1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm giữa tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Vấn đề và giải pháp Tài liệu, ebook, giáo trình

17 415 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 4,25 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỔ CHÍ MINH DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1.GS.TS Nguyễn Ngọc Long - Viện Triết học

2.GSTS Trần Phúc Thăng - Viện Triết hoc 3.PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia - Viện Triết học

2 | 4.PGS.TS Trần Thành - Viện Triết học

TONG QUAN KHOA HOC 5.PGSTS Nguyễn Thế Kiệt - Viện Triết học

DE TAI CAP BO 6.PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu - Viện Triết học

Năm 2005 ˆ I 7.PGS.TS Trần Văn Phòng - Viện Triết học

8.PGS.TS Lê Ngọc Tong - Vụ Quản lý khoa học 9.TS Hoang Thi Thanh - Tap chi ly luan chinh tri

ˆ ~ - ? nt - 2 cố ow,

QUAN HE GIUA TANG TRUONG KINH TE H a ~ =~ mâa 2 = 10.TS VaHéag.Som = Vigm rit hee 11 TS Trần Sỹ Phán - Viện Triết học VỮI CONG BANG XA HOI 0 VIET NAM ` ~ , kh TY fe 8 12 TS Hoàng Hải Bằng - Viện Triết học aa: ps mm

THO! KY HOI Mũi - VAN DE VA GIAI PHAP 13 Th.s Thiéu Quang Đồng- Viện Triết hoc

_14.Th.s Đào Hữu Hải - Viện Triết học

15 Th.s Trần Sỹ Dương - Viện Triết học

16 Th.s Vũ Thanh Hương - Viện Triết học 17.CN Phạm Anh Hùng - Viện Triết học 18.CN Đăng Quang Định - Viện Triết học

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Nga 19.CN Hoàng Kim Oanh - Viện Triết học

Thư ký đề tài: Th.S Đào Hữu Hải Cơ quan chủ trì: Viện triết học -

Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Trang 2

MỤC LỤC Phần mở đầu

Chương 1: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới - những vấn đề lý

UẬN L2 HS.» HzTnH TH ngà hưu

1.1 Thực chất của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 1.2 Một số quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thi

00201757

1.3 Quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Quan điểm chỉ đạo của 2 0 Chương 2: Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHƠN Ở nước ta hiện nay - Một s6 vấn đề đặt ra

2.1 Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

nước ta hiỆn nay ác ng th tr

2.2 Một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội trong thời kỳ đối mới cv c2 re 2.3 Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện tăng trưởng

kinh tế và công bảng xã hội ở nước ta hiện nay 2.4 Một số dự báo xu hướng vận động của tăng trưởng kinh tế

với công bằng xã hội ở nước ta - c.cc<cxccSc Chương 3: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Những giải pháp cơ bản 3.1 Bài học thực tế từ một số mơ hình nước ngồi

3.2 Một số nguyên tắc để giải quyết vấn để gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay coi, 3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế

với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay

3.4 Một số kiến 2:0 (28.1.0000 Tài liệu tham khảo các ngàn nu

Trang ~~] 12 16 21 21 25 36 34 58 58 67 76 100 104 Phần mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XX nhân loại đã đạt đến những bước tiến vượt bậc về khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm cho lực lượng sản xuất có sự phát triển chưa

từng thấy, nhờ đó kinh tế có những bước tăng trưởng nhảy vọt Dù vậy, văn minh và sự tiến bộ xã hội không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển, tăng trưởng của kinh tế mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các tiêu chí khác như việc phát triển giáo dục, y tế, thực hiện nhân quyền, bình đẳng giới trong đó việc

thực hiện cơng bằng xã hội là một nhân tố cực kỳ quan trọng Tăng trưởng ˆ kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là đích vươn tới của xã hội văn minh

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam độc lập thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn mình là mục tiêu tổng qt Khơng nghỉ ngờ gì nữa tăng trưởng kinh tế

và thực hiện công bằng xã hội là những tiêu chí cần phải đạt tới

Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể tạo cơ sở để thực hiện

công bằng xã hội và ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng có thể làm cho công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng hơn, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề khác của xã hội Cũng như thế, việc thực hiện công bằng xã hội

không chỉ thể hiện tính nhân văn của xã hội mà nó cịn có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế Dù vậy, giữa chúng không phải là quan hệ đồng thuận có tính tự phát Hiệu quả của mối quan hệ này được phát huy đến đâu - điều này không chỉ phụ thuộc tính tất yếu khách quan của một nền

kinh tế mà còn phụ thuộc vào sự lựa chọn, định hướng, vận dụng, điều chỉnh

của nhân tố chủ quan ở từng nước, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Trên thế giới và cả ở Việt Nam có nhiều quan niệm và cách giải quyết khác nhau về vấn dé này song việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với

Trang 3

trình khơng ngừng khảo nghiệm - tổng kết - điều chỉnh Giai quyết mối quan

hệ này như thế nào để tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không chỉ là mục tiêu hiện thực mà còn là động lực cho quá trình xây dựng xã hội mới

Đó là vấn đẻ đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu Lựa

chọn đề tài theo hướng này, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một tiếng

nói vào vấn đề thực tiễn dang dat ra

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội những năm đổi mới

vừa qua được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Về sự tăng trưởng kinh tế - nói chung và sự ảnh hưởng của vấn để này đến các lĩnh vực của đời sống xã hội được các tác giả đề cập đến qua các cơng trình nghiên cứu Có thể kể đến một số cơng trình như: "Tăng trưởng và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay - kinh nghiệm của cdc nude ASEAN" của tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), Nxb Hà Nội, 2001; "Các giải pháp thúc đấy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Vũ Đình Bách (Nxb CTQO Hà Nội, 1998):

"Việt Nam tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng” của tác giá Tào

Hữu Phùng (Tạp chí kinh tế và phát triển, số 7/ 1995) Những năm gần đây

vấn để này được đề cập đến trong hàng loạt các cơng trình Có thể kể đến

một số tác giả như: Tào Hữu Phùng, Vũ Hiền, Bùi Hoài Nam

Vấn đề công bằng xã hội cũng được một số các nhà nghiên cứu đề cập đến một cách khá độc lập như một vấn đề xã hội Có thể kể đến một bài viết đã đăng tải như: "Về công bằng xã hội” của tác giả Lê Hữu Tầng (Tạp

chí cộng sản số 19/1996); "Về phân tầng xã hội và công băng xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường (Tạp chí xã hội

học số 2/2001); "Công bằng xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa” của tác giả Bùi Đình Thanh CTạp chí cộng sản số 19/1996) Gần đây có các tác giả khác như Dương Xuân Ngọc, Lương Việt Hải, Trần Thao những cơng trình nghiên cứu vấn đề này

cr

Nguyên, Bùi Hoài Nam cũng c 2

Về phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội cũng được một số tác giả để cập có thể kể đến một số các bài viết tiêu biểu: "Bàn về công bằng

trong thu nhập và ảnh hưởng của nó đến vấn đề kinh tế” của tác giả Trịnh Huy Quách trên tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 4/1996; "Tang

trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Trần

Quế đăng trên tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 6/1997; "Phát triển kinh tế và công bằng xã hội, đánh giá thành quả đổi mới và suy nghĩ về

chiến lược phát triển của Việt Nam" của tác giả Trần Văn Thọ (đại học

Obirin, Tokyo) và Th.s Hitomi Asano (Tap chi sinh hoat ly luan 1/1999);

ˆ "Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta" của tác giả Nguyễn Tấn Hùng (Tạp chí

Triết học số 5/1999) Gần đây có một số bài viết của các tác giả Trương Giang Long, Phạm Xuân Nam, Nguyễn Tấn Hùng Vũ Thị Ngọc Phùng,

Trần Văn Chử cũng trực tiếp để cập tới vấn đề Tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện một đề tài "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và

công bằng xã hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta (1998) do TS Hoàng Thị Thành làm chủ nhiệm Các bài viết phần nào khảo sát việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới

Qua tham khảo các cơng trình nghiên cứu trên đây chúng tơi thấy

cần thiết có sự khái quát những thành tựu và vấn đề chúng ta phải đối mặt

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Với hy vọng

phân tích và tổng kết được một số vấn đẻ có tính phương pháp luận, đưa ra những giải pháp có tính định hướng để giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra

3 Giới hạn của đề tài

Trang 4

quả nghiên cứu trước đó Chúng tơi tiếp tục nghiên cứu vấn đề dưới góc độ

Triết học - qua đó nhằm rút ra một số bài học và hướng giải quyết có tính phương pháp luận

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để

xem xét sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Cùng với nó, các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát thực tiễn, điều tra xã hội học giúp đề tài chỉ ra những vấn đề có tính ngun tac, những giải pháp có tính định hướng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng -_ kinh tế và công bằng xã hội

5 Mục tiên và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát những thành tựu và những

vấn đề đang đặt ra trong việc kết hợp hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và

thực hiện công bằng xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc kết hợp tăng trưởng kinh

tế và công bằng xã hội ở nước ta trong những năm tới Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường - Quan điểm và thực tiễn giải quyết mối

quan hệ này ở một số nước trên thế giới

+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng trưởng kinh tế và

công bảng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa

+ Khái quát một số các thành tựu và vấn đề đặt ra trong việc kết hợp

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn và bài học kinh nghiệm của một số

nước đề xuất một số các nguyên tắc, giải pháp để giải quyết vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay

4

6 Cái mới của đề tài

+ Khái quát một số các thành tựu và vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Để xuất một số nguyên tắc, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

7 Nội dung chủ yếu của đề tài: gồm 3 chương

Chương ¡: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở

nước ta trong thời kỳ đổi mới - những vấn đề lý luận

Chương 2: Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - một số vấn đề đặt ra

Chương 3: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - những

giải pháp cơ bản

ổ Lực lượng nghiên cứu

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Nga

Thư ký đề tài: Th.s Đào Hữu Hải

Những người tham gia:

.GS.TS_ Nguyễn Ngọc Long - Viện Triết học

.GS.TS Trần Phúc Thăng - Viện Triết học PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia - Viện Triết học PGS.TS Trần Thành - Viên Triết học PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt - Viện Triết học

PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu - Viện Triết học PGS.TS Trần Văn Phòng - Viện Triết học

PGS.TS Lê Ngọc Tòng - Vụ Quản lý khoa học

.TS Hoàng Thị Thành - Tạp chí lý luận chính trị

10 TS Vũ Hồng Sơn - Viện Triết học

5

CON

DAA

PWN

Trang 5

I1.TS 12.T5 13 Th.s 14 Th.s 15 Th.s 16 Th.s 17 CN 18 CN 19 CN

Tran S¥ Phan - Vién Triét hoc

Hoàng Hải Bằng - Viện Triết học

Thiéu Quang Đồng- Viện Triết học Đào Hữu Hải — - Viện Triết học Trần Sỹ Dương - Viện Triết học Vũ Thanh Hương - Viện Triết học Phạm Anh Hùng - Viện Triết học Đăng Quang Định - Viện Triết học Hoàng Kim Oanh - Viện Triết học

Phần hai: Nội dụng

Chương Ï

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CONG BANG XA HOI G NUGC TA TRONG THOI KY DOI MOE - NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1 Thực chất của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là một phạm trù của kinh tế học Tuy nhiên phạm trù này cũng thu hút sự chú ý của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, đặc biệt ở nước ta, khi chuyển từ nên kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phạm trù "tăng trưởng kinh tế” trở thành một trong những phạm trù trung tâm của các khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn

Hiện nay thuật ngữ tăng trưởng kinh tế được sử dụng rộng rãi và có nhiều cách tiếp cận khác nhau Tăng trưởng kinh tế là "sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian”; là "sự tăng lên của sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong một nước do sự tang lên của thu nhập quốc dan va

sản phẩm bình quân đầu người"

Tăng trưởng kinh tế được đo bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Tổng sản phẩm quốc dân GNP; tổng sản phẩm quốc nội GDP; GNP/người/

năm; GDP/người/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người; hay GDP/đầu người của năm này so với năm trước hay giai đoạn so với giai đoạn trước

Khát niệm “Tăng trưởng kinh tế” chỉ phản ánh sự gia tăng về mat

lượng của một trạng thát, một nền kinh tế; nó chưa nói lên điều gì về mặt

Trang 6

Phát triển kinh rế có một nội hầm rộng hơn "tăng trưởng kinh tế” Phát triển kinh tế bao gồm cả tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng về mặt lượng) và sự đạt được các các chỉ tiêu về chất - trước hết là chất lượng cuộc sống (mức tiêu dùng vật chất; sự hưởng thụ về phúc lợi xã hội và dịch vụ: sự bình

đẳng về quyền con người v.v )

Trong báo cáo về phát triển thế giới năm 1992, Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về phát triển kinh tế như sau: "Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhan dan Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và

bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển,

nhưng trong bản thân, nó là một đại điện rất khơng tồn vẹn của sự tiến bộ”"

Như vậy "tăng trưởng kinh tế" là yếu tố hợp thành cua phat triển kinh tế Khơng có tăng trưởng kinh tế thì khơng có gì để nói về phát triển kinh tế Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện "cần" chứ không phải là điều kiện “đủ” của sự phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình vận động của nền kinh tế từ thấp đến cao cả về lượng lẫn về chất Trong bản chất nhân đạo của nó, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội

Công bằng xã hội là vấn dé được đặt ra từ lâu trong lịch sử xã hội loài người, ngay từ khi con người ý thức được những bất công trong xã hội

Ph.Angghen ting nhận xét: Công bằng của người Hy Lạp và người La Mã là công bằng của chế độ nô lệ, công băng các giai cấp tư sản những năm 1789

là đã xóa bỏ chế độ phong kiến mà nó cho là bất công Nhận thức của con người về bất công ở mức độ nào sẽ hướng con người vươn tới sự công bảng ở mức độ tương ứng Việc đặt ra và giải quyết vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức, đặc biệt sự chi phối lợi ích của các giai cấp, các nhóm chủ thể xã

hội Công bằng xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, với những thể chế chính trị khác nhau có những tiêu chí khác nhau

_ Từ điển bách khoa triết học định nghĩa: "Công bằng là khái niệm đạo

đức - pháp quyền, đồng thời là khái niệm chính trị - xã hội Khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phối hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ của họ, giữa lầm và hưởng, giữa lao động và sự trả công,

giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội Sự

không phối hợp trong những quan hệ đó được đánh giá là sự bất công" `, Nhu vậy, cơng bằng vĩ hói là khái niệm có nội dung kinh tế, chính trị phức tạp hơn nhiều so với khái niệm tăng trưởng kinh tế Công bằng xã hội hiểu

theo nghĩa chung nhất là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người và người dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa

cống hiến và hưởng thụ Từng thành viên gắn bó với cộng đồng xã hội trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua sự cống hiến theo khả năng trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển xã hội và được xã hội bù đắp, chăm sóc trở lại một cách tương xứng, không có sự tương xứng ấy là bất

công Việc thực hiện công bằng xã hội về thực chất, là sự ứng xử một cách hợp lý nhằm điều tiết mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các nhóm xã hội,

các vùng, miền : trong quá trình tìm kiếm lợi ích

Đo tính phức tạp trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội nên công bằng xã hội được nhìn nhận một cách cụ thể hoặc có thể nói cách khác,

việc giảm bất công bảng xã hội ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào những

yếu tổ khác nhau về trình độ kinh tế, chính trị, chế độ xã hội và cả những quan niệm của các nhóm chủ thể Nói đến công bằng xã hội không chỉ nói tới những tiên để khách quan mà nó còn liên quan đến sự cảm nhận cũng

! Từ điển bách khoa triết học, M 1982, r.630

Trang 7

như quan niệm của các nhóm chủ thể Tất cá điều này chỉ mang tính tương đốt

Do nội hàm của công bằng xã hội phức tạp như vậy, nên việc định

lượng mức độ thực hiện công bằng xã hội là rất khó khăn Người ta đã sử

dụng nhiều thước đo khác nhau, nhưng kết quả cũng chỉ có ý nghĩa tương

đối

Phương pháp phổ biến nhất để đo mức độ công bằng trong phân phối thu nhập là tính tỷ lệ thu nhập giữa 20% số người giàu nhất với 20% số

người nghèo nhất Tỷ lệ này càng lớn, mức độ bất công bằng càng cao và _ ngược lại Để thấy rõ hơn sự phân cực trong thu nhập, người ta còn so sánh

mức thu nhập của 5% số người giàu nhất với thu nhập của 5% số người nghèo nhất

Một công cụ đề biểu đạt mức độ bất công bằng trong thu nhập được sử dụng trong kinh tế học là đường cong Lo ren, Đường cong Lo ren được

biểu thị trong một hình vng, cạnh bên trái thể hiện số phần trăm thu nhập, cạnh đáy là phần trăm dân số xếp từ nhóm có thu nhập thấp đến cao Đường, chếo của hình vng là đường công bằng tuyệt đối Trong trường hợp bất công bằng tuyệt đối, đường cong lo ren chạy theo cạnh đáy và cạnh bên phải (tức là I% dân số nhận được 100% thu nhập) Thông thường đường cong lo

ren nằm ở khoảng giữa đường công bằng và đường bất công bằng tuyệt đối,

đường cong càng cách xa đường chéo thì mức độ bất công bằng càng cao

Hé sé Gini tính bằng tỷ lệ giữa hình được tạo bởi đường chéo của

hình vng với đường cong lo ren và tam giác vuông được tạo bởi đường chéo của hình vng với cạnh đáy và cạnh bên phải Hệ số này tính từ 0 đến 1, trong đó O là cơng bảng hoàn toàn, 1 là bất cơng bảng hồn tồn Hiện

nay, theo tính tốn của UNDP, hệ số Gini bằng 0,4 là giới hạn giữa công bằng va bat cong bang

Các phương pháp đo mức độ chênh lệch trong thu nhập chưa đủ để xác định mức độ bất công bằng trong một quốc gia, chẳng hạn có thể có sự

L0

công bằng trong phân phối thu nhập nhưng xét thêm những yếu tế khác như

điều kiện sống, các dịch vụ được hưởng thì có thể mức độ cơng bằng xã

hội lại khác đi Bởi thế người ta còn đưa ra nhiều tiêu chí xác định khác như:

- Mức độ nghèo khổ: xác định ranh giới tối thiểu về thu nhập để tính

số người nghèo trong một quốc gia, chẳng hạn, những người có mức sống dưới 1 USD 1 ngày ở các nước đang phát triển và dưới !4 USD I ngày ở các

nước phát triển được coi là nghèo Hoặc người ta quy định những chuẩn nghèo quốc gia để xác định số người nghèo trong từng nước

- Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người bạo gồm mức

tối thiểu về định dưỡng, sức khỏe, mức sống, nhà ở và các điều kiện đảm bảo

sự phát triển của cá nhân, Những nhu cầu này ở mỗi nước thực hiện khác nhau Tuy nhiên một xã hội không thể được coi là công bằng khi dại bộ phận dân cư không bảo đảm được những nhu cầu tối thiểu

- Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp do Liên hợp quốc đưa ra với 73 chỉ tiêu bao gồm cả các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, về chăm sóc sức khỏe nhân dân, về văn hóa, giáo dục

- Gần đây Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người (HDD và được sử dụng khá phổ biến để đánh giá sự phát triển của một nước Chỉ số

này được tính tốn theo 3 tiêu chí có tính bao quát, thể hiện được những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển con người, đó là tuổi tác, trí tuệ và mức

sống Cụ thể là: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ biết chữ của người lớn, tuổi thọ bình quân của dân số Chỉ số này được tính theo dãy giá trị từ 0 (mức độ phát triển con người thấp nhất) đến 1 (mức độ phát triển con người cao nhất) Trong những năm đổi mới ở nước ta, vấn để công bằng xã hội trở

thành một trong những mục tiêu cơ bản phát triển đất nước Các tiêu chí về cơng bằng xã hội được cụ thể hóa trong các văn kiện lớn của Đảng và Nhà nước Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: "Công bằng xã hội không chi được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra những điều kiện cho mọi người phát huy

Trang 8

tốt năng lực của minh" ' Nhu vay, ở nước ta hiện nay, công bằng xã hội

được nhìn nhận ở các khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất, Từ góc độ phân phối kết quả sản xuất, đó là sự tương xứng giữa lao động và thu nhập, giữa cống hiến và hưởng thụ Sự cống hiến ở đây cũng được hiểu ở nhiều góc độ: cống hiến về lao động (số lao động mà người lao động bỏ ra cho công việc sản xuất vật chất); Cống hiến về nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất; Cống hiến sức lực và cả xương máu, tính mạng (của

những người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự xã hội), Cống hiến

trong quá khứ (sự đóng góp của đồng bào, chiến sĩ trong chiến tranh);

Thứ hai, Từ việc có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp nhận các

nguồn tư liệu sản xuất xã hội như các nguồn vốn, tài nguyên, thông tin, khoa

học - kỹ thuật và các dịch vụ xã hội khác

Thứ ba, Từ góc độ cơ hội và điều kiện để các cá nhân, các nhóm xã hội thể hiện phát huy năng lực của chính mình

1.2 Một số quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nên kinh tế thị trường

Trong lịch sử phát triển xã hội thế giới, có nhiều quan điểm khác

nhau dẫn đến cách giải quyết mối quan hệ tang trưởng kinh tế và cong bang xã hội cũng rất khác nhau:

- Quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế đối lập với công bằng xã hội, mà tăng trưởng kinh tế có tính quyết định đến sự sống còn của một đất nước nên cần ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việc

phân phối lợi nhuận từ tăng trưởng kinh tế một cách có lợi nhất cho các nhà

đầu tư là yếu tố bảo đảm cho việc tích lũy vốn để phát triển kinh tế Bất bình đăng trong thu nhập là tiền đề, nguyên nhân và kết quả của tăng trưởng kinh tế Thậm chí, bất bình đẳng về thu nhập còn là động lực cho tăng trưởng kinh

' Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG H.1996, tr.31

12

tế Ricácđô (nhà kinh tế học người Anh) cho rằng tăng trưởng kinh tế được

bảo đảm bằng mức tiết kiệm cao của tầng lớp tư sản, do đó ơng chống lại

việc phân phối thu nhập bất lợi cho giai cấp tư sản Lập luận này có cơ sở từ

thực tế phát triển của CNTP Thực tế những nước đi theo mô hình nền kinh

tế thị trường tự do, chạy theo tăng trưởng kinh tế, hy sinh công bằng xã hội, cho rằng phân hóa giàu nghèo càng cao, càng tạo được động lực cho tăng

trưởng kinh tế, rằng khi của cải tập trung vào tay một số ít người thì mức độ đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ cao do mức độ tiêu dùng thấp Nếu của cải phân phối cho toàn xã hội mội cách rộng rãi thì mức độ tiêu dùng sẽ lớn và ˆ đầu tư sản xuất sẽ ít đi gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên trong thực tế quan điểm trên đây đã gặp trắc trở Sản xuất

gia tăng đòi hỏi phải có tiêu dùng mới có tái sản xuất Nền kinh tế tăng

trưởng cao, nhưng đa số đân cư nghèo, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ

được do người đân khơng có tiền mua dẫn đến sản xuất bị đình trệ bế tác,

trong nền kinh tế TBCN đã từng có những cuộc khủng hoảng thừa, hàng hóa

phải tiêu hủy trong khi đời sống nhân dân rất thiếu thốn Mặt khác nhờ có quá trình tích tụ tập trung tư bản kéo theo sự bần cùng hóa của đơng đảo đân

cư trong xi hội mà cuộc cách mạng cơng nghiệp có động lực mạnh mẽ Song

sự bản cùng của đông đảo nhân dân đã dẫn đến những bất ổn về mặt xã hội Để vỗ về dân chúng, giai cấp tư sản cho rằng sự bất bình đăng trong thu nhập không phải là vĩnh viễn, nó chỉ tăng lên trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, khi nền kinh tế phát triển cao, bất bình đẳng sẽ giảm đi do nén

kinh tế phát triển sẽ có khả năng thu hút hết mọi lao động dư thừa và đồng

thời sẽ có điều kiện để tăng lương thực tế trên điện rộng Bất bình đẳng là cái giá phải trả cho sự thành công, mọi sự phân phối lại vội vã sẽ có nguy cơ bóp

chết tăng trưởng kinh tế

Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi ở các nước TBCN, có khi

còn được thực hiện một cách cực đoan hơn: tăng trưởng kinh tế bằng mọi

Trang 9

triển giàu có nhất thế giới, nước Mỹ luôn tự cho là quốc gia có thể chế chính

trị dân chủ tự do, nhưng thực tế xã hội lai day ray những bất công Sự bất công bang trong thu nhập, trong các quyền cơ ban cua cong dan và những

cuộc đấu tranh liên miên địi sự cơng bằng xã hội đã khiến cho nước Mỹ không lúc nào yên ốn Không phải cứ tăng trưởng kinh tế cao là tự khắc sẽ

có công bàng xã hội Bởi vì khi của cải tập trung trong tay một số ít người giàu, họ trở thành những người có thế lực không chỉ về kinh tế mà cịn về

chính trị Bất bình đẳng cao độ về kinh tế và chính trị có xu hướng dẫn đến

những thể chế kinh tế và cách thức tổ chức xã hội ưu đãi lợi ích của những

-_ người có thế lực lớn Nhà nước trở thành công cụ phục vụ cho nhóm người giàu có Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội có xu hướng tự tái điễn qua thời gian và qua các thế hệ, tạo thành "cái bẫy bất bình đẳng" Người

nghèo chí có thể ở trong cái "vịng nghèo khơ khép kín" ay ma khong bao giờ có thể thốt ra được Số liệu thống kê cho thấy, 1% dân số giàu nhất nước Mỹ nắm giữ 40% tài sản của cả xã hội Sự nghèo khế của số đơng dân

chúng có nguy cơ đe doa đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội Vì thế, CNTB đã tìm cách giảm bớt sự căng thẳng xã hội, chuyển mâu thuẫn ra bên

ngồi bằng cách tìm kiếm thị trường để đầu tư và tiêu thụ sản phẩm và để thu

lợi nhuận từ bóc lột lao động và tài nguyên ở các nước khác Cùng với q trình tồn cầu hóa do CNTB ch: phối, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội

đã trở thành vấn đề toàn cầu giữa một bên là các nước tư bản phát triển chỉ phối đại bộ phận của cải của thế giới và một bên là những nước còn lại Báo cáo phát triển thế giới năm 2000 của UNDP có nêu: các nước phát triển với

1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm 86% GDP toàn cầu, trong khi đó các nước nghèo nhất cũng với 1/5 dân số thế giới chỉ có 1% GDP toàn cầu Tỷ lệ

thu nhập của 5% số người giàu nhất so với 5% số người nghèo nhất của thế

giới năm 2000 là 74/1, trong khi tỷ lệ nầy năm 1913 là 11/1 Chiến tranh để giành giật thị trường, nạn khủng bố, bệnh tật, thiên tai liên miên đặt cả xã

14

hội loài người trước nguy cơ huy diệt nếu khơng có những hành động chung

để giải quyết

Đối lập với quan điểm trên đây, các nước đi theo con đường XHCN,

thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với lập luận rằng công bằng xã hội là ước mơ của con người ở mọi thời đại, vì thế cần phải đạt tới một xã hội công bằng càng nhanh càng tối Muốn vậy cần ưu tiên thực hiện công bàng xã hội

trước, từ đó mới tạo được động lực để tăng trưởng kinh tế Do nôn nóng muến có ngay một xã hội mà ở đó con người được "làm theo năng lực,

hưởng theo nhu cầu”, khơng cịn áp bức bất công, mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, các nước XHCN đã khơng tính đến trình độ của lực lượng

sản xuất đã đạt được, bất chấp quy luật phát triển kinh tế - xã hội ở một xã hội cịn chưa phát triển xóa bỏ sở hữu tư nhân, cơng hữu hóa tồn bộ tư liệu

sản xuất Càng sai lầm hơn nữa là bỏ qua cả nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện phân phối bình quân, cào bằng Quan niệm về công bang xa

hội một cách cực đoan như vậy nên nó trở thành lực cần đối với tăng trưởng

kinh tế Từ đó nền kinh tế các nước XHCN lâm vào khủng hoáng, buộc các nước muốn đi lên CNXH phải tiến hành đổi mới, chuyển nền kinh tế từ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, ở đó quan điểm về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội được tiếp cận theo một hướng khác

Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường

thế giới, ngày nay người ta đã thừa nhận là một xã hội không thể phát triển được nếu đem đối lập tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Chạy theo

tăng trưởng bằng mọi cách chính là phản phát triển Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển Nhiều năm gần đây, khi môi trường sống

của con người ngày càng bị phá hủy, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, tầng ô zôn bị bào mòn do các khí thải cơng nghiệp, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp và tệ nạn xã hội khơng giảm, thậm chí ngày càng tăng lên, nhân loại đã nghĩ tới "cái ngưỡng' của sự phát triển Thuật ngữ phát triển bền vững đã

Trang 10

nay mà không tổn hại đến sự phát triển của tương lai là đòi hỏi lớn lao đối

với nhân loại khi lựa chọn các quyết sách phát triển nhằm được cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường

Bất bình đẳng trên quy mơ toàn thế giới do CNTB chạy theo lợi

nhuận trước mắt đã dẫn đến chiến tranh, dẫn đến nạn khủng bố, dẫn đến môi

trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại đe dọa đến sự sống còn của cả xã hội lồi

người Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo rằng cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội bằng cách tăng cường vai trò của nhà nước trong điều tiết thị trường Nhà nước phải tham gia điều tiết sao cho nền kinh tế phát triển hợp lý có kế

hoạch, điều tiết thu nhập để sao cho bàn tay của nhà nước phải tạo ra sự công bằng xã hội cho toàn xã hội chứ không phải chỉ ở một bộ phận, một khu vực

Muốn có sự công bằng xã hội cho tồn dân, khơng thể dùng chính sách phân

phối bình quân, cào bằng, không thể trợ cấp tràn lan bởi đó là cách làm tăng

thêm sự bất công Phải thực hiện làm sao có sự công bảng cho mọi người dân trước những cơ hội để phát triển Những cơ hội đó bao gồm: các loại hàng

hóa, dịch vụ cơng cộng, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế công Khi đã tiếp cận được các cơ hội phát triển ai cũng có thể trở thành thành viên của thị trường hàng hóa, tăng trưởng kinh tế nhờ thế có thêm nhiều nguồn lực để phát triển

Tuy nhiên, việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như thế nào cho có hiệu quả thì các nước tự bản cho dù có những cố gắng ở các mức độ khác nhau nhưng thực chất vẫn chị là những giải pháp nửa vời Với

một chế độ TBCN, một nền kinh tế thị trường TBCN, nhà nước đại điện cho

quyền lợi của giai cấp tư sản, bất công xã hội chắc chắn không thể giải quyết

được

1.3 Quan hệ tăng trường kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Quan điểm chỉ đạo của Đảng

16

Trước đối mới nước ta thực hiện một nên kinh tế quan lý kế hoạch

hóa tập trung với hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu

tập thể về tư liệu sản xuất Dù có một số thành tựu song nền kinh tế ấy đã bộc lộ nhiều hạn chế như: "kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện

tượng tiêu cực trong xã hội” |

Bước vào thời kỳ đổi mới, để khắc phục các hạn chế thiếu sót của cơ

chế quản lý cũ Đảng ta đã thừa nhận sự tổn tại của kinh tế kiểu sản xuất hàng và và kinh tế tư bản tư nhân; thừa nhận tồn tại của nên kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần, thừa nhận sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu .có sự quản lý của nhà nước hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh”, Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa xuyên suốt thời kỳ đổi mới Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bảng xã hội ở đây cần được nhìn nhận như thế nào cho thỏa đáng 2

Cũng có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này Một số người hoài

nghi tính đúng đắn của sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cho đó là đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, là xa rời mục tiêu cône bằng xã hội Ngược

lại, một số khác lại cường điệu vai trò của kinh tế thị trường, cho đó là

"trường đấu lý tưởng" để thực hiện công bằng xã hội, không cần đến sự can

thiệp của Nhà nước |

Đối với ý kiến thứ nhất, chúng ta đã có bài học thất bại về một thời

kỳ thực hiện công bằng xã hội một cách phiến diện, khơng tính đến trình độ

đã đạt được của nền kinh tế, nên đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội, cả kinh tế cũng không phát triển được mà công bang xã hội cũng bị biến

dang, doi sống nhân dân trở nên khó khăn, túng quẫn, xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng Đề thoát ra khỏi tình trạng này, chỉ có một con đường là phải tầng trưởng kinh tế đất nước Nếu khơng có tăng trưởng kinh tế sẽ

Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật H.1997, tr.61

Trang 11

khơng có điều kiện để giảm bớt tình trạng nghèo đói, đồng thời để nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân Khơng có tăng trưởng kinh tế, khơng thể có vốn để phát triển mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao

động, vì hàng năm chúng ta có hàng triệu người bổ sung vào hàng ngũ những người lao động không kế con số những lao động vẫn đang thất

nghiệp Khơng có tăng trưởng kinh tế không thể giữ vững ổn định chính trị,

an ninh quốc phịng cũng như giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế Muốn tăng

trưởng kinh tế chúng ta bắt buộc phải chuyển sang sản xuất hàng hóa, phải

thực hành cơ chế thị trường Cơ chế thị trường sẽ là phương tiện để huy động mọi tiểm năng, khả năng vào phát triển kinh tế Kinh tế thị trường là một hình thức xã hội của tế chức và hoạt động kinh tế, trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường - động lực vận động của kinh tế thị trường là lợi nhuận Lợi nhuận kích thích

sự cải tiến tô chức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Lợi nhuận kích thích tiết kiệm, đầu tư, kích

thích sự sắng tạo trong lao động do đó kinh tế thị trường chính là phương

thức phát triển sức sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế Kinh tế thị

trường là một bước phát triển cao của nên sản xuất hàng hóa, một giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội chứ không phải là hình thức riêng có của

chủ nghĩa tư bản

Tuy vậy, kinh tế thị trường có mặt trái, có những khyết tật cố hữu của nó, đó là mơi trường thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng khai thác cạn kiện môi trường, tình trạng cạnh tranh dẫn đến phá sản, thất nghiệp gây ra bất công xã hội Vì vậy, đối với loại ý kiến thứ hai, cần phải khẳng định rằng, nếu khơng có sự quản lý của

Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, để cho kinh tế thị trường phát triển

tự phát thì dù cho trước mắt có thể có tầng trưởng kinh tế ở một mức độ nào đó nhưng tự nó khơng bao giờ giải quyết được công bằng xã hội, và nguy hiểm hơn là sẽ đưa đất nước tới chỗ đổ vỡ, đi chệch sang con đường tư bản

18

chủ nghĩa Vì vậy nhìn nhận mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bang xã hội cũng cần có những đối mới

Tỉnh thần này được thể hiện một cách khá nhất quán trong các văn

kiện lớn của Đảng và trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước trong suốt thời kỳ đổi mới Có thể kể đến một số văn kiện lớn như:

Nghị quyết hội nghị TW 5 khóa VH (6-1993) về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn; Nghị quyết Trung ương 7 khóa VỊI (7-1994) về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đều nhấn mạnh: lấy việc phát huy nguồn lực con

người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; động viên toàn dân cần, kiệm, xây dựng đất nước, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời

sống nhân dân, phát huy văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường

Dai hoi VỊII là đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong chỉ đạo về

vấn để này Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định:

“Tăng trưởng kính tế phải gắn liên với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển Công bàng xã hội phải được thể hiện ở các khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội để phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” !

Đến hội nghị Trung ương 4 khóa VIH, Đảng nhấn mạnh: "Phát

triểnkinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa nông thôn với nông thôn, giữa thành thị với

thành thị, giữa các tầng lớp xã hội”

Tinh thần này tiếp tục được thông qua tại Đại hội Đăng toàn quốc lần

thứ VII: "Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người

Kết hợp hài hòa giữa phát triên kính tế với phát triển văn hóa xã hội, giữa

“Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VHI, Nxb CTỌG H.1996, tr,1 13

Trang 12

tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tính

thần của nhân dan Coi phát triển kinh tế là tiền đề để thực hiện chính sách

xã hội thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đấy kinh tế” Tỉnh thần đó tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX: "Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững tăng trưởng kinh tế di đôi với thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" !

Cũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đăng ta đã tiếp tục khẳng định mục tiêu: “Tiế? tục sự nghiệp đổi mới, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì nưục Hiếu ddan giàn, nước mạnh, xã hói cơng bằng, dân _ chủ, văn mình, tuững bước dị lén chủ nghĩa vá hội”, Mục tiêu ấy chính là đã

bao chứa nội dung vừa có tăng trưởng kinh tế cao, vừa có tiến bộ và cơng

bằng xã hội Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước cùng với quá trình chuyến sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã mở ra những khả năng mới cho sự kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã

hội Song thực tế ấy cũng đạt ra những vấn để chúng tá phải tiếp tục giải

quyết

° Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IX Nxb CTQG H.2001, tr.§8-§9 20

Chương 2

KET HOP TANG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BANG XA HOL

TRONG DIEU KIEN KINH TE THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Ở NƯỚC TA HIẾN NAY - MỘT SỐ VẬN ĐỀ DAT RA

2.1 Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là yêu cầu tất yếu trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện

nay

Ngay từ khi thực hiện công cuộc đổi mới Đảng ta đã khẳng định:

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị - trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan Theo tinh thin dé Dai hoi IX cha Đẳng tiếp tục khẳng

định: "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính

sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế

thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới chính là

giải quyết vấn đề trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta hiện nay khơng cịn là nền kinh tế hạch toán tập trung, quản lý bằng cơ chế hành chính bao cấp, nhưng đó cũng

khơng phải là nền kinh tế thị trường tự do - kinh tế thị trường tư bản chủ

nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một nền

kinh tế quá độ vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa

trên cơ sở và bị chỉ phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã

hội Vì vậy cần phải nhìn nhận và thấy rõ được tính đồng nhất và tính khác biệt giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Trang 13

với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Sự đồng nhất và sự khác biệt được thể hiện trên những điểm sau:

- Về mục đích của nên kinh tế: Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

nhằm phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, xây đựng cơ sở vật chất, kỹ thuật

cho chủ nghĩa tư bản, bảo vệ sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, chế độ tư bản chủ nghĩa, sự thống trị của giải cấp tư sản chỉ có thể được tồn tai và phát triển trên cơ sở nên kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Còn nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

- cho chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vạt chất và tinh thần

của nhân đân lao động Việc sử dụng cơ chế thị trường, sử dụng các hình

thức, các phương pháp quản lý của kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất phát triển, khuyến khích người lao động hãng say, sáng tạo trong lao

động, sản xuất, giải phóng sức sản xuất, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Về chế độ sở hữu: Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ yếu, còn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta thực

hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước sở hữu tập thể, sở

hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) nhưng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu

sản xuất chủ yếu Trong đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà

nước nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thế là nền tảng của nền kinh tế quốc đân

- Về chế độ quản lý: Trong thời đại ngày nay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều cần có sự quản lý của nhà nước Đó cũng là những kết luận được rút ra qua quá trình phát triển kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản Nhưng điểm khác

nhau ở đây là xuất phát từ bản chất của nhà nước Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa được quản lý bằng nhà nước tư sản nhằm bảo vệ quyền lợi, địa

22

vị của giai cấp tư sản là chủ yếu Trong nền kinh tế ấy sự quản lý của Nhà

nước ln mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ chế độ tư bản với mục đích nhằm bảo đảm mơi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của

giai cấp tư sản, cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản Còn ở nước

ta, đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường

- Về chế độ phân phối: Sự phát triển của kinh tế thị trường, tự nó đem lại những hình thức phân phối khác nhau Song điểm khác nhau giữa kinh tế

thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

- nghĩa ở chỗ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phục vụ lợi ích tối đa của các

nhà tư bản, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời sử dụng các hình thức phân phố: khác, vừa khuyến khích lao động, vừa

đảm bảo phúc lợi cơ bản cho tồn xã hội

Chính vì vậy, Đảng ta đã chỉ rõ: "Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị

của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhất là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng

sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”

Ngày nay, không một ai có thể phủ nhận vị trí, vai trị quan trọng của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền kinh tế

- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội

Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là thành tựu phát triển của nền văn minh

nhân loại đạt được qua chủ nghĩa tư bản, nó cũng tồn tại khách quan và cần thiết cho bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta

Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự nhảy vọt về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp; phải trải qua những bước trung gian những nhịp cầu quá độ

Trang 14

với nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội mang tính q độ Chính vì vậy Đảng ta đã khẳng định: "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu đài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa”

Đại hội IX của Đảng đã xác định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài

Các thành phần kinh tế này vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh

- tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật Tất cả các thành phần kinh tế đều

là bộ phan cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghữa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo kinh tế nhà

nước cùng với kinh tế tập thế là nền tảng vững chắc của nên kinh tế quốc

đân

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, trong quá trình phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang cịn có nhĩng ý kiến

khác nhau Có ý kiến muốn hạ thấp vai trò của kinh tế nhà nước hoặc phủ

nhận kinh tế nhà nước, đề cao nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân, muốn tập trung phát triển kinh tế tư nhân, muốn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bất cứ giá nào và thực chất là muốn tư nhân hóa nền kinh tế Có ý kiến

lại cho rằng, trong bối cảnh hiện nay của nước ta khi mà kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo, chưa thực sự là nền tảng của nên kinh tế quốc dân; trong khi chính sách, luật pháp cịn chưa hồn chỉnh, đồng bộ nếu cứ tập trung phát triển mạnh kinh tế tư nhân đặc biệt kinh tế tư

bản có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi thì liệu có giữ vững được định

hướng xã hội chủ nghĩa không ? Kinh tế thị trường đã có nhiều mơ hình lý

thuyết và cả trên thực tế còn những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, qui luật vận động của nó ra sao vẫn

đang là những vấn để tiếp tục được tổng kết và điều chỉnh Duy có một thực 24

tế khó chối cãi, để khơng đi chệch mục tiêu đã lựa chọn, giữ được nét đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN tất yếu phải gắn tăng trưởng

kinh tế với công bằng xã hội

2.2, Một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế và công bàng xã hội trong thời kỳ đổi mới

2.2.1 Thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến cơ bản về chát tạo ra sự tăng trưởng khá cao và toàn diện

Do đổi mới cơ cấu kinh tế - chuyển nền kinh tế với cơ cấu một thành

phần sang cơ cấu nhiều thành phần để phù hợp với trình độ phát triển thấp và

- không đều của lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; Do

đổi mới cơ chế quản lý - chuyển từ kiểu quản lý theo cơ chế quan liêu tập

trung không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất thấp, không đều sang cơ chế quản lý hạch toán, quản lý theo cơ chế thị trường năng động, hiệu quả;

Do đổi mới phương thức phân phối từ kiểu phân chia bình quân trong khơng

bình qn, cào bằng trong không cào bằng và bao cấp - triệt tiêu động lực

của sự phát triển sang kiểu phân phối theo hiệu quả của sản xuất kinh doanh

- Kiểu phân phối này đã tác động, kích thích khơi dậy nguồn lực - tạo động lực phát triển của người lao động trong sản xuất kinh doanh; Do chuyển nên kinh tế khép kín, đóng kín đến “bưng bít" với thế giới bên ngoài sang một nên kinh tế được "cởi trói" - một nền kinh tế "mở" - mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới - đã tạo "lực” và "thế” cho nền kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển mới của kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay; Do

đổi mới tư duy về cơng nghiệp hóa - chuyển tư đuy từ công nghiệp hóa là

nhiệm vụ trung tâm thời kỳ quá độ sang tư duy về công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa Tất cả những đổi mới ấy đã khắc phục được sự trì trệ,

tụt hậu của nền kinh tế nói chung Về cơ bản chúng ta đã thiết lập được

những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất hiện có

Trang 15

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, từ [991-2000 ty trong

GDP trong nông nghiệp từ 38.7% giảm xuống còn 24,5%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,7% lên 36,6%, dịch vụ tăng từ 38,65 lên 39,1%,

Nhìn chung, nên kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, vững chắc Tổng sản phẩm quốc dân (GÐP) đã tăng hơn 2 lần so với năm

1990 Tích lũy nội bộ của nền kinh tế đạt 27% GDP, đến nay nền kinh tế đã

đáp ứng được nhu cầu cần thiết của nhân dân, đời sống của nhân dân lao

động được cải thiện, nâng cao rõ rệt Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang

phát triển mạnh mẽ, tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kinh tế - nhà nước đang từng bước vươn lên thực hiện vai trò chủ đạo, định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế

quản lý, phân phối có nhiều đổi mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước

Bước đột phá của công cuộc đổi mới được bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp Từ khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4-L988, cùng với một số chủ trương, chính sách khác của Đảng và Nhà nước được ban hành như một luồng gió mới thổi vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Với việc thừa

nhận kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, được sử dụng ruộng đất lâu đài, ổn định, được sản xuất trao đổi sản phẩm hàng hóa trên thị trường tự đo, được nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất về thị trường đã khơi dậy tiềm năng to lớn của 12 triệu hộ nông dân hăng hái, tích cực đi vào sản xuất nông nghiệp Chi tinh về sản lượng

lương thực cho thấy: cả nước đã tăng từ 17,5 triệu tấn năm 1987 lên 35,7 triệu tấn năm 2000 Từ một nước phải nhập khẩu lương thực thường xuyên, từ năm 1988 đến 2000 đã xuất được 2,5 triệu tấn, đứng hàng thứ hai về xuất

khẩu gạo

Trong công nghiệp, Nhà nước đã xóa bỏ bao cấp tràn lan với xí nghiệp quốc doanh, đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước đi vào sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, nâng

26

cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Các thành phần kinh tế khác được Nhà nước khuvến khích, tạo điều kiện để phát triên Nhờ vậy cho đến nay sản xuất công nghiệp trong nước đạt tý lệ tăng trưởng khá cao, trung

bình 13% một năm |

Với tất cả những chuyển đổi mang tính cách mạng trên đây đã đưa

lại sự tăng trưởng chưa từng có của nền kinh tế trong nước Theo thống kê

tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm từ 1986 đến 2000 đạt 6,3%

Trong đó tốc độ tăng GDP trong những năm 1986-1991 có sự dao động rất

lớn, từ 2,8% năm 1986 lên 6% năm 199] Từ 1992-1997 tốc độ tăng trưởng

- GDP đều ở mức cao và khá ôn định (1992 đạt 8,6%: 1993: 8,1%; 1994:

8,8%; 1995: 9,5%; 1996:.9,3%; 1997: 8,2%) Do tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực từ năm 1997-1999 tốc độ tăng GDP nước ta cũng suy giảm theo Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng GDP từ 2000 đến 2003 được

khôi phục và đạt mức tăng bình qn 6,97%/năm Ì Đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,4% Với tốc độ tăng trưởng đó, nước ta đứng vào hàng các nước có tăng trưởng kinh tế khá cao so với trong khu vực (theo số liệu thống kê của ngân hàng phân tích châu Á 5/2003, năm 2001 Nhật Bản 4,5%; Trung Quốc 7,2%; Ấn Độ 5,4%, Thái Lan 1,8%; 2002 Nhật Bản là 5,7%; Trung Quốc 7,9%; Ấn Độ 5,0%, Thái Lan 4,5% Những thành tựu đã đạt được trong tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở vật chất để chúng ta thực hiện công bằng xãhội —_

2.2.2 Tăng trưởng kinh tế khá toàn điện trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở vật chát giải quyết các vấn

đề xá hội, thực hiện chính sách phúc lọi đổi với người có cơng với nước, thực hiện tốt chiến lược xóa đói, giảm nghịo, đời sống vật chất và tỉnh thần được nâng lên

Trang 16

Nhờ những kết quả thu được từ tăng trưởng kinh tế, mỗi năm đã dành từ 24,4% đến 28,4% ngân sách nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực xã hội

Hiện cả nước khơng cịn hộ đói kinh niên, số hộ nghèo giảm rõ rệt

số hộ khá, giàu ngày một tăng: đến nay cả nước có 75% hộ gia đình chính

sách, người có cơng với nước có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú; thu nhập và đời sống ở các vùng nông thôn, vùng nghèo đã tăng lên, nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập bình qn

Khơng dùng lại ở các chỉ số đó, các chỉ số xóa đói giảm nghèo đã đạt được trong những năm qua, một trong những biểu hiện của công bằng xã

_ hội Đói nghèo là hệ quả của hàng loạt các nguyên nhân Trong nên kinh tế

thị trường một số hộ nghèo đói là đo họ khơng có điều kiện tiếp cận với các cơ hội việc làm, không được hưởng điều kiện thuận lợi từ cơ sở hạ tầng xã hội mang lại, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường xuyên gặp các rủi ro do thiên tai, nạn dịch Một số hộ thì khó khăn đo thiếu phương pháp làm ăn kinh tế hay gặp các tai nạn, hoàn cảnh éo ie, một số khác do xa đà vào các tệ nạn, lười biếng Song do hoàn cảnh lịch sử có khơng ít những gia đình thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có cơng với cách mạng mà nay gặp hoàn cảnh éo le, có cuộc sống khá thấp, thậm chí rơi vào tình trạng nghèo khổ Họ thiếu vốn liếng, lao động va ca

sức khỏe, nhiều người không được đào tạo nghề, hoặc có nghề nhưng cũng ở

trình độ thấp Họ trở nên bất cập trước nhiều đòi hỏi của kinh tế thị trường

Bên cạnh đó việc làm giàu phi pháp của một số người cũng đẩy một số người khác vào sự bần cùng Thực tế này cho thấy một trong nhiều nguyên nhân của đói nghèo xuất phát từ những bất công của xã hội Giảm thiểu tỷ lệ đói

nghèo được coi là những dấu hiệu quan trong của công bằng xã hội Hướng tới mục tiêu trên, Đang và Nhà nước đã có những bước phát triển liên tục trong nhận thức, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo Trong

lời tựa cuốn sách chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo xuất bản tháng 5-2002 Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: "Chính

28

phủ Việt Nam với vấn đề xóa đói giam nghèo là mục tiêu xuyên suết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Xóa đói, giảm nghèo là

yếu tố cơ bản để đảm bảo công bảng xã hội và tăng trướng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bén vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo”

Thực tế những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã hết sức chú ý đến

vấn để tạo cơ hội và năng lực cho người nghèo thông qua rất nhiều các chương trình Hàng hoạt các chiến lược quốc gia về vấn đẻ này đã ra đời Có thể kể đến các chương trình điển hình như: chiến lược quốc giu về cấp nước - sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chiến lược dân số; chiến lược quốc

gia về dinh dưỡng; chương trình định canh, định cư .; Song hành với các

chiến lược, chương trình trên, Đang và Nhà nước chú trọng vấn đề nâng cao kỹ năng, trình độ nghề nghiệp, tính năng động, năng lực lựa chọn nắm bắt cơ

hội theo phương châm "cho người nghèo chiếc cần câu để câu lấy con cá”, cứu trợ họ để họ tự cứu trợ mình bằng chính năng lực của mình Hàng loạt các mơ hình tập huấn kiến thức, "câu lạc bộ giúp cho người nghèo", "mơ hình tín dụng, tiết kiệm của người nghèo” Tất cả các việc làm trên đây

không chỉ giúp cho các hộ thoát nghèo, giảm bớt các bất công phi lý của tạo

hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế theo hướng bên vững

Bằng những việc làm đó, những năm đổi mới vừa qua, trên lĩnh vực xóa đói giảm nghèo chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể Theo kết

quả điều tra của ngân hàng thế giới, nước ta đã giảm từ 51% dân cư sống dưới mức nghèo khổ các năm 1992-1993 xuống 37% các năm 1997-1998; Năm 2002 là 28,9%; 2005 là 26,25%

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân đân tiếp tục đạt nhiều

thành tựu Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được mở rộng, một số dịch

bệnh nguy hiểm được đẩy lùi; nhân dân hầu hết các vùng miền được chăm sóc sức Khỏe tốt hơn Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 68

Trang 17

năm 1999 lên 71,3 năm 2005 |, đời sống văn hóa, thể thao giải trí cũng có

nhiều khởi sắc Số hộ có máy thu hình tăng từ 58% các năm 1997-1998 lên

67% vào các năm 2001-2002; Số hộ có xe máy tăng từ 24% lèn 32% cùng thời gian trên Số hộ ở nông thôn sử dụng điện chiếu sáng từ 71% các năm 1997-1998 lén 80% nam 1999 và 82,7% các năm 2001-2002 Số hộ sử dụng

nước máy lầm nguồn nước ăn uống từ 15% năm 1997-1998 lên L7% năm 2001-2002 `

Với tất cả các thành tựu trên, trong báo cáo về phát triển con người

của Liên hợp quốc năm 2005, Việt Nam đã được chú ý như một ví dụ thành

- công tiêu biểu cho nhóm nước đang phát triển cân bằng phát triển kinh tế và phát triển con người Về kinh tế, Việt Nam còn là nước thu nhập thấp nhưng

chỉ số phát triển con người của Việt Nam lại được coi là nước trung bình Năm 2005, Việt Nam xếp thú 108 trên 175 nước xếp hang, tăng 4 bac so với

năm 2004 Có được những thành quả trên ngoài sự định hướng chỉ đạo của

Đảng và Nhà nước, như điều kiện cần, có thể thấy sự tăng trưởng kinh tế như những năm vừa qua là điều kiện khách quan cần thiết để hiện thực hóa

những ý tưởng nhân văn của xã hội

2.2.3 Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã tạo cơ sở xã hội để đẩy mạnh phát triển giáo dục

Không thể nghĩ ngờ một thực tế, nâng cao chất lượng nguồn lao động

là hình thức đầu tư bền vững cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội Việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là một hình thức chuẩn bị các cơ hội để có

được cơng bảng Thực tế những năm qua sự phát triển kinh tế tạo cơ sở vật

chất, Nhà nước tăng cường đầu tư cho giáo dục, làm cho số người được đi

học tăng lên khơng ngừng, nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực nâng lên, các cơ hội có việc làm được rộng mở

' Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội X của Dang, báo Nhân dan 3-2-2006 * Kinh tế Việt Nam 2001-2003 Nxb Thống ke Hà Nội 2003

30

Thứ nhất: Đảng, Nhà nước đã có nhận thức khá sâu sắc về tầm quan

trọng ý nghĩa của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Bước đầu, các chủ trương đường lối này đã được thể chế hóa vào trong chính sách và pháp luật có liên quan để toàn xã hội thực hiện

Thứ hai: Về số lượng trường, lớp đào tạo nguồn nhân lực gia tăng

khá nhanh Tính đến thời điểm năm 2003 nước ta đã phát triển được một hệ

thống đào tạo nguồn nhân lực bao gồm 214 trường đại học, cao đẳng, 252 trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhiều cơ sở đào tạo khác, với

rất nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đang được thúc đẩy phát triển theo hướng góp phần thực hiện hai mục tiêu: tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Thứ ba: Cùng với gia tăng số lượng trường, lớp là sự gia tăng về quy mô đào tạo nguồn nhân lực, năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là ở cấp đại học cao dang va dạy nghề ngắn han Chi tinh trong giải đoạn từ năm

1995 đến năm 2000, quy mô đào tạo nghề tăng lên 1,8 lần, đại học tăng gần 2 lần, trung bình mỗi năm tăng 8,3% số lao động qua đào tạo Đến năm 2003 cả nước ta có 1.131.000 sinh viên, 2.712.000 học sinh THCN Sự gia tăng về qui mô đào tạo nguồn nhân lực đã phần nào đáp ứng nhu cầu nhân lực theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Nhất là ở các lĩnh vực đào tạo về bưu chính viễn thơng, hàng khơng, đầu khí, đệt may, đa dày đã thể

hiện rất rõ nhận định này

Thứ tư: Công tác xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực đã đem lại kết quả khá quan trọng Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực và có hiệu quả vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của đất nước Cho đến

năm 2005 cả nước có 30 trường THCN dân lập với 11.100 giáo viên giảng

dạy thu hút 38.900 học sinh theo học Đối với bậc đại học, cao đẳng vào năm 2003 có 27 trường dân lập, 5.100 giáo viên và 137.100 sinh viên theo học Việc phát huy vai trò của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và quốc tế

Ngày đăng: 04/08/2016, 23:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN