giáo mới dần dần được xác lập Ở đây cũng cần phải lưu ý tới sự đa dân tộc ở vùng Nam Bộ Cuộc sống cộng cư lâu dài của các tộc người Hoa, Khmer, Việt và một số nhóm người khác cũng đã dẫn đến sự giao lưu văn hóa tín ngưỡng và tiếp theo đó là sự tác động của văn hóa phương Tây qua các quan hệ giao thương và đặc biệt là sự áp đặt của chế
Trang 22Trong Nam Bộ, làng mới được hình thành luôn đòi hỏi có những cơ SỞ công ích Trước hết là chợ, sau đó là việc xây cầu, đắp lộ Đồng thời thiết chế
đình, chùa, miéu là nhu cầu không thể thiếu của một làng Những người CÓ
công khai hoang, xin phép lập làng lúc sống được làm Hương chức, khi chết được tôn làm: “Tiền Hiễn khai khẩn" Còn người có công lập chợ, tư kiéu, bồi lộ được tôn làm “Hậu Hiền khai cơ" Đặc biệt, người có công mở ruộng được ton lam “Hau Hiền khai canh”, hay có công tái lập làng xã hoặc tách làng để
lập làng mới thì được tôn lam “Hau Hiền khai canh”
Sự đa chủng tộc trong cơ cấu dân cư Đồng Nai Gia Định đã dẫn đến một cách tất yêu là sự hỗn dung văn hóa Ở cả hệ thống tín ngưỡng, các VỊ thần linh ở đây có tính chất tổng hợp cả các thần linh của người Việt, người
Chăm, người Kh mer, người Hoa
Từ nửa sau thế ký XX, làng quê Việt Nam có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ do sự tác động của trào lưu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa không phải điễn ra ở đâu xa lạ mà nó diễn ra ngay trên những cánh đồng lúa chín vàng của nông dân và trên những mảnh vườn của họ Một xu hướng nghiên cứu thu hút các nhà nhân học, xã hội học và văn hóa học trong một nửa thé ky qua 1a tap trung nghién cuu su
bién đổi văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa
Năm 1997, Tomlinson cho răng: Quá trình toàn cầu hóa đang bộc lộ những vấn đề chính trị và cả khái niệm ở cốt lõi của những giả định của
chúng ta văn hóa thực sự là gì?
Poster tuyên bố: Văn hóa đã trở thành vấn đề cho tất cả mọi người
Các nhà nhân học chính là những người tích cực đưa biên đôi văn hóa,
hội nhập văn hóa và nội hàm của khái niệm toàn cầu hóa khiên cho các ngành
khoa học xã hội cân thiệt phải nhìn nhận lại vẫn đê văn hóa cũng như biên đôi
văn hóa từ lý thuyết cho đến thực tiễn
Kearneg (1995) trong Địa phương và Toàn cẩu đã tập trung nghiên cứu
su biến đôi và dịch chuyển của thông tin, biêu tượng, vốn, hàng hóa toàn cầu
Trang 23A.Appadurai (1997) dùng khái niệm “Đỏòng chảy toàn câu”, tập trung nghiên cứu nhiều chiều cạnh văn hóa của toàn cầu hóa và đưa ra cách nhìn nhận mới, nhấn mạnh tồn cầu hóa khơng phải là câu chuyện của sự đồng đăng văn hóa, mà luôn luôn có sự khác nhau, đặc biệt là sự khác nhau trong
địa hạt của từng nhóm với các bản sắc khác nhau
Anna Tsing (2000) đã nhấn mạnh hơn nữa đến thuật ngữ dòng chảy, lưu thông với những sự phân tích thuyết phục về sự biến đổi văn hóa và sự kết nối toàn cầu Đó chính là sự kết nỗi giữa địa phương và toàn cầu, mạng lưới và sự thay đôi, nôi kêt cá quá khứ, hiện tại và tương lai
Ngay từ năm 1971, Samuel Huntington đã đưa ra sự phân biệt tương đối rõ ràng những đặc trưng của xã hội nông nghiệp so với xã hội hiện đại công nghiệp: xã hội nông nghiệp với sự chiếm ưu thế của tính đặc thù, tính ổn định và hạn chế không gian di chuyển, sự phân biệt nghề nghiệp tương đôi đơn giản và ổn định, hệ thống phân tầng chênh lệch so với xã hội hiện đại công nghiệp với sự chiếm ưu thế của tính phổ quát, sự biến đôi nhanh chóng ở mức độ cao, hệ thống nghề nghiệp phát triển mạnh với sự phổ biến của tầng lớp trung lưu và sự thịnh hành của các hiệp hội Sự lưỡng phân vĩ đại giữa xã
hội hiện đại và truyền thống chính là quá trình hiện đại hóa
Louise Spindler (1977) đã nghiên cứu những biến đổi của văn hóa Mỹ và đi đến kết luận: Biến đổi văn hóa trong hiện đại hóa là quá trình đã dạng
với đa dạng các mô hình biến đổi và đa dạng các cấp độ biến đổi Sự biến đổi
theo những mô hình phù hợp là điều kiện để sự biến đổi văn hóa không bị
lệch lạc, luôn luôn ổn định và giữ đúng định hướng đã đặt ra
Nhìn chung, ở các công trình nghiên cứu đã nêu trên, các tác giả tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hóa qua các thời lỳ lịch sử hoặc giới thiệu văn hóa của một làng quê nào đó có những nét tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp hoặc trong sản xuất làng nghề Những nghiên cứu đó đã đi vào một mô hình cụ thể ở quy mô làng xã, nhưng quá nhắn mạnh đến tính đặc thù,
Trang 24Chúng tôi cho rằng: dựa trên những đặc điểm của từng vùng về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, hoàn cảnh lịch sử và nhân tố con người dé tìm ra những mô hình phù hợp là rất cần thiết giúp cho các làng quê có cơ sở ly luận và có niềm tin xây dựng thành công làng văn hóa ở địa phương của mình Không thể xây dựng được làng văn hóa một cách bền vững nếu không xây dựng được những mô hình tương ứng
3 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ khái niệm làng văn hóa
- Phân tích khái niệm mô hình làng văn hóa và xây dựng những tiêu chí cân thiệt của một làng văn hóa
- Khảo sát, phân tích thực trạng chung của phong trào xây dựng làng văn hóa ở nước ta hiện nay, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thành công và hạn chê
- Xây dựng một số mô hình làng văn hóa tiêu biêu đại diện cho một sô vùng văn hóa trên đất nước chúng ta
4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
- Đặc điểm của làng quê trước khi có phong trào xây dựng làng văn hóa
- Những nét khác biệt của làng văn hóa so với làng quê trước đó
- Phác thảo mô hình văn hóa ở các vùng văn hóa khác nhau làm cơ SỞ cho phong trào xây dựng làng văn hóa đạt kết quả tốt
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Doi tượng nghiên cứu
Làng quê Việt Nam trong lịch sử với những biến đối mạnh mẽ qua
những cuộc giao lưu và tiêp biên văn hóa
Trang 25Những thành tổ cấu thành văn hóa làng xã truyền thống và xu hướng
biến đôi của làng xã trong thời đại toàn câu hóa — hiện đại hóa
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở một số khu vực hiện nay thông qua khảo sát một vài làng tiêu biểu cho các vùng miền Từ đó đưa ra mô hình xây dựng làng văn hóa
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được áp dụng phương pháp khảo sát thực tế, mô tả so sánh, phân tích logic dé tim ra những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng văn hóa, đồng thời áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành dé phat hiện ra
mỗi quan hệ của làng văn hóa với các yếu tố địa lý - nhân văn, lịch sử, hoạt
động kinh tế, tổ chức xã hội và tâm linh, tín ngưỡng 1 Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được áp dụng phương pháp luận của khoa học dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Quá trình hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam và quá trình xây dựng những mô hình làng văn hóa được nhìn nhận, nghiên cứu trong những mối quan hệ nội tại, luôn luôn vận động và phát triển
§ Ý nghĩa của đề tài
Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TW Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trong hơn 25 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn liên tục phát triển góp phần ôn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực tam nông đã làm cho hình ảnh của đất nước ta ngày càng trở nên đẹp đế và có uy tín trên trường quốc tế Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong lĩnh vực tam nông, ảnh hưởng tới sự phát triển bễn vững của quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất
Trang 26Phong trào xây dựng làng văn hóa do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã lan rộng ra phạm vi cả nước và có tác động to lớn đến sự phát triển tồn điện của nơng thôn, nông dân Nhưng hiện nay, phong trào còn nhiều hạn chế vì nhiều vùng thôn quê không biết cách định hướng cho sản xuất kinh
tẾ nông nghiệp, còn lúng túng trong việc lựa chọn, tìm kiếm những mô hình
phát triển
Đề tài xây dựng những mô hình phát triển làng văn hóa hiện nay góp phần đưa ra những tiêu chí cụ thể và những hướng chủ yêu để xây dựng làng văn hóa ở các vùng kinh tế - xã hội khác nhau đạt tới sự phát triển ổn định, có cơ sở và bền vững 9 Cấu trúc của đề tài Mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận 1.1 Khái niệm làng
1.2 Khái niệm làng văn hóa
1.3 Khái niệm mô hình làng văn hóa
Chương 2: Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở nước ta hiện nay
2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng Làng văn hóa | 2.2 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình làng văn hóa ở nước ta hiện nay 2.3 Những nhân tổ tác động đến làng quê Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa
2.4 Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở nước ta hiện nay
Chương 3: Giải pháp xây dựng mô hình làng văn hóa ở nước ta hiện nay
3.1 Mô hình làng văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Trang 273.2 Mô hình làng văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ
3.3 Mô hình làng văn hóa ở vùng Tây Bac — Viét Bac —- Tây Nguyên 3.4 Mô hình làng văn hóa vùng biên giới, hải đáo
Kết luận
10 Lực lượng nghiên cứu
1 TS Phạm Ngọc Trung — Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển — Chủ
nhiệm đề tài
2 TS Trương Tuyết Minh — Giảng viên Khoa Văn hóa và Phát triển 3 TS Nguyễn Thị Hồng — Phó Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển
4 TS Trần Thị Vân Anh — Giang viên Khoa Văn hóa và Phát triển
5 ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh - Giảng viên Khoa Văn hóa và Phát triển
— Thu ky đề tài
6 ThS Bùi Thị Như Ngọc - Giảng viên Khoa Văn hóa và Phát triển 7 ThS Phạm Quế Hằng - Giảng viên Khoa Văn hóa và Phát triển
11 Sản phẩm của đề tài gồm có: 1 Kỷ yêu đề tài
2 Báo cáo tổng hợp và kết quả nghiên cứu 3 Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu
Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Khoa học, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cán bộ, giảng viên trong và ngoài Học viện đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và tham gia nhiệt tình để
dé tai hoàn thành tốt đẹp
Trang 28CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN
1.1 Khai niém lang
Theo Giáo sư Phan Đại Doãn Làng Việt Nam là một vấn đề lý thú và
phúc tạp, cần phải nhìn một cách hệ thống trong tổng thể các quan hệ kinh tế, xã hội, từ cái kinh tế và phi kinh tế, cái quyền lực và siêu quyền lực, cái tâm
linh và cái mê tín dị đoan cứ đan chéo vào nhau va chuyển hoá lẫn nhau Điều nổi bật là cái cộng đồng — một giá trị được tạo lập, duy trì và củng cô qua nhiều thế hệ Đó là sức mạnh truyền thông vừa có tính quốc gia, vừa có tính địa phương — được sản sinh từ làng xã Ngày nay, làng quê đang ở trong
một giai đoạn thử thách quyết liệt: Truyền thông và đổi mới, dân tộc và hiện
đại quốc gia và quốc tế Làng vốn là cơ sở của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, của phong kiến, tất nhiên phải đổi mới, phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng đồng thời phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nên văn hoá dân tộc Hiện đại hố, đơ thị hố là quy luật tất yếu để phát triển, làng quê sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chính nó sẽ là điểm xuất phát của đô thị hoá
Muốn thế phải hiểu cụ thể bản chất của làng Việt Tìm hiểu làng xã là tìm
hiểu một mặt quan trọng, thậm chí là chủ yêu của con người và xã hội Việt Nam hiện nay
Có nhiều cách tiếp cận làng xã khác nhau GS, T5 Nguyễn Duy Quý cho rằng: Làng — đó là từ thuần Việt Đây là điều thật đáng lưu ý Khác với xã, thôn là những từ Han — Việt, làng có cội nguồn từ chính đời sống Việt Nam và được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt Thuật ngữ này phản ánh sự tồn tại của một kiểu cộng đồng cố kết trên cơ sở một vùng địa lý với các thành viên riêng biệt của nó Những thành viên được phân định vai trò của mình thông qua vị trí là đân bản quán hay dân ngụ cư, gắn kết về mặt huyết tộc nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng Cộng đồng này có lối sống riêng và thường là đặc trưng riêng về tâm lý, đạo đức và truyền thống so với các cộng đồng khác Không phải tự nhiên mà chúng ta có làng Trong quá trình lịch sử dài lâu của sự tôn tại và phát triên, cùng với việc xử lý những
Trang 29tình huống gay go của nhu cầu chống thiên tai, địch hoạ mà cộng đồng làng được hình thành Làng Việt là kết quả tiến triển tự nhiên của tổ chức công xã Làng thường có nhiều chòm, xóm (chòm, xóm cũng là những từ thuần Việt) Nhưng chòm, xóm không có được những đặc trưng độc lập về văn hoá, do vậy, chòm xóm chỉ là những thành phần của cộng đồng làng xã Dù trong bat cứ hoàn cảnh nào, làng vẫn tồn tại một cách tự nhiên với sự cố kết cộng đồng đầy bản sắc của nó Chính tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng ',
Khi nghiên cứu về Làng, chúng ta nên xem xớt làng là một thực thể sống, luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự hình thành và biến đôi của một cộng đồng dân cư nhất định trong lịch sử Nhiều người quan niệm làng
Việt cô truyền, trong quá khứ và cả ngay trong hiện tại, luôn là một cộng
đồng về lãnh thổ, kinh tế, văn hoá và là một tế bào sống trong cơ câu xã hội
Việt Nam, nơi lưu giữ và biêu hiện sinh động bản sắc văn hoá Việt Nam Theo 7 điển Bách Khoa Việt Nam, Lang là don vi tu cu cô truyền Ở
nông thôn người Việt, tương đương với Sóc của người KhˆMe, bản của người dân tộc thiểu số phía Bắc, buôn của một số dân tộc Trường Sơn — lây Nguyên, Làng có một kết cấu cư trú, kinh tế, xã hội, văn hoá đa dạng, một trong 3 khâu quan trọng của cấu trúc xã hội truyền thống nối liền Nhà với
Nước Xuất hiện rất sớm, từ thời Hùng Vương dựng nước gọi là chạ, trải qua
một lịch sử phát triển và biến đối lâu dài Lúc đầu có thể là nơi cư trú của một dong ho Về sau, có nhiều dòng họ cùng cư trú, trong đó thường có 2 — 3 dòng họ lớn Trong mỗi làng có 2 mỗi quan hệ: quan hệ huyết thống và quan hệ
lang giéng
Mỗi làng nguyên là một công xã nông thôn Cơ sở kinh tÊ chung của làng là ruộng công, nhât là đôi với miền Trung và miễn Băc là nơi ma quá trình tư hữu hoá ruộng đất diễn ra không mạnh mẽ như ở miền Nam Sô ruộng đất được định kỳ chia cho các suất định trong làng canh tác Cho đến trước
Trang 30năm 1945, dưới làng có Phe, trên làng có Tổng (dưới Huyện) Làng có 2 bộ máy điều hành: Bộ máy hành chính gồm lí dịch, bộ máy tự quản gồm tiên chỉ, thứ chỉ, kì mục Bên cạnh việc thi hành luật pháp của nhà nước, mỗi làng đều
có lệ làng, có hương ước và khoán ước Giữa một số làng Ở miền Bắc có tục Kết Chạ Làng còn giữ một số yếu tố dân chủ thô sơ thể hiện trong bầu và bãi miễn các chức vụ lí dịch và bộ máy tự quán Mỗi làng có đình thờ thành Hoàng làng, thường là người có công chỗng giặc ngoại xâm hoặc có công chiêu dân lập ấp, hoặc là các vị tổ sư các ngành nghề thủ công Bên cạnh Đình làng có chùa thờ Phật, văn chỉ hay đền thờ Không Tử Làng Công giao hoac Lang Hồi giáo có nhà thờ Dao Thiên chúa hay Thánh đường Hồi giáo Làng có những sinh hoạt văn hoá cộng đồng thể hiện trong các lễ hội, các trò chơi đân gian Làng có văn hoá xóm làng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Có nhiều loại hình làng: làng thuần nông, làng thủ công, làng buôn, làng chài Do thời gian và điều kiện hình thành không giống nhau, cho nên làng Miền Nam, Làng Miền Bắc và làng Miền
Trung khơng hồn toàn giống nhau ”
Theo chúng tôi, Làng là một tô chức xã hội, một không gian sinh sống của một cộng đồng dân cư làm nông nghiệp có sở hữu chung về ruộng đái, sông hô, đồng cỏ có cùng truyền thong văn hoá, có sự gắn bó khăng khít với nhau về mọi mặt đù có cùng huyếễt thông hay không cùng huyết thong
Ở Việt Nam, Làng đã được hình thành từ thời đại đồ đá mới thuộc nền văn hoa Hoa Binh — Bắc Sơn cách ngày nay khoảng 10000 năm Sang thời đại kim khí, trong văn hố Đơng Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều khu đi chỉ cư trú Cùng với quá trình lựa chọn cây lúa là lương thực chủ yêu cho cuộc sống, người Đông Sơn đã cô găng chinh phục tự nhiên, vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để cải tạo vùng đầm lầy biến thành ruộng đồng trồng cây lúa nước Nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã dần dần được hình thành Để công cuộc khai khẩn và làm thuỷ lợi có kết quả, các thành viên
Trang 31
phải tập hợp lại với nhau có tổ chức, cùng chung lưng đấu cật, cần củ lao động và Làng xóm đã phát triển nở rộ ở thời kỳ cuối của văn hố Đơng Sơn Đến thời Hing Vuong — An Duong Vuong, Lang xã Việt Nam đã phát triển và sau đó nó vẫn tiếp tục biến đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất, sinh hoạt của từng cộng đồng dân cư, tuỳ theo khu vực hoặc tuỳ theo từng giải đoạn lịch sử Mặc dù làng Việt truyền thống có những yêu tố khác nhau nhưng vẫn mang theo một số đặc điểm chung trở thành những hằng số trong văn hoá Việt Nam TƯ LIỆU SẢN XUẤT Ruộng Sông đất hồ Dòng họ Hương ị xóm giềng ước CONG | LANG ——————— TỰTRỊ ĐÔNG ca c Hội nghê nghiệp, Hội đông Hội lứa tuổi dân biểu Đình | Thành hoàng, Chùa | Hội làng, Luật tục VĂN HÓA
Theo sơ đồ trên thì Làng Việt Nam truyền thống luôn luôn được nuôi đưỡng bởi sự sở hữu chung về những tư liệu sản xuất cơ bản và sự thống nhất trong thế giới tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng Ở làng quê Việt, tính cộng đồng và tính tự trị hết sức mạnh mẽ và luôn luôn được để cao Trong cầu trúc của làng truyền thống, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là tài sản có gia tri cao và là nén tang dé cho Lang tồn tại Nếu cách sử dụng ruộng đất
hoặc hình thức sở hữu ruộng đất thay đổi sẽ dẫn đến những sự biến đổi khác
của trật tự làng quê Việt
Trang 32Người ta cũng có thể chia Làng truyền thống thành một số loại hình khác nhau: Làng thuần nông, làng buôn, làng nghề, làng vạn chài
Làng thuần nông là một làng lay việc trồng cây lúa là chính Thóc lúa là lương thực nuôi sống con người, nhưng thóc lúa cũng là sản phẩm, hàng hoá chủ yếu dùng để trao đổi Mặc dù vậy, trong làng thuần nông cũng có một số nghề phụ để người nông dân vừa làm nông nghiệp vừa làm những công
việc khác trong lúc nhàn rỗi để bố trợ cho hoạt động nông nghiệp của mình
Trong các làng quê trồng lúa nước bao giờ cũng vẫn song song phát tiên chăn nuôi gia súc, gia cầm trong từng gia đình người nông dân Việc chăn nuôi ở những làng quê này, chủ yêu là nhằm mục đích lấy sức kéo, lay phan bón, tạo ra nguồn thực phẩm hàng ngày cho gia đình Chăn nuôi gia slic, gia
cam qui mô lớn nhằm trao đồi hàng hoá rất ít khi được thực hiện
Người đàn ơng ở làng q ngồi việc thạo việc cảy, bừa ngoài đồng áng, họ còn phải biết nghề đan lát để có thể tự tạo ra những dụng cụ gia đình như: Thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia Đó là những dụng cụ không thé thiếu của những gia đình làm nông nghiệp vì từ khi thu hoạch hạt thóc từ ngoài đồng về, nông dân phải chế biến qua các công đoạn: xay, sảng, xây mà nếu phải đi mua những dụng cụ mây, tre, đan lát đó cũng là một khoản chi
phí không nhỏ đối với các gia đình tiểu nông
Người đàn ông cũng còn phải biết đan các loại rơm, dặm, lờ, đó dé
đánh bắt cá tôm vào mùa mưa hoặc mùa nước nổi tăng thêm nguồn thực phẩm cho cuộc sống gia đình
Phụ nữ trong các làng thuần nơng, ngồi việc thạo việc trồng, cấy, dần, sàng còn phải giỏi việc tầm tang, dệt cửi để làm nên những mảnh vải được dệt từ tơ, lụa, đay, gai đáp ứng nhu cầu mặc của các thành viên trong gia đình
Đến thé ky XVII — XVII khi kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển, nhu
cầu mua bán, trao đổi sản phẩm của xã hội tăng cao thì một số làng nông nghiệp do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý ven sông, ven biên, ven các
Trang 33trục đường giao thông đã phát triển thêm một số hoạt động buôn bán Đây không phải là một loại làng hoàn toàn mới mà nó vẫn gắn bó với làng xã cô truyền Làng buôn xuất phát từ làng trồng lúa nhưng dần dần họ đã chuyển hướng lao động, lây việc buôn bán làm nghề chính và nguồn sống chính của họ do kinh tế thương nghiệp mang lại Hoạt động chính của đa số dân làng không phải là trong lĩnh vực sản xuất mà là trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá,
nhưng họ lại chưa đạt đến trình độ tổ chức xã hội của cư dân thành thị Có thể
không trực tiếp sống ở làng suốt cả năm, nhưng họ vẫn là dân của làng xã, vẫn có đầy đủ mọi thứ quyền lợi và nghĩa vụ với làng Điều đặc biệt quan trọng là cư dân làng buôn, dù ít dù nhiều vẫn có ruộng để trồng lúa đủ ăn hàng năm, họ có thể trực tiếp làm hoặc thuê mướn người khác làm ruộng rồi ăn chia sản phâm khi mùa gặt đến Làng buôn có ở nhiều nơi như: Làng Vân (Bắc Giang) chuyên buôn bán rượu và dé gém, Lang Da Ngưu (Hải Duong) chuyên buôn thuốc bắc, Làng Báo Đáp (Nam Định) chuyên buôn bán vải
Ở nước ta còn tồn tại một loại hình làng nghề Đây là những làng nông nghiệp, nhưng do được một người nào đó truyền cho một nghề thủ công dé
làm với tinh chất là một nghề phụ, nhưng sau đó đã phát triển mạnh mẽ và lan
rộng ra các gia đình khác trong làng Như vậy là, đa số các làng nghề vẫn gan bó chặt chẽ với công việc đồng ruộng nhưng nó xuất hiện tổ chức những nghề và nghi lễ thờ cúng tổ nghề Xóm làng tuy có chợ buôn bán nhưng chưa phát
triển thành những dãy phố, không có cửa hàng, cửa hiệu Mỗi quan hệ giữa
Trang 34Làng nghề truyền thống nước ta có đặc điểm riêng, không giống như những phường hội ở Châu Âu giai đoạn tiền tư bản Trong các làng nghề đã có quan hệ thuê mướn lao động nhưng chưa hình thành các công trường thủ công, hầu hết các thành viên của làng làm nông — công kết hợp Những làng nghề tiêu biểu ở nước ta là làng gốm Bat Trang (Gia Lam — Ha Nội), làng duc
đồng Ngũ Xá (Hà Nội), Làng đệt La Khê - La Cả (Hà Đông)
Các Làng nêu trên đều được phát triển ở một vùng đất nào đó và gan với nghề làm ruộng Nhưng trong cầu trúc Làng truyền thống Việt nam còn có một loại làng đặc biệt, đó là Làng chài (hay Vạn chài) Đây là một loại làng bao gồm các thành viên gia đình sinh sống trên các ghe thuyền trên sông nước lấy nghề chài lưới đánh bắt cá tôm, sò, Ốc, ngao, ngán hoặc khai thác các loại thuỷ hải sản là nguồn sống chính Làng chài đã ra đời từ hàng nghìn năm nay do điều kiện sông nước, biển cả của nước ta nhiều, tiện lợi cho việc khai thác, đánh bắt và sinh sống Có những làng được thành lập trên sông Đáy, sông Hồng, sông Mã, sông Hương, sông Mê Kông bao gồm khoảng 30 — 40 gia đình cho đến hàng trăm gia đình Mỗi gia đình sống và làm việc trên một con thuyền Thuyền là nơi diễn ra mọi sinh hoạt vui, buôn của con người Đó là nơi ăn, nơi ở, nơi tiếp khách, nơi thờ tự, nơi vui chơi, giải trí, đó cũng là nơi chăn nuôi lợn, gà nên điêu kiện sông rât khó khăn và lạc hậu
Cuộc sống trên sông nước rât tiện lợi, đẹp đẽ nên thơ khi sóng yên bê
lặng, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều khó khan de doa vi bao Ii, vi dich
bệnh, vì ô nhiễm môi trường, vì không được học hành va sinh hoạt xã hội Thậm chí, người chết cũng rất khó kiếm một mảnh đất để làm lễ mai táng
Người vạn chài cũng luôn luôn gan bó với nhau và họ rất thạo bơi lội,
cần cù chịu khó trong lao động Họ có tình yêu thương thông cảm, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn Cuộc sông lênh đênh trên sông nước vô cùng bap bênh và gian khổ và yếu tố sông nước chỉ phối mạnh mẽ cuộc sống vật chất và tỉnh thần của họ Cư dân vạn chài vừa có tín ngưỡng thờ cúng tô tiên, vừa có tín ngưỡng thờ thuỷ thần hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát
Trang 351.2 Khái niệm làng văn hoá
Làng Văn hoá là một khái niệm mới, còn rất ít được nghiên cứu Từ
trước đến nay, có một số sách viết về văn hoá làng, mà chủ yếu được trình bày và tiếp cận theo các nội dung:
- Tổ chức, thiết chế của làng - Kiến trúc làng xã
- Đời sống văn hoá làng xã và tâm lý cộng đồng - Quan hệ dòng tộc trong văn hoá làng xã - Lệ làng và hương ước
- Phong tục, tập quán làng xã - Tâm linh, tín ngưỡng làng xã - Hội làng
Đa số các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu làng xã Việt Nam trong lịch sử Văn hoá làng xã mang bản sắc của một lối sống cộng đồng, là nơi mà quyền lợi của người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi của cộng đồng Văn hoá làng phản ánh mỗi quan hệ và cách ứng xử của con người với thiên nhiên và g1ữa con người với con người
Cũng có quan niệm văn hoá làng xã được thê hiện bởi một cuộc sống lễ
hội sống động với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng, ý thức tự quản, tự trị được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng hương ước và tự giải quyết
các vấn đề của làng xã và tính đặc thù, độc đáo rât riêng của môi làng
Như vậy, chúng ta có thể hiểu vỡn hoá làng là một lĩnh vực rất rộng
bao gôm tắt cả những hoạt động của làng xã về sinh hoạt vật chất và sinh
hoạt tỉnh thân nhằm mục đích giữ gìn an nình, trật tự, thuần phong mỹ tục,
thúc đẩy làng xã phát triển
Còn khái miệm làng văn hoá cần phải được hiểu là ở mỗi làng quê, trong quá trình phat triển của nó, luôn luôn lưu giữ những giá trị văn hố
khác nhau, ln ln phải dau tranh giữa cái tiễn bộ với cái lạc hậu, giữa
Trang 36những cái không còn phù hợp để vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Làng Văn hoá là mục tiêu của thời hiện tại, là cái đích mà chúng ta muốn hướng tới trong quá trình đổi mới hiện nay Ngày 2/1/2002 Bộ trưởng
BO Van hod — Thông tin đã ký quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT về việc
ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Làng văn hoá Theo Quyết định này, tại điều 7 qui định Tiêu chuẩn chung công nhận danh hiệu làng văn hoá như
Sau:
- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
Có 80% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định, nhiều hộ gia
đình giầu, dưới 5% hộ gia đình nghèo, không có hộ gia đình đói: Có 80% hộ gia đình trở lên có nhà ngói hoặc nhà bền vững cấp 1, 2, 3 đối với khu vực
đồng bằng và cận đô thị
- Có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú
Có các thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế phù hợp có đội văn nghệ quần chúng, tổ chức sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng: không có tệ nạn xã hội; không tàng trữ và sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành Có 80% hộ gia đình trở lên được công nhận
gia đình văn hoá
- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp
Đường giao thông, đường làng xóm sạch sẽ, có nhiều cây xanh và từng bước được nâng cấp; có trên 80% gia đình được sử dụng nước sạch và có công trình phụ hợp vệ sinh; Tôn tạo và bảo vệ các chỉ tiết lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy ché dan chi ở cơ sở, xây dựng và thực hiện Quy ước, Hương ước theo
Trang 37Chỉ thị 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phú Các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên Có phong trào đền ơn, đáp nghĩa và hoạt động từ thiện có hiệu quả
Theo chúng tôi, tiêu chí công nhận làng văn hoá như trên là tương đối phù hợp với tình hình nước ta trước đây Cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp Bởi vì Làng văn hố khơng thể có 5% hộ gia đình nghèo và một số tiêu chí về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như an sinh xã hội chưa
đầy đủ
Chúng tôi cho rằng Làng văn hoá phải là làng quê có sức song moi, co
sự phát triển vượt bậc về các mặt tổ chức sản xuất, an sinh xã hội, cơ sở hạ
tang, tam linh tín ngưỡng đáp ứng thoả mãn những nguyện vọng cơ bản của người dân, nhưng van không tách rời những giá tri tinh hoa truyền thống dân tộc, quan niệm đó được thê hiện trong công thức sau:
LANG VAN HOA = LANG TRUYEN THONG + KH KY THUAT HIEN Dal
Co nghia 1a trong lang van hoa, doi sông vật chất của chúng ta được tăng lên gấp nhiều lần nhưng không gian văn hoá truyền thống và cái hồn quê vẫn không bị mắt đi
1.3 Khái niệm mô hình làng văn hố
Mơ hình theo nghĩa triết học được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ
giữa tri thức của con người về các khách thể và bản thể khách thể đó Mô hình không chỉ là phương tiện mà còn là một trong những hình thức của sự nhận thức của tri thức, là bản thân tri thức Trong quan hệ với lý thuyết, mô hình không chỉ là công cụ tìm kiếm những khả năng thực hiện lý thuyết mà còn là công cụ kiểm tra các mối liên hệ, quan hệ, câu trúc, tính quy luật được diễn đạt trong lý thuyết ấy có tồn tại thực tế hay không
Trang 38vùng có điều kiện địa lý, khí hậu, nhân văn khác nhau nên không thể xây dựng trên 10.000 làng văn hoá với những tiêu chí giống nhau, mà chúng ta phải xây dựng một số mô hình Làng văn hoá phù hợp với những điều kiện tự nhiên — xã hội của một số vùng nhất định làm chuẩn cho các làng quê có điều kiện tương tự tham khảo
Trang 39* Một số đặc diém cần lưu ý khi xây dựng Mô hình Làng văn hoá dong bang Bac Bộ và Bắc Trung Bộ:
- Làng được hình thành từ nhiều nghìn năm - Vùng đất có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu — Đông
- Là nơi hội tụ của văn hố Đơng Sơn với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ - Cư dân tương đối thuần nhất, thiết chế làng xã chặt chẽ
- Trồng lúa nước là chính, kết hợp với một số nghề phụ - Làng quê khép kín, mang nặng tính tự trị và tính cộng đồng - Thờ thành hoàng làng là anh hùng dân tộc, danh nhân
- Có sự đan xen giữa Làng Phật giáo với Làng Thiên chúa giáo - Ruộng đồng chật hẹp, dân cư đông đúc
- Hàng năm có mùa bão lũ từ tháng 5 đến tháng 8 - Hát chèo, quan họ, ví dặm được yêu thích - Sử dụng trồng, kèn, nhị, sáo
- Đình làng là trung tâm văn hố
- Sơng ngịi chảy xiết, đắp đê làm thuỷ lợi
* Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng mô hình làng văn hoá Nam Bộ:
- Vùng đất âm áp quanh năm, có hai mùa mưa và khô - Sông Mê kông hiền hoà
- Làng quê được hình thành 300 - 400 năm - Nơi hội tụ các dân tộc: Việt - Hoa - Khơ me
- Dân cư có nguồn gốc từ nơi khác đến khai khẩn chiếm đa số - Đồng băng rộng lớn, dân cư thưa thớt, tính tình phóng khoáng
- Xen lẫn làng trồng lúa và làng trồng hoa trái
- Nền kinh tế hàng hoá phát triển
- Đình làng là nơi hội tụ các vị thần tứ xứ - Hệ thống kênh rạch chăng chịt
- Đi lại bằng thuyên là chính
Trang 40* Một số đặc diễn cần lưu ý khi xây dựng mơ hình làng van hố vùng núi Phía Bắc
- Vùng núi cao, sông suối chảy xiết vào mùa mưa, hay xảy ra lũ cuốn, lũ quét
- Mùa đông giá lạnh
- Bản làng hình thành ở thung lũng và ở cả trên núi cao, dân cư thưa thớt Là nơi có trên 40 dân tộc sinh sống
- Thích ứng với trồng lúa nước, lúa nương và một số cây công nghiệp - Đường đi lại khó khăn, vùng sâu, vùng xa kém phát triển
- Nền kinh tế mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc
- Còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu
- Chợ phiên vùng cao là một trung tâm kinh tế - văn hoá - Mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán riêng
- Sự thống nhất trong đa dạng của các đặc trưng văn hoá - Lễ hội mùa xuân được tổ chức hàng năm
- Văn hoá đàn tính Tày - Nùng, Khèn Mông, Công Chiêng Mường là những nét độc đáo
- Vai trò của già làng, trưởng Ban va Thầy mo được đề cao - Dân trí còn thấp, dễ bị dao động, lôi kéo
* Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng mô hình làng văn hoá ở Tây Nguyên
- Đây là vùng Cao nguyên đất đỏ Bazan
- Khí hậu ơn hồ, thích hợp với một số cây công nghiệp: Cà phê, Ca
cao, Cao su
- Dân cư thưa thớt, sống thành các Buôn làng
- Nơi sinh sống của nhiều dân tộc: BaNa, Edé, Xtiéng, Koho - Già làng có vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộngđồng - Nhà Rông là trung tâm văn hoá
- Văn hoá Kông Chiêng Tây Nguyên độc đáo, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sông xã hội, tính thân