1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các thủ thuật hỏi cung bị can có thể áp dụng trong trường hợp bị can từ chối khai báo. Lấy ví dụ từ thực tiễn để minh họa.

7 332 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 28,01 KB

Nội dung

Để bị can chịu từ bỏ thái độ ngoan cố, từ chối khai báo sang thành khẩn khai báo, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp và chiến thuật phù hợp tác động đến bị can, xóa đi những nguy

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra công khai, phổ biến và hiệu quả nhất trong quá trình điều tra các vụ án hình sự Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can phụ thuộc nhiều vào thái độ khai báo của bị can Tâm lý học hiện đại đã xác định rằng đặc điểm tâm lý nổi bật của bị can là phản ứng phòng vệ Để bị can chịu từ bỏ thái độ ngoan cố, từ chối khai báo sang thành khẩn khai báo, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp và chiến thuật phù hợp tác động đến bị can, xóa đi những nguyên nhân tâm lý tiêu cực kìm hãm sự khai báo, nuôi dưỡng và thúc đẩy động cơ khai báo và khai báo tích cực hơn Việc sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các chiến thuật hỏi cung bị can khi bị can từ chối khai báo là yếu tố quan trọng để buộc bị can phải chịu khai và khai tốt, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động

hỏi cung Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em xin chọn đề số 13: “Phân tích các thủ thuật hỏi cung bị can có thể áp dụng trong trường hợp bị can từ chối khai báo Lấy ví dụ từ thực tiễn để minh họa.” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.

I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ THUẬT HỎI CUNG BỊ CAN

1.1 Hỏi cung bị can.

Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của

bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều ra và xử lý đối với

vụ án đó.1

Hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng trong quá trình điều tra các vụ án hình sự Biện pháp điều tra này được khắc họa bởi ba tính chất đặc trưng: tính phổ biến; tính phức tạp cao và tính hiệu quả

Thực chất của hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh về ý chí và lý trí giữa điều tra viên và bị can Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, đòi hỏi điều tra viên phải có trình độ văn hóa pháp luật, nghiệp vụ cao, có kiến thức sâu rộng về xã hội, tâm lý, có kinh nghiệm dày dặn trong công tác hỏi cung và luôn xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của cuộc hỏi cung, những biện pháp, phương tiện cần sử dụng để đạt được mục đích đề

ra

1.2 Thủ thuật hỏi cung bị can.

Thủ thuật được hiểu là cách thức tiến hành động tác khéo léo và có kĩ thuật hoặc kinh nghiệm để thực hiện một công việc nào đó.2

Thực tế công tác điều tra, lời khai của bị can là một trong những phương tiện chứng minh quan trọng, khi thiếu nó, công tác điều tra có thể dẫn đến khó khăn Trong trường hợp bị can từ chối khai báo, điều tra viên cần phải sử dụng một số thủ thuật, tức

1 Trường Đại học Luật (2017), Giáo trình Khoa học điều tra Tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.81.

Trang 2

là sử dụng những động tác khéo léo và có kĩ thuật hoặc kinh nghiệm để thực hiện hoạt động hỏi cung bị can, tác động vào bị can để bị can thay đổi thái độ khai báo của mình

Một thủ thuật trong hỏi cung bị can khi bị can từ chối khai báo thường được sử dụng như: giáo dục, thuyết phục bị can; sử dụng tình tiết về sự khai báo của đồng phạm;

sử dụng bằng chứng đã thu thập được; sử dụng mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và đồng phạm…

II CÁC THỦ THUẬT HỎI CUNG BỊ CAN CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ CAN TỪ CHỐI KHAI BÁO.

Thực tiễn cho thấy, một số bị can có nhiều tiền án, tiền sự, có hiểu biết pháp luật thường rất ngoan cố, không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối về hành vi phạm tội của mình và các tình tiết khác của vụ án Tình huống này gây khó khăn cho hoạt động điều tra Trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân vì đâu mà bị can từ chối khai báo: sợ bị xử phạt nặng, sợ bị đồng phạm trả thù hoặc chờ sự giúp đỡ từ đồng phạm, họ tự tin về sự che giấu hành vi phạm tội của mình…? Để bị can khai báo thành khẩn, Kiểm sát viên cần linh hoạt vận dụng các chiến thuật hỏi cung sau đây:

2.1 Giáo dục, thuyết phục bị can khai báo thành khẩn.

Cán bộ hỏi cung dựa trên cơ sở pháp luật phân tích cho bị can thấy rằng việc bị can không khai báo là một sai lầm nghiêm trọng bị can sẽ không được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51 Bộ luật TTHS khi xử lý vụ án, đồng thời cán bộ linh hoạt, tế nhị sử dụng các biện pháp, cách thức tác động xúc cảm đối với bị can như là cảm hóa chính trị Lấy đướng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phân tích cho bị can nhận thức được đúng sai, phân biệt được phải trái tự tìm lối thoát cho mình là khai báo, tạo điều kiện cho việc sử dụng các chứng cứ, mâu thuẫn trong hỏi cung bị can một cách có hiệu quả nhất

Việc giáo dục, thuyết phục bị can phải dựa trên cơ sở tài liệu, chứng cứ của vụ

án, phù hợp với từng đối tượng bị can và điều kiện hoàn cảnh cụ thể Vì mỗi bị can có trình độ, phẩm chất cá nhân, hoàn cảnh phạm tội khác nhau Việc giải thích thuyết phục, đấu tranh, phê phán phải có lý có tình đúng pháp luật, không nên dồn ép, chỉ trích bị can, khôn khéo động viên bị can khai ra sự thật

Tác động về xúc cảm: Lợi dụng tình trạng tâm lý của bị can đang hoang mang, lo

sợ, tinh thần suy sụp để tác động (sau khi bị bắt, sau khi khởi tố) Chủ động tác động làm thay đổi tâm trạng và tình cảm của bị can vì tâm trạng vì tình cảm của bị can chính

là động lực kìm hãm sự khai báo của bị can như bị can lo sợ, thất vọng, sợ bị hình phạt

Trang 3

nặng… Do vậy cán bộ hỏi cung nên khơi dậy trong bị can tình cảm gia đình, quê hương, thành tích trong công tác, quá khứ của bị can

Trong áp dụng chiến thuật này có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ như dùng người thân là bố, mẹ, vợ, con hoặc người có uy tín với bị can viết thư, gửi quà hoặc trực tiếp gặp gỡ để động viên khai báo Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ này phải hết sức lưu ý tránh việc thông cung Chốt lại, khi sử dụng chiến thuật này, Kiểm sát viên cần lưu ý là phải tùy vào trình độ, nhận thức của bị can mà có cách giáo dục, thuyết phục phù hợp, bảo đảm họ hiểu chính xác nội dung mà Kiểm sát viên muốn nói, nhất là những bị can là người dân tộc thiểu số

Ví dụ: Ròng rã 5 tháng 24 ngày ở trong các trại tạm giam, Hải “bánh” không hề

hé răng 6 ngày còn lại ít ỏi để “cạy miệng” tên trùm giang hồ là một thách thức lớn Mặc dù kế hoạch xét hỏi được xây dựng tỷ mỉ, nhưng qua 2 ngày trực diện với Hải

"bánh", các điều tra viên vẫn phải đối mặt với thái độ "không nghe, không thấy, không biết gì về vụ giết Dung Hà…" Từ khi về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cá nhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc Qua nghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải

"bánh" là người rất thương con Ngay buổi sáng thứ 3, thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2

bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận, hai tay run run

và mắt ngấn lệ Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xử nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra Suốt buổi sáng thứ 3, Thiếu tá Nên quyết định không hỏi về án từ, anh chỉ nói chuyện gia đình, hỏi thăm con cái, động viên Hải "bánh" Khi hỏi về hình xăm người phụ nữ loã thể nằm trên ngực thì Hải "bánh" tỏ ra giận dữ rồi chuyển sang xúc động Được động viên, Hải "bánh" bắt đầu thổ lộ: Khi con gái hắn mới được 2 tháng tuổi, hắn đã bị bắt Ở nhà, vợ hắn ôm con về trả cho ông bà nội rồi bỏ sang Đức với tình nhân Hắn hận "người đàn bà nhẫn tâm" ấy Càng giận vợ, hắn càng thương con

và ngược lại, vì thế nỗi sợ lớn nhất của Hải "bánh" là khai ra sự thật sẽ bị "dựa cột", mà

"dựa cột" thì đứa con gái sẽ "mồ côi" cả cha lẫn mẹ, đó là sự đau đớn và ân hận lớn nhất đối với Hải "bánh"…Đã 3 buổi trưa, Thiếu tá Nên đều cho anh em mua bánh mì và nước suối về phòng hỏi cung để cùng ăn trưa với Hải "bánh", cán bộ và bị can cùng một khẩu phần, không phân biệt Các anh không ngờ, điều nhỏ nhặt này cũng làm cho Hải

"bánh" suy nghĩ Hải "bánh" như có niềm tin và trút được nỗi lo "dựa cột", hắn bắt đầu

mở miệng khai báo rành mạch về vụ án giết Dung Hà và "tập đoàn" tội ác do Năm Cam cầm đầu

2.2 Sử dụng tình tiết về sự khai báo của các đồng phạm khác

Trang 4

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can và một số bị can đã chịu thành khẩn khai báo, điều tra viên có thể buộc bị can chấm dứt thái độ ngoan cố, từ chối khai báo của mình bằng cách thông báo cho bị can biết rằng những đồng phạm của bị can đã thành khẩn khai báo và họ đã vạch trần hành vi phạm tội của bị can Điều tra viên cần thuyết phục bị can bằng cách chỉ ra cho bị can thấy rằng không nên quá chậm trễ với lời thú tội thành khẩn của mình mà nên thành khẩn khai báo trước khi các đồng phạm khác đã nói tất cả, nhằm tranh thủ lượng khoan hồng của pháp luật Khi đó, bị can sẽ hoang mang, dao động, sợ mình sẽ là người khai báo chậm trễ và lo sợ đồng bọn sẽ đổ hết tội lỗi cho mình, vì vậy bị can sẽ từ bỏ thái độ ngoan cố, chịu thành khẩn khai báo Khi áp dụng thủ thuật này, điều tra viên không nên cho bị can đọc lời khai của các đồng phạm khác trước khi bị can khai nhận.3

Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản, Nguyễn Thị A ngoan cố, không chịu thành

khẩn khai báo Tuy nhiên các đồng phạm là H và N đã khai báo Với trường hợp này, điều tra viên có thể thông tin cho A biết rằng đồng phạm của mình đã thành khẩn khai báo và điều tra viên cũng đã biết rõ về hành vi phạm tội của A, ngoài ra điều tra viên còn cho A xem chữ kí của H và N ở biên bản hỏi cung để khẳng định cho thông tin mà điều tra viên vừa đưa ra Đây là cách mà các điều tra viên tác động tới tâm lý của bị can, khiến cho bị can thành khẩn khai báo

2.3 Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những chứng cứ đã thu thập được.

Sử dụng chứng cứ là trường hợp điều tra viên chủ động đưa ra những chứng cứ

cụ thể về hành vi phạm tội của bị can rồi yêu cầu bị can trả lời ngay vào những chứng

cứ đó nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoạn cố của bị can

Trước khi đưa ra những chứng cứ để đấu tranh với bị can, điều tra viên cần nắm được tâm lý của bị can, nhất là những yếu tố kìm hãm sự khai báo thành khẩn của bị can như hy vọng hành vi phạm tội của mình chưa bại lộ, cho rằng điều tra viên chưa đủ chứng cứ, hoặc tin tưởng vào sự trung thành của các đồng phạm khác… Đồng thời, điều tra viên cần nắm chắc số lượng chứng cứ hiện có, giá trị chứng minh của từng chứng cứ

để lựa chọn những chứng cứ có thể đưa ra đấu tranh những chứng cứ được đưa ra để có

kế hoạch đấu tranh với bị can và phải dự kiến trước phản ứng của bị can đối với phù hợp Mặc khác, việc sử dụng chứng cứ khi hỏi cung bị can phải bảo đảm yếu tố bất ngờ nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoan cố của bị can và buộc bị can phải thay đổi thái độ

từ ngoan cố không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối đến phải thành khẩn khai báo

Sử dụng chứng cứ khi hỏi cũng bị can có thể tiến hành theo hai cách sau:

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra Hình sự, Nxb Công an Nhân dân, 2017

Trang 5

Thứ nhất, sử dụng chứng cứ theo trình tự phụ thuộc vào giá trị chứng minh của

chứng cứ, từ chứng cứ có giá trị chứng minh thấp đến những chứng cứ có giá trị chứng minh cao

Thứ hai, ngay từ đầu sử dụng bất ngờ một chứng cứ có giá trị chứng minh cao

nhất Áp dụng cách sử dụng chứng cứ nào khi hỏi cung bị can điều tra viên cần căn cứ vào số lượng chứng cứ đã thu thập được, đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý của bị can

Ví dụ: Đầu giờ chiều ngày 07/01/2011, người dân khu tái định cư chợ Đầm

Triều, phường Quán Trữ kinh hoàng phát hiện xác một phụ nữ không đầu, bị chặt mất hai cánh tay trên khu đất gần nơi họ sinh sống Ngay sau đó, công an TP Hải Phòng và công an quận Kiến Anh đã khẩn trương vào cuộc điều tra Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1973, trú tại đường Chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng) Khẩn trương rà soát địa bàn, khoanh vùng đối tượng cùng với các biện pháp nghiệp vụ, xác định được đối tượng tình nghi là Nguyễn Dũng Giang (sinh năm

1980, ở số 5B, 202, khu T3, phường Thành Tô, quận Hải An, TP Hải Phòng) Khi bị bắt

về cơ quan công an, ban đầu Giang rất lạnh lùng và ngoan cố, luôn chứng tỏ mình ngoại phạm Tuy nhiên, khi Cán bộ điều tra đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi, cùng với trí thông minh, khôn khéo, cuối cùng Giang đã phải cúi đầu nhận tội.4

2.4 Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác.

Trong vụ án có đồng phạm, nếu nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ án, Điều tra viên có thể phát hiện ra mâu thuẫn giữa các bị can về lợi ích, vị trí, đời sống, để từ đó khoét sâu mâu thuẫn giữa các bị can, làm cho bị can này tích cực khai báo về hành vi phạm tội của bị can khác Điều tra viên cần chỉ ra cho bị can thấy rằng, thái độ từ chối khai báo của bị can sẽ có lợi cho các đồng phạm khác trong vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng phạm đó trốn tránh hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Ngược lại, bị can sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hành vi phạm tội do bị can và các đồng phạm khác cùng thực hiện Điều đó sẽ làm bị can lo sợ và phải chịu khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội của mình cùng đồng bọn nhằm mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật Thủ thuật này thường có tác dụng đánh mạnh vào tâm lý lo sợ về sự an toàn cá nhân của bị can, nhất là đối với những bị can giữ vai trò ít quan trọng trong vụ án

4 Ban chuyên án tìm được phần thi thể còn lại của nạn nhân Từ đó, xác nhận được danh tính nạn nhân, tìm kiếm thêm được những tài liệu về mối quan hệ giữa nạn nhân và bị can, thời điểm cuối cùng hai người gặp nhau.

Xem thêm tại

Trang 6

http://antg.cand.com.vn/Vu-an-noi-tieng/Dieu-chua-biet-ve-hanh-trinh-pha-vu-an-giet-nguoi-o-Hai-Phong-Ví dụ: Trong vụ án trong vụ án trộm cắp tài sản Tại cơ quan điều tra Nguyễn

Đức A khai nhận thực hiện hành vi một mình Tuy nhiên dấu vết để lại ở hiện trường cho thấy phải có ít nhất từ 2 người trở lên cùng thực hiện hành vi Bằng các biện pháp nghiệp vụ cơ quan điều tra đã xác định được Trần Văn B là đối tượng cùng thực hiện hành vi với A, tuy nhiên chưa có chứng cứ xác thực để buộc tội B Do đó Điều tra viên

đã sử dụng chiến thuật biện pháp sử dụng mâu thuẫn lợi ích giữa bị can A với các đồng phạm khác Cho A biết rằng B vẫn đang ung dung ăn sung mặc sướng bên ngoài và nói rằng A phải đi tù là đáng đời và còn cho A biết nếu A không khai ra đồng phạm sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm và khai báo gian dối sẽ là tình tiết tăng nặng khiến A sẽ phải chịu với mức án cao nhất Điều đó đã đánh vào tâm lý muốn bảo vệ bản thân của A và cảm thấy mình phải ở đây chịu tội một mình trong khi B vẫn nhởn nhơ vui vẻ bên ngoài còn nói xấu về mình là bất công với bản thân mình, từ đó A đã thành khẩn khai báo khai

ra B để mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ CAN TỪ CHỐI KHAI BÁO.

Bên cạnh những thủ thuật hỏi cung bị can nêu ở trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung bị can, đặc biệt trong trường hợp bị can từ chối khai báo, các cán bộ điều tra và kiểm sát viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức và năng lực hỏi cung bị can Trước hết, cần

nâng cao nhận thức về phẩm chất chính trị, nâng cao trình độ pháp luật Cán bộ điều tra, kiểm sát viên cần phải nghiên cứu, nắm vững các quy định của BLHS, BLTTHS và những văn bản pháp luật có liên quan, trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, đúng đắn, đầy đủ trong hoạt động hỏi cung bị can Bên cạnh đó, cần phải nhận thức được đầy

đủ tầm quan trọng của hỏi cung bị can; đánh giá được tính đầy đủ những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành hỏi cung bị can Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành

Thứ hai, phải hình thành thói quen nghiên cứu thật kỹ lưỡng hồ sơ vụ án và

những vấn đề có liên quan, xây dựng kế hoạch hỏi cung chi tiết.Trước mỗi buổi hỏi cung, cần phải nghiên cứu thật kỹ những vấn đề như tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động phạm tội của bị can; những tài liệu liên quan đến bị can trước đây như trích lục tiền án, tiền sự…; tài liệu liên quan khác như đặc điểm tâm lý, tính cách, thói quen,

sở trường, quan hệ xã hội… Những thông tin, tài liệu này không chỉ có giá trị trong việc chứng minh hành vi phạm tội của bị can, làm rõ bản chất sự thật của vụ án mà trong nhiều trường hợp còn có thể “hạ gục tâm lý cự cung” của bị can Trên cơ sở những thông tin, tài liệu trên, cần xây dựng kế hoạch hỏi cung đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, khoa học, chi tiết

Trang 7

Thứ ba, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ cho hỏi

cung bị can

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lực lượng liên quan, thường xuyên trao

đổi những tình tiết mới phát sinh trong quá trình hỏi cung cũng như thảo luận, định hướng những nội dung cần hỏi trong buổi hỏi cung tiếp theo nhằm đảm bảo tính thống nhất, tập trung trí tuệ đấu tranh với tội phạm.5

Ngoài ra, cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về hỏi cung bị can nói riêng, quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nói chung để đảm bảo tính khách quan, đúng người đúng tội, tránh dẫn đến oan sai cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, của tổ chức và của công dân.6

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can từ chối khai báo cũng đã được nghiên cứu và quan tâm đáng kể Tuy nhiên, có rất ít công trình độc lập nghiên cứu riêng về vấn đề này Thực tiễn áp dụng chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can từ chối khai báo còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhiều trường hợp làm bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội

Để bị can chịu thành khẩn khai báo, điều tra viên phải là người nắm vững phương pháp, chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can từ chối khai báo, đồng thời phải biết kiên trì, bền bỉ, linh hoạt, mưu trí mong thu được thắng lợi Trên đây chúng em đã nghiên cứu và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện lý luận về chiến thuật hỏi cung bị can khi bị can từ chối khai báo nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác hoạt động hỏi cung bị can

5 Lê Quang Thắng, Trần Việt, “Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng, Tạp chí

Nghề Luật, số 9/2020, tr.50-51.

6 BLTTHS 2015 đã quy định một số điểm mới so với BLTTHS 2003, ví dụ như khi tiến hành hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan điều tra phải ghi âm ghi hình có âm thanh Có thể nói đây là một trong những quy định tiến

bộ của PLTTHS, đảm bảo tính khách quan, tránh xảy ra những hành vi vi phạm của cán bộ điều tra trong quá trình hỏi cung, hạn chế dẫn đến oan sai.

Ngày đăng: 12/11/2021, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w