1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ đến các lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay

116 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 13 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

PHUNG VAN UNG

ANH HUONG CUA CACH MANG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐÈN CÁC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 E8 TA TBRHVER Ø GHIa HUYỆN TRUYEN:

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TSKH Oh DINH HAI

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc

lập của tôi Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn hoản toàn trung thực, có xuât xứ rõ ràng Các kêt luận khoa học của luận văn chưa từng

được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác

Tác giả luận văn

oo

Trang 3

ed,

Trên thế giới hiện nay, cuộc cách mạng khoa học — công nghệ đang diễn ra như vũ bão làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay déi tan gốc rễ các lực lượng sản xuất, đặc biệt trong đó khoa học trở thành lực lượng

sản xuất trực tiếp

Đối với nước ta, cách mạng khoa học — công nghệ bước đầu được du

nhập mà nội dung chính là sử dụng các thành tựu của thế giới và đang có những bước đi ban đầu tiếp cận với cách mạng khoa học — công nghệ thế giới để hình thành và phát triển trên đất Việt Nam Mặc dù vậy, ảnh hưởng của nó vẫn hết sức mạnh mẽ và ngày càng mạnh mẽ thêm, đang bắt đầu gây những

biến động lớn trên mọi mặt đời sống xã hội, trong đó, đặc biệt là đối với các

lực lượng sản xuất

Luận văn trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, xu thế phát triển của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ; khái niệm, cấu trúc các lực lượng sản xuất, sự ảnh hưởng tích cực của cách mạng khoa học — công nghệ đến các lực lượng sản xuất nói chung, từ đó, phân tích thực trạng cuộc cách mạng

Trang 4

0962100085 .ố 1 1 Tinh cap thiét ctia dé tai .eecccccscsseecssssseeessessseccssssesssseesssssssseseessseessersesn 1

2 Tinh hinh nghién ctru G8 ti sccccccccccsscccsssssssssssscssssesessvsssssasessessvessssee 2

QL THON NUGC nổ ổn 5 3 2.2 Ngoài HWỚC «c5 — 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - 2-5 +52 xxx v2 se 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU 25555 sc<S<csecseeseesseeeesesecc Ô

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 5-5 2 55s << << se czs 6 7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2 + cxtSEEvetSEEEEErrtrreerred 7

8 Kết cấu của luận Văn - G 123 111g HC ni 7 Chuong 1 QUAN NIEM CHUNG VE CACH MANG KHOA HOC -

CONG NGHE VA CAC LUC LUONG SAN XUAT weescsscsscssessssesssesesceseesees 8

1.1 Cách mạng khoa hoe — cong nghé .ceeessssscsesesesssessssssessseceseseeesees 8

1.1.1 Khải niệm khoa học, công '¡ghỆ - 5-55 sec czke 8 1.1.2 Khái niệm cách mạng khoa học — công nghệ ¬ ¬ 11 1.2 Lực lượng sản KUAL Ls cescsccsececcesscseceesecseesessucsesersusssesseseesesscsusevsseacacace 27

ý NN(.' : 27

1.2.2 Cấu trúc lực lượng sản 88 8 88a 30

1.3 Ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đến các lực lượng sản

1 a 35

1.3.1 Ảnh hưởng đến người lao ;/1- PS 35

1.3.2 Ảnh hưởng đến tư liệu sản xuất -ccccccccccccceeesceed "-.:

Trang 5

HIỆN NAY ou ceccccsscssessecsecsssssssssssssssenscarssessusssassssecsussssssscsssssessecsssssavessreaseeecesee 52

2.1 Thực trạng cách mạng khoa học — công nghệ ở nước ta hiện nay 52 2.1.1 Thành tựu của nên khoa học, công nghỆ nưóc Ía se: 52 2.1.2 Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ điễn ra ở Việt

0h 59

2.2 Ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đến các lực lượng sản

xuất ở nước ta hiện "ốc aa 63

2.2.1 Ảnh hưởng đến người lao động Việt Nam - c5 {<< c5: 63

2.2.2 Ảnh hưởng đến tư liệu sản xuất Việt Nam ccsccccee 71

2.2.3 Những ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đối với sự phát triển của nước ta nói 5271 -8nPđm 75

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH

MẠNG KHOA HỌC —- CÔNG NGHỆ ĐỀ PHÁT TRIÊN CÁC LỰC

LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ccccccsccecree 81 3.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin — một trong những thành

tựu nỗi bật nhất của cách mạng khoa học — công nghệ vào giáo dục, đào tạo

người Ìao đỘng - cà ch TT TH ng TT ng rn, 81 3.1.1 Tỉnh tất yếu của giải pháp H101 10t TT 0 not 81

3.1.2 Nội dung và biện pháp cụ thể của giải pháp 81

3.2 Chu trong phat triển một số lĩnh vực công nghệ cao làm cơ sở phát triển các lĩnh VỰC KháC Á HH HH n ngang 87

3.2.1 Tính tất yếu ctia gidi PRED cceecceccsesssssssessssscsssssssssssssssessssusssssisssssesese 87

3.2.2 Nội dung và những biện pháp cụ thể của giải pháp 88

3.3 Đây mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng hội nhập khoa học, công nghệ 94

3.3.1 Tính tất yếu của giải pháp HS n2 TH nha 94

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra ngày cảng sâu rộng

trên phạm vi toàn thế giới, nó tác động hết sức mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự, y học cho đến văn hóa, lối

sống Nói rộng hơn, nó tác động đến số phận nền văn minh nhân loại Trong

đó, biến đổi mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và căn bản nhất do cách mạng khoa

học - công nghệ tạo nên là những biến đối trong lĩnh vực sản xuất của xã hội Chúng ta đang chứng kiến những bước tiến lớn lao và chưa từng có trong chất

lượng các lực lượng sản xuất nói chung, các yếu tố cấu thành các lực lượng

sản xuất nói riêng Thực tế cho thấy, với thời gian, sự giàu có của một quốc

gia phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau Thế kỷ XVII trở về trước, đó là sự

mẫu mỡ của đất đai có thể đưa vào làm nông nghiệp; vào thời gian cách mạng công nghiệp, đó là cơ sở nguyên liệu, năng lượng, quặng sắt, than đá, dầu mỏ , còn ngày nay, tiềm năng khoa học, là khả năng động viên nguồn chất -

xám có được của đất nước

Cách mạng khoa học — công nghệ là một đặc điểm quan trọng của thời

đại ngày nay, nó đang phát triển hết sức mạnh mẽ, với trình độ ngày càng cao, tạo ra điều kiện tăng nhanh năng lực sản xuất Trung bình cứ 10 đến 15 năm của cải nhân loại tăng gấp đôi Cách mạng khoa học — công nghệ tạo ra xu

hướng toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, dẫn đến sự phụ

thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng; khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn Hiện nay, thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức, và vòng đua của nhân loại trong thế kỉ XXI là vòng đua vào nền kinh tế tri thức

Có thé nói, việc phân tích những biến đổi đang hàng ngày, hàng giờ

Trang 7

phát triển như nước ta trước những thách thức nghiệt ngã và thời cơ hiễm hoi

mà cách mạng khoa học - công nghệ mang lại

Mặc dù các thế hệ sau không được quyền tự do và tùy ý lựa chọn lực

lượng sản xuất mà là kế thừa những lực lượng sản xuất đã có, nhưng các thế

hệ đi sau có trách nhiệm phải cải tiền, nâng cao chúng và nhất là phải tạo ra được những công cụ sản xuất mới, mở rộng đối tượng lao động, đào tạo

những con người có năng lực tương xứng sử dụng chúng nếu muốn thúc đây xã hội tiến lên Thực tế, chúng ta đang ở tình trạng kế thừa những lực lượng

sản xuất vừa nhỏ yếu, vừa lạc hậu so với trình độ chung của thế giới, hơn nữa

trong một thời gian khá dài những lực lượng ấy lại bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất không phù hợp nên kém phát huy tác dụng

Bởi vậy, đòi hỏi chúng ta phải tìm cách đưa “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” [21 tr78] Bên cạnh đó, trong xu thế chung của thời đại, chúng ta cũng đang ở giai

đoạn mới trong sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là khi _ khoa học, công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hội nói chung Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự lựa chọn khôn ngoan đề có thể tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ vào phát

triển lực lượng sản xuất, từ đó mà thúc đây nền kinh tế đất nước nhanh chóng

phát triển, bước vào nền kinh tế tri thức phù hợp với xu thế chung của thời

đại

Với ý nghĩa như vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cách

mạng khoa học - công nghệ đến các lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay” làm đề tài tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 8

động của nó với nhiều góc độ khác nhau Có thể điểm qua một số nét cơ bản

như sau: |

2.1 Trong nước

Tác giá Vũ Đình Cự với công trình “Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đâu”, “Khoa học và công nghệ hướng tới thế kỷ XXI định hướng và chính sách ” Tác giả đề cập và phân tích vai trò của cuộc cách

mạng khoa học công nghệ hiện đại, bắt đầu từ sau đại chiến thế giới lần thứ

hai đang dần trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, đã tạo ra sức sản xuất to

lớn và mới về chất, thúc đây quá trình hiện đại hóa của xã hội loài người như

cau tric lại các nền kinh tế, thay đổi và chuyển hướng các cơ sở hạ tầng sản xuất, tăng cường xu thế toàn cầu hóa Đồng thời tác giả trình bày mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và khẳng định vai trò nền tảng của khoa học - công nghệ trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tác giả Trần Quang Lâm với công trình “Cách mạng khoa học — cong nghệ và những tác động của nó tới nên kinh tế - xã hội của thế giới ”, đã đi sâu phân tích tác động của cách mạng khoa học — công nghệ đến lực lượng

sản xuất xã hội, trong đó có việc tác động đến vấn đề sở hữu, đến quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh Mặt khác, cách mạng khoa học — công nghệ còn

làm tăng năng suất lao động xã hội, ảnh hưởng đến toàn cầu hóa và khu vực

hóa nền kinh tế thế giới

Tác giả Trần Thanh Phương với công trình luận án tiến sỹ kinh tế năm

1997 “1ác động của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ đối với nền kinh

tÊ các nước tư bản phái triển — một số gơi mở về thời cơ và thách thức đối với

Việt Nam ” Với hệ thông số liệu khá phong phú, tác giả phân tích vai trò của

Trang 9

tư bản hiện đại, đồng thời đưa ra những dự báo về nguy cơ, thách thức thời gian tới trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Tuy vậy, do yếu tố thời gian, hệ thống số liệu ở đây

đã trở lên lạc hậu, một số xu hướng mới của cách mạng khoa học — công nghệ đã xuất hiện như: Công nghệ tự động hóa, công nghệ năng lượng, công nghệ

hàng không vũ trụ

Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm với công trình “Khoa học, công nghệ với

nhận thức, biến đổi thế giới và con người: máy vấn đề ly luận và thực tiễn” Tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu khoa học và công nghệ từ lý luận đến thực

tiễn, đặc biệt là vai trò quyết định của chúng đối với sự nhận thức, cải tạo,_

biến đổi thế giới và đời sống xã hội qua đó vận dụng vào xem xét thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

2.2 Ngoài nước

A.S Gusarov và V.V Radaev, hai nhà khoa học Liên Xô trong công trình “7?z: hiểu về cách mạng khoa học - kỹ thuật” đã đề cập tới nhiều vấn đề

như thực chất, đặc điểm cơ bản, nội dung, xu hướng phát triển chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học — kỹ thuật, tính hiệu quả của sản xuất trong điều

kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất

trực tiếp

Tác giả Thomas L Friendman với công trình “Chiếc Lexus và cay 6 liu — Toàn câu hóa là 8ì”, “Thế giới phẳng — Tóm lược lịch sử thế gidi thé kp

XX”, đã phân tích một cách độc đáo về toàn cầu hóa, với lập luận trung tâm

về quá trình "trở nên phẳng" của thế giới Khái niệm "phẳng" ở đây đồng nghĩa với "sự kết nối" Những dỡ bỏ rào cản về chính tri cùng với những tiến ' bộ vượt bậc của cách mạng khoa học — công nghệ đang làm cho thế giới "phẳng ra" và không còn nhiều trở ngại về địa lý như trước Điều này mở ra cho các nước những phương thức sản xuất kinh doanh, những tình thế địa

Trang 10

bàn về các xu thế toàn cầu, về những yếu tố tác động đến các khu vực trên thế

giới như dân số, khoa học — công nghệ những yếu tố đó dẫn tới những thay

đổi lớn lao và tạo thành những thách thức đối với thời đại Công trình cung cấp nhiều tư liệu bổ ích về mối quan hệ con người — cách mạng khoa học — công nghệ Tuy nhiên, cách tiếp cận và kiến giải vấn đề của tác giả khơng ngồi góc nhìn của một học giả Phương Tây

Tác giả Alvin Toffler với các công trình “Cú sốc tương lai”, “Đợt

sóng thứ ba”, “Thăng tram quyền lực”, “Tạo dựng một nên văn mình mới -

chính trị của làn sóng thứ ba” (Viết chung với Heidi T: offer) va “Chién tranh và chống chiến tranh - sự sống còn của loài người ở buổi bình mình của thế

kỷ XXI” đã đề cập một cách sâu sắc sự tác động của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ hiện đại tới đời sống xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực Các

công trình này đã miêu tả, phân tích, nhận định về xã hội loài người trong

khung cảnh những thay đổi đến mức kỳ lạ, làm đảo lộn lối sống, cách nghĩ của con người và rút ra những đặc điểm của thời đại mà chúng ta đang sống

Đồng thời, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhiều mặt về vật chất và tỉnh thần,

về khoa học tự nhiên và xã hội, về mỗi cá nhân và cộng đồng

Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến rất nhiều vấn đề với những góc nhìn khác nhau về bản thân cuộc cách mạng - khoa học công nghệ từ khái niệm, nội dung đến xu thế phát triển; các tác giả cũng đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đến các lĩnh vực của đời

sống, kinh tế, văn hóa, đến quá trình toàn cầu hóa, giao lưu, hội nhập quốc tễ Song, xét dưới góc độ triết học, các công trình trên chưa phân tích một

cách có hệ thống những ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học — công

Trang 11

học - công nghệ đến các lực lượng sản xuất, qua đó đề xuất một số giải pháp

sử dụng ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ để thúc đây sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình bầy các khái niệm về cách mạng khoa học — công nghệ, các lực lượng sản xuất

- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ

đến các lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ để phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng tích cực của cách mạng

khoa học — công nghệ đến các lực lượng sản xuất ở nước ta từ khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986) đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác —

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về ảnh

hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đối với su phat triển của lực

lượng sản xuất Luận văn cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu gần đây

của một số tác giả về vấn đề này |

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh

6 Đóng góp của luận văn

Một là, góp phần làm sáng tỏ ở Việt Nam bước đầu diễn ra cuộc cách

Trang 12

khoa học — công nghệ đến các lực lượng sản xuất ở Việt Nam

Ba là, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển lực lượng sản xuất thông qua việc sử dụng ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

VỀ mặt lý luận, luận văn góp phần xác định và luận giải những ảnh

hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đến các lực lượng sản xuất dưới góc độ triết học

Về mặt thực tiễn, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo,

phục vụ cho việc học tập, tìm hiểu những vấn đề liên quan 8 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

Trang 13

CÔNG NGHỆ VÀ CÁC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

1.1 Cách mạng khoa học — công nghệ

1.11 Khái niệm khoa học, công nghệ

* Khải niệm khoa học |

Theo cuốn 7? điển bách khoa triết học thì khoa học là bộ phận quan

trọng nhất của văn hóa tỉnh thần, là hình thức cao nhất của tri thức con nguoi

Tri thức khoa học được thê hiện trong những khái niệm chính xác Tính đúng đắn của tri thức khoa học được kiểm nghiệm và chứng minh bằng thực tiến

Nhờ có khoa học mà loài người ngày càng có thể làm chủ được tự nhiên, phát

triển sản xuất, cải tạo các quan hệ xã hội Khoa học giúp con người hình

thành thế giới quan khoa học, giải phóng con người khỏi sự mê tín, thoát khỏi

các thành kiến kinh nghiệm, mở rộng tầm hiểu biết, tạo điều kiện để phát triển

trí tuệ

| Theo 7 điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì: “Khoa học là hệ thống tri thức tích lñy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tỉnh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” [57, tr.118] Ở định nghĩa này, tác giả đã vạch ra đặc trưng quan trọng nhất của khoa học là một hệ thống tri thức của con người về thế giới, hệ thống tri

thức này là sản phẩm của hoạt động nhận thức và đã được thực tiễn kiểm

nghiệm Định nghĩa cũng phần nào cho thấy được vai trò của khoa học trong

việc cải tạo thế giỚI

Các tác giả cuốn Ä/ộ/ số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin thì cho rằng: “Khoa học là toàn bộ những hiểu biết (tri

thức) về tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại dưới các hình thức lý thuyết, định

lý, quy luật, nguyên tắc, luận điểm ” [47, tr.291] Nhu vậy, khoa học là hình

Trang 14

giới; khoa học là một dạng hoạt động, một lĩnh vực đặc thù của hoạt động của con người đó là hoạt động nhận thức

_ Đối tượng nhận thức của khoa học bao quát mọi lĩnh vực của thế giới

tự nhiên, xã hội, tư duy Rõ ràng khoa học là một loại hình hoạt động đặc biệt

của con người nhằm vươn tới những hiểu biết mới trong những điều kiện kinh

tế, văn hóa, xã hội nhất định Tri thức khoa học biểu hiện chủ yếu dưới hình

thức khái niệm, phạm trù, quy luật Hoạt động của khoa học chủ yếu là những hoạt động có liên quan đến việc phát hiện, truyền bá, ứng dụng các kiến thức vào đời sống và sản xuất Nhờ tri thức khoa học và các hoạt động

khoa học, con người không ngừng vươn tới sáng tạo và ngày càng có thể làm |

chủ tự nhiên, xã hội va ban thân mình

Từ những trích dẫn trên, có thể thấy, dù được diễn đạt khác nhau, song

về cơ bản, khái niệm “khoa học” đều được hiểu với nghĩa gốc chính là tri thức, là sự hiểu biết, sự nhìn nhận một cách có cơ sở về các hiện tượng vật chat va tinh than Khoa học nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình Từ đó, chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Tổng hợp, khái quát những quan điểm trên, có thể hiểu khoa học là một lĩnh

vực của đời sống xã hội, bao hàm toàn bộ những hoạt động của con người nhằm tìm hiểu, khám phá những quy luật của tự nhiên, xã hội, tr duy và kết

quả của các hoạt động đó Khoa học là một hệ thống tri thức về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn

Kế từ khi hình thành, khoa học được phát triển không ngừng và được

phân chia thành các chuyên ngành nhất định Sự phân định các ngành khoa học có thể dựa vào nhiều tiêu chí Theo đối tượng nghiên cứu, có thể phân

Trang 15

cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu có thể phân chia thành khoa học cơ

bản, khoa học ứng dụng

Việc phân chia các loại hình khoa học nêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối Giữa các ngành khoa học luôn có sự giáp ranh, đan xen nhau cả về lý

luận và thực tiễn, bởi lẽ, bản thân thế giới là một thể thống nhất hữu cơ, từng

ngành khoa học chỉ phản ánh thế giới theo những phương diện tương đối

chuyên biệt nhất định và trong thực tế hoạt động khoa học trong từng lĩnh vực

cụ thể xét cho cùng không thê thực hiện có hiệu quả nếu thiếu sự hợp tác đa ngành

_* Khải niệm công nghệ

Trước đây, người ta ít dùng khái niệm công nghệ mà thường dùng khái niệm kỹ thuật với ý nghĩa là công cụ, giải pháp, kiến thức được sử dụng trong sản xuất Sau đó, khái niệm công nghệ xuất hiện với ý nghĩa ban đầu rất hẹp, chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất Cùng với thời gian, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về công nghệ

Theo Đặng Ngọc Dinh “Công nghệ hiểu theo nghĩa tổng quát là tập hợp công cụ, phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa”[15, tr.7]

Theo Phạm Thị Ngọc Trầm “Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp tất cả những sự thiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phương tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người sử dụng để tác động

vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã

Trang 16

Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) của Việt Nam thì định nghĩa:

“Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”!

Ngày nay, nội hàm của khái niệm công nghệ được mở rộng và ngày càng hoàn thiện Theo đó, công nghệ là một trong những yếu tố của tư liệu

sản xuất, yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất, nó chỉ kỹ năng, kỹ xảo, tồn tại cụ thé - thực tiễn nằm trong qúa trình sản xuất, một yếu tố trong sản xuất

Xuất phát từ việc tổng hợp nhiều nguồn tài liệu và tư liệu thực tế, Luận

văn đồng tình với định nghĩa của các tác giả cuốn “Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”: Cóng nghệ là “hệ thống thủ thuật, thao tác, quy trình , là phương cách sử dụng kỹ thuật để sản xuất và quản lý, phát triển sản xuất, kinh tế và đời sống xã hội, là quy trình,

phương cách sản xuất một loại sản phẩm hoặc thực hiện một loại dich vụ nào

do” [47, tr.295]

1.1.2 Khai niém cach mang khoa hoc — công nghệ

Đề có cái nhìn khái quát về cách mạng khoa học — công nghệ, chúng ta hãy sơ lược qua lịch sử hình thành của nó Trước hết là về các cuộc cách mạng công nghiệp Theo quan điểm phổ biến hiện nay, thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp là khi máy hơi nước của James Watt ra đời cuối thé ky XVII Trong lịch sử, đã diễn ra hai cuộc cách mạng công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lân thứ nhất diễn ra đầu tiên ở Anh vào thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX lan sang các nước Tây Âu — đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại thủ công, chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và

nguon nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá, khiến lực lượng sản xuất được thúc đây phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển

Trang 17

vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư

bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu diễn ra vào cuốỗi thế

kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với hệ thống kỹ thuật mới dựa trên nguồn động

lực là động cơ đốt trong, nguồn năng lượng là điện năng, dầu mỏ, khí đốt và

nguồn nguyên vật liệu là thép, các kim loại màu, các hoá phẩm tông hop,

đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp ở mức cao hơn nữa Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát

triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ

khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyên sang sản xuất trên cơ sở điện — cơ khí và

tự động hoá cục bộ, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là cuộc cách

mạng khoa học - kỹ thuật Cuộc cách mạng này bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau Giai đoạn ï vẫn thường được gọi là cách mạng khoa học — kỹ thuật bắt

đầu từ thập niên 40 tới thập niên 70 của thế kỷ XX - với đặc điểm căn bản có

ý nghĩa quyết định và có tính phổ biến là sự phát triển mạnh mẽ của tự động hoá và điều khiển học trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản

xuất trên cơ sở các thành tựu của vật lý học, hoá học, điện tử - tin hoc,

Nhờ vậy, một loạt các ngành như năng lượng nguyên tử, hoá học polyme, kỹ thuật tên lửa và hàng không — vũ trụ đã được thúc đây phát triển mạnh mẽ

Giai đoạn 2, được gọi là cách mạng khoa học — công nghệ hiện đại bắt

đầu từ nửa sau thập niên 70 của thế ký trước cho đến nay So với các cuộc

Trang 18

phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc

tự động hoá một phần, hay tự động hoá cục bộ trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, thì khác biệt cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học — công

nghệ hiện đại là sự (hay thế phân lớn và hấu hết chức năng lao động của con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tu động hố hồn tồn trong quá trình sản xuất nhất định

Như vậy, cách mạng khoa học — công nghệ có tiền đề là các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó Nói đến bất cứ cuộc cách mạng nào, trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng là nói đến sự thay đổi lớn lao, căn bản về chất theo xu hướng tiến bộ Cũng vậy, “Cách mạng khoa học — công nghệ” là bước nhảy vọt về chất trong quá trình nhận thức, khám phá những quy luật của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy và việc vận dụng những tri thức này vào đời sống sản

xuất

Với cách tiếp cận như vậy, tác giả Lương Việt Hải cho rằng cách mạng

khoa học — công nghệ “là sự hòa lẫn, kết hợp thành một quá trình duy nhất các quá trình cách mạng trong khoa học, trong kỹ thuật và công nghệ, trong đó các quá trình cách mạng trong khoa học đi trước một bước, có vai trò dẫn đường và quyết định các quá trình cách mạng trong kỹ thuật, công nghệ và do vậy, cũng có vai trò dẫn đường và quyết định đối với sản xuất nói chung Khoa học, kế cả khoa học lý thuyết, ngày càng trở thành lĩnh vực công nghiệp và được công nghiệp hóa; tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực

tiếp của xã hội Đồng thời, nền sản xuất trở thành nơi thực hiện thực tiễn tri

thức khoa học” [28, tr.118-1 19]

Đồng quan điểm này, tác giả Vũ Văn Hiền cho rằng cách mạng khoa

học — công nghệ “là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, thực hiện vai trò dẫn đường của khoa học trong toàn bộ chu trình Khoa

Trang 19

động dự đoán của Mác về việc khoa học có thể trở thành lực lượng sản xuất

trực tiếp” [32, tr.146]

Theo chúng tôi, bước nhảy vọt này thê hiện rõ nét ở hai khía cạnh sau đây Thứ nhất, bản thân khoa học, công nghệ đang diễn ra sự phát triển nội tại

về chất Loài người, với những bước đi đầu tiên trong cuộc cách mạng khoa học — công nghệ đã thâm nhập vào những điều bí ân của năng lượng nguyên

tử, công nghệ sinh học, công nghệ viễn thông, công nghệ tin học , đang

không ngừng tiến đến sự hiểu biết, khám phá những bí mật mới mẻ của tự

nhiên 7z hai, khoa học, công nghệ đã tạo ra một sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, làm cho năng suất lao động, hiệu quả sản xuất tăng lên nhanh chóng Khoa học, công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội Cách mạng khoa học — công nghệ đã ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế — chính trị — văn hóa — xã hội bằng con đường trực

tiếp hoặc gián tiếp thông qua các quá trình trung gian

Cách mạng khoa học - công nghệ là bước nhảy vọt về chất trong quá

trình nhận thức tự nhiên và vận dụng những quy luật của nó nhằm thúc đây

quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người Bước nhảy vọt này gắn bó chặt chẽ với việc biến khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội Khi thay đổi toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học

— công nghệ cũng đồng thời dẫn đến sự tăng vọt của năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất Những thay đổi cách mạng bao trùm cả khoa học cũng như công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, vật liệu, quá trình gia công

sản phẩm |

Trang 20

làm biểu tượng cho mình thì những đột biến ngày nay trong các lĩnh vực máy tính điện tử, tin học, công nghệ sinh học là tín hiệu của một thời đại mới trong lịch sử loài người

Như vậy, trên cơ sở khái quát những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, Cách mạng khoa học — công nghệ là sự thay đối căn bản trong ban than khoa học, kỹ thuật, công nghệ; thay đổi mối quan hệ giữa khoa học — kỹ thuật — công nghệ với nhau cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng

khiến cho cơ cấu và động thai phat triển của các lực lượng sản xuất cũng bị

thay đổi hoàn toàn Tì rong đó nồi lên vai trò hàng đầu của yễu té con người

trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộ các ngành

công nghệ mới có hàm lượng khoa học, công nghệ cao (gọi tat la hi - tech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh hoc

Hiện nay, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng như phần lớn các tài liệu được phổ biến ở nước ta thường dùng thuật ngữ “cách mạng khoa học và công nghệ”, tuy nhiên, cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như vũ bão ngày càng làm cho khoa học, công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức trong nhiều trường hợp không thể phân định được ranh giới giữa chúng Để phản ánh tính gan bó chặt chẽ đó, luận văn sử dụng thuật ngữ “cách mạng khoa học — công nghệ” thay vì thuật ngữ “cách mạng khoa học và công nghệ”

1.13 Đặc điểm và xu hướng phát triển của cách mạng khoa học — công nghệ

* Đặc điểm của cách mạng khoa học — công nghệ:

Cách mạng khoa học — công nghệ đang diễn ra như vũ bão bao quất

toàn bộ mọi lĩnh vực hoạt động của con người Để chỉ ra đặc điểm của sự vật, hiện tượng mà bản thân sự vật, hiện tượng đó luôn vận động phát triển, chưa hoàn thiện là một việc làm hết sức khó khăn Tuy nhiên, trong sự phát triển bùng nỗ và đa dạng ay, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản của cách

mạng khoa học — công nghệ như sau:

Trang 21

nghệ và việc thực hiện ứng dụng chúng trong sản xuất được rút ngắn hơn so

với trước đây rất nhiều Nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật, công nghệ vừa được sinh ra từ phòng thí nghiệm, từ cơ sở nghiên cứu đã ngay lập tức được biến thành những nhân tố trực tiếp của quá trình sản xuất

Trước đây, khoa học và sản xuất là hai lĩnh vực riêng biệt, từ sản xuất

người ta đúc rút được kinh nghiệm từ đó đi đến phát minh kỹ thuật rồi mới đến công nghệ sản xuất Khoa học, với tư cách là một lĩnh vực riêng biệt đi đến giải thích cho những phát minh kỹ thuật, công nghệ ấy Chính vì vậy, từ

_ những phát minh của khoa học đi đến ứng dụng vào sản xuất là cả một chặng đường rất đài Ví dụ, điện từ trường được nhà vật lý học người Anh James Clerk Maxwell phát minh vào năm 1865 nhưng đến tận những năm đầu thé ky XX mới được ứng dụng vào trong sản xuất Người ta tính rằng vào thế kỷ XIX để những phát minh khoa học ứng dụng được trong sản xuất trung bình phải mất 60 năm, đến đầu thế kỷ XX mất 30 năm thì đến những năm 90 của

thế kỷ XX nhiều lĩnh vực, ngành chỉ còn 3 năm Thậm chí, như trên vừa nói,

có những phát minh khoa học đã đi thắng từ phòng thí nghiệm vào sản xuất Hai là, cách mạng khoa học — công nghệ không chỉ bao hàm sự kết hợp, gắn kết, tích hợp các phát minh trong khoa học, trong kỹ thuật va trong công nghệ mà còn bao hàm cả sự gắn kết, tích hợp giữa khoa học — kỹ thuật — công nghệ với công nghiệp và nền sản xuất xã hội Nếu trước đây, khoa học đứng ngoài, đứng bên cạnh kỹ thuật, công nghệ, cách xa sản xuất, thì ngày

nay chúng hòa lẫn, thâm nhập vào nhau trở thành một khối thống nhất khoa

Trang 22

Ba là, cách mạng khoa học — công nghệ chuyển nền sản xuất xã hội lên tự động hóa hoàn toàn Nếu như trước đây, trong các cuộc cách mạng công

nghiệp, nhiệm vụ đặt ra là chuyển lao động thủ công lên lao động cơ khí, dựa

trên nguyên tắc công nghệ cơ khí và tiếp sau đó là công nghệ cơ khí — điện từ; ở giai đoạn cuối của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai, trong một số lĩnh

vực, ngành hẹp cụ thể đã xuất hiện một số máy móc tự động riêng lẻ báo hiệu

việc chuyển lao động cơ khí và cơ khí — điện từ thành lao động tự động hóa thì đến cách mạng khoa học — công nghệ, phần nhiều các dây chuyền sản xuất

đã dựa trên tự động hóa hoàn toàn, biến nền sản xuất thành dây chuyền tự

động hóa dựa trên các phát minh và sử dựng rộng rãi các quá trình tự nhiên vi mô và vĩ mô với tính cách là những công cụ và phương tiện lao động trực tiếp trên quy mô công nghiệp

Bốn là, so với cách mạng công nghiệp, cách mạng kỹ thuật, cách mạng khoa học — công nghệ diễn ra ở quy mô lớn hơn, sâu rộng hơn với tốc độ

nhanh hơn, đồng loạt, đồng thời, cộng hưởng, đột biến, bất ngờ, ảnh hưởng

dữ đội, quy mô lớn hơn và sâu rộng hơn nhiều đến mức, dường như con người không thể kịp nhận đoán hình dạng của ngày mai Điều này xảy ra bởi, ngày nay, cuộc cách mạng khoa học — công nghệ đã thay đổi phương thức công nghệ, thay đổi nền sản xuất và đời sống xã hội nói chung, làm cho thế

giới trở nên “phẳng”, thế giới như ở bên cạnh mỗi người

Năm là, trong thời đại cách mạng khoa học — công nghệ, thông tin va tri thức trở thành yếu tố quan trọng đặc biệt của nền sản xuất và ngày càng trở thành có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Thông tin, tri thức trở thành động lực của

sự phát triển, tạo ra môi trường xã hội đặc biệt đó là môi trường thông tin và

thúc đẩy xã hội phát triển đến một trình độ mới hiện đang được gọi với những

tên gọi khác nhau như xã hội thông tin, xã hội hậu công nghiệp, xã hội với

Trang 23

động thê lực được thay thế bằng lao động trí tuệ, bằng phẩm chất của lao

động tinh thần đòi hỏi sự sáng tạo như là một phẩm chất cao nhất Thông tin, tri thức trở thành điều kiện, môi trường, nhân tố cấu thành và nội dung của

quá trình sản xuất, là nguồn tạo ra của cải vô tận

Sáu là, vòng đời của các sản phẩm hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng, các loại hình công nghệ, các phương tiện kỹ thuật được rút ngắn và có xu thế ngày càng rút ngắn hơn nữa Người lao động được giải phóng khỏi những chức năng vận chuyển, năng lượng, công nghệ và cả chức năng kiểm tra, quản lý lẫn chức năng logic trong quá trình sản xuất Con người ngày càng bị loại khỏi quá trình sản xuất trực tiếp và trở thành chủ thể thật sự của quá trình sản

xuất

Bảy là, cách mạng khoa học — công nghệ tạo tiền đề cho nền sản xuất

xã hội vượt qua trình độ sản xuất đại trà với tính cách là đặc trưng cho thời kỳ

cách mạng công nghiệp dựa trên các nguyên tắc tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng thời hóa, tập trung hóa, trung ương hóa hay trung tâm hóa tiến đến

sản xuất theo nhu cầu cá nhân, cá thê

Tám là, cách mạng khoa học _ công nghệ hiện đại hóa cả về cơ sở hạ

tầng và kinh tế bao gồm giao thông liên lạc, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, tạo ra môi trường thông tin mới, các hệ thông trao đổi, xử lý lưu giữ, tái chế

thông tin và những điều kiện, môi trường làm việc mới

Chín là, cách mạng khoa học — công nghệ cùng với môi trường thông

tin và các công nghệ sản xuất mới đang tạo ra một nền kinh tế mới được gọi

với các tên gọi khác nhau như nền kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế siêu tượng

trưng, kinh tế mềm, kinh tế tri thức

Mười là, cách mạng khoa học — công nghệ tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và công cụ để phát triển xã hội, xóa bỏ sự đơn điệu, cách biệt, cô lập giữa các

Trang 24

Äười một là, cách mạng khoa học — công nghệ là động lực quan trọng

làm thay đổi các lực lượng sản xuất, làm cho trình độ xã hội hóa các lực

lượng sản xuất ngày càng phát triển, là động lực quan trọng hàng đầu của toàn

cầu hóa và sự hình thành, phát triển nền kinh tế tri thức, đó là hai xu thế khác

nhau nhưng đều là sản phẩm của cách mạng khoa học — công nghệ

Tóm lại, cách mạng khoa học — cong nghệ đã tạo ra các kỹ thuật và

công nghệ sản xuất mới, đưa các phát minh khoa học vào sản xuất một cách

nhanh chóng, làm thay đổi toàn bộ lực lượng sản xuất, tạo ra nền sản xuất mới và cải biến nhiều quan hệ sản xuất, xác lập những quan hệ sản xuất mới, làm

thay đối bản thân con người, đời sống văn hóa tỉnh thần của nó và cả quan hệ giữa các quốc gia và đời sống kinh tế nói chung

* Xu hướng phát triển của cách mạng khoa học — công nghệ:

Có thê nói, chưa bao giờ việc đoán định về tương lại khó khăn như thời đại cách mạng khoa học — công nghệ này Cũng vậy, thật khó đoán định cách

mạng khoa học — công nghệ sẽ đưa con người về đâu, và sẽ phát triển theo xu hướng nào Vì lẽ đó, thật đễ hiểu khi có rất nhiều quan điểm đưa ra về xu hướng của cách mạng khoa học — công nghệ Trong rất nhiều quan điểm đó, có thê tựu trung lại trong các quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, cách mạng khoa học — công nghệ có năm xu hướng phát triển như sau: 1 Tự động hóa đồng bộ, 2 Điện tử hóa, máy tính hóa, 3 Tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới, 4 Thông tin

liên lạc và vận tải

Quan điểm thứ hai cho rằng, cách mạng khoa học — công nghệ phát

triển theo các xu hướng sau: 1 Điện tử hóa, 2 Tự động hóa đồng bộ, 3 Năng

lượng nguyên tử, 4 Vật liệu mới, 5 Công nghệ sinh học

Trang 25

chính phục đại dương, chinh phục vũ trụ, chinh phục thế ĐIỚI VI mô ở mức siêu cơ bản, công nghệ vật liệu mới

Những quan điểm trên đã ít nhiều cho chúng ta cái nhìn về diện mạo cuộc cách mạng khoa học — công nghệ trong thời gian tới đây Trên cơ sở khái quát, kế thừa những quan điểm trên, chúng tôi cho răng, cách mạng khoa học công nghệ trong thời gian tới đây sẽ phát triển theo một số xu hướng sau:

Một là, công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là một trong những

lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và kỳ diệu nhất của cách mạng khoa học — công

nghệ Với tư cách là hệ thống tri thức và phương pháp khoa học, công nghệ thông tin đã cung cấp cho con người các kỹ thuật, công cụ và phương tiện hiện đại, các giải pháp công nghệ tốt nhất để thu thập, lưu trữ, xử lý sản xuất, phát hành và truyền thông nhằm giúp con người nhận thức, tô chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của Con người

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển với nhiều bước đột phá

Trước hết là việc sử dụng các vi mạch, chip điện tử có tốc độ xử lý, tính toán

cao trong các cấu trúc song song là một trong những đột phá quan trọng nhất

của công nghệ thông tin, đã tạo nên một cách tiếp cận khác hắn so với VIỆC SỬ

Trang 26

Như vậy, máy tính điện tử đã hỗ trợ con người về mặt trí tuệ trên cơ sở hoạt

động cơ bản là suy lý nhằm sử dụng những thông tin và tri thức đã biết để

vươn tới những thông tin chưa biết

Bên cạnh đó là bước đột phá về kỹ thuật số hóa Ra đời trong thập niên

60 và được sử dụng trong đời sống xã hội vào cuối thập niên 80 đã khởi đầu

cuộc cách mạng số hố trong cơng nghệ thơng tin Trong đó, “Nhờ kỹ thuật

số hoá, mọi tín hiệu (âm thanh, chữ viết, hình ảnh, biểu bang, ) déu duoc ma

hoá thành một chùm tín hiệu 1 và 0” [20, tr.78] rỗi được truyền đi qua các

modem (thiết bị điều biến — giải điều biến) theo đường hữu tuyến (bằng dây

dẫn), tức là được truyền không phải bằng các modul tần số sóng truyền như

trong kỹ thuật /ương ty O phía thiết bị thu, chùm tín hiệu 0-1 sẽ được tái hiện

lại nguyên mẫu ban đầu Trong thời gian tới đây, tất cả các kỹ thuật sản xuất

và xuất bản các nội dung thông tin đều phải nhờ tới kỹ thuật số hố Đột phá

cơng nghệ này đã cho phép ra đời trong thập niên 90 hai khái niệm mới, đó là

các siêu lộ cao tốc thông tin và đa phương tiện, cũng như một dịch vụ viễn thông mới, đó là điện thoại có hình

Cùng với kỹ thuật số hóa, cách mạng khoa học — công nghệ hiện đại

còn chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ lade Thông qua một bộ lọc cho phép các quang tử có cùng tần số, bước sóng và cùng hướng đi qua

và tạo nên một chùm ánh sáng có tần số rất cao, hội tụ lại ở một điểm rất nhỏ

và phát thành tia cực mảnh với công suất cực lớn Tuy xuất hiện chưa lâu

nhưng lade đã được xã hội chấp nhận và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực do

hiệu quả kỳ diệu của công nghệ này như y tế (giải phẫu não, mắt, mỗ các khối

u với hiệu suất cao, khai thông tắc nghẽn các động mạch, ), vật lý thiên

văn, công nghệ không gian, và nhất là trong công nghệ thông tin (các đầu

đọc CD-ROM, chuyển tải tín hiệu trên cáp quang, ) do có những ưu điểm về tính hội tụ, định hướng cao, truyền tải được nhiều tín hiệu hơn sóng điện

Trang 27

tương ứng với mã số nhị phân 0 và 1, cũng như cùng với các đột phá công nghệ khác chỉ vừa xuất hiện trong vòng hơn một thập kỷ, công nghệ lade đã trở thành một trong những công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng thông tin

hiện đại [Xem 20, tr.78] |

Những đột phá trên cùng với những đột phá trong công nghệ nén hình

ảnh, công nghệ truyền tải không đồng bộ, mạng thông tin số hóa đa dịch vụ

băng rộng, truyền thông đa phương tiện, các hệ thống thông tin di động và đặc biệt là mạng Internet toàn cầu đã giúp ngành công nghệ thông tin khắc phục được nhiều nhược điểm của công nghệ nghe nhìn trước đây Nhờ đó, công nghệ thông tin tạo lên bước thay đổi căn bản, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc tiếp cận thông tin tri thức, làm thay đổi tận gốc rễ các lực lượng sản xuất

Hai là, công nghệ vật liệu Có thể nói vat liệu là một trong những tiêu chí thể hiện sự phát triển của nền văn minh đương đại Khởi điểm của mọi

cuộc đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong các thập kỷ cuối cùng của thế kỷ

XX là việc triển khai những vật liệu mới có các tính năng đặc biệt như silic

cho công nghệ chế tạo vi mạch, sợi quang dẫn cho ngành quang điện tử và

viễn thông, các kỹ thuật gốm cho kỹ thuật nhiệt độ cao, các vật liệu

composite, cdc tinh thé áp điện, các hop kim nhớ hình cho ngành hàng không-

vũ trụ, ôtô, Những vật liệu mới mang tính chất chiến lược đối với sự phát triển của nền kinh tế và của xã hội được ưu tiên phát triển là:

Các vật liệu Composife: ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, hố chất, giao thơng vận tải, kỹ thuật trên biển và ngoài khơi, thể thao và giải trí, môi trường, công nghệ sinh học,

Các vật liệu gốm: trong những năm tới, với các tính chất như có độ

cứng cao, chống ăn mòn, có khả năng thay ghép dung trong y - sinh học, các

Trang 28

động cơ và tua - bin của các ngành công nghiệp ô tô, hàng không — vũ trụ và

kỹ thuật-công trình), cũng như lĩnh vực nhiệt độ thấp và lĩnh vực y — sinh Các vật liệu điện tử: trong tương lai gần, vật liệu silic hiện bá chủ trong công nghiệp điện tử có thể sẽ được thay thế bằng các vật liệu nằm trong

khoảng từ nhóm II đến nhóm V của bảng tuần hồn các ngun tố hố học của Mendeleev (như Beryllium, Gallium, Germanium, Lithium, Nobium,

Tantal, Zirconium và các nguyên tô đất hiếm )

Các vật liệu siêu dẫn là những vật liệu ở một giới hạn nhiệt độ nào đó sẽ trở nên dẫn điện một cách “siêu việt” do bị mất hoàn toàn điện trở (R=0)

Ngày nay, các chất siêu dẫn được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như điện kỹ thuật (tích trữ điện năng trong các bobin không có điện trở, tải điện trên các đây siêu dẫn), trong giao thông vận tải (chế tạo các con tàu chạy trên

các đệm từ tính làm bằng chất siêu dẫn), trong vi điện tử (chế tạo các máy

tính điện tử siêu tốc cỡ một nghìn tỷ phép tính/ giây), trên các vi mạch (chíp

siêu dẫn) và trong y, sinh học (chế tạo các thiết bị cảm biến cực nhạy thu

nhận các tia hồng ngoại và đo các từ trường cực yếu trong các máy quét sử dụng các thiết bị giao thoa siêu dẫn lượng tử Những thành quả mà cuộc cách

mạng khoa học — công nghệ diễn ra trong lĩnh vực vật liệu mang lại là cực kỳ

to lớn và không thể lường hết trong thời gian tới đây

Ba là, công nghệ sinh học Cùng với công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học đã có những bước đột phá phi thường Sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử và đi truyền học phân tử, trên cơ sở các khám phá của các nhà khoa học trường Đại học Tổng hợp Cambridge (Anh) là James Watson Francis Crich từ 1953 về cấu trúc xoắn ốc của ADN- phân tử mang thông tin di truyền, mang các gen điều khiển mọi hoạt động của tế bào đã mang lại cho con người khả năng làm chủ và điều khiển được các vật thể sống và trở thành tiền đề xuất hiện công nghệ sinh học Mục đích cơ

Trang 29

động - thực vật để tạo ra các sản phẩm mong muốn, phục vụ lợi ích của con

người thông qua các quy trình công nghệ thuộc các lĩnh vực sau: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, nhân bản vô tính và bản đồ gen

Trong những năm tới đây, với các công nghệ nêu trên, công nghệ sinh học sẽ phát triển theo các hướng:

1 Cách mạng xanh trên cơ sở công nghệ sinh học như kỹ thuật nuôi cấy mô trong ống nghiệm và trong cơ thể sống để sản xuất cây giống, cây lai trên quy mô công nghiệp;

2 Công xưởng sinh học trên cơ sở các lĩnh vực công nghệ sinh học nêu

trên, sản xuất các được pham như Insulin, Interfron, cũng như nâng cao giá trị của các chất phế thải công- nông nghiệp trong công nghiệp xử lý chất thải,

sản xuất các loại vacxin, hoạt chất sinh học (các loại kháng sinh, axit hữu

cơ ) sử dụng trong chăn nuôi và các loại thuốc trừ sâu dùng trong trồng

trọt;

3 Chọn lọc nhân tạo sẽ thay thế chọn lọc tự nhiên trên cơ sở giải mã di

truyền, thay đổi hệ gen, cây chuyền gen, tổng hợp gen Nhờ kỹ thuật tái tổ hợp ADN có thể loại bỏ những đặc điểm, tính trạng không mong muốn trong quá trình lai và chọn giống:

4 Sinh — điện tử học, trên cơ sở sử dụng các vật liệu sinh học và các

quy trình sinh học (các enzyme hay các cơ thể vi sinh vật) vào việc chế tạo

các mạch điện tử cỡ nanomet, cũng như các thiết bị sinh học cực nhỏ cho

phép chuyển đổi các phản ứng hoá học thành các xung điện tử [Xem 20, tr.91]

Trang 30

người ta có thể tạo nên một phân tử tuỳ theo mục đích sử dụng với cấu trúc

hoá học “tuỳ ý” nhằm đạt được những đặc tính nhất định về điện, quang và

từ Mục tiêu của lĩnh vực “Sinh -Điện tử” là mô phỏng sự chuyển roi của các

điện tử ở mức phân tử nhằm chế tạo ra các tinh thé sinh học và các thiết bị

cảm biến điện-sinh hoc dé tir dé tao ra cac hé thống xử lý tin học có thể

dùng trong các người máy (robot) và các máy tính thông minh để bắt trước một số cơ chế của bộ não và hệ thần kinh trung ương con người

Trong tương lai không xa, các vi mạch (chíp) sinh học sẽ thay thế các vi mạch silic trong thế hệ máy tính biết tư duy với tốc độ xử lý và sức mạnh tính toán tăng lên nhiều hơn nữa, góp phần giải mã và điều khiển các cơ chế

cơ bản của sự sống Sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ thông tin sẽ tạo nên cái mà nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler gọi là “làn

sóng thứ tư””, trong đó những máy tính vi sinh học sẽ được chế tạo trên cơ sở những thành tựu của ngành sinh - điện tử học

Bốn là, công nghệ năng lượng mới Vào giữa thế kỷ XXI, dân số thế giới được dự báo sẽ tăng gấp đôi và nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp 3 Việc tiếp tục sử dụng nguyên liệu hoá thạch (than, dầu mỏ và khí đết thiên nhiên) để đây nhanh công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế

giới, nhất là ở các nước đang phát triển sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng những

nguôn tải nguyên thiên nhiên có hạn này

! Theo Alvin Toffler, nhan loai đã và đang trải qua ba làn sóng (hay gọi cách khác là cuộc cách mạng) thay

đổi vĩ đại Làn sóng thứ nhất đã diễn ra vào khoảng 3000 năm trước công nguyên ứng với việc chuyển đổi từ

xã hội săn bắt và hái lượm sang xã hội nông nghiệp Làn sóng thứ hai xuất hiện cùng với cuộc cách mạng

công nghiệp trong thé ky XVIII Tw gitta thé ky XX, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và các

mạng lưới truyền thông hiện đại, con người đã chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin

khởi đầu cho làn sóng thứ ba ộ

Nhưng mới đây, tại viện nghiên cứu Nomura của Nhật Bản, giới khoa học cho rằng tiếp theo những

đợt sóng trên, làn sóng phát triển thứ tư của nhân loại sẽ là làn sóng tập trung vào sự sáng tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng và công cụ đưa ra các khái niệm mới Khi đó, sự cạnh tranh trên thế giới càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất xám, sáng tạo chứ không phải theo lối chộp giật, trả lương rẻ hay do có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi đào, có được vị trí địa lý thuận lợi Như vậy, các nhà khoa học Nhật

ban đã sử dụng cách nói của Alvin Toffler để diễn tả bước phát triển tiếp theo của nền văn mỉnh nhân loại —

Trang 31

Theo sự đánh giá của các nhà khoa học, với mục tiêu dùng năng lượng

như hiện nay, dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên chỉ đủ cung cấp cho nhân loại

một thời gian không lâu nữa, còn than đá cũng chỉ đủ dùng cho vài trăm năm nữa Như vậy, toàn thể nhân loại đang bị đặt trước nguy cơ không còn năng lượng hoá thạch để sử dụng vào giữa thiện niên kỷ tới May thay, cách mạng khoa học — công nghệ đã nghiên cứu và tìm ra các nguồn năng lượng mới, vô tận như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng nguyên tử điều này cho phép con người hi vọng, việc giải quyết Cuộc khủng hoảng năng lượng chỉ còn là vẫn đề thời gian vì triển vọng và khả năng sử dụng các nguồn năng lượng mới là rất rõ ràng

Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt vật chất phóng ra từ các ngôi sao Hằng ngày chúng ta nhận được năng lượng từ mặt trời cao gấp nhiều lần so với tất cả các năng lượng hóa thạch khác Năng lượng mặt trời hiện nay đang được khai thác theo hai cách: chuyển quang năng thành

năng lượng và sử dụng trực tiếp tác dụng nhiệt của bức xạ mặt trời tức là

chuyển quang năng thành nhiệt năng Ngoài ưu điểm là năng lượng xanh, thân thiện với môi trường, năng lượng mặt trời còn có thể sử dụng một cách linh hoạt hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác

Năng lượng sinh khối được khai thác từ nguồn nguyên liệu có nguồn

sốc hữu cơ, ví như nguồn nguyên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật,

ngũ cốc, chất thải trong nông nghiệp, sản phẩm thải trong công nghiệp Nguồn năng lượng này rất có lợi cho môi trường góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia nếu con người sử dụng một lượng sinh khối để

sản xuất điện năng, nhiệt năng và các loại nhiên liệu sinh học khác Hơn nữa,

nguồn năng lượng này con người còn có thể dự trữ để sử dụng khi cần

Trang 32

nguồn năng lượng này để sản xuất ra điện gọi là điện hạt nhân Ngày nay, có rất nhiều quốc gia sử dụng điện hạt nhân như là một nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sản xuất và đời sống Tuy nhiên việc sản xuất điện hạt nhân tiềm ấn nhiều rủi ro về an toàn Con người đã phải chứng kiến các thảm hoạ do sự cố rò rỉ hạt nhân năm 1979 ở bang Pensylvana (Mỹ) và vụ Chernobyl (Liên Xô) năm 1986, và mới đây nhất là sự rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản đã gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp Vì vậy, việc sản xuất điện hạt nhân ngày nay không được hoan

nghênh và nhiều quốc gia đang có kế hoạch loại bỏ dần điện hạt nhân khỏi

sản xuất

1.2 Lực lượng sản xuất

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành lao động sản xuất vật

chất Muốn hoạt động đó của con người được tiễn hành bình thường, cần phải

có một số điều kiện nhất định như: môi trường địa lý, điều kiện dân số,

phương thức sản xuất Các yếu tố kể trên để có sự tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản suất vật chất nói chung; nhưng trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản và có ý nghĩa quyết định nhất

Phương thức sản xuất là cách thức làm ra của cải vật chất của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định Trong đó bao hàm các yếu tố

quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Mặc dù quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn giúp chúng ta phân biệt được những chế độ xã hội khác nhau của lịch

sử, phân biệt hình thái kinh tế - xã hội này với hình thái kinh tế - xã hội khác, song xét đến cùng, trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố ˆ quyết định hơn cả

1.2.1 Khải niệm

Khi bàn về hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác và Ph.Angghen cing

nhu V.LLénin không dành nhiều công sức cho việc định nghĩa các khái niệm

Trang 33

khái niệm này thông qua phân tích nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và các hình thức biểu hiện của nó trong những chế độ xã hội khác nhau Tuy nhiên, qua việc các nhà kinh điển

sử dụng những khái niệm này, chúng ta có thể hiểu nội dung, cấu trúc các khái niệm đó Với khái niệm “lực lượng sản xuất”, theo tư tưởng của các nhà

kinh điển, những nội dung cơ bản của nó như sau:

Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa con người với tự nhiên và là sự biểu hiện của mối quan hệ phức tạp đó trong quá trình

sản xuất Muốn chỉnh phục được tự nhiên, con người phải sử dụng tổng hợp

những sức mạnh vật chất và tỉnh thần có thể có, trong đó bao gồm cả sức

mạnh cơ bắp, trí tuệ và những tác nhân khác tác động lên tự nhiên, làm cho tự nhiên biến đổi ở một mức độ nhất định Cho nên, “lực lượng sản xuất” trước

hết phải là một “lực lượng vật chất” Lực lượng vật chất này nảy sinh và phát

triển do con người và xã hội chính phục tự nhiên, vì những mục đích, nhu cầu

của con người Những sản phẩm mà con người cần có để phục vụ cho nhu cầu của mình, thông thường không sẵn có như là sản phẩm có thể đáp ứng ngay

những yêu cầu của con người, mà nó nằm trong tự nhiên, thậm chí một phan

đáng kể còn tiềm ẩn trong tự nhiên Muốn có nó, con người và xã hội loài

người phải tác động đến tự nhiên, can thiệp vào tự nhiên, làm biến đổi giới tự

nhiên _

Con người đã tạo ra những yếu tố của lực lượng sản xuất, trong đó có những bộ phận đã sẵn có trong tự nhiên, cũng có những bộ phận con người

phải cải tạo nhiều lần, qua nhiều thế hệ, khi đó vật liệu tự nhiên mới trở thành

các yếu tố của lực lượng sản xuất Tức là cùng với vật liệu tự nhiên, trong lực

lượng sản xuất còn có sự đóng góp sức lực “vật chất” của con người Như vậy, lực lượng sản xuất là sản phẩm của các hoạt động của con người được

tông hợp, gom góp, phát triển có kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác Như

Trang 34

trước tạo ra, và những lực lượng sản xuất ấy là nguyên liệu cho thế hệ sau ay

để thực hiện một hoạt động sản xuất mới, - nhờ hiện tượng ấy mà hình thành

nên mối liên hệ trong lịch sử loài người” [53, tr.657-658]

Như vậy, lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đó là một hệ thống lực lượng vật chất do con người và xã

hội loài người tạo ra để cải tạo, chỉnh phục tự nhiên Hệ thống lực lượng vật

chất này đồng thời biểu hiện luôn cả sức mạnh, năng lực chinh phục tự nhiên của con người

Mặt khác, lực lượng sản xuất là một thể thống nhất bao gồm yếu tố người và các yếu tố vật, trong đó con người là yếu tố đặc biệt Bởi vì, con người là chủ thể sáng tạo, chế tạo ra những công cụ, các phương tiện bổ trợ

cho các khí quan của mình, tác động đến khách thể - đối tượng lao động để

tạo ra những vật phẩm đáp ứng những nhu cầu của bản thân và của xã hội

Trong quá trình đó, con người đồng thời tự cải tạo bản thân mình cả về sinh

thể và trí tuệ Ngày nay, yếu tố trí tuệ đang ngày càng trở nên chiếm ưu thế và được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong phương thức sản xuất, nó thường xuyên vận động

và phát triển, nó quyết định sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội lồi

người

Thơng qua việc các nhà kinh điển sử dụng khái niệm lực lượng sản xuất như đã phân tích ở trên, có thể định nghĩa lực lượng sản xuất như sau: “Lực lượng sản xuất là SU thong nhat hitu co giữa tư liệu san xuất (rước

Trang 35

1.2.2 Cấu trúc lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất Trong

đó, người lao động là yếu tố quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất

V.IL.Lênin đã từng viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân, là người lao động” [46,tr.430] Con người là chủ thê tích

cực, sáng tạo và quyết định hoạt động tác động đến tự nhiên Trong hoạt động

sản xuất, con người không tác động một cách đơn giản, chỉ bằng sức mạnh cơ

bắp của mình đến tự nhiên, mà con người với trí tuệ là chủ đạo, biết vận dụng

trí thức khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, kỹ xảo còn biết tạo ra những công

cụ bổ trợ cho các khí quan của mình, và sử dụng những công cụ đó làm cho tự nhiên thay đổi theo mục đích của mình Do đó, trong lực lượng sản xuất, con người phải là một yếu tố đặc biệt Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học, công

nghệ đã và đang đòi hỏi con người sử dụng sức mạnh thần kinh — trí tuệ ngày một nhiều hơn Sức mạnh thần kinh - trí tuệ của con người là một loại nguồn lực đặc biệt Alvin Toffler trong tác phẩm “Thăng trầm quyền lực” cho rằng,

mọi nguồn lực khác của thiên nhiên đều có thê bị khai thác cạn kiệt, còn tri

thức có tính lầy không bao giờ hết Đề tiến hành lao động được, đòi hỏi người lao động phải có một mức độ hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, nhất là những hiểu biết về những khách thể mà mình trực tiếp tác động đến nó

Nếu những hiểu biết đó càng sâu sắc, càng có tính khái quát cao thì càng tạo

điều kiện cho hoạt động sản xuất phát triển, bởi vì nhờ đó quá trình khai thác,

tác động đến khách thể sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và ít lãng phí nhất Trên

thực tế, trình độ hiểu biết của người lao động đóng vai trò quyết định trong chất lượng của người lao động Đương nhiên, những hiểu biết — thế giới quan đó phải là đúng đắn, khoa học Người lao động còn có kỹ năng, kinh nghiệm lao động Dù là lao động đơn giản đến đâu chăng nữa, thì người lao động trước hết phải học những thao tác, rèn luyện những thao tác đó thành thục ở

Trang 36

lao động càng phức tạp thì quá trình rèn luyện các thao tác đó càng công phu và lâu dài hơn Ngày nay, công nghệ cao được ứng dụng vào các hoạt động sản xuất, các thao tác của người lao động ngày càng đơn giản hơn, nhưng người lao động lại cần được tăng cường tri thức khoa học, công nghệ

Cùng với người lao động, tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố cơ

bản của lực lượng sản xuất Theo C.Mác, tư liệu sản xuất bao gồm công cụ

lao động và đối tượng lao động C.Mác cho rằng: “Nếu đứng về mặt kết quả

của nó, tức là đứng về mặt sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình, thì cả tư liệu

lao động lẫn đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất” [50,

tr.271] Trong những yếu tố của tư liệu sản xuất, tư liệu lao động — được hiểu là những công cụ lao động, đó là một trong những yếu tố thể hiện trình độ

chỉnh phục tự nhiên của con người, thê hiện trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất, thông qua nó, sức mạnh của con người trước tự nhiên được tăng lên nhiều lần C.Mác chỉ rõ: “Một vật do bản thân thiên nhiên cung cấp đã trở thành một khí quan của sự hoạt động của con người, khí quan mà con người

đem chắp thêm vào những khí quan của cơ thể mình, và do đó mà kéo dài cái

tầm thước tự nhiên của cơ thể đó” [50, tr.268]

Rõ ràng, công cụ lao động là những vật thể hay những phức hợp vật thê do con người và xã hội tạo ra để “đặt” giữa con người và đối tượng lao động Chúng có vai trò truyền dẫn sức lực và trí tuệ của con người đến đối tượng lao

động, cải biến những vật liệu tự nhiên thành những vật phẩm theo mục đích,

Trang 37

thủ công; có những công cụ phức tạp, tỉnh xảo như máy móc cơ khí, máy móc bán tự động, tự động Trình độ phát triển của công cụ lao động chỉ rõ trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức độ tinh xảo của công cụ lao động

giúp chúng ta phân biệt được lực lượng sản xuất đó ở nền văn minh nào, ở giai đoạn lịch sử nào Nếu công cụ lao động càng tỉnh xảo, nó càng truyền dẫn được nhiều sức lực của con người tác động đến đối tượng lao động thì năng suất lao động càng cao Vì thế có thể gọi công cụ lao động là “hệ thống xương cốt” của nền sản xuất xã hội Hiện nay khoa học, công nghệ đã thâm nhập rất sâu và rất rộng vào các yếu tố của công cụ lao động, nên nhiều khi

người ta đã sử dụng khái niệm công nghệ sản xuất để thay thế cho khái niệm

công cụ lao động Trong thực tế khái niệm công nghệ sản xuất chứa đựng nội dung rộng lớn hơn khái niệm công cụ lao động, bởi khái niệm đó còn được

hiểu bao gồm cả các quá trình tô chức và quản lý sản xuất

Con người thường xuyên tìm cách làm giảm hao phí sức lao động của mình nhưng lại muốn sản xuất ngày càng nhiều những vật phẩm cần thiết Vì

vậy, con người đã liên tục cải tiến những công cụ hiện tại đang được sử dụng

để nó ngày một tỉnh xảo và hiện đại, phù hợp với những thao tác, yêu cầu mà con người đặt ra Điều đó làm thay đổi công nghệ sản xuất, làm cho công cụ lao động trở nên yếu tố động nhất, cách mạng nhất Xét đến cùng, mọi sự biến đổi của các yếu tố khác trong sản xuất và trong đời sống xã hội đều chịu ảnh hưởng của sự thay đổi này cuả công cụ lao động

Cùng với công cụ lao động, trong tư liệu sản xuất còn yếu tố đối tượng lao động Đối tượng lao động là khách thể, cũng là yếu tố có vai trò quan

trọng Khi bàn về vai trò của đối tượng lao động, C.Mác viết: “Công nhân

không thể sáng tạo ra cái gì hết nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó là vật liệu trong đó lao động của anh ta được

thực hiện, trong đó lao động của anh ta được triển khai, từ đó và nhờ đó, lao

Trang 38

Đối tượng lao động trước hết là những dạng vật chất có sẵn trong tự nhiên, kể cả trên mặt và trong lòng đất, dưới đại dương và trong khí quyền

như đất đai, sông, biển, rừng, núi, động thực vật, khống sản Tuy nhiên,

khơng phải tất cả mọi dạng vật chất trong tự nhiên đều là đối tượng lao động, chỉ có những dạng vật chất nào có khả năng tạo thành những vật phẩm theo những mục đích, yêu cầu và đáp ứng được những nhu cầu nào đó của con người, đã và đang được con người tác động, cải tạo, khai thác chúng thì dạng

vật chất tự nhiên đó mới là đối tượng của lao động xã hội Chẳng hạn, những

loại vật liệu, khoáng sản như than đá, dầu mỏ khi con người chưa biết sử

dụng nó để phục vụ đời sống và sản xuất, thì khi đó bản thân các yếu tố đó

chưa trở thành đối tượng lao động của xã hội loài người Trình độ khoa học, công nghệ càng cao, sản xuất xã hội càng phát triển, thì khả năng cải tạo tự

nhiên của con người ngày càng cao, khi đó càng nhiều những dạng vật chất trong tự nhiên trở thành đối tượng lao động hơn

Đối tượng lao động rất phong phú, đa dạng và có nhiều cấp độ khác nhau Trong quá trình sản xuất, có những vật phẩm trong tự nhiên con người chỉ việc khai thác mang về là có thể đáp ứng ngay được những nhu cầu nảo đó của mình, cũng có những loại vật phẩm lại phải qua nhiều lần cải biến, nhiều khâu trung gian, mới trở thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con

người Khi nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ khoa học, công nghệ

càng cao, thì loại đối tượng phải cải tạo nhiều lần càng được mở rộng, điều này là do nhu cầu ngày cảng cao của con người quy định

Hoạt động lao động, là sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, con người phải kiểm tra và điều tiết một cách hợp lý các hoạt động ấy, nhưng phần lớn con người mới chỉ quan tâm đến việc khai thác tự nhiên, lấy ở tự nhiên là chính, ít khi trả lại cho tự nhiên những gì con người đã lấy Đó là sai

lầm nghiêm trọng, sẽ phải trả giá đắt, chính các nhà kinh điển sáng lập phép

Trang 39

không thống trị được tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc

khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta,

với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên,

ching ta nam trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối

với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng

ta nhận thức được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [49, tr.655]

Trong những đối tượng lao động mà con người tác động, khai thác, có những yếu tổ có khả năng phục hồi trở lại, cũng có những yếu tố không thể hồi phục được bởi quá trình sinh thành nó phải trải qua một quá trình thiên

tạo rat lau dai so với lịch sử xã hội loài người Hiện nay vấn đề cạn kiệt tài nguyên, cạn kiệt năng lượng, ô nhiễm môi trường, bệnh tật đã trở thành vấn đề toàn cầu, thách thức toàn nhân loại, bắt buộc mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi khu vực phải xem xét lại những vấn đề thuộc về đối tượng lao động của

mình

Trong tư liệu sản xuất, ngoài các yếu tố công cụ lao động và đối tượng

lao động, còn cần phải có rất nhiều các điều kiện, phương tiện khác hỗ trợ cho hoạt động sản xuất như đường sá, các phương tiện vận chuyển, bến bãi, nhà

kho, thông tin phối hợp sản xuắt .Mặc dù, những yếu tố này không trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất Sản xuất càng phát triển đòi hỏi những điều kiện và phương tiện phục vụ sản xuất phải phát triển theo Đặc biệt, trong sản xuất hàng hóa nếu như không chú ý thỏa đáng đến

những điều kiện đó, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quá sản xuất xã hội

Trang 40

Ngoài những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đã được các nhà kinh điển đề cập trực tiếp và được thừa nhận rộng rãi nêu trên, thì ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ, nhiều ý kiến cho rằng, khoa học cũng đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Vấn đề nay sẽ được đề cập và phân tích ở phan sau

1.3 Ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đến các lực lượng

sản xuất |

1.3.1 Ảnh hưởng đến người lao động

Con người là một sản phẩm kỳ diệu của quá trình tiến hóa lâu dài của lịch sử Những vấn đề liên quan đến con người, thuộc về con người là hết sức phong phú, phức tạp và sâu sắc Ở đây, luận văn không có tham vọng phân tích ảnh hưởng của cách mạng khoa học — công nghệ đến con người với tất cả sự phong phú, phức tạp và sâu sắc đó mà chỉ phân tích ảnh hưởng của cách

mạng khoa học — công nghệ đến con người với tư cách người lao động — bộ

phận cấu thành lực lượng sản xuất, tức là con người với tri thức nghề nghiệp, - kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sản xuất Theo đó, có thể thấy, cách mạng khoa học — công nghệ ảnh hưởng đến người lao động trên một số vấn đề sau:

Trước hết, điểm chúng ta dễ nhận thấy nhất đó là trong thời đại cách mạng khoa học — công nghệ, tri thức là phương tiện của con người để đạt tới lao động Trong các xã hội truyền thống, sức khỏe là yếu tố hàng đầu đối với

người lao động, thiếu nó họ không thể tiến hành lao động được Chính điều

này lý giải vì sao, trong mấy nghìn năm lịch sử của xã hội loài người vai trò của người đàn ông đối với xã hội lại hoàn toàn lấn lướt so với người phụ nữ

Do cấu tạo sinh học, người đàn 6ng có sức mạnh cơ bắp hơn người phụ nữ, họ

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:34

w