HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA
HO CHI MINH :
HỌC VIÊN BẢO CHI VA TUYEN TRUVEN
NGUYÊN THỊ HÁI YÊN
ĐỘI NGŨ NHÀ
NGANH TU PHAP
LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG BAI CHUNG
Trang 2ee epi sine “2 : HỖ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÈN
NGUYEN THI HAI YEN
ĐỘI NGŨ NHÀ BẢO
NGÀNH TƯ PHÁP
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYÊN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 3eee
ata
MỞ ĐẦU 2
Chương 1 - NHÀ BAO, MAY VAN DE VE LY LUAN VA THUC TIEN 9
1.1.Nganh tu phap va bao chi nganh tu phap 9
1.2.Nhà báo ngành tư pháp 14
Chương 2 - THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NHÀ BÁO NGÀNH TƯ PHÁP 31
2.1.Sơ lược về quá trình nghiên cứu 31
2.2.Tổng quan báo chí ngành tư pháp 34
2.3.Nhận diện đội ngũ nhà báo ngành tư pháp 39
Chương 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ
BÁO NGÀNH TƯ PHÁP 65 3.1.Những thách thức đối với người làm báo 65
Trang 41 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Báo chí là một loại hình hoạt động nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố con người, thậm chí có thể coi đây là yếu tố quan trọng nhất, nguồn lực chủ yếu quyết định thành bại của một tòa báo cũng như chất lượng của các ấn phẩm báo chí Với các doanh nghiệp, người ta còn để cập đến vốn, đến công nghệ, đến quy trình, còn với báo chí, các yếu tổ kế trên đều là thứ yếu so với yếu tố con người Nhận diện được đúng nguồn lực con người và vai trò của nó (đội ngũ cán bộ phóng viên) trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí, về năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, kinh nghiệm, từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực theo đặc thù ngành nghề, phù hợp với tôn chỉ mục đích và chiến lược phát triển của tờ báo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quan
báo chí Chính vì vậy, nghiên cứu về đội ngũ nhà báo (của một tờ báo, của
một ngành, một địa phương hay thậm chí là một quốc gia) luôn là vấn đề được quan tâm trong lý luận báo chí
Có thể nói, trong làng báo chí Việt Nam, các cơ quan báo chí ngành tư pháp đóng một vai trò rất quan trọng, bởi các tờ báo này thể hiện tiếng nói của
các cơ quan quyền lực nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật, đại biểu cho
sự nghiêm minh, công bằng, tỉnh thần thượng tôn pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Từ khi ra đời, các tờ báo ngành tư pháp đã góp phần đáng kể trong việc tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền các
chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của lẽ phải, là tiếng
nói của nhân dân lên án các hiện tượng tiêu cực, các thói hư tật xấu đâu đó vần tôn tại trong xã hội
Trang 5đội ngũ lãnh đạo và ban biên tập của từng tờ báo, phải kế đến vai trò của đội ngũ nhà báo, những người trực tiếp thâm nhập thực tế, trực tiếp cầm bút sáng
tạo ra những tác phẩm báo chí Sự thực, bằng trình độ, bản lĩnh chính trị vững
vàng và lòng nhiệt tình công việc, đội ngũ nhà báo của các tờ báo ngành tư
pháp đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tạo được ấn tượng và cảm tình trong lòng độc giả Mặc dù, phải nói rằng, do vị trí đặc biệt của mình
trong làng báo, các tờ báo ngành tư pháp có những đòi hỏi khắt khe hon han về vấn đề hiểu biết pháp luật và năng lực phân tích sự kiện pháp lý
Trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương củng cố và xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh với tinh
thần “sống và làm việc theo pháp luật” thì vai trò của báo chí nói chung và các tờ báo ngành tư pháp nói riêng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Điều này đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với mỗi nhà báo ngành tư pháp về cả chuyên môn nghiệp vụ, nhạy cảm nghề nghiệp lẫn phẩm chất
chính trị Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình thực tế của đội ngũ nhà báo ngành tư pháp, rút ra những nhận xét, kết luận để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng là điều hết sức cần thiết Đó chính là lý do lựa chọn đề
tài “Đội ngũ nhà báo ngành tư pháp”
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Những phẩm chất cần có của nhà báo luôn là một vấn đề được chú trọng nghiên cứu trong lý luận và hoạt động thực tiễn báo chí Thực tế, đã có nhiều
Trang 6“Nghề làm báo” (Gaillard P.) [20], “Đạo đức nghề nghiệp nhà báo: những
nguyên lý phát triển, những kiếm tìm và triển vọng” (Abramor D.§.) [1], “Những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” (Lazutina G.V) [27], “Nghĩ về nghề báo” (Hữu Thọ) [57] đã đề ra nhiều yêu cầu về những đức tính, phẩm chất, kỹ năng cần có của nhà báo Tuy nhiên, những nội dung này chỉ được trình bày một cách tương đối tản mát, đưới dạng những suy
nghĩ, trăn trở về nghề, hoặc những kinh nghiệm xuất phát từ thực tiễn chứ
chưa mang tính hệ thống
Các sách giáo khoa, giáo trình chuyên ngành của Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và những nghiên cứu của các chuyên gia báo chí học trong nước (đơn cử như loạt bài viết của PGS,TS.Nguyễn Văn Dững đăng trên nhiều báo và tạp chí khác nhau: “Mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo” [6], “Đào tạo nhà báo: khái niệm, thực tiễn và vấn đề” [10],
“Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí” [15]) đã hệ thống lại nhiều vấn đề
mang tính lý luận về nhà báo cách mạng Việt Nam trên cơ sở tổng kết quan điểm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và nhà báo cách mạng
cũng như những lý luận về báo chí hiện đại Đây có thể coi là nguồn tài liệu
quan trọng nhất để xây dựng khung lý luận cho luận văn
Ở cấp độ quốc gia, Hội nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, báo Nhân dân tô chức hội thảo “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo”, trong đó có nhiều tham luận có giá trị (được tập hợp và đăng tải trong kỷ yếu hội thao [25]) đề cập tới nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn liên quan tới nhà báo trước những thách thức và cơ hội,
đặc biệt là nội dung, tiêu chí và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo nước ta
Trang 7báo của một ngành, một địa phương cụ thê, trong khi các đối tượng này, ngoài những yêu cầu chung đối với nhà báo cách mạng Việt Nam, còn phải đáp ứng
các đòi hỏi đặc thù nảy sinh từ thực tiễn tác nghiệp của ngành, của địa
phương đó, nhà báo ngành tư pháp cũng không phải là ngoại lệ Có thể nói, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nêu lên những phẩm chất đặc thù cần phải có của nhà báo ngành tư pháp
Bên cạnh những nghiên cứu mang tính định tính, cũng đã có một số
nghiên cứu mang tính định lượng về một đội ngũ nhà báo cụ thể Tuy nhiên,
do những nghiên cứu định lượng đòi hỏi nhiều công sức trong điều tra, phân tích và nhận định, nên số lượng các nghiên cứu này còn rất ít và kết quả cũng
chỉ ở mức độ nhất định (trong hơn 150 luận văn tốt nghiệp của 11 khóa đảo
tạo thạc sĩ báo chí từ 1995 đến 2006 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ có 3 luận văn
thuộc dạng này)
Trong số các nghiên cứu đó, có thê kế đến luận văn của Phan Thị Lệ Thu
với đề tài “Nâng cao chất lượng của đội ngũ báo chí Hà Nội hiện nay” [61] và
khóa luận của Lê Đình Thống với đề tài “Đội ngũ nhà báo tỉnh Khánh Hòa”
[60] Cả hai công trình này đều tập trung vào khảo sát đội ngũ nhà báo của một địa phương cụ thể và ít nhiều đã đưa ra những thống kê mang tính định lượng về đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng đội ngũ nhà báo của một địa phương là một tập hợp đa dạng hơn rất nhiều so với đội ngũ nhà báo của một ngành (vốn chia sẻ những đặc điểm chung trong tác nghiệp và cùng có những đòi hỏi chung xuất phát từ thực tiễn của ngành) Do vậy, kết quả nghiên cứu tương đối phân tán, phản ánh đặc thù của từng tớ báo hơn là những đặc trưng của cả đối tượng nghiên cứu
Trang 8
Văn Thịnh, “Hoạt động của phóng viên thường trú” [56] Hai luận văn này
cũng tiễn hành khoanh vùng khảo sát một đối tượng nhà báo cụ thể (với tác
giả Phan Kim Minh là đội ngũ nữ phóng viên của một số tờ báo Trung ương và Hà Nội, với tác giả Phan Văn Thịnh là các phóng viên thường trú của Báo
Nhân dân), tuy nhiên việc khảo sát chỉ được tiến hành trên một khía cạnh của
hoạt động tác nghiệp của đối tượng nghiên cứu, chứ không phải là các đặc điểm về trình độ, phẩm chất của đội ngũ nhà báo
Từ đó, có thê nói rằng, hiện chưa có bất cứ khảo sát nào về đội ngũ nhà
báo của một ngành bất kỳ cũng như đội ngũ nhà báo của ngành tư pháp nói riêng Như vậy, đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài là tương đối mới,
đây là một khó khăn khi thu thập tài liệu và tiến hành thực hiện đề tài 3 MUC DICH VA NHIEM VU CUA DE TAI
Luận văn là nhằm đưa ra một cái nhìn khách quan về đội ngũ nhà báo
của các tờ báo ngành tư pháp dưới giác độ số lượng và chất lượng, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ nhà báo này
Đề hoàn thành mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
-_ Xây dựng khung lý thuyết về các vẫn đề nghiên cứu - Khao sát đội ngũ nhà báo ngành tư pháp
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngõ nhà báo ngành tư pháp
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 9tac )
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài giới hạn trong số các nhà báo hiện đang
công tác tại các cơ quan báo chí ngành tư pháp (tại tòa soạn, các văn phòng đại diện và nhà báo thường trú) bao gồm nhà báo chuyên trách, nhà báo kiêm
nhiệm, nhà báo không trực tiếp đi viết (quản lý, biên tập) 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác — Lênin về báo chí cách mạng, đồng thời cũng dựa trên tư tưởng
Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về
báo chí, về vai trò và các phâm chất cần có của nhà báo Đề tài cũng vận dụng
các lý luận hiện đại về truyền thông đại chúng
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp logic kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê dựa trên các số liệu điều tra, có sử dụng sự trợ giúp của phân mêm máy tính
Cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp thống kê - phân loại trong việc nghiên cứu định lượng; phương pháp phỏng vấn anket dùng để điều tra thực trạng đội ngũ nhà báo trong ngành; phương pháp phỏng vấn sâu - phỏng vấn chuyên gia và những người thuộc đối tượng khảo sát; phương pháp phân tích ngữ văn dùng phân tích những văn bản có liên quan
6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần nhận thức rõ thực trạng của đội ngũ nhà báo các tờ báo
ngành tư pháp trên cơ sở các tiêu chí nhất định, thông qua các thông số định
lượng và định tính, từ đó rút ra những điểm mạnh và những tồn tại cần phải
Trang 10
ngũ nhà báo ngành tư pháp
Đề tài có thể coi là một cơ sở khoa học - thực tiễn để các cơ quan chủ
quản, các cơ quan báo chí ngành tư pháp có thêm cơ sở khoa học - thực tiễn
nhằm tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động và bản
thân mỗi nhà báo ngành tư pháp hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và ly luận chính trị của mình, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ
mục đích của tờ báo cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của công chúng
và xã hội
7 KET CAU CUA DE TAI
Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn được bao gồm 3
Trang 111.1.NGÀNH TƯ PHÁP VÀ BÁO CHÍ NGÀNH TƯ PHÁP
1.1.1 Thuật ngữ tư pháp & ngành tư pháp
Thuật ngữ “tư pháp” hiện chưa có định nghĩa thống nhất Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên) [44], mục tư pháp:
“việc xét xử theo pháp luật”; theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Tổng biên
tập: GS, TS Hà Học Trạc) [24], mục tư pháp: “khái niệm dùng để chỉ các cơ quan toà án, việc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các vụ kiện tụng trong nhân dân, hoạt động của các cơ quan điều tra, kiểm sát, truy tố, xét xử và thi hành án”, mục quyền tư pháp:
Một trong ba bộ phận của quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Quyền tư pháp thuộc về toà án Theo thuyết phân quyền, quyền tư pháp hoàn toàn tách khỏi các quyền lập pháp và hành pháp Nhà nước Việt Nam thực hiện nguyên tắc tập quyền, quyền lực là thống nhất, có sự phân công giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Quyền tư pháp thuộc toà án nhân dân và viện kiêm sát nhân dân [23]
Trang 12tiếng Latinh cổ “tư pháp” — justitia, còn theo tiếng Anh — justition, có nghĩa là “công lý”, “pháp chế”, tức là thuật ngữ bao hàm toàn bộ các cơ quan tòa án và hoạt động thực hiện quyền xét xử của chúng Còn quyên f⁄ pháp theo tiếng Anh = judicial power va can ctr vao ly luan phan chia quyền lực trong Nha nước pháp quyền, thi quyên tư pháp có thể được hiểu là một trong ba cc năng độc lập của quyền lực nhà nước Ngoài ra, cũng có thể hiểu quyên / pháp là thẩm quyên riêng biệt chỉ của một hệ thông cơ quan trong bộ máy quyền lực nhà nước (Tòa án) chuyên thực hiện chức năng tài phán để giải quyết những xung đột giữa các quan hệ xã hội Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì quyên tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là guyển xét xử của hệ thống Tòa án nói riêng, cũng như các hoạt động áp dụng pháp luật của hệ thống các cơ
quan bdo vệ pháp luật (như các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp,
Thanh tra, v.v ) và của hệ thống các cơ quan Öổ frợ fư pháp nói chung (như
tô chức Luật sư, các cơ quan Công chứng, Giám định, Hộ tịch, v.v .) dé dam bao cho việc thực hiện quyển xét xử đạt được hiệu quả cao, nhằm bảo vệ chế độ hiến định, nhân thân, các quyền và tự do của con người và của công dan, |
cũng như hòa bình và an ninh của nhân loại, góp phần đưa các nguyên tắc được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế Tuy
nhiên, nếu như hiểu theo nghĩa hẹp, thì
Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là quyền xét xử của Tòa án và được thực hiện bằng hoạt động tổ tụng tư pháp (tài phán) về
Hiến pháp, hành chính, hình sự, dan sy và kinh tế (trọng tài) với
mục đích bảo vệ chế độ hiến định, nhân thân, các quyền và tự do
của con người và của công dân, cũng như hòa bình và an ninh của nhân loại, góp phần đưa các nguyên tắc được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế [4]
Trang 13hàm các thuật ngữ này Trong các văn bản khác nhau, thuật ngữ “tư pháp”, “cơ quan tư pháp” và các thuật ngữ có liên quan (VD: “cải cách tư pháp” [62]) tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà được hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm
cả Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi
hành án và các cơ quan bô trợ tư pháp (luật sư, cơ quan giám định tư pháp, cơ quan công chứng, cơ quan hộ tịch), hoặc theo nghĩa hẹp là chỉ bao gồm hệ
thống tòa án nhân dân
Về mặt tổ chức, Bộ Tư pháp (thành lập ngày 28/8/1945) từng bao gồm
chức năng của cả Tòa án, Công tố (viện kiểm sát), Tư pháp và chỉ được tách ra từ năm 1958 thành 3 cơ quan độc lập, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 8
Quốc hội khóa I và được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp 1959 [51]
Để thống nhất thuật ngữ “ngành tư pháp” làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong luận văn này, có thể thấy cách hiểu “ngành tư pháp” bao gồm các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp (cũ), hiện nay bao gồm 3 hệ thống cơ quan: Tòa án
nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc Bộ
Tư pháp là phù hợp hơn cả, bởi đây là các cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ về
mặt lịch sử, trong thực tiễn công tác cũng có vai trò bé tro, hỗ trợ lẫn nhau 1.1.2.Báo chí ngành tư pháp
Trên cơ sở đó, khái niệm “nhà báo ngành tư pháp” được hiểu là các nhà
báo công tác tại các cơ quan báo chí thuộc 3 hệ thống nói trên, bao gồm: Các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Tòa án nhân dân:
- Báo Công lý
- Tap chí Tòa án nhân dan
Các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:
- Tạp chí Kiểm sát
Trang 14-_ Báo Bảo vệ pháp luật
Các cơ quan báo chí thuộc Bộ Tư pháp -_ Báo Pháp luật Việt Nam
- Tap chi Dan chu va Phap luat
- Báo Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh (cơ quan của Sở Tư pháp Tp.Hồ Chí Minh)
Báo Pháp luật và xã hội (cơ quan của Sở Tư pháp Tp.Hà Nội)
- Tap chi Luat học (cơ quan của Đại học Luật Hà Nội)
-_ Tạp chí Khoa học Pháp lý (cơ quan của Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh) - _ Tạp chí Nghề luật (cơ quan của Học viện Tư pháp)
-_ Bản tin tư pháp Đồng Tháp (Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp)
Trong số các cơ quan / ấn phẩm kế trên, chỉ có các tờ báo Công lý, Pháp
luật Việt Nam, Pháp luật và Xã hội, Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh và các tờ tạp
chí Tòa án nhân dân, Kiểm sát, Dân chủ và pháp luật là những cơ quan báo
chí có số lượng phát hành lớn, có bộ máy và cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh Các tạp chí Luật học, Khoa học pháp lý, Nghề luật có số lượng phát hành thấp, thậm chí gần như là lưu hành nội bộ, diện lưu hành hẹp, đặc biệt là về tổ chức
hầu như không có đội ngũ chuyên trách, các chức danh quản lý và hội đồng biên tập đều là cán bộ đương nhiệm trong cơ quan Bản tin tư pháp Đồng Tháp chỉ mang tính tham khảo/nghiên cứu là chính, tính chất báo chí không cao Có thê thấy, các ấn phẩm này không có tính đặc trưng đại diện cho các cơ quan báo chí ngành tư pháp, cán bộ tại các ấn phẩm này tuyệt đại bộ phận đều là kiêm nhiệm (khác hắn với các tờ báo, tạp chí khác đều có đội ngũ cán bộ chuyên trách khá đông đảo), công việc không mang nhiều đặc trưng của
hoạt động sáng tạo của nhà báo, vì thê các cán bộ này cũng không có tính đại
Trang 15
diện cho đội ngũ nhà báo ngành tư pháp Do vậy, báo chí ngành tư pháp trong khuôn khô luận văn này không bao gôm những ân phâm đó
So với các cơ quan báo chí khác của nền báo chí cách mạng Việt Nam, các tờ báo của ngành tư pháp xuất hiện khá muộn, sớm nhất là tạp chí Dân
chủ & Pháp luật cũng ra đời sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1977) Sự hành thành của các tờ báo ngành tư pháp tương đối giống nhau, khởi đầu là các tờ tạp chí của ngành (Bộ Tư pháp với tạp chí Dân chủ & Pháp luật, ngành tòa án với tạp chí Tòa án nhân dân, ngành kiểm sát với tạp chí Kiểm sát) Trải qua quá trình phát triển, nhận thấy yêu cầu cần phải có một phương tiện thông tin đại chúng mang tính quảng đại hơn, không những phục vụ truyền thông nội bộ mà còn hướng tới đông đảo quần chúng, lãnh đạo các
cơ quan đã quyết định tách một bộ phận nhân sự để thành lập nên các tờ báo
ngành, tương ứng là Pháp luật thường thức (nay là Pháp luật Việt Nam), Công
lý và Bảo vệ pháp luật Hiện nay, duy nhất Bộ Tư pháp là có các tờ báo thuộc
các cơ quan địa phương, cụ thể là các Sở Tư pháp Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh
với các tờ báo Pháp luật & Xã hội và Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh Cho đến
nay, nói đến báo chí ngành tư pháp, chúng ta vẫn thường phân biệt thành hai
khối là khối tạp chí (ra đời từ trước) và khối báo (ra đời sau này)
Trong số các tờ báo, 2 tờ Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Tp.Hồ Chí
Minh là nhật báo, các tờ còn lại ra 2 số/tuần (các tạp chí ra 1 đến 2 kỳ/tháng) Về số lượng phát hành, đứng đầu là Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh, dao động
trong khoảng 9 — 12 vạn bản/kỳ, báo Pháp luật Việt Nam khoảng 4 vạn bản/kỳ (do tờ báo này không phát hành rộng rãi ra sạp báo), các tờ còn lại có số lượng phát hành chưa cao, chỉ trên dưới 1 vạn bản/kỳ
Với tôn chỉ mục đích là tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật đối với cán bộ ngành tư pháp và quảng đại quần chúng, đấu tranh chống tiêu cực,
Trang 16
cô vũ cái tốt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cán bộ trong ngành, có thể nói trong quá trình hoạt động của mình, báo chí ngành tư pháp đã thu được những
thành công nhất định, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm cần
khắc phục như chất lượng bài vở nói chung chưa cao, sức lan tỏa chưa lớn, chưa thật sự xứng đáng với vai trò là cơ quan ngôn luận của một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước có vị trí quan trọng trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Những thành công cững như những tồn tại ấy, có một phần đáng kế xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của đội ngũ nhà bảo ngành tư pháp
1.2.NHÀ BÁO NGÀNH TƯ PHÁP
1.2.1.Thuật ngữ nhà báo và nhà báo ngành tư pháp
Luật Báo chí (1990), Luật Báo chí sửa đổi (1999) và Nghị định 51/CP
hướng dẫn thi hành Luật báo chí có quy định cụ thể về chức danh nhà báo:
Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú
tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ
báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ
nhà báo [47]
Theo định nghĩa trên, “nhà báo” phải được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thừa nhận thông qua việc cấp thẻ nhà báo Tuy nhiên, đó là quy định
của pháp luật, nhằm giới hạn những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật
báo chí Trên thực tế, khái niệm “nhà báo” được hiểu rộng hơn nhiều Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên) [44], mục “nhà
báo: người chuyên làm nghề viết báo” Từ điển mở Wikipedia định nghĩa một cách đầy đủ hơn: “Nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên
Trang 17
tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí ”[63] Có thê coi đây là cách hiểu mang tính thực tiễn, bởi thực tế thì trong các cơ quan báo chí vẫn có một số lượng lớn cán bộ thường xuyên làm công tác nghiệp vụ báo chí mà vì các lý do nào đó chưa được cấp thẻ nhà báo Trong khuôn khổ của luận văn này, xin được sử dụng cách hiểu theo nghĩa rộng để làm cơ sở xác định đôi tượng nghiên cứu
Về mặt phân loại, lao động báo chí có thể được chia thành bốn nhóm
Nhóm lao động tổ chức quản lý; nhóm lao động biên tập; nhóm lao động tác
giả và nhóm lao động kỹ thuật - dịch vụ Qua nghiên cứu nhận thấy, nhóm
những người lao động kỹ thuật - dịch vụ trong các cơ quan báo chí ngoài ngành tư pháp ngày càng đông đảo và chiếm tỉ lệ lớn Trong khi báo chí ngành tư pháp, nhóm lao động này chiếm phần khiêm tốn
Như vậy, nhà báo ngành tư pháp thuộc đối tượng quan tâm của luận văn này là những cán bộ thường xuyên làm công tác báo chí trong các tờ báo ngành tư pháp (đã hoặc chưa được cấp thẻ nhà báo), bao gồm: Phóng viên,
Biên tập viên, Cán bộ quản lý Các cán bộ này có thể là cán bộ biên chế hoặc
cán bộ hợp đồng; không bao gồm cộng tác viên, hợp đồng tập sự
1.2.2.Quan điểm Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo cách mạng
Trong sô các nhà kinh điên của chủ nghĩa Mác, Lênin là người bàn về báo chí và vai trò của nhà báo nhiêu hơn cả Nói về báo chí cách mạng, Lênin chỉ ra răng:
Vai trò của tờ báo không chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng,
giáo dục chính trị và tranh thủ những bạn đồng minh chính trị Tờ
báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cô động tập thể, mà còn là người tô chức tập thé [27, tr.17]
Trang 18Như vậy, theo V.I Lênin, vân đề người làm báo phải được đặt trong mỗi quan hệ của các chức năng tuyên truyền, cô động và tô chức hướng tới quảng đại quần chúng
Đề cập đến báo chí vô sản và người làm báo cách mạng, Lênin đặc biệt
nhấn mạnh đến vai trò của tổng biên tập, mà Người gọi là “linh hồn của tờ
báo” Quan điểm của Lênin là “Tất cả các cơ quan báo chí khi đã vào tay Đảng phải do chính các Đảng viên trung thành, tận tụy và trách nhiệm làm
Tổng biên tập” [27, tr 56] Có thể thấy, Lênin đặc biệt nhắn mạnh đến sự lãnh
đạo của Đảng đối với báo chí nói chung và hoạt động của người làm báo nói riêng
Là một nhà báo kiệt xuất, người sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã kế thừa các quan điểm Mác — Lênin về báo chí cách
mạng, kết hợp với thực tiễn hoạt động báo chí của Người cũng như hoàn cảnh của Việt Nam để đề ra những tư tưởng hết sức sâu sắc, toàn diện về báo chí và đặc biệt là người cán bộ báo chí cách mạng Hồ Chí Minh quan niệm: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” [38, tr.616] “Chiến sĩ ở các mặt trận thì dùng súng chống địch, các
bạn thì dùng bút chống địch” [33, tr.181] “Nhiệm vụ của người làm báo là
quan trọng và vẻ vang” [37, tr.412] Để hoàn thành sứ mệnh của mình, nhà báo cách mạng phải có lập trường chính trị vững vàng, tu dưỡng đạo đức, trau dồi nghiệp vụ
Nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam tháng 5/1959, Bác Hồ căn dặn các nhà báo:
Báo chí chúng ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ
chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước
nhà, cho hoà bình thế giới Chính vì thế cho nên tất cả những người
Trang 19
làm báo (người viết tin, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên các báo chí của chúng ta đều phải có đường lối chính trị đúng ( ) Về trách nhiệm báo chí, Lênin nói: báo chí là người tuyên truyền, người cỗ động, người tô chức chung, người lãnh đạo chung Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công [37, tr.414]
Đặc biệt, Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức đối với người làm báo Đạo đức ở đây không phải là thứ đạo đức chung
chung, trừu tượng, mơ hồ, mà cụ thể là đạo đức cách mạng, đạo đức nghề
nghiệp Xuất phát từ chỗ xác định nhà báo cũng là chiến sĩ cách mạng, Bác
yêu cầu: “Đề làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu
dưỡng đạo đức cách mạng” [38, tr.616]
Bác đã đề cập đến nội dung này với nhiều khía cạnh phong phú khác
nhau Trước hết, đó là vấn đề phê bình và tự phê bình Người nói: “Phê bình
và tự phê bình là vũ khí cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm” [38, tr.615] Trong phê bình, Bác nhắc nhớ:
Phê bình phải nghiêm chỉnh, chắc chắn, có trách nhiệm, nói có sách
Trang 20giúp ý kiến và phê bình báo mình để tiến bộ mãi” [38, tr.615]
Bác đã từng đề nghị tất cả các sách, báo đều phải ghi câu “Hoan nghênh
bạn đọc phê bình” dé khích lệ bạn đọc góp ý, nhằm nâng cao chất lượng sách, báo Về vân đê này Bác Hồ đã có cách làm rât thiệt thực
Trong những lần gửi thư, hoặc gặp gỡ trực tiếp với các tờ báo, các đại
hội Hội Nhà báo, Bác thường góp ý phê bình ân cần và kỹ lưỡng nhiều vấn đề
đối với nhà báo trên bình điện tư tưởng, cũng như lao động nghiệp vụ báo chí
Bác nhắc nhở các nhà báo phải luôn tâm niệm “vì ai mà viết, mục đích viết để làm gì” Trước khi viết, Bác đặn
Phải đặt câu hỏi, viết cho ai: viết cho đại đa số Công - Nông - Binh;
viết để làm gì: để giáo dục, giải thích, cỗ động, phê bình, để phục vụ quần chúng: thế thì viết cái gì: trong vấn đề này cũng phải có lập
trường vững vàng ta, bạn, thù thì viết mới đúng Viết để nêu cái
hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta
Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội Không nên chỉ viết cái tốt và giấu cái xấu
Nhưng phê bình phải đúng đắn Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ có phóng đại, có thế nào nói thế ấy Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không phải bịa ra [32,
tr.398]
Trên phương diện đạo đức cách mạng của nhà báo, Bác Hồ còn phê phán mạnh mẽ bệnh cá nhân chủ nghĩa mà không ít báo mắc phải Về vấn đề này
Bác nêu lên hai khía cạnh Thứ nhất, người làm báo phải có tinh thần vượt
qua khó khăn để vươn lên, phải có ý chí tự lực, tự cường, cô găng học tập để làm tốt hơn chức nghiệp của mình Khi thấy có một số nhà báo vì trình độ văn hóa và chính trị còn kém đâm ra bị quan, muôn đôi nghê, Bác khuyên “Phải
Trang 21có ý chí tự cường, tự lập, kém thì phải cố mà học Chúng ta phải làm thế nào
để vượt được khó khăn, làm tròn nhiệm vụ Người cách mạng gặp khó khăn
thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn” [37, tr.414] Từ thực trạng về trình độ của những người làm báo mấy năm đầu miền Bắc mới được giải phóng, Bác phân tích “Ngoài những đồng chí làm báo trong những năm cách mạng và kháng chiến, số đông cán bộ báo chí đều mới vào nghề Muốn viết hay, muốn tiễn bộ thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện, chớ
tự ái ” [38, tr.614] Ngược lại, có nhiều nhà báo tự cao, tự phụ, tự cho mình
là trên hệt, Bác cũng đã chỉ rõ:
Có người chỉ muốn làm cái gì để “lưu đanh thiên cổ” cơ Muốn viết bài cho oai, muốn đăng bài mình lên các báo lớn Cái đó cũng không đúng Những khuyết điểm đó đều do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra Họ không thấy rằng: làm việc gì có ích cho dân, cho cách mạng đều là vẻ vang [37, tr.414]
Về phương diện đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, Hồ Chí Minh
cũng đã đặt ra rất nhiều vấn đề sâu sắc Ngay từ trong thời điểm nước sôi lửa
bỏng của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác vẫn dành thời gian để viết tác
phẩm quan trọng “Sửa đổi lề lối làm việc”, trong đó có cả một chương mang tên “Chống thói ba hoa” liên quan trực tiếp đến nghề báo Người chỉ ra 8 biểu hiện của thói ba hoa, đồng thời phân tích kỹ lưỡng và có ví dụ cụ thể Do là: “Dài dòng, rỗng tuếch, có thói cầu kỳ, khô khan, lúng túng, báo cáo lông
bông, lụp chụp cầu thả, bệnh theo sáo cũ, bệnh hay nói chữ, nói không ai
hiểu” Sau đó Người chỉ ra cách chữa thói ba hoa theo 5 cách cụ thé như sau: 1.Phải học cách nói của quần chúng Chớ nói như cách giảng sách ( ); 2.Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn,
Trang 22ai cũng hiểu được Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều
quyết tâm theo lời kêu gọi của mình Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”; 4.Chưa điều tra, chưa nghiên
cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết; 5.Trước khi nói, phải nghĩ cho
chín, phải sắp đặt cần thận [33, tr.269 — 306]
Ở một lớp tập huấn khác Người phân tích chỉ tiết hơn: Phải tránh lối viết
“dây cà ra dây muống”, nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” Mình viết ra cốt để giáo dục, cỗ động, nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được là viết không đúng, nhắm không trủng mục đích Muốn cho người xem hiểu được, nhớ
được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ người xem, viết rõ ràng, chớ
dùng chữ nhiều
Viết phải đúng sự thật cũng là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo mà Bác Hồ rất quan tâm Người chỉ ra rằng: “Không biết rõ, hiểu rõ,
chớ nói, chớ viết Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” [33, tr.302] Lời dạy của Bác về tính chân thật của báo chí có thể gói
gọn lại ở hai chữ “có” và “cần” Có là sự kiện, sự việc diễn ra trong thực tế, là
chất liệu để hình thành nên tác phẩm báo chí Song, tác phẩm lại có những
quy định của nó, như kết cấu, dung lượng, chủ đề Từ cái “có” thực tiễn đó, nhà báo phải tìm được cái “cần”, tức là những chỉ tiết, sự kiện phù hợp với chủ đề để đưa vào tác phẩm Tính chân thật, khách quan không đòi hỏi nhà báo phải phản ánh từng chỉ tiết vặt vãnh, nhỏ bé, nếu nó không liên quan đến
nội dung chính của tác phẩm Nhưng nếu là những chỉ tiết, sự kiện có ích cho
nội dung của tác phẩm thì nhà báo phải ghi nhận thật tỉ mỉ, cụ thể, chính xác Nếu không sẽ tạo cho cơng chúng sự hồi nghi, mù mờ, hoặc hiểu lệch lạc
Còn mỗi khi đã lỡ viết sai, viết thiếu chính xác thì phải thật thà nhận lỗi, đính
chính Đó cũng là một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quan trọng của người
Trang 23
làm báo, mà bản thân Bác cũng là tắm gương sáng ngời Có lần viết bài trên báo Nhân dân bị sai sót con số, thế là Bác xin lỗi ngay: “Đó là một thái độ
không nghiêm túc, cần thận T.L xin thật thà tự phê bình và xin lỗi các bạn
99
đọc”
Liên quan đến cách thức làm báo, điểm quan trọng số một mà Bác luôn
nhac đi nhắc lại nhiều lần là: viết báo phải ngắn gọn, dễ hiểu và thiết thực
Bác căn dặn: “Viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy, viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu ngăn gọn dễ đọc Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên Các chú phải học cách kể chuyện của nhân dân” [39, tr.398] Bác xem ngắn gọn chính là một phẩm chất của tác phẩm báo chí, biết viết một cách ngăn gọn là một năng lực của người làm báo
Cùng với việc viết ngắn, Bác đặt ra yêu cầu viết sao cho dễ hiểu đối với đại đa số quần chúng Ngay từ những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp, mỗi lần gửi thư cho các báo, Bác đều nhắc nhở những người làm báo: “Viết
sao cho đơn giản, dễ hiểu và thiết thực Sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đều đọc được, hiểu được, nhớ duoc” [39, tr.398] Để đạt được mục tiêu đó người cầm bút phải hiểu trình độ, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hiểu và
học tập lời ăn tiếng nói của họ, tránh bệnh nói chữ hay dùng quá nhiều tiếng
nước ngoài Một bài báo thiết thực cũng có nghĩa là “Nói có sách, mách có
chứng'', tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào,
phát triển thế nào, kết quả ra sao?
Bác Hồ cũng đặc biệt quan tâm đến cách lấy tin, lay tài liệu, bởi đây là một trong những khâu đầu tiên trong chuỗi các khâu của quá trình sáng tạo báo chí Thứ nhất, Bác nhiều lần lưu ý các nhà báo rằng nếu như điều gì, vấn đề gì, vụ việc gì không biết hoặc chưa biết rõ, chưa biết đầy đủ chính xác thì
Trang 24trào cách mạng, giảm uy tín trước quần chúng Thứ hai, Bác trao đổi về cách tìm tài liệu, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “săn tin”, Bác đặt thành 5 điểm như
sau:
1 Nghe: lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào
dé lay tư liệu mà viết; 2 Hỏi: hỏi những người đi xa về, hỏi nhân
dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi; 3 Thấy:
mình phải đi đến xem xét để mà thấy; 4 Xem: xem báo chí, xem
sách vở Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài; 5 Ghi:
Ghi những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được để mà
dùng mà viết” [34, tr.223]
Từ lời căn dặn này của Bác, ta thấy có hai loại tư liệu để viết: Loại tư
liệu lấy từ đời sống thực tiễn, và loại tư liệu lấy từ nguồn sách vở; trong đó
loại tư liệu thứ nhất là quan trọng số một Thứ ba, Bác lưu ý có những tin, những tài liệu thuộc bí mật quốc gia thì phải biết giữ bí mật, không được cho kẻ địch biết Đây không hắn là vẫn đề lập trường, mà còn là tác phong làm
việc của nhà báo Có khi luộm thuộm, thiếu thận trọng mà vô tình đưa những tin tức có lợi cho địch
Bác cũng hêt sức coi trọng vân đê sử dụng ngôn ngữ Theo Bác, có mây khía cạnh cân chú ý như sau:
- Bệnh “ham dùng chữ” Về căn bệnh này, Bác từng lên tiếng phê bình,
nhắc nhở những người làm báo phải hết sức tránh rằng: “Cái bệnh dùng chữ phổ biến trong tất cả các ngành Có những chữ không thể dịch được thì phải mượn chữ nước ngoài ( ) Nhưng có những chữ tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại phải dùng chữ nước ngoài?” [37, tr.415]
- Bénh khi viết thường dùng những chữ “khô khan', nhàm chán trong các
Trang 25khả năng gieo vào lòng người đọc một ẫn tượng, một cảm xúc nào Bác khuyên: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới lot tai quan ching ( ) Vì cách nói của quần chúng
rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, rất đơn giản mà lại dễ hiểu” [37, tr.293] Đây là những điều tối cần thiết trong nghề chữ nghĩa mà thời nào
cũng cân coi trọng
Bác lưu ý tới khâu sửa chữa bản thảo trước khi đăng Đây là công đoạn cuối cùng của cả quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí Đến lúc này, người viết mới hoàn tất tác phâm của mình Chính khâu này mới thể hiện rõ cung cách
làm việc cùng tính nết của người cầm bút Ai chủ quan hay tỉnh táo, ai câu thả
hay cần thận, ai tôn trọng hay xem thường người đọc Bác nói: “Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cần thận” [35,
tr.120] Trong một dịp khác Bác nói: “Khi viết xong, thì nhờ anh em xem va
sửa giùm Chớ tự ái, tự cho bài của mình là “tuyệt” Tự ái tức là tự phụ, mà tự
phụ là kẻ thù vô cùng mạnh, nó sẽ ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta” [38, tr.616]
Có thể nói, tất cả các bài nói, bài viết của Người về báo chí đã từng trở
thành câm nang hoạt động báo chí kỳ diệu cho các cơ quan báo chí, cho từng
nhà báo Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng cần được Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí, từng nhà báo nghiên cứu, học tập thường xuyên
1.2.3 Yéu cau va phẩm chất của nhà báo trong thời kỳ đỗi mới Như trên đã nói, Luật pháp Việt Nam định nghĩa về nhà báo:
Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú
tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác
Trang 26
thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ
nhà báo [47]
Nhà báo có quyền:
- Được đến các cơ quan, tô chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập
thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo Các cơ quan nhà nước không được từ chỗi cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước
- Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quôc hội, Hội đông nhân dân các cập, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiêp khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tô chức khác
theo giấy mời và các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó -_ Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các
phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực
tiếp với các thẩm phán, luật su để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật
- Được ưu tiên trong việc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyên nhanh điện tín, bài báo và ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ân phâm báo
chí khi hoạt động nghiệp vụ
- Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông
bị ách tắc, khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện
giao thông của cơ quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động
nghiệp vụ báo chí [47]
Về mặt thực tiễn, nhà báo là những người thực hiện các khâu công việc
Trang 27lý, lao động biên tập, lao động tác giả và lao động kỹ thuật nghiệp vụ, nhà báo
có quyền và nghĩa vụ do luật định, có yêu cầu đạo đức và trách nhiệm xã hội
do pháp luật và dư luận xã hội thừa nhận và kiểm soát Nhà báo có những phẩm chất nghề nghiệp đặc thù
Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một
hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động truyền thông đại chúng Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người Vì thế, ngay từ khi đất nước mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân và giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn Để đáp ứng yêu cầu đó, mỗi người làm báo cần ý thức đầy đủ nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã
hội trong hoạt động nghề nghiệp của mình
Trong bài phát biểu tại Hội thảo toàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo” ngày 27/11/1998, nguyên Tổng Bí thư Lê Kha Phiêu đã nói:
Người làm báo có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; biểu
dương những tắm gương tiêu biểu, những điển hình tốt, đấu tranh
phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, những hiện tượng tiêu
cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội
Muốn đảm đương được trọng trách đó, trước hết nhà báo phải có bản
lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tư duy sắc bén, có vốn sống và phương pháp khoa học, đó là những phẩm chất hàng đầu
của nhà báo chân chính Là nhà báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông tin
Trang 28
nhanh chóng, trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của
công chúng, đúng định hướng chính trị của Đảng, tác động tích cực, có hiệu quả đến tiễn bộ xã hội Đó là sức mạnh của báo chí, trách nhiệm xã hội của
báo chí
Nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật cả trong cuộc sống cũng như trong hoạt động báo chí Trên thực tế, nhiều nhà báo đã nêu gương tốt trong việc thi hành pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các tác phẩm báo chí của mình Nghĩa vụ công dân không chỉ đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề
nghiệp, mà còn phải luôn luôn tâm niệm mình phục vụ ai, viết cho ai, viết để
làm gì và viết như thế nào như Bác Hồ kính yêu từng nói Một tác phẩm báo
chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọc đồng
tình, trước hết tác phâm đó đã đề cập đúng vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, với sự chắt lọc tư liệu trong quá trình khảo sát thực tiễn công phu, với sự đầu tư trí tuệ của tác giả bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, với ý thức trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân Nghĩa vụ công dân của nhà báo đòi hỏi bên cạnh việc biểu dương những người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, phải tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội, góp phần làm cho nước thịnh, dân yên
Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là một trong những phẩm chất hàng đầu của người làm báo, nhưng vẫn chưa đủ, nếu như không có năng lực nghề nghiệp Năng lực nghề nghiệp của nhà báo quyết định đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảo đảm thông tin nhanh chóng, chính xác, đúng định hướng chính trị Độ nhạy bén của nghề nghiệp,
nói chính xác hơn là độ nhạy bén chính trị của nhà báo, đòi hỏi nhà báo phải "bắt" được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời
điểm cũng như tìm cách thức thông tin phù hợp, có hiệu quả Việc đấu tranh
Trang 29chống tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội là cần thiết, nhưng đấu tranh, phê
phán như thế nào để đạt hiệu quả cao, mà vẫn giữ vững én định chính trị - xã hội, không làm lộ bí mật quốc gia, không gây hoang mang trong dư luận, đây
là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi mỗi nhà báo cần nhanh nhạy, nắm
bắt vấn đề, xử lý thông tin chuẩn xác bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, bằng đạo đức nghề nghiệp trong sáng và trình độ chuyên môn giỏi
Chất lượng báo chí luôn luôn phải là mục tiêu hàng đầu của người làm
báo Chất lượng toàn diện bao gồm chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa,
khoa học, chất lượng nghề nghiệp cần thể hiện rõ trong mỗi bài báo, mỗi ấn
phẩm và chương trình báo chí, để cuối cùng đạt tới các tiêu chí: đúng, hay,
đẹp và hiệu quả xã hội ngày càng cao Chất lượng báo chí trước hết thể hiện ở chất lượng những người làm báo Mỗi người làm báo phấn đấu không ngừng
nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức mọi mặt, đặc biệt chăm lo rèn luyện đạo
đức theo “Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam”, hết lòng vì sự nghiệp của nhân dân với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo chân chính
Ngày 13/8/2005, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nhà báo
Việt Nam đã thông qua Quy định (sửa đối, bổ sung) về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam như sau:
- Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân - Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật
-_ Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật
Trang 30Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tín Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp
Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ,
khiêm tốn cầu tiến bộ
Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác
Còn theo Reuters Foundation, trong cuén Cam nang dành cho phóng
viên, các phâm chât cân có của một nhà báo hiện dai bao gôm:
Tò mò: Các phóng viên sé dé dàng đặt ra được những câu hỏi hay nếu bản thân họ cũng tò mò muôn biệt câu trả lời
Nhạy bén với tin tức: Thông thường, phóng viên có được khả năng phát
hiện ra tin tức là nhờ thực hành nhiều, nhưng dường như một số người
có khả năng thiên bấm và nhạy bén hơn hắn những đồng nghiệp khác
Sự kiên trì: Không chịu bỏ cuộc để tìm kiếm thông tin trong bối cảnh trì trệ quan liêu, âm mưu thủ đoạn hoặc sự chống đối quyết liệt
Khách quan: Một nhà báo giỏi phải để những ý kiến cá nhân và định
kiến bên ngoài cửa tòa soạn Trách nhiệm của nhà báo đối với xã hội là
đưa tin chứ không phải là thuyết phục Cung cấp thông tin thực tế từ mọi phía, càng nhiều càng tốt, và để mọi người tự đưa ra quyết định của họ
Hoài nghỉ: Phóng viên cần biết cách "hoài nghi đúng đắn" khi liên hệ với
các cơ quan, nhân viên chính quyên hay các công ty Các nguôn tin
Trang 31
thường muốn cung cấp những thông tin có lợi cho họ Đương nhiên là không nên để sự hoài nghi này trở thành sự nghỉ kị quá mức
-_ Dễ tiếp xúc với mọi người: Hầu hết các câu chuyện là xuất phát từ con
người Sự yên tĩnh, thư thái có thể sản sinh ra những bài viết tốt, nhưng
những phóng viên có khả năng giao tiếp dễ dàng với mọi loại đối tượng sẽ có cơ hội tìm ra nhiều câu chuyện hay hơn
1.2.4.Những yêu cầu đặc thù đối với nhà báo ngành tư pháp
Tác nghiệp của nhà báo ngành tư pháp có những đặc thù nhất định, do
gan liền với hoạt động của một hệ thống co quan quyén lực nhà nước rất quan
trọng — các cơ quan tư pháp — và tập trung vào một mảng thông tin hết sức chuyên biệt — thông tin về pháp luật và thực thi pháp luật Chính vì vậy, người làm báo trong ngành tư pháp, ngoài những phẩm chất của một nhà báo cách mạng, những kỹ năng của một nhà báo hiện đại, còn cần đáp ứng được những yêu câu đặc thù:
Nhà báo ngành tư pháp phải có bản lĩnh chính trị vững vàng Với tư cách là người phát ngôn của những cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật - phát ngôn theo tỉnh thần thượng tôn pháp luật, người làm báo ngành tư pháp khi sáng tạo tác phẩm báo chí phải đứng trên lập trường giai cấp, căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước để xử lý thông tin, sao cho bài viết có tính định hướng, đạt được hiệu quả xã hội cao nhất Bên cạnh đó, người làm báo ngành tư pháp vốn thường đi đầu trên trận tuyến chống tiêu cực, thường xuyên va chạm với những mặt trái của xã hội, nếu bản lĩnh chính trị không vững vàng sẽ rất dễ dao động,
thậm chí là đánh mat minh
- Về trình độ chuyên môn, ngoài nghiệp vụ báo chí, nhà báo ngành tư pháp cần phải có kiến thức chuyên sâu về luật học Đây là điều đương
Trang 32nhiên bởi mảng thông tin chính của các tờ báo ngành là thông tin về pháp luật Hơn nữa, một số lượng lớn độc giả là những cán bộ trong ngành, vốn rất am tường về pháp luật Nếu viết non tay, lập luận không
đủ chặt chẽ, chính xác thì rất khó có thể tạo được lòng tin đối với độc
giả Tức là nhà báo ngành tư pháp phải có năng lực phân tích sự kiện pháp lý, khách quan, khoa học, chặt chẽ logic và bảo đảm tính nhân văn -_ Người làm báo ngành tư pháp cần phải có tỉnh thần làm việc tốt, không
ngại khó khăn gian khổ Do đặc thù của ngành có địa bàn hoạt động trải
rộng trên toàn quốc, kể cả ở vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, đòi hỏi người làm báo phải sẵn sàng đi công tác theo sự phân công của ban biên
tập cũng như đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động của ngành
Mặt khác, do đặc thù của sự kiện và vấn đề của lĩnh vực phản ánh, nhà
Trang 33Chuong 2
THUC TRANG DOI NGU NHA BAO NGANH TU PHAP
2.1.SƠ LƯỢC VẺ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1.Các thông tin cần nghiên cứu
Để nghiên cứu về đội ngũ nhà báo ngành tư pháp, cần phải xây dựng được khung lý luận (bao gồm các định nghĩa, giới hạn nghiên cứu, quan điểm
Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và nhà báo, những vấn đề
về phẩm chất và yêu cầu của nhà báo hiện đại .) cũng như thu thập được các thông tin, số liệu thực tế, có ý nghĩa về các tờ báo và đội ngũ nhà báo trong ngành Trong khi khung lý thuyết chủ yếu được xây dựng thông qua kiến thức
tích lũy được, qua tham khảo giáo trình, tài liệu, sách báo về van dé nghién
cứu (đã được trình bày và hệ thống hóa lại trong chương trước), các thông tin thực tế chỉ có thể có được thông qua quá trình khảo sát trực tiếp đối tượng
nghiên cứu
Để phục vụ cho yêu cầu của luận văn, cần thu thập các thông tỉn về 2
vẫn đề chính sau đây:
- Thong tin, số liệu về các tờ báo ngành tư pháp -_ Thông tin, số liệu về đội ngũ nhà báo ngành tư pháp
Về các tờ báo ngành tư pháp: Danh sách các tờ báo ngành tư pháp được lấy dựa trên Danh mục báo và tạp chí của Thư viện Quốc gia Hà Nội (cập nhật đến tháng 6/2008), được lọc theo tiêu chí về cơ quan chủ quản (như đã trình bày trong chương 1) Với mỗi tờ báo, các thông tin cần quan tâm bao
gồm: tên, cơ quan chủ quản, tôn chỉ mục đích, lịch sử hình thành và phát
Trang 34và thông tin về các ấn phẩm, tổng số và cơ cấu nhân su Các thông tin này
được thu thập chủ yếu qua làm việc/phỏng vẫn trực tiếp hoặc qua điện thoại,
thư điện tử với lãnh đạo (tổng biên tập, phó tổng biên tập) hoặc các cá nhân
có trách nhiệm của các tòa soạn
Về đội ngũ nhà báo ngành tư pháp, để có thể cơ bản nhận diện được đội
ngũ nhà báo ngành tư pháp cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ này các thông tin cần thu thập bao gồm:
-_ Nhóm các thông tin cá nhân: giới tính; độ tuổi; tình trạng hôn nhân; điều
kiện sinh hoạt, nhà cửa; phương tiện đi lại; mức thu nhập
-_ Nhóm các thông tin về trình độ học vấn: trình độ, chuyên môn đào tạo; đào tạo chuyên ngành về báo chí; trình độ chính trị; trình độ ngoại ngữ; trình độ tin học
- Nhóm các thông tin về hoạt động tác nghiệp của nhà báo: số năm công
tác; vị trí công tác; thể loại bài sử dụng; lĩnh vực thường thông tin; việc
sử dụng phương tiện hỗ trợ tác nghiệp; cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
-_ Nhóm các thông tin về nhận xét, đánh giá, nguyện vọng của nhà báo đôi với công việc: đánh giá về áp lực công việc; mục tiêu chủ yêu của báo;
các yêu câu cân quan tâm khi tác nghiệp; lĩnh vực cân được đảo tạo nâng
cao; yêu câu hồ trợ đôi của tòa soạn
Do số lượng đội ngũ cán bộ của các báo/tạp chí thuộc diện khảo sát
tương đối đông (hơn 300 người), số lượng thông tin cần thu thập khá nhiều nên phương pháp thích hợp nhất để thu thập thông tin là sử dụng bảng hỏi và dùng các công cụ tin học để phân tích kết quả điều tra thu thập được
Trang 35các thông tin về người đứng đầu của tờ báo (tổng biên tập) Tổng biên tập được ví như “tư lệnh thông tin” của tờ báo và có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thường ngày cũng như sự phát triển đi lên của tờ báo Trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm và phong cách, diện mạo văn hóa của người đứng
đầu tờ báo có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tờ báo cũng như các cán bộ
công tác trong tờ báo đó
2.1.2.Quá trình nghiên cứu
Sau khi hoàn thiện khung lý thuyết và lên được danh sách các tờ báo/tạp
chí thuộc diện khảo sát, việc thu thập thông tin về các tờ báo ngành tư pháp
được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp/qua điện thoại, thư điện tử với
tổng biên tập/phó tổng biên tập các tờ báo và các cán bộ quản lý khác của báo (phụ trách trị sự, phụ trách tổ chức cán bộ ), dựa trên đề cương thông tin được xây dựng từ trước Về cơ bản, việc thu thập thông tin được tiến hành
thuận lợi với sự giúp đỡ và hợp tác nhiệt tình của các cán bộ có trách nhiệm của các tờ báo Các số liệu thu thập được đều đầy đủ, chính xác và cập nhật
Việc thu thập thông tin này được tiễn hành trong tháng 4/2008
Sau khi thu thập được các thông tin cơ bản về các tờ báo ngành tư pháp, việc nghiên cứu thông tin được chuyển sang giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất: điều tra bằng bảng hỏi đối với đội ngũ nhà báo ngành tư pháp Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các thông tin cần thu thập như đã nêu ở phần trên Để
giảm thiểu thời gian xử lý và tăng tính đồng nhất của kết quả, bảng hỏi được
xây dựng theo phương pháp câu hỏi đóng, gồm 29 câu hỏi xoay quanh các nội dung thông tin cần thu thập (xem Phụ lục) Bảng hỏi sau khi xây dựng được
tiến hành điều tra thử nghiệm với đối tượng là 05 cán bộ của Báo Công lý (Tòa án nhân dân tối cao) để thu thập phản hồi và điều chỉnh bảng hỏi, chủ
yêu là chỉnh lý vê cách đặt câu hỏi, từ ngữ sử dụng sao cho rõ ràng, dễ hiêu
Trang 36
nhất đối với người được hỏi
Bảng hỏi sau khi điều chỉnh được sử dụng để điều tra rộng rãi Do đối tượng khảo sát có số lượng vừa phải đối với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (hơn 300 người) và dễ tiếp cận (làm việc tập trung) nên không đặt ra vấn đề chọn mẫu Bảng hỏi được in và phát trực tiếp đến các đối tượng có thé tiếp cận, bảng hỏi cũng được gửi qua đường thư điện tử đối với một số cán bộ đi công tác xa không có mặt tại tòa soạn Bảng hỏi được thu lại không ghi danh và được tập hợp theo từng cơ quan báo chí Kết quả đã phát ra 295 phiếu điều tra, thu về 278 phiếu Qua sảng lọc về độ tin cậy (loại bỏ các phiếu điền sơ sài
hoặc có biểu hiện điền chiếu lệ, các câu trả lời mâu thuẫn với nhau), thu được
244 phiếu có ý nghĩa, đạt tỷ lệ 70% trên tổng số đội ngũ nhà báo ngành tư
pháp Quá trình điều tra được tiến hành tương đối thuận lợi với sự hợp tác từ
đa số cán bộ các tờ báo Có thể đánh giá thông tin thu thập được là đáng tin
cậy và có tính đại diện cao
Về cơ bản, số liệu được phân tích chung cho toàn bộ đội ngũ nhà báo
ngành tư pháp, có đề cập và phân tích riêng cho khối báo và khối tạp chí khi có những sự khác biệt đáng kể về số liệu điều tra giữa hai khối này Số liệu thống kê của từng tờ báo sẽ không được phân tích riêng, tuy nhiên trong một sô trường hợp được sử dụng đề lý giải sâu hơn vê các vân đê
2.2 TONG QUAN BAO CHI NGANH TU PHAP
2.2.1.Các báo — tạp chí thuộc Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp địa
phương
2.2.1.1 Báo Pháp luật Việt Nam
Trực thuộc Bộ Tư pháp, với hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, báo
Pháp luật Việt Nam là một trong những tờ báo đầu tiên của ngành tư pháp
Trang 37Thành lập ngày 10/7/1985, ban đầu báo mang tên Pháp luật thường thức, đến
năm 1989 đổi tên thành Pháp luật, và từ năm 2005 đến nay mang tên Pháp luật Việt Nam Báo ra đời nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến cán bộ công nhân viên toàn quốc (trong đó chú trọng đến cán bộ ngành tư pháp), đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng này
An phẩm chính của báo là tờ Pháp luật Việt Nam (số thường) ra 5 số một
tuần, 16 trang, lượng phát hành khoảng trên 4 vạn bản Các ấn phẩm khác bao
gồm:
-_ Pháp luật chủ nhật, ra hàng tuần vào chủ nhật
-_ Chuyên đề Doanh nhân và pháp luật, ra 2 kỳ/tháng, 100 trang -_ Báo Pháp luật bằng tiếng Hoa, dự kiến ra vào ngày 1/10/2008
Báo Pháp luật Việt Nam có 70 cán bộ phóng viên (trong đó phóng viên
chiếm 30%) công tác tại 8 phòng ban ở trụ sở chính tại Hà Nội và các văn
phòng đại diện (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Tp.Hồ Chí Minh) Bên cạnh đó, báo còn có mạng lưới hàng trăm cộng tác viên khắp trên toàn quốc Đội ngũ cán bộ của báo có tuổi đời còn rất trẻ, chủ yếu là từ 30 trở xuống
Trong khối báo chí ngành tư pháp, báo Phát luật Việt Nam là tờ báo có
uy tín và ảnh hưởng lớn nhất Tuy tờ báo chủ yếu chỉ phát hành trong ngành tư pháp (trừ các số chuyên đề) nhưng luôn tạo được tiếng vang đối với độc giả
Tổng Biên tập: Lê Cảnh Thuận, (sinh năm 1952), tốt nghiệp ĐH báo chí,
hơn 30 năm trong nghề báo
Các Phó Tổng biên tập đều có hơn 20 năm công tác trong nghé bao:
- Dé Xuan Dé, SN 1950, cử nhân Luật
Trang 38
- Đặng Ngọc Luyén, SN 1955, thac si Luat hoc
- Dao Van H6i, SN 1963, tién sĩ Luật học
2.2.1.2 Tạp chí Dán chủ và Pháp luật
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tiền thân là Tập san Pháp chế xã hội chủ
nghĩa, ra đời ngày 20/12/1977 theo Giấy phép số 1925/VP15 của Phủ Thủ
tướng và Quyết định số 106-20/UBPC của Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp chế thuộc
Hội đồng Chính phủ Ngày 10/12/1987, Tập san Pháp chế xã hội chủ nghĩa
được chuyển thành Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa theo Công văn số 636/TH/TW cua Ban Tuyên huấn Trung ương và Công văn số 573/BTT của
Bộ Thông tin Ngày 01/3/1992, Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa được đổi tên thành Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Ân phẩm Dân chủ và Pháp luật ra mỗi tháng một kỳ với 48 trang, số lượng ấn bản khoảng 4000 bản/kỳ
Tạp chí có trụ sở tại Hà Nội và văn phòng đại diện tại Tp.Hồ Chí Minh Tạp chí có khoảng 40 cán bộ Tổng biên tập: Nguyễn Văn Tuân Các Phó Tổng biên tập: - Phan Thị Tuyết Mai - Đặng Vũ Huân
2.2.1.3 Báo Pháp luật và Xã hội
Báo Pháp luật & Xã hội là cơ quan của Sở Tư pháp Tp.Hà Nội Tờ báo có dung lượng 16 trang, ra một tuần 3 số (thứ ba, thứ năm và chủ nhật hàng tuần)
Tiền thân của báo Pháp luật & Xã hội là tờ Pháp luật & Đời sống, tuy
nhiên sau một sô sự cô, tờ báo này đã ngừng xuât bản từ năm 1998 Ba năm
Trang 39sau, Sở Tư pháp Hà Nội ra bản tin Pháp luật Thủ đô, và năm năm sau, tháng 7/2006, ngành tư pháp thủ đô mới tiếp tục có tờ báo của riêng mình Ngồi việc thơng tin hoạt động của ngành tư pháp, thị hành pháp luật, tờ bao con là một kênh thông tin quan trọng nhằm truyền tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân
Hiện báo có đội ngũ hơn 40 cán bộ phóng viên với trình độ chủ yếu là
đại học và sau đại học
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bình, 23 năm trong nghề báo, tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí & Luật
2.2.1.4 Báo Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh
Cũng giống như ngành tư pháp thủ đô, Sở Tư pháp Tp.Hồ Chí Minh ra
tờ báo của bản thân mình từ sớm Số báo đầu tiên ra mắt vào ngày 17/09/1990 Trải qua nhiều lần cải tiến, tăng kỳ, từ ngày 17/09 năm nay, Pháp
luật Tp.Hồ Chí Minh trở thành một tờ nhật báo, ngoài ra còn tờ nguyệt san ra ngày 15 hàng tháng và trang báo điện tử tại địa chỉ www.phapluattp.vn Hiện nay, lượng ấn bản của tờ Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh hàng ngày vào khoảng 9
đến 12 vạn, là tờ báo ngành tư pháp có lượng phát hành lớn nhất
Về nhân sự, tờ báo có 131 người, độ tuổi trung bình 25, trình độ 95% đại
học, 35% có trình độ cử nhân báo chí, 45% cử nhân luật Chi bộ có 15 Đảng
viên Tôn chỉ mục đích của tờ báo là tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đầu tranh chống tiêu cực và cỗ động người tốt, việc tốt
Tổng biên tập: Nguyễn Minh Lộc (Nam Đồng), trình độ cử nhân, 20 năm công tác
Các Phó tổng biên tập:
Trang 40Mai Ngọc Phước, cử nhân, 10 năm công tác
- Thẩm Tuyên, cử nhân, 18 năm công tác
- Phạm Phú Tâm, cử nhân, 12 năm công tác
2.2.2.Báo, tạp chí thuộc Tòa án nhân dân tối cao 2.2.2.1.Báo Công lý
Báo Công lý là cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao, ra đời từ năm 2002 Trải qua 6 năm xây dựng, báo đã trở thành nơi truyền tải tâm tư, nguyện vọng của cán bộ nhân viên ngành tòa án, đồng thời là diễn đàn của đông đảo bạn
đọc Hiện nay, báo Công lý ra một tuần hai số, vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần
với dung lượng l6 trang báo
Đội ngũ cán bộ nhà báo của báo Công lý gồm 41 người công tác tại trụ
sở ở Hà Nội và văn phòng đại diện miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (Tp.Hồ Chí Minh)
Tổng biên tập: Nguyễn Gia Cương, SN 1953, thạc sỹ Luật học
Phó tổng biên tập: Đoàn Xuân Trường, SN 1953, cử nhân báo chi
2.2.2.2 Tạp chí Tòa án nhân dân
Tạp chí Tòa án nhân dân là ấn phẩm đăng tải về các vấn đề học thuật liên
quan đến khoa học xét xử, là cơ quan thông tin pháp lý và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân Tạp chí ra mỗi tháng 2 kỳ
Đội ngũ của tạp chí rất gọn nhẹ, gồm I1 người
Phó tổng biên tập: Lê Phúc Hỷ, SN 1953, cử nhân (hiện chưa có Tổng