1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí trong việc bảo vệ phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và chống tiêu cực trong lễ hội chùa hương

78 598 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 10,91 MB

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN KHOA BAO CHI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LOI NOI DAU

Nói tới lễ hội là nói tới tầng tín ngưỡng dân dã được con người gửi gắm trong lễ hội đó Người dân trong làng trong vùng mở hội để gửi gắm mọi khát vọng rất trần thế của mình ở một nhân vật mà người ta coi là đang ngự tại trên không gian thiêng của làng mình, vùng mình Thời gian trôi đi, phù sa văn hoá lịch sử phủ lên các niềm tin dân dã ấy tạo thành những tín ngưỡng như một sức mạnh vô hình, tồn tại sống cùng với con người qua các thế hệ Tín ngưỡng trong lễ hội ở Hà Tây có thể nói khá tiêu biểu cho tín ngưỡng ở đồng bằng Bắc Bộ Đặc điểm nổi bật nhất của lễ hội Hà Tây là tính quy mơ, hồnh tráng của một số lễ hội, trong đó phải kể tới hội Chùa

Hương Từ thế kỷ XVIII Phan Huy Chú đã viết: “Hội Chùa Hương là hội vui nhất cõi trời nam” Quả như, Hội Chùa Hương có sức hấp dẫn và lôi cuốn mọi lớp người Có thể coi “Hội Chùa Hương như một

tập đại thành của hội truyền thống xưa” (“Hội truyền thống Hà Sơn Bình” của Phượng Vũ) Nói tới Chùa Hương tức là nhắc đến cụm di

tích và danh thắng ở núi Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn - Mỹ Đức -

Hà Tây Với cả một hệ thống kiến trúc thiên tạo bao gồm nhiều đền chùa, hang động, sông suối, bến đó rừng mơ, thung dâu Cảnh đẹp nơi đây “rất thực” mà cũng “rất mộng mơ”, “rất cõi đời” mà cũng rất cõi tiên cõi phật” Đúng như Thượng toạ Thích Viên Thành đã từng viết “những ai dù chỉ một lần hành hương thăm thắng cảnh Hương Sơn chắc chắn cũng giữ được nhiều kỷ niệm về bức tranh “sơn thuỷ hữu tình” rất đẹp rất thơ do thiên nhiên và con người tạo dựng”

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của cách mạng Việt Nam

Trang 3

Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ dân trí và tuyên truyền văn hoá hiện nay không khỏi có cái quá đà thậm chí lệch lạc; nơi này chỗ khác do tự phát nên không khỏi có những tiêu cực nảy sinh thậm chí có cả mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh trong một vài lễ hội

Những hiện tượng tiêu cực này xảy ra và tồn tại trong một thời gian

khá dài ở lễ hội Chùa Hương Một lễ hội lớn và kéo dài nhất đất nước nhiều lúc tưởng lâm vào ngõ cụt, bế tắc không lối giải quyết nhưng với bản thân sự vận động của các sự vật trong cuộc sống theo

triết học phương Đông bao giờ cũng có thể tự chỉnh và các cơ quan quản lý văn hoá đã và đang đưa những hành động ấy đi vào định

hướng đi đúng đắn cho phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước trong sự giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hoá lễ hội nói chung và lễ hội Chùa Hương nói riêng, vai trò của truyền thông đại

chúng và đặc biệt là báo chí giữ một vị trí quan trọng và đạt được

Trang 4

NOI DUNG, MUC DICH Y NGHIA

CUA PHUONG PHAP NGHIEN CUU CUA DE TAI

Trong bản thân mỗi lễ hội, dù là ở quy mô một thôn một vùng hay có quy mô cả nước thì ta cũng dễ dàng nhận thấy trong đó những nhược điểm cần và phải được khắc phục uốn nắn kịp thời Không phải tất cả mọi trò diễn mọi nghi lễ của lễ hội cổ truyền là phù hợp với cuộc sống hiện đại Những hiện tượng tiêu cực làm nhiễu loạn tính thiêng của lễ hội, những hành vi thương mại hoá lễ hội và các hiện tượng vơ văn hố khác diễn ra trong lễ hội cần được

đấu tranh không khoan nhượng và cần làm cho dân chúng hiểu biết

phân biệt cái đúng cái sai cái hay cái dở có sức thuyết phục cao đối với họ Nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng hôm nay, không thể đứt đoạn cách quãng với văn hó cổ truyền, trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống, ý kiến của nhà dân tộc học Xô Viết Tô Carép đáng để ta suy ngẫm khi nhìn nhận kho tàng lễ hội truyền thống:

những truyền thống này là những viên gạch nên mà thiếu chúng thì

chúng ta không thể xây lên ngôi nhà văn hoá tương lai và mỗi viên trong đống cổ kính lâu đời đó cần được chúng ta xem xét cẩn thận

lựa chọn những cái có ích, vứt đi những cái có hại, ngăn chặn xử lý kịp thời những phát sinh tiêu cực mới nảy sinh trong quá trình diễn

ra lễ hội”

Là sáng tạo của con người qua trường kỳ lịch sử, lễ hội là một

loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống có sức cuốn hút đông người

Trang 5

Chùa Hương có những nét riêng Những nét riêng này không làm phá vỡ cái chung của lễ hội cổ truyền mà làm phong phú hơn, đa dạng hơn diện mạo của lễ hội cổ truyền cả nước Trách nhiệm kế thừa vốn văn hoá cổ truyền của thế hệ trước khiến chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu các lễ hội cổ truyền Có như vậy, chúng ta mới kế thừa, phát huy được vốn văn hoá truyền thống quý giá này, và mới biến các lễ hội truyền thống đặc biệt là lễ hội Chùa Hương thành hành trang tinh thần cho các thế hệ hôm nay và mai sau Lễ hội truyền thống giống như chiếc cầu nối để nối đời thường (trần tục) với thế giới linh thiêng cao cả giúp con người giãi bày tâm tư nguyện vọng với thần linhvà giao lưu hoà nhập với nhau trong sự đồng cam cộng khổ”, cùng nhau chia sẻ mọi nỗi niềm Và ý thức trở lại cội nguồn, trở lại truyền thống được khơi dậy và trở thành

phong trào tự giác, rộng khắp trong nhân dân Mặt khác, trong xã

hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc nghỉ ngơi, giải trí, đi lại thăm viếng nhau kết hợp với việc đi trẩy hội, hành hương hay đi du lịch trong các dịp lễ tết đã và đang trở thành một nhu cầu ích dụng

của nhiều người, mọi giới và mọi lứa tuổi Trong khi đó, Chùa

Hương không chỉ là nơi “đất Phật” giải quyết nhu cầu tâm linh mà

còn là danh thắng trời Nam do thiên nhiên tạo ra và được bàn tay

khối óc con người xây dựng từ mấy trăm năm nay thì việc gắn lễ hội với du lịch là việc làm hết sức có giá trị về mặt kinh tế cũng như văn

hoá

Có thể nói không quá rằng, chưa có một di tích, mùa lễ hội nào lại được du khách gần xa, các cấp chính quyền các cơ quan bộ,

ngành từ trung ương xuống địa phương dư luận báo chí nói chung

Trang 6

đây hết năm này đến năm kia vẫn không được giải quyết tốt Tình

trạng “mây mù ra mưa” này đã khiến đồng chí Phạm Chương Nghị

Uỷ viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thơng tin dẫn đầu đồn kiểm tra thực hiện thông báo 6B/TB/UB-IX về việc tăng cường quản lý thắng cảnh và tổ chức lễ hội Chùa Hương đã phát biểu với báo chí rằng “việc thu hồi và đỡ bỏ 42 điểm xây dựng và thờ tự

trái phép ở Chùa Hương là công việc cấp thiết, phải làm nhanh

chóng, không làm là có lỗi với nhân dân, với cả nước” Các cụ ta

ngày xưa hay nói khó đến như đánh đuổi giặc ngoại xâm chúng ta

còn làm được huống gì những bất cập, bức xúc ở Chùa Hương Suy cho đến cùng, không ai nhận lấy phần trách nhiệm quản lý để xảy ra tình trạng ấy và thời gian cứ trôi qua, nan giải chồng chất nan giải nghĩ càng thấy lo ngại Thực tế tỏ rõ tính nghiêm minh của pháp luật, biện pháp kiên quyết của chính quyền địa phương không được

thực hiện nghiêm túc Mặt khác, cũng chính sự lúng túng trong khi

giải quyết cũng là nguyên nhân dẫn đến nhức nhối kéo dài ở “Nam Thiên Đệ Nhất Động” Việc sửa sai ở Chùa Hương cũng như những bài học quản lý đắt giá ở đây là bài học xương máu cho ngành văn hoá nhằm tổ chức tốt, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong lễ hội truyền thống của cả nước

Từ những nhận thức nêu trên, tôi thấy chủ trương đi sâu vào

khái quát và lý luận, không giải thích các khái niệm và các thuật

ngữ cũng như các phạm trù có liên quan tới lễ hội truyền thống mà chỉ tập trung vào công việc khảo sát thực tế diễn ra lễ hội Cố gắng tìm hiểu nắm vững thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống Hương

Sơn trong những năm gần đây ra sao, những gì là thế mạnh cần được

Trang 7

loại trừ Đi sâu vào các vấn dé cu thé của lễ hội Chùa Hương, tôi mong sẽ giài đáp được phần nào những thắc mắc như : “Về với đất

phật với danh thắng trời Nam”, du khách trẩy hội có thực sự được

trở về cội nguồn, có đáp ứng được nhu cầu về đời sống tâm linh, thoả mãn được nhu cầu giao cảm và cộng cảm của mình hay không; Để xảy ra những hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, huỷ hoại, phá hoại môi trường cảnh quan của Hương Sơn trách nhiệm này thuộc về ai? Vì sao mà phải cần đến tận gần 10 năm trời đấu tranh không khoan nhượng của giới truyền thông nói riêng và quảng đại quần chúng cụm di tích Hương Sơn mới “thay máu” mới sang một trang mới, những bài học rút ra ở đây là gì? Rồi cả cách ứng xử của con người đương đại, của chính bản thân du khách đến với chùa Hương ra sao? Đây cũng chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với hiện tượng văn hoá phức tạp và đa dạng này

Trong quá trình khảo sát thực tế trên báo tôi đã khảo sát 3 tờ:

Báo Nhân Dân, Văn hoá, Báo Hà Tây từ năm 1995 đến 2003 và khảo sát một loạt các báo Văn hoá Thể thao, Tiền Phong, Nhà báo và

Công luận, Thanh tra, Pháp Luật, Sức Khoẻ và môi trường, Công nghiệp Việt Nam, An ninh Thế giới, An ninh Thủ đô Trong quý

IV năm 2001 và quý I năm 2002

Luận văn này tôi chia làm 3 chương:

Chương! : Khái quát chung về lễ hội Chùa Hương 1 Khái niệm lễ hội

2 Giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội Chùa Hương 2.1 Lế hội Chùa hương, lễ hội dài nhất nước

2.2 Quần thể Huong Sơn một kỳ quan của đất nước

Trang 8

2.4 Di hoi Chùa Hương chiêm ngưỡng những di sản văn hoá

đặc sắc

3 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lễ

hội

Chương 2 : Vấn đề lễ hội Chùa Hương được phản ánh trên báo chí

trong những năm qua

1 Chức năng nhiệm vụ của báo chí về việc giữ gìn phát huy tiếp thu

các giá trị tiến bộ trong lễ hội truyền thống

2 Lễ hội Chùa Hương được phản ánh trên báo chí

2.1 Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng lành mạnh tự do tôn giáo trong lễ hội Chùa Hương

2.2 Báo chí cầu nối giữa lễ hội Chùa Hương với du khác

2.3 Báo chí phát hiện và phản ánh những tiêu cực trong hoạt

động lễ hội

23.1 Thương mại hoá lễ hội

2.3.2 An ninh trật tự

2.3.3 Vệ sinh môi trường cảnh quan chùa

3 Hiệu quả phan ánh báo chí trong vấn đề bảo vệ gìn giữ lễ hội Chùa Hương

Chương 3: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về lễ hội Chùa Hương

1 Các thể loại báo chí chủ yếu được sử dụng

1.1 Phóng sự

1.2 Ghi nhánh, phản ánh 1.3 Tuy but, tan van

2 Đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm báo chí và những yếu tố hình

thức

2.1 Văn phong

Trang 10

Chương 1 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LỄ HỘI

CHUA HUONG

1 Khái niệm lễ hội

Định nghĩa chung về lễ hội, Giáo tư Tiến sĩ Nguyễn Duy Quý

đã có định nghĩa chính xác như sau: “Lễ hội truyền thống là một

sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, linh thiêng và đời thường Đó là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc, có sức cuốn hút một số lượng lớn những hoạt động của đời sống xã hội, lễ hội truyền thống chứa đựng trong nó nhiều vấn đề khao học hấp dẫn (trích bài phát biểu khai mạc hội thảo “lễ hội truyền thống trong đời sống hiện đại”

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội)

Lễ hội là một từ kép gồm Lễ và Hội nhưng người ta ít chú ý đến 2 phạm trù lễ và hội Không những trong tiếng Trung Quốc mà

trong tiếng Pháp, tiếng Anh phạm trù này cũng tách bạch rõ ràng, rite và fête, lite và festival Ở đây, chúng tôi không đi sâu vào ngôn

ngữ học chỉ thử tìm hiểu nội hàm và mối tương quan của hai phạm trù đó Lễ và Hội đều có đặc trưng chung: sinh hoạt tinh thần tập thể của cộng đồng người Chúng khác biệt nhau ở một hàm thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với tín ngưỡng, tôn giáo

Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hoá trật tự, gắn liền với sự tích và quyên năng của thần, diễn đạt mối quan hệ Thần/Người Trật tự là nội dung, hình thức yêu cầu của lễ của đời thiêng Đời thiêng chủ yếu diễn tả trong thần diện nhưng có khi mở rộng ra ngoài nhà ở của thần để phô diễn quyền năng của thần, để cho đời thường thâm

Trang 11

quá trình quan hệ con người với tự nhiên, sáng tạo ra thế giới biểu

hiện thành văn học mà tôn giáo là một thành tố

Hội là đời thường, diễn ra bên ngoài thần điện hay mở rộng đến toàn bộ lãnh thổ cộng đồng đến từng gia đình diễn ra trong thời

gian lễ sau đó Hội mang hai tính chất chúc mừng thần linh và

hưởng thụ ân huệ Thần ban ca múa đánh đu, chọi gà, đấu vật, ăn uống tiệc tùng vui chơi thoải mái Lễ và hội đã kết hợp thành lễ hội thì người lễ và hội có mối quan hệ nhất định Hội cơ bản là đời, lễ cơ bản là thiêng Một số yếu tố hội được phục vụ cho thần linh như

ca, múa, diễn xướng, diễn tịch nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ

của hội, hơn nữa là để lễ hố

Khơng chỉ diễn đạt mối quan hệ thần/người mà phải dựa vào quan hệ người/người Đó chính là nội dung thứ ba cấu thành tôn

giáo; luân lý Một phần luân lý tôn giáo giới luật biểu thị trật xã hội,

quan hệ giữa người với người Cấm xâm phạm tài sản tư hữu, cấm uống rượu say sưa náo loạn trật tự, khuyến thiện Cấm ky cũng thuộc

phạm trù giới luật nhưng cực kỳ phức tạp không phải lúc nào cũng

minh giải được nhưng cốt lõi là nhằm bảo vệ trật tự nào đó mà vi

phạm sẽ làm rối loạn cơ chế phàm hay thiêng, hưng loại trật tự dẫn

đến tai hoạ dưới dạng trưng phạt của thần Lễ cưỡng chế đời thường phải theo một trật tự nào đó Lễ là một loại pháp luật trong khổng giáo Các quan hệ quân - thần đều là lễ là luật nên nho giáo phản đối

việc ban hành luật pháp của pháp gia Lễ - nhạc - vũ được khổng

giáo dùng để duy trì xã hội thay vì luật Lễ diễn thánh lễ phép, đi từ ton ti thân tộc đến tôn ti xã hội biến thành quan hệ giao tiếp tôn trọng lẫn nhau Đó là cả một quá trình lịch sử Họ cùng có một quá trình diễn biến tứ hành động tập thể không có tổ chức định hình đến

Trang 12

tổ tứ bốn của tôn giáo hoặc những tổ chức kinh tế xã hội hiện đại Hội đi từ đối lập với trật tự đến trật tự

Nói tóm lại, lễ từ một quan hệ xã hội được thiêng hoá rồi quay

trở lại xã hội Trong lễ hội thì lễ mang tính thiêng còn hội là một hành động xã hội không gắn bó hay có gắn bó với tôn giáo Trong một lễ hội cần phân biệt lễ và hội nhưng cũng không nên đối lập

hoàn toàn lễ với Hội nhưng càng không nên đồng nhất Sự phân tích

đó dẫn đường cho việc xử lý lễ hội đang phát triển mạnh ở nước ta hiện nay Phần lễ hội nói chung mang tính cố định bất biên nhưng phần hội cực kỳ sinh động và phải thích nghi với thời gian huyền

thoại

Lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là một cách ứng xử thông minh khôn ngoan của con người đối với những sức mạnh vô hình hay hữu hình mà họ không lý giải được nhưng muốn khống chế Họ phải kinh và sợ Kinh để cầu xin sự chở che Sợ để tránh tai hoạ Thờ cúng phát triển từ hình thức đơn giản nhất, một bát cơm một quả trứng (hoặc một gốc cây một bát hương) đến lễ hội phong phú đền đài nguy nga Phong phú cả vật chất lẫn tinh thần, lễ hội trở

thành một hiện tượng văn hoá tổng hợp thảo mãn nhu cầu tâm linh,

tâm lý, vật chất của con người Trong lễ hội không những con người hiến dâng để cầu xin tốt lành cho tương lai mà còn hưởng thụ vật chất và tinh thần thoải mái trong hiện thực Tính chất tái tạo lễ hội là như thế Lễ hội là một hành động văn hoá xã hội không thể thiếu của con người, mọi thời đại, mọi dân tộc, con người xã hội hình thành và phát triển chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của lễ hội mà họ sáng tạo ra

Trang 13

2.1 Hội Chùa Hương - lễ hội dài nhất nước

Ngày xưa, các cụ nói Hội chùa tự mở và tự đóng Thường là

sau tết Thượng Nguyên, khách đã đông đúc về hội đến khoảng rằm

tháng ba thì vấn khách Ngày nay, hội Chùa Hương mở sớm hon,

Ban tổ chức hội lấy ngày mồng 6 tháng Giếng để khai hội - ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của người làng Yến Vĩ và Phú Yên Mâm lễ của làng Yến Vĩ dâng Sơn thần phải có một mặt lợn cao sạch để sống, còn làng Phú Yên là con chó thui, chỉ những khi không kiếm được chó thì thay bằng khúc cổ lơn, đấy là những thứ sơn thần hay ăn Ngày nay, nghi thức mở của rừng hàm chứa ý nghĩa mới, đồng nghĩa với mở cửa chùa Do biến động về địa lý nên Đền Trình của Chùa Hương xưa là ở đền làng Đục Khê gần con sông Đáy nay chuyển về đền ngũ nhạ của thôn Yến Vĩ và có tên gọi mới là Đền Trình

Trang 14

Hùng 10/3 (Phú Thọ) lễ hội Chùa Thầy 7/3 (Quốc Oai - Hà Tây), lễ

hội chùa Keo (Thái Bình) thì dài cũng chỉ từ 3 - 5 ngày 2.2 Quần thể Hương Sơn - một kỳ quan của đất nước

Trước hết, phải ghi nhận Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng Tạo hoá khéo bày đặt ở vùng này những dãy núi đá gồ ghề bên

cạnh sự mềm mại của các dòng suối màu sắc xám đanh, già dặn, dãi

dầu của đá bên màu xanh non tơ của cỏ cây Quần thể núi non tạo ra những hình dáng kỳ thú Dáng núi tựa hai con rồng đá tranh hòn ngọc ốc ở cánh đồng Đục Khê Núi nổi trên cánh đồng nước ở gần

đến Trình tạo thành hình bốn con vật linh thiêng trong tâm thức người Việt Lại có núi ông Sư bà Vãi núi mâm xôi núi con gà

Tuyến Tuyết Sơn có dãy núi như chiếc thuyền rông, như đầu sư tử Sự hấp dẫn của Huong Sơn không chỉ là bể ngoài còn ở bên trong Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của các hang động Du khách tới Chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông ngắm núi như thấy

một góc của non sông đất nước vừa thơ vừa thực thu gọn trong tầm

mắt và cũng ảo huyền như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh Sau đấy là thú vui trên núi “Thật dân dã trong tay cây gậy bụi cứ theo con đường núi lấm tấm hoa dại lây lan thơm gợi mùi hoài cổ, lạ lãm một dãy cây, thoảng nghe tiếng chim rừng, uống một bát chè lão mai, ăn một quả mơ đặc sản của Hương Sơn thật ngỡ như mình đang thoát thực để tận hưởng cho viên mãn cái vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước” (Lễ hội cổ truyền Hà Tây, Hồ Sĩ Vịnh, Phượng Vũ)

Trang 15

Sơn) đều khai thác các vị trí động đá để thu hút khách Ở Hương Son thường chùa đi liền với hang hay gọi đúng tên là chùa hang như chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, chùa Cây Khế Trong tất cả các hang động nổi bật hơn cả là động Hương Tích và động Tuyết Sơn Động Hương Tích đá to lại rộng Hàng triệu năm những giọt nước từ trên núi đá vôi thánh thót rơi xuống tạo thành những nhũ đá có hình kỳ

thú Người xưa gọi động Hương tích là miệng con rồng Theo quan niệm dân gian đã đi chùa Hương mà chưa tới động Hương Tích coi

như chưa tới Chùa Hương Du khách đến Hương Tích lặng người chiêm ngưỡng những nhũ đá - những tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hoá phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoán mới thành khối thành hình

lạ lùng như vậy Năm canh Dần (1770) Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, người có tài văn chương tuần thú qua vùng Hương Sơn, đề thơ ở

động Chùa Tiên sau lên thăm động Hương Tích đã đặt bút cho khắc 5 chữ “Nam thiên đệ nhất động” Điều đó chứng tỏ không phải ngày hôm nay mà cách đây hơn hai thế kỷ non nước Hương Sơn đã nổi tiếng

Sau động Hương Tích là động Tuyết Sơn xây dựng năm Giáp Tuất (1694) Động này Phan Huy Chú đã từng giới thiệu trong sách

“Lich triéu hiến chương lại chí” Tuyết Sơn ở huyện Hoài An, có

nhiều lớp núi cao, trong núi có động rất đẹp Trong động có nhũ đá như xương, trùng trập hiện ra coi như vảy rồng Trên ngọn núi có tượng phật bằng đá lại có những cây thông mọc từng hàng, coi như

Trang 16

của tính vị kỉ mà vượt lên trên chính mình dang yén hon dat nay vững vàng hơn trên con đường hướng tới tương lai tươi sáng” Động ở Hương Sơn cũng là như thế Bởi vậy không phải ngẫu nhiên các bậc thánh thơ của nhiều thời đại đã tìm đến Hương Sơn và để lại

nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc sống mãi với thời

gian gép tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không của một vùng mà của cả đất nước

2.3 Trong tâm thức của người Việt, Hương sơn là cối Phát

Nếu chỉ là cảnh đẹp không thôi, thiếu bàn tay con người tạo dựng và biết tới thì ý nghĩa của cảnh đẹp ấy cũng có phần hạn chế Tìm ra động Hương Tích, dựng thảo am Thiên Trù là kế tiếp 3 vị hoà

thượng thời vua Lê Thánh tông (1442 — 1497) Sau đó là vào cuối

thế kỷ XVII thời Lê Trung Hưng, Chùa Thương Tiền Đạo viên Quang Chân nhân đã chấn hưng cõi Phật Hương Sơn Cho đến đầu thế kỷ XX toàn khu thắng cảnh Hương Sơn đã mọc dậy trên 100 nóc

chùa trong đó có những ngôi chùa có kiến trúc xây dựng quy mô lớn, nghệ thuật tỉnh sảo như chùa Tam Bảo, nhà tổ ở Thiên Trù thánh toà điện phật tráng lệ Lễ từ đó tới nay công việc kiến tạo

chùa có lúc hưng lúc thịnh, nhưng Chùa Hương chưa bao giờ bị lãng

quên trong tâm trí nhân dân Điều này phản ánh vai trò cùa đạo phật

trong việc gây dựng, phát triển Hương Sơn thành đại kỳ quan của đất

nước

Theo cuốn Nam Hải quan Thế Âm một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của

công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lãm Dân gian quen gọi là bà Chúa Ba, bà đã tu hành chín năm ở động

Trang 17

điệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh Trong tâm thức

của nhân dân đều cho rằng bà Chúa Ba đã tu hành đắc đạo ở núi

rừng Hương Sơn Câu chuyện về bà Chúa Ba là câu chuyện nhà Phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật Nguồn phật thoại trên được dân gian hoá dậm màu sắc địa phương nên còn nhiều chỉ tiết sinh

động, cụ thể hoá về sự nghiệp tu hành của bà chúa Ba là biểu tượng dep dé của sự chân tu giữ đạo của đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân

chúng

Đạo Phật đã ngấm vào lòng người, khẳng định vị trí ở Hương Sơn mà hệ quả là được triển khai trong một không gian ba tuyến với hệ thống chùa chiến, tượng đài có nhà sư trụ trì làm công việc

truyền đạo và hành lễ dẫn đến các sinh hoạt mang đậm phong cách

phật Người Việt phần nhiều theo đạo Phật thì việc hàng năm đông người đi hội cũng là điều dễ hiểu, tạo nên sắc thái một mùa hội chùa ở đất Hương Sơn ngoài ra nơi đây còn dung nạp nhiều yếu tố tín

ngưỡng đáp ứng long mong mỏi của cư dân Việt như tín ngưỡng tam

phủ thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực cầu mong sự sinh sôi nảy nở ước muốn cuộc sống đủ đầy

2.4 Đi hội Chùa Hương chiêm ngưỡng những di sẩn văn

hố đặc sắc

Hương sơn khơng chỉ hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn háo của nhiều giai đoạn lịch sử Đó là những sản phẩm vô giá kết tỉnh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại Không kể những tầng văn hoá của người nguyên thuỷ phát hiện ở hang Sũng

Trang 18

thống đá cuội gạch nối van hố Hồ Bình và văn hoá Bắc Sơn thì cổ vật ghi liên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên

“Bảo đại Hương Tích Sơn hồng chuông”, chuông cao 1m24, đường

kính đáy 0,63m, thân chuông có 4 vú lồi chia ra ở bốn góc, hai góc đối xứng, mỗi góc hai vú, xung quanh mỗi vú là những chấm tròn

tạo nên sự khác biệt so với chuông cùng thời Niên dậi chính xác ghi trên chuông là Thịnh đức thứ ba (1655) Đáng lưu ý nữa là quả

chuông đúc thời Tây sơn niên hiệu Canh thịnh nhị niên (1793) trước treo trong động Hương Tích, nay treo ở nhà tổ chùa Thiên Trù

Ở chùa Hương, cổ vật bằng đá khá nhiều điển hình là bia đá: loại bia dẹt, bia trụ, bia ma nhai theo thống kê có khoảng 60 loại trụ

đó bia có niên đại sớm nhất là bia Thiên Trù tụ bi ký có niên đại

chính Hoà thứ 4 (1686) Day là tấm bia đá lớn, điểm bia được người

nghệ sĩ chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khoẻ khoắn

đưa được hơi thở của cuộc sống dân dã lên mặt bia qua hình tượng các con vật voi, cua, trâu ngoài ra các bệ đá ghép cao Im, ngang

1,5m, dày 1,3m cũng rất có giá trị

Một kiến trúc cổ nhất còn sót lại là tồ viên cơng Bảo tháp ở vườn tháp gần suối Điện trong khu vực chùa Thiên Trù Tháp này được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi quan hài cốt nhà sư Viên Quang Tháp Viên công xây dựng bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, miết mạch đều tăm tắp thẳng như kẻ chỉ, chứng tỏ kỹ thuật xây tháp

rất tỉnh xảo Từ xa nhìn vào tháp như cây bút hồng ngọn vút lên trời

Vào thời Nguyễn triều vua bảo đại thứ bảy nhà Chùa đã trùng tu lại

thánh nhờ vậy đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn kiểu dáng ban đầu

Trang 19

Nhà Tam bảo Thiên Trù là công trình kiến trúc nghệ thuật có

quy mô lớn kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc hiện đại với phong

cách kiến trúc truyền thống - do vậy du khách chiêm ngưỡng toà Tam Bảo thấy thân quen mà mới lạ bởi bắt gặp nét dung đị trầm lắng mà sâu xa triết lý của nghệ thuật quá khứ bên cái bộn bề của không gian nhiều chiều với hình khối của những mảng màu gây ấn tượng của nghệ thuật hiện đại Lễ hội Chùa Hương rộng cửa đón nhận mọi tầng lớp xã hội không phân biệt dân tộc, đẳng cấp, tôn giáo, tuổi tác, nam hay nữ Đến với Chùa Hương là tham dự vào cuộc tiếp xúc kỳ diệu giữa con người với vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của toà tháp và cái đẹp biến đổi không ngừng của mùa xuân cây cỏ 3 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lễ

hội

Lễ hội trên đất nước ta rất phong phú và đa dạng nhiều nhất

vào mùa xuân Con người tạm gác lại những lo toan của cuộc sống

đời thường để hồ mình vào khơng khí lễ hội, tổ chức tốt các lễ hội truyền thống lịch sử, giữ gìn các giá trị văn hoá của mỗi vung miền,

dân tộc; kết hợp các hoạt động văn hoá phù hợp, tạo điều kiện để

nhân dân được tham gia và sáng tạo trong lễ hội, đồng thời giữ được nội dung, ý nghĩa và tính khoa học của lễ hội, tránh lợi dụng lễ hội để trục lợi cá nhân, coi lễ hội là dịp để làm ăn là những vấn đề

luôn được toàn xã hội, các cơ quan chức năng liên quan, quan tâm

chỉ đạo Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng có tính phổ biến trong đời sống xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân

dân tham gia Lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa thánh

thiện vừa đời thường, vừa thiêng liêng vừa thế tục của bao thế hệ con

Trang 20

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là

mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người việt nam phát triển toàn điện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, có ý thức xây dưng

lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá,

quan hệ hài hoà trong gia đình và xã hội Văn hoá trở thành nhân tố

thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách ”

Tạo điều kiện dé nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hố Mặt khác khơng ngừng bảo tồn và phát huy các di sản văn hố dân

tộc, tơn tạo các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh cũng là những mục tiêu quan trọng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX đề ra

Cũng trong đại hội các đại biểu khẳng định : Tín ngưỡng tôn

giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo

hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có

nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với tổ quốc “sống tốt đời đẹp đạo”; Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo Bên cạnh đó nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín

ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước

Tính đến năm 2002, theo thống kê sơ bộ, có lẽ là chưa đầy đủ

Trang 21

yếu vào mùa xuân Ngoài các lễ hội tổ chức ở phạm vi làng xã còn có các lễ hội có quy mô một vùng hoặc toàn quốc kéo đài nhiều

ngày, có tới hàng chục vạn, hay triệu người cả trong nước, lẫn ngoài

nước tham gia như lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội Núi Sam (thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang), lễ hội Phủ Dày (huyện Vụ Bản, Nam Định), lễ hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội núi Ba Den (tỉnh Tây

Ninh), đặc biệt phải kể tới lễ hội Chùa Hương (tỉnh Hà Tây) Sự

phong phú đa dạng giá trị nhân văn sâu sắc Khiến công tác quản lý lễ hội phải làm thật tốt Trong những năm gần đây công tác quản lý nhà nước về văn hoá trong đó có lễ hội được quan tâm hơn trước Thực hiện chỉ thị 27-CT/TƯ của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương khoá VIII và chỉ tghị 14/1998/CT-TTg của Tủ tướng Chính phủ

về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội ngày 23.8.2001 Bộ Văn hố thơng tin đã ban hành quy chế tổ

chức lễ hội kèm theo quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hố Thơng tin ngày 29.6.2001 Quốc Hội khố X đã thơng qua luật di sản văn hoá, đặt cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, trong đó có các lễ hội Ngày 26.6.2002

Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 31/2001/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hố - thơng tin Đối với lễ hội

Trang 22

Chương 2: VẤN ĐỀ LỄ HỘI CHÙA HUONG DUOC

PHẢN ÁNH TRÊN BÁO CHÍ NHỮNG NĂM QUA

1 Chức năng, nhiệm vụ báo chí về việc giữ gìn, phát huy, tiếp thu các giá trị tiến bộ trong lễ hội truyền thống

Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người, mặc dầu ra đời chậm hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực Từ khi ra đời cho tới nay báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tỉnh thần của mọi người mọi dân tộc Vì thế báo chí

luôn luôn là công cụ hoạt động quan trọng của các nước trong cuộc

đấu tranh không mệt mỏi về sự tiến bộ và văn minh của con người

Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội cao, vừa có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt Báo chí là một loại hình thông tin đại chúng

rộng rãi nhất, năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội

nào có được Hiện thực được tái hiện trên báo chí là một hiện thực sôi động, tiêu biểu, những điều vừa mới xảy ra đang xảy ra và chắc chắn sẽ sảy ra Ở một phương diện khác với tính chất là những phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mơ tồn xã hội, báo chí đã tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những con

Trang 23

muốn được giải toả và tự thể hiện minh trong các hoạt động lễ hội, vui chơi, giao tiếp Lễ hội thể hiện thái độ tình cảm ứng xử của con

người trần thế với các nhân vật thiêng mà họ tin tưởng thờ phụng là

nhân tố góp phần làm cân bằng đời sống tinh thần, tâm linh của con người cả trong lúc bất hạnh, âu lo cả trong lúc hạnh phúc sung sướng Chúng ta cũng biết rằng rằng niềm tin ấy chữa đựng đầy yếu tố xúc cảm có cả những yếu tố tưởng tượng, phi lý nên dễ dẫn tới mê tín dị đoan như bói toán, rút thẻ Trong lễ hội có cả yếu tố tích cực, lẫn tiêu cực, đan quyện vào nhau đến mức khó chia tách

Báo chí khi phản ánh hiện thực lễ hội cần có cái nhìn nhận đầy đu giá trị và bản chất của lễ hội Người làm báo nhận thức lễ hội trên lập trường, thế giới quan khoa học duy vật; nhìn nhận về tín ngưỡng cần phải hiểu đầy đủ cả nguyên nhân nhận thức và nguyên nhân xã hội Xử lý các vấn đề của lễ hội trong đó xử lý các vấn để về tín ngưỡng là hết sức khó khăn phức tạp Xử lý vấn đề Sư giả, Chùa giả, Động giả ở Chùa Hương, nhìn qua hiện tượng bên ngoài dường như đó chỉ là vấn đề vi phạm di tích lịch sử - văn hoá, phá vỡ cảnh quan của di tích nhưng báo chí hiểu không chỉ có thế mà nó còn là vấn đề tín ngưỡng, một vấn đề hết sức tế nhị và phức tạp

Báo chí tham gia quản lý lễ hội bằng một tư duy đúng đắn, phù hợp với bản chất của lễ hội Đã có một thời do đơn giản ấu trĩ,

không ít người nghĩ rằng có thể dùng mệnh lệnh, dùng các biện pháp hành chính là có thể nhanh chóng loại bỏ được những tàn dư lạc hậu,

Trang 24

khuynh hướng dường như trái ngược với trước đây, cho phục hồi cái

cũ tràn lan khiến cho một số nghi thức trở nên rườm ra linh đình tốn

kẽm, thậm chí còn xây dựng thêm những “di tích mới” để kinh

doanh lễ hội: buôn thần bán thánh” Đây thực sự là sự buông lỏng quản lý chứ không phải là sự đề cao lễ hội

Trước thực trạng đó, báo chí vào cuộc đã làm tốt công tác tuyên truyền của mình nhằm giáo dục mọi người có nhận thức ngày

càng tốt hơn về vấn đề lễ hội Báo chí tuyên truyền quảng bá giới thiệu cái đẹp của lễ hội, cái hay cái đúng trong tổ chức lễ hội cũng như chỉ ra những yếu tố tiêu cực cần nên án và loại bỏ Dường như ở lễ hội nào có tiêu cực là ở đó có báo chí vào cuộc, dùng vũ khí vốn có của mình để vạch ra những cái dở và chiến đấu với nó tới cùng

Thế nên trong thời gian qua chúng ta cũng đã dần đưa các hoạt động

lễ hội vào nề nếp Hỗu hết các lễ hội đều thành lập ban tổ chức Mô

hình Ban tổ chức lễ hội được thành lập phù hợp với quy mô và loại

hình lễ hội, nhiều lễ hội lớn đã khắc phục được về cơ bản nạn ùn tắc giao thông, vấn đề về vệ sinh môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với sách báo mê tín và các ấn phẩm không được phép lưu hành Ngăn chặn, hạn chế các hoạt động buôn thần bán thánh lợi dụng lễ hội để truyền đạo trái phép, giải quyết tương đối tốt nạn ăn xin, hành khất các hoạt động dịch vụ đi lại ăn nghỉ cho khách hành hương được đưa vào nề nếp hơn trước Nhiều lễ hội trở thành

điểm sáng du lịch văn hoá, phát huy các giá trị văn hoá của di tích,

danh thắng Nhiều sinh hoạt văn hoá ở làng quê được khôi phục biến lễ hội trở thành ngày hội văn hoá ở địa phương Rõ ràng, vai trò của

báo chí trong việc gạn lọc, gìn giữ cái hay cái đẹp của lễ hội truyền

Trang 25

đất nước và con người Việt Nam Báo chí đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu văn hoá nhân loại, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam thực hiện vai trò vừa là tiếng nói của Đảng của Nhà nước,

các đoàn thể vừa là diễn đàn của nhân dân

2 Lễ hội Chùa Hương được phản ánh trên báo chí “Bầu trời cảnh Bụt

Thú Hương Sơn ao ước bây lâu nay ”

Hương Sơn mà dân gian cứ gọi nôm na là Chùa Hương từ lâu đã là một trung tâm Phật giáo Việt Nam, một “Đại danh lam” sớm

nhất là từ thế kỷ XV (Lê Thánh Tông 1460 —- 1497) muộn nhất là thế kỷ XVIII (lê Huy Tơng Chính Hồ thứ 7, 1686), Trịnh Sâm - Canh

Dân (1770), Chùa Hương đã được gọi là “Nam thiên đệ nhất động”

Một trung tâm hành hương lễ hội đầu xuân, một trung tâm văn hoá -

du lịch thời cận hiện đại, có một quá khữ vàng son Hương Sơn là cả

một tổng thể - hay phức thể tôn giáo - văn hoá Việt Nam cổ truyền Cảnh đẹp là thế, chốn thiêng là vậy xong bước vào cơ chế thị trường, nhiều người coi đất Phật là một mảnh đất màu mỡ để kinh doanh buôn bán Đã trong nhiều năm liền, du khách tới Chùa Hương phải gặp bao chuyện phiển lòng Chuyển rác thải vệ sinh môi trường, chuyện tắc đò, tắc đường lên động, chuyện tranh giành khách,

Ả*»

chuyện bán hàng hoá với giá “cắt cổ”, chuyện bán thịt thú rừng tràn

lan, chuyện lừa đảo móc túi, chuyện vé chợ đến tệ hại nhất là chuyện sư giả, chùa giả mọc lên nhan nhản để lừa tiền du khách,

mới đây lại là chuyện xây dựng Cáp treo thôi thì muôn vàn thứ

Trang 26

luận kéo đài nhiều năm Năm nào lễ hội Chùa Hương tới, du khách cũng phiền lòng kêu ca, báo chí cũng lên tiếng công kích mạnh mẽ mà mọi chuyện như “nước đổ lá khoai” Tình trạng sư giả, chùa giả ngày càng hoanh hành dữ dội mãi tới cuối năm 2001, khi các cấp ban ngành từ Trung ương tới địa phương mở mọi cuộc thanh kiểm tra, giải quyết triệt để các điểm vi phạm, báo chí chê có và, lên án có và ghi nhận ban đầu đều có thì bước đầu tình hình an ninh trật tự, nề nếp của lễ hội dài nhất nước này mới dần được giải quyết, làm lắng dịu những bức xúc trong nhân dân Phải nói trong công cuộc chống tiêu cực ở Chùa Hương cũng như lên tiếng nhằm bảo tồn khu đi tích thắng cảnh này, báo chí đã tham gia kiên nhẫn không mệt mỏi góp phần to lớn và có phần quyết định tới thắng lợi của công cuộc chống tiêu cực ở đây

2.1 Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng lành mạch tự do tôn giáo trong lễ hội Chùa Hương

Hương Sơn là cả một tổng thể tôn giáo - văn hoá cổ tuyển từ tín ngưỡng dân gian: thờ sơn thần Hoàng Hổ ở đền Trình, tín ngưỡng

phồn thực cầu tự (cầu con - cô, cậu), tín ngưỡng nông nghiệp đụn gạo, cối giã, chuồng lợn, ao bèo, nong tằm, né kén trong động

Hương Tích, tín ngưỡng thờ mẫu (hay Bà Hội Xá, núi Bà Lồ trước núi Chùa Hương, mẫu thượng ngàn ở đến Trấn Song - cửa Võng ) kể cả đền Mẫu ở chùa Trò cho đến Sự tích bà Chúa Ba đến nho, đạo (đình, đền) đều được tích hợp và hội nhập vào phật giáo dân

gian Việt Nam Có một quần thể Hương Sơn - thục tại mà cũng có một, nhiều Hương Sơn trong tâm thức, tâm trí, tâm tưởng của con

người Việt Nam, từ Bắc tới Nam và cả nhiều người nước ngoài Bản

Trang 27

“nhập thế”, “hào quang đồng tân” (trộn lẫn thế tục, hoà cùng ánh

sáng như Tuệ Trung Thượng sĩ, “ngọn đèn tâm cao sáng” của đức

Điều ngự Giác Hồng Trần nhân Tơng, Tổ thứ nhất của Thién Phái Trúc Lâm, người anh hùng của cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông, Hoà thượng Thanh Chân ở Chùa Hương đã nhiều lần được gặp Bác Hồ, đã hơn một lần tiễn “tiểu” đi bộ đội chống

giặc cứu nước Du khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa

Hương - hành trình về một miền đất Phật, nơi Bồ Tát quán Thế Âm

ứng hiện tu hành, để dâng lên người một lời cầu nguyện, một nén

tâm hương hoặc thả hồn bay bổng hoà quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi thom tho in dấu Phật

Báo chí ủng hộ tín ngưỡng lành mạnh tự do tôn giáo, trong lễ

hội Chùa Hương Tuy nhiên, báo chí cũng lên tiếng ủng hộ việc không cho đốt hương trong chùa, động Dẫu rằng chủ trương này của ban quản lý di tích bị nhiều Phật tử lên tiếng phản đối gay gắt vì cho rằng: Đó là tâm linh có từ lâu đời, không ai được áp đặt, bắt bỏ đốt

hương là phi lý, là xúc phạm đến tâm linh tín ngưỡng Báo Hà Tây

có bài “Vui buồn đi hội Chùa Hương - phóng sự điều tra của Đắc Hữu ra ngày 24-2-1998 cũng đã đề cập tới vấn đề này Theo bài báo cho biết: Từ hàng 100 năm nay, những nhũ đá “Cửu long trinh

Châu” sáng “long lanh như gấm dệt” đã bị ám khói hương xỉn màu,

Trang 28

được vấn đề tâm linh của nhiều người mà vẫn giữ được vẻ dep long lanh thiên tạo của Chùa Hương

Báo chí khẳng định lễ hội Chùa Hương của nhân dân từ đời này sang đời khác, ở đó thể hiện rõ văn hoá dân tộc Việt Nam

Trong đời sống cộng đồng lễ hội Chùa Hương đã, đang và sẽ vẫn là niềm tự hào, đòi hỏi sự giao lưu cộng cảm không thể thiếu được của nhân dân ta Báo nhân dân số ra ngày 10.3.2001 với bài “sức sống của lễ hội Chùa Hương” đã khẳng định rằng : lễ hội ở đây đã thực sự

“là nơi khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân

tộc, ý thức hướng về cội nguồn” Cũng trên báo nhân dân số ra ngày 21/2/1997 có bài viết “đi hội chùa” của tác giả Vy Khanh cho hay: Chiếc ca nô nổ máy, lách khỏi những thuyền gỗ thuyền nan và thuyền tôn dày đặc bến Đục Khê chạy ngược dòng suối Yến hướng về phía Hương Sơn khách ngồi chật ních Mấy cô gái má phấn, môi son, váy ngắn cũn cốn đeo ví đầm, cố leo lên đằng mũi khoe với nhau “tao lừ thằng bồ, đếch cho nó biết, không vướng cẳng , mới bay nhảy được cùng bọn mày! Cái Hoà gặp số trời ban, bị hãm vì bà bia vừa toi mất mẻ hàng kếch cụ Còn tổ tám mãi, ông bô mới thò cho một vé Ném cái nhìn sắc lẹm cô mặc áo phông ¡n con dai bang to tướng cong cớn : Đây thì nhàn không, quát một lời, gã giám đốc hói trán đang muốn cặp, cần bao nhiêu vét túi chi liền Rồi

trong đám có một cô í ới một đoạn phổ nhạc bài thơ của cụ Nguyễn

Nhược Pháp” Khăn nhỏ đuôi gà cao Em đeo dải yếm đào” Khiến

tác giả bài báo phải bình “Khi lắm, Tóc phi-dđê, đồ lót hiện đại, bói

Trang 29

“trời đất sao có lũ quỷ cái nhố nhăng thế đi chùa; giá có ai mạnh bao, vả giúp tôi thẳng mồm chúng nó cho bõ tức; trước cửa thiền linh thiêng dám phô đùi vén vế và nói năng thô lỗ đi chùa là tìm sự tâm tĩnh thưởng ngoạn phong cảnh Phải tạo nhã lịch lãm chứ đâu có thói xấu xược nhốn nháo! lại còn mấy cậu nam giới ngổ ngáo chen lấn, văng tục bậy bạ, lấy dao khoét cây, cạo đã khắc tên, gay g6 đánh nhau” Lời phàn nàn của bà lão cũng là lời tâm sự gửi gắm của tác giả Ly Khanh đến du khách tray hội Chùa Hương nói riêng và của các lễ hội trong cả nước nói chung Lời bài báo cũng là lời mong

sao Hương Sơn một danh thắng mộng mơ trong lành được đón những khách tham lịch thiệp văn minh Đến nơi lễ hội cũng là nơi con

người đến với cái đẹp cái chân cái thiện và cái mỹ

2.2 Báo chí - cầu nối giữa LIễ hội Chùa Hương với du

khách

Khu di tích Hương Sơn một dải núi đá màu lam dải núi này

một phần cũng thuộc địa dư cổ Hà Nội, xã trông dường như hai bàn

tay ôm lấy núi Thầy sông Nhuệ, núi Đọi, sông Châu, phía trước là mặt sông Hồng và thủ đô Thăng Long Bên trong dải núi nước xói khoét thành nhiều hàng động, có một ngọn nổi tiếng là thắng cảnh

lâu đời Đồng núi Hương Tích Hương tích nghĩa là dấu thơm, tương

truyền rằng : Đức Nam Hải Quần thể nên Bồ Tát trước kia tu hành rồi thành đạo tại đây Chùa Hương với bao cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình với bao giai thoại về đất Phật huyền bí, rồi bao di tích văn hoá lâu đời đã đi vào lịch sử thơ ca dân tộc Có biết bao người đến với Hương sơn mà vẫn chưa hiểu hết Hương Sơn Báo chí không chỉ biết

nêu nên thực trạng được và chưa được của lễ hội này mà cón giành

nhiều giấy bút giới thiệu về lịch sử, ý nghĩa cũng như vẻ đẹp của

Trang 30

sự là một kênh thông tin hữu hiệu, giúp cho du khách hiểu hơn về

Hương Sơn trước khi tới thăm Báo Hà Tây ra ngày 8/3/1997 có bài viết “một tháng Hương Sơn” của tác giả Vũ Quang Dũng giới thiệu về suối Yến như sau “Suối Yến, hai bên núi non rải rác, chạy dài,

dòng suối trong xanh, thuyền lượn quanh co, đáy nước như một tấm gương pha lê rộng phẳng, thoạt tiên lữ khách ghé tới một ngôi đền,

đền này xây dựng ở cạnh sườn một trái núi có 5 ngọn nên gọi là đền Ngũ nhạc cũng gọi là đến Trình Dời đến Trình, lữ khách ngược dong suối Yến, đò len qua giữa hai dãy núi để tới cửa hang dé 4 chit

Hán “Sơn Thuỷ hữu tình” là dấu tích bút để Tĩnh Vương Trịnh Sâm

khi về với thắng cảnh Chùa Hương” cũng có một điều thú vị là du khách tới chùa Hương để trở về với cõi Phật để đắm lòng mình trong phong cảnh thiên nhiên mà ít ai biết tới nơi đây còn in dấu các

phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhiều thời kỳ lịch

sử Cũng theo bài viết “Một thoáng Hương Sơn” của Vũ Quang Dũng trên báo Hà Tây thì “Chỉ tính từ thời kỳ cận đậi đây là nơi các sĩ phu yêu nước lấy làm căn cứ, tập hợp nhân dân trong vùng, hưởng ứng các phong trào yêu nước như Bãi Sậy, Yên Thế chống thực dân

Pháp Vào những năm kháng chiến chống pháp Hương Sơn là nơi tập trung lực lượng, rèn đúc vũ khí để tiến đánh các vùng Hoà Bình,

Ninh Bình trong chiến dịch Hà - Ninh - Thanh - năm 1947, thực dân

Pháp ném bom đánh phá khu vực Thiên Môn, gác chng Thiên Trù,

tồ Tam bảo đã bị phá huỷ, gây tổn thất lớn đối với Chùa Hương ”

Báo nhân dân số ra ngày 19/2/2000 trong mục: Du lịch Việt Nam năm 2000 có bài “Chùa Hương vào hội” các tác giả Nguyễn

Trang 31

địa phương, có dâng hương tưởng nhớ vị tướng của Vua Hùng, cúng Sơn thần và tổ chức múa rồng, biểu diễn nghệ thuật Trong những

ngày hội tấp nập người vào người ra Trên bến dưới thuyền nhộn

nhịp đông vui, rộn rã tiếng nói cưới Bến Duc là điểm xuất phát của

hành trình Khách có thể đi thường bộ xuyên qua rừng mơ hoặc theo

đường thuỷ ngồi đò trên suối Yến, ghé đền trình cập bến trò, thăm

chùa Thiên Trù, chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng trước khi tiếp tục leo núi lên động Hương Tích Cùng nằm trong vùng một

tuyến khác đưa khách đến chùa Bảo Đài, Điện Cô và Chùa Động Tuyết Sơn Một nhánh suối Yến khác dẫn tới Chùa Long Vân, Cây Khế” Bài báo còn không chỉ mô tả vẻ đẹp hiếm có của Hương Sơn

mà còn giới thiệu cho du khách những hiện vật có giá trị về mặt văn

hoá, lịch sử, nghệ thuật

Báo Hà Tây số ra ngày 9/3/1995 cũng giành toàn bộ hai trang báo để giới thiệu với du khách về một Chùa Hương với “Thiên Trù Bếp Trời”; Nam Thiên đệ nhất Động của Sơn Nam, rồi “Thỏ thẻ với

Chùa Hương” của tác giả Đỗ Bảo Ngoài ra con in cả sơ đồ thắng cảnh khu di tích Chùa Hương nhằm cung cấp những thơng tin văn hố lịch sử, ý nghĩa của nơi đây cho du khách gần xa Hay cũng trên bào Hà Tây số ra ngày 15/2/1996 cũng đã giành trọn vẹn một trang báo giới thiệu một số nét về Chùa Hương theo yêu cầu của nhiều bạn đọc nhằm cung cấp thêm hiểu biết cho du khách đối với một thắng cảnh nổi tiếng trong nước và thế giới Với đền Trình, Động Tuyết

sơn, Chùa Tiên, núi tiên, Hinh Bồng, suối Long Vân trong quần thể

thắng cảnh Chùa Hương Đặc biệt có bài viết Hương Sơn - Di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới” của PTS Trương Quốc Bình uỷ viên

Ban chấp hành câu lạc bộ Unesco Việt Nam Bài báo giới thiệu

Trang 32

hệ trước qua ban thông điệp khắc trên vách đá ” Ngoài ra, những

cái tên như Suối Yến, Bến Đục, Cầu Hội, Núi Voi hay Mơ, rau Sắng,

củ mài Chùa Hương cũng được báo Hà Tây giới thiệu một cách tỉ mỉ rõ ràng từ ý nghĩa thế nào là cầu Hội, hay thế nào là Bến Đục: “Bến Đục là địa đầu của thắng cảnh Hương sơn Gòi là bên Đục vì nằm bên cạnh sông Đấy thông với sông Hồng, về mùa mưa đục ngầu phù

sa Đục còn có nghĩa là đất làng Đục Khê Được gọi chệch từ chữ

Độc, chữ Độc Hán Khê là dòng suối từ núi chảy ra Vậy Đục Khê là dòng suối” Những cách giải thích như thế giúp du khách vui Xuân không chỉ vui mà còn khám phá nhiều điều mang tính chất tri thức

sâu xa

Giới thiệu với du khách về Chùa Hương thì không thể không nhắc tới thiên nhiên phong phú và đa dạng Báo Hà Tây ra ngày 21/2/2002 đăng bài viết của Lê Hoà Thuận về “cây lá cỏ hoa núi

Hương Sơn”: Thiên nhiên ưu đãi cho núi Hương Sơn những cây lá,

cỏ hoa và những vị thuốc tiềm ẩn, càng khám phá càng thay li ky di biệt ở đây rất nhiều củ bình vôi (củ thiên đầu thống) Vị thuốc này đặc trị bệnh đau đầu, nhức măt; đau khớp, chỉ cầng uống 20g chừng

15 phút sau tưởng như chưa hề bị đâu đớn Bài báo còn giới thiệu nhiều loại dược liệu quý như mơ, củ mài, con culi, hà thủ ô, mộc miêm ký sinh, cây hoa rẻ đá chữa được nhiều thứ bệnh có giá trị y

học cao chỉ tiếc du khách về trẩy hộ ít ai đánh giá hết được giá trị của nó

Để Chùa Hương trở thành một miền sơn cước, sơn thuỷ hữu tình, tồn tại mãi trong tâm khảm, ký ức của mỗi người dân đất Việt thì có lẽ phải kể tới đó là một Hương Sơn trong thơ ca Đã có biết

bao tao nhân mặc khách đến với Hương Sơn và bao nhiêu truyện bút

Trang 33

nước mây mây” ấy ông đã đắm say với “Bỗu trời cảnh but” mà thoát tục, sống phút cõi thién Những câu thơ trong bài Động Hương Tích của ông được liệt vào loại hay nhất về Chùa Hương, khắc hoạ được những gì ở đây có, nơi khác không thể có

“Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh”

Thế mới biết, xưa cha ông đến Chùa Hương đâu chỉ để thưởng ngoạn, vãn cảnh chùa Hình như con người càng lên với cõi tiên càng gần chuyện đời Đi Chùa Hương chính là một dạng du lịch văn

hoá tâm linh bên cạnh du lịch sinh thái là vậy

Chùa Hương trong thơ không thể không nhắc tới những bài thơ đặc sắc bất hủ của “người đắm say cảnh sắc Hương Sơn” như tít một bài báo trên báo Hà Tây số ra ngày 17/2/2002 viết về thi sĩ Tản Đà Nói tới thi sĩ Tản Đà đắm say cảnh sắc Hương Sơn, hẳn không mấy

ai không nhớ tới bài thơ rau sắng Chùa Hương trở thành một giai

thoại của Chùa Hương và Tản Đà Đâu phải vì nghèo túng không có tiền đi hội chùa mà chính vì muốn giới thiệu một đặc sản của Chùa

Hương :

Muốn ăn rau sắng Chùa Hương Tiền đi ngại tốn con đường ngại xa

Mình đi ta ở lại nhà

Cái dưa thì khú cái cà thì thâm

Chùa Hương, “Nam thiên đệ nhất động” đã in dấu bao bước

chân danh sĩ tài hoa các thời đại: “Từ chỗ trời Hương Tích” của

Trang 34

đến “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp; “cô hái Mơ” của Nguyễn Bính nhân dịp lễ hội Chùa Hương diễn ra rất nhiều báo cho đăng các bài thơ cổ nhất hay nhất về Chùa Hương cũng như những bài thơ của các nhà thơ đương đại như Xuân Diệu, Tố Hữu

Đặc biệt các nhà thơ Hà Tây đương đại, những người đang sống trên

quê hương có nguồn thơ vô tận cũng đã có nhiều vần thơ nối tiếp cảm hứng của người xưa với những nét mới của thời đại, nét riêng của phong cảnh Nhà thơ Bế Kiến Quốc anh đã có một phát hiện mới về Chùa Hương về hội Chùa Hương Đó là ngày hội lớn của tạo vật

Và con người

“Núi đã về đây hội với nhau

Núi xuôi, núi vân, núi voi chầu ”

“Mai nở trắng cành mai hội hoạ

Sườn non gần gũi, thung xa xa ”

(Mùa hội)

Chân leo từng bậc đá núi đất chật người đông nhưng mắt lại

Trang 35

Nguyễn Bính; “Tình Hương Sơn” của bà Huyện Thanh Quan; “Chùa

Hương” của Tố Hữu đến những bài thơ như “Cùng người trẩy hội” của Diệp thảo Minh Dương; “Gửi tháng ba” của Nguyễn Thị Mai, “Rừng mơ” của Hồng Hạnh là những bài thơ của những nhà thơ trẻ, thậm chí là của cả những du khách trẩy hội Chùa Hương do say cảnh say người mà bột phát mấy vấn thơ Thực sự qua những bài thơ được đăng tải rộng rãi trên báo chí đã giúp cho đông đảo du khách hiểu hơn yêu hơn và thấy Hương Sơn đẹp hơn qua những lần đến thăm

Năm nào mùa lễ hội Báo Hà Tây cũng giành nhiều diện tích để

giới thiệu về những bài thơ hay, thơ cổ về Chùa Hương và cả những tác giả viết nên những bài thơ đó nhân ngày khai hội Chùa Hương

mồng 6 tháng giêng năm Nhâm Ngọ, báo Hà Tây có bài giới thiệu về

Tản Đà một “người đắm say cảnh sắc Hương Sơn” hay bài “Tản đà ở

Chùa Hương” Hay chuyên mục du lịch qua những trang văn của tuần Du lịch đã giới thiệu với bạn đọc bài “Động Hương Tích” của Chu Mạnh Trinh, hay bài “Hôm qua em đi Chùa Hương” trên báo

thời trang trẻ, giới thiệu với bạn bè bài thơ Chùa Hương của Nguyễn

Nhược Pháp; hay “Đi Chùa Hương với Nguyễn Bính”, “Chùa Hương trong thơ” trên báo Văn hoá hay “Chùa Hương trong thơ đương đại” trên báo Hà Tây

Quả thực qua những bài viết về phong cảnh, lịch sử, kiến trúc

giá trị văn hoá của Chùa Hương cũng như những bài giới thiệu về

thơ về những giai thoại liên quan tới Chùa Hương Báo chí đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá thắng cảnh Hương Sơn đến mọi

người, mọi giới, mọi lứa tuổi trong và ngoài nước Giúp bạn đọc gần

Trang 36

2.3 Báo chi phat hién va phan ánh những biểu hiện tiêu cực

trong hoạt động lễ hội

Từ khi được phát hiện Chùa Hương đã trở thành một trong

những trung tâm tôn giáo và thắng cảnh lớn nhất miền Bắc Đặc biệt, những năm gần đây trong xu thế phát triển kinh tế, văn hoá, đời

sống nhân dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và du lịch nên Chùa Hương luôn thu hút đông đảo khách thập phương Bình quân vào những dịp lễ hội có khoảng 50 vạn lượt người đến tham quan Ngay từ năm 1960, do nhận thức chưa

đầy đủ của một số người dân, cộng với việc chưa có Pháp lệnh bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, (pháp lệnh này năm 1989 mới được ban hành) nên họ đã lợi dụng sơ hở của pháp luật để sử dụng hoặc xây

dựng mới đền, chùa trái phép Đặc biệt, những năm 1990 việc xây cất trái phép tại Chùa Hương càng diễn ra một cách ngang nhiên,

tràn lan Sở dĩ có tình trạng trên là do sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, đặc biệt là của chính quyền cơ sở

Cuộc đấu tranh của báo chí, dư luận đã diễn ra hết sức sôi nổi, mạnh

mẽ Bởi đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và không kém phần quyết liệt giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng Hương Sơn từ lâu đã gắn liền vào đời sống của nhân dân huyện Mỹ Đức Ngày thường đây là khu vực lao động, sản xuất của bà con trong vùng Còn đến mùa lễ hội thì chính họ lại trực tiếp về kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách bốn phương và thu được nguồn lợi không nhỏ Chính vì thế mà người ta tìm đủ mọi cách, mọi kẽ hở của pháp luật và của một số cán bộ đang công tác tại đây để thực hiện bằng được ý đồ cá nhân của mình Một khi lợi ích cá nhân bị đụng đến thì diễn biến hết sức phức tạp Khiến việc giải quyết vi phạm về xây dựng

Trang 37

nhiều du khách nên việc xảy ra tắc đường, va chạm, mất cắp làm mất an ninh trật tự vệ sinh môi trường không được đảm bảo, lái đò ép khách bồi dưỡng là không tránh khỏi Đó còn chưa tính đến chuyện tu bổ, tôn tạo khu di tích này, xây dựng cáp treo giải quyết

tắc đường, tạo điều kiện cho người tàn tật cũng được du xuân cúng

gây nhiều tranh cãi do có quá nhiều bất cập xảy ra Từ chỗ phát hiện

những tiêu cực trong lễ hội, báo chí đã vào cuộc, chiến đấu cam go không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cức đó

2.3.1 Thương mại hoá lễ hội

Quần thể thắng cảnh Hương Sơn đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và đang đề nghị tổ chức quốc tế công nhận là đi sản văn hoá thế giới Thế nhưng, lễ hội Chùa Hương cũng lắm nỗi phiền hà cho người đi hội, cũng là mối quan tâm của vài chục tờ báo trong nhiều năm Đặc biệt là từ năm 1997 đến năm 2002, với khoảng 500 bài phê phán xung quanh vấn đề quản lý, tổ chức Theo lời của

cố vị sư trụ trì Chùa Hương - Thượng toạ Thích Viên Thành trong buổi họp báo Xuân hội Chùa Hương năm 1998 khi “bên cạnh vẻ

trang nghiêm nơi Phật đài hùng vĩ của núi rừng, tú lệ của danh lam cũng không thể tránh khỏi những nhược điểm chủ quan và khách quan gây ảnh hưởng nhiều đến truyền thống tốt đẹp của lễ hội cổ truyền đó là những tư tưởng thương mại hoá, kinh doanh khai phá

bừa bãi, mở mang tuỳ tiện nơi thờ cúng, nhân viên phục vụ chưa làm

tròn bổn phận khiến cho các thảy tin đại chúng và báo chi nhiều lần lên tiếng, người đi trẩy hội có nhiều ý kiến kêu ca và dấy lên hồi

chuông báo động”

Trang 38

đài trong nhiều năm từ năm 1960 va phát triển dữ dội từ năm 1995 - 2001 Đến 12/2001 các cấp ban ngành từ trung ương tới địa phương mới thu hồi, giải toả triệt để 40 điểm xây dựng trái phép

Ngay từ 3/1995 trong bài ký sự của Dương Minh Đức đăng

trên báo Văn hoá đã viết : “Giờ đây cả quần thể Hương Sơn đang rùng mình trong cơn sốt kiếm chác Dân địa phương thấy thắng cảnh là món kinh doanh béo bở đã dồn hết tâm lực vào khai thác Sau sự kiện phát hiện động Đại Binh Trang động là phật hay giả chỉ biết sau đó việc đào bới tìm động trở thành dịch sốt Gia đình ông Đạo Đen đã đầu tư gần 200 triệu thuê nhân công phá núi khai động ngay cạnh chủa Giải Oan nay thành Phật Tích Bảo Động Hay việc ông Ba Lùng đã khai phá sở hữu Hương Quang Bảo Động nằm trên đường lên Hinh Bồng Các chủ động ban đêm lén lút chuyển tượng về không thông qua công ty quản lý thắng cảnh nhằm tự hoàn thiện

mình trước con mắt tín ngưỡng của du khách Bôi bác hơn nữa là trường hợp ông Ngô Minh Nhu trước dựng canh chòi lá canh vườn

trên đường lên động Hương Tích, đến nay nghiễm nhiên biến thành

động cô chín với tấm ảnh và nhom nhem vài lời giải thích nôm na

Trang 39

thắng cảnh không Điều chắc chắn cụ sẽ buồn lòng trước sự kinh doanh thần thánh, lợi dụng tín ngưỡng kiếm tiên ở Hương Sơn bây giờ Vâng ! Thưa cụ nỗi buồn của cụ cũng chính là nỗi buồn của hàng triệu đồng bào ta đây ạ”

Trong bài điều tra nhiều kỳ “Chùa Hương mùa lễ hội - Ai chịu trách nhiệm ở Chùa Hương” của Phạm Nam Giang - Xuân Dũng đăng trên báo Văn hoá số ra ngày 26-2-1997 đã lên tiếng: “Huyện Mỹ Đức quản lý danh thắng Hương Sơn bằng cách chỉ đạo trực tiếp

in vé thắng cảnh và bán vé thu tiền trong 3 tháng hội Tệ hại hơn, Uỷ bán nhân dân huyện Mỹ Đức gần như khoán trắng cho Uỷ ban

nhân dân xã Hương Sơn toàn quyền quyết định “vận mệnh” của quần thể đi tích này

Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc các thôn chia nhau cát cứ từng di tích Thôn Yến Vĩ chiếm đền Trình, thôn Suối Yến phá di tích đi xây lại không cần quy hoạch, không cần hỏi ý kiến ngành văn hoá là cơ quan chức năng trực tiếp quan lý di tích Đền Trình Tuyết Sơn cũng được tư nhân phá đi xây lại, cũng không cần hỏi ý kiến ban ngành nào, miễn là hàng tháng hàng năm nộp đủ tiền khoán cho xã Hương Sơn Đó là chưa kể tới ngót ba chục điểm tư nhân phá núi mở rộng, xây miếu đưa tượng vào thờ để kiếm tiền trong dịp lễ hội, vẫn ngang nhiên tồn tại và hàng tháng chủ động, chủ đền vẫn phải nộp thuế cho xã Hương Sơn”

Mùa lễ hội năm 1997, Sở Văn hố Thơng tin Hà Tây đã ra quyết định đóng cửa toàn bộ các điểm di tích do tư nhân dựng lên trái phép và cấm không được khai thác vì các điểm này đã lợi dụng

tín ngưỡng để kinh doanh bất hợp pháp Xong trong thực tế, những

Trang 40

nước về lĩnh vực này bị vơ hiệu hố vì uỷ bản nhân dân Mỹ Đức và Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn làm ngơ hoặc xử lý qua loa, chiếu lệ còn thực chất là vẫn cho phép, có khi hợp pháp hoá và vẫn thu tiền lệ phí sử dụng đất Món lợi Chùa Hương quá lớn bởi chỉ tính riêng lễ

hội năm 1997, có khoảng trên 40 vạn khách với giá vé 30.000 đồng

một người, số tiền đã lên tới hơn 2 tỷ đồng, thế nên cũng trong bài viết “Chùa Hương mùa lễ hội - Ai chịu trách nhiệm” của Phạm Xuân

Nam - Xuân Dũng đã bình : “Lợi tắc loạn”, “nén bạc đã đâm toạc

pháp lý” nên dẫn tới tình trạng “Phép vua thua lệ làng” Ai được khai thác, mở dịch vụ lễ hội Chùa Hương đều có nguồn lực lớn Ai

được quản lý Chùa Hương là một đặc ân” Một người trông xe đạp trong mùa lễ hội cũng có thể thu 5,4 triệu đồng Người được xã,

2¬?

huyện cho mở động xây chùa đặt hòm “công đức” cũng thu được

trăm triệu trong một mùa hội Có người chỉ in thẻ bán trong mùa lễ hội cũng thu được hàng trăm triệu nên chỉ sau một vài mùa lễ đã xây được nhà 2, 3 tầng Tính tới thời điểm năm 1997 này ở Chùa Hương đã có 28 điểm vi phạm pháp lệnh và bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Cũng trong thời điểm này báo Hà Tây có bài cảnh báo du khách đến với Chùa Hương phải chú ý không nên vào các động giả, sư giả của tác giả Nguyễn Tuân ra ngày 1-2-1997

Năm 2000, trên báo Văn Hoá đăng phóng sự điều tra nhiều kỳ

của Lê Ngọc Năm - Phan Thanh Nam với tít “Báo động khẩn cấp ở

Chùa Hương” kỳ I “Nạn động giả, sư giả” số ra ngày 19/3/2000 đã phản ánh tình trạng này như sau : “Giải oan khê tự 2 dân địa phương mỉa mai gọi như thế - vốn chì là cái chạm dừng chân của bà con địa phương đi vào núi lượm củi về, sau đó có xây một cái điện nhỏ 6 x 7m, năm 1999 ông Nhu được phép của Ban quản lý di tích (?!) phá

Ngày đăng: 07/08/2014, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w