1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng đối với hoạt động của quốc hội ở nước ta hiện nay

110 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

[ HOC )C VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỖ CHÍ MINH

lp ,HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN

i —

| 1 | : }

BAO CAO TONG LUAN DE TAI KHOA HOC | (DE TAI CAP CƠ SỞ TRONG DIEM

SU DUNG KINH PHI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH)

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng

Trang 3

MỤC LỤC

MO DAU

Chương 1: LY LUAN VE VAI TRO LANH DAO CUA DANG DOI VOI HOAT DONG CUA QUOC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1 Cơ sở khoa học về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động

của Quốc hội

1.1.1 Cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động

của Quốc hội -

1.1.2 Cơ sở thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đẳng đối với hoạt động

của Quốc hội ‘

1.2 Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội trong hệ thống chính trị ở

nước ta hiện nay

1.2.1 Vị trí, vai trò của Đẳng trong hệ thông chính trị ở nước ta hiện nay 1.2.2 Vị trí, vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính tri 6 nwéc ta hiện nay

1.2.3 Sự tác động biện chứng giữa Đảng và Quốc hội trong hệ thông chính trị nước ta hiện na)

Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG THÚC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐÓI VỚI HOẠT DONG CUA QUOC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Noi dung Dang lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội ở

nước ta hiện nay

2.1.1 Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực lập pháp 2.1.2 Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực quyết

định những vấn đề quan trọng của đất nước

2.1.3 Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực giám

sát tỖi cao

2⁄2 Phương thức Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội ở

nước ta hiện nay

Trang 4

dân chủ

2.2.5 Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội bằng công tác kiểm tra

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA QUÓC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với Quốc hội đến năm 2010 và các năm tiếp theo

3.1.1 Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp

3.1.2 Phấn đấu tiến tới việc Quốc hội thực hiện đầy đủ quyền quyết

định ngân sách nhự Hiến pháp quy định

3.1.3 Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội

3.2 Phương hướng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay

3.2.1 Định hướng chính trị của Đảng phải dựa trên cơ sở khoa học 3.2.2 Đảng luôn đổi mới, hoàn thiện, thích nghỉ để đủ tầm lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội

3.2.3 Phát huy vai trò lãnh đạo của t6 chức Đảng và đẳng viên trong Quốc hội

3.2.4 Chú trọng chăm lo đời sống cho cắn bộ, đẳng viên; hiện đại hóa cơ sở vật chất cho Đảng và Quốc hội

3.3 Giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt

động của Quốc hội ở nước ta hiện nay

3.3.1 Tig lấp tục tự đỗi mới, tự chỉnh đốn Đẳng, vươn lên ngang tầm

yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

3.3.2 Xây dựng hệ thống các quy chế, cơ chế về sự lãnh đạo của

Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

3.3.3 Tang Cường giáo dục tw tổng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng gắn với cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham những 23.4 Tập trung lãnh đạo xây dựng Quốc hội thực sự trong sạch,

vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

2.3.5 Đảng kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo và kiểm tra Quốc hội

Trang 5

MO DAU

1, Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhât: Vai trò lãnh đạo của Đảng (Đảng Cộng sản Đông Dương,

Đảng Lao động VN, Đảng Cộng sản VN) đối với hoạt động của Quốc hội (Quốc hội nước VN Dân chủ cộng hòa, Quốc hội nước Cong hoa XHCN VN) là một nội dung chủ đạo trong các nội dung Đảng lãnh đạo hoạt động của Nhà nước

(Nhà nước VN Dân chủ cộng hòa, Nhà nước Cộng hòa XHCN VN), là một nhân

tố có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động của Quốc hội Chính vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử của vấn đề này, Đảng luôn luôn tự ý thức và không

ngừng củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của mình đối với hoạt động của

Quốc hội, Sự thật là Đảng trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo đối với hoạt động của Nhà nước từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhưng mãi tới ngày 6 tháng 1

nam 1946, khi cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội, lập ra Quốc hội Khóa

I thì vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội mới chính thức bắt đầu Từ đó cho tới nay, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội vẫn luôn luôn được khẳng định, giữ vững và củng cố không ngừng Điều này, thể hiện một cách rõ nét về đặc điểm mang tính quy luật của Đảng cầm quyền; thể hiện ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân; đã trở thành

một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, là đảm bảo

pháp lý cao nhất cho vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Nhà nước nói chung và hoạt động của Quốc hội nói riêng Mặc dù vậy, lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Nhà nước, trong đó có Quốc hội luôn luôn

cần được củng cố và phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo sát sao trước sự

vận động của thực tiễn Do vậy, để đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội, chúng ta cần phải

nghiên cứu lý luận về vấn đề này Bởi vì:

Trang 6

bảo đảm nguyên tắc tất cả quyển lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân Muốn

vậy Đảng phải đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của

Nhà nước, trong đó có Quốc hội - một thiết chế thiết yếu trong thời đại ngày nay Do vậy, việc nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội (cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở nước ta hiện nay) nhằm

đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về:

+ Dân chủ hóa đời sống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân

dân Vì dân chủ hóa đời sống chính trị là một xu thế tất yếu của xã hội loài

người và cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta Hình thức dân chủ cơ

bản ở nước ta là dân chủ đại diện Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của

nhân dân cả nước, là nơi nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ Nhưng dân chủ của ching ta là dân chủ tập trung, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Do vậy, rất cần thiết tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Nhà nước

Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN VN Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội sẽ góp phần cơ bản vào nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

hoạt động của Nhà nước

Thứ hai: Lãnh đạo, quản lý là một khoa học; hơn nữa, có thể nói đó là một nghệ thuật của chủ thể lãnh đạo trong việc chỉ huy, điều khiển đối tượng lãnh đạo Nhận thức được vấn đề này, Đảng luôn đổi mới nhằm tăng cường vai

trò lãnh đạo của mình đối với hoạt động của Quốc hội Điều này đã được thể

hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương ba

khóa VII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và thứ X, Nghị quyết

Trang 7

hiện nay là Quốc hội khoá XII Nhưng như vậy không có nghĩa là không có vấn đề để nghiên cứu Mà từ thực tiễn đang rất thuận chiều này, đòi hỏi chúng ta cần

phải nghiên cứu về các nội dung Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội nhằm

tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội Những Nghị quyết của Đảng là cơ sở lý luận gần gũi nhất để chúng ta nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

Thit ba: Trong những năm gần đây các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết

thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, chúng dùng mọi thủ đoạn tính vi, xảo quyệt, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động

của Nhà nước, trong đó có Quốc hội, hòng xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Quốc hội, làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta Chính vì vậy, chúng ta càng cần thiết nghiên cứu một cách sâu sắc và xác lập mối quan hệ vững chắc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội để rèn dña vũ khí lý luận sắc bén nhằm bẻ gay moi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù,

Như vậy, xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, đòi hỏi phải nghiên cứu dé tài “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trong đó có đề cập tới Quốc hội Cụ thể như sau:

1- Bài viết “Cải cách một bước quản lý của Nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo Đảng đối với Nhà nước ” của tác giả Đỗ Mười, Tạp chí Cộng sản số 1/1992,

2- Bài viết “Lãnh đạo Nhà nước — một chức năng cơ bản của Đảng ” của

tác giả Phạm Văn Huỳnh, Tap chí Cộng sản số 11/1992

Trang 8

4- Cuốn sách “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của

đời sống xã hội nước f4” của các tác giả Lê Văn Lý, Trần Quang Trung, Đỗ Ngọc Ninh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999,

Š- Cuốn sách “Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giải đoạn hiện nay”, của các tác giả Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyền, Nguyễn Văn Thảo, Trần Xuân Sầm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội 1999,

6- Cuốn sách “Vai tro lãnh đạo của Đảng Cộng sản ỰN trong thời kỳ đổi

mới ” của tác giả GS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001

7- Cuốn sách “Đảng Cộng sản VN trong tiến trình đổi mới đất nước ” của

tác giả Nguyễn Phú Trọng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002

8- Cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” của các tác giả Trần Đình Nghiêm, Trần Hữu Tiến, Đức Vượng, Nguyễn Thế Thắng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002,

9- Cuốn sách “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dan vi dén” cha các tác giả GS.TS Pham Ngọc Quang, TS, Ngô Kim Ngân, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội 2007

Tuy nhiên, các bài viết, cuốn sách nói trên ở những góc độ, giới hạn,

phạm vi khác nhau chỉ đề cập đến vấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt

động của Nhà nước nói chung, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về

vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội Nhưng các bài viết,

cuốn sách đó là nguồn tư liệu quý báu, là tiền đề lý luận để nghiên cứu đề tài

này

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu cúa đề tài

- Muc dich: Dé xuat phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm

Trang 9

- Nhiệm vu: Dé đạt được mục đích trên cẩn phải thực hiện các nhiệm vu sau day:

+ Luan giải cơ sở lý luận va thực tiễn để khẳng định, chứng minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội nước ta hiện nay

+ Xác định vị trí, vai trò của Đảng và Quốc hội trong hệ thống chính trị để làm nỗi bật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

+ Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động của Quốc hội nước ta

trong giai đoạn hiện nay

+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nước ta trong giai đoạn hiện

nay

- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

Quốc hội

~ Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trên 3 lĩnh vực hoạt động, đó là: lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao trong giai đoạn hiện nay (bao gồm Quốc hội khoá IX, X, và chủ yếu là Quốc hội khóa XI

(2002 - 2007))

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng

Trang 10

5 Đóng góp mới về mặt khoa học

- Luận giải làm rõ hơn quan niệm, nội dung và phương thức lãnh đạo của

Đảng đối với hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường

vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nước ta trong giai đoạn hiện nay

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho quá trình chuẩn bị ra các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Quốc hội; cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu

7 Kết cầu chỉ tiết của đề tài

Trang 11

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VE VALTRO LANH DAO CUA DANG DOI VOI HOAT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIEN NAY

1.1 Cơ sớ khoa học về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

1.1.1 Cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc

hội

Thứ nhất: Vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng cầm quyền

Người đưa ra lý luận về vai trò, sứ mệnh lịch sử của đảng cộng sản cầm quyền là các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh Vì “Đảng lấy chủ nghĩa Mác — Lénin va tu tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng” [5, tr21] Do vậy, vai trò lãnh

đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Cụ thể là lý luận của Chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sứ mệnh lịch sử của đảng cộng sản cầm

quyền

Chủ nghĩa Mác — Lên nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ vai

trò, sứ mệnh lịch sử của đảng cộng sản cầm quyền là xây dựng XHCN Để xây dựng thành công XHCN đảng cộng sản cầm quyền ở trên thế giới nói chung và ở VN nói riêng cần phải có rất nhiều điều kiện Trong đó, điều kiện tiên quyết là đảng cầm quyền phải lãnh đạo đối với hoạt động của nhà nước (trong đó có quốc hội) Vì nhà nước là công cụ hữu hiệu nhất để xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng trong quá trình đảng cộng sản cầm quyền xây dựng XHCN

Lý luận về vai trò, sứ mệnh lịch sử của đảng cộng sản cầm quyền được

thể hiện một cách sinh động và tiêu biểu bằng một đơn vị tri thức kinh điển sau

Trang 12

“Giai cấp vô sản phải ra sức lập ra các chính đảng công nhân độc lập, mà mục đích chủ yếu của các chính đảng đó phải là làm cho giai cấp vô sản giành lấy chính quyền để tổ chức xã hội, XHCN” [26, tr218]

Như vậy, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và chính đảng

của nó trong lịch sử nhân loại gắn liền với hai giai đoạn cách mạng của giai cấp công nhân; đó là, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và xây dựng XHCN Giai cấp công nhân VN và chính đảng của nó cũng không nằm ngoài quy luật này Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta đã chứng minh việc giai cấp công nhân VN giành chính quyền về tay mình đồng thời với việc giành độc lập cho dân tộc Sau khi trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng có vai trò, sứ mệnh lịch sử là xây dựng XHCN, Và muốn xây dựng XHCN thì tất yếu Đảng phải lãnh đạo hoạt động của Nhà nước, lãnh đạo hoạt động của Quốc hội — một bộ phận quan trọng nhất của Nhà nước Trong điều kiện là một nước thuộc địa nửa phong kiến như ở nước ta giai đoạn đầu thế kỷ XX thì không thể thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng (giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và xây dựng XHCN) Do vay, Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân và quần chúng thực hiện cách mạng giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và giành độc lập dân tộc Nhưng vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng chưa chấm đứt ở đây Ngay sau khi lãnh đạo giai cấp công nhân và quần chúng giành được chính quyền, Đảng đã phải tiếp tục lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân ta thực hiện con đường tiếp theo của cách mạng VN, đó là xây dựng XHCN, nhằm giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng con người

Như vậy, khi các đảng cộng sản trên thế giới nói chung và Đảng ta nói riêng lãnh đạo giai cấp công nhân thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử thứ hai là xây dựng XHCN thì tất yếu nó đã phải thực hiện xong vai trò, sứ mệnh lịch sử thứ nhất là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân Nghĩa là chính đảng của giai cấp công nhân đã trở thành đảng cằm quyên Đây là điều kiện tiên quyết để đảng cộng sản thực hiện xây dựng XHCN Vì đảng cộng sản không thể xây dựng XHCN khi nó chưa trở thành dang cằm quyền Khi đã trở thành đảng cầm

Trang 13

có Quốc hội Bởi vì, biểu hiện nổi bật nhất của một đảng cầm quyền là lãnh đạo đối với hoạt động của nhà nước Thực tế lịch sử nhân loại đã ching minh rang không có một đảng cầm quyền nào không lãnh đạo đối với hoạt động của nhà nước Bởi vì, nhà nước là công cụ đề đảng cầm quyền thực hiện đường lối của

mình, thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình

Con đường dẫn một đảng cộng sản trở thành đảng cẦm quyền là con đường cách mạng Theo Lênin thì vấn đề mấu chốt của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước,

Thật vậy, lịch sử đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người đã chứng minh rằng từ khi các giai cấp biết tổ chức ra đảng chính trị để đại diện, bảo vệ lợi ích và lãnh đạo giai cấp mình; thì đảng chính trị nào lãnh đạo lực lượng cách mạng đấu tranh giành thắng thắng lợi trong cuộc cách mạng giành chính quyền hoặc thắng cử trong cuộc bầu cử để nắm quyên lực nhà nước sẽ tất yếu sẽ trở thành đảng cầm quyền Đó là một lôgích mang tính quy luật chính trị của xã hội loài

người

Đã có rất nhiều thực tiễn lịch sử chứng minh cho lý luận trên đây, trong đó có thực tiễn lịch sử nước ta Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân VN làm cách mạng giành chính quyền thành công ngày 19 tháng 8 năm 1945 Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945 Vị thế chính trị của Đảng đã hoàn toàn thay đổi, từ một đảng chính trị hoạt động bí mật, bất hợp pháp đã trở thành Đảng hoạt động công khai, hợp pháp; đặc biệt là Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Quốc hội

Tóm lại: Việc Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội có nguồn

Trang 14

nước, Quốc hội là công cụ hữu hiệu để xây dựng và bảo vệ thành quả của quá trình xây dựng XHCN Như vậy, việc Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội

xuất phát từ yêu câu, nhiệm vụ của Đảng, là quy luật tất yếu của Đảng cam

quyền chứ hồn tồn khơng phải là ý ý muốn chủ quan của Đảng, không phải là sự khiên cưỡng áp đặt phi khoa học

Thứ hai: Chức năng giai cấp của Quốc hội

Trên lập trường của giai cấp công nhân, lý luận Mác — Lénin, tư tưởng Hỗ

Chí Minh về nhà nước và pháp luật, chúng ta khẳng định rõ ràng rằng mỗi một nhà nước đều thuộc về một lực lượng xã hội (một giai cấp) nhất định, là công cụ thống trị giai cấp Điều này đã được chứng minh trong lịch sử nhân loại Nhà nước chiếm hữu nô lệ là công cụ thống trị của giai cấp chủ nô Nhà nước phong kiến là công cụ thống trị của giai cấp địa chủ Nhà nước tư bản chủ nghĩa là

công cụ thống trị của giai cấp tư sản Nhà nước XHCN là công cụ thống trị của

giai cấp công nhân Cho nên một chức năng cực kỳ quan trọng đối với Nhà nước là chức năng giai cấp Tức là nó thực hiện những hoạt động nhằm đại diện, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và chuyên chính với những giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, duy trì địa vị của giai cấp thống trị Không bao giờ có nhà nước của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, nhà nước phúc lợi chung, đó chỉ là những lý thuyết bịp bợm phi mác - xít Đồng thời, từ khi các giai cấp biết tổ chức ra đảng chính trị để đại diện, lãnh đạo và bảo vệ quyên lợi cho giai cấp mình thì ý chí của giai cấp thống trị thường được thể hiện qua đường lối của đảng cầm quyền Như vậy, khi nhà nước thực hiện chức năng giai cấp thi tat yếu phải thực hiện đường lối của đảng cầm quyền nhằm mục đích bảo vệ quyển lợi và duy trì địa vị thống trị của giai cấp thống trị Điều này, đã được Lênin khẳng định rõ:

“Trong nước Cộng hòa của chúng ta, không có một vấn đề chính trị hay tổ

chức quan trọng nào do một cơ quan Nhà nước giải quyết mà lại không có sự chỉ

Trang 15

“Sau hai năm rưỡi của Chính quyền x6 — viết, chúng ta đã tuyên bố với

toàn thế giới, tại Quốc tế cộng sản rằng không thông qua Đảng cộng sản thì

không thể thực hành chuyên chính vô sản được” [29, tr50]

Nhà nước ta cũng vậy Nó phải thực hiện chức năng giai cấp, tức là phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi, duy tri dia vị thống trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động VN Do vậy, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần thiết phải lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của Nhà nước Giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Nhà nước thông qua người đại diện của mình, thông qua đội tiên phong của mình, đó là Đảng Bởi vì, “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” Do vậy, Nhà nước đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng để Nhà nước thực hiện tốt chức năng giai cấp, để Nhà nước không bị chệch hướng chính trị trong quá trình thực hiện chức năng giai cấp, trong hoạt động thực tiễn Chức năng giai cấp của Nhà nước chỉ có thể được biểu hiện và thể hiện thông qua

chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể của các cơ quan Nhà nước Vì Nhà nước là một khái niệm chung, trừu tượng, khái niệm này chỉ được xác định thông qua những cơ quan cụ thể như Quốc hội, Chính phủ vv

Như vậy, Nhà nước phải thực hiện chức năng giai cấp Để không bị chệch hướng chính trị trong quá trình thực hiện chức năng giai cấp, trong hoạt động thực tiễn, Nhà nước đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Quốc hội là cơ quan Nhà nước Do vậy, Quốc hội cũng tất yếu phải thực hiện chức năng giai cấp Để không bị chệch hướng chính trị trong quá trình thực hiện chức năng giai cấp, trong hoạt động thực tiễn, Quốc hội đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng

Tóm lại: Lôgich trên đã thể hiện rõ lý luận về chức năng giai cấp của

Trang 16

Như vậy, lý luận về vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng cầm quyền là vế thứ nhất của vấn đề, nó chỉ rõ vai trò Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội là xuất phát từ phía Đảng; còn lý luận về chức năng giai cấp của Quốc hội là về thứ hai của vấn đề, nó thể hiện nhu cầu đòi hỏi phải có Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội để Quốc hội ie hiện chức năng giai cấp Qua đó, chúng ta thấy được sự biện chứng của van dé, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc được xuất phát từ cả hai phía: Chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo Do vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội là một tất yếu khách quan trong lịch sử phát triển của đân tộc VN Chính vì

vậy mà Đảng đã thể hiện một cách rõ nét về đường lối lãnh đạo của mình đối với hoạt động của Quốc hội, làm cơ sở lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn

Thứ ba: Đường lỗi Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay

Đường lối Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện

nay được thể hiện ở rất nhiều văn bản của Đảng, từ Văn kiện Đại hội Đại biểu

Toàn quốc đến các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong những khóa Đại hội Đảng gần đây Nhưng tiêu biểu nhất về đường lối Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội là các văn bản Đảng sau đây:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa VII (Nghị quyết TW 8 khóa VID

Tai Nghi quyét TW 8 khéa VII: “Tiép tuc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN VN, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”, Đảng đã đưa ra chủ trương, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới đối với hoạt động của

Quốc hội

Trang 17

luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành pháp lệnh và Chính phủ ban

hành văn bản pháp quy để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước, Có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội vớ Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để tập hợp trí tuệ nhân dân tham gia vào các dự án luật và những vấn đề quan trọng của đất nước

Làm tốt hơn nữa công tác giám sát của Quốc hội Tăng cường công tác

giám sát tại kỳ họp Quốc hội và hoạt động giám sát của Uy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, xác định trách nhiệm xử lý các kiến nghị của những hoạt động giám sát đó Mọi đại biểu Quốc hội phải gương mẫu tuyên truyền, giải thích, chấp hành pháp luật, tích cực chống quan liêu tham những trong bộ máy nhà nước và ngay trong

cơ quan lập pháp, tham gia giám sát VIỆC chấp hành pháp luật ở địa phương, đơn

vị công tác của mình và từ thực tiễn mà rút kinh nghiệm để có những kiến nghị bổ sung, hoàn chỉnh luật” [6, tr27-28]

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa VIII (Nghị quyết TW 3 khóa VII)

Tới Nghị quyết TW 3 khoá VII: “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa XHCN VN trong sạch, vững mạnh”, Đảng lại đưa ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội

1- Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp:

Căn cứ vào định hướng phát triển đất nước, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và điều kiện, khả năng thực hiện mà xác định rõ thứ tự ưu tiên trong chương trình xây dựng pháp luật dài hạn và hàng năm

Chỉ đạo chặt chẽ quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, đảm bảo

Trang 18

các kỳ họp của quốc hội có thể được xen xét và thông qua các kỳ họp của Quốc hội có thể xem sét thông qua các dự án luật được nhanh chóng và có chất lượng

cao

Các luật ban hành cần bảo đảm tính khả thi, dé hiéu, quy dinh cu thé dé giảm bớt tình trạng phải chờ đợi quá nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành

Giảm dần pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ quy định những vấn đề chưa có luật Những pháp lệnh, nghị định náy sau một thời gian thực hiện, được kiểm nghiệm là đúng thì thời gian nhất định Nhà nước có thể quản lý đất nước chủ yếu bằng các đạo luật

2 - Phấn đấu tiến tới việc Quốc hội thực hiện đầy đủ quyền quyết định ngân sách như Hiến pháp quy địn, bảo đảm các điều kiện để Quốc hội xem sét quyền quyết định một cách thực chất các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội , các chương trình quốc gia, các dự án đầu tư lớn cũng như các vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước và nhân sự

3 - Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội, khẩn trương xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực Quốc hội có chương trình giám sát hằng năm tập trung vào những vấn đề bức xúc như chống tham những, chống lãng phí, về quản lý vốn và tài sản nhà nước, bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử Đổi mới VIỆC Xem sét báo cáo công tác và việc trả lời chất vấn của Chính phủ, Toà án nhân dân tối

cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

ĐỀ cao vai trò của cơ quan kiểm toán nhà nước trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước Cơ quan kiểm toán bao cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố công khai cho dân biết” [7,

Trang 19

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương

Đẳng khóa X (Nghị quyết TW 4 khóa X)

Gần đây nhất là các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa X, bao gồm: Nghị quyết số 06-NQ/TW Về phương hướng bầu cử và chuẩn bị nhân sự Quốc hội Khóa XI; Nghị quyết số 07-

NQ/TW Về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp; đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW

Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới

tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã

thể hiện rõ đường lối của Đảng trong việc lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc

hội Cụ thể là:

“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhằm thực hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những

vấn đề quan trọng của đất nước”, [12, tr31]

Và:

“Đổi mới quy trình xây dựng luật, tiếp tục giảm việc ban hành pháp lệnh”

[12, tr31]

Tóm lại: Đường lối của Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội là

cơ sở lý luận trực tiếp nhất chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng trong quá trình

thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với hoạt động của Quốc hội Đường lối này ví như ngọn đuốc soi đường Do vậy, nó luôn được Đảng hết sức chú trọng

tăng cường và khơng ngừng hồn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo thực tiễn

trong mọi thời kỳ

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội không những được thể hiện bằng cơ sở lý luận là đường lối của Đảng mà còn được thẻ hiện

một cách rõ nét trong quy định của pháp luật, là một cơ sở lý luận pháp lý bảo

đảm cho vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

Trang 20

Tại Điều 4 Hiến pháp năm 1980 và cũng tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992

đều quy định một cách rõ ràng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,

(tất yếu trong Nhà nước có Quốc hội) như sau :

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt

Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [60, tr14]

Như vậy, về mặt pháp lý đã quy định rõ Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó là sự bảo đảm pháp lý cao nhất về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Quốc hội

Vấn đề đảng lãnh đạo hoạt động của Nhà nước, Quốc hội đã được khẳng định trong một quy phạm thuộc chế độ chính trị của Hiến pháp nước ta, đã trở

thành một nguyên tắc hiến định trong việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước

Mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội đã được bảo đảm bằng một hình thức pháp

lý cao nhất - hiến định Khi một vấn để, một quan hệ xã hội chỉ cần được bảo

đảm pháp lý (pháp định) đã vô cùng có ý nghĩa trong việc thực thi trên thực tế

Vì nó được lực lượng vật chất của Nhà nước: Quân đội, cảnh sát, nhà tù, tài

chính luôn luôn đi kèm nhằm cưỡng chế trong quá trình thực hiện Nhưng

đảm bảo hiến định còn có hiệu lực cao hơn cả đảm bảo pháp định Do vậy, có thể nói hiệu lực thực thi của quan hệ Đảng lãnh đạo hoạt động của Nhà nước,

Quốc hội dường như là tuyệt đối Vì:

Xét về mặt chính trị thì Hiến pháp nước ta là văn bản duy nhất quy định

về tổ chức quyền lực Nhà nước, thé hiện tập trung ý chí của giai cấp công nhân dưới hình thức những quy phạm pháp luật

Xét về mặt nội dung thì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp nước ta rất

lộng, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế; chính trị; văn hoá, xã hội; quốc phòng an, ninh

Xét về mặt pháp lý thì Hiến pháp là văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao

Trang 21

Tại Điều 4 Hiến pháp năm 1980 và cũng tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992 đều quy định một cách rõ ràng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,

(tất yếu trong Nhà nước có Quốc hội) như sau :

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực

lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [60, tr14]

Như vậy, về mặt pháp lý đã quy định rõ Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó là sự bảo đảm pháp lý cao nhất về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Quốc hội

Vấn đề đảng lãnh đạo hoạt động của Nhà nước, Quốc hội đã được khẳng định trong một quy phạm thuộc chế độ chính trị của Hiến pháp nước ta, đã trở thành một nguyên tắc hiến định trong việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội đã được bảo đảm bằng một hình thức pháp lý cao nhất - hiến định Khi một vấn đề, một quan hệ xã hội chỉ cần được bảo đảm pháp lý (pháp định) đã vô cùng có ý nghĩa trong việc thực thi trên thực tế Vì nó được lực lượng vật chất của Nhà nước: Quân đội, cảnh sát, nhà tù, tài chính luôn luôn đi kèm nhằm cưỡng chế trong quá trình thực hiện we đảm bảo hiến định còn có hiệu lực cao hơn cả đảm bảo pháp định Do vậy, c thể nói hiệu lực thực thi của quan hệ Đảng lãnh đạo hoạt động của Nhà nước,

Quốc hội dường như là tuyệt đối Vì:

Xét về mặt chính trị thì Hiến pháp nước ta là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước, thể hiện tập trung ý chí của giai cấp công nhân dưới hình thức những quy phạm pháp luật

Xét về mặt nội dung thì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp nước ta rất rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế; chính trị; văn hoá, xã hội; quốc phòng an, ninh

Trang 22

+ Các quy định của Hiến pháp là nguồn cho tất cả các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà XHCN VN Các văn bản pháp luật

khác được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và đề thi hành Hiến pháp

+ Các luật không được mâu thuẫn với Hiến pháp, khi có mâu thuẫn thì chỉ

những quy định của Hiến pháp là có hiệu lực

+ Nhà nước VN có quyền không tham gia hoặc bảo lưu những điều ước

quốc tế mâu thuẫn với Hiến pháp

+ Tất cả các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo

quy định của Hiến pháp

+ Tuân theo Hiến pháp là nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý bậc nhất trong nghĩa vụ pháp lý của công dân

+ Hiến pháp được ban hành, sửa đổi, thông qua theo một trình tự đặc biệt

Tóm lại: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội đã

được đảm bảo bằng một nguyên tắc hiến định, được thể hiện thông qua việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, tại Điều 4 Hiến pháp

năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN VN Điều này có nghĩa là về mặt pháp lý đã quy định rõ, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội, mọi hành vi xâm hại tới quan hệ này đều bị trừng trị theo quy định của pháp luật

Cơ sở khoa học về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

không những được chứng minh bởi 4 cơ sở lý luận trên đây, mà còn được chứng

minh bởi 3 cơ sở thực tiễn sau đây

1.1.2 Cơ sở thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

Quốc hội

Thứ nhất: Uy tín của Đảng

Uy tín của Đảng bao gồm uy tín trong nước và uy tín quốc tế, đó là cơ sở

thực tiến, là gốc rễ không những cho sự tồn tại và hoạt động của Đảng trong mọi

thời kỳ mà còn là điều kiện cho Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội

Trang 23

mà ta tin tưởng Cơ sở của niềm tin là uy tín Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

hoạt động của Quốc hội cũng vậy Uy tín của Đảng đã tạo ra niềm tin, tạo ra hành động chấp hành và thực hiện của Quốc hội đối với sự lãnh đạo của Đảng

Uy tín trong nước của Đảng được thể hiện ở mềm tin của nhân dân ta đối với Đảng Có thể nói, không có một tổ chức nào trong xã hội lại có cơ sở xã hội rộng lớn như Đảng, Đảng được các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội tin

theo, công nhận là lực lượng chính trị lãnh đạo đối với họ Đều đó, được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong điều lệ của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội ở VN hiện nay Điều lệ Mặt trận Tổ quốc VN, Điều lệ Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội liên hiệp Phụ nữ VN, Đều lệ Liên đoàn Lao động VN, Điều lệ Hội nông dân VN, Điều lệ Hội Cựu chiến binh VN đều ghi

nhận về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức mình Qua đó, chứng minh

một cách rõ nét vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội Bởi vì, Quốc hội là cơ quan dân cử, đại biểu Quốc hội do cử tri trên toàn quốc bầu

ra Đại biểu Quốc hội và cử tri không phải ở trên trời rơi xuống mà nằm trong

các tô chức chính trị - xã hội nêu trên Vì các tổ chức chính trị - xã hội và thành viên của nó đã công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mình thì khi các

thành viên của nó trở thành đại biểu Quốc hội cũng nghiễm nhiên vẫn công nhận

sự lãnh đạo của Đảng đói với mình

Hơn thế nữa, niềm tin đó đã được chuyển thanh hanh động hưởng ứng

nhiệt liệt của đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, trình

độ, giới tính, dân tộc, tôn giáo trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối và biện pháp hoạt động thực tiễn trong suốt tiến trình cách mạng VN do Đảng lãnh đạo Thực tế lịch sử dân tộc VN từ khi Đảng ra đời cho đến nay đã chứng minh rất rõ điều này

Sở dĩ Đảng có được uy tín trong nước như vậy do mục tiêu, lý tưởng của

Đảng Mục tiêu, lý tưởng của Đảng là vì nước, vì dân; là nhằm làm cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, ấm no, hạnh phúc Đảng không có mục đích tự

Trang 24

như biện pháp thực hiện đường lối đó đều xuất phát từ ý nguyện của nhân dân,

phù hợp với lòng dân

Ủy tín quốc tế của Đảng được thể hiện ở sự yêu mến, ting hộ của đồng

chí và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới đối với Đảng trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng do Đảng lãnh đạo

Cụ thể là, trong những năm kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là trong

những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các nước XHCN anh em như Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba Những

nước này đã coi sự nghiệp chống thực dân, đế quốc của chúng ta như sự nghiệp

của chính mình, coi họ là hậu phương, VN là tiền tuyến lớn cần phải chỉ viện

Cơ sở của tình đoàn kết quốc tế ở đây là chung lý tưởng Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở VN, nhưng nó không tách khỏi phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế trong sự nghiệp chống thực dân, đế quốc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân VN làm nên những kỳ tích khiến các đồng chí trên toàn thế giới tự

hào và khâm phục

Ngoài ra Đảng ta còn được các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên khắp thế giới yêu mến, ủng hộ Trong kháng chiến chốn Pháp và

chống Mỹ, ngay cả ở nước Pháp, nước Mỹ, nhân dân tiến bộ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa của dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của

Đảng Những tắm gương đấu tranh ngăn chặn sự xâm lược của nhà cầm quyền đối với VN như Ray Mông Điêng (Pháp), Giên Phôn - đa, Cô - phin (Mỹ) là không hiếm Sở dĩ Đảng được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thé giới ủng hộ là vì Đảng đã nêu cao tấm gương sáng về yêu chuộng hoà bình và là ngọn cờ

đầu trong phong trào đấu tranh chính nghĩa để giành độc lập dân tộc

Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đã đề ra chính sách ngoại giao hoà bình, hợp tác, hữu nghị, thân thiện với phương châm: VN muốn làm bạn với tắt cả các nước ở trên thế giới Chính sách

ngoại giao này là cầu nối ngắn nhất, hữu hiệu nhất trong quan hệ quốc tế của Đảng Do vậy, Đảng lại càng chiếm được sự yêu mến và ủng hộ nhiệt tình của

Trang 25

của Mỹ hòng bao vây, chặt đứt mối quan hệ quốc tế của Đảng ta, hòng xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (trong đó có Quốc hội)

Tóm lại: Thực tiến lịch sử đã chứng minh rằng dựa trên cơ sở uy tín trong nước và quốc tế vô cùng lớn lao của mình mà Đảng thực hiện được vai trò lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội

Thứ hai: Đảng là lực lượng chính trị duy nhất còn tồn tại sau những lần lựa chọn của lịch sử

Thật vậy, Đảng là lực lượng chính trị duy nhất còn lại sau những lần lựa chọn, sàng lọc của lịch sử Sự lựa chọn của lịch sử ở đây là lựa chọn của nhân

dân trong các thời kỳ lịch sử Nhân dân ta đã lựa chọn Đảng để lãnh đạo dân tộc

ta trong sự nghiệp cách mạng giành độc lập và xây dựng XHCN Cho đến hôm nay, trên vũ đài chính trị của nước Cộng hòa XHCN VN chỉ tồn tại duy nhất Đảng là đảng chính trị; đồng thời là Đảng cầm quyền thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội (trong đó có Quốc hội) Quá trình sàng lọc của lịch sử đối với Đảng được thể hiện qua những mốc son chói lọi sau đây:

Lần lựa chọn thứ nhất: Đảng ra đời, tồn tại và lãnh đạo phong trào cách

mạng giành độc lập dân tộc

Vào cuối TK 19 đầu TK 20 ở nước ta các phong trào yêu nước với các hệ tư tưởng phong kiến, tư sản đều thất bại, nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng tram trong vé con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Trong bối cảnh lịch sử đó Đảng đời (3/2/ 1930) đã đáp ứng được yêu cầu lịch sử dân tộc Sở dĩ Đảng tồn tại và giành được quyển lãnh đạo đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là vì Đảng được vũ trang bằng hệ tư tưởng mác - xít, con đường cách mạng của Đảng phù hợp với nguyện vọng của đông đoản quần chúng nhân dân Việt Nam Do vậy, Đảng đã được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam lựa chọn làm lực lượng chính trị lãnh đạo phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc

Trang 26

Từ khi Nhà nước, Quốc hội ra đời cho tới nay luôn luôn đặt dưới sự lãnh

đạo của Đảng Nhưng trong lịch sử chính trị nước ta cũng đã có thời kỳ có nhiều đảng phái chính trị Và một số đảng phái chính trị cũng có tham vọng giành quyền lãnh đạo đối với Nhà nước và Quốc hội nhưng cuối cùng thì đã thất bại vì không được nhân dân ta lựa chọn Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời và sau ngày bầu cử Quốc hội Khóa I (6/1/1946), Quốc hội nước VN dân chủ Cộng hòa ra đời Nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng đều nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Nhưng ở giai đoạn lịch sử đó, còn có nhiều đảng phái chính trị khác cũng tìm đủ mọi cách để giành quyền lãnh đạo đối với Nhà nước, Quốc hội Cụ thể là trong Quốc hội Khóa I, đã có 70 ghế đại biểu (trên tổng số 403 ghế đại biểu) không qua bầu cử Họ là thành viên của hai đảng Việt Quốc và Việt Cách Đồng thời, để xây dựng

khối đại đoàn kết toàn dân, thu hút trí thức vào Mặt trận Dân tộc thống nhất,

ngày 27 tháng 7 năm 1946 Đảng Xã hội được thành lập và cũng tham gia vào

chính trường VN

Nhưng sau những thử thách cam go của lịch sử, các đảng phái chính trị khác lần lượt rút lui khỏi vũ đại chính trị: Việt Quốc và Việt Cách theo chân quân Tưởng chạy sang Trung Quốc, số còn lại thì phản động và bị bắt; Đảng Xã hội thì tuyên bố tự giải tán năm 1988 vì không phát triển được đảng viên Chỉ còn lại Đảng Vì nhân dân VN đã lựa chọn Đảng là lực lượng duy nhất đảm nhiệm vai trò, sứ mệnh lịch sử là đảng cầm quyền, lãnh đạo hoạt động của Nhà nước, Quốc hội, đưa dân tộc ta tiến lên XHCN,

Tóm lại: Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nhà nước ra đời và đầu

năm 1946, Quốc hội ra đời Ở thời điểm đó, có nhiều đảng phái chính trị tham

gia Quốc hội Khóa I Nhưng các đảng phái chính trị khác không được đa số nhân dân tín nhiệm; không khẳng định được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, Quốc hội; không chiếm lĩnh được cương vị của đảng cầm quyền; dần dần đã rơi khỏi vũ đài chính trị Ngược lại, Đảng đã chiến thắng các đảng phái chính trị

Trang 27

Nhà nước, Quốc hội, là lực lượng duy nhất còn tồn tại trên vũ đài chính trị và đã

trở thành đảng cầm quyền ở nước ta

Thứ ba: Hiện thực Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội

Thực tế hiện nay, Đảng có cả một lực lượng hùng hậu để thực hiện vai trò lãnh đạo với tư cách là một dang cam quyển Với tư cách là một đảng chính trị duy nhất cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội (trong đó có Quốc hội) Lực lượng hùng hậu hiện nay của Đảng được thể hiện ở những yếu tố sau:

+ Hệ thống tổ chức của Đảng: Đảng có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ TW xuống cơ sở và hầu như song trùng với hệ thống tổ chức bộ máy của Nhà nước, trong đó có Quốc hội

+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên: Đảng có đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩn

chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có chuyên môn giỏi, “vừa hồng lại vừa

chuyên” Đặc biệt là Đảng có đội ngũ cán bộ, đảng viên chiếm đa số tuyệt đối

trong Quốc hội và giữ những cương vị lãnh đạo của Quốc hội

+ Điều kiện vật chất, tài chính: Đảng có các điều kiện vật chất, tài chính để đảm bảo cho hoạt động của mình

Điều này thể hiện Đảng là lực lượng chính trị có khả năng to lớn trong việc tổ chức nói chung và lãnh đạo Quốc hội nói riêng Hiện thực Đảng lãnh đạo Quốc hội còn được thể hiện trên thực tế ở các mặt hoạt động của Quốc hội Các hoạt động cơ bản hiện nay của Quốc hội nước ta như lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát đều có sự lãnh đạo của Đảng, thông qua đường lối của Đảng, thông qua hoạt động cụ thể của các đại biểu Quốc hội là đảng viên của Đảng Nội dung cụ thể của vấn đề Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội sẽ được trình bày ở Chương 2 Trong phần này chỉ nêu ra dé khẳng định cơ sở thực tế hiện nay là Đảng vẫn đang thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với hoạt động của Quốc hội

Trang 28

Sự lãnh đạo này rất có hiệu quả, thành tựu nhiều hơn hạn chế: do vậy mà không có một cơ sở nào, hay bất cứ một lý do gì để có thể làm thay đổi một thực tế

đang diễn ra rất tốt đẹp này

Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quôc hội đã

được chứng minh bằng 4 cơ sở lý luận và 3 cơ sở thực tiễn; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nước ta hiện nay là một tất yếu trong lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng XHCN ở nước ta

Đây là cơ sở khoa học, là vũ khí sắc bén chống lại, bẻ gẫy mọi luận điệu của kẻ

thủ trong “diễn biến hòa bình” đang công kích, xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng ta Sau khi chứng minh một cách rõ ràng và sắc nét về vai trò lãnh đạo của

Đảng đối với hoạt động của Quốc hội, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay để làm nổi

bật vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc Quốc hội thực hiện các hoạt động thể

hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa Đảng và Quốc hội

1.2 Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

1.2.1 Vị trí, vai trò của Dang trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc” [10, tr3-4]

Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, “Đảng là hạt nhân lãnh đạo

của hệ thống chính trị” [14, tr297]

Như vậy, trong hệ thống chính trị nước Cong hoa XHCN VN, Dang 6 vi tri tam diém, có khả năng chỉ phối đối với các tổ chức khác của hệ thống chính

trị như Nhà nước (trong đó có Quốc hội) và các tổ chức chính trị - xã hội Khi

Trang 29

tính chất chủ đạo của Đảng Đảng là nhân tố quy định về bản chất, đặc điểm, cấu

trúc, xu hướng của hệ thống chính trị

Sở dĩ Đảng ở vị trí hạt nhân của hệ thống chính trị là vì:

Căn cứ lý luận: Đảng được vũ trang bằng lý luận (thế giới quan và

phương pháp luận) tiên tiến, khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển học thuyết Mác — Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện VN, tư tưởng ấy đã đạt đến mức nhân văn Do vậy, đường lối của Đảng là cơ sở lý luận cho tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa XHCN VN, trong đó đã bao gồm cả Quốc hội

Căn cứ thực tiễn: Đảng là tiền thân, là nguồn gốc của các thiết chế trong hệ thống chính trị Có thể nói Đảng là tổ chức ra đời sớm nhất trong hệ thống chính trị Để thực hiện đường lối cách mạng của Đảng mà các tổ chức khác đã ra đời, đó là Nhà nước (trong đó có Quốc hội) và các tổ chức chính trị - xã hội Như vậy, cũng giống như các tổ chức khác thì Quốc hội chỉ là công cụ để Đảng

thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình trong tiến trình cách mạng VN Hơn

thế nữa, Đảng là lực lượng chính trị có khả năng tập hợp, tổ chức, lãnh đạo quần

chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng Thực tế này đã được chứng

minh bởi lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc do

Đảng lãnh đạo

Từ vị trí là “hạt nhân chính trị” mà Đảng trở thành lực lượng chính trị duy

nhất giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước (trong đó có Quốc hội) Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nói chung và đối với Quốc hội nói riêng được khẳng định trên cơ sở lý luận về vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng cầm quyền Đảng cầm quyền là Đảng lãnh đạo đối với chính quyền Nhà nước và toàn xã hội Nhưng đây không phải là mục tiêu của

Đảng, mà là phương tiện để Đảng thực hiện mục tiêu xây dựng XHCN Đồng

thời, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn được khẳng định

Trang 30

sảng lọc, lựa chọn và đặc biệt là hiện thực Đảng lãnh đạo đối với hệ thống chính

trị

Nội dung vai trò lãnh đạo của Đảng hệ thống chính trị được thể hiện qua việc Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của cả hệ thống chính trị, đó là Đảng lãnh đạo đối với của Nhà nước (trong đó có Quốc hội), của Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị - xã hội

Tóm lại: Trong hệ thống chính trị nước ta Đảng giữ vị trí hạt nhân và đóng vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị

1.2.2 Vị trí, vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” [72, Điều 1]

Quốc hội nước Cộng hòa XHCN VN hiện nay (Quốc hội khóa XI), gồm 493 đại biểu, được cơ cầu tổ chức như sau:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội

và các Uỷ viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Số Phó Chủ tịch và số Uỷ viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội quyết định Thành viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội Số thành viên hoạt động chuyên trách do Uy ban Thường vụ Quốc hội quyết định

Trang 31

1 Uỷ ban pháp luật;

2 Uỷ ban tư pháp;

3 Uỷ ban kinh tế;

4 Uỷ ban tài chính, ngân sách;

5 Uỷ ban quốc phòng và an ninh;

6 Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhỉ đồng: 7 Uỷ ban về các vấn đề xã hội;

8 Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường; 9 Uỷ ban đối ngoại

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ thâm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với

những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sau khi hiểu một cách cơ bản về Quốc hội — đối tượng lãnh đạo trong quan hệ với Đảng Đồng thời, để làm nổi bật hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội, chúng ta cần xác định rõ vị trí, vai trò của Quốc

Trang 32

Vì Nhà nước là “trung tâm của hệ thống chính trị” [14, tr300] nên Quốc

hội ở vị trí trung tâm về quyển lực chính trị Bởi vì, Quốc hội là một bộ phận

quan trọng của Nhà nước, một mắt xích đặc biệt của hệ thống chính trị Là tổ

chức quyền lực rộng lớn, người đại diện chính thức và chân chính cho ý chí, lợi ích của nhân dân cho nên vị trí của Quốc hội không giống với vị trí của Đảng cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội khác Nó giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là trung tâm quyền lực của hệ thống chính trị Khi xác định Quốc hội ở vị trí trung tâm quyền lực của hệ thống chính trị là muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng đặc biệt của cơ quan này

Ở vị trí trung tâm quyên lực của hệ thống chính trị, Quốc hội nước ta giữ vai trò thực thi quyền lực nhân dân Bởi vì:

+ Quốc hội là người đại diện chính thức cho xã hội, là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực nhân dân Nước ta là nước dân chủ, quyền lực nhà nước là của nhân dân Do vậy, chỉ có những cơ quan Nhà nước do nhân nhân trực tiếp bầu ra, nghĩa là được nhân dân trực tiếp ủy quyền thì mới trở thành cơ quan quyền lực nhà nước, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và có vi

trí trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị vì được cử tri cả nước bầu ra, do

ctr tri ca nude wy quyền

+ Quốc hội là công cụ hữu hiệu nhất để nhân dân thể hiện ý chí, nguyện vọng và thực thỉ quyền lực của mình Bởi vì, chỉ có Quốc hội mới có quyền lập hiến và lập pháp Hiến pháp và pháp luật là công cụ chủ yếu và hữu hiệu để

quản lý xã hội vì nó được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà

nước Đồng thời Quốc hội lại có quyền quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện quyền giám sát tối cao

Để thực hiện vai trò quyền lực nhân dân, Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

“1 Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết

Trang 33

2 Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường

vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối Cao;

3 Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

4 Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán

ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

5 Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6 Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính

phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

Ấn Bau, mién nhiém, bai nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Ủy ban Thường vụ

Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về

việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành

viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những

người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

§ Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính

phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

9 Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối

Trang 34

trường hệ thống chính trị của nước ta hiện nay để rút ra được quan niệm về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

1.2.3 Sự tác động biện chứng giữa Đảng và Quốc hội trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Đảng và Nhà nước (trong đó có Quốc hội) là những bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nước Cộng hòa XHVN VN, có mối quan hệ biện chứng với

nhau, có sự tác động qua lại lẫn nhau và được thể hiện cụ thể như sau:

Sự tác động của Đảng đối với Quốc hội

Đường lối của Đảng là cơ sở lý luận cho hoạt động của Quốc hội Đồng

thời, thông qua Đảng đoàn Quốc hội và những đảng viên là đại biểu Quốc hội,

đặc biệt là những cán bộ của Đảng giữ các cương vị quản lý, lãnh đạo trong Quốc hội mà Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội

Tuy nhiên, cần phải nhận thực đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Đảng

lãnh đạo hoạt động của Quốc hội không có nghĩa là Đảng bao biện làm thay công việc của Quốc hội, lại càng không phải là Đảng đứng trên Quốc hội Điều

lệ của Đảng nhấn mạnh: Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà

nước (trong đó có Quốc hội) Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với Quốc

hội trên những lĩnh vực hoạt động của Quốc hội; nhưng đây hồn tồn khơng phải là sự tác động một chiều mà là sự tác động biện chứng Vì Đảng cũng chịu sự tác động trở lại từ phía Quốc hội

Sw tác động của Quốc hội đối với Đảng

Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật do Quốc hội ban

hành Quốc hội tác động trở lại đối với Đảng thông qua hệ thống pháp luật Vì

Đảng là một tổ chức hoạt động trong xã hội Đảng phải chịu sự tác động của pháp luật, bình đẳng với các bộ phận cấu thành khác trong hệ thống chính trị Điều 4 Hiến pháp 1992 khang dinh:

“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp

Trang 35

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh:

“Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [10, tr5] Mà pháp luật nước ta là pháp luật XHCN, đó là “hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng

và thực hiện” [14, tr336-337]

Do vậy, pháp luật không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, tập trung ở đường lối và sự lãnh đạo của Đảng mà còn thể hiện ý chí của nhân dân

lao động nói chung, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của các giai cấp và tầng lớp

nhân dân khác trong xã hội Cho nên ý Đảng phải hợp với lòng dân, Đảng hoạt

động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cũng chính là thực hiện đường lối

của mình và thé hiện sự phù hợp giữa ý Đảng với lòng dân

Không những Quốc hội tác động trở lại đối với Đảng bằng hệ thống pháp luật mà còn tác động trở lại đối với Đảng bằng việc quyết định nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách Nhà nước cho Đảng hoạt động Tại Điều 46 Điều lệ

Đảng CSVN được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X quy định

TO:

“Tài chính của Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng, từ ngân sách nhà

nước” [10, tr67]

Như vậy, thông qua hoạt động quyết định ngân sách nhà nước cho Đảng hoạt động, Quốc hội đã góp phần to lớn trong hoạt động bảo vệ Đảng

Quốc hội còn tác động trở lại Đảng bằng việc thay mặt nhân dân kiến nghị với Đảng Thơng qua Đảng đồn Quốc hội mà Quốc hội đã góp ý, kiến

nghị với Đảng trong việc hoạch định đường lối lãnh đạo của Đảng, để đường lối đó thực sự phù hợp với lòng dân, được nhân đân ủng hộ và đón nhận thực hiện trên thực tế

Trang 36

lẫn nhau, hợp tác dé thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, Do vậy, chúng ta có thê kết luận về mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội trong hệ thống chính

trị nước ta là phản ánh đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân

làm chủ

Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa Đảng và Quốc hội trong hệ

thống chính trị ở nước ta hiện nay, có thể khái quát về vai trò lãnh đạo của Đảng

đối với hoạt động của Quốc hội như sau:

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội là việc Đảng sử dụng những phương thức tác động mang tính chỉ huy vào quá trình hoạt động của Quốc hội dé Quốc hội thực hiện đường lối của Đảng

Với khái niệm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội

nêu trên đã nêu ra các câu hỏi mấu chốt xung quanh vấn đề này, đó là:

1 Ai lãnh đạo hoạt động của Quốc hội? (Câu trả lời sẽ làm sáng tỏ chủ thể lãnh đạo) Trả lời: Chủ thể thực hiện vai trò lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội là Đảng mà cụ thể ở đây là các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp

Trung ương; bao gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành trung ương,

Bộ Chính trị và Ban Bí thư Các cơ quan này là chủ thể lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội

2 Đảng lãnh đạo hoạt động của ai? (Câu trả lời sẽ làm sáng tỏ đối tượng lãnh đạo) Trả lời: Đối tượng lãnh đạo ở đây là Quốc hội mà cụ thể là các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội; bao gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội

3 Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội là lãnh đạo cái gì? (Câu trả lời

sẽ làm sáng tỏ nội dung lãnh đạo) Trả lời: Nội dung Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội là Đảng lãnh đạo Quốc hội trong việc Quốc hội thực hiện các hoạt

động trên các lĩnh vực lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất

nước và giám sát tối cao

4 Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội bằng cách nào? (Câu trả lời sẽ

Trang 37

động của Quốc hội nước là phương pháp, hình thức Đảng sử dụng để tác động

mang tính chỉ huy hoạt động của Quốc hội, là công cụ đưa nội dung lãnh đạo

của Đảng tới để Quốc hội thực hiện Hiện nay, Đảng sử dụng 5 phương thức để thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với Quốc hội, đó là: Đảng lãnh đạo Quốc hội bằng định hướng chính trị Đảng lãnh đạo Quốc hội bằng công tác tổ chức - cán bộ Đảng lãnh đạo Quốc hội bằng công tác tư tưởng Đảng lãnh đạo Quốc hội bằng phát huy dân chủ Đảng lãnh đạo Quốc hội bằng công tác kiểm tra

5 Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội nhằm mục đích gì? (Câu trả lời

sẽ làm sáng tỏ mục đích lãnh đạo) Trả lời: Mục đích của việc Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội là để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc VN XHCN, nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là xây

dựng thành công XHCN ở nước ta

Tóm lại: Trong mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội thì Đảng là chủ thể

giữ vai trò lãnh đạo còn Quốc hội là đối tượng của sự lãnh đạo Nhưng vai trò

lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội không phải là sự tác động một chiều mà là sự tác động biện chứng

Kết luận Chương 1 Để nghiên cứu đề tài “Tăng cường vai trò lãnh dao

của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay” thì trước hết cần phải giải quyết những vấn đề lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt

động của Quốc hội Những vấn đê lý luận ở đây phải là dùng cơ sở khoa học (tức là Đảng dựa vào những căn cứ lý luận và căn cứ thực tiễn nào để thực hiện

vai trò lãnh đạo của mình đối với hoạt động của Quốc hội) để khẳng định, chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội là một điều đúng đắn, hợp quy luật, là một tất yếu trong tiến trình lịch sử VN Sau khi chứng minh, phải làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa Đảng và Quốc hội trong môi

trường là hệ thống chính trị VN, làm nỗi bật vai trò lãnh đạo của Đảng Và đặc biệt là phải rút ra được khái niệm Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội

Để tiếp tục thực hiện đề tài này, Chương 2 cần phải làm sáng tỏ về các nội

Trang 38

hội, rút ra được những bài học kinh nghiệm về vấn đề này Đồng thời chỉ ra các

phương thức mà đảng sử dụng trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của

Trang 39

CHƯƠNG 2

NOI DUNG, PHUONG THUC DANG LANH DAO

ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIÊN NAY 2.1 Nội dung Đảng lãnh đạo đối với hoạt động cña Quốc hội ở nước ta hiện

nay

Nội dung Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của Quốc hội đã được nêu Ta trong phần khái niệm Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội Ở đây, chúng ta sé tim hiéu, phân tích, làm sáng tỏ và đánh giá đúng thực trạng nội dung Đảng lãnh

đạo đối với các hoạt động của Quốc hội trên 3 lĩnh vực hoạt động của Quốc hội, đó là: Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực lập pháp, Đảng

lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực quyết định những vấn đề

quan trọng của đất nước, Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh

vực giám sát tối cao

3.1.1 Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực lập pháp

2.1.1.1 Thực trạng "Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội trên lĩnh vực lập

pháp

_ Đảng lãnh đạo Quốc hội trong hoạt động lập pháp là việc Đảng lãnh đạo

các hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định chương trình xây dựng luật,

pháp lệnh; thẩm tra, xem xét, thảo luận, thông qua các dự án luật; các hoạt động

đó thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp

Vì Quốc hội có quyền thực hiện các hoạt động “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật,

pháp lệnh” [72, Điều 2] Các hoạt động này của Quốc hội được thể hiện cơ bản

và chủ yếu ở khâu cuối cùng, khâu quan trọng nhất, đó là thông qua văn bản dự

thảo của Hiến pháp, luật Bởi vì, việc trình dự án luật có thể do Quốc hội thực hiện hoặc đo nhiều cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước hay tổ chức chính trị -

Trang 40

“Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các

Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đại biểu Quốc hội có quyên trình dự án luật ra trước Quốc hội

Quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới, dự

án luật sửa đổi, bổ sung luật hiện hành

Đại biểu Quốc hội thực hiện quyển kiến nghị về luật thông qua việc kiến

nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành” [72, Điều 71]

Do vậy, khâu thông qua văn bản dự thảo của Hiến pháp, luật do Quốc hội

thực hiện có ý nghĩa quyết định hiệu lực và tính hợp pháp của văn bản Hiến

pháp, luật

Hoạt động lập pháp là nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội với tư cách

là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Làm tốt nhiệm vụ này chẳng những đảm bảo phát huy vai trò "quyền lực tối cao" của Quốc hội mà còn thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất quyền lực của bộ máy Nhà nước - đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình Quốc hội xây dựng hệ thống

pháp luật nhằm đảm bảo thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành

chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống

Trên cơ sở đó tăng cường việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật và phát huy dân chủ XHCN là yêu cầu tat yếu khách quan đối với Dang cam quyên lãnh đạo toàn xã hội Tuy nhiên, trên lĩnh vực này đòi hỏi Đảng phải đổi mới phương thức

lãnh đạo để vừa tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, vừa phát huy tính chủ

động của Quốc hội trong việc thực hiện các hoạt động lập pháp

Bốn hoạt động quan trọng của Quốc hội trên lĩnh vực lập pháp là:

1 Quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình hàng năm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w