HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
BUI VAN HUAN
VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị ã cố» 2 Mã sô: 60 31 01 DE abs pore
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
| HOC VIEN BAO CHi& TUYEN TRUYỆN
| 253-2072 |
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Vũ Văn Yên
Trang 2_
củ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bồ trong bất cứ công trình nào
Tác giả
Trang 3PHAN MO DAU eeccccccsssssssssssessscsessssscssssssesscsssescsesucsesucseeneseesesecaeseeaesneneers 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LAM TRONG THOI KY
e0: 80827 (0670 ie 1 5
1.1 Nhận thức về CNH, ĐTH, việc làm và giải quyết việc làm trong sự
phát triển 5
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm, giải quyết việc làm trong quá
trình CNH, ĐTH ở nước ta hiện nay .- + - 5+5 vctSt+xertrtererrrkerererkee 20
1.3 Một số kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở trong nước 20
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ CNH, ĐTH Ở TỈNH BẮC GIANG -. -5- 37
2.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội đến việc làm và giải quyết
việc làm ở Bắc Giang trong thời kỳ CNH, HĐH -+-++ >> 37 2.2 Những thành tựu đạt được trong việc giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc
Giang trong thời kỳ CNH, ĐTH từ năm 2009 đến nay — 43 2.3 Những hạn chế, khó khăn cần giải quyết trong việc f†ạo việc làm và
giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang . - các stsiereierirrrrrriie 64
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YEU DE GIAI QUYET VIEC LAM O TINH BAC GIANG TRONG 0:008.$40.):1:0): 000 72 3.1 Phương hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ CNH, HDB 0.00 .Ề 72 3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ CNH, HĐH cà ch, 78 KẾT LUẬN . -222222S2EEttttEttexEEErrrrrrrerrrri HH erree 112
Trang 5Bảng 2.1 Làng nghề ở Bắc Giang eseeseeceseeteseeneceeneeeeeeneneaeneneneess 48
Bang 2.2: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động -‹ +«+<+c+crsee 56 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế . 60 Bảng 3.1: Số người đã qua đào tạo đến hết năm 2010 và dự kiến đến hết
Trang 61 Ly do chon dé tai
Lao động và việc làm là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc, có tính toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Đối với nước ta, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng
với việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH và hội nhập thì vấn đề lao động và
việc làm lại càng trở nên quan trọng; là một trong những chính sách cơ bản
của Nhà nước và phát huy tối đa tiềm năng nguồn nhân lực to lớn của đất nước,
giúp thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn
định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”
Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy
được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế -
xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp
đổi mới đất nước tiếp tục đi lên
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào
sản xuất nông — lâm nghiệp Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.822 km2, chiếm
1,16% tổng diện tích tự nhiên cả nước Dân số 1.492.899 người, trong đó, dân
số trong độ tuổi lao động là 888 nghìn người, chiếm khoảng 48% dân số, số lao động nông nghiệp khoảng 718 nghìn người chiếm 87,7% số lao động Tỷ
Trang 7khiếu nại đông người của nhân dân có nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó có nguyên nhân quan trọng là thiếu việc làm, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn Do đó, vấn đề việc làm cho người lao động là
một trong những vấn đề bức xúc nhất đặt ra với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Bắc Giang Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
lần thứ XVI chỉ rõ: "Coi trọng và phát huy nhân tố con người; chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân là một trong những giải pháp quan trong hàng đầu để góp
phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội”
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề việc làm ở Bắc Giang trong thoi ky CNH, HĐH nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một
đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn Do đó, tôi chọn đề tài “Việc làm trong thời kỳ CNH, ĐTH ở tỉnh Bác Giang " lam dé
tài luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm
lớn của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, liên quan đến
chủ đề luận văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xoay quanh vấn đề việc làm, tiêu biểu như:
- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của TS Nguyễn Hữu
Dũng, TS Trần Hữu Trung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); |
- Ảnh hưởng của nên kinh tế tri thức với vấn đê giải quyết việc làm ở Việt
Trang 8- Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do thạc sĩ Định Đặng Định chủ biên (Nxb Lao động, Hà Nội, 2004);
- Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay của
GS.TS Pham Đức Thành, PGS.TS Phạm Quý Thọ, Th§ Thang Mạnh Hop (Tap chí Lao động và Cơng đồn, số 298 - 12/2003);
Các công trình trên đã nghiên cứu về việc làm, và giải quyết việc làm trong tời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam nói chung Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về Việc làm trong thời kỳ CNH, ĐTH ở Bắc Giang cho nên đây là một vấn đề mới cần được quan tâm nghiên cứu Những công trình trên đây có giá trị to lớn về lý luận, song cũng chỉ là sự mở đầu, có tính chất khai phá, nêu lên vấn đề để luận văn của tác giả tiếp tục kế thừa, phân tích sâu hơn và đưa ra giải pháp vận dụng thúc đây việc làm trong thời kỳ CNH, ĐTH ở
Bắc Giang
3 Mục đích, nhiệm nghiên cứu * Mục đích đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm, phân tích thực trạng việc làm ở Bắc Giang, đẻ xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm ở Bắc Giang
* Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm và thất
nghiệp Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 6 nước ta hiện nay để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc
lam trong tdi ky CNH, DTH 6 tinh Bac Giang
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1999 đến nay, rút ra những mặt làm được và chưa được, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Trang 9thòi kỳ CNH, DDT ở tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây để nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở Bắc Giang từ nay đến năm 2020
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của khoa học kinh tế chính trị, căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các Văn
kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá xoay quanh vấn để việc làm Bên cạnh đó, đề tài có kế thừa, chọn lọc một số đề xuất, số liệu thống kê của một số công trình khoa học có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp truyền thống của khoa học kinh tế chính
trị: sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, đồng thời còn sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, đối chiếu và phân tích, thống kê
6 Những đóng góp chủ yếu của đề tài
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta
+ Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1999 đến nay
+ Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu có tính khả
thi nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm trong thời kỳ CNH,
DTH 6 tinh Bac Giang 7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Trang 10TRONG THỜI KỲ CNH, ĐTH Ở BẮC GIANG
1.1 Nhận thức về CNH, ĐTH, việc làm và giải quyết việc làm trong sự
phát triển
1.1.1 Nhận thức về CNH, ĐTH
Đối với một nước chưa phát triển như Việt Nam, CNH, HĐH là con
đường tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển và rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới
Nhận thức về CNH, HĐH có sự thay đổi, phát triển theo thời gian:
Trước đây, theo truyền thống, CNH được hiểu là quá trình cải tiến kỹ thuật của toàn bộ nên kinh tế, tức là quá trình chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế công nghiệp dựa trên kỹ thuật cơ khí hiện đại |
Hiện nay, quan niệm truyền thống đó không còn phù hợp với thời kỳ tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức Hội nghị lần thứ bảy BCH TƯ khoá VII đã đưa khái niệm “CNH, HĐH là quá trình
chuyển đổi cơ bản, toàn điện các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của năng suất lao động xã hội
cao” Quan điểm này có 3 vấn đề cần chú ý:
- CNH diễn ra đồng thời với HĐH và gắn chặt với HĐH
Trang 11công nghệ trong tiến trình phát triển sẽ tạo ra biến đổi sâu sắc về kinh tế -
xã hội đối với các nội trong tiến trình phát triển sẽ tạo ra biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội đối với các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của hệ thống
kinh tế Đặc biệt đối với các khu vực kinh tế chưa phát triển như kinh tế nông
thôn, những tác động biến đổi này thể hiện rõ nét hơn và tạo ảnh hưởng sâu
sắc, rộng khắp hơn
Về kinh tế, quá trình CNH, HĐH trực tiếp tái cấu trúc cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật khu vực kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần các ngành kinh tế truyền thống và tăng, phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế hiện đại như công nghiệp, dịch vụ và tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này là sự biến đổi theo xu hướng tăng lên cả về quy mô, trình độ hệ thống doanh nghiệp trong khu vực và từ đó nâng cao năng lực, trình độ của toàn bộ
hệ thống kinh tế
Về xã hội, sự biến đổi về cơ cấu các ngành kinh tế và quy mô, cơ cấu hệ
thống doanh nghiệp tất yếu dẫn đến sự biến đổi về quy mô, cơ cấu việc làm,
quy mô, cơ cấu lao động và từ đó dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu dân cư Tóm
lại, sự biến đổi về kinh tế tạo ra từ tác động của CN H, HĐH sẽ tạo ra sự biến đổi toàn điện, sâu sắc về việc làm, thu nhập, lao động và cơ cấu dân cư trong
quá trình phát triển xã hội của khu vuc CNH, HDH 1.1.2 Nhận thức về ĐTH
1.1.2.1 Khái niém DTH
Có nhiều cách hiểu khác nhau về ĐTH:
- Theo cách tiếp cận của nhân khẩu học và địa lý kinh tế: ĐTH là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, sự tập trung ngày càng nhiều cư dân sống trong
lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị
Trang 12hành vi và ứng xử tương thích với điều kiện CNH, HĐH và ĐTH
- Theo quan điểm nên kinh tế quốc dân, ĐTH là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất bố trí dân cư những vùng không phải là
đô thị thành đô thị
Ngày nay, ĐTH được hiểu là quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội từ nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công nghiệp - thị dân - đô thị với những đặc trưng sau:
+ DTH là một quá trình lâu dài diễn ra trên một không gian, lãnh thổ rộng lớn;
+ Tiền đề cơ bản cua DTH là sự phát triển công nghiệp hay CNH, HĐH
Trong quá trình ĐTH có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ
+ ĐTH là quá trình hình thành, nâng cấp và mở rộng quy mô đô thị với cơ sở hạ tầng hiện đại;
+ Không gian đô thị ngày càng mở rộng, cùng với nó là sự thu hẹp đất
nông nghiệp để phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp thương mại,
dịch vụ, du lịch;
+ Tốc độ và quy mô hội tụ kinh tế đô thị ngày càng gia tăng thể hiện ở sự gia tăng của quy mô và tốc độ thu hút vốn, gia tăng số lượng và quy mô các đơn vị kinh tế;
+ Chuyển đổi từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hoá làng
xã sang văn hoá đô thị, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp; + Cùng với quá trình ĐH là sự thay đổi về cơ cấu, chính sách phát
triển và quản lý đô thị;
+ Mức độ ĐTH (nay còn gọi là trình độ ĐTH) gắn liên với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Mức độ ĐTH được xác định
Trang 13* 'Tỷ lệ % lực lượng lao động phi nông nghiệp * Mức độ hiện đại của cơ sở hạ tầng
* Ty 16 % kinh tế phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đô thị
* Vai trò của trung tâm hành chính, văn hoá, chính trị, kinh tế của đô thị * Quá trình ĐTH là quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn liên với sự
phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của các ngành nghề mới
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa CNH, HĐH và ĐTH
ĐTH luôn gắn liền với quá trình CNH vì sự phát triển kinh tế, xã hội, CNH, HĐH có tác động mạnh đến phát triển đô thị, phát triển đô thị lại tác động đến phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi
thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu Các
khu đô thị phát triển sẽ phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình CNH, HDH, phát triển công nghiệp và dịch dụ, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức
ĐTH (ác động đến sự gia tăng quy mô hội tụ nguồn nhân lực cho CNH, HĐH Đồng hành với sự gia tăng mức độ tập trung dân số đô thị là sự gia tăng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động trẻ (số lượng nhiều, chất lượng cao) Chính lực lượng lao động trẻ có tay nghề và kỹ thuật đã và đang là một
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đô thị
Ngoài ra, trong quá trình ĐTH còn phải kể đến sự đóng góp của lực lượng các cử nhân, kỹ sư, các nhà khoa học, các chuyên gia vào công cuộc CNH, HDH đất nước
ĐTH cũng tác động mạnh đến thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị Chính sự gia tăng lớn về quy mô bội tụ dân số
trong q trình đơ thị hố đã làm gia tăng mạnh nhu câu về những khoản đầu tư mới và cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị Thu hút vốn đầu tư và cải tạo kết cấu
Trang 14năng quản lý, tổ chức sản xuất hiện đại vào các đơ thị lớn Ngồi việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, ở các đô thị công nghệ và quản lý của mình dưới nhiều hình thức nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới
1.1.3 Nhận thức về việc làm
1.1.3.1 Việc làm
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác có đề cập đến việc làm nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể về việc làm, như: "Sự tăng lên của bộ phận tư bản khả biến của tư bản, và do đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liên với những biến động mạnh mế và
với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [14, tr 159]
Theo cách tiếp cận của C.Mác cho thấy giữa việc làm có hiên quan mật thiết với lao động Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những
nơi làm việc cụ thể mà ở đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thúa
mãn nhu cầu xã hội về lao động, là hoạt động lao động của con người Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng
Trang 15doanh, tập thể) Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các
thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận có hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp
Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan
niệm về việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn và khoa học Điều 13, Chương II
Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi hoạt
động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm" [2, tr 42] Với khái niệm này, các hoạt động lao động sau đây được xác định là việc làm, bao gồm:
- Toàn bộ các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tỉnh thần không bị
pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật;
- Tất cả những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tao thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả
công bằng tiền hoặc bằng hiện vật
Như vậy, khái niệm việc làm theo Bộ luật lao động của nước ta bao gồm một phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiện trong các doanh nghiệp, công sở đến mọi hoạt động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong gia đình đều được coi là việc làm Khái niệm trên làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn
giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người Điều đó
được thể hiện ở chỗ: |
- Thứ nhất, thị trường lao động được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh và sự
đan xen giữa chúng, nó cũng không bị hạn chế về mặt không gian
- Thứ hai, người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên
kết, thuê mướn lao động theo khuôn khổ của pháp luật quy định
Trang 16Từ chỗ việc làm phải là người nằm trong guồng máy biên chế của Nhà nước
và giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước nay đã chuyển sang nhận thức mới: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" Bởi vì, lao động tạo ra nguồn thu nhập
không chỉ trong thành phân kinh tế nhà nước mà còn ở cả trong thành phần
kinh tế tư nhân, cá thể và hộ gia đình Với khái niệm đó, nó đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội tạo mở nhiều việc làm cho người lao động Điều đó được Bộ luật lao động quy định rõ ràng: "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội" [2, tr 142]
Như vậy, với quan niệm trên đã làm cho nội dung của việc làm được mở rộng, tạo tiền đề để giải phóng tiểm năng lao động, giải quyết việc làm cho
nhiều người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau; mặt khác còn ngăn
chặn những việc làm trái với quy định dễ nảy sinh trong sản xuất kinh doanh Từ khái niệm việc làm, có thể làm rõ hơn một số khái niệm dẫn suất như: người có việc làm, thiếu việc làm
* Người có việc làm
Đối với nước ta, người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền
công), hoặc đang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình
Có việc làm là có thu nhập, là đòi hỏi chính đáng của người lao động Tạo được việc làm tức là thu hút được nguồn lực lao động vào quá trình sản xuất, làm
ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra tiền đề vật chất để giải quyết tốt mối quan hệ
gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội Trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn quan tâm đến con người, tạo mọi điều
Trang 17và lấy con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động” [8, tr 36]
Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và
việc làm của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động; vì vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân lao động được cải thiện, nâng cao rõ rệt Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc, đặc biệt là đối với những vùng, những địa phương đất chật, người đông, nhiều người lao động còn không có hoặc thiếu việc làm
* Thiếu việc làm
Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về vấn dé nay, theo
TS Trần Thị Thu đưa ra khái niệm mà nhiều nhà nghiên cứu cho là hợp lý và khoa học: "Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn" [18, tr 17] Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định, hoặc làm những công việc mà tiền công thấp không
đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung 1.1.3.2 Khái niệm về lao động
Trang 18của con người" [15, tr 61] Ph.Angghen viét:
Khang định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người [15, tr 641]
Trong quá trình lao động, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống Đó là quá trình sản xuất vật chất được kết hợp bởi ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, nhờ có lao động mà con người khẳng định mình là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất và tính thần của xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ: trong các nguồn lực cơ bản (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ), mỗi nguồn lực đều có thể bị khan hiếm, cạn kiệt nhưng nguồn lực con người là vô tận nếu quốc gia đó có chính sách đúng đắn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và khai thác nguồn lực này một cách khoa học Vì vậy, V.Lênin khẳng định:
"Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người lao động” [13, tr 430] Hiện nay trên thế giới, tiêu chí cơ bản để bố trí dân cư vào nguồn lao động được dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe Nhưng quy định giới hạn
về độ tuổi lao động tối đa và tối thiểu ở các nước có sự khác nhau Ví dụ, độ
tuổi lao động tối thiểu ở Braxin: 10 tuổi, ở Mỹ: 16 tuổi Qui định về độ tuổi tối
Trang 19nữ từ 15 đến 55 tuổi, có khả năng lao động (trừ những người tàn tật không có sức lao động)
Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe đang làm việc và những người thất nghiệp Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số lượng và
chất lượng, bao gồm các chỉ tiêu: số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người đang đi học, số người đang làm việc và sự phân bố lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu vực kinh tế
Trong quá trình phát triển của sản xuất và đời sống xã hội, chất lượng nguồn lao động cũng không ngừng được tăng lên Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động bao gồm: tình trạng sức khỏe của người lao động, chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách tiền lương và các chính sách ưu đãi của Nhà nước
Như đã đề cập, lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động, vậy quá trình đó chỉ có thể tiến hành khi đã được dựa trên những tiền đề vật chất phục vụ cho quá trình đó đầy đủ Trên bình diện một nước hay một địa phương nào
đó thì quá trình lao động của bộ phận dân cư có sức lao động lại được thể hiện
ở số lượng việc làm Việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của mỗi quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định
1.1.3.3 Lực lượng lao động
Theo quan niệm của ILO: Lực lượng lao động là một bộ phận dân SỐ trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp
+ Sức lao động: Theo C.Mác: " Sức lao động hay năng lực lao động là
toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong
Trang 20+ Người có việc làm: là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn
quy định cho người có việc làm trong tuần lễ tham khảo
Mức chuẩn ở Việt Nam: Làm việc ít nhất 16 giờ trong một tuần + Người thiếu việc làm:
Ở Việt Nam hiện nay, mức chuẩn về thời gian làm việc cho người thiếu việc làm là làm việc dưới 40 giờ (5 công) trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó làm việc đưới 160 giờ (20 công) và có nhu cầu làm thêm
+ Người đủ việc làm: Là những người có việc làm với thời gian làm việc không ít hơn mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc là những người làm việc dưới giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm, nhưng không có nhu cầu làm thêm
Mức chuẩn: Lầm việc 40 giờ trở lên trong tuần lễ tham khảo
+ Người được giải quyết việc làm: Là những người trong độ tuổi lao
động mà trong 12 tháng qua kể từ thời điểm điều tra đã ký được hợp đồng lao
động theo Bộ luật Lao động và những người tự tạo việc làm + Thất nghiệp:
Đối lập với việc làm, thất nghiệp là một tình trạng có tính quy luật của
các nền kinh tế thị trường Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp Theo
quan niệm của ILO: "Thất nghiệp là tinh trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiên công đang thịnh hành" [20, tr.57] Giải quyết thất nghiệp là một trong
những vấn đề bức xúc trong chính sách việc làm của mỗi quốc gia 1.1.3.4 Giải quyết việc làm
Ở nước ta, nguồn lao động hàng năm vẫn tăng ở mức cao (khoảng 3,4 - 3,5%), số lao động chưa có việc làm ở thành thị rất lớn chiếm khoảng
Trang 21bảo an toàn xã hội Khu vực nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và lao
động, nhưng đo chuyển dich cơ cấu kinh tế chậm, kinh tế hàng hóa còn ở trình
độ thấp, do đó nạn thiếu việc làm là rất phổ biến và nghiêm trọng Trong điều kiện bình quân đất canh tác trên một lao động rất thấp (0,3 ha/1 lao động), nếu làm thuần nông sẽ dư thừa 1/2 số lao động [22, tr 96] Theo dự bao, "nam
2005, lực lượng lao động ở nước ta sẽ là 42,4 triệu người, năm 2010 sẽ tăng
lên 47,7 triệu người" [22, tr 147] Đây là nguồn lực to lớn nhưng đó cũng là sức ép nặng nề đối với vấn đề giải quyết việc làm và là bài toán khó giải Có
.thể khái quát những khó khăn như sau:
Một là, nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn hẹp, chưa gắn kết được giữa lao động với tiềm năng sẵn có Vấn đề đặt ra
là Nhà nước phải tạo ra điều kiện và môi trường đồng bộ (luật pháp, cơ chế,
chính sách) để tác động, khai thác được các nguồn lực (ao động, đất đai, tài
nguyên, vốn ) để phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, làm cho
cung và cầu về lao động ăn khớp, phù hợp với nhau ở mức cao nhất
Hai là, vấn đề việc làm vừa là vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản, lâu dài có tính chất chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách trước mắt mang tính xã hội sâu sắc đòi hỏi cùng một lúc phải tập trung giải quyết việc làm cho một số đối tượng như: con em các gia đình chính sách xã hội, bộ đội xuất ngũ, thanh niên đến tuổi lao động, đối tượng tệ nạn xã hội sau cải tạo, người xuất cảnh trái phép hồi hương; nếu không giải quyết việc làm cho số đối tượng này sẽ dễ phát sinh những "điểm nóng" về mặt xã hội, dẫn đến nguy cơ mất an toàn xã hội
Ba là, nên kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, để có cơ
cấu kinh tế tiến bộ đòi hỏi phải tổ chức lại lao động trên phương diện toàn
xã hội, tất yếu dẫn đến xu thế đẩy lao động tách khỏi việc làm, dẫn đến dư
Trang 22thừa khoảng 35%, tương đương với 1,2 triệu người, trong khi đó lao động có kỹ thuật lại thiếu nghiêm trọng và đang có xu hướng "bị hút vào” các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ; tất cả những tác động đó làm cho quá trình giải quyết việc làm gặp phải muôn vàn khó khăn
1.1.4 Tác động của CNH, ĐTH đến lao động việc làm ở tỉnh Bắc Giang
Một là: CNH, ĐTH tạo ra nhiêu việc làm mới thông qua các tác động sau: Thứ nhát: CNH, ĐTH tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ
Để tiến hành ƠNH, ĐTH, cần thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch,
thương mại, khu đô thị mới hiện đại Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ kích thích gia tăng, hội tụ các nguồn lực đầu tư cho sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp diễn ra ngày càng sôi động, đa dạng và phát triển các
ngành nghề mới Đẩy nhanh chuyển địch cơ cấu kinh tế từ đó tạo ra nhiều
việc làm mới trong công nghiệp, xây dựng, thương mại và địch vụ
Thứ hai: CNH, ĐTH tạo nhiều việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức CNH, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và
mức sống của cư dân đô thị, làm nảy sinh các nhu cầu ngày càng tăng về vật
chất và tinh thần Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi sản xuất và dịch vụ phải được mở rộng, kéo theo sự phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo nhiều việc làm mới Trong đó, đáng chú ý là sự hình thành và phát triển một cách tự phát khu vực kinh tế không chính thức với những nội dung kinh tế quy mô nhỏ, không đăng ký, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như bán hàng rong, địch vụ buôn bán tạp hoá tại nhà Sự phát triển của khu vực kinh tế này đã tạo ra nhiều việc làm tạm thời, góp phần giải quyết việc làm cho một số lực lượng lao động không nhỏ không có điều kiện tham gia khu vực kinh tế chính thức
Trang 23sẽ tạo ra nhiều việc làm tạm thời trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ nhỏ Từ đó góp phần giải quyết việc làm cho những lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn
Thứ tư: CNH, ĐTH thúc đầy thực hiện các chương trình CNH, HĐH ở khu vực nông thôn, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến và đa đạng hoá các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Từ đó, thu hút mọi bộ phận lao động nông nhàn, lao động dư thừa từ nông nghiệp (do không còn đất nông nghiệp
để canh tác) vào làm việc và tăng thời gian làm việc ở khu vực nông thôn Hai là: ĐTH làm thay đổi cơ cấu việc làm
Trong quá trình CNH, ĐTH, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ mà cơ cấu việc làm có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng sau:
- Giảm việc làm nông nghiệp, tăng việc làm các ngành, các lĩnh vực kinh tế hiện đại
- Tăng việc làm đồi hỏi lao động trình độ cao, giảm việc làm đồi hỏi lao
động trình độ thấp, nhất là lao động phổ thông
- Tăng việc làm có năng suất, thu nhập cao, giảm việc làm có năng suất, thu nhập thấp
Ba là: CNH, ĐTH làm tăng khả năng tự tạo việc làm va tim kiếm việc làm của người lao động
Quá trình CNH, ĐTH với sự nâng lên về trình độ của người lao động và
Trang 241.2 Những nhân tố ảnh hướng đến việc làm, giải quyết việc làm trong
quá trình CNH, ĐTH ở nước ta hiện nay 1.2.1 Điều kiên tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, là cơ sở quan trọng hàng đầu của sản xuất vật chất, tạo ra việc làm cho người lao động
Điều kiện tự nhiên là một phạm trù kinh tế rộng lớn Đối với một quốc
gia, nó bao gồm tất cả những gì có trong vùng trời, vùng biển, trên mặt đất, trong lòng đất, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý đều tác động đến sự phát triển, giàu có hay nghèo đói của mỗi quốc gia, đặc biệt là có ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy: ở quốc gia nào hoặc ở vùng nào có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú thì ở nơi đó có điều kiện thuận lợi hơn đối với vấn đề giải quyết việc làm và cơ cấu việc làm ở những nơi này cũng phong phú đa dạng hơn so với những nơi khác
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng Nhờ đó đã góp
phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng,
làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trong những năm qua Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong quá khứ quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không thể tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động; vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải phát huy và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với
các nguồn lực khác như lao động, vốn, công nghệ để tạo ra nhiều việc làm
Trang 25việc làm đúng đắn và khoa học
1.2.2 Dân số và cơ cấu dân số
Số lượng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia Dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau; xem xét mức độ biến động dân số những năm gần đây ở nước ta, cho thấy: "Tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn tăng 1,3% năm; đến giữa năm 2003, dân số cả nước ta đã lên tới gần 81 triệu người; hàng năm có khoảng 1,5 triệu thanh niên tham gia vào lực lượng lao động xã hội" [25, tr 24; 29] Đây là một sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
Dân số tăng nhanh dẫn tới việc phân bố dân cư không hợp lý, không gắn kết được lao động với các nguồn lực khác (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn ) khiến cho tạo việc làm mới càng khó khăn, thất nghiệp càng cao
Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách nhà nước nói chung, xã hội nói riêng phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng Vì vậy, đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động giảm xuống, cơ hội để tìm việc làm càng gặp khó khăn
Do đời sống của người lao động gặp khó khăn, nhu cầu về việc làm lớn, cơ hội có việc làm ở khu vực nông thôn ít, nhất là những lúc nông nhàn dẫn
đến tình trạng đi dân tự do từ nông thôn đổ ra đô thị để tìm việc làm kiếm
Trang 26Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam với tư cách là một nước có dân số đông, song đã bước đầu tiến vào thời kỳ ổn định Tốc độ tăng dân số dự kiến sẽ giảm 1,3% vào năm 2005 xuống còn 1,1% vào năm 2010 [25 tr 152] Đây là những thuận lợi rất cơ bản và có những tác dụng sau đây với thị trường sức lao động:
- Giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sử dụng, đặc biệt đối với dịch vụ y tế, sức khỏe và giáo dục cũng như các chỉ phí giáo dục có liên quan khác;
- Giảm tỷ lệ người ăn theo, thông qua đó tăng thu nhập bình quân
đầu người; |
- Tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cư Theo quy luật co giãn của thu nhập so với tiết kiệm, khi thu nhập tăng lên thì mức độ tiết kiệm của dân cư táng lên, tức là tăng khả năng đầu tư mở rộng cầu lao động, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động
Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn:
n Mặc đù mức sinh và mức chết đã giảm đáng kể trong thời gian qua, song vẫn còn có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng Trong khu vực thành thị, tổng mức sinh đã giảm từ 2,5 xuống còn 1,7 con/phụ nữ Tuy nhiên,
ở khu vực nông thôn mức này vẫn gần như gấp đôi (4,4 và 2,6 con/phụ nữ) Điều này làm tăng sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa hai vùng, tiếp tục tạo ra những lực đẩy kích thích dòng di chuyển lao động tự phát từ nông
thôn ra thành thị
¡ Giữa các vùng tình hình cũng tương tự Trong khi các vùng phát triển như đồng bằng sông Hồng, và đồng bằng sông Cửu Long đã đạt hoặc thấp hơn mức
sinh thay thế (tương ứng là 2,0; 1,9 và 2,1), các vùng kém phát triển nhất như Đông Bắc và Tây Nguyên vẫn còn ở những mức rất cao (3,6 và 3,9) [25, tr 153]
Trang 27với tỷ lệ người cao tuổi tăng lên và đòi hỏi các chi phí về bảo hiểm xã hội và
an sinh xã hội tăng lên , ảnh hưởng lớn tới cơ cấu và chất lượng của dân số Từ những thực tế trên đây, vần đề đặt ra là cần hướng tới việc "bảo tồn tính cân bằng, ổn định bên trong của sự phát triển dân số" nhằm đạt được mục
tiêu: ổn định tỷ lệ sinh hợp lý, nâng cao chất lượng đân số, trên cơ sở đó mà
phát triển nguồn lực lao động cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu
cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức lao động
Công cuộc đổi mới đất nước những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, điểm quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra sự tăng lên không ngừng của nhu cầu sử dụng lao động Hàng năm số lao động có việc làm đều tăng: "Từ năm 1991 đến 2000, số người có việc làm tăng từ 30,9 triệu lên 40,6 triệu người, tức là tăng 32,2%, bình quân hàng năm tăng khoảng 2,9%” [25, tr 124]
Mặc dù đạt được những thành tựu trên, song do sức ép về dân số, vấn đề
lao động và việc làm vẫn là vấn đề hết sức bức xúc vì do tốc độ gia tăng dân số trước đây quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng tăng, tốc độ giải quyết việc làm không thể nào tăng kịp với tốc độ tăng rất nhanh của nguồn lao động Theo dự báo: "Dân số trong độ tuổi lao động năm
2005 đạt 51,5 triệu, chiếm 61% tổng dân số, năm 2010 đạt 56,8 triệu, chiếm
64% tổng dân số" [24, tr 146] Đây là bài toán khó giải nhưng bắt buộc chúng ta phải giải quyết có hiệu quả để đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội - Con đường duy nhất đúng din mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
1.2.3 Tiến bộ khoa học - công nghệ
Trang 28tăng Nhờ có sự tiến bộ của khoa học - công nghệ mà phần tỷ lệ lao động chân tay kết tinh vào sản phẩm ngày một giảm rõ rệt, hàm lượng lao động "chất xám" kết tinh vào sản phẩm ngày càng cao Theo dự báo: "Đến năm 2010,
phần tỷ lệ lao động chân tay trong sản phẩm chỉ còn 1/10” {[38, tr 31]
Như vậy, sự phát triển của khoa học - công nghệ mang lại nhiều cơ hội để người lao động tạo ra việc làm, phát huy khả năng cống hiến của mình cho
xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức Kinh nghiệm ở các nước đang
phát triển cho thấy: khi đưa khoa học, công nghệ tiến bộ vào sản xuất sẽ làm cho những nước có nguồn lao động giản đơn dư thừa nhưng thiếu lao động phức tạp, có kỹ thuật cao như Việt Nam hiện nay mất đi ưu thế của lao động nhiều giá rẻ Xu hướng chung hiện nay là tăng lao động phức tạp có kỹ thuật
cao, giảm lao động giản đơn Như vậy, vấn đề giải quyết việc làm của mỗi
quốc gia phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động (thể lực và trí lực) mà điểm quan trọng có tính quyết định là trí tuệ của nguồn lao động; bởi vì, sự yếu kém của trí tuệ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người Điều này đã được C Mác khẳng định: "Sự ngu đốt là sức
mạnh của ma quỷ và chúng ta lo rằng, nó sẽ là nguyên nhân của nhiều bị kịch
nữa" [14, tr 438] |
Ngày nay, khoa hoc - công nghệ phat triển như vũ bão, là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất Vì vậy, đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất trí tuệ cao; nghĩa là người lao động phải có năng lực sáng tạo, áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến, khả năng biến tri thức của mình thành kỹ năng nghề nghiệp, thể hiện qua trình độ tay nghề thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm chủ được cơng nghệ, hồn thành tốt cơng việc mà mình đảm nhiệm
Ở nước ta hiện nay có nguồn lao động dồi dào, bước vào năm 2005 lực
Trang 29để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, chỉ có lực lượng lao động đông thì không đủ và không thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà vấn đề bức bách hàng đầu đặt ra hiện nay là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đó là giải pháp cơ bản
để tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, là nhân tố quyết định đảm bảo vững
chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công Chính vì vậy, Hội nghị lân thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: "Đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ trong tồn bộ nên kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và sức mạnh quốc phòng, an ninh Chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu của khoa học, công nghệ cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn" |9, tr 93-94]
1.2.4 Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước
Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải
tao ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông
qua những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều loại, có loại tác động trực tiếp, có loại tác động gián tiếp tạo thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ có quan hệ tác động qua
lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung lẫn cầu về lao động; đồng
thời làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau, thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế
Chính sách giải quyết việc làm rất đa dạng đã được nhiều nhà khoa học
đề cập đến Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ giới hạn đề cập tới
một số chính sách chủ yếu nhất
1.2.4.1 Chính sách đất đai
Đất đai có vị trí đặc biệt quan trong, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động của quá trình sản xuất xã hội Đối với nước ta, đất
Trang 30là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
Theo Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn đân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân,
người nông dân có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế
và thế chấp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX)
khẳng định: "Quyền sử dụng đất đai bước đầu trở thành một nguồn vốn để
Nhà nước và nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh” [9, tr 58]
Nhờ có chính sách đúng đắn về đất đai đã tạo ra tiềm năng mới để giải
phóng sức sản xuất xã hội, tạo mở việc làm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển Khuyến khích người có điều kiện (kể cả người trong nước và nước ngoài)
đến khai hoang và kinh doanh theo mô hình trang trại ở các vùng đất còn
hoang hóa, tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước
ta tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm qua Tuy nhiên, dưới góc độ chính sách việc làm, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai hướng vào các nội dung sau:
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân dồn điển, đổi thửa tập
trung ruộng đất theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước
- Thừa nhận quyền sử dụng ruộng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi phải được lưu thông tự do và đảm bảo khả năng sinh lợi
- Xây dựng khung giá đất phù hợp với thực tiễn khách quan đối với mỗi
vùng, mỗi địa phương sát với giá thị trường nhằm chống nạn đầu cơ trục lợi từ
đất, chống thất thu cho ngân sách nhà nước Chỉ trên cơ sở đó mới giải phóng mọi tiểm năng của sản xuất, đặc biệt là tiềm năng lao động để tạo mở việc làm,
giảm thiểu thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân
1.2.4.2 Chính sách huy động vốn
Trang 31nghệ để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn, Đảng ta chỉ rõ:
Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và
ngoài nước để đầu tư vào phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết
định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư [9, tr 228]
Vốn trong nước có vai trò quyết định tới sự tăng trưởng bền vững của nên kinh tế vì nó là yếu tố nội lực để đảm bảo xây dựng và phát triển nên kinh tế độc lập, tự chủ không phụ thuộc vào nước ngoài Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, "Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa đạng hóa các quan hệ quốc tế" [8, tr 119], cần phải mở rộng thu hút vốn nước ngoài để bổ sung cho nguồn vốn trong nước là hết sức quan trọng và cần thiết
Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra nhu cầu vốn rất lớn; trong khi đó, nước ta vẫn là một nước nghèo, tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế rất thấp, mâu thuẫn giữa tích lũy và tiêu đùng diễn ra gay gat Vì vậy, muốn huy động được tối đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tạo
mở việc làm đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách huy động vốn đúng đắn, hữu hiệu và đồng bộ Trước mất, cần phải rà soát, hủy bỏ những cơ chế chính sách không phù hợp với thực tiễn, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách mới phù
hợp để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên 1.2.4.3 Chính sách giáo dục đào tạo
Trang 32Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng ta chỉ rõ: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả" [9, tr 109]
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng 70% lực lượng lao động Ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật Trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, yêu cầu đặt ra với nước ta không chỉ là phải thực hiện chuyển từ nên kinh tế nông nghiệp
lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp mà còn phải chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nên kinh tế tri thức Đó là thách thức rất lớn dẫn đến dư thừa quá
nhiều lao động phổ thông mà lại thiếu quá nhiều lao động có kỹ thuật, đặc biệt là lao động "chất xám" Từ đó, đặt ra cho chính sách giáo dục đào tạo gặp rất nhiều khó khăn: vừa phải đào tạo nguồn nhân lực dé đi ngay vào kinh tế tri thức để tiếp thu khoa học công nghệ mới, vừa phải giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động phổ thông Vì vậy, công tác giáo dục đào tạo trở nên hết sức bức bách
Để giải quyết được khó khăn trên đòi hỏi Nhà nước phải tập trung đầu
tư cho giáo dục đào tạo, phải có chính sách và giải pháp hữu hiệu để khắc phục
ngay những yếu kém, bất cập như: sự mất cân đối về cơ cầu đào tạo, "bệnh thành tích" chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng; cơ sở vật chất thiếu thốn không đồng bộ và những tiêu cực khác đang phát sinh làm cản bước phát triển nguồn nhân lực; phải thật sự coi giáo dục đào tạo là "quốc sách hàng đầu" trong
tất cả các chính sách được ưu tiên Bởi vì, vấn đề giải quyết việc làm, tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội phụ thuộc vào giáo dục đào tạo Năm 1994, UNESCO tổng kết: "Những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản" [2, tr 13]
Trang 33Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta Đó là con đường và hướng đi tất yếu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ đơn giản là công cuộc Xây dựng và phát triển kinh tế đơn thuần mà nó còn có tác dụng làm biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ giải quyết việc làm Nhưng nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động và ảnh hưởng rất lớn Điều đó
được thể hiện như sau:
Một là, tạo ra nhiều việc làm mới một cách trực tiếp;
Hai là, kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực liên quan tới khu công nghiệp, từ đó làm nảy sinh hàng loạt chỗ làm việc mới một cách gián tiếp như:
vùng nguyên liệu, đào tạo nghề, gia công ;
Ba là, vì lao động trong công nghiệp thường có thu nhập cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng và chất lượng sẽ kéo theo sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ;
Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải tăng nhanh về chất
lượng đội ngũ lao động, thúc đẩy người lao động phải tự học hỏi, nâng cao
trình độ nghề nghiệp
Do đó, đánh giá, xem xét tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đối với vấn đề giải quyết việc làm không thể chỉ dựa vào kết quả số lao động
.nó thu hút một cách trực tiếp mà phải tính đến việc tác động của nó tới việc phát triển các ngành khác và sức hút lao động của các ngành đó
Thấy rõ được vị trí, vai trò quan trọng của công nghiệp, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước ta luôn luôn trăn trở, quan tâm và có
Trang 34năm 2001 - 2010 là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tang để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [10, tr 159]
1.2.4.5 Chính sách khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành, nghề mới
Một trong những tiểm năng và thế mạnh của nước ta là có nhiều nghề truyền thống có từ rất lâu đời Đó là những nghề: đệt tơ lụa, gốm sứ, đúc đồng,
sơn mài, khẩm trai, chế biến các món ăn đặc sản nằm rải rác ở tất cả các
vùng, miền trong cả nước Nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao
động, tận dụng được lao động tại chỗ, giải quyết được việc làm cho nhiều
người với nhiều lứa tuổi khác nhau
Đi đôi với khôi phục và phát triển nghề truyền thống cần phải có chính
sách du nhập và phát triển ngành, nghề mới để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn đang thiếu việc làm
Để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển
nhiều ngành nghề mới, Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách trợ giúp và
khuyến khích các cơ sở sản xuất và hộ gia đình như: cho thuê mặt bằng sản xuất, miễn giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất thấp, phát triển các hội, hiệp
hội theo các ngành nghề truyền thống để giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn và
thị trường, tiếp nhận công nghệ mới và các dự án quốc tế
Thực tiễn cho thấy, những năm qua nhờ có chính sách đúng đấn nên
chúng ta đã khôi phục được nhiều nghề truyền thống đã một thời bị mai một, mở mang, phát triển được nhiều ngành, nghề mới Tuy nhiên, tiềm năng này
còn rất lớn, đòi hỏi Nhà nước phải tổng kết để rút kinh nghiệm, có cơ chế chính sách mới hữu hiệu, tiếp tục nhân rộng, phát triển nhiều làng nghề, xã nghề trên mọi miền của đất nước; tạo mở nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động
Trang 351.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên một triệu lao động, tập trung ở nông thôn hơn 90% Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp thấp, dưới 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ có 16% [32, tr.15] Cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay, cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển Tỷ lệ lao động trí óc
thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dưới 5% Ngành nông, ngư
nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ Các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa hình thành cũng đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả
năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa
học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn
Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm 2005 là nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người Để đạt được mục tiêu này, Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp như: Từng bước chuyển định cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các cơ sở dạy nghề
Từ thực tế tạo việc làm ở Thái Bình cho thấy con đường để giải quyết
Trang 361.3.2 Kinh nghiệm của tinh Nam Dinh
Nam Định là tỉnh đông dân, dân số 1.905.300 người, điện tích tự nhiên 163,7 ha, mật độ dân số cao: bình quân 1.164 người/km [31, tr 173] Trước
thời kỳ đổi mới, Nam Định là tỉnh có ngành công nghiệp nhẹ khá phát triển,
đặc biệt là công nghiệp dệt may; đã thu hút tạo mở việc làm đảm bảo đời sống cho trên 2 vạn lao động (chưa tính đến số người theo)
Từ năm 1996 (sau 10 năm đổi mới), đặc biệt là những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, bước đầu đã thu được một số kết quả quan trọng Có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của Nam Định như sau:
1- Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều
thành phần kinh tế [16]
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã xây dựng chương trình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 với những mục tiêu, giải pháp cụ thể như: khôi phục phát triển làng nghề, xây dựng khu vực công nghiệp của tỉnh và các cụm công nghiệp nông thôn có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; do đó đã khai thác, huy động được hàng trăm tỷ đồng tiền vốn trong dân và các nguồn vốn khác được tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hàng nghìn
máy móc, thiết bị các loại được các chủ cơ sở mua về phục hồi, cải tiến đưa
vào sản xuất Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước Năm 2001 đạt trên
900 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2000 Năm 2002 đạt 1.100 tỷ đồng, tăng
21,2% so với năm 2001; năm 2003 đạt 1.444 tỷ đồng, tăng 31,8% so với năm 2002; năm 2004 đạt trên 1.840 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2003 và gấp 2 lần năm 2001 Trong giai đoạn này, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp khu vực tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 24,25% mỗi năm,
Trang 372- Khôi phục, phat trién lang nghé, khuyén khich lap doanh nghiép mdi [16]
Sau nhiều năm "chao đảo", các địa phương trong tỉnh đã tập trung khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nhân thêm được một số nghề mới,
khuyến khích thành lập hàng trăm doanh nghiệp tư nhân Thành công đầu tiên được ghi nhận là các làng nghề dệt may sau khi mất thị trường truyền thống Liên Xô và các nước Đông Âu đã tự vươn lên đổi mới toàn diện từ cơ chế
quản lý đến thiết bị công nghệ, cải tiến dây chuyển sản xuất, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, đặc biệt là chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các nước tư bản phát triển và đã thành công Kết quả giai đoạn 2001 - 2005, mỗi năm trên địa bàn tỉnh có thêm từ 35 đến 50 doanh nghiệp tư nhân được thành lập mới Khối doanh nghiệp tư nhân cùng với 40.000 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo quy mô gia đình nằm rải rác tại
87 làng nghề hàng năm đã và đang có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế tỉnh,
chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng giá trị sản lượng cơng nghiệp tồn tỉnh 3- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn
[16, tr 6]
Tính đến thời điểm tháng 4/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã phê duyệt 16 dự án xây dựng cụm công nghiệp nông thôn thuộc các địa phương trong tỉnh (Xuân Trường: 4, Trực Ninh: 2, Ý Yên: 3, Nam Trực: 2; các
_ huyện Vụ Bản, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu và thành phố Nam Định mỗi
địa phương 1)
Đến hết năm 2004 đã có 7/16 cụm công nghiệp đã được cấp giấy phép
đi vào hoạt động, thu hút 119 chủ đầu tư với tổng số vốn các dự án thực hiện
đạt gần 100 tỷ đồng, thu hút 2.200 lao động vào làm việc
Các cụm công nghiệp tỉnh, cụm công nghiệp và điểm công nghiệp nông
thôn ra đời vừa góp phần đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
Trang 38nghiệp, nông thôn theo hướng: "Hướng công bất hướng thị, ly nông bất ly hương", bảo vệ nuôi dưỡng làng nghề, xây dựng nông thôn mới
4- Đầy nhanh phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua của ngành nông nghiệp là 3,28% Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác tăng từ 28 triệu đồng (năm 2001) lên 33,13 triệu đồng (năm 2004) Toàn tỉnh đã có 8/11 huyện, thành phố, 93/313 hợp tác xã có cánh đồng thu nhập 50 - 100 triệu/ha với diện tích hơn 10.000 ha, chiếm 11,29% diện tích canh tác, trong đó có 1.000 ha đạt 70 triệu đồng trở lên Phấn đấu đến năm 2010, Nam Định trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ, giá trị thu nhập bình trên 1 ha canh tác đạt 39 triệu đồng, lực lượng lao động nông nghiệp chỉ còn 50% [15]
5- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản dưới nhiều loại hình tổ chức
sản xuất, quy mô phù hợp [1]
Để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tỉnh
đã chú trọng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
Đến năm 2004, toàn tỉnh đã có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 7.700 ha, vùng nước mặn, lợ là 6.400 ha Năm 2005, toàn tỉnh duy trì 4.500 ha nuôi tôm sú thương phẩm, trong đó nuôi công nghiệp 300 ha, nuôi bán công nghiệp 700 ha, còn lại nuôi quảng canh cải tiến Sản lượng tôm sú
thương phẩm đạt 3.400 tấn, tăng 700 tấn so với năm 2004
1.3.3 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Trang 39Nội có chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn so với các tỉnh phía Bắc Tuy nhiên, do lực lượng lao động đông, tốc độ phát triển của nguồn nhân
lực tăng nhanh nên sức ép về lao động và việc làm thường xuyên diễn ra gay gắt, bức Xúc
Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều giải pháp đúng đắn để phát
triển kinh tế, tạo mở việc làm, thu được một số kết quả đáng ghi nhận Có thể
khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hà Nội như sau:
1- Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo lại nghề cho người lao động
Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động; |
Thực hiện các giải pháp đồng bộ trong đào tạo nghề, gắn đào tạo với sử
dụng lao động, vừa đảm bảo hiệu quả của giáo dục - đào tạo, vừa phục vụ kịp thời nhu cầu của sản xuất kinh doanh
2- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành, nghề sử dụng nhiều lao động
Phát triển công nghiệp đã thu hút 20.000 lao động vào làm việc trong
năm 2002; phát triển các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, đệt
Yên Thái, đúc đồng Ngũ Xá, vàng Định Công ; phát triển các loại dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của khách quốc tế và khách trong nước
3- Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ngoại thành, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; tạo mở nhiều VIỆC làm, phát triển chăn nuôi và kinh tế vườn; thực biện đồng bộ chương trình xóa
đói, giảm nghèo; phát triển ngành, nghề và dịch vụ nhỏ ở nông thôn
4- Mỡ rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động
5- Tạo môi trường thuận lợi, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn tạo việc làm, đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động, đổi mới và
Trang 401.3.4 Kinh nghiém cua tinh Thanh Hoa
Thanh Hóa là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, dân số đông
trên 1,8 triệu người, 80% số dân sống ở nông thôn, cơ cấu lao động trẻ, lực lượng lao động đồi dào chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh Tuy có số lượng lao động đông nhưng chất lượng của nguồn lao động rất thấp, thể hiện:
Năm 1977, tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là
13,26%, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đạt 12,18% Hàng năm, toàn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang, Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất lớn, mới sử dụng 70% quỹ thời gian làm việc trong năm [19, tr 35]
Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Thanh Hóa có thể khái quát như sau: 1- Tập trung đầu tư đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi
phục các ngành nghề truyền thống; khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề
2- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm, gắn kết chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội
3- Xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản
xuất kinh doanh, tạo mở việc làm mới như: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế 5 năm thời kỳ đầu đối với các ngành nghề mới, cho thuê, mượn mặt bằng
để tổ chức sản xuất
4- Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phân vùng ruộng đất ở những nơi sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, điều hòa lợi ích giữa những người sản xuất nguyên liệu với bên chế biến ra thành phẩm
5- Có kế hoạch và quy hoạch đi dân từ các vùng có mật độ dân số đông đến các vùng có mật độ dân số ít người; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động có hiệu quả