1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến 2001

13 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 300,34 KB

Nội dung

Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra trong thời kỳ đầu tiến hành cách mạng XHCN và cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, sự nóng vội xóa bỏ KTTN trong khi các thành phần kinh

Trang 1

Luận văn ThS Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng

viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư

nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến 2001

Tạ Ánh Tuyết

MỤC LỤC

Mở đầu 2

Chương 1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư nhân khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986) 10

1.1 Quan niệm của Đảng về kinh tế tư bản tư nhân (1954 - 1975) 10

1.2 Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở miền Nam khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986) 17

Chương 2 Đổi mới nhận thức lý luận của Đảng về lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong thời kỳ đổi mới (1996 - 2001) 29

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng đổi mới nhận thức, chủ trương duy trì, phát triển kinh tế tư nhân gắn với thành phần kinh tế tư bản tư nhân 29

2.2 Quá trình đổi mói nhận thức và thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trong đó có thành phần tư bản tư nhân (1986 - 2001) 37

Chương 3 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm 67

3.1 Một số nhận xét chung 67

3.2 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm 77

3.3 Kiến nghị về giải pháp phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa 81

Trang 2

Kết luận 84 Danh mục tài liệu tham khảo 87

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam được bắt đầu ở miền Bắc từ năm 1954, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Sau 20 năm vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền Bắc, cách mạng nước ta đã giành được thắng lợi

vĩ đại vào mùa Xuân năm 1975: bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng tiến lên thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH Từ đó cho đến Đại hội IX của Đảng (4- 2001), cách mạng XHCN ở nước ta trải qua hai giai đoạn phát triển lớn : giai đoạn 10 năm từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng ta chủ trương tiếp tục công cuộc cải tạo XHCN đối với toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) ở miền Nam và xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở miền Bắc; giai đoạn đổi mới, thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước theo định hướng XHCN

Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra trong thời kỳ đầu tiến hành cách mạng XHCN

và cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, sự nóng vội xóa bỏ KTTN trong khi các thành phần kinh tế này vẫn đang phát huy tác dụng, đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước những năm 80 của thế kỷ XX, kịp thời nắm bắt những xu thế của thời cuộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và đề ra đường lối đổi mới toàn diện về xây dựng CNXH, đồng thời lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới mà trước tiên là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trải qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới từ

1986 đến 2001, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Những thành tựu đó đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng trong việc không ngừng đổi mới tư duy lý luận dựa trên cơ sở kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Chiếm một vị trí quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng từ Đại hội VI (1986) cho đến nay là Đảng đã không ngừng đổi mới nhận thức, quan điểm về phát triển KTTN trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân (KTTBTN) nhằm thực hiện dân chủ hóa nền kinh

tế, tạo điều kiện để mọi người dân đều được làm giàu một cách hợp pháp; phát huy mọi nguồn lực đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến tới tăng trưởng ổn định và bền vững, từng bước thực hiện và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã

Trang 4

hội công bằng, dân chủ và văn minh"

Là một khu vực kinh tế rộng lớn, KTTN có tính năng động cao và tồn tại bền lâu trong lịch sử, có vai trò và tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Vì vậy, bản thân vấn đề không còn mới nhưng nhận thức lại vấn đề này hiện nay thì rất mới mẻ Đây là vấn đề có tính chất nhạy cảm của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, tất cả các thành phần kinh tế đang được cơ cấu lại và phát triển một cách mạnh mẽ KTTN, đặc biệt là thành phần KTTBTN

từ chỗ không được thừa nhận, là đối tượng phải cải tạo XHCN để dần tiến tới xóa bỏ, nay trở thành khu vực kinh tế năng động được Đảng và Nhà nước thừa nhận, khuyến khích phát triển, được đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế quan trọng khác trong chỉnh thể kinh tế -

xã hội suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam Quan điểm phát triển KTTN, trong đó có thành phần KTTBTN thực sự là một cuộc cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng trong lĩnh vực kinh tế, tạo ra cơ hội phát triển KTTN chưa từng có trong lịch sử Việt Nam

Vậy, quan điểm của Đảng về thành phần KTTBTN và KTTN nói chung trong giai đoạn

1976 - 1986 như thế nào? Quá trình đổi mới nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

về KTTN, KTTBTN đã diễn ra và thực thi trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2001 ra sao ? KTTN nói chung và thành phần KTTBTN nói riêng đã, đang và sẽ phát triển như thế nào? Chủ trương của Đảng và thực tiễn phát triển KTTN nhất là KTTBTN có ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới hiện nay ? Đó là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho việc nghiên cứu đường lối và sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, tổng kết lý luận và thực tiễn về cách mạng XHCN ở nước ta

Với mong muốn tìm hiểu bước chuyển biến cách mạng trong sự lãnh đạo của Đảng đối với thành phần KTTBTN và những thành tựu của 15 năm đổi mới; để góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tổng kết những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi Đảng ta coi phát triển KTTN trong đó có KTTBTN là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong suốt thời kỳ quá độ lên

CNXH, tôi quyết định chọn đề tài: "Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến 2001" làm luận văn thạc

sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Căn cứ vào thực tiễn đất nước, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, đã có những công trình của nhiều nhà nghiên cứu viết về KTTBTN, KTTN dưới những góc độ khác

Trang 5

nhau Theo đó, KTTBTN là một vấn đề rộng lớn và tồn tại từ lâu trong lịch sử Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của công cuộc cải tạo XHCN cũng như những vấn đề đặt ra khi Đảng ta coi phát triển KTTN là một định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH đã đặt ra những bài toán mới cho rất nhiều ngành khoa học Để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đất nước, đồng thời góp phần không ngừng hoàn thiện lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của Đảng, trong gần 30 năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về lĩnh vực này

Vấn đề KTTN trong đó có thành phần KTTBTN được nghiên cứu với tư cách là một thực thể trong tổng thể kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ đi lên CNXH thể hiện trong những công trình khoa học tiêu biểu sau:

- Đào Duy Tùng: Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1988

- Trần Hậu: Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

- Nguyễn Duy Quý: Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998

- Trần Bá Đệ: Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997

KTTN được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, kinh tế phát triển và kinh tế quản lý:

- Nguyễn Thanh Tuyền: Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công nghiệp

hóa và hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

- Hồ Văn Vĩnh: Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở nước ta hiện

nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

- Trần Ngọc Bút: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2002

Ngoài ra, KTTN theo quan điểm của Đảng còn được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên trên rất nhiều báo và tạp chí chuyên ngành:

- Đặng Xuân Kỳ: "Phát triển kinh tế tư nhân - Một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Lịch sử Đảng,

số 3-2003

Trang 6

- Chu Văn Cấp: "Đổi mới tư duy lý luận - thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh

tế tư nhân", Tạp chí Thông tin những vấn đề Kinh tế Chính trị học, số 1, 2-2004

- Huỳnh Thị Gấm: "Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

ở nước ta", Tạp chí Lý luận Chính trị, số 1-2004

Những công trình của các tác giả nói trên đã đề cập khái quát quan điểm của Đảng về KTTN Tuy khái niệm KTTN trong đó có thành phần KTTBTN nhiều năm trước đây còn có những ý kiến khác nhau: đây là thành phần hay khu vực kinh tế, nhưng các kết quả nghiên cứu đều thống nhất cho rằng KTTN là một tất yếu khách quan tồn tại và phát triển lâu dài trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần KTTBTN gắn với KTTN trong cách mạng XHCN (1976 - 2001) một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng

Cũng như mọi vấn đề khoa học, tìm hiểu nghiên cứu vấn đề KTTN nói chung và KTTBTN nói riêng theo quan điểm của Đảng là một quá trình phát triển nối tiếp Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài viết luận văn, tác giả đã kế thừa có chọn lọc và phân tích những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả đi trước nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Đảng

về thành phần KTTBTN qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể cũng như quá trình hiện thực hóa quan điểm đó trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta từ năm 1976 đến 2001

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Luận văn làm rõ quan điểm của Đảng về thành phần KTTBTN trong tiến trình cách mạng XHCN ở nước ta từ 1976 đến 1986

- Làm rõ quá trình đổi mới nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN, thành phần KTTBTN gắn với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN mà kinh tế quốc doanh (hay kinh tế nhà nước) và kinh tế tập thể là chủ đạo trong đường lối đổi mới của Đảng thời kỳ 1986 - 2001

- Làm rõ các bước cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về phát triển KTTN, KTTBTN áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thông qua các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình phát triển của KTTBTN trong thời kỳ từ 1976 đến 2001

- Đánh giá vai trò, kết quả, những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo KTTBTN của Đảng Thông qua đó khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng; nêu lên những kinh nghiệm lịch sử của quá trình hoạch định và thực hiện đường lối của Đảng về KTTBTN qua

Trang 7

thực tiễn 10 năm xây dựng CNXH theo mô hình cũ và 15 năm đổi mới của đất nước; đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển KTTBTN trong sự phát triển của KTTN nước ta hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và thời kỳ quá độ từ chế

độ TBCN lên chế độ XHCN; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để đề ra con đường quá độ lên CNXH và xây dựng chế

độ xã hội XHCN ở nước ta; dựa vào những tổng kết thực tiễn lịch sử Việt Nam qua hơn 10 năm

và 15 năm đổi mới từ 1986 đến 2001 Dựa vững chắc trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề chính yếu và cụ thể được đặt ra của đề tài luận văn

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra và khảo sát thực tế để vừa trình bày vấn đề theo lịch đại vừa tổng kết, đánh giá, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển KTTBTN ở nước ta theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến 2001

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những văn kiện, nghị quyết quan trọng có liên quan tới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với KTTBTN; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với KTTBTN và tình hình khái quát sự phát triển của KTTBTN từ năm 1976 đến 2001

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTBTN gắn với phát triển KTTN từ 1976 đến 2001, qua hai giai đoạn trước đổi mới và sau đổi mới, đồng thời có sự liên hệ so sánh với quan điểm của Đảng về KTTBTN trong những năm thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (1954 - 1957); trong thời kỳ cải tạo XHCN ở miền Bắc (1958 - 1975), ở miền Nam (sau năm 1975); trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trước năm

1986

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 8

Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối rõ ràng, đầy đủ quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảng đối với KTTN đặc biệt với KTTBTN và quá trình chỉ đạo để thực hiện quan điểm đó trong thực tiễn đất nước ta trong giai đoạn 1976 - 2001; đánh giá tổng quát vai trò, tiềm năng, khả năng đóng góp của KTTBTN cho sự phát triển của khu vực KTTN và kinh tế - xã hội nước ta; rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ thực tiễn lãnh đạo phát triển của KTTN, KTTBTN qua các thời kỳ đó của Đảng Qua đó, luận văn góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra khi Đảng ta coi phát triển KTTN, trong đó có KTTBTN là một chính sách lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH

Luận văn cung cấp và bổ sung tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực KTTN và thành phần KTTBTN nói riêng trong giai đoạn 1976-2001 Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại học quốc gia Hà Nội cũng như trong các trường đại học, cao đẳng, trường Chính trị hoặc các trung tâm đào tạo lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư

nhân khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 -1986)

Chương 2: Đổi mới nhận thức lý luận của Đảng về lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế

tư bản tư nhân trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2001)

Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Tuyên huấn Trung ương (1983), Đề cương giới thiệu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội

2 Trần Ngọc Bút (2001), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3 Các luật và pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4 Nguyễn Sinh Cúc (1996), "Nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 năm đổi mới (1986- 1995)",

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (216)

Trang 9

5 Chu Văn Cấp (2004), "Đổi mới tư duy lý luận - Thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam

về kinh tế tư nhân", Tạp chí Thông tin những vấn đề Kinh tế chính trị học, (1+2)

6 Chương trình của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng về phát triển

kinh tế (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

7 Lê Đăng Doanh, Đinh Đức Sinh (1995), "Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: thành

tựu và triển vọng", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (211)

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (Khoá IV) về phương hướng nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, NXB Sự thật, Hà Nội

9 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập I,

NXB Sự thật, Hà Nội

10 Đảng Cộng sản Việt Nam (1983), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành

Trung ương Đảng (Khoá V), lưu hành nội bộ

11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khoá V) về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm

1986, lưu hành nội bộ

12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự

thật, Hà Nội

13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba ban Chấp hành Trung

-ương (Khoá VI) về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, NXB Sự thật, Hà Nội

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung

ương khoá VI: kiểm điểm hai năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI và phương hướng nhiệm vụ ba năm tới, lưu hành nội bộ

15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự

thật, Hà Nội

16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Chiến

lược ổn đinh và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội

Trang 10

17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung

-ương khoá VII, lưu hành nội bộ

18 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ

khoá VII, lưu hành nội bộ

19 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung

-ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

21 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành

Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, năm 1955, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

24 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, năm 1959, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

25 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, năm 1960, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

26 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, năm 1975, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

27 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, năm 1976, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

28 Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương (2002),

50 năm Ban Kinh tế Trung ương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

29 Trần Bá Đệ (1997), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: những vấn đề lý luận và thực tiễn

của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

30 Huỳnh Thị Gấm (2004), "Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông

Ngày đăng: 08/02/2017, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w