1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đài truyền hình quốc gia lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (khảo sát từ tháng 1 2005 đến tháng 5 2006)

97 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYỀN

SỐM XAISẺNG KHĂM YONG

ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA LÀO TUYỂN TRUYỀN

Trang 3

1.1 1.2 1.3 1.4 2.1 2.2 3.1 3.2 3.3

Đặc điểm tình hình đất nước Lào hiện nay -. c-scscreeeree 6

Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế nông nghiệp 13 Báo chí Cách mạng Lào với công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiỆp . -:-+s+ssseteterrreeertrrtrrrrrrrrdrrrrrrrrie 20

Một số vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Lào -cscnrrenetnhrereHtrrierarrrerrierriere 29 Chương 2: Công tác tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đài truyền hình quốc gia Lào . - 35 Vài nét về Đài truyền hình quốc gia LÀo: . -e-ererrrrrrse 35 Đài truyền hình quốc gia Lào tuyên truyền chuyển địch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp . -++s+sssrsenetreietrrrrrrtrtrirrtrirrerrirrirrrrreriie 45

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên Đài truyền hình quốc gia Lào . - T121 11135181 1kerke 65 Đổi mới phương pháp tuyên truyền về công tác chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp -cccrnenetrherrritrtrirrrrriereirrirrtriiirirrirrrrre 65

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ phóng viên mảng đề tài nông nghiệp và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . -: -eccenniirenren 76 -

Nang cao chất lượng các thiết bị kỹ thuật -cccerererererrrrree 83

€8 8 sx 87

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử loài người, để tồn tại và phát triển, con người phải -‹' sản xuất ra của cải vật chất, từng bước nâng cao đời sống Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp là ngành ra đời sớm nhất, vừa mang tính quy luật, vừa phản ánh xu hướng tất yếu khách quan Do có tầm quan trọng đặc biệt nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp luôn giành được sự ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới

Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một nước nông nghiệp, có hon 80% dan số làm nông nghiệp Đảng và Nhà nước Lào luôn dành cho nông

nghiệp những chính sách ưu tiên để phát triển Các chương trình của Chính

phủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rất nhiều, như các chương trình xây dựng thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, chương trình giống mới, chuyển địch cơ cấu nông nghiệp v.v Báo chí Lào nói chung và Đài Truyền hình Quốc gia

Lào nói riêng, với vai trò là tiếng nói chung của Đảng, Nhà nước, của các tổ

chức, đoàn thể xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân luôn dành một thời lượng lớn cho việc tuyên truyền phát triển kinh tế nông nghiệp

Những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa, đổi mới, hiện đại hoá nông nghiệp, đời sống của nhân dân đã được nâng lên một bước đáng kể Nhưng có một thực tế là cơ cấu kinh tế ở Lào đang bộc lộ sự mất cân đối giữa kinh tế thương mại công nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vì vậy, việc khắc phục sự mất cân đối nhằm ổn định đời sống nhân dân đang là một mối quan tâm hàng đầu của Đảng Nhà nước Lào đã dành một phần ngân sách đáng kể, tích cực hoạch định chính sách cho lĩnh vực nông nghiệp

Báo chí Lào nói chung, Đài Truyền hình Quốc gia Lào nói riêng cũng đã dành một thời lượng lớn cho quá trình tuyên truyền về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, xố bỏ một phần hình thức canh tác cũ, chuyển sang canh tác các loại giống mới, phương thức mới, cho năng suất cao; tuyên truyền các điển hình tiên tiến về mô hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trang 5

sản xuất kinh doanh giỏi để nhân điện nhân điểm Qua thực tế, những điển hình được tuyên truyền trên Đài Truyền hình Quốc gia Lào đã được người nông dân

đón nhận rất nhiệt tình vì có hiệu quả thiết thực Nhưng vì nhiều lý do khác nhau công tác này trên Đài Truyền hình Quốc gia Lào chưa đạt được hiệu quả như ý muốn, chưa thực sự phù hợp với sự tiếp nhận của công chúng Vì vậy, để

tuyên truyền thực sự có hiệu quả, được nông dân hiểu, nhận thức đúng, học tập

và làm theo, thực sự để đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp đi sâu vào đời sống nhân dân một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất, _ cần phải phát huy tích cực sáng tạo của các phóng viên, biên tập viên, đổi mới

phương thức thông tin, tăng cường chất lượng các chương trình

Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “Đài Truyền hình Quốc gia Lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp” là thực sự cấp bách cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tuyên truyền trong lĩnh vực nông nghiệp Bên cạnh đó, các tài liệu về lý luận báo chí nói chung và về truyền hình nói riêng

nhìn chung còn rất ít ôi Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài “Đài Truyền - hình Quốc gia Lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp” là công trình nghiên cứu đầu tiên của ngành báo chí Lào

Trong thời gian qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp đại học mà học viên Lào đã thực hiện bằng tiếng Việt tại Việt Nam có nội dung liên quan gần đến đề tài này ở các góc độ khác nhau như:

- Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2001) của Bun Chom Vông Phết: “Thông tin đại chúng góp phần củng cố và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở Cộng hoà

Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”

- Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2002) của Văn Phênh Phay Nha Mát: “Đổi mới sự lãnh đạo của

Trang 6

nghiệp xây dựng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”

- Luận văn truyền thông đại chúng (năm 2005) của BuaLay Pha Nu Vông: “Đài Truyền hình Quốc gia Lào với công tác ổn định chính trị - tư

tưởng trong sự nghiệp đổi mới”

- Một số khoá luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Báo chí (năm

1996) của sinh viên Lào, thực hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tuy nhiên, tất cả luận án, luận văn và các khoá luận nêu trên đều chưa

đề cập tới Báo chí Lào nói chung và Đài Truyền hình Quốc gia Lào nói riêng

với công tác tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Luận văn có mục đích góp phần khẳng định những thành tựu của Đài Truyền hình Quốc gia Lào trong việc tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay Đồng thời, luận văn còn đánh giá về

công tác tuyên truyền, xu hướng tiếp nhận của người nông dân, trình bày những giải pháp có thể giúp cho công tác tuyên truyền của Đài thực sự có hiệu quả, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của nhân dân, phục vụ tốt công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước Lào

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ trước hết của luận văn này là làm sáng tô quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào về nông nghiệp và công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tiếp đó là việc đánh giá thực trạng

công tác tuyên truyền về vấn đề này của cơ quan Đài Truyền hình Quốc gia

Lào qua việc khảo sát các chương trình tiêu biểu, liên quan đến việc tuyên

truyền chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trên cơ sở đó, đề xuất phương

hướng giải pháp khắc phục để việc tuyên truyền trên báo chí Lào nói chung và

Trang 7

được phát trên sóng Đài Truyền hình Quốc gia Lào có liên quan đến nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tất nhiên, trong quá trình _ khảo sát, chúng tôi không thể không cứu về tính hình kinh tế của đất nước lào nói chung và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các chương trình được phát trên sóng Đài Truyền hình Quốc gia Lào về công tác tuyên truyền kinh tế nông nghiệp đã được phát sóng từ tháng 1/2005 đến hết tháng 5/2006

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, các chủ trương

đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, chính sách pháp luật của Nhà

_ nước Lào Luận văn còn dựa vào quan điểm báo chí tiến bộ của các nước, đặc biệt là ở Việt Nam

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng kết hợp một số phương pháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để tổng kết những vấn đề chính trong đường lối, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước Lào trong những năm vừa qua Các phương pháp khảo sát thực tién được vận dụng dé xem xét công tác tuyên truyền, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước Cộng hoà _ Dân chủ Nhân dân Lào trên sóng Đài Truyền hình Quốc gia Lào Các phương pháp: phân tích, khái quát tổng hợp, so sánh được vận dụng để qua đó đánh giá hiệu quả của công tác quan trọng này, từ đó rút ra những kết luận, đề xuất

giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu tuyên truyền của công tác này trên sóng

Trang 8

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về báo chí Lào nói chung, Đài Truyền hình Quốc gia Lào nói riêng trong công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kết quả nghiên cứu luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ báo chí, đóng góp một phần vào kho tàng lý luận báo chí ở Lào

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng Nhân dân cách

mạng Lào về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Phân tích đánh giá làm sáng tỏ những thành tựu đóng góp của Đài truyền hình quốc gia Lào trong việc tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp và những giải pháp nâng cao chất lượng cho công tác này

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn của báo chí Lào nói chung và Đài truyền

hình quốc gia Lào nói riêng, tác động vào nhận thức của người nông dân một

cách nhanh và hiệu quả, làm chuyển biến về nhận thức, từ đó hiểu đúng và

-_ hành động đúng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương 9 tiết

Trang 9

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG LÀO VỚI ĐƯỜNG LỐI CHINH SACH CUA DANG VỀ CHUYỀN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế đất nước Lào hiện nay 1.1.1 Bức tranh khái quát về kinh tế của Lào hiện nay

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia thuộc Đông Nam Châu Á Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Mianma và Thái Lan, phía _ Nam giáp Campuchia, phía Đông giáp Việt Nam Nước Lào nằm sâu trong lục

địa với tổng diện tích 236.800 km7, trong đó rừng núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích cả nước Đặc điểm nổi bật của đồng bằng ở Lào là không liền

một dai mà bị chia cắt bởi các dãy đồi núi Do đó việc giao thông vận tải hết sức khó khăn

Trình độ văn hoá - xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và

mức sống của xã hội không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực

tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các hình thức kinh tế gia đình nông

dân Lào Chẳng những thế, đôi khi các nhân tố xã hội ở một nước lạc hậu lại

khó vượt qua hơn một nước có trình độ xã hội văn minh Những nước mà trình

_ độ văn hoá của nhân dân thấp kém, phong tục mê tín dị đoan, nặng nề, thi

phải có thời gian để họ tự nhận thức, khắc phục các phong tục tập quán lạc

hậu Những yếu tố đó ở Lào ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nước Lào, đặc biệt là ở nông thôn

Mật độ dân số phân bố không đồng đều, riêng dân số đô thị tập trung gần 70% ở Viêng Chăn Dân cư và các cơ sở sản xuất chỉ tập trung ở một số

vùng có mạng lưới giao thông thuận tiện và có sự trao đổi hàng hoá nhưng

chủ yếu vẫn là sản phẩm tự nhiên Vì sự trao đổi còn hạn chế trong khu vực chưa phát triển rộng rãi trên quy mô quốc gia và quốc tế, nên chưa kích thích

Trang 10

đồng đều dẫn đến tình trạng thiếu, thừa ruộng đất giả tạo Chẳng hạn, chỉ tính

_ bốn tỉnh đồng bằng như: Thành phố Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Sa-

văn-na-khét và tỉnh Chăm-pa-sắc cũng đã chiếm tới 44,3% tổng số dân cả

nước Về mật độ dân số cũng có sự chênh lệch lớn Thủ đô Viêng Chăn 121

người/km? tỉnh Chăm-pa-sắc 30 người/km”, hai tinh Sé-kong va tinh At-ta-pu

trung binh mdi tinh c6é 8 ngudi/km’ Tinh chat khong déng đều của sự phân bố

đân số cũng có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp

Trong điều kiện đất rộng người thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, người dân tốn ít thời gian và công sức để tạo ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống Các đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào có những nét riêng: một nóc - nhà hay một gia đình được coi là một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh, riêng rẽ, một cặp vợ chồng hoặc một gia đình với công cụ lao động thô sơ có thể làm ra

một khối lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tối thiểu cho một cuộc sống

hết sức đơn giản và nghèo nàn, ngoài ra còn dành một ít để chi phí, nghi lễ

đạo Phật Do đó, tâm lý tự thoả mãn ý thức đành dụm tiết kiệm sản phẩm chưa

ăn sâu vào tiềm thức của họ, tính ÿ lại vào sự ưu đãi của thiên nhiên còn tồn

tại dai đẳng đến ngày nay

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vừa mới thoát thai từ chế độ phong kiến phân quyền, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến lên xây dựng đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa Trên nền móng của nền kinh tế tự nhiên Nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng đang trong tình trạng lạc hậu và thấp kém, mất cân đối nghiêm trọng Cả nước có khoảng một triệu lao động, trong đó có khoảng 85% là lao động nông nghiệp Bình quân mỗi

gia đình nông dân chỉ sử dụng 30% quỹ thời gian lao động trong năm Hầu hết dân cư đều tập trung ở nông thôn, chăn nuôi kiểu thả rông Nghề thủ công

chưa tách hẳn ra khỏi nông nghiệp

Trang 11

Lào rất thấp kém, phân công lao động xã hội chưa phát triển Công cụ lao động thô sơ, trình độ khoa học - kỹ thuật và chuyên môn của người lao động còn thấp, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân làm nghề quá ít, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, nhập khẩu nhiều hơn xuất

_ khẩu Công nghiệp còn rat it di

Quan hệ hàng hóa tiền tệ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chưa phát

triển Ở vùng sâu, vùng xa, nhiều gia đình nông dân chưa biết dùng tiền, việc

trao đổi hiện vật còn phổ biến Hệ thống thương nghiệp quốc doanh còn non

yếu Nền kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng núi và vùng đồng

bằng, giữa vùng đã có kinh tế hàng hoá và vùng kinh tế tự nhiên Nói chung,

nên kinh tế quốc đân còn mất cân đối nghiêm trọng, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng

Tuy điểm xuất phát về kinh tế thấp nhưng quá trình thực hiện cách

mạng dân tộc dân chủ, xã hội Lào đã có sự đổi mới từ một chế độ thuộc địa | phong kiến chuyển sang chế độ dân chủ nhân dân Chính quyền đã thuộc về tay nhân dân, Nhà nước là người đại điện cho nhân dân quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên và nắm lấy những cơ sở kinh tế quan trọng với kinh nghiệm của các nước di trước, nhất là nước Việt Nam anh em Kể từ Đại hội

Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra

đường lối đổi mới, mở ra một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nước

với tư cách là Đảng cầm quyền, đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý, kiên quyết

xố bơ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính bao cấp, thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư, chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường, sử dụng mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế phát triển sản xuất Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nhấn mạnh:

Phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý và cải tiến hệ thống quản lý một

Trang 12

Từ đó, đường lối đổi mới cũng đã được phát huy rõ nét hơn Trong các

Đại hội V, Đại hội VI, Đại hội VII và Đại hội VIH của Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào đã tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đồng thời đưa ra các chủ trương đường lối phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước Lào

Đại hội VIH của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đánh giá:

Trong suốt 20 năm thực hiện đường lối đổi mới từ Đại hội IV năm 1986 đến Đại hội VIH năm 2006, chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên, liên tục ở mức trung bình 6,2%/năm Thu nhập

quốc đân bình quân xấp xỉ 500 USD/người/năm, mà năm 1985 chỉ đạt được 200 USD/người/năm Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo mặt tích

cực, công nghiệp phát triển theo tốc độ thường xuyên ở mức trung bình

không dưới 10%/năm Sản phẩm công nghiệp chiếm 28,2% của tổng sản

phẩm trong nước so với năm 1985 tăng lên 6,8 lần, đặc biệt là ngành điện

lực đã phát triển rất mạnh Hiện nay, gần một nửa hộ gia đình trong cả

nước đã có điện dùng một cách ổn định Sản phẩm nông nghiệp năm

1985 chiếm 70% của GDP còn 45,4% trong 2005 [36, tr 17,18]

Tuy đất nước còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát kinh tế thấp nhưng

quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong suốt 20 năm qua, đã làm cho kinh tế tăng trưởng một cách thường

xuyên, nhân đân Lào có cuộc sống ngày càng tốt hơn Điều đó chứng tỏ Đảng

Nhân dân Cách mạng Lào là một chính Đảng sáng suốt, nhất định sẽ đề ra

được những chính sách thích hợp nhằm phát triển kinh tế của đất nước một cách không ngừng, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu và kém phát triển

1.1.2 Tình hình sản xuất kinh tế nông nghiệp ở Lào hiện nay

Lào là một quốc gia nông nghiệp với diện tích đất có khả năng sản xuất _ nông nghiệp khoảng 3,5 - 4 triệu ha/236.800 km” diện tích cả nước Ngoài ra,

Trang 13

sản xuất nông nghiệp ít, lại phân bố không đều, ở vùng Bắc Lào rất ít, khoảng 24.000 ha, vùng phía đông dọc theo dãy núi Trường Sơn thuộc Trung Lào và | Hạ Lào có khoảng 1.100.000 ha Đây là vùng cao nguyên đất do ba zan, có đồng cỏ lớn như: Cao nguyên Bo-li-ven và cao nguyên Na-kai, thích hợp với

trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu bò Vùng đồng bằng ven sông Mê

Kông có khoảng 2.100.000 ha, thích hợp với việc sản xuất lương thực v.v Sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hàng chục năm với sự can thiệp của đế quốc bên ngoài, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân Lào tiến hành khôi phục lại đất nước, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Việt Nam Những bước đi ban đầu cũng đã đạt

được nhiều thành tựu to lớn, tình hình kinh tế - xã hội có những bước phát triển _ nhất định, quốc phòng an ninh được củng cố VỊ trí của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế Song, về cơ bản Lào

vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, là một trong những nước nghèo nàn và

chậm phát triển nhất thế giới, nên kinh tế vẫn mang đậm tính chất tự nhiên và

nửa tự nhiên Thực trạng đó đã làm cho ngành sản xuất, đặc biệt là lính vực nông nghiệp không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1986), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phân tích sâu sắc những nguyên nhân hạn chế của cuộc cách mạng Lào Từ đó vạch ra những đường lối đổi mới để đưa nền kinh tế của đất nước phát triển lên một tầm cao hơn, mà trong đó nông nghiệp được coi là lĩnh vực quan trọng hàng đầu

Từ Đại hội IV (1986) đến Đại hội VIH (2006) của Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào, tức là trong 20 năm quá trình thực hiện chính sách mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, những người nông dân thực sự được chủ động sử dụng

các yếu tố, các quy trình sản xuất Họ đã làm chủ kế hoạch sản xuất cá nhân và trực tiếp thực hiện quá trình tổ chức sản xuất Theo thống kê, từ khi có

chính sách mới, lợi ích của từng người lao động, từng hộ gia đình gắn chặt với

Trang 14

hiện có được sử dụng một cách triệt để, nhiều vùng đất hoang hoá được khai

phá và đưa vào sử dụng Việc tăng lên cả về điện tích, năng suất và sản lượng của ngành trồng cây lương thực đã giúp Lào tự túc được vấn đề lương thực, tạo

điều kiện cơ bản để phân công lại lao động - xã hội trong nông nghiệp Cộng

_ với tự đo lưu thông sản phẩm lương thực đã góp phần từng bước xoá bỏ sản

xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá Vùng đồng bằng chuyển

sản xuất lương thực kết hợp với chăn nuôi, vùng cao nguyên tập trung phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc Vùng rừng núi tập trung khai thác rừng và các sản phẩm từ rừng Đặc biệt đã hình thành vùng chuyên canh có khối lượng hàng hoá lớn Ví dụ như:

Vùng trồng lúa có điện tích khoảng 380.000 ha, bao gồm 6 vùng đồng bằng như: đồng bằng tỉnh Viêng Chăn, Pạc-săn, Pạc-ka-đinh, Xê-băng-

phay Xê-băng-hiêng, Xê-đôn và Chăm-pa-sắc Thời gian qua, vùng lúa

này đã cung cấp gần 90% khối lượng thóc của cả nước Vùng cao

nguyên Bo-li-ven chuyên trồng cà phê, năm 2005 thu hoạch được

khoảng 14.300 tấn so với năm 1990 tăng lên 62,76% [20, tr 48]

Vùng Huối-lấc, Pa-khem (huyện Kèn-thạo tỉnh Xay-ya-bu-li) chỉ chuyên trồng bông, lạc, đay Các huyện Luông-pha-băng, Xiêng-ngân, Nan, Pác- U, Năm-bạc, Phôn-xay, Chom-phết, Viêng-khăm (tinh Luông-pha-băng) có khoảng 123 xóm chuyên trồng bông với diện tích

1000 ha [21, tr 7]

Còn rất nhiều vùng chuyên về trồng cam, dâu tam, trồng mía và hoa

quả khác Ngành nuôi cá cũng có sự phát triển đáng kể Năm 1991 đã cung _ cấp cá cho thị trường cả nước 3.200 tấn, năm 2005 đạt 18.900 tấn Ngoài ra còn rất nhiều vùng chuyên sản xuất nông nghiệp như là tinh Phéng-sa-li

chuyên trồng chè và mía, huyện Khăm, tỉnh Xiêng-khoảng trồng ngô xuất khẩu sang Việt Nam v.v

Việc hình thành các vùng chuyên canh, không những tạo ra nguồn hàng

Trang 15

cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học -

kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hàm lượng giá trị trên một

đơn vị canh tác Thống kê cho thấy, nếu như trước đây, chưa hình thành được cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì hiện nay cơ cấu kinh tế đã được xác định phù hợp với điều kiện cụ thể của Lào Năm 1990 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt trong đó ngành trồng cây lương thực chiếm tý lệ lớn nhất Năm 2000 - 2005 cơ cấu kinh tế nông nghiệp là trồng trọt chăn nuôi và dịch

_ vụ Ngay trong ngành trồng trọt thì ngành trồng cây lương thực có xu hướng giảm về lao động nhưng sản lượng vẫn tăng Ngành chăn nuôi từ chỗ được quan niệm là ngành sản xuất phụ để tận dụng thức ăn hàng ngày đã chuyển

thành ngành chính chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế nông

nghiệp Sự phát triển của nông nghiệp trong những năm qua thể hiện rõ nét ở

tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 4 - 5%, chiếm tỷ trọng 48,2% của toàn bộ nền kinh tế Và điều quan trọng là người lao động nông nghiệp đã sản

xuất ra sản phẩm không phải là tự tiêu dùng mà là để bán, để trao đổi lấy các

sản phẩm khác phục vụ cho nhu câu, thoát khỏi dần tình trạng tự nhiên, tự cung, tự cấp

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ (2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đánh giá:

Chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên, liên tục ở mức trung bình 6,2%/năm Nổi bật nhất là chúng ta đã có khả

năng sản xuất gạo đáp ứng được nhu cầu trong cả nước, có phần dự trữ và xuất khẩu, việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi cũng phát triển

mạnh so với năm 1995 tăng lên gấp ba lân Đồng thời đã xây dựng được

nhiều công trình thuỷ lợi và trở thành hệ thống bảo đảm cho diện tích lúa chiêm tăng lên gấp ba lần so với năm 1995 [35, tr I1, 12]

Có thể nói, tác động lớn nhất của các chính sách trong thời kỳ đổi mới đã làm cho năng lực sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng nhiều tiềm

Trang 16

_ đẩy phân công lại lao động xã hội, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất

nông nghiệp Đó chính là những yếu tố, điều kiện cơ bản để chuyển sản xuất

tự nhiên, nửa tự nhiên sang sản xuất hàng hoá và từ đó chuyển đần về cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng

vùng miền của đất nước

1.2 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về kinh tế

nông nghiệp

1.2.1 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Muốn phát triển kinh tế nông nghiệp, trước hết và quan trọng nhất là

phải đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, chuyển kinh tế nông thôn cổ

truyền tự cấp sang nông thôn hiện đại - nông thơn sản xuất hàng hố Quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc, vận dụng vào tình hình cụ thể của đất nước, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra hàng loạt chính sách cơ bản

nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã xác định: “Ngay từ đầu chú ý xây đựng cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó phải lấy phát triển nông - lâm nghiệp làm cơ sở phát triển công nghiệp nhằm phục

vụ thiết thực cho sản xuất nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải, xuất khẩu và

đời sống” [32, tr 50] Từ quan điểm trên và thực tế cho thấy lương thực là một vấn để hết sức quan trọng có ý nghĩa lớn trong việc ổn định kinh tế - xã hội Chính vì vậy, chính sách cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là: chuyển dịch theo hướng tiếp tục coi trọng đúng mức sản xuất lương thực để đảm bảo nhu cầu cơ bản của nhân dân và an ninh lương thực Phấn đấu tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người nâng cao chất lượng

sản xuất và chế biến lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chăn nuôi, dự trữ Đồng thời coi trọng sản xuất lương thực, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, ngành nghề Bằng việc cải tạo giống, áp dụng

Trang 17

canh mở rộng diện tích một số cây công nghiệp chủ lực như chè, cà phê, cao su, bông, mía và phát triển lâm sinh, nâng cao tỷ lệ che phủ bảo vệ rừng hiện có, áp dụng công nghệ hiện đại, tiến hành giao khoán rừng và đất phù hợp với quy hoạch và hướng phát triển từng vùng và từng loại rừng Trên cơ sở cơ cấu tổng

thể của ngành, vùng đồng bằng, cao nguyên và vùng núi, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định cơ cấu kinh tế cho phù hợp nhằm phát triển lợi thế và điều

kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết và tập quán canh tác của nhân dân

Đó chính là cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại làm cơ sở điều chỉnh cơ cấu trong nội bộ ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất phải điều chỉnh tập trung phát triển sản xuất cung cấp những tư liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp Sự phát triển của ngành dịch vụ cũng xuất phát từ sản xuất nông nghiệp và phát triển theo sự

phát triển của nông nghiệp Hiện nay, trong xu thế phát triển dịch vụ

từng bước trở thành một trong những ngành chính là bộ phận cấu thành

tất yếu của cơ cấu kinh tế để chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản

xuất hàng hoá [12, tr 10]

Để kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh cần chủ trương phát triển dich

vụ nông thôn, cung ứng các yếu tố của sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường Với ý nghĩa đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đặc biệt

coi trọng hệ thống dịch vụ, đề ra chính sách hình thành nhiều dạng, nhiều cấp

độ dịch vụ khác nhau và ngày càng phong phú theo xu hướng phát triển của

sản xuất Trước hết, Nhà nước đầu tư kết hợp huy động sức dân ở những khâu

cần thiết và có điều kiện xây dựng các kết cấu của hạ tầng như: thuỷ lợi, điện, giao thông vận tải, thông tin liên lạc vừa tạo ra năng lực sản xuất mới, vừa tăng nhanh khả năng tiếp thị

Có thể nói, các quyết sách của Đảng và Chính phủ Lào từ sau Đại hội IV đến nay đã tập trung hơn cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh từng bước cơ cấu kinh tế với nhiều hình

Trang 18

vừa và nhỏ từng bước hình thành các cụm kinh tế thuận lợi tạo cơ sở thúc day

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Sau mười năm chấn hưng đất nước, Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thừa nhận và khẳng định sự tồn tại tất yếu của năm thành

phần kinh tế, khẳng định quan điểm sử dụng mọi tiểm năng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất Năm 1988, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp

hành Trung ương Đảng (khoá IV) một lần nữa khẳng định:

Chính sách của Lào sử dụng thực sự và lâu dài cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mở rộng liên doanh, liên kết hợp tác giữa các thành phần kinh tế với nhau Coi kinh tế hộ nông dân là chủ thể chuyển biến từ

kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên sang sản xuất hàng hoá [38, tr 12]

Cùng với sự chuyển đổi quản lý đối với kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, Nhà nước coi trọng phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Thông qua chính sách, những kêu gọi đầu tư phát triển tô nhượng và khuyến khích kinh tế trang trại Những năm

qua, Nhà nước khai thác sử dụng nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và các mối quan hệ với thị trường bên ngoài của các nhà tư bản, hướng thành

phần kinh tế này nhận thầu, khai thác vận chuyển gỗ, làm đại lý bán hàng nông lâm sản và đầu tư phát triển nông nghiệp tạo điều kiện chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ

Để khơi đậy các động lực bên trong của nên nông nghiệp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, không còn con đường nào khác ngoài chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hàng hố ở nơng thôn Từ năm 1985, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã ban hành hàng loạt các chính sách _ nhằm khuyến khích hàng hoá phát triển Những nội dung của chính sách đều

xuất phát từ hai điều kiện cơ bản của nên sản xuất hàng hoá, đó là sự mở rộng

Trang 19

hiện bằng chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và coi trọng nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở của sản xuất nông nghiệp

Đối với nông nghiệp, chính sách ruộng đất là một trong những chính sách bậc nhất, gắn liền với việc đảm bảo, nâng cao đời sống của nhân đân - lực lượng cơ bản của xã hội

Từ năm 1985 trở lại đây, quan hệ ruộng đất đã được thay đổi một cách cơ bản Đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng quyền sử dụng lâu _ đài được giao cho hộ gia đình nông dân Nhà nước thực hiện chính sách phân phối đất đai hợp lý và hợp pháp Chính sách mới về đất đai nhằm mở rộng quy mô sử dụng ruộng đất bảo đảm cho những người làm nghề nông nghiệp phải có ruộng đất và những người có điều kiện có thể giàu lên từ ruộng đất Cùng với việc giao đất cho các hộ nông dân, Nhà nước khuyến khích nông dân khai thác

đất hoang hoá, đổi trọc bằng chính sách miễn thuế nông nghiệp cho đất khai

phá thêm và cho phép chuyển nhượng gia sản cho con cháu

Có thể nói, chính sách giao đất, giao rừng cho người lao động là một chính sách hữu hiệu đối với sự phát triển nông nghiệp Người nông dân thực sự có tư liệu sản xuất chủ yếu để kết hợp với sức lao động của mình, tạo ra sản _ phẩm phục vụ cho lợi ích của chính mình Lợi ích được bảo đảm đã kích thích người lao động phát huy tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh tạo nên bước chuyển mới trong tổ chức sử dụng hợp lý lực lượng lao động của từng gia đình và xã hội mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng, khả năng của từng gia đình Do vậy, tiểm năng của dat dai được khai thác có hiệu quả đảm bảo nâng cao đời sống của người lao động,

góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hoá

Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra những đường

lối chính sách nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu

Trang 20

VI, Đại hội VII, Dai hội VHI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục

-_ thực hiện, đồng thời đề ra hàng loạt các văn bản cụ thể nhằm phát triển

kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như bước phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới

Có thể nói, trong các Nghị quyết lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đều dành một phần lớn đề cập đến nông nghiệp Trong đó đặc biệt là Nghị quyết Đại hội VII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề cập tới

những vấn để cụ thể hơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Giảm

tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, nhưng đồng thời phải tăng năng suất, tạo ra _ các vùng hàng hoá có chất lượng cao để tiêu đùng và xuất khẩu Đặc biệt là

nông nghiệp nông thôn vừa góp phần tạo ổn định an ninh lương thực vừa để phát triển

Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VHI của Dang

Nhân dân Cách mạng Lào đã nêu rõ:

Tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy

nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, tiếp tục phát triển và đưa nông - lâm nghiệp lên một tầm cao mới, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lý tích cực đổi mới cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu

thụ nông sản hàng hoá Đầu tư nhiều hơn cho kết cấu hạ tầng phát

triển công nghiệp và đa dạng ngành nghề, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề chuyển một bộ phận quan trọng đưa lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

cải thiện đời sống nông dan [36, tr 41]

Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước”, Đảng và Nhà nước Lào cũng

Trang 21

chính sách ưu tiên cho nông nghiệp luôn được quan tâm và phát triển, trong

vòng 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có hàng trăm văn bản liên

quan đến phát triển nông nghiệp Tư tưởng ấy được bắt đầu từ Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và được tiếp tục phát triển trong các _ văn kiện tiếp theo của Đảng Nổi bật nhất là Đại hội VI, Đại hội VỊ, Đại hội VIH Những tư tưởng và chính sách đó đã tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện ổn định chính trị phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Trong lĩnh vực nông

nghiệp các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào đã thúc đẩy

mạnh mẽ đến quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.2 Nhận thức chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Để đưa nền nơng nghiệp Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào trở thành nền nông nghiệp hiện đại, để những người nông dân Lào ăn no, mặc đẹp và _ từng bước trở thành khá giả và giầu có Tại Hội nghị Trung ương 4 khoá VH Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đưa ra một quyết sách “Tăng cường công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp” với nội dung chủ yếu là:

- Chấm đứt hoàn toàn nạn phá rừng làm nương, cho nông dân chuyển

sang trồng cây công nghiệp và chăn nuôi

- Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng đưa nhanh các giống cây con có năng suất cao chất lượng tốt, thu được giá trị lớn - Chuyển cơ cấu kinh iế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ [39, tr 40]

Các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới đã khẳng định rằng: kinh tế quốc | dân là một tổ chức hợp đa ngành, đa lĩnh vực Trên không gian và lãnh thổ

của mỗi nước, người ta chia kinh tế nông thôn, kinh tế thành thị theo lĩnh

vực ngành nghề chia ra kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương

mại Quan điểm về kinh tế nông nghiệp cũng thay đổi theo thời gian

Trước đây khi nói đến kinh tế nông nghiệp người ta chỉ nghĩ đơn giản đó là

Trang 22

kinh tế đa dạng phong phú nó bao gồm cả công nghiệp, dich vu, du lich Và tất cả lĩnh vực kinh tế ấy để tồn tại và phát triển nó gắn kết tác động qua lại lẫn nhau Hiện nay, người ta quen gọi là cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế

là tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh tế đó Nó tác động qua lại

lẫn nhau biểu hiện ở các tỷ lệ, số lượng, chất lượng trong một không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các bộ phận hợp

thành kinh tế nông nghiệp, trong đó các ngành nghề tác động qua lại gắn bó

với nhau nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, trong thời gian và không gian nhất định

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi tăng giảm các bộ phận

hợp thành của nên kinh tế ấy Cụm từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có gốc nghĩa từ lâu đời nghĩa là đi dần dần từ vị trí này qua vị trí khác, nhằm đạt được hiệu quả nào đó, thay đổi nào đó, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển các bộ phận hợp thành của nền kinh tế theo hướng tích cực, -_ thay đổi theo hướng phù hợp chung với các nền kinh tế khác trong một

phạm vi thời gian không gian nào đó được hiểu là:

- Chuyển địch từ giống cây trồng, vật nuôi này sang cây trồng vật nuôi

khác (có thể tăng giảm về tỷ lệ số lượng)

- Chuyển dịch tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn Nhà nước - dịch vụ trên

địa bàn

- Chuyển dịch cơ cấu lao động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông nghiỆp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không có gì khác hơn là đưa _ kinh tế nông nghiệp lên tầm cao mới phù hợp với điều kiện sản xuất hiện đại

hiệu quả, cân đối với các khu vực kinh tế

Trang 23

1.3 Báo chí cách mạng Lào với công tác tuyên truyền chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.3.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của báo chí Cách

mạng Lào

Qua hàng ngàn năm lịch sử, đặc biệt là từ khi Chậu-pha-ngum lãnh đạo đấu tranh thống nhất đất nước thành vương quốc Lạn-xang (Triệu voi) nam 1653 cho đến nay, dân tộc Lào đã trai qua nhiều chặng đường, khi suy thoái,

khi hưng thịnh, huy hoàng Dù ở thời đại nào, giai đoạn nào của lịch sử, nhân

đân các bộ tộc Lào cũng ghi dấu ấn trên những trang sử của đất nước, có truyền thống yêu nước nồng nàn, tính thần đoàn kết đấu tranh bất khuất,

truyền thống cân cù, sáng tạo trong sản xuất cũng như bảo vệ đất nước

Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp tiến hành xâm lược, thong tri va cướp bóc đất nước Lào Mặc đù, bọn vua chúa và các quan lại chức sắc thời đó quỳ gối đầu hàng, nhưng nhân dân các bộ tộc Lào trên khấp mọi miền của đất nước vẫn không ngừng đứng lên đấu tranh anh dũng Các phong trào lan rộng từ Nam đến Bắc như: phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Lào dưới sự

lãnh đạo của Pho-ca-đuột (1901 - 1902), cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân

dân Nam Lào (1901 - 1937) đưới sự lãnh đạo của ông Kẹo và ông Kôm-ma- _ đăm, cuộc đấu tranh của bộ tộc Hˆmông ở các tỉnh phía Bắc Lào dưới sự lãnh đạo của Chậu-pha-pắt-chay (năm 1918 - 1922) và các phong trào đấu tranh khác Nhưng cuối cùng do hoàn cảnh khách quan trong nước và trên thế giới lúc đó chưa thuận lợi, do thiếu tổ chức lãnh đạo tập trung, thống nhất, cho nên

các phong trào đấu tranh, kiên cường và dũng cảm nói trên chưa dẫn đến

thành công

Sau khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Ai

Quốc người chiến sĩ ưu tú của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá ở Đông Dương, kết hợp với phong trào

công nhân và phong trào yêu nước để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

Trang 24

ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời là một bước ngoặt to lớn của phong trào cách mạng ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Camphuchia Từ đó, công cuộc cách mạng của ba nước Đông Dương nói chung và công cuộc cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào nói riêng đã bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 9/1934 Xứ Uỷ

Lào được thành lập để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Lào Dưới sự lãnh đạo

của Xứ uỷ Ai-lao (tiền thân của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) và “Mặt trận Ai-lao đồng minh”, Cách mạng Lào kết hợp với Cách mạng Việt Nam đã làm nên trang sử vẻ vang, đánh bại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp

Ngày 22/3/1955, Đảng Nhân đân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách | mạng Lào) đã chính thức được thành lập tại khu căn cứ Sâm Nưa do đồng chí

Cay-sỏn Phôm-vi-hản đứng đầu

Sự ra đời của Đảng nhân dân Lào có ý nghĩa rất quan trọng đối với Cách mạng Lào

Đảng là đại biểu trung thành nhất của giai cấp công nhân và nhân dan

lao động, kiên quyết bênh vực quyền lợi chính đáng cho tất cả các tầng lớp nhân dân và các bộ tộc trong nước Đảng lấy việc phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc làm phương châm cho mỗi hoạt động [13, tr 8]

Chỉ có Đảng nhân dân Lào mới có thể tập hợp, đoàn kết những người

yêu nước và lãnh đạo toàn dân phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc thực hiện một nước Lào hoà bình, độc lập, thống nhất và thịnh vượng

Từ khi đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược Đông Dương, kế thừa Cương lĩnh chính trị, năm 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương, vận dụng đúng đắn

những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc

trong thời đại mới Đảng nhân dân Lào đứng đầu là đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi- hản đã đề ra chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng

Trang 25

thuộc dia mang nặng tinh chat phong kién, kinh té cham phat triển, giai cấp

chưa phân hoá rõ rệt, ý thức dân tộc chưa nâng cao, Đảng xác định cách mạng

Lào là một bộ phận của cách mạng Đông Duong và cách mạng thế giới Đảng đã kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại lãnh đạo nhân dân đánh thắng đế quốc và bè lũ tay sai, giải phóng hoàn toàn đất nước Lào

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, báo chí cách mạng Lào đã xuất hiện với công cụ rất thô sơ và đơn giản về hình

thức, đó là những tờ truyền đơn, những tranh đả kích, tranh biếm hoạ nhằm

tuyên truyền mục đích cách mạng, phương thức tổ chức hoạt động của các tổ chức cách mạng: phê bình, châm biếm, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước

Mặc dù báo chí Cách mạng Lào trong lúc bấy giờ, nội dung chưa phong

phú, nhiều chỗ còn sơ sài, việc truyền bá còn chưa sâu rộng quần chúng nhân dân, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, nhưng nó đã góp phần thực hiện

nhiệm vụ lớn là vận động, tuyên truyền nhân dân đứng lên, đoàn kết cùng nhau chống giặc ngoại xâm và bọn bán nước Báo chí là thứ vũ khí chính trị sắc bén trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân và bè lũ tay sai phản động Những người làm công tác tuyên truyền trong thời gian đó, trình độ chuyên

môn còn thấp Nhiều người đã tận dụng cả về tinh thần và vật chất của mình với mong muốn làm sao có được nhiều truyền đơn để tuyên truyền mà không cần sự đến đáp lại Trong thời kỳ này, việc in ấn và phát hành có nhiều khó

khăn, thiếu thốn, một số người đã dùng củi cây thốt nốt hoặc đá (người nước ngoài gọi là in theo kiéu ly-t6), da súc vật làm truyền đơn Những người viết tin, bài lúc đó rất ít ôi, hầu hết kiêm cả tổng biên tập, đi lấy và viết tin, im ấn và đưa tin đến tất cả mọi nơi

Năm 1948, tờ tin với tên gọi là “Xa-ma-khi-thăm” (tức là tình đoàn kết)

Trang 26

lược và bè lũ tay sai của chúng Mặc dù số lượng và phát hành không nhiều, nhưng tờ tin này đã được đông đảo nhân dân tin tưởng

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, báo chí Cách mạng

Lào hoạt động vô cùng khó khăn, phương tiện Im ấn rất hạn chế và thô sơ, số

lượng in còn ít Việc phát hành cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều khi phải ding

ngựa và người đi bộ, mang báo đến những nơi căn cứ địa có khi báo bị động lại hai hoặc ba tháng mới chuyển tới tay người đọc ở khu căn cứ địa cách mạng Các cơ quan báo chí phải đặt trụ sở ở trong rừng núi, cơ sở in ấn không

ổn định, luôn phải đi chuyển, sơ tần đo sự bao vây của kẻ thù Để tránh sự tàn phá của kẻ thù, cơ quan báo chí đi đến đâu cũng phải có vũ trang kèm theo

Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào ngày càng lớn mạnh chống thực dân Pháp Để tập hợp lực lượng cách mạng, đến ngày 13/8/1950 tại Sầm Nưa,

Mặt trận dân tộc Lào “Neo-lao-ít-xa-la” (Mặt trận tự do Lào) được thành lập

cùng lúc đó tờ báo “Lào-ít-sa-la” (tiền thân của báo Nhân Dân ngày nay) cũng được chính thức thành lập với tư cách là tiếng nói của “Mặt trận Lào-ít-sa-la”

và chính phủ kháng chiến, động viên nhân dân khơi dậy lòng yêu nước nồng

nàn, lòng căm thù giặc ngoại xâm, kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng để giành độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù

Không chỉ tuyên truyền về chính trị, báo “Lào-ít-sa-la”còn vận động

nhân dân Lào học trữ để phát triển ngôn ngữ Lào và nâng cao vốn kiến thức cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân các bộ tộc Lào

Có thể khẳng định rằng sự ra đời và trưởng thành của báo “Lào-ít-sa-la” phản ánh sự phát triển lớn mạnh của cuộc cách mạng Lào dưới ngọn cờ của

Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây và Đảng Nhân dân Lào, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sau này

Ngày 06/01/1956, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã khai mạc ở _ tỉnh Hủa Phăn, quyết định đổi tên “Neo-lao-ít-sa-la” thành “Neo-lao-hắc-xạt”

Trang 27

tục đấu tranh chính trị chống đế quốc và bọn phản động, đồng thời cũng không ngừng quan tâm tới các vấn đề quốc tế đang đặt ra, từ đó vận dụng

| phản ánh cho phù hợp với đường lối chính sách của Đảng Báo “Lào hac-xat”

đã trở thành tiếng nói, vũ khí sắc bén của Đảng góp phần đấu tranh với kẻ thù một cách mạnh mẽ và toàn diện, giành được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong và ngoài nước

Ngày 13/8/1960 đài phát thanh “Pa-thết-Lào” (tiền thân của Đài phát thanh quốc gia Lào) đã được thành lập Ngày 20/1/1965, báo “Quân đội giải phóng nhân dân” (ngày nay là báo Quân đội nhân dân) cũng được thành lập Sau đó ngày 06/01/1968 Thông tấn xã Lào (K.P.L) cũng được thành lập Từ đó, việc tuyên truyền đường lối, chính sách, Cương lĩnh chính trị của Đảng và - Mặt trận Lào yêu nước cho quần chúng trong nước và ngoài nước nhanh

chóng hơn và rộng rãi hơn

Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại đế quốc Mỹ hoàn toàn giành được thắng lợi, kể từ ngày 11/8/1975 báo “Lào yêu nước” đã

chuyển sang in ấn tại Thủ đô Viêng Chăn và đổi tên mới gọi là báo “Xiéng-

pa-xa-xôn” (Tiếng nói nhân dân) Đến ngày 22/3/1989 Đại hội HI Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào quyết định đổi tên báo “Xiểng-pa-xa-xôn” thành báo “Pa-

xa-xôn” (Báo Nhân Dân) và tuyên bố chính thức tờ báo này là tiếng nói của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho đến ngày nay

Cùng với sự ra đời và phát triển của báo in, báo nói với tầm nhìn chiến lược, ngày 01/12/1983 Đảng và Nhà nước Lào đã quyết định thành lập “Đài truyền hình quốc gia Lào”, một loại hình báo điện tử đang là xu thế phát triển của công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới

Hiện nay, ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có 70 tờ báo, bản tờ tin,

tạp chí trong đó có năm tờ phát hành hàng ngày đó là báo “Pa-xa-xôn” (Nhân Dân), báo “Viêng-chăn-may” (Viêng Chăn mới), báo “Pa-thết-Lào”(Đất nước

Lào), báo “Khào-ky-la” (Tin thể thao) và báo “Lào-phắt-tha-na” (Lào phát

Trang 28

hình Trung ương và 30 đài truyền hình và trạm phát sóng địa phương, một cơ quan thông tấn

Hiện nay, báo chí Cách mạng Lào gồm (báo in, báo nói, báo hình ) đã

trở thành một hệ thống, đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và thực sự là cầu nối giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng

1.3.2 Vấn đề tuyên truyền về chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên báo chí Lào hiện nay

Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Lào hiện nay, báo chí Lào đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng đã thông tin nhanh chóng,

phong phú và đa dạng, nhiều chiều để phổ biến đường lối, chính sách của Đảng,

Nhà nước Lào Trong đó đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về nông nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các cơ quan báo chí Lào hiện nay Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và

chuyển địch cơ cấu kinh tế là hết sức lớn lao, trách nhiệm của báo chí là phải chuyển tải xuống tận người dân để dân hiểu và thực hiện có hiệu quả

Bám sát với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong thời

gian qua hệ thống báo chí Lào đều tập trung và tuyên truyền về nông nghiệp

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, các loại hình báo chí cả Trung ương lẫn địa phương đều tập

trung khá sâu về vấn đề này Hầu hết các tờ báo đều có chuyên mục về chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, và các

phóng viên cũng rất chú ý đến những điển hình tiên tiến trong chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp Một số báo đặt chuyên mục tuyên truyền sâu sắc và

có hiệu quả hơn Không chỉ chuyển tải những quan điểm đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, rất

nhiều báo còn đi vào những lĩnh vực cụ thể để phản ánh một cách có hiệu quả

và sát thực nhất

Trên thực tế ta có thể thấy được những trang báo và trên sóng đài phát

Trang 29

cho việc tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như báo “Pa- xa-xôn” (báo Nhân dân), ngay trang một đôi khi cũng có những tin bài về nông nghiệp và ngoài ra các trang tiếp theo, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều tin bài về nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hơn nữa còn có chuyên mục dành riêng cho những tin bài về nông nghiệp, như “Người tốt VIỆC tốt”, “Vấn đề nông nghiệp”, “Nhìn lại nông thôn” v.v thậm chí có số ĐÓC trên phải còn có những khẩu hiệu như là “thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho thành công” Mặc dù những chuyên mục đã nói trên không phải là số báo nào cũng có đầy đủ nhưng đó cũng là thể hiện cho chúng ta thấy rằng một tờ báo Đảng đã dành một diện tích rất lớn về nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng

“Viêng-chăn-may” (Viêng Chăn mới) là một tờ báo ra hàng ngày nhưng thuộc dạng tờ báo địa phương, trực thuộc Sở Thơng tin - Văn hố Thủ đô Viêng Chăn Được mang tên là báo Thủ đô mới hiện đại và văn minh nhất của nước Lào, nhưng tờ báo này cũng dành khá nhiều diện tích trên trang báo cho việc

tuyên truyền về nông nghiệp, và có hẳn mấy chuyên mục dành cho nông nghiệp

được phân chia theo ngày từ thứ hai đến thứ sáu mà báo phát hành như là chuyên mục “Ven đô” (tiếng Lào là: San-mương) “Lương-khỏng-xao-na” (Chuyện của nông dân) hay là “Hu-chắc-ca-xi-căm” (Biết về nông nghiệp) v.v Ngoài ra trên các số báo Viêng Chăn mới còn còn rất nhiều tin bài phản ánh về nông nghiệp theo các mùa vụ và sự chuyển biến của nông nghiệp

“Pa-thết-lao” (Đất nước Lào) là một tờ báo ra hàng ngày, tờ báo này trực thuộc cơ quan thông tấn xã Lào Hiện nay, đang là một tờ báo rất mạnh

của Lào, trên trang báo của các số báo nói chung là đẩy đủ các vấn đề nông

nghiệp, có rất nhiều chuyên mục được phân chia theo ngày tháng và đặt riêng

một chỗ để người đọc đễ tìm đọc, những chuyên mục được thể hiện như: “Kho thực phẩm” (tiếng Lào là: Sảng-xa-biêng), “Khoai-lếch” (Trâu sắt), “Mo-la-

đốc-tốc-thót” (Di sản kế thừa) v.v Nhìn chung tờ báo này có rất nhiều tin

Trang 30

Ngoài ra còn các tờ báo ra hàng ngày khác như là báo “Lao-phat-tha-

na” (Lào phát triển), “Khào-ki-la” (Tin thể thao) cũng đều có tin bài về nông

nghiệp Tờ báo “Lào phát triển” là một tờ báo trẻ nhất nước Lào hiện nay, từ khi ra đời, tờ báo này đã gắn bó mật thiết với nông nghiệp bởi vì muốn phát

triển Lào thì phải phát triển về kinh tế nông nghiệp và là một tờ báo được

mang tên “Lào-phắt-tha-na” (Lào phát triển) thì phải càng đi sâu sát hơn về _ lĩnh vực nông nghiệp Còn “Khào-ki-la” (Tin thể thao) mà nội dung phản ánh của tờ báo này là thể thao, nhưng tờ báo này đôi khi cũng có những tin bài về nông nghiệp, bởi vì những người thích thể thao nó bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân cho nên người nông dân thích thể thao và đọc báo “tin thể thao” thì

có thể tìm thấy cả vấn đề nông nghiệp mà mình đang cần biết

Các tờ báo phát hành theo kỳ, nửa tháng như các báo, giáo dục mới, báo Lao động, Quân đội Nhân dân, Nhân dân chủ nhật v.v Có thể nói báo phát hành theo kỳ, nửa tháng ở Lào chiếm tổng số nhiều nhất và trong các tờ báo

đó cũng đều có chuyên mục về nông nghiệp thậm chí còn phản ánh sâu sắc _ hơn cả báo ngày Đôi khi có cả truyện ngắn về nông nghiệp để người đọc có cảm xúc về tỉnh thần, cả giải trí và có thể rút ra được nhiều bài học kinh

nghiệm từ một truyện ngắn trên trang báo

Ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, có hai tờ báo tiếng nước

ngoài đó là báo tiếng Anh và báo tiếng Pháp Hai tờ báo tiếng nước ngoài này

mặc dù đối tượng người đọc không phải là những người nông dân, nhưng trên

trang báo cũng có khá nhiều tin bài về nông nghiệp, phần lớn là nói về kết quả

của cuộc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp Hệ thống các tạp chí của Lào như tạp chí “A-lun-may” (Cộng sản), | “Co-xang-phắc” (Xây dựng Đảng), “Thong-thiêu” (Du lịch) v.v Các tạp chí

đù là tạp chí của cơ quan Đảng hay là tạp chí phục vụ về ngành khác như là du

Trang 31

vấn đề nông nghiệp Và chính vì vấn đề nông nghiệp đã làm nên những tin bài

trong tạp chí trở nên hay và hấp dẫn hơn Đặc biệt là những tranh vui, những chuyện cười về nông nghiệp lại càng hay và hấp dẫn hơn

Đài Phát thanh Quốc gia Lào là một loại hình truyền thông đại chúng

hiệu quả nhất về tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Những

người nông dân có thể theo dõi Đài bất cứ lúc nào, kể cả lúc đang cày, cấy, họ cũng có thể nghe đài để giảm bớt mệt nhọc Trong thực tế, Đài Tiếng nói Quốc gia Lào cũng đã xây đựng được rất nhiều chuyên mục về nông nghiệp Thậm chí cả những chuyên mục ca nhạc cũng đặt tên gắn với nông nghiệp như: | chuyên mục “Siểng-phêng-cang-thông-na” (Tiếng hát giữa ngoài đồng), “Siểng-khen-khậu-niểu” (Tiếng khèn cơm nếp), “Thơng-na-nham-leng” (Đồng ruộng hồng hơn) v.v Ngồi các chun mục ca nhạc, Đài Phát thanh Quốc

gia Lào cũng có rất nhiều chuyên mục về nông nghiệp như: “Lôm-kắp-Xao-ca-

xi-con” (Nói chuyện với nông dân), “Xôn-na-bốt-văn-ni” (Nông thôn ngày nay), “Bản-pà” (Làng nông thôn) v.v Đặc biệt, trong các chương trình Thời

sự thì hầu hết đều có những tin bài về nông nghiệp và chuyền địch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp v.v

Đài Truyền hình Quốc gia Lào với tư cách là một loại phương tiện

_ truyền thông đại chúng hiện đại nhất của Lào cũng có rất nhiều chuyên mục về kinh tế nông nghiệp như: chuyên mục “Phươn-xao-ca-xi-con” (Bạn nông dân), chuyên mục “Lào-pha-lít” (Lào sản xuất), chuyên mục “ A-Xíp-ni-co-đi”

aA?

(Nghề này hay đấy), hoặc là chuyên mục “Khuôn-hu-khu-Lào” (Bàn tay người Lào) v.v Các chuyên mục nói trên được phát sóng một tuần hai buổi và đối tượng phản ánh là lĩnh vực nông nghiệp là chính Ngoài ra còn có các chuyên

mục đối thoại cũng dành cho vấn đề nông nghiệp khá nhiều để thảo luận về

vấn đề nông nghiệp và lý giải về nông nghiệp trong chương trình Thời sự của

Đài Truyền hình Quốc gia Lào cũng có khá nhiều tin bài về nông nghiệp phản

Trang 32

Còn hệ thống thông tin địa phương báo in, tạp chí, Đài Phát thanh va truyền hình mặc dù số phát hành và thời gian phát sóng còn ít, nhưng vấn đề

_ nông nghiệp lại được để cập rất nhiều về nông nghiệp, có thể nói thông tin

chính của các báo địa phương là nông nghiệp và phục vụ nông nghiệp là chính Hiện nay, các tỉnh địa phương ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đều có báo, tạp chí, Đài phát thanh và Đài truyền hình riêng của mình Tất nhiên

có tỉnh nhiều, có tỉnh còn ít tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương Có

thể nói rằng hệ thống báo địa phương mang lại kết quả cao hơn về tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vì họ sẽ hiểu sâu và biết kỹ

hơn hoàn cảnh của tỉnh mình hơn các nhà báo ở nơi khác

Chỉ một vài nét khái quát về báo chí Lào với công tác tuyên truyền về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay như trên, có _ thể thấy rằng: trong thời gian qua hệ thống báo chí Lào trong toàn quốc đều đề cập đến vấn đề nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tuỳ theo đặc thù của mỗi báo mà thời lượng xuất hiện nhiều hay ít Một số báo

và tạp chí đã hình thành chuyên mục cụ thể về vấn đề này, một số chưa có

chuyên mục riêng, nhưng chúng đã góp phần vào phong trào trung, những

kiến thức kinh nghiệm hết sức bổ ích Phong trào tuyên truyền về chuyển dich

cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên báo chí Lào đã trở thành một phong trào rộng

khắp và mang tính xã hội hoá, đẩy nhanh quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của đất nước Lào lên một tầm cao mới

1.4 Một số vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Lào

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một nước có nhiều núi non, ít đồng

bằng, dân trí còn thấp, điều kiện canh tác khó khăn, từ đó ảnh hưởng cơ bản đến việc tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Những điều kiện này tác động không nhỏ đến hiệu quả tuyên truyền

Xuất phát điểm kinh tế nông nghiệp Lào còn thấp, đến năm 2005 cả nước

thu nhập mới xấp xỉ 500 USD/người/năm Từ 80 đến 85% thu nhập của nông

Trang 33

dân chỉ đủ chi tiêu, nên không có điều kiện đầu tư sản xuất và mở rộng sản xuất Có những mô hình kinh tế đã được Nhà nước nêu lên nhưng nông dân

không đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, và chuyển dịch cơ cấu sản xuất

Hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp trong quá trình cải cách chưa được hoàn thiện, chưa tạo được cơ sở pháp lý và môi trường kinh tế xã hội ổn định cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, nông dân còn đắn đo không biết có nên đầu tư hay không Trong vòng bốn năm từ 2002 đến 2005

các chính sách về nông nghiệp phát triển không đồng đều phần lớn đều phụ

thuộc vào vốn ngân sách của Nhà nước và tuỳ theo mức độ thu ngân sách mà phân bổ cho ngành nông nghiệp Vì thiếu cơ chế chính sách, thiếu quy hoạch dẫn đến nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước phát

triển không đồng đều, khu vực nào được đầu tư thì ở đấy nhân dân có cơ hội

phát triển, những khu vực không đầu tư, không có quy hoạch phát triển hoàn toàn tự phát, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoàn toàn do cá nhân người nông dân quyết định Hoặc đọc sách báo, nghe đài thấy mô hình nào hay thì học nên

không phù hợp và kém hiệu quả, chưa hình thành vùng nguyên liệu và sản xuất hàng hố, rất ít mơ hình tự phát có hiệu quả

Ngược lại những mô hình được đầu tư thì phát triển tốt Hiện nay, 6 Lao đã có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả cao, còn nhiều nơi phấn đấu nhưng vẫn chưa đạt được yêu câu Báo chí là tấm gương phản ánh đời sống xã hội, trước khó khăn về cơ chế chính sách nên báo chí cũng không có

điều kiện đi sâu phân tích, đưa ra định hướng cho những chính sách lớn vì vậy

hạn chế chuyển tải hệ thống chính sách hoàn thiện đầy đủ đến với người dân

Bên cạnh đó thực tế hiện nay khó để báo chí tiếp cận trực tiếp với nông dân là cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ở nông thôn quá yếu kém Vì vậy, hạn chế thông tin, đi lại trao đổi vật chất thì đây là một cản trở hết sức to lớn, tạo sự thông

Trang 34

Đối với các cơ quan báo chí của Lào, điển hình nhất là báo “Pa-xa-xôn”

(Nhân dân), “Pa-thết-Lào” (Đất nước Lào), Đài Phát thanh Quốc gia Lào, Đài

Truyền hình Quốc gia Lào v.v Mặc dù đã có phóng viên chuyên sâu về nông

nghiệp nhưng thực tế còn thiếu và yếu, lực lượng lại quá mỏng vì vậy tuyên

truyền từng chuyên đề còn hết sức hạn chế, lượng tin, bài, ảnh hầu hết phải chờ

theo kiểu “ăn đong” nên dẫn đến tình trạng tuyên truyền thiếu tập trung Chưa có điều kiện bám thật sát cơ sở, con người thiếu nên có những mô hình nhân diện,

nhân điểm chỉ được tuyên truyền một vài bài viết chưa đủ tính thuyết phục nhân

dân Thậm chí có những mô hình mới nhưng phóng viên chưa đủ điều kiện và

thời gian thẩm định, tri thức tổng hợp yếu, nên cứ tuyên truyền, cho đăng tải để

đảm bảo số lượng Trong thời gian qua, có vài hiện tượng tuyên truyền mô hình nông nghiệp, sau này bị các cơ quan quản lý Nhà nước bắt buộc phải tiêu huỷ

Những mô hình tuyên truyền có hiệu quả trong chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như chuyển đổi vật nuôi cây trồng có hiệu quả, đưa giống mới vào sản xuất đạt năng suất cao cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất, chăn nuôi tìm cây con giống mới, làm dịch vụ nông nghiệp đạt hiệu quả tốt, đầu tư nguôn lực con người, chủ động đưa cơ giới thay cho các mô hình

sản xuất cũ theo hướng hiện đại hoá, được tuyên truyền nhiều lần dưới nhiều

góc độ khác nhau, qua một thời gian lại tuyên truyền lại mô hình ấy nên dẫn đến trùng lặp, hiệu quả thông tin không cao Tuyên truyền hầu hết còn ở dạng

tự phát, thiếu tính định hướng cho người dân dễ dẫn đến hiểu lầm Khi tuyên truyền chuyển dịch giống mới ở vùng này thành công, lập tức nông dân nhiều

vùng học tập phát triển trên diện rộng tạo thành một phong trào nhưng cũng

đưa giống ấy vào sản xuất đại trà thì vùng này thành công, vùng kia lại thất bại dẫn đến mất lòng tin Về mặt khoa học thổ nhưỡng khác nhau, dẫn đến cây trồng khác nhau nhất là ở vùng miền núi

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một nước bao gồm nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, một trở ngại nữa trong tuyên truyền là dùng

Trang 35

khiến người được tuyên truyền không hiểu Vì vậy, khi viết bài phản ánh về _ thành tựu, chuyển tải chính sách, chuyển dịch cơ cấu đa số phóng viên khó

làm cho nhân dân hiểu và thông suốt chính sách, đây là một rào cản cơ bản về ngôn ngữ Đồng bào các dân tộc thiểu số không có chữ viết riêng mà chì có tiếng nói riêng, vì vậy cách tốt nhất làm cho dân hiểu là mô tả làm công việc

cu thé thé nao

Hiện nay, lượng phát hành báo chí ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dan Lao

nhìn chung vẫn còn thấp, mức độ phân phối báo không đồng đều, có nơi thì quá nhiều, có nhiều nơi đân không được đọc báo Như vậy, việc phát hành và

phân phối báo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tuyên truyền, do dân không được đọc báo, nên điều kiện học tập nâng cao tri thức từ các chính sách

là hết sức khó khăn, tiếp thu khoa học - kỹ thuật từ mặt báo đối với người dân thực sự chưa hiệu quả, nên tính tự phát thiếu hướng dẫn còn cao

Việc hình thành các chuyên mục kinh tế nông nghiệp trên báo là hết sức khó khăn, nhiều báo đã lập được nhưng không duy trì được thường xuyên nên hiệu quả tác động không cao, chưa hình thành được mối liên hệ thường

xuyên trong độc giả về mảng đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Ở các toà soạn chưa hình thành được cơ chế chính sách cho mảng đề tài này, ở các cơ quan báo chí, phóng viên chuyên ngành hay không chuyên

ngành mỗi tháng phải có bài ít nhất là hai bài trở lên phản ánh về đề tài

-_ nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhưng chưa có chính sách ưu tiên thù lao thoả đáng và thậm chí có một số cơ quan báo chí

hầu như chưa có chính sách về mảng đề tài này Thực tế khi viết về mảng

đề tài nông nghiệp là phải gắn với cơ sở, vùng sâu, vùng xa và vô cùng vất

vả nên phóng viên thà không có thưởng còn hơn phải đi xa, tâm lý ấy ảnh hưởng lớn đến việc tuyên truyền thật sâu sắc đến việc tuyên truyền chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Cộng hoà Dân

chủ Nhân dân Lào là hết sức khó khăn và trở ngại đồi hỏi phải có sự chỉ đạo, nỗ

Trang 36

lực tập trung của phóng viên, chế độ chính sách ở tầm vĩ mô và sự thống nhất quan tâm của các cơ quan liên quan và mọi Toà soạn báo, có như vậy khai thác tuyên truyền mảng đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới thực sự

hiệu quả Đó là những vấn dé đặt ra đối với công tác tuyên truyền chuyển dich cơ

cấu kinh tế nơng nghiệp ở Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Kết luận chương 1

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào (1986) đã phân tích sâu sắc những nguyên nhân hạn chế bước tiến của cuộc cách mạng Lào, từ đó tiến hành thực hiện công cuộc đổi mới toàn điện

đối với đất nước Có thể nói đó là sự chuyển đổi căn bản về mặt tư duy, trước

hết là tư duy kinh tế

Lào là một quốc gia nông nghiệp, vậy muốn phát triển kinh tế đất nước

thì trước hết là phải phát triển kinh tế nông nghiệp Tir Dai hoi IV, Dang Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách về nông

nghiệp, chuyển từ sản xuất tự nhiên, nửa tự nhiên sang sản xuất hàng hoá Đó

cũng chính là điểm xuất phát việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở

Lào Hiện nay, Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào đang thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, trong đó nông nghiệp là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu, công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã trở thành phong trào

rộng khắp đất nước

Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước Lào đã có những thành tựu lớn, kinh tế - xã hội có những bước phát triển mạnh, đời sống của

nhân dân ngày càng được nâng cao Trong đó lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp là | một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm đến nhiều hơn và có những

bước phát triển rất mạnh

Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống báo chí Lào cũng có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có sự đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Hiện nay, báo chí Lào đang có vai trò hết

Trang 37

nước đến với nhân dân, để nhân dân hiểu và làm theo, làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt được hiệu quả cao

Tất nhiên bên cạnh những thành tựu ấy cũng đang còn nhiều những khó

Trang 38

Chương 2

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

CUA DAI TRUYEN HINH QUOC GIA LAO

2.1 Vài nét về Đài truyền hình quốc gia Lao

2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của Đài truyền hình

quốc gia Lào

Sự ra đời và phát triển của Đài Truyền hình Quốc gia Lào gắn liền với lịch sử cách mạng của dân tộc Lào qua hai giai đoạn: giai đoạn chống chủ _ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (từ năm 1955 đến năm 1975) và giai đoạn

từ sau khi giải phóng đất nước (năm 1975) đến nay

- Giai đoạn thứ nhất: là giai đoạn đấu tránh chống thực dân Pháp và

Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975 Giai đoạn đó nước Lào chia cắt thành hai chế độ chính trị khác nhau Một bên là “Neo-Lào-hắc-xạt” (Mặt trận Lào yêu

nước) đưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở khu vực giải phóng Sâm Nưa - Xiêng Khoảng Còn một bên là tay sai của bọn bán nước

dưới sự thống trị của Pháp và Mỹ ở khu vực Viêng Chăn

Ông Bua-ban Vo-lạ-khun nguyên Thứ trưởng bộ Thông tin và Văn hoá _ cho biết: ở khu vực giải phóng Sầm Nưa - Xiêng Khoảng phía “Neo-Lào-hắc-

xạt” (Mặt trận Lào yêu nước) dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào, trước giải phóng chưa có ngành truyền hình, chỉ có một nhóm

xưởng phim phụ thuộc vào Ban Tuyên huấn Trung ương có nhiệm vụ hoạt động tuyên truyền chiếu, sản xuất phim tài liệu bằng phim 16 mm Xưởng phim này khi mới sơ khai hình thành nhờ sự viện trợ về vật chất, kỹ thuật của

Việt Nam Những thước phim đầu tiên đó chủ yếu phản ánh tình hình ở ngoài

mặt trận, ghi lại những hội nghị quan trọng và việc xây dựng ở căn cứ cách

Trang 39

Bộ phim đầu tiên được sản xuất có tên là “Tấu-hôm-xong-khuanh” (Tập trung hai tỉnh căn cứ) sản xuất năm 1955 -1956 Sau đó có phim “20 Pi-hanh-can- pạ-ti-vất” (Hai mươi năm chặng đường cách mạng) sản xuất năm1965; phim _ Xay- sạ-na-lạ-đu-lanh” (Mùa hè thắng trận) sản xuất năm 1970 v.v Đó là những bộ phim tài liệu được công chiếu rộng rãi trong nước và quốc tế trong đó có Việt Nam và Trung Quốc

Thời kỳ này, bọn tay sai bán nước ở khu vực Viêng Chăn dưới sự

thống trị của thực dân Pháp và Mỹ cũng đã tổ chức một bộ phận về chiếu

phim và chụp ảnh do ông Thong-thíp Xỏ-pháp-mi-xay là trưởng ban Bộ phận này trực thuộc Bộ Thông tin và Du lịch Giai đoạn đầu cũng sản xuất

bằng phim 16mm nhằm giới thiệu tuyên truyền hoạt động của chính phủ của

bọn tay sai bán nước dưới sự thống trị của Pháp và Mỹ Năm 1972 có thêm _ một bộ phận có tên là Usit (Us Aiđ) được sự hậu thuẫn do Mỹ tài trợ và đã sản xuất bằng phim 35 mm Nhóm này chủ yếu làm phim tài liệu và phim truyện nhằm chống phá lực lượng cách mạng Từ năm 1956 đến năm 1975 nhóm Thong-thíp Xô-pháp-mi-xay cũng như nhóm Usit cũng sản xuất phim truyện và phim tài liệu như: “Mừa-sin-khoa-mọc” (Thóat khỏi sương mù); “Xa-ta-nang” (Số phận cô gái); “Song-phăng-khoong” (Hai bờ sông MêKông), “Phèn-đin-hâu” (Đất nước mình); “Năm-ta-sao-ộc-pha-nhốc”

(Nước mắt của cô gái lỗi lầm) v.v

Ông Phu-mi Phênh-xạ-vắt, Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Quốc

gia Lào cho biết: năm 1973 có dự án xây dựng Đài truyền hình tại khu vực Viêng Chăn do Pháp tài trợ và đã gửi những cán bộ kỹ thuật và biên tập viên tại Pháp Nhưng sau đó Mặt trận yêu nước Lào giành được nhiều chiến thắng và giải phóng được đất nước nên chương trình dự án này đã kết thúc

Như vậy, có thể nói trong giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp và

Mỹ ở Lào chưa có đài truyền hình, chỉ có bộ phận sẵn xuất phim tài liệu và

Trang 40

- Giai đoạn thứ hai: Sau giải phóng đất nước đến nay

Ngày 02/12/1975 nước Lào được hoàn toàn giải phóng khỏi ách cai trị của đế quốc Mỹ Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bắt đâu công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Vào cuối những năm 1970, Lào gặp phải muôn vàn khó khăn về vật chất kinh tế cơ sở hạ tầng nhưng Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển ngành thông tin đại

chúng và nhất là phát thanh - truyền hình, coi ngành phát thanh - truyền hình

là vũ khí mũi nhọn trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cổ động nhân dân tham gia vào việc bảo vệ và xây dựng đất nước

Một vấn đề quan trọng là các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan đều có truyền hình Đồng thời cũng do nhu cầu của nhân dân Lào thích xem

truyền hình, còn Đảng và Nhà nước cũng hiểu rằng: “Không có một Đảng chính trị, một tổ chức, lực lượng kinh tế- xã hội nào không sử dụng báo chí

như một phương tiện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình” [14, tr 12]

Do vậy vào cuối năm 1979, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm chuẩn bị

_ xây dung va thành lập đài truyền hình và giao nhiệm vụ cho ba bộ phận: uỷ

ban thông tin báo chí, đài truyền hình Nhà nước; Bưu chính và xây dựng kết hợp với Bộ Giáo dục cùng nhau nghiên cứu thành lập Đài truyền hình Đến giữa năm 1980 đã phát sóng chương trình thử tại trường kỹ thuật Electronic

mỗi tuần phát từ một đến hai lần, công suất của máy là 20W do tài trợ của Nhật Bản Sau đó Đảng và Nhà nước thấy khả năng của việc thành lập ngành truyền hình là có thể thực hiện được Đến năm 1983 đã tổ chức một Ban quản

lý truyền hình do “Uỷ ban thông tấn báo Phát thanh và Truyền hình Nhà nước” thực hiện dự án do đồng chí Son-khăm-van Vông-xa là Chủ tịch và

_ đồng chí Bun-tênh Vông-xay làm phó chủ tịch, đồng chí Khec-keo Soi-xay-

nha làm trưởng ban nghiên cứu kỹ thuật Ngoài ra, da tuyển 30 cán bộ từ phát thanh làm đội ngũ và được tập huấn tại Việt Nam Sau thời gian học tập tại

Việt Nam đội ngũ cán bộ này đã trở về làm lực lượng nòng cốt cho đài truyền

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA LÀO TUYỂN TRUYỀN - Đài truyền hình quốc gia lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (khảo sát từ tháng 1 2005 đến tháng 5 2006)
ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA LÀO TUYỂN TRUYỀN (Trang 2)
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Đài truyền hình quốc gia Lào (năm 2005) - Đài truyền hình quốc gia lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (khảo sát từ tháng 1 2005 đến tháng 5 2006)
Sơ đồ b ộ máy tổ chức của Đài truyền hình quốc gia Lào (năm 2005) (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w