Trước những yêu cầu do lịch sử đặt ra, bởi sự phát triển của phong trào, bởi chống lại luận điệu cơ hội, phản bội xét lại…V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm về
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐẶNG THỊ HỒNG
NGHĨA MÁC VỀ LIÊN MINH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI – 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
NGHĨA MÁC VỀ LIÊN MINH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐỖ CÔNG TUẤN
HÀ NỘI – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện với sự hướng dẫn của PGS TS Đỗ Công Tuấn Các tài liệu, số liệu và trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn chính xác, trung thực
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015 TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
ĐẶNG THỊ HỒNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHỦ NGHĨA 7
1.1 Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tính tất yếu của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 7 1.2 Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nội dung cơ bản của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 9
CHƯƠNG 2: V.I.LÊNIN PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC
VỀ LIÊN MINH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 18
2.1 Tình hình chính trị Châu Âu, nước Nga và vấn đề đặt ra đối với lý luận
về liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 18 2.2 V.I.Lênin phát triển lý luận Chủ nghĩa Mác về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 22
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN LIÊN MINH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM 46
3.1 Sự vận dụng lý luận về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 46 3.2 Sự vận dụng lý luận về liên minh của giai cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 52
KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài:
Từ cuộc đời hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận thấy và đánh giá đúng vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, hai ông cũng nêu lên sự cần thiết và tính tất yếu của liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa trong khi giành chính quyền cũng như khi giữ chính quyền Các ông đã đặt nền móng cho lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa như là điều kiện để đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân
Trước những yêu cầu do lịch sử đặt ra, bởi sự phát triển của phong trào, bởi chống lại luận điệu cơ hội, phản bội xét lại…V.I.Lênin đã vận dụng
và phát triển sáng tạo những quan điểm về liên minh của C.Mác và Ph.Ăngghen trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao – chủ nghĩa đế quốc, đã tổ chức thành liên minh của giai cấp công nhân với các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 Trong bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin càng mở rộng liên minh trong những hoàn cảnh lịch sử mới Liên minh không chỉ có liên minh của giai cấp công nhân mà còn liên minh với các tầng lớp lao động khác Khi phân tích về chuyên chính vô sản, V.I.Lênin khẳng định rõ: Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.) hoặc với phần lớn những tầng lớp đó; liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội
Trang 6Lịch sử cách mạng Việt Nam cũng đã chứng minh rằng, vấn đề nông dân và trí thức chẳng những là nội dung cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ, mà còn là lực lượng có ý nghĩa quyết định đối với việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng ta và phương pháp cách mạng trong việc giành chính quyền và giữ chính quyền
Như vậy có thể khẳng định một lần nữa, liên minh của giai cấp công nhân với các tầng lớp lao động xã hội khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
là một nguyên lý cơ bản trong lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, là một nguyên tắc chiến lược trong chủ nghĩa Mác – Lênin, một tất yếu phổ biến đối với cuộc cách mạng do Đảng của giai lãnh đạo Liên minh này có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng nước ta, nhất là chặng đường đầu thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội Chính vì thế, là một sinh viên chuyên ngành Chủ
nghĩa xã hội khoa học tôi xin chọn đề tài: “V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lý
luận Chủ nghĩa Mác về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam” để
nhìn nhận và khẳng định hơn nữa sự thiết thực, quan trọng của vấn đề liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và sự cần thiết cho công tác giảng dạy sau này của cá nhân tôi nói riêng
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan
Những năm gần đây có nhiều tác giả đề cập nghiên cứu đến các khía cạnh khác nhau có liên quan đến liên minh công nhân, nông dân và tri thức Trước hết phải kể đến các công trình sau:
- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, TS Nguyễn Thọ Khang (Chủ biên)
[2013]: Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ
nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Trình bày các
tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, những luận điểm của hai ông về vấn
Trang 7đề liên minh xem xét so sánh với luận điểm của V.I.Lênin về cùng vấn đề
lý luận
- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên)
[2013]: Giới thiệu một số tác phẩm của V.I.Lênin, Nxb.Chính trị - Hành
chính, Hà Nội (Tập hợp một số tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin có phần nội dung và tham khảo phần tác phẩm cần nghiên cứu có đề cập đến vấn đề liên minh và xem xét so sánh với luận điểm của V.I.Lênin về cùng vấn đề lý luận)
Ngoài ra còn có:
- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên)
[2013]: Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển Chủ nghĩa xã hội
khoa học trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên)
[2014]: Lịch sử học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Giáo trình
nội bộ dành cho hệ đào tạo sau đại học, Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
- Giai cấp công nhân và tầng lớp tri thức trong nền “kinh tế tri thức”/
Nguyễn Đức Bách [2002]: Đề cương bài giảng – Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh
- Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước/ GS.TS Dương Xuân Ngọc [2004]: NXB chính trị Quốc gia Hà Nội
- Bài học kinh nghiệm từ các điển hình thực hiện liên minh công – nông
– tri thức ở nước ta hiện nay/ Bùi Thị Ngọc Lan: Thông tin chủ nghĩa xã hội
lý luận và thực tiễn – Số 16, tháng 12/2007
- Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng ta về giai cấp và liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội/ TS Phạm Ngọc Thanh [2005]: Đại học khoa học xã hội và
nhân văn
Trang 8- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Những bài giáo dục chính trị cơ
bản trong công nhân lao động, NXB Lao Động, Hà Nội, 1998 Trong công
trình này, các tác giả đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của liên minh công – nông – trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa và đưa ra những nội dung cơ bản của liên minh này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- TS Nguyễn Quang Du: Tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí
lý luận chính trị, Số 2/2002 Trong bài viết này tác giả đã nêu lên thực trạng của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng cường khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
- TS Phạm Công Nhất, PGS.TS Phan Thanh Khôi (đồng chủ biên): Một số
chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Lý
luận chính trị, Hà nội, 2008, tập III, chuyên đề 3 Các tác giả đưa ra quan niệm về liên minh, vị trí, vai trò của liên minh; tính tất yếu và nội dung của liên minh trong thời kỳ quá độ; khái quát quá trình thực hiện liên minh, khẳng định quan điểm của Đảng ta về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là động lực chủ yếu để phát triển đất nước hiện nay Từ đó, đưa ra một số phương hướng cơ bản nhằm tăng cường khối liên minh ở nước ta
- Trang web: www.dangcongsan.vn: Bài Xây dựng liên minh công, nông
và trí thức trong cách mạng Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu quá trình thực
hiện liên minh công nhân với nông dân và trí thức của Đảng ta trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và khẳng định trong thời kỳ hiện nay, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dưng và củng cố liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
Trong các công trình này đều đề cập đến vấn đề về giai cấp công nhân
và mối quan hệ của nó với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức trên cơ sở lý
Trang 9luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích góp phần làm rõ các khái niệm, quan điểm và nội dung của vấn đề
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển lý luận về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa của V.I.Lênin đối với Chủ nghĩa Mác theo cách tiếp cận logic – lịch sử
+ Đối tượng nghiên cứu: quan điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành và hoàn thiện bởi các nhà kinh điển và ý nghĩa
+ Giới hạn về đối tượng khảo sát: khảo sát qua các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Trên cơ sở phân tích quan điểm của V.I.Lênin về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa qua một số tác phẩm tiêu biểu, từ đó vận dụng lý luận liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam
Để có thể đạt được mục tiêu chính trên, phải hoàn thành ba nhiệm vụ dưới đây:
+ Thứ nhất, đưa ra hệ thống các tri thức là những quan điểm của C Mác và Ph.Ăngghen về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, định nghĩa, đặc trưng cơ bản của liên minh của giai cấp công
nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nội dung liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Thứ hai, phân tích, sử dụng các tri thức nói trên vào đánh giá so sánh
để thấy được sự phát triển lý luận của V.I.Lênin về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và những vấn đề đặt ra
Trang 10+ Thứ ba, vận dụng lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh của giai cấp công nhân vào cách mạng Việt Nam, cụ thể là trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
5 Đóng góp mới
- Góp phần làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm “liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” và sử dụng khái niệm ấy vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể là trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân các nước Tây Âu và Nga trong những năm đầu thế kỷ XX
- Góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về liên minh giai cấp của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen được V.I.Lênin phát triển
- Góp phầnlàm sáng tở sự vận dụng lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh của giai cấp công nhân vào cách mạng Việt Nam, cụ thể là trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: sử dụng cách tiếp cận duy vật lịch sử trong nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp của xã hội và vai trò của giai cấp công nhân
và đứng trên lập trường cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
+ Phương pháp chủ đạo: phân tích - tổng hợp kết hợp với phương pháp logic - lịch sử trong nghiên cứu các tác phẩm kinh điển
+ Phương pháp cụ thể: thu thập tài liệu, nghiên cứu tài liệu cụ thể là lược thuật, sắp xếp, phân tích, tổng hợp tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề
7 Kết cấu nội dung cần triển khai
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
có kết cấu gồm 3 chương và 6 tiết
Trang 11CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
VỀ LIÊN MINH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG
Trang 12cuộc cách mạng thắng giai cấp tư sản vì những hạn chế giai cấp của nó Vì vậy nông dân buộc phải đi với công nhân Có như vậy họ mới giành được những quyền lợi chính đáng thuộc về mình” [3; 457] Luận điểm này C.Mác
đã đề cập tới tính tất yếu của liên minh giai cấp công nhân và hình thành chính đảng của giai cấp công nhân
Trong tác phẩm “Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapác” C.Mác khẳng định: “Người nông dân mới thấy giai cấp vô sản thành thị giai cấp có
xứ mệnh lật đổ giai cấp tư sản là người đồng minh người lãnh đạo tự nhiên của mình” [23; 521]
Sự phát triển về liên minh giai cấp còn được C.Mác thể hiện rõ trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” Trong tác phẩm này, C.Mác đã phân tích luận giải
về công xã Pari - nhà nước vô sản đầu tiên sự trưởng thành về chính trị của giai cấp vô sản Công xã Pari mãi mãi là niềm tự hào của giai cấp vô sản Pháp
và cũng là niềm tự hào của toàn thể nhân dân lao động trên toàn thế giới Người ca ngợi “Pari công nhân với công xã của nó sẽ mãi mãi được người đời ngưỡng mộ coi như bậc tiên khu quang vinh của môt xã hội mới Hình ảnh những bậc tiên liệt thành viên của công xã sẽ được người đời in sâu vào trong trái tim vĩ đại của giai cấp công nhân Những đao phủ giết hại nó đã bị lịch sử muôn đời nguyền rủa và tất cả những lời cầu nguyện của giáo sĩ sẽ không bao giờ chuộc được tội cho chúng” [24; 126] Song, công xã chỉ tồn tại được 72 ngày do mắc phải một số sai lầm to lớn Giai cấp vô sản đã không liên minh được với giai cấp nông dân, không được nông dân ủng hộ Từ bài học thất bại của công xã Pari C.Mác chỉ cho giai cấp vô sản thấy rằng: Nếu không liên minh được với giai cấp nông dân thì giai cấp vô sản có dành được chính quyền nhưng cũng không thể giữ được chính quyền đó Bởi vậy, giai cấp công nhân và công xã phải quan tâm đến lợi ích thiết thân của nông dân để lôi kéo và giúp đỡ nông dân đi theo mình Như vậy, nghiên cứu 2 sự kiện cách mạng của giai cấp vô sản Pari tháng 6 - 1848 và công xã Pari 1871, C.Mác đã
Trang 13chỉ ra cho giai cấp vô sản phải liên minh với giai cấp nông dân - người bạn đồng minh chiến lược trong quá trình giành chính quyền cũng như giữ chính quyền
Đến những năm cuối thế kỉ XIX, khi viết tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức”, Ph.Ăngghen chỉ rõ vai trò của nông dân và ý nghĩa của vấn
đề nông dân, ông cho rằng vấn đề nông dân là một vấn đề quan trọng, phức tạp của cách mạng vô sản mà những người xã hội chủ nghĩa phải thấy rằng xu hướng và sự thành bại của cách mạng phụ thuộc vào việc giải quyết tốt vấn đề nông dân Vì vậy, Ph.Ăngghen đã nhắc nhở các Đảng Cộng sản phải tăng cường lực lượng nông thôn, có như vậy cách mạng vô sản mới thành công Ph.Ăngghen viết: “Việc Đảng Xã hội chủ nghĩa giành chính quyền đã trở thành một việc không xa nữa nhưng muốn dành được chính quyền thì trước hết Đảng phải chuyển từ thành thị về nông thôn, trở thành một thế lực ở nông thôn”[1; 565] Điều đó chứng tỏ rằng, Đảng của giai cấp vô sản muốn lãnh đạo cách mạng thành công không chỉ mạnh ở thành phố mà phải mạnh ở cả nông thôn Vì nơi đó có một lực lượng to lớn của cách mạng là nông dân Nếu
bỏ trận địa nông thôn thì giai cấp vô sản mất một lực lượng đồng minh chiến lược mà sự tham gia của nó sẽ quyết định sự thành công của cách mạng
1.2 Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nội dung cơ bản của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Nội dung chính trị của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nếu như trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen mới đưa ra nguyên tắc về sự liên minh giữa giai cấp công nhân
và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong chủ nghĩa tư bản thì trong tác phẩm “Đấu trang giai cấp ở Pháp”, C.Mác đã đi vào phân tích những vấn đề
cụ thể của quá trình liên minh giữa giai cấp công nhân giữa các tầng lớp, giai cấp tiểu tư sản khác nhất là với giai cấp nông dân
Trang 14Để phát huy được sức mạnh của liên minh giữa giai cấp vô sản với nông dân và với các tầng lớp tiểu tư sản khác C.Mác cũng chỉ rõ rằng, trong khối liên minh ấy giai cấp công nhân phải là giai cấp lãnh đạo, giai cấp trung tâm của các lực lượng cách mạng C.Mác nhận xét: “Cũng như hồi tháng Hai, đây
là khối liên minh chung chống lại giai cấp tư sản và chính phủ Nhưng lần này thì giai cấp vô sản đứng đầu khối liên minh cách mạng” C.Mác viết tiếp:
“Chúng ta đã thấy rằng nông dân, những người tiểu tư sản, các tầng lớp trung đẳng nói chung đều dần dần đứng về phía giai cấp vô sản… tập hợp quanh giai cấp vô sản để làm thành lực lượng quyết định của cách mạng” [22; 123]
Đồng thời, C.Mác đã phân tích tầm quan trong của nông dân trong quá trình liên minh, ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, ông viết: “Công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào”… khi đông đảo nhân dân tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản… “chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản, coi là đội tiên phong của mình” [22; 30]
Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức”, theo Ph.Ăngghen trong ba tập đoàn người ở nông thôn, ông coi thái độ đối với tiểu nông là điểm tựa trong việc giải quyết vấn đề nông dân nói chung Ph.Ăngghen viết:
“Nói chung tiểu nông là tầng lớp quan trọng nhất, và quan trọng nhất không chỉ đối với Tây Âu Nếu chúng ta xác định được lập trường của chúng ta đối với tiểu nông thì chúng ta sẽ có mọi tiểu điểm để xác định được thái độ của mình đối với những thành phần khác trong dân cư nông thôn” [1; 719]
Ph.Ăngghen đã đấu tranh chống lại một quan điểm sai lầm được ghi trong lời cam kết của đoạn dẫn luận trong Cương lĩnh Năngtơ Ở đoạn này, Cương lĩnh đã đặt ra trước Đảng Xã hội chủ nghĩa nhiệm vụ: phải liên hợp tất
cả các thành phần sản xuất trong nông thôn để chống kẻ thù chung là phong kiến Theo Ph.Ăngghen, đây là sai lầm và rất mơ hồ về giai cấp vị: “Chúng ta
có thể hợp tác với họ trong một số vấn đề, trong một thời gian nào đó và chúng ta có thể cùng chiến đấu sát cánh với họ để đạt được những mục đích
Trang 15nhất định Nhưng nếu chúng ta có thể chấp nhận cho những cá nhân ở bất cứ giai cấp nào trong xã hội được gia nhập đảng ta thì chúng ta không thể chấp nhận những nhóm có lợi ích của nhà tư bản hoặc của trung nông, hoặc của tư sản bậc trung” [1; 730]
Khi phân tích thái độ chính trị của tiểu nông, Ph.Ăngghen cho rằng, tiểu nông là người vô sản tương lai nên nhất định sẽ lắng nghe sự tuyên truyền của người xã hội chủ nghĩa; nhưng, mặt khác, cái đầu tư hữu của họ lại
cố bám vào mảnh đất nhỏ một cách tuyệt vọng cho nên anh ta không nghe người xã hội chủ nghĩa và có khi họ còn có thành kiến với người xã hội chủ nghĩa, và nếu động đến mảnh đất của anh ta thì anh ta cũng căm thù người xã hội chủ nghĩa như kẻ cho vay nặng lãi và bọn thắng kiện
Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, trong khi thừa nhận khả năng liên minh với tất cả những phần tử chống phong kiến ở nông thôn trong cuộc đấu tranh nhằm đạt tới những mục đích nhất định nào đó thì Đảng xã hội chủ nghĩa của bất cứ nước nào cũng đều không thể kết nạp vào hàng ngũ của mình cả trung nông, phú nông, thậm chí cả những kẻ canh tác ruộng đất theo lối tư hữu chủ nghĩa Ph.Ăngghen viết: “Nếu như chúng ta có thể chấp nhận cho những cá nhân ở bất cứ giai cấp nào trong xã hội được gia nhập đảng ta thì chúng ta lại không thể chấp nhận những nhóm có những lợi ích của nhà tư bản hoặc của trung nông hoặc của tư sản bậc trung” [1; 730]
Trong tác phẩm “Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapác” C.Mác chỉ ra cái điều kiện tốt đẹp nhất để cho việc liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân, cái đảm bảo chắc chắn cho cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo dành thắng lợi là lúc giai cấp nông dân hoàn toàn hết hi vọng vào quá khứ, vào mảnh đất cách mạng của mình và vào cái nhà nước đang thống trị họ
“Vì tuyệt vọng về sự phục hồi đế chế Napoleong, người nông dân Pháp cũng mất luôn lòng tin của mình ở mảnh đất của mình Toàn bộ lâu đài xây dựng trên mảnh đất con đó sụp đổ và như thế cách mạng mới thực hiện được bài
Trang 16đồng ca mà nếu không thực hiện bài đồng ca này thì tất cả các quốc gia nông dân bài đơn ca của cách mạng vô sản sẽ trở thành bài ai điếu”[23; 150] Tuy nhiên, trong khối liên minh ấy thì giai cấp vô sản sẽ là người lãnh đạo “Đây là khối liên minh chống lại giai cấp tư sản và chính phủ Nhưng lần này giai cấp
vô sản đứng đầu khối liên minh cách mạng” [23; 128]
1.2.2 Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mâu thuẫn cơ bản nhất của tư bản chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó được biểu hiện ra trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản cũng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra Hai giai cấp này luôn đấu tranh với nhau ngay từ khi nó ra đời Trong cuộc đấu tranh đó, để dành thắng lợi bên nào cũng phải tìm cách tăng cường lực lượng cho mình Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đều tranh thủ lôi kéo tầng lớp trung gian về phía mình để tăng cường lực lượng Trong các tầng lớp trung gian đó thì nông dân là lực lượng đông đảo nhất, giai cấp nào mà lôi kéo được họ và tranh thủ sự ủng hộ của họ thì nắm chắc phần thắng lợi trong cuộc đấu tranh Ngược lại, bên nào không tranh thủ, không lôi kéo được họ không có được sự ủng hộ của họ sẽ chắc chắn thất bại
Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” khi phân tích địa vị kinh
tế xã hội trung gian của giai cấp tiểu tư sản luôn đứng ở giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội tư sản là tư sản và vô sản C.Mác đã chỉ ra rằng, giai cấp tiểu
tư sản luôn bấp bênh, dao động và mâu thuẫn trong việc giải quyết lợi ích của mình Các giai cấp tiểu tư sản khác đều có xu hướng chống tư bản trong khuôn khổ Hiến pháp tư sản và tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản C.Mác chỉ ra tính chất lạc hậu, bảo thủ của nông dân biểu hiện qua cuộc bầu cử tổng thống Pháp tháng 10 năm 1848: Nông dân đã dành cho Lui Bônapáctơ 6 triệu phiếu Giai cấp nông dân đã bỏ mặc cho giai cấp tư sản đàn áp đẫm máu giai cấp vô sản ở Pari với 3000 tù binh bị sát hại trong cuộc khởi nghĩa ngày 22-6-1848
Trang 17Từ thực tiễn đó, C.Mác kết luận rằng, quần chúng tiểu tư sản không có tinh thần cách mạng triệt để, hơn nữa, không có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư bản Họ chỉ trở thành lực lượng cách mạng khi họ liên minh với giai cấp công nhân và thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Khi phân tích cơ sở kinh tế - xã hội của sự liên minh giữa công nhân và nông dân, C.Mác đã chỉ rõ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với họ Ông viết:
“Rõ ràng là việc bóc lột nông dân chỉ khác việc bóc lột giai cấp vô sản công nghiệp về hình thức mà thôi Kẻ bóc lột vẫn là một: đó là tư bản” [22; 118]
Khi chỉ ra vai trò và vị trí của giai cấp nông dân đồng thời khẳng định phải có sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, C.Mác viết: “Công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào và cũng không thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản, tức là giai cấp tư sản nổi dậy chống độ tư sản, chống lại sự thống trị của tư bản, chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản, coi là sự tiên phong của mình Công nhân chỉ có thể mua được thắng lợi đó bằng sự thất bại ghê gớm hồi tháng sáu mà thôi” [22; 26 – 27] C.Mác đã phân tích về người nông dân (tiểu nông) do phương thức sản xuất manh mún tự cấp tự túc của họ, cộng thêm hoàn cảnh địa lí và giao thông khó khăn nên họ không có điều kiện ràng buộc với nhau về nhiều mặt, trái lại còn làm cho họ tách rời nhau Vì thế, họ không có khả năng lấy danh nghĩa mình đứng ra bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và không tự mình đại biểu cho mình được Do vậy, họ cần phải có người khác làm đại diện cho mình đồng thời cũng là người lãnh đạo họ Từ sự phân tích của C.Mác cho ta thấy trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, giai cấp nông dân phải đi theo một giai cấp khác và chịu sự lãnh đạo của giai cấp khác Lẽ ra trong cuộc đấu tranh lúc đó giai cấp và người dân phải theo phải là giai cấp vô sản
Trang 18Đến tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”, C.Mác đã phân tích cả quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân Pháp từ năm 1848 đến Công
xã Pari (1871) để giúp nông dân thấy rõ hơn nữa bộ mặt phản bội của giai cấp
tư sản và vai trò cách mạng của giai cấp vô sản, C.Mác đã phân tích rõ: “Năm
1848 bọn tư sản đã đánh vào mảnh đất của người nông dân một khoản thụ pju
45 xăng – tim cho một phrăng, nhưng chúng đã nhân danh cách mạng mà làm việc đó Bây giờ chúng lại gây ra một cuộc nội chiến chống cách mạng nhằm làm cho phần lớn khoản bồi thưởng 5 tỷ mà nó buộc phải trả cho Phổ, đoor lên đầu nông dân Công xã, trái lại, trong một bản tuyên cáo của nình, đã tuyên bố rằng những kẻ đích danh gây ra chiến tranh phải chịu lấy gánh nặng của chiến tranh Công xã tất sẽ cứu nông dân ra khỏi thuế máu, đém lại cho nông dân một chính phủ ít tốn kém, thay thế những công chứng, luật sư, mõ tòa và bọn hút máu khác trong hệ thống tòa án hiện đang hút máu họ, bằng những nhân viên công xã ăn lương do chính bản thân họ bầu ra và chịu trách nhiệm trước họ Công xã tất sẽ làm cho nông dân thoát khỏi sự độc đoán của bọn hương cảnh, hiến binh và quan lại địa phương; tất sẽ thay thế tên cha cố làm mê muội đầu óc họ bằng người thầy giáo mở mang trí óc cho họ Người nông dân Pháp, trước hết, lại là người có đầu óc tính toán Họ ắt phải thấy hoàn toàn hợp lý nếu tiền trợ cấp trả cho bọn cha cố thì tùy ở long mộ đạo của con chiên, chứ không do người thu thuế bắt họ đóng góp Đó là những lợi ích
to lớn mà sự thống trị của Công xã – và chỉ của Công xã thôi – đã trực tiếp hứa với nông dân Pháp Vậy ở đây, không cần phải nói nhiều về những vấn đề
cụ thể phức tạp hơn và thực sự thiết thân, mà chỉ có Công xã mới có thể và bắt buộc phải giải quyết vì lợi ích của nông dân: vấn đề nợ cầm cố đang đè nặng như một cơn ác mộng lên mảnh đất của người nông dân, vấn đề prolétariat foncier (giai cấp vô sản nông thôn) ngày càng tăng số lượng, vấn
đề bản thân nông dân bị tước đoạt một cách nhanh chóng hơn do sự phát triển của nông nghiệp hiện đại và do sự cạnh tranh của phương thức canh tác tư
Trang 19bản chủ nghĩa gây nên… Nông dân đi theo Bônapáctơ vì họ chon rằng cuộc đại cách mạng và những lợi ích nó đem lại cho họ, gắn liền với tên tuổi của Napôlêông Ảo tưởng đó đã tiêu tan nhanh chóng dưới đế chế thứ hai Thiên kiến ấy của quá khứ (về thực chất, nó cũng đối địch với những nguyện vọng của “bọn nghị viện địa chủ”) làm sao có thể cưỡng lại nổi lời Công xã kêu gọi bênh vực lợi ích thiết thân và nhu cầu cấp thiết của nông dân?” [24; 458- 459]
C.Mác đã kết luận: Công xã có đầy đủ lý do để nói với nông dân rằng:
“thắng lợi của Công xã là hy vọng duy nhất của các anh!” [24; 457] bởi vì khi liên minh với nông dân, giai cấp vô sản luôn giữ vai trò lãnh đạo và luôn là người đại biểu tự nhiên cho quyền lợi của họ
Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức”, đứng trước nguy
cơ bị phá sản của tiểu nông, Ph.Ăngghen đặt vấn đề: Đảng có thể đem lại được cái gì cho người tiểu nông đang bị tiêu diệt mà không tự phản lại mình? Trả lời vấn đề này, Ph.Ăngghen đã phân tích cương lĩnh ruộng đất của Đảng Công nhân Pháp Người đã phê phán phần lý luận của Cương lĩnh Năngtơ và chỉ ra rằng nó mâu thuẫn với cương lĩnh chung của Đảng Công nhân được thông qua tại Đại hội (9-1892) tại Mácxây Nội dung cơ bản của cương lĩnh chung của Đảng Công nhân Pháp là chuyển sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà cả trong lĩnh vực tổ nông nghiệp nữa Còn Cương lĩnh Năngtơ thì lại xóa nhòa sự khác nhau về nguyên tắc hai hình thức sở hữu tư liệu sản xuất Theo Cương lĩnh Năngtơ thì cả hai hình thức về tư liệu sản xuất đều được xem là tiền đề cho sự
tự do của người sản xuất Phê phán quan điểm này, Ph.Ăngghen nêu rõ: Việc những người sản xuất riêng lẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất hiện nay không đem lại cho họ một thứ tự do thật sự nữa… Người tiểu nông đã không đảm bảo được quyền sở hữu đối với mảnh đất của mình và cũng không còn có quyền
tự do nữa Ngay bản thân anh ta cũng thuộc quyền sở hữu của tên chủ cho vay
Trang 20nặng lãi giống như cái nhà, cái sân và ruộng đất của anh ta vậy… khỏi bị tịch thu, nhưng các đồng chí không thể nào đảm bảo cho anh ta không bị bắt buộc phải tự nguyện đem bán gia súc của mình đi, bán cả thể xác lẫn linh hồn của mình cho tên chủ nợ để sống thêm một khắc nữa Các đồng chí muốn bảo hộ cho người tiểu nông giữ được tài sản của họ, thì lại không bảo hộ tự do cho
họ, mà chỉ bảo hộ được các hình thức đặc biệt của sự nô lệ của họ mà thôi Ý định đó chỉ kéo dài tình trạng sống dở chết dở của họ
Phê phán yêu sách đề ra trong Cương lĩnh Năngtơ nhằm duy trì quyền
sở hữu ruộng đất của nông dân, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng: Những người xã hội chủ nghĩa Pháp đã buộc chủ nghĩa xã hội làm một việc không thể thực hiện được và đã đặt vấn đề mâu thuẫn với điều khẳng định của chính cương này nói rằng sở hữu đó nhất định diệt vong Ph.Ăngghen đã đặt câu hỏi: Vậy chủ nghĩa xã hội phải dùng cách gì để bảo hộ cho người nông dân tránh được ba
kẻ thù lớn là cơ quan thuế vụ, kẻ cho vay nặng lãi, bọn chúa đất – những công
cụ mà sản xuất tư bản chủ nghĩa dùng để thực hiện cái việc làm cho chế độ sở hữu nhỏ của nông dân không tránh khỏi bị diệt vong
1.2.3 Nội dung xã hội của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, theo C.Mác chỉ có thực tiễn của xã hội, thực tiễn bóc lột của tư sản, sự đau khổ của nông dân trong thời kỳ 1848 - 1850 tức là chỉ có tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân mới có thể đưa nông dân từng bước đến gần với giai cấp vô sản và trở thành đồng minh đáng tin cậy của nó C.Mác viết: “Một khi giai cấp vô sản đã tạm thời bị gạt ra khỏi vũ đài và một khi nền chuyên chính tư sản đã được chính thức thừa nhận, thì các tầng lớp trung đẳng trong xã hội tư sản, tức là tầng lớp tiểu tư sản và nông dân, chừng nào mà tình cảnh của họ trở nên nặng nề và sự đối lập của họ với giai cấp tư sản càng trở nên gay gắt, sẽ càng phải liên minh chặt chẽ với giai cấp vô sản
Trang 21Cũng như trước kia, các tầng lớp này chỉ coi sự phát triển của giai cấp vô sản
là nguyên nhân của sự nghèo khổ của họ thì ngày nay cũng vậy, họ tất phải thừa nhận rằng nguyên nhân của sự nghèo khổ của họ là sự thất bại của giai cấp vô sản” [22; 48]
Như vậy, từ cuộc đời hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã nhận thấy và đánh giá đúng vị trí, vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng vô sản Đồng thời, hai ông cũng nêu lên sự cần thiết
và tính tất yếu của liên minh của giai cấp công nhân trong khi giành chính quyền cũng như khi giữ chính quyền Tuy nhiên cần khẳng định lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen về liên minh giai cấp chưa phải là một cái gì hoàn bị
mà nó mới là những tư tưởng, quan điểm lý luận cơ bản chung nhất về liên minh giai cấp Những tư tưởng về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa mà C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên được V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam bảo
vệ, bổ sung, phát triển một cách sáng tạo và vận dụng thành công trong tiến trình cách mạng
Trang 22CHƯƠNG 2 V.I.LÊNIN PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC
VỀ LIÊN MINH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÁCH
MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1 Tình hình chính trị Châu Âu, nước Nga và vấn đề đặt ra đối với lý luận về liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, Nga là một nước có nền kinh tế phát triển chậm ở Châu Âu, đến giữa thế kỉ XIX mới bước vào con đường phát triển tử bản chủ nghĩa Năm 1861 Nga Hoàng mới công bố bãi bỏ chế độ nông nô, song tàn dư của nó còn lại rất nặng nề, đời sống của nông dân tăm tối Cuộc đấu tranh chống chế độ nông nô chống chế độ chuyên chế liên tục diễn ra Ở nước Nga lúc này các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền sản xuất lớn còn đang manh nha, kinh tế tiểu nông vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nga Sự đan xem và tồn tại phức tạp đa dạng ấy của quan hệ kinh
tế, sở hữu làm cho cơ cấu xã hội Nga lúc này gồm nhiều giai cấp, các quan hệ kinh tế chính trị hết sức phức tạp Mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến với nông dân, giữ tư sản với vô sản, giữa quý tộc phong kiến với giai cấp tư sản Nga Trong đó mâu thuẫn chủ yếu đang chi phối tình hình chính trị nước Nga lúc này là mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến Nga hoàng được sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản Nga còn non yếu và cơ hội với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và quảng đại quần chúng nhân dân lao động Nga và các thuộc địa của Nga Mâu thuẫn này đã tác động mạnh mẽ, chi phối phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong xã hội Nga Cơ cấu giai cấp – xã hội Nga tồn tại nhiều giai cấp lại có những đặc điểm riêng, có thái độ chính trị riêng, cụ thể như:
Trang 23Giai cấp công nhân Nga, đây là giai cấp đã giác ngộ về chính trị, có tính tổ chức ngày càng cao, có những cuộc bãi công chưa từng thấy Do sớm
có tính tự giác trong lao động và đấu tranh cách mạng nên đây là giai cấp nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo của cuộc đấu tranh chóng giai cấp tư sản giành lấy quyền thống trị về tay mình Nhưng nhiệm vụ của giai cấp này là phải lôi kéo được giai cấp nông dân về phía mình tạo thành một khối vững chắc
Là một nước nông nghiệp nên giai cấp đông đảo trong xã hội Nga lúc này là giai cấp nông dân, đây là một lực lượng lớn trong cuộc đấu tranh cách mạng Ở Nga, sau khi có sắc lệnh của Nga hoàng về bãi bỏ chế độ nông nô, trong nền nông nghiệp Nga cũng bắt đầu có những bước phát triển khởi sắc theo con đường tư bản chủ nghĩa Nhưng do những đặc thù của xã hội Nga và
cơ cấu – xã hội giai cấp ở Nga, đời sống của nông dân Nga ngày càng lâm vào khó khăn và bần cùng Điều đó làm cho tư tưởng căm thù đối với chế độ phong kiến, với giai cấp quý tộc Nga của nông dân càng dâng cao Bên cạnh
đó, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Nga ở khắp mọi miền đất nước đã tác động và thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần phản kháng đó của nông dân đối với chế chộ phong kiến chuyên chế Nga Hoàng Tuy có tinh thần cách mạng nhưng do không có lập trường chính trị vững vàng nên giai cấp nông dân Nga rất dễ bị kích động, đấu tranh tự phát thiếu tổ chức nên giai cấp nông dân không thể nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng mà chỉ là một lực lượng
to lớn trong đấu tranh cách mạng và quan trọng hơn là người bạn “tự nhiên” của giai cấp công nhân trong cách mạng mà thôi Vì vậy cách mạng có thắng lợi hay không là tùy thuộc vào việc củng cố khối lien minh vững chắc với nông dân của giai cấp công nhân
Trong cơ cấu xã hội – giai cấp ở Nga lúc này, không thể không kể đến giai cấp tư sản Giai cấp tư sản là giai cấp lệ thuộc và cấu kết chặt chẽ với giai cấp quý tộc phong kiến trở thành kẻ thù chung không chỉ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và binh sỹ Nga mà còn là kẻ thù của giai cấp công
Trang 24nhân, nhân dân lao động của các thuộc địa Nga Hoàng Đây là giai cấp phản động với mưu đồ nắm lấy chính quyền, để đạt được mục đích chúng có thể dùng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất, vì lợi ích của giai cấp mình mà có thể bỏ qua lợi ích của dân tộc Vì vậy đây là giai cấp cần phải đánh đổ và giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thực hiện nhiệm vụ đó Như vậy, từ hoàn cảnh lịch sử của nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ cấu xã hội giai cấp gồm nhiều giai cấp có mâu thuẫn với nhau trong đó mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến Nga Hoàng được thỏa hiệp của giai cấp tư sản Nga còn non yếu và cơ hội của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và quảng đại quần chúng nhân dân lao động Nga Và nhiệm vụ quan trọng đặt ra lúc này chính là giai cấp công nhân phải có một tổ chức lãnh đạo, phải liên minh với giai cấp nông dân tạo thành một lực lượng to lớn để
có sức đánh đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng và giai cấp tư sản
Như vậy, tình thế cách mạng dân chủ tư sản chín muồi và nổ ra ở các nước phong kiến lạc hậu Từ đây đặt ra một vấn đề giai cấp công nhân có lãnh đạo được cuộc cách mạng hay không? Nếu lãnh đạo thì liên minh của nó phải liên minh với những giai cấp, tầng lớp nào? Và như vậy nội dung về chính trị khác với thời kỳ trước Mác
Ở Nga, cuối thế kỉ XIX khi chế độ nông nô bãi bỏ, chủ nghĩa tư bản bắt đầu có sự phát triển mạnh, giai cấp công nhân Nga ra đời và trưởng thành cùng cới sự phát triển kinh tế của tư bản chủ nghĩa Giai cấp công nhân đã thực sự thức tỉnh nổi dậy đấu tranh chống bọn tư sản, lúc đầu những cuộc đấu tranh này mang tính tự phát như đập phá máy móc, phá cửa hang của chủ Nhưng sau đó những người nông dân giác ngộ đã hiểu được rằng: Muốn đấu tranh thắng lợi công nhân phải có tổ chức Vì vậy các tổ chức đầu tiên ra đời, năm 1875 Hội Liên hiệp công nhân miền Nam nước Nga ra đởi ở Ođetxa, năm 1878 Hội Liên hiệp công nhân miền Bắc được thành lập ở Pêtécbua Sự
ra đời của tổ chức công nhân làm cho phong trào đấu tranh của họ có những
Trang 25bước chuyển lớn, phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ kể từ khi có Đảng Công nhân xã hội - Dân chủ Nga lãnh đạo
Cùng với sự tác động của phong trào công nhân ở Tây Âu, phong trào công nhân Nga đã có bước phát triển mạnh mẽ, các tổ chức mác xít đã ra đời Nhóm Mác xít đầu tiên ra đời năm 1883 với tên gọi là: “Nhóm giải phóng lao động” do Plêkhanốp sang lập ở Giơnevơ (Thụy Sỹ) Tổ chức này đã tích cực truyền bá Chủ nghĩa Mác vào nước Nga
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra tạo tình thế cách mạng ở một loạt các nước Châu Âu mà nước Nga là trung tâm bão táp của cách mạng Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra và giành thắng lợi đã khẳng định sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Nga và sự trưởng thành của Đảng Bonsevich Nga Thắng lợi của cách mạng tháng Mười, mở ra một thời đại mới trong thời đại loại người, là thời đại sụp đổ chủ nghĩa tư bản, quá độ đi tới chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản, thời đại mà các dân tộc thuộc địa hướng tới chủ nghĩa xã hội, khả năng giải phóng cho tất cả những lao động, cách mạng tháng Mười Nga là tấm gương cổ vũ, ngọn đuốc soi đường cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phong trào đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế
Từ sau cách mạng tháng mười Nga, Đảng Bônsêvích Nga không ngừng được củng cố vững chắc để đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo đát nước vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế đất nước V.I.Lênin đã quan tâm đến việc trang bị cho Đảng của giai cấp công nhân những hiểu biết về cách mạng xã hội chủ nghĩa về kế hoạch xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và ba năm nội chiến ở nước ngoài với sự can thiệp quân sự nước ngoài, nước Nga rơi vào tình trạng hết sức nặng nề cả
về phương diện kinh tế, chính trị, xã hội Chiến tranh thế giới và nội chiến đã làm cho nền kinh tế nước Nga suy sụp nặng nề làm cho đời sống nhân dân
Trang 26điêu đứng khổ cực Cơ cấu xã hội giai cấp ở nước Nga bao gồm các giai cấp chủ yếu sau: giai cấp tư sản, tiểu tư sản, giai cấp vô sản Xu hướng phát triển của các giai câp rất khác nhau
Lực lượng giai cấp vô sản ít ỏi do các ngành công nghiệp chưa phát triển
và đình đốn nên số lượng đội ngũ giai cấp vô sản đã ít lại giảm đi nhiều Đời sống bị cùng cực, một bộ phận công nhân đã tha hóa biến chất và tổ ra bất mãn với chính quyền Xô Viết, thậm chí trong hàng ngũ vô sản đã có một bộ phận nảy sinh tư tưởng hoài nghi, thất vọng, không tin tưởng vào đường lối xây dựng phát triển kinh tế của chính quyền Xô Viết
Tầng lớp tiểu tư sản rất đông, chiếm phần lớn dân cư, nhất là: “quần chúng nửa vô sản” có ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp vô sản nhưng tính tự phát tiểu
tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế, số đông; thậm chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất hàng hóa nhỏ Điều đó đã làm suy giảm sức mạnh liên minh của giai cấp công nhân
Đây chính là cơ sở thực tiễn để V.I.Lênin bổ sung và phát triển lý luận liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh lịch sử sinh động, cụ thể của thế giới và của nước Nga
Như vậy, sự trưởng thành của Đảng Bônsêvích Nga cùng với sự phát triển lớn mạnh của phong trào công nhân Nga đã trở thành cơ sở thực tiễn sinh động và là điều kiện tiên quyết để V.I.Lênin đưa ra lý luận về liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh lịch sử
Trước khi cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi, trong
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” khi nhìn thấy giai cấp tư sản đã trở nên
Trang 27lỗi thời về mặt lịch sử và phản động về mặt chính trị, nó không thể có khả năng phát động một phong trào nào có tính nhân dân V.I.Lênin cho rằng vào năm 1871 trên lục địa châu Âu, ở bất cứ nước nào, giai cấp vô sản cũng không phải là đa số trong nhân dân Cách mạng chỉ có bao gồm được cả giai cấp vô sản và nông dân thì mới có thể là cách mạng “nhân dân”, mới thực sự lôi kéo được đa số nhân dân Điều này đến nay vẫn còn mang tính phổ biến công nhân và nông dân vẫn là lực lượng quyết định đến tính chất nhân dân của cách mạng Vì vậy liên minh của giai cấp công nhân là một tất yếu, khối liên minh của giai cấp công nhân có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong thời kì chuyên chính vô sản Nhà nước chuyên chính vô sản nhưng liên minh của giai cấp công nhân là lực lượng “nắm chính quyền nhà nước” [16; 66] và “phá vỡ bộ máy ấy, đập tan nó đi đó vì lợi ịch thật sự của nhân dân, của đa số nhân dân và nông dân, đó là “điều kiện tiên quyết” cho sự liên minh
tự do của giữa nông dân nghèo và vô sản, nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể cải tạo xã hội chủ nghĩa được” [16;
49]
Khi bàn về tính tất yếu của liên minh của giai cấp công nhân với các tầng lớp lao động khác, V.I.Lênin khẳng định không chỉ trong giai đoạn giành chính quyền, mà còn đặc biệt lưu ý trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
“trong thời đại chuyên chính vô sản” Hơn thế nữa V.I.Lênin còn nhấn mạnh vấn đề liên minh như một nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản Bởi
vì, xét về nguyên tắc tập hợp lực lượng cách mạng của chuyên chính vô sản thì liên minh này đã tập hợp lực lượng sản xuất và lực lượng cách mạng cơ bản và đông đảo nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, lãnh đạo Trong thời kỳ mà nước Nga trải qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vấn đề nông dân là vấn đề trọng tâm trong cương lĩnh đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ” V.I.Lênin chỉ
Trang 28rõ: “nhiệm vụ mà nó để ra cho giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ cách mạng dân chủ là: thu hút quần chúng nông dân về phía mình, làm tê liệt tính lao động của giai cấp tư sản, đập tan và đánh đổ chế độ chuyên chế, chỉ
có lập nên chuyên chính dân chủ - cách mạng cảu giai cấp vô sản và nông dân
thì cách mạng dân chủ mới có thể giành thắng lợi quyết định” [15; 355-356]
Đồng thời V.I.Lênin luôn luôn gắn chặt “thắng lợi triệt để” của cách mạng dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong đó vẫn đề liên minh công nông là tất yếu Người viết: “nhưng đồng thời, chúng tôi cũng nói với giai cấp vô sản nông thôn rằng: hiện giờ các bạn phải hết sức giúp đỡ nông dân giành thắng lợi triệt để nhất, nhưng thắng lợi đó không thể đưa các bạn thoát khỏi vòng nghèo khổ được Muốn đạt tới mục đích đó, chỉ có một cách toàn thể giai cấp vô sản – công nghiệp và nông nghiệp chiến thằng toàn bộ giai cấp tư sản, xây dựng nên chủ nghĩa xã hội” [15; 364] Ở đây, V.I.Lênin
đã khẳng định tính tất yếu, tầm quan trọng của liên minh của giai cấp công nhân không chỉ trong việc đưa cách mạng dân chủ đến thắng lợi triệt để mà còn trong việc tạo điều kiện để giai cấp vô sản bước vào cuộc đấu tranh cách mạng chống lại giai cấp tư sản đến thắng lợi cuối cùng
Trong tác phẩm “Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” V.I.Lênin viết: “Giai cấp vô sản phải tiến hành cách mạng dân chủ tới cùng, bằng cách kéo đông dảo quần chúng nông dân theo mình, để bằng sức mạnh mà đè bẹp sự phản kháng của chế độ chuyên chế và làm tê liệt tính không kiên định của giai cấp tư sản Giai cấp vô sản phải làm cách mạng
xã hội chủ nghĩa bằng cách kéo đông đảo những phần tử nửa vô sản trong nhân dân theo mình, để bằng sức mạnh mà đập tan sự phản kháng của giai cấp
tư sản và làm tê kiệt tính không kiên định của nông dân và của giai cấp tiểu tư sản” [15; 114]
Và: “còn tất cả chúng ta thì đều tin rằng giải phóng công nhân chỉ có thể là sự nghiệp của chính bản thân công nhân; nếu quần chúng không giác
Trang 29ngộ và không được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấu tranh giai cấp công khai chống toàn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dục thì không thể nói đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được” [15; 18]
Trong tác phẩm “Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky” V.I.Lênin
đã nêu lên tính tất yếu liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: Công nhân đều hiểu và biết, nhìn thất và cảm thấy rất rõ ràng đối với họ, nghị viện tư sản là một cơ quan của người khác một công cụ áp bức của giai cấp tư sản đối với vô sản, cơ quan của một giai cấp thù địch của một thiếu số bọn bóc lột
Nhận thức rõ nghị viện của tư sản nói riêng và giai cấp tư sản nói chung là bọn bóc lột Hay nói cách khác nghị viện của giai cấp tư sản là một công cụ bóc lột không chỉ giai cấp công nhân mà còn với đông đảo người lao động Vì vậy cùng là hàng ngũ những người bị bóc lột thì rồi tất yếu sẽ tìm đến nhau để liên kết lại: “Trong số các nước tư sản dân chủ nhất, thử hỏi có lấy một nước nào trên thế giới mà trong đó người công nhân hạng trung, người công nhân thông thường, người cố nông hạng trung người cố nông thong thường hay nói chung người nửa vô sản ở nông dân lại được hưởng dù chỉ xắp xỉ thôi một quyền tự do như ở nước Nga xô viết” [18; 313]
Xét quyền tự do thì rõ ràng không chỉ công nhân mà nông dân cũng chung số phận Sự mất tự do ngay trên đất nước mình: “thật là lố bịch nếu tưởng rằng ngài Cauxky lại có thể tìm thấy trong một nước nào đó, một người công nhân hoặc cố nông trong số một nghìn người một khi đã hiểu tình hình
mà lại còn ngần ngừ không trả lời được dứt khoát câu hỏi đó (Một quyền tự
do cũng rộng rãi như thế để có thể đềcủa chính những người trong giai cấp của chính mình ra quản lý và sắp xếp công việc nhà nước không?) khi nghe thấy những mẩu sự thật mà các bác tư sản thú nhận, thì căn cứ trên bản năng, công nhân trên toàn thế giới đều đồng tình với nước cộng hòa xô viết chính là
vì họ thấy đấy là chế độ dân chủ vô sản chế độ dân chủ cho người nghèo, chứ
Trang 30không phải chế độ dân chủ cho bọn giàu, nhưng trên thực tế bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào ngay cả chế độ dân chủ hoàn thiện nhất, cũng vẫn có chế độ dân chủ cho bọn giàu có” [18; 313 - 314]
Và “ở nước Nga người ta đã hoàn toàn đập vỡ bộ máy quan liêu đã phá tan bộ máy đó đã đuổi hết bọn quan tòa cũ, giải tán nghị viện tư sản và đã đem lại một cơ quan đại biểu mà chính quyền công nhân và nông dân có thể tham gia hết sức dễ dàng hơn” [18; 314]
Công nhân và nông dân sẽ có được những lợi ích chung khi liên minh lại với nhau để giành dân chủ: “Nếu bọn bóc lột chỉ bị đánh đổ trong một nước thôi - và dĩ nhiên đây là trường hợp điển hình vì cách mạng đồng thời
nổ ra ở nhiều nước là một ngoại lệ hiếm có – thì chúng vẫn còn mạnh hơn những người bị bóc lột vì những mối liên hệ quốc tế của bọn bóc lột rất lớn Một bộ phận quần chúng bị bóc lột kém giác ngộ nhất là trong số trung nông thợ thủ công… đi theo và có khả năng đi theo bóc lột ấy là điều mà tất cả mọi cuộc cách mạng từ trước đến nay đã chứng minh kể cả công xã Paris nữa” [18; 320]
Việc lung lay giữa nông dân cố nông với bọn bóc lột là điều V.I.Lênin nhận thấy Họ có thể ngã theo bọn bóc lột nếu không có nhận thức rõ rang và đúng đắn Hơn nữa bọn bóc lột rất mạnh Vì vậy cách mạng không thể không liên kết với giai cấp nông dân vì họ là một lực lượng đông đảo
“Thật vậy tại sao giai cấp vô sản và chỉ độc một giai cấp, lại được phép tiến hành một cuộc chiến đấu quyết định chống tư bản đang thống trị, không những giai cấp vô sản mà còn toàn thể nhân dân, toàn thể giai cấp, tiểu tư sản, toàn thể nông dân và tại sao giai cấp vô sản ấy và chỉ độc một giai cấp ấy lại không được phép biến tổ chức của mình thành tổ chức nhà nước được?” [18; 330]
Như vậy nghĩa là không thể chỉ giai cấp vô sản và độc mình giai cấp vô sản ấy có thể tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa tư bản Mà các giai cấp
Trang 31khác cũng chịu sự áp bức của giai cấp tư sản Vì vậy không thể chỉ mình giai cấp vô sản đấu tranh mà nhất định các giai cấp khác cũng cần liên minh với
Hay: “sau hết ngay cả dưới chế độc chuyên chính vô sản nông dân cũng như mọi giai cấp tiểu tư sản nói chung vẫn giữ một địa vị đứng giữa một địa
vị trung gian, một mặt họ là một quần chúng lao động khá đông đảo (vô cùng đông đảo trong nước Nga chậm tiến)” [19; 319 - 320]
Và trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” V.I.Lênin viết: “Hàng trăm và hàng nghìn người không đảng làm việc trong bộ máy của chúng ta hang chục người trong số đó giữ chức vụ rất quan trọng, phải kiểm tra công việc của họ nhiều hơn nữa phải đưa ra thêm hàng vạn hàng nghìn người lao động bình thường vào cuộc kiểm tra mới thử thách họ một cách có hệ thống thường xuyên, phải đưa hàng trăm người lên giữ các chức vụ cao sau khi thử thách họ” [20; 292 - 293]
2.2.2 V.I.Lênin phát triển lý luận Chủ nghĩa Mác về nội dung cơ bản của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trang 322.2.2.1 Nội dung chính trị của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trong cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản Paris tháng Sáu – 1848 thất bại chính là giai cấp vô sản Paris không lôi kéo được nông dân về phía mình Khi nghiên cứu về cuộc đấu tranh này C.Mác viết: Công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào và cũng không thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản nổi dậy chống chế độ tư sản, chống lại sự thống tri của tư bản, chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản, coi là đội tiền phong của mình Công nhân chỉ có thể mua được thắng lợi đó bằng sự thất bại ghê gớm hồi tháng sáu mà thôi
Trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng C.Mác trong điều kiện cụ thể của cách mạng nước Nga Trong tác phẩm: “Nhà nước và cách mạng” V.I.Lênin đã khẳng định rằng: “Chỉ có giai cấp công nhân mới có thể lật đổ được sự thống trị của giai cấp tư sản; những điều kiện sinh hoạt kinh tế của giai cấp vô sản chuẩn bị cho nó tiến hành việc lật đổ ấy Trong khi giai cấp tư sản chia rẽ, phân tán nông dân và mọi tầng lớp tiểu tư sản, thì nó lại tập hợp, thống nhất và tổ chức giai cấp vô sản lại Do vai trò kinh tế của nó trong nền sản xuất lớn nên giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có thể lãnh đạo tất cả quần chúng lao động và bị bóc lột, đàn áp và giày xéo nhiều khi không kém
mà còn tệ hại hơn mức giai cấp vô sản phải chịu đựng, nhưng họ không thể độc lập đấu tranh để tự giải phóng được” [16; 32] Và chính việc lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, giai cấp công nhân mới trở thành lãnh tụ cách mạng, mới đem lại cho cách mạng tính chất nhân dân, tính chất triệt để thực sự
Để đưa cách mạng đến thắng lợi triệt để V.I.Lênin khẳng định giai cấp công nhân phải giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng đó Trong tác
Trang 33phẩm: “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác không dạy người vô sản xa lánh cách mạng
tư sản, lãnh đạm với nó, bỏ việc lãnh đạo cách mạng ấy cho giai cấp, mà trái lại phải tham gia cách mạng ấy một cách hết sức kiên quyết, phải hết sức quyết tâm, đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa dân chủ vô sản triệt để, để đưa cách mạng đến cùng Chúng ta không thể đưa cách mạng vượt ra ngoài khuôn khổ dân chủ tư sản của cuộc cách mạng Nga được, nhưng chúng ta có thể mở rộng khuôn khổ đó ra đến những quy mô hết sức to lớn; chúng ta có thể phải chiến đấu, trong khuôn khổ ấy có những lợi ích của giai cấp vô sản, cho những như cầu trước mắt của giai cấp đó và để tạo ra điều kiện chuẩn bị lực lượng cho nó đi tới thằng lợi hoàn toàn sau này” [15; 48]
Để tiến tới thằng lợi hoàn toàn giai cấp công nhân trước hết phải thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ tư sản V.I.Lênin viết: “Nhưng ngày nay, Đảng của giai cấp tiền phong không thể không hành động hết sức cương quyết nhằm làm cho cách mạng dân chủ giành thắng lợi quyết định đối với chế độ Nga Hoàng Mà thắng lợi quyết định ấy không phải là gì khác hơn là chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân” [15; 96] Trong tác phẩm “Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky” V.I.Lênin viết: “Từ ngày 28 tháng 2 đến 25 tháng mười năm 1917 các xô viết đã triệu tập được hai đại hội toàn quốc của tuyệt đại đa số dân cư ở nước Nga tức là của tất cả công nhân và binh lính, cảu bảy hoặc tám phần mười nông dân” [18; 343] Sự liên minh với binh lính và nông dân vào các xô viết tăng thêm sức mạnh và khối đoàn kết, mở rộng sự ảnh hưởng
Trong các đại hội toàn quốc, sự gắn kết giữa công nhân với các giai cấp khác trong xã hội cũng được chứng minh bởi số lượng và thành phần tham gia đại hội Nó trái hẳn với giai cấp tư sản khi: “Trong suốt thời kỳ đó giai cấp tư sản không thể triệu tập được một hội nghị nào đại biểu cho đa số ” [18; 343]
“Và như vậy chứng tỏ: Quần chúng đã chuyển sang phía tả đã thấm nhuần
Trang 34tinh thần cách mạng đã rời bỏ Mênsevích và bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng
để chạy sang những người Bônsêvích nghĩa là họ đã rời bỏ sự lãnh đạo tiểu tư sản đã rời bỏ những ảo tưởng thỏa hiệp với giai cấp tư sản và đã chuyển sang tham dự cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vố sản để lật đổ giai cấp tư sản” [18; 343]
V.I.Lênin nhấn mạnh chuyên chính vô sản là một tất yếu trong liên minh công nông vì theo Người: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động với đông đảo tầng lớp lao động không phải là vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức…) hoặc phần lớn những tầng lớp đó, liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội” [18; 425]
Từ thực tiễn cách mạng V.I.Lênin khẳng định: Khối liên minh của giai cấp công nhân có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong thời kỳ chuyên chính chính vô sản Nhà nước chuyên chính vô sản nhưng liên minh của giai cấp công nhân là lực lượng “nắm chính quyền nhà nước” [18; 66] Vì vậy, nhiệm vụ của giai cấp công nhân là phải liên minh với giai cấp nông dân tạo thành một sức mạnh to lớn để đập tan bộ máy thống trị của giai cấp tư sản, Người viết: “Phá vỡ bộ máy ấy, đập tan nó đi, đó là lợi ích thực sự của nhân dân, của đa số nhân dân, của công nhân và của đa số nông dân, đó là “điều kiện tiên quyết” cho sự liên minh tự do giữa nông dân nghèo và vô sản; nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể có cải tạo xã hội chủ nghĩa được” [18; 49]
Còn với tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” V.I.Lênin viết: “sức mạnh của chúng ta ở chỗ chúng ta đánh giá được một cách tuyệt đối rõ rệt và sáng suốt tất cả các lực lượng giai cấp có ở Nga cũng như trên quốc tế rồi từ đó chúng ta có được một nghị lực sắt đá lòng quyết tâm, chúng ta có rất nhiều kẻ