SE We Fre re 00/00/11) 0l phì i rr, 10g Si, me aa | TT NÓ VÀ CAO PĐIIÁ 8M VID14 BẢO CHẾ VÀ TUYẾN TRUYN
TU TUONG HO CHI MINH VE NHA BAG
VA PHUONG PHAP SÁNG TẠO BẢO C1
LUẬN VĂN THẠC SỈ KHÓA HỌC XÃ D90
7 HA NO!-2002
Trang 2: g +7 0# Ẳ BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIEN CHÍNH TRI QUOC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN oS ros | _ ĐỖ CHÍ NGHĨA
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trang 3see Hc ai Mc HH YA he HH RR EEE LOFT CAM ON
Với tình cảm trân trọng, tôi xin chân thành cảm ơn các
đồng chí lãnh đạo Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo
chí, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, người thầy với tác phong làm việc khoa học và nghiêm túc, đã
luôn theo sát, tận tâm chỉ bảo, giúp tơi hồn thành bản luận văn này
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm-Tiến sĩ Hoàng
Van Quang, các thầy cô giáo Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền, Khoa Báo chí, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tư
Trang 4MỤC LỤC Trang 07100008 1 NOI DUNG Chương 1: Sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh - ¬—- 7
1 Hồ Chí Minh - nhà báo tầm vóc quốc tế -ccccscxcccercceey 8 1.1 Nhà báo Hồ Chi Minh- Nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại 9
1.2 Con đường rèn nghề của một nhà báo vô sản chân chính 12
1.3 Hồ Chí Minh- Người làm báo bằng nhiều thứ tiếng 15
1.4 Hồ Chí Minh- Nhà báo, nhà tư tưởng lớn - 16
2 Hồ Chí Minh - Người thầy của báo chí cách mạng Việt NÑam 18
2.1 Hồ Chí Minh -Người khơi nguồn một đồng báo, một sự nghiệp bu 0v 1vin 8 20
2.2 Người đặc biệt quan tâm và trực tiếp tham gia bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ báo chí cách mạng cá csccccceccccccccee 2.3 Nhà báo Hồ Chí Minh và cốt cách của một người thầy Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí c2 t1 111111112112 29 : 1 Nhà báo và phương pháp sáng tạo- hai vấn đề then chốt của hoạt động | báo CHÍ.:.:.: : 2.2225 2v 0c St Ha T4 0000111 kg TH Tà Hà 11x re, 29 ị 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo -. - 2s ca Ss ca se gereeree 33 2.1 Nhà báo- Người cán bộ cách mạng -. -5- 33
2.2 Nhà báo- Nhân chứng tin cậy của lịch sử 39
3.Tư tưởng Hồ Chí Minh vẻ phương pháp sáng tạo báo chí 45
3.1 Đối tượng tác động của báo chí (Viết cho ai ?) su, 47 3.2 Mục đích của sáng tạo báo chí (Viết để làm gì ?) 53
3.3 Phương pháp sáng tạo (Viết như thế nào ?) -. . -ccccc 59 3.3.1 Chọn để tài co 60 | 3.3.2 Thu thap tu liéu 3.3.3 Cách thể hiện 3.3.3.1 Luôn chú trọng định hướng, mục tiêu chính trị 68
3.3.3.2 Tránh viết dài và viết rỗng sc.cccccccvee 72 if
3.3.3.3 Ngôn ngữ đại chúng, đế hiểu - 2 71 |
Trang 5
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và
phương pháp sáng tạo báo chí . cerieerrre 1 Xay dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo
1.1 Cơ sở của vấn đề
1.2 Một số nội đung chủ yếu của việc bồi đưỡng, xây dựng đội ngũ
nhà báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh -.-. .- -++
1.2.1 Tăng cường công tác đào tạo theo hướng đa năng, hiện đại 87 1.2.2 Gắn chặt giữa đào tạo và sử dung, su dung va dao tao 89 2 Đổi mới phương pháp sáng tạo - -ccsrtssnnsrrhrereererrrrrrrrrrrrrree 91
2.1 Đổi mới và nâng cao nhận thức chính trị- xã hội- nghề
ñghiỆp ccsSkgtHrtnH HH 020121 92 2.2:Đối mới thu thập tài liệu và phối hợp giữa các đồng
nghiỆp . ósc se ccseerieHgHthhtrreHreeHkH1rrrrreh 94 2.3 Đổi mới cách thể hiện 7+ set srcrrerrrerrrrrrrirre 97 3 Học hỏi, hdi nhap b4o chi thé giGi 0 eects eeeeneeee resets neeseneenseens 100 3.1 Cơ sở của việc học hỏi, hội nhập -rere+ 100 3.2 Lợi ích và kết quả bước đầu của quá trình học hỏi, hội nhập
QUỐC ẲẾ chen n1 T010 101 3.3 Những vấn đề cần chú trọng trong quá trình học hỏi,
n4 103
3.3.1 Nâng cao trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ,
phóng viÊn xen rrrree 103 3.3.2 Học hỏi, tiếp thu phải có chọn lọc 104
3.3.3 Tăng cường nhiều "kênh" trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm -. 5s sSsnesiheirrrrrreee 104
KET LUAN 0 8 107 PHU LUC .ÔỎÔỎ y\80i 5079084270677
Trang 6ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư trởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
1.1 Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực là nhiệm vụ cấp thiết của công tác lí luận hiện nay Đại hội Đảng lần thứ VH xác định Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động Việc nghiên cứu, đánh giá, nhìn nhận các khía cạnh khác nhau của tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đáp ứng yêu cầu tình hình mới đặt ra
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí là một nội dung quan trọng, một thành tố không tách rời trong tư tưởng Hồ Chí Minh Sự nghiệp báo chí của Người gắn liền với sự nghiệp cách mạng, để lại những thành công và bài học kinh nghiệm quý giá cho những người làm báo hôm nay Việc tổng kết tư tưởng
Hồ Chí Minh về báo chí, trong đó có ứ tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và
phương pháp sáng tạo báo chí là việc làm cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa sâu sắc cả về lí luận và thực tiễn Một mặt, nó giúp những người làm báo, các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở để nhìn nhận, đánh giá đầy đủ hơn tầm vóc báo chí Hồ Chí Minh- nhà cách mạng lỗi lạc, đanh nhân văn hoá thế giới, góp phần bổ sung, làm phong phú tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh Mặt khác, nó tạo điều kiện nhìn nhận đầy đủ và hệ thống những quan điểm báo chí của Bác, làm cơ sở xây
dựng chiến lược báo chí trong tình hình mới
1.3 Hoạt động báo chí đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra nhiều vấn đề cần giải đáp Để có cách giải quyết đúng dấn, phải vào đi vào nguồn gốc lịch sử, khơi sâu vào nền tảng tư tưởng, tạo chỗ dựa lí luận vững chắc Nghiên cứu sự - nghiệp và tư tưởng nhà báo cách mạng bậc thầy Hồ Chí Minh, chỉ ra phương hướng vận dụng những tư tưởng ấy vào thực tiễn chính là góp phần tìm câu trả lời thoả đáng cho vấn đề này
Trang 7
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí 1.4 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực thông tin đã thúc đẩy xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết Báo chí có tác động to lớn, sâu rộng đến toàn xã hội, là công cụ đắc lực để tập hợp lực lượng, hướng quần chúng vào những mục tiêu chung Báo chí góp phần quan trọng chống diễn biến hoà bình và các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nắm vững nguyên tắc hoạt động báo chí, xây dựng chiến lược phát triển báo chí phù hợp có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí là nền tắng cơ bản của nguyên tắc đó Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí vì thế là nhiệm vụ cấp bách hơn lúc nào hết
2 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí là vấn đề lớn, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn Nó là nội đung rất cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, song vì nhiều lí do còn chưa được đi sâu, khai thác và phân tích thấu đáo Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa trên nhiều phương điện:
2.1 Góp phần nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và có tính hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Đây là cơ sở quan trọng để làm rõ hơn tâm vóc nhà báo, nhà cách mạng Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của nền báo chí cách mạng dân tộc
2.2 Trên cơ sở quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí, tiếp tục vận dụng giải đáp những vấn đề đặt ra trong đời sống báo chí hiện nay Nội dung đề cập đều là những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thực tiễn, có liên quan đến nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
Trang 8ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
trước mắt và lâu dài Nếu thực hiện tốt, công trình này sẽ góp phần nhỏ bé vào
việc nghiên cứu hệ thống ií luận báo chí cách mạng Việt Nam
3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí là một vấn để được các nhà nghiên cứu quan tâm Song bởi nhiều lí do nên, cách tiếp cận vấn đề này chủ yếu từ góc độ đánh giá chung về sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh Những năm gần đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí (trong đó có nội dung về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí) mới được nghiên cứu hệ thống với tư cách một bộ phận không tách rời của tư tưởng Hồ Chí Minh Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu:
-Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Thành, NXB Văn hố Thơng tin Hà Nội 1995) Công trình chủ yếu tập hợp, đánh giá sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh dưới góc độ tư liệu-lịch sử Tác giả chia các phần để mục đựa trên mối quan hệ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với các đòng báo chí khác nhau qua các thời kì (báo chí phong trào công nhân Pháp, báo Le Paria, báo chí Xô- viết, báo chí cách mạng Việt Nam ) Trên cơ sở sắp xếp các tư liệu, bài viết của Hồ Chí Minh, tác giả đã ít nhiều quan tâm để cập đến tư tưởng báo chí của Người Song giá trị chủ yếu của cuốn sách là hệ thống tư liệu khá phong phú, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác
- Sự nghiệp van hoc, báo chí Hồ Chí Minh (GS Hà Minh Đúc, NXB
Giáo dục Hà Nội 2000) Công trình này đã cố gắng khái quát những nét chính trong sự nghiệp và tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh Cách đặt vấn đề ngắn gọn, súc tích Có thể coi đây là bước đầu khá cơ bản để đi vào nghiên cứu từng nội dung cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí Tuy nhiên, vì là công trình có ý nghĩa khái quát nên phần tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí còn sơ lược
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí (PGS.TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 2002) Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí một cách hệ thống, như một thành tố không tách rời của tư tưởng Hồ Chí Minh Công trình đã đề cập đến nhiều góc
Trang 9
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí độ trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Đây là những cơ sở rất quan trọng để tiếp tục đi sâu, nghiên cứu vấn đề này
-Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh (PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, NXB Lao Động, Hà Nội 1997) Công trình đi vào nghiên cứu một thể loại báo chí rất sở trường của Hồ Chí Minh Đây là tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu quan
-2 ` Z “ z Xe
điểm và phong cách sáng tạo báo chí của Người, Fay
4 MUC DICH, YEU CAU CUA DE TAL:
4.1 Trên cơ sở phân tích những ý kiến, bài học kinh nghiệm và thực tiễn hoạt động báo chí Hồ Chí Minh để làm rõ tư tưởng của Người về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Qua đó, tiếp tục vận dụng tư tưởng của Bác vào giải quyết những vấn đề thực tiễn hoạt động báo chí đang đặt ra hiện nay:
~ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo
-Giải pháp về đổi mới phương pháp sáng tạo báo chí
-Giải pháp tăng cường hội nhập, học hỏi kinh nghiệm báo chí quốc tế 4.2 Nghiên cứu dé tai nay nhằm góp việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí- một nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực với dinh hướng phát triển báo chí Việt Nam Hy vọng, để tài cũng góp phần nhỏ bé vào việc làm phong phú thêm hệ thống lí luận báo chí, đặc biệt trên những nguyên tắc có tính chỉ đạo của tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
5 PHAM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Công trình chỉ đi vào hai nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí là nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Sự lựa chọn này xuất phát từ mối liên hệ chặt chế giữa hai nội dung trên, phù hợp với tính chất và dung lượng của luận văn thạc sĩ khoa học Trong một chỉnh thể thống nhất, công trình đã đi vào giải quyết những vấn đề sau:
Trang 10
ĐỖ CHÍ NGHĨA Từ tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
5.1 Phác thảo sơ lược sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh trên những nét lớn:
Hồ Chí Minh- nhà báo tâm vóc quốc tếvà Hồ Chí Minh- người thầy của nên báo chí cách mạng Việt Nam Trên cơ sở nhìn nhận khái quát tư tưởng, sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh, có tham kháo ý kiến một số nhà nghiên cứu, những nhận định này là cơ sở để đi vào nội đung cốt lõi: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và
o chi
Say
phương pháp sáng tạo b
3.2 Công trình đã bước đầu khảo sát và xác lập một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Phương thức chủ yếu là dựa trên những ý kiến chỉ đạo, hồi ức của Hồ Chí Minh, nghiên cứu sự nghiệp báo chí và phân tích một số tác phẩm của Người Vì nội dung đề tài rất phong phú, trong điều kiện thời gian có hạn, cách làm này thực chất là rút tỉa những nội dung chính, bảo đảm tính thực tiễn và ứng dụng trong tình hình mới Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo tập trung làm rõ
những tiêu chuẩn, yêu cầu phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh vẻ phương pháp sáng tạo báo chí, xác lập hệ thống quan điểm của Bác trong từng khâu công việc: chọn để tài, khai thác tư liệu, xây dựng tác
phẩm Những nội dung cụ thể này được định hình với việc làm rõ mục đích và
đối tượng của hoạt động báo chí
5.3 Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ban đầu, vận dụng, giải đáp những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong thực tiễn
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:
-Khảo sát sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh, những lời phát biểu, bài nói chuyện, qua đó làm rõ những quan điểm cơ bản của Người về báo chí
-Kết hợp phân tích một số tác phẩm báo chí để nêu bật phong cách ngôn ngữ thể hiện của Hồ Chí Minh
-So sánh với đời sống báo chí hiện nay nhằm rút ra những nội dung có tính thực tiễn, góp phần thúc đẩy hoạt động báo chí phát triển
Trang 11
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
-Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lô-gíc và lịch sử, quy nạp và điễn dịch, thống kê và so sánh, tham khảo sách báo, tài liệu liên quan,
trao đổi với các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các bạn đồng nghiệp làm rõ nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Đặc biệt quan tâm nghiên cứu vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn nhằm làm phong phú thêm lý luận về báo chí trong tình hình mới
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
-Luận văn gồm các phần: Mở đầu, ba chương Nội dung, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo
Trang 12
ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
CHƯƠNG 1
SỰ NGHIỆP BÁO CHÍ HỔ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của thế giới Người đã đưa dân tộc ta đến một thời đại vẻ vang nhất trong lịch sử, thời đại của nhân phẩm và giá trị con người Trải qua những chặng đường tranh đấu
8lan nan, đầy thử thách, máu lủa, tên gọi Việt Nam- Hồ Chí Minh đã thành
thành biểu tượng của lương tri nhân loại Sự nghiệp Hồ Chí Minh là sự nghiệp
của một nhà cách mạng tầm vóc quốc tế, một nhà văn hoá lỗi lạc, một vị anh hùng giải phóng dân tộc xuất chúng Chặng đường lịch sử dân tộc hơn một thế kỉ qua luôn mang đậm dấu ấn của Người
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng rất phong phú ấy, Hồ Chí Minh đã đến với hoạt động báo chí một cách tự nhiên Báo chí không chỉ là vũ khí hữu hiệu để Bác tuyên truyền, vận động cách mạng mà bằng sự nhạy bén chính trị thiên bẩm, Người đã sớm nắm bắt Báo chí còn là duyên nợ, là cái nghiệp đây hấp dẫn, say mê, cuốn hút Bác từ khi còn là một thanh niên yêu nước bơn ba nước ngồi đến khi đã trở thành vị lãnh tụ dân tộc, một tên tuổi lớn làm lay động lương tri nhân loại yêu hoà bình trên thế giới Trong nửa thế kỉ, Người đã viết hàng nghìn bài báo bằng nhiều thứ tiếng, định rõ một phong cách báo chí Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh luôn đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân loại, cho độc lập, phồn vinh của dân tộc Với kinh nghiệm làm báo dày dạn, Người đã chân tình chỉ bảo, truyền lại những bài học sâu sắc và bổ ích cho các thế hệ làm báo cách mạng sau này Dấu ấn của Người trong tư duy phát triển nên báo chí cách mạng Việt Nam rất rõ nết, ân tình của Người với các thế hệ nhà báo Việt Nam rất sâu đậm
song hành cùng con đường cách mạng, sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh là di sản quý báu của nền văn hoá dân tộc, với những biểu hiện rất phong phú, sinh động Nhưng tựu trung lại, #ồ Chí Minh là nhà báo tâm vóc quốc
Trang 13
ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí tế đồng thời là người thầy vĩ đại của nên báo chí cách mạng Việt Nam Đó là tầm vóc một nhà báo- nhà cách mạng luôn kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc với tính thời đại; một tấm lòng yêu nước sâu sắc, chất chứa tỉnh thần quốc tế vô sản, một trí tuệ tiêu biểu cho thời đại chúng ta
1 HỒ CHÍ MINH - NHÀ BAO TAM VOC QUOC TE
Năm 1911, Hồ Chí Minh rời b ến
Khác với nhiều nhà cách mạng tiền bối, Bác hông s sang phương Đông mà lại
?
sang Pháp - thành trì của chủ nghĩa thực dân
Các nhà sử học đánh giá đó là một quyết định sáng suốt, thể hiện nhãn quan chính trị sâu sắc, "tìm hiểu tường tận kẻ thù để đánh bại kẻ thù" Tám năm sau, năm 1212, xuất hiện những bài báo tiếng Pháp đâu tiên của Nguyễn Ái Quốc Đó cũng là năm Người đưa ra bản yêu sách nổi tiếng về vấn đề thuộc địa, mà báo chí lúc bấy giờ đánh giá là "tiếng bom giữa Hội nghị Véc-xay" Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đọc bản “Luận cương của Lênin về vấn đề thuộc” đăng trên tờ Luy-ma-ni-tê Nó đánh dấu sự chuyển biến bước ngoặt trong tư tưởng của Bác, từ một người yêu nước thành một người cộng sản Sự nghiệp cách mạng vô sản khởi nguồn từ "Luận cương" của Lê-nin cũng có thể coi là bắt đầu gần như đồng thời với sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh "Cách mạng vô sản" là con đường, còn báo chí là phương tiện chủ yếu để Bác thực hiện lý tưởng cách mạng, trao đổi tư tưởng và tập hợp đội ngũ những "người cùng khổ", những người đồng chí quan tâm đến vấn đề giải phóng thuộc địa ngay giữa Pa-ri, đầu não của bọn thực dân xâm lược
Tính từ năm 1919 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đã có 50 năm làm báo liên
tục Số bài báo của Người đăng tải khoảng 2000 bài Như vậy trung bình mỗi năm Bác viết 40 bài báo, một con số đáng nể với bất cứ nhà báo chuyên nghiệp nào, và cũng là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam Hơn thế, với bề dày văn hoá xuất chúng, tâm hoạt động rộng, kiến thúc uyên bác, thông thạo nhiều ngoại ngữ, Hồ Chí Minh đã thể hiện năng lực và bản lĩnh
Trang 14ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Mĩnh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí của một nhà báo tâm vóc quốc tế Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã trở nên quen thuộc với công chúng Pháp Hàng loạt bài viết với bút danh khác nhau đẻ cập đến nhiều vấn đề của các nước thuộc địa đã đưa Bác trở thành một tác giả xuất sắc về các vấn để phương Đông Sau này, trên diễn đàn báo chí của Quốc tế Cộng sản, Bác cũng có những đóng góp quan trọng, tạo được dấu ấn đậm nét Cả một cuộc đời hoạt động cách mạng và làm báo không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã làm nên một sự nghiệp, để lại đấu ấn vẻ vang đối với thời đại, trở thành niềm tự hào chung của các dân tộc bị áp bức, là biểu tượng niềm tin, lẽ sống của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
1.1 Nhà báo Hồ Chí Minh- nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại
Để đánh gid day đủ tâm vóc báo chí Hồ Chí Minh, cần phải xuất phát từ tâm vóc văn hoá của Người Nhà báo Hồ Chí Minh trước hết là "nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại" như UNESCO đã công nhận Rồi đây, các nhà nghiên cứu sẽ còn phải mất nhiều công sức để lý giải nguồn gốc tư tưởng, phong cách văn hoá Hồ Chí Minh Song điều có thể khẳng định ngay là ở Bác có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tỉnh hoa văn hoá dân tộc và những giá trị cao cả nhất của thời đại Người ta tìm thấy ở Bác sự nhân ái, độ lượng, nghĩa tình của văn hố phương Đơng, lẫn sự năng động, nhạy bén, duy lý của văn hoá phương Tây Người thừa hưởng một nên giáo đục Nho giáo và sống tuổi ấu thơ nơi xứ Nghệ - một vùng đất đầy bản sắc Người đi khắp thế giới trên hành trình cách mạng, qua Ấn Độ, châu Phi, châu Âu; đến nước Mỹ để nhìn thấy bóng tối dưới chân tượng nữ thân Tự do, đồng nghĩa với việc nhận ra nghịch lý phát triển và bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân Ra đi với canh cánh trong lòng ước vọng tìm con đường cứu nước, Người đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin một cách tự nhiên vì "ch có Lê-nin đề cập đến vấn đề giải phóng thuộc địa"! Nhưng chủ nghĩa Mác-Lê- nin trong tư đuy Hồ Chí Minh lại nhuần nhụy tính dân tộc: "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa Từ khi có Đảng ta lãnh đạo, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đông bào, đông chí, tình năm châu, bốn
Trang 15
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư trưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
biển một nhà Biết chỉ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa, sao gọi là hiểu chủ
nghĩa Mác-Lênin?" [21- 432]
Với tâm nhìn sâu sắc của một nhà văn hoá kiệt xuất, Hồ Chí Minh luôn tìm ra những điểm tương đồng, hoà hợp, lấy cái thống nhất để loại bỏ cái dị biệt, hướng con người tới sự đồng cảm và chia sé "Hoc thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng cá nhân Tôn giáo của Giê-su có wu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có uu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điển là chính sách của nó thích hợp với điều kiện Việt Nam Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dậit Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng nhất định họ sống với nhau rất hoàn mỹ Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị dy!” [37- 120]
Người vượt lên những định kiến thông thường để luôn hướng về tương lai, đón trước xu thế phát triển của thời đại Nhà văn Trung Quốc Quách Mạt Nhược đánh giá Hồ Chí Minh là bậc "đại nhân, đại trí, đại đãng" Một nhà nghiên cứu phương Tây khác thì gọi Bác là “Người cùng thời vĩ đại nhất thế hệ chúng ta" Ở nhiều trường đại học trên thế giới đã xuất hiện môn "Hồ Chí Minh học” như một bộ phận không tách rời của văn hố phương Đơng và văn hoá thế giới Ngay từ năm 1923, nhà thơ Nga nổi tiếng Ô-xíp Man-đen-xtan đã nhìn thấy ở Nguyễn Ái Quốc - một người "thanh niên cách mạng bình thường" các đặc điểm sẽ tạo thành vị đanh nhân kiệt xuất của văn hoá thế giới sau này: "Cả diện mạo Nguyễn
Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và tế nhị Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nên văn hố, khơng phải như văn hoá châu Âu mà có lẽ là một văn hoá tương lai" [21-
4521
ức hấp dẫn Hồ Chí Minh làm cả những kẻ thù của N; gười phải kiêng nể Năm 1932, Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bị bắt ở Hương Cảng Thực dân
Trang 16ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Pháp mặc cả với đế quốc Anh định bí mật đưa N gười về nước để thực hiện bản án tử hình Cùng với sự giúp đỡ của những trí thức người Anh tiến bộ như ông bà luật sư Lô- đơ- bai thì chính sức hấp dẫn của tư duy Hồ Chí Minh đã cứu Người khỏi vòng hiểm nguy Chỉ một lần tiếp xúc, tầm vóc văn hoá tỉnh tế của Nguyễn Ái Quốc làm cho vợ chồng viên Phó Thống đốc Anh ở Hồng Kông phải kính nể Thế là từ một tội nhân, Nguyễn Ái Quốc ung dung lên toa tàu hạng nhất từ chiếc ca-nô cấm cờ riêng của Thống đốc Anh, thoát khỏi mạng lưới mật thám Pháp dày đặc âm mưu bắt cóc đưa Người về nước Sức hấp dẫn Hồ Chí Minh là một trường lực vừa giản dị, vừa bí ẩn và không thể phủ nhận Điều đó lý giải vi sao, năm 1990, giữa lúc chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô đang khủng hoảng và sụp đổ, thì Hồ Chí Minh - một người cộng sản tiêu biểu vẫn được UNESCO công nhạn là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất” và ra nghị quyết tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 với quy mơ tồn thế giới Nghị quyết của UNESCO nêu rõ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh kết tỉnh các truyền thống văn hoá trải qua mấy ngàn năm của đân tộc Việt Nam" và "Những lý tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của nhân đân các nước trong việc khẳng định điện mạo văn hoá của mình” [21- 419]
Tâm vóc văn hoá Hồ Chí Minh là một thành quả của văn hoá nhân loại thế
kỷ XX Dựa trên cái nên văn hoá ấy, những tác phẩm báo chí của Người chứa
đựng những giá trị nhân văn cao cá, tâm trì thức sâu sắc và ý nghĩa chính trị
lớn lao Báo chí chính là một trong những phương tiện chủ yếu để Bác thể hiện tâm cao tư tưởng và lý tưởng cách mạng Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: "Có thể nói trừ đi những tác phẩm lớn của Ni gười, tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ chủ yếu qua báo chí Vì vậy sinh thời, báo chí là mặt trận tiến công, nơi diễn ra những cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng” [8-161] Những tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh cho thấy sự trưởng thành về nhận thức cách mạng đồng thời với sự trưởng thành về nghiệp vụ báo chí Giá trị văn hoá Hồ Chí Minh trong các tác phẩm báo chí viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, vì thế đương nhiên cũng
Trang 17
ĐỒ CHÍ NGHĨA, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí được thừa nhận như một phần trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh - "Người cùng thời vĩ đại nhất thế hệ chúng ta"!,
Tuy nhiên, nếu đừng lại ở đó, Hồ Chí Minh cũng chưa phải là một nhà báo tầm vóc quốc tế theo đúng nghĩa của từ này Trong xã hội hiện đại, các nhà chính trị, các nhà văn hoá vẫn thường dùng báo chí làm phương tiện truyền tải tư tưởng của mình Nhưng để trở thành nhà báo đích thực, nhà báo chuyên nghiệp với tất cả sự say mê, nhiệt huyết thì lại là chuyện khác Lịch sử thế giới ghi nhận những nhà cách mạng vô sản tiền bối đều là những nhà báo đích thực (như Mác, Ăng- ghen, Lê-nin ) Điều này có thể lý giải bởi ý thức sâu sắc của họ về vai trò của báo chí trong việc "tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể", ý thức về một thứ vũ khí lợi hại trong lĩnh vực công tác tư tưởng Hơn thế, nghề báo là nghề đi nhiều, giao tiếp rộng, có điều kiện để nhìn nhận sâu hơn mọi mặt đời sống xã hội - một tiêu chí cần thiết với những nhà cách mạng chân chính đang khát khao ước vọng giải phóng con người
Có thể thấy, việc Hồ Chí Minh đến với nghề báo gần như đồng thời với việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản không phải là một sự gặp gỡ tình cờ Trên hành trình cách mạng của Người, gắn với những giai đoạn biến chuyển của đân tộc, là những tờ báo cách mạng do Bác trực tiếp tổ chức và chỉ đạo Trong những điều kiện khác nhau, số lượng ban in không đồng nhất, dung lượng, khuôn khổ mỗi tờ báo một khác, song mục đích chung luôn là "chống thực dan để quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyén độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [20- 176] Chất làm báo rất chuyên nghiệp dựa trên nền tảng văn hoá mang đậm dấu ấn thời đại, Hồ Chí Minh xứng đáng là một nhà báo tầm vóc quốc tế thế
ky XX
1.2 Con đường rèn nghề của một nhà báo vô sản chân chính
Như người ta nói: tài năng là 1% năng khiếu cộng với 99% khổ luyện Con đường đến với nghề báo của Bác cũng gian nan và không kém phần chông gai, mà thành công chỉ có thể lý giải bởi một trí tuệ vượt trội và một nghị lực phi
Trang 18
ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí thường Nói như Hồ Chí Minh "kinh nghiệm làm báo của Bác là kinh nghiệm làm báo ngược: học viết báo tiếng Pháp trước, rồi tiếng Trung, sau cùng mới lò tiếng Việt" Nhờ sự hướng dẫn của một đồng chí cộng sản Pháp, Bác bắt đầu tập viết tin vắn cho báo "Đời sống thợ thuyén" (La vie ouvriére), mdi tin chi 3- 5 đòng Khi đã quen tay, người bạn Pháp lại yêu cầu Bác viết dài thêm ra "Cứ thế, đồng chí ấy lại bảo: "Thôi bây giờ phải viết rút ngắn lại, cùng những viéc nhu vậy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn" [20- 172]
Có hình dung quá trình "học nghề" của Bác ngay giữa thủ đô của chủ nghĩa thực dân Pháp, trong điều kiện sinh hoạt vất vả, lao động cực nhọc, mới thấy hết ý chí của người cách mạng mẫu mực Nhà báo Trần Đức Chính cho rằng: "nghề báo là nghề đi từ binh nhì lên, chứ không hề có phong vượt cấp" Nghĩa là, phải lao vào nghề, lầm lụi mà nâng tay nghề lên qua những trải nghiệm bản thân Quả thật, con đường vào nghề báo của N guyễn Ái Quốc là con đường như thế Thử thách còn lớn hơn gấp bội khi Bác phải tập viết báo bằng một thứ ngôn ngữ không phải ngôn ngữ của dân tộc mình Nhìn vào danh mục số bài viết của Bác từ năm 1919 đến 1924, có thể hình dung phần nào quá trình phấn đấu gian nan d6:
"1919: 4 bai, 1920: 2 bai, 1921: 11 bai, 1922: 27 bai, 1923: 35 bai, 1924: 60 bai"
GS Ha Minh Đức nhận xét: "Như thế là các bài tăng dần vào những năm sau Một năm viết 60 bài báo bằng tiếng nước ngoài, lại triển khai trên nhiều đề tài khác nhau càng chứng mỉnh sức nghĩ, sức viết của một ngòi bút tài năng” [8- 39]
Trong quá trình vào nghề, một ưu thế lớn của Bác là hiểu biết thực tiễn phong phú, sâu sát đời sống thợ thuyền - nguồn chất liệu chính làm nên tác phẩm Người hiểu rõ đời sống cơ cực của những người dân lao khổ bị áp bức và bản chất xấu xa, bẩn thỉu của chế độ thực dân Hành trình qua Ấn Độ, châu Phi
Trang 19
ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí trên chuyến tàu từ bến cảng Nhà Rồng, Bác đã tận mắt chứng kiến cảnh hành hạ, đánh đập người bản xứ của những ông chủ da trắng Số phận người đân thuộc địa ở đâu cũng giống nhau Nhưng đến cảng Mác-xây, thấy những cô gái điếm chầu chực đón khách, Người lại nhận ra một thực tế khác: ngay ở đất nước thực dân, đế quốc cũng có những tầng lớp nhân dân lao khổ, sống dưới đáy xã hội Từ đó, Người đi sâu tìm hiểu đời sống anh em lao động nghèo và viết bài phản ánh tình cảnh của họ Cho nên, ngòi bút Nguyễn Ái Quốc sớm thể hiện tính chất quốc tế
h
> ® fv oO = 2 = = ian] S = £b 3 > ot = =— for
vô sản sâu sắc, cũng là thé hi Ộ
Kiên quyết đấu tranh cho quyền lợi dân tộc thuộc địa, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn phân biệt rạch ròi giữa một bên là bọn thực dân Pháp và một bên là nhân dân Pháp tiến bộ Tâm nhìn ấy tạo cho tác phẩm của Người sức thuyết phục và ý nghĩa chính trị to lớn
Không dừng lại ở việc tham gia viết bài cộng tác với những tờ báo tiến bộ ở Pháp, Bác còn trực tiếp đứng ra tổ chức tờ Le Paria (Người cùng khổ), danh nghĩa là Tiếng nói của Hội Liên hiệp thuộc địa Pháp Đây là diễn đàn để N gười thể hiện đầy đủ năng lực của một nhà báo chuyên nghiệp, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, từ Âu sang Á, từ Mỹ đến Phi Cùng cộng tác với Người có một số đồng chí người An-giê-ri, Ma- gát song Bác giữ vai trò chủ yếu: là chủ nhiệm kiêm chủ bút, đồng thời là người viết chính Tính từ năm 1922 đến cuối 1923 khi Người lên đường bí mật sang Liên Xô, Bác đã viết cho La Paria gần 40 bài báo Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với tờ La Paria còn thể hiện ở uy tín của Người với các đồng nghiệp "Đồng chí Bùi Lâm nhớ lại rằng một lân khác khi đến toà Soạn “Người cùng khổ", đông chí đã gặp hai người Bắc Phi dang làm việc Thỉnh thoảng họ lại hỏi nhau: "Cái này đông chí Nguyễn Ái Quốc đã xem chưa? Cái này đông chí Nguyễn Ái Quốc đã duyệt rồi” Xem ý rất kính đông chí Nguyễn Ái
Quốc” [14- 43]
Từ một thanh niên yêu nước, kinh nghiệm hoạt động chính trị chưa nhiều, hiểu biết nghề báo chưa sâu, nhưng với quyết tâm "học làm báo để tuyên truyền
Trang 20ĐỖ CHÍ NGHĨA Tự tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí cách mạng”, Bác đã trưởng thành nhanh chóng trong vai trò một nhà báo, một nhà cách mạng chuyên nghiệp Ngồi bút đa đạng, có thể tung hoành trên nhiều
đề tài, phạm vi phản ánh sau rong tit A sang Au, tir Mi sang Phi, Hỏ Chí Minh đã
tạo dựng được ny tín, tầm vóc của một nhà báo vô sản quốc tế chân chính
yy 41 Ap
1.3 Hồ Chí Minh- người làm báo bằng nhiều thứ tiếng
Một điều đặc biệt nữa là hiếm có vị lãnh tụ nào lại viết báo bằng nhiều thứ tiếng như Hồ Chí Minh Khả năng ngoại ngữ đã tạo điều kiện cho Bác thêm nhiều cơ hội nhìn rộng ra thế giới xung quanh, tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đồng chí, đồng nghiệp Ngoài viết báo bằng tiếng Pháp, Hồ Chí Minh còn viết cho tờ "Tiếng còi", tờ "Quốc tế Cộng sản" bằng tiếng Nga, tờ “Cứu vong nhật báo" bằng tiếng Trung Quốc Những năm tháng sau này, trở lại Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Bác đã viết hàng nghìn bài cho các tờ báo Đẳng Tâm vóc quốc tế của Người lại thể hiện ở khả năng khai thác tư liệu trên các tờ báo nước ngoài, đặc biệt "dùng tư liệu trên báo địch để đánh địch" Đây là cách làm khá phổ biến của báo chí thế giới hiện đại, tạo nên hiệu
quả tuyên truyền rõ rệt Có thể thấy điều này qua loạt tiểu phẩm báo chí Hồ Chí
Minh: "Đạo đức Mỹ", "Văn mình Mỹ", "Tự do kiểu Mỹ”, "9 triệu người
điên” Khả năng khái quát cao, cách viết hài hước, di đỏm, những bài viết của Bác thể hiện một phong cách báo chí linh hoạt, sáng tạo, hiện đại Bác đứng ở tầm thế đại điện cho một dân tộc yêu hoà bình, chuộng lẽ phải và công lý để vạch tội kẻ thù, lên án bản chất đã man tàn bạo của những thế lực tự cho mình là “dại diện văn mình" nhưng lại nuôi đã tâm huỷ diệt dân tộc khác, chà đạp lên nhân phẩm con người Với khả năng luận chiến sắc sảo, đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng của thời đại, của dân tộc, tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh vừa là tiếng nói của công lý và chân lý, vừa thể hiện chất nhân văn cộng sản sâu sắc, luôn hướng về con người, bảo vệ con người
Nghề báo là nghề rất đặc biệt, đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cá nhân, song sản phẩm báo chí lại mang dấu ấn tập thể sâu sắc Sự phối hợp ăn ý giữa các
Trang 21
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
đồng nghiệp sẽ tạo nên cộng hưởng về hiệu quả, tăng thêm uy tín và khả năng tác động của báo chí vào đời sống xã hội Hồ Chí Minh không chỉ biết nhiều ngôn ngỡ mà còn hiểu sâu nền tảng văn hoá của những quốc gia sử dụng ngôn ngữ ấy Cho nên, ngoài khả năng viết báo độc lập, Người còn có thể phối hợp, tổ chức, quy tụ các đồng chí khác trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế để cùng ra báo hoặc viết chung trên những đề tài lớn Tờ Le Paria là minh chứng thuyết phục cho khả năng đáng quý đó Những năm sau này, khi sang Liên Xô, làm việc trong Bộ phương Đông của Quốc tế Cộng sản, năng lực này của Người tiếp tục được phát huy Loạt bài đánh giá những vấn đề lớn của cách mạng Đông Duong giai đoạn thoái trào sau Xô viết Nghệ Tĩnh, rút ra những bài học và chỉ đạo chiến lược có ý nghĩa như một chỉ dẫn chính thức của Bộ phương Đông với phong trào cộng sản Đông Dương, viết bằng tiếng N ga, đăng tải nhiều kì trên tạp chí "Quốc tế cộng sản" đã được các nhà sử học xác định là của Nguyễn Ái Quốc viết chung với một số nhà lãnh đạo Quốc tế cộng sản và Bộ phương Đông [9-
256, 257]! Cũng cần nhắc lại rằng, lúc đó Người vừa thoát khỏi nhà tù Hương
Cảng chưa được bao lâu, tiếng Nga là một ngôn ngữ khó và những người viết chung loạt bài với Bác đều là những nhà báo, nhà hoạt động cách mạng quốc tế nổi tiếng Quả thực, tầm vóc quốc tế của nhà báo Hồ Chí Minh là niềm tự hào lớn với những người làm báo cách mạng Việt Nam Tiếp cận những tư liệu về thời kỳ làm báo ở nước ngoài của Bác, lại thêm ngỡ ngàng trước những dấu ấn
Người đã tạo đựng nên Nói như nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng, những phát
hiện như thế “đã mở ra cho tôi một cách nghĩ khác khi khai thác những di sản ro lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Chúng ta" [16- 257]
1.4 Hồ Chí Minh- nhà báo, nhà tư tưởng lớn
Nghiên cứu về sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng: Bác là nhà văn hoá kiệt xuất, là vĩ nhân có ảnh hưởng lớn tới lich sit dan toc và thế giới thế ký XX, điều đó đã được chứng minh Bác là một nhà báo chuyên nghiệp, sử dụng được nhiều ngôn ngữ, để cập nhiều vấn đề lớn, có ý nghĩa sâu sắc với đời sống, điều đó cũng không có gì phải bàn cãi Nhưng nói Bác là nhà báo tầm vóc
Trang 22
ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tổng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tao báo chí quốc tế thì còn phải đề cập đến Zâm cao tư tưởng Hô Chí Minh trong những tác phẩm báo chí của Người Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, vẻ cách mạng vô sản thuộc địa và chính quốc đã trở thành tài sản quý giá, đóng góp vào kho tàng lý luận của phong trào cộng sản quốc tế Ở phương diện báo chí, Hồ Chí Minh nổi bật với khả năng xét đoán, nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo, độc lập, sâu sắc Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh thể hiện trong các tác phẩm báo chí là ý thức giải phóng dân tộc (không có gì quý hơn độc lập tự do), giải phóng con người, đề cao tiêu chí bình đẳng trong các mối quan hệ quốc tế Đồng chí Phạm Văn Đồng nhận xét: “Trong luận điểm về cách mạng của Hồ Chí Minh, trung tâm là luận điểm về con người Đối với Hồ Chí Minh, mục tiêu, cứu cánh, phương tiện và động lực cách mạng đều ở trong con người Tất cả bắt đầu từ con người và con người làm ra tất cả Quan điểm đó của Hồ Chí Minh xét cho cùng là tình cảm quý trọng và yêu mến đối với con người, là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản"[6- 29]
PGS.TS Nguyễn Bá Linh cho rằng : "Từ khi trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản, của Đảng cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin và con đường cứu nước về nước, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Các báo “Người cùng khổ", "Việt Nam hồn", sách "Đường cách mệnh", "Bản án chế độ thực dân Pháp", cùng những bài báo Người viết cho "Đời sống công nhân”, "Tạp chí Cộng sản", "Tạp chí Thông tin quốc tế" là những công cụ quan trọng giúp
người Việt Nam trong các tổ chức yêu nước từng bước chuyển từ tinh thân yêu
nước truyền thống sang tỉnh thần yêu nước trên tư tưởng, lập trường Hồ Chí
Minh" [19- 54]
Trang 23ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
Tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các học giả và chính khách trên thế giới thừa nhận Nhà báo Pháp Le- cốt- trơ viết: "Ông Hồ đã hồi sinh một dân tộc, tái tạo một quốc gia, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh về cơ bản là cuộc chiến tranh của những người bị áp bức Cuộc chiến đấu của ông chống Pháp dẫn đến sự giải tán của một đế quốc thuộc địa lớn Cuộc chiến đấu của ông chống Mĩ tỏ rõ
cái giới hạn của sức mạnh kỹ thuật khi đương đầu với con người” [12- 13]
Quốc vương Cam- pu-chia N Si- ha- núc lại xuất phát từ một góc nhìn khác: "Trong cái thế giới tàn bạo này, Người đã đem lại cho chúng ta cũng như bao nhiêu dân tộc khác, những lý do để mà hy vọng" [12- 169]
Tâm vóc báo chí Hồ Chí Minh trước hết dựa trên cơ sở tầm vóc tư tưởng và ý thức chính trị của một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một nhà văn hoá lớn của thế giới như UNESCO đã ghi nhận song nó còn thể hiện ở khả năng làm báo xuất sắc, sự nhạy bén, năng động trong nắm bắt thông tin của một nhà báo chuyên nghiệp Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lí luận với tâm vóc tư đuy chiến lược về báo chí mà trước hết và trên hết là một nhà báo thực thụ, một nhà báo tầm vóc quốc tế Ngòi bút của Người có khả năng tung hoành trên nhiều đề tài, viết báo bằng nhiều thứ tiếng Đánh giá tổng quát về sự nghiệp báo chí Hồ
Chí Minh, Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: "Người là nhà báo vô sản lớn nhất
của cách mạng Việt Nam" Tác phẩm báo chí của Ni gười "thể hiện rõ tỉnh thần quốc tế vô sản, thấm sâu kiến thức và chất nghiên cứu xã hội Ngồi bút báo chí không bó hẹp trong phạm vi một đân tộc mà mang tầm vóc, tri thức và kinh nghiệm của một nhà hoạt động báo chí quốc tế" [§- 11] "Có thể nói Hồ Chí Minh mang tầm cỡ của một nhà báo quốc té" [8- 162]
2 HO CHÍ MINH - NGƯỜI THẦY CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trang 24ĐỒ CHÍ NGHĨA Từ tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tao báo chí
lập bên vững bị lung lay tận gốc Thường thì trước những biến cố lịch sử, giai cấp cầm quyên phải tìm mọi cách thích nghỉ, tự thay đổi cho phù hợp để giữ vững quyền lãnh đạo Nhưng giai cấp phong kiến Việt Nam đã không làm được điều đó Đơn giản, đây không chỉ là sự đụng độ của hai sức mạnh quân sự chênh lệch, mà là sự áp đảo của nền văn minh Tây phương đang phát triển mạnh mẽ với thiết chế văn hoá Đông phương cũ kỹ vốn ngủ yên trong cái nếp "trung quân" bó hẹp Sự thất bại của triều đình phong kiến Việt Nam là không tránh khỏi Song, điều đáng nói là báo chí đã du nhập vào Việt Nam thông qua một cuộc “cưỡng bức văn hoá” Thực dân Pháp muốn dùng báo chí làm phương tiện để cai trị, để đồng hoá dân tộc ta Cho nên, những tờ báo đầu tiên ra đời ở Việt Nam đều đặt dưới sự quản lý của người Pháp, hoặc những trí thức Việt Nam do Pháp đào tạo Lịch sử tờ báo Quốc ngữ đầu tiên - tờ "Gia Định báo” là như vậy Kể cả sau này, "Nam Phong tap chi” của Nguyễn Văn Vĩnh hay "Đông Dương tạp chí" của Phạm Quỳnh, những tờ báo được nhắc đến nhiều trong lịch sử Việt Nam thuộc Pháp, cũng nằm trong ý đồ đó của nhà cầm quyền thực dan
Tuy nhiên, dù có bị kìm hãm đến đâu thì nên báo chí Việt Nam thuộc Pháp vẫn tồn tại những quan điểm, chính kiến khác nhau Không phải mọi tờ báo
đều thân Pháp, đều cổ động cho chế độ thực dân và công cuộc "khai hoá văn
minh" Dòng báo chí yêu nước trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã tạo được tiếng vang nhất định với những tên tuổi nổi bật: Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng Những nhà yêu nước tiến bộ đã sớm nhận ra sức mạnh của báo chí trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và khuấy động tinh thần dân tộc, 'lấy vũ khí địch đánh địch" Song, nhìn tổng thể, dòng báo chí yêu nước đầu
thế kỷ này phát triển còn tự phát, thiếu tính tổ chức và định hướng Ảnh hưởng
của nó chưa thực sự toàn diện và mạnh mẽ trong các tầng lớp đân cư vốn đang bị phân hoá sâu sắc bởi công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Tiếng nói của các tờ báo này không đi kèm với hoạt động của các tổ chức cách mạng thực sự có uy tín nên vai trò cổ động, tổ chức bị hạn chế rất nhiều
Trang 25ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tao báo chí Phải đến Nguyễn Ái Quốc với tờ Thanh Niên phát hành số đầu tiên ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), nền báo chí cách mạng Việt Nam mới thực sự được khai sinh, với một sức mạnh to lớn và tầm ảnh hưởng rộng rãi Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại, người sáng lập, tổ chức và bồi dưỡng nền báo chí cách mạng Việt Nam qua những giải đoạn lịch sử khác nhau, xét trên nhiều phương diện
2.1 Hồ Chí Minh, người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp báo chí cách mạng
Trang 26
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí trị ở Đông Dương" xuất bản năm 1933 ở Hà Nội: "Ơng Nguyễn Ái Quốc đã khơng ngần ngại dành suốt 60 số đầu của tờ báo để chuẩn bị tỉnh thần cho người đọc, chỉ nói về lòng yêu nước, để đến số 61 ra ngày 12/9/1926 ông mới để lộ ý định của ông khi viết rằng, chỉ có một Đảng Cộng sản mới đảm bảo hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam" Y nhận xét về ảnh hưởng của tờ Thanh Niên: “Nếu như trong những năm 1926 - 1927, ngay những phần tử ưu tú của Đảng còn nghĩ mình là quốc gia thì năm 1928 họ đã náo nức muốn thể hiện mình là cộng sản" {9- 88] L Mac-ty cũng fö ra là một tảy mật thám sành sỏi khi ngay từ đầu năm
1926 đã lệnh cho bọn mật vụ sưu tầm bằng được bộ báo này Chi bằng cách sắp
xếp mấy chục số đầu tiên, tên thực đân cáo già này đã kết luận rằng "toà soạn phải ở Quảng Châu và chắc chắn tác giả tờ báo này là Nguyễn Ái Quốc"! [16-
88]
Rõ ràng, Hồ Chí Minh không chỉ là người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam trong vai trò sáng lập tờ báo cách mạng đầu tiên, mà còn là người thầy dày dạn kinh nghiệm trong tổ chức tờ báo, phục vụ yêu cầu tuyên truyền, giác ngộ cách mạng Những bài viết trên báo Thanh Niên ngắn gọn, dễ hiểu (bài đăng tải 2 - 3 kỳ cũng chưa đến 1000 chữ, còn phổ biến là 300 - 500 chữ), phù hợp với đối tượng bạn đọc của báo lúc bấy giờ Nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng nhận xét: báo Thanh Niên đã xác lập "một phong cách làm báo cách mạng rất Việt Nam" và "đặt ra cả nên móng có tính nguyên tắc cho sự ra đời và phát triển nền báo chí của nước Việt Nam mới! " [16- 91] Cách đánh giá này cũng phù hợp với quan điểm của Tiến si Sd-ten Ton-nét-son người Thụy Điển, khi ông khảo sát tờ "Việt Nam độc lập" do Hồ Chí Minh sáng lập năm 1941: "Tờ báo chẳng những giản di, dễ hiểu, dễ đọc mà còn rất đậm chất văn chương nhiệt huyết Kinh nghiệm và sự cống hiến của Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tạo nên sức cổ động của những bài báo trong tờ Việt Nam độc lập" [17- 30] Nhà nghiên cứu Thụy Điển cũng rất tinh tế khi nhận xét về sự độc đáo của tờ Việt Nam độc lập: “Khi thành lập các mặt trận hoặc đẳng phái, hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị đều vội vã và muốn làm ngay một tờ báo có tầm cỡ quốc gia Hồ Chí Minh thì không
Trang 27
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí làm như vậy, ông khởi đầu bằng một tờ báo địa phương, ban đầu chỉ phát hành trong phạm vi tỉnh Cao Bằng" "Người cũng giả bộ nói rằng tờ báo đã tồn tại được một thời gian, đã phát hành ngày 01 tháng 08 năm 1941, số 101" [10- 31] sờ-ten Tôn-net-son lý giải: "Mọi thứ làm như vậy để tránh cho mọi người cảm giác rằng họ là những người đi tiên phong, tham gia vào cuộc thử nghiệm mà họ đã xác định một cách chính xác" [17-31] Điều này chứng tỏ "tâm lý sáng suốt của Hồ Chí Minh cũng như khả năng vận động quần chúng bằng tài liệu tuyên
truyền" [17-301]
Ảnh hưởng của những tờ báo do Bác Hồ sáng lập không chỉ có ý nghĩa trực tiếp trong việc chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc mà còn khơi nguồn mạnh mẽ cho nền báo chí cách mạng nở rộ Trong sự kìm kẹp khủng bố của kẻ thù, một loạt tờ báo của các tổ chức Đảng đã ra đời: Tranh Đấu, Cờ vô sản, Đỏ, Sóng Cách mệnh, Lao Động Nhiều tờ báo trong số đó đã vượt lưới thép của kẻ thù đến tận trường Phương Đông ở Mát-xơ-cơ-va, nơi các lãnh tụ trẻ tuổi của Đảng như Trân Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập đang miệt mài học tập lý luận cộng sản và rèn luyện năng lực của những nhà cách mạng chuyên nghiệp, tạo niềm tin sâu sắc về ngọn lửa cách mạng trong nước Báo chí của Đảng cũng gây ấn tượng mạnh mẽ trong Quốc tế cộng sản Trên tờ "Phóng viên công nhân” của Quốc tế cộng sản đầu những năm 30 đã đăng bài của tác gia lac Lun "hết lời ca ngợi những người làm báo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trẻ tuổi từ những sáng tạo trong in ấn đầy gian khổ, trong công tác phát hành đầy nguy hiểm và giá trị giáo đục vô cùng ío lớn của thứ vũ khí này" [16-
90]
Nền báo chí cách mạng Việt Nam ngay từ buổi đầu non trẻ đã tạo được dấu ấn và ảnh hưởng sâu sắc trong phong trào quần chúng Trong bối cảnh một đất nước hơn 90% dân số mù chữ, các tờ báo cách mạng đã tập hợp được đội ngũ những người có trình độ văn hoá nhất định và cả những quần chúng lao khổ Văn phong giản dị, nội dung thiết thực, dé hiểu, đễ nhớ, báo chí cách mạng trở thành người bạn tin cay, din dat phong trào Có được điều đó,
Trang 28
ĐỖ CHÍ NGHĨA Từ tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
phải kể đến nỗ lực không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc xác lập "một phong cách làm báo cách mạng rất Việt Nam" Người ý thức sâu sắc vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, cổ động và tổ chức hoạt động cách mạng như lời dạy của Lê-nin Cho nên quá trình rèn luyện tri thức và thực tiễn của một nhà cách mạng vĩ đại cũng là quá trình Bác tự trau đồi nghề nghiệp để trở thành một nhà báo dày dạn kinh nghiệm Bài học này được Người áp dụng với những học trò của mình Không phải ngẫu nhiên, những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau Hồ Chí Minh cũng đồng thời là những nhà báo lớn: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hồ Tùng Mậu Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu được Bác giúp đỡ tham gia làm tờ Thanh Niên Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giấp thì phụ tá Bác làm tờ Việt Nam độc lập Như vậy, những tờ báo do Bác sáng lập còn là cái nôi đào tạo những nhà báo cách mạng thế hệ đầu tiên cho dân tộc Khi Bác bận công tác, chuyển địa bàn hoạt động, nhiệm vụ làm báo được giao lại cho các học trò của Người Không có Hồ Chí Minh, tờ Thanh Niên và Việt Nam độc lập vẫn duy trì được hoạt động, bảo đảm vai trò trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đân tộc Một thế hệ nhà báo cốt cán của dân tộc đã được đào luyện vững vàng, nhờ sự chỉ dẫn trực tiếp của Người
2.2 Người đặc biệt quan tâm và trực tiếp tham gia bồi dưỡng, xây dựng đội ngữ cán bộ báo chí cách mạng
Những năm sau này, khi đất nước đã giành được độc lập, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, trong điều kiện ngặt nghèo, Đảng và Bác Hồ vẫn chủ trương mở lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng giữa chiến khu Việt Bắc Dù bận trăm công nghìn việc, Bác đã hai lần gửi thư cho lớp học Bức thứ nhất Bác viết vào tháng 5 - 1949, khi lớp học vừa bắt đầu, nội dung như một bài giảng cô đúc về nghiệp vụ báo chí và người làm báo
Trang 29
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tự tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí Bắt đầu từ nhiệm vụ, mục đích, tôn chỉ, đối tượng phục vụ của báo chí cách mạng, đến yêu cầu về nội dung và hình thức cuả tờ báo Bác thẳng thắn phê bình báo chí ta "uyên truyền thì không kịp thời và chính trị quá nhiều, không biết giữ bí mật" Người cũng quan tâm đặc biệt đến sự hấp dẫn của tờ
báo khi phê bình báo chí ta là "không vui về" và "in nhem nhưuốc, luộm
thuom [20- 139]
Từ những vấn để khái quát, Bác nêu bật yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động, rèn luyện của người làm báo Đó là "gẩn gui quần chúng", viết về quân chúng và viết cho quần chúng đọc, quần chúng hiểu; "phdi biết ít nhất một ngoại ngữ" để "học hỏi kinh nghiệm bên ngồi", ln biết lắng nghe, rèn luyện, cầu tiến bộ Người quan tâm tỈ mỉ đến từng chỉ tiết tưởng như rất nhỏ, với thái độ đầy yêu thương và trách nhiệm "Nghe nói có ba cô học viết báo, đó là điều đáng mừng cho báo chí ta Lớp học này là lớp học viết đầu tiên, tôi mong các chú, các cô thì dụa nhau học và hành cho xứng đáng là người tiên phong trên mặt trận báo chữ!" [20- 140]
Bức thư thứ hai, Bác viết vào tháng 7 năm 1949, cũng với những lời lẽ day yêu thương của người thầy, người cha với học-trò của mình: "ð8iếf lớp học sắp xong, tôi muốn đến thăm Nhưng tiếc không đến được Vậy téi giti
vài lời khuyên các cô, các chú ” [20- 141] Lời khuyên được Bác nhắc đi,
nhắc lại vẫn là bài học viết về quần chúng và viết cho quần chúng Người ví von: "Ba tháng này, các bạn đã học cửu chương Còn muốn học giỏi các phép tính thì phải học nữa, học mãi Học ở đâu, học với ai? Học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng [20- 141]
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã thắng lợi, Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí, đáp ứng yêu cầu tình hình mới Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ hai (1959) và lần thứ ba (1963) đều vinh dự được đón Bác đến thăm và có bài phát biểu quan trọng Không phải là những diễn văn động viên, cổ vũ thông thường của người đứng đầu Đảng, Nhà nước với một tổ chức Hội nghề nghiệp - chính trị, bài phát biểu của Bác
Trang 30
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
tại hai kỳ đại hội thực sự là của một người làm báo bac thay Hồ Chí Minh đã
lấy tư cách "một người có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí" để "nêu vài ý kiến”! Lời lẽ nhẹ nhàng nhưng thấm thía, ví dụ giản dị nhưng rõ ràng, những kinh nghiệm Bác nêu ra đến nay vẫn là bài học bổ ích cho các thế hệ làm báo cách mạng Việt Nam
Đánh giá về vai trò của Bác với sự nghiệp báo chí và văn hoá - văn nghệ dân tộc, đồng chí Trường Chinh khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo cách mạng, là người thầy vĩ đại, là người sáng lập và đìu đắt nền báo chí và giới báo chí cách mạng Việt Nam Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đều gắn liên với công tác báo chí Cho nên, Bác tự nhận mình là một người có nhiều duyên nợ với báo chí và những lời dạy của Bác về công tác báo chí là cả một kho tàng vô giá về lý luận báo chí cách mạng Việt Nam, thể hiện rõ đường lối báo chí vô sản của Đảng ta, khắc sâu trong tâm trí những người làm báo
chúng ta” [3- 68]
Nhà thơ Chế Lan Viên lại xuất phát từ góc nhìn khác để đánh giá về tầm vóc báo chí Hồ Chí Minh: "Hãy đọc ngay một đoạn báo bình thường của Bác Biết là của Bác rồi mà đọc xong ta vẫn lạ lùng Quá quen hàng chục năm trời nay với lời văn giản dị "Tiếng suối trong như tiếng hát xa” của Người, ta sửng sốt trước lối văn rất hiện đại, rất là châu Âu, mà đây cũng là của Bác" [30- 233]
2.3 Nhà báo Hồ Chí Minh và cốt cách của một người thầy
Một điều đặc biệt là tắm vóc bậc thây về nghề báo của Hồ Chí Minh không tồn tại trong những giá trị đóng khung sẵn có, mà luôn rong mở, trau dồi, vươn tới những nhận thức mới Quá trình rèn nghề của Bác đã là một bài học sâu sắc cho những người làm báo cách mạng Việt Nam Hơn thế, điều chúng ta cần quan tâm là một đinh thân học hỏi không ngừng, thái độ khiêm tốn, cầu thị của một tầm vóc văn hoá lớn Quan điểm làm báo của Bác là quan điểm "mở", phù hợp với sự phát triển đi lên của đời sống xã hội, mặc dù cốt lõi của nó vẫn là dựa trên những nguyên lý bền vững Thật khó hình dung, một vị lãnh tụ dân tộc lại
Trang 31
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí tâm sự cởi mở, với những nhà báo thế hệ sau về bài học kinh nghiệm mà mình lĩnh hội được bằng những lời lẽ giản dị, khiêm nhường đến thế: “Ki qua Liên Xô, đông chí L phóng viên tờ báo "Tiếng còi" bảo mình viết bài và dặn phải viết rõ sự thật: việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào v.v và phải viết ngắn gọn Cách đây mấy năm, mình trở lại Liên Xô, đông chí L lại bảo mình viết Nhưng L bảo: chớ viết khô khan quá Phải viết cho văn chương vì ngày trước khác, người đọc báo chí muốn biết những việc thật Còn bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta đọc thấy hay, thấy văn chương thì mới thích đọc” [20- 174]
Hiện thực cuộc sống luôn biến chuyển Tầm vóc văn hoá Hồ Chí Minh biểu hiện ở chỗ luôn bắt nhịp được với sự vận động ấy, chỉ ra bản chất của nó Người coi trọng nguyên tắc nghề nghiệp nhưng một trong những nguyên tắc quan trọng nhất lại là không được đóng khung trong những tín điều cứng nhấc, không coi kinh nghiệm của mình là giá trị bất biến mà phải học hỏi không ngừng Trong bức thư gửi Bộ Biên tập báo "Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân", Bác viết:
“Đồng chí Tổng biên tập thân mến!
Tôi không viết tiếng Pháp đã từ lâu, khá lâu Lân này viết, chắc tôi mắc nhiều lôi Mong các đồng chí chữa hộ những lỗi đó Nếu thấy cần thiết, đồng chí có thể sử dụng tài liệu này để viết lại hoàn toàn bài báo" [20- 143]
Sự khiêm tốn, giản dị của Hồ Chí Minh không chỉ là cốt cách ung dung tự tại của một bậc trí nho thấm nhuân đức "khiêm cương" của giáo lý phương Đông, mà còn thể hiện một lối tư duy báo chí hiện đại, coi trọng thực chất hiệu quả công việc Người chủ bút kiêm chủ nhiệm tờ Le Paria gây chấn động chế độ thuộc địa, người chỉ trong một năm từng viết tới hơn 60 bài báo cho nhiều tờ báo lớn ở Pháp, một nhà báo báo tầm cỡ quốc tế lại sắn sàng để cho những đồng nghiệp của mình viết lại bài báo vì "ôi không viết tiếng Pháp đã lâu" nên chắc "sé mắc nhiều lỗi !" Bên cạnh sự khiêm tốn, ở đây còn thể hiện những hiểu biết sâu sắc về nghề báo, về công việc biên tập của một nhà báo lớn Thế nên, cũng
Trang 32
ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
dễ hiểu khi Bác "lấy tư cách một người có nhiều đuyên nợ với báo chí" để đưa ra những lời nhắc nhở nghiêm khắc với những người làm báo ở hai kỳ đại hội Hội
Nhà báo Việt Nam:
“Có những người chỉ muốn làm cái gì để "lưu danh thiên cổ" cơ Muốn viết bài cho oái, muốn đăng bài mình lên các báo lớn Cái đó cũng không đúng Những khuyết điểm đêu do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra" [20- 168]
"Cho tut phụ, tự cho bài của mình là "tuyệt" rồi Tự ái tức là tự phụ, mà tự phụ là kể địch dữ tợn nó ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta" [20- 192]
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi bàn về bản sắc văn hoá Việt Nam đã cho rằng: "truyền thống văn hoá Việt Nam là truyền thống “whán cách luận” Một con người chỉ được đánh giá cao thông qua cách ứng xử của anh ta với Tổ quốc, với đân tộc và gia đình, nghĩa là ở phạm trù đạo đức Khía cạnh "ứw than", “khiêm nha” được đề cao Nó ngược với truyền thống văn hoá phương Tây "ed nhân luận”, nghĩa là một người được đánh giá cao, được coi là anh hùng khi anh ta đạt được một thành công nào đó, bất kể đạo đức, tư cách ra sao "Mục đích biện minh cho phương tiện", đấy là tư duy thực dụng phương Tây Văn hố phương Đơng và đặc biệt văn hoá Việt Nam coi trọng cả mục đích lẫn phương tiện, đặc biệt quan tâm đến nhân cách con người Phương diện đạo đức được đề cao, nhất là với những bậc thánh nhân, những người thầy của xã hội Xét từ góc độ này, Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự thống nhất "lời nói đi đôi với việc làm”, của thái độ câu thị, "tu thân, luyện nghiệp" Những lời dạy của Người về báo chí không phải là giáo lý áp đặt mà là máu thịt từ hoạt động thực tiễn sinh động Cho nên, Hồ Chí Minh là người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam với ý nghĩa đầy đủ, toàn điện của từ này, trước hết là ở thdi dé lam nghề của Người, sau đó mới đến bệ thống tư tưởng của Bác về báo chí thể hiện trong những bài diễn văn, những lời nhắc nhở chân tình và sâu sắc
sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh là di sản to lớn, tạo nên tang quan trong cho sự phát triển nên báo chí cách mạng, góp phần làm phong phú nền văn hoá dân tộc Người làm báo là để làm cách mạng, nhưng bằng sự say mê, nhiệt thành
Trang 33ĐỖ CHÍ NGHĨA, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí của một trái tim cộng sản cộng với tài năng thiên bẩm và bề đầy văn hoá, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà báo tầm vóc quốc tế, người thây mẫu mực của nền báo chí cách mạng Việt Nam Quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí và phong cách làm báo năng động, chuyên nghiệp, sâu sát đời sống của Người là hành
trang quý giá cho các thế hệ nhà báo hôm nay học tập, để ngày càng vững vàng,
Trang 34ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
CHƯƠNG 2
TU TUGNG HO CHI MINH
VỀ NHÀ BÁO VÀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO BÁO CHÍ
1 NHÀ BÁO VÀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO - HAI VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Trong đà phát triển của xã hội, quá trình phân công lao động-điễn-ra như một tất yếu, khách quan Không ai có thể biết làm hết mọi việc bởi mỗi loại hình công việc lại đòi hỏi những phẩm chất, kĩ năng nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, quá trình trưởng thành trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp lại là quá trình rất lâu đài với không ít gian nan, thử thách Từ chưa quen đến thạo việc, từ biết nghề đến giỏi nghề , đó là con đường gian khổ, thước đo trí tuệ, bản lĩnh của mỗi người Dù là công việc gì thì hiệu quả vẫn được làm nên bởi phẩm chất, năng lực bản thân người lao động ấy cộng với phương pháp làm việc, kỹ năng xử lý công việc Nói theo ngôn ngữ dân gian, đó là "người làm nghề” và "mẹo mực" của nghề Đây là hai nội dung luôn đi liền với nhau, có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện trình độ, khả năng phát triển của mỗi loại hình nghề nghiệp trong những giai đoạn lịch sử khác nhau "Người làm nghề” phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về tư duy, đạo đức, sức khoẻ từ đó có khả năng nắm vững tay nghề, có phương pháp làm việc hiệu quả Ngược lại, có phương pháp làm việc hiệu quả, nấm vững kỹ năng, thao tác nghề
nghiệp sẽ giúp người làm nghề thể hiện được tài năng, trí tuệ và phẩm chất
của mình
Nghề báo là một loại hình nghệ nghiệp đặc biệt: vừa là hoạt động chính trị- xã hội, vừa là hoạt động sáng tạo Dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo đóng vai trồ rất quan trọng Nhiều nhà nghiên cứu và nhà báo có kinh nghiệm đã thống nhất với nhau: đây là một loại hình nghề nghiệp rất "kén người",
Trang 35ĐỖ CHÍ NGHĨA Từ tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí nghĩa là không phải ai cũng có thể làm báo, làm báo giỏi lại càng khó Nó đồi hỏi những phẩm chất và tư duy nhất định, những biểu hiện ban đầu của năng lực nghề nghiệp (mà chúng ta vẫn gọi là năng khiếu) Sự nỗ lực rèn luyện của mỗi cá nhân đóng một vai trò quan trọng Song nỗ lực đó chỉ có thể phát huy tốt khi dựa trên những năng khiếu sẵn có { mức độ nào đó Đây là đặc trưng của lĩnh vực sáng tạo mà nghề báo là điển hình Người làm báo phải đáp ứng những tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, phải theo kịp và phản ánh trung thực những diễn biến nhanh chóng của đời sống Do đó, người làm báo cần có vốn sống, ý thức rèn luyện, đặc biệt phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp sáng tạo báo chí
Nghề báo là nghề sáng tạo đặc thù, song đã là "nghề" thì phải tuân thủ những nguyên tắc, những quy trình nhất định Có chăng, nghề này quy trình ấy tương đối ổn định, thậm chí đóng khung cứng nhắc, nghề khác lại là quy trình "mở", với những đường nét căn bản làm nền tắng cho sáng tạo của mỗi người Đặc thò của nghề báo theo hướng thứ hai Phương pháp sáng tạo báo chí một mặt là những nguyên lý thống nhất bảo đảm sự đồng bộ, nhịp nhàng của một loại hình lao động tập thể nghiêm túc có tác động, ảnh hưởng đến nhiều người, mặt khác lại là mảnh đất vận dụng rất linh hoạt cho mỗi cá nhân
sáng tạo, thể hiện tài năng của mình Từ thực tiễn nghề nghiệp có thể khẳng
định rằng việc nắm vững phương pháp sáng tạo là yêu cầu không thể thiếu Nhà báo dù có tài năng và bản lĩnh sáng tạo cá nhân đến đâu cũng phải tuân thủ nghiêm túc những nguyên lý nghề nghiệp nhất định nếu muốn đi xa trong - nghề, tránh những sai lầm, va vấp Nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí | do đó đã trở thành vấn đề có tính then chốt trong lý luận cũng như thực tiễn, tạo nên hiệu quả và uy tín của cả nền báo chí Nếu tách rời hai phạm trù này thì rất khó lý giải đầy đủ thành công hay hạn chế của cả nền báo chí và cá nhân mỗi nhà báo, cũng như rất khó nhìn nhận một cách toàn điện, tổng thể bản chất hoạt động báo chí Từ phương pháp sáng tạo báo chí có thể rút ra những phẩm chất nghề nghiệp cần có của nhà báo và ngược lại từ yêu cầu
Trang 36ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí phẩm chất nghề nghiệp có thể để xuất phương pháp sáng tạo cụ thể cho phù hợp, dựa trên những nền tảng chung của nghề
Những nhà lãnh đạo báo chí vô sản rất quan tâm đến hai vấn dé nha báo và phương pháp sáng tạo báo chí Lê- nìn yêu cầu đặt lên trên hết phẩm chất của người làm báo: "Tất cả các cơ quan báo chí của Đảng phải do những người cộng sản đáng tin cậy, đã tỏ rõ lòng trung thành với cách mạng vô sản biên soạn" [18- 249] Ông cũng đi sâu vào phương pháp sáng tạo, yêu cầu báo chí "hãy bớt bàn suông, tán nhằm về chính trị", "bớt những nghị luận kiển "trí thức”, "gần gũi đời sống hơn nữa” Lê- nin kêu gọi: "Hãy bớt những lời hoa my di va hay làm thêm những công việc giản dị thường ngày, hãy quan tâm hơn nữa đến lúa mì và "pút" than", "quan tâm hơn nữa đến những việc của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, những việc tầm thường nhất nhưng sinh động, từ đời sống mà rút ra và được đời sống kiểm nghiệm- đó là khẩu hiệu mà tất cả chúng ta, người viết văn, người cổ động, người tuyên truyền, người tổ chức luôn nhắc nhở cho nhau" [18- 233]
Báo chí cách mạng Việt Nam với nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh đã kế thừa xuất sắc tư tưởng về báo chí của các nhà cách mạng tiền bối Hồ Chí Minh luôn quan tâm chú trọng đến nhà báo và phương pháp sáng tạo, hai vấn đề then chốt của hoạt động báo chí Tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam năm 1959, Người nhấn mạnh: "Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí" Trong quan điểm Hồ Chí Minh, "cán bộ báo chí" trước hết là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của đân tộc của nhân dân lên trên hết, sau mới là người làm nghề với những yêu cầu về nghiệp vụ Lời đặn dò của Bác về tu dưỡng đạo đức, năng lực nghề nghiệp cho mỗi nhà báo, chống "chủ nghĩa cá nhân", tư tưởng thoả mãn "cho bài mình là tuyệt rồi", thiếu tinh thần học hỏi cầu thị luôn là những bài học sâu sắc và nóng hổi tính thời sự Đội ngũ cán bộ báo chí cách mạng Việt Nam trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng tốt đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng có dấu ấn chỉ đạo sâu sát của Hồ Chí Minh Từ lớp báo chí đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở núi rừng Việt
Trang 37ĐỒ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
bắc đến các kỳ Đại hội nhà báo sau này đều nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, những bài học kinh nghiệm bổ ích về "rèn nghề, luyện nghiệp" của Bác Những quan điểm về người làm báo là một bộ phận rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí vì "»ói đến báo chí trước hết là nói đến cán
bộ báo chí"
Bên cạnh việc rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí, Hồ Chí
Minh cũng đành nhiều tâm sức đi sâu phân tích phương pháp sáng tạo báo chí, tổng kết những kinh nghiệm làm nghề của bản thân với tỉnh thần học hỏi và cầu thị Từ lựa chọn đề tài, xác định mục tiêu đến thu thập tài liệu và đặc biệt là cách viết, Hồ Chí Minh đã xây dựng một hệ thống quan điểm khá hoàn chỉnh về phương pháp sáng tạo báo chí Những bài học kinh nghiệm Người nêu ra đầy sức thuyết phục và tính thực tiễn, rất bổ ích cho các thế hệ nhà báo sau này Với đặc trưng là một loại hình sáng tạo, nghề báo là nghề coi trọng kinh nghiệm thực tiễn, coi trọng những "mẹo mực của nghề" được đúc rút bởi những "thợ cả”, những nhà báo giàu kinh nghiệm Là một người "có nhiều duyên nợ với báo chí”, việc Bác nêu lên những kinh nghiệm nghề nghiệp thực chất là quá trình "truyền nghề” một cách có ý thức Người đòi hỏi đội ngũ cán bộ báo chí bên cạnh phẩm chất chính trị còn phải có trình độ chuyên môn sâu sắc, bám sát cuộc sống, tránh "bệnh ba hoa", "dây cà ra đây muống" Người nêu ra những yêu cầu, nguyên lý chung về "cách viết", đáp ứng tình hình cụ thể của đất nước “người lính đánh giặc, người dân đi làm không có điều kiện để xem lâu” Người cũng yêu cầu những người làm báo phải không ngừng học hỏi, rèn luyện "biết ít nhất một ngoại ngữ” để có điều kiện “xem cho rộng",
mở mang tâm hiểu biết và kinh nghiệm làm nghề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí còn rất phong phú với nhiều bài học quý báu về các vấn đề quan trọng khác như công chúng báo chí, phương thức phát hành, trình bày, minh hoạ Những điều đúc rút từ kinh nghiệm làm báo của Người rất đa dạng, sinh động, cần được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu Song, xét dưới góc độ chủ thể sáng tạo, rõ ràng trong tư tưởng báo chí Hồ Chí
Trang 38
ĐỖ CHÍ NGHĨA Từ tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí
Minh, nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí là hai vấn đề then chốt được Bác đặc biệt quan tâm, lý giải Đây cũng là hai nội dung cơ bản của lý luận báo chí, có mối liên hệ mật thiết với nhau Lầm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, nhất là trong bối cảnh đời sống báo chí đang diễn ra sôi động hiện nay
2.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ BÁO
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin bằng việc tham gia viết cho các tờ báo tiến bộ ở Pháp Báo chí đã trở thành một phần quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Người Nếu liệt kê các tác phẩm báo chí Bác viết trong
gần 60 năm, chúng ta có thể dựng lại một "biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh",
gắn với từng chặng đường lịch sử của dân tộc: từ lúc gây mầm cách mạng ở bên ngoài biên giới, đến khi xây dựng phong trào ở vùng núi Cao Bằng, rồi những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Với ý thức sâu sắc “theo lời dạy của Lênin là: tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo” [20- 175], Bác đã không ngừng rèn luyện trở thành một nhà báo day dan, một nhà lãnh đạo, tổ chức báo chí giàu kinh nghiệm Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà báo- xét trên phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn phong phú của Người, rất có ý nghĩa cho việc hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ cần bộ báo chí trong tình hình mới
2.1 Nhà báo - Người cán bộ cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm: Nhà báo trước hết là người cán bộ cách mạng, gắn cuộc đời mình với dân tộc, trung thành với Đảng, với Tổ quốc Người khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” [20- 192]
Để tìm hiểu luận điểm này,chúng ta cần đặt nó trong toàn bộ hệ thống
quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức - văn nghệ sĩ cách mạng Trong tập thơ
Trang 39ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí "Nhat ký trong th", Bac tùng đưa ra một "tuyên ngôn” về nghệ thuật, cũng là "tuyên ngôn” về vai trò của người nghệ sỹ:
"Tho xua quá chuộng thiên nhiên đẹp Mây, núi, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (“Cảm tưởng đọc Thiên gia thị")
Có-ý kiến-cho rằng-tư tưởng-của Bác tập trung ở câu: "ay-ở trong thơ nên có thép” Thơ ca nói riêng, văn học nói chung phải có chất "thép" sắc bén, phải trở thành vũ khí đấu tranh hữu hiệu Nó khác biệt với "thơ xưa" thiên về tả cảnh, tả tình, mỹ miều mà không hiện thực, sang trọng mà xa lạ với con người Giáo sư Hoàng Như Mai thì cho rằng, đây là bài thơ tứ tuyệt nên nội dung chính không thể ở cáảw luận mà phải ở câu kết: "Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Bác không đơn thuần nói đến vai trò của thơ ca mà chủ yếu nhấn mạnh vai trò của nhà thơ - chủ thể sáng tạo, cũng như sau này Bác luôn chú trọng đến cán bộ cách mạng, động lực của cách mạng; con người xã hội chủ nghĩa - nhân tố quyết định làm nên thành công của CNXH Con người là trung tâm trong hệ thống lý luận cách mạng Hồ Chí Minh
Trong “Thư gửi các hoạ sỹ kháng chiến" nhân triển lãm hội hoạ 1951, Bác một lần nữa nhấn mạnh: "Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy"
Văn hoá - văn nghệ là mặt trận rộng lớn Do đó, khi nói "cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng", Bác đã đặt những người làm báo cùng chung "chiến hào" với các "binh chủng" khác của trí thức - văn nghệ kháng chiến
Nhưng hoạt động báo chí lại có đặc thù riêng Người cán bộ báo chí phải đáp
ứng những yêu cầu của một nghề gắn liên với chính trị, gắn liền với hiện thực Người nhắc nhớ: " tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa
Trang 40
ĐỖ CHÍ NGHĨA Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí bài, người phát hành ) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải lam chu Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên các báo của ta đêu phải có đường lối chính trị đúng" [20- 169, 170]
Các hoạt động văn hoá văn nghệ phải hướng tới phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ cách mạng Song, nhấn mạnh lập trường chính trị của nhà báo, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu rất cao về nhận thức chính trị của đội ngũ "cán bộ báo chí", những người "(uyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ"[20- 175] Quan điểm chính trị của người làm báo phải vững vàng, song không có nghĩa là cứng nhắc Hồ Chí Minh từng chỉ ra những thiếu sót trong công tác tuyên truyền như bệnh theo "sáo cũ”, "nói không ai hiểu" “Nhiều người, trước khi nói không sắp sửa kỹ càng Lúc ra nói hoặc lắp lại những điều người trước đã nói, hoặc lắp ải lắp lại cái mình đã nói rồi Lúng túng như gà mắc tóc Thôi đi thì trến Nói nữa thì chán tai” [20- 124] Người cũng phê phán lối viết chính trị “khô khan", "rập khuôn" và "dùng quá nhiều chữ nước
ngoài” [20- 167]
Người cán bộ báo chí nắm vững chính trị là để vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp một cách linh hoạt, phù hợp, chứ không tự biến mình thành ông "cán bộ tuyên huấn thứ hai”, rao giảng, thuyết giáo dài dòng Hồ Chí Minh đặt nhà báo cách mạng trước yêu cầu bức xúc là phải làm tròn nhiệm vụ cách mạng Có thể coi đây là biểu hiện cao nhất của việc nắm vững đường lối chính trị Tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, Người thẳng thắn phê bình: “Sau &hi nghiên cứu chỉ thị của Trung ương về báo chí, có một số đông chí thì tiến bộ, nhưng cũng có một số vì trình độ văn hoá và chính trị còn kêm thì đâm ra bi quan và muốn đổi làm nghề khác Họ không biết rằng nghề nào cũng khó, không có nghề nào dễ Phải có ý chí tự cường, tự lập, kém thì phải cố mà học Chúng ta phải làm thế nào để vượt được khó khăn, làm tròn nhiệm vụ Người cách mạng sặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn" [20- 168]