1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục

138 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 21,98 MB

Nội dung

Trang 2

| BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HANH CHINH QUOC cIAl HỒ CHÍ MINH ¡ HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN ĐỖ THỊ VIỆT OANH BÁO CHÍ VỚI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG TIÊU CỰC TRONG GIÁO DỤC Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01

LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG

NGUOI HUGNG DAN KHOA HOC: GS.TS Duong Xuan Ngoc

[HOC VEN BAO Cala uve tae

| 2 - ing |

Someries

Trang 3

Chuong 1; TIEU CUC TRONG GIAO DUC VA BAO CHI VOI CONG TAC TUYEN TRUYEN CHONG TIEU CUC TRONG GIAO DUC 11

1.1 Tiêu cực trong B1ÁO ỤC HH ng ng g1 1 T111 1181111556 11 1.2 Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo ¡0 .^® Ố 23

Chương 2: TUYÊN TRUYỀN CHỐNG TIÊU CỰC TRONG GIÁO DỤC CỦA BÁO CHÍ- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 43

-_ 2.1 Thực trạng tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục của báo chí nước ta |

2.2 Những vấn đề đặt ra trong việc tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục

05.1500 74

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYENTRUYEN CHỐNG TIÊU CỰC TRONG GIÁO DỤC TRÊN BÁO CHÍ 83

3.1 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của phóng viên báo chí về tiêu cực trong giáo dục và chống tiêu cực trong giáo ỤC cccticcccxeccee 83 3.2 Đảng và Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện cho báo “chi chống tiêu cực trong giáo dục ¬ &&& 92 3.3 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục c-« «ca 94 3.4 Đào tạo bồi đưỡng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và các nhà báo có đủ năng lực và trách nhiệm đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục 98

Trang 4

Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề nguồn lực con người đã được nâng lên tầm chiến lược Trong đó giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ giữ vai trò chủ đạo, phát triển giáo dục được khẳng định “là quốc sách hàng đầu, là nên tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Định hướng có tính chiến lược về giáo dục và đào tạo của Đảng ta tại Đại hội X cũng đã khẳng định: “Đổi mới toàn điện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc

phục lối truyền thụ một chiều Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất

lượng giáo dục Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục”.[18]

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu Chúng ta vẫn tự hào vì đân tộc ta là dân tộc hiếu học, có truyền thống “tôn sư, trọng đạo” Trí tuệ Việt Nam luôn được khẳng định trong

các kỳ thi quốc tế Từ năm 2000, cả nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục Hiện nay, đã có 30 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ

cập trung học cơ sở Đội ngũ khoảng 900.000 thày, cô giáo từ bậc tiểu học đến bậc sau đại học, trong đó có khoảng 400.000 người có trình độ đại học và trên đại học không chỉ là lực lượng hùng hậu mà đại bộ phận còn là những người đầy nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục Cơ sở vật chất tuy còn thiếu thốn

nhưng đã có tiến bộ vượt bậc so với trước thời kỳ Đổi mới Trường học khang

Trang 5

vực giáo dục đã có xu hướng ngày càng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường và các cấp học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm thiết bị đạy học, tiêu cực liên quan đến trách nhiệm của giáo viên và đạo đức nhà giáo Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản của giáo dục làm cản trở bước phát triển chung của xã hội

Nếu cứ nhìn vào những con số thành tích mà ngành giáo dục đạt được qua báo cáo hàng năm của các ngành, các cấp, chúng ta có quyền tự hào không

chút hổ thẹn rằng: Người Việt Nam mình hiếu học, học giỏi Xóa nạn mù chữ

với thời gian ngắn kỷ lục, học sinh cứ đến trường là được lên lớp Ở nhiều nơi, chỉ có học sinh tiên tiến, giỏi hoặc xuất sắc mà không còn học sinh yếu kém Tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông đều đạt trên 90%, kể cả vùng sâu, vùng xa Trường tiên tiến, trường chuẩn Quốc gia nhiều vô kể Sẽ là tuyệt vời nếu những con số tỉ lệ kia là thật Thế nhưng thực tế không phải như vậy Chúng ta đang phải nhìn nhận một thực trạng chưa thật sáng sủa của nên giáo dục nước nhà Gian dối, không trung thực trong thi cử và chất lượng đang sa sút là hai hiện tượng song hành, tiếp tay, che đậy nuôi dưỡng nhau làm xuống cấp nền giáo dục hiện tại Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông qua các kỳ thi đại học, cao đẳng hàng năm đã không phản ánh đúng chất lượng thật của học sinh Vì chất lượng thấp mà lại muốn có thành tích cao.nên phải gian

Trang 6

vì số người đi thi ít và cũng dé bị loại trờ Ngày nay, tuy là một hiện tượng bức xúc nặng nề của giáo dục, của xã hội nhưng nếu lương tâm được thắp sáng, cả xã hội đồng thuận bài trừ tốt phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử”

sẽ khắc phục được Nhưng để kết quả này được lâu đài và có nền móng vững

chắc thì phải giải được bài toán nâng cao chất lượng Nếu chất lượng giáo đục vẫn tiếp tục sa sút thì sớm muộn hiện tượng gian dối trong thi cử sẽ quay trở lại

Tuy nhiên, chống tiêu cực trong giáo dục không phải là một việc dễ đàng, nhanh chống mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội Nó phải được giải quyết bằng tinh thần quyết tâm, ý chí vươn lên của thầy và trò, đó là: day that, học thật, thị thật, đánh giá kết quả thật Hơn bao giờ hết, người giáo viên phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp, không bị lung lạc trước cám dỗ vật chất tầm thường làm sai lệch kết quả đánh giá học sinh Dạy học với tất cả niềm đam mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, công bằng trong cách cho điểm, đánh giá, cô thây sẽ khiến học sinh tâm phục khẩu phục Nếu mạnh dạn đánh giá kết quả thật, chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chăm ngoan, học hỏi, có ý thức học tập tốt, ý thức kỷ luật tốt, sau này khi lớn lên có ý thức tuân theo pháp luật Như vậy, giáo viên cũng đễ dàng tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới Lúc bấy giờ, việc dạy học theo lối đọc chép sẽ không một giáo viên nào áp dụng nữa “Cải cách giáo dục nhất thiết phải được xây dựng từ móng nhà trung thực ”

Trang 7

thành tích trong giáo dục”; “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp”, “không đọc chép” phải đồng bộ từ trên xuống dưới, quán triệt trước hết là từ lãnh đạo ngành ở địa phương, rồi đến các cơ quan liên quan, đến giáo viên, học sinh Nên mạnh dạn xóa bỏ các chỉ tiêu thi đua hình thức, vì điều đó sẽ dẫn đến bệnh thành tích Cuộc vận động này phải biến thành pháp lệnh, thành hành động cụ thể, như vậy mới có hy vọng chấn hưng nền giáo dục nước nhà

Chỉ tính trong hai năm 2006, 2007, đã có hàng nghìn bài báo để cập đến tình trạng tiêu cực trong giáo dục Đó là những bài viết phản ánh thực trạng của giáo dục Việt Nam, những bài viết nhiều kỳ về gian lận trường thi, băng hoại đạo đức giáo viên, nạn chạy trường, chạy lớp, xin điểm, mua để, tiêu cực trong sử dụng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, trong xây dựng trường sở và

mua sắm thiết bị day hoc Báo chí còn là diễn đàn để những người tâm huyết

với ngành giáo dục đóng góp ý kiến về thực trạng tiêu cực trong giáo dục ở Việt Nam và đưa ra những biện pháp nhằm chữa trị tận gốc "căn bệnh" này Những thông tin tuyên truyền về tiêu cực và chống tiêu cực trong giáo dục trên báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà |

Trang 9

Sau cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, ngày 8/9/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 33/2006- CT- TTg Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục Theo đó, các tỉnh, thành phố đều có các chỉ thị, các chủ trương triển khai chỉ thị của Thủ tướng Ngày 22/7/2007, Tại Hội nghị tổng kết năm học 2006- 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2007- 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở cuộc vận động mới với hai không tiếp theo đó là “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp” Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ là những văn bản chỉ đạo, nêu thực trạng của nền giáo dục, đưa ra phương hướng triển khai chống tiêu cực trong giáo đục, có quy định sự phối hợp của báo chí nhưng chưa đề cập một cách có hệ thống về tuyên truyền chống tiêu cực trên báo chí

Ngoài ra, còn có hàng nghìn bài báo đề cập tới tình trạng tiêu cực trong

giáo dục, tiêu biểu như: Tham những trong giáo dục (Tuổi trẻ online, ngày

2/9/2006), thây Khoa “Đông ki sốt” (Vietnamnet.vn, ngày 26/6/2006), Mot

thầy giáo bị tố cáo gạ gẫm nữ sinh đổi “tình” lấy điểm (Tiền Phong, số ra ngày

Trang 10

Đây là chủ đề được báo chí quan tâm nên có nhiều bài viết phản ánh hiện trạng, nêu ý kiến đóng góp của dư luận đối với vấn đề tiêu cực và chống tiêu cực trong giáo dục và bước đầu đã có đánh giá, rút kinh nghiệm

Như vậy, tất cả các tài liệu nghiên cứu nói trên mới chỉ là các tài liệu viết về vấn đề có liên quan tới đề tài Tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo đục, phản ánh hiện trạng tiêu cực và chống tiêu cực tuy nhiên chưa có đề tài, bài viết nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát, phân tích về chống tiêu cực trong giáo dục để đưa ra những kết luận mang tính hệ thống thống về thực trạng, quan điểm, giải pháp tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục trên báo chí nhằm định hướng cho việc xây dựng mô hình thông tin một cách khoa học và thiết thực Vì thế hướng nghiên cứu của đề tài này là mới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài a Mục đích

Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá đưa ra những kết luận mang tính hệ thống về thực trạng, quan điểm, giải pháp, tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục trên các tờ báo được khảo sát, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng tuyên truyền chống tiêu cực trên báo chí ở nước ta

b Nhiệm vụ

Từ mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá những vấn dé co bản về tuyên truyền chống tiêu cực trên

Trang 11

Minh, Tiền Phong, Giáo đục & Thời đại

- Xác định quan điểm, phương pháp tuyên truyền và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục trên báo chí ở nước ta

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những thông tin trên các báo: Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong, Giáo dục & Thời đại từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007, có liên quan đến tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục ở Việt Nam

Phạm vì nghiên cứu

Đề tài khảo sát, nghiên cứu việc tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục trên các báo: Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong, Giáo dục & Thời đại đã phát hành từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007

5 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài, người viết dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trên cơ sở đường lối, Nghị quyết của Đảng ta để khảo sát đánh giá đối tượng Ngoài ra, còn sử

dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp để rút ra những kết

luận mang tính khoa học và có ý nghĩa thực tiễn

Trang 12

đến mức một bộ phận xã hội đã coi đó là chuyện đương nhiên và chấp nhận chung sống Vì vậy, để loại trừ được căn bệnh này chỉ một mình ngành giáo dục không thể giải quyết được và mọi chuyện cũng không thể diễn ra một sớm một chiều Cần phải xác định rằng, cuộc chiến này sẽ cực kỳ khó khăn, khốc liệt và lâu dài bởi sự đụng chạm về lợi ích Vì thế, về mặt khoa học cũng như thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho hoạt động của những người làm báo trong việc tuyên tuyển chống tiêu cực ở nước ta nói chung và chống tiêu cực trong ngành giáo dục nói riêng

7, Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn | được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết và 91 trang

Trang 13

CHƯƠNG 1

TIÊU CỰC TRONG GIÁO DỤC VÀ BÁO CHÍ VỚI CƠNG TÁC TUYEN TRUYEN CHỐNG TIÊU CỰC TRONG GIÁO DỤC

1.1 Tiêu cực trong giáo dục

1.1.1 Khái niệm tiêu cực

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa- thông tin, xuất bản

năm 1998: Tiêu cực là sự thụ động, thiếu chủ động để làm biến đổi, thay đổi tình thế, đó là hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng xấu.|[58]

Khái niệm tiêu cực có nghĩa rất rộng Trong xã hội, nếu hiểu tích cực là | mặt tốt thì tiêu cực chính là mặt xấu, những hiện tượng không lành mạnh, những vấn nạn mà xã hội đang phải đối mặt Trong xã hội của chúng ta, hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở nhiều nơi trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với quy mô và mức độ khác nhau Thời gian gần đây, chúng ta đã nghe nhiều đến các cụm từ như tiêu cực trong lĩnh vực thể thao, tiêu cực trong lĩnh vực giáo đục, tiêu cực trong ngành hải quan, tiêu cực trong ngành y tế Những cụm từ này muốn nói đến những vụ việc đã xảy ra trong các ngành, các

lĩnh vực nêu trên làm tổn hại đến kinh tế của ngành, của lĩnh vực đó và của đất

nước, làm tổn hại đến mọi người xung quanh, trái với các quy định của pháp

luật, đi ngược lại với giá trị đạo đức

Tiêu cực thường do một người hoặc một nhóm người vì động cơ, mục đích cá nhân gây ra Tiêu cực phát sinh để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây

tổn hại tới kinh tế và làm suy yếu thể chế, gây mất ổn định chính trị và làm

Trang 14

triển của xã hội, vì vậy việc đấu tranh chống tiêu cực trong bất cứ lĩnh vực, bất cứ ở đâu và vào thời điểm nào cũng là việc làm cấp bách Trong phạm vi mỗi quốc gia, mỗi nước phải coi phòng ngừa và đấu tranh chống tiêu cực là công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, sự hợp lực của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, phối hợp chặt chế, đồng bộ giữa cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật với các hình thức, bước đi thích hợp để đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực

1.1.2 Khái niệm tiêu cực trong giáo đục

Tiêu cực trong giáo dục là những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng xấu, làm ảnh hưởng tới mục tiêu, chất lượng mà ngành giáo dục đã đặt ra, trái với các quy định của luật giáo dục nói riêng và pháp luật nói chung, di ngược lại các giá trị đạo đức

Tại Điều 75, thuộc chương IV, mục 1 của Luật giáo dục năm 2005 đã quy định các hành vi nhà giáo không được làm:

- _ Xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

- _ Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả rèn luyện và học tập của người học;

- Xuyén tac nội dung giáo dục;

- _ Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền [42]

Còn tại Điều 88, chương V, mục 1 quy định các hành vi người học khơng được làm:

« - _ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ,

Trang 15

- Gian 1an trong hoc tap, kiém tra, thi cử, tuyén sinh;

- Hut thudc, udéng rou, bia trong gid hoc; gay r6i an ninh, trat tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng [42]

Tuy nhiên trong những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh

vực giáo dục không nhưng không giảm bớt mà còn có xu hướng ngày càng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp, sử dụng văn bằng chứng chỉ và bệnh thành tích trong giáo dục; tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học; tiêu cực trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm thiết bị trường học; sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận giáo viên và học sinh Như vậy có thể hiểu tiêu cực là gian lận, đối trá, trục lợi, là vi phạm đạo đức và quy tắc nghề nghiệp Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội

Nguyên nhân của các tiêu cực trong giáo dục bắt nguồn từ chính hệ thống giáo dục Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu

phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý Cơ

chế quản lý giáo dục cũng chưa tương thích với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước Quản lý Nhà nước còn nặng tính

quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ Quản lý của ngành giáo

dục và của địa phương đối với các cơ sở ngồi cơng lập cịn lúng túng, một mặt chưa tạo điều kiện cho các trường này phát triển, một mặt chưa ngăn chặn được tình trạng lợi dụng chính sách xã hội hóa nhằm thu lợi bất chính Chất lượng giáo dục thấp và những thành tích đạt được là ảo đã trở thành căn bệnh cố hữu

Trang 16

Có thể thấy rõ, bốn căn nguyên tạo nên chất lượng giáo dục thấp thuộc Về các giải pháp chuyên môn:

Nội dung, chương trình, sách giáo khoa ít tính ứng dụng, thực hành, nhưng lại nặng và quá tải

Phương pháp giảng dạy phổ biến là đọc - chép Điều này đã không giúp

cho học sinh phát triển năng lực tư duy, hiểu, nhớ để vận dụng và sáng tạo, khiến cho học sinh hổng kiến thức từ bậc tiểu học

Phương pháp tổ chức, phương pháp thực hiện trong giáo dục rất thực dụng Học sinh đi học, bên cạnh sách giáo khoa có sách giải bài tập, sách in đáp án, thậm chí trước đây đi thi, học sinh còn có cả bộ đề thi

Kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu mục tiêu đào tạo Vẫn tiếp tục tỷ lệ 80 — 90% ngân sách giáo dục và đào tạo phải chi trả cho

lương giáo viên, còn lại một tỷ lệ không đáng kể mới chỉ cho các hoạt động _

giáo dục

Ba căn nguyên tạo nên chất lượng giáo dục “ảo” thuộc về các giải pháp quản lý của giáo dục và của cả xã hội Đó là:

Chỉ tiêu thi đua: Về mục đích, thi đua dạy tốt - học tốt là một chủ trương

đúng đắn Nhưng trong quá trình chỉ đạo, nó đã biến thành chỉ tiêu, con số xơ

cứng, gây sức ép lớn cho giáo viên Sở chỉ đạo trường, trường chỉ đạo thầy phải có tỷ lệ phần trăm học sinh khá, giỏi cao, hạn chế đến mức thấp nhất học sinh trung bình và yếu, kém Thậm chí nhiều nơi không cho phép các thầy, cô để học sinh lưu ban Những kết quả này trở thành thước đo đánh giá, bình bầu các

Trang 17

Lợi ích cá nhân: Không có bất cứ một ông Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo có lương tâm nào lại muốn thi cử nơi địa phương mình gian dối? Nhưng kỳ thi cũng là nơi diễn ra hoặc xung đột, hoặc là sự “thoả hiệp” nhiều phía vì lợi ích cá nhân mỗi bên: học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý các cấp Và thường thì sự “thoả hiệp” thắng thế, vì ai cũng được hưởng lợi: học sinh thì đỗ, gia đình học sinh vui mừng, trường học, sở có tiếng

Mầu cờ sắc áo địa phương: Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cao hay thấp không còn là của riêng ngành giáo dục Nó đã trở thành màu cờ sắc áo, “niềm tự hào” của chính địa phương Chính căn nguyên này gây sức ép tâm lý cho Giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo

Tất cả những căn nguyên trên xét cho cùng, chỉ giải quyết lợi ích cho cá nhân, nhưng lại làm tổn hại rất lớn tới lợi ích của đất nước: lãng phí tiền của,

thời gian, sức lực mà hiệu quả đào tạo lại vô bổ

1.1.3 Thực trạng tiêu cực trong giáo đục

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2005- 2006 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức ở thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn

Thiện Nhân đã đưa ra đánh giá: “Hiện nay giáo dục đang có 5 vấn đề: tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, phương pháp day học, đời sống giáo viên, sách giáo dục và thiết bị giáo dục; kéo theo 4 lãng phí hệ luy: sức lực và thời gian ' học sinh, sức lực và tiền bạc của phụ huynh, công lao thầy cô và lãng phí chung cho xã hội Cũng từ đó kéo theo 3 suy thoái: suy thoái đạo đức trong học sinh, suy thoái đạo đức liên quan đến thầy cô giáo và góp phần làm suy thoái xã

hội” " °

Năm 2006 là năm có rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục bị

Trang 18

phức tạp nhưng trước kia chưa được phát hiện, hoặc là phát hiện ra một vài vụ nhỏ, lẻ nhưng các hình thức xử lý cũng chưa nghiêm minh và chưa đủ sức răn đe

Đặc biệt là khi sự việc gian lận trong thi cử tại trường THPT Phú Xuyên A, tỉnh Hà Tây Trong quá trình làm nhiệm vụ, giám thị Đỗ Việt Khoa của trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Tây đã phát hiện việc các thí sinh phải nộp 150.000 đồng tiền bồi dưỡng cho các giám thị và một số giám thị tuồn đáp án bài thi mơn tốn (ngày 2/6) vào phòng thi Ông Khoa đã tố cáo toàn bộ SỰ VIỆC trên và nộp bằng chứng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Có lẽ đây không phải là hiện tượng tiêu cực hiếm xảy ra mà nó đã tồn tại nhiều năm nay ở tỉnh Hà Tây nói riêng và nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung Từ vụ việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây đã phát hiện thêm sai phạm ở Hội đồng thi Đông Quan, huyện Phú Xuyên và việc làm mất 190 phiếu thì trắc nghiệm ngoại ngữ tại trường THPT Dân lập Xuân Mai

Tiếp theo là vụ tố cáo tiêu cực trong thi tại trường THPT Nam Đàn 2, tính Nghệ An Những cảnh náo loạn tại trường thi đã được giám thị Lê Đình Hoàng dùng điện thoại di động ghi lại và sau đó công bố trên mạng Tuy nhiên, lúc đầu chính Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã không dám công nhận việc làm đũng cảm này của thầy Hoàng mà còn cho rằng thầy đã vi phạm quy chế

Thậm chí ở Tiền Giang cũng phát hiện ra 500 bài thi giống nhau cả phần đúng lẫn lỗi sai Tờ những vụ việc này, nhiều giáo viên ở các trường học trong cả nước cũng đã lên tiếng về những vụ việc tiêu cực trong thi cử đã xảy ra trước day va trong ky-thi THPT nim 2006

Trang 19

Mặc dù có rất nhiều lộn xôn xảy ra trong kỳ thị tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2006, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là kết quả tốt nghiệp của cả nước là 93,78%, tăng so với năm 2005 Có 6 địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp trên 99%, cao nhất là Nam Định: 99,87%, Hà Tây nơi có nhiều tai tiếng về tình trạng gian lận trong thi cử cũng xếp thứ 2 cả nước với 99,32% Chỉ 4 địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp dưới 80% Và người ta bắt đầu đặt câu hỏi đây là con số thực hay ao? Khi được phỏng vấn, nhiều giáo viên tại các trường học đã cho biết, đây không thể là con số thực Kết quả thi tốt nghiệp THPT cao từ nhiều năm nay vốn bắt nguồn từ căn bệnh thành tích Nhiều trường đã có sự chỉ đạo rất vô lý: không cho phép có học sinh lưu ban ở các lớp Học yếu mấy các em cũng được

các thầy cô cho lên lớp bằng cách sửa điểm, cài điểm Vì thế mới có tình trạng

học sinh lớp 6 vẫn không đọc thông, viết thạo, không biết làm các phép tính đơn giản Đây cũng chính là cách ngành giáo dục đào tạo đã dạy nhiều thế hệ học sinh, đào tạo ra nhiều con người gian đối trong suốt một thời gian đài

Còn một loạt những vụ việc tiêu cực trong thi cử khiến bức tranh giáo dục vốn sáng sủa với rất nhiều thành tích cao trong các kỳ thi bỗng chốc trở nên ảm đạm

Vụ tiêu cực tiếp theo xảy ra ở trường trung học cơ sở (THCS) Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Vụ việc này khiến hiệu trưởng trường THCS Trừ Văn Thố và 13 cán bộ khác có liên quan bị cảnh cáo, huỷ kết quả thi của

536/541 thí sinh |

Trang 20

Vụ gian lận thi tuyển công chức ở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách phòng Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân không xa: Hội đồng kỷ luật của Bộ đã xem xét và xử lý Bộ đã có các quyết định cảnh cáo, miễn nhiệm chức Trưởng phòng Tổng hợp và chuyển công tác khác đối với bà Đào Thị Bình Bộ có thông báo về cơ quan chủ quản để xử lý theo quyển hạn trách nhiệm của cơ quan đối với các thí sinh đã vi phạm quy chế thi và giáo viên coi thi môn Anh văn có liên quan

Vụ “chạy” vào trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh: Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo xử lý Hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường đều bị đình chỉ công tác, sau đó bị cách chức Sở đã bổ nhiệm hiệu trưởng và hiệu phó mới để điều hành công việc nhà trường

Vụ thu quỹ không đúng quy định, chỉ sai mục đích ở trường THPT Gò Vấp: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh xử lý đình chỉ chức vụ

Hiệu trưởng đối với ông Dư Thế Lâm để thanh tra, xử lý

Vụ bớt xén phần ăn của học sinh ở trường Mầm non Chim Non, Hà Nội: Sở

Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo phải xử lý

nghiêm, đình chỉ công tác Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Phương để thanh tra và xử lý Sau đó, Hiệu trưởng trường Chim non đã bị cách chức

Vụ doa cho trẻ vào bao tải ở trường Mầm non Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội: Hai giáo viên mầm non là Nguyễn Thị Hương Mai và Trương Thị Don đã dùng hình thức phạt là doạ cho học sinh vào bao tải buộc lại Đây là việc làm trái nguyên lý sư phạm, trái đạo đức người thầy, làm tổn thương tinh thần các cháu mầm non Chính quyền địa phương đã xem xét và đình chỉ công tác

Trang 21

Vụ thầy giáo gạ sinh viên “đổi tình lấy điểm” ở trường Cao đẳng Phát

thanh truyền hình 1: Đây là vụ việc nghiêm trọng liên quan đạo đức nhà giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp tới nơi xem xét và đề nghị cơ quan chủ quản là Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ đạo xử lý Kết quả đã cho thôi việc đối với ông Đỗ Tư Đông - Phó Chủ nhiệm Khoa Báo Chí và đình chỉ công tác đối với Hiệu trưởng nhà trường

Những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục trong suốt một thời gian đài đã tạo nên một hệ quả đau lòng là nhiều học sinh học lớp 6,

lớp 7 học ở trường chuẩn quốc gia nhưng không biết đọc, biết viết Học sinh đỗ

tú tài nhưng không nhớ nổi một chút kiến thức lịch sử, không viết được những câu văn cho đễ đọc, dễ hiểu Các hình thức thi hộ, thi kèm, chạy điểm trong các

kỳ thi đại học ngày càng phổ biến và tinh Vi

Di đôi với hiện trạng đạo đức của người thầy xuống cấp là tình trạng nhiều học sinh xấc xược với thầy cô, truyền thống “tôn sư trọng đạo” quý báu của dân tộc ta bị vi phạm nghiêm trọng Có những học sinh cầm dao chém 5 thầy, cô giáo đang dạy mình; có những phụ huynh đến tận nhà đánh trọng thương giáo viên vì không nhận nâng điểm cho con

Ngân sách giáo dục tăng nhưng không được đầu tư đúng hướng, đúng mức Nhiều trường học vừa xây xong đã bị nứt, lún Các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy không đảm bảo chất lượng, không phù hợp Việc độc quyền in ấn sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục trong suốt một thời gian dài đã khiến các bậc phụ huynh phải chịu thiệt thòi khi phải mua sách cho con với giá cao, chất lượng đôi khi chưa đảm bảo, chưa mang tính khoa học Trong khi ở thành phố và các tỉnh đồng bằng, nhiều nơi sẵn sàng đập đổi những ngôi trường

Trang 22

ngân thì ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, các thầy cô và học sinh vẫn phải chịu cảnh lớp học tranh tre, nứa lá

1.1.4 Hậu quả và tác hại của tiêu cực trong giáo dục

Ai cũng biết vai trò quan trong then chốt của giáo dục đối với tiền đồ đân tộc Thế nhưng những năm gần đây, chúng ta đã để cho giáo dục Việt Nam tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chưa bao giờ tình hình giáo dục lại trở nên bức xúc như hiện nay Nhìn chung cả nước, hệ thống giáo dục chưa thoát ra khỏi trạng thái lộn xộn, bất bình thường, hoạt động không theo quy luật khoa học, hiệu quả kém, chất lượng thấp, đang có nguy cơ bị thương mại hoá theo xu hướng ngược với lý tưởng công bằng và dân chủ của xã hội Hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã và đang trở thành một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cho nền giáo dục của nước nhà và cho tương lai của đất nước

Hiện tượng tiêu cực tồn tại nhiều năm liên trong hệ thống giáo dục nhưng

chúng ta không tìm ra hướng đi để triệt tiêu tận gốc căn bệnh này Thậm chí

nhiều nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, sinh viên không ai đám nhìn thẳng vào sự thật đó hoặc có biết nhưng cũng làm ngơ Khi sự việc tiêu cực trong thị cử ở Hà Tây, tiếp theo là ở Nam Đàn - Nghệ An và nhiều địa phương trong cả nước bị phanh phui, du luận rất vui mừng khi những gian đối cố hữu trong ngành giáo dục đang từng bước bị lật tẩy Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng giáo dục Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ lớn khi mà hiện

tượng tố cáo tiêu cực còn rất hiếm còn tiêu cực lại rất phổ biến

Trang 23

luận giật mình nhưng đó là hệ quả tất yếu cho kết quả dao tao gian đối suốt 12 năm của nhiều trường phổ thông Có thể dẫn chứng một vài con số: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Điểm trung bình môn Lịch sử đưới 1,5 điểm; Đại học sư phạm Hà Nội: 655 bài thi môn Lịch sử 0 điểm; Kết quả chấm

thi tại nhiều trường đại học: Hơn 95% thí sinh điểm dưới trung bình; Điểm thi

đại học năm 2006: 6.233 thí sinh bị điểm O cả 3 môn; Tại trường Đại học Đà Lạt: có 1.022 thí sinh bị điểm 0 môn lịch sử, 416 thí sinh bị điểm 0 môn Vat

F2

Hậu quả và những tác hại của tiêu cực đã được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá sẽ kéo theo 4 lãng phí: sức lực và thời gian học sinh, sức lực và tiền bạc của phụ huynh, công lao thầy cô và lãng phí chung cho xã hội Cũng từ đó kéo theo 3 suy thoái: suy thoái đạo đức trong học sinh, suy thoái đạo đức liên quan đến thầy cô giáo và góp phần làm suy thoái xã hội

Nếu không ngăn chặn tình trạng tham những, tiêu cực trong ngành giáo dục thi hau quả sẽ rất phức tạp và về lâu đài sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng phát triển Có thể nói rằng tình trạng thiếu tình thần trách nhiệm và sự tham gia của xã hội trong các trường học dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao, tỷ lệ đói nghèo gia tăng và hạn chế cơ hội, đặc biệt là cho trẻ em gái Nó còn dẫn đến hậu quả là chất lượng dạy học giảm, bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn và khoảng cách giàu — nghèo gia tăng Ngoài ra, còn có những hậu quả khác như hạn chế cơ hội cho các thế hệ xây đựng một tương lai tốt đẹp, củng cố thêm vòng luấn quấn của nghèo đói (đặc biệt là đối với trẻ em gái, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số), nảy sinh các hành vi tham những, tiêu cực nhỏ và làm mất lòng tin

Trang 24

Nếu không xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong ngành giáo dục

thì sẽ làm tổn hại tới mọi nỗ lực tăng trưởng và phát triển (kể cả phúc lợi và

niềm tin của xã hội) Tiêu cực trong giáo dục sẽ gây ra những tổn hại to lớn: là gánh nặng đối với những bậc phụ huynh nghèo; gây sức ép đối với ngân sách giáo dục khiến cho học sinh không còn cơ hội được cung cấp các tài liệu cần thiết và không có được một môi trường học tập thuận lợi; ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy, cho phép những giáo viên và cán bộ quản lý, điều hành không _ đủ trình độ nắm giữ những vị trí mà họ không xứng đáng; tạo ra sản phẩm là những học sinh, sinh viên có trình độ yếu kém, có đóng góp hạn chế hoặc gây hại cho nền kinh tế và nhà nước Một báo cáo mới đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã viết: “Có lẽ, tổn thất lớn nhất do tham những, tiêu cực trong ngành giáo đục gây ra là mất lòng tin Nếu người dân, đặc biệt là giới trẻ nghĩ rằng việc tuyển sinh và cho điểm cũng có thể mua được bằng tiền thì vận mệnh của quốc gia về kinh tế và chính trị trong tương lai sẽ nguy ngập Ngành giáo dục đúng ra phải công bằng và vô tư Trường học là nơi truyền thụ các khái nhiệm về sự đại diện chính trị, quyền con người, tình đoàn kết và hàng hố cơng cộng Những hành vi tiêu cực trong các trường phổ thông và đại học trái ngược với những khái niệm đó, huỷ hoại niềm tin - vốn là yếu tố quan trọng cho việc phát

triển cộng đồng” [11]

Tiêu cực trong giáo dục ảnh hưởng nhiều đến con người hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác trong xã hội đo giáo dục là lĩnh vực lớn nhất, với nhiều người tham gia nhất, với tài sản quốc gia lớn nhất và là nơi tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước và các nhà lãnh đạo tương lai của đân tộc

-

Vì thế có thể-nói, chống tiêu cực trong giáo dục không chỉ có ý nghĩa

Trang 25

công dân tốt hơn và chuẩn mực hơn thang bậc giá trị trong xã hội Con người

được đo lường và đánh giá chính xác, khách quan và công bằng để được hưởng

xứng đáng với tài năng và công sức bỏ ra, nhờ đó làm lành mạnh hoá thị trường lao động Việc tuyển dụng nhân viên, đề bạt cán bộ trong bộ máy công quyền sẽ gắn chặt với tài năng và năng lực thực tế Bằng cấp sẽ trở thành giấy thông hành thật sự trong cuộc đời

Chống tiêu cực trong giáo dục bên cạnh việc đánh giá đúng chất lượng

giáo dục còn có ý nghĩa trong việc chấn đoán con bệnh trong giáo dục để trị

tận gốc căn bệnh nguy hiểm này Giống như trong quá trình tạo ra một sản phẩm mà chất lượng của nó phụ thuộc vào quá trình thiết kế, vật liệu, công

nghệ chế tạo và kiểm soát chất lượng tại đầu ra Kiểm soát chất lượng thông

qua thi cử khách quan, trung thực, kết quả tại đầu ra sẽ cho ta biết những khiếm khuyết trong hệ thống chính sách, chương trình dạy học, phương pháp dạy và - học Nội dung chương trình dạy về đạo đức mà đạo đức và thái độ học của học sinh- sinh vên cũng như công chức, viên chức không được cải thiện thì cần phải “thiết kế” lại nội dung, phương pháp dạy và học cũng như cách đánh giá chương trình đào tạo Vì vậy, trong thời điểm này và trong tương lai lâu đài, chống tiêu cực trong giáo dục phải là tiêu điểm, là bàn đạp để tạo ra những giá trị mới và động lực mới cho đất nước Có như vậy, nước ta mới không sống mãi với nghèo nàn và lạc hậu

1.2 Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi của xã hội, là công

CỤ đấu tranh tư tưởng lợi hại mà xã hội nào cũng lợi dụng triệt để Song, báo

chí bao giờ cũng mang tính giai cấp và phục vụ cho giai cấp thống trị

Trang 26

Báo chí cách mạng Việt Nam là vũ khí, là công cu đấu tranh tư tưởng của Đảng Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo chí và báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, phục vụ lợi ích của nhân dân Luật báo chí nước ta đã quy định: “Vai trò, chức năng của báo chí: Báo chí ở nước cộng hoà XHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống

xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ

chức xã hội; là điễn đàn của nhân dan” [33, tr 39]

Trong suốt quá trình phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam ngay từ khi xuất hiện trên diễn đàn xã hội đã trở thành công cụ đắc lực để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về mọi lĩnh vực trong xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục đồng thời đây cũng là kênh thông tin phản hồi tâm tư, nguyện vọng của nhân dan đến với Đảng và Nhà nước

Trong sự nghiệp đổi mới xây đựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, báo chí

phục vụ một cách toàn diện, triệt để, trong đó có nhiệm vụ hết sức quan trọng

là đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực Bởi lẽ, Đảng ta xác định, tham những là một quốc nạn, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng và của chế độ

Trong bối cảnh tồn cầu hố thơng tin như hiện nay, báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới nói chung đã có những bước phát triển như vũ bão Cùng với xu thế này, báo chí Việt Nam cũng chịu sự tác động to lớn và cũng có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, toàn điện cả về nội dung lẫn hình thức, đồng thời số lượng cũng như chất lượng của các ấn

phẩm phục vụ cho độc giả ngày càng gia tăng Kể từ khi đất nước bước vào thời

Trang 27

điện tử, truyền hình trực tuyến, truyền hình cáp Chính sự phong phú, đa dạng về loại hình đã làm cho bức tranh báo chí ở nước ta ngày càng trở nên phong phú

Từ điểm khởi đầu chỉ có 2 tờ báo in hàng ngày và hơn 10 tờ báo tuần, một đài phát thanh, một đài truyền hình quốc gia với diện phủ sóng hạn chế, đến nay cả nước đã có hơn 600 cơ quan báo chí với hơn 700 ấn phẩm các loại Riêng báo In đã có “27 tờ báo ngày, 202 tờ báo tuân, 47 tạp chí ra 2- 3- 4 kỳ/tháng, 172 tạp chí ra 1 kỳ/tháng, 39 tạp chí ra 1 kỳ/2 tháng, 18 tạp chí phát hành theo quý [12, tr 1- 21]; Bình quân mỗi năm có 700 triệu bản báo đến với độc giả, bình quân 8 tờ báo m/người dân Mạng lưới phát thanh- truyền hình có

ở khắp các tỉnh thành, 600 đài phát thanh huyện và hàng ngàn đài phát thanh

cấp xã, phường Sóng phát thanh đã phủ tới 5 châu lục và trên 90% diện tích

lãnh thổ quốc gia Sóng truyền hình phủ kín phần lớn châu Âu, Bắc Mỹ và trên

85% lãnh thổ quốc gia Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hố thơng tin, cách đây vài năm chúng ta mới chỉ cấp thẻ cho 12.000 nhà báo nhưng đến năm 2006, tổng số nhà báo được cấp thẻ đã là 15.000 người Ngoài ra còn có lực lượng hùng hậu hàng vạn người đang làm cộng tác viên đắc lực cho các cơ quan báo chí trong nước cũng như quốc tế Tuy mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng mạng lưới báo điện tử ở nước ta đã có tới 50 tờ, 2.500 trang điện tử đã được cấp phép hoạt động, phục vụ gần 1,5 triệu thêu bao và hàng chục triệu người truy cập

Đây là lực lượng hùng hậu, là binh chủng hạng nặng làm nhiệm vụ vừa tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; vừa làm nhiệm vụ phản biện xã hội có hiệu quả, kịp thời rất nhạy cảm Trong lĩnh vực đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục, báo chí nước ta đã

Trang 28

tham gia tích cực, rất có bản lĩnh và đạt hiệu quả cao, được xã hội thừa nhận Vai trò của báo chí trong cuộc chiến này thể hiện ở những điểm chính sau:

1.1.1 Báo chí góp phần phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong giáo duc

Do có đội ngũ phóng viên đông đảo, ở khắp các lĩnh vực trên địa bàn cả nước, có tay nghề, năng động, sáng tạo nên những năm gần đây, báo chí đã phát hiện nhiều vụ tiêu cực trong giáo dục

Trên báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh số 206, ngày 30/7/2007 và số 207, ngày 31/7/2007 có bài điều tra Thâm nhập đường dây làm bằng cấp giả Phải mất hơn một tháng trời lần theo đường dây này, các phóng viên mới có được chỉ tiết vụ việc Đó là một đường dây làm bằng đại học giả có quy mô liên tỉnh từ Biên Hoà đến Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh Để có được một tấm bằng đại học, chủ nhân chỉ cần bỏ ra 7 triệu đồng

Cũng trên báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 5/11/2007 đến ngày 7/11/2007 đã đăng ba kỳ liên tiếp bài điều tra Xâm nhập đường dây mua bán chứng chỉ ngoại ngữ, tin học Không cần học, chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn đồng, bất cứ ai cũng có thể sở hữu các loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Không chỉ đóng vai trò to lớn trong việc phát hiện ra sự việc, báo chí còn vào cuộc tích cực, sát cánh cùng các cán bộ, giáo viên, những tập thể chân chính trong cuộc chiến chống tiêu cực trong giáo dục

Điển hình là sự kiện giám thị Đỗ Việt Khoa lên tiếng tố cáo tiêu cực thi cử ở tỉnh Hà Tây Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT tháng 6/2006, giáo viên Đỗ Việt Khoa, trường Trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây

Trang 29

tham gia tích cực, rất có bản lĩnh và đạt hiệu quả cao, được xã hội thừa nhận

Vai trò của báo chí trong cuộc chiến này thể hiện ở những điểm chính sau:

1.1.1 Báo chí góp phần phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong giáo duc

Do có đội ngũ phóng viên đông đảo, ở khắp các lĩnh vực trên địa bàn cả nước, có tay nghề, năng động, sáng tạo nên những năm gần đây, báo chí đã phát hiện nhiều vụ tiêu cực trong giáo dục

Trên báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh số 206, ngày 30/7/2007 và số 207, ngày 31/7/2007 có bài điều tra Thâm nhập đường dây làm bằng cấp giả Phải mất hơn một tháng trời lần theo đường dây này, các phóng viên mới có được chỉ tiết vụ việc Đó là một đường dây làm bang đại học giả có quy mô liên tỉnh từ Biên Hoà đến Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh Để có được một tấm bằng đại học, chủ nhân chỉ cần bỏ ra 7 triệu đồng

Cũng trên báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 5/11/2007 đến ngày 7/11/2007 đã đăng ba kỳ liên tiếp bài điều tra Xâm nhập đường dây mua bán chứng chỉ ngoại ngữ, tin học Không cần học, chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn đồng, bất cứ ai cũng có thể sở hữu các loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Không chỉ đóng vai trò to lớn trong việc phát hiện ra sự việc, báo chí còn vào cuộc tích cực, sát cánh cùng các cán bộ, giáo viên, những tập thể chân chính trong cuộc chiến chống tiêu cực trong giáo dục

Trang 30

để tố cáo với cơ quan chức năng Khi tố cáo, giám thị Khoa đề nghị không nêu tên, nhưng thấy việc xử lý quá chậm chạp, được báo chí động viên, anh đã công khai danh tính Với sự vào cuộc tích cực của báo chí, những tố cáo này được làm rõ

Lần đầu tiên một giáo viên dám lên tiếng và tìm được bằng chứng cho những kết quả "ảo" trong kỳ thi quốc gia mà tỷ lệ đạt yêu cầu thường cao ngất ngưởng Nhậm chức trong thời gian diễn ra sự kiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm thầy giáo Đỗ Việt Khoa và sau đó, mở cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"

Hiện tượng nhức nhối và nóng lên mỗi mùa tuyển sinh là "chạy trường" với những dư luận về số tiền để có một "suất" vào trường đã bị phanh phưi Đó

là đường đây chạy trường tại Trường Trung học phổ thông Lê Qúy Đôn ở thành

phố Hồ Chí Minh Sự việc được phát giác khiến dư luận xã hội bức xúc tột cùng trước việc làm hết sức trắng trợn và nhẫn tâm trong môi trường sư phạm của một vài cá nhân Một số giáo viên liên đới và hiệu trưởng nhà trường đã bị nghỉ việc Tuy nhiên, trách nhiệm của những người liên quan ở cấp cao hơn thì không được đề cập

Vụ tiêu cực tại trường PTTH Lê Quý Đôn đã trở thành tâm điểm của báo giới và tạo ra một hiệu ứng xã hội lên án tiêu cực rộng lớn "Sức mạnh của công khai!”, đó là những hàng tít lớn liên tục xuất hiện trên trang nhất các báo trong suốt thời điểm vụ tiêu cực này được phanh phui Và đó mới chỉ là một ví dụ về sức mạnh của công khai trong chống tiêu cực

Từ phản ánh của một nhân chứng, đã có thêm các giáo viên và phụ

Trang 31

trách, dưới sức ép của báo chí và công luận, hiệu trưởng và hiệu phó trường Lê Quý Đôn bị cách chức Báo chí cũng chỉ rõ sự làm việc thiếu hiệu quả của Thanh tra Sở Giáo dục và đào tạo, thái độ thiếu kiến quyết của Lãnh đạo SỞ Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh Nhiều sai phạm khác trong quá trình làm hiệu trưởng của bà Trần Thanh Vân cũng từng bước hé lộ Một số giáo viên của trường PTTH Lê Quý Đôn sau những đắn đo đã quyết định đứng ra tố cáo sai phạm của hiệu trưởng Trong suốt thời gian này, báo chí không chỉ bám sát, kịp thời thông tin những điễn biến mới mà còn từng bước đưa ra chứng cứ, lý lẽ và tạo sức ép để sự thật của vụ chạy trường phải được phanh phui đến cùng Và đông đảo người dân cũng lên tiếng ủng hộ | |

Chị Trần Kim Anh, Hà Nội chia sẻ: "Tôi rất ủng hộ những phóng viên đã dũng cảm để phanh phui sự việc này và tôi cũng rất ủng hộ những giáo viên của trường Gần đây đã có nhiều giáo viên đưa ra những bằng chứng cụ thể cho báo chí Tôi nghĩ rằng tất cả người dân đều ủng hộ những bài báo nói lên sự thật một cách trung thực như vậy và phanh phưi những tiêu cực, kể cả những người có chức có quyền” [10]

Bà Lê Hiền Đức, Hà Nội cũng đánh giá rất cao sự tích cực của báo giới: "Tôi biết trong giới báo chí có nhiều khi phóng viên điều tra xong mất rất nhiều công sức nhưng sau đó vấn đề lại bị "ém" đi Từ chỗ lúc đầu chỉ khui ra một vấn đề rất mơ hồ, có một sự chạy trường nhưng phóng viên và truyền hình đã đưa ra được những chứng cứ như thế phải mất rất nhiều công sức" [10]

Trang 32

Bên cạnh những sự việc được phanh phưi đến cùng, cũng có những sự việc chỉ đi được nửa chặng đường rồi rơi vào im lặng Nhưng những gì báo chí đã làm để cổ động tập thể dư luận chống tiêu cực thời gian qua rõ ràng là

những nỗ lực không thể không ghi nhận

Trong số báo ra ngày thứ bảy (16/8), hàng loạt tờ báo đưa tin về việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thu hồi suất du học nước ngoài sai quy định của Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển Đó cũng chính

là một ví dụ điển hình về sức mạnh của công khai

Về vụ việc tiêu cực ngay trong cuộc thi công chức của cơ quan Bộ Giáo đục và Đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định: sẽ kiến quyết xử lý đến cùng Trong cuộc chiến chống tiêu cực, vai trò của báo chí rõ ràng rất quan trong Nhung di thế nào, yếu tố quyết định vẫn là ở thái độ của những vị lãnh đạo chủ chốt

Ngày 10/1/2007, tại Hội nghị giao ban Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã có những nhận xét, đánh giá về vai trò to lớn của báo chí trong cuộc chiến chống tiêu cực trong giáo dục: “Tôi rất hoan nghênh báo chí trong thời gian qua đã tích cực hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều vụ việc chống tiêu cực Có những vụ việc tiêu cực ở địa phương

mà Bộ không biết Vì vậy, tôi mong rằng khi báo chí đã nêu lên những vụ tiêu

cực thì cũng đừng "buông" việc xử lý Báo chí cần tiếp tục phản ánh việc xử lý như thế nào để xem đã hợp lý chưa Tôi mong rằng báo chí luôn sát cánh cùng

chúng tôi để cuộc vận động thành công” [8]

Trang 33

1.1.2 Báo chí tham gia phát hiện những vấn đề chưa hodn chinh trong chủ trương chính sách của ngành giáo dục cần chỉnh sửa cho đúng với pháp luật va pha hop với lòng dân

Trong nhiều chính sách của nhà nước đối với giáo dục vẫn có không ít những kẽ hỡ khiến kẻ xấu, kẻ cơ hội ra sức lợi dụng Nhiều chính sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành lại gây khó cho học sinh, sinh viên và giáo viên trong quá trình thực hiện Phát hiện những kế hở của chính sách, góp phần hoàn thiện nó là một yêu cầu cấp bách đối với các nhà báo trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục Đây là việc làm có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện nay Những sơ hở trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho tiêu cực hoành hành trong hệ thống giáo dục Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục ở nước ta hiện nay, những hoạt động này hướng đến triệt tiêu những nguyên nhân và điều kiện đẻ ra tiêu cực trong giáo dục

Chính sách nào cũng vậy, phải qua thực tế cuộc sống, đi vào đời sống nhân đân mới kiểm định mới phát hiện được những chỗ chưa phù hợp, cần phải điều chỉnh, bổ sung Đây là việc làm rất cần thiết của cuộc sống mà báo chí có nhiều điều kiện, có nhiều lợi thế tham gia, phát huy vai trò của mình

Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/3/2006 có bài viết: “Hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng: Lại làm khó thí sinh” Bài viết đề cập đến mẫu hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2006 có mục số 3 khá rắc rối, khó hiểu Trong khi đây là mục dành cho thí sinh muốn đăng ký nguyện vọng

1 vào những trường không tổ chức thi thì hầu hết thí sinh lại lầm tưởng đây là

mục ghi nguyện vọng 2 Như vậy với cách viết và giải thích không rõ ràng ở hồ

sơ đăng ký dự thi đại hộc, cao đẳng năm 2006 sẽ có rất nhiều thí sinh ghi sai

Trang 34

và hướng dẫn thí sinh chỉnh sửa cũng là sẽ là việc làm nhiêu khê và mất thời

gian Qua bài viết này, Bộ Giáo dục và đào tạo có thể rút kinh nghiệm để các

năm tiếp theo, mẫu hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng sẽ không còn những sai sốt đáng tiếc như trên

Tiếp theo, ngày 18/4/2006 cũng trên báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí

Minh đăng bài: “Quy chế tuyển sinh lớp 10: Nhiều điều chưa ổn!” Theo như

bài viết thì quy chế tuyển sinh vào lớp 10 ban hành năm 2006 sẽ có những bất cập đó là:

Thứ nhất, học giỏi không bằng học nghề Quy chế này quy định, học

sinh được xếp loại thi nghề trung bình trở lên đều được cộng thêm 0/5- 1,5

điểm vào điểm thi tuyển Trong khi đó, học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các kỳ thi quốc tế và khu vực hoặc giải nhất kỳ thị học sinh giỏi cấp tính, thành phố cũng chỉ được cộng thêm 2 điểm; được giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh, thành 'phố được cộng thêm 1,5 điểm và đoạt giải ba học sinh giỏi thành phố cũng chỉ được cộng thêm 1 điểm Như vậy một học sinh học trầy trật để đạt giải học sinh giỏi cũng chỉ được khuyến khích số điểm không hơn thi nghề Những năm tiếp theo, số học

sinh học nghề ở các trường phổ thông có thể sẽ là 100% nhưng không phải học

để định hướng nghề nghiệp như mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà để

có điểm khuyến khích

Thứ hai, quy chế sẽ dẫn tới tình trạng học sinh học lệch Phương án thi

tuyển đã được đưa ra và việc được tuyển sinh vào lớp 10 hay không chỉ phụ

thuộc vào điểm thi 3 môn Những học sinh được xếp loại học lực khá, giỏi cũng sẽ không được cộng điểm khuyến khích Nhiều giáo viên cho rằng những năm học sau, học sinh sẽ học lệch để đối phó Các em không cần đốc sức học mười

Trang 35

mấy môn mà chỉ dành thời gian học các môn cơ bản để thị và học nghề phổ

thông để có thêm điểm khuyến khích

Cũng trên Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13/10/2007 đăng bài “Vướng “chuẩn”, học sinh không được xét vào lớp 10” Bài báo nêu hiện trạng ở tỉnh Bạc Liêu, năm học mới đã bắt đầu hơn một tháng nhưng hàng trăm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vẫn chưa có chỗ học ổn định Nhiều học

sinh đã nghỉ học do không được xét tuyển vào các trường Trung học phổ thông

trên địa bàn Nguyên nhân của tình trạng này là đo Sở Giáo đục và Đào tạo tỉnh thực hiện quy định “chuẩn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường Trung học phổ thông có sĩ số 45 học sinh/lớp Rõ ràng đây là cách làm cứng nhắc và máy móc Đối với các địa phương chưa cố đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo dục như trường, lớp học, cần phải linh động để trước mắt các em học sinh được

đến trường, được đảm bảo quyền học tập |

Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/5/2006 trang 10 đăng bài viết:

“ Những sai sót “chết người” của sách ngữ văn: Cô Tấm nào đây?”

Trang 36

Cũng trên báo này, Bài viết tiếp theo với nhan đề: “Những sai sót “chết người” của sách ngữ văn: Sợ quá, sách tham khảo!” đã tiếp tục đưa ra những chi tiết không phù hợp của những cuốn văn mẫu Trang 112, sách tham khảo “207 đề và bài văn lớp 5"- NXB Đại học sự phạm đã có đoạn: “Mình nhớ có

một hôm mẹ mình vội vàng đến cơ quan mà quên cả trang điểm Bố mình chạy theo kếo mẹ vào nhà, bắt mẹ ngồi vào bàn trang điểm Mẹ bảo “tưởng chuyện 8ì quan trọng lắm, hoá ra là việc làm đẹp Người ta đã đẹp sẵn rồi cần gì phải làm đẹp Nói xong mẹ nhìn bố mim cười rồi lên xe, nhấn ga vù thẳng Bố con mình nhìn theo bóng mẹ khuất dân ”, đó là một đoạn miêu tả về người mẹ có nét đẹp hình thể “rực rỡ như một đoá hồng nhung giữa vườn hoa của trường đại học kinh tế tài chính” [4] Trang 22 cuốn “Tuyển chọn những bài văn mẫu lớp 5” NXB Tổng hợp Đồng Nai tả hình dáng và tính nết thơ ngây của một em bé đang tuổi tập đi, tập nói đã xây đựng hình tượng nhân vật “hiển lành thơ ngây như một thiên thần bé nhỏ trên bầu trời bao la”; “Bé tham ăn lắm, ba cho bé cái kẹo, bé giấu sau lưng, chìa tay kia ra xin tiếp”, “

lắm”.[4]

Nói chung là bé đễ ghét

Những bài viết này cũng là những lời góp ý để Bộ Giáo dục và đào tạo bắt tay vào cuộc để chấn chỉnh việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa, sách tham khảo để các em học sinh không phải chịu thiệt thòi khi phải đọc

những cuốn sách như đã nêu ở trên

Trang 37

chỉ được tính điểm phần tự chọn đầu tiên Nhưng đối với các môn tự luận, thí sinh có thể làm cả 2 phần tự chọn mà không bị coi là vi phạm quy chế và phần

tự chọn nào có điểm cao hơn thì được tính Những quyết định này đã gây khó

xử cho cán bộ chấm thi và Hội đồng tuyển sinh của trường Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cảm thấy lúng túng trước những hướng dẫn

trên nên đã phải làm văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để hỏi lại cho rõ

Những bài viết trên báo chí về những điều chưa hợp lý trong chủ trương, chính sách sẽ giúp Bộ Giáo dục và đào tạo thận trọng xem xét, chỉnh sửa, bổ sung để những chủ trương, chính sách đó phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho việc quản lý giáo dục được vận hành năng động, cở mở, hợp quỷ luật

1.2.3 Báo chí là cầu nối, phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đã thiết lập những số điện thoại đường dây nóng, hộp thư bạn đọc cùng đội ngũ phóng viên bám sat cơ sở, nắm được kịp thời ý kiến phản ánh của các cơ quan, đơn vị, cá nhân giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước thẩm tra, xác minh, xử lý Đây là hình thức, biện pháp hữu hiệu để báo chí tham gia đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục Ngoài ra, nhờ sự động viên, phản ánh kịp thời của báo chí, nhiều cá nhân, đơn vị đã cảm thấy mình có chỗ dựa, sắn sàng đứng lên chống lại những sai phạm trong giáo dục

Điển hình nhất chính là các vụ việc: Giám thị Đỗ Việt Khoa tố cáo sự

gian lận trong thi cử tại hội đồng thì THPT Phú Xuyên A, tính Hà Tây và giám thị Lê Đình Hoàng tố cáo vũ “loan thi” ở hội đồng thi THPT Nam Đàn 2 Báo chí đã theo sát, phản ánh chi tiết cả hai vụ việc Tuyên dương tính thần dũng cảm của hai thầy giáo Đồng thời lên tiếng phân bác lại các ý kiến cho rằng các

Trang 38

thầy đã vi phạm quy chế thi Điều quan trọng nhất mà báo chí làm được chính là việc lên tiếng bảo vệ những con người chân chính, không để họ cảm thấy bị cô độc trong cuộc chiến đầy khó khăn và vất vả này Báo chí đã tạo được niềm tin cho những thây, cô khác để họ tin rằng nếu lên tiếng đối với những sự việc tiêu cực khác thì họ cũng sẽ được công luận ủng hộ và bảo vệ

Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/7/2006 (trang 5) đăng bài

viết: “Thêm một “thây Khoa” ở Nghệ An” Bài viết đã lên tiếng bảo vệ hoạ sĩ Hoàng Trung- giáo viên khoa hội hoạ Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Nghệ An khi ông đã tố cáo với các cơ quan chức năng về kỳ thi lên hệ cao đẳng tại chức năm 2006 tại trường này là một kỳ thi gian đối Hoa si Hoang Trung cho biết: đa số thí sinh hệ trung cấp trúng tuyển kỳ thi tại chức cao đẳng

đều đạt điểm cao từ 7 đến 9 điểm Trong khi đó, ông và một số giáo viên đạy

hoạ biết rõ học lực của những thí sinh này khi họ đang học hệ trung cấp của trưởng, đa số đề học trung bình, nhiều trường hợp vẽ yếu, thậm chí có trường hợp không biết vẽ tượng Ngay sau khi thực hiện hành động dũng cảm này, hoạ sỹ Hoàng Trung ngay sau đó đã bị Hiệu trưởng nhà trường ra thông báo cho “nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội” Bài báo đã góp tiếng nói trong việc bảo vệ

người thầy chân chính khi ông đang bị chính tập thể và những người đồng

nghiệp cô lập

Thực tế đã cho thấy khi nhân dân đã tin báo chí thì sắn sàng cung cấp thông tin về những sự việc sai trái, tiêu cực ở các trường, các cơ sở giáo đục mà không ngại bị trả thù, trù đập Vấn để quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chế tay ba một cách đồng bộ, có nguyên tác, đúng pháp luật Nhân dân phát hiện đúng Báo chí phản ánh trung thực khách quan, bí mật bảo vệ người cung

Trang 39

quan Tuy nhiên, mặc dùò đã được báo chí phản ánh song vẫn có những vụ việc bị “chìm xuồng” làm mất lòng tin của nhân dân và nhiều cán bộ, giáo viên đang sẵn sàng đấu tranh với tiêu cực Điển hình là vụ âm thầm tuyển sinh đưới điểm sàn vào trường THPT Kim Liên, Hà Nội Mặc dù đã được báo chí phản ánh với những chứng cứ hết sức rõ ràng nhưng sau đó sự việc vẫn không được xử lý

Rõ ràng nếu cÓ sự kết hợp tốt giữa báo chí với nhân dân, các giáo viên, trường học và cơ quan nhà nước, thì chúng ta sẽ thực hiện tốt việc chống tiêu cực trong giáo dục Ngược lại, chỉ cần một trong những thành viên trên làm việc thiếu trách nhiệm, hời hợt hoặc làm không đủ chức phận của mình thì

công tác chống tiêu cực, tham những sẽ không có hiệu quả

Trang 40

giáo dục Báo chí là mệt trong những cơ quan tạo nên “chất keo” kết đính các cơ quan, đơn vị, cá lực lượng cùng đấu tranh chống tiêu cực giáo dục

1.2.4 Báo chí tham gia tổng kết kinh nghiệm chống liêu cực trong giáo đục

Tiêu cực trong giáo dục đã trở thành một hiện tượng xã hội dai đẳng và phức tạp Vì vậy, đấu tranh chống tiêu cực cũng là vấn đề lâu đài Cho nên cần

đi sâu nghiên cứu, tổng kết, tìm ra tính quy luật để có biện pháp phòng ngừa,

đấu tranh thích hợp, có hiệu quả

Báo chí là cơ quan có nhiều ưu thế tham gia nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm chống tiêu cực trong giáo đục ở những khía cạnh chính sau:

Báo chí tổng kết kinh nghiệm, nhận điện các loại hình tiêu cực trong giáo dục Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, từ việc phát hiện tiêu cực, báo chí khái quát các loại diện mạo tiêu cực trong giáo dục có tính phổ biến Đây là việc làm cần thiết, tránh cho việc đi đường vòng, bỏ sót, nhận điện sai

Báo chí tham gia đánh giá, xác định đúng thực trạng tình hình tiêu cực ở các cơ sở giáo dục, ở các cấp học, các cá nhân từ giáo viên đến cán bộ quản lý Từ đó chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của tình trạng tiêu cực đó Trên cơ sở phân tích, lý giải, tìm đúng bản chất của vấn dé, báo chí phát hiện ra quy luật của tiêu cực, chống tiêu cực, đó là những đóng góp rất thiết thực

Báo chí tổng kết những hình thức, biện pháp chống tiêu cực có hiệu quả

ở từng trường, từng cơ sở giáo dục, ở các cấp học Ngoài những kinh nghiệm

chung, những biện pháp phổ biến, còn cân đối tổng kết tìm ra những biện pháp

chống tiêu cực trong giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng thống kí số lượng vă tỉ lệ % tâc phẩm tuyín truyền về - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
Bảng 1 Bảng thống kí số lượng vă tỉ lệ % tâc phẩm tuyín truyền về (Trang 55)
Bảng 2: Bằng thống kí số lượng vă tỉ lệ % tâc phẩm tuyín truyền về - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
Bảng 2 Bằng thống kí số lượng vă tỉ lệ % tâc phẩm tuyín truyền về (Trang 60)
Bảng 3: Bảng thống kí số lượng vă tỉ lệ % tâc phẩm tuyín truyền về - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
Bảng 3 Bảng thống kí số lượng vă tỉ lệ % tâc phẩm tuyín truyền về (Trang 66)
bảng 4. - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
bảng 4. (Trang 72)
giâo dục cũng xuất hiện ngăy căng nhiều tấm gương sâng, điển hình tiến tiến - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
gi âo dục cũng xuất hiện ngăy căng nhiều tấm gương sâng, điển hình tiến tiến (Trang 107)
hình thức thì đưa mă hiện nay - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
hình th ức thì đưa mă hiện nay (Trang 119)
vậy, hình thức đói nợ bằng hợp đồng  dịch  vụ  lă  trâi  phâp  luật  - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
v ậy, hình thức đói nợ bằng hợp đồng dịch vụ lă trâi phâp luật (Trang 120)
hình thức “va thị vừa xĩt” của - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
hình th ức “va thị vừa xĩt” của (Trang 123)
nhiều: phải âp dụng cả hai hình - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
nhi ều: phải âp dụng cả hai hình (Trang 123)
Tuyển sinh - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
uy ển sinh (Trang 124)
việc thực hiện qui chế đđn chủ. công te vân bộ. công _ ngăy đó, Có học sinh yíu cđu nín lập một bảng kỳ lục của lớp như - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
vi ệc thực hiện qui chế đđn chủ. công te vân bộ. công _ ngăy đó, Có học sinh yíu cđu nín lập một bảng kỳ lục của lớp như (Trang 124)
lín UBND quận hình thức kỷ luật buộc  thôi  việc  đối  với  thầy  Thâi.  - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
l ín UBND quận hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với thầy Thâi. (Trang 125)
xin bảng điểm của câc giảo - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
xin bảng điểm của câc giảo (Trang 128)
cô quyết định về hình thức tuyển  sinh  văo  lớp  10  của  năm  học  đầu  tiín  bỏ  thi  tốt  nghiệp  - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
c ô quyết định về hình thức tuyển sinh văo lớp 10 của năm học đầu tiín bỏ thi tốt nghiệp (Trang 128)
Khoa Phông - Chính hình - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
hoa Phông - Chính hình (Trang 129)
12 'bị câo trong vụ ân hình sự năy coi như - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
12 'bị câo trong vụ ân hình sự năy coi như (Trang 130)
đến một cần bộ văn phòng  bộ.  Đâng  nói  hơn,  - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
n một cần bộ văn phòng bộ. Đâng nói hơn, (Trang 131)
Hình ( Việtkiểu Đức) 500.000đ. Mang Thị Ngọc Giảng 270/6 Lí Đình  Cđu  KP 5,  P  Tđn  Tạo - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
nh ( Việtkiểu Đức) 500.000đ. Mang Thị Ngọc Giảng 270/6 Lí Đình Cđu KP 5, P Tđn Tạo (Trang 133)
điều tra hình sự Quđn khu 5 cho  hay,  từ  năm  2001  đến  2005,  Gia  Lai  có  2.016  cân  bổ  công  nhđn  viín  nhận  bằng  tốt  nghiệp  từ  Cục  Nhă  trường  Bộ Quốc  phòng,  dù  rằng  họ  không  nằm  trong  số  câc  đối  tượng  dự  thi - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
i ều tra hình sự Quđn khu 5 cho hay, từ năm 2001 đến 2005, Gia Lai có 2.016 cân bổ công nhđn viín nhận bằng tốt nghiệp từ Cục Nhă trường Bộ Quốc phòng, dù rằng họ không nằm trong số câc đối tượng dự thi (Trang 134)
Bộ trưởng Bộ Giâo dục vă Đăo tạo có trâch nhiệm tổng hợp tình hình vă bâo câo định  kỳ  hăng  quý  kết  quả  triển  khai  thực  hiện  Chỉ  thị  năy  của  câc  Bộ,  ngănh  vă  câc  địa  phương  trong  câ  nước  lín  Thủ  tướng  Chính  phủ,  - Báo chí với tuyên truyền chống tiêu cực trong giáo dục
tr ưởng Bộ Giâo dục vă Đăo tạo có trâch nhiệm tổng hợp tình hình vă bâo câo định kỳ hăng quý kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị năy của câc Bộ, ngănh vă câc địa phương trong câ nước lín Thủ tướng Chính phủ, (Trang 138)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w