1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay

117 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Với cách đặt vấn đề như trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài luận văn cao học với chủ đề Truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay nhằm giải quyết một trong nhữn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

TRUYỀN THÔNG VỀ Y ĐỨC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát qua các báo: https://Vnexpress.net, https://tuoitre.vn,

https://vietnamnet.vn từ tháng 02/2013 đến tháng 4/2014)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS TRƯƠNG NGỌC NAM

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn này được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, khoa Báo chí, cán bộ thuộc phòng Đào tạo sau đại học, Trung tâm Thư viện - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS TS Trương Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi và có những bảo ban, chỉ dẫn quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, xin nói lời cảm ơn chân thành đối với những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TRUYỀN THÔNG Y ĐỨC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Thao tác hóa khái niệm liên quan 11

1.2 Lý thuyết truyền thông định hướng nghiên cứu 21

1.3 Vai trò, đặc điểm, tính chất của truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử 26

1.4 Tầm quan trọng của truyền thông về y đức đối với đội ngũ cán bộ thầy thuốc y tế 28

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ Y ĐỨC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 32

2.1 Đặc điểm tin/ bài về y đức trên báo chí 32

2.2 Nội dung thông tin về y đức trên báo chí 40

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử hiện nay 51

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ Y ĐỨC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 71

3.1 Những vấn đề đặt ra 71

3.2 Giải pháp và khuyến nghị 74

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU

Hình 1.1: Mô hình truyền thông của H Lasswell 22

Hình: 1.2 Mô hình truyền thông của Claude Shannon 24

Bảng 2.1 Trình độ nhân lực ngành y tế có chuyên ngành báo chí 56

Bảng 2.2 Thái độ phản hồi của công chúng đối với các tin/ bài về Y đức 64

Bảng 2.3 Lý do đánh giá không hài lòng của nhà báo 66

Biểu đồ 2.1: Thể loại tin bài đăng tải thông tin về Y đức 36

Biểu đồ 2.2: Chuyên mục đăng tải các tin/ bài về Y Đức 36

Biểu đồ 2.3 Nguồn gốc các tin/ bài về Y đức 37

Biểu đồ 2.4 Nguồn cung cấp thông tin liên quan đến Y đức 38

Biểu đồ 2.5: Phạm vi không gian của các tin bài về Y đức 41

Biểu đồ 2.6: Khu vực địa lý mà các tin bài về Y đức đề cập 45

Biểu đồ 2.7 Cơ quan y tế báo chí đề cập liên quan đến vấn đề Y đức 47

Biểu đồ 2.8 Nhân vật liên quan đến vấn đề Y đức trên báo chí 47

Biểu đồ 2.9 Chủ đề thông tin liên quan đến vấn đề Y đức 49

Biểu đồ 2.10: Nội dung thông điệp về Y đức trên báo chí 49

Biểu đồ 2.11: Hình ảnh tích cực của nhân viên Y tế trên báo chí 53

Biểu đồ 2.13: Thái độ phản hồi của công chúng đối với các tin/ bài về Y đức 53

Biểu đồ 2.14: Thái độ của báo chí về các chủ đề được đề cập 64

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Y đức (hay gọi đầy đủ là đạo đức y học, tiếng Anh: Medical ethics) là

một loại hình đạo đức nghề nghiệp, là một hệ thống các nguyên tắc hay luân

lý đạo đức, trong đó áp dụng các giá trị và các phán quyết dành cho việc thực hành y học… Trọng tâm của y đức hiện đại là sự tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân và các nguyên lý cơ bản của sự thỏa thuận đã được thông báo trước Như vậy, có thể hiểu y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường hiện nay đã tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến người thầy thuốc Những tác động tiêu cực dù

ít, dù nhiều cũng đã làm xói mòn đạo đức, cũng như ý thức nâng cao tay nghề, công tác chữa trị, chăm sóc người bệnh của một số cán bộ ngành y Người dân kêu ca nhiều về thái độ ứng xử, về tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ với người bệnh của một bộ phận nhân viên y tế tại các bệnh viện

Thời gian vừa qua, đặc biệt năm 2013, ngành y tế phải đối diện với tình trạng “khủng hoảng truyền thông” khi các cơ quan báo chí đăng tải nhiều tin, bài phản ánh những vụ việc tiêu cực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngành y Nội dung chủ yếu xoay quanh vào những chủ đề như tình trạng quá tải tại các bệnh viện, vấn đề giá thuốc và chất lượng thuốc điều trị, vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là vấn đề y đức của cán bộ y tế

Những thông tin trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín và những đóng góp, cống hiến của ngành y tế trước công chúng Nhiều tờ báo, trang tin thông tin một cách phiến diện, thiếu tính khách quan dẫn đến việc công chúng hoài nghi về năng lực, chất lượng và những đóng góp của ngành y

tế đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trang 7

Đặc biệt, các trang báo mạng điện tử, với đặc trưng cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên, cũng như tính chất “dễ dãi” trong kiểm duyệt tin bài

đã liên tục khơi mào và tạo ra những “khủng hoảng truyền thông” bởi những thông tin một chiều, không đầy đủ, thiếu khách quan, mang tính quy chụp cho

cả hệ thống ngành y tế Điều này tạo ra sự định hướng thiếu tích cực đối với ngành y từ dư luận xã hội, nhất là khi báo mạng điện tử là loại hình báo chí có tốc độ phát triển mạnh nhất hiện nay

Trước thực trạng đó, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và bản thân ngành y tế cần phải nhận diện và đánh giá rõ ràng về vai trò của báo chí trong việc thông tin về hoạt động y tế Đặc biệt, một giải pháp cấp thiết là tăng cường vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền thành tựu, tiến bộ

y học, cũng như rất nhiều tấm gương sáng về y đức của đông đảo đội ngũ cán

bộ, nhân viên y tế Điều này tạo cơ hội tiếp cận thông tin nhiều chiều, mang tính toàn diện về ngành y tế đối với người dân Từ đó góp phần nâng cao y đức tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế; tạo động lực cho ngành y tế phát huy năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân mà Đảng, Nhà nước đã giao phó

Tuy nhiên, tính đặc thù của hoạt động y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân nên các thông tin tiêu cực luôn có nguy cơ trở thành tâm điểm của dư luận và dễ bị thổi phồng Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, dạng thông tin mang tính chính luận, định hướng xây dựng thường không có sức hút hay độ “nóng” như các thông tin về các vấn đề tiêu cực, khủng hoảng

Trước bối cảnh chịu nhiều sức ép của dư luận xã hội về các vấn đề quản

lý y tế nói chung và vấn đề y đức nói riêng, các câu hỏi đặt ra là: (1) Báo chí đóng vai trò như thế nào đối với thông tin về y tế Việt Nam? (2) Vấn đề y đức được phản ánh như thế nào? v.v đang đặt ra rất bức thiết

Trang 8

Với cách đặt vấn đề như trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài luận

văn cao học với chủ đề Truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay nhằm giải quyết một trong những khía cạnh nêu trên

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến hướng nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã tìm hiểu các nhóm các tài liệu, công trình nghiên cứu, sách về y đức như sau:

- Cuốn sách “Cẩm nang Đạo đức nghề y” (Medical Ethics Manual) do

Hiệp hội y khoa thế giới tái bản lần 2 vào năm 2009, lần đầu tiên cuốn sách này được xuất bản năm 1999 Đây là coi là giáo trình đầu tiên mang tính thống nhất trên toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy cho sinh viên y khoa và nhân viên y tế Đến nay, cuốn sách đã được tái bản lần 2 và dịch ra 20 thứ tiếng Đại hội Hiệp hội y khoa thế giới lần thứ 51 (năm 1999)

đã khuyến nghị tất cả các trường y trên thế giới nên đưa y đức và quyền con người trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Theo Cẩm nang Đạo đức nghề y, trong y học thực hành hiện đại cần tập trung giải quyết các mối quan hệ phổ biến,bao gồm: quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân, quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp và y đức trong nghiên cứu khoa học

và quan hệ giữa thầy thuốc với cộng đồng Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân được xem là cốt lõi trong y khoa thực hành, vì vậy cũng là vấn đề trọng tâm của y đức

- Công trình nghiên cứu “Thực trạng nhận thức và thực hành y đức trong nhân viên y tế ở ba tuyến, huyện, tỉnh, Trung ương” do GS,TS

Phạm Minh Đức, ĐH Y Hà Nội (2008) là chủ nhiệm đề tài Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 77,6% bác sĩ quan niệm "bác sĩ là người có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân" và chỉ có 9,4% cho rằng “bác sĩ là người cung cấp dịch vụ" Quan niệm này tác động đáng kể đến mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân Tỷ lệ bác sỹ thường xuyên có biểu hiện vi phạm y đức ở tuyến trung ương là 7%

Trang 9

trong khi tuyến tỉnh, huyện lần lượt là 6,7% và 3% Những biểu hiện vi phạm

y đức được kể ra có thể là: kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng của trình dược viên, móc ngoặc hoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; Thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng bệnh nhân, lơ là xao nhãng không hoàn thành nhiệm vụ; Gây khó khăn cho bệnh nhân và nhận tiền của bệnh nhân Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm y đức

là do lương thấp, tình trạng quá tải tại các bệnh viện, trình độ chuyên môn kém, không được đào tạo đạo đức y học trong nhà trường

- Cuốn sách “Đạo đức Y học” do Trường Đại học Y Hà Nội chủ biên

Cuốn sách đã tập hợp những kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy và thực hành của các giáo sư và năng lực của giảng viên trẻ trong việc nhận thức và thực hiện đạo đức nghề y mà cụ thể ở đây là vấn đề y đức, y nghiệp Vấn đề chính của cuốn sách đặt ra là khế ước trách nhiệm giữa nghề y và xã hội dựa trên niềm tin và chỉ ra mối quan hệ giữa thầy thuốc và xã hội Cuốn sách này được

sử dụng làm giáo trình giảng dạy tạo trường Đại học Y Hà Nội trong môn học: lịch sử Đạo đức Y học, Lý tưởng Đạo đức nghề Y

- Tài liệu khoa học “Vấn đề Y nghiệp trong bối cảnh Việt Nam”

(Medicall Professionalism in the Vietnamese Context) do Trường Đại học Y

Hà Nội (10/2011) tập hợp các bài nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế phân tích, đánh giá thực trạng, những thách thức của vấn đề y đức, y nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới Đặc biệt có chỉ ra vấn đề rủi ro y khoa và sự an toàn của bệnh nhân, thái độ và dự định thực hành đúng của bác sỹ khi nhìn thấy đồng nghiệp có sai phạm chuyên môn khi

có rủi ro y khoa, khung pháp lý đối với ngành y hiện nay

- Bài viết “Y đức và vấn đề nâng cao y đức” của GS TSKH Phạm

Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đăng trên tạp chí Cộng sản số 08-2011 đã đưa ra các giải pháp nâng cao y đức Trong đó, giải pháp coi trọng vai trò của các phương tiện thông tin đại

Trang 10

chúng trong việc xây dựng và thực hiện tốt y đức, chống lại sự sa sút và suy thoái về y đức được đề cập, thông qua việc làm cụ thể là thường xuyên tuyên truyền, nêu gương "người tốt việc tốt", nhân rộng tấm gương điển hình, tiên tiến cán bộ y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nước nhà chính là nâng cao y đức ngành y tế

- GS TSKH Phạm Mạnh Hùng cũng có bài tham luận chuyên sâu hơn

và toàn diện hơn về “Rèn luyện và nâng cao y đức và tính chuyên nghiệp y học” tại Hội thảo tập huấn Báo cáo viên ngành y tế triển khai công tác nâng

cao y đức của ngành y tế tháng 12/2013 Bài tham luận này đã đề cập đến nội hàm khái niệm “Y đức”; thực trạng y đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay có nhiều điểm khác so với thời kỳ bao cấp; vấn đề lợi ích, điều hòa lợi ích

để giải quyết mối quan hệ giữa tính mạng người bệnh và lợi ích của thầy thuốc Vai trò của Nhà nước có vị trí quan trọng trong việc giải quyết lợi ích thầy thuốc, cần có sự giáo dục về đạo đức nghề nghiệp mà trong đó công tác quản lý truyền thông đại chúng là rất cần thiết trong việc giáo dục, rèn luyện y đức trong giai đoạn hiện nay

- Luận văn “Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức người cán bộ y tế với vấn đề phát triển y nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị

Quỳnh Diễn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2013) đã chỉ ra quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề y với sự phát triển nghề y và thực trạng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của người thầy thuốc ở nước ta hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh “Đạo đức là cái gốc, là nền tảng cách mạng cũng như “sông có nguồn”, “cây có gốc” Để hướng tới phát triển y đức ở nước ta hiện nay cần phải nâng cao vai trò của Đảng, Nhà nước trong giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng y đức của người cán bộ y tế

- Bài báo “Y đức trong môi trường xã hội hiện nay” đăng trên báo

Sức khỏe và Đời sống ngày10/12/2013, của tác giả BSCKII Phạm Đình

Trang 11

Hùng, Bệnh viện Phục hồi chức năng trung ương đã chỉ ra nguyên nhân do quá trình chuyển đổi từ quản lý kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những tác động

và ảnh hưởng nhất định đến ngành y tế nói chung và y đức nói riêng và chỉ ra mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân trong nền kinh tế thị trường đã có

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu truyền thông về vấn đề y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam

(2) Khảo sát, đánh giá về hình thức và nội dung thông điệp về chủ đề y đức qua phân tích các tin/ bài trên báo mạng điện tử Việt Nam thời gian qua

(3) Tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới thông tin

về y đức của các cơ quan báo chí, đặc biệt là loại hình báo mạng điện tử

(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông giáo dục y đức trong ngành y tế nói riêng và công tác quản lý truyền thông báo chí về y đức của Bộ Y tế nói chung trong thời gian tới

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

4.2 Khách thể nghiên cứu

Nhằm đạt mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, tác giả luận văn xác định 03 nhóm chủ thể cung cấp thông tin sau:

Trang 12

(1) Bộ phận chịu trách nhiệm truyền thông và quản lý truyền thông của ngành y tế

(2) Các nhà báo theo dõi mảng sức khỏe, y tế của các cơ quan báo chí

(3) Các tin/ bài về y đức trên 03 báo mạng điện tử có lượng độc giả lớn,

gồm: https://Vnexpress.net, https://Tuoitre.vn, https://Vietnamnet.vn trong khoảng thời gian từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2014

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi của luận văn, tác giả

chỉ tập trung quan tâm và đánh giá hiệu quả quá trình truyền thông về Y đức trên báo mạng điện tử, không nghiên cứu đến nội dung thông tin khác của ngành y tế trên báo chí, cũng như trên loại hình báo chí khác

Không gian nghiên cứu: Quá trình triển khai phỏng vấn các khách thể

nghiên cứu; phân tích nội dung các tin/ bài về y đức trên các báo mạng điện tử được thực hiện tại Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: 14 tháng (từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2014)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử, Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận về báo chí

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, lôgích, diễn giải, quy nạp, so sánh, xã hội học và khoa học dự báo cũng như các tri thức khoa học liên quan một cách khách quan và có tính lịch sử

Trang 13

Với các phương pháp nói trên, tác giả sử dụng một số công cụ nghiên

cứu cụ thể như sau:

5.1.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Mục đích: nhằm tìm kiếm, lựa chọn những tài liệu chính, tài liệu tham

khảo liên quan đến đề tài, kế thừa hệ thống hóa các luận điểm, quan điểm, ý kiến về những vấn đề liên quan đến đề tài; trích dẫn tài liệu trong luận văn

Quá trình phân tích tài liệu được chia thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Phân tích tài liệu nhằm thiết kế nghiên cứu và tổng quan

Phân tích tài liệu định tính phục vụ cho việc xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu và tiếp thu phương pháp luận Quá trình này tìm hiểu hai nhóm tài liệu: (1) công trình nghiên cứu, sách, tài liệu về y đức và (2) nhóm các tài liệu phân tích về nội dung thông điệp trên báo chí

 Giai đoạn 2: Phân tích tài liệu nhằm lựa chọn các tin/ bài về y đức của

03 trang báo mạng điện tử

Sử dụng những từ khóa (keyword) cơ bản sau để chọn bài: y đức , y tế,

y học, ngành y, chăm sóc sức khỏe, người bệnh, bác sỹ, nhân viên y tế, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện

 Giai đoạn 3: Phân tích định lượng toàn bộ tin/ bài về y đức

Giai đoạn này bao gồm các công đoạn:

+ Xây dựng bảng mã thu thập thông tin

+ Sử dụng bảng mã để thu thập thông tin đối với các tin/ bài được chọn + Tổng hợp thông tin dưới dạng các số liệu định lượng về hình thức và nội dung thông điệp của toàn bộ tin/ bài được khảo sát

5.1.2 Phương pháp phỏng vấn Anket

* Mục đích:

Trang 14

Nhằm thu thập các thông tin từ các nhà báo về các hoạt động quan hệ với báo chí của ngành y tế, sự đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp khắc phục khủng hoảng của báo giới đối với ngành y tế Việt Nam

* Cách thực hiện:

Nghiên cứu định lượng gồm các giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi Anket với các mục:

(1) Thông tin chung về nhà báo

(2) Hoạt động quan hệ công chúng với báo chí của Bộ Y tế

(3) Hoạt động tác nghiệp của nhà báo

Giai đoạn 2: Tiến hành phỏng vấn

Do giới hạn về nhân lực, thời gian, cùng các khó khăn khác, dung lượng mẫu khảo sát định lượng được xác định là 100 mẫu Như vậy, tác giả

đã tiến hành phỏng vấn 100 nhà báo của các cơ quan báo chí về y tế

Bước 1: Xác định các cơ quan báo chí cần phỏng vấn

Bước 2: Tìm kiếm, thu thập thông tin về các nhà báo chuyên phụ trách

mảng y tế trong các cơ quan báo chí

Bước 3: Tìm kiếm thông tin, cách thức liên hệ với nhà báo chuyên trách Bước 4: Tiến hành liên lạc, xin phép và hẹn gặp phỏng vấn các nhà báo

Mặc dù dự định thực hiện phỏng vấn 100 nhà báo bằng phiếu Anket Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhà báo, lấy thông tin, số điện thoại, địa chỉ cụ thể của nhà báo; hoặc tình trạng từ chối phỏng vấn, nhà báo đi công tác, chuyển đổi công tác,v.v Do đó, tác giả chỉ thu thập được 84 phiếu Anket đạt tiêu chuẩn

Trang 15

- Làm rõ hoạt động truyền thông với báo chí và những giải pháp của ngành y tế trong xử lý khủng hoảng tuyền thông

* Cách thực hiện

Tác giả lựa chọn đối tượng đưa ra chủ đề, phỏng vấn, ghi rõ biên bản phỏng vấn, mục đích để có những kết quả khách quan, luận bàn về vấn đề nghiên cứu của tác giả

Thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu, chia cho 3 nhóm đối tượng:

+ 02 lãnh đạo phụ trách các bộ phận truyền thông của Bộ Y tế (01 đại diện Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và 01 đại diện Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương – Bộ Y tế)

+ 06 phóng viên phụ trách mảng Y tế của 03 cơ quan báo chí được dùng để khảo sát là VnExpress.net, Tuoitre.vn, Vietnamnet.vn

+ 02 lãnh đạo thuộc các cơ sở y tế, khám chữa bệnh

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả của luận văn góp phần bổ sung phương pháp luận cho việc triển khai những nghiên cứu truyền thông theo hướng phân tích vai trò của báo mạng điện tử đối với các vấn đề xã hội

6.2 Giá trị thực tiễn của đề tài

Luận văn được thực hiện nhằm nhận diện thực trạng thông tin trên báo mạng điện tử về y đức nói riêng và về ngành y tế nói chung Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học đáng tin cậy để đánh giá và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông báo chí về y tế của Việt Nam trong thời gian tới, góp phần giảm bớt tiêu cực về y đức và thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế được tốt hơn

Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích trong các cơ sở đào tạo truyền thông của hệ thống giáo dục quốc dân, cũng như của Bộ Y tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương với số tiết, tiểu tiết như sau

Trang 16

Chương 1 TRUYỀN THÔNG Y ĐỨC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Thao tác hóa khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm Y đức

Đạo đức nghề nghiệp ngành y - hay còn gọi là y đức (medical ethics) là một loại hình đạo đức nghề nghiệp Y đức nghiên cứu và ứng dụng các giá trị đạo đức, quyền và trách nhiệm của người hành nghề y Các hiệp hội/tổ chức y khoa quốc gia, quốc tế đã xây dựng và ban hành các chuẩn đạo đức ngành y mang tính hướng dẫn làm căn cứ để mỗi thành viên/hội viên quyết định hành

vi ứng xử đúng chuẩn mực trong các tình huống liên quan đến đạo đức khi hành nghề

Y đức hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển y học Vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, Hyppocrates đã đưa ra khái niệm “nghề y” và các nguyên lý cơ bản của y đức Những nguyên lý này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay Y đức thể hiện qua việc lấy bệnh nhân làm trung tâm:

“Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh… Dù tôi

có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ” (trích Lời thề của

Hyppocrates)

Y đức thể hiện qua tính đồng nghiệp cao:

“Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công

mà cũng không giấu nghề” (trích Lời thề của Hyppocrates)

Trang 17

Ngoài lời thề của Hyppocrates, lời thề Y khoa (Amates Lusitanus) của Y

sĩ Bồ Đào Nha gốc Do Thái năm 1568 cũng để lại nhiều giá trị y đức tốt đẹp:

“Tôi xin thề là không có gì đã dẫn dắt tôi trong những điều tôi biết về y học ngoài sự truyền đạt trung thực những việc đã xảy ra Tôi không che giấu thêm bớt thay đổi sự việc vì mục đích hoa mỹ Tôi không khen chê bất cứ ai, hòng mưu cầu sự nhân nhượng hay vì thoả mãn cá nhân, mà đó chỉ là yêu cầu của sự thật… Tôi không để địa vị cao sang của bệnh nhân làm loá mắt Tôi

đã săn sóc người nghèo một cách tận tình giống những người sinh trưởng trong gia đình rất danh tiếng Tôi không bao giờ gây ra hay kéo dài một bệnh, trong chuẩn đoán bao giờ tôi cũng bày tỏ những điều tôi thực sự cảm nhận thấy”

Ở Phương Đông, Y đức bắt nguồn từ cái đức của người thầy thuốc Trong Phật giáo và Thuyết Nhân - Quả Luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi phải có đức độ, vị tha như lời khuyên của Phật “y đức là niết bàn”

Theo Lão học và Đạo học thì bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của ông thầy thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, không nói rằng mình cứu người

Vào thế kỷ XVII, Danh Y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (1720- 1791) là một trong những tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật của y học

cổ truyền Việt Nam Ông đề cập đến phạm trù y đức như sau:

“Suy cho cùng, tôi hiểu rằng thày thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người ta, lẽ sống chết, điều phúc hoạ trong tay mình xoay chuyển Lẽ nào người có trí thức không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thận trọng mà dám theo đòi bắt chước nghề Y Đạo làm thầy thuốc là nhân thuật, có nhiệm vụ là giữ gìn tính mạng cho con người, chỉ lấy việc giúp mình mà không cầu lợi kể công Vui cái vui của người bệnh, lo cái lo của người bệnh, làm hết những việc đáng làm để giúp đỡ mọi người Thế rồi lòng này không hổ thẹn với trời đất”

Trang 18

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha, tiếp thu y đức của nhân loại, trên cương vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hoá lớn, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức Người đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế và nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc Trong Thư

gửi Hội nghị quân y tháng 8/1948, Bác viết: “Người thầy thuốc chẳng những

có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho những người ốm yếu” Người ta có câu “Lương y kiêm từ mẫu” nghĩa là người thầy

thuốc phải là người mẹ hiền

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, y đức của người thầy thuốc là lương tâm đạo đức, là tránh nhiệm bổn phận của người thầy thuốc Người chỉ

ra rằng: Y đức là phẩm chất tốt đẹp, là giá trị cốt lõi của người làm công tác y

tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh như chăm lo cho những người thân yêu trong gia đình của mình

Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Đồng nghĩa, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của nghề y cũng cần có sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ Hiệp hội Y khoa thế giới cũng đã đưa

ra quan niệm về y đức và nội hàm của Y đức trong cuốn “Cẩm nang Đạo đức

nghề y” (1999) chỉ ra trong y học thực hành hiện đại cần tập trung giải quyết

các mối quan hệ phổ biến,bao gồm: quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân, quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp và y đức trong nghiên cứu khoa học

và quan hệ giữa thầy thuốc với cộng đồng Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân được xem là cốt lõi trong y khoa thực hành, vì vậy cũng là vấn đề trọng tâm của y đức

Về mối quan hệ thầy thuốc- người bệnh:

Theo Quy ước Đạo đức nghề nghiệp ngành y quốc tế, người thầy thuốc phải trung thành tuyệt đối với bệnh nhân Tuyên ngôn Geneva yêu cầu mỗi thầy thuốc phải xem sức khỏe của bệnh nhân là mối quan tâm hàng đầu của

Trang 19

mình Trong mối quan hệ này, có 6 lĩnh vực trọng tâm mà người thầy thuốc thường giải quyết những vấn đề liên quan đến y đức, đó là:

 Tôn trọng và công bằng với người bệnh

 Trao đổi, cập nhập thông tin giữa thầy thuốc và người bệnh để đạt được sự chấp thuận của người bệnh

 Ra quyết định cho người bệnh khi họ không đủ năng lực tự quyết định

 Bảo mật thông tin cho người bệnh

 Các quyết định của thầy thuốc liên quan đến những vấn đề bắt đầu sự sống của người bệnh

 Các quyết định của thầy thuốc liên quan đến những vấn đề kết thúc sự sống của người bệnh

Về mối quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp:

“Đồng nghiệp của tôi sẽ là anh/chị/em của tôi” là một lời thề trong

tuyên ngôn Geneva Lời thề này đã được phiên giải khác nhau ở các quốc gia

Những quan điểm trên đây cho ta thấy rằng: y đức ở các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây, con người luôn đề cao trách nhiệm

và bổn phận ở mỗi người thầy thuốc dù nó đã được ghi hay không được ghi trong văn bản luật lệ thì nó vẫn có sức nặng hơn cả một công lý Bởi vì, khác với tiêu chuẩn của luật pháp, những tiêu chuẩn đạo đức nói chung tiêu chuẩn

y đức nói riêng khó có thể miêu tả rõ ràng bằng điều luật mà chỉ là những quy ước thuộc phạm trù luân lý, đạo đức ràng buộc người thầy thuốc phải thực

Trang 20

hiện trong khi hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân

Các quy định của y đức thay đổi theo không gian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội Trong xã hội hiện đại, các tiến bộ khoa học và công nghệ y học nêu lên một loạt vấn đề mới đang gây ra nhiều tranh luận chưa được kết luận thống nhất, nhưng đã làm thay đổi một phần các quan niệm thông thường về y đức như nạo phá thai, ghép cơ quan nội tạng, khả năng kéo dài cuộc sống trong khi bệnh nhân không còn ý thức, v.v

Từ sự phân tích trên, bước đầu ta có thể đưa ra khái niệm Y đức là đạo đức của người làm nghề y, gồm những tiêu chuẩn, quy tắc trong đời sống

xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan đến nghề nghiệp của mình Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận của người thầy thuốc

1.1.2 Khái niệm Truyền thông

Hiện nay có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về truyền thông, tùy theo từng lĩnh vực và góc độ nghiên cứu mà người ta đưa ra những định nghĩa về truyền thông khác nhau:

Trên thế giới, theo quan niệm của Martin P.Adelsm: "Truyền thông là

quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống"

Theo Frank Dance (1970): "Truyền thông là quá trình làm cho cái trước

đây là độc quyền của một hoặc một vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người"

Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra định

nghĩa:“Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các

nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [49, tr.8]

Trang 21

Trong cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản tác giả Nguyễn Văn Dững - Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra khái niệm về truyền thông [6, tr.14]: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội

Với định nghĩa này, các tác giả muốn nhấn mạnh truyền thông là một quá trình liên tục chứ không phải một việc nhất thời trong khuôn khổ thời

gian hạn hẹp, và kết quả của truyền thông không chỉ dừng lại ở “sự hiểu biết

lẫn nhau” giữa các thực thể tham gia quá trình truyền thông mà còn tiến tới

“sự thay đổi trong hành động và nhận thức” Sự thay đổi này phải phù hợp

với nhu cầu phát triển của đối tượng, có nghĩa là nếu truyền thông không gắn với nhu cầu của công chúng thì sẽ không đạt hiệu quả

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau,

có nhiều cách phân loại khác nhau cho truyền thông, nếu theo căn cứ vào kênh truyền tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông, có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp:

*Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp

xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và nhóm đối tượng truyền thông) Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1 - 1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1 - 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm Một số loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp [6, tr16]

*Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ

thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà thực

Trang 22

hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện

kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp, ví

dụ như truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, website [6, tr17]

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy có rất nhiều định nghĩa về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý riêng và có những nét tương đồng căn bản Theo đó, lý thuyết truyền thông thể hiện mối liên hệ giữa các dữ kiện truyền thông liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi của con người Giữa 3 yếu tố đó luôn có khoảng cách Truyền thông là quá trình tạo nên sự đồng nhất hoặc rút ngắn khoảng cách đó Bản chất của quá trình truyền thông là truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi khác Truyền thông thường được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết nhưng cũng có thể thực hiện thông qua cử chỉ, điệu bộ hay hành vi để biểu thị thái độ hay cảm xúc

Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về truyền thông

như sau: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…giữa hai hay nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tiến tới thay đổi nhận thức dẫn đến điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với

lợi ích của các bên tham gia truyền thông

1.1.3 Khái niệm Báo mạng điện tử

Thực tế, định nghĩa về báo mạng điện tử đến nay vẫn chưa thống nhất, ngay cả tên gọi loại hình báo này cũng chưa thống nhất, nó có nhiều tên gọi khác nhau: Báo điện tử, báo trực tuyến, báo chí Internet, v.v

“Báo trực tuyến” là thuật ngữ mới được sử dụng và chủ yếu phổ biến những người làm trong lĩnh vực tin học, những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập về báo chí sử dụng

Trang 23

“Báo mạng” là thuật ngữ gọi tắt của “báo chí mạng Internet”, dễ gây

cảm giác mơ hồ trong việc nắm bắt ý nghĩa của thuật ngữ

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác vốn đã được sử

dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước ngoài, đó là “online” Từ điển tin học định nghĩa, “online” dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ trạng

thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng Internet và sẵn sàng hoạt động,

“Online” dịch sang tiếng Việt là “trên mạng”

Tuy nhiên, hiện nay đại đa số người đọc đã quen với thuật ngữ báo

mạng điện tử, thuật ngữ này đã trở nên thông dụng hơn so với các tên gọi

khác Do vậy, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử” để chỉ loại

hình báo chí này Các loại hình báo chí ra đời trước như báo in, phát thanh, truyền hình, luận văn tạm gọi là báo chí truyền thống

Theo cách hiểu thông dụng và đơn giản hiện nay, báo mạng điện tử là hình thức phát hành trên mạng Internet, là những trang báo điện tử độc lập hay là sự nối dài của báo in có sẵn phát hành trên mạng như: Tuổi trẻ online, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, VOV online, VTV online

Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999 cũng

đề cập đến báo mạng điện tử “Báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông

tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài”

(Điều 3- Các loại hình báo chí – NXB Chính trị Quốc gia) Như vậy, tại Luật này báo mạng điện tử được coi là một loại hình được thực hiện trên mạng thông tin máy tính và bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài

Bài viết “Cần định nghĩa lại báo chí chăng?” đăng trên báo Nhân dân

(số ra ngày 12-10-1997), nhà báo Phan Quang đã cho rằng: “Bên cạnh các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và truyền hình đã bắt đầu lưu hành và đang trên đà mở rộng nhanh loại hình được tạm gọi là “báo mạng điện tử” (mới) áp dụng những tiến bộ về tin học có khác với các

Trang 24

phương thức mà phát thanh và truyền hình cổ điển vẫn làm xưa nay”,v.v Như vậy, theo nhà báo Phan Quang, loại hình báo chí mới- báo mạng điện tử

là loại hình báo chí áp dụng những tiến bộ về tin học có khác với các phương thức mà phát thanh và truyền hình cổ điển vẫn làm xưa nay

Tiến sỹ Thang Đức Thắng, Tổng biên tập VnExpress, định nghĩa loại

hình báo chí mới này là “tờ báo thực hiện các chức năng báo chí bằng

phương tiện Internet”

Cũng có không ít người quan niệm báo mạng điện tử là một loại hình báo chí có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi trường điện tử (Ông Mai Kinh - Trung tâm điều hành thông tin mạng Internet Việt Nam)

Trong công trình nghiên cứu “Newspaper publishing and the World

Wide Web” của hai tác giả Michel H.Jackson và Noar Paul (1998) đã đưa ra

những tiêu chuẩn mà những trang web phạm vào những tiêu chuẩn đó thì không được coi là một tờ báo mạng điện tử:

+ Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cung cấp một sản phẩm riêng biệt để làm tờ báo

+ Trang web không được cập nhật thông tin trong vòng 15 ngày

+ Trang web không có bản in tương ứng

+ Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo…

+ Trang web chỉ bao gồm 01 trang

+ Trang web chỉ cung cấp khung trang (đề mục) mà không có nội dung

đi kèm (Theo Nguyễn Sỹ Hoàng, “Báo chí phát hành trên mạng- suy nghĩ về một cái tên”- (Tạp chí Người làm báo - số tháng 3/2001)

Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của TS

Nguyễn Thị Trường Giang (2011) đã phân tích và đưa ra khái niệm Báo mạng

điện tử như sau: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng

dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet” [9, tr53]

Trang 25

Như vậy, trong luận văn này, tác giả xin đưa ra định nghĩa chung nhất

về báo mạng điện tử như sau: Báo mạng điện tử là một phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng công nghệ kỹ thuật mạng Internet để chuyển tải thông tin

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu và cách đặt vấn đề, tác giả luận văn xác định khái niệm Khủng hoảng tuyền thông là một khái niệm có liên quan mật thiết đến nghiên cứu này Do vậy, tác giả quyết định tiến hành thao tác khái niệm nay như sau

Theo tác giả Frank Jefkins, Khủng hoảng truyền thông (Crisis Communications) là bất cứ tình huống nào đe dọa sự ổn định hay danh tiếng của tổ chức của bạn và thường xảy ra do sự “nhòm ngó” theo hướng bất lợi của giới truyền thông Nó có thể là tình huống mà trong mắt giới truyền thông hay công chúng nói chung, tổ chức của bạn đã không kịp phản ứng với tình

huống bất lợi một cách thích hợp (Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn PR, NXB Trẻ,

2006, tr164)

Theo định nghĩa của Trường Kinh doanh Harvards, Khủng hoảng truyền thông là sự thay đổi - đột ngột hoặc được dự báo trước – dẫn đến một vấn đề nan giải cấp bách mà cấp quản lý phải giải quyết Dù nguyên nhân là

gì đi nữa thì chúng vẫn liên tục đe dọa sự thành công và tồn tại của doanh

nghiệp hay tổ chức.”(Harvard Business Essentialss, Các kỹ năng quản lý

hiệu quả, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2006)

Một định nghĩa khác của tác giả Nguyễn Thanh Sơn: “Khủng hoảng truyền thông “là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của công ty và /hoặc niềm tin của các bên liên quan

Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh, cáo buộc bởi các nhân viên hoặc những người khác, một

Trang 26

nghị định đột ngột của chính phủ, lỗ hổng trong sản phẩm, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào khác” hay nói một cách đơn giản, “khủng hoảng là bất kỳ một sự kiện nào có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty đối

với công chúng của nó”(Nguyễn Thanh Sơn, "Tự sự của một người làm PR",

Đăng trên Góc nhìn tằng phát)

Tóm lại, trong luận văn này, Khủng hoảng truyền thông được hiểu là:

“tình huống không kiểm soát được thông tin trên truyền thông; đe dọa sự

ổn định hay danh tiếng của tổ chức; xảy ra do sự “nhòm ngó” theo hướng bất lợi của giới truyền thông Nó có thể là tình huống mà trong mắt giới truyền thông hay công chúng nói chung, tổ chức đã không kịp phản ứng với tình huống bất lợi một cách thích hợp”

1.2 Lý thuyết truyền thông định hướng nghiên cứu

Trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của truyền thông các nhà nghiên cứu đã đưa rất nhiều các mô hình truyền thông khác nhau Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả chỉ xin nêu hai mô hình truyền thông cơ bản, được nhắc đến nhiều nhất đó là mô hình truyền thông tuyến tính - một chiều của Harold Lasswell và mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo của Claude Shannon

Mô hình truyền thông tuyến tính - một chiều áp đặt là mô hình truyền thông đơn giản Nó được hiểu là quá trình truyền thông tin giữa hai cá nhân, hay hai nhóm người với nhau, trong đó một cá nhân hay một nhóm người giữ vai trò là người truyền tin, truyền đi những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích nhằm để sửa đổi hành vi của những cá nhân hay nhóm người khác

Năm 1948, Harold D Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông đại chúng một chiều bao gồm những yếu tố:

Trang 27

- Who : Nguồn phát, chủ đề truyền thông

- Says what : Thông điệp, nội dung truyền thông

- In Which Channel : Kênh truyền thông

- To Whom : Người nhận thông điệp

- With What Effects : Hiệu quả truyền thông

S M C R E

Hình 1.1: Mô hình truyền thông của H Lasswell

S (Source Sender): Nguồn phát, chủ đề truyền thông

M (Message) : Thông điệp, nội dung truyền thông

C (Channel) : Kênh truyền thông

R (Receiver) : Người nhận thông điệp

E (Effect) : Hiệu quả truyền thông

Từ mô hình truyền thông này cho thấy, phương thức thông tin được chuyển tải một chiều Bắt đầu từ nguồn phát, những thông điệp được truyền qua kênh truyền thông, đến người tiếp nhận thông tin Khi hoàn thành quá trình này sẽ tạo ra hiệu quả thông tin

- Nguồn phát: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá

trình truyền thông Nói cách khác, nguồn phát là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với người hay nhóm người khác

- Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối

tượng tiếp nhận Thực chất, thông điệp là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật

đã được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống ký hiệu có ý nghĩa thực tế như là phương tiện để phản ánh thông điệp Nó phải là hệ thống được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận, cùng có chung cách hiểu

Trang 28

Trong đời sống xã hội loài người tồn tại nhiều hệ thống ký hiệu khác nhau như tiếng nói, chữ viết trong ngôn ngữ, hệ thống biển báo giao thông, hệ thống các cử chỉ biểu đạt của con người

- Kênh truyền thông: là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách

thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Những yếu

tố tạo thành kênh truyền thông đồng thời quy định tính chất, đặc điểm của nó Căn cứ vào các tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá nhân, truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện,v.v

- Đối tượng tiếp nhận: là các cá thể hay tập thể người tiếp nhận thông

điệp trong quá trình truyền thông Cũng có thể nói, các cá thể hay nhóm người tiếp nhận thông điệp là đối tượng tác động của truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về tâm lý, nhận thức và hành vi của đối tượng tiếp nhận [6, Tr.8, 9]

Đây là mô hình thông tin đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi chuyển tải những thông tin nhanh Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định

Có khả năng áp đặt quan điểm, tư tưởng của mình đối với người tiếp nhận thông tin Công chúng chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không có hoặc ít có sự phản hồi trở lại dù đó là sự tác động tích cực để thấy được thái

độ tiếp nhận thông tin của công chúng hoặc những thông tin đã chuyển tải có phù hợp hay không Chính vì những hạn chế như vậy nên mô hình truyền thông này chưa làm thỏa mãn được nhu cầu thông tin, chưa thu hút, chưa tạo được sự quan tâm của công chúng

Khi C.Shannon đưa ra mô hình quá trình truyền thông hai chiều mềm dẻo đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều

Theo C.Shannon, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (S) thông qua kênh truyền thông đến với người nhận (R) rồi thu được hiệu quả (E) bao gồm các yếu tố trong mô hình truyền thông hai chiều bao gồm:

Trang 29

S (Source Sender): Nguồn phát, chủ đề truyền thông

M (Message) : Thông điệp, nội dung truyền thông

C (Channel) : Kênh truyền thông

R (Receiver) : Người nhận thông điệp

E (Effect) : Hiệu quả truyền thông

Như vậy, ngoài các yếu tố trên, Ông đã đưa vào mô hình thông tin của mình những yếu tố mới đó là: F (Feedback): Thông tin phản hồi từ người tiếp nhận thông tin; N(Noise): Nhiễu (những yếu tố tạo sai số trong thông tin)

S M C R E

Hình: 1.2 Mô hình truyền thông của Claude Shannon

Từ mô hình trên cho thấy, thông tin được truyền đi từ nguồn phát qua các kênh thông tin đến với người nhận (R) qua quá trình xử lý, thu được hiệu quả thông tin (E), hiệu quả thông tin sẽ định hướng suy nghĩ và hành động của công chúng, từ đó tạo ra phản ứng của công chúng ngược lại với nguồn phát (F) Nhờ có thông tin phản hổi mà các nhà cung cấp thông tin nắm được hiệu quả thông tin đạt được mức độ nào, những thông tin cung cấp có phù hợp với nhu cầu của công chúng hay không, trên cơ sở đó để điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thông tin cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận

N

F

Trang 30

Trong quá tình truyền thông, các thông điệp đến với người tiếp nhận không đầy đủ, hoặc không tạo ra hiệu quả thông tin chính xác, đó là sự ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu (N) Hiện tượng nhiễu tạo ra những sai sót trong quá trình chuyển tải và tiếp nhận thông tin

Nếu xét về mặt bản chất thì mô hình truyền thông hai chiều của C.Shannon là sự phát triển logic từ mô hình truyền thông của H.Lasswell Trong điều kiện xã hội phát triển, được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ nhiều phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại ra đời nó cho phép thiết lập mối quan hệ hai chiều liên tục, trực tiếp giữa nguồn phát và người tiếp nhận thông tin Trong mô hình truyền thông này, vai trò của công chúng tiếp nhận thông tin được xem là một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông Tính tích cực của công chúng với tư cách là đối tượng tiếp nhận thông tin, không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn những thông điệp tiếp nhận… mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông

 Áp dụng lý thuyết vào luận văn

Các mô hình truyền thông trên gợi ý cho tác giả về sự tác động trực tiếp

và mạnh mẽ của các thông điệp về y đức trên báo mạng điện tử đối với công chúng tiếp nhận

Nghiên cứu quá trình truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử đòi hỏi phải làm rõ các nội dung sau:

(1) Về nguồn phát: Cơ quan/ tổ chức/ bộ phận nào chịu trách nhiệm truyền thông về y đức? Sự phối hợp với báo chí ra sao? Ai, tác giả nào, nhà báo nào viết về y đức? Mối quan hệ giữa nhà báo với bộ phận truyền thông về y đức của ngành Y tế ra sao? Mục đích truyền thông của ngành y tế và của nhà báo có giống nhau không?

Trang 31

(2) Thông điệp về y đức: Nội dung gì? Đề cập những khía cạnh nào? Tích cực hay tiêu cực? Hình thức thể hiện ra sao? Mức độ gây ấn tượng đối với người tiếp nhận?

(3) Về đối tượng tiếp nhận thông điệp: Xác định hai nhóm đối tượng, gồm (1) công chúng truyền thông, công chúng báo chí nói chung và (2) các cán bộ, nhân viên viên y tế

(4) Về tác động, ảnh hưởng của thông điệp: Mức độ tác động, ảnh hưởng của thông điệp về y đức đến phản ứng của người dân; đến tinh thần, thái độ của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế

(Mặc dù xác định các nội dung, thành phần như trên nhưng trong khuôn khổ luận văn này, các nhóm đối tượng tiếp nhận không phải là mục tiêu của nghiên cứu)

1.3 Vai trò, đặc điểm, tính chất của truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử

Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo mạng điện tử là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của báo chí trong những năm đổi mới tại nước ta Báo mạng điện tử có thế mạnh được coi như là sự hội tụ của cả 03 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình, với đặc điểm ưu việt nhất là tin tức được cập nhật nhanh chưa từng thấy, ngay cả khi truyền hình chưa đưa tin, thì những thông tin, sự kiện nóng hổi đã được đưa ngay lên mạng, người đọc đã có thể nắm bắt thông tin ngay trên máy tính của mình, nhờ đó, lượng độc giả đến với báo điện tử ngày càng đông đảo hơn

Chính vì vậy, các nội dung thông tin liên quan đến vấn đề y đức trên báo mạng điện tử lại càng nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng Một bài báo ca ngợi tấm gương, hình ảnh của các nhân viên y tế, chia sẻ, cảm thông với những vất vả, hi sinh thầm lặng của ngành Y tế sẽ tác động đến công chúng, tạo nên một trạng thái tích cực của công chúng, của dư luận xã hội đối với ngành y tế Nhưng, một bài báo thiếu thiện chí, mang tính phê

Trang 32

phán gay gắt sẽ tạo ra một thái độ thiếu tích cực của xã hội, một phản ứng đôi khi là thái quá đối với ngành y tế

Với đặc điểm của báo mạng điện tử, truyền thông về y đức cần xác định vai trò xã hội với những đặc điểm và tính chất sau:

- Coi truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử là kênh tuyên truyền, phổ biến thông tin y tế hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện; đồng thời là công

cụ đắc lực xử lý các vấn đề liên quan đến kiểm soát thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông về ngành y tế

- Thông tin phải nhanh, kịp thời để cập nhật tình hình khám chữa bệnh của các cơ sở y tế; công tác chăm sóc sức khỏe của các y bác sỹ; tình hình điều trị của bệnh nhân; để thông tin các vấn đề cần biết về y tế, về hoạt động của ngành; để biểu dương, khen ngợi những tấm gương y đức; để phản ánh những tiêu cực nảy sinh từ quá trình khám chữa bệnh v.v

- Thông tin phải phong phú, nhiều khía cạnh, đề cập đến tất cả các vấn

đề liên quan đến y đức, y nghiệp

- Thông tin cần có độ tin cậy cao, từ nhiều nguồn y tế cung cấp

- Thông tin có thể được minh họa bởi các dữ liệu hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh một cách linh hoạt

- Thông tin cần trung thực, khách quan phản ánh đúng tình hình về y tế

- Thông tin cần có tính định hướng với các giải pháp khám chữa bệnh cho người dân

- Thông tin có tính tương tác cao, sẵn sàng đón nhận phản hồi của công chúng, của chính các y bác sỹ ở cả khía cạnh ủng hộ, chia sẻ, lẫn phản ứng khen chê v.v

- Những thông tin mang tính phản biện cần được nhà truyền thông cân nhắc, lường trước được phản ứng của dư luận và hệ quả xã hội; không được tạo sự hoang mang, lo lắng, gây phản ứng tiêu cực cho xã hội, làm trầm trọng thêm tình hình bệnh tật

Trang 33

1.4 Tầm quan trọng của truyền thông về y đức đối với đội ngũ cán

bộ thầy thuốc y tế

Lời dặn của Hồ chủ tịch trong bức thư viết tháng 02/1955: “Chính phủ

phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang Vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu” Bác Hồ cũng đã nhiều lần căn dặn cán bộ:

Trên đời này không có gì sung sướng, vẻ vang hơn là được phục vụ nhân dân Sức khỏe là vàng, không có sức khỏe thì con người không thể làm bất cứ việc

gì Chính vì vậy, muốn đất nước ngày càng phát triển thì trước hết nhân dân phải có sức khỏe tốt Và nhiệm vụ của ngành Y tế chính là: bảo vệ, chăm sóc

và nâng cao sức khỏe nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, nhiệm vụ của người thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người, cho nên, người thầy thuốc không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải có tâm, có đức

Thực hiện lời căn dặn của Hồ chủ tịch, nâng cao bồi dưỡng y đức là góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc y tế chuyên nghiệp được thể hiện qua vai trò, ý nghĩa của vấn đề y đức như sau:

- Y đức là yếu tố nền tảng tạo dựng nhân cách người cán bộ thầy thuốc y tế: Trong cấu trúc nhân cách, “đức” bao giờ cũng giữ vai trò nền tảng Tài

năng chỉ phát huy tác dụng, mang lại hạnh phúc cho người khác trên nền tảng đạo đức hướng thiện Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức thì chẳng những không làm được gì có lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa” Chân lý đó áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt trong lĩnh vực y tế Thiên chức của nghề nghiệp của ngành y tế là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người, đó là vốn quý nhất của con người và xã hội Nếu

Trang 34

nghề Y mà không có cái “đức” thì sẽ gây sự nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh Nếu một người thầy thuốc không có đạo đức chỉ có chuyên môn

mổ xẻ, một bác sĩ có thể trở thành kẻ sát nhân công khai, nếu chỉ giỏi về thuốc men, một dược sĩ có thể nuôi bệnh để bán thuốc, nếu chỉ là người đọc được kết quả siêu âm chẩn đoán các bệnh nan y mà thiếu khả năng thấu hiểu nhân tâm thì một bác sĩ có thể đọc bệnh án cho bệnh nhân lạnh lùng chẳng khác gì người đọc bản án tử hình

- Y đức giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tính nhân đạo của người cán bộ thầy thuốc y tế: y đức là tiêu chuẩn, quy tắc đạo đức đặt ra

nhằm điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan tới nghề nghiệp của mình Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận

cùng hạnh phúc của người thầy thuốc Bên cạnh đó, sự hoạt động của người thầy thuốc rất phức tạp, đòi hỏi phải có lương tâm nghề nghiệp, luôn luôn bồi dưỡng về y đức để trao dồi đạo đức nghề nghiệp vì tính mạng của người bệnh nằm trong tay mình, có quyền chi phối đến sức khoẻ và hạnh phúc của con người Phạm vi hoạt động của người thầy thuốc rất đa dạng đòi hỏi phải có tính tự giác, trách nhiệm cao, công minh và trung thực Ngoài ra, với thầy thuốc phải có kiến thức pháp luật để bảo vệ nhân dân tránh mọi sự lạm dụng quyền hạn, tránh nhiệm của nghề nghiệp làm tổn thương đến sức khoẻ và nhân phẩm của con người và cũng tự bảo vệ chính mình trước pháp luật khi

có khiếu kiện của bệnh nhân

- Y đức giúp đẩy lùi những mặt tiêu cực, mặt trái về đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận đội ngũ cán bộ thầy thuốc y tế: Việc chuyển đổi từ

thời kỳ bao cấp sang thời kỳ kinh tế thị trường làm xuất hiện vấn đề lợi ích

Sự xuống cấp về đạo đức hiện nay là một vấn đề chung của xã hội, không phải riêng của ngành y và việc giải quyết quan hệ giữa đức hy sinh và lợi ích

cá nhân đang là một vấn đề của ngành y Thực tế, nhiều bác sĩ tân khoa không

Trang 35

có đủ kiến thức, trình độ, bản lĩnh để đối mặt với nghề y và không ít hoài bão

về một nghề cao quý cũng bị thui chột Sau 06 năm học tập, tốn nhiều công sức, tiền bạc của gia đình, các bác sĩ ra trường lại phải loay hoay đi xin việc phải chạy chọt, gửi gắm nhiều nơi, lương khởi điểm của bác sĩ hầu hết đều rất thấp, làm việc trong môi trường căng thẳng, trách nhiệm cao, sự kỳ vọng của bệnh nhân và xã hội đặt lên vai bác sĩ rất nặng,v.v Chính những thách thức khó khăn trên, vấn đề nâng cao y đức trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Chính những giá trị, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp sẽ là sức đề kháng, giúp cho người cán bộ thầy thuốc y tế chống lại các loại “bệnh” như: chủ nghĩa cá nhân, bệnh tham lam, bè phái, vô cảm, v.v

Xác định rõ được vai trò của y đức trong công cuộc xây dựng và phát triển đội ngũ thầy thuốc Việt Nam, cho thấy, công tác truyền thông về y đức

sẽ góp phần thúc đẩy việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ y bác sỹ trong công tác hoạt động chuyên môn, khám chữa bệnh Truyền thông có tác động làm thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi người, v.v

Trang 36

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thông về y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam thông qua việc trình bày hệ thống khái niệm về y đức, truyền thông và báo mạng điện tử Tiếp đó, tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm, tính chất, vai trò của truyền thông y đức trên báo mạng điện tử trong giai đoạn hiện nay; phân tích các yếu

tố xác định tầm quan trọng của y đức trong công cuộc xây dựng đội ngũ cán

bộ thầy thuốc y tế chuyên nghiệp nước nhà Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho những khảo sát, phân tích về thực trạng truyền thông

về y đức trên 03 báo mạng điện tử được lựa chọn là https://Vnexpress.net, https://tuoitre.vn, https://vietnamnet.vn ở Chương 2 của luận văn và là cơ sở

để đề xuất các khuyến nghị, giải pháp trong Chương 3

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ Y ĐỨC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Qua phân tích 1195 tin bài thông tin về các hoạt động của ngành y tế Việt Nam trên 3 tờ báo điện tử Tuoitre, VnExpress và Vietnamnet đăng tải trong thời gian từ tháng 01/2/2013 đến 30/4/2014, lượng tin về y đức có những đặc điểm sau:

Tổng số tin bài về chủ đề y đức là 434 bài, chiếm 36,3% Trong đó, số tin/ bài đề cập trực tiếp là 31,6% và gián tiếp là 68,4% Như vậy, với hơn 1/3 lượng tin bài, chủ đề y đức thực sự trở thành một chủ đề nóng hổi được báo chí đặc biệt quan tâm Vậy, báo chí đề cập đến chủ đề y đức cụ thể như thế nào? Câu trả lời sẽ được làm rõ qua hai nhóm thông tin chính về (1) đặc điểm tin/ bài và (2) nội dung tin/ bài

2.1 Đặc điểm tin/ bài về y đức trên báo chí

2.1.1 Về thể loại tin/ bài

Với các mục đích truyền thông khác nhau, sản phẩm báo chí được phân

ra thành các thể loại tác phẩm Việc xem xét một tác phẩm báo chí được thể hiện dưới hình thức nào, thể loại nào sẽ cho ta biết được mức độ quan tâm nhiều hay ít mà giới truyền thông chủ đích thực hiện khi đề cập đến một vấn

đề nào đó

Đối với báo mạng điện tử, tin ngắn (khoảng dưới 100 chữ) là một dạng thông tin đặc trưng để phù hợp với nhu cầu và thói quen của công chúng báo mạng Tuy nhiên, biểu đồ 2.1 cho thấy các thông tin về y đức lại được thể hiện dưới dạng tin dài, hoặc tin sâu chiếm tỷ lệ cao nhất (31,8%) Ngoài ra, sự quan tâm đối với chủ đề này còn được thể hiện qua tỷ lệ cao thứ hai và thứ ba của các bài phóng sự, ghi nhanh, ký sự (17,9%) hay các bài phản ánh (13%)

Trang 38

Như vậy, điều đầu tiên có thể rút ra là những thông tin về y đức thực sự được cơ quan báo mạng điện tử dành cho sự quan tâm khá lớn; các phóng viên, cộng tác viên báo chí thực hiện việc khai thác thông tin về nội dung y đức rất tỉ mỉ và cập nhật thông tin nhanh chóng

Một minh chứng thứ hai của mức độ quan tâm của giới truyền thông đối với chủ đề này là ở chuyên mục đăng tải

Biểu đồ 2.2 cho thấy chủ đề y đức thực sự rất được cả báo giới và công chúng quan tâm khi liên tiếp xuất hiện ở các chuyên mục có mức độ thu hút độc giả lớn nhất là các chuyên mục Chính trị/Xã hội (53,9% lượng tin/ bài) và Đời sống/Nhịp sống (20%) và Tiêu điểm/Thời sự (12,7%) Chuyên mục Sức khỏe vốn là chuyên mục dành riêng cho Y tế lại chỉ đề cập đến 4,6% lượng tin/ bài

Trang 39

Tóm lại, biểu đồ trên cho thấy chủ đề y đức được thông tin trên báo chí luôn được coi là một vấn đề thời sự, nóng hổi, nhận được sự quan tâm, thu hút của độc giả và các cơ quan báo chí

2.1.2 Về nguồn thông tin

Hầu hết các thông tin về y đức là sản phẩm tự khai thác của các cơ quan báo mạng Việc trích đăng lại thông tin (vốn là một đặc trưng của báo mạng) lại chỉ xuất hiện với 10,8% Tất nhiên, với 03 trang báo mạng điện tử được khảo sát thuộc về các cơ quan báo chí lớn, có danh tiếng nên việc tự sản xuất tin/ bài là một điều dễ hiểu Tuy nhiên, ở đây, với tỷ lệ tin/ bài về y đức tự biên soạn, sản xuất vượt trội Như vậy, ta vẫn có thể bổ sung cho nhận định

về sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông đối với chủ đề, tự khai thác, tìm kiếm nguồn thông tin và tự sản xuất tin/ bài nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng báo chí

Phân tích cụ thể hơn, ta cần tìm hiểu nguồn cung cấp thông tin cho các tin bài về y đức Biểu đồ 2.4 cho ta danh mục và số liệu các nguồn thông tin này

Trang 40

Tin/ bài về y đức được hình thành nhiều nhất thông qua quá trình tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo (28,8%) Những thông tin từ bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân là nguồn gốc của 12,9% tin/ bài Nói chung, các tỷ lệ này không cao nhưng lại chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các nguồn cung thông tin liên quan đến vấn đề y đức của cán bộ và nhân viên y tế

Tìm hiểu kỹ hơn thông qua các phỏng vấn sâu các nhà báo, tác giả nhận thấy các thông tin về y đức chủ yếu được báo chí quan tâm đề cập khi xảy ra một sự việc sai phạm trong ngành y tế hoặc khi nhận được các đơn thư phản ánh, khiếu nại, khiếu kiện của bệnh nhân hay gia đình các bệnh nhân trong quá trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế

- Trên báo Tuổi trẻ online, tại chuyên mục Chính trị - Xã hội có các tin/

bài viết:

 Tin “Ba gia đình có trẻ chết sau viêm vắcxin kêu cứu” ngày

18/9/2013 đã đưa tin việc ôngNguyễn Đình Đạo, bố của một trong ba trẻ chết sau khi tiêm vắc-xin, đơn kêu cứu đề nghị các cơ quan chức năng giải thích nguyên nhân cuối cùng dẫn đến cái chết của ba trẻ;

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w