1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bai 41 Van de su dung hop li va cai tao tu nhien o Dong bang song Cuu Long

6 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 12,62 KB

Nội dung

Vận dụng thấp Sử dụng Atlat, tranh ảnh, biểu đồ, clip phim phân tích các thế mạnh - Qua phân tích hiểu được và hạn chế về tự nhiên các thế mạnh và hạn chế của đồng bằng sông về tự nhiên [r]

Trang 1

Tiết 46 Bài 41 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I Nội dung của bài học:

Nội dung 1 Khái quát

1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

2 Các bộ phận hợp thành đồng bằng song Cửu Long

Nội dung 2 Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên

1 Thế mạnh (đất đai, khí hậu, song ngòi, sinh vật, sinh vật, tài nguyên biển, khoáng sản)

2 Hạn chế

Nội dung 3 Biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên

II.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

 Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng

 Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong

việc phát triển KT-XH

 Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí

và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước

2 Kĩ năng

 Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong

atlat

 Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, đoạn phim có liên quan

3 Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường

4 Định hướng phát triển năng lực học sinh:

 Năng lực chung:, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng, năng lực ngôn ngữ

 Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

III Mô tả các hoạt động nhận thức

- HS biết được vị trí

và phạm vi lãnh thổ

của vùng

- Biết được các

nguồn tài nguyên

thiên nhiên của vùng

- Qua phân tích hiểu được các thế mạnh và hạn chế

về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long

- Hiểu được các giải pháp

sử dụng và cải tạo tư nhiên của vùng

Sử dụng Atlat, tranh ảnh, biểu đồ, clip phim phân tích các thế mạnh

và hạn chế về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long

- Dựa vào mối quan hệ nhân quả giữa các yếu

tố tự nhiên và kinh tế nêu giải pháp cải tạo và

sử dụng tự nhiên một cách hợp lí, hiệu quả ở đồng bằng sông Cửu Long

Mối quan hệ giữa các giải pháp tự nhiên và kinh tế

Liên hệ thực tế ở địa phương: thực trạng, giải pháp

IV Thiết kế tiến trình dạy học

Trang 2

1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiênViệt Nam

- Álát Địa lí Việt Nam

- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long, clip thiên nhiên ĐBSCL (nếu có)

- Phiếu học tập

* HS

- Átlat Địa lí Việt Nam

- SGK

2 Hoạt động học tập

A Khởi động:

1 Mục tiêu

- Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức bài 6, bài 7 và bài 40 đồng bằng sông Hồng Địa lí lớp 12

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh, bản đồ

- Tìm ra những nội dung mà học sinh chưa biết, từ đó bổ sung khắc sâu kiến thức của bài học cho học sinh

2 Phương pháp

- Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở, trực quan

3 Phương tiện

Tranh ảnh, bản đồ hoặc một đoạn clip về thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long, mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, nạn hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, các hoạt động kinh tế ở đồng bằng song Cửu Long…

4 Tiến trình hoạt động

 Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh: Căn cứ vào những thước phim trên, hãy hoàn thành các nội dung sau:

- So sánh với đồng bằng sông Hồng có nhận xét gì về thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu long?

- Những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở đồng bằng song Cửu Long đó là gì?

 Bước 2 HS trao đổi với bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút

 Bước 3: GV gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện được

 Bước 4: GV đánh giá kết quả và nêu vấn đề dẫn dắt vào bài học mới

B Bài mới

 Hoạt động 1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

1 Mục tiêu:

- HS biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ ở đồng bằng SCL, Mối quan hệ phát sinh giữa các bộ phận lãnh thổ

2 Phương pháp

- Đàm thoại, gợi mở

- Hoạt động cá nhân

3 Phương tiện

- Bản đồ tự nhiên đồng bằng SCL, Atlat trang 29, tranh ảnh…

4 Tiến trình hoạt động

Trang 3

 Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh dựa vào bản đồ tư nhiên Việt Nam, Atlat trang

29 nêu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng

- Các bộ phận hợp thành lãnh thổ

 Bước 2 HS thực hiện cá nhân, có thể trao đổi với các bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung

 Bước 3 Cá nhân báo cáo kết quả làm việc với GV

 Bước 4 GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

Hoạt động 2 Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của đồng bằng song Cửu Long

1 Mục tiêu:

- Kiến thức: hiểu và đánh giá được những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của đồng bằng SCL đối với sự phát triển KT-XH vùng

- Kĩ năng: sử dụng bản đồ tự nhiên, Atlat bản đồ tự nhiên VN, các trang bản đồ Atlat (trang 29, 9, 10,11, 12, 8), sơ đồ và lược đồ SGK kết hợp với clip thiên nhiên đồng bằng SCL phân tích những thuận lợi, thế mạnh và những khó khăn, hạn chế về tự nhiên của vùng đối với sự phát triển KT-XH Xác định các loại đất chính trên bản đồ

2 Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở

- Nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm

3 Phương tiện

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Átlat Địa lí Việt Nam

- Hình 41.1 và hình 41.2/SGK

- Clip thiên nhiên đồng bằng SCL

4 Tiến trình hoạt động

 Bước 1.GV giao nhiệm vụ cho học sinh cả lớp: Đọc mục I SGK trong 5 phút Sau đó chia lớp ra làm 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh mỗi nhóm trong 5 phút

- Nhóm chẵn : Hoàn thành các nội dung sau đây

o So sánh với đồng bằng sông Hồng phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên khí đất đai và khí hậu đối với sự phát triển KT-XH của vùng

o Giải thích vì sao đồng bằng SCL có những hạn chế về khí hậu và đất đai như thế?

- Nhóm lẻ : Hoàn thành các nội dung sau đây

o So sánh với đồng bằng sông Hồng phân tích những thuận lợi và hạn chế của tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, biển và khoáng sản đối với sự phát triển

KT-XH của vùng

o Vì sao đồng bằng SCL có thế mạnh kinh tế biển? Thế mạnh nầy có tác động thế nào dối với nền KT-XH của vùng?

GV có thể giúp HS bằng cách cho HS hoàn thành phiếu học tập 1

PHIẾU HỌC TẬP 1

1 Đất đai

Trang 4

2.Khí hậu

3.Sinh vật

3.Tài nguyên nước

Tài nguyên biển

Khoáng sản

 Bước 2: Nhóm trưởng tổ chức cho HS thực hiện cá nhân trước sau đó thảo luận để hoàn thành nội dung và chuẩn bị báo cáo kết quả cho GV HS điều chỉnh kết quả học tập của cá nhân

- GV quan sát, trợ giúp HS thực hiên nhiệm vụ

 Bước 3 Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện

- Gọi 01 của mỗi nhóm bất kì lến báo cáo kết quả thực hiện được kết hợp chỉ bản đồ

- Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận, điều chỉnh, bổ sung kết quả thực hiện và ghi chép vào

vở ghi bài

- GV chốt lại nội dung học tập

 Bước 4 GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS về thái độ, tinh thần làm việc, khả năng giao tiếp

Hoạt động 3 Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên đồng bằng SCL

1 Mục tiêu:

- Kiến thức: Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước

- Kĩ năng: xác định mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên với tự nhiên và tự nhiên với

KT-XH để đưa ra các biện pháp cải tạo và sử dụng tự nhiên một cách hợp lí, hiệu quả và bền vũng

2 Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở

- Nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm

3 Phương tiện

- Bản đồ tư nhiên Việt Nam

- Átlat Địa lí Việt Nam

- Clip, tranh ảnh về các vấn đề hạn hán, mùa lũ đồng bằng SCL, hoạt động kinh tế nông nghiệp, thủy sản, các công trình thủy lợi, trồng rừng ngập mặn…

4 Tiến trình hoạt động

Trang 5

 Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm căn cứ vào SGK và kiến thức đã học hãy:

- Quan sát biểu đồ hình 41.3/SGK so sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng lớn nhất nước ta năm 2005 có nhận xét gi?

- Tại sao vào mùa khô vấn đề nước ngọt là biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí đất đai

- Nêu các giải pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng nầy một cách hiệu quả, bền vững

- Trong các giải pháp đó có cần các giải pháp về mặt kinh tế-xã hội? Tại sao? Cụ thể như thế nào?

 Bước 2 HS thực hiện cá nhân, trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thành nội dung

 Bước 3 Cá nhân đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc với GV

 Bước 4 GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

C Luyện tập

a Câu hỏi nhận biết:

Câu 1 ĐBSCL không tiếp giáp với::

A Đông Nam Bộ B Vịnh Thái Lan C Tây Nguyên D Campuchia

Câu 2 Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là:

A đất phù sa ngọt

B đất xám

C đất mặn

D đất phèn

Câu 3 Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng ĐBSCL hiện nay?

A An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang

B Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu

C Đông Nai, Tây Ninh, Bình Phước

D Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp

b Câu hỏi thông hiểu

Câu 1 Khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL không phải là:

A tài nguyên khoáng sản hạn chế

B gió mùa Đông Bắc và sương muối

C mùa khô kéo dài

D một vài loại đất thiếu dinh dưỡng

Câu 2 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở

ĐBSCL là :

A phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn

B có nhiều cửa sông đổ ra biển

C phá rừng ngập mặn để nuôi tôm

D mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4.

Câu 3 Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCL là:

A bảo vệ rừng ngập mặn

B nước ngọt

C phân bón

D Cải tạo giống

Câu 4 Để đảm bảo cân bằng sinh thái, đồng bằng SCL cần phải

A bảo vệ và phát triển rừng

Trang 6

B cải tạo đất phèn, đất mặn

C khoanh rừng kết hợp nuôi tôm

D giảm độ mặn trong đất

c, Câu hỏi vận dụng thấp

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm khác nhau về tự nhiên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

d Câu hỏi vận dụng cao

Câu hỏi 1: Vì sao “ sống chung với lũ “ là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?

Câu hỏi 2: Liên hệ thực tế ở địa phương, nêu thực trạng những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên.Trên cơ sở đó nêu các giải pháp cải tạo và sử dụng hợp lí tài nguyên của vùng

D Vận dụng mở rộng:

Ngày đăng: 12/11/2021, 19:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w