1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh tại nhà xuất bản kim đồng hiện nay

113 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Không ít các bài viết về truyện tranh được đăng tải trên các tạp chí, báo mạng, báo viết: - Những bài viết đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong truyện tranh còn dễ dãi, cụt lủn, lên án tình

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐẶNG CAO CƯỜNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN

TRUYỆN TRANH TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT BẢN

Hà Nội - 2014

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐẶNG CAO CƯỜNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN

TRUYỆN TRANH TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HIỆN NAY

Ngành: Xuất bản

Mã số : 60 32 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT BẢN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRẦN VĂN HẢI

Hà Nội - 2014

Trang 3

Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày tháng năm 201

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Kí và ghi rõ họ tên)

Trang 4

“Kì tích chỉ đến với những ai không bao giờ bỏ cuộc.”

(One Piece - Eiichiro Oda)

Trên hành trình của sự thành công, chúng ta sẽ phải trải qua những thử thách và khó khăn Chính những điều ấy sẽ giúp cho chúng ta trưởng thành và biết quý trọng hơn những thành quả do mình tạo ra Luận văn tốt nghiệp là thành quả sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là

sự nỗ lực học hỏi không ngừng của bản thân với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của

các thầy cô giáo trong và ngoài học viện

Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Xuất bản, những người đã tạo dựng cho

tôi nền tảng lí luận vững chắc, giúp tôi có thể tự tin về chuyên môn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS TS Trần Văn Hải đã

nhiệt tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Nhà xuất bản Kim Đồng đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu và chia sẻ cho tôi những kinh

nghiệm quý giá

Đây cũng là dịp tốt nhất để tôi bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi, cổ vũ, động viên khích lệ và giúp tôi tự

tin trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đặng Cao Cường

Trang 5

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG

XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của truyện tranh 8

1.2 Những yêu cầu về chất lượng xuất bản truyện tranh 25

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN

TRUYỆN TRANH TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HIỆN NAY 37

2.1 Những nhân tố tác động đến chất lượng xuất bản truyện tranh

tại Nhà xuất bản Kim Đồng 37 2.2 Những thành tựu và hạn chế của chất lượng xuất bản truyện tranh

tại Nhà xuất bản Kim Đồng 42

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH

TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HIỆN NAY 83

3.1 Phương hướng xuất bản truyện tranh 83 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh

tại Nhà xuất bản Kim Đồng hiện nay 89

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người học tập, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách Việt Nam hiện nay giống như một bức tranh đa sắc với nhiều mảng màu khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đông đảo đối tượng độc giả Sách lí luận, chính trị có vai trò quan trọng trong việc truyền bá, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, giáo dục, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Sách giáo khoa là công cụ chủ yếu để học tập, giảng dạy Sách văn học lại là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo, hướng con người đến chân, thiện, mĩ Mỗi mảng sách đều có chức năng, nhiệm vụ riêng và ngày càng phát triển, hoàn thiện theo dòng chảy của thời đại Trong dòng chảy đó, có một thể loại sách ra đời từ rất lâu và hiện vẫn đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vị trí quan trọng của nó trong đời sống tinh thần của nhiều độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, đó chính là truyện tranh Chữ “truyện tranh” trong tiếng Việt vừa chỉ loại truyện tranh truyền thống (tranh trên lời dưới), vừa chỉ loại truyện tranh hiện đại (lời thoại nằm trong tranh) rất phổ biến hiện nay

Bên cạnh ông Bụt, cô Tấm, Sọ Dừa, Dế Mèn, hay Lọ Lem, Nàng tiên cá nhiều năm qua, nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam đã lớn lên cùng những người bạn mới hiện đại hơn, đa diện hơn, đến từ muôn vàn thế giới mà con người có thể tưởng tượng qua những nét vẽ, là: Chú mèo máy Doraemon, Khỉ con Son Goku, Thám tử Conan, Siêu quậy Teppi Như truyện cổ tích ngày nào, truyện tranh đã là một phần không thể thiếu của thế giới tuổi thơ Khác với các quốc gia Âu-Mỹ, Nhật Bản… nơi truyện tranh đã là một phần của công nghiệp văn hóa, là một nền công nghiệp với doanh thu khổng lồ, tại Việt Nam, nhiều người

Trang 7

vẫn quen xem truyện tranh chỉ là sản phẩm dành cho con nít, dẫn tới những cái nhìn thiếu thiện cảm Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế con đọc truyện tranh vì lo ngại thể loại này có thể ảnh hưởng không tốt đến văn phong của con trẻ Bất chấp mọi khó khăn, một số nhà xuất bản (NXB), đơn vị làm sách vẫn kiên trì xuất bản truyện tranh một cách nghiêm túc, bài bản, cho ra được những bộ truyện có chất lượng, được độc giả yêu thích, phụ huynh tán thưởng, góp phần làm thay đổi dần dần nhận thức của công chúng về truyện tranh

Là một trong số ít đơn vị chuyên xuất bản truyện tranh với số lượng lớn (chiếm khoảng 40% tổng số đầu truyện tranh được xuất bản từ 1992 đến nay), những gì NXB Kim Đồng làm được trong lĩnh vực này phản ánh tương đối khái quát quá trình hình thành và phát triển truyện tranh ở Việt Nam Với bộ sách

Doraemon, NXB Kim Đồng là đơn vị đi tiên phong trong việc xuất bản truyện

tranh Nhật Bản, đồng thời tiếp tục khai thác các bộ truyện tranh của các quốc gia khác Tất cả các bộ truyện tranh đó đều được in với số lượng lớn và được trẻ em Việt Nam hết sức yêu thích - từ đây cũng bắt đầu thói quen đọc truyện tranh của trẻ em Việt Nam trong thập niên cuối của thế kỉ trước

Một mặt, rõ ràng truyện tranh có tác động tích cực là kéo độc giả trẻ đến với sách, kích thích tưởng tượng, sáng tạo, tạo thêm “sân chơi” cho họ Mặt khác, niềm đam mê truyện tranh nếu không được tiết chế, điều hòa với các hoạt động khác, chắc chắn sẽ khiến các độc giả trẻ bị lệch lạc không chỉ trong việc đọc sách, mà cả trong học tập, lao động cũng như các hoạt động khác mà lứa tuổi của mình cần phải được phát triển toàn diện Chưa kể đến những nguy cơ gặp phải truyện tranh thiếu lành mạnh, không phù hợp với tâm lí lứa tuổi và văn hóa Việt có thể tác động tiêu cực đến những người trẻ về nhiều phương diện khác nữa mà công luận vẫn luôn cảnh báo Vì vậy, bản thân truyện tranh mới chỉ là một phần câu chuyện; việc đưa truyện tranh đến với các em như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu của các em, vừa đảm bảo rằng những cuốn sách đó thực sự là món ăn tinh thần bổ ích cho các

em mới là điều cốt yếu cần được đặt ra và giải quyết

Trang 8

Trước ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của thế giới truyện tranh cũng như những khoản lợi nhuận không thể làm ngơ từ hoạt động xuất bản truyện tranh bản quyền, đã đến lúc cần phải nghiên cứu, cân nhắc lại vị trí, vai trò của truyện tranh trong đời sống xã hội, từ đó có những giải pháp nâng cao chất lượng biên tập, xuất bản truyện tranh ở Việt Nam, để truyện tranh phát triển đúng hướng và ngày càng phát huy vai trò của mình trong đời sống văn hóa tinh thần của giới

trẻ Đó là lí do tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng

xuất bản truyện tranh tại Nhà xuất bản Kim Đồng hiện nay"

2 Tình hình nghiên cứu

Là sản phẩm văn hóa, truyện tranh được giới trẻ, từ nhi đồng đến thanh thiếu niên đọc rất nhiều nên chắc chắn sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách Bởi thế, loại sách này luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lí trong lĩnh vực văn hóa cũng như các đối tượng khác trong xã hội,

từ thầy cô giáo, phụ huynh, các nhà báo và dư luận nói chung, tất cả đều bày tỏ những quan điểm của mình về sở thích và đam mê truyện tranh của giới trẻ

Không ít các bài viết về truyện tranh được đăng tải trên các tạp chí, báo mạng, báo viết:

- Những bài viết đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong truyện tranh còn dễ dãi, cụt lủn, lên án tình trạng xuất bản tràn lan truyện tranh không bản quyền, chạy theo lợi nhuận, có những hình ảnh nhạy cảm, thậm chí là dung tục, không phù hợp với thuần phong mĩ tục, ảnh hưởng xấu đến gu thưởng thức cũng như

nhận thức của độc giả trẻ: Nhà ngôn ngữ, nhà văn lên tiếng “vấn nạn truyện

tranh” của tác giả Thành Huế; Truyện tranh ngoại nhập đang bị “ô nhiễm” của

Ngân Giang- Hoàng Mai trên trang web nguoiduatin.vn; Xuất bản truyện tranh:

Khoảng trống quản lí của tác giả Phú Minh trên trang web baomoi.com; Tràn lan truyện tranh in lậu của tác giả Vinh Nguyễn trên báo Thanh Niên…

Trang 9

Cùng với đó, có rất nhiều bài viết cung cấp kiến thức về truyện tranh Nhật

Bản cho người đọc Tiêu biểu có thể kể tới loạt bài viết: Truyện tranh vòng quanh

thế giới - một vài thuật ngữ của Ngọc Tuyết - Phượng Uyên; Khi người Nhật viết truyện tranh của Lễ Nguyễn và Comic - ngành nghệ thuật thứ chín của nhân loại

của Phương Thủy được đăng trên báo Thể Thao & Văn Hóa (thethaovanhoa.vn) Bài viết Sức hút của truyện tranh Nhật Bản của tác giả Quang Minh trên báo Giáo

dục thời đại số 152

- Nhiều bài viết có cái nhìn khách quan, nhiều chiều đã cho thấy những cái hay, cái đẹp của thể loại sách này và khẳng định cần phải xây dựng một nền xuất bản

truyện tranh ở Việt Nam thật lành mạnh và chất lượng: Cần có một cách nhìn đầy đủ

về truyện tranh của tác giả Quách Thu Nguyệt trên Tạp chí Xuất bản Việt Nam, số

4/2009, Manga - cái nhìn từ hai phía của tác giả Hotwart, Triết lí sống trong manga của tác giả Võ Chí Nhân được đăng trên Tạp chí 4.A.M số 17; Bé đọc truyện tranh

hết sức có lợi đăng trên trang xaluan.com, Cần nâng cao chất lượng truyện tranh Việt Nam của tác giả Thái Học trên tạp chí Xuất bản Việt Nam số 11/2008

Nếu kể đến các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng xuất bản, hiệu quả xuất bản, chất lượng biên tập các loại sách chuyên ngành thì hiện nay các đề tài chỉ mới dừng lại ở các mảng sách lí luận, sách khoa học, văn học Hiện chưa có một công trình khoa học cụ thể nghiên cứu về lí luận xuất bản truyện tranh, đây cũng là một thực tế khó khăn cho những ai bắt đầu nghiên cứu một cách có hệ thống về truyện tranh Tuy vậy cũng có một số luận văn, khóa luận, các bài tham luận tiếp cận

ở các khía cạnh nhỏ như:

- Thực trạng truyện tranh Việt Nam - Tham luận của họa sĩ Hùng Lân, được

trình bày tại Hội thảo về truyện tranh do Cục Xuất bản tổ chức ngày 17/10/2003 tại

Trang 10

- Xuất bản sách thiếu nhi ở Nhà xuất bản Kim Đồng với việc giáo dục

nhận thức và đạo đức của thiếu nhi (từ năm 2004 đến năm 2007) - Khóa luận tốt

nghiệp của Trần Thị Ngọc Mai, sinh viên K24 Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền;

- Hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhi ở

nước ta hiện nay (Qua khảo sát Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn hóa

- Thông tin) - Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của tác giả Đinh Thị Thu

Nga - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Các công trình nghiên cứu trên đã tạo nền móng và những điều kiện thuận lợi

để tác giả luận văn có thể kế thừa nội dung cũng như phương pháp để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng công tác biên tập, xuất bản truyện tranh ở Việt

Nam nói chung và ở NXB Kim Đồng nói riêng Có thể khẳng định “Nâng cao chất

lượng xuất bản truyện tranh tại Nhà xuất bản Kim Đồng hiện nay" là một đề tài

mới, không trùng lặp với những công trình nghiên cứu đã được thực hiện trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng xuất bản truyện tranh cùng thực trạng chất lượng xuất bản truyện tranh tại NXB Kim Đồng Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh của NXB Kim Đồng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lí luận chung về truyện tranh: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò;

- Xây dựng những yêu cầu về chất lượng xuất bản truyện tranh;

- Phân tích làm rõ thực trạng chất lượng xuất bản truyện tranh tại NXB Kim Đồng; xác định nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế của truyện tranh tại NXB Kim Đồng;

- Bước đầu đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh tại NXB Kim Đồng

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng xuất bản truyện tranh qua thực tế tại NXB Kim Đồng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Mảng truyện tranh hiện đại được mua bản quyền của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc của NXB Kim Đồng

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến nay, tức là từ khi Công ước Berne

về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật phát huy hiệu lực đối với hoạt

động xuất bản truyện tranh

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận

Luận văn được tiến hành trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận mác xít, luận văn sử dụng các phương pháp

cụ thể như khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh, đối chiếu để tìm hiểu thực trạng chất lượng xuất bản truyện tranh của NXB Kim Đồng, chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh của NXB Kim Đồng nói riêng và của hoạt động xuất bản truyện tranh ở Việt Nam nói chung

6 Đóng góp mới của đề tài

- Bước đầu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, góp phần xây dựng một mảng lí luận nghiệp vụ cụ thể về chất lượng xuất bản truyện tranh ở nước ta hiện nay;

- Góp phần vào việc nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh, từ đó đưa truyện tranh phát triển theo đúng định hướng;

- Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập nghiệp vụ xuất bản

Trang 12

7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân loại truyện tranh, làm rõ khái niệm truyện tranh hiện đại

và tầm quan trọng của truyện tranh hiện đại trong đời sống văn hóa tinh thần của giới trẻ Sâu xa hơn, luận văn đưa ra lời khẳng định truyện tranh hoàn toàn là một thể loại sách lành mạnh, có đối tượng độc giả rõ ràng và cần phải được định hướng phát triển một cách đúng đắn Trong khía cạnh cụ thể, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ những người viết sách, biên tập viên truyện tranh nói chung và NXB Kim Đồng nói riêng

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:

- Chương 1 Những vấn đề lí luận về chất lượng xuất bản truyện tranh

- Chương 2 Thực trạng chất lượng xuất bản truyện tranh tại Nhà xuất bản Kim Đồng hiện nay

- Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh tại Nhà xuất bản Kim Đồng hiện nay

Trang 13

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của truyện tranh

1.1.1 Khái niệm truyện tranh

1.1.1.1 Quan niệm truyện tranh trên thế giới

Để làm rõ tên gọi và khái niệm truyện tranh, cần xuất phát từ lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của truyện tranh Dựa trên các căn cứ lịch sử, truyện tranh bắt nguồn từ chính những sáng tác sơ khai của nhân loại - những hình vẽ xâu chuỗi cách đây ít nhất 20 nghìn năm trong động đá hay tranh và chữ tượng hình Ai Cập cổ đại trong các lăng mộ cổ

Có hai vấn đề tác động đến sự phát triển của truyện tranh trên thế giới, đó

là hình thành lối vẽ hài hước và sự ra đời của máy in do Johann Gutenberg phát minh năm 1436 Nếu chỉ là sự hài hước thì chưa thể gọi là truyện tranh, nó cần

có cốt truyện được thể hiện qua sự tiếp nối của hình vẽ

Truyện tranh được in thành sách từ Perter Mark Roget khi ông xuất bản

cuốn Persistence of Vision with Regard to Moving Objects vào năm 1824 Sau

đó là Wilhelm Buch, một họa sĩ người Đức đã cho ra đời rất nhiều tranh truyện hài hước, ngắn gọn, súc tích Suốt một thời gian dài của quá trình sáng tạo, lịch sử hình thành truyện tranh đã ghi dấu một bước ngoặt mới: Hình thức thể hiện không dừng lại ở việc “có tranh” và “có chữ minh họa đi kèm” nữa Bằng chứng

là năm 1884, một họa sĩ người Anh là Thomas đã đưa ô ghi lời vào trong hình

vẽ, một bước đến gần với hình thức truyện tranh hiện đại

Năm 1861, Richard Fenton Outcault xuất bản những truyện tranh ngắn

mang tính hài hước chiếm nửa trang báo như Chú bé vàng trên tờ The New York

World Năm 1905, Winsor McCay vẽ truyện Nemo bé nhỏ ở Slumberland đăng

trên tờ The New York Herald Các cuốn truyện tranh được tập hợp thành sách và

Trang 14

được phát hành rộng rãi, hình thành nên khái niệm truyện tranh hiện đại gọi là

“comic book” (Comic trong tiếng Anh có nghĩa là hài hước, khôi hài)

Will Eisner, một trong những họa sĩ truyện tranh đầu tiên của nền công

nghiệp truyện tranh tại Mỹ, cho rằng: “Truyện tranh là sự sắp xếp hình ảnh và

chữ để kể chuyện hoặc chuyển thể một ý tưởng” (www.willeisner.com)

Trong cuốn Understanding Comics: The Invisible Art, Scott Mc Cloud, họa

sĩ, nhà lí luận truyện tranh nổi tiếng của Mỹ, quan niệm: “Truyện tranh là một thể

loại dùng tranh vẽ hoặc các hình ảnh khác đặt cạnh nhau theo thứ tự đã được tính toán nhằm chứa thông tin hoặc gây phản ứng về thẩm mỹ nơi người đọc” Như vậy

để hiểu được nội dung, người đọc phải nhìn đúng thứ tự của các khung tranh, từ đó mới thấy được sự chuyển động của cảnh vật cùng các nhân vật ở trong tranh

Tại Nhật Bản, đất nước có nền công nghiệp truyện tranh phát triển nhất thế giới, truyện tranh được gọi là “manga” Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa (Man: Mạn, mang nghĩa không có mục đích, không bó buộc; Ga: Họa, mang nghĩa là tranh vẽ) Theo đó, manga bao gồm một chuỗi hình ảnh liên tục kèm theo lời thoại để diễn tả một câu chuyện có nội dung dí dỏm, hài hước, châm biếm, phóng đại

Cũng như các nước Phương Tây, manga được hình thành từ những hình vẽ trên giấy Người khéo léo đưa những chi tiết hài hước đời thường vào những bức tranh cuộn là Nhà sư Toba sống ở thế kỉ XII Mãi tới cuối thế kỉ XIX, khi Nhật Bản bước vào giai đoạn mở cửa, Châu Âu du nhập vào Nhật Bản phong cách vẽ

và đánh bóng tranh, cách xây dựng bối cảnh và chi tiết truyện, từ đó cách ghi lời thoại vào trong từng khung tranh cũng được truyền theo Năm 1947, sự ra đời của

manga New Treasure Island (Đảo châu báu) của tác giả Osamu Tezuka trở thành

bước đầu tiên của cuộc cách mạng chuyển đổi manga truyền thống thành manga

hiện đại, còn gọi là “truyện tranh hiện đại Nhật Bản”

Ngày nay từ “Manga” đã trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia trên thế giới, dùng để chỉ truyện tranh Nhật Bản nói chung Tại Việt Nam, các độc giả yêu truyện tranh vẫn dùng khái niệm này để phân biệt với các thể loại truyện tranh khác

Trang 15

1.1.1.2 Quan niệm truyện tranh ở Việt Nam

Về mặt lí luận và thực tiễn, cho tới nay tên gọi “truyện tranh” ở Việt Nam chưa có sự thống nhất Có người gọi là truyện tranh, sách tranh, có người cho là tranh truyện

Truyền thống truyện tranh ở Việt Nam có lẽ bắt nguồn sau khi báo chí xuất hiện, đặc biệt phải kể đến một tờ báo rất có ảnh hưởng về văn hóa vào những

năm 30 của thế kỉ trước: Báo Phong Hóa của Tự lực Văn Đoàn Trên tờ báo này

từng xuất hiện một cặp nhân vật rất hấp dẫn bạn đọc, đó là cặp bài trùng Lý Toét

- Xã Xệ Tuy chỉ là những tranh đơn hoặc tranh liên hoàn, chiếm một góc tờ báo, nhằm tăng tính giải trí cho độc giả, chuyên mục này đã tạo được dấu ấn tượng khá mạnh, với những nội dung văn hóa, chính trị, xã hội nhiều khi hết sức sâu sắc

Cũng thuộc loại hình này, cuối những năm 50 của thế kỉ trước, trên báo

Thiếu niên tiền phong dành cho thiếu nhi xuất hiện cặp nhân vật truyện tranh nổi

tiếng là Bóng Nhựa và Bút Thép Ngoài ra còn có một số truyện tranh dịch của nước ngoài, ví dụ các truyện tranh của Liên Xô hay các bộ truyện tranh dựa theo

những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc như Tam quốc, Tây du kí… Đó là

những ấn phẩm được vẽ rất đẹp, nhưng các phiên bản được lựa chọn để dịch in ở Việt Nam đều theo kiểu truyền thống, thường mỗi trang gồm một hình ảnh và một đoạn truyện, hay như người ta vẫn quen nói, quen nghĩ, là “tranh trên lời dưới”

Như vậy khi nói đến truyện tranh thời kì đầu ở Việt Nam là nói đến loại truyện tranh theo kiểu truyền thống, tranh theo truyện hay truyện có tranh minh họa Ban đầu là truyện tranh đen trắng, về sau có thêm truyện tranh màu, phần lớn là các đề tài truyền thống, như cổ tích, dân gian, lịch sử hoặc đấu tranh cách

mạng Sau này cùng với sự xuất hiện của bộ truyện tranh Nhật Bản Doraemon

được NXB Kim Đồng xuất bản, quan niệm về truyện tranh đã có nhiều thay đổi Truyện tranh không chỉ là những tác phẩm có đặc trưng “tranh trên lời dưới”, mà tranh và lời còn có sự đan xen, lời được đưa vào tranh qua các “ô bong bóng thoại”

Trang 16

Trong bài viết Những cảm nhận về truyện tranh Việt Nam đăng trên tạp chí Xuất Bản Việt Nam số 11/2008, tác giả Thái Học quan niệm: “Truyện tranh là

những câu chuyện được minh họa bằng tranh dành cho lứa tuổi thiếu nhi”

Đinh Thị Thu Nga, tác giả đề tài luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng -

Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp

phần giáo dục thiếu nhi ở nước ta hiện nay (Qua khảo sát Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin) có đưa ra quan niệm về truyện tranh

thiếu nhi như sau: “Truyện tranh thiếu nhi là loại xuất bản phẩm đặc biệt được

xuất bản không định kì Đó là những câu chuyện được minh họa bằng tranh, tranh và lời được kết hợp chặt chẽ với nhau và được thể hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng, nhu cầu, thị hiếu của trẻ em thiếu nhi ở các độ tuổi khác nhau.”

Căn cứ vào sự hình thành, phát triển của truyện tranh trên thế giới cũng như Việt Nam cùng những quan niệm trên, xuất phát từ học hỏi thực tế, người nghiên cứu xin mạnh dạn đưa ra một nhận định cơ bản và có ý nghĩa tổng kết cho khái niệm về truyện tranh như sau:

Truyện tranh là một thể loại truyện mà trong đó tác giả kể chuyện bằng cách vẽ các khung tranh được sắp xếp liên hoàn với nhau theo một thứ tự quy định sẵn, bên trong có ô thoại chứa lời Tùy vào dung lượng trang giấy và ý đồ của tác giả mà truyện tranh được chia thành từng chương và từng tập

Từ định nghĩa trên có thể thấy truyện tranh là loại truyện gồm hai phần: Phần lời và phần tranh Tuy nhiên khác với cách tiếp cận truyện tranh dựa trên quan niệm truyền thống (phần tranh nằm ngoài phần lời, mang ý nghĩa giải thích cho nội dung bức tranh), cách tiếp cận này dựa trên quan niệm truyện tranh hiện đại, trong đó sự gắn kết giữa yếu tố lời và tranh vô cùng chặt chẽ:

Trang 17

- Yếu tố tranh: Gồm các khung tranh có viền để phân biệt với các khung tranh khác Bên trong chứa hình ảnh nhân vật, cảnh vật, phông nền đằng sau hay các hiệu ứng tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật được tác giả vẽ dưới nhiều góc nhìn: Từ trái sang, từ phải sang, từ trên xuống, từ dưới lên Nội dung giữa các khung tranh trong cùng một phân cảnh, cùng một trang phải có liên quan với nhau, đôi khi cũng có những khung tranh tràn ra cả một trang hoặc trải dài sang trang bên cạnh

Ví dụ một cảnh trong tác phẩm

Chie - cô bé hạt tiêu Các khung tranh

được tách nhau bởi viền đen Trong khung có hình ảnh nhân vật, cảnh vật, ô thoại, hiệu ứng nền trắng hoặc lóe sáng Người đọc sẽ hiểu chuỗi hình ảnh này có nội dung là cô bé Chie đẩy cửa bước ra ngoài đánh răng, trong khi vẫn đang ngái ngủ (Hình 1.1)

- Yếu tố lời: Chủ yếu là các câu thoại của nhân vật Đó là lí do ngôn ngữ truyện tranh rất gần gũi và tự nhiên Khi xây dựng tính cách nhân vật, ngoài việc thể hiện đúng giọng điệu (hiền lành, điềm đạm hay nóng nảy, cáu gắt ) một cách ngắn gọn nhất có thể, các tác giả (hoặc người chuyển ngữ) thường phải khéo léo sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, các câu nói lái, chơi chữ, ví von để đưa vào tác phẩm, tạo sự chân thật để dẫn dắt người đọc vào thế giới do mình tạo ra

Hình 1.1

Cảnh cô bé Chie thức dậy vào buổi sáng

Trang 18

Để tác phẩm sống động và tăng thêm độ gắn

kết cho tranh và lời, các họa sĩ truyện tranh còn đưa

các từ mô tả âm thanh, tiếng động, cảm xúc của con

người và sự vật (tiếng mưa, gió, đổ vỡ ) vào trong

truyện như: Soạt, cộp, rầm, ầm ầm, đùng Các từ này

được vẽ bằng tay để tạo hiệu ứng thị giác, góp phần

làm tăng hiệu quả của từng phân cảnh Tùy hoàn cảnh

của nhân vật mà tác giả sẽ sử dụng các phông chữ

mềm mại, cứng chắc, nứt vỡ cho phù hợp

Chẳng hạn như tác phẩm Eyeshield 21 nói về

môn bóng bầu dục, trong truyện có rất nhiều hiệu ứng

phông chữ mô tả tiếng động như Bộp (tiếng đập

bóng), Huraaa (tiếng khán giả reo hò)… (Hình 1.2)

Rõ ràng để hoàn thành một cuốn truyện tranh không hề đơn giản Tác giả phải mất nhiều giờ lao động với cường độ cao mới có thể sáng tác xong một chương truyện Họ phải tìm cách trau chuốt cho nét vẽ, đồng thời chăm chút cho lời thoại thêm phần thú vị, chưa kể còn phải tính toán sao cho kết thúc luôn ở cao trào, buộc người đọc phải đọc cuốn tiếp theo Chính vì sự linh hoạt trong phong cách vẽ và không giới hạn về nội dung, thể loại, truyện tranh là một mảng sách không chỉ hấp dẫn các em nhỏ mà cả người lớn cũng say mê

1.1.2 Đặc điểm truyện tranh

1.1.2.1 Đặc điểm về nội dung

- Truyện tranh hiện đại luôn đề cao bốn phẩm chất chủ yếu của con người

trong cuộc sống: Vị tha, tình bạn, đoàn kết và đồng đội Truyện tranh tập hợp đủ

các thể loại, từ những câu chuyện giả tưởng, thần thoại thể hiện ước mơ của trẻ

em đến những vấn đề có tính thời sự nóng hổi, giúp người đọc quên đi những mệt nhọc hằng ngày, giải toả áp lực công việc Đó có thể là câu chuyện về một học sinh trung học trở về thời xa xưa cùng với phép thuật và võ nghệ tuyệt luân

Hình 1.2 Một trang truyện

có chữ tượng thanh

Trang 19

để trừ ác, diệt ma Đó cũng có thể chỉ đơn giản là câu chuyện về một học sinh phổ thông gặp nhiều khó khăn trong việc học và các mối quan hệ với bạn bè Truyện tranh giúp người ta làm được những điều mà hàng ngày họ không dám làm hoặc không thể làm được Trong những cuộc chiến chống lại các thế lực xấu, truyện tranh thường đề cao tình đoàn kết và đồng đội, thay vì tập trung vào nhân vật chính Đôi khi truyện tranh còn đề cao nghị lực sống của con người

thông qua việc nhân vật tự vượt lên chính mình để giành chiến thắng

- Không đơn thuần là một thể loại sách dành cho trẻ em, đối tượng của

truyện tranh hết sức phong phú trên mọi lứa tuổi Ở Việt Nam, truyện tranh được

chia thành nhiều nhóm dựa vào tuổi tác của độc giả mà NXB đang hướng tới Phần lớn đối tượng của truyện tranh ở Việt Nam là học sinh phổ thông và sinh viên, ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ những người trẻ trưởng thành đã đi làm

và lập gia đình, có thể gọi chung là giới trẻ Bởi vậy khi mua bản quyền một bộ truyện tranh tại Việt Nam, các NXB phải dựa trên đối tượng độc giả để ra quyết định thực hiện, đa phần là các thể loại xoay quanh đời sống học đường, khoa học viễn tưởng, phiêu lưu mạo hiểm với nội dung sâu sắc, không bao gồm các yếu tố bạo lực, tình dục, không vi phạm thuần phong mĩ tục và chính trị

- Nếu ngôn ngữ của hội họa là các yếu tố màu sắc, ánh sáng, hình mảng, đường nét, được thể hiện trên mặt phẳng; Ngôn ngữ của âm nhạc là giai điệu, hòa âm, tiết tấu thì ngôn ngữ của truyện tranh chính là hình ảnh và lời thoại

Về hình ảnh, truyện tranh Nhật Bản sử dụng những hiệu ứng tương tự như phim hoạt hình Đó là một loạt những hình ảnh liên tiếp nhau thể hiện một pha hành động hoặc sự thay đổi cảm xúc của nhân vật Về lời thoại, từ ngữ được dùng trong truyện tranh luôn là những từ mới nhất, cách nói mới nhất của con người ở thời điểm tác phẩm ra mắt Muốn hiểu tiếng Việt trong đời sống hằng ngày và hiểu suy nghĩ của một thế hệ hiện đại nghĩ gì thì hãy đọc truyện tranh Nhờ sự phát triển của truyện tranh mà lượng từ tượng thanh trong ngôn ngữ tăng lên đáng kể

Trang 20

1.1.2.2 Đặc điểm về hình thức

- Đặc điểm lớn nhất trong hình thức biểu hiện của truyện tranh là độc giả phải đọc các khung tranh theo một thứ tự quy định sẵn

Chẳng hạn như đọc từ phải sang trái (read

right to left) với truyện tranh Nhật Bản vì người

Nhật đọc từ phải sang trái (Hình 1.3) Khi được

dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh

lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái

sang phải Tuy nhiên nhiều tác giả không chấp

nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề

nghị giữ nguyên hình thức đọc từ phải sang trái

trong phiên bản nước ngoài Chẳng bao lâu, vì

nhu cầu của độc giả và vì quyền lợi của tác giả,

nhiều NXB bắt đầu chọn lựa hình thức in từ

phải qua trái So với những cuốn sách bình

thường, độc giả sẽ phải giở từ phía cuối sách

lên đầu sách để đọc

Ở Việt Nam, NXB Kim Đồng đã từng thử nghiệm in ngược theo sách gốc

với tác phẩm Ninja loạn thị (2004) nhưng không được độc giả hưởng ứng Đến

năm 2008, TVM Comics - một công ty xuất bản truyện tranh đã giới thiệu tới

độc giả trong nước tác phẩm Yotsuba!& - Cỏ 4 lá với hình thức in từ phải qua

trái Khác với lần thử nghiệm trước của NXB Kim Đồng, hình thức in lần này lại được đón nhận sau vài tranh cãi về ảnh hưởng của nó tới độc giả Việt Nam Tiếp nối xu hướng, NXB Trẻ và NXB Kim Đồng đã chính thức áp dụng cách in này cho 100% truyện tranh Nhật Bản được mua bản quyền (cuối sách vẫn có trang hướng dẫn đọc ngược được đánh số thứ tự như hình 1.3) Thực tế là những cuốn truyện tranh hiện đại Nhật Bản khi xuất bản sang các quốc gia lớn như Âu - Mỹ vẫn giữ nguyên cách in và đọc từ phải qua trái như một đặc điểm riêng của thể loại này

Hình 1.3 Thứ tự đọc từ phải qua trái của truyện tranh Nhật Bản (Bắt đầu đọc từ số 1)

Trang 21

- Đặc điểm thứ hai là nghệ thuật biểu hiện giới tính Tương tự như trong

thực tế, sự khác biệt về hình thể và phong cách giữa nam và nữ là một yêu cầu

có tính chất bắt buộc trong truyện tranh Khi vẽ bàn tay người đàn ông, các họa

sĩ truyện tranh sẽ nhấn mạnh về chiều ngang, các nét hơi đậm và gãy thể hiện sự cứng rắn đặc trưng của giới tính Bàn tay phụ nữ thì sẽ được thể hiện bằng nét thon dài và lướt ngang Trong truyện tranh, người ta cho phép tác giả vẽ bàn tay của nhân vật nữ dài hơn so với thực tế, mắt to hơn rất nhiều so với mũi và miệng, tạo ra một không gian long lanh ở vị trí cửa sổ tâm hồn Mắt của nhân vật nữ có lông mi dài và cong trên một khuôn mặt tròn Trong khi đó, mắt của nhân vật nam phải hơi dài, mi mắt thô và khuôn mặt gãy khúc tạo ra những khối mảng và góc cạnh

1.1.3 Phân loại truyện tranh

1.1.3.1 Phân loại theo quốc gia

Theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, truyện tranh tại Việt Nam được chia thành ba loại:

a Truyện tranh Nhật Bản - Manga

Lịch sử Manga bắt đầu từ rất sớm Ở Nhật, người dân đã sớm có hứng

thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là Manga), tuy chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn nhưng giá trị giải trí của nó là điều không thể phủ nhận Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mĩ thuật Nhật

Bản

Manga chủ yếu là những hình ảnh trắng đen mặc dù vẫn có manga màu Họa sĩ manga thường làm việc với một vài phụ tá trong một xưởng vẽ nhỏ và phối hợp với một biên tập viên của một NXB nào đó Nếu tác phẩm thành công,

nó sẽ có cơ hội được đưa lên màn ảnh rộng (Anime - hoạt hình) ngay cả khi tác phẩm chưa kết thúc Với con số 2,26 tỉ ấn bản mỗi năm (trung bình 17 quyển/người), chiếm trung bình 40% tổng số ấn bản sách báo, tạp chí, Manga đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho thị trường xuất bản ở Nhật Bản

Trang 22

Theo số liệu thống kê năm 2006 của The Research Institute for

Publications, doanh thu từ ngành công nghiệp xuất bản Manga là 481 tỉ Yên

(trung bình mỗi người Nhật bỏ ra 3.777 Yên/năm - tương đương 30USD - để mua Manga) Một con số khổng lồ đáng mơ ước đối với ngành công nghiệp xuất bản của nhiều quốc gia khác trên thế giới

Nền công nghiệp manga ở Nhật Bản có quy mô lớn đến nỗi làm lu mờ cả hai quốc gia hàng đầu thế giới về xuất bản truyện tranh là Mỹ và Pháp Manga xuất hiện trên báo chí và truyền hình khắp thế giới và những tác phẩm được yêu thích nhất được giới thiệu với bạn đọc các nước (trong đó có Việt Nam) thông qua con đường mua bản quyền hoặc dịch, đăng tải trái phép trên mạng Internet

b Truyện tranh Hàn Quốc - Manhwa

Trên thế giới, truyện tranh của Hàn Quốc được gọi là “Manhwa” Có thể

nói đây là một nền truyện tranh trẻ, có bước khởi đầu khá muộn so với những

“siêu cường” truyện tranh khác nhưng lại đạt những thành tựu phát triển vượt

bậc trong thời gian gần đây

Manhwa chịu ảnh hưởng của phim truyền hình hiện đại, dẫn tới việc đa dạng về loại hình Song phong cách chủ yếu của Manhwa tương tự như Manga Manhwa có những điểm khác biệt so với Manga như: Kiểu mẫu trong Manhwa thường dành cho các cô gái còn ở tuổi học sinh theo dõi Cách đọc Manhwa từ phía bên trái sang bên phải của quyển sách Thông qua Internet, các số định kì của một bộ truyện được đưa lên trang Web cá nhân của những người trẻ tuổi Hàn Quốc, chứng tỏ giới trẻ rất quan tâm tới lĩnh vực này

Những tác phẩm truyện tranh lớn của Manhwa ngày nay như Hoàng Cung (Park So Hee), Noblesse (Son Jae Ho, Lee Gwang Su), Hiệp khách giang hồ

(Jun Gook Jin, Yang Jae Hyun)… thực sự đã bắt đầu cho cuộc chinh phục của mình trên đỉnh Chomolungma của nền nghệ thuật đương đại

Trang 23

c Truyện tranh Trung Quốc - Manhua

Khái niệm “Manhua” từ lâu đã không còn mới mẻ đối với độc giả Việt

Nam Mặc dù không nổi bật bằng Manga hoặc Manhwa, nhưng Manhua vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt Sự ra đời của truyện tranh Trung Quốc như là một tất yếu, đóng vai trò như một hệ quả của những tiền đề vững chắc đã có trong lịch sử Manhua được hình thành từ thời nhà Đường Lúc này đã xuất hiện những tác phẩm “thi họa bất phân” Mặc dù có một truyền thống lâu đời như vậy nhưng do sự bảo thủ trong quan niệm về thể loại, không có một ngành công nghiệp truyện tranh đủ mạnh và sự hạn chế của đề tài đã làm cho Manhua vào

thời kì cận - hiện đại không có sự phát triển nào nổi bật

Sự tồn tại của Manhua chủ yếu dựa vào công tác chuyển thể các tác phẩm

văn học lớn trong lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Phong Thần, Tây

du kí… ra truyện tranh chứ chưa tìm được những cách thể hiện mới, những nội

dung mới mang tư tưởng và dấu ấn thời đại như Manga Một số ít những bộ truyện tranh nổi tiếng thế giới hiện nay đang đánh dấu sự phát triển vững chắc

của truyện tranh Trung Quốc hiện đại có thể kể tới như: Phong Vân của Mã Vinh Thành - Đan Thanh; Chú Thoòng của Vương Trạch; Tử bất ngữ,

Trường ca hành của Hạ Đạt

Ngoài Truyện tranh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện một lượng nhỏ Truyện tranh phương Tây (Comic) Truyện tranh phương Tây tuy nét vẽ không trau chuốt, song lại là nét vẽ tả thực, hay có thể nói là nét vẽ mang chủ nghĩa hiện thực

Trong phân loại truyện tranh theo quốc gia, không thể không kể tới truyện tranh Việt Nam Tuy xuất hiện từ khá sớm nhưng phải tới năm 1992, khi chú mèo máy Doraemon xuất hiện, văn hóa đọc truyện tranh của độc giả Việt Nam mới thực sự khởi sắc và phát triển, trở thành động lực cho nhiều họa sĩ Việt Nam bắt đầu sáng tác

Trang 24

Tác giả Hùng Lân cùng tác phẩm Dũng sĩ Hesman dựa theo một bộ phim

hoạt hình của Nhật Bản là cái tên nổi tiếng nhất của lĩnh vực truyện tranh trong

thập kỷ 1990 tại nước ta Vào khoảng năm 2003 - 2005, bộ truyện tranh Thần

đồng đất Việt của công ty Phan Thị cũng đạt được thành công lớn, thậm chí tiếp

tục được xuất bản cho tới nay

Thế nhưng trên thị trường, truyện tranh Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh vì các họa sĩ Việt Nam chưa thực sự gây được ấn tượng với người đọc Đa

số truyện tranh Việt Nam thường xuất hiện dưới dạng ngắn và được đăng tải trên mạng nhiều hơn là xuất bản thực sự Tuy nhiên, trong khoảng hai năm gần đây, các tác phẩm truyện tranh nội địa bắt đầu được các công ty xuất bản chú ý nhiều hơn, mở ra niềm hi vọng mới cho những nghệ sĩ truyện tranh Một số bộ truyện

tranh Việt và tác giả được độc giả yêu mến có thể kể tới: Orange, Long Thần

Tướng - Thành Phong, Khánh Dương; Học sinh chân kinh - Nhóm B.R.O; Chuyện tào lao của Vàng Vàng - Phan Kim Thanh

1.1.3.2 Phân loại theo nội dung

Truyện tranh ở Việt Nam bao gồm các thể loại chính sau:

a Hành động, giả tưởng, phiêu lưu, phép thuật (Action, Adventure, Fantasy, Supernatural )

Đây là nhóm truyện tranh được độc giả yêu thích nhất vì nội dung lôi cuốn, bất ngờ và hấp dẫn, chưa kể tuyến nhân vật rất đa dạng Ẩn sâu trong những cuộc chiến chính nghĩa với các thế lực xấu là những bài học về niềm tin,

ước mơ, khát vọng sống và tình bạn Một số tác phẩm nổi tiếng: Dragon Ball - 7

Viên ngọc rồng; One Piece; Magi - Mê cung thần thoại; Naruto, Sắc lệnh ánh trăng

b Hài hước (Comedy)

Những tác phẩm có nội dung phá cách, đôi khi không tuân theo một quy luật hay tuyến thời gian nào Tuy có tính giải trí cao nhưng đằng sau những câu chuyện hài hước vẫn là những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống Một số tác

phẩm nổi tiếng: Gintama, Yaiba, Dr Slump, ½ Ranma

Trang 25

c Lịch sử - dã sử (Historical)

Những tác phẩm lấy bối cảnh lịch sử, các nhân vật có thể có thật trong lịch sử hoặc hư cấu, cung cấp cho độc giả những kiến thức lịch sử bổ ích một

cách tự nhiên, không khiên cưỡng Một số tác phẩm nổi tiếng: Kaze Hikaru,

Truyền thuyết anh hùng Yoshitsune, Tam Quốc Chí, Thủy Hử

d Học đường (School Life)

Những tác phẩm xoay quanh các câu chuyện diễn ra trong trường học, nội

dung nhẹ nhàng, rất phổ biến tại Việt Nam Một số tác phẩm nổi bật: Nữ sinh

trung học, Thầy giáo của tôi, Con đường mùa xuân, Touch - Tầm với

e Cuộc sống xung quanh (Slice of Life)

Những tác phẩm có nội dung không kịch tính, gay cấn hay giật gân, chủ yếu thể hiện lăng kính tươi đẹp qua những cảm nhận rất tinh tế của tác giả về cuộc sống và những giá trị tình cảm tốt đẹp của gia đình, bạn bè Một số tác

phẩm nổi bật: Cuộc đời đáng yêu, Em bé và tôi, Nhật kí bằng tranh của

nhóc Mikan

g Trinh thám (Detective)

Những tác phẩm thuộc thể loại trinh thám, điều tra tội phạm Thông qua

đó là các kiến thức lịch sử, khoa học, xã hội được lồng vào suy luận của nhân

vật trong quá trình điều tra, phá án Một số tác phẩm nổi tiếng: Thám tử lừng

danh Conan, Nữ thanh tra cún con, Q.E.D, Thám tử Kindaichi

Trang 26

1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng độc giả

Vẫn có rất nhiều quan điểm cho rằng truyện tranh là của trẻ con Tuy nhiên thực tế truyện tranh rất đa dạng về thể loại, đối tượng độc giả Bởi vậy, mỗi bộ truyện đều hướng đến một đối tượng độc giả, giới tính, độ tuổi khác nhau Các nhóm đối tượng độc giả truyện tranh hướng đến tại Việt Nam gồm:

a Nam thiếu niên (Shonen)

Dành cho độc giả Nam, độ tuổi từ 12~18 Đây là thể loại thịnh hành nhất,

nội dung thiên về hành động, phiêu lưu, thể thao Tác phẩm tiêu biểu: One

Piece, Dragon Ball - 7 Viên ngọc rồng, Naruto, Toriko

b Thiếu nữ (Shojo)

Dành cho độc giả Nữ, độ tuổi từ 12~18 Nội dung thiên về tình bạn, tình

yêu, tình cảm gia đình Tác phẩm tiêu biểu: Mặt nạ thủy tinh, Kimi ni todoke -

Nguyện ước yêu thương, Skipbeat!, Natsume’s Book of Friends

c Phụ nữ trưởng thành (Josei)

Dành cho những độc giả nữ từ 18 đến 30, tác giả thường là nữ họa sĩ Nội dung miêu tả những lãng mạn thực tế, trái ngược với hầu hết các kiểu lãng mạn

lí tưởng của Shoujo, với cốt truyện rõ ràng, chín chắn Tác phẩm nổi bật: Giai

điệu trên triền dốc, 7 seeds - Mầm sống, Honey & Clover

d Trẻ em - mọi lứa tuổi (Kodomo)

Dành cho trẻ em từ 5 đến 10 tuổi (nhỏ hơn lứa tuổi của shonen và shojo) Hài hước và mang tính giáo dục rất cao, mỗi chương thường độc lập với nhau và

có độ dài không lớn, phù hợp với thị hiếu của trẻ em Tại Việt Nam, kodomo là

thể loại có thể phù hợp với mọi lứa tuổi Tác phẩm nổi tiếng: Doraemon

(Đôrêmon) - Chú mèo máy đến từ tương lai, Pokémon Special, Asari - Cô bé tinh nghịch, Nhóc Miko

Trang 27

1.1.4 Vai trò của truyện tranh trong đời sống thanh thiếu niên hiện nay

Trong tình trạng học hành, làm việc căng thẳng và quá sức ở các đô thị lớn như hiện nay thì những chi tiết, yếu tố hài hước của các nhân vật trong truyện tranh đã giúp các độc giả trẻ dễ dàng tìm lại tiếng cười, làm tinh thần sảng khoái

và quên đi mệt nhọc sau các giờ học, đồng thời giúp các em xích lại gần nhau khi cùng chia sẻ về một chi tiết “cười đau cả bụng” vì một nhân vật trong truyện

1.1.4.2 Mở mang kiến thức, nâng cao tính sáng tạo và trí tưởng tượng

Không chỉ để “đọc cho vui”, rất nhiều bộ truyện tranh bổ ích bao gồm các kiến thức khoa học, lịch sử đã được NXB gửi tới các độc giả Không gì tốt hơn

việc học văn học thế giới thông qua những bộ truyện tranh Thần thoại Hy Lạp,

Thần thoại Ai cập, những bộ môn nghệ thuật đặc sắc được cả thế giới chào đón

như trong Mặt nạ thủy tinh (kịch nghệ), Swan (ballet), Mush - Họa sĩ thiên tài (hội họa) Từ y học trong Black Jack đến toán học trong Q.E.D, sinh học trong

Doraemon - tìm hiểu cơ thể người, dinh dưỡng và sức khỏe, tuần hoàn máu, đội thám hiểm tại sao Rất nhiều bộ truyện đã cung cấp cho độc giả những kiến

thức về tự nhiên và xã hội vô cùng phong phú

Không chỉ có cốt truyện hay, chủ đề hấp dẫn, truyện tranh với thủ pháp vẽ đơn giản, uyển chuyển, tranh nhấn vào một vài điểm chủ yếu nhưng diễn tả được hoàn toàn cốt truyện, tranh như có một sức hút kì ảo đối với lứa tuổi học

Trang 28

trò khiến các em như muốn khám phá, tưởng tượng ra điều mình muốn diễn tả Tranh không chỉ hướng các em về cái đẹp, hưởng thụ cái đẹp, mà còn làm cho các em thay đổi hẳn tư duy hội hoạ trong mình Bằng một nét bút đơn giản, không cầu kì khó khăn, các em có thể diễn tả được điều mình muốn nói Hội hoạ

là hình học, là toán học, truyện tranh giúp các em chia tỉ lệ, cân đối hình hoạ một cách chính xác hơn, từ đó nâng cao tính sáng tạo của mình

1.1.4.3 Giáo dục thẩm mỹ, hình thành quan điểm sống, giáo dục giới tính

Muốn giáo dục thẩm mỹ cho độc giả trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi, giai đoạn cảm nhận cuộc sống qua những hình ảnh thì giáo dục bằng truyện tranh là phương pháp hữu hiệu nhất Không chỉ những cô bé chân dài, những đôi mắt to với đôi lông mi cong vút mà cả danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hùng vĩ từ những miền sa mạc xa xôi đến những khu du lịch nổi tiếng thế giới như Hawai, núi Phú Sĩ, những cánh hoa anh đào và hình ảnh Samurai oai hùng luôn làm điều nghĩa, vượt khó đã đi vào tâm hồn của độc giả, hằn sâu trong tâm trí họ như đại diện cho cái đẹp

Truyện tranh giúp độc giả nhỏ tuổi phát triển thị hiếu nghệ thuật, hình thành năng lực thụ cảm, từ đó biết cách đánh giá đúng đắn và sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật để hình thành quan điểm sống tốt đẹp cho

bản thân Những bộ truyện tranh như Doraemon, Asari - cô bé tinh nghịch, Em

bé và tôi giúp các em nhận ra rằng: Bạn đẹp nhất khi bạn là chính bạn, hãy

cười như thể không ai nhìn bạn và sống như thể không gì ngăn cản bạn; Gia đình

là quan trọng nhất, dù đi bất cứ nơi đâu, gia đình cũng là nơi dang rộng vòng tay đón ta trở về đó là những quan điểm sống sẽ giúp các em trưởng thành và chín chắn hơn

Không chỉ thế, những xúc động đầu đời, những rung cảm rất trẻ thơ và những điều thầm kín của các bạn trai, bạn gái đến tuổi dậy thì đều được truyện tranh đề cập đến Các độc giả nhí sẽ không thể quên những ước ao, tính toán, thực hiện để chiếm được cảm tình của cô bạn gái xinh đẹp, học giỏi Shizuka của

Trang 29

ba chàng trai: Nobita, Suneo, Jaian trong Doraemon; Những lo lắng khi cơ thể

có những thay đổi và câu chuyện chia sẻ với mẹ như một người bạn thân của

Miko trong Nhóc Miko Không ngần ngại, những bài học nhẹ nhàng về giới

tính sẽ làm cho hành trang của các em khi bước vào cuộc sống thêm đầy đủ và hoàn thiện

1.1.4.4 Hình thành thói quen, hành vi văn minh và hành vi đạo đức

Cốt truyện của truyện tranh thường ẩn chứa những bài học mang tính giáo dục sâu sắc, nhẹ nhàng và tinh tế, từ đó hình thành thói quen, hành vi văn minh

và hành vi đạo đức cho các em nhỏ Một đại diện tiêu biểu là Doraemon - bộ truyện tranh mà hầu hết trẻ em đều say mê Tác phẩm đã khuyên các em biết trân trọng, biết đoàn kết với bạn bè, biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, có ý thức bảo vệ môi trường

Các câu chuyện trong Doraemon thường

ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm, ẩn chứa trong đó là tinh thần lạc quan, những bài học đầy tính nhân văn về tình thầy trò, tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu động vật Lấy ví dụ hình 1.3 là cảnh Nobita nhớ

về người bà đã mất của mình Chi tiết Nobita dùng

“cỗ máy thời gian” về thăm bà khiến rất nhiều độc giả cảm động, từ đó thêm yêu thương, lễ phép với người bà trong gia đình mình

Bài viết đăng trên báo Phụ nữ Thủ đô, số 41

(722) ra ngày 13/10/2004 của tác giả Thanh Hoa

có đăng phỏng vấn các em thiếu nhi về truyện tranh Nhật Bản Em Đào Thu Huyền, học sinh phổ

thông cho biết: “Chúng em học từ Doremon, Xuka

(Doraemon), Conan (Thám tử lừng danh Conan), Yugi (Vua trò chơi) lòng nhân ái, vị tha, ý thức tự lập sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đức tính thật thà, chăm học, nghị lực vươn lên trong cuộc sống”

Hình 1.3

Trích một cảnh trong mẩu

truyện Kỉ niệm về bà

Trang 30

1.2 Những yêu cầu về chất lượng xuất bản truyện tranh

1.2.1 Khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng truyện tranh

1.2.1.1 Khái niệm chất lượng

“Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác

nhau Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Tùy theo đối tượng sử dụng, từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau

Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt đó thống nhất với nhau trong

sự vật, hiện tượng Chất lượng là khái niệm chỉ mức độ của một tập hợp các thuộc tính căn bản, thống nhất hữu cơ, cấu thành nên sự vật, đảm bảo cho sự vật khả năng đáp ứng tốt nhất những mục đích xác định

Thuật ngữ “chất lượng” được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt: Chất

lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật hoặc sự việc gì 40

Có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế Điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO

9000:2005 định nghĩa chất lượng là: Khả năng của tập hợp các đặc tính của một

sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan Ở đây "yêu cầu" là các nhu cầu và mong đợi được công

bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp

Trang 31

Trong lĩnh vực xuất bản, chất lượng chính là sinh mệnh của xuất bản phẩm, là yếu tố làm nên giá trị của xuất bản phẩm đó Vì vậy, một cuốn sách nói chung được đánh giá là có chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội

và của độc giả; có giá trị tư tưởng, khoa học, giáo dục… nhất định; hài hòa được

cả hai tiêu chí về nội dung và hình thức Một cuốn sách trình bày, minh họa đẹp nhưng nội dung còn nhiều sai sót, không sâu sắc hay không phù hợp với đối tượng sử dụng không phải là một cuốn sách chất lượng Ngược lại, nội dung hay,

ý nghĩa mà trình bày, minh họa không đẹp, không phù hợp sẽ cản trở khả năng tiếp nhận, cảm thụ tinh thần, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm, làm giảm giá trị cuốn sách Đối với truyện tranh, nội dung của truyện tranh đáp ứng các nhu cầu học tập, giải trí của đông đảo đối tượng độc giả Với hoạt động xuất bản, nội dung của truyện tranh được quyết định bởi tác giả - họa sĩ trong quá trình vẽ, sáng tác tác phẩm, của đội ngũ cán bộ bản quyền trong quá trình khai thác và thẩm định, của dịch giả tiến hành chuyển ngữ và của đội ngũ biên tập viên biên tập hoàn thiện tác phẩm để xuất bản Hình thức của cuốn sách được quyết định bởi đội ngũ họa sĩ - kĩ thuật viên, thêm vào đó là đầu tư của NXB về tài chính và công nghệ để đảm bảo hình thức cuốn truyện hài hòa với nội dung Xét cho cùng, quyết định chất lượng của một cuốn truyện tranh đó chính là yếu tố con người: Đội ngũ tác giả và đội ngũ cán bộ, dịch giả, biên tập viên và kĩ thuật viên

1.2.1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng truyện tranh

Thuật ngữ “tiêu chí” được Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Tiêu chí là tính

chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm [40]

Trang web vdict.vn định nghĩa: Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà

phân biệt một vật, một khái niệm, để phê phán nhằm đánh giá; là cơ sở của một điều phê phán Do vậy tiêu chí là những căn cứ, dấu hiệu để những người làm sách

thực hiện xây dựng kế hoạch, xuất bản những cuốn sách phù hợp; đồng thời giúp người sử dụng đánh giá được chất lượng của những cuốn sách đã, đang và sẽ sử dụng Sách truyện tranh nói riêng cần phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể như sau:

Trang 32

- Về nội dung:

Là sản phẩm được mua bản quyền của các nước Nhật, Trung, Hàn, các tác phẩm truyện tranh xuất bản tại Việt Nam phải có nội dung phù hợp với văn hóa Việt Nam Cụ thể hơn, truyện tranh phải có tính tư tưởng đúng đắn, không vi phạm thuần phong mĩ tục, không đi ngược với chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước

Tiếp đó, nội dung của truyện tranh phải phù hợp với tâm sinh lí của từng đối tượng độc giả hướng đến Tập trung khai thác nhiều đề tài mới mẻ hơn, càng ít trùng lặp với các bộ truyện tranh khác thì càng đạt hiệu quả cao

Không chỉ phù hợp, một bộ truyện tranh có nội dung hay phải chứa những tư tưởng nhân văn sâu sắc, những bài học về cuộc sống, về tình bạn, tình đồng đội, tinh thần dũng cảm đương đầu với khó khăn, hướng độc giả tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống Ưu tiên những bộ truyện tranh ngoài việc giải trí còn lồng vào

đó những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như: Y học, nông nghiệp, thể thao, ẩm thực

- Về hình thức:

+ Về phong cách vẽ của tác giả:

Chọn mua những tác phẩm có phong cách vẽ đẹp, thẩm mĩ cao, phù hợp với thị hiếu của độc giả Việt Rất nhiều họa sĩ Nhật Bản như Fujiko F Fujio (Sáng tác

Doraemon, Siêu nhân Mami ); Rumiko Takahashi (Sáng tác Inu-Yasha, ½ Ranma); Adachi Mitsuru (Sáng tác Touch – Tầm với, Ớt 7 màu) đã tạo được

thương hiệu với những tác phẩm đậm chất nghệ thuật, đặc sắc cả về nội dung lẫn

hình thức

+ Về thiết kế kĩ thuật và mĩ thuật:

Khổ sách, cỡ chữ linh hoạt, phù hợp với nội dung tác phẩm, phong cách vẽ

của tác giả và đồng nhất với gu thẩm mĩ của bản gốc; Phần chế bản bên trong dễ

đọc, cân đối, nằm trọn vẹn trong từng khung thoại, các chữ hiệu ứng âm thanh sau khi xóa được vẽ lại sạch sẽ, không để sót ngôn ngữ gốc

Trang 33

Phông chữ: Đa dạng, sống động Những cảnh phải can thiệp được vẽ lại

cẩn thận, không bị bôi xóa cẩu thả, không ảnh hưởng tới tranh của tác giả;

Bìa sách: Trình bày đẹp, trau chuốt, yêu cầu về tính đồng nhất phong cách với bản gốc, tính giáo dục và tính thẩm mĩ, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngắt dòng Bìa 1, bìa 4, các phần tay sách gập vào và gáy sách đều cân đối Tất cả các cuốn truyện trong một bộ truyện thống nhất về phong cách với nhau

+ Về kĩ thuật in ấn và đóng xén:

Sử dụng loại giấy xốp nhập ngoại từ Phần Lan, phù hợp với phong cách truyện tranh và thị giác của độc giả, đồng thời cho cuốn sách một hình thức dày

dặn, tạo cảm giác thoải mái khi đọc;

Đảm bảo kĩ thuật in đối với bìa truyện: các phần tử in sắc nét, đều màu, không hằn mặt sau, không dính bẩn, màu sắc chuẩn đối với tất cả cuốn sách trong một đợt in và trong suốt cả bộ sách; đối với các trang sách: các nét vẽ, nét chữ phải sắc nét, những mảng màu đen phải rõ ràng, không răng cưa, bể nét, đồng đều về chất lượng;

Toàn bộ cuốn truyện được cắt xén vuông vức, cân đối; bền chặt, không có lỗi: nhăn, rách, gấp góc, đóng nhầm, đóng sót, đóng thừa Khi xếp lên giá, các cuốn truyện trong cùng một bộ phải thẳng tắp, vừa vặn và đồng bộ với nhau

1.2.2 Yêu cầu về chất lượng xuất bản truyện tranh và sự cần thiết nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.1 Về công tác kế hoạch đề tài và khai thác bản quyền

Kế hoạch đề tài vốn là khâu mở đầu của hoạt động xuất bản Kế hoạch đề tài dựa trên cơ sở: Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của NXB, yêu cầu của đối tượng phục vụ, lực lượng biên tập và đội ngũ cộng tác viên

Công tác kế hoạch đề tài trong truyện tranh thể hiện qua việc khai thác bản quyền truyện tranh Nhật, Trung, Hàn Quá trình khai thác bắt đầu từ khâu tìm kiếm thông tin, thẩm định nội dung và kết thúc bằng khâu tiến hành mua bản

Trang 34

quyền Đầu tiên các biên tập viên và cán bộ bản quyền sẽ cùng thống kê những đầu truyện đã mua bản quyền và xuất bản, xếp các bộ truyện tranh đó vào những

đề tài của chúng, chẳng hạn như đề tài phiêu lưu, giả tưởng, phép thuật hay đề tài thể thao, học đường Dựa trên tỉ lệ đề tài truyện tranh đã và đang xuất bản của đơn vị mình, những người thực hiện sẽ tìm ra các đề tài còn ít được khai thác và các đề tài hay, ý nghĩa cần tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới

Yêu cầu của khâu kế hoạch đề tài trong truyện tranh là phải cân đối giữa các thể loại, chú trọng những đề tài hay, mới mẻ, tạo được nhiều cảm hứng để đáp ứng được nhu cầu học tập, giải trí của độc giả

Sau khi tìm được đề tài hay, biên tập viên và cán bộ khai thác bản quyền

sẽ cùng tìm kiếm thông tin về các bộ truyện tranh thuộc đề tài đó Trong thời điểm bùng nổ thông tin, cộng với việc truyện tranh Nhật Bản trở thành một ngành công nghiệp quy mô mang tính toàn cầu, thông tin của tất cả các bộ truyện tranh đều có thể được tìm thấy trên mạng internet kèm theo đoạn giới thiệu ngắn về nội dung, hình ảnh, năm xuất bản bằng tiếng Nhật và tiếng Anh Đây là nguồn tài nguyên thông tin vô tận cho biên tập viên và cán bộ bản quyền đọc, thẩm định và tìm ra những tác phẩm phù hợp, sau đó liên hệ với đối tác để mua bản quyền Trong trường hợp tác phẩm đó quá cũ hoặc còn quá mới, chưa

có nhiều thông tin trên mạng internet, phòng bản quyền sẽ liên hệ với đối tác để xin sách gốc thẩm định

Quá trình thẩm định rất quan trọng bởi người thẩm định sẽ nắm được toàn

bộ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm, cùng với phong cách, nét vẽ, sức hút của tác phẩm, quan trọng hơn là nghiên cứu xem tác phẩm có phù hợp với văn hóa Việt Nam, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của NXB, với đối tượng độc giả muốn hướng tới hay không Thông tin về tác phẩm sau khi thẩm định sẽ được viết lên

hồ sơ khai thác, trong đó có tóm tắt chi tiết từng tập đã thẩm định cùng ý kiến nhận xét của người thẩm định Cần thẩm định ít nhất là 5~7 tập vì phải qua một lượng chương truyện nhất định mới có thể nắm bắt hết ý đồ của tác giả

Trang 35

Sau khi trải qua tất cả các khâu đó, phòng biên tập và tổng biên tập sẽ là người ra quyết định cuối cùng Chặt chẽ trong khâu thẩm định sẽ giúp cho các tác phẩm khi xuất bản ra không vi phạm thuần phong mĩ tục, không có những nội dung phản cảm dẫn đến những phản ứng gay gắt trong dư luận

Yêu cầu của khâu thẩm định và mua bản quyền là phải thật kĩ lưỡng, thận trọng để ra quyết định cuối cùng vì khi đã mua bản quyền một bộ truyện tranh, NXB sẽ phải phát hành bộ truyện ấy cho tới khi nó kết thúc Người quyết định phải có óc phán đoán để nhìn ra chặng đường của tác phẩm đó khi đưa ra thị trường sao cho đạt hiệu quả cả về văn hóa lẫn kinh tế

1.2.2.2 Về công tác cộng tác viên

Trong hoạt động xuất bản, công tác cộng tác viên chính là khâu then chốt, quyết định trực tiếp tới chất lượng bản thảo Việc lựa chọn đúng cộng tác viên

để thực hiện sản xuất một bộ truyện tranh là yếu tố quyết định sự thành công của

bộ truyện đó tại Việt Nam Các cộng tác viên tham gia rất nhiều khâu của hoạt động xuất bản truyện tranh Có thể là những người gợi ý, phát hiện đề tài hay, những tác phẩm hay chưa được mua tác quyền, những cộng tác viên tham gia công đoạn thẩm định, dịch thuật, hiệu đính, biên tập, cộng tác viên chế bản, làm bìa, viết bài cảm nhận, giới thiệu sách cho NXB

Muốn làm tốt vai trò của một cộng tác viên truyện tranh, ngoài đam mê và nhiệt tình, bản thân mỗi cộng tác viên phải là một “độc giả” Là người đọc, yêu thích và am hiểu truyện tranh, họ sẽ biết rõ mình cần những gì và mong muốn gì

để cuốn truyện thêm hoàn thiện, từ đó có những đề xuất và đóng góp cho NXB Ngoài ra sáng tạo và phong cách cũng là một yêu cầu với các cộng tác viên để các xuất bản phẩm luôn luôn mới mẻ, đem lại nhiều cảm hứng cho độc giả và đủ sức cạnh tranh với những xuất bản phẩm khác trên thị trường

Trang 36

1.2.2.3 Về công tác biên tập bản thảo

Trong khâu biên tập bản thảo, biên tập viên là người có vai trò quan trọng nhất, quyết định chất lượng của cuốn sách sau khi xuất bản Bản thân mỗi biên tập viên phải trang bị cho mình lượng kiến thức dồi dào, khả năng cảm thụ và nhạy cảm trong từng trang sách

Là một quy trình chặt chẽ, công tác biên tập bản thảo truyện tranh được tiến hành theo các bước: Tiếp nhận bản dịch, gia công, sửa chữa bản dịch, sửa bản bông sau khi chế bản, hoàn thiện để đưa in

Vì là các tác phẩm được mua bản quyền từ các nước Nhật, Trung, Hàn nên công tác biên tập bản thảo phải làm tốt ngay từ lúc tiếp nhận bản dịch Muốn có bản dịch tốt, biên tập viên phải biết lựa chọn dịch giả Đa phần dịch giả của truyện tranh là những bạn trẻ, đọc nhiều truyện tranh và sống cuộc sống của những người đam mê truyện tranh

Một bản dịch tốt phải đạt được hai yêu cầu: “Sạch” - không mắc những lỗi cơ bản như sai chính tả, diễn đạt sai ngữ pháp tiếng Việt ; “Sáng” - có cách

xử lí câu chữ linh hoạt, rõ ràng, không mơ hồ Người dịch càng làm tốt nhiệm vụ của mình thì khi bản dịch qua tay biên tập viên sẽ càng chất lượng hơn nữa Để làm nên một bản dịch hay, người dịch còn phải biết tạo phong cách bằng những cách xử lí của riêng họ Tư duy, văn phong, cách dùng từ của mỗi cộng tác viên không giống nhau, đó là yếu tố làm nên phong cách của mỗi người Có người thành công trong việc dịch những tác phẩm lãng mạn, nhẹ nhàng, có người mang chất “hồn nhiên”, trong trẻo, lại có người hợp dịch những bộ truyện giả tưởng, huyền bí Biên tập viên phải nắm được rõ thói quen, sở trường của từng người để giao bản thảo phù hợp, giúp cho cộng tác viên phát huy được hết khả năng của mình

Gia công, sửa chữa bản dịch là một khâu rất quan trọng Theo quy trình hiện tại, dịch giả sẽ đánh số vào các ô thoại, các chữ âm thanh, tiếng động trong bản photo sách gốc, sau đó dịch từng câu, chữ trong và ngoài ô thoại trên file mềm có định dạng doc, docx (Microsoft word) ứng với đúng các con số đã

Trang 37

đánh dấu Khi nhận bản dịch (qua email), biên tập viên sẽ bắt đầu đọc và xử lí bản thảo Để xử lí bản thảo tốt, biên tập viên phải nắm chắc được nội dung của bản thảo, diễn tiến của câu chuyện, chỉ sửa chữa khi đã khẳng định được công việc sửa chữa sẽ làm cho bản thảo tốt hơn Biên tập viên phải có những phát hiện chính xác, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sửa Việc sửa chữa có nhiều mức độ khác nhau, nhưng được phân thành ba loại:

- Mức độ sửa đơn giản: Chủ yếu sửa lỗi chính tả, lỗi đánh máy, viết hoa, viết tắt, dấu câu

- Mức độ sửa trung bình: Bỏ bớt hoặc thay thế những từ bị lặp, chỉnh lại một

số câu chưa rõ về ngữ nghĩa, chỉnh xưng hô cho thống nhất giữa các nhân vật (đôi khi là các chiêu thức, địa danh mà dịch giả bỏ qua việc đối chiếu )

- Mức độ sửa lớn: Thay đổi bố cục, kết cấu, đôi khi là viết lại cả câu thoại cho văn phong hợp với nhân vật Nhiều khi biên tập viên còn phải so sánh, đối chiếu bản dịch Việt với các bản dịch của tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến và đem tác phẩm gốc

ra quốc tế để xem xét nội dung, ngụ ý của tác giả Công việc chỉnh sửa này thường

do biên tập viên làm, nếu phải can thiệp quá nhiều thì dịch giả sẽ là người làm lại

Ngoài ra trong lúc biên tập, khi thấy ở bản gốc có những hình ảnh nhạy cảm chẳng hạn như nhân vật ăn mặc “thoáng mát”, những cảnh máu me, bạo lực , biên tập viên cần đánh dấu lại để bộ phận chế bản, kĩ thuật xử lí (vẽ thêm áo, tóc hay làm mờ vết máu ) cho phù hợp với đối tượng độc giả đang hướng đến Những cảnh này trong truyện tranh được mua bản quyền thường không xuất hiện nhiều (vì

đã qua khâu thẩm định), chỉ cần xử lí khéo léo và xin phép đối tác thì hoàn toàn có thể xuất bản bình thường

Sau khi có bản dịch hoàn chỉnh, biên tập viên sẽ gửi bản thảo đánh số và phần nội dung dịch trên file mềm cho bộ phận chế bản Những người ở bộ phận chế bản sẽ tiến hành các công đoạn: Quét (scan) các trang bản thảo gốc lên máy, xóa chữ và vẽ lại hình ảnh bên dưới nếu phần xóa các chữ gốc đè lên hình (redraw),

“gắp” chữ từ bản dịch sang và căn chỉnh cho đẹp, đậm nhạt giống với bản gốc Chế bản xong sẽ in bản bông trên giấy

Trang 38

Thông thường với sách văn học, đọc bản bông thuộc về bộ phận sửa bài nhưng đối với truyện tranh, biên tập viên sẽ là người tiếp tục đọc lại bản bông

đó vì ngoài việc soát lỗi chính tả, sắp chữ, họ còn phải kiểm tra rất kĩ về trình bày Phần trình bày rất quan trọng, quyết định thẩm mỹ của toàn bộ tác phẩm Truyện tranh ngoài việc có nhiều ô thoại, bên ngoài còn có rất nhiều các hiệu ứng chữ tượng thanh Khi đọc bông, biên tập viên phải so sánh bản Việt với bản gốc, từ đó kiểm tra những phần chữ đậm nhạt đã chuẩn chưa (nhân vật nói chuyện bình thường là phông chữ in hoa thường, nếu hét lớn, cãi cọ sẽ là phông đậm ), lời thoại đã xếp đúng vị trí chưa (rất hay xảy ra tình trạng thoại của nhân vật này bị lắp nhầm sang nhân vật khác), những chỗ vẽ lại (khi bị chữ gốc chèn lên hoặc cần xử lí hình ảnh nhạy cảm) có đẹp không, tự nhiên không

Trước khi phát hành, NXB phải tiến hành duyệt sản phẩm với đối tác bán bản quyền Thông thường chỉ cần gửi bìa và thông tin bản quyền (nằm ở bìa 4)

để đối tác duyệt Bìa phải được làm trước khi sách xuất bản hai tháng để kịp tiến

độ duyệt Thời gian duyệt càng nhanh nếu họa sĩ làm bìa càng bắt kịp được với bìa gốc của tác phẩm Khâu thiết kế bìa trong truyện tranh nói đơn giản là thay thế ngôn ngữ gốc (chữ tượng hình của Nhật, Hàn, Trung) bằng ngôn ngữ Việt sao cho kiểu chữ Việt giống hệt gốc (từ màu sắc, độ đậm nhạt), bố cục và hình ảnh của bìa sách phải giữ nguyên Trong quá trình duyệt bìa, có những điểm nhỏ cần chỉnh sửa thì đối tác sẽ phản hồi để họa sĩ của NXB chỉnh lại Sau khi hai bên thống nhất đã duyệt xong, bìa sẽ được gửi tới nhà in cùng với phần ruột để

in thành những cuốn truyện tranh hoàn chỉnh

1.2.2.4 Về công tác phát hành, giới thiệu sách và tiếp nhận phản hồi độc giả

Phát hành chính là khâu cuối cùng, đảm bảo cho “đầu ra” của hoạt động xuất bản Công tác phát hành truyện tranh tại NXB Kim Đồng được thực hiện hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt bởi yêu cầu của việc phát hành truyện tranh là phải đúng với lịch đã thông báo cho độc giả từ trước Biên tập viên phải nắm rõ lịch để tính toán cho các khâu trước đó hoàn tất và gửi đi in trước hai tuần

Trang 39

Song song với việc phát hành sách, việc giới thiệu, PR, quảng cáo truyện tranh để bạn đọc biết tới cũng là một hoạt động rất quan trọng Biên tập viên và các cán bộ truyền thông cần phải chăm chút cho các bài giới thiệu truyện tranh mới từ nội dung đến hình ảnh, có các cách thức quảng bá hiệu quả cho xuất bản

phẩm dựa trên thói thói quen của độc giả trẻ Trong đó mạng xã hội facebook và

website phát huy hiệu quả hơn cả Biên tập viên và các cán bộ phát hành phải chú

ý lắng nghe phản hồi cả về ưu điểm lẫn nhược điểm của các cuốn truyện, từ đó có biện pháp khắc phục những điểm chưa tốt và đưa ra quyết định phù hợp cho các sản phẩm tiếp theo

1.2.2.5 Sự cần thiết nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh

ở Việt Nam hiện nay

- Về phía xã hội:

Xã hội và con người đã đạt tới trình độ phát triển mới, vì thế nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ của giới trẻ cũng đạt tới một trình độ phát triển mới so với thế hệ đi trước, họ luôn mong muốn được học hỏi thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều bằng nhiều hình thức khác nhau Thị trường truyện tranh cũng đứng trước rất nhiều khó khăn khi độc giả có quá ít thời gian dành cho sách, chưa kể những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cũng làm cho giá của mỗi cuốn truyện tranh tăng lên ít nhiều, trong khi đối tượng độc giả của truyện tranh phần lớn là những người chưa đi làm, còn sống phụ thuộc vào bố mẹ Rất nhiều bộ

truyện tranh bị giảm bản in liên tục sau mỗi tập: Tiểu thư hoàn hảo tập 1 in 5.000 bản, tập 3 đã xuống còn 3.500 bản; Capeta - Khát vọng đường đua tập

cuối còn 1.000 bản Chưa kể truyện tranh còn phải cạnh tranh được với nhiều loại hình giải trí khác, đó là một trong những đòi hỏi mà xã hội đang đặt ra, cũng

là một trong những trăn trở mà những người làm sách, những NXB, những cơ quan quản lí đang tìm cách khắc phục

Mặt khác, truyện tranh dành cho lứa tuổi học trò ở Việt Nam tuy ít đơn vị làm sách tham gia nhưng thực tế mà nói vẫn có nhiều tác phẩm được thẩm định khá dễ dãi, để lọt nhiều tác phẩm có nội dung không phù hợp với thuần phong

mĩ tục, thể hiện sự thiếu định hướng rõ ràng, dễ gây nên những hậu quả nghiêm

Trang 40

trọng về sau Chưa kể rất nhiều những nhà làm truyện tranh không bản quyền vô cùng tự do, không hề thẩm định tác phẩm, chạy theo thị trường dẫn đến việc xuất hiện nhiều tác phẩm có nội dung dung tục, vô bổ và độc hại, làm tổn hại nặng nề tới hình ảnh của các NXB làm truyện tranh bản quyền nghiêm túc Đó là lí do báo chí và

dư luận có cái nhìn thiếu thiện cảm với truyện tranh, vô hình chung đẩy truyện tranh bản quyền vào thế khó, dẫn tới việc giảm bản in như đã nói ở trên

Bởi vậy phải khẳng định, yêu cầu nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh ở Việt Nam hiện nay là một đòi hỏi khách quan của xã hội, việc khắc phục như thế nào phụ thuộc vào hệ thống các tổ chức, cá nhân có liên quan để đề ra những giải pháp, hướng đi mới, đưa truyện tranh trở về đúng vị trí và nhiệm vụ, tiếp tục mang đến những giá trị tốt đẹp, là người bạn đồng hành cùng các bạn trẻ trong suốt quá trình học hỏi và trưởng thành

- Về phía Nhà xuất bản:

Không kể đến những khó khăn khách quan thì nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh luôn là một trong những yêu cầu cấp thiết của NXB Kim Đồng nói riêng và các đơn vị làm truyện tranh nói chung bởi:

Yêu cầu của độc giả về một cuốn truyện tranh hoàn thiện, xứng đáng với mức giá họ bỏ ra ngày một cao hơn So với trước đây, độc giả yêu mến một bộ

truyện tranh nổi tiếng “chỉ cần bộ truyện đó được mua bản quyền thì sẽ mua ủng

hộ, không cần quan tâm đến chất lượng nội dung và hình thức ra sao” thì hiện tại,

họ quan tâm tới rất nhiều mặt của một cuốn truyện được xuất bản, đặc biệt những người hâm mộ cuồng nhiệt của tác phẩm đó càng muốn cuốn truyện trên tay mình hoàn hảo hơn Họ muốn truyện có hình thức tốt, sát với bản gốc (bìa rời, giấy xốp, trình bày đẹp, in ấn chuẩn và đồng bộ), chất lượng dịch thuật chuẩn (dịch đúng nhưng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tính cách nhân vật), chưa kể còn muốn rất nhiều quà tặng kèm theo như: Có thẻ kẹp sách, bưu ảnh Nếu không biết lắng nghe và dung hòa giữa khả năng của NXB với nhu cầu của độc giả sẽ dẫn tới

những hậu quả đáng tiếc Chẳng hạn như trường hợp của Kimi ni Todoke - Nguyện

ước yêu thương, một trong những bộ truyện tranh đình đám đã bị NXB Kim Đồng

cho hủy 5.000 cuốn tập 1 khi còn chưa phát hành để làm lại bìa vì hình thức của

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w