“Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên báo công lý” của sinh viên Tô Quốc Vinh, khoa báo chí trường ĐHKHXH&NV năm 2003; “Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho thanh th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LÊ QUANG NGỌC
VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Khảo sát các báo: Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình
từ tháng 7/2013 - 6/2014)
Ngành: Báo chí học
Mã số : 60 320101
LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ NHÃ
HÀ NỘI – 2015
Trang 2Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Nguyễn Vũ Tiến
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của
TS Lê Thị Nhã; các số liệu trong luận văn là hoàn toàn khoa học, có cơ sở rõ ràng và trung thực; kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Quang Ngọc
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Báo chí, cán bộ thuộc Phòng Đào tạo sau đại học, Trung tâm Thư viện - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo TS Lê Thị Nhã đã tận hình hướng dẫn giúp đỡ tôi và có những chỉ dẫn quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin nói lời cảm ơn chân thành đối với những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
LÊ QUANG NGỌC
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN BÁO CHÍ 7
1.1 Pháp luật và phổ biến pháp luật 7
1.2 Đặc trưng và vai trò của báo chí trong việc phổ biến pháp luật 12
Chương 2: THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN BÁO QUẢNG NINH, THÁI BÌNH VÀ HẢI PHÒNG HIỆN NAY 23
2.1 Giới thiệu khái quát các tờ báo khảo sát 23
2.2 Tần suất, nội dung và hình thức thông tin 26
2.3 Nhận xét, đánh giá chung: 46
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY 57
3.1 Một số vấn đề đặt ra qua nghiên cứu thực trạng việc phổ biến pháp luật trên báo in Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng 57
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến pháp luật 61 KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội
HĐND : Hội đồng Nhân dân
PBGDPL : Phổ biến Giáo dục pháp luật
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá hiệu quả của các phương tiện tuyên truyền, phổ biến pháp
luật 18
Bảng 1.2:Về phương tiện độc giả tiếp nhận thông tin pháp luật 19
Bảng 2.1: Số lượng tin, bài, văn bản, hỏi đáp về phổ biến pháp luật trên báo in QN, TB, HP 27
Bảng 2.2: Tỷ lệ tin, bài về phổ biến pháp luật trên báo QN, TB, HP 28
Bảng 2.3: Vấn đề pháp luật trong các lĩnh vực được độc giả quan tâm 29
Bảng 2.4: Tác động xã hội của công tác phổ biến pháp luật trên báo chí 39
Bảng 2.5: Tỷ lệ các thể loại phổ biến pháp luật trên báo QN, TB, HP 41
Bảng 2.6: Đánh giá về sự yêu thích các hình thức thông tin trên báo QN, TB, HP 42
Bảng 2.7: Các đề nghị thay đổi về nội dung thông tin phổ biến pháp luật trên báo QN,TB, HP 52
Bảng 2.8: Các đề nghị thay đổi hình thức thể hiện các tin bài nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến pháp luật trên báo QN, TB, HP 54
Bảng 3.1: Nhu cầu về phạm vi thông tin pháp luật 57
DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đánh giá về tính kịp thời của các tin, bài về phổ biến pháp luật đăng tải trên báo in QN, TB, HP 33
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của độc giả về hiệu quả công tác phổ biến pháp luật trên báo in QN, TB, HP 34
Biểu đồ 2.3: Ý kiến độc giả về việc cần thay đổi hình thức thể hiện tin, bài phổ biến pháp luật 46
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Báo chí với đặc tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp; trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật Qua đó góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và định hướng dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân
Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, Báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn đồng thời là diễn đàn thực thi quyền tự do ngôn luận của nhân dân Qua đó phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật
Tuy nhiên thực trạng nội dung truyền thông lĩnh vực pháp luật trên báo chí nói chung và báo in vùng Đồng bằng Bắc bộ còn nhiều hạn chế Việc thông tin các văn bản QPPL, các thông tin chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước đến với người dân và doanh nghiệp còn chưa kịp thời và đầy đủ Trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, việc đánh giá và
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trên báo chí nói chung đã được đề cập Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về
Trang 9thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo in khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
Để phát huy tốt vai trò và lợi thế của báo chí trong việc truyền thông và tiếp nhận phản hồi trong lĩnh vực pháp luật chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu
để đề ra những cách thức, phương pháp truyền thông hiệu quả nhất, qua đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng công bằng, dân chủ và văn minh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng của khu vực Đồng bằng Bắc bộ nói riêng và đất nước nói chung
Mặc dù có rất nhiều lợi thế trong việc truyên truyền, phổ biến pháp luật, nhưng Báo chí nói chung và báo in nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc đưa pháp luật đi vào thực tiến cuộc sống Với chuyên ngành được đào tạo về Báo chí học, việc nghiên cứu công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo chí khu vực Đồng bằng Bắc bộ phù hợp với hướng nghiên cứu được đào tạo, qua
đó nhằm đề ra những giải pháp thực hiện hiệu quả nhất công tác này
Từ những yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn đề ra, việc nghiên cứu
đề tài: Vấn đề phổ biến pháp luật trên Báo in khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát các Báo: Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình từ tháng 7/2013 - 6/2014) thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đề tài sẽ góp phần mang
đến giải pháp để thực hiệu quả hơn nữa công tác phổ biến pháp luật trên báo
in hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Với tính chất quan trọng như vậy, song hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu phương thức thực hiện đề tài mảng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên Báo in khu vực Đồng bằng Bắc bộ chưa được quan tâm đúng mức Hầu như chưa có các công trình, các khảo cứu chuyên sâu về vấn đề này
Trước đây, đã có một số Khoá luận ngành báo chí truyền thông đã đề cập đến nội dung có liên quan đến đề tài này như:
Trang 10“Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên báo công lý” của sinh viên Tô Quốc Vinh, khoa báo chí trường ĐHKHXH&NV năm 2003;
“Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên của sinh viên” của Vũ Thị Uý, khoa báo chí trường ĐHKHXH&NV năm 2003; Vương Thị Đỗ Quyên: “Báo chí về tuyên truyền xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Hà Nội, năm 2004
Đỗ Thị Việt Oanh: “Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục” Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng, Hà Nội, năm 2008
Trong Luận văn thạc sỹ ngành Truyền thông đại chúng của tác giả Sầm
Vũ Thắng với đề tài “phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử” tác giả đã đi sâu phân tích thực tiễn thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử qua việc khảo sát trường hợp của Vietnamnet và VTCNews
Trong Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng của học viên Nguyễn Thị Thu Hương, năm 2009 với đề tài “Báo chí Thủ đô với việc tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS”, qua khảo sát Báo An ninh Thủ đô, Phụ nữ thủ đô
và An ninh Thủ đô từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008, từ thực trạng tác giả
đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong đó có giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực HIV/AIDS trên báo chí Thủ đô
Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng của tác giả Nguyễn Văn Thắng (2009) với đề tài: “Báo chí tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” qua khảo sát Báo Nhân dân, Pháp luật Việt Nam, Thanh tra từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008, tác giả đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng để đưa ra những kết quả và kết luận mang tính hệ thống của việc báo chí tuyên truyền và phổ biến về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Báo chí, trong đó
Trang 11có đề cập đến nội dung đưa pháp luật vào cuộc sống thông qua báo chí
Nhìn chung, những khoá luận, luận văn, Luận án trên đã cung cấp một
số thông tin về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên báo chí, các thuật ngữ về pháp luật, về báo chí; đánh giá, nhận định, phân tích một số vụ việc vi phạm pháp luật nổi cộm được dư luận đặc biệt quan tâm trên báo chí; cung cấp, rút kinh nghiệm về hoạt động tác nghiệp, việc xử lý thông tin pháp luật trên báo in…
Dù có những đóng góp nhất định, song các công trình trên mới chỉ đề cập đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cụ thể đối mới một số lĩnh vực pháp luật điều chỉnh và trên một số tờ báo, các đối tượng cụ thể Các nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu sâu những thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao việc Phổ biến pháp luật nói chung trên báo chí Vùng Đồng bằng Bắc Bộ với những đặc thù văn hóa xã hội vùng miền
Vì vậy, có thể nói, đây là đề tài đầu tiên đề cập, tìm hiểu vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo in Vùng Đồng bằng Bắc bộ
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đó Luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Trang 12- Sưu tầm, thống kê, tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nhằm hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu
- Điều tra thực trạng về nội dung và hình thức những tác phẩm báo chí
có nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên 3 tờ báo in khu vực Đồng bằng Bắc bộ nhằm đánh giá những ưu điểm và hạn chế
- Trên cơ sở điều tra thực trạng, luận văn nêu những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến pháp luật trên báo in khu vực Đồng bằng Bắc bộ
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí và vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng để thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tư liệu đã có nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, qua đó hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng các luận cứ khoa học
Trang 13- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích đối với các tác phẩm báo chí thông tin phổ biến pháp luật trên báo in các địa phương khảo sát nhằm phân tích thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế trong phổ biến pháp luật trên báo in các tỉnh Vùng đồng bằng Bắc bộ
- Phương pháp điều tra xã hội học đối với độc giả nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về thực trạng thông tin phổ biến pháp luật trên báo in tại 03 địa phương khảo sát
- Phỏng vấn sâu đối với các đối tượng: Lãnh đạo và phóng viên các báo khảo sát; các chuyên gia pháp luật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập các ý kiến về vấn đề phổ biến pháp luật trên báo chí nói chung và các
tờ báo khảo sát nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu nội dung các bài báo trên các báo khảo sát
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đề cập tới những ưu, nhược điểm của báo in đối với công tác phổ biến pháp luật, những tiêu chí đánh giá và kinh nghiệm phổ biến pháp luật trên Báo in khu vực đồng bằng Bắc bộ, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phổ biến pháp luật trên Báo in
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan thông tin, tuyên truyền
về pháp luật nói chung, cũng như các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Những giải pháp có thể giúp cho các cơ quan báo chí và các cơ quan thực hiện chức năng tuyên truyền pháp luật khác quan tâm nâng cao chất lượng việc truyền thông pháp luật Đồng thời Luận văn có thể giúp cho những người quan tâm khác có thông tin và kiến thức về phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương, 7 tiết
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN BÁO CHÍ
1.1 Pháp luật và phổ biến pháp luật
1.1.1 Khái niệm pháp luật
Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật Pháp luật bao gồm những điều bắt buộc và những điều cho phép, tạo thành nghĩa vụ và những quyền trong các chế định của pháp luật Nhà nước sử dụng các biện pháp khuyến khích và trừng phạt để vận hành, duy trì kỷ cương pháp luật
Như vậy, Pháp luật là tổng thể những quy tắc bắt buộc chung do nhà nước quy định hoặc thừa nhận, phê chuẩn (những điều cấm, những sự ràng buộc, những biện pháp khuyến khích và trừng phạt…) nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cứng rắn của nhà nước Pháp luật bắt buộc tất cả các chủ thề là thành viên trong xã hội (từ nguyên thủ xuống đến người dân thường) đều phải tuân thủ pháp luật Mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật; mọi người đều phải sống và làm theo pháp luật, trong đó đội ngũ nhà báo cũng cần phải đề cao ý thức pháp luật, trước hết phải nghiêm chỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân
Theo khái niệm chung nhất Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội [31, tr66]
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm phổ biến pháp luật
1.1.2.1 Khái niệm phổ biến pháp luật
Theo cách hiểu chung nhất, phổ biến pháp luật có hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp: Phổ biến pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến pháp luật là việc truyền bá
Trang 15pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng
Theo nghĩa rộng: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù
Như vậy có thể hiểu, phổ biến pháp luật là quá trình hoạt động
thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống
1.1.2.2 Đặc điểm của phổ biến pháp luật
- Phổ biến pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân vì vậy thực hiện pháp luật
là thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Phổ biến, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng cho việc giáo dục chính trị, hình thành ở người dân những hiểu biết nhất định về chính trị đồng thời trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng có sự đan xen những nội dung, quan điểm pháp lý nhất định
- Phổ biến pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật
Phổ biến pháp luật và xây dựng pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau bởi lẽ công tác xây dựng pháp luật là cơ sở cho việc hình thành, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và ngược lại công tác
Trang 16phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối, là một phương tiện quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống
Phổ biến pháp luật có tác động tích cực đến việc tổ chức, thực hiện pháp luật trên cơ sở giúp người dân có hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật
- Phổ biến pháp luật nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, giúp cho đối tượng tác động có hiểu biết nhất định về pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng thông qua các hình thức, phương tiện, biện pháp thích hợp
Ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phải được thường xuyên quan tâm đổi
Trang 17mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp trong việc xây dựng
và tổ chức thực hiện
* Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
* Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Quốc hội đã ban hành Luật số 14/2012/QH13 về Phổ biến, giáo dục pháp luật
Theo đó phổ biến, giáo dục pháp luật cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân; Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội
Yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi sau: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế; Ý thức tôn
Trang 18trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiệnpháp luật
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật yêu cầu các Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như sau: Họp báo, thông cáo báo chí; Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị
xã hội và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả
Đối với việc Họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy đinh: Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố; Hằng tháng, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; Nội dung
Trang 19của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật
Việc đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử được quy định: Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị
- xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức; Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành; Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật; Ngoài các thông tin quy định trên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân)
Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật yêu cầu: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật
1.2 Đặc trưng và vai trò của báo chí trong việc phổ biến pháp luật
1.2.1 Mối quan hệ giữa báo chí và pháp luật
Vấn đề pháp luật luôn gắn với mọi hoạt động nghiệp vụ của người làm báo Đó là thực tiễn của hoạt động báo chí trên thế giới cũng như ở nước ta
Trang 20Những quy định về hoạt động báo chí được xác định trong Hiến pháp
và các văn bản quy phạm pháp luật khác Hiến pháp nước Công hòa XHCN Việt Nam năm 2013 ghi rõ tại điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” Luật báo chí quy định: Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo
Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn: Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Điều này được hiểu là báo chí và nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Luật pháp quy định thể thức, trình tự thành lập, đăng ký, đăng ký lại, chấm dứt hoặc đình bản hoạt động của cơ quan báo chí Ngược lại bằng vai trò, chức năng của mình, báo chí làm sáng rõ hơn tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật, kể cả pháp luật về báo chí, làm cho văn bản pháp luật dễ đi vào cuộc sống, có tính khả thi ngoài ra với trách nhiệm nghề nghiệp, nhà báo còn phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức vận động công chúng thực hiện, góp phần cùng các cơ quan chức năng giữ vững trật tự,
kỷ cương xã hội
Đối với nhà báo, sự am hiểu và vận dụng pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết Bởi vì trong khi làm nhiệm vu,
Trang 21nhà báo phải va chạm nhiều với các tổ chức chính trị, xã hội, các tập thể và cá nhân khác nhau Hơn nữa, các mối quan hệ xã hội còn bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn pháp luật, do đó nhà báo càng phải nắm rõ hệ thống và nội dung các văn bản quy phạm pháp luật để vận dụng và xử lý trong từng tình huống cụ thể Các nhà báo phải nắm chắc nội dung và dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật để xem xét, phản ánh, đánh giá và kiến nghị về những hiện tượng, quá trình, sự kiện của đời sống xã hội trong thời điểm cụ thể Có như vậy mới có sức thuyết phục và độ tin cậy cao Am hiểu pháp luật cho phép nhà báo hoạt động tự tin, chủ động xử lý các hiện tượng, sự kiện mà nhà báo va chạm, có cách xét đoán công bằng và đưa ra những kết luật có cơ sở chắc chắn
Hiểu biết pháp luật còn giúp nhà báo sử dụng các quyền của mình trong hoạt động nghề nghiệp như quyền không bị kiểm duyệt tác phẩm, quyền đăng tải và phổ biến tác phẩm, giữ bản quyền tác giả, quyền được hưởng nhuận bút, quyền sử dụng tên mình và các bút danh, quyền được hưởng một
số chế độ ưu tiên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ… đồng thời còn giúp quần chúng sử dụng quyền hạn và trách nhiệm của mình trong cuộc sống đúng pháp luật
Trong hoạt động của mình, nhà báo không phải là quan tòa có trong tay cả một cơ quan chức năng, cũng không như một thanh tra có một đội ngũ chuyên viên giúp việc Song nhà báo có thể dựa vào kết luật của thanh tra và kiểm tra để định hướng cho bản thân trong khi tiến hành công việc Đó là cơ
sở pháp lý của một bài báo có sức thuyết phục Về khía cạnh này, báo chí đã tạo ra sức mạnh to lớn, đó là sức mạnh của công luận Theo đó những thông tin mà báo chí đưa ra có thể ủng hộ hoặc tạo sức ép về dư luận xã hội buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm phải điều chỉnh hành vi của mình
Báo chí sử dung công cụ của mình là thông tin để tham gia tích cực vào công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, làm cho văn bản luật trở nên gần
Trang 22gũi với đời sống xã hội Trong đó: Báo chí đăng tải toàn văn các dự án luật, pháp lệnh để lấy ý kiến nhân dân; báo chí tuyên truyền các hội thảo xây dựng pháp luật; phóng viên được trực tiếp tham gia công tác xây dựng, triển khai thi hành pháp luật; báo chí tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giải đáp pháp luật; báo chí đăng tải những ý kiến, kiến nghị của bạn đọc để hoàn thiện pháp luật
Thông qua hoạt động của mình, báo chí giúp cho các chủ thể dễ dàng tiếp cận, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi
Báo chí, nhà báo sẽ không thể hoạt động nếu như không có pháp luật điều chỉnh Ngược lại báo chí trở thành một kênh thông tin hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những phát sinh trong quá trình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật
Qua lý giải, phân tích nêu trên cho thấy, mối quan hệ giữa báo chí và pháp luật là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau và phối hợp bổ sung cho nhau
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của phổ biến pháp luật trên báo chí
Phổ biến pháp luật trên báo chí có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Đối tượng rộng: So với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác thì loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí có lợi thế là có đông đảo bạn đọc, khán thính giả trong nước và ở nước ngoài
- Hình thức phong phú, hấp dẫn: Báo chí có rất nhiều cách thể hiện như: tin, bài, tọa đàm, diễn đàn, truyện ngắn, tiểu phẩm,…
- Tính nhanh chóng, kịp thời: Do đặc thù của báo chí là thực hiện hoạt động thông tin, yêu cầu cơ bản của thông tin là phải nhanh nhạy, kịp thời, cập nhật, nếu không thông tin sẽ trở nên lỗi thời, không còn tính hấp dẫn Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, các loại hình báo chí
Trang 23đều có đặc tính là truyền tin nhanh Chính vì vậy, việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí luôn được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu được thông tin, tìm hiểu về pháp luật của người dân
- Tính phổ cập: Do đối tượng phục vụ chung của báo chí là đông đảo công chúng, bên cạnh đó, mỗi cơ quan báo chí lại có một đối tượng phục vụ chủ yếu riêng (như thanh niên, phụ nữ, nông dân, nhà khoa học…) Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí luôn đảm bảo tính phổ cập, phục vụ cho đông đảo đối tượng của mình
1.2.3 Vai trò của báo chí trong việc phổ biến pháp luật
Công tác phổ biến pháp luật đã và đang khẳng định một vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội; với vai trò là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, là khâu đầu tiên của quy trình triển khai thực hiện pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật Chính vì công tác phổ biến pháp luật có vị trí và vai trò rất quan trọng như trên, do đó trong thời gian qua, công tác này luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cho nên đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ từ khâu xây dựng thể chế, đến hoạt động triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, xây dựng nguồn nhân lực để thực hiện công tác này
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội Với chức năng là phương tiện thông tin đại chúng, Báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trong đó có nhiệm vụ phổ biến pháp luật
Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển đa dạng của các loại hình báo chí và việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả và chất lượng của thông tin trong đó có các thông tin về pháp luật
Trang 24Để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay thường thông qua các hình thức như: tuyên truyền miệng; tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng lưới truyền thanh cơ sở và cổng thông tin điện tử ); tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; phát hành các loại tài liệu giấy (tờ gấp, tập san, sách hỏi đáp pháp luật ); xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật Nhìn vào từng loại hình thức tuyên truyền nêu trên, mỗi hình thức đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm, cho nên tùy tình hình, điều kiện hoàn cảnh, đối tượng được tuyên truyền mà từng ngành, địa phương chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có nhiều ưu thế hơn so với một số hình thức khác, do đặc tính cơ bản của báo chí nói chung, là tính phổ cập nhanh chóng, kịp thời
và rộng khắp Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân kịp thời tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật Bên cạnh đó, báo chí còn góp phần phản ảnh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, củng cố niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân Nhìn từ một khía cạnh khác, báo chí cũng đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí cũng là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân Báo chí phản ảnh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính
Trang 25sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật
Thăm dò độc giả về đánh giá hiệu quả của các phương tiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ bản các ý kiến đều cho rằng tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua báo chí là hiệu quả nhất (97,9%)
Bảng 1.1: Đánh giá hiệu quả của các phương tiện
tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Câu trả lời Số người
lựa chọn Tỉ lệ %
- Tờ rơi, tờ gấp pháp luật 199/286 69,58%
- Các Hội nghị tuyên truyền Pháp luật 145/286 50,7 %
- Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật 105/286 36,71%
(Nguồn: Khảo sát độc giả báo QN, TB, HP từ 7/2013-6/2014 )
Trong phổ biến pháp luật, báo in với lợi thế dễ tiếp cận với độc giả có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa tiếp cận thường xuyên với các loại hình báo chí khác như truyền hình, internet Đồng thời báo in có thể được sưu tầm và lưu giữ lâu, tạo niềm tin của độc giả, qua đó có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề phát sinh cụ thể trong đời sống xã hội Một ưu thế nổi bật của báo
in là việc đăng tải những bài viết phân tích sâu, những phóng sự điều tra tiếp cận đến tận cùng các sự việc Ngoài ra báo in có thể xây dựng các chuyên trang, phụ trương và tạp chí chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật Những điểm đó tạo cho báo in có ưu thế nổi bật trong phổ biến pháp luật
Trang 26Đối với các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng mà công chúng tiếp cận với các thông tin pháp luật, thông tin trên báo mạng điện tử được đa số người được hỏi cho rằng tiếp cận nhiều nhất thông qua phương tiện này (79,37%); báo in chiếm tỷ lệ thấp hơn (56,99%); thấp nhất là báo phát thanh với 20,63% số người được hỏi
Bảng 1.2: Về phương tiện độc giả tiếp nhận thông tin pháp luật
Các phương tiện thông tin Số người
(Nguồn: Khảo sát độc giả báo QN, TB, HP từ 7/2013-6/2014 )
1.2.4 Yêu cầu chung đối với việc phổ biến pháp luật trên báo chí
Tin, bài tuyên truyền pháp luật cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Tính kịp thời
Đây là đặc tính, yêu cầu đầu tiên của tin, bài về pháp luật, nhất là đối với thể loại tin Việc thông tin nhanh nhạy, kịp thời về những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống pháp lý sẽ góp phần hiệu quả phản ánh hiện thực, định hướng dư luận, cổ vũ hoặc phê phán các hiện tượng, sự việc đang phát sinh trong đời sống xã hội Kịp thời không có nghĩa chỉ là đưa tin ngay lập tức
về một sự kiện, một vấn đề nào đó trong đời sống chính trị pháp lý mà chính
là ở độ chín muồi của vấn đề Nếu đưa tin về một sự kiện đang ở giai đoạn phôi thai mà không thể dự đoán được xu hướng phát triển của nó thì đó là nóng vội Ngược lại, nếu để một sự kiện, một hiện tượng đã xảy ra lâu rồi mới
Trang 27đưa tin, viết bài thì không còn tính hấp dẫn, mất tính định hướng và làm giảm hiệu quả thông tin giáo dục
- Thông tin tuyên truyền về pháp luật phải đảm bảo yêu cầu chính xác, đúng pháp luật
Đây là yêu cầu đặc thù của tin, bài tuyên truyền về pháp luật Đúng pháp luật thể hiện ở nhiều điểm như:
+ Sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý;
+ Các căn cứ pháp lý đưa ra phải phù hợp, chính xác;
+ Việc phân tích lý lẽ, đánh giá, nhìn nhận vấn đề phải trên cơ sở pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật
+ Thứ nhất là thiếu chọn lọc sự kiện, số liệu, chi tiết, đi sâu phản ánh nhiều chi tiết quá vụn vặt, tỉ mỉ, dẫn đến việc phản ánh thực tế theo hướng tự nhiên chủ nghĩa, không có tác dụng giáo dục thậm chí có thể phản tác dụng giáo dục;
+ Thứ hai, phản ánh sự việc, hiện tượng theo ý chí chủ quan của người viết, đưa tin thiếu chính xác hoặc chưa trúng với bản chất của sự việc
- Phù hợp với đối tượng
Khi đưa tin, viết bài, thực hiện chương trình, chuyên mục người làm báo phải trả lời câu hỏi “viết cho ai?” như Bác Hồ đã dạy Đối tượng phục vụ
Trang 28chủ yếu nhất, rộng lớn nhất của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung là đông đảo nhân dân lao động Bên cạnh đó, mỗi tờ báo, bản tin, chương trình chuyên đề, chuyên ngành còn có đối tượng phục vụ cụ thể mình Với mỗi đối tượng phục vụ cụ thể của mình, báo chí cần có cách thể hiện phù hợp Người viết cần phải xác định rõ đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ của mình,
từ đó bám sát đối tượng để viết cho sâu sát, thiết thực, điều này giúp cho tác phẩm báo chí về đề tài pháp luật có chất lượng hơn, thông tin trúng hơn, sâu hơn và vì vậy sẽ có tác dụng hơn
- Có tính định hướng
Khi đưa tin, viết bài, thực hiện chương trình phổ biến pháp luật người viết cần phải trả lời câu hỏi “viết để làm gì?” để xác định mục đích của việc thông tin là để phổ biến, giải thích pháp luật, để lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, tội phạm, hay để cổ vũ, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật… Qua đó, người viết có thể định hướng đúng đắn dư luận
- Về mặt hình thức thể hiện, tin, bài tuyên truyền về pháp luật phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, súc tích, chính xác, ngôn ngữ giản dị, trong sáng,
dễ hiểu, cách thể hiện phong phú, hấp dẫn Việc giải thích, phản ánh các quy định pháp luật, các sự việc, hiện tượng liên quan đến pháp luật là việc làm không dễ dàng, vì vậy để các thông tin pháp luật được truyền tải đến người đọc, người xem, người nghe một cách hiệu quả, các tác phẩm báo chí cần tìm được hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn, cách diễn đạt dễ hiểu, có sức truyền tải sâu sắc đến đối tượng phục vụ
Các yêu cầu đặt ra đổi với tin, bài viết về pháp luật cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể, không thể coi nhẹ hay coi trọng bất cứ yêu cầu nào
Trang 29Những vấn đề lý luận trình bày ở Chương 1 là tiền đề, cơ sở quan trọng cho việc tiến hành điều tra, phân tích thực trạng thông tin phổ biến pháp luật trên báo chí ở các chương tiếp theo trong luận văn
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN BÁO QUẢNG NINH, THÁI BÌNH VÀ HẢI PHÒNG HIỆN NAY
2.1 Giới thiệu khái quát các tờ báo khảo sát
2.1.1 Giới thiệu báo Quảng Ninh
Báo Quảng Ninh là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đồng thời là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dân Hoạt động báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước Báo được phát hành số đầu tiên vào ngày 02/01/1964
Báo Quảng Ninh gồm: 7 phòng và 2 tổ trực thuộc Tổng Biên tập: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Thư ký tòa soạn; Phòng Bạn đọc - Tư liệu; Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính; Phòng Kinh tế; phòng Văn hóa - Xã hội, phòng Điện tử; Tổ Cuối tuần; Tổ Kế hoạch - Tài chính - Quảng cáo
Báo Quảng Ninh ra nhật báo với 2 ấn phẩm báo in là: Báo Quảng Ninh hằng ngày 8 trang và báo Quảng Ninh Cuối tuần, 12 trang Số lượng phát hành hơn 8.000 tờ/kỳ, được phát hành đến tất cả 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh ngay trong ngày Mỗi số báo in có khoảng 50 tin và ảnh, 20 bài
tự sản xuất và trên 10 tin bài, ảnh khai thác Mỗi tháng sẽ là khoảng 2.100 tin, bài, ảnh tự sản xuất
Báo Quảng Ninh điện tử (với 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt Nam; tiếng Anh; tiếng Trung Quốc) được cập nhập liên tục với lượng truy cập bình quân hằng ngày lên tới 100.000 lượt/ngày, với số lượt độc giả truy cập được xếp vào tốp
5 báo điện tử các Báo Đảng trên toàn quốc
Báo Quảng Ninh hằng ngày được xây dựng thường xuyên với 24 trang chuyên đề/tháng, trong đó có 13 trang về huyện, thị xã, thành phố trong
Trang 31tỉnh, còn lại là các các trang như Quốc phòng toàn dân, vì chủ quyền biên giới, an ninh Quảng Ninh, lao động và công đoàn, Thanh niên, phụ nữ, với hàng trăm các chuyên mục được lần lượt xây dựng và thông tin tuyên truyền
từ 2 đến 4 lần/tháng như chuyên mục “Xây dựng Đảng”, “ Đưa nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, “ Quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững biển, hải đảo”, “ Đại đoàn kết toàn dân”, “ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, “ Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại”, “ phòng chống tham nhũng”,
Trong công tác thông tin đối ngoại, Báo Quảng Ninh đã phối hợp với Nhật báo Quảng Tây, Trung Quốc, đăng tải kịp thời những thông tin đối ngoại hai chiều và quảng bá hình ảnh du lịch hai địa phương
2.1.2 Giới thiệu báo Thái Bình
Báo Thái Bình là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thái Bình, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình
Báo Thái Bình được kiện toàn tổ chức bộ máy theo Quy định số QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), gồm 07 đơn vị trực thuộc Tổng Biên tập: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Thư ký tòa soạn; Phòng Bạn đọc - Tư liệu; Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính; Phòng Kinh tế; phòng Văn hóa - Xã hội, Phòng báo điện tử
338-Báo đã bám sát tôn chỉ, mục đích, định hướng tuyên truyền của Tỉnh
ủy, kịp thời tuyên truyền đúng trọng tâm những chủ trương của Đảng và Nhà nước về các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và các vấn đề thời sự nổi bật được dư luận xã hội quan tâm Báo tập trung thông tin, tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Đảng gắn với việc đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chương trình của Tỉnh ủy Thái Bình về triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện
Trang 32công cuộc đổi mới tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; việc triển khai học tập và tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình mới; tuyên truyền trước trong và sau Hội nghị Tổng kết 15 năm Thái Bình thực hiện Nghị quyết TW5 (Khóa VIII)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thông tin, đăng tải các ý kiến của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự
kỳ họp thứ 5, thứ 6 Quốc hội Khóa XIII; thông tin, tuyên truyền việc thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế sau ngày 30-4-1975
Mỗi năm, đã có hàng trăm tin, bài, ảnh thông tin, tuyên truyền kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Đảng gắn với việc đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các ý kiến đóng góp, hiến kế xây dựng Thái Bình; hơn 100 tin, bài, ảnh đã tuyên truyền phản ánh những kết quả, kinh nghiệm triển khai; phê phán những nơi thực hiện không nghiêm túc; nêu gương người tốt, việc tốt và lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; tuyên truyền và phản ánh việc thực hiện các văn bản, chỉ thị của cấp trên trong việc củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên; nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để triển khai công tác xây dựng Đảng; nhiều bài viết đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, tăng cường phân công, phân cấp quản lý, tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
2.1.3 Giới thiệu báo Hải Phòng
Báo Hải Phòng là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng
Trang 33Với 8 trang báo gồm các chuyên mục chính như: Đất và người Hải Phòng; Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống với 8.100 bản mỗi số
Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bên cạnh
việc tuyên truyền thường xuyên trên các ấn phẩm và báo Hải Phòng điện tử,
Báo Hải Phòng phối hợp với Sở Tư pháp duy trì xuất bản Phụ trương Pháp luật Hải Phòng, gồm 4 trang, phát hành 1 kỳ/ tuần; phối hợp với Sở Phòng cháy, chữa cháy xuất bản Phụ trương PCCC 2 trang, 1 tháng/kỳ cùng với báo
Hải Phòng hằng ngày Hiện nay Báo Hải Phòng cũng là tờ báo Đảng duy nhất
trên cả nước phát hành đồng thời 2 phụ trương này miễn phí tới bạn đọc
Công tác tuyên truyền trên chiều sâu và bề rộng của Báo Hải Phòng giữ vai trò quan trọng giúp người dân tham gia quản lý, phản biện xã hội mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thành phố thi đua lao động, sản xuất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế-xã hội, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đối với Hải Phòng Báo Hải Phòng phát huy vai trò tích cực trong việc định hướng dư luận, đóng góp cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố, xứng đáng là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố
Trong định hướng công tác thời gian tới, Báo Hải Phòng tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng nội dung, hình thức các ấn phẩm, tăng tổng lượng phát hành, đưa báo Đảng đến với các tầng lớp nhân dân để các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo nhân dân
2.2 Tần suất, nội dung và hình thức thông tin
2.2.1 Tần suất, mức độ thông tin phổ biến pháp luật trên báo Quảng Ninh, Thái Bình và Hải Phòng
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng các tin, bài, văn bản, hỏi đáp về phổ biến pháp luật trên Báo Hải Phòng chiếm số lượng cao, với 2.931, gần gấp đôi Báo Quảng Ninh và gần gấp 4 lần báo Thái Bình
Trang 34Bảng 2.1: Số lượng tin, bài, văn bản, hỏi đáp
về phổ biến pháp luật trên báo QN, TB, HP
(Nguồn: Khảo sát báo QN, HP, TB từ 7/2013-6/2014)
Về tỷ lệ số lượng các các tác phẩm phổ biến pháp luật trên tổng số các tác phẩm ở các lĩnh vực đăng tải trên báo in còn thấp Báo Hải phòng có tỉ lệ cao nhất là 11,55%, báo Thái Bình với tỷ lệ 7,74% và thấp nhất là ở báo
Quảng Ninh với tỷ lệ 5,46% (xem Phụ lục 4.2, tr 134)
Ở thể loại Tin, cao nhất là báo Hải Phòng với tỷ lệ 9,17%, tương đương 1.844 Tin viết về pháp luật trên tổng số 20.073 các Tin được đăng tải; thấp nhất là Báo Quảng Ninh với tỷ lệ 4,15% Báo Thái Bình với tỷ lệ 8,0%
Ở thể loại Bài viết, báo Hải Phòng vẫn giữ tỷ lệ cao nhất Số lượng giữa báo Quảng Ninh và Hải Phòng tương đương nhau (611/614) tuy nhiên so sánh về tỷ lệ thì báo Hải Phòng cao hơn báo Quảng Ninh (14,02% / 8,37%), Báo Thái Bình có tỷ lệ thấp nhất, là 4,7%
Trang 35Bảng 2.2: Tỷ lệ tin, bài, văn bản, hỏi đáp về phổ biến pháp luật
trên tổng số các tin bài đăng tải trên báo QN, TB, HP
hỏi đáp Tỷ lệ chung Tên báo
Số lượng Tỷ lệ
%
Số lượng Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
(Nguồn: Khảo sát báo QN, HP, TB từ 7/2013-6/2014)
Các hình thức phổ biến pháp luật khác (như: Đăng tải Văn bản QPPL, hỏi đáp pháp luật, tư vấn pháp luật…) tuy số lượng không nhiều (báo QN 74; Báo TB 98; Báo HP 472) nhưng tỷ lệ khá cao so với tổng số các văn bản, hỏi đáp, tư vấn khác, hầu hết các thông tin ở dạng này đều liên quan đến lĩnh vực pháp luật Từ số liệu trên chúng ta có thể thấy só lượng các thông tin về pháp luật đăng tải dưới hình thức này trên báo Hải Phòng vượt trội hơn hẳn so với các báo khác do có Phụ trương Pháp luật, gồm 4 trang vào mỗi thứ 5 hàng tuần
Các tin, bài, và các hình thức thể hiện khác về phổ biến pháp luật không chỉ nằm trong các chuyên mục đặc thù của công tác phổ biến pháp luật
mà còn nằm rải rác ở các chuyên mục khác về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội… Nhiều tin bài không năm trong các chuyên trang, chuyên mục
Trang 362.2.2 Nội dung thông tin phổ biến pháp luật trên báo QN, TB, HP
2.2.2 1 Phản ánh sự kiện, vấn đề thời sự về pháp luật
- Phản ánh các vấn đề, sự kiện pháp luật phát sinh trong xã hội
Các tin, bài đã phản ánh khá đầy đủ các vấn đề, sự kiện pháp lý diễn
ra trên địa bàn Qua khảo sát cho thấy các vấn đề pháp luật về đất đai được các báo phản ánh nhiều nhất Cụ thể: Tin, bài về đất đai, Báo Quảng Ninh có
129 tin bài, Báo Thái Bình có 59 tin bài, Báo Hải phòng có 225 tin bài (xem
Phụ lục 4.4, tr 136)
Điều này phản ánh thực trạng cuộc sống, lĩnh vực đất đai nhiều năm nay luôn có sự thay đổi về các cơ chế quản lý, có liên quan trực tiếp đến mỗi người dân Trong khi đó rất nhiều năm trước đây, quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng còn thiếu chặt chẽ, thiếu chính xác và chưa đảm bảo tính khoa học, đồng thời hệ thống pháp luật quy định về vấn đề này còn mới thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này Qua khảo sát cho thấy đây là vấn đề pháp luật về đất đai thu hút được sự quan tâm lớn nhất của độc giả với 97,9% số người được hỏi quan tâm đến lĩnh vực này
Bảng 2.3: Vấn đề pháp luật trong các lĩnh vực được độc giả quan tâm
Các lĩnh vực pháp luật Số người
lựa chọn Tỉ lệ %
Vấn đề pháp luật trong giáo dục 225/286 78,67%
Vấn đề pháp luật trong y tế 221/286 77,27%
Vấn đề pháp luật trong hôn nhân gia đình 206/286 72,03%
Vấn đề pháp luật trong đất đai, xây dựng 280/286 97,9 %
Vấn đề pháp luật trong kinh tế, tài chính 205/286 71,68%
Các lĩnh vực pháp luật khác 79/286 27,62%
(Nguồn: Khảo sát độc giả báo QN, TB, HP từ 7/2013-6/2014 )
Trang 37An toàn giao thông cũng là những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, trong đó nổi lên là tình trạng vi phạm an toàn giao thông, tình trạng cảnh sát giao thông nhận hối lộ và hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Qua khảo sát cho thấy các nội dung tin, bài về an toàn giao thông chiếm số lượng lớn, cụ thể, Báo Quảng Ninh có 92 tin bài, Báo Thái Bình có 48 tin bài, Báo Hải phòng có 185 tin bài
Đối với vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong thời gian Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (từ 01-5 đến hết 6-2014, trong thời gian khảo sát của Luận văn) các báo cũng
đã đề cập đến nhiều nội dung, phân tích nhiều khía cạnh xung quanh vấn đề này như: về các bằng chứng pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, các Hội nghị, hội thảo, mít tinh và triển lãm về biển đảo được
tổ chức không chỉ trong tỉnh mà còn trong toàn quốc và trên thế giới Báo Hải
Phòng ngày 27-5-2014 đăng tải bài viết “Dư luận thế giới tiếp tục lên án
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”; Ngày 05-6-2014 đăng tải
tin “Tòa án trọng tài quốc tế đặt thời hạn để Trung Quốc phản hồi đơn kiện
của Philipin” tuy nhiên các tin, bài với số lượng ít (10 tin bài) cơ bản đăng
tải lại của các báo Trung ương Báo Quảng Ninh với các tin, bài: “46.000
Luật gia Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý về Biển Đông” đăng tải ngày 26-6-2014; “Học giả quốc tế: Đâm chìm tàu cá Việt Nam là hành động
vô nhân đạo” đăng tải ngày 23-6-2014; “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm” đăng tải ngày 21-6-2014….Báo Thái Bình
với các tin, bài: “Hạ, đặt giàn khoan HD - 981 trái phép Trung Quốc liên tiếp
các hành động khiêu khích và gây hấn” ngày 11-5-2014; “Bước tiến phi lý với
5 điểm sai nổi bật của Trung Quốc” ngày 12-5-2014; “Yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế” ngày 25-6-2014; “Việt Nam khẳng định chủ quyền bằng những chứng cứ pháp lý thuyết phục” ngày
03-6-2014…
Trang 38Các tin bài trên đã cho độc giả thấy rõ việc làm sai trái và âm mưu thâm độc của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, qua đó nâng cao kiến thức pháp lý về biển đảo, tạo sự đồng thuận lên án mạnh mẽ hành động sai trái đó Có thể nói trong sự kiện này, các báo đã làm tốt công tác định hướng thông tin, tạo sự đấu tranh lên án mạnh mẽ của toàn xã hội
Các báo đã đăng tải nhiều tin, bài phản ánh các vấn đề, sự kiện pháp lý như: người tốt việc tốt; các tin bài về truy bắt, khởi tố, tạm giam, xét xử và thi hành bản án đối với nhiều đối tượng; những hậu quả khi vi phạm pháp luật…
tiêu biểu như: “Tòa án nhân dân Thành phố Thái Bình Xét xử lưu động đối
tượng tàng trữ ma túy trái phép”đăng tải trên báo Thái Bình ngày 22-6-2014
của tác giả Nguyễn Tùng; “Bộ đội biên phòng tỉnh bắt vụ vận chuyển pháo
nổ” đăng trên báo Thái Bình ngày 8-01-2014 của tác giả Hợp Khánh; “Án tử hình cho kẻ vận chuyển ma túy” đăng tải trên báo Quảng Ninh ngày 16-11-
2013 của tác giả Thanh- Thuận; “Vợ chồng "dắt tay nhau" vào tù vì tội lừa
đảo” đăng trên báo Quảng Ninh ngày 14-6-2014 của tác giả Thanh- Thuận;
“Kẻ cầm đầu băng nhóm côn đồ lĩnh án 20 năm tù” đăng trên báo Hải Phòng ngày 01-10-2013 của tác giả Minh Quân; “Hải Phòng phát hiện, thu giữ 2,4
tấn ngà voi nhập lậu” đăng trên Báo Hải Phòng ngày 22-10-2013 của tác giả
Đỗ Giang qua đó đã nâng cao kiến thức pháp luật cho độc giả, đồng thời răn đe các đối tượng có ý định chuẩn bị phạm tội
Về phạm vi phản ánh các sự kiện, vấn đề thời sự trong lĩnh vực pháp luật, báo chí đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa Do đó yêu cầu đặt ra là Báo chí không chỉ phản ánh những vấn đề, sự kiện pháp lý địa phương mình
mà cần thiết phải phản ánh trong phạm vi rộng hơn, trong toàn quốc và trên thế giới Nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập toàn cầu, việc hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là một tất yếu khách quan, do đó
Trang 39nhu cầu tìm hiểu pháp luật các nước ngày càng được độc giả quan tâm và có nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu Đồng thời báo chí Trong xu thế toàn cầu hóa thông tin, các báo đều có báo mạng điện tử, điều đó dẫn đến giới hạn về địa lý cũng dần mất đi, về quan niệm tờ báo lớn và nhỏ, địa phương và trung ương giờ đây đã có sự thay đổi rất lớn Độc giả yêu mến một tờ báo không phải vì
cơ cấu tổ chức hành chính mà là phạm vi thông tin, tính chất, chất lượng thông tin đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của độc giả
Nắm bắt được xu thế đó các báo ngoài việc trú trọng đăng tải các thông tin về các sự kiện, vấn đề pháp luật trong nước và của địa phương còn quan tâm đến các lĩnh vực Công pháp quốc tế, các điều ước quốc tế và luật pháp
các nước trên thế giới, cụ thể: “Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ đến
năm 2015” đăng tải trên Báo Quảng Ninh ngày 07-10-2013; “Quốc hội Ukraine thông qua ngân sách tổ chức bầu cử sớm” đăng tải trên Báo Quảng Ninh ngày
25-2-2014; “Hạ viện Mỹ bất ngờ phê chuẩn nâng trần nợ công” đăng tải trên Báo Thái Bình ngày 12-02-2014; “Số người tị nạn trên thế giới vượt ngưỡng 50
triệu” đăng trên Báo Thái Bình ngày 21-6-2014; “Tổng thống Nga ký ban hành đạo luật mới về người nhập cư” đăng trên Báo Hải Phòng ngày 31-12-2013;
“Quốc hội Mỹ thông qua dự luật gây khó khăn cho sản phẩm cá da trơn Việt
Nam” đăng tải trên Báo Hải Phòng ngày 05-02-2014
Qua khảo sát cho thấy có nhiều tin, bài có chất lượng tốt, tác động lớn đến ý thức chấp hành pháp luật của công dân, tổ chức và doanh nghiệp như:
Bài phản ánh: “Xử lý sai phạm trong sử dụng đất của Công ty CP phát triển
kinh tế trang trại thủy hải sản Thành Tín: Không thể chậm trễ hơn” của tác
giả Ngọc Lan, đăng trên Báo Quảng Ninh ngày 17-8-2013; bài viết “Đi tìm
nguyên nhân phát sinh khiếu kiện phức tạp” của tác giả Bảo An , đăng trên
Báo Quảng Ninh ngày 21-8-2013 Bài viết “Tự chuyển nhượng tài sản, nhà
đất: Nhiều hệ lụy, tranh chấp phát sinh” của tác giả Huyền Chi, đăng trên
Trang 40báo Hải Phòng ngày 24-8-2013 Bài viết “Ngăn chặn việc cơi nới thay đổi
kích thước thùng xe: Kiểm định chặt, xử lý nghiêm” của tác giả Đỗ Oanh,
đăng trên Báo Hải Phòng ngày 19-4-2014 Bài viết “Cải cách thể chế hành
chính: Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền” của
tác giả Đỗ Hiền, đăng trên Báo Thái Bình ngày 26-6-2014
Các nội dung các tin, bài phổ biến pháp luật trên các báo khảo sát đã phản ánh khá kịp thời các nội dung pháp luật mới được ban hành, các sự kiện, vấn đề pháp luật mới nảy sinh trong cuộc sống Như việc các báo đã đăng tải Luật đất đai ngay khi được ký ban hành và chưa có hiệu lực thi hành cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện; Hiến pháp đăng tải từ khi còn dự thảo cho đến khi công bố và có hiệu lực thi hành Qua khảo sát độc giả các báo Quảng Ninh, Thái Bình và Hải Phòng cho thấy, đa số các ý kiến đều cho rằng tính kịp thời của các thông tin về các sự kiện, vấn đề về pháp luật đã được báo in phản ánh mới ở mức độ trung bình với 62,58%; tốt 17,48% và kém 19,94%
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của độc giả về tính kịp thời của các tin, bài phổ biến pháp luật trên báo in
Tốt Trung bình Kém
(Nguồn: Khảo sát độc giả báo QN, TB, HP từ 7/2013-6/2014 )
Đánh giá về hiệu quả công tác phổ biến pháp luật, tuy đã có những tin bài phản ánh các sự kiện, vấn đề thời sự về pháp luật có chất lượng và kịp