1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện nghi lộc tỉnh nghệ an

85 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 10,36 MB

Nội dung

Trang 1

mane AN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHI MINH ses AN Y VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUY ÊN TRUYỀN 8010

=3 =

` xử CIN TIEN Sate are if rh

HLL DỊCH GƠ CẤT! Si Teen ace cet

Chuyén dịch cơ cầu Lợi nN NỘI xẻ ieee,

Trang 2

“II 2 Kl _ WH —_

O03 [gO 03 |gÖPC VIÊN CHÍNH TRỊ Quốc GIA HỒ CHÍ MINH

L a re ee ne: AI VIEN BAO CHI VA TUYBN TRUYEN

PHONG QUAN LY KHOA HOC

CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP

NONG THON THEO HUONG CONG NGHIEP HOA, HIEN BAI HOA Ứ HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ ñN (Đề tài khoa học của sinh viên) HỌC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN A03- 201)

Ha néi, thang I1- 1999 Họ và tên sinh viên : Đào Anh Quân

Sinh viên lớp Kinh tế chính trị khoá IX

Họ và tên người hướng dẫn : Tiến sĩ kinh tế Vũ Văn Yên xiäng viên khoa kinh tế phân viện BC&TT

Trang 3

Loi cam ơn : Xin chân thành cảm ơn sự giúp đố nhiệt

tình của các tập thế, cá nhân thuộc Huyện ủy, HĐND,

UBND Huyện Nghỉ Lộc, Nghệ An; các Thầy Cô giáo

Khoa KTCT va Khoa QLKT, Phòng quản lý khoa học; đặc

biệt là sự hướng dân khoa học tận tình của Thầy giáo- Tiến sĩ kinh tế Vũ Văn Yên, giảng viên khoa KTCT Phan viện BC&TT, đã giúp tôi hoàn thành đề tài nay

Hà nội ngày 20-11-1999

Trang 4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

; | MỤC LUC |

Phan mở đầu

Phần nội dung

Chương Ï: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ - NỘI DƯNG CƠ BẢN

CỦA QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

I.Co cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

IÍ.Nội dung cơ bản của CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân III.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Chương II:CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN

ọ NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

I.Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc

Trang 5

_hr Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 2 ~^ MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Phương hướng cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước

được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI xác định và Hội nghị lần thứ tư

Ban chấp hành trung ương (khoá VIII) tiếp tục khẳng định là:" Phải đặc biệt coi trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá Đây là những điểm mới cần

được quán triệt trong nhậh thức và hành động; trong chính sách và trong tổ

chức thực tiễn”), Để thực hiện phương hướng cơ bản nêu trên, các cấp lãnh

đạo từ Trung ương đến địa phương trong khi hoạch định các kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội đều thống nhất xác định: Đẩy nhanh quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phân công lại lao động ở nông thôn là giải pháp lớn, quan trọng, hàng đầu

Tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý nông

nghiệp - nông thông, nhất là từ khi thực hiện chỉ thị 100/BBT của Ban bí thư

trung ương Đẳng với tư tưởng khoán hộ, đưa đất về cho hộ nông dân; nhờ đó

tạo động lực khai thác tiểm năng phát triển sản xuất nông nghiệp Thành tựu kinh tế đặc biệt quan trọng, trước hết và rõ rệt nhất ở địa phương là trên lĩnh

vực nông nghiệp và nông thôn Bình quân lương thực đầu người tuy còn xa

mới đạt mức cả nước và vượt qua ngưỡng cửa của nghèo đói (280

kg/người/năm) nhưng đã tăng từ 190 kg/người năm 1997 Đời sống của nông

dân, bộ mặt kinh tế - xã hội nơng thơn tồn huyện đã được cải thiện cơ bản Thành tựu đó đã góp phần thay đổi bước đầu cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá và ngay trong bản thân ngành nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu cũng đã và đang diễn ra mạnh mẽ Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp kém, những tiềm năng tạo ra những thành tựu nói trên dường như đang đi gần tới giới hạn của nó Chuẩn bị bước sang thế kỷ XXI, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn huyện Nghi Lộc đang trực diện với những thách thức to lớn, thể hiện ở các mặt sau đây:

- Bình quân lương thực và thu nhập đầu người vẫn còn ở dưới mức bình

quân chung cả nước, vẫn còn ở ranh giới của sự nghèo khổ Tốc độ tăng dân

số cao (1,97%) Sức ép về việc làm rất lớn bởi trên 82% lao động xã hội đang

là lao động nông nghiệp

Trang 6

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Những chính sách, thể chế, biện pháp nhằm đổi mới và tăng cường sự

quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội nông thôn nhằm "phát huỳ nội lực”, phát

huy quyền làm chủ của nhân dân còn chưa được thể hiện rõ ràng và có hiệu lực

- Là vùng nông thôn, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với trình độ sản

xuất nông nghiệp lạc hậu, tính tự cung tự cấp còn nặng nề, kỹ thuật lao động “

chủ yếu là thủ công, năng suất lao động thấp (trong khi đó số người trong độ:

tuổi lao động chỉ chiếm 47% dân số)

Để ổn định, nâng cao đời sống nông dân, tạo điều kiện cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phát triển một nên nơng nghiệp tồn diện gắn với công nghiệp chế biến Nhiệm vụ này

chỉ có thể thực hiện được khi các cấp uỷ Đảng chính quyền và các tầng lớp

nhân dân trong và ngoài huyện tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công cuộc

cơng nghiệp hố nơng nghiệp và kinh tế nông thôn Cơng nghiệp hố nơng thơn luôn đóng vai trò then chốt, là chìa khoá, là động lực tác động trực tiếp

và mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển toàn diện nông

thôn, làm tăng năng suất lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, mở ra nhiều ngành nghề phi nông nghiệp So với một số huyện, thành phố, thị xã trong

tỉnh và cả nước đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định về kinh tế - xã hội,

q trình cơng nghiệp hố nông thôn của huyện Nghi Lộc phải thực hiện cùng một lúc nhiều bước chuyển biến có tính song hành: Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ còn thấp kém nặng tính tự túc tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, chuyển cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, trong nông nghiệp lại nặng về trồng trọt, trong trồng trọt nặng về trồng cây lương thực sang cơ cấu kinh tế theo hướng

phát triển toàn diện, hợp lý, tạo tiền đề quan trọng và vững chắc chọ chuyển _

dịch tiếp theo - chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá vào những năm sau 2010 Thực hiện nhiệm vụ quan trong nay doi hoi giải quyết nhiều vấn đề, trong đó việc hoàn thiện cơ chế quản lý mới, tạo lập đồng bộ thể chế, chính sách gắn với đặc điểm văn hoá, truyền thống và trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng đóng vai trò quan trọng

Đại hội Đảng bộ huyện Nghi Lộc, Nghệ An lần thứ XXV sẽ được triệu tập vào quý II năm 2000 Để cung cấp một số luận cứ khoa học giúp cho việc

hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyền đến năm 2010 và

Trang 7

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn

¢

"Chuyén dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở huyện huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An" được xem là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, lâu dài

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố được Đại hội tồn quốc lần thứ VI, VIH xác định trong các văn kiện với tư cách là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước những năm cuối thập kỷ 90 và những năm 2010, 2020 nhằm "đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý " Đề tài KX - 08 - Ơ7 đã thu hút tập hợp đông đảo tập thể các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà

kinh tế học đầu ngành, nhiều chuyên gia kinh tế giỏi, nhiều cán bộ quản lý kinh tế - xã hội ở Trung ương và địa phương tham gia Sau nhiều năm thực

hiện, đề tài từng bước đã được nghiệm thu, công bố trên các báo, tạp chí và

xuất bản Tháng 2.1994 và tháng 2.1995, công bố: "Báo cáo kết quả nghiên

cứu 1993 và 1994" Hội thảo khoa học 1994 với chủ đề: "Những vấn đề lý luận cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam" do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội phối

hợp tổ chức Phát biểu tại Hội thảo khđẩ, học này các tác giả Chu Hữu Quý,

Nguyễn Ngọc Lưu và Đào Thế Tuấn, đã trình bày những luận cứ khoa học xác: đáng cho việc nhận thức cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thành Bang với chuyên đề khảo sát, nghiên cứu: “Thực trạng và phương hướng phát triển công nghiệp

nông thôn miền Trung”, trên cơ sở những vấn đề lý luận, quan điểm định

hướng đã luận giải và làm sáng tỏ nhiều chính sách, giải pháp đã được triển khai và áp dụng trong thực tế ở địa phương

Tìm kiếm các phương hướng và các giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương và nhiệm vụ quan trọng này còn có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành và thử nghiệm trong những năm vừa qua Trong số nhiều ấn phẩm

khoa học đã được xuất bản, phải kể đến công trình: "Chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân'?tập ¡, của Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đình Giao, xuất bản năm 1995 và "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” của tập thể tác giả thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển phối hợp với Trường đại học kinh tế quốc dân mà chủ biên là hai tác giả phó giáo sư, tiến sĩ Lê Du Phong và phó giáo sư, phó tiến sĩ Nguyễn Thành Độ, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành -

tháng 6.1999

Trang 8

~

©

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn

T

Ngồi những công trình nghiên cứu ở phạm vi cả nước và khu vực miền Trung đã nêu trên, ở địa phương các tỉnh, các vùng kinh tế khác trong cả nước,

tình hình nghiên cứu đề tài này cũng đã thu được nhiều thành tựu ở góc độ

một huyện, do tính địa phương đặc thù cao, thêm vào đó là những khó khăn nhất định trong việc tập hợp, phân tích, xử lý số liệu thống kê và nhiều lýdo

khác nên nhiều người vẫn quan niệm: chỉ dừng ở mức khảo sát thực tế để xâydựng đề án kinh tế chứ chưa đạt “tầm” một đề tài khoa học () Vì vậy, dưới

góc độ kinh tế học chín trị và quản lý kinh tế, chúng tôi đặc biệt quan tâm nghiên cứu vấn đề †h«e phương pháp tiếp cận hệ thống

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở khai thác những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đề tài làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Từ đó nêu ra những phương hướng cơ bản và những giải pháp

chủ yếu để đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một

huyện có nhiều đặc thù

Thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là:

- Phân tích nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân nói chung và nội dung công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn nói riêng Tiên cơ sở đó nghiên cứu những điều kiện, tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Rút ra những vấn đề có tính bức xúc cần giải quyết

- Đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản để chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở địa phương trong những

năm trước mắt và đến 2010

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của một huyện thuộc tỉnh Nghệ An ở trong vùng kinh tế khu vực Bắc Trung bộ nước ta Theo viện nghiên cứu chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, vùng Bắc Trung bộ (khu bốn cũ) không được liệt vào “Vùng

kinh tế trọng điểm” (hoặc “vùng kinh tế động lực”) “là vùng có cơ cấu kinh tế

Trang 9

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

xern xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế địa phương Trong từng loại cơ cấu cụ thể, việc phân tích cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ được quan tâm phân tích, luận giải tương đối toàn diện Riêng cơ cấu thành phần kinh tế, vì một vài lí do nhất định, tác giả chỉ điểm qua, hạn chế tối đa sự phân tích thực trạng Khoảng thời gian mà đề tài tập trung nghiên cứu là từ năm 1990 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, lôgic kết hợp với lịch

sử và các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị học Phương pháp được

đặc biệt chú trọng là kết hợp khảo sát thực tế với tổng hợp, phân tích thực tiễn

Trên cơ sở đó, dé tài rút ra những vấn đề mang tính lí luận, thực tiễn phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn ở địa phương

6 Những điểm mới của đề tài |

- Lần đầu tiên, vấn để cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được luận giải trên cơ sở khoa học kinh tế chính trị và quản lí kinh tế, được phân tích cả mặt chất lẫn mặt lượng Nhờ đó, dé tài làm rõ nội dung, đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở một huyện vừa có đồng

bang, mién bán sơn địa và vùng biển có tính kha thi

- Những giải pháp cơ bản, hệ thống và đồng bộ mà đề tài đưa ra phù

hợp với thực tiễn của huyện nhằm thúc đẩy sự chuyển biến nhận thức cho cán

bộ, đẳng viên, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn địa phương

- Phương pháp tiếp cận hệ thống kết hợp với tổng hợp và phân tích cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế cho phép phát hiện thế mạnh của từng loại cơ cấu cụ thể góp phần vào việc đề xuất, kiến

nghị nhằm thực hiện quan điểm “phát huy nội lực” của Đảng ta hiện nay 7, Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của đề tài gồm 2 chương và 4 tiết: |

Chương Ï Chuyền dịch cơ cấu kinh tế, nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân

Chương II Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc

Trang 10

_ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn CHUONG I

CHUYEN DICH CO CAU KINH TE - NOI DUNG CO BAN CUA QUA TRINH CƠNG NGHIỆP HỐ HIỆN ĐẠI HOÁ NÊN KINH TẾ QUỐC DÂN

f

I Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1, Cơ cấu kinh tế, Phương pháp tiếp cận phân tích

a Cơ cấu kinh tế |

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế Mác là người đầu tiên để cập đến khái niệm này trên cả hai bình diện: triết học và kinh tế chính trị học Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, Mác đưa ra khái niệm cơ cấu kinh tế xã hội: "Là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp

với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất" Khi phân tích các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, chỉ ra các cân đối trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Mác cho rằng: "Phân phối sản phẩm đã

bao hàm trong quá trình sản xuất và quyết định cơ cấu của sản xuất"), Cũng

trên bình diện kinh tế chính trị, Mác nhấn mạnh:" Khi phân tích cơ cấu kinh

tế phải chú ý đến cả hai khía cạnh chất lượng và số lượng".Từ đó, ông đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh và hết sức ngắn gọn: "Cơ cấu kinh tế là một sự

phân chia về chất và một tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã

hoi"™, |

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, nếu xem toàn bộ nền kinh tế

quốc dân với nhiều yếu tố kinh tế là một chỉnh thể thì cơ cấu kinh tế là một

phạm trù kinh tế, là nên tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội

Một cách tiếp cận khác: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đây đủ là một

tổng thể kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác

động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong

những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính

lẫn định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được

xác định của nền kinh tế

Từ những cách tiếp cận trên ta có thể rút ra được mặt bản chất của cơ cấu kinh tế như sau:

—————

Trang 11

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

4

- Tổng thể các bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế của một quốc gia

(các bộ phận này gồm: các nhóm ngành, các yếu tố kinh tế)

- Số lượng, tỉ trọng tương ứng của mỗi bộ phận phản ánh vị trí của ⁄

chúng trong tổng thể nền kinh tế

- Các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hướng vào mục tiêu xác định

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù trừu tượng Do đó, khi phân tích nó ở tầm quốc gia hay phạm vi một vùng, một địa phương cần xem xét từng loại cơ

cấu cụ thể, trên từng phương diện cụ thể Cách tiếp cận này cho phép nắm

vững được bản chất của cơ cấu kinh tế từ đó thực thi các giải pháp nhằm

chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả

b Phương pháp tiếp cận phân tích | +

_~ Tiếp cận phân tích cơ cấu kinh tế theo từng loại cơ cấu cụ thể:

Sử dụng phương pháp này tiếp cận ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế

+ Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản cấu thành nền kinh tế quốc

dân, là nòng cốt trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước Một tổ hợp các

ngành hợp thành các tương quan tỉ lệ, mối liên hệ giữa các nhóm ngành không những biểu hiện vai trò, vị trí của từng ngành mà còn phản ánh phần nào trình

độ phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của

nền kinh tế Khi phân tích cơcấu ngành người ta xem xét 3 nhóm ngành (khu ` vực hoặc lĩnh vực): Nông nghiệp theo nghĩa rộng, công nghiệp gồm cả xây -

dựng và dịch vụ Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế là nét đặc trưng của

các nước đang phát triển |

"Sau nhiều năm phát triển, nhưng cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch rất chậm, nền kinh tế vẫn giữ nguyên hơn 70% lao động làm nông nghiệp Năm 1977 tỉ trọng trong GDP của công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp là: 31%; 42%, 27% Với đà này, chúng ta khó đạt mục tiêu năm 2000 với cơ cấu tương ting 1a: 34 - 35%; 45 - 46%: 19 - 20%"),

Nhìn vào thực trạng cơ cấu ngành kinh tế có thể nhận xét: Nước ta hiện nay về cơ bản còn đang là một nước nông nghiệp Mặc dù nông nghiệp đang đóng góp gần 50% trong cấu thành GDP và hơn 50% tổng kim ngạch xuất

™ Ban tư tưởng - Văn hoá TW : Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCHTW

Trang 12

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

khẩu, nhưng bản thân nông nghiệp không thể đẩy nhanh sự phát triển tạo được

tích luỹ cần thiết cho nền kinh tế ị

+ Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ là một phân hệ trong cơ cấu nền kinh tế

quốc dân thống nhất Nếu cơ cấu ngành hình thành từ quá trình hân công lao

động xã hội và chun mơn hố sản xuất thìcơ cấu kinh tế lãnhvlai được hình

thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội, truyền thống, kinh nghiệm sản

xuất của mỗi vùng nên việc hình thành cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ nhằm khai thác triệt để các lợi thế, tiêm năng của các vùng, sự liên kết hỗ trợ lẫn

nhau nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều của nền kinh tế quốc dân cũng là một trong những chương trình kinh tế lớn của chiến lược phát triển kinh tế đất nước

“Tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác

thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và

liên kết giữa các vùng, tao nên sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của cả

nước Kết hợp sự phát triển có trọng điểm với sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ, giảm bớt chênh lệch về nhịp độ phát triển giữa các vùng", Đó là mục tiêu của chương trình phát triển các vùng lãnh thổ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra

Có nhiều cách phân vùng lãnh thổ kinh tế Theo các nhà khoa học sinh thái Nông nghiệp thuộc Viện thiết kế qui hoạch nông nghiệp, nước ta hiện nay có 7 vùng kinh tế nông nghiệp - sinh thái Đó là vùng Miền núi và trung

du Bắc bộ; vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Khu bốn cũ; vùng duyên hải

miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông

Cửu Long Cách phân vùng này chủ yếu dựa vào các yếu tố địa hình - Sinh thái môi trường và sản xuất nông nghiệp - Mặc dù dự án phân vùng này được công bố khá sớm (14-9-1979) nhưng cho tới nay hệ thống bảy vùng nêu trên vẫn có giá trị thực tiễn và khoa học

Theo cách phân vùng của các tác giá Viện phân vùng và qui hoạch trung ương- Đề tài chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước 70 - 01 thì nước ta hiện nay có 5 vùng kinh tế với những đặc trưng qui mô và cơ cấu kinh tế khác

nhau Vùng I : Đông - Bắc Bắc bộ với đặc trưng cơ cấu kinh tế là vùng kinh tế

công - nông nghiệp phát triển với nhiều ngành chuyên môn hoá và phát triển -

tổng hợp khá phong phú Vùng II: Tây - Nam Bắc bộ có cơ cấu kinh tế công -

nông nghiệp, là lãnh thổ kinh tế - xã hội có truyền thống lâu đời Ving III: :

® Dang cong Viet Nam: Van kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội

Trang 13

Chuyển dịch cơ cấu kính tế nông nghiệp nông thôn

Trung bộ là vùng có cơ cấu kinh tế nông - lâm ngư nghiệp và công nghiệp phát triển chưa mạnh Vùng IV: Đông Nam bộ có cơ cấu kinh tế công nông nghiệp và thương mại phát triển mạnh nhất, đang có sức thu hút đầu tư quốc tế mạnh Vùng V là vùng nông nghiệp trù phú nhất trong 5 vùng kinh tế lớn nhưng công thương nghiệp, dịch vụ và cấu trúc hạ tầng chưa phát triển thích

đáng

Cũng theo cách phân vùng gắn với cơ cấu kinh tế lãnh thổ này, người ta

xác định được 3 vùng kinh tế trọng điểm, trên cơ sở đó qui hoạch, sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, xây dựng hệ thống chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vừa đảm bảo lợi ích chung của cả nước vừa phát huy lợi thế riêng của mỗi vùn g, kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác - ba vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế nước ta hiện nay là: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Huế - Đà Nắng và Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu ở những vùng này, lợi thế về tài

nguyên, điều kiện địa lý, nguồn nhân lực, khả năng tạo nguồn vốn, sử dụng

công nghệ mới để đạt tốc độ tăng trưởng cao vượt trội hơn hẳn so với các vùng kinh tế khác Những năm qua, vai trò động lực của những vùng này đã được khẳng định

- Vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hiện chiếm 10% dân số và tạo ra 14% GDP cuả cả nước

- Vùng kinh tế trọng điểm Huế - Đà Nẵng hiện chiến 5% dân số và tạo

ra 4,5% GDP của cả nước

- Vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu hiện chiếm 11% đân số và tạo ra 28% GDP của cả

nước | |

+ Cơ cấu thành phần kinh tế

Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi mọi quốc gia phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất Giải phóng mọi lực

lượng sản xuất huy động tối đa nguồn lực trong nước và nước ngồi đi đơi với

việc giải quyết tốt quan hệ sản xuất sẽ tạo ra năng suất lao động cao, sản xuất có tích luỹ, tạo điều kiện giải quyết công bằng và tiến bộ xã hội Phát triển

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo

Trang 14

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

động đến việc hình thành cơ cấu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với nhu

cầu xã hội

Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần

kinh tế |

Cơ cấu thành phần kinh tế là hệ thống tổ chức kinh tế tương ứng với

chế độ sở hữu phản ánh mối tương quan, giữa các thành phần kinh tế trong

nền kinh tế quốc dân ,

| Cơ cấu kinh tế ngành và vùng lãnh thổ phân ánh mặt tự nhiên của quá

trình sản xuất, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Cơ cấu

thành phần kinh tế biểu hiện quan hệ xã hội của quá trình sản xuất xã hội Do

đó, khi phân tích cơ cấu thành phần kinh tế, người ta thường xem xét ở góc độ chính trị xã hội Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệt

thống tổ chức kinh tế với một chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát

triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội Như vậy, cơ cấu thành phần kinh tế làmột nhân tố tác động đến cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ Sự tồn tại lâu dài nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan Vấn đề quan trọng nhất đặt ra là: Làm thế nào để khơi dậy mọi tiểm năng của tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời tạo được mối quan

hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần trong nên kinh tế, chứ không phải là thành phần nào chiến tỉ trọng chi phối

Thực trạng cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay sau nhiều năm tích cực đổi mới, tiểm năng các thành phần kinh tế chưa được phát huy, doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm đại bộ phận các ngành quan trọng nhưng nhìn chung hoạt động chưa ổn định, phát triển thiếu qui hoạch, đầu tư thiếu

cân nhắc, thiếu vốn, chậm đổi mới công nghệ, yếu về năng lực quản trị, hiệu

quả thấp, nhiều doanh nghiệp nợ lớn, mất khả năng thanh toán, cơ chế, chính

sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều vấn đề

chưa giải quyết, cổ phân hoá tiến hành chậm Từ 12.300 doanh nghiệp nay còn lại gần 6000 doanh nghiệp, chỉ có 12% số đó có trang thiết bị tương đối hiện đại hoặc hiện đại, có khoảng 1/3 số doanh nghiệp Nhà nước bị thua lỗ, khoảng 1/3 số doanh nghiệp có lãi chút ít Năm 1996 tính chung các doanh nghiệp Nhà nước, cứ I đồng vốn làm ra 0,11 đồng lãi, tương đương với lãi suất ˆ

ngân hàng

Dưới 10% các hợp tác xã trong nông nghiệp đổi mới có kết quả, còn lại hoạt động yếu kém hoặc chỉ còn là hình thức, việc chuyển đổi hợp tác xã theo

những hình thức mới phát triển chậm Kinh tế hộ của hơn 10 triệu hộ nông dân

Trang 15

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Ị 1

và 2 triệu hộ sản xuất kinh doanh nhỏ đang có nhu cầu hợp tác làm ăn nhưng chưa được quan tâm đây đủ

Kinh tế tư nhân tuy có bước phát triển khá, đến 1996 có hơn 21 ngàn doanh nghiệp (1,5% tổng số vốn, đóng góp 2% GDP, 8% sản lượng công

nghiệp), tạo việc làm cho 37 vạn lao động nhưng nhìn chung chưa được quản

lý, hướng dẫn và giúp đỡ phát triển lành mạnh, vốn ít, công nghệ lạc hậu, năng

lực kinh doanh yếu và còn nhiều vụ vi phạm pháp luật, gần đây số doanh

nghiệp bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể, phá sản tăng lên

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao hơn các doanh nghiệp nội địa, năm 1997 đóng góp 28% sản lượng công nghiệp nhưng

tỉ trọng hàng xuất khẩu không tương xứng, Nhà nước chưa kiểm soát, chưa

nắm được thực chất hoạt động và việc chấp hành luật pháp Việt Nam của các doanh nghiệp này

Tóm lại: Tiếp cận cơ cấu kinh tế bằng cách phân loại, ta có ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất Đó là: Cơ cấu ngành, cơ

cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ Ba bộ phận quan hệ chặt chẽ với nhau,

trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả Song, cơ cấu

ngành kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên một phạm vi không

gian lãnh thổ xác định và trên phạm vi cả nước Mặt khác, việc phân bố không

gian lãnh thổ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phân kinh tế lãnh thổ

_2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu xã hội, các

yếu tố, bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế luôn thay đổi Đó là sự tăng, giảm về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỈ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trrưởng không đều giữa các yếu tố, bộ phận Sự thay đổi này tạo nên sự vận động thường xuyên của cơ cấu kinh tế Đặc điểm của sự vận động là khách quan, từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, trong mối quan hệ cân đối, ổn định nên diễn ra rất chậm chạp Trong quá trình vận động của cơ cấu kinh tế, các yếu tố, bộ phận cấu thành luôn ở trong trạng thái biến đổi, phá vỡ cân đối

và tự nó điều chỉnh, cân đối để tạo ra sự ổn định tương đối Như vậy: Chuyển

dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác cho

phù hợp với môi trường phát triển Sự chuyển dịch này không đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu kinh

tế Trên cơ sở một cơ cấu hiện nay có, quá trình chuyển dịch diễn ra theo một nộidung như sau: Cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu, chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu

Trang 16

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

mới tiên tiến hoặc bổ sung và hoàn thiện cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành

cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn |

+

Đặc điểm của cơ cấu kinh tế cũ là sự mất cân đối toàn cục giữa tổng cung và tổng cầu xã hội Biểu hiện cụ thể của mất cân đối trong cơ cấu giữa

nhóm Ï và II (hay nhóm A > nhóm B) về tỉ trọng trong ODP, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa nông nghiệp và công nghiệp, về kỹ thuật và công nghệ, sự

không đồng bộ ở mọi cấp (từ doanh nghiệp, ngành, vùng đến nền kinh tế) đều

song song tồn tại các kỹ thuật với nhiều trình độ khác nhau

Nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý dựa trên tiến bộ của khoa học - công nghệ và phù hợp với nhu cầu xã hội - cơ cấu của nền kinh tế thị trường, đang là việc các nước trên thế giới quan tâm Đối với nước ta, phương hướng xây dựng cơ cấu mới là: Tăng nhóm II và B của nền sản xuất đồng thời với phát triển kết cấu hạ tầng vốn rất yếu kém hiện nay; khắc phục mất cân -

đối: sản xuất - tiêu dùng, điều chỉnh sản xuất phù hợp với cơ cấu và khối

lượng cầu của xã hội, khắc phục sự lạc hậu và không đồng bộ về kỹ thuật - công nghệ, đặc biệt cần tập trung phát triển khu vực kinh tế năng động và hiệu quả của nên kinh tế, đồng thời phát triển các ngành công nghệ cao và mũi

nhọn, các ngành chế biến, các ngành dịch vụ vốn trước đây ít được quan tâm, thu hẹp khu vực kinh tế Nhà nước để chuyển vai trò Nhà nước sang điều hành

các quá trình kinh tế vĩ mô và chấn chỉnh các mặt cân đối về cơ cấu, thu hẹp các ngành khai thác và những ngành có hàm lượng khoa học thấp Điều này cũng có nghĩa là: Cơ cấu lại khu vực kinh tế Nhà nước theo nguyên tắc: Giới hạn qui mô của nó trong phạm vi nhất định nơi mà lợi ích tư nhân không thích hợp hay vượt qúa khả năng của tư bản, tư nhân trong các ngành dịch vụ xã hội hay các ngành chiến lược có ý nghĩa quốc tế dân sinh Toàn bộ những chỉ tiêu nêu trên là nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làmột vấn đề lâu dài, không thể một sớm một chiều, đầy

khó khăn phức tạp, là nhiệm vụ của thời kỳ quá độ Quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ở nước ta hiện nay khác với nhiều nước trên thế giới đó là: Một sự cải tổ đồng thời Nhiều nước đi vào nền kinh tế thị trường, để có một cơ cấu kinh tế phù hợp họ chỉ cần bổ sung và hoàn thiện cơ cấu cũ, trong một thời gian nhất định đã có được một cơ cấu kinh tế mới hiện đại và phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế thị trường dựa trên tiến bộ của khoa học - công nghệ và phù hợp với nhu cầu xã hội Trái lại, nước ta hiện nay phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ: vừa cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu, chưa phù hợp với điều kiện đất nước và điều kiện của nền kinh tế thị trường để xây dựng cơ cấu kinh tế mới

tiên tiến; vừa bổ sung, hoàn thiện cơ cấu cũ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước

ta hién nay khác với trước đây khi nền kinh tế đang còn trong điều kiện kế

Trang 17

Chuyển dịch cơ cấu kinh tẾ nông nghiệp nơng thơn

hoạch hố tập trung- Chuyển dịch cơ cấu trong điều kiện thị trường với những qui luật kinh tế khách quan, nhữn g thể chế thị trường - vừa là điều kiện vừa là khó khăn, thách thức Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, một trong những giải pháp quan trọng là phải tích cực hơn nữa (rong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói Tiêng sao cho phù hợp với tình hình mới trong nước và quốc tế

Toàn bộ những vấn đề đặt ra như trên cho phép chúng ta khẳng định rằng: Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đơn thuần là sự nghiệp cải cách kinh tế mà là quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu - kinh tế - nội dung cơ bản của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân Đây là sự nghiệp của toàn

Đảng, toàn dân; của toàn bộ các yếu tố, bộ phận của nền kinh tế, trong đó Nhà

nước đóng vai trò quyết định

H Nội dung cơ bản của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nền kinh tế quốc

dân

|

Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa đòi hỏi phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế, vừa đòi hỏi

phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý cho một nền kinh tế phát triển cao với quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực

lượng sản xuất Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Dang xác định:"Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh") Để phát triển lực lượng sản xuất, Đẳng ta đặc biệt quan tâm đến việc xác định nội dung, bước đi đúng đắn của quá trình CNH - HĐH nhất là trong những năm còn lại của thập

kỷ 90 và đến năm 2010, 2020,

Nội dung cơ bản của cơng nghiệp hố trong những năm còn lại của thập

kỷ 90 là: "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện dai hoá nông nghiệp và

nông thôn”'? "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là nhiệm vụ số một của sự nghiệp cơng nghiệp hố nước ta hiện nay"®), Tiếp tục khẳng định vai trò quyết định của nông nghiệp trong việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội,

© Dang cng Viet Nam: Van kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIH - Nxb Chính trị quốc gia - HIÀ

Nội, 1996, trang 80

,

® Sach da dan - trang 86

® Dé Mudi - Bai phát biểu tại trường đại học Nông nghiệp I - Báo Nhân dân ngày 28-11- 1996

=f

Trang 18

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

đồng thời tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp, Đảng ta xác định nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đến năn 2000 như sau: Phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung, chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá sinh học hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp độ thị, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm cả tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; xây dựng kết cấu kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nôn g

thôn mới văn minh, hiện đại

- Về phát triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, Đại hội nhấn

mạnh: Phải ưu tiên phát triển các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sản

xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuyền, luyện

kim, hoá chất) mà nhu cầu đòi hỏi bức bách.và có điều kiện về vốn, công

nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu qủa cao; tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về kinh tế và quốc phòng Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế ở những khâu ách tắc nhất đang cần trở sự phát triển Tiếp tục phát triển và hiện đại hố mạng thơng tin liên lạc, quốc gia, mở liên lạc điện thoại đến hầu hết các xi Tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa, thông tin, thể thao

Về dịch vụ: Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp lý, thông tin và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân Từng bước

đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực

Về phát triển các vùng lãnh thổ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ

trên cơ sở khai thác hợp lý, triệt để các lợi thế tiểm năng của từng vùng, liên

kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng đều phát triển

Về kinh tế_ đối ngoại: Mở Tông và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh

tế đối ngoại Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội

Trang 19

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Kết thúc thời kỳ 1996 - 2000, mức tăng trưởng GDP khoảng 7 - 8%, mức GDP bình quân đầu người 5000 - 550 USD/người/năm Các ngành, lĩnh vực fhu hút nhiều lao động, mức vốn đầu tư cho lao động không cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nhằm khai thác các lợi thế về lao động, đất đai, tài nguyên

thiên nhiên được chú trọng phát triển để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu

Theo quan điểm đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV, khoá

VI, sau khi nhận định tình hình sau 2 năm thực hiện Nghị quyết đại hội VII

đã xác định: "Hướng ưu tiên trong những năm tới là phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu như 8ao, cao su, chè, cà phê, hạt điều, rau quả, thịt, sữa, thuỷ sản, hàng dệt may, giầy da, đồ nhựa, sành sứ, chất tẩy rửa "0,

Tiên cơ sở nguyên tắc và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo chiến

lược phát triển,có thể phác thảo một số nét chính của tiến trình CNH , HDH

nhu sau: | |

Thời kỳ 2001 - 2010: -

Dự kiến mức tăng trưởng GDP hàng năm 8 - 9% Đến năn 2010 dan số nước (a khoảng 92- 95 triệu người, GDP bình quân đầu người 1300 - 1500 USD/người/năm Trong thời kỳ này, ngồi những ngành cơng nghiệp chế biến được đầu tư chế biến chiều sâu ở thời kỳ 1996 - 2000 sẽ phát triển thêm các

ngành mới như cơ điện, xăng đầu, khí hoá lỏng, sản phẩm cao su, xi mang va

vat liệu xây dựng, hoá chất phân bón và sản phẩm thuỷ tỉnh, sắt thép, kim loại; - Hàng nông lâm - thuỷ sản chế biến như gạo, cà phê, chè, lạc nhân, hạt điều đóng gói, rau qủa hộp, quần áo lụa, tơ tầm, thuỷ sản, lâm sản khẳng định

được vị trí trên thị trường quốc tế |

Thời kỳ 2011 - 2020:

Dự kiến mức tăng trưởng GDP thời kỳ này là 7 - 8%/năm Đến năm 2020 dân số nước ta dự kiến đạt 107 - 110 triệu người với GDP bình quân đầu người 3000 - 3500 USD/người/năm Quá trình CNH cơ bản hoàn thành, nền kinh tế nước ta có trình độ công nghiệp trung bình tiên tiến Trong thời kỳ này, bên cạnh việc tiếp tục phát triển các ngành vẫn còn lợi thế so sánh, nền kinh tế tập trung vào các lĩnh vực có trình độ tự động hoá cao, tạo ra hàng hoá có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới Các ngành công nghiệp

năng lượng, luyện kim, vật liệu mới, công nghệ sinh học được chú trọng Trên

cơ sở phát triển nơng nghiệp tồn diện, công nghiệp chế biến hàng nông - lâm

'* Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV -

BCHTW ( khoa VIII) - Danh cho báo cáo viên - Nxb Chính trị quốc gia - H- 1998 - Trang 37, 38

Trang 20

a - A ^_—_ A A A A

Chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp nông thôn

- thuỷ sản đạt tới một trình độ côn phần mềm, dịch vụ du lịch quốc

hàng được phát triển cả bề rộng và bề sâu với chất lư

Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta

tế, tái xuất khẩu, b g nghệ cao,chất lượng tốt hơn Các dịch vụ

ảo hiểm, tài chính, ngân ợng quốc tế ì { (Theo ngành)

Năm [TỈ trọng nông nghiệp | Tỉ trọng công nghiệp Ti trọng dịch vụ

trong GDP(%) trong GDP(%) trong GDP (%) 2000 20 - 22 34-35 44 - 45 2010 124 38 49,6 2020 10,0 _—_ 40“ 50,5

* Nguồn: Dự báo kế hoạch phát triển

Lương tại lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội

cua Dang",

Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ c

ta, từ nay đến năm 2010 v

Hải Phòng - - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành trọng qui hoạch phát triển các vùng,

diện Tuy không có vị trí là vùng có các thế mạnh, các lợi thế cần khai thác và như: Vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên từng vùng lãnh thổ sẽ phát triển c được xác Xuất và c định là: Hà Nội -

ác khu công nghiệp cao Ì cấu kinh tế vùng, địa phương kinh tế tro Đại biểu phố Đà Nắng - các địa phương cả nước để ng điểm, song các vùng

vẫn có những yêu cầu phát triển

vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng

- lrong các vùng kinh tế trọng điểm và

ác khu công nghiệp tập trung,các khu chế àm hạt nhân phát tr

của Phó thủ tướng Trần Đức

toàn quốc lần thứ VIH ấu kinh tế theo vùng kinh tế ở nước

à 2020: Phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm đã Quảng Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh

Huế - Dung Quất Coi

phát triển toàn

vẫn

lên và chuyển địch cơ

Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kính tế : "Sau năm

2005 khu vực kính tế Nhà nước chỉ còn chiến khoảng 30% do nên kinh tế quốc dân tạo ra Khu

khuyến khích phát triển mạnh mẽ, dần d

của nền kinh tế quốc dân Các loại s

thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của c

và thế giới "0),

® PGS-PTS Tran Van Chử (Chủ biên): Kinh tế học phát triển

Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội - 1997 - Trang 369 - 370

trong toàn bộ GDP vực kinh tế ngoài Nhà nước sẽ được ân chiếm tỈ trọng chủ yếu trong GDP an phdm do khu vực này sản xuất ra có

ác nước trong khu vực

Trang 21

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

II Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,

HDH

1 Noi dung CNH, HDH nong nghiép va nong thon

Hién nay, ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển CNH nông

thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu dài Đối với nước ta - một nước nông nghiệp lạc hậu, 80% dân số sống ở khu vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh, thuần nông, năng suất lao động thấp, nhu cầu việc

làm rất bức bách, phát triển công nghiệp nông thôn từ đó làm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt

2 Phân biệt khái niệm công nghiệp nông thôn và CNH nông nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn là một khái niệm mới được nêu ra từ những năm

70 của thế kỳ này Là một khái niệm đơn ngành được dùng để chỉ một bộ

phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn hay nói chínhác, hơnlà các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn do kết quả của quá trình phân công lao động tại chỗ Ngoài cách hiểu như trên, còn có tác giả sử đụng thuật ngữ này để chỉ toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp diễn ra ở nông thôn: bao gồm cả xây dựng, thương nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác Cách hiểu này gần với thuật ngữ cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nông thôn Theo cách hiểu thứ nhất, công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp diễn ra ở nông thôn mà

chỉ là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp và các dịch vụ mang tính chất

công nghiệp gắn chặt với sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn Để xác định được vai trò của công nghiệp nông thôn trong cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn, ta xác định vị trí của nó Công nghiệp nông thôn có ba vị trí:

- Đứng trước sản xuất nông nghiệp để tạo ra và cung cấp công cụ và

điều kiện để bắt đầu qui trình sản xuất nông nghiệp Sản phẩm mà công

nghiệp cung cấp cho nông nghiệp là: máy móc, công cụ làm đất, khai hoang, công trình thuỷ lợi, phân bón v.v

- Ở vi tri song song với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp

cho nông nghiệp các máy móc, công cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thức ăn

gia súc, thuốc trừ sâu v.v

(? PGS-TS Lê Du Phong; PGS-PTS Nguyễn Thành Độ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới

Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội - 1999 - Trang 296

Trang 22

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Đứng cuối qui trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp các

mấy móc, công cụ phục vụ thu hoặc, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận

chuyển nông sản _

Về hình thức tổ chức và qui mô, công nghiệp nông thôn bao gồm các

doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn; các hợp tác xã và các tổ hợp tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm hoặc các xí nghiệp khác với qui mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với kinh tế - xã hội địa phương Do sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp lớn thường đòi hỏi một hệ thống cơ Sở hạ tầng đồng bộ, nên những doanh nghiệp có qui mô lớn, dù đó là những doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, không thuộc phạm vi công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn nước ta theo cách tiếp cận như trên, đã xuất hiện rất sớm, song sự phát triển qua nhiều thời kỳ rất chậm chạp thậm chí bị mai một Trong thời gian qua, nhất là trong 14 năm tích cực đổi mới kinh tế nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp nông thôn đã có sự chuyển biến tích

cực thực sự thể hiện ở sự khôi phục dân các ngành nghề truyền thống, cơ cấu

bước đầu thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế mới, với thị trường trong

nước và quốc tế Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, công nghiệp kể cả dịch vụ

ở khu vực nông thôn hiện nay cơ bản vẫn là những ngành phụ nhằm giải quyết thời gian nông nhàn và lao động dư thừa Do nhiều nguyên nhân, công nghiệp nông thôn cả nước hiện nay chỉ chiếm 2% lực lượng lao động nông thôn, giá trị tổng sản lượng chỉ xấp xỉ 7% sản lượng nông nghiệp và thủ công nghiệp ở

nông thôn Về phân bố, công nghiệp nông thôn phát triển không đều, mới chỉ

tập trung ở những địa phương có ngành nghề truyền thống, ở ven đô thị, đầu mối giao thông quan trọng Về trình độ, qui mô quá nhỏ bé, trang thiết bị đơn giản, công nghệ lạc hậu, lãng phí nguyên liệu, chất lượng sản phẩm kém và giá thành cao nên sức canh tranh trên thị trường còn rất yếu

Công nghiệp hố nơng thơn là khái niệm chỉ quá trình biến đổi của

công nghiệp nông thôn từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tẾế mới ở nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng của nông nghiệp và gia tăng tÍ trọng củ các ngành không phải là nông nghiệp (bao gồm công nghiệp, xây

dựng, thương nghiệp, dịch vụ) trên địa bàn nông thôn

Đây là một khái niệm động, chỉ quá trình biến đổi từ chính bản thân sản

xuất nông nghiệp đến những nỗ lực đa ngành ở tầm vĩ mơ nhằm biến tồn bộ

cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn Cần thay đổi quan niệm công nghiệp hoá

Trang 23

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

nông thôn như một kiểu cách mạng trong nông thôn một cách thụ động và duy ý chí Cơng nghiệp hố nông thôn được hiểu trước hết là một sự vận động nội tại của chính bản thân nông nghiệp và nông thôn đáp ứng nhu cầu của thị

trường Song, bản thân nông nghiệp không thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất

kỹ thuật, công nghệ mà phải có sự tác động của công nghiệp và dịch vụ Ngoài ra, sự hỗ trợ của nhà nước trong việc xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ

tầng nông thôn như điện, đường, hệ thống nước, trường học, trạm xá, chợ .; việc hoạch định, bổ sung chính sách nhằm khuyến khích mọi người , mọi

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả người nước ngoài đầu tư vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn, như xố bỏ những thủ tục phiền hà trong đăng ký kinh doanh, về thuế lãi suất quy hoạch và xúc tiến việc xây dựng các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu quy mô nhỏ, tạo sắn cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào nông thôn; xây dựng các thị trấn, thị xã, cùng với các khu công nghiệp, hình thành các trung tâm kinh tế- xã hội - văn hố, khoa học cơng nghệ ở nông thôn, giữ vai trò hết sức

quan trọng trong quá trình công nghiệp hố nơng thơn Đẩy mạnh cơng

nghiệp hố nơng thơn sẽ góp phần hiện đại hoá nông thôn, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo công bằng | xã hội, tạo những cơ hội sống không quá khác nhau cho mọi công dân bất kể người đó sinh ra ở thành thị hay nông thôn

b Nội dung cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng

thôn

“Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” là tư tưởng chỉ đạo có tâm quan trọng hàng đầu của Đại hội Đẳng toàn quốc lần thứ VII Trên cơ: sở phân tích tình hình: đất nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với 80% dân cư đang sống ở nông thôn Đây cũng là địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo trong xã hội, Đảng ta xác định: Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định tình hình kinh tế

, xã hội, tạo cơ sở cho việc phát triển công nghiệp Song để thực hiện được vai

trò đó, bản thân nông nghiệp nông thôn không thể là nông nghiệp thuần nông' và nông thôn lạc hậu, mà phải là nền nơng nghiệp phát triển tồn diện, hiện đại Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ IV, khoá VIII, trên

cơ sở các chủ trương về phát triển nông nghiệp đã được đại hội VII xác định,

đã bổ sung thêm một số điểm mới trong nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo tỉnh thần: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá '“Trong những năm tới, cần chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, vừa nâng cao giá trị trên một đơn vị diện

19

Trang 24

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

tích canh tác, vừa tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm ngoài lương thực (rau mầu, cây công nghiệp, chăn nuôi .) vừa phát triển tiểu thủ công nghiệp, công

nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn để đến năm 2000 sử dụng được trên 75% thời gian lao động ở nông thôn”) Để thực hiện được nội dung trên,

nghị quyết xác định: Một là: Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

gắn với phân công lại lao động ở nông thôn

- Phải thực hiện tốt các chủ trương về phát triển nông thôn, lâm, ngư nghiệp đã được đại hội VIII xác định Trong đó, nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các chương trình thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hố, ứng dụng cơng nghệ sinh học Sớm quy hoạch và có chương trình phát triển các vùng chuyên canh, phát huy ưu thế của từng vùng Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sinh

học, ưu tiển phát triển các cây trồng, vật nuôi có quy mô xuất khẩu lớn và thị trường ổn định, những sản phẩm quý hiếm, đặc sản của nông nghiệp Việt

Nam Trước mắt, tập trung sức phát triển các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu,

ngô, cao su, chè, hạt điều, mía đường, cây ăn quả, rau đậu, chăn nuôi bò, lợn

và các loại cây con đặc sản khác Hết sức chú trọng phát triển cơ sở vật chất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến nhằm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, bảo đảm lợi ích của nông dân và lợi ích nhà nước, người sẵn xuất và tiêu dùng Trong lâm nghiệp, quan lý và sử dụng có hiệu quả tiêm

năng hiện có, quản lý chặt chế việc khai thác vốn rừng kinh tế Xây dựng quy hoạch cụ thể và tích cực triển khai thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

đã được Quốc hội thông qua Bảo đảm phủ xanh 40% diện tích cả nước Thực hiện nhất quán và tích cực, chủ động giao đất, giao rừng cho hộ gia đình làm chủ, bảo đảm lợi ích cho hộ nhận đất, nhận rừng Trong ngư nghiệp và phát

triển kinh tế biển: để bảo vệ nguồn lợi hải sản và khôi phục môi trường sinh

thái biển vùng gần bờ, cần hạn chế việc đánh bắt cá ven bờ, chuyển mạnh sang đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản với mức thâm canh cao, công nghệ nuôi bền vững Tổ chức lại công nghiệp chế biến và dịch vụ trên bờ phục vụ các đội tàu đánh bất xa bờ bám biển dài ngày và bảo đảm chất lượng,*nâng

cao giá trị sản phẩm Ngoài phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, cần sớm xây dựng quy hoạch, chiến lược khai thác tổng hợp tiềm năng của biển, phát triển kinh tế biển

- Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nơng nghiệp

hàng hố và dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập

cho nông dân nghèo Đẩy mạnh và sớm hoàn thành việc giao đất cho nông

dân quản lý, sử dụng Tích cực khuyến khích, giúp đỡ các hộ nông dân đổi đất

© Ban TT-VH TW: Tai lidu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV - BCH TW Dang (KVIID Danh cho báo cáo viên Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội 1998 - Trang 52-53

Trang 25

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

cho nhau để đất canh tác liền thửa, liền vùng tạo điều kiện cho tham canh VÀ nâng cao năng suất lao động Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng pháp luật , khuyến khích việc khai phá đất hoang, nhận đất

đổi rừng để phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có nhiều ruộng đất -

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn Đây là một hướng quan trọng để thực hiện công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn để

lao động nông thôn dư thừa không đổ xô vào các đô thị lớn gây ra nhiều vấn

đề kinh tế - xã hội phức tạp Phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và

phát triển các nghề thủ công truyền thống, các làng nghề, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn để nông dân “ly nông, bất hy hương” Việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cân được tổ chức theo hướng

liên kết cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản với đơn vị sản xuất, nguyên liệu, liên kết giữa các khâu trước, trong và sau sản xuất, giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo lợi ích của các khâu, gắn kết quan hệ gia công nghiệp với nông nghiệp, công nhân với nông dân

- Tăng nhanh trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn: tạo điều

kiện để đẩy mạnh sản xuất cơ khí trong nước phục vụ nông nghiệp, nhất là các

thiết bị vừa và nhỏ đi đôi với việc phát triển nguồn nhân lực ở nông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, kĩ năng lao động cho người lao động, cán bộ kỹ thuật, đồng thời đào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh tế, hình thành đội ngũ những nhà kinh đoanh giỏi ở nông thôn

Hai là: Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản Đây đang là vấn

đề lớn, bức xúc đối với sản xuất và đời sống nông dân Để mở rộng thị trường,

yếu tố quyết định nằm trong lĩnh vực sản xuất: Phải nâng cao chất lượng sản

phẩm , hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Trong lĩnh vực

lưu thông cần có cơ chế thực sự thơng thống Phải đặc biệt coi trọng việc củng cố và phát triển hệ thống thương nghiệp nhà nước trên địa bàn nông thôn, ngăn ngừa và xử lý những hành vi đâu cơ lũng đoạn thị trường, xử lí kịp

thời nhượg biến động trên thị trường làm thiệt hại lợi ích của nông dân và nhà

nước Tạo cho được một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới Xây dựng các quỹ bảo hiểm sản xuất dưới nhiều hình thức trên cơ sở đóng góp của các hộ, các doanh nghiệp chế biến, thu mua nông sản và hỗ trợ một phần của nhà nước

Ba là: Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV tiếp tục

Trang 26

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

khẳng định sự cần thiết của việc phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế hộ, kinh tế tự chủ, đồng thời nhấn mạnh: “Phải tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp các của nông dân theo tỉnh thân chỉ thị 68/TW và luật hợp tác xã” Hướng phát triển là: Lấy các hợp tác xã là hạt nhân, nòng cốt để

phát triển các hình thức hợp tác đa dạng; tích cực và làm tốt việc chuyển đổi

các hợp tác xã cũ thành các hợp tác xã thực hiện các dịch vụ sản xuất, cung

ứng vật tư, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tiêu thụ và chế biến

nông sản, chuyển đổi thành các hợp tác xã cổ phần Các cơ sở quốc doanh

trong nông nghiệp và nông thôn cần được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng tập trung làm dịch vụ điện, nước, kỹ thuật (giống, bảo

vệ thực vật, khuyến nông) dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, vận tải

chú trọng phát triển các hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước với

các hợp tác xã và hộ nông dân, liên kết sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, giữa người sản xuất với người lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, phấn

đấu để sớm có những hiệp hội ngành nghề có nhiêu thành phần kinh tế tham

gia, trong đó các cơ sở quốc doanh có vai trò nòng cốt trong hiệp hội

2 Những điều kiện, tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố

Ở phần trên, chúng tôi thống nhất nhận định rằng: chuyển dịch cơ cấu

kinh tế không đơn thuần là sự nghiệp cải cách kinh tế mà thực chất là một nội dung cơ bản của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Do đó, có

thể xem những điều kiện, tiền để cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng giống

như cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố

Theo chúng tơi, để xem xét những điều kiện cơ bản, những tiền để cần

thiết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, phải đi từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế Theo các tác giả khoa kinh tế học phát triển, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh “Cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song

cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển”) Trên cơ sở quan niệm đó,

các tác giá của cuốn: “Kinh tế học phát triển” Nhà xuất bản chính trị quốc gia

ấn hành năm 1997, đã chia các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu

kinh tế thành hai nhóm:

- Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế

0 PGS-PTS Trần Văn Chử (Chủ biên); Kinh tế học phát triển Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội - 1997- Trang 346

Trang 27

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài

Trong nhóm “nội bộ” các tác giả nhấm mạnh đến nhân tố thị trường, nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định và cơ chế quản lí nền kinh tế của nhà nước Trong nhóm

nhân tố “bên ngoài” tác động đến sự hình thành cơ cấu kinh tế, xu thế chính trị, xã hội của khu vực và thế giới được các tác giả quan tâm hơn cả

Trên cơ sở phân nhóm các nhân tố ảnh hưởng theo hai hướng tích cực và hạn chế, khi xem xét các điều kiện, ta chỉ giới hạn trong phạm vi những tác động tích cực Còn những tác động tiêu cực sẽ được xem xét như những thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với cách tiếp cận phân tích như vậy, các điều kiện, tiền để cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần được quan tâm nghiên cứu như sau:

a) Điều kiện tự nhiên: Là những yếu tố sức mạnh của thiên nhiên có tác động mạnh tới kinh tế xã hội của đất nước, một vùng, khi khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất phát triển mạnh lên, nhiều bộ phận của tự nhiên sẽ trở thành tài nguyên thiên nhiên Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên với tư cách là

điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta, cần lưu ý mấy điểm sau

đây: |

- Việt Nam nằm trên một bán đảo gần trung tâm Đông Nam A rất thuận lợi cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế với hầu khấp các quốc gia trên thế giới bằng một phương thức vận tải

- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa canh quanh năm, có nguồn nước đổi dào đủ cung cấp cho

công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ sinh hoạt

- Địa hình, cảnh quan đa dạng và quy mô lãnh thổ trung bình tạo điều kiện phát triển một nên kinh tế nhiều ngành, ổn định, bền vững, có nhiều sức hút đốt với các nguồn đầu tư quốc tế, phát triển mạnh du lịch quốc tế

- Nước ta không có những mỏ khoáng sẵn lớn vào hàng đầu thế giới

nhưng cũng có nhiều loại nhiên liệu,năng lượng và khoáng sản cơ bản cần

thiết cho phát triển công nghiệp

- Tài nguyên đất đai, rừng, biển và động thực vật khá phong phú, nếu khai thác và sử dụng hợp lí, có thể phát triển bền vững

Từ những đặc điểm cơ bản nêu trên, có thể kết luận như sau:

Trang 28

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Tuy không thuộc loại những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi lớn với nhiều nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng tài nguyên thiên nhiên nước ta khá

phong phú, đa dạng, giúp ta có thé phát triển một nên kinh tế nhiều ngành, ổn

định, bên vững; có thể mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, thu hút các nguồn đầu tư quốc tế Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam cũng đặt ra

những khó khăn to lớn, chỉ có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật

và vốn đầu tư lớn

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

Hơn 10 năm tích cực đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ

một nên kinh tế kế hoạch hố tồn diện, khép kín sang một nền kinh tế sản

xuất hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từ sản xuất nông nghiệp là chính, chuyển dần theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, tiến tới cơ bản trở thành một

nước công nghiệp khoảng năm 2020 Công cuộc đổi mới được chính thức bắt đầu từ 1986 Những năm từ 1986 - 1990, tuy có những đổi mới trong nền kinh

tế nhưng cơ tấu kinh tế trên phạm vi cả nước vẫn chưa có những chuyển dịch theo hướng tang dân tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dân tỷ trọng nông

nghiệp trong GDP Cơ cấu sản xuất trong từng ngành cũng bắt đầu chuyển đổi theo hướng có hiệu quả hơn với sự ra đời của nhiều ngành nghề mới và sản phẩm mới Cơ cấu kinh tế từng vùng cũng bắt đầu chuyển dịch theo hướng

cơng nghiệp hố, đơ thị hoá, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm và các

thành phố lớn; các vùng nông thôn, trung du, miền núi và cao nguyên bước đầu có chuyển dịch nhưng chưa rõ nét Trong cơ cấu thành phần kinh tế, khu; vực kinh tế quốc doanh chuyển dịch theo hướng thu hẹp phạm vi, chuyển hướng kinh doanh vào những lĩnh vực then chốt; khu vực kinh tế ngoài nhà

nước ngày càng mở rộng phạm vi, tăng dân tỷ trọng trong GDP không gian

kinh tế của Việt Nam ngày càng mở rộng và hội nhập vào nền kinh tế khu vực

và thế giới Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện, mỗi năm thêm hơn | triệu lao động có việc làm, nhiều nhà ở, đường giao thông được

nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên Người lao động được giải phóng khỏi sự ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lí, từng bước phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội Lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào Đảng và nhà nước được nâng lên Tuy nhiên,

do tính ổn định tương đối của văn hoá, tâm lí, tập quán,không thể nhanh chóng thay đổi, nhất là khi chưa có những tiền dé tự nhiên, kinh tế, xã hội làm nền tầng và cơ sở

Trang 29

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội suy cho cung là những nhân tố khách quan tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mặc dù cơ cấu kinh tế của một quốc gia mang tính chất khách quan, khoa học và tính lịch sử xã hội, nhưng các tính chất đó lại có sự tác động, chỉ phối của các nhân tố chủ quan Có thể nói: Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt những nội dung, mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Các nhân tố chủ quan gồm có:

Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định Đảng và nhà nước ta hiện nay kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Như vậy, tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, quy định các tỷ lệ của cơ cấu kinh tế nhưng nhà nước vẫn có sự tác động gián tiếp thôngqua sự định hướng phát triển nhằm thực hiện được các mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội Định hướng của nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra mà còn đưa ra dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia;ở một số lĩnh vực nhà nước trực tiếp tổ chức sản xuất, bảo đâm sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế Mục tiêu chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội là định hướng chung cho mọi thành phần, mọi

nhà doanh nghiệp trong cả nước phấn đấu thực hiện dưới sự điều tiết củ nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chế chính sách của nhà nước Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển đảm bảo tính cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế

- Cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện cũng là một điều kiện cần thiết

đốt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chúng ta đều biết rằng, mọi hoạt động của nên kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước Thông qua hệ thống luật pháp và các chính sách, công cụ quản lí vĩ mô nền kinh tế, nhà nước định hướng phát triển nền kinh tế theo các hướng như sau:

+ Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích phát triển, nhà

nước giảm thuế hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất thu được lợi

nhuận cao,còn những ngành cần hạn chế thì đánh thuế cao,người sản xuất thu được ít lợi nhuận sẽ hạn chế đầu tư phát triển Những ngành,lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư,nhà nước tự đầu tư và tổ chức sản

xuất.Cơng nghiệp hố địi hỏi một lượng vốn lớn.Do đó,chuyển dịch cơ cấu

kinh tế càng đòi hỏi vai trò của nhà nước trong việc tập trung một lượng vốn lớn thông qua việc xây dựng các chính sách khuyến khích và thu hút mọi khoản

! Ÿ

Trang 30

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

đầu tư của xã hội, đặc biệt là hình thành thị trường vốn, thu hút đầu tư trực tiếp

của nước ngoài |

+ Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước là điều kiện

có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế l

- Ngoài những điều kiện nêu trên, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đối

ngoại nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và thế

giới để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí, mở rộng thị trường thu hút lao động, tạo việc làm, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bền vững: việc cải cách nền hành chính, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ

là những điều kiện rất cần thiết đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

nước ta |

_3 Những thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu

Nghị quyết trung ương năm của Đẳng cộng sản Việt Nam đã đưa Ta nội dung của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta như sau:

- Đổi mới cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp để khai thác -;-:tiểm năng nông nghiệp về lao động, đất đai, rừng và biển theo phương thức hợp lí và hiệu quả nhất

- Cải tổ cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với mục tiêu công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông thôn |

- Xây dựng và nâng cấp ha tang cơ sở gắn với đô thị hố nơng thơn Sự

chuyển đổi nên kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường là điều kiện, tiền đề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Quá trình chuyển đổi ở nông thôn

được thực hiện một cách có hệ thống bằng các cuộc cải cách pháp lí (như luật

đất đai) thể chế (hệ thống ngân hàng) và cải cách hành chính nhà nước Dựa

trên cơ sở đó, Đảng ta xác định mục tiêu phát triển của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là sử dụng toàn bộ các tiém năng về đất và lao động

trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn, hướng vào tạo việc làm và nâng cao hiệu quả đầu tư Các mục tiêu cụ thể là:

- Tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần và văn hoá cho

nhân dân nông thôn nói chung và nông dân nói riêng

- Từng bước chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác

Trang 31

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm đạt tỷ lệ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong kinh tế nông, thôn Việt Nam tới năm 2000 tương ứng khoảng 50; 25; 25%

- Tạo một nền kinh tế nông thôn ổn định, phát triển góp phần tích luỹ cho công nghiệp hoá phát triển

Thực hiện mục tiêu này, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn sẽ làm thay đổi căn bản bộ mặt của xã hội nông thôn Việt Nam và mối quan hệ của nó với khu vực thành thị Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tạo thu nhập ở khu vực nông thôn Đây là | con đường riêng, tất yếu phải trải qua của nước ta để chuyển dịch toàn bộ nền

kinh tế xã hội |

Nhưng, con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông

thôn ở nước ta hoàn toàn không bằng phẳng, thênh thang mà trái lại còn nhiều khó khăn, thách thức Có thể nêu ra một số thách thức sau đây:

a) Thách thức thứ nhất: Tình trạng xuất phát thấp

Mặc dù những năm qua, nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng hiện nay khu vực nông thôn vẫn đang ở trong tình trạng xuất phát thấp khi chuyển sang giai đoạn mới GDP từ nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội Trong khi đó hơn 70% lao động trong xã hội thu hút vào ngành nông nghiệp, chứng tỏ khả năng tạo thu nhập rất thấp Theo PTS Nguyễn Minh Tú: “mức thu nhập bình quân đầu người của một gia đình

nông dân ở Thái Bình - một tỉnh trồng lúa điển hình của miền Bắc nước ta,

trong thời gian gần đay, chỉ đạt 800.000 đồng/1 năm, tức chỉ 66.000 đồng/ 1 tháng, ngoài ra hầu như không còn có khả năng có được nguồn thu nhập thêm

nào khác

(Kinh tế Việt Nam trước thế kỉ XXI cơ hội và thách thức

Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hà Nội - 1998 trang 109)

._ Trên phạm vi cả nước, thu nhập bình quân của một hộ lao động thuần

- nông thấp hơn hộ có nghề phụ tới 1,5 đến 5 lần và càng thấp hơn nhiều so với

khu vực thành thị Điều này có nghĩa là, lâu nay phần lớn các hộ nông dân,

nhất là ở miền Bắc cố gắng lắm chỉ có thể thực hiện tái sản xuất giản đơn Như vậy, làm sao có thể phát triển thị trường, chuyển dịch được cơ cấu sản

xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thon? Lam sao có thể khắc phục được sự

phân hoá lớn giữa khu vực thuần nông và phi thuần nông?

Trang 32

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn b) Thách thức thứ hai: Hiện nay ở nông thôn, tỷ lệ người nghèo còn quá lớn

Nông dân nước ta hiện nay thuộc tầng lớp nghèo nhất, chiếm tới 90% tổng số người nghèo của xã hội So với khu vực thành thị, tỷ lệ này có nơi gấp tới 15 lần “Số hộ đói tuy có giảm nhưng rất chậm (năm 1994 là 23,1%; 1995

là 20,4%; 1996 là 19,2%; 1997 là 8,3%); 90% hộ đói nghèo là ở vùng nông

thôn Cả nước có khoảng 1.300 xã nghèo, ở đây tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%”) chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số vùng độc canh lúa

ere nx, X

c) Thách thức thứ ba: Vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn còn

hết sức gay gắt |

Hàng năm lực lượng lao động nước ta tăng khoảng 800 000 người Nếu ở khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp năm 1995 là 6,08% năm 1996 là 5,88% năm 1997 khoảng 7,8% thì ở nông thôn, năm 1996 có tới 27,6% lao động

thiếu việc làm, nghĩa là còn trên 2,2 tỷ ngày công hàng năm chưa được sử

dụng Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm: hiện nay tỷ trọng như sau: 70% làm

nông nghiệp, [0,5% làm công nghiệp, xây dựng và 19,5% làm dịch vụ Lao

động nông thôn di chuyển ra thành phố ngày càng tăng Trong 5 năm (1992 -

|997) có khoảng I,5 triệu người tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm

việc và tìm việc lầm -

d) Thách thức thứ tư: Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực nông thôn

Cả nước hiện nay có 3 vùng tương đối phát triển là: Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, còn lại là khu vực chậm phát triển Ngay trong vùng tương đối phát triển thì sự không đồng đều

giữa các tỉnh, trong nội bộ từng tỉnh lại chỉ có một số khu vực ven đô, có điều

kiện tự nhiên và giao thông tốt, có ngành nghề truyền thống và dịch vụ thì

phát triển hơn các vùng khác Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp và nông thôn nước ta phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá tập quán ở từng vùng để có con đường và phương thức khác nhau thích hợp cho từng vùng Không gắn với đặc điểm của vùng lãnh thổ sẽ không

thể xúc tiến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, |

se `

©) Thách thức thứ năm: Môi trường sinh thái là vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội

'' Ban TT-VH TW: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VIII

(Dành cho báo cáo viên) - Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội 1998 - Trang 22

Trang 33

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Trong thời gian qua, một số địa phương đã xuất hiện một số trung tâm

ngành nghề mới (phi nông nghiệp) bước đầu giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp Song sự bùng nổ ngành nghề ở nông thôn đã và đang tạo thêm điều kiện phá hoại môi trường sinh thái, hậu quả nghiêm trọng và lâu dài không lường hết được

ƒ) Thách thức thứ sáu: Một hệ thống thể chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn chưa triệt để, đồng bộ và thơng thống

Phân cơng lao động ở nông thôn phải thực sự diễn ra theo hướng người

nào giỏi nghề nào thì làm nghề đó Người không có khả năng và không kiếm

sống bằng nghề nông thì chuyển sang làm nghề khác Chế độ sở hữu ruộng đất không triệt để (bao gồm cả quyền chiếm hữu, sử dụng, nhượng bán, hoặc

quá cứng nhắc về quyền chiếm hữu sẽ cột chặt mọi người nông dân (cả có và

không có khả năng canh tác) vào ruộng đất, không tạo ra một bộ phận nông |

dân sẵn sàng rời bỏ nông nghiệp chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp Việc cho phép tồn tại thị trường, trao đổi, chuyển nhượng ruộng đất và thị

trường lao động trong nông thôn hiện nay ở nước ta đang là vấn đề hết sức nan ĐIải

Bên cạnh những thách thức mang tính hiện trạng trên đây, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta còn đặt ra những khía cạnh liên quan tới nhận thức, quan điểm, phong tục, tập quán Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chưa có địp bàn đến

Trang 34

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn _ CHƯƠNG II CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP U Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Nghỉ lộc tỉnh Nghệ an

1 Tình hình kinh tế xã hội huyện Nghi lộc- Nghệ an

a Các điều kiện phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế

Nghị Lộc là một trong 19 đơn vị ¡ hành chính cấp huyện, thành phố và thị xã thuộc tỉnh N ghệ An Với diện tích tự nhiên là 39748 ha, giáp thành phố Vinh về phía nam, giáp thị xã Cửa Lo và Biển Đông về phía đông, giáp các huyện Diễn Châu, Đô Lương và Hưng Nguyên về phía Bắc, và phía Tây; nằm trên tuyến quốc lộ 1, đường sắt Bắc nam; có 2 cảng biển Cửa Lò và Cửa Hội, có sân bay Vinh , Nghị Lệc được xem là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Là một huyện đồng bằng ven biển lại có miền bán sơn địa, Nghi Lộc được xem như là một Nghệ An thu nhỏ nếu xét ở tính phức tạp của địa hình, đất đai và khí hậu

Về địa hình : Theo cách phân vùng nơng nghiệp- sinh thái, tồn huyện

có 3 vùng: vùng bán sơn địa với diện tích đổi núi chiếm 32%, diện tích tự

nhiên tập trung ở phía Bắc và phía tây của huyện; vùng đồng bằng ở giữa bị bao bọc bởi các đãy núi, bề mặt địa hình của huyện còn bị chia cắt ngang dọc bởi sông Cấm và kênh nhà Lê tạo nên sự cách trở giữa các vùng trong huyện và giữa huyện với các địa phương khác trong tỉnh

Về đát đai: Toàn bộ quỹ đất 37668 ha chiếm 94,76 % diện tích tự nhiên, thuộc 5 nhóm đất: Đất cát biển đất phù sa, đất feralit, đất nhiễm man va đất dốc tụ Cơ cấu sử dụng đất như sau :

( xem biểu một Hiện trạng sử dụng đất)

Với cơ cấu sử dụng đất như trên , tỷ lệ đất nông nghiệp chỉ chiếm 13, 3% là

rất thấp Quỹ đất chưa sử dụng còn tới 35, 98 %, trong đó đất đồi là 93,5 ha,

đất nông nghiệp có thể mở rông thêm chỉ có 26, 1 ha

Về khí hậu : Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính

chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miễn Nam Do địa hình phức tạp

nên khí hậu cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ :

Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ bình quân 280 c Lượng mưa tập

trung với 70 % trong các tháng 9 và 10 trùng với vụ thu hoạch hè thu và sản xuất vụ mùa

Trang 35

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bính quân dưới 20° c Lượng mưa không lớn nhưng tập trung vào tháng 12, tháng l gây khó khăn cho sản xuất vụ đông

Chế độ gió ở địa phương rất phức tap Hai loại gió chính gây ảnh hưởng ở đây là gió tây nam( gió lào ) trong mùa hè khô nóng và gid mùa đông bắc trong mùa đông mang theo không khí lạnh Là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng của bão từ biển đổ bộ vào rất lớn, trung bình mỗi năm nơi đây phải hứng chịu từ l đến 2 cơn bão.( xem biểu H Một số đặc trưng khí hậu Nghi

Lộc)

Các tài nguyên: rừng, biển , nước và khoáng sản :

Tài nguyên rừng : Vùng phía Bắc và Tây bắc của huyện do kiến tạo của

địa hình từ lâu đời là một hệ thống đồi và núi thấp Toàn bộ diện tích đất có

rừng là 5960 ha, hầu hết là rừng nhân tạo với các loại cây như thông, bạch đàn, phi lao, tràm Rừng phòng hộ chiếm 2436 ha, rừng đến kỳ kinh doanh chỉ

chiếm 853 ha Diện tích đất trồng đổi núi trọc có khả năng phát triển nông

nghiệp và kinh tế trang trại đồi rừng là 5{71ha Tuy nhiên, nhìn chungđồi nui

trọc trên địa bàn huyện đều thuộcloại bị bào mòn, feralit hoá , độ dinh dưỡng

kém

Tài nguyên biển : Bờ biển của huyện dài 14 km, có 2 cửa biển : Cửa Lò và Cửa Hội Cảng Cửa Lò có độ sâu lúc triều cường 3, 8m, lúc triểu kiệt 1,8

m, có cảng tàu 5000 tấn ra vào Cảng Cửa Hội độ sâu lúc triểu cường 4, 2m, _ lúc triểu cạn 2,8 m thuận tiện cho tàu trên 400 CV có thể ra vào Hải sản vùng biển cửa lò và Cửa hội khá phong phú Trữ lượng cá trên 50 nghìn tấn, tôm

600 tấn, mực 5000 tấn nhưng tập trung ngoài khơi, có độ sâu trên 40 m

Vùng lộng trữ lượng suy giảm rõ tệt trong thời gian gần đây Nghi Lộc có | nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là bãi Nghỉ Thiết đài 2 km từ mũi Rồng đến mũi Gà, vừa sạch đẹp vừa kín gió thích hợp cho việc xây dựng khu du lịch Huyện có 7 xã có diện tích nước lợ 354 ha dùng cho việc nuôi trồng thuỷ sản

Tài nguyên nước : Với lượng mưa bình quân từ 1800mm đến 2000 mm, lại được sông Lam và sông Cấm cung cấp nên trữ lượng nước mặt khá lớn nhưng phân bố không đều giữa các vùng Theo kết quả khoan thăm dò ở một số nơi, trữ lượng nước ngầm khá lớn đủ để cung cấp cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt

Tài nguyên khoáng sản: Các loại khoáng sản có ý nghĩa kinh tế gồm :

Mõ đá vôi Lèn Dơi với trữ lượng 13 triệu tấn, nhà máy xi măng Cầu Đước

công suất 7,2 triệu tấn/ năm hiện đang khai thác sử dung

Mo dat sét Nghi Van, Nghi Hoa trit luong 20 van m? dam bao sản xuất gạch

ngói khoảng 20 triệu viên / năm

Trang 36

rP : a wa TA A A Chuyển dịch cơ cẩu kinh tế nông nghiệp nông thôn - Đá xây dựng có hầu khắp ở các xã khắp ở các xã phía bắc và phía tây huyện

ỞxãN ghi Yên có mỏ sắt Vân Trình, trữ lượng ước tính 30 triệu tấn, song trữ lượng cấp I thấp ( khoảng hơn 800 nghìn tấn), do đó ít có ý nghĩa kinh tế

Hê thống kết cấu hạ tầng và nguồn lực xã hội

Về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế :

- Là huyện có điều kiện về giao thông vận tải so với các huyện trong tỉnh (24

km quốc lộ I, 14 km quốc lộ 46; 7km tỉnh lộ 535, 12 km tỉnh lộ 534 chất lượng đường mới được nâng cấp, thuận lợi cho đi lại ) Huyện có 5km đường - liên xã đảm bảo cho xe cơ giới nhỏ đảm bảo đi lại thuận lợi Về đường thuỷ, ngoài tuyến sông Cấm từ cầu Cấm đến Cửa Lò ( 8km), các cảng Cửa Lò, Cửa Hội thuận lợi cho vận tải và bến đậu, còn có tuyến kênh Gai và kênh nhà Lê dài 18 km đảm bảo cho thuyền trọng tải 15 tấn có thể đị lại Ngoài ra, trên địa

bàn huyện có tuyến đướng sắt Bắc Nam, có nhà ga ở ngay trung tâm huyện ;

có sân bay Vinh, đó là những thuận lợi rất cơ bản cho việc mở rộng kinh tế: Tuy nhiên, do địa hình chia cắt , mật độ đường giao thông giữa các vùng rất không đồng đều, đặc biệt vẫn còn một số xã đường ô tô vào đến xã còn rất khó khăn

- Hệ thống điện : Hiện tại 33/33 xã có điện lưới quốc gia Có 30 trạm 35/0,4 kv với tổng công suất máy biến áp tiêu thụ 24600 kVA Hệ thống đường dây tải điện : 44 km đường 35 KV, 39 km đường 10 kv, 560 km đường O,4 kv Tuy nhiên hệ thống điện chưa thật hoàn chỉnh, nhiều tuyến quá tải Tỷ lệ hao phí

còn trên 20 %

- Hệ thống thuỷ lợi : Tổng diện tích được tưới : 3909 ha/ 6241 ha thiết kế, đạt

63 % Trong đó các trạm bơm tưới được 2287 ha trên 3909 ha, đạt 58,6% Các

hồ đầp tưới : 1622ha / 2340 ha thiết kế ,đạt 59 %.Ngoài ra, huyện còn có 3 tuyến kênh tiêu chính

Về lao động: Dân số năm 1996 là 204.794 người Trong đó số dân nông nghiệp là 179.419 người, chiếm 85 % Số dân phi nông nghiệp là 30 846 người, chiếm 15 %

Cơ cấu lao động: Số hộ nông nghiệp : 39.064 hộ, chiếm 83 %

Số hộ phi nông nghiệp : 14.893 hộ, chiếm 17 % Số người trong độ tuổi lao động: 95.600 người, chỉ chiếm 47 % dân số Số lao động bổ sung hàng năm: từ 250 đến 300 Trong đó :

Lao động nông nghiệp : 84.062 người, chiếm 85 %

Lao động phi nông nghiệp : 14.893 người, chiếm 15%

Nhân dân Nghi Lộc có truyền thống cách mạng và cần cù lao động Song thiếu nhạy bén trong cơ chế mới Số lao động qua đào tạo chỉ chiếm 11% ( toàn tỉnh 16 % ) Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế- xã hội

Trang 37

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

nông nghiệp, nông thôn còn ít ôi Chất lượng lạo động chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động thấp Do đó, vấn đề việc làm và lao động ở nông thôn đang là vấn đề cấp bách và gay gắt của huyện

b Đánh giá chung :

Các lợi thế so sánh :

+ La huyện đồng bằng ven biển tiếp giáp với 2 trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh là Thành phố Vinh là thị xã Cửa Lò, lại nằm trên tuyến giao thông thuỷ, bộ, hàng không và đường sắt quan trọng của cả nước Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để huyện mở rộng giaơ lưu phát triển kinh tế, xã hội

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú : Quỹ đất còn có khả năng mở rộng để

phát triển sản xuất nông nghiệp ; tài nguyên, thuỷ, hãi sản khá lớn; nguyên

liệu phát triển vật liệu xây dựng đáng kể; điều kiện địa lý thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, du lịch cho phép nuyen phat trién mét nén kinh tế toàn diện

+ Nguồn nhân lực đổi dào, nhân dân cần cù lao động, có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh, giá lao động tẻ

+ Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư , tăng cường ngày càng đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội Hạn chế phát triển:

+ Tài nguyên tuy phong phú, song không có tính nổi trội và trữ lượng lớn để phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn

+ Địa hình chia cắt, khí hậu phức tạp, đất đai cằn cỗi ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống

+ Dân số phát triển nhanh, trong khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chưa

tương xứng, gây áp lực về đời sống và việc làm Nguồn nhân lực đồi dào — nhưng trình độ tay nghề thấp, tư duy kinh tế còn lạc hậu, trì trệ, bảo thủ

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ mới - CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

2 Thực trạng cơ cấu kinh tế huyện Nghi lộc- Nghệ an

a Thành tựu :

Nhờ tích cực, chủ động vận dụng các Nghị quyết của Đảng từ Tr ung ương đến

địa phương về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từ năm 1990 đến nay nền kinh tế - xã hội Nghi Lộc đã có bước phát triển khá, bộ mặt nông thôn đang từng bước được đổi mới

Giá trị gia tăng ( GTGT ) bình quân 1991 đến 1995 tăng 8,5 % năm 1996 tăng 9,6 % so với 1995 Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá , khai thác đúng hướng các tiềm năng đất đai, lạo động thị

Trang 38

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

trường ; nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện; nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ được mở rộng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1990 đến 1995 :

- Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng (GTGŒT) giảm từ 58 68 % xuống còn

50,5%

- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 16,2 % lên 18,2 % Trong đó : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 9,9 lên I0 % Tỷ trọng các nghành dịch vụ tăng từ : 25,1% lên 31, 3 %

- Ba vùng kinh tế của huyện từng bước được hình thành dựa trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, tập quán canh tác của từng vùng

- Phát triển kinh tế hộ nông dân là chủ yếu, từng bước thực hiện chuyển dải hợp tác xã; kinh tế nhà nước địa phương đang cố gắng tháo gỡ những khó khăn, thu được nhữn 1g thành tựu bước đầu

Thanh tựu của một nghành * Nông nghiệp :

Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1991 đến 1996 tăng bình quân 5 6 % năm Sản lượng lương thực năm 1990 đạt 35 nghìn tấn Năm 1996 dat 43.000 tấn, tăng 8000 tấn Năm 1997 đạt 54.335 tấn, tăng 11.335 tấn so với năm 1996 Bình quân lương thực đầu người tăng từ 190 kg /người/ năm (1990) lên

230 kg /người/ năm ( 1996) va 250 / người/ năm ( 1997) (Vẫn ở dưới mức

nghèo đói :280 kg/ người/ năm )

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có bước chuyển dịch mạnh mẽ Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 26 % năm 1990 lên 36 % năm 1996 Trong đó, đàn bò

tăng 3,5 % năm; lợn tăng 3,% năm; gia cầm tăng 2 %

Được Tỉnh và Trung ương hỗ trợ bằng các chương trình 327, 4304về trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, điện tích trồng rừng hàng năm không ngừng tăng Trong năm năm ( 1991 đến 1996 ) huyện đã trồng thêm được 2.777 ha rùng mới và 13 triệu cây phân tán góp phần tăng độ che phủ bảo vệ môi trường sinh thái Nhiều hộ gia đình nhận đất trồng rừng đã mạnh dạn bỏ vốn phát triển kinh tế trang trại, mô hình nông, lâm, thuỷ sản kết hợp , bước đầu thu được vốn và có lãi

Giá trị sản xuất nghề cá tăng bình quân (1991 đến 1996) là 6,5% năm Nhờ tranh thủ được các công trình đầu tư công nghệ khai thác hải sản xa bờ,

do đó nghề đi khơi tăng trưởng nhanh, nhiều nghề mới được thu nhập Ngành thuy sẵn đã có những đội tàu mạnh từ 155 CV-350 CV Thực hiện đa dạng hoá nghề khai thác hải sản, số hộ ngư dan ra khơi ngày càng tăng, hàng ngàn lao động vùng biển được giải quyết việc làm (750 hộ năm 1991 tăng lên 1386 hộ năm 1997) Năm 1997 téng công suất đạt tới 1171 CV, đáp ứng điều kiện

chiếm lính vùng khơi

Trang 39

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngày càng phù hợp với cơ chế mới Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng trên địa bàn thời kỳ 1991 đến 1996 tăng bình quân 11%/ năm; Riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 8,5%/ năm Sân xuất vật liệu xây

dựng được xem là nghành nghề chủ lực, tăng 8,1 %/ năm, trong đó : sản xuất

gạch ngói đạt 5 triệu viên/ năm, khai thác hơn 40.000m” đá Sản xuất hàng

mộc và đóng tàu thuyền ổn định qua các năm

Các xí nghiệp công nghiệp của Tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn huyện như: Công ty hoá chất Vĩnh, Xí nghiệp chế biến chè, Nhà máy thuốc lá tuy gặp nhiều khó khăn về công nghệ, vốn và thị trường nhưng vẫn thường

xuyên đổi mới sản phẩm, thích nghi dần với cơ chế mới Các ngành nghề tiểu thủ công được khôi phục và phát triển Một số mô hình phát triển tiểu thủ

công nghiệp như: Thái Đại Phong (đan lưới, chế biến hải sản), Nghi Thiết (đóng tàu thuyền) đã bước đầu khẳng định được vị trí trong vùng

Ngành xây dựng phát triển với tốc độ nhanh Tốc độ tăng trưởng đạt 14,7% năm Nhiều công trình lớn của Tỉnh, Trung ương và của huyện được xây dựng mới như: Bara Nghi Quang, Kênh Thọ Sơn Các công trình kiến trúc như bệnh viện huyện, trường học, nhà ở dân cư được xây dựng mới Trong 5 năm (1991 - 1996) huyện đầu tư làm mới 14 trạm bơm điện, 3 công trình tiêu úng, sửa chữa làm mới 600km đường liên xã, liên thôn và 18 cầu Xây dựng mới 13.000m” nhà cao tầng các loại

* Ngành dịch vu:

Hoạt động thương mại phát triển rộng khắp Giá trị doanh số bán lẻ lăng 22%/năm Bước đầu đã hình thành các trung tâm buôn bán: Quan Hanh, Chg Son, Quan Banh, Chg Trang, Cho Thuong dap ting nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân

Các ngành vận tải, bưu điện phát triển với tốc độ nhanh Năm 1996 bình quân 2 máy điện thoại /1000 người dân 100% xã hoà mạng điện thoại

Hoạt động tín dụng có tiến bộ đáng kể, doanh số cho vay năm 1995 là

100 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 1991

Nguyên nhân của những thành tựu đạt được trên đây phải kể đến trước hết là sức đổi mới và sáng tạo của các cấp uỷ Đảng đáp ứng nhu cầu phát triển và sự đồng lòng, thống nhất giữa Đảng và dân Bước đột phá quan trọng đầu tiên phải kể đến là Chỉ thị 100/BBT với tư tưởng khoán hộ, đã được các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền triển khai phù hợp với điều kiện địa phương Bên cạnh đó, các biện pháp như tăng cường kết cấu hạ tầng, cải cách thị trường của Nhà nước các cấp nên tiểm năng phát triển của địa phương được giải phóng Ngoài

ra, với một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ là chủ yếu, diễn biến thời tiết trong

Trang 40

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

những năm 1991 - 1996 không có đột biến lớn, cũng là một nguyên nhân quan trọng để đạt được những thành tựu trên Tuy nhiên, những tiểm năng tạo ra những thành tựu nêu trên đường như đang đi tới giới hạn của nó

b Những hạn chế, tồn tại:

Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,

chưa tương xứng với tiềm năng của một huyện đồng bằng ven biển, có vị trí địa lý thuận lợi Biểu hiện:

- Giá trị gia tăng bình quân đâu người của huyện mới bằng 80% bình quân chung của cả tỉnh

- Là huyện có địa bàn thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp mới chỉ chiếm 8% giá trị gia tăng Hiệu quả kinh doanh công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa cao Nhiều Công ty, Xí

nghiệp còn làm ăn thua lỗ kéo dài như: Nhà máy thuốc lá, Xí nghiệp chè,

Cơng ty hố chất Vinh Tiểu thủ công nghiệp manh mún, mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường rất ít

- Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, bấp bênh Ngành trồng trọt do ở cuối nguồn nước, vùng ven biển đất xấu, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tiến bộ kỹ thuật chưa được áp dụng phổ biến nên sản lượng lương thực tuy có tăng nhưng mới chỉ đạt 250 kg/người/năm là rất thấp so với bình quân lương thực của cả _ tỉnh và cả nước Ngành chăn nuôi, với địa bàn gần thành phố, thị xã có thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhưng tốc độ tăng trưởng chưa xứng đáng với

tiểm năng :

- Sự phát triển kinh tế - xã hội còn thiếu đồng đều giữa các vùng các xã vùng bán sơn địa nhiều mặt còn lạc hậu

- Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn phát triển rất hạn chế, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài còn ít Có thể nói,

thành tựu đạt được nói trên chủ yếu là từ động lực của dân, của cơ chế mới, phần gia tăng đầu tư của nhà nước địa phương (nếu xét về cơ cấu chi đầu tư

phát triển) lại có xu hướng giảm di

Thứ hai : Kết cấu hạ tâng phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế

- Hệ thống thủy lợi : Do ở cuối hệ thống tưới Nam - Hưng - Nghi nên nguồn nước vào thời kỳ cao điểm không đủ, gây khó khăn cho sản xuất của huyện Các công trình thủy lợi của huyện xây đựng đã lâu, nay đã xuống cấp,

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN