1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo đảng ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long hiện nay

136 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 18 MB

Nội dung

Trang 1

D.LA171/08 |e ; : : ` lC VÀ ĐAO TẠO HỌC VIÊN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYỀN 9

es at ak man es wen ees ay lu ng eg ea Se tt,

DOAN PHUONG NAM

BAO DANG O cfc TINH

DONG BANG SONG CUU LONG HIEN NAY

| | HÀ NỘI - 2008

Trang 2

ĐOÀN PHƯƠNG NAM

; BAO DANG O CAC TINH

Trang 4

1.1 Sự ra đời và phát triển của báo Đảng ở đồng băng sông Cửu Long ` 9 1.2 Phác hoạ diện mạo hệ thống báo Đảng các tỉnh đồng bằng sông Cửu U01 ce cee cece cece ceca eeeetecnseeaeeeseueecseseuneseeseusecusnneteneness 17 Chương 2: Đặc điểm báo Đảng các tỉnh dong bang sông Cứu Long

2.1 Nhiing dac diém chung c.ccccceecccceccecececeeeecucceeeseucceesceuss 36 2.2 Những ưu điểm và hạn chế của báo Đảng các tỉnh đồng bằng sông Cửu 0 nu nh xa , "¬ 46

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống báo Đảng các tỉnh

dong bang sông Cửu Long

Trang 5

Ngày 21/6/1925 là ngày tờ báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên bằng

chữ quốc ngữ tại Quảng Châu, Trung Quốc Sự kiện ấy đánh dau ngày ra đời của nên báo chí cách mạng Việt Nam Từ đó đến nay, báo chí cách mạng Việt

Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - kinh tế - văn

hóa - xã hội của đất nước Đặc biệt, chính sách đổi mới của Đảng đã tạo điều kiện, thời cơ cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đồng thời đem lại

nhiều cơ hội phát triển cho báo chí

Là một bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo

Đảng không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách mà còn nâng cao dân trí, định hướng chính trị tư tưởng cho nhân dân trước

các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nước cũng như quốc tế Bao Đáng cũng phát hiện, vạch trần nhiều VỤ VIỆC, ĐÓP phần ngăn chặn thiệt

hại cho Nhà nước và nhân dân, gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh, giáo

dục đối với xã hội

Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của báo chí Việt Nam,

báo Đảng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng Việc đối mới cả về nội dung và hình thức thể hiện đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ

và là người bạn tỉnh thần của đông đảo quần chúng nhân dân Không chỉ thé, báo Đảng ngày càng thê hiện tốt vai trò là công cụ, người trợ thủ đắc lực chọ các Đảng bộ, chính quyền địa phương tạo lập được sự 6n định về mặt tư

tưởng, chính trị, tạo cơ sở để địa phương đó phát triển

Trang 6

Một số vấn đề bức xúc của nhân đân chưa được phán ảnh kịp thời; nhiều vụ việc tiêu Cực xảy ra trên địa bàn địa phương ít được báo Đảng địa phương đó đề cập Tình hình đó không chỉ xuất hiện đơn lẻ ở một vài tờ báo Đảng mà nó còn là thực trạng chung hệ thống báo Đảng nói chung và của báo Đảng các tỉnh Đồng bằng sông Cứu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (từ đây viết tắt là ĐBSCL) là phần cuối

cùng của khu vực sông Mê Kông với tổng diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha,

gồm 12 tỉnh và 1 thành phế: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà

Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,

Cà Mau và thành phố Cần Thơ Dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, chiếm

hơn 21% dân số cả nước Đây là vùng kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp trù phú và là vựa lúa lớn nhất của cả nước Ngoài vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp thực phẩm đáng kể cho cả nước, nơi đây còn có vai trò quan trọng về quan hệ kinh tế quốc tế và an ninh quốc phòng

Do thiên nhiên ban tặng, ĐBSCL có hai loại rừng và biển Thông

thương với biến cả là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và thông suốt

cả vùng Cư dân nông thôn sống chủ yếu dàn trải trên các bờ sông, kênh, rạch

Khí hậu chỉ có hai mùa mưa nang Vào mùa mưa, nước tràn mênh mông, đất

đai lầy lội và một số tỉnh thường bị ngập lụt Hệ thống giao thông đường bộ kém phát triển so với các vùng, miền khác trong nước nên việc đi lại và luân

chuyển hàng hóa phần lớn được thực hiện bằng đường sông và đường biển

Trang 7

việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng của người dân vùng ĐBSCL

còn gặp nhiều khó khăn Trong bối cảnh đó, báo Đảng khu vực ĐBSCL chính

là công cụ tuyên truyền trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội là

một trong những phương tiện hướng dẫn dư luận và chỉ đạo công tác của đảng bộ và chính quyền địa phương Mặt mạnh của báo chí địa phương là có thê tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm, sát với từng hoàn cảnh, từng đối tượng ở địa phương và trở thành người bạn tỉnh thần gần gũi của đảng viên và nhân dân Tuy nhiên, nếu báo Đảng không làm tốt được vai trò đúng đắn của mình, sa vào nội dung lệch lạc sẽ gây trở ngại cho công tác tư tưởng và ởi xa hơn có

thé gay mat ổn định về chính trị - xã hội ở địa phương mình

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có đề tài, công trình nghiên cứu khoa học nào về hệ thống báo Đảng các tỉnh ĐBSCL Hệ thống báo Đảng có diện

mạo chung ra sao? Tình hình hoạt động như thé nao? Cơ cấu tô chức của báo

Đảng giống hay khác các tờ báo ban, ngành? Xu thế phát triển của báo Đảng ra sao? Trong tình hình hiện nay, báo Đảng đóng vai trò như thế nào trong đời sông chính trị - xã hội của địa phương? Đề giải đáp các câu hỏi trên, rất cần những nghiên cứu về báo Đảng các tỉnh ĐBSCL Việc nghiên cứu, khảo sát thực tế ở từng tờ báo Đảng cụ thể để phác thảo diện mạo chung của hệ thông

báo Đảng các tỉnh ĐBSCL là cần thiết, vì đây sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học

quan trọng góp phân nâng cao chất lượng báo Đảng ở khu vực này

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 8

cao dân trí tại Tuyên Quang và Hà Giang” của tác giả Ngô Thị Thu Hà, Học

viên Cao học khóa X, Học viện Báo chí & Tuyên truyền;

- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng: “Nâng cao tính hấp dẫn của báo Đảng địa phương” của tác giả Nguyễn Bá Sinh, Học viên Cao học khóa

XI, Học viện Báo chí & Tuyên truyền;

Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu về báo chí các tỉnh ĐBSCL

Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại khảo sát một số tờ báo, đài

truyền hình đơn lẻ như:

- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại ching: “Tinh thuyét phuc va hiéu quả của truyền hình trực tiếp ở khu vực Đồng bằng sông Cứu Long” của tác

giả Lê Thanh Trung, Học viên Cao học khóa 8, Học viện Báo chí & Tuyên

truyền;

- Luận văn thạc sĩ: “Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn

giáo và dân tộc ở ĐBSCL: Khảo sát báo chí địa phương và khu vực 2004-

2005” của tác giả Nguyễn Văn Tấn, Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí

Minh, 2006

- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình truyền hình địa phương ĐBSCL (khảo sát qua Đài truyền hình Vĩnh Long, giai đoạn 2000-2001)” của tác giá Hồ Minh Trứ, trường ĐHKHXH&NV TP Hồ Chí Minh, 2006;

Trang 9

Luận văn này nhăm khảo sát một cách có hệ thống báo Đảng các tỉnh ở

ĐBSCL, qua đó, làm sáng tỏ diện mạo hệ thống báo Đảng ở khu vực này qua

các mặt: điện mạo chung, tình hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, xu thế phái triển

Qua luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và nâng cao hơn nữa vai trò, chức năng của các báo Đảng ở các tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay

Đề thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm VỤ sau:

- Luận văn làm rõ vai trò của báo chí nói chung và báo Đảng trong sự

nghiệp đổi mới của địa phương

- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về báo Đảng các tỉnh ĐBSCL hiện nay để qua đó chỉ ra được những ưu điểm, khuyết điểm; phân tích những nguyên nhân của các ưu điểm, khuyết điểm đó

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phan nang cao chat lượng hoạt động của báo Đảng các tỉnh ĐBSCL, từ đó rút ra những giải pháp cần thiết nhằm góp phân nâng cao hiệu quả của hệ thống báo Đảng ở khu vực rất quan trọng này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là 13 tờ báo Đảng địa phương

ở các tỉnh ĐBSCL, được xem xét qua các khía cạnh: chất lượng nội dung và

hình thức; cơ cấu tổ chức hoạt động cùng với những ưu điểm, nhược điểm,

thế mạnh và hạn chế của mỗi báo

- Phạm vi thời gian nghiên cứu tuy không được giới hạn cụ thể nhưng

sẽ tập trung chủ yếu vào thời điểm hiện nay, trong bối cảnh của những đặc

Trang 10

cơ sở lý luận báo chí Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những tri thức của các

môn lý luận khác để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động các cơ quan báo

Đảng ở các tính ĐBSCL

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp khảo sát tài liệu: được sử dụng đê tiếp cận các giáo trình, các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước để rút ra ra những vấn đề lý luận cần thiết

- Các phương pháp: pháp khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, tổng

hợp được sử dụng để dựng lại diện mạo đích thực của các tờ báo Đảng địa

phương ở khu vực ĐBSCL với những đặc điểm chủ yếu nhất

- Phương pháp điều tra xã hdi hoc dé thu nhận những ý kiến đánh giá

của đông đảo công chúng và những người đang trực tiếp hoạt báo chí về những ưu điểm, nhược điểm, thế mạnh và hạn chế của hệ thống báo Đảng các tỉnh ĐBSCL, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng của báo Đảng của khu vực này

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Phác thảo diện mạo đích thực, sinh động và khẳng định vai trò của hệ

thống báo Đảng các tỉnh ĐBSCL trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội

của các địa phương

- Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ gop phan nang cao chất lượng báo Đảng để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của các tờ báo đồng thời phục vụ nhân dân các địa phương ngày càng tốt hơn

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiến của đề tài

Trang 11

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu cho các cơ sở đào tạo báo chí về báo Đảng địa phương

- Lần đầu tiên có sự vận dụng lý luận báo chí đã được trang bị trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để giải

quyết vấn đề thực tiễn là: phác thảo diện mạo chung, làm rõ xu thế vận động

phát triển của báo Đảng ở các tỉnh ĐBSCL Về mặt thực tiễn:

- Đây là đề tài luận văn đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống báo Đảng ở khu vực có đặc trưng riêng là ĐBSCL Với những cứ liệu thực tế và lý luận phong phú, luận văn có thể cung cấp đầy đủ, cụ thể các dữ liệu cần thiết dé các cấp lãnh đạo, quản lý có chủ trương, chính sách quản lý lãnh đạo phù hợp

- Với bức tranh thực tế sinh động về tình hình hoạt động của báo Đảng

ở 13 tỉnh, luận văn có thể tạo ra những so sánh cần thiết để mỗi cơ quan báo ở khu vực này có cơ sở để tự tham khảo, đối chiếu và vận dụng dé nang cao

chất lượng nội dung và hình thức tờ báo của mình Đồng thời, luận văn còn

tạo cơ sở cho công tác tô chức, lãnh đạo, điều hành, quản lý của lãnh đạo các

cơ quan báo Đảng

- Việc nghiên cứu đề tài này cũng là để tác giả tự nâng cao tri thức của

mình sau một thời gian học tập nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 8 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đâu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, những nội dung

chính của luận văn được bồ trí trong 3 chương, 6 tiết, 110 trang khổ A.4 theo

Trang 12

CAC TINH DONG BANG SONG CUU LONG

1.1.Sự ra đời và phát triển của báo Đảng ở đồng bằng sông Cửu

Long

1.1.1.Vài nét về Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là vùng dân cư quan trọng bởi nơi đây chính là vùng sản xuất nông sản lớn nhất ở nước ta Trước thế ký XIX, ĐBSCL và Đông Nam Bộ gọi chung là đất “Ngũ trấn”, vùng “Đồng Nai - Gia Định”, “Nam kỳ lục tỉnh” Theo Mạc Đường thì thuật ngữ “đồng băng sông Cửu Long” được sử dụng phổ biến từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến nay [32, tr.76]

ĐBSCL hiện nay là vùng cực Nam Tổ quốc, có diện tích 40.058 km’, gồm địa phận của 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng

Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà

Mau và thành phố Cần Thơ (trực thuộc Trung ương); có đường biên giới dài 340km, giáp nước bạn Campuchia thuận lợi cho phát triển kinh tế qua biên

giới với các nước Đông Nam Á khác Toàn bộ đồng bằng này có bờ biển dài 740 km từ Gò Công của tỉnh Tiền Giang đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang

Trên vùng biển này có 2 huyện đảo, với 105 đảo, trong đó có 40 đảo có dân

cư sinh sống và khoảng 360 km” lãnh hải rất thuận lợi cho phát triển kinh tế

biển Đây là vùng đồng bằng thấp, được hình thành chủ yếu đo phù sa của hai

nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc hạ lưu sông Mê Kông bồi đắp, khi đỗ ra

biển chia thành 9 nhánh nên được gọi là sông Cửu Long

ĐBSCL là vùng khí hậu nóng âm quanh năm, chia làm hai mùa mưa năng rõ rệt, tương ứng với nó là mùa khô và mùa nước nổi (mùa nước lũ) Vùng lũ bao gồm địa giới hành chính của 9 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến

Trang 13

Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ Trong số này có 3 tỉnh toàn bộ diện tích bị ngập lụt lũ là Đồng Tháp, An Giang, Vinh Long

Không chỉ là vùng kinh tế lớn, hàng năm sản xuất hơn 50% lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy hải sản, 70% lượng trái cây của cả nước, ĐBSCL còn là một trong những đồng băng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Oxtraylia và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương VỊ trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế

Với hệ thông kênh rạch chẳng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy

triều của các sông lớn, chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan và bán nhật triều

của biển Đông, ở khu vực này mỗi ngày có hai con nước lớn và ròng (nước

kém) Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của dân

cư, hình thành nền “văn minh sông nước”, “văn minh miệt vườn” (theo cách gọi của nhà văn Sơn Nam) Đây là vùng dân cư được hình thành với nhiều nguồn gốc khác nhau, đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo Đồng thời là vùng có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (có 31 dân tộc) Trong đó dân tộc

Kinh chiếm đại da sé

Từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và dân cư của

khu vực ĐBSCL vừa mang những nét chung của đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng cũng lại mang những đặc thù rất riêng có của vùng đất phương

Nam này, đã tạo nên tính cách của người dân ĐBSCL đó là: chuộng tự do dân

chủ, trọng lẽ công bằng, bình đẳng, chí ngang tàng dũng cảm, chuộng nghĩa

khí, tính tự chủ, năng động sáng tạo, luôn thích nghĩ với hoàn cảnh, chuộng tính hiệu quả thiết thực, không hình thức và lý luận suông Đó là tính cách

Trang 14

thái của vùng dat nay đã góp phần cho sự định hướng cũng như phương pháp tư duy, xúc cảm thấm mỹ của họ

Trên vùng đất mang những đặc trưng riêng, báo Đảng bộ các tỉnh ĐBSCL có diện mạo và những đặc điểm riêng biệt so với báo Đảng ở các

khu vực khác trên đất nước

1.1.2.Sự ra đời của báo Đảng các tỉnh Đẳng bằng sông Cửu Long

Lịch sử báo chí cách mạng nước ta có một đặc điểm: Bên cạnh báo

chí của Trung ương còn có báo của đảng bộ địa phương Sự kết hợp chặt chẽ giữa báo chí của Đảng ở Trung ương và địa phương hình thành mạng

lưới báo Đảng trong cả nước cùng thực thi một nhiệm vụ chính trị chung Đó là đấu tranh để đưa đất nước ta tới nền độc lập dân tộc và đi lên xây dung CNXH, tat ca vi dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

- Báo Đảng khu vực ĐBSCL ra đời trong điều kiện chiến tranh ác liệt nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền

Mặc dù là khu vực ở tận cùng của đất nước nhưng báo Đảng khu vực ĐBSCL hình thành từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Những tờ báo in bằng giấy sáp, máy quay tay cũ kỹ, những tờ tin in bằng xu xoa, bột nếp chính là công cụ tuyên truyền đắc lực của Đảng, là vũ khí lợi hại trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, chính trị của Đảng lúc bẩy giờ

Năm 1929, chi bộ An Nam Cộng sản Đảng nhóm họp ở chùa Minh Su (thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) và cho ra đời tờ Công Nông Bình

Tháng 3/1930, đồng chí Châu Văn Liêm, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ đến

Long Hồ tô chức hội nghị chuyển chi bộ An Nam Cộng sản Đảng thành chỉ bộ ĐCS Đông Dương Tờ Công Nông Binh trở thành công cụ tuyên truyền của ĐCS Việt Nam ở tỉnh Vĩnh Long Tờ báo tiền thân của báo Đảng Vĩnh Long hoạt động đến năm 1931 Báo không ra định kỳ, đủ bài

Trang 15

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập thì đến tháng 8/1933, các chỉ bộ Đảng Châu Đốc, Tịnh Biên (vùng biên giới va vung nui của tỉnh An Giang) xin ý kiến của của Đặc uỷ Long - Châu - Rạch - Hà (Long

Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên) cho thành lập Ban chấp hành lâm thời

tỉnh Châu Đốc, đồng thời xin được xuất bản một tờ báo Đảng của địa phương

Ngày 30/7/1934, tờ báo Bạn Nghèo của Châu Đốc ra số đầu tiên Báo được

phát hành trong nội bộ và đưa vào giới công nhân đập đá ở núi Sam, các cơ sở tiểu thủ công, chùa Tháng 10 năm 1934, các đồng chí trong chi bộ Châu

Đốc bị địch phát hiện bắt cùng với cơ sở in ấn Một số đồng chí đã anh ding

hi sinh, tờ báo phải đình bán Mặc dù chỉ ra được 9 số nhưng Bạn Nghèo đã vạch ra con đường đấu tranh, hun đúc quyết tâm đánh đồ để quốc xâm lược,

kêu gọi bà con lao động nghèo, nông dân bị áp bức đoàn kết chiến đấu với kẻ

thù

Tháng 4/1930, TU lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) được thành lập Đáng bộ Mỹ Tho đã vượt qua khó khăn trong thời kỳ hoạt động bí mật, xuất bản tờ báo Đán Cây vào cuối năm 1930 La cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, Dán Cày trở thành công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, hướng dẫn các chi bộ, đảng viên lãnh đạo quần chúng đấu tranh Đặc biệt trong thời kỳ nay, chi bộ xã Đạo

Thành còn cho in tờ báo Giải Phóng, số ra hàng tháng

Trước bối cảnh địch đang dùng mọi thủ đoạn nhằm tiêu diệt nền báo chí cách mạng và dìm các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đưa báo vào hoạt động bí mật, đồng thời

mua hoặc thuê lại giấy phép của những tờ báo tư nhân có tiền, có thế lực để làm diễn đàn đấu tranh công khai Năm 1930, chỉ bộ Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) ra tờ báo bí mật lấy tên Lo Nông Tháng 4/1932, Chi bộ Cao Lãnh

xuat ban td bao Dan Cay Ngoài phần tin tức, báo đăng các điều lệ Công hội,

Trang 16

thanh niên, phụ nữ để hướng dẫn lập các hội quần chúng Về sau, tuần báo này sáp nhập với báo Cửng Khổ của Đặc uỷ Long - Châu - Rạch - Hà (Long

Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên)

Ngay từ những năm đầu mới thành lập Đảng, trên địa bàn Long An đã

có một số tờ báo hoặc tài liệu tuyên truyền huấn luyện được bí mật lưu hành

dưới dạng báo, đó là tờ Giải Phóng (9/1930), Dân Nghèo - Cơ quan của Đặc

uy Vàm Cỏ Đông, Nhà Quê (15/8/1932), Tranh Đấu, Búa Liêm (15/7/1935) -

cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ Chợ Lớn Những năm 1936-1939, không

chỉ lưu hành trong tỉnh nhiều tờ báo xuất bản trong nước như: Đời Mới, Tiến

Lên, Thời Thế, Nhành Lúa ở Long An còn xuất hiện thêm một số tờ báo

mới của Đảng, như tờ Dân Nghèo - cơ quan tuyên truyền của Quận uỷ Đức Hoà, Lao Động, Dân Chúng đã góp phần đắc lực trong cuộc vận động cách mạng ở địa phương, kể cả việc đưa người của Đảng ứng cử vào Hội đồng Quan hat Nam Ky

Nhân dân tỉnh Bến Tre đi theo cách mạng từ rất sớm Ngay từ khi Đảng ra đời, thống nhất ba tổ chức cộng sản ở 3 miền, Liên Tỉnh uỷ Bến Tre - Mỹ Tho được thành lập (tháng 6-1930) và xuất bản tờ Đán Cày làm cơ quan tuyên truyền Đến tháng 5/1931, TU Bến Tre chính thức được thành lập, đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn được cử làm Bí thư TU đầu tiên Vốn có năng khiếu về báo chí, Nguyễn Văn Nguyễn đã dùng tờ báo Dan Cay Nghèo làm công cụ đắc lực dé vận động phát triển cơ sở Đảng

Có thể thấy, những tờ báo Đảng ra đời trong thời gian này với điều kiện

vật chất còn thô sơ, in bằng xu xoa, khô nhỏ, số lượng Ít, thời gian ton tai

ngắn Tuy nhiên việc ra báo phần nào đã nói lên tầm nhận thức sâu sắc của tổ chức Đảng đối với vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng

Trang 17

gop phan tích cực cho công cuộc đếm tranh và vận động cách mạng Bản lĩnh

người làm báo Đảng được tôi luyện dày dặn trong những năm tháng đấu

tranh ác liệt

Năm 1945, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau) có 3 tổ chức hoạt động cách mạng: nhóm Giải Phóng ở quận Phước

Long (chịu sự chỉ đạo của tô chức Giải Phóng ở Hậu Giang); nhóm Tiền Phong ở thị xã Bạc Liêu (chịu sự chỉ đạo của tổ chức Tiền Phong ở Nam Kỳ) và nhóm Độc Lập ở Cà Mau (chưa liên lạc được với tổ chức nào nên hoạt động độc lập) Cuối tháng 10/1945, Xứ uỷ và Liên TU Hậu Giang chỉ đạo triệu tập ba nhóm trên và một số đồng chí vừa mới về đất liền từ nhà tù Côn

Đảo để thành lập TU thống nhất của Bạc Liêu Công tác tuyên truyền, thông tin, báo chí được TU chủ trọng Khoảng giữa năm 1947, TU cho ra tờ báo Chiến Tờ báo này phát hành đến giữa năm 1948 thì đình bản Sau đó, tỉnh có

ra tờ ?Tïn Túc phát hành nội bộ, mỗi tuần ra 1 kỳ khoảng 200 tờ Qua năm

1949, to Tin Tic déi tên là tờ Bạc Liêu (thông tin Bạc Liêu) Thời gian này báo ra tương đối đều kỳ, khổ nhỏ 250x350 hoặc 160x220 cm, in chữ chì bằng máy pêdal

Điều cần chú ý là ngay từ thời gian này, báo chí cách mạng, trong đó có

báo Bạc Liêu, đã xác định rõ là: Không chỉ thông tin trên địa bàn tỉnh mà còn chọn lọc thông tin những van đề thời SỰ, quan trọng trong nước, thé gidi

mặc dù lúc ấy, điều kiện thu nhận thông tin rất khó khăn Trên báo cũng đã có

nhiều bài chính luận khá sắc sảo vào từng thời điểm, hầu như số báo nào, ngay trang nhất cũng có một bài xã luận hoặc bình luận Đặc biệt, báo thể

hiện cao tính quần chúng, dân chủ, tỉnh thần tự phê bình và phê bình của Đảng, không những của các tô chức cơ sở Đảng, Đảng bộ tỉnh mà của cả tập

Trang 18

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Xứ uỷ Nam kỳ điều động đồng chí Hà Huy Giáp về làm bí thư Đặc uy tinh Hau Giang Dac uy tỉnh Hậu Giang xuất bản tờ báo Cùng Khổ đề giáo dục cán bộ, đảng viên và tuyên truyền vận động nhân dân khắp các tỉnh vùng Hậu Giang từ năm 1930-

1936 Năm 1938, TU lâm thời Cần Thơ được thành lập Đầu năm 1941, TU

lâm thời Cần Thơ tổ chức cơ quan in ấn và cho ra báo 7iến Lên của tỉnh Báo Tiển Lên của Tỉnh Đảng bộ Cần Tho kịp thời phổ biến các chủ trương, nghị quyết của trên và TU lâm thời Cần Thơ về kế hoạch khôi phục phong trào cách mạng ở địa phương, xây dựng lực lượng, giác ngộ nhân dân tham gia công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa Báo được bí mật phân phát đến các cơ sở cách mạng ở thành thị và cả trong binh lính, công chức dịch Cùng với sự ra đời của những tổ chức cách mạng đầu tiên cuối thập niên 20 của thế kỷ XX ở

tỉnh nhà, báo chí Cần Thơ đã có mặt từ những ngày đầu gian khó, gắn liền với

những bước thăng trầm của phong trào, làm tốt nhiệm vụ là công cụ đắc lực của Đảng, của cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hoá, tuyên truyền giáo dục đảng viên, đem ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin đến với quần chúng nhân dân, giác ngộ nhân dân, góp phần tích cực cho công cuộc vận động cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa

Để ký niệm 25 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/1955), TU Rạch

Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) chủ trương cho xuất bản tờ báo lấy tên là ##oà

Bình Thống Nhất Báo khỗ 24x36 cm, 8 trang, dưới măng sét có hàng chữ “Cơ quan đấu tranh vì hoà bình thống nhất của nhân dân tỉnh Rạch Giá” Báo in bằng giấy sáp viết bản kẽm, chữ lớn phải khắc “nhẹp” bằng mực in mộc

Trang 19

giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sông cho đồng bào đô thị, hạ giá hàng hoá, chống phạt vạ, tăng lương cho công chức

Năm 1948, do yêu câu của công tác thông tin tuyên truyền của Đảng bộ Sóc Trăng, tờ báo La Hồng đã ra đời Báo ra hàng tháng hoặc nửa tháng 1 kỳ với số lượng vài ngàn tờ Ngoài các tin tức quân sự, phản ánh các trận

đánh của quân ta, La Hong con phé biến chính sách đại đoàn kết dân tộc,

huy động sức của cho kháng chiến thắng lợi với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho thắng lợi”

Ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng cũng là ngày khai sinh báo chí tỉnh Trà Vinh Tờ báo đầu tiên của Đảng bộ Trà Vinh chính là tờ Đoàn Kớ Những số đầu tiên của tờ Đoàn Kết duoc in bằng rônêo Mặc dù hình thức còn đơn giản, nội dung còn hạn chế nhưng đó là tiếng nói của Đảng, của nhân dân, của cách mạng nên ngay từ những ngày đầu báo đã chiếm nhiều cảm tình của độc giả Trong quá trình phát triển và đáp ứng yêu cầu của Đảng trong

từng thời kỳ cách mạng, tờ báo lần lượt đổi tên từ Đoàn Kết, sang Giải

Phóng, tồi Anh Dũng Dù mang tên khác nhau, dưới danh nghĩa là tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng hay của UBND cách mạng nhưng thực chất

đều là tờ báo Đảng, là tiếng nói của Đảng bộ, của nhân dân tỉnh Trà Vinh, là

công cụ đấu tranh giai cấp của Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Báo chí tỉnh Hậu Giang được hình thành từ những năm đầu của Cuộc

kháng chiến chống Pháp Khởi đầu là các tờ tin, tờ báo: #oà Bình Thống Nhất, Giải Phóng, Chiến Đấu

Mặc dù mới ra đời nhưng các tờ báo Đảng khu vực ĐBSCL thời kỳ này thực sự là vũ khí sắc bén của Đảng Nó chính là công cụ đắc lực để tuyên truyền, giáo

dục, giác ngộ tỉnh thần yêu nước của nhân dân, kịp thời vạch trần sự thối nát, mục

ruông của chê độ bù nhìn tay sai bán nước, dã tâm xâm lược cùng tội ác tày trời

Trang 20

của bọn thực dân Pháp Cùng gậy tầm vông vạt nhọn, dao găm, mã tấu tự chế trên chiến địa, những người làm báo Đảng địa phương buổi đầu đã mài sắc ngòi bút cùng cả dân tộc đi vào cuộc kháng chiến Chính những người làm báo Đảng đã góp phần ghi lại thiên anh hùng ca bất hủ về cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, chống đề quốc Mỹ của dân tộc ta

1.2.Phác họa diện mạo hệ thống báo Đảng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

1.2.1 Báo Đảng bộ tỉnh An Giang

An Giang là vùng đất được mở mang muộn màng ở Nam Kỳ, đất rộng, người thưa, đại đa số cộng đồng cư đân gồm người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm Nhiều thế hệ người dân ở đây vừa nghèo, vừa dốt chữ, phải liên tục đấu tranh

với thiên nhiên (vùng lũ đầu nguồn sông Cửu Long), với kẻ thù ngoại xâm

(vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc), lại bị các thế lực phong kiến, thực dân bóc lột, đàn áp nhiều thế kỷ Báo chí cách mạng ở An Giang đã sớm xuất hiện trong bối cánh đó Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tờ báo của đảng bộ An Giang công khai ra mắt bạn đọc với tên Long Châu Hà, số đầu tiên vào ngày 19/8/1975, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và ngày này trở thành ngày truyền thống của báo An Giang Đầu năm 1976, báo chính thức đôi tên là Báo An Giang - cơ quan của Đảng bộ ĐCS Việt Nam tỉnh An Giang

Giai đoạn chuyên tiếp từ thời kỳ bao cấp sang thời kỳ đổi mới 1986-

1990, nền kinh tế đất nước có nhiều đổi mới sau Đại hội VI của Đảng, nền

kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng chuyên biến tích cực Báo An Giang đã

khởi động với khí thế mới, phản ánh nhiều chiều, phát hành rộng rãi ra dân từ 5.000 tờ/kỳ/tuần tăng lên 10.000 tờ/kỳ, với 2 kỳ/tuần và từ 4 trang trắng đen

tăng lên 8 trang, in 2 màu Về hình thức, báo An giang từ 4 trang trắng đen đã

Trang 21

ky/tuan lén 2 kỳ/tuần, rồi 4 kỳ/tuần Số lượng phát hành từ 2.00 tờ/kỳ tăng lên 8.000 tờ rồi 10.000 tờ kỳ Đó là chưa kể đến các số báo đặc biệt hằng năm

như: 30/4, Tết Nguyên Đán, Kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn Hiện nay, báo An Giang là tờ báo dẫn đầu khu vực ĐBSCL về số lượng phát hành (xin xem phần phụ lục 6)

Theo số liệu năm 2000 của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, “Báo An Giang là một trong những tờ báo Đảng địa phương có số lượng phát hành ồn định ở mức khá cao (đứng thứ 9/61 báo Đảng trong cả nước) ” [4., tr.23]

Có thê nói, thành tựu đáng trân trọng của báo An Giang sau 32 năm xây dựng và trưởng thành là sự tiến bộ về chất lượng thông tin, góp thêm không

khí dân chủ, cởi mở trong xã hội Báo An Giang đã thực hiện xuất sắc các chỉ

đạo của Thường vụ TU, không ngừng mở rộng mạng lưới phát hành tới các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Hình thức và nội dung báo An Giang luôn cải tiến đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân găn với nhiệm vụ

chính trị từng thời kỳ Các tin, bài, chuyên mục luôn hấp dẫn, gần gũi với đời -

thường, phản ánh nhiều chiều, đa dạng, phong phú, ngày càng được đông đảo bạn đọc yêu thích Trong sự nghiệp đổi mới, báo An Giang cũng đã tự đổi mới về nội dung và hình thức, phong cách và kỹ thuật báo chí Đặc biệt An Giang Online vừa chính thức ra mắt độc giả vào đúng dịp sinh nhật Bác

(19/5/2008) Những tiến bộ trên đã góp phần làm cho uy tín chính trị - xã hội

cua bao An Giang duoc khang dinh

1.2.2 Báo Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu

Giống như nhiều địa phương khác ở khu vực ĐBSCL, Bạc Liêu là một vùng đất mới, có hệ thống sông rạch đan xen, được phù sa của sông Mê Kông

bồi đắp hằng năm, tạo ra sự phì nhiêu, màu mỡ, dồi dào nguồn lợi thuỷ sản và

Trang 22

đấu vươn lên, tạo dựng những cơ sở quan trọng đề phát triển, từng bước hoà nhập với tiến trình cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước rút ngắn dan khoảng cách giữa các tỉnh trong khu vực và cả nước

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân trong tỉnh, ngày

1/1/1997, báo Bạc Liêu đã ra số đầu tiên giới thiệu tổng quát về đặc điểm tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh và bước đầu thu hút được bạn đọc với

hình thức trang nhã, ấn tượng Thời điểm này, mỗi tuần báo Bạc Liêu ra một kỳ, gồm 8 trang trong đó có 4 trang in màu Hơn một năm sau, báo ra 2 kỳ một tuần, mỗi kỳ 8 trang, khé 28x36cm Nam 2000 báo tăng lên 3 kỳ/tuần

Bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương, đến tháng 8/2007, báo Bạc Liêu đã

tăng trang số ra ngày thứ ba, thứ năm từ 8 trang lên 12 trang (10 trang đen - trắng, 2 trang màu) Đến nay, tất cả 3 số báo đều 12 trang Các chuyên mục, chuyên trang luôn được cải tiến, nhất là số cuối tuần (có 4 trang 4 màu) Công

tác phát hành năm 2007 dat trung binh 5.000 ta/ky -

Các chuyên trang, chuyên mục trên báo phan ánh khá toàn diện bức

tranh về kinh tế, đời sống, văn hoá - xã hội theo từng thời kỳ, dam bao tính

thời sự, đáp ứng được yêu cầu thông tin đến bạn đọc với nhiều đối tượng khác nhau Chuyên trang Xây dựng Đảng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, sử dụng những bài mang tính lý luận cao của một số cộng tác viên chuyên ngành, Trung ương Chuyên trang Kinh tế - Đời sống bám sát những thành tựu kinh tế đời sống nỗi bật của tỉnh Chuyên trang Bạn đọc - Pháp luật tập trung đi sâu thông tin những vấn đề liên quan đến chính sách, những vấn đề người dân quan tâm Chuyên trang Văn hoá - Nghệ thuật: Giới thiệu những

nét văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer ở Bạc

Liêu Chuyên trang Thanh thiếu niên và giáo dục học đường phản ánh phong trào thanh niên trong tỉnh với mục đích nhằm tuyên truyền giáo dục lý tưởng

sống, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Ngoài đối tượng thanh thiếu niên

Trang 23

ngoài xã hội, báo Bạc Liêu chú ý đi sâu trong học đường, qua do dé thay duoc thuc chat nén giáo dục ở địa phương với những mặt làm được và chưa được

nhằm tham mưu cho tỉnh có biện pháp khắc phục và sửa chữa Ngoài ra báo

còn nhiều chuyên trang như: tin tức - Sự kiện; đời sống - x@ hoi; an ninh -

quốc phòng; thế giới - thể thao; khoa học - sức khoẻ và chuyên mục như:

32, 66

“thời sự và suy ngẫm”; “thông tin - thị trường”; “Việt Nam trên đường hội nhập”; “kỹ năng sống”; “an ninh trật tự”

Mặc dù là báo thưa kỳ nhưng qui trình về thời gian xuất bản của báo Bạc Liêu tương tự như nhiều báo phát hành hằng ngày Để có báo phát hành vào 6-7 giờ sáng ngày hôm sau, báo chế bản, xử lý thông tin cuối cùng cho đến 12 giờ đêm hôm trước, thậm chí có thể muộn hơn vào vài giờ nữa Vì

vậy, trên địa bàn báo Bạc Liêu phát hành, nhiều thông tin trên báo Bạc Liêu là

những thông tin thời sự mới nhất Ban biên tập quan niệm cần có những cải tiến, thay đổi trong công tác phát hành so với trước và đã đề ra những biện

pháp sáng tạo như: đưa báo đến tận chi bộ cơ sở, đặt mua báo Bạc Liêu quan Công ty Bưu chính và Phát hành báo chí của Bưu điện tỉnh, các huyện, thị,

báo Bạc Liêu mở rộng diện phát hành tới một số trường trung học phổ thông,

chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh), tất cả chỉ hội nông dân ấp, khóm (được miễn phí đối với

đối tượng đọc báo nhưng có sự tài trợ của các đơn vị, công ty có chức năng nhiệm vụ liên quan đến nông dân như Công ty Lương thực, bảo vệ thực

vật ), những đại lý sách báo ở thị xã, thị trấn, thị tứ

1.2.3 Báo Đảng bộ tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, cách mạng Bản sắc văn hoá truyền thống của người

dân Bến Tre thể hiện ở tính đoàn kết cộng đồng, tự lực tự cường, nhân ái

Trang 24

Bến Tre là nơi đã sản sinh ra nhiều nhân vật tiêu biểu cho đất nước như: Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Lãnh Binh Thăng, Phan

Liêm, Phân Tôn, Nguyễn Thị Định Bản sắc văn hoá và truyền thống đó là

động lực tính thần to lớn của nhân dân Bến Tre, được phát triển mạnh mẽ

trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cuộc Đồng Khởi 1960 là một trong những sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre, được khởi phát từ truyền thống văn hoá cách mạng của quê hương

Báo chí Bến Tre có mặt từ rất sớm nhưng ngày được xem là ngày truyền thống của Báo Đồng Khởi chính là ngày 11/11/1976, nhân khai mạc Đại hội Đảng bộ vòng I, TU Bến Tre quyết định đổi măng sét báo Đồng Khởi đến ngày nay Từ chỗ phản ánh chủ yếu tin tức bài vở chiến trường trong kháng chiến, đến thời điểm đó, báo chuyên sang đề cập nhiều lĩnh vực kinh tế

- xã hội và đời sống nhân dân Hàng tuần tồ soạn tơ chức họp báo và coi đây

là biện pháp hàng đầu để cho báo tránh lạc hậu

Trong 10 năm dau ồn định xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi

phục lại sản xuất, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thường trực TU và sự hỗ trợ của các ban ngành tỉnh, báo Đồng Khởi dần dần khởi sắc, được bạn đọc ưa

chuộng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tín nhiệm Từ năm 1986, khi Đảng

phát động đổi mới, Báo Đồng Khởi mạnh dạn đi đầu, đưa nhiễu tin, bài chống

tiêu cực Để đáp ứng nhu cầu thông tin và tăng tính thời sự, báo xuất bản thêm tờ thứ bảy Chưa có thời kỳ nào báo Đồng Khởi được bạn đọc hâm mộ

đến thế Số lượng báo phát hành từ 5.000 tờ-6.000 tờ, lúc cao điểm lên đến

Trang 25

trong Đảng bộ và nhân dân TU Bến Tre đã kịp thời uốn nắn mọi lệch lạc và

báo Đông Khởi dần dần khôi phục lại sự tín nhiệm

Báo Đồng Khởi hiện nay xuất bản mỗi tuần 2 kỳ vào các ngày thứ ba và thứ sáu, 8 trang với số lượng phát hành trung bình 5.000 tờ/kỳ Báo Đồng

Khởi có một nguồn nhân lực được đánh giá là “đạt chuẩn” cao nhất nhì trong khu vực ĐBSCL với tổng số nhân viên là 36 người gồm có: 24 người tốt

nghiệp đại học, trong đó đã tốt nghiệp đại học báo chí 18 (chỉ sau nhật báo

Cân Thơ), có 2 người là thạc sĩ (nhiều nhất khu vực ĐBSCL) và chỉ có I

người chưa tốt nghiệp THPT

1.2.4.Báo Đảng bộ tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên 5.109 km”, bằng 13,1% diện tích

của vùng ĐBSCL, gồm có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh Dân số

của tinh là 1.200.000 người Với 3 mặt tiếp giáp biển, tỉnh này có bờ biển dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước Giao thông cách trở, đi

lại khó khăn nhưng báo Cà Mau đã vượt qua những trở ngại, đến tay đông đảo nhân dân với những thông tin thời sự nhất trong tỉnh Đến nay đã có 100% đảng bộ huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, chi bộ và hàng trăm điểm trường học trong toàn tỉnh mua báo Cà Mau Trên 20 sở, ngảnh, đoàn thẻ,

huyện, thành phố phối hợp mở chuyên mục và chuyên trang, phát hành báo

theo hệ thống ngành dọc

Ngày 21/6/2008, nhân kỷ niệm 83 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, báo Cà Mau đón nhận Huân chương lao động hạng nhì Từ tờ tiền thân la bao Chién chi von ven 5-7 đồng chí, đến nay báo Cà Mau đã có tổng số cán bộ, phóng viên, nhân viên là 42 người, trong đó biên chế là 33 người Sau khi

chia tách từ tỉnh Minh Hải, báo Cà Mau phát hành hằng tuần, khổ 34x42cm, 8

trang Tờ phụ bản ra hàng tháng, khổ 24x32cm, 32 trang Đầu tháng 4 năm

2002, báo Cà Mau xuất bản 3 ky/tuan, 12 trang, khổ 30x40, 4 trang màu và

Trang 26

một số đặc san cuối tháng khổ 20x30 em, in màu trên giấy tốt Từ năm 2002

đến nay, báo Cà Mau được TU, UBND tỉnh và các ngành, các cấp quan tâm, đầu tư kinh phí mua sắm máy móc, trang thiết bị tương đối hiện đại, từ đó qui trình tờ báo được khép kín, tạo được hiệu quả cao trong công tác tuyên

truyền, gop phan tich cuc vao nhiém vu phat triển kinh tế - văn hoá - xã hội,

quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà

Có thể nhận thấy rõ sự hợp tác chặt chẽ giữa toà soạn và đội ngũ cộng

tác viên trong và ngoài tỉnh Chuyên đề Xây dựng Đảng, năm 2004 đã đăng 52 bài thì năm 2006 tăng lên 94 bài Chuyên đề Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở: năm 2004: 10 bài, năm 2007: 17 bài Chuyên đề Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Năm 2004: 47 bài, năm 2005: 47 bài, năm 2006: 27 bài, năm 2007: 31 bài Chuyên đề biển - đảo: năm 2005: 34 bài, năm 2007: 52 bài Chuyên đề học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh: năm 2007:

120 bài

5 năm gần đây, báo Cà Mau từng bước thay đổi trình bày theo hướng

hiện đại hơn Chọn lựa những co chữ phù hợp với từng thể loại tin, bài, sử dụng tram, màu ở những tin, bài quan trọng, tạo điểm nhấn đối với bạn đọc

Ban biên tập báo cũng xây dựng nhiều chuyên trang và trên từng chuyên trang mở nhiều chuyên mục nhằm làm cho lượng thông tin ngày càng phong phú, đa dạng hơn Báo Cà Mau mở hướng tuyên truyền theo từng chuyên dé cu thé đang đặt ra những vấn đề bức xúc trong cuộc sống Tăng cường tuyên truyền gương người tốt việc tốt bằng thê loại ký sự chân dung để lấn dần các hiện tượng tiêu cực của xã hội, “chứ không nhất thiết phải đưa hàng loạt chuyện xấu” Báo tăng cường sử dụng các thể loại báo chí như: phóng sự điều tra, phóng sự, ghỉ chép, ký chân dung

Thời gian qua, báo Cà Mau luôn đứng trước những khó khăn, thử thách lớn kê cả khách quan và chủ quan Tuy nhiên, với ý chí tiến công và ý thức

Trang 27

được trọng trách của mình trước đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, tờ báo đã có bước phát triển khá toàn diện và nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng,

nội dung cũng không ngừng được nâng lên Tờ báo ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sơng chính trị, văn hố của tỉnh nhà Tờ báo có quan điểm chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân Mặc dù bị tác động của cơ chế thị trường nhưng tờ báo vẫn không đi chệch hướng tôn chỉ, mục đích đề ra, không chạy theo khuynh hướng thương mại hoá báo chí

1.2.5.Báo Đảng bộ Thành phố Cân Thơ

Cần Thơ cách tỉnh Vĩnh Long 34 km, thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) 62 km, cách tỉnh Sóc Trăng 63km, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền

Giang) 104 km, thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) 116km, va cach thành

phố Cà Mau 179 km Có vị trí địa lí thuận lợi là nằm ở trung tâm của khu vực ĐBSCL và Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Cần Thơ có thêm động lực mới tạo đà phát triển đề trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia

Là tiếng nói của Đảng Bộ, chính quyền thành phố Cần Thơ và diễn đàn của nhân dân, sau hơn 15 năm phần đấu xây dựng và phát triển (1992-2007), báo Cần Thơ luôn, giữ vững tôn chỉ, mục đích tờ báo của Đảng bộ thành phố

Cần Thơ, bám sát sự chỉ đạo và định hướng tuyên truyền của Đảng, các qui

định của Nhà nước trong hoạt động báo chí, không ngừng cải tiến nội dung,

cách tân hình thức, thông tin kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của địa

phương, trong nước và quốc tế; cải tiến, nâng cao chất lượng các chuyên

mục , phản ánh trung thực, sinh động mọi lĩnh vực đời sống xã hội, những

thành tựu của quê hương, đất nước trong những năm đổi mới

Từ tháng 4/1992, kế thừa báo Hậu Giang (cũ), báo Cần Thơ xuất bản 2

kỳ/tuần, 8 trang, khổ 30x40 cm, in 2 màu Từ tháng 4/1996, báo Cần Tho tăng

Trang 28

trang, khổ 30x40 em, in hai màu Từ thang 1 nam 1999, tăng thêm kỳ chủ

nhật, 16 trang, khổ 30x40 cm, in 4 màu Từ tháng 7/2000, báo Cần Thơ xuất

ban 5 ky/tuan 3 tháng sau tăng lên 6 kỳ/tuần

Ngày 1/1/2001, báo Cần Thơ xuất bản 7 kỳ/tuần, 6 trang khổ 42x58

cm, in 2 màu, trở thành tờ nhật báo cách mạng đầu tiên và duy nhất ở ĐBSCL Một năm sau, Nhật báo Cần Thơ tăng lên 8 trang, khổ 42x58 cm, in

2 màu, xuất bản liên tuc 6n dinh dén nay Ngay 1/1/2004, báo Cần Thơ điện

tử phát thử nghiệm trên mạng Internet và ngày 3/2/2004, báo Cần Thơ điện tử

phát chính thức, trở thành Báo điện tử đầu tiên ở ĐBSCL

Từ ngày tái lập tỉnh Cần Thơ (tháng 4/1992), báo Cần Thơ không ngừng nỗ lực vươn lên xây dựng lực lượng, từng bước trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, không ngừng cải tiễn, nâng cao chất lượng tờ báo, tạo bước đi vững chắc Từ chỗ kế thừa báo Hậu Giang (cũ) định kỳ xuất bản 2 số/tuần, với § trang, khô 30x40 cm, đến nay, báo Cần Thơ phát hành hàng ngày với số lượng xuất bản dao động từ 6.500 tờ/kỳ - 7.500 tờ/kỳ Từ chỗ tổng số biên chế chỉ gần 20 người (trong đó chỉ có khoảng 10 người trực tiếp làm nội dung), đến nay báo Cần Thơ có một đội ngũ I25 người, trong đó trình độ cao đẳng, đại học là 76 người (có 19 người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành báo chí), 48 đảng viên Lực lượng trực tiếp làm nội dung chiếm đến 105 người (Việt ngữ là 81 người, Khmer ngữ là 24 người)

1.2.6.Báo Đảng bộ tỉnh Đông Tháp

Đồng Tháp - tên rút gọn địa danh lịch sử Đồng Tháp Mười, nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ Đồng Tháp Mười được biết đến là vùng đất khắc nghiệt chua phèn, muỗi, đỉa và đồng ruộng bạt ngàn bưng lác, nước nỗi ngập trắng rộng hàng triệu hécta Nằm ở

giáp biên giới Campuchia, Đồng Tháp có dân số 1,64 triệu người, diện tích

Trang 29

Mười với 2 sông lớn chảy qua Ngay sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cũng như các tỉnh bạn, Đồng Tháp tập trung dồn sức hàn gắn vết thưong chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển sản xuất; đồng thời phải thường xuyên đối phó với thiên tai lũ lụt hằng năm gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân

Kỳ tích 30 năm của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp là đã nỗ lực khai thác có hiệu quả tài nguyên trên vùng đất của mình, biến điểm bất lợi là đất ngập nước, chua phèn thành lợi thế riêng để vùng đất hoang hoá Đồng Tháp Mười trở thành tỉnh sản xuất lúa có sản lượng đứng thứ ba trong vùng Mỗi năm, Đồng Tháp đóng góp hơn 2 triệu tân lúa (trên 80% lúa chất lượng cao) cho nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu Đồng thời đạt nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và đang chuẩn bị điều kiện để tăng tốc trong tiễn trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Những sự chuyển biến tích cực đó của tỉnh Đồng Tháp có sự đóng góp không nhỏ của báo chí tỉnh nhà

Báo chí tỉnh Đồng Tháp gắn liền với các phong trào yêu nước và sự ra đời của Đảng ta Ngay từ đầu, những người yêu nước và các đảng viên cộng sản trong tỉnh đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của báo chí và sử dụng báo chí như một vũ khí tuyên truyền, vận động và tô chức quân chúng chống lại âm mưu, thủ đoạn của địch Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, báo chí Đồng Tháp luôn có mặt, luôn đứng vững trên mặt trận đấu tranh tư tưởng - văn hoá Từ sau ngày giải phóng, điều kiện thuận lợi hơn, báo chí

Đồng Tháp càng phát triển Tỉnh Đồng Tháp thành lập (tháng 3/1976), Báo Cờ Giải Phóng đổi tên thành Đồng Tháp Từ đây đánh dấu một dấu mốc quan

trọng đối với báo Đồng Tháp là từ phát không nay chuyển sang bán Từ 4 trang in trang đen, số lượng vài trăm tờ/kỳ đến năm 2000 báo nâng lên 8

Trang 30

400.000 bản, phát hành các số đặc biệt nhân các ngày lễ, tết Toà soạn phát

triển thêm nhiều phòng chuyên môn Hiện nay báo có 12 trang, 2 màu

Hình thức và nội dung tờ báo cải tiến ngày một tốt hơn, mở rộng mạng lưới phát hành vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới Báo hiện nay có hàng chục chuyên mục chuyên trang lôi cuốn được nhiều bạn đọc tham gia cong

tac nhu: chuyén muc “Hoc tap va lam theo tam gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

“chuyện nông thôn”, “tiếp thu phê bình”, “bạn đọc cần biết”, “trao đổi chính

sách pháp luật”, “trao đổi nghiên cứu”, “ảnh phê bình”, “trả lời bạn đọc”;

“sóc nhìn”, “đất nước con người”, “thành phố về đêm”, “đọc sách”, “chuyện nhỏ”

1.2.7.Báo Đảng bộ tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa một mạng lưới sông

ngòi, kênh rạch chang chit nhu: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cải Tư, kênh

Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn Các tuyến đường

lớn chạy qua tỉnh là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 80, Quốc lộ 91 Phía Bắc tỉnh Hậu

Giang giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang Đây là tỉnh mới được thành lập vào cuối năm 2003 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ

Sau khi chia tách, đầu tháng 1/2004, TU Hậu Giang ra quyết định thành

lập báo Hậu Giang Báo Hậu Giang trở thành “Cơ quan ngôn luận cla DCS

Việt Nam tỉnh Hậu Giang, là tiếng nói của chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang” Ngày 5/3/2004, báo Hậu Giang ra số đầu tiên Sau đó, báo phát hành

vào ngày thứ ba hàng tuần, gồm 12 trang 6 tháng sau, ngày 1/9/2004, Báo tăng lên 2 ky/tuan Tháng 1/2005, báo xuất bản 3 kỳ báo/ tuần vào các ngày:

thứ ba, thứ sáu và chủ nhật

Khi mới thành lập, toàn bộ nhân sự của báo Hậu Giang là 16 người,

Trang 31

chưa tới 6 tháng Đến nay toàn bộ nhân sự của báo là 51 người, trong đó có 34 người thuộc biên chế, hợp đồng 17 người 36 người có trình độ đại học Từ 2 đảng viên ban đầu đến nay Chi bộ Báo Hậu Giang có 21 đảng viên Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phóng viên, đặc biệt là phóng viên trẻ mới vào nghề, Ban biên tập báo Hậu Giang hằng tháng đều chỉ đạo cho các ban nghiệp vụ hướng dẫn về nghiệp vụ Đồng thời, phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với 6 chuyên đề cho 48 phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên Để có được những thông tin nóng, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, ban biên tập chủ trương xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài tỉnh khoảng hơn 200 người, góp phần cung cấp thông tin, để tài mới, điển hình; nhờ đó nội dung tờ báo ngày càng phong phú và nâng cao uy tín của tờ báo hơn

Năm 2007, báo đã thực hiện 12 trang phụ trương, mở chuyên mục “Tìm hiểu bầu cử Quốc hội” và “Tiến tới bầu cử Quốc hội khoá XII”, “Học

tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Bên cạnh đó, báo Hậu Giang hợp tác tuyên truyền với 7 huyện, thị và I1 sở ngành trong tỉnh thực hiện được 105 lượt chuyên trang, đồng thời tăng cường thêm II phụ trương chuyên sâu: y tế, giáo dục, thuế, an toàn giao thông, bảo hiểm xã hội, truyền thông giáo dục sức khoẻ, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển

nông thôn Năm 2007, báo Hậu Giang xuất bản được 158 kỳ báo với số lượng

phát hành hơn 600.000 tờ

1.2.8.Bdo Đảng bộ tỉnh Kiên Giang

Tháng 2/1955 tờ báo Hoà Bình Thống Nhất - cơ quan đấu tranh vì hoà

bình thống nhất của nhân dân tỉnh Rạch Giá - ra đời Đến năm 1960 tờ #oà

Trang 32

Thang va dén tháng 12/1976, tờ báo chính thức mang tên là báo Kiên Giang cho đến ngày nay

Từ tờ báo 4 trang rồi 8 trang khổ 30x42 cm, hai màu định kỳ phát hành hàng tuần, đến tháng 7 năm 1999, báo Kiên Giang tăng 2 kỳ/tuần, 8 trang,

bốn màu, phát hành bình quân 6.000 bản/kỳ được bạn đọc ủng hộ và hoan

nghênh Kiên giang là tỉnh nỗi trội về tiềm năng kinh tế tại vùng ĐBSCL nhờ ưu thế về vùng biến, hái đảo và ven biển Biển, đảo Kiên Giang có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, là cửa ngõ giao lưu kinh tế với các nước trong khối

ASEAN Những lợi thế ấy tạo điều kiện cho Kiên Giang phát triển kinh tế

biển một cách toàn điện với các lĩnh vực như khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,

công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch sinh thái biển - đảo và giao thương với các nước trong khu vực Kinh tế tỉnh nhà phát triển cùng với sự quan tâm của TU nên báo Kiên Giang luôn là tỉnh có số lượng phát hành khá cao trong khu vực ĐBSCL Năm 2007 báo Kiên Giang có số lượng phát hành đứng thứ 2 trong tổng số 13 đơn vị báo Đảng trong khu vực (7.500 tờ/kỳ), chỉ sau báo Đảng bộ tỉnh An Giang Từ năm 2000 đến nay, số lượng phát hành của báo luôn đạt trên 6.000 tờ/kỳ, riêng năm 2005 và năm 2006, số lượng phát

hành đạt đến 8.000 tờ/kỳ

Hiện nay báo Kiên Giang phát hành 3 kỳ/tuần vào các ngày thứ hai, thứ

tư và thứ sáu, khổ báo 26x39 cm, 12 trang, In tại Xí nghiệp in H6 Van Tau

1.2.9 Báo Đảng bộ tỉnh Long Án

Tỉnh Long An ngày nay gồm phần lớn đất của tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũ hợp lại Cách thành phố Hồ Chí Minh 47 km, Long An chính là cửa ngõ của ĐBSCL, phía Bắc giáp Tây Ninh và nước bạn Campuchia, phía Đông

giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp Tiền Giang và phía Tây giáp

Trang 33

triền sông của hai con sông lớn Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây Ở phía Bắc tỉnh có một số gò, đồi thấp, còn lại thì bằng phẳng Phần đất phía Tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười

Do năm ở vị trí chiến lược sát với thành phế Sài Gòn - Chợ Lớn trước kia (thành phố Hồ Chí Minh sau này) nên địa bàn hoạt động của báo chí cách

mạng ở Long An cũng rất phong phú, sôi động Trong điều kiện đó, báo Long An được ghi nhận là một trong những tờ báo Đảng địa phương có truyền thống lâu đài và đóng góp thành tích đáng kế qua từng thời kỳ cách mạng

Tháng 5/1976, hai tỉnh Long An và Kiến Tường nhập lại thành tỉnh Long

An (mới) Hai bộ phận Thông tấn - Báo chí của hai tỉnh cũng nhập làm một Đầu xuân Bính Thìn (1976), báo Long An ra đời - là dấu son mới của sự phát triển báo

Dang Long An, tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ vang của Báo Quyết Tiến và

Tháp Mười Anh Dũng Đầu thập niên 90 của thễ kỷ XX, trên tinh thần đổi mới

thông tin, đa dạng thông tin, ngoài tờ báo chính, báo Long An đã in thêm phụ trương Bóng đá và sau đó thêm Long An Cuối Tuần, Long An Cười, số lượng phát hành rất cao trên phạm vi cả nước Báo Long An là một trong những tờ báo Đảng

bộ tỉnh đầu tiên tiến hành hạch toán kinh doanh lấy thu bù chỉ, giảm bớt sự bù lỗ

của ngân sách Đảng Đội ngũ làm báo chuyên nghiệp trong tỉnh cũng như cộng `

tác viên - đặc biệt là cộng tác viên ở thành phố Hồ Chí Minh - phát triển mạnh và

có nghiệp vụ ngày càng vững vàng

Ngày 19/5/2008, nhân kỷ niệm sinh nhật Bác, báo Long An chính thức tăng kỳ Như vậy, hiện nay báo Long An ra 5 kỳ/tuần vào các ngày: Thứ hai,

thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu Mỗi số có 12 trang với số lượng phát hành 6n định ở mức 6.500 tờ/kỳ

1.2.10.Báo Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng

Đầu năm 1992, tính Sóc Trăng được tái thành lập từ tỉnh Hậu Giang

(cũ) Dân số toàn tỉnh có trên 1,2 triệu người gồm cộng đồng 3 dân tộc Kinh -

Trang 34

Khmer - Hoa cùng cộng cư sinh sống Thời điểm đó, các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh có mức xuất phát điểm thấp so với các tỉnh trong khu

vực ĐBSCL Tuy vậy, không lâu sau ngày được tái lập tỉnh, ngày 23/4/1992,

báo Sóc Trăng ra số báo đầu tiên Như vậy, báo Sóc Trăng, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ ĐCS Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, tiếng nói của nhân dân Sóc

Trăng lại ra mắt bạn đọc, tiếp tục nhận nhiệm vụ vẻ vang mà nhân dân giao

phó Biên chế của báo lúc này chỉ có 10 cán bộ, phóng viên, nhân viên được chuyển từ báo Hậu Giang về cộng thêm một số mới tuyển dụng Báo ra Ikỳ/tuần với số trang từ 8-12 trang, khô 30x40 cm, sé lượng phát hành tăng

dan tir 5000 to/ky lên 10.000 tờ/kỳ Hiện nay, báo ra 2 kỳ/tuần vào các ngày

thứ ba và thứ năm với số lượng phát hành trung bình từ 4.500 tờ - 5.300 tờ/kỳ

Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 28% dân số của tỉnh) nên ngoài báo chữ Việt còn xuất bản tờ Báo Sóc Trăng chữ Khmer Báo Sóc Trăng chữ Khmer xuất bản một kỳ một tuần vào ngày thứ hai với số lượng 1.300 tờ/kỳ phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí cho đông đảo các vị sư

sãi và đồng bào Khmer trong tỉnh Báo được phát hành rộng rãi khắp các ban

ngành, đoàn thể cấp tỉnh và 9 huyện, thành phố; các chi bộ, đảng bộ cơ sở;

các trường THPT trong tỉnh Riêng báo Khmer phát hành đến các xã ,

phường, thị trấn, chùa Khmer, trường học nơi có đông đồng bào Khmer

sinh sống

Năm 2007, báo Sóc Trăng đã thực hiện 4.151 tin, bài và tiếp nhận đăng tải của cộng tác viên được 3.046 tin, bài; phối hợp với các ban, ngành, đoàn

thể các cấp, các doanh nghiệp thực hiện 68 chuyên trang, chuyên mục

tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương, nhất là

trên các lĩnh vực phòng chống thiên tai, an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chỗng dịch bệnh Ngoài việc cải tiến nâng cao chất

Trang 35

lượng nội dung, báo Sóc Trăng còn cải tiến và nâng cao hình thức trình bày,

bố cục trang, mục, bài viết, hình ảnh hợp lý, tạo sự thẳm mỹ và trang nhã cho tờ báo, được bạn đọc đánh giá là có sự tiễn bộ hơn so với trước đây

1.2.11.Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh nằm dọc theo sông Tiền với chiều dài 120 km,

có 32 km bờ biên, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam, phía Bắc

và Đông Bắc giáp Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông Diện tích tự nhiên 2.366 km”, có 7 huyện và thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công

Dân số trung bình 1.665 ngàn người, mật độ 704 người/km” Số người trong độ tuôi lao động chiếm khoảng 72,9% dan sé

Trên nền tảng của văn hoá Việt Nam, Tiền Giang còn có những tiếp cận với nền văn hoá Án Độ, Khmer, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo qua người Chăm Mảnh đất Tiền Giang không chỉ hun đúc nên những con người quả cảm “mang gươm đi mở nước” mà còn là quê hương của những bậc nghĩa khí sẵn sàng hy sinh bảo vệ non sông, đất nước mà ngày nay còn in

dau ở di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, khu di tích anh hùng dân tộc Trương

Định, di tích Ấp Bắc, Luỹ pháo đài

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Tiền Giang được thành

lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Mỹ tho và Gò Công Báo Ấp Bắc trở thành cơ

quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang Trụ sở của báo đặt tại thành

phố Mỹ Tho Cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ phóng viên và biên tập viên dày

dạn kinh nghiệm trong chiến đấu lại được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau

như cán bộ từ khu, cán bộ tại chỗ đã giúp cho báo Ấp Bắc đã trở thành một tờ

báo mang tính chính qui, đáp ứng yêu cầu của một tờ báo địa phương, vừa làm nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn đường lối, chủ trương của đảng bộ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quôc, vừa phản ánh mọi nguyện vọng của

Trang 36

các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, văn hoá, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Đất nước bước vào thời kỳ đôi mới, báo

cũng đã kịp thời đối mới cả hình thức và nội dung, tăng số kỳ xuất bản, tăng trang và xuất bản thêm các tờ phụ trương Ấ? Bắc Chủ Nhật và Phụ Nữ Ấp

Bắc

Hiện nay báo xuất bản 3 kỳ/tuần vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sau Bao có 35 cán bộ, phóng viên, nhân viên, trong đó có 22 người có trình

độ đại học, số lượng phát hành 5.500 tờ/kỳ

1.2.12.Báo Đảng bộ tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông Đắt

Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình

thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi Độ cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển Ngoài ra còn có hàng trăm gò, giồng đất và một mạng lưới sông rạch và kênh đào chăng chịt đã tưới tiêu và phù sa cung cấp cho cây trồng Đây cũng là tỉnh có số đồng bào dân tộc Khmer dong thứ nhì tại Nam Bộ

Năm 1992, tỉnh Cứu Long tách thành hai tinh Vinh Long, Tra Vinh Báo Trà Vinh, những năm đầu từ 1992-1995 tiếp tục xuất bản bằng hai thứ tiếng tiếng Việt và báo tiếng Khmer Báo tiếng Việt xuất bản tuần hai số: thứ

năm và chủ nhật với số lượng phát hành 19.000 bản/kỳ Báo Khmer ổn định từ 1.100 đến 1.200 bản/kỳ (chưa kể những số đặc biệt mừng tết Nguyên đán

và tết dân tộc Khmer) Hiện nay báo có § trang, phát hành vào ngày thứ tư và

thứ sáu, khổ 28x41

Trang 37

đức báo chí Việt Nam, được Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh đánh giá cao về những đóng góp lớn lao vào cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

1.2.13.Báo Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long

Ngày 26/12/1991, Nghị quyết Quốc hội khoá VIH, kỳ họp thứ X, tách

tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh Báo Cửu Long cũng tách ra thành báo Vĩnh Long và báo Trà Vinh Báo Vĩnh Long ra số l vào ngày

7/5/1992, khé 32x42 cm, in 2 mau, 8 trang, mỗi tháng có phụ san ƒ? Tuổi

Thơ, 4 trang, số lượng tăng lên từ 2.000 lên trên 4.000 tờ/kỳ Đầu tháng

7/1999, báo tăng 10 trang, khô 32x42 em Riêng to Vinh Long Chu Nhat, bao Vĩnh Long tự làm không còn hợp tác với Công An Vĩnh Long nữa, vẫn § trang khổ 32x42 cm

Từ khi chia tỉnh, biên chế của báo từ 23-27 đồng chí, địa bàn hẹp một

nửa nhưng số lượng phát hành lại tăng gấp đôi so với báo Cửu Long Số lượng tăng nhờ từ năm 1992 đến nay, Ban biên tập đã linh hoạt phát hành theo 3 hệ thống: bán qua bưu điện, phát hành qua đại lý bán lẻ, toà soạn trực tiếp phát hành cho cán bộ xã, phường và nhân dân Một nguyên nhân nữa khiến số lượng phát hành tăng chính là chất lượng nội dung ngày cảng tăng Báo Vĩnh Long là một trong những tờ báo Đảng bộ giàu thành tích về giải báo chí quốc gia của khu vực ĐBSCL trong những năm gần đây Mỗi số báo đều có phóng sự “đỉnh” Tin, bài theo sát đời sống kinh tế xã hội May nam gần đây xuất hiện nhiều bài phóng sự điều tra về các vấn đề xã hội bức xúc được quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh quan tâm theo dõi

Trang 38

Tiểu kết chương ï

Nếu lẫy mốc từ tờ báo tiếng Việt đầu tiên (tờ Gia Định báo ra đời năm 1865), hoặc lẫy mốc từ tờ báo cách mạng đầu tiên (tờ Thanh Niên ra đời ngày 21/6/1925) thì báo chí vẫn là loại hình du nhập vào nước ta rất muộn Tuy

nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí đã sớm phát huy được tác dụng của mình trên mặt trận chính trị, văn hoá, tư tưởng Báo chí ở khu vực ĐBSCL,

đặc biệt là các tờ báo Đảng, trong những năm chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng đất nước luôn sát cánh cùng nhân dân Khảo sát báo Đảng các tỉnh ĐBSCL là công việc thiết thực, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt thực tiễn lẫn nghiên cứu lý luận bao chi

Trong chương một này, chúng tôi đã phác họa những nét tổng quát nhất

về khu vực ĐBSCL với những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội, nơi khai sinh

và nuôi dưỡng hệ thống báo Đảng trong khu vực này Chúng tôi cũng đã sơ

bộ phác thảo về diện mao cua 13 to báo Đảng của các địa phương ở đây

Những cứ liệu được trình bày trong chương này sẽ tạo tiền đề cho việc đi sâu phân tích những đặc điểm, ưu thế và hạn chế của báo Đảng ĐBSCL, trong các chương tiêp theo của luận văn này

Trang 39

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM BẢO ĐẢNG -

CAC TINH DONG BANG SONG CUU LONG 2.1.Những đặc điểm chung

2.1.1 Báo Đảng đồng vai trò quan trọng ở các địa phương

2.1.1.1 Vai trò của báo Đảng địa phương ở Đông bằng sông Cứu Long

Ở mỗi giai đoạn lịch sử ác liệt đều có sự xuất hiện của báo chí với

nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối cách mạng đến đông đảo người dân Những năm kháng chiến chống Mỹ, chiến trường Bến Tre chia cắt nhỏ hẹp, địch dùng cả B52, pháo hạm ngoài biển bắn phá ngày đêm cũng không

đánh dạt được cơ sở cách mạng Toà soạn báo luôn trụ lại trong dân, nhờ dân

che chở, nhờ vậy mà việc phát hành báo chí không hề gián đoạn Để có nội

dung phong phú được nhiều người ưa chuộng, các phóng viên phải bám sát cơ sở Có nhiều tắm gương phóng viên vừa gan dạ, dũng cảm, vừa mưu trí sáng tạo làm nên những tác phẩm báo chí có giá trị phải hy sinh cả xương máu của mình Những ngày đầu tiếp quản, toà soạn báo Chiến T¡ hang doi vé trung tam

thị xã, quản lý các cơ sở ¡in ấn của tỉnh Toà soạn vừa tiếp tục xuất bản báo,

mỗi tuần một số, khổ 30x40 với số lượng phát hành 1.000 tờ vừa gấp rút mở lớp huấn luyện nghiệp vụ ngắn ngày để đào tạo đội ngũ tay viết rải rác khắp các huyện Nhờ vậy mà nội dung báo bao quát được tình hình trong tỉnh

Những bài viết của báo Lao Khổ, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Vĩnh Long bám sát thực tiễn sinh động của cách mạng nên có sức giáo dục rất cao

Qua báo, quần chúng ngày càng hiểu rõ tội ác và những luận điệu xảo

trá, xuyên tạc của bọn thực dân Pháp và tay sai, nhận thức được sức mạnh

Trang 40

sắc và niềm tự hào cho những người làm công tác thông tin báo chí lúc bấy giờ Ngoài những bài nghị luận có tính chất hướng dẫn lãnh đạo quần chúng

đâu tranh đòi Mỹ - nguy thi hành Hiệp định Giơnevơ còn có bài thông tin về tình hình thế giới, tình hình miền Bắc, tình hình các địa phương miền Nam nổ

ra những cuộc đấu tranh chéng dich khủng bố, chống chỉ dụ cướp đất của chính quyền Ngô Đình Diệm Số báo đầu tiên có đăng hai mẫu chuyện nói về bà con tiễn người thân tập kết ra Bắc hứa hẹn ở lại đấu tranh đòi hiệp thương,

chuyện về một nông dân gửi lại nắm đất cho Bác Hồ Tờ báo được lưu hành

ra cả những thị tran va duoc ba con ta cat giấu, giữ gìn như bảo vệ một cán bộ

cách mạng

2.1.1.2.Báo Đảng sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả chiến

tranh, vươn lên trong sản xuất

Sau ngày 30/4/1975, cả đất nước được độc lập, thống nhất, báo Đảng bước vào nhiệm vụ mới Trong những năm tháng xây dựng lại quê hương từ

đống đồ nát hoang tàn của chiến tranh, báo An Giang đã hồn thành tốt vai trị

thơng tin tuyên truyền, phản ánh và hướng dẫn định hướng dư luận trong

chiến tranh biên giới bảo vệ tỉnh nhà; cải tạo đồng ruộng tăng nhanh sản

lượng lương thực để vượt qua cảnh thiếu đói, làm nghĩa vụ tiền tuyến và cả

nước, ôn định trật tự phía sau để từng bước xây dựng lại quê hương

Quê hương giải phóng, thuận lợi có nhiều nhưng những khó khăn do chiến tranh để lại không phải là ít Báo Ấp Bắc đã chú trọng công tác tuyên tuyển làm cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu rõ mọi chủ trương, chính

sách của Đảng, cùng nhau khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất,

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng T: So sânh mức hưởng thụ bâo giữa khu vực ĐBSCL vă vùng duyín  hải  đông  băng  Bắc  bộ:  - Báo đảng ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long hiện nay
ng T: So sânh mức hưởng thụ bâo giữa khu vực ĐBSCL vă vùng duyín hải đông băng Bắc bộ: (Trang 48)
- _ Ông (bă) có đề nghị, yíu cầu gì về nội dung, hình thức thể hiện của bâo địa phương? - Báo đảng ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long hiện nay
ng (bă) có đề nghị, yíu cầu gì về nội dung, hình thức thể hiện của bâo địa phương? (Trang 132)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w