Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”1 Tri thức khoa học là kết
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2017
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUAN HỆ QUỐC TÊ
Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Phạm Minh Sơn
Cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
HÀ NỘI – 2017
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 PGS, TS Phạm Minh Sơn Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chủ nhiệm đề tài
2 TS Lê Lena Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
3 TS Phan Thanh Hải Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 3MỤC LỤC
Chương trình chi tiết môn học
1.2 Nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học 21 Chương 2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
xã hội và nhân văn
36
2.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 42 Chương 3 Các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế phổ biến 78
3.1.Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế
Chương 4 Thiết kế nghiên cứumột đề tài khoa học 106
4.3 Xây dựng cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu 121
4.4 Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu một đề tài khoa
học
128 Chương 5 Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học 133
5.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 138
Trang 45.7 Trình bày bảng, biểu
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH Công nghiệp hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐCS Đảng Cộng sản NCKH Nghiên cứu khoa học QHQT Quan hệ quốc tế TLTK Tài liệu tham khảo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 6CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN HỌC
1 Thông tin về giảng viên
- Họ và tên: PGS.TS Phạm Minh Sơn
TS Lê Lena
TS Phan Thanh Hải
- Địa điểm làm việc: Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 091.277.8171
- Email: sonloanthu@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính:
- Quan hệ quốc tế
- Chính sách đối ngoại các nước lớn
- Thông tin đối ngoại
- Đối ngoại công chúng
2 Thông tin chung về học phần
- Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế(Methods of
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp: 30 (Lý thuyết: 15, thảo luận: 15) + Thực hành: 0
+ Tự học: 0
Trang 73 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1 Mục tiêu chung của học phần
Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là học phần quan trọng trong cấu trúc chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế Học phần này giúp người học nắm vững cơ sở và nội dung của những phương pháp nghiên cứu quan
hệ quốc tế chủ yếu Trên cơ sở đó, người học có thể vận dụng những phương pháp này vào nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực của mình
3.2 Chuẩn đầu ra của học phần
- Về kiến thức: Nắm vững được nội dung cơ bản của những phương pháp chủ yếu nghiên cứu quan hệ quốc tế Có thể rút ra được cho mình những điểm tích cực hay hạn chế trong từng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế
+ Tạo lập, củng cố kỹ năng tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy phê phán,
tư duy liên ngành và đa ngành
+ Tạo lập, củng cố kỹ năng phân tích sâu các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam
+ Có khả năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu và trong công việc một cách chủ động, linh hoạt và khoa học
- Về thái độ:
+ Góp phần củng cố thái độ năng động, tự chủ, có ý thức phản biện
+ Góp phần củng cố tinh thần khoa học trong nghiên cứu và làm việc
4 Tóm tắt nội dung học phần
Bên cạnh việc hệ thống hóa lại các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn, môn học tập trung cung cấp các kiến thức về phương pháp nghiên
Trang 8cứu quan hệ quốc tế và rèn luyện những kỹ năng nghiên cứu khoa học Những cách tiếp cận và phương pháp này giúp người họccó khả năng tìm hiểu các vấn đề quốc
tế cụ thể, trên cơ sở đó có thể vận dụng những cách tiếp cận và phương pháp một cách tương đối toàn diện vào công tác nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn quan hệ đối ngoại
5 Nội dung chi tiết học phần
5.1 Nội dung cốt lõi
- Cơ sở của các phương pháp nghiên cứu QHQT
- Nội dung và cách thức vận dụng các phương pháp vào trong nghiên cứu QHQT
- Vận dụng được vào trong nghiên cứu QHQT
5.2 Nội dung chi tiết học phần
Chương 1 Khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.Khoa học và phân loại khoa học
1.2 Nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học
Chương 2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
2.1 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
2.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Chương 3 Các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế phổ biến
3.1.Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế phổ biến 3.2 Phương pháp phân tích nội dung
3.3 Phương pháp định tính và định lượng
3.4 Phương pháp sử học
3.5 Phương pháp quan sát tham dự
3.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
3.7 Phương pháp so sánh
3.8 Phương pháp phỏng vấn
Trang 9Chương 4 Thiết kế nghiên cứu một đề tài khoa học
4.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
4.2.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
4.3 Xây dựng cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu
4.4 Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu một đề tài khoa học
Chương 5 Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học
5.1 Thu thập và xử lý tài liệu
5.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
5.3 Đề cương chi tiết
5.4 Trích dẫn và nguồn
5.5 Đạo văn
5.6 Lập danh mục tài liệu tham khảo
5.7 Trình bày bảng, biểu
5.8 Viết và bảo vệ kết quả nghiên cứu
5.9 Công bố kết quả nghiên cứu khoa học
Bài tập
Xemina-Thực hành- Thực tập
Tự học,
tự nghiên cứu
Chương 1 Khoa học và
Chương 2 Phương pháp
luận và phương pháp
nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn
Trang 10pháp nghiên cứu quan hệ
Chương 5 Triển khai
nghiên cứu đề tài khoa
3 Vũ Dương Huân [2010], Một số phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc
tế, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, N4 (83), 12/2010
4 Lưu Xuân Mới [2003], Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội
5 Phương Kỳ Sơn [2001], Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Đỗ Công Tuấn [2004], Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia quốc gia Sự thật, Hà Nội
7 Nguyễn Vũ Tùng (biên soạn)[2008], Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Thế giới, Hà Nội
7.2 Học liệu tham khảo thêm
Trang 118 Văn Tạo [1995], Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, Viện Sử học
9 Lê Tử Thành [1993], Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
10 Trịnh Đình Thắng (chủ biên) [1994], Khoa học luận, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội
11 Lê Ngọc Tòng [2008] , Phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ và quy luật xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
12 Vương Tất Đạt (chủ biên)[2010], Phương pháp giải các bải tập của logic học, Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội
13 Gordon Mace, Francois Pétry [2013], Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức
14 A.J.R Groom & Margot Light, Contemporary International Relations: A Guide to Theory, Pinter Publishers, London and New York 1994
15 Michael W Doyle & G John Ikenberry, New Thinking in International Relations Theory, Westview Press, Colorado 1997
16 Sprinz, D F (2002) Cases, numbers, models: International Relations Research Methods
17 Yin, R K (2003) Case Study Research: Design and methods London: Sage Publications
8 Hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần
Trang 12CHƯƠNG 1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khoa học và phân loại khoa học
1.1.1 Quan niệm về khoa học
Thuật ngữ khoa học xuất hiện sớm và được hiểu theo nghĩa là một hình thức hoạt động sáng tạo đặc biệt, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Ở mỗi góc độ tiếp cận, khoa học hàm nghĩa khác nhau
a Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Dưới góc độ tiếp cận triết học, khoa học là sản phẩm của hoạt động nhận thức, thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.Sự hình thành, phát triển của khoa học không tách rời sự hình thành và phát triển của tồn tại xã hội Khoa học vừa phản ánh đời sống xã hội, trước hết là đời sống vât chất của xã hội ấy, vừa có tính vượt trước so với tồn tại xã hội sinh ra nó Cùng có nguồn gốc phản ánh và nội dung phản ánh với các hình thái ý thức xã hội, nhưng khoa học có mục đích, tính chất, phương thức phản ánh đời sống riêng biệt Khoa học có tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác trong quá trình phát triển của chúng
b Khoa học là một hoạt động nghề nghiệp xã hội
Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, khoa học từ chỗ là hoạt động của một số cá nhân đơn lẻ đã dần trở thành một lĩnh vực hoạt động cơ bản, tất yếu của xã hội Xã hội càng phát triển, đội ngũ nhà khoa học càng đông đảo, tính chuyên nghiệp ngày càng cao Lao động khoa học thực sự trở thành một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển của xã hội với nhiều phương thức, hình thức phong phú Tính đặc thù trong lao động khoa học do chính những đặc trưng vốn có của hoạt động nhiên cứu khoa học quy định Việc đào tạo, sử dụng và chính sách cho đội ngũ này là luôn mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới
Trang 13c Khoa học là hệ thống tri thức phản ánh cái bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng hay quá trình, hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn
Trong quá trình nhận thức thế giới, con người chiếm lĩnh tri thức ở nhiều cấp
độ, trình độ khác nhau Từ những tri thức riêng lẻ, phản ánh cái bề ngoài, cái hiện tượng đến những tri thức mang tính khái quát, hệ thống và bản chất về sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy Nhu cầu nhận thức, nhu cầu của thực tiễn, kiến thức của nhân loại không ngừng được bổ sung, hoàn chỉnh, dần trở thành hệ thống tri thức phản ánh chân thực, logic và trừu tượng về thế giới Tập hợp tri thức ấy liên hệ mật thiết với nhau và khoa học - với tư cách là hệ thống chỉnh thể các tri thức của nhân loại - ra đời Tri thức khoa học phân biệt với các loại tri thức của con người
Tri thức thông thường là kết quả nhận thức được hình thành một cách trực
tiếp, tự phát từ trong cuộc sống lao động hàng ngày của con người, phản ánh các
sự vật hiện tượng phong phú đa dạng Tri thức thông thường chưa qua sự kiểm
chứng của khoa học
Tri thức kinh nghiệm là kết quả nhận thức ở cấp độ thấp của quá trình nhận
thức lý tính, được nảy sinh trực tiếp từ quá trình hoạt động thực tiễn, bao gồm cả kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm khoa học Tri thức kinh nghiệm có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn sinh hoạt hằng ngày của con người, vừa là chất liệu ban đầu làm nảy sinh, phát triển lý luận khoa học Kinh nghiệm là cơ sở không chỉ
để kiểm tra, sửa đổi, bổ sung lý luận đã có mà còn để tổng kết, khái quát xây dựng
lý luận mới
Tri thức lý luận phản ánh đối tượng một cách gián tiếp, có tính trừu tượng,
khái quát cao, cho phép hiểu được cái chung, tất yếu, quy luật, của đối tượng Lý luận nảy sinh từ trong quá trình tổng kết, khái quát kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và cũng không phải mọi lý luận
Trang 14đều xuất phát từ kinh nghiệm Tri thức lý luận có độ chính xác cao hơn và phạm vi bao quát rộng hơn tri thức kinh nghiệm
Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ nhận thức đối lập nhau nhưng có liên
hệ biện chứng, thống nhất với nhau Nhận thức kinh nghiệm là cơ sở để hình thành nhận thức lý luận Nhận thức lý luận rút ra phương pháp luận chung, phản ánh đầy
đủ, sâu sắc Nhận thức lý luận phải được bổ sung, phát triển trên cơ sở kinh nghiệm Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người,
là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”1
Tri thức khoa học là kết quảphản ánh quá trình nhận thức sự vật hiện tượng
một cách tự giác, gián tiếp của chủ thể, thấy được đặc điểm bản chất và những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu Tri thức khoa học thể hiện bằng các khái niệm, logic, quy luật khoa học.Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy
một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu
Khoa học là hệ thống tri thức trải qua quá trình tích lũy của lịch sử, là kết quả của quá trình nhận thức lý tính ở trình độ cao - trình độ tư duy lý luận Những tri thức này không tồn tại lẻ tẻ, riêng biệt, phản ánh cái đơn nhất, cái hiện tượng Quá trình phát triển của khoa học là quá trình chiếm lĩnh chân lý và quá trình ấy chỉ có ý nghĩa khi hệ thống tri thức này được áp dụng vào thực tiễn, làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực hơn Quá trình phát triển của khoa học không có giới hạn cuối cùng
1.1.2 Quy luật phát triển của khoa học
Sự phát triển của khoa học trong lịch sử nổi lên một số vấn đề có tính quy luật
Một là, qui luật phát triển có tính gia tốc của tất cả các lĩnh vực khoa học
Lịch sử phát triển khoa học cho thấy khoảng thời gian diễn ra các cuộc cách mạng khoa học ngày càng giảm trong khi số lượng tri thức khoa học, ấn phẩm
Trang 15
khoa học ngày càng tăng Đồng thời, số lượng các nhà khoa học ngày càng đông đảo
Có thể nhận thấy lượng thông tin khoa học được công bố ngày càng nhiều Theo tính toán của các nhà thông tin thì lượng thông tin khoa học cứ từ 5 đến 7 năm lại tăng gấp hai lần Riêng ở thế kỷ XX đã khám phá một số lượng thông tin bằng 90% lượng thông tin đã khám phá được trong lịch sử nhân loại Việc gia tăng thông tin khoa học đã làm rút ngắn chu kỳ phát triển lý thuyết khoa học Chẳng hạn, Thuyết hấp dẫn của Aristốt tồn tại 2000 năm, thuyết của Niutơn 200 năm, thuyết của Dalton một thế kỷ, thuyết cấu trúc nguyên tử của Bor chỉ còn 10 năm Quá trình thay đổi các quan niệm khoa học không phải bằng phương pháp gạt bỏ đơn giản theo lối cơ học mà là đi tìm cái mới, bằng các con đường mới, với cách chứng minh mới, khách quan và chân thực hơn Chìa khoá để giải thích qui luật gia tăng nhịp độ phát triển của khoa học là sự phát triển kế thừa biện chứng trong nhận thức khoa học về một thế giới thống nhất Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
là một biểu hiện sinh động của chính lịch sử loài người
Hai là, quá trình phân lập và tích hợp các khoa học ngày càng diễn ra mạnh
mẽ Xu hướng tích hợp khoa học ngày càng giữ vai trò chủ đạo, nhưng không loại trừ mà còn hàm chứa trong nó quá trình phân lập khoa học, phân lập trên cơ sở tích hợp và ngược lại
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, chính sự tác động qua lại giữa các ngành, bộ môn khoa học là nguyên nhân của hai xu hướng thống nhất này
Bản chất của quá trình phân lập khoa học trước hết xuất phát từ sự phân lập đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn khoa học mới Bộ môn khoa học mới hình thành có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn
Lịch sử khoa học đã chứng minh, trong thời kỳ cổ đại, triết học là khoa học duy nhất chứa đựng và tích hợp những tri thức khoa học đầu tiên về toàn bộ tự nhiên và về xã hội, là "khoa học của các khoa học" Đến thời Phục hưng, quan niệm này của triết học đã bị lung lay bởi sự phát triển của chính bản thân khoa học
Trang 16tự nhiên: các khoa học tự nhiên bắt đầu tách khỏi triết học từ trước đến nay vốn được coi là khoa học duy nhất Sau này, đến lượt khoa học xã hội (kinh tế học, chính trị học, lịch sử ) cũng tiếp tục phân lập để trở nên những bộ môn khoa học độc lập
Triết học → Triết học; Lôgic học; Thiên văn học; Toán học
Toán học → Số học; Đại số học; Hình học; Lượng giác
Vật lý →Vật lý lý thuyết; Vật lý thống kê; Cơ học; Nhiệt học
Ngày nay khoa học đã phân ra thành hơn 2000 bộ môn khác nhau, nghiên cứu các khía cạnh của thế giới Có những lĩnh vực khoa học nghiên cứu các thành phần nhỏ bé nhất của vật chất linh: hạt nhân nguyên tử, tế bào, gieo Có những lĩnh vực khoa học nghiên cứu cả không gian vũ trụ bao la
Một điều dễ nhận thấy là khoa học càng phân nhanh để đi vào nghiên cứu theo chiều sâu, thì một bộ môn khoa học hẹp lại không thể bao quát nổi các đối tượng phức tạp có tính hệ thống cao Do vậy, khi cần nhận thức những đối tượng phức tạp lại đòi hỏi một sự phối hợp giữa các ngành và các bộ môn khoa học khác nhau tạo thành những khoa học liên ngành
Như vậy, nhu cầu bức thiết trong khám phá và giải quyết những vấn đề phức tạp của thực tiễn đòi hỏi sự liên kết các khoa học khác nhau Đó chính là nguồn gốc tạo ra những môn khoa học mới, những lĩnh vực nghiên cứu mới và cũng chính là sự biểu hiện của quy luật tích hợp của sự phát triển khoa học, một xu hướng phát triển của khoa học hiện đại để tạo thành một bộ môn khoa học mới, chẳng hạn:
Trang 17Quá trình tích hợp khoa học được hình thành trên cơ sở sự hợp nhất về cơ sở
lý thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa học Tích hợp khoa học diễn ra khi các bộ môn khoa học cùng nghiên cứu một đối tượng Quá trình tích hợp khoa học cho phép giải quyết những vấn đề đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chuyên môn, huy động nguồn lực khoa học tối đa
Sự phân nhánh càng sau, nhánh phát triển càng nhiều, thì trong quá trình đó tạo ra sự giao thoa, gặp gỡ giữa các khoa học lại càng thường xuyên hơn Ngày nay
có những sản phẩm khoa học không phải là của một ngành, mà là kết quả nghiên cứu phối hợp của nhiều ngành, của tập thể khoa học Xu hướng này nói lên sự phát triển khoa học theo cơ chế tác động liên ngành và mối quan hệ thống nhất hàm cơ của các lĩnh vực khoa học
Phân hoá và tích hợp khoa học là hai xu hướng ngược chiều nhau, tưởng chừng chúng mâu thuẫn với nhau, nhưng trong thực tế phát triển khoa học hiện đại chúng lại song song tồn tại, phụ thuộc vào nhau, bổ sung cho nhau, cùng thúc đẩy
sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học Khoa học phân hoá để phát triển và tích hợp
để tạo nên một chất lượng mới, chất lượng tổng hợp Cả hai xu hướng cùng tác động trực tiếp đến nhịp độ gia tăng của tri thức khoa học và tới sự hoàn thiện của các phương pháp nhận thức và sự kiện toàn tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học
Ba là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã ngày càng bộc
lộ rõ sự đan xen, hòa quyện của các ngành, nhóm ngành và các lĩnh vực khoa học khác nhau, tạo nên sự gắn kết giữa khoa học - công nghệ - đời sống ngày càng mật thiết, yếu tố này là cơ sở và động lực của yếu tố kia và ngược lại Khoa học - công nghệ trở thành khái niệm không thể tách rời
Khoa học là hệ thống những tri thức về bản chất, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động hiệu quả đến thế giới, làm biến đổi thế giới theo lợi ích của con người
Khi mới xuất hiện, thuật ngữ công nghệ được hiểu là quy trình kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất Đến nay, khái niệm công nghệ được hiểu theo nghĩa
Trang 18rộng hơn Trong đó, kỹ thuật là công cụ, thiết bị, phương tiện máy móc và công cụ vật chất hay giải pháp được sử dụng trong sản xuất nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất Kỹ thu ật mang ý nghĩa he ̣p hơn công ngh ệ Công nghệ không chỉ bi ểu hiện những yếu tố v ật chất và v ật thể mà còn là tổ hợp quy trình ứng du ̣ng kiến thức khoa ho ̣c k ỹ thuật vào sản xuất , vào đời sống Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Công nghệ gồm bốn thành phần THIO: thành phần kỹ thuật T (Technoware), thành phần con người H (Humanware), thành phần thông tin I (Inforware) và thành phần tổ chức quản lý O (Orgaware) Bốn thành này có tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào Công nghệ mang đặc trưng xã hội Khi nói đến công nghệ là nói đến phạm trù
xã hội
- Công nghệ là kết quả của quá trình nghiên cứu, là những thành tựu nghiên cứu đã qua thử nghiệm, được kiểm chứng, loại bỏ những rủi ro về mặt kỹ thuật Nghĩa là, công nghệ là sản phẩm đã qua giai đoạn nghiên cứu, bước vào giai đoạn vận hành ổn định, đủ điều kiện khả thi về mặt kỹ thuật để chuyển giao cho người
1.1.3 Phân loại khoa học
Phân loại khoa học là sắp xếp các bộ môn khoa học thành một hệ thống thứ bậc trên cơ sở những dấu hiệu đặc trưng bản chất của chúng Việc phân loại khoa
Trang 19học nhằm nhận dạng cấu trúc của toàn bộ hệ thống tri thức, xác định vị trí của mỗi
bộ môn khoa học và con đường phát triển cho khoa học
Phân loại khoa học là yêu cầu khách quan cho sự phát triển của chúng Trong khi phân loại, giới khoa học thừa nhận vùng giáp ranh giữa các bộ môn nghiên cứu Ở đây diễn ra quá trình tích hợp phương pháp luận để hình thành một môn khoa học mới
Hơn nữa, quy luật phát triển của khoa học cho phép sự phân lập và tích hợp khoa học diễn ra Hiện tượng những khoa học mới được hình thành (có đối tượng, phương pháp nghiên cứu) trên cơ sở phân lập và tích hợp khoa học phá vỡ các bảng phân loại các khoa học vốn đã hình thành Vì vậy, mọi bảng phân loại khoa học cần được xem là hệ thống mở, luôn được hoàn thiện và phát triển
Thế giới v ận động bằng nhiều hình thức , mỗi hình thức phu ̣ thu ộc vào tính chất đặc hữu bên trong của vật chất, tương ứng với nó là thiết lập các lĩnh vực khoa học cụ thể Trong đó, mỗi lĩnh vực khoa ho ̣c phản ánh m ột hình thức vận động của vật chất, các khoa học h ợp thành sự phản ánh mang tính chỉnh thể, toàn diện, biện chứng về sự vận động của thế giới Phân loại khoa ho ̣c phải dựa trên các hình thức vận động củ a khách thể , dựa trên các tính chất nhất quán bên trong của khách thể Nói một cách cụ thể hơn phân loa ̣i khoa học phải dựa vào đối tượ ng mà nó nghiên cứu Đây là nguyên tắc khách quan trong phân lo ại khoa học
Bên cạnh đó, các khoa học được phân loa ̣i và sắp xếp liên tiếp theo m ột bậc thang phù hơ ̣p với tr ật tự phát triển của thế giới với chất và phù hợp với nh ận thức của loài người Tri thức có sau xuất phát từ tri thức có trước và bao hàm tri thức có
trước Nguyên tắc phân loa ̣i như v ậy được gọi là nguyên tắc phối thu ộc Sự phân
loại các khoa học theo nguyên tắc phối thu ộc vừa chú ý tới q uy luật phát triển của vật chất, vừ a là chú ý tới tính kế thừa biện chứng của sự phát triển của khoa ho ̣c
Hiện nay, nhiều quan điểm phân loại khoa học dựa trên cách tiếp cận khác nhau cùng tồn tại Chẳng hạn, UNESCO phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học, có 5 nhóm:
Trang 20- Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác
- Nhóm các khoa học và kỹ thuật công nghệ
- Nhóm các khoa học về sức khoẻ (y học)
- Nhóm các khoa học nông nghiệp
- Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn
Theo mục đích ứng dụng của khoa học, người ta phân thành khoa học mô tả, khoa học phân tích, khoa học ứng dụng, khoa học sáng tạo Theo mức độ khái quát hóa của khoa học có khoa học cụ thể, khoa học trừu tượng, khoa học khái quát, khoa học đặc thù Theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo có khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên môn
Mỗi cách phân loại khoa học dựa trên một tiêu thức riêng có ý nghĩa ứng dụng nhất định nhưng đều chỉ ra được mối liên hệ giữa các khoa học, là cơ sở để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức khoa học Sự phát triển của khoa học luôn dẫn đến sự phá vỡ ranh giới cứng nhắc trong phân loại khoa học, do đó mọi cách phân loại (bảng phân loại) cần được xem như hệ thống mở, phải luôn luôn được bổ sung và phát triển
Dựa vào khách thể mà tri thức khoa học phản ánh, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của khoa học, người ta phân chia thành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật - công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn
Khoa học xã hội và nhân văn, nghĩa rộng, là một nhóm các ngành khoa học bao gồm cả khoa học xã hội và khoa học nhân văn Khoa học xã hộinghiên cứu các quan hệ giữa con người với con người, đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội
là những quan hệ con người trong xã hội, điều kiện sinh hoạt, quá trình vận động của xã hội con người Khoa học nhân văn được coi là hệ thống các môn khoa học
về con người và những hoạt động tinh thần của con người, gắn liền với những phương thức đặc thù sáng tạo ra các giá trị văn hóatinh thần Đối tượng của khoa học nhân văn chú trọng nhiều hơn tới những giá trị tinh thần và những hoạt động tinh thần của con người
Trang 21Ở Việt Nam hiện nay, dù thừa nhận khoa học xã hội và khoa học nhân văn vẫn có sự phân biệt nhất định song vẫn được xếp chung vào một nhóm ngành gọi
là khoa học xã hội và nhân văn Xuất phát điểm của quan niệm này là bất kỳ một nghiên cứu nào về xã hội (quy luật vận động của xã hội, của lịch sử…) cuối cùng đều hướng tới con người Không một nghiên cứu nào về con người (về những giá trị tinh thần của con người) được coi là khoa học nếu thoát ly xã hội với những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị Con người và hoạt động tinh thần của con người không thể tồn tại ở đâu khác bên ngoài xã hội Phát triển xã hội không có gì khác là hướng tới một xã hội nhân văn, giải phóng con người và đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc
Khoa học xã hội và nhân văn là khoa học về các quy luật hình thành, phát triển của xã hội và con người, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn không chỉ nhằm phát hiện ra các quy luật khách quan trong quan hệ con người, mà còn phải nắm được cơ chế vận động của những quy luật, quan hệ này, từ đó xây dựng cơ chế vận dụng chúng một cách hiệu quả
Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tạo nên nền tảng, cơ sở khoa học cho việc hình thành đường lối chính trị, đường lối phát triển đất nước Khoa học xã hội và nhân văn giúp cho việc hình thành những chính sách, giải pháp tổ chức quản lý xã hội, huy động và khai thác tiềm lực khoa học vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia Với ý nghĩa ấy, bàn về phương hướng phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chỉ rõ: “khoa học xã hội và nhân văn làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới”2
1.2 Nghiên cứu khoa họcvà các loại hình nghiên cứu khoa học
2 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
Trang 221.2.1.Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào các quá trình xã hội để tạo ra những sản phẩmvật chất, tinh thần mãn nhu cầu của con người
Chủ thể của ho ạt động nghiên cứu là các nhà khoa ho ̣c có phẩm chất trí tu ệ
và năng lực hoạt động nhất định Bên cạnh yêu cầu chung đối với nhà khoa học, chủ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn là những người xác định rõ mục đích nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu Họ hoạt động vì sự phát triển của giai cấp, dân tộc và nhân loại
Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tòi , khám phá bản chất, các quy luật vận động củ a thế giới tự nhiên và xã h ội Nghiên cứu khoa học trước hết đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thể, hoàn thiện, nâng cao hiểu biết của chủ thể về thế giới, tạo ra những giá trị tinh thần , thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội Có thể nói, sáng tạo tri thức được coi là mục đích chủ yếu, tổng quát, quy định các mục đích khác của hoạt động này Tri thức khoa học - sản phẩm của quá trình nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn xác định: tính khách quan, tất yếu
và phổ biến, phân biệt với tri thức là kết quả nhận thức trong các hoạt động khác của con người
Nghiên cứu khoa ho ̣c không chỉ đơn thuần để nh ận thức thế giớ i mà còn nhằm phu ̣c vu ̣ lơ ̣i ích của con người và xã h ội Để đạt được mục đích ấy, chủ thể
sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù h ợp Sản phẩm của nghiên cứu khoa học
là những sản phẩm mới , tồn tại dưới sản phẩm vật chất hay tinh thần, phục vụ đời sống xã hội và không ngừng phát triển
Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trước hết
là tri thức phản ánh bản chất, quy luật của quan hệ xã hội và các quá trình xã hội, những phương hướng, biện pháp và mô hình xã hội phục vụ trực tiếp cho hoạt động tổ chức, quản lý xã hội theo định hướng xác định của mỗi quốc gia
Trang 231.2.2 Chức năng của nghiên cứu khoa học
- Giải thích
Giải thích trong nghiên cứu khoa học là làm rõ căn nguyên dẫn đến sự hình thành, phát triển và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật hiện tượng Trong nghiên cứu khoa học, giải thích bao gồm làm rõ nguồn gốc, mối quan hệ, sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật và giữa sự vật hiện tượng ấy với các sự vật hiện tượng khác Mục đích của giải thích là đưa ra thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật nhằm nhận thức cả những thuộc tính bên trong của sự vật
- Tiên đoán, dự báo
Tiên đoán là nhìn trước quá trình hình thành, sự vận động và biến đổi của sự vật hiện tượng trong tương lai Tiên đoán được thực hiện trên cơ sở mô tả và giải thích Với phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, con người có thể tiên đoán với độ chuẩn xác cao về nhiều hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên và
xã hội Những dự báo của khoa học thiên văn, về những biến cố chính trị - xã hội hay các hiện tượng kinh tế đã chứng minh khả năng tiên đoán trong nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, mặc dù thừa nhận khả năng tiên đoán của con người về sự vật, hiện tượng song chúng ta cần chấp nhận sự sai lệch nhất định trong chính khả năng ấy Sự sai lệch này có nhiều nguyên nhân: do nhận thức ban đầu về sự vật chưa chuẩn xác, môi trường vận động của sự vật biến động Phương
Trang 24pháp luận biện chứng duy vật không cho phép người nghiên cứu tự thỏa mãn với những tiên đoán hoặc lạm dụng tiên đoán Mọi tiên đoán phải được kiểm chứng trong đời sống hiện thực
- Sáng tạo
Sáng tạo là làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại Sứ mệnh lớn lao của khoa học là sáng tạo ra các giải pháp nhằm cải tạo thế giới Giải pháp ấy có thể là những phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của con người; có thể là những giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, nguyên lý công nghệ mới, vật liệu hay sản phẩm mới
1.2.3 Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học
- Tính mới và sự kế thừa
Tính mới là biểu hiện quan trọng nhất, là thuộc tính số một của lao động khoa học Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo những sự vật, những giải pháp quản lý và công nghệ mới Biểu hiện tính mới trong nghiên cứu khoa học là sự không chấp nhận lặp lại về phương pháp, cách tiếp cận hay sản phẩm tạo ra Con người dù đã đạt được những thành tựu khoa học vĩ đại thì vẫn không ngừng tìm kiếm và sáng tạo, liên tục chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong nhận thức và hiệu quả cải tạo thế giới
Cái mới trong nghiên cứu khoa học biểu hiện không chỉ ở việc quan sát, phát hiện những vấn đề, xây dựng đề tài nghiên cứu mới mà còn thể hiện trong phương pháp tiếp cận, quan điểm, cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề mới mẻ
Tính mới không mâu thuẫn mà bao hàm trong nó sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước Thành quả nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào thái độ của nhà khoa học trước những giá trị khoa học mà nhân loại đã sáng tạo ra
- Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những tri thức thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bài báo khoa học, mẫu sản phẩm, mô hình sản xuất thí
Trang 25điểm… song đều đem đến cho người tiếp nhận những tin tức, thông báo và hiểu biết mới Sự gắn bó giữa thông tin - tri thức, tri thức - thông tin ở hoạt động nghiên cứu khoa học làm nên đặc trưng của hoạt động này Thông tin là nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu Thông qua quá trình xử lý thông tin của tư duy (phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…) để hình thành tri thức mới Khi đưa vào
hệ thống lưu chuyển xã hội, tri thức ấy lại đóng vai trò là thông tin trong một quá trình nghiên cứu tiếp theo Do vậy, thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu khoa học Đặc thù này đòi hỏi thông tin trong nghiên cứu phải đạt yêu cầu về sự khách quan, trung thực, đa chiều và cập nhật Đồng thời, quá trình nghiên cứu chỉ
có chất lượng khi nhà khoa học có những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực
tư duy lý luận khoa học
- Tính mạnh dạn, mạo hiểm
Đặc trưng tính mới của hoạt động này đặt ra yêu cầu người nghiên cứu dám đảm nhận việc những vấn đề nghiên cứu hết sức mới mẻ Do vậy, dù cân nhắc đến tính hiệu quả, sự thành công thì người nghiên cứu phải luôn chấp nhận những rủi
ro, khả năng thất bại trong nghiên cứu Thất bại trong nghiên cứu có thể do nhiều nguyên nhân với những mức độ khác nhau Chẳng hạn như thiếu thông tin và thông tin thiếu tin cậy làm cơ sở cho công trình nghiên cứu; năng lực thực hiện của nhà khoa học; mức độ đầy đủ và trình độ kỹ thuật của phương tiện nghiên cứu; các tác nhân bất khả kháng trong quá trình nghiên cứu… Ngay cả những công trình đã tạo ra sản phẩm thử nghiệm thành công vẫn chịu những rủi ro khi áp dụng trong thực tiễn Thất bại trong nghiên cứu cũng được xem là kết quả có ý nghĩa Sự thất bại ấy cần được tổng kết, lưu giữ như một tài liệu khoa học, trở thành bài học kinh nghiệm quý giá cho đồng nghiệp đi sau, tránh lãng phí các nguồn lực nghiên cứu
Trong lĩnh vực khoa học xã hội, sự mạnh dạn mạo hiểm còn thể hiện ở sự vượt lên trên lối mòn và rào cản tâm lý, đề xuất những ý tưởng nghiên cứu, phương pháp tiệm cận mới Đôi khi một số ý tưởng nghiên cứu được đề xuất không phải bao giờ cũng dễ dàng được ủng hộ, chấp nhận ngay C Mác từng nhận
Trang 26định: đối với khoa học không có con đường nào bằng phẳng thênh thang cả, chỉ có những con người không sợ mỏi gối chồn chân để trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của khoa học thì mới có hy vọng đạt tới đỉnh cao sán lạn của khoa học
mà thôi Lịch sử khoa học thế giới ghi nhận những tấm gương như Galilê, Côpecnic… Hơn bất kỳ một lĩnh vực nào, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động mang tính mạnh dạn, mạo hiểm Song hoạt động này cũng đòi hỏi nhà khoa học phải biết cân nhắc, tìm ra những vấn đề mang tính bản chất, phương pháp hiệu quả và hướng triển khai khả thi
- Tính phi kinh tế
Mục đích của nghiên cứu khoa học là giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả chinh phục tự nhiên và tổ chức quản lý, phát triển kinh tế xã hội Song trong nghiên cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem là mục đích trực tiếp, động lực duy nhất
Tính phi kinh tế trong nghiên cứu khoa học thể hiện:
+ Lao động nghiên cứu khoa học khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất Trong một số trường hợp, lao động khoa học không thể định mức
+ Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể khấu hao bởi tần suất sử dụng không ổn định Tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước xa so với hao mòn hữu hình Chẳng hạn một thiết bị thí nghiệm có thể chưa hao mòn hữu hình thì đã trở nên lỗi thời về kỹ thuật
+ Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định Ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật có giá trị mua bán cao trên thị trường song vẫn có thể không được áp dụng bởi lý do thuần thúy xã hội
Hơn nữa, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hiệu quả kinh tế của công trình trình nghiên cứu không dễ xác định ngay và rõ ràng Nhiều công trình nghiên cứu sau khi áp dụng, có thể đem lại sự thay đổi to lớn cho xã hội, song điều
Trang 27đó chỉ có thể nhận thấy qua thời gian dài hay khi xem xét một cách trừu tượng trong cả quá trình phát triển
- Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động xã hội Vai trò của tập thể khoa học được khẳng định Song, trong nghiên cứu, những sáng tạo mới, những phát minh, sáng chế luôn gắn với vai trò đột phá của cá nhân, của các nhà khoa học đầu đàn Tính cá nhân thể hiện trong tư duy và chủ kiến độc đáo của nhà nghiên cứu
Uy tín của nhà khoa học đư ợc xem xét thông qua tập hơ ̣p các tiêu chí đi ̣nh tính và đi ̣nh lượng th ể hiện phẩm chất , năng lực, sức cống hiến của m ột nhà khoa học cho nhân loại Các tiêu chí đó bao gồm : số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu đã hoàn thành , được công bố hay áp du ̣ng ; Số lượng , chất lượng và trình độ học vấn các học viên do nhà khoa học đào tạo…
Trong hoạt động nghiên cứu, cá nhân không tách rời tập thể khoa học Tập thể khoa học là môi trường nâng đỡ cho sự ra đời ý tưởng mới của cá nhân, phản biện, hoàn thiện ý tưởng ấy, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình nghiên cứu Không phải ngẫu nhiên trên thế giới, hình thành trung tâm nghiên cứu lớn, từng bước chuyên môn hóa quá trình nghiên cứu trở thành khuynh hướng cho sự phát triển khoa học
1.2.4.Quan điểmtrong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
- Quan điểm khách quan
Quan điểm khách quan được xác lập trên lập trường duy vật biện chứng: nhận thức sự vật hiện tượng như chính bản chất của nó, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế, tuân theo các quy luật khách quan Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội cần đảm bảo tính trung thực trong phản ánh, khách quan trong đánh giá
Đối tượng của nhận thức khoa học tồn tại khách quan Các quy luật của xã hội, của sự phát triển con người tồn tại khách quan Để nhận thức khoa học đảm
Trang 28bảo tính khách quan, người làm khoa học cần đạt được trình độ tư duy lý tính, tư duy biện chứng, khoa học
Đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu xã hội và nhân văn đòi hỏi người nghiên cứu sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong nhận thức đối tượng
Nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi nhận thức khoa học phải xuất phát từ thực tế khách quan, kết quả nghiên cứu phải được khái quát
từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm
Chủ thể nhận thức khoa học là con người, chịu sự chi phối của các nhân tố như tình cảm, lợi ích, thói quen… Song trong quá trình sáng tạo chân lý, người nghiên cứu cần khắc phục, xa rời bệnh chủ quan duy ý chí
- Quan điểm toàn diện
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng trong thế giới mà chủ nghĩa Mác - Lênin trình bày là cơ sở xác lập quan điểm toàn diện trong nhận thức khoa học Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Xã hội là tập hợp những con người với những mối liên hệ phong phú, đa dạng và phức tạp Trong khi nghiên cứu con người và các quan hệ xã hội của con người, nguyên tắc này đòi hỏi muốn nhận thức được bản chất của các hiện tượng
và quá trình xã hội cần xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ giữa các bộ phận, các thuộc tính khác nhau của chính hiện tượng xã hội và trong mối quan hệ với các hiện tượng xã hội khác trong tính chỉnh thể Khi nhận thức và đánh giá một hiện tượng xã hội cần đi từ tri thức nhiều mặt để rút ra tri thức bản chất mang tính khái quát, làm nổi bật cái cơ bản, cái chủ yếu và quan trọng về đối tượng Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, chú ý tới mối liên hệ bên trong, bản chất, chủ yếu, tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và
có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Trong nhận thức khoa học cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
Trang 29các mối liên hệ ở những điều kiện nhất định Tất nhiên, ngay cả khi nhận thức khoa học trong tính toàn diện thì người nghiên cứu cũng cần ý thức rằng nhận thức mang tính toàn diện ấy cũng chỉ là tương đối và mang tính lịch sử
Tuy nhiên, quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét các hiện tượng xã hội một cách dàn trải, cào bằng trong quá trình nhận thức và cải tạo đối tượng
- Quan điểm phát triển
Các hiện tượng, quá trình xã hội luôn vận động và biến đổi theo các quy luật chung và quy luật đặc thù Nghiên cứu các vấn đề xã hội và nhân văn theo quan điểm phát triển cho phép nhìn nhận các hiện tượng hay quá trình xã hội theo một quá trình diễn tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai Tiếp cận nghiên cứu từ quan điểm phát triển cũng đòi hỏi nhà khoa học nhận thức sự phát triển của thế giới là xu hướng tất yếu, khách quan, là quy luật của thế giới Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi cần nhận thức sâu sắc phát triển không loại trừ những bước vận động quanh co, cả những dấu lùi tạm thời ở một vài khía cạnh trong tiến trình vận động của các hiện tượng hay quá trình xã hội Quan điểm phát triển có ý nghĩa quan trọng, cho phép nhận thức các hiện tượng, quá trình xã hội như sự vận động, phát triển khách quan của nó Nguyên tắc phát triển đòi hỏi nhà nghiên cứu nhận thức và đưa ra những phương hướng, biện
pháp tác động và mô hình tổ chức, quản lý xã hội phù hợp với đối tượng
- Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là lu ận điểm quan tro ̣ng trong nghiên c ứu khoa học Quan điểm này đặt ra yêu cầu nghiên cứu khoa ho ̣c phải bám sát sự phát triển của thực tế sinh đ ộng Thực tiễn là toàn b ộ những hoa ̣t đ ộng vật chất có tính chất li ̣ch sử - xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã h ội Diễn biến của hiện thực
xã hội là diễn biến khách quan , vớ i những sự ki ện đa da ̣ng , phức ta ̣p , phát triển nhiều khuynh hướng , có những bi ểu hiện tiến bộ, có những lĩnh v ực yếu kém, có những mâu thuẫn cần giải quyết, khắc phu ̣c
Trang 30Các sự ki ện của thực tiễn là những gợi ý rất quan tro ̣ng cho những ý tưởng nghiên cứu Nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn của thực tiễn là đ ộng lực thúc đẩy quá trình triển khai mo ̣i hoa ̣t đ ộng nghiên cứu khoa ho ̣c Nghiên cứu khoa học thực chất là hướng vào khám phá b ản chất các sự ki ện, phát hiện các quy luật phát triển của hiện thực Những tri thức này có ý nghĩa to lớn bởi vì nó hướng tới phu ̣c
vụ trực tiếp cho cu ộc sống của con người Chính vì thế mà mọi đề tài nghiên cứu khoa ho ̣c phải có tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn và phải có ý nghĩa lý lu ận và
ý nghĩa thực tiễn
Mục đích của nghiên cứu khoa học lĩnh v ực khoa học xã hội và nhân văn suy cho cùng là tìm ra phương pháp tố t nhất để cải ta ̣o thực tiễn phu ̣c vu ̣ cho cu ộc sống của con người Nghiên cứu khoa học luôn bám sát thực tiễn , coi thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa ho ̣c Khoa ho ̣c là chân lý chỉ khi nào nó phù hơ ̣p với thực ti ễn và có giá tri ̣ cải ta ̣o thực ti ễn Như v ậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là đ ộng lực, vừa là mục tiêu , vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học
- Quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể hình thành trên cơ sở triết học duy vật biện chứng Con người và xã hội luôn tồn tại hiện hữu trong một bối cảnh không gian, thời gian xác định Những đặc điểm môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội) tác động qua lại và làm biến đổi con người và xã hội theo điều kiện cụ thể Do vậy, sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hiện tượng xã hội không tách rời tính cụ thể của bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện Do vậy, nhận thức khoa học về các vấn đề con người và xã hội bao giờ cũng là nhận thức có tính lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cho phép phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể hiện tượng xã hội để qua đó nhận thức được bản chất của nó
Trang 31Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể
mà các hiện tượng xã hội đã trải qua trong quá trình phát triển của mình; phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thì mới có thể hiểu, giải thích được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, những đặc trưng vốn có của hiện tượng hay quá trình xã hội, chỉ ra được bản chất, quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của mỗi hiện tượng xã hội
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của hiện tượng xã hội ấy với các hiện tượng phong phú, đa dạng của thế giới Việc xem xét các mặt, các mối liên hệ cụ thể của một hiện tượng xã hội trong quá trình hình thành, phát triển cũng như diệt vong của chúng cho phép nhận thức đúng đắn bản chất các sự vật, hiện tượng và từ đó mới
có định hướng đúng cho hoạt động thực tiễn của con người Sự kiện tuy có vai trò quan trọng đối với nguyên tắc lịch sử - cụ thể nói riêng và đối với các nguyên tắc khác nói chung, nhưng nguyên tắc lịch sử - cụ thể không kết hợp các sự kiện riêng
lẻ, mô tả các sự kiện, mà tái hiện sự kiện, chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện với nhau, khám phá quy luật và phân tích ý nghĩa và vai trò của chúng để tạo nên bức tranh khoa học về các quá trình lịch sử
Đối với quá trình nhận thức khoa học, nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của quá trình nhận thức ấy vào trình độ phát triển của
xã hội, trình độ phát triển của sản xuất và các thành tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực mà nhân loại đã tạo ra
Nhận thức các hiện tượng, quá trình xã hội theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi xem xét các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của chúng; tránh khuynh hướng giáo điều, chung chung, trừu tượng, không cụ thể Mặt khác, nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu khoa học xã hội đặt ra yêu cầu không tuyệt đối hóa tính cụ thể, mà phải vừa thấy cái cụ thể, vừa thấy cả quá trình phát triển của mỗi hiện tượng xã hội
Trang 32- Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm h ệ thống cấu trúc là m ột luận điểm quan tro ̣ng của phương pháp luận nhận thứ c khoa học
Hệ thống là t ập hợp các thành tố ta ̣o thành m ột chỉnh t hể tro ̣n ve ̣n , ổn định
và vận động theo quy luật tổng hợp Một hệ thống bao giờ cũng có m ột cấu trúc gồm nhiều thành tố , mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn Như vậy hệ thống nhỏ bao giờ cũng nằm trong m ột hệ thống lớn đó chính là môi trường , giữa h ệ thống và môi trường có mối quan h ệ tác động hai chiều Mỗi thành tố của hệ thống
là một bộ phận có vi ̣ trí độc lập, có chức năng riêng và luôn v ận động theo quy luật của toàn h ệ thống Các thành tố có mối quan hệ, tác động qua la ̣i với nhau ta ̣o thành một thể thống nhất Tính chỉnh thể là tính chất cơ bản nhất của h ệ thống bởi
vì mỗi thành tố chỉ tồn ta ̣i trong mối quan h ệ với các thành tố khác trong h ệ thống chung
Tính hệ thống l à thuộc tính , quan trọng của thế giới và chính nó la ̣i là m ột trọng số quan trọng để đánh giá trình đ ộ phát triển của thế giới Chính vì vậy, nghiên cứu khoa ho ̣c có nhiệm vu ̣ quan tro ̣ng là phát hi ện tính hệ thống của các đối tượng Tính hệ thống có khía ca ̣nh phương pháp lu ận và khía ca ̣nh ứng du ̣ng Nhận thức đầy đủ về chúng có ý nghĩa quan tro ̣ng đối với cả thực tiễn Tiếp cận hệ thống
là nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu các vấn đề xã hội
Nguyên tắc hệ thống đem l ại cho việc nghiên cứ u xã h ội cách thức tiếp cận, phân tích đối tượng xã h ội vốn phức tạp thành các bộ phận để có th ể hiểu rõ bản chất của nó, cho phép sáng tạo sản phẩm khoa ho ̣c có cấu trúc lôgíc ch ặt chẽ
1.2.5 Các loại hình nghiên cứu khoa học
Loại hình nghiên cứu khoa học là khái niệm dung để chỉ tập hợp của những công trình nghiên cứu được phân loại theo một cách thức nhất định Xuất phát từ
sự phân chia các ngành khoa học, người ta phân chia công trình khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau Chẳng hạn, công trình nghiên cứu thuộc ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học kỹ thuật - công nghệ
Trang 33Dựa vào nhóm giải pháp mà nhà khoa học đề xuất nghiêng về lý thuyết hay thực nghiệm, người ta chia các công trình nghiên cứu thành hai loại: công trình nghiên cứu lý thuyết và công trình nghiên cứu thực nghiệm
Căn cứ vào mục tiêu mà công trình nghiên cứu đề ra và thực hiện, ba loại hình nghiên cứu được xác định là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai - thực nghiệm
1) Nghiên cứu cơ bản (fundamental research)
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình
Kết quả của nghiên cứu cơ bản là những phân tích lý luận, phát kiến, kết luận về tính quy luật, những định lý, định luật… Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản, ngưởi nghiên cứu trình bày những phát hiện, phát kiến, phát minh Chẳng hạn, định luật về sức nâng của nước do Acsimet khám phá, phát hiện châu Mỹ của Critxtôp Côlômbô và nhiều quy luật do nhiều nhà khoa học xã hội công bố
Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản thường dẫn đến một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Tác động của những phát kiến ấy thường vượt qua giới hạn nhận thức về một lĩnh vực, phạm vi mà nó nghiên cứu Chẳng hạn, những tác động của định luật vạn vật hấp dẫn do Niutơn phát minh, “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường (Ađam Smith) hay quy luật giá trị thặng dư của C Mac ở những mức độ khác nhau trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người
Nghiên cứu cơ bản gồm hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu
cơ bản định hướng
Nghiên cứu cơ bản thuần túy là những nghiên cứu đơn thuần là nhằm mục đích phát hiện ra bản chất, quy luật tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng mà chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng của nghiên cứu ấy Những nghiên cứu cơ bản thuần túy nhằm mở rộng và nâng cao nhận thức của con người
Trang 34Nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu hướng tới mục đích ứng dụng nhất định, dự kiến phạm vi và mức độ ứng dụng khi nghiên cứu ấy thành công Nghiên cứu cơ bản định hướng không chỉ dẫn đến những cơ sở lý thuyết quan trọng mà còn có thể dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa lớn lao trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội
2) Nghiên cứu ứng dụng (applied research)
Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng kết quả của nghiên cứu cơ bản (những định luật, định lý, quy luật…), thường là nghiên cứu cơ bản định hướng để tìm ra nguyên lý về các giải pháp ứng dụng trong môi trường tồn tại của sự vật, hiện tượng hay quá trình
Tri thức tạo ra bởi kết quả nghiên cứu ứng dụng là những vận dụng, định hướng cho sự thay đổi hành vi của người, của cộng đồng hay những tác động của con người vào thế giới Tri thức này có thể thay đổi và cần được thay đổi một khi những điều kiện hoàn cảnh mang tính lịch sử - cụ thể mà đối tượng tồn tại thay đổi
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là giải pháp về vật liệu, công nghệ trong khoa học kỹ thuật hay giải pháp về tổ chức, quản lý trong khoa học xã hội
Dù là kết quả của loại hình nghiên cứu có tên là nghiên cứu ứng dụng nhưng kết quả của nó lại chưa ứng dụng được ngay Để đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng trong thực tế cần tiến hành loại hình nghiên cứu triển khai - thực nghiệm
3) Nghiên cứu triển khai - thực nghiệm (development reseach)
Nghiên cứu triển khai - thực nghiệm là loại hình nghiên cứu vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý giải pháp (từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra những hình mẫu về một phương diện kỹ thuật mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới với tính khả thi cao nhất cho hoạt động thực tiễn của con người
Trang 35Nghiên cứu triển khai - thực nghiệm bao gồm cả quá trình thiết kế kỹ thuật (thử nghiệm) và mô hình thử nghiệm Nghiên cứu triển khai - thực nghiệm được chia thành hai giai đoạn: triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà
Triển khai trong phòng hướng vào việc áp dụng nguyên lý giải pháp để tạo
ra cho được sản phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm
Triển khai bán đại trà là dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về một hình mẫu trên một quy mô nhất định, xác định điều kiện cần và đủ để mở rộng phạm vi áp dụng, triển khai đại trà
Nghiên cứu triển khai - thực nghiệm trong khoa học xã hội đem lại ý nghĩa lớn lao trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng mô hình quản lý các phương diện
xã hội một cách hiệu quả
4) Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu và thực tiễn
Các loại hình nghiên cứu khoa học có mối quan hệ biện chứng, thống nhất trong chỉnh thể hoạt động khoa học của mỗi ngành, mỗi quốc gia Việc phân chia các loại hình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho định hướng và xây dựng chính sách phát triển khoa học của mỗi ngành, mỗi quốc gia ấy
Các loại hình nghiên cứu khoa học liên hệ với nhau theo trình tự: nghiên cứu
cơ bản - nghiên cứu ứng dụng - nghiên cứu triển khai, thực nghiệm Trong đó, kết quả nghiên cứu của loại hình trước là cơ sở, tiền đề, điều kiện cho sự bắt đầu của loại hình nghiên cứu sau đó Đồng thời, nghiên cứu khoa học có mối quan hệ không thể tách rời với hoạt động thực tiễn bởi suy đến cùng, mọi nghiên cứu đều hướng tới phát triển các phương diện hoạt động thực tiễn của con người
Mỗi đề tài khoa học, xét mục tiêu chính của nó đều thuộc một loại hình nghiên cứu khoa học xác định Song trong chính mỗi đề tài nghiên cứu, sự xuất hiện của trật tự logic nội dung bao giờ cũng thể hiện đầy đủ các loại hình nghiên cứu nêu trên ở các mức độ khác nhau Chính đặc điểm này cho phép chúng ta hiểu sự phân chia loại hình nghiên cứu khoa học chỉ là tương đối
Câu hỏi kiểm tra:
Trang 361.Phân tích những quan niệm về khoa học, quy luật phát triển của khoa học 2.Phân tích khái niệm, chức năng, đặc trưng của nghiên cứu khoa học 3.Phân tích các loại hình nghiên cứu hiện nay
Trang 37CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬNVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1.Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
2.1.1.Khái niệm
Thuật ngữ phương pháp luận bắt nguồn từ tiếng Hy lạp - methodology với nghĩa là lý luận về phương pháp Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp luận Chẳng hạn:
- Phương pháp luận được hiểu như là cơ sở lý luận, cương lĩnh lý luận của hoạt động nhận thức khoa học Nó điều chỉnh hoạt động của con người đảm bảo cho tính có mục đích của hoạt động đó và định hướng cho nó
- Phương pháp luận là sự tổng hợp, là hệ thống, là “tổ hợp” các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong bộ môn khoa học này hay bộ môn khoa học khác
- Đồng nhất phương pháp luận với triết học, coi triết học là lý luận vạn năng
về phương pháp
- Trong nhiều công trình nghiên cứu, phương pháp luận lại được xem như cách tiếp cận nghiên cứu và xem nó là điểm tựa, cơ sở xuất phát cho sự nghiên cứu, xác định và lựa chọn hướng nghiên cứu
Bên cạnh đó, phương pháp luận nghiên cứu được hiểu và trình bày như việc xác định quy trình nghiên cứu, khái quát và luận giải một hệ các vấn đề trong nghiên cứu
Các ý kiến khác nhau về phương pháp luận không phủ nhận phương pháp luận là phạm trù thuộc về nhận thức, tư duy, có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của con người Phương pháp luận có quan hệ mật thiết với thế giới quan, với
lý luận Trong đó, phương pháp luận và thế giới quan đều thể hiện những quan niệm, nguyên tắc chung cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người Thế
Trang 38giới quan là quan niệm của con người về thế giới Trong đó, chỉ những quan niệm mang tính hệ chuẩn (có tính nguyên tắc, có tính dẫn đường, định hướng…) của thế giới quan mới trở thành nội dung của phương pháp luận
Phương pháp luận và lý luận là hai phạm trù cùng trình độ, phản ánh bản chất, tính quy luật của thế giới khách quan Song không thể đồng nhất lý luận và phương pháp luận bởi chỉ những nội dung lý luận mang tính chuẩn mực (chung nhất, cơ bản nhất, có tính định hướng…) mới trở thành nội dung của phương pháp luận - cái chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người
Phương pháp luận và phương pháp là hai phạm trù khác nhau cả về vị trí và tính chất Mối quan hệ giữa phương pháp luận và phương pháp là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Từ những cách tiếp cận khác nhau, có thể thấy phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý luận về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới Phương pháp luận nghiên cứu là hệ thống quan điểm có tính nguyên tắc mà nhà nghiên cứu coi là cơ sở, điểm xuất phát cho việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cũng như dự kiến phạm vi, mức độ sử dụng phương pháp ấy để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Bất kỳ một nghiên cứu nào cũng thực hiện trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu nhất định
Phương pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn nhà nghiên cứu trên con đường tìm tòi nghiên cứu Nắm vững phương pháp luận là điều kiện thiết yếu để thành công trong nghiên cứu khoa học
2.1.1 Các cấp độ phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tất cả những lý luận và nguyên lý hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo hoạt động ấy đều có ý nghĩa phương pháp luận Phương pháp luận có cấu trúc chung mang tính chỉnh thể với 3 bộ phận cấu thành
Trang 39Một là, những nguyên lý thế giới quan Đây là bộ phận hết sức quan trọng trong nghiên cứu Nguyên lý thế giới quan là những quan niệm khái quát về thế giới Những nguyên lý này có vai trò dẫn dắt, gợi mở, định hướng cho khoa học nói chung trong quá trình khám phá thế giới Chẳng hạn, trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph Ăngghen đã khẳng định: thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó chứ không phải ở sự tồn tại của nó Nguyên lý này đặt ra cho khoa học nhiệm vụ đi tìm các dạng vật chất khác nhau, các biểu hiện đa dạng của các dạng vật chất ấy (từ vât chất vô cơ, vật chất hữu cơ, các bậc tổ chức từ thấp đến cao của vật chất) Xuất phát từ nguyên lý điện tử cũng vô cùng vô tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận…
đã mở ra cho các ngành khoa học, trong đó có vật lý học những hướng nghiên cứu mới, đem lại thành tựu khoa học lớn lao Như vậy, nguyên lý thế giới quan, những quan niệm triết học về thế giới có thể đóng vai trò như phương pháp luận Song cũng cần nhận thức rằng triết học không phải là khoa học của mọi khoa học, tuyệt đối hóa vai trò của nguyên lý triết học lại là một sai lầm Hơn nữa, nguyên lý thế giới quan có thể đúng đắn hoặc sai lầm, có thể là khoa học hoặc phi khoa học Điều này cho phép chúng ta hiểu rằng nguyên lý thế giới quan có thể đưa nghiên cứu đến những phát minh, nhưng cũng có thể dẫn hoạt động này đến sự bế tắc Việc xác định đúng vai trò của triết học và lựa chọn nguyên lý triết học đặt nền móng cho việc nghiên cứu trong môi trường thế giới đương đại, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ hiện nay là bước xác định cần thiết có ý nghĩa quan trọng
Tất nhiên cần hiểu rằng không phải mọi nguyên lý thế giới quan đều được đưa đồng đều vào phương pháp luận của các khoa học mà chỉ sử dụng những nguyên lý thích hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở tuỳ theo tính chất của từng khoa học hoặc từng nhóm khoa học
Hai là, lý luận về một hệ thống các phương pháp Điều này có nghĩa là nói đến lý luận về một hay nhiều phương pháp có thể dùng chung cho nhiều khoa học Vấn đề ở đây là phải làm rõ nội dung của phương pháp, quan hệ giữa các phương
Trang 40pháp ấy và phạm vi, khả năng và nguyên tắc ứng dụng của các phương pháp trong hoạt động nghiên cứu một ngành, lĩnh vực
Ba là, lý luận về những phương pháp cụ thể sẽ được sử dụng ở bộ môn này hay bộ môn khác Nói cách khác, đó chính là phương pháp luận nghiên cứu đặc thù của một môn khoa học (những nguyên lý và lý thuyết của bản thân khoa học đó hay của các khoa học khác có vai trò gợi mở, hướng dẫn, chỉ đạo mà khoa học này cần sử dụng hoặc có thể sử dụng)
Thuật ngữ “lý thuyết” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp cổ - theoria có nghĩa là xem xét, nghiên cứu Nghĩa rộng, lý thuyết là ý thức xã hội ở trình độ cao, là tổ hợp các quan điểm, quan niệm, tư tưởng nhằm luận giải về các sự vật, hiện tượng của thê giới, là “bức tranh” khoa học về thế giới Nghĩa hẹp, lý thuyết là hình thức phát triển nhất của tri thức khoa học là hệ thống các khái niệm, quy luật… có quan hệ chặt chẽ, chỉnh thể phản ánh một lĩnh vực hiện thực nhất định
Lý thuyết khoa học của mỗi ngành, lĩnh vực mang tính hệ thống là những nhận thức chung nhất về lĩnh vực ấy, mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình phản ánh mảng hiện thực nhất định Nội dung lý thuyết khoa học thể hiện
rõ nét những đặc trưng bản chất của khách thể, mô tả cấu trúc và mô hình của hiện thực khách quan, là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học về hiện thực ấy
Lý thuyết về hiện thực không thực hiện bởi sự phản ánh mang tính trực tiếp
mà là hệ thống quan điểm khái quát mang tính lý luận Điều này đòi hỏi việc áp dụng lý thuyết khoa học vào hiện thực hay áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu cần tính đến các điều kiện cụ thể của hiện thực trong tình hình mới hay điều kiện cụ thể của đối tượng nghiên cứu trong cùng lĩnh vực nhưng trong những thời điểm và không gian khác nhau Đồng thời, khi trình bày và triển khai lý thuyết khoa học trong những trường hơp cụ thể đòi hỏi phải có phương pháp riêng tương ứng Các phương pháp riêng này giúp cho lý thuyết sống động và phát huy vai trò trong quá trình phát triển tri thức khoa học, phát triển lý thuyết khoa học