Sa Ki n c00066 Ree areas eee ieee tee a ea va hết Hàn kay vi cas AOR goi co yy y7 ò1 220) ere ee ee sục 0c ice eee niên ch Dcsdij vs 2 tà EU Mi vao svo Ti ng úy DU „Ti
Trang 2HỔ CHÍ MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
NGO KHANH HOA
BÁ0 CHÍ VIET NAM GIAI DOAN Md BAU CUA THÙI KỲ ĐỔI MÚI:
TU 1986 DEN 1990 |
(KHAO SAT BAO NHAN DAN VA TAP CHi CONG SAN)
| HOC VIEN BAO CHI & TUVEN TRUYEN
Chuyén nganh: BAO CHI HOC | Š — 2007
Mã số: 60 32 01 |
LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG DAI CHUNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Văn Giá
Trang 3gerne
MG AAU o.oo ccc cece cence ec ccc eee eee ec eene eens ene tees eee eens ene een ee enseny 1
Chuong 1: Tong quan về công cuộc đổi mới đất nước và sự phát
triển của báo chí giai đoạn 1986-1990 cài 6
1.1 Sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng 6
1.2 Công cuộc đổi mới của nền báo chí giai đoạn 1986-1990 13 Chương 2: Những đặc điểm thuộc phương diện nội dung của nền
báo chí giai đoạn 1986-1990 cà ềằ nà nằ nen re 23
2.1 Báo chí vận động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nưỚớc - nàn SH nh nh nh nh hinh nh 23
2.2 Tạp chí Cộng sản, báo Nhân Dân tích cực tuyên truyền trên các lĩnh
vực trọng điểm của đất nước - - -+s + ttrshhhhe 39 Chương 3: Những đặc điểm thuộc phương diện hình thức thể hiện
Trang 4BBT: BCT: CNXH: GS: HDBT: HNB: HTX: THVN: TNVN: TS: PGS: UBND: Ban Bi thu Bo Chinh tri Chủ nghĩa xã hội Giáo sư Hội đồng Bộ trưởng Hội Nhà báo Hợp tác xã Trung ương Thông tấn xã
Trang 5
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu báo chí trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài để cập
đến các lĩnh vực như các thể loại báo chí, ngôn ngữ báo chí, lãnh đạo và quản
lý báo chí, lịch sử báo chí Song, nghiên cứu về lịch sử báo chí, đặc biệt là
báo chí Việt nam giai đoạn mở đầu của thời kỳ đổi mới đất nước (1986-1990) thì có rất ít đề tài đi sâu vào lĩnh vực này
Nhận thức rõ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của báo chí đối với đời sốnz> xã hội, người viết mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài về lịch sử báo chí những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước Trong giai đoạn này, mọi
hoạt động của báo chí điễn ra khá sôi nổi, nhiều bài báo của các tác giả không
chuyên đến các cây bút có tên tuổi ở mỗi cơ quan báo chí đã bám sát thực tiễn
cuộc sống, phản ánh thông tin phong phú, nhiều chiều đến với đông đảo công
chúng; nhiều tờ báo, bài báo đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, các thói hư tật xấu, những biểu hiện bảo thủ, trì trệ của thời kỳ bao cấp trước đây vẫn còn tồn tại trong xã hội,
nhằm xây đựng một xã hội mới tốt đẹp hơn Có thể nói rằng, báo chí nước ta
thời kỳ này thực sự là mốc son đánh dấu sự đổi mới của báo chí trên nhiều
bình diện cả về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện, đem lại những bước
tiến mới trong dòng lịch sử báo chí cách mạng của dân tộc Từ đây, báo chí không chỉ là tiếng nói của Đảng, mà còn là diễn đàn của quần chúng nhân dân Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn ít công trình nghiên cứu có tính chất
toàn diện về báo chí giai đoạn mở đầu này Vì thế, để góp phần làm rõ hơn
đặc điểm báo chí giai đoạn này, chúng tôi chọn đề tài: "Báo chí Việt Nam
Trang 6
năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước, khi Đảng ta thực hiện cơ chế đổi mới
tư duy kinh tế, chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Ngoài những tài liệu về kinh tế, một số cuốn sách về
văn hoá, lịch sử có đề cập đến sự đổi mới báo chí giai đoạn này, song vẫn chỉ là sự khái quát, điểm qua, gắn với các vấn dé nghiên cứu liên quan đến văn
hoá, lịch sử của giai đoạn đó, cụ thể:
“Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1966)"; "Những vấn đề
cơ bản trong quản lý đổi mới cơ chế quản lý kinh tế”, Võẽ Chí Công, Nxb Sự
thật, 1989; “Mộ số kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đối mới", PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG, 2001; “kịch sử đảng Cộng sản Việt Nam", tập I, chương trình cao cấp, Nxb CTQG,
1995; “Khoa học xã hội và nhân văn 10 năm đổi mới và phát triển", Nxb KHXH&NV, 1997 -
- Những sách, tài liệu về báo chí:
Cùng với một số sách và tài liệu nêu trên, hệ thống sách, tài liệu, văn
kiện Đại hội Đảng dưới đây cũng có đề cập đến vấn đề đổi mới báo chí trong công cuộc đổi mới của nước ta Và sự đổi mới báo chí giai đoạn 1986 - 1990
cũng được đề cập rõ nét hơn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở một số nội dung và khía cạnh nhất định chứ chưa có nhiều đề tài đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện những nội dung, hình
thức cũng như thực trạng hoạt động báo chí thời kỳ này, cụ thể: |
“Tài hiệu môn học báo chí học dành cho các lớp Cao học”, Tạ Ngọc
Trang 7Quốc gia, 1997; "Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước", Báo cáo
BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Đại hội lần thứ IV, 1989; “Báo chí những vấn đề và thực tiễn", Hà Minh Đúc, Ñxb CTQG, 1997; “Tiếp tục đổi mới, giữ vững
định hướng, tăng cường thông tin, hướng về cơ sở, mở rộng đối ngoại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng",
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, 2001, “Tiếp tục đổi mới và tăng cường
lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản", Kỷ yếu Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, 1997, Báo cáo BCH Hội
Nhà báo Việt Nam lần thứ VHH; "$0 năm báo chí cách mạng Việt Nam - một
lịch sử chiến đấu vẻ vang và tương lai phát triển hứa hẹn", Báo cáo đề dẫn tại
Hội thảo khoa học quốc gia - 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn
Từ những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy đây đó có
những nhận định, đánh giá về nền báo chí nước ta đầu thời kỳ đổi mới Nhưng
đó mới chỉ là những ý kiến có tính chất liên hệ mà chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu toàn diện Tuy nhiên, các ý kiến trên cũng sẽ là cơ sở để tác
giả đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của báo chí thời kỳ này như vấn đề đã đặt ra ở phần mở đầu
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
- Phân tích đặc điểm và quy luật vận động của báo chí Việt Nam những
năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về hoạt động báo chí giai đoạn này
* Nhiệm vụ
- Khảo sát thực trạng hoạt động báo chí nước ta những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước
Trang 8* Đốt tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của báo chí giai đoạn 1986-1990, nhằm giúp
người đọc hình dung rõ hơn về báo chí Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới SO VỚI các giai đoạn báo chí trước đó
* Phạm vì nghiên cứu
- Hoạt động báo chí trong thời kỳ đổi mới khá rộng và phong phú Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoa học, cụ thể và sự tập trung vào vấn đề trọng tâm,
người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu báo chí những năm đầu thời kỳ đổi mới đất nước; Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển
đất nước được đánh dấu bằng Đại hội VI của Đảng, khi Đảng ta chủ trương
đổi mới toàn diện đất nước trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá ,
trong đó có hoạt động báo chí Người viết lựa chọn hai tờ báo trên bởi lẽ: Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, có
khả năng đúc rút và khái quát những vấn đề từ thực tiễn có tính khoa học,
khách quan và trung thực; báo Nhân Dân là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam có uy tín trong hệ thống báo Đảng, cũng như hệ thống báo chí nói chung của nước ta Đồng thời nó cũng phản ánh khá toàn điện và
cập nhật nhiều vấn đề nảy sinh từ cuộc sống của đất nước Tuy nhiên, người
viết cũng nhận thấy rằng, chỉ với hai tờ báo này thì chưa thể đại diện cho toàn bộ nên báo chí Việt Nam giai đoạn 1986-1990 Nhưng do khuôn khổ thời gian có hạn, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu, phản ánh thông qua hai tờ báo tiêu
biểu này, để từ đây có cái nhìn bước đầu về hoạt động báo chí Việt Nam giai
đoạn 1986-1990
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 9tổng hợp để khái quát nên những đặc điểm của báo chí thời kỳ này 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Về lý luận
- Thấy được vị trí, vai trò và những đóng góp tích cực của báo Nhán Dân và Tạp chí Cộng sản đối với sự nghiệp đổi mới đất nước
* Về thực tiễn
- Đề tài giúp cho người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về điện mạo của báo chí nước ta giai đoạn 1986 - 1990 Qua đây, giúp cho những người
làm công tác nghiên cứu báo chí có thêm những thông tin, cứ liệu xác đáng trong hoạt động nghiên cứu của mình
- Bản thân người viết luận văn qua đây cũng lĩnh hội thêm được nhiều tri
thức bổ ích, những bài học quý báu về một giai đoạn báo chí tiêu tiểu của dan
tộc để có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác sau này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 mục
Trang 101.1 Sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trước khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
Ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến vào giai đoạn cách mạng mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhằm từng bước đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho
nhân đân Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trên
nhiều lĩnh vực; trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, chúng ta đã ngăn chặn được những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là trong bố trí xây dựng cơ bản những năm 1976-1980 Nông nghiệp trong năm 1981 tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% hàng năm của thời kỳ 1976-1980 Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn trước đây đã tăng lên 17 triệu tấn trong những năm 1981-1985, Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% Thu nhập quốc dân hằng năm tăng 6,4% so với 0,4% trong năm năm trước
Về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong năm năm 1981-1985, chúng ta đã hồn thành hàng nghìn cơng trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, thuỷ lợi, giao thông Về năng lực sản xuất, tăng thêm 456 nghìn ki-lơ-ốt điện, 2,5 triệu tấn than, 2,4 triệu tấn xi măng, 33 nghìn tấn sợi, 58 nghìn tấn giấy; thêm 309 nghìn héc-ta được tưới nước, 186 nghìn héc-ta được tiêu úng, 241 nghìn héc ta được khai hoang đưa vào sản xuất; dầu mỏ bắt đầu được khai thác Các công trình thuỷ điện
Trang 11
xã hội nước ta trong thời gian này cũng gặp không ít khó khăn:
- Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với khả năng và công sức bỏ ra Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch năm năm vừa qua như sản xuất lương thực, than, xi măng, gỗ vải, hàng xuất khẩu không đạt chỉ tiêu để ra, đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân lao động
- Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp Các xí nghiệp nhìn chung chỉ sử dụng được khoảng một nửa công suất thiết kế, năng xuất lao động giảm, chất
lượng sản phẩm sút kém
- Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác hiệu quả, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng; môi trường sinh thái bị phá hoại
- Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh đã tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội
- Những biểu hiện mất cân đối trong nền kinh tế giữa cung và cầu về
lương thực, nguyên liệu, vận tải , giữa thu và chi, xuất khẩu và nhập khẩu
chậm được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn trước
- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố Vai trò của kinh tế quốc doanh suy yếu Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải tạo tốt
- Đời sống nhân dân, nhất là công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn Nhiều người lao động chưa có việc làm Một số nhu cầu chính đáng của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được bảo đảm Nông dân thiếu hàng tiêu dùng và thuốc men, nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu thốn nghèo nàn
- Hiện tượng tiêu cực trong xã hội gia tăng Công bằng xã hội bị phá vỡ Pháp luật, kỷ cương không nghiêm Những hành vi lộng quyền của một số cán
Trang 12của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước Nhìn chung, chúng ta
chưa thực hiện được mục tiêu do Đai hội lần thứ V đề ra là giữ vững ổn định
kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân
1.1.3 Đảng chỉ đạo công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn cách
mang moi
Trước tình hình đất nước đang gặp nhiều khó khăn Đảng ta đã đề ra
những quyết sách trong tình hình mới Đó là việc thông qua những nội dung trong văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI Đại hội đã khẳng định phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, thấy được những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế - xã hội trong những năm qua, đồng thời cũng vạch ra những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, trong phân phối lưu thông và cải tạo xã hội chủ nghĩa để có hướng khắc phục trong những năm tiếp theo Đại hội đã xác định những nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước đó là:
1.1.3.1 Đổi mới tư duy - trước hết là tư duy kinh tế
Những năm trước đây do nóng vội đổi mới đất nước, Đảng ta tiến hành
đổi mới nền kinh tế dựa vào phát triển công nghiệp nặng là chính mà không
chú trọng đến các thành phần kinh tế khác Do vậy, nên kinh tế luôn lâm vào
tình trạng trì trệ, kém phát triển Nhiều công trình, xí nghiệp lớn được đầu tư
xây dựng vừa tốn của cải mà hoạt động lại không mấy hiệu quả gây thiệt hại tiền bạc của nhà nước và nhân dân Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI sau khi
nhìn nhận, đánh giá đúng tình hình thực tế khách quan về thực trạng nền kinh
tế của đất nước đã tiến hành đổi mới toàn điện đất nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó lấy kinh tế là vấn đề trọng tâm Kể từ Đại hội lần này Đảng ta
Trang 13Đối với đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ phải chuyển sang
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt
động kinh tế Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đẩy
mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả Đối với kinh tế tập thể, phải nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đi đôi với thực hiện quan hệ trao đổi liên kết với kinh tế quốc doanh, kinh tế gia đình, trước hết về mặt cung ứng vật tư,
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
Đối với kinh tế gia đình có vị trí quan trọng và khả năng đồi đào, cần được khuyến khích và giúp đỡ phát triển trong mối quan hệ hỗ trợ và gắn bó với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Trên nguyên tắc bảo đảm trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước và tập thể, gia đình công nhân, viên chức, gia đình xã viên có thể mở rộng sản xuất bằng lao động của gia đình mình, kinh doanh trong những ngành nghề theo đúng pháp luật và chính sách
Đối với kinh tế tiểu tư sản hàng hoá, Nhà nước thừa nhận sự cần thiết
của bộ phận kinh tế này trong thời kỳ quá độ, hướng dẫn và giúp đỡ thành
phần kinh tế này phát triển Vận động những người lao động cá thể đi vào làm ăn tập thể theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi Không nên có thành kiến,
gây khó khăn cho những người lao động cá thể chưa muốn tham gia các tổ
chức kinh tế tập thể hoặc xin rút ra khỏi các tổ chức đó
Kinh tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế qúa độ có thể được tổ chức
từ thấp đến cao, từ đại lý cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, làm gia công cho đến hợp doanh với nhà nước
Trong lĩnh vực lưu thơng, phải xố bỏ thương nghiệp tư bản tu nhân Đối với một số người buôn bán loại vừa, có tay nghề trong một số ngành tươi
Trang 14sống, Nhà nước dùng hình thức liên doanh để sử dụng họ kinh doanh theo pháp luật và chính sách Trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng ta xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, do vậy việc đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp như cải tiến nội bộ hợp tác xã, hoàn thiện phương thức khoán sản
phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, gắn liền với việc xây dựng quan
hệ sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật với xây dựng nông thôn mới sẽ có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã phát huy các nguồn lực kinh tế còn tiềm ẩn trong nhân dân Đặc biệt, là khuyến khích các thành phần
kinh tế nhát triển trên tính thần chủ động, sáng tạo, nêu cao tỉnh thần trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng và tôn trọng pháp luật Trong công cuộc đổi mới
này, Đảng ta đã xác định: cùng với các thành phần kinh tế khác, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm thì nông nghiệp phải được coi là mặt trận hàng đầu
Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ: “Chiến lược kinh tế lớn trong giai đoạn 1986-1990 là phát triển nông nghiệp và thực hiện ba chương trình kinh tế
lớn là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm; hàng xuất khẩu; hàng tiêu đùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong quá trình đổi mới đất nước”.[4]
Cũng từ đây trong hoạt động nơng nghiệp phương thức khốn sản phẩm trong
nông nghiệp đến nhóm và người lao động luôn được coi như một định hướng
quan trọng để Đảng ta nâng cao hiệu quả lĩnh vực kinh quan trọng này
1.1.3.2 Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, phong cách lãnh đạo của Đảng Kể từ ngày thành lập đến nay, trải qua 76 năm đấu tranh gian khổ và
kiên cường, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lập lên những chiến công vang dội,
giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở ra những trang chói lọi và huy
hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Và chính trong quá trình đấu tranh thử thách
ấy, Đảng ta đã trưởng thành nhiều mặt, luôn luôn phấn đấu không ngừng để
xứng đáng là người lãnh đạo và tổ chức mọi sự thắng lợi của cách mạng nước ta, xứng đáng là một đội ngũ tiên phong trong phong trào cách mạng thế giới
Trang 15
Trong giai đoạn hiện nay, tuy đất nước không còn chiến tranh, nhưng chúng ta lại đang đứng trước một loạt các thử thách mới của nền kinh tế thị trường với
sự cám dỗ của lối sống vật chất, lối sống tư sản, của tiền tài, danh vọng đang
dần dần làm mất đi những phẩm chất cao đẹp của những người cách mạng Do vậy, để chiến thắng được những tiêu cực ấy, thì việc nâng cao sức chiến đấu
của Đảng, kiện toàn bộ máy tổ chức nhà nước, các tổ chức cơ sở đẳng ở Trung
ương và địa phương sẽ có vai trò tích cực trong công cuộc đổi mới đất nước Vì công tác tổ chức, tác phong lãnh đạo của mỗi cán bộ, đảng viên liên quan trực tiếp đến việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, phát huy quyền
làm chủ tập thể của quần chúng Để làm tốt công tác này đòi hỏi mỗi đơn vị,
mỗi cơ sở phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong từng công việc, nhiệm vụ được giao Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phê bình và
tự phê bình của các cấp ủy theo từng thời điểm nhất định để đánh giá đúng
tình hình hoạt động thực tế của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong qúa trình thực thi công vụ
1.1.3.3 Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Ông cha ta xưa kia vẫn dạy, trong bất cứ công việc gì nếu lấy dân làm
gốc thì mưu sự dễ thành Đúng như câu ca: “Để rrăm lần không dân vẫn chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong” Vì vậy, mà trước đây, trong suốt qúa trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, khi thì thù trong giặc ngoài, khi thì phải chống chọi với các thế lực ngoại bang, đế quốc xâm lược nhưng nhờ có sức mạnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân mà chúng ta đã đánh thắng được kẻ thù, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Khẳng định sức mạnh của nhân dân, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước, Đại hội VI của Đảng tập trung nêu cao tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân, Đảng ta nêu rõ:
Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, quyền hạn và lợi ích đi đôi với trách
nhiệm và nghĩa vụ Mỗi người đều phải làm chủ lao động của mình,
Trang 16làm việc có kỷ luật, với năng suất và hiệu quả cao, đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước Mọi công dân phải tham gia g1ữ gìn an ninh tật tự, an toàn xã hội, chống địch phá hoại, bảo vệ Tổ quốc, coi đó là quyền thiêng liêng và nghĩa vụ cao quý
của mình [5]
Đi đôi với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công tác quản lý các vấn đề xã hội cũng được quan tâm đáng kể Vì vậy, việc phát huy vai trò của nhân dân lao động trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong tình hình mới cần được các cơ quan lãnh đạo và quản lý đặt ra ngay từ khi chuẩn bị ra quyết định, chủ trương Cân xóa bỏ nhận thức sai lầm, coi
công tác quần chúng chỉ là biện pháp tổ chức, động viên nhân dân thực hiện
chủ trương, chính sách, mà không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân Đối với những chủ trương có quan hệ tới đời sống nhân đân cũng như ở các địa phương, cấp ủy đảng hoặc chính quyền phải trưng cầu ý kiến nhân dân trước khi quyết định, phải phát huy tinh tỉnh thần dân chủ: Đán biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra
1.1.3.4 Thực hiện công bằng xã hội, xây dựng lối sống có văn hoá;
báo đảm an toàn xã hội
Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cho người lao động có thu nhập thỏa đáng, tôn trọng lợi ích chính đáng từ những hoạt động kinh doanh hợp pháp, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc những biểu hiện tiêu cực trong xã hội luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta Trong bối cảnh mới của đất nước, những nội dung này lại càng được quan tâm, nhằm ngăn chặn việc làm ăn bất chính của những kẻ cơ hội “ngồi mát ăn bát vàng”, tham ô tài sản của Nhà nước Đối với những biểu hiện này, Đảng kiên quyết đấu tranh đến cùng, nghiêm trị những kẻ vi phạm pháp luật để xây dựng một xã hội tốt đẹp hon Vi vay, Dang ta xem việc phê bình công khai trên báo chí là quyền chính
đáng của mọi công dân, cần được thực hiện có nề nếp để phát huy quyền làm
Trang 17chủ của nhân dân, chống đặc quyền, đặc lợi của một số cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất ĐI đôi với nó là phải xây dựng nếp sống có văn hoá và làm việc theo pháp luật, con người sống trọng đạo lý, nghĩa tình nhằm xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới trong công cuộc đổi mới đất nước
1.2 Công cuộc đổi mới của nền báo chí giai đoạn 1986-1990 1.2.1 Đảng chỉ đạo báo chí trong bối cảnh đổi mới
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã thấy được vai trò và tầm quan trọng của báo chí trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước, trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá ta trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống - Mỹ, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của báo chí trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, phát huy truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, báo chí đưới sự lãnh đạo của
Đảng đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, phê phán những hiện tượng tiêu
cực, tệ tham ô, tham nhũng đang điễn ra trong đời sống xã hội Bên cạnh đó,
báo chí cũng đã tích cực cổ vũ cho những phong trào, đơn vị làm ăn tiến tiến,
những nhân tố mới, những gương người tốt, việc tốt có nhiều thành tích tiêu biểu được xã hội ghi nhận
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới toàn điện đất nước, Đảng ta lại càng thấy rõ hơn vai trò của báo chí và sử dụng báo chí như
một công cụ sắc bén để tuyên truyền, phổ biến những chủ chương, chính sách
mới của Đảng đến với nhân dân Nhiều chủ trương mới của Đảng như việc thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chiến lược kinh tế trong giai đoạn 1986-1990, cụ thể là việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn tăng, đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã được Đảng chỉ đạo tuyên
truyền sâu rộng trong nhân dân, gắn chặt với thực tế đang diễn ra ở mỗi đơn
vị, mỗi địa phương Những nội dung này đã được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội VI của Đảng:
Trang 18Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối,
chính sách của Đảng, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới; phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiến tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, đũng cảm đấu tranh chống
những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác; đề cập và chỉ
ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm; xây
dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng
Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng Trình độ mọt: mặt của nhân dân ngày càng cao đòi đòi hỏi báo chí và các phương tiện thông tin khác phải bảo đảm tính chân thực, nâng cao chất lượng, tăng cường tính quần chúng và tính
chiến đấu, khắc phục tình trạng giản đơn, đơn điệu, hời hợt, sáo
rỗng, một chiều [6]
Thực hiện những chỉ đạo về công tác báo chí nêu ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VĨ, tiếp theo đó, ngày 21-9-1987, Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị, chỉ đạo hoạt động của báo chí trong tình hình mới, nội dung này đã được khẳng định: Trách nhiệm của báo chí là nêu ra trước công luận những hiện tượng tiêu cực, những hành vị trái kỷ cương của Đảng, trái pháp luật của Nhà nước , phê bình công khai trên báo chí là quyền của mọi cán bộ, dang viên và công dân đối với tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội của bất kỳ ngành nào, và cấp nào, đối với mọi cán bộ có hành vi sai trái đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật
Có thể nói rằng, so với các giai đoạn trước đó, báo chí của chúng ta giai đoạn 1986-1990 đã có sự chuyển biến rõ rệt về tư duy cũng như cách nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống Trước đây, Đảng thường coi báo chí như là một công cụ nặng về tuyên truyền các
Trang 19kênh thông tin quan trọng gắn kết chặt chế giữa Đảng với nhân dân, vừa để phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa để lãnh đạo và quản lý đất nước Qua các kênh thông tin cua báo chí, nhân dân đã nói lên được tâm tư, nguyện vọng của mình tới các cơ quan chức năng, các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước Có thể nói rằng, nhờ việc đổi mới tư duy và cách nhìn nhận của Đảng ta
đốt với báo chí, mà báo chí trong điều kiện mới có cơ hội để phát huy tốt hơn
tính dân chủ, tự “cởi frói” mình để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng trong công cuộc đổi mới của đất nước
1.2.2 Các tổ chức báo chí triển khai hoạt động trên tỉnh thần đổi mới
Từ những năm 1986 trở đi đất nước ta có sự chuyển biến rõ rệt trên các
lnh vực kinh tế - xã hội Vì vậy, mà hoạt động báo chí trong giai đoạn này
cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tuyên truyền thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của Đảng nên nó là nhân tố quan trọng chuẩn bị cho sự đổi
mới báo chí của chúng ta sau này
Vào giữa những năm 80, cả nước ta có hơn 200 tờ báo và tạp chí, mấy trăm bản tin khoa học - kỹ thuật xuất bản định kỳ, 60 tờ báo địa phương Chúng ta có báo ngày, báo tuần, tạp chí ra hàng tháng, hàng quý; có báo chính
trị ở Trung ương và địa phương, báo chí các đoàn thể, các ngành, các lực
lượng vũ trang, báo chí văn học, nghệ thuật, báo chí giáo dục, thiếu niên, nhĩ
đồng, báo chí đối ngoại Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các tỉnh, thành phố,
đặc khu trong cả nước đều có một hoặc nhiều tờ báo và đài phát thanh của mình Thông tấn xã Việt Nam được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất trong cả nước và đã lập được một phân xã ở nước ngoài Hệ thống báo điện tử, ngoài Đài tiếng nói Việt Nam còn có 40 đài phát thanh của các tỉnh và thành phố, hơn 400 đài của các huyện thị, khoảng 4000 trạm truyền thanh cơ sở Vô tuyến truyền hình cũng ngày càng được trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, bên
cạnh đài Truyền hình Trung ương, còn có đài Truyền hình thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, 7 đài ở các địa phương khác, cùng 6 trạm chuyển tiếp
Trang 20sóng hình Báo, tạp chí, tập san, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tấn xã
đã bổ sung cho nhau, hợp tác với hau, tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhờ đó
nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị của
đất nước [8]
Điều dễ nhận thấy là báo chí giai đoạn 1986-1990 đã phản ánh cuộc
sống toàn diện hơn, báo chí không chỉ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội mà báo chí đã trở thành diễn đàn của đông đảo quân chúng nhân dân Với vị trí và vai trò của mình, báo chí đã đi vào phản ánh những nội dung chính về việc xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước xây dựng cơ chế quản lý hoạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Đây là chủ đề tập trung, quán xuyến toàn bộ các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian này và những năm sau đó Các cơ quan
báo chí đã tập trung phát hiện và giới thiệu kinh nghiệm của các đơn vị, các
địa phương làm ăn năng động, có nhiều sáng kiến khắc phục khó khăn, nâng cao năng suất lao động Báo, đài cũng đã tích cực đi sâu phê phán những hiện tượng bảo thủ, trì trệ, lên án lối làm ăn không chính đáng, kìm hãm sự phát triển của xã hội, xâm phạm tài sản công dân, tài sản xã hội chủ nghĩa
Cũng trong thời gian này, báo chí cũng đã dành nhiều trang, cột và thời lượng để đăng tải, phản ánh ý kiến của nhân dân Các mục “Diễn đàn”, “Ý
kiến” chiếm vị trí trang trọng trên mặt các báo, tạp chí và các buổi phát
thanh vào những giờ cao điểm Đó là tiếng nói của giám đốc các xí nghiệp, các chủ nhiệm hợp tác xã, các cán bộ lãnh đạo địa phương và ngành, các bí thư huyện uỷ Đó cũng là suy nghĩ của người lao động, người sản xuất, người
tiêu dùng, của công nhân, xã viên, chiến sĩ và cán bộ nghỉ hưu Ý kiến bạn
đọc không chỉ đề cập đến vấn đề sinh hoạt thường ngày mà còn thảo luận
những chính sách, chủ trương có tầm quan trọng đối với đất nước
Trên hầu hết các báo, đài của Trung ương và địa phương đều tích cực
tuyên truyền cho những đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, về những vấn đề
Trang 21bức thiết mà cuộc sống đang đặt ra Nhiều chuyên trang, chuyên mục về kinh
tế trên các báo, đài được mở rộng, tăng thời lượng phát sóng: nhiều chuyên
mục mới về an ninh, xã hội được ra đời để phản ánh hơi thở của cuộc sống đã nở TỘ trên các mặt báo, trên sóng phát thanh đã được đông đảo quần chúng nhiệt tình ủng hộ Trên báo Nhân Dân đã xuất hiện chuyên mục “Điển đàn
kinh tế”, Chuyên mục: “Những việc cần làm ngay”, được đăng tải thường
xuyên Trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội cũng đăng nhiều tin, bài, phóng sự, bút ký dự thi về công cuộc đổi mới đất nước Trên báo Tiển Phong đã xuất hiện những tin, bài về đường lối đổi mới khá hấp dẫn, sắc sảo Năm 1986 lần đầu tiên báo Tiểu Phong mạnh dạn đăng bài thơ
“Mùa xuân nhớ Bác” của nữ sinh Phạm Thị Xuân Khải, sinh viên năm thứ
hai, khoa văn, trường Đại học Tổng hợp, phản ánh nhiều vấn để bức xúc của
xã hội lúc bấy giờ như tệ tham ô, tham nhũng, tình trạng mất đoàn kết nội bộ trong các cơ quan công quyền mà cuộc sống đang đặt ra Bài thơ đã gây xôn xao dư luận Nhiều vị lãnh đạo Đảng và đông đảo nhân dân cũng như giới báo chí lúc bấy giờ đều nhiệt tình ủng hộ, chào đón bài thơ này
Báo Văn nghệ, vốn nặng về thông tin văn học nhưng cũng phản ánh thông tin khá đầy đủ về công cuộc đổi mới đất nước Ngồi thơng tin về những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, báo đã
mở chuyên mục: “Ý kiến bạn đọc”, lấy nhiều ý kiến của nhân dân, các nhà văn, nhà thơ đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước Cũng trong thời gian
này báo đã phối hợp với đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc thi viết về thể
loại bút ký nhằm biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những người lao động đang miệt mài xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đồng thời cũng phê phán những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra trong đời sống xã hội Cuộc thi
đã thu hút được 357 tác giả với 621 bài dự thi Nhiều bài viết đã để lại những
Trang 22“Gặp lại anh hàng Núp” của Thao Trường, thì các tác phẩm khác như: “Hoa đá trên đỉnh núi trời” của Trần Mai Hưởng; “Cây cơ-nia xanh lá suốt mùa khô” của Vương Trọng đã phản ánh khá sinh động về thực tế của đất nước lúc bấy giờ với những con người làm ăn chuyên cần nhưng vẫn bị vùi dập, về những mặt trái, những vấn đề nhiễu nhương của xã hội đang điễn ra trong đời sống xã hội mà vẫn chưa có cách xử lý thoả đáng, kịp thời
Báo Đại đoàn kết, cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 50 năm (tiền thân là báo Cứu quốc,
cơ quan của Mặt trận Việt Minh được thành lập từ tháng 1-1942) đã được sự
yêu mến của bạn đọc trong và ngoài nước Năm 1986 báo phát hành 1 vạn tờ
một tháng Tiếp thu truyền thống của những tờ báo tiền thân, báo Đưi đoàn kết
không ngừng cải tiến nội dung cũng như hình thức trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp
phần tạo lên sức mạnh cho công cuộc đổi mới Bên cạnh đó, báo Đại đoàn kết
cũng đã chú trọng phản ánh với Đảng, Nhà nước những kiến nghị, để xuất của các tầng lớp nhân dân, giúp Đảng và Nhà nước kịp thời bổ sung, sửa đổi những chủ trương, chính sách, luật pháp, nhất là những vấn đề bức xúc của xã hội đang đặt ra Cùng với nững nội dung trên, báo cũng đã đề cập khá sâu sắc
đến một số vấn đề ở các địa phương như phát triển các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh, vấn đề tri thức, tôn giáo, người cao tuổi, người Hoa ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ ở trong nước
Mặt khác, đi đôi với việc biểu đương nhân tố mới, điển hình mới, những kinh nghiệm làm ăn giỏi của nhân dân, báo còn góp phần đấu tranh chống tiêu cực, chống các tệ nạn ức hiếp, trù dập quần chúng, vi phạm quyền công dân, thông tin những vấn đề sôi động những sự kiện lớn trong nước và quốc tế, vạch trần âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống phá nước ta trên bước đường đổi mới Trong thời gian này, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí
Trang 23hiện và đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực 13 trong 19 cơ quan báo chí đã chọn được 55 bài phóng sự tham gia cuộc thi Qua cuộc thi, báo chí thành phố
Hồ Chí Minh đã thể hiện sự tiến bộ trong đấu tranh chống tiêu cực, góp phần
vào việc làm lành mạnh xã hội, cải tiến cơ chế quản lý kinh tế, làm trong sạch Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước
Cùng với việc thông tin về công cuộc đổi mới của đất nước, trong thời
gian này, những vấn đề quốc tế cũng được các phương tiện thông tin đại chúng trú trọng Các cơ quan thông tin lớn như Thông tấn xã Việt Nam, Đài THVN, Dai TNVN, và một số tờ báo trong nước cũng đăng tải rất nhiều về
những sự kiện diễn ra trên thế giới Với sự ra đời của tờ Tuần báo Quốc tế, có
số lượng phái hành 250 nghìn tờ một số đã góp phần quan trọng mở rộng thông tin quốc tế, tuyên truyền đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta ra thế giới và nâng cao dân trí của người dân về những thông tin quốc tế
Báo Đại đoàn kết đã phát huy vai trò của mình trong việc phân tích thông
tin, nhận định những diễn biến về các sự kiện trong nước và quốc, có khả năng
hướng dẫn dư luận có hiệu quả cao đến đông đảo quần chúng nhân dân
“Không có cải tổ trong báo chí sẽ không có cải tổ ngoài xã hội”, ý kiến
này đã được Đại hội lần thứ VI, Hội Nhà báo Liên Xô khẳng định trong việc
tiến hành đổi mới hoạt động báo chí, quan điểm này cũng được báo chí nước
ta vận dụng trong hoạt động báo chí trong bối cảnh mới của công cuộc đổi mới đất nước và từng bước phát huy được vai trò tích cực trong quá trình đổi
mới nền báo chí
1.2.3 Đội ngũ các nhà báo bước vào quá trình đổi mới
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, đội ngũ nhà báo nước ta có khoảng hơn 6000 người, trong đó có gần 3000 người đã được công nhận là hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam (so với Đại hội IH, khi ấy chưa đến 800 hội viên), khoảng 65% số nhà báo tuổi đời đưới 40, 42% có trình độ đại học trở lên [14]
Trang 24Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, cùng với trình độ của nhân dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng phong phú Do vậy, để phản ánh kịp thời những sự kiện đang điễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi ở mỗi người làm báo phải không ngừng học tập, bám sát
cuộc sống và phải tự đổi mới mình để bát nhịp được với phong cách làm báo trong điều kiện mới
Nếu như trước đây phong cách làm báo của nhà báo bị ảnh hưởng bởi
cơ chế hành chính quan liêu, thiên về lối thông tin một chiều, áp đặt thì giờ
đây các nhà báo đã đã có những nhận thức mới trong tư duy nghề nghiệp, họ đã năng động, chủ động trong hoạt động nghề nghiệp Nhiều vấn đề gai góc - của cuộc sống đã được các nhà báo đũng cảm đưa lên mặt báo phân tích, đánh giá đã tạo được hiệu quả dư luận xã hội rất lớn Một số vụ việc tiêu cực trong các cơ quan nhà nước mà trước đây báo chí thường ngại đưa tin, hay né tránh,
nể nang thì nay đã được công khai đưa ra trước công luận
Trước sự đổi thay của đất nước với nhiều vấn để mới phát sinh, tình hình chính trị trong nước và thế giới biến đổi từng ngày, từng giờ Vì vậy, yêu cầu nữa đặt ra với mỗi nhà báo là ngoài việc đổi mới về tư duy thì cần phải có tác phong làm việc khẩn trương, có kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc Nhà báo không chỉ nhìn nhận sự việc theo lòng nhiệt tình hay cảm hứng, mà cần phải có óc phán đoán, sự quan sát tỉnh tế, có bản lĩnh chính trị vững vàng để đánh giá, thẩm định những sự kiện, những vấn đề đang điễn ra trong Cuộc sống
Bên cạnh sự đổi mới về tư duy và phong cách làm báo thì trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi nhà báo còn phải tự đổi mới mình như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, nhất là kiến thức về kinh tế để
đáp ứng hoạt động nghiệp vụ trong điều kiện mới Điều này, trước đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải w dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau đồi tư tưởng,
Trang 25nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương,
chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động Trong bài xã luận trên Tạp chí người làm báo số 4 năm 1987 đăng
bài: “Đổi mới báo chí - báo chí và công cuộc đổi mới ”, đã nhấn mạnh:
Công cuộc đổi mới nói chung, đấu tranh chống tiêu cực trên báo nói riêng, đòi hỏi báo chí phải đổi mới Không đổi mới báo chí khơng hồn thành sứ mệnh của mình trong gian đoạn mới Trước hết, cần đổi mới vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội Nhà báo cần
được trang bị những quan điểm về chính trị, kinh tế học, về chủ
nghĩa xã hội khoa học, về triết học Đội ngũ nhà báo cần bám sát
cuộc sống, bám sát quần chúng Lối thông tin một chiều không có
hiệu quả cần chấm dứt [15]
Bước vào quá trình đổi mới đất nước bên cạnh những mặt tích cực do
chúng ta mở rộng và đẩy mạnh phát triển kinh tế vẫn còn không ít những khó khăn đan xen đó là biểu hiện của lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng
tiền; đó là biểu hiện sự tha hoá về đạo đức trong một số bộ phận công dân Do
chịu sự ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường nên đạo đức của người làm báo cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Không ít nhà báo vì những món lợi trước
mắt và sự cám dỗ của đồng tiền đã tự “hạ mình” đưa tin viết bài không đúng sự
thật, thậm chí nói xấu cơ sở, xúc phạm danh dự và nhân phẩm con người Điều này đã đi ngược với đạo đức báo chí cách mạng của chúng ta trước kia, cũng như đi ngược lại với những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta
Trong bài nói chuyên tại Đại hội lần thứ HII, Hội Nhà báo Việt Nam ngày 8-9-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng Bác cũng căn dặn từng cán bộ đảng viên rằng muốn có đạo đức cách mạng, muốn trở thành người cách mạng chân chính thì không có gì là khó cả,
Trang 26vì “hoàn toàn do lòng mình mà ra”, nếu lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư Con người đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, tính tốt sẽ ngày càng nhiều thêm
Bác đã nói khái quát: “tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, trí, nghĩa, dũng,
liêm” [1ó, tr.64] Vì vậy, bên cạnh sự đổi mới về tư duy, tác phong người làm báo vấn đề về đạo đức của người làm báo trong giai đoạn đổi mới đất nước lại càng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm nhằm xây dựng đội ngũ nhà báo của nước ta vừa hồng vừa chuyên, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu mới trong hoạt động báo chí mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, cũng như những nội dung về đạo đức của người làm báo mà trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn đặn đội ngữ những người làm công tác báo chí
Báo chí giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới đất nước đã có những thay đổi rõ
rệt, từ đổi mới nội dung thông tin đến đổi mới hình thức các loại ấn phẩm Báo
chí không chỉ phản ánh sự kiện theo một hướng, một chiều mà nó đã phản ánh
thông tin phong phú, đa dạng theo nhiều hướng, nhiều chiều cả những mặt
tích cực lẫn tiêu cực mà cuộc sống đang đặt ra Nhiều vấn đề trước đây nhà báo thường hay né tránh vì sợ đưa tin sẽ đụng chạm đến “cấp trên”, đến nhiều người có “tiếng nói” trong xã hội thì giờ đây đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật nói lên những điều bất công trong xã hội Vì thế, trong đội ngũ những người làm công tác báo chí thời kỳ này đã xuất hiện nhiều cây bút sắc sảo ở các thể loại như bình luận, điều tra, phóng sự trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội Do vậy, báo chí thời kỳ này đã đóng vai trò tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước nói chung cũng như báo chí nói riêng
Trang 27Chương 2
NHŨNG ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG CỦA NỀN BÁO CHÍ VIET NAM GIAI DOAN 1986-1990
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nội dung báo chí giai
đoạn đầu thời kỳ đổi mới đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, nhất là về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước; về sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; về thực hiện ba
chương trình kinh tế lớn trong nông nghiệp Bên cạnh đó, các nội dung về xây
dựng nền văn hoá mới, chiến lược phát triển con người, việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân cũng được các báo tập trung phản ánh khá sâu sắc
2.1 Báo chí thực hiện nhiệm vụ vận động, tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước
Chiến lược về con người luôn được Đảng ta quan tâm và coi đó là nhân
tố quyết định mọi sự thành công Vì vậy, qua các kỳ Đại hội Đảng ta đều dành nhiều thời gian để thảo luận về vấn đề này Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng
định: Cùng với nhiều lĩnh vực khác được quan tâm trên tinh thần đổi mới thì chiến lược con người, trong đó có nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng; đổi mới lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo của cán bộ Đảng viên là một trong những nội dung quan
trọng được đề cập nhiều nhất Báo chí luôn song hành với sự nghiệp đổi mới
của Dang, bám sát cuộc sống để phản ánh trung thực những vấn để mà cuộc sống đang đặt ra
2.1.1 Người lãnh đạo, quản lý xã hội
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong mọi công việc, họ là lực
lượng ưu tú có năng lực, trí tuệ để đảm trách những công việc quan trọng
trong xã hội Do vậy, để thực hiện chiến lược phát triển con người đối với những người lãnh đạo, mỗi cán bộ Đảng viên cần đổi mới tư duy, đổi mới
phong cách lãnh đạo Công tác tổ chức và lẻ lối làm việc có vai trò quan trọng
Trang 28để nâng cao hiệu quả của công việc Với chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí luôn luôn bám sát những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
để phản ánh trung thực những đường lối đã đề ra Trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho đất nước mà văn kiện Đại hội Vĩ của Đảng đã đề ra, thì báo chí với vai trò của mình đã tích cực đi sâu tuyên truyền cho chiến lược
này Trên Tạp chí Cộng sản, báo Nhân Dân trong 5 năm (1986-1990) đăng tải
khá nhiều bài nói về nội dung đề này Không chỉ riêng những bài nghiên cứu ở cấp vĩ mô có tính chất lý luận của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý mà nhiều bài viết khác của các tác giả là phóng viên trong cơ quan báo chí, đội ngũ cộng
tác viên treng mỗi cơ quan nhà nước, ở Trung ương và địa phương cũng để
cập đến những nội dung này
Báo chí tuyên truyền đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mang
của cán bộ, đẳng viên
Tư duy là quá trình hoạt động phản ánh hiện thực khách quan ở trình độ cao của nhận thức con người Nó đem lại cho con người những hiểu biết vẻ bản chất của các sự vật, về những quy luật vận động của thế giới khách quan Tư duy của con người còn là sản phẩm của lịch sử Trải qua các thời đại khác nhau, bằng quá trình lao động cải tạo tự nhiên và xã hội, tư duy của con người đã có những bước phát triển vượt trội từ tư duy nông nghiệp sang tư duy công nghiệp, từ tư duy công nghiệp sang sang tư duy của nền tri thức cao Nhờ có tư duy lý luận, tư duy khoa học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mà con người
hiểu biết sâu sắc về cuộc sống xã hội hiện đại, dự đoán một cách khoa học về sự phát triển của xã hội tương lai Đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy trên Tap chí Cộng sản số 2, năm 1987 trong bài: “Mấy vấn đề về đổi mới tư duy”, của tác giả Đào Duy Tùng đã đề cập:
Trong hơn nửa thế kỷ lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đạt những thành
tựu quan trọng về tư duy lý luận, tư duy khoa học Và đó chính là nguồn gốc
đầu tiên của mọi thắng lợi của cách mạng dân tộc Cụ thể như, trong cách
Trang 29
mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn, nêu ra chân lý lớn “không có gì quý hơn độc lập, tự đo” ; đưa ra lý luận về giương cao hai ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; lý luận về phương pháp cách mạng:
khoa học về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân; nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chiến thuật ” Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta cũng có những thành tựu trong tư duy lý luận về đường lối chung và đường lối kinh tế mà các Đại hội IV, V của Đảng đã đề ra Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra, trong điều kiện cách mạng mới muốn hoàn thành trách nhiệm của mình, Đảng phải cần đổi mới về tư duy vì: Chúng ta đang có sự lạc hậu về nhận thức lý luận, nhất là những quan niệm về công nghiệp xã hội chủ nghĩa, về cải tạo
quan hệ sản xuất xã hội, về cơ chế quản lý kinh tế Chúng ta đã mắc bệnh chủ
quan duy ý chí, vừa nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ Sự lạc hậu về tư duy là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến khuyết điểm, sai lầm trong đánh giá tình
hình, xác định mục tiêu và bước đi; bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tiến
hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới; sử dụng các thành phần kinh tế; thực hiện cơ chế quản lý mới; tổ chức phân phối lưu thông, thực hiện chuyên chính vô sản
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập trước yêu cầu của đời sống chính trị thế giới, đan xen những mặt có lợi và bất lợi Đảng ta cần phải đổi mới tư duy thì mới có thể tiếp nhận được những vấn đề mới mẻ trên mọi lĩnh vực của đời sống, để từ đó có được những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về thế giới
Một nhân tố nữa là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra trên quy mô lớn mang lại cho loài người những thành tựu vô cùng to lớn, tác
động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, do vậy, chúng ta phải đổi mới tư duy để
đáp ứng được những yêu cầu mới mà cuộc sống đang đặt ra
Đảng ta khẳng định đổi mới tư duy không chỉ đổi mới trên một lĩnh vực cụ thể nào mà đó phải là sự đổi mới toàn diện ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành
Trang 30phải đặc biệt quan tâm đến đổi mới về tư duy kinh tế, để từng bước đưa nên
kinh tế nước ta thoát khỏi cơ chế quan liêu, bảo thù trì trệ còn tồn tại từ nhiều năm về trước Bên cạnh đổi mới về tư duy kinh tế chúng ta còn phải đổi mới tư duy của nhiều lĩnh vực khác, như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra:
Muốn đổi mới tư duy thì phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn Thường xuyên quan tâm đến công tác tư tưởng (bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội cho mỗi người; công tác tư tưởng phải đổi mới về nội dung, hình thức
Thấy rõ hơn vấn đề này, trong bài “Nguyên nhân của sự lạc hậu lý luận ”, của tác giả Hoàng Tùng, báo Nhân Dân số ra ngày 15-4-1987, tác giả nêu: Sự lạc hậu lý luận có nhiều nguyên nhân: Do không chịu học hỏi, mở mang trí tuệ, do chủ nghĩa giáo điều quan liêu mà sinh ra Do vậy, để tránh lặp lại hiện tượng này yêu cầu với mỗi người cán bộ đảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm từ cuộc sống Không ngại
tranh luận để tìm ra chân lý Nhiều những tri thức cũ, khái niệm cũ trước đây
là đúng, bây giờ không còn phù hợp với tình hình mới thì cần phải thay đổi Ví như, chủ nghĩa Mác đã từng chỉ ra phương hướng cho sự tìm tới chân lý, nhưng Lênin tiếp thu có chọn lọc: “Linh hồn của chủ nghĩa Mác là sự phân
tích cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể” Bên cạnh đó, cũng phải tăng
cường công tác phê bình và tự phê bình của mỗi cán bộ, đảng viên và phát huy
tinh thần đoàn kết, dân chủ trong Đảng.v.v
Cũng trên Tạp chí Cộng sản số 9, năm 1987 có bài: “Những hướng tư duy mới”, của Giáo sư triết học Lê Thi, tác giả này đã chỉ ra sự lạc hậu về tư duy của nước fa trong những năm vừa qua như sau: “ Sự kém cỏi, lạc hậu trong lý luận của chúng ta trong những năm qua bắt nguồn từ nhược điểm của lối tư duy vừa kinh nghiệm đơn giản, vừa duy ý chí chủ quan, thụ động, giáo
Trang 31điều, sao chép sách vở, vừa chạy theo kinh nghiệm nước ngoài một cách máy
móc, hay có thể nói từ căn bệnh xa rời thực tế đất nước và duy tâm siêu hình” Tác giả này cho rằng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát
thấp, nước ta không chỉ thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, mà thiếu nhiều kiến thức khoa học, thiếu nhiều thông tin cần thiết để hình thành, giáo dục bồi dưỡng khả năng tư duy độc lập, sáng tạo
Trong bài: “Đổi mới tr duy công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân
Dân, số ra ngày 6/6/1990 của tác giả Lê Huyền Thông đã nhấn mạnh: Đổi mới tư duy trong xây dựng Đảng không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận về công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, phủ nhận những nguyên tắc có tính quy luật trong công tác xây dựng đảng, phủ nhận đường lối đúng
đắn đã được xác định Trái lại, đổi mới tư duy chính là bổ sung và phát triển
những thành tựu trong điều kiện mới” Điều này đã được Đại hội VI của Đảng nêu rõ: “Mỗi chúng ta, từ người lãnh đạo đến đảng viên thường, đù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cân kiểm tra lại nhận thức của mình, sớm nhận thức được những quan điểm mới, kiên quyết gạt bỏ những quan niệm sai lầm
Báo chí tuyên truyền đổi mới đội ngũ cán bộ
Đổi mới đội ngũ cán bộ nhằm đánh giá lựa chọn, bố trí lại đi đôi với
đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ có đủ những tiêu chuẩn về phẩm
chất và năng lực lãnh đạo, quản lý, ngang tầm nhiệm vụ Đảng ta xác định đổi
mới cán bộ cần tập trung vào những nội dung như đổi mới quan điểm đánh giá
cán bộ, đổi những người làm công tác tổ chức cán bộ; trẻ hoá đội ngũ cán bộ
Trong bài: “Đổi mới cán bộ làm công tác tổ chức”, của tác giả Trung
Dũng, Ban tổ chức Trung ương đăng trên Tạp chí Cộng sản số 2, năm 1990 đã
nêu: “ Đổi mới đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức không phải thuần tuý là
Trang 32là quá trình chất lượng hoá những cán bộ tổ chức theo yêu cầu mới của giai
đoạn cách mạng hiện nay Yêu cầu đó đòi hỏi:
- Về phẩm chất chính trị: Trước hết người cán bộ tổ chức cần có su trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng, với chủ nghĩa xã hội, không hoang mang dao động trước tình hình phức tạp trên thế giới và trong nước Họ
phải là người ủng hộ quan điểm đổi mới, kiên trì những nguyên tắc đổi mới Người cán bộ tổ chức phải là người trung thực và chí công vô tư, có tác
phong thẳng thấn, dám trình bày ý kiến với cấp trên, đám đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực, khách quan, công minh, không thiên vị, không bị “nhiễu” bởi tình cảm yêu ghét cá nhân, bởi thói nịnh hót, không sa ngã trước nạn hối lộ, không chủ quan, võ đoán, ích kỷ, hẹp hồi
Người cán bộ phải có tác phong dân chủ, cởi mở, sâu sát thực tiễn, sâu
sát con người Mỗi cá thể là một đơn nhất phong phú, một thế giới đầy góc cạnh Thiếu tình thương, thiếu quan điểm nhân văn, thiếu sự gần gũi tỉ mi thì dù có trình độ uyên bác cũng khó thuyết phục được nhân dân
- Về năng lực: Người cán bộ tổ chức phải hiểu biết nhiều mặt, như kiến
thức nhất định về quản lý kinh tế, về xã hội học, tâm lý học Phải hiểu sâu về lý luận về thực tiễn công tác xây dựng Đảng, biết vận dụng phép biện chứng vào trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước
Cuối cùng tác giả đã khẳng định: “Để có một đội ngũ cán bộ làm công
tác tổ chức đáp ứng yêu cầu đổi mới của Đảng, không thể cứ nói chung chung
mãi là “đổi mới”, là “quy hoạch”, mà cần có ngay những quy định về tiêu
chuẩn đội ngũ cán bộ tổ chức” Tác giả đã kiến nghị, các ban của Trung ương,
nhất là Ban tổ chức cần có chương trình đào tạo cán bộ tổ chức các cấp, đưa công tác đào tạo cán bộ tổ chức lên một trình độ mới, cao hơn, sớm đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng
Trang 33Quốc, trên báo Nhân Dân, số ra ngày 15/11/1986, tác giả đã nêu nhiều ý kiến
về công tác đổi mới cán bộ và để xem xét cán bộ phải đặt trong ba mối quan
hệ sau:
Một là: đặt cán bộ trong mối quan hệ với đường lối chính trị và nhiệm vụ chính trị của Đảng
Hai la: đặt cán bộ trong mối quan hệ với tổ chức và nhiệm vụ của tổ chức
Ba la: đặt cán bộ trong mối quan hệ với phong trào cách mạng của quần chúng Để đánh giá đúng cán bộ thì người làm việc đánh giá cán bộ phải là người tốt Mục đích, động cơ, quan điểm và phương pháp đánh giá phải đúng đắn Người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, kèn cựa, địa vị, thành kiến, hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa thì khó có thể đánh giá đúng về người khác
Tập trung phản ánh vấn dé này, trên báo Nhán Dân cũng đã có khá
nhiều bài của các đồng chí lãnh đạo trong cấp uỷ ở các tỉnh, địa phương Qua bài: “Hải Hưng đổi mới cán bộ qua Đại hội đẳng bộ cấp huyện”, của Lê Đức Bình, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Hưng, số ra ngày 25-11-1988 đã phản ánh khá sâu
sắc về công tác cán bộ ở tỉnh này Trên tinh thần quán triệt đầy đủ, toàn điện
tiêu chuẩn người cán bộ lãnh đạo đã được nêu trong nghị quyết Đại hội lần thứ VI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương V, tỉnh Hải Hưng đã nhấn mạnh hai tiêu trí nữa đó là:
- Người cán bộ lãnh đạo phải có quyết tâm và có năng lực đổi mới, nắm
vững những quan điểm đổi mới của Đảng về kinh tế xã hội và lĩnh vực công
tác mình phụ trách, có tinh thân trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, lời nói đi đôi với việc làm, không bảo thủ trì trệ, không thụ động, ÿ lại, sợ trách nhiệm
- Phải trung thực công bằng với cán bộ, có thái độ vô tư, khách quan, công minh trong việc đánh giá, đề bạt, kỷ luật cán bộ, không xen động cơ cá nhân, cục bộ, địa phương chủ nghĩa
Trang 34
- Bên cạnh đó để đổi mới cán bộ, tỉnh đã chỉ đạo và khắc phục bệnh hẹp
hòi, bệnh cục bộ địa phương trong Đảng và chủ trương cho việc “vào, ra” cấp uỷ, “lên, xuống” chức vụ trở thành việc bình thường trong Đảng
Đổi mới công tác cán bộ còn thể hiện qua việc đánh giá cán bộ N ghia la
công tác đánh giá cán bộ phải được các cấp uỷ thường xuyên quan tâm dé
đánh giá đúng năng lực, chuyên môn của từng người Bên cạnh đó, phát hiện và đánh giá đúng những cán bộ, đảng viên yếu kém để có biện pháp giáo dục, thậm chí khai trừ ra khỏi Đảng nếu cần
Trong bài: “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng” trên báo Nhân
Dân số ra ngày 27-5-1987, của đ/c Đỗ Mười, Bí thư Trung ương Đảng cũng đã nêu: Công tác kiểm tra có vai trò quan trọng để thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, khắc phục bệnh quan liêu, do vậy để đạt được hiệu quả cao công
tác kiểm tra phải thể hiện đầy đủ những nội dung như: Tính đảng, tính giải cấp, tính khoa học, tính quần chúng, tính công khai Đảng viên phải chịu sự
kiểm tra của các tổ chức đảng có thẩm quyền; phải tự kiểm tra mình và kiểm
tra các Đảng viên khác Người đi kiểm tra phải là những đảng viên nắm vững
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, có hiểu biết tương đối sâu về vấn
để kiểm tra; có phương pháp phân tích và đánh giá sự việc khoa hoc, khách quan; biết đi đúng đường lối quần chúng, tổ chức và động viên quần chúng
tham gia kiểm tra; có tỉnh thần đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng, chí công
vo tu
Đổi mới đội ngũ cán bộ còn là việc phải nâng cao đạo đức và phẩm chất
của mỗi cán bộ, đảng viên Nhằm nâng cao tỉnh thần yêu nước, khơi dậy ý chí cách mạng trong mỗi cán bộ đảng viên Qua đây, giúp mỗi người có lý tưởng
sống cao đẹp, lành mạnh, biết chăm lo đến lợi ích của tập thể và lợi ích của đất nước Trong chuyên mục “Xây đựng Đảng”, trên báo Nhân Dân số ra
ngày 21 - 4 -1986 có bài: “Đạo đức của Bác Hồ và Bác Hồ nói về đạo đức ”,
Trang 35Hồ Sau khi phân tích những khát vọng, trăn trở về con đường cứu nước của
Bác khi còn trẻ đến khi bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm chân lý Cuối
cùng tác giả đi đến khẳng định về những giá trị đạo đức ở con người Bác Theo tác gia thì đạo đức cách mạng ở Bác trước hết thể hiện ở con đường, lẽ sống, lý tưởng mà Bác lựa chọn và cống hiến Đó là sự nghiệp cứu nước, giải phóng đân tộc, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ nô lệ: “Suối đời Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột cùng là dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ” Tấm gương của Bác xứng đáng để mỗi chúng ta học tập
Đảng ta xác định, đổi mới công tác cán bộ đồng nghĩa với cơ chế quản lý tốt cán bộ, việc phân cấp, phân quyền quản lý cán bộ theo chức năng của
Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và địa phương, nhằm phát huy tinh thân dân
chủ và trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng bộ phận trong quá trình thực thi
công việc Đó cũng là một trong những biện pháp để tránh tình trạng cửa quyền, quan liêu trong Đảng và bộ máy hành chính của chúng ta
Ngoài những nội dung trên thì trong công tác đổi mới cán bộ, một nội
dung nữa cũng được Tạp chí Cộng sản và báo Nhân Dân đề cập Đó là việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ Trong bài: “Ndng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng ”, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 7, năm 1986, của tác giả Phan
Chính, tác giả này đã nhấn mạnh đến việc đào tạo cán bộ trẻ là rất quan trọng
Tuy nhiên, điều mà tác giả muốn gửi gắm: “Thời gian vừa qua, chúng ta làm
việc này quá chậm cho nên tuổi bình quân của cán bộ lãnh đạo ngày càng tăng cao Quan niệm đẳng cấp, tôn ti trật tự theo kiểu phong kiến ở nhiều đồng chí còn khá nặng nề Một số đồng chí thường lấy lý do này, lý do khác để trì hoãn việc để bạt cán bộ trẻ Các cấp uỷ Đảng cần xác định rõ việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế tục là nhiệm vụ thường xuyên và đặt trong quy hoạch của
mình Cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm cùng tập thể, lựa chọn, bồi dưỡng, đào
tạo cán bộ trẻ một cách chí công vô tư Cán bộ nhiều tuổi, giàu kinh nghiệm có nghĩa vụ ủng hộ, giúp đỡ lớp cán bộ kế tục” Trên chuyên mục “X4y đựng
Trang 36Đảng” và “Góp ý kiến với Đảng” của báo Nhân Dân, chuyên mục cũng đăng khá nhiều tin, bài về trẻ hoá đội ngũ cán bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ Trong bài: “Huyện uỷ và cơng tác đồn thanh niên”, của Phạm Đạo đã phản ánh rõ vấn đề này Cụ thể là thời gian gần đây, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, các cấp uỷ đảng, các ngành và đoàn thể nhận thức rõ hơn về chức năng bộ
máy huyện đồn, nó khơng chỉ thực hiện vai trò xung kích cách mạng của
Đoàn mà còn là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng Chính vì vậy, mà công tác này đã được các huyện uỷ quan tâm, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp
với nhiệm vụ, trình độ phát triển xã hội để đáp ứng công cuộc đổi mới của đất
nước han thức như vậy, trong thời gian qua một số huyện đoàn như Tân
Yên, Quế Võ, Tiên Sơn (Hà Bắc), Nông Cống, Thiếu Yên, Thọ Xuân (Thanh
Hoá), Cẩm Xuyên, Nam Đàn (Nghệ Tĩnh), Đông Hà (Bình Trị Thiên), Hoà
Thành (Tây Ninh) làm rất tốt công tác này
Trong bài “Đổi mới đội ngũ cán bộ cơ sơ ở Kỳ Anh”, đăng trên báo
Nhân Dân, số ra ngày 14/12/1987, đã phản ánh: Để trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhiều đồng chí cấp uỷ cũ tuy còn được tín nhiệm, đã tự nguyện rút lui và giới
thiệu những đồng chí trẻ, có trình độ học vấn, hiểu biết kỹ thuật sản xuất để
Đại hội bầu vào cấp uỷ mới Tính trong 24 đảng bộ trong 33 đảng bộ nông thôn đã tiến hành đại hội, số cấp uỷ viên mới chiếm 49,4%, số cán bộ có trình độ học vấn từ sơ cấp đến đại học tăng so với nhiệm kỳ trước, có 3 đẳng uy viên là kỹ sư nông nghiệp trực tiếp làm chủ nhiệm HTX
Báo chí tuyên truyền đổi mới phong cách làm việc, giữ vững các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đẳng trong cán bộ đẳng viên
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực thực tiễn của mình, Đảng phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, cán
bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng” Lý giải cho vấn đề nêu trên, Tạp
chí Cộng sản và báo Nhân Dán có nhiều tin, bài đề cập đến nội dung này
Trang 37Trên Tạp chí Cộng sản số 7, năm 1987 có bài “Một số ý kiến về đổi mới
phong cách công tác ” của tác giả Trần Xuân Bách, tác giả đã nhấn mạnh: Đổi
mới phong cách là phải thực hiện được sự thông nhất giữa lý luận và thực tiễn,
lời nói đi đôi với việc làm; thực hiện nguyên tắc dân chủ, đề cao tính tập thể
trong lãnh đạo đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá nhân; cán bộ đẳng viên phải đi sâu đi sát thực tế, dựa vào quần chúng, chống chủ nghĩa quan liêu
Cũng trên Tạp chí Cộng sản số 9, năm 1989 trong bài: “Đổi mới phong cách” của tác giả Thanh Sơn, trong mục “Thư gửi bộ biên tập” đã nêu: Đổi
mới phong cách đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay và để thực hiện được điều này phải dựa trên những nội dung chính như: Phải đúng mực, nghĩa là - trong mọi lời nói, việc làm phải đúng mực không nên thái quá mà cũng không nên bất cập Sự thật thế nào thì nói đúng như thế đấy Không nên “yêu nên tốt, ghét nên xấu”; phải nhất trí giữa lời nói và việc làm; sáng tạo trong công việc; giữ chữ tín; coi trọng chất lượng - bất cứ làm việc gì từ nhỏ đến lớn cũng đều phải nghĩ đến chất lượng và bảo đảm chất lượng “thà ít mà tốt” Tác giả nay
cũng nhấn mạnh thêm, đổi mới phong cách còn thể hiện đó là việc phải viết ngắn, nói gọn không nên viết theo kiểu “tràng giang đại hải”, để người đọc
phải mỏi mắt mà không rút ra được điều gì, hay cách nói “thao thao bất tuyệt” mà không có nội dung gì mới Điều cuối cùng tác giả này đã đề cập, đó là phải hoà nhập quốc tế Vì trong thời đại mới, cán bộ, nhân dân ta ngày càng có điều kiện tiếp xúc với thế giới và bạn bè quốc tế Do vậy, mỗi người phải có một phong cách mới “hoà nhập quốc tế”, làm sao phải để cho khách quốc tế ra vào nước ta được thuận lợi, không phải chờ đợi lâu vì thủ tục xuất nhập cảnh và sớm phải tạo ra phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự: biết “xin lỗi”,
“cảm ơn” trong những điều kiện cần thiết
Báo Nhân Dân qua bài: “Suy nghĩ về đổi mới phong cách”, của tác giả Trường Sơn, số ra ngày 14/3/1988 đã nhấn mạnh: Đổi mới phong cách có nghĩa là xoá bỏ phong cách cũ, xây dựng phong cách mới mà phong cách mới
Trang 38- Chúng ta phải tuân theo đúng nguyên tắc Mác - Lênin nhưng không
coi chủ nghĩa Mác - Lênin như là những giáo lý, mà là kim chỉ nam cho hành
động sáng tạo, không theo đường mòn, lối cũ, gạt bỏ mọi cách tiếp cận kinh viện, hình thức, dám suy nghĩ và có sự tìm tòi táo bạo, kể cả phải nêu ra cả những nghịch lý và những nghịch lý đó là những chân lý chưa được nhận ra
- Đổi mới phong cách còn là sự việc đám nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, không tô hồng hay bôi đen sự thật
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng Sức mạnh của Đảng là ở sự thực hiện đầy đủ nguyên tắc này Tình trang tập trung quan liêu, gia trưởng, độc đốn, khơng tơn trọng ý kiến cấp đưới, không phát huy trí tuệ tập thể dẫn tới những quyết định sai lâm, làm suy yếu sự đoàn kết trong đảng
- Phong cách mới là phong cách tổ chức lao động cá nhân một cách khoa học Tổ chức nơi làm việc ở cơ quan, xí nghiệp, cũng như gia đình một cách hợp lý, gọn gàng, ngăn nắp, văn minh Sắp đặt mọi vật ở vị trí thích hợp nhất để sử dụng thuận tiện và trong quá trình sử dụng phải luôn đặt đúng chỗ
“nơi nào vật ấy” Xây dựng thời gian biểu từ sáng đến tối Phấn đấu thực hiện
cho được “giờ nào việc ấy” Tổ chức lao động khoa học không những có tác dụng tăng năng suất lao động mà còn góp phần rèn luyện cơ thể, bảo đảm
công tác bền bỉ, lâu dài
- Phong cách mới là phong cách tự phê bình và phê bình, mỗi đảng viên
phải tự phê bình vì không ai có thể hiểu rõ ưu khuyết điểm của mình hơn chính mình; ai cũng có thể có khuyết điểm, có khi người làm nhiều việc lại
mắc khuyết điểm nhiều hơn Do đó, không nên sợ khuyết điểm mà quyết tâm sửa chữa khuyết điểm Thẳng thắn phê bình đồng chí, nhưng phê bình với thái độ, mục đích xây dựng, nhằm tạo ra trong tập thể một không khí cởi mở, làm cho mọi người có thể dễ dàng góp ý kiến với nhau, không e dè, lo ngại Tuyệt đối không được trù đập người phê bình
Trang 39Bên cạnh những bài viết có tính chất chỉ đạo nghiên cứu nêu trên thì
xung quanh nội dung này, nhiều bài viết khác khá phong phú đã đề cập Trong
bài: “Đổi mới phong cách làm việc ở công an phường phố Huế”, của tác giả Nguyễn Sự đăng trên báo Nhân Dân ngày 3/12/1990, đã khẳng định nhờ đổi mới phong cách lãnh đạo, biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và
nêu cao khẩu hiệu “nói íf, làm nhiều ” mà công an phường đã làm được nhiều
việc rất hiệu quả như: đấu tranh và đưa ra ánh sáng nhiều vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả, lợi dụng chức quyền để tham ô, móc hàng của nhà nước tuồn cho bọn gian thương , công an quận cũng đã tổ chức khám phá vụ buôn lậu thuốc lá ba số, thu giữ 4.760 bao Đồng thời đã triệt phá được ổ lưu manh chuyên móc túi, do Nguyễn Thi Nương cầm đầu đã ngang nhiên hoành hành
từ nhiều năm mà trước đây lực lượng chức năng đều bó tay
Có thể nói rằng nhờ sự tuyên truyền đắc lực của báo Nhân Dân và Tạp
chí Cộng sẩn về đổi mới phong cách của Đảng đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức và tư tưởng trong mỗi cán bộ, đảng viên, tạo lên được bầu không khí làm việc dân chủ, kỷ luật, phát huy được ý thức, tinh thần trách
nhiệm của mỗi người trong từng lời nói, việc làm
2.1.2 Người dân
Bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” bao giờ cũng đúng
Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng: ở đâu, nhân đân lao động có ý thức
làm chủ và được làm chủ thật sự, thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ, dân chủ là:
Một là: Tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng vào xây dựng xã hội mới, và thông qua quá trình xây dựng kinh tế- xã hội mà đào tạo, rèn luyện con người mới Muốn tạo lên tập thể vững mạnh, phải xây dựng từng con người, quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài Việc xây dựng nếp sống mới, con người mới có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội ta Không xây dựng được ý thức tự giác, tự làm chủ của mỗi người, không thể bảo đảm được quyền làm chủ tập thể của mọi người
Trang 40
Hai là: Dân chủ ải đôi với kỷ luật, quyền hạn và lợi ích đi đôi với nghĩa
vụ Mỗi người dân đều phải làm chủ lao động của mình, làm việc có kỷ luật,
với năng suất và hiệu quả cao, đóng góp công sức xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng đất nước Mọi công dân còn phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an
ninh, an toàn xã hội
Ba là: Đề thực hiện tốt nội dung này Đảng ta đã chỉ rõ: Cần phải xây
dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động ở tất cả các cấp Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung
ương đến địa phương và cơ sở thành một thể thống nhất, có sự phân định rành
mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng hành chính - kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương Và vùng lãnh thổ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội
Bốn là: Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người phải
bình đẳng trước pháp luật Nghĩa là, trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi cán
bộ, bất cứ ở cương vị nào đều phải sống và thực hiện theo pháp luật, gương mẫu trong việc tôn trọng pháp luật Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật Tránh lối làm việc theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo “lễế”
Tạp chí Cộng sản và báo Nhân Dán đã tuyên truyền khá sâu đậm cho
những nội dung này Qua khảo sát các số Tạp chí Cộng sản trong 5 năm
(1986-1990), thấy rằng trên hầu hết các số báo đều có bài đăng về nội dung nêu trên Điểm qua có thể thấy rõ một số bài tiêu biểu sau: “Thực hiện rộng rất và đầy đủ nên dân chủ xã hội chủ nghĩa là điểm mấu chốt trong đổi mới tư
duy chính trị và tư duy kinh tế”, của Nguyễn Văn Linh, Tạp chí số 7/1987; “Dan chủ hoá với việc bảo đảm quyển con người ở nước ta hiện nay”, của tác giả Phạm Ngọc Quang, Tạp chí số 7/1989, cũng trên Tạp chí này, số 2, năm
1990 có đăng nội dung cuộc Hội thảo khoa học “Vấn đề dân chủ ở nước ta -