BUI THI LAN
DOI MOI QUAN HE SAN XUAT
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo TS Nguyễn Văn Thức Các
nguon trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn chân thực
Nêu sai sót tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 3Bảng 2.1: Nguồn lao động hoạt động trong các ngành kinh tế Bảng 2.2: Nguồn lao động hoạt động trong nông nghiệp
43
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Quan hệ sản xuất bị quyết định bởi lực lượng sản xuất nhưng đến lượt
nó, quan hệ sản xuất có vai trò rất to lớn trong sự tác động trở lại đối với lực
lượng sản xuất
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất không phải
là “tự động” mà đó là kết quả thê hiện năng lực nhận biết quy luật, vận dụng
quy luật của chủ thể Vì vậy, trong phát triển kinh tế xã hội ở bất cứ một nước
_ nào, đơn vị nào cũng phải tôn trọng quy luật đó, đồng thời phải có được sự
nhận thức của chủ thể một cách đúng đắn quy luật đó để đạt được hiệu quả
O nước ta trong những năm trước đối mới, do sai lầm, vi phạm tính khách quan trong quá trình phát triển, nên chúng ta đã xác lập một quan hệ
sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên nó
đã trở thành một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Đây là một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng ở nước ta vào cuối những năm 70, đầu
những năm 80 của thế kỷ XX |
Trước đây, huyện Quỳnh Lưu đã từng có quan niệm “mo cơm quả ca,
tấm lòng cộng sản, sắp đặt lại giang sơn” trong việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội Điều đó chứng tỏ lòng nhiệt huyết của con người nơi đây, nhưng họ lại
chưa thấy được rằng chỉ có lòng đũng cảm, nhiệt tình mà không có trí tuệ, không dựa vào thực tiễn của đất nước, của quê hương mình, chỉ dựa vào ý chí chủ quan thì đó là một sai lầm như Lênin đã từng nói “nhiệt tình với cách mạng mà không có trí tuệ cách mạng thì sẽ trở thành kẻ phá hoạt”
Vì muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội nên Đảng bộ huyện đã áp đặt
Trang 5nông nghiệp Huyện Quỳnh Lưu vốn nông nghiệp là chủ yếu nhưng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên năng suất lao động thấp, không hiệu quả đã không cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho địa phương
Từ sau đổi mới, huyện Quỳnh Lưu có nhiều thay đổi về quan hệ sản
xuất trong nông nghiệp nên đã tạo ra được những thành tựu rất đáng kể Từ
chỗ người nông dân thiếu ăn đến chỗ đủ ăn và còn dư thừa đem ra bán thi
trường Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn là nền sản xuất nhỏ và có nơi còn rất manh mún Chưa phát triển được nền sản xuất hàng hóa nên không _ phát huy được vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp, sản phẩm thu hoạch không lớn Vì vậy, cần phải có một chính sách cụ thể để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và phát huy tiềm năng của sản xuất nông nghiệp tại địa phương
Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế huyện vững mạnh Vì thế, đổi mới nông nghiệp nhăm nâng cao năng suất vẫn đang là vấn đề rất cần thiết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Quỳnh Lưu hiện nay Chính vì thế, để làm rõ thực trạng và góp phần vào sự nghiệp đối mới quê hương nên tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới quan hệ sản xuất đối với sự phát triển nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” đễ nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài luận văn
Vấn đề quan hệ sản xuất được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và di
sâu nghiên cứu với nhiều công trình và khai thác ở nhiều góc độ khác nhau Có nhiều tác giả khai thác toàn bộ cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất như tác giả Lê Văn Dương với với công trình: “Vấn đề đổi mới lực
Trang 6vẫn đề nhận thức, vận dụng quy luật này ở một số nước xã hội chủ nghĩa”
(Luận án phó tiến sỹ triết học, viện triết học — 1995) Những công trình này nói về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
Có những tác giả lại nghiên cứu quan hệ sản xuất tương đối hoàn thiện trên cả ba mặt như của Lương Xuân Quỳ với công trình “Xây dựng quan hệ
sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở
Việt Nam” (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội — 2002) Phạm Thị Quý với công trình “Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt Nam” (Nxb chính tri
quốc gia, Hà Nội - 2002) Lê Xuân Tùng với công trình “Quan hệ sản xuất
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội — 2008) Những công trình này không đi sâu nghiên cứu quan hệ
sản xuất về mặt lý luận mà chú yếu bàn đến việc xây dựng và hoàn thiện quan
hệ sản xuất ở nước ta hiện nay, nghĩa là chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ
sản xuất về mặt thực tiễn ở Việt Nam
| Nhưng có những tác giả không nghiên cứu toàn bộ quan hệ sản xuất mà chỉ nghiên cứu một trong ba mặt của nó như tác giả Đoàn Quang Thọ “Về
quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay” (Tạp chí triết học số 6 — 2002) Cũng liên quan đến vấn đề quan hệ sở hữu tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã phân tích và có giá trị tham
khảo quan trọng đối với đề tài: “Đổi mới quan hệ về chế độ sở hữu và ý nghĩa chiến lược của sự đổi mới đó đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay”
Trang 7trong nông nghiệp nhìn từ khía cạnh sở hữu” (Tạp chí triết học, số 2 — 1996)
Tác giả phân tích vấn đề sở hữu trong mô hình sản xuất mới thời kỳ đổi mới Nhưng có nhiêu tác giả lại nghiên cứu về vấn để ruộng đất như tác giả Lê
Quang Huyên với công trình “Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam” (Nxb khoa học
xã hội, Hà Nội — 2002) Lê Đình Thắng với bài viết “Chính sách đất đai trong thời kỳ đổi mới” (Tạp chí kinh tế và phát triển, Đại học kinh tế quốc dan —
2003) Các công trình này phân tích thực trạng ruộng đất và những chính sách
dat đai trong thời kỳ đối mới đất nước
Như vậy đã có rất nhiều công trình cùng nghiên cứu về quan hệ sản xuất của Việt Nam mà trên đây chỉ là công trình nghiên cứu mà tôi đã có dip
tìm hiểu Các tác giả đã tiếp cận vấn đề này với những mức độ, phạm vi khác
nhau và đưa ra được những kết luận quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Sau năm 1986 cũng có nhiều tác giả viết về tình hình kinh tế xã hội, nghiên cứu về nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu Về sự phát triển thủy sản có
luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Minh với “Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế” (Thạc sỹ kinh tế, Đại học nông nghiệp — 2008) Tác giả Hoàng Văn Bộ có bài
viết “Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính - khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội ở Quỳnh Lưu” (Báo điện tử Nghệ An)
Còn tác giả Công Sáng với bài viết “Quỳnh Lưu thúc đây kinh tế thủy sản phát triển” (Báo kinh tế nông thôn Nghệ An, số 2, tháng 8 — 2010) nói về
việc nuôi trồng thủy sản ở các xã ven biển Nhưng tác giả Anh Tuấn lại viết
về việc vấn đề ruộng đất từ mảnh nhỏ thành mảnh lớn với bài “Dồn điền đổi
Trang 8nông nghiệp chưa được ai đề cập mang tính hệ thống từ góc độ triết học 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của quan hệ sản
xuất đối với sự phát triển nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu Từ đó, đưa ra những phương hướng để phát huy vai trò của quan hệ sản xuất
3.2 Nhiệm vụ: Dé thuc hién muc đích trên, luận văn thực hiện các
nhiệm vụ sau: |
- Làm rõ khái niệm quan hệ sản xuất, kết câu của nó và vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta
_ - Nêu lên thực trạng tác động của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu từ khi đôi mới tới nay, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của quan hệ sản xuất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu vấn đề quan hệ sản xuất và vai trò của nó đối với su phát triển nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Từ thực tiễn đổi mới đất nước (1986 đến nay) và những vấn đề quan hệ sản xuất mới đặt ra trong quá trình phát triển, tìm hiểu vai trò, tác động của
quan hệ sản xuất đối với sự phát triển nông nghiệp của huyện Quynh Luu 5 Co sé ly luan va phương pháp nghiên cứu của luận van
5.1 Co’ sé lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là tác động của qua hệ sản
xuất đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và kinh tế xã hội; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển quan hệ sản xuất và các nghị quyết của
Trang 9so sánh
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ vẫn đề quan hệ sản xuất, vai trò, tác động của
nó đến sự phát triển nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, nghiên cứu vấn đề này Và nó cũng có ý nghĩa thực tiễn trong việc vận dụng quan hệ sản xuất ở huyện Quỳnh Lưu
7 Kết cầu của luận văn |
Ngoài phần mở đầu, kết luận va danh muc tai ligu tham khao, luận văn
Trang 10VA THUC TRANG CUA QUAN HE SAN XUAT TRONG NONG
NGHIỆP Ở NƯỚC TA
1.1 Quan hệ sản xuất
1.1.1 Khái niệm về quan hệ sản xuất và kết câu của nó
1.1.1.1 Khái niệm về quan hệ sản xuất
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những phát minh vĩ đại của Các
Mác Vượt qua tất cả của các nhà triết học trước đó, Mác đã phát hiện ra
những quy luật của lịch sử từ một sự thật tưởng như đơn giản, đó là “con người trước hết cần phải ăn, uống, ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính tri, khoa hoc, nghé thuat, ton gido, ”[4, tr.662]
Khi phân tích quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người, Mác đã kết luận: “đời sống vật chất quy định các quá trình chính tri, tinh than, xã
hội của đời sống nói chung”[9, tr.500] Theo ông, trong mỗi giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử, hay nói cách khác trong mỗi chế độ xã hội nhất
định con người tiến hành sản xuất theo phương thức sản xuất nhất định Phương thức sản xuất là một tổng thê thống nhất của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất Điều đó có nghĩa là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
là hai mặt gắn bó mật thiết trong một phương thức sản xuất nhất định Mỗi
mặt đều lấy mặt kia làm tiền đề, chúng tác động qua lại biện chứng lẫn nhau làm cho sản xuất phát triển
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi
tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình Sản xuất vật
Trang 11xuất vật chất của xã hội |
Lao động sản xuất là đặc trưng riêng của con người Trong quá trình sản xuất, con người luôn phải đồng thời tham gia vào hai mỗi quan hệ mà Các Mác gọi là “mối quan hệ song tring” Dé tiễn hành sản xuất, con người phải quan hệ
với tự nhiên, tác động, cải tạo giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục
vụ cho nhu cầu của mình Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ của con
người với tự nhiên trong quá trình tạo ra của cải vật chất Đồng thời con người
không thể sản xuất có kết quả nếu tiến hành hoạt động một cách riêng lẻ, mà
phải liên kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình sản xuất Quan hệ sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất mà hình thành nên các mối quan hệ khác Trong tác phẩm “Lao động làm thuê và tư bản”, C.Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với
tự nhiên Người ta không thê sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo
một cách nào đó để hoạt động chung và trao đối hoạt động với nhau Muốn sản
xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với tự nhiên tức quan hệ sản xuất [5, tr.552]
“Trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta, đù muốn hay không cũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định với nhau Những quan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý muốn của ai cả Đó chính là những quan hệ sản xuắt
Như vậy, quan hệ sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất Đây là quan hệ nảy sinh một cách khách quan, tất yếu trong quá trình sản xuất, là quan hệ kinh tế cơ bản, nó phản ánh hình thức xã
Trang 121.1.1.2 KẾ! cầu của quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, giữa ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định
tương đối so với vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất
Thứ nhất, quan hệ sở hữu vỀ tư liệu sản xuất
Sở hữu là quan hệ xã hội giữa người với người về việc chiếm hữu tư:
liệu sản xuất và của cải xã hội Trong quá trình sản xuất, người lao động sử
dụng những tư liệu sản xuất của ai và ai là người có quyền định đoạt tư liệu
sản xuất đó, tức là tư liệu sản xuất thuộc về ai thì người đó có quyền sở hữu
nó Trong quan hệ sản xuất quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò
quyết định đối với các quan hệ khác Vì vậy, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất
phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của quan hệ sản xuất Chính nó quyết
định mục đích, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương pháp quản lý, chỉ phối sản phẩm làm ra
Trong xã hội giai cấp nào nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp đó năm quyền chỉ phối tổng sản phẩm xã hội
Lịch sử phát triển của nhân loại đã có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư
liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít
người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít về tư liệu sản xuất Do đó, quan
hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là
quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột Quan hệ này đã xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa Sở
Trang 13
cộng đồng là quan hệ bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Trong xã hội nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, vì vậy con người tồn tại
phải dựa vào nhau Vì vậy, chỉ có một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu cộng đồng của thị tộc bộ lạc Đến xã hội chủ nghĩa cộng sản, khi lực lượng sản xuất phát triển cao, mọi người sống vi cong đồng, các hoạt động kinh tế phát triển mạnh dựa vào sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất Hình
thức sở hữu cộng đồng phát triển cao hơn và hoàn thiện trong toàn xă hội
| Nhưng để có chế độ xã hội cao hơn và hoàn thiện thì phải xóa bỏ chế
độ sở hữu tư hữu Để xóa bỏ được nó phải có những điều kiện khách quan cần thiết, trong đó cơ bản nhất là sự phát triển công nghiệp Ăngghen đã
khẳng định rõ: “thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói van tat nhất và tong
quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội Việc cải tạo này là kết quả
tất yếu của sự phát triển công nghiệp”[4, tr.467] Tuy vậy, việc thay thế chế
độ sở hữu tư nhân không thể là việc làm tùy tiện theo ý muốn chủ quan,
nóng vội mà là quá trình lâu dài phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Cho nên, Ăngghen viết rằng: “không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một
nền kinh tế công hữu”[4, tr.469] Trong chính sách kinh tế mới (NEP), Lênin
đã chỉ ra là không thê nóng vội trong việc thực hiện xóa bỏ chế độ tư hữu, thực hiện chế độ công hữu Mặt khác, ông cũng đặt ra vẫn đề về sự cần thiết
phải đa dạng hóa việc sở hữu tư liệu sản xuất và các thành phan kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Việc chuyển từ xã hội này sang xã hội khác bao giờ cũng trải qua thời
kỳ quá độ nhất định Trong bộ Tư bản của Mác, tập thứ 3, quyền II, đã bước đầu đề cập đến các hình thức quá độ trong quá trình thực hiện “sự phủ định
Trang 14
thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản
xuất tập thể”[I 1, tr.673] Khi vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vào điều kiện cụ thể ở nước Nga, V.I.Lênin đã chỉ ra hai con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội Đối với các nước tư bản phát triển, sau khi
giai cấp vô sản giành được chính quyền, sẽ chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội Đối với các nước lạc hậu, con đường đó phải trải qua nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ khác nhau Ngay sau cách mạng tháng Mười, trong
tác phẩm Về bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và “tính tiểu tư sản”, V.I.Lênin đã phê
phán những tư tưởng nóng vội muốn xác lập ngay chế độ công hữu Trong
chính sách kinh tế mới, ông đã đưa ra tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần, về các hình thức kinh tế quá độ, đặc biệt là vấn đề sử dụng chủ nghĩa tư
_ bản nhà nước với tư cách là “sự chuẩn bị vật chất đây đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội”, là “nắc thang lịch sử”, là “bước
tiến lên” chủ nghĩa xã hội
Những vấn đề nêu trên, các ông không giải thích rõ phương thức sản xuất tập thể có phải là phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa hay không, nhưng nó cũng đã phản ánh rằng: Trong quá trình phát triển của sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa, vấn đề xã hội hóa tư liệu sản xuất, dù dưới hình thức nào đi nữa thì nó cũng là xu thế khách quan, là nhu cầu tất
yếu của sự phát triển sản xuất Cái cốt lõi ở đây, quyền sở hữu đó cho người
sở hữu một lợi ích kinh tế nào đó, một khoản thu nhập nào đó thì sở hữu của
chủ thể mới có ý nghĩa Khoản thu nhập mang lại cho người chủ sở hữu được gọi là sở hữu về mặt kinh tế
Muốn có câu trả lời đúng cho vấn đề này, trước hết phải có phương pháp tiếp cận đúng Chúng ta không thể lấy ý muốn chủ quan thay thế các quy luật khách quan Theo quy luật thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
Trang 15
sản xuất là quá trình không ngừng đổi mới và hồn thiện cơng cụ lao động, đôi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, là quá trình hình thành, phát triển phân công lao động xã hội, chuyển từ lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân lên lực lượng sản xuất có tính chất xã hội Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lao
động trí tuệ ngày càng đóng vai trò to lớn, lực lượng sản xuất đã mang tính quốc tế, quá trình chuyền biến đó ngày một rõ ràng hơn Vì vậy, vẫn đề sở hữu trí tuệ nó cũng là vấn đề nóng bỏng trong giai đoạn hiện nay Như vấn đề sở hữu công nghệ thông tin, lai tạo giống, quyền sở hữu trí tuệ phải được
phải bảo vệ và vẫn đề sở hữu trí tuệ phải được luật pháp thông qua
Ngày nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm thực hiện các
quyền đó ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như
đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Đối với nền kinh tế ở Việt Nam, làm tốt
| việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, bảo đảm động lực thúc đây sản xuất, kinh doanh và thương mại;
khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm Hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có tác dụng tốt
trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, có vai trò tích cực
đối với công cuộc phát triển kinh tế
Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2006 Đây là một bước tiễn dài trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dẫu một mốc quan trọng trong quá
Trang 16
Một trong những nội dung quan trọng của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 là vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử lý về hành chính, dân sự, hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan
đến sở hữu trí tuệ
Thứ hai, quan hệ tổ chic, quan ly sản xuất
Quan hệ này thể hiện quyền lực của một cá nhân hay cộng động đối với
quá trình sản xuất Mỗi chế độ kinh tế xã hội đều có chế độ tổ chức, quản lý
sản xuất riêng Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt tô chức, quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách trực
tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cu thé Day
là quan hệ để nói lên được ai là người quyết định việc tổ chức, quản lý trong
quá trình sản xuất Về nguyên tắc, ai là người sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu thì người đó quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất Trong các chế
độ xã hội mà nền kinh tế dựa vào chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất thì người
sở hữu tư liệu sản xuất là kẻ bóc lột, còn người lao động không có tư liệu sản
xuất là bị quản lý và bị bóc lột, điển hình cho hình thức này là sở hữu chiếm
hữu nô lệ, sở hữu phong kiến và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Trong các
chế độ xã hội mà tư liệu sản xuất dựa trên chế độ công hữu thì mọi thành viên
đều có vị trí bình đẳng như nhau trong tô chức lao động xã hội và phân phối
sản phẩm Khi thủ tiêu được chế độ người bóc lột người, nhân dân lao động
làm việc cho mình, cho xã hội mình, quan hệ sản xuất không có những mâu thuẫn đối kháng mà có sự hợp tác theo năng lực và giúp đỡ lẫn nhau
Với chủ nghĩa Mác - Lênin thì vấn đề tổ chức quản lý trong chủ nghĩa
xã hội sẽ là người lao động ở địa vị làm chủ, quan hệ giữa người với người
Trang 17
Quan hệ tổ chức, quản lý phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với tư liệu
sản xuất nhưng nó luôn luôn có xu hướng thích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thê Do vậy, việc sử dụng hợp lý các quan hệ tô chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất có khả năng phát triển tốt Trong trường hợp ngược lại, các quan hệ tô chức,
quản lý có thê làm biến đạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội
Vì thế, khi mà chủ nghĩa xã hội chưa phát triển đầy đủ, khi mà lực lượng sản xuất chưa thật sự phát triển thì chế độ công hữu vẫn chưa được xác lập
hoàn toàn thì việc tổ chức và quản lý phải đòi hỏi có sự sáng tạo, linh hoạt, kế
cả phải học hỏi kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản Tức là phải phát triển và sử dụng cơ chế thị trường trong việc tổ chức, quản lý và điều tiết kinh tế
Thứ ba, quan hệ phân phối sản phẩm
Quan hệ phân phối là mối quan hệ giữa người với người trong việc
phân phối sản phẩm xã hội Nếu như quan hệ sở hữu là hạt nhân nói lên bản
chất sâu xa của quan hệ sản xuất và quan hệ quản lư là mặt chức năng của nó thì quan hệ phân phối lại là hình thức mở rộng của quan hệ sản xuất
Quan hệ phân phối sản phẩm bị phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và vào
trình độ tổ chức quản lý sản xuất, song do có khả năng kích thích trực tiếp vào
lợi ích của con người nên các quan hệ phân phối lä “chất xúc tác” của các quá trình kinh tế xã hội Quan hệ phân phối có thể thúc đây tốc độ và nhịp điệu
của sự sản xuất, làm năng động toàn bộ đời sống kinh tế xã hội; hoặc trong trường hợp ngược lại, nó có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội
Trang 18phối sản phẩm lao động, nếu quan hệ sở hữu mang tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì quan hệ phân phối cũng mang tính chất của chế độ
chiếm hữu đó Còn nếu quan hệ sở hữu mang tính chất là chiếm hữu xã hội về
tư liệu sản xuất thì quan hệ phân phối cũng phụ thuộc vào nó Vì vậy, tính chất phân phối phụ thuộc vào tính chất sản xuất của chế độ phân phối của chế
độ sở hữu, hình thức kết cấu ở chủ thể phân phối của xã hội là một trong những tiêu chí chủ yếu quyết định tính chất xã hội của hoạt động phân phối
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin luôn nhấn mạnh và quan tâm đến nguyên tắc phân phối nhằm đảm bảo lợi ích và công bằng cho người lao
động Các ông chỉ ra chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
thì việc phân phối sản phẩm là dựa vào mức đóng góp lao động của mọi người, tức là phân phối theo vốn đóng góp và theo kết quả lao động Sau khi chủ nghĩa xã hội phát triển ở giai đoạn cao tức là chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực thật sự thì lúc đó phân phối sẽ là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối đã cầu
thành một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, chúng có mối liên hệ và tác
động quan hệ lẫn nhau Trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng
vai trò quyết định nó chỉ phối các mặt của quan hệ sản xuất, khi chế độ sở hữu thay đổi căn bản thì chế độ quản lý, phân phối cũng thay đổi căn bản
1.1.2 Vai trò của quan hệ sản xuất
1.1.2.1 Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, được tạo thành từ sự kết hợp giữa người lao động và tư
liệu sản xuất trong quá trình cải biến tự nhiên, thực hiện việc sản xuất xã hội
Trang 19trong đó nhân tổ người lao động giữ vai trò quyết định Sở dĩ như vậy là vì
suy đến cùng các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người,
đồng thời giá trị và hiệu lực quả thực tế của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động Trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ
lao động do con người sáng tạo ra phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng những
thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất làm cho các tri thức khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
thúc đây sự phát triển và chuyến từ nền công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất Nhưng chúng ta cũng biết rằng, nhu cầu đóng vai trò quyết định hành vi của con người Song, con người là các thực tế xã hội có phương thức thỏa mãn nhu cầu đặc thù, mang tính người Con người phải tham gia vào các hoạt động xã hội, và các quan hệ rất phức tạp Hệ thông các
quan hệ xã hội đó thê hiện ra trước mắt con người với tư cách là những lợi ích
khác nhau, con người quan tâm trước hết đến những cái gì đó có lợi cho mình,
quan tâm đến lợi ích Như Mác nhận xét: “tất cả những cái gì mà con người
đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của nó” Mà những lợi ích đó
được đáp ứng trong họ là xuất phát từ quan hệ sản xuất trong cả ba lĩnh vực:
quan hệ sở hữu, tổ chức và phân phối sản phẩm Vì vậy, mặc dù lực lượng sản
xuất đóng vai trò quyết định, tuy vậy, quan hệ sản xuất cũng có vai trò rất to
lớn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
Thứ nhất, quan hệ sản xuất thúc day manh mé luc luong san xuất phát
triển khi nó phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
Trang 20
sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát
triển” của lực lượng sản xuất Trong trạng thái đó tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển Điều đó | có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người
lao động với tư liệu sản xuất và do đó, lực lượng sản xuất có cơ sở để phát
triển hết khả năng của nó Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình
độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi đó quan hệ sản xuất trở
thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Như vậy, khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ thúc đây lực lượng sản xuất phát triển, còn trái lại không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất Mác viết: “tới một giai đoạn nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuần với quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại của cuộc cách mạng xã hội”[3, tr.637-638]
Thứ hai, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn luôn, phát triển và lớn lên không ngừng, do con người ở mỗi thế hệ luôn kế thừa lực lượng sản xuất của các thế hệ đi trước và phát triển, nâng cao chúng lên Còn quan hệ sản xuất luôn có xu hướng duy trì sự ôn định nên thường phát triển chậm hơn lực lượng sản xuất Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chỉ phát triển chậm hơn chứ không phải không phát triển
Chính sự phát triển không đồng bộ ấy giữa lực lượng sản xuất và quan
Trang 21
nên lạc hậu, mâu thuẫn và kìm hãm các lực lượng sản xuất trước đó tạo ra nó
tạo điều kiện và thúc đây Lực lượng sản xuất lớn mạnh không ngừng sẽ tất
yếu phá vỡ quan hệ sản xuất đã trở nên không còn phù hợp với nó để thiết lập
quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn Song, giữa chúng cũng bat dau nay sinh
những mâu thuẫn mới để rồi đến một lúc nào đó quan hệ sản xuất mới này lại bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất khác Cứ như thế, sự thống nhất, phù hợp
của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là tạm thời và mang tính đứt đoạn Còn mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là liên tục
và xuyên suốt quá trình sản xuất xã hội Quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa chúng là động lực thúc đây sản xuất phát triên không ngừng
Như vậy, vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản
xuất là rất lớn, song bản thân quan hệ sản xuất không hề là yếu tố bị động, mà có tính độc lập tương đối và thường xuyên có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ
của con người lao động sản xuất, đến tô chức phân công lao động xã hội, đến ứng dụng và khoa học và công nghệ do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là động lực thúc đây lực lượng sản xuất phát triển Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực
Trang 22
cường tỉnh thần, thái độ và kỷ luật lao động của con người ngày càng cao
hơn; nâng cao và cải thiện tốt hơn đời sống của người lao động Còn trường
hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của lực lượng sản xuất thì năng suất lao động sẽ xuống: chất lượng và hiệu quả sử dụng sức lao
động, tư liệu sản xuất thấp; tỉnh thần, thái độ và kỷ luật lao động của con
người suy giảm; thu nhập và đời sống của nhân dân giảm
Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không phải đơn giản Nó phải thông qua nhận thức quy luật và
hoạt động cải tạo xã hội của con người |
Sự lạc hậu và kìm hãm của quan hệ sản xuất nào đó đối với lực lượng
sản xuất bao giờ cũng có tính tạm thời Bởi vì xét đến cùng phương thức sản
xuất luôn luôn có xu hướng phát triển do lực lượng sản xuất là mặt năng động giữ vai trò quyết định,
Các Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội
là một quá trình lịch sử tự nhiên”[8, tr.21] Điều này được Lênin giải thích “ chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào quan hệ sản xuất, và đem quy
những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới
có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái
xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”[62, tr.163] Như vậy, lịch sử xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng Sự vận động của xã hội, từ hình
thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác; từ hình thái kinh tế
xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội cao và hoàn thiện hơn trong tương lai
là kết quả của sự liên hệ, tác động biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực
lượng sản xuất và đó cũng là biểu hiện quá trình phát triển của các hình thái
kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với tốc độ và nhịp độ phát triển
Trang 23một kiểu quan hệ sản xuất và điều ấy thường thê hiện rõ ở những thời kỳ quá độ từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác Quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất cũ là một tổng thể cơ bản lạc hậu, còn quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất của xã hội mới là một tong thé co ban
tiến bộ Tuy nhiên cũng có thể là tác động của một mặt hay một hình thức nào
_ đó của quan hệ sản xuất và điều này thường xảy ra đối với một phương thức
sản nhất định Khi đó hoặc có thể cả một kiểu quan hệ sản xuất là phù hợp căn
bản với lực lượng sản xuất, nhưng một hình thức hay một mặt nào đó lại
không phù hợp nên nó đòi hỏi phải cải cách, đổi mới hoặc có thé cả kiểu quan
hệ sản xuất ay là lạc hậu căn bản so với lực lượng sản xuất, nhưng một hình
thức hay một mặt nào đó của nó lại phù hợp nên đòi hỏi phải tiếp thu trong phương thức sản xuất mới Như vậy, chỉ cần một mặt hay một hình thức nào đó của quan hệ sản xuất không phù hợp hay lạc hậu thì đã có tác động kìm
hãm đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất Cho nên một kiểu quan hệ
sản xuất mới nào đó được tạo ra nhưng không đồng bộ về hình thức và các mặt của nó tức là có sự đối nghịch bên trong quan hệ sản xuất ấy thì nói
chung vẫn chưa tạo địa bàn thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển và
trong chừng mực nhất định có thể còn kìm hãm nó Những cải cách về quan hệ sở hữu, quản lý hay phân phối sự chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta trong thời gian vừa quá nói chung không phải do
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã lạc hậu, mà do quan hệ sản xuất ấy chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện ở từng mọi mặt, mỗi hình thức chỉ tiết của nó
Các Mác coi phương thức sản xuất: Cổ đại, Phong kiến và Tư bản hiện
đại là những thời đại phát triển dần dần của các hình thái kinh tế xã hội Mỗi
hình thái kinh tế xã hội được coi như là một cơ thể xã hội phát triển theo quy
Trang 24
phong kiến được thay thé bằng xã hội tư bản chủ nghĩa đó là quá trình tiến
hóa bao hàm những bước nhảy vọt đã tạo nên sự tiễn bộ trong lịch sử xã hội
loài người Mà sự thay thế từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh
tế xã hội khác là sự thay thế quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu sang quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn
Một quan hệ sản xuất nào đó được thiết lập, nói chung là do quy định tất
yếu khách quan từ chất, trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất con
người Do đó, một quan hệ sản xuất mới có tác động tích cực đối với sự phát triển: của lực lượng sản xuất được con người vận dựng một cách sáng tạo và linh hoạt
| Như vậy, sự ảnh hưởng của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của
lực lượng sản xuất xã hội là rất to lớn Khi quan hệ sản xuất thay đổi về căn
bản, điều kiện xã hội để phát triển lực lượng sản xuất cũng thay đổi, quy luật phát triển của lực lượng sản xuất của mỗi hình thái kinh tế xã hội cũng thay
đổi Trong quan hệ sản xuất có quan hệ lợi ích Lợi ích là mục đích, động cơ
của cá nhân, các tập đoàn tham gia sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp tức là
lợi ích được giải quyết, sẽ tạo ra động lực thúc đây việc sản xuất của con
người, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa người lao động với lực lượng sản xuất, thúc đây lực lượng sản xuất phát triển Việc thay đổi quan hệ sản xuất mới tạo
nên địa bàn rộng lớn để cho lực lượng sản xuất phát triển, tạo nên những kích thích mới, những động lực mới thúc đây sự phát triển xã hội
1.1.2.2 Vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển kinh tế ở
nước ta
Trước kia, chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, xây dựng các
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vượt trước quá xa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, thấp kém Khi lực lượng sản xuất chưa phát
Trang 25
nghiệp lạc hậu Chỉ muốn nhanh chóng đi lên chủ nghĩa xã hội nên đã hành động thiếu tôn trọng quy luật khách quan đưa quan hệ sản xuất vượt trước với lực lượng sản xuất chưa phát triển, mà phô biến là sản xuất nhỏ Chúng ta đã nhấn mạnh quá mức quan hệ sở hữu mà chưa chú ý đúng mức quan hệ tổ
chức và quan hệ phân phối trao đổi Từ đó đã dẫn đến việc chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và hợp tác xã, các thành viên kinh tế
khác bị ngăn cắm hoặc chuyên sang kinh tế quốc doanh và tập thể qua các đợt cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, không giao lưu với bên ngoài, dẫn tới tình trạng “ngăn
sông, cấm chợ” Việc duy trì cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp
đã phân phối theo bình quân, lợi ích cá nhân chưa được quan tâm đúng mức
đã kìm hãm sức sản xuất xã hội
Mặt khác, sai lầm chủ quan về các quan hệ sở hữu thực chất là đem đồng nhất mặt kinh tế với pháp lý của nó Vì thế đã tạo nên một sự không phù hợp, ăn khớp giữa các quan hệ sở hữu trên thực tế với quyền SỞ hữu được pháp luật quy định, giữa xã hội thực chất và xã hội hóa hình thức Tình hình
đó dẫn tới việc rối loạn vị trí sở hữu, làm mắt đi động lực rất mạnh mẽ để phát triển sản xuất và phát triển xã hội Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể ở Việt
Nam đã trở thành sở hữu “không của ai cả” Bản thân người lao động, dù được tuyên bố là người làm chủ tư liệu sản xuất, công cụ lao động, sản phẩm lao động không gắn bó với sản xuất, không quan tâm đến hiệu quả hiệu quả
lao động Vô hình chung lại xuất hiện một loại tha hóa lao động mới Các
thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước chưa được phát huy tác dụng
Động lực sản xuất bị suy giảm, người lao động bị xa lánh với tư liệu sản xuất,
thờ ơ với kế hoạch sản xuất của tập thê và nhà nước Vì vậy, kinh tế nước ta
rơi vào khủng hoảng và trì trệ trong một thời gian dài
Trước thực tế đó, Đảng ta đã nhận ra sai lầm và tiến hành đối mới từ
Trang 26
nước ta là phải tạo ra được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đồng bộ về mọi mặt và mọi hình thức, để từ đó phát huy có hiệu quả tất cả các yếu tô của lực lượng sản xuất, tăng nhanh năng suất lao động
Bắt đầu từ Đại hội VỊ, với tư duy mới, Đảng ta đã nhận định: quan hệ sản xuất là vật cản của lực lượng sản xuất không chỉ trong trường hợp quan hệ
sản xuất đi sau mà còn cả trong trường hợp vượt lên trước, tách rời lực lượng
sản xuất Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất bao giờ cũng trên mỗi bước phát triển
Đại hội VI xác định nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thé,
kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong các thành phần kinh tế, Đảng ta đã xác định kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo Kinh tế nhà nước phải thực sự năm giữ những ngành, những lĩnh vực kinh tế trọng yếu, mũi nhọn phải đi đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả Kinh tế nhà nước phải không ngừng tăng cường,
củng cô và phát triển làm chỗ dựa để nhà nước thực hiện có hiệu lực chức
năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Cùng với kinh tế hợp tác (nòng cốt là hợp tác xã) dần dần trở thành nền tảng của nền kinh quốc dân và chế độ xã hội mới Đối với kinh tế tập thể, đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất Kinh
tế tập thê phát huy được sức mạnh tập thể mà từng cá nhân không thể có được Kinh tế tập thể sẽ không ngừng củng cố và phát triên, cùng với kinh tế
nhà nước sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Phải đổi mới kinh tê
tập thé làm cho nó trở nên đa dạng phong phú hơn, có như thế mới huy động
vốn dưới nhiều hình thức và làm ăn có hiệu quả hơn
Một đất nước vừa phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại vừa
Trang 27
đó không phải là nghịch lý, vấn đề đặt ra ở đây chúng ta sử dụng nó như thế
nào để nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất mà vẫn xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thành phần kinh tế tư bản nhà nước được
Đảng ta chủ trương áp dụng rộng rãi phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đối
với các thành phần kinh tế khác, Đảng ta xác định cần có sự hướng dẫn, hướng kinh tế cá thể, tiêu chủ theo lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển, từng bước
đi vào làm ăn hợp pháp một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh | nghiệp nhà nước hay hợp tác xã Mặt khác, khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đi vào con đường liên doanh với nhà nước, bán cô phần cho người lao
động trong doanh nghiệp, tạo mối quan hệ hợp tác cùng có lợi cho chủ và thợ Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần sử dụng
kinh tế tư bản nhà nước như một công cụ hữu hiệu, biến thành phần kinh tế tư bản nhà nước thành “một trợ thủ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội” Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế mới xuất hiện trong nhiều năm trở lại đây ở nước ta, sự phát triển của thành phần kinh tế này cho phép chúng ta tranh
thủ được khối lượng to lớn từ nước ngoài về vốn, công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm tô chức quản lý kinh tế, mở rộng thị trường nước ngoài, giải quyết việc lam, trong nước, góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng kinh tế
ở nước ta Vì thế, chủ trương của nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho thành
phần kinh tế này phát triển; hướng vào xuất khẩu
Như vậy, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng ta thật sự khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế Tính tích
cực chủ động sáng tạo của nhân dân được phát huy, sản xuất, kinh doanh phát
triển và đã thật sự thúc đây lực lượng sản xuất phát triển, đời sống nhân dân
Trang 28
thì việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thông quan hệ sản xuất phù hợp” Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với
nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ và trong thời kỳ quá độ ấy có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất,
nhiều thành phần kinh tế” Đại hội VI, Đảng đã đề ra: “Đây mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời - xây dựng quan hệ sản xuân phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay quan hệ sản
xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vẫn đề rất
mới mẻ về lý luận và thực tiễn Phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có nghĩa là chúng ta chưa thê có ngay chủ nghĩa xã hội theo đúng nghĩa của nó, mà đó là một quá trình, là mục tiêu mà chúng ta phải đạt tới Trong quá trình đó, phải từng bước xác lập chủ nghĩa xã hội, phải tạo ra những điều kiện, những tiền đề để phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa
| xã hội, tránh nguy cơ chệch hướng Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế
với mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm thực hiện “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Trong phân phối sản
phẩm, chủ yếu căn cứ vào kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác Phân phối thông qua hệ thống
phúc lợi và an sinh xã hội Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã
hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng
chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Trang 29
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo tỉnh thần học thuyết
hình thái kinh tế xã hội của Mác Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định:
ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
_phủ hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mỗi bước tạo ra sự phát triển đột phá của lực lượng sản xuất, đồng thời phải chú ý đến sự hoàn thiện quan hệ
sản xuất Bản thân quan hệ sản xuất cũng phải vận hành theo con đường xã hội chủ nghĩa
Đại hội X (2006) đã khái quát rằng xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” Đại hội đã có những đổi mới khá cơ bản về chính sách đối
với các thành phần kinh tế nhằm tiếp tục giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển Trong
đó, điều quan trọng nhất là đã khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ
phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp Kinh tế nhà nước có vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp nhà nước giữ những vị
trí then chốt; kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng,
trong đó kinh tế hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế tư nhân là một trong những
động lực phát triển của nền kinh tế Khuyến khích phát triển mạnh hình thức
kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cô phần (ngày càng phát triển, trở thành hình thức kinh tế phố biến, thúc đây xã hội hóa kinh doanh
Trang 30
xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục rủi ro; một số địa
bàn các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo
kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội; đồng thời phải hoàn thiện
hệ thống an sinh xã hội
Cũng tại Đại hội X, Đảng ta xác định: Tiền lương phải coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức
lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức cạnh tranh về việc làm
Đến Đại hội XI đã xác định rõ thêm: “Phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Phát huy quyền tự do kinh
doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp
cho xã hội Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được
coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và
văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; bảo hộ các quyền và
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế” Trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh
hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển
nhanh và bền vững nền kinh tế Công bằng trong phân phối các yếu tố sản
xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát triển Phân phối kết quả
làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức
đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội
Sự đổi mới quan hệ sản xuất ở nước ta có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội Thúc đây lực lượng sản xuất phát triển, nhất là lực lượng lao động Tạo động lực cho người lao động phát triển trí tuệ và năng lực của
Trang 31
sự phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng chủ nghĩa ở nước ta Quan hệ
sản xuất nó kìm hãm sức sản xuất ở nước ta không chỉ trong trường hợp lạc
hậu, mà còn khi quan hệ sản xuất muốn vượt trước so với lực lượng sản xuất
hiện tại của đất nước Vì vậy, theo từng thời kỳ, bước đi cụ thể phải đổi mới
quan hệ sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trong suốt quá trình đổi mới 25 năm qua, Đảng ta không ngừng tìm tòi,
- phát triên nhận thức về vai trò của quan hệ sản xuât và môi quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên tổng thể và đối với từng yếu tố cấu
thành của quan hệ sản xuất Đó là một quá trình vận động, phát triển liên tục
về nhận thức thông qua lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đã đem lại những thành
tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội XI của Đảng đã kế thừa và phát triển những thành tựu của đổi mới, đề ra quyết sách quan trọng cho những năm sắp tới
Thực tiễn sau hơn 25 năm đổi mới đã khẳng định con đường của chúng ta
đi là đúng đắn và đạt nhiều thành tựu quan trọng, vượt qua những giai đoạn lịch
sử hết sức nhạy cảm Những thành tựu như giữ vững ốn định an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế hàng
năm khá cao từ 6 - 8%, đã được bạn bè khâm phục, nhân dân trong nước phan
khởi tin tưởng Đó là một phần do kinh tế nước ta có bước đi đúng hướng trong đó phải kê đến thiết lập được quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp
1.2 Thực trạng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở nước ta
1.2.1 Nông nghiệp nước ta trước thời kỳ đỗi mới
Trang 32
mướn, cuộc sống vô cùng khó khăn nên sau khi Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam thành công, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1946
dé quy định, bảo hộ các quyền công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà quan trọng hơn cả là quyền sở hữu tài sản và các quyền tài sản khác để thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Cuộc cải cách ruộng đất (1953 - 1956) đã
hoàn thành mục tiêu chủ yếu là xóa bỏ giai cấp địa chủ cùng với chế độ tư hữu
độc chiếm ruộng đất, quyền bình đẳng về ruộng đất của người trực tiếp sản xuất
nông nghiệp được xác lập Bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa từ năm 1959 đã tập trung vào xây dựng quan hệ sản xuất mới trong kinh tế nông nghiệp trên nền tảng tập thể hóa ruộng đất
Vì nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình đấu tranh và bảo vệ tô quốc nên ngay từ năm 1960, chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một nước nông nghiép , muốn phát triển công nghiệp,
phát triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc Nếu không phát
triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra”
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1980, Nhà nước ban hành Hiến pháp
mới Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hd, ham mỏ,
Trang 33
luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu tồn dân” Tức khơng thừa nhận quyền sở hữu riêng của công dân
Với nhận thức còn chưa khoa học về thời kỳ quá độ của Việt Nam ở
thời điểm đó, Nhà nước không thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và
các thành phần kinh tế tương ứng, coi nó là kinh tế phi xã hội chủ nghĩa và tìm cách thủ tiêu Tư đuy làm chủ tập thể, bao cấp bao trùm hầu hết các quy định của Hiến pháp 1980 Nền kinh tế nông nghiệp chỉ công nhận và phát triển thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác xã, còn kinh tế hộ gia đình
không được phát triển Nếu thừa nhận nó tức là thừa nhận tư hữu của tư bản chủ nghĩa
Tóm lại, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta thời kỳ này là kế hoạch hóa
tập trung Quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chỉ tiết từ trên xuống đưới Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát
vốn, vật tư cho hợp tác xã nông nghiệp, và hợp tác xã giao nộp sản phẩm cho nhà nước Lễ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức tap thé
nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chat và pháp lý đối với các quyết định của mình Nhà nước quản lý thông qua chế độ cấp phát và giao nộp
Với cơ chế đó, nên vốn là một nước nông nghiệp và nông nghiệp cũng - luôn được quan tâm hàng đầu nhưng thời kỳ này, lương thực thực phẩm của
nước ta vẫn thiếu trầm trọng, và phải nhập từ nước ngoài Vì vậy, cần phải có sự
đôi mới về quan hệ sản xuât cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta 1.2.2 Nông nghiệp nước ta thời kỳ đỗi mới
Trước tình hình thực tế nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nước
ta nói riêng, Đảng tiễn hành đổi mới về quan hệ sản xuất (bắt đầu từ Đại hội
Trang 34
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Năm 1988, Bộ chính trị ra Nghị quyết 10 về chế độ khoán trong nông nghiệp Nghị quyết đã chỉ ra những sai lầm trong mô hình hợp tác hóa trước đây “chủ quan nóng vội trong cải tạo, gò ép nhân dân vào hợp tác xã, tập
đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy mô lớn, trình độ cao, tập thể hóa triệt
để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện”[23, tr.96] Đồng thời,
Nghị quyết “công nhận sự tổn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thừa nhận tư cách pháp
nhân, bảo đảm quyền bình đẳng về lợi ích và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo
hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư
nhân”[23, tr.115-116] Với Nghị quyết này, hợp tác xã là tổ chức tự nguyện
của nông dân, hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhỏ, có quyền chủ động trong việc quyết định phương án sản xuất Như vậy, với Nghị quyết 10 đã trao quyền tự chủ kinh doanh cho người nông dân Đây là một bước đột phá trong chính sách nông nghiệp của Đảng ta Với cơ chế khoán đã cho phép nông dân
tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước và chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thủy lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hóa
Nghị quyết 10 đã được giai cấp nông dân tiếp nhận với tỉnh thần phan
khởi thực hiện, đưa lại nhiều chuyên biến rõ rệt: sản xuất lương thực đã có sự
khởi sắc đáng kể, từ 19,5 triệu tấn năm 1988 lên 21,5 triệu tắn năm 1989, tức
là tăng thêm 2 triệu tấn trong 1 năm, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp gần 10% là một kỷ lục chưa từng có Sản lượng lương thực tăng nhanh không
những cung cấp đủ nhu cầu cho nhân dân; mà tháng 6 năm 1989, với 1,2 triệu
Trang 35
Đến Nghị định 64/CP(9/1993) về giao đất nông nghiệp của Chính phủ và Nghị định số 02/CP(7/1994) về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân Với những văn bản này, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được
giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, được sử dụng lâu dài vào mục đích sản
xuất nông, lâm Đặc biệt với Luật đất đai năm 1993 thì “hộ gia đình, cá nhân
được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, có quyền thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất” Như vậy, quyền sử dụng đất của
người nông dân là khá lớn, nó bao quát hầu hết các quyền lợi có từ đất đai
Và năm 1996, Nhà nước đã ban hành luật hợp tác xã với mục đích
tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tô chức và hoạt động của hợp tác xã trong nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường Trong luật này,
các hợp tác xã nông nghiệp cũ về cơ bản bị xóa bỏ, thay vào đó là hợp tác xã kiểu mới hợp tác xã dịch vụ được tổ chức theo mô hình hợp tác xã cổ
phan Đây là biến đổi lớn về kinh tế nông thôn, tạo động lực và cơ sở cho
người nông dân đầu tư vào sản xuất Các xã viên vừa là cổ đông, vừa là khách hàng Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát và có quyền ngang nhau trong biểu quyết Quan hệ giữa hợp tác xã với các hộ xã
viên được thực hiện theo cơ chế thị trường, trao đổi tự do Và sau đó Luật
hợp tác xã hoàn thiện hơn về khuôn khổ pháp lý, thuận lợi hơn cho sự hoạt động của hợp tác xã trong tình hình mới Và lúc nây, hợp tác xã “hoạt động như một doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân”
Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất và sở hữu trong nông nghiệp cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân và trên cơ sở
đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng
nông thôn mới
Nghị quyết 6-NQ-TW, tháng 11/1998 của Bộ chính trị về một số vấn
Trang 36
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn,
đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trong cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội , đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân Đến Đại hội X (2006) tiếp tục nêu rõ: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hướng
tới xây dựng một nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền
vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”
| Nghi quyét 26, khoa X (2008) của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được coi như “luồng gió mới”, tạo đà cho su phát triển của nông nghiệp, nông thôn “Xác định vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược và là lực lượng quan trọng để phát
kinh tế, xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phải giải quyết ba vấn đề (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) một cách đồng bộ Nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản và phát triển toàn diện, hiện đại hóa là then chốt”
| Đại hội XI (2011), Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với van đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đại hội đã khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn mạnh: “Sự phát triển
Trang 37
cụm công nghiệp, làng nghề, tiêu thủ công nghiệp đã có tác động tích cực
đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo”
Một lần nữa có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ góp phần quan trọng vào việc ôn định chính trị xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày cảng tạo nên những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đây tăng
trưởng kinh tế và đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước _
Một trong những thành tựu nỗi bật, khởi sắc của nông nghiệp Việt Nam : trong thập kỷ vừa qua là sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đã thực sự được giải phóng Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhịp độ tăng trưởng
khá Nhiều vùng nông thôn bước đầu đã được đổi mới, đời sống nhân đân
được cải thiện Mức sống về vật chất tăng lên và các điều kiện sinh hoạt như
nhà ở của hộ gia đình gần như xấp xỉ 99,95% Đồ dùng gia đình, kết cấu hạ
tầng khu vực nông thôn như giao thông: năm 1998 có 91,6% số xã có đường
giao thông tới trung tâm xã, đến năm 2000 có 94,6%; năm 1998: 82,9% số xã
có điện, đến năm 2000 là 89,1%; năm 2000: 98,7% số xã thuộc khu vực nông
thôn có trạm xá, 98,9% số xã có trường học tiểu học; thủy lợi, bưu điện ở
một số vùng được phát triển mạnh Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 29%
năm 1990 đến năm 2004 còn 11% (theo tiêu chí của Việt Nam) Tăng tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 72,46% giai đoạn 1996 - 2000 lên 76,58% giai đoạn 2001 - 2004 Cơ sở hạ từng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn được tăng cường, công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng 12-14%
So với năm 1989 diện tích tưới tăng 1,5 triệu ha Hệ thống đề và các công
trình phòng chống thiên tai được tăng cường Số xã có đường ô tô đến trung
tâm chiếm 93%, 70% số xã có điện Đời sống của các từng lớp dân cư nông
Trang 38
(1993) lên 10,5 triệu đồng/hộ (2007) Tý lệ nghèo đói giảm từ 29% (năm
1990) xuống còn 12,5% (năm 2007)
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp từ năm 2000 đến nay ôn với mức tăng trưởng 4 - 5 %, trong đó lương thực tăng 5% Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng
cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm
bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô tương đối
lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ gạo xuất khẩu đạt 20% sản lượng, cà phê
95 %, cao su 80%, chè 60% Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định vị thế trên thị trường thế giới như gạo (đứng thứ hai thế giới); cà phê, điều, hồ tiêu (thứ ba);
xuất khâu nông sản tăng 15%; kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản chiếm 35% tông kim ngạch xuất khẩu cả nước (1999)
Và năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tông sản phẩm trong nước Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP
Tuy vậy, nông nghiệp nước ta về tới nay vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng hiệu quả thấp và sức cạnh tranh yếu Đời sống nông dân còn còn thấp so với khu vực thành thị; nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu
tố thiếu bền vững Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, vấn đề “nông nghiệp, nông thôn và nông dân” ngày càng trở nên nan giải, đòi hỏi phải có những quyết sách mới Mặc dù thế, sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta cũng đã đạt được những kết quả rất
to lớn Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khâu nông sản lớn trên thế giới
Trang 39
tựu chung của đất nước thì nông nghiệp có đóng góp rất quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đôi mới của đất nước
Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn đã góp phan quan trong vào thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ôn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước Đồng
thời, những thành tựu này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, nỗi bật là những thành tựu trong việc giải quyết vấn đề an
ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu nông sản với một số mặt
hàng có vị thế cao trên thị trường quốc tế
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, hệ thống tổ chức
ngành ngày càng hoàn thiện, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng
được nâng cao về năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và tỉnh thần phục
vụ Đã hình thành một guồng máy quản lý nhà nước tương đối thông suốt từ
trung ương đến địa phương Các tô chức về thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm,
quản lý thủy lợi, các viện nghiên cứu, các trường đã không ngừng lớn mạnh với đội ngũ đông đảo cán bộ được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, trang thiết bị hiện đại dần tiếp cận với trình độ quốc tế
Hiện nay và trong nhiều năm tới, vẫn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia Để tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, góp phần xứng đáng nông thôn vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước, ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã đặt ra mục tiêu phần đấu đến năm 2015 là: đạt được sự
tăng trưởng bền vững, chất lượng, cải thiện cơ bản điều kiện sống của dân cư
nông thôn nhất là người nghèo, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành từ
Trang 40
42%; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 7%, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
và 95% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra toàn ngành phải tập trung phát huy cao truyền thống của ngành, tiếp tục đối mới thể chế tạo điều kiện thuận
lợi để nông dân, doanh nhân các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc Đây mạnh nghiên cứu và
chuyển giao khoa học kỹ thuật làm cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông, lâm, thủy sản Đây mạnh phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn làm nền tảng phát triển nông nghiệp bền
vững, đồng thời tạo điều phát triển bền vững các ngành xã hội khác, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đào tạo nhân lực, nâng
cao hàm lượng tri thức trong tất cả hoạt động của ngành để tiếp tục thúc đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện phải nhanh chóng rút bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp Cải cách bộ máy hành chính để ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, tăng cường chống tham những, lãng phí
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới theo hướng lấy mục tiêu hiệu quả làm thước đo, tránh hình thức chủ nghĩa Kinh tế trang trại phát
triển nhanh ở tất cả các vùng đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội và
môi trường |
Nhu vay, đôi mới quan hệ sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và kinh tế ở nước ta Với sự nỗ lực tìm tòi con
đường phát triển phù hợp với hoàn cảnh đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã
không ngừng tìm kiếm, xây dựng từng đường đi nước bước phù hợp với từng giai đoạn, từng thời thời kỳ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong